Tiếng lóng là một sản phẩm văn hóa tất yếu của một xã hội hiện đại, phức
tạp, là một hiện tượng ngôn ngữ tất yếu không thể tránh được. Dù có mang
trong mình nhiều dị biệt so với từ toàn dân thì tiếng lóng vẫn nằm trong quy
luật vận động chung của ngôn ngữ.
Môi trường hành chức của từ – ngữ lóng không giới hạn ở phạm vi khẩu ngữ
nữa mà trong các thể loại văn viết (báo chí, văn chương), tiếng lóng cũng đã
trở thành một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt. Ngoại trừ những tiếng lóng được
tạo mới hoàn toàn, đa số tiếng lóng đang hiện hành đều được xây dựng trên
nền tảng tiếng toàn dân, thông qua những biến đổi về mặt ngữ âm, từ vựng –
ngữ nghĩa, ngữ dụng.
48 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4364 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố đã
thâm nhập sau cái thời kì ít nhiều chính xác đánh dấu một cách quy ước giai
đoạn đầu của ngôn ngữ ấy. Trong thực tế, vấn đề xác định thời gian hình
thành của một ngôn ngữ dân tộc nào đó là rất phức tạp và không phải bao giờ
cũng cho một câu trả lời chắc chắn. Vì vậy, chúng ta vẫn vấp phải cái khó
khăn trong khi phân biệt từ bản ngữ và từ ngoại lai. Nội dung của hai khái
niệm này chỉ có thể xác định một cách tương đối chắc chắn nếu xét chúng
trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định. Các giai đoạn phát triển của
một ngôn ngữ kế tiếp lẫn nhau, mỗi giai đoạn bao gồm những yếu tố thuộc ba
loại:
- Những yếu tố cũ, giai đoạn trước để lại;
- Những yếu tố mới du nhập vào từ các ngôn ngữ khác trong giai đoạn ấy;
- Những sản phẩm mới được cấu tạo trên cơ sở những yếu tố cũ và những yếu
tố mới du nhập vào.
Xét trong giai đoạn ấy, những từ thuộc loại một và loại ba có thể được coi từ
bản ngữ, còn những từ thuộc loại hai là những từ ngoại lai. Như vậy, khái
niệm từ ngoại lai và từ bản ngữ được quan niệm một cách biện chứng. Những
từ ngoại lai trong giai đoạn này có thể trở thành từ bản ngữ trong giai đoạn
tiếp theo” [20; 129 – 134].
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin nghiên cứu và phân
tích lớp từ vay mượn là “những yếu tố mới du nhập vào các từ và các ngôn
ngữ khác trong giai đoạn ấy” – tức là giai đoạn khoảng mười năm trở lại đây.
Trong đó chia ra thành: Lớp từ ngữ gốc Hán và lớp từ ngữ gốc Ấn – Âu.
2.1.2.1. Lớp từ ngữ lóng có nguồn gốc Hán
Quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán đã để lại trong tiếng Việt một số
lượng lớn từ vay mượn gốc Hán. Các từ gốc Hán khi đi vào tiếng Việt đã
được Việt hóa về âm đọc cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt.
Đó gọi là cách đọc Hán – Việt. Cách đọc này đã được hoàn thiện từ khoảng
thế kỉ X – XI và được sử dụng ổn định cho đến nay. Cách đọc này được áp
dụng đối với những từ ngữ lóng có từ một hình vị gốc Hán trở lên: “kì thị”,
“vệ tinh”, “bí kíp võ lâm”, “phi công”, “biến hình”, “lâm sự”, “cấm
vận”… Ví dụ:
- Bên cạnh đó, các teen cũng hồn nhiên chia sẻ vô số những “bí
kíp võ lâm”, từ đấm đến xoa, từ gia truyền đến hiện đại mà các
chuyên gia cũng mắt chữ O, mồm chữ Y, thán phục sự “sáng tạo”
của các bạn (2! số 256, ra ngày 03/04/2012, Cùng Acnacare xóa tan
nỗi lo về mụn).
Bí kíp võ lâm: Kinh nghiệm, mẹo vặt.
- Ám ảnh về thẩm mỹ của những khu vực “cấm địa” không chỉ là
nỗi lo riêng của cánh con trai (2! số 303, ra ngày 26/02/2013, 1001
kiểu “làm mới” bản thân).
Khu vực cấm địa: Bộ phận sinh dục.
- Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên hơn trong chính nghiên cứu này
cũng đã cho thấy, phần lớn các bạn trẻ ngày nay thích làm “chiến
binh bàn phím” chỉ vì muốn thỏa mãn nỗi khát khao được khác biệt,
được nhìn thấy của bản thân (2! số 283, ra ngày 09/10/2012, Cyber
Bully độc ác có khiến bạn khác biệt?).
Chiến binh bàn phím: Người chỉ biết thể hiện bản thân trên các trang mạng,
đối lập hoàn toàn với đời sống thực.
- Tận dụng mọi cơ hội để tạo nhiệt (2! số 288, ra ngày 13/11/2012,
Victoria và tham vọng bành trướng họ nhà Beckham).
Nhiệt: Độ nổi tiếng.
- Khi bạn phát hiện “cục cưng” của bạn đang có một vài “vệ
tinh” theo đuổi, bạn sẽ làm gì? (2! số 258, ra ngày 17/04/2012,
Khám phá khả năng “sát gái” cùng MQ Test)
Vệ tinh: Người để ý, theo đuổi (khác giới).
Theo những thống kê ban đầu của chúng tôi, lớp từ – ngữ lóng là từ Hán –
Việt chiếm tỉ lệ rất ít (4,6% các cứ liệu khảo sát trên báo chí). Nguyên nhân
chủ yếu là do sắc thái trang trọng, nghiêm túc của lớp từ này. Lớp từ Hán –
Việt xuất hiện nhiều trong các lớp từ vựng mang màu sắc văn hóa gọt giũa
hơn là tiếng lóng – vốn được xem như thuộc về phong cách khẩu ngữ.
Các từ ngữ lóng gốc Việt và gốc Hán thường được cấu tạo theo cách chuyển
nghĩa, tạo nghĩa mới khác với nghĩa gốc của từ. Hiếm thấy trường hợp nào
giữ nguyên nghĩa ban đầu.
2.1.2.2. Lớp từ ngữ lóng gốc Ấn- Âu
Lớp từ này chủ yếu có nguồn gốc từ tiếng Pháp và tiếng Anh (xuất hiện khá
nhiều ở dạng phiên âm hoặc nguyên ngữ), chiếm tỉ lệ khoảng 12%. Dựa trên
những cứ liệu đã khảo sát được, đối tượng sử dụng tiếng lóng chủ yếu là giới
trẻ. Họ có xu hướng sử dụng từ vay mượn Anh ở dạng nguyên ngữ. Hiện nay,
khi nói đến hiện trạng lạm dụng từ ngữ nước ngoài là nói đến việc lạm dụng
lớp từ vay mượn có nguồn gốc Ấn – Âu là chủ yếu (đặc biệt là tiếng Anh). Sở
dĩ tiếng Anh trên các văn bản báo chí trở thành lớp từ vay mượn chiếm tỉ lệ
lớn là vì hiện nay tiếng Anh được sử dụng phổ biến như một ngôn ngữ quốc
tế trên toàn thế giới, việc dạy học và sử dụng tiếng Anh cũng đang rất phổ
biến ở Việt Nam. Dưới đây là một vài đoạn văn bản trên các trang báo:
- Sinh nhật Mr/Ms Right, 200 ngày yêu nhau, một năm chung
sống, tất cả đều là những dịp chính đáng để tổ chức một sự kiện bất
ngờ (2! số 256, ra ngày 03/04/2012, Học cách gia tăng tình cảm như
các cặp đôi We Got Married).
- Đến giờ mình vẫn chưa hoàn hồn mỗi khi nhắc đến Ex (2! số
250, ra ngày 21/02/2012, Tình phí: Yêu tình này rất phí).
Cả hai đoạn văn bản trên đều có sử dụng tiếng lóng dưới dạng nguyên
ngữ. Thực chất đa phần những từ lóng dưới dạng nguyên ngữ là để tạo ra nét
sắc thái riêng biệt cho đối tượng sử dụng nó – giới trẻ. “Mr/Ms Right” không
phải cách gọi một nhân vật nào đó với sắc thái trang trọng, nghiêm túc, mà
đơn thuần là cách giới trẻ dùng gọi người yêu, người mình mong muốn được
kết hôn. Ngoài cách sử dụng này, tiếng Việt còn có những cụm từ tương
đương như “Mr/Ms Hoàn Hảo” hay “chân mệnh thiên tử”, “bạch mã hoàng
tử”… “Ex” là một từ xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện báo chí. Nó
được rút gọn từ “ex-boyfriend” hoặc “ex-girlfriend”, dùng để chỉ người yêu
cũ. Trong số 49 số báo 2! được khảo sát, gần như số báo nào cũng có xuất
hiện từ này.
Ngoài cách dùng từ nguyên ngữ thì người ta còn phiên âm những từ thông
dụng. Theo dõi hai ví dụ sau:
- Tất bật ôn tập cho kì thi học kì căng thẳng sắp tới và “chạy sô”
cho những buổi chụp hình, vậy mà hot girl Quỳnh Anh Shyn (QAS)
nhà ta vẫn hoàn toàn tự tin để nói không với mụn khi sở hữu làn da
mịn đáng mong ước (2! số 291, ra ngày 04/12/2012, Hot girl Quỳnh
Anh Shyn: “Tớ chẳng hề sợ mụn”).
Từ vựng nói chung, khi đưa vào ngữ cảnh mới có thể nhận biết được các nét
nghĩa. “Sô” (hay show: buổi trình diễn, trình chiếu) cũng vậy, nếu xét riêng
lẻ, đơn thuần là từ vay mượn chứ không phải từ lóng. Tuy nhiên, trong tình
huống này “chạy sô” (làm nhiều việc cùng lúc), vừa tạo màu sắc riêng cho
người sử dụng, vừa mang nét nghĩa mới lạ. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có
thể xác định được tính chất “lóng” của từ này.
Hay:
- Hãy hỏi “Bác Gút” ngay để biết tâm cơn bão đang tràn đến đâu
rồi nhé, bắt kịp tâm bão đi nào (2! số 256, ra ngày 03/04/2012, Cảnh
báo: “Cơn bão AXE – The AXE Effect” đổ bộ vào Việt Nam).
Những từ được phiên âm đều là những từ tiếng Anh quen thuộc, được sử
dụng phổ biến với cả hai dạng nguyên ngữ và phiên âm. Sô là show, Gút
chính là Google. Có lẽ mục đích của người viết những bài báo này là mang
lại một màu sắc mới, hài hước, trẻ trung, năng động hơn. Đây cũng có thể
được xem như một biện pháp tu từ của phong cách ngôn ngữ báo chí.
Ngoài ra, tiếng lóng còn có thêm một hình thức sử dụng là viết tắt:
- Trên FB, tôi biết chị từ bao năm nay đã đứng ra thành lập ngôi
nhà tình thương cho các em chó mèo bị bỏ rơi, không những thế, với
từng trường hợp, chị còn làm người “môi giới” cho các em về với
người sẵn sàng nuôi nấng và chăm sóc (2! số 265, ra ngày
05/06/2012, Tình nguyện chiều sâu).
FB: Viết tắt của Facebook – trang mạng xã hội có lượng người dùng
đông nhất hiện nay.
- Có nhiều bạn còn hay thường pm facebook hay mail để nhờ tôi
tư vấn cách làm bánh. (2! số 291, ra ngày 04/12/2012, Cơn sốt “mỹ
bánh”)
PM: Tin nhắn riêng, liên hệ riêng, thường dùng trên các trang mạng xã hội
(viết tắt từ tiếng Anh: Private message).
Thực tế cho thấy, không chỉ người Việt, mà người bản ngữ cũng dùng những
cụm từ viết tắt kiểu này. Như vậy, ta hoàn toàn có thể xếp nó vào hình thức
vay mượn nguyên gốc tiếng nước ngoài. Tương đương với FB hay PM còn
có BFF (Best friends forever), DIY (Do it yourseft), LOL (Laugh out loud),
ILU (I love you), B4 (Before), OMG (Oh my god)… Tuy nhiên, những cụm
này chỉ xuất hiện trên báo 2! và Hoa học trò, còn trên những trang báo như
Tuổi trẻ, Tuổi trẻ cười thì hiếm khi được sử dụng.
Cần chú ý rằng các từ ngữ thuộc lớp từ lóng có tính chất lâm thời, chúng là
một hiện tượng ký sinh vào vốn từ tiếng Việt. Xuất hiện và mất đi, thay đổi
thường xuyên, không ngừng. Bằng chứng là rất nhiều tiếng bồi trước đây rất
hay được sử dụng thì nay đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, ít xuất hiện trên các
phương tiện truyền thông. Có thể kể đến các trường hợp sử dụng từ ngữ lóng
theo kiểu tiếng bồi như: No four go (vô tư đi), know die now (biết chết liền),
ugly tiger (xấu hổ), like is afternoon (thích thì chiều), sugar sugar a hero
man (đường đường một đấng anh hùng)…
Hiện tượng sử dụng lớp từ vay mượn của tiếng lóng trên các phương tiện
truyền thông có thể được lý giải qua yếu tố tâm lý lứa tuổi. Đối tượng sử
dụng tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông chủ yếu là người trẻ. Khi
sử dụng lớp từ vay mượn gốc Hán, những người trẻ thường hướng tới những
trao đổi nghiêm túc, những cảm xúc chín chắn, trang trọng. Lớp từ tiếng lóng
gốc Hán ít được sử dụng là vì nó không gợi lên cảm giác trẻ trung, phá cách,
những người trẻ tuổi nếu sử dụng lớp từ này nhiều sẽ bị những người cùng
tuổi đánh giá là “ông cụ non”, “sến” theo cách nói hiện nay của giới trẻ.
Ngược lại, với những từ vay mượn gốc Ấn – Âu (chủ yếu là tiếng Anh), khi
sử dụng giới trẻ sẽ chứng tỏ được sự sành điệu, hiện đại và trình độ tiếng Anh
của mình.Từ bệnh sính ngoại ngữ này sẽ dẫn đến hiện tượng nửa Tây nửa ta
trong giao tiếp, trở thành một thói quen khó chữa.
Hiện nay trong tiếng Việt đang có xu thế thay các từ vay mượn chỉ những sự
vật, hiện tượng thông thường trong cuộc sống bằng những từ thuần Việt hoặc
đã được Việt hóa. Không chỉ giới trẻ mới thích vay mượn từ tiếng nước ngoài
mà cả đến những người già – họ cũng muốn dùng từ nước ngoài để chứng tỏ
mình sành điệu và không hề già cả. Điều này chứng tỏ ở những cứ liệu được
khảo sát từ các tờ báo dành cho người trưởng thành như Tuổi trẻ hay Tuổi trẻ
cười.
Tóm lại, từ kết quả trên cho thấy, một bộ phận không nhỏ tiếng lóng trên các
phương tiện truyền thông được xây dựng bởi phương thức vay mượn từ. Báo
chí nói riêng, phương tiện truyền thông nói chung là phương tiện phản ánh
thực tế, sinh động các bước chuyển mình trong ngôn ngữ sinh hoạt. Việc vay
mượn từ vựng trên báo chí cũng là vấn đề vay mượn trong đời sống thực tại.
Khác với việc vay mượn thông thường có tính chất khoa học là quá trình vay
mượn có ý thức thì tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông ban đầu là
hình thức khẩu ngữ, rồi đi vào báo chí hoặc các phương tiện khác. Một lý do
khác khiến giới trẻ nói riêng và người Việt nói chung sử dụng từ lóng theo
phương thức vay mượn là do tác động các yếu tố văn hóa, lịch sử, xã hội.
2.2. Đặc điểm về cấu tạo
Vốn là một phương ngữ xã hội – từ dùng riêng cho một nhóm người, tất yếu
vỏ ngữ âm hay nghĩa của tiếng lóng không hoàn toàn trùng với lớp từ toàn
dân. Đó có thể là hình thức biến đổi một phần vỏ ngữ âm hay đơn giản hơn,
là gán cho nó một nghĩa mới dựa trên từ sẵn có.
2.2.1. Cấp thêm nghĩa mới cho từ ngữ trong vốn từ toàn dân
Gán nghĩa mới cho những từ ngữ sẵn có là đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất
của tiếng lóng. Trong tổng số 558 từ – ngữ lóng mà chúng tôi khảo sát được,
có đến 359 từ lóng (64,3%) được cấu tạo theo cách này. Cho dù tiếng lóng có
vay mượn từ tiếng nước ngoài, hay có nguồn gốc thuần Việt thì đều nằm
trong vốn từ chung của người bản ngữ, được người bản ngữ xử lý nghĩa gốc,
nghĩa bóng theo cách của mình. Chúng tôi tạm gọi nét nghĩa ấy là “nghĩa
lóng”. Sau đây là một vài ví dụ, nghĩa gốc được chúng tôi tra cứu trong Từ
điển tiếng Việt phổ thông (Viện Ngôn ngữ học, 2010, NXB Phương Đông):
- Nhan nhản trên những trang mạng là cuộc “mưa đá” giữa hai
bờ chiến tuyến ném qua ném lại (2! số 258, ra ngày 17/04/2012,
Chàng Bắp làm cha, bạn nghĩ gì?).
“Mưa đá” được định nghĩa là “mưa có hạt đông cứng thành đá”. Tuy
nhiên người sử dụng gán cho nét nghĩa là những “lời tranh chấp, bình phẩm,
đánh giá, có sắc thái xúc phạm nhau”. Theo lẽ thường, “mưa đá” làm con
người ta đau về thể xác, nghĩa lóng lại là sự tổn thương về mặt tinh thần.
Hay:
- Trong một lần hẹn hò với bạn gái, khi móc ví bạn vô tình làm rớt
1 em “áo mưa” trước mặt cô nàng, bạn sẽ… (2! số 258, ra ngày
17/04/2012, Khám phá khả năng “sát gái” cùng MQ Test).
Từ nét nghĩa “áo bằng loại vải không thấm nước để đi mưa” đến “bao cao
su”, người sử dụng đã liên hệ giữa nét nghĩa che chắn, bảo vệ tránh khỏi một
điều gì không mong muốn.
Giữa nghĩa lóng và nghĩa gốc liên hệ với nhau bởi sự liên tưởng của người sử
dụng. Dựa trên một đặc điểm giống nhau nào đó mà người ta gán cho từ một
nét nghĩa mới. Do vậy, không phải ai cũng hiểu được nghĩa lóng, điều này
bộc lộ đặc trưng hạn chế về phạm vi sử dụng của tiếng lóng.
2.2.2. Biến đổi vỏ ngữ âm
Ngoài việc giữ nguyên vỏ âm thanh của từ, tiếng lóng trên các phương
tiện truyền thông nói riêng và tiếng lóng nói chung có những biến đổi vể mặt
âm đầu, phần vần hoặc thanh điệu. Cụ thể:
2.2.2.1. Biến đổi âm đầu, giữ nguyên phần vần.
Âm đầu là thành tố đứng đầu, có chức năng mở đầu một âm tiết. Các
âm tiết tiếng Việt khi phát âm về mặt cấu âm bao giờ cũng mở đầu bằng một
động tác khép lại, dẫn đến chỗ cản trở không khí hoàn toàn hoặc bộ phận.
Chúng tôi đã khảo sát được 53/558 trường hợp từ – ngữ lóng có biến đổi âm
đầu, tỷ lệ 9,4%. Theo dõi các ví dụ sau:
- Thế là với tư thế của “thằng con zai duy nhất trong nhà”, mình
bắt đầu cãi lại như hùng biện rồi chạy nhanh để tránh bão tố sắp ập
tới (2! số 265, ra ngày 05/06/2012, Thương cho roi, cho vọt, cho
cả…lý do!).
- Tuyệt vời ông mặt giời nhé! Hiếm có ông bố nào hợp làm tư vấn
tình yêu tình báo như ông bố Thần Nông đâu (2! số 265, ra ngày
05/06/2012, Nhà của bạn).
Sự biến đổi ngữ âm này không phải xuất hiện trên mỗi thành tố của từ –
ngữ lóng, mà đôi khi chỉ là một bộ phận nào đó. Cả hai ví dụ trên đều chỉ ra
sự biến đổi âm đầu / -/ thành âm /z-/. “Con zai” /k n1 zai1/ chính là “con
trai” /k n1 ai1/, “giời” /z i2/ chính là “trời” / i2/. Cơ sở của quá trình
biến âm này là đặc điểm phương ngữ Bắc Bộ. Tuy cùng một kiểu ghi âm –z-
/, nhưng lại có tới hai biến thể chữ viết khác nhau, một bên thuần Việt (gi-),
một bên lại vay mượn con chữ của tiếng nước ngoài (z-).
Một trong số những lớp từ quan trọng của tiếng Việt là từ ngoại lai. Bất kể từ
vay mượn nào, sống trong môi trường giao tiếp của người Việt trong thời
gian dài sẽ có những yếu tố biến đổi cho hợp với người bản ngữ. Không ít
trường hợp biến âm từ có nguồn gốc vay mượn như:
- Mấy ngày qua, clip “15 kiểu học sinh trong lớp học” đang gây
sốt cộng đồng teen, truy cập ngay vào “bác Du” (Youtube) và thử
xem mình là kiểu nào nhé! (HHT số 1004, ra ngày 01/04/2013, 168h
qua: Clip hot)
“Bác Du” /bak5 zu1/ là từ lóng chỉ “web chia sẻ video clip trực tuyến”
– Youtube /`ju:tju:b/. Youtube là một từ có gốc Ấn – Âu, âm tiết lại chứa
đựng những âm vị không tồn tại trong hệ thống âm vị tiếng Việt. Khi được
Việt hóa, tất yếu sẽ có một số âm vị biến đổi. Cụ thể trong trường hợp này,
âm đầu /j-/ được biến đổi thành /z-/. Hai âm này lại gần nhau về cách cấu âm,
biến đổi dựa trên đặc điểm phương ngữ Nam Bộ.
Tiếng lóng có tính chất lâm thời, từng giai đoạn khác nhau lại có những từ
lóng khác nhau. “Tóa” là một từ lóng vừa mới xuất hiện khoảng hai năm trở
lại đây, nhanh chóng phổ biến trong cộng đồng người trẻ. “Tóa” /twa5/ chính
là biến âm của “quá” /kwa5/. Âm đầu /k-/ được biến đổi thành /t-/. Ban đầu,
nó chỉ được dùng trong khẩu ngữ, khi đạt được một độ ổn định nhất định,
“tóa” đã đi vào những diễn đạt mang màu sắc khẩu ngữ. Xem ví dụ:
- Vừa bước vào Gác Hoa (Attic) Cafe (92/17 Phạm Ngọc Thạch,
P.6, Q.3, Tp.HCM), tôi đã thốt lên: “Thích tóa”. Với không gian ấm
áp, nhẹ nhàng, các chi tiết mỹ thuật được sắp xếp, kỹ lưỡng, chi tiết
và đồng bộ đã tạo nên một khung cảnh đẹp, là nơi lưu giữ những
khoảnh khắc riêng cho bạn (2! số 284, ra ngày 16/10/2012, 100
điểm đến thú vị).
2.2.2.2. Biến đổi phần vần, giữ nguyên âm đầu.
Cấu trúc âm tiết tiếng Việt gồm có hai bậc (âm đầu, vần, thanh điệu), với
năm thành phần (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu). Trong đó
phần vần bao gồm cả âm đệm, âm chính, âm cuối. Tuy nhiên, sự biến đổi âm
tiết chỉ thường thấy đối với âm chính, điều dễ nhận thấy nhất, có đến 51
trường hợp từ – ngữ lóng biến đổi theo cách này. Ví dụ:
- Túm lại là vì 1001 nỗi lo lắng (mà không biết có xảy ra hay
không) cộng thêm tư tưởng “bố mẹ vẫn chu cấp cho mình”, Gà
chẳng có ý định đón lấy cơ hội này (2! số 254, ra ngày 20/03/2012,
Khi cơ hội gõ cửa).
“Túm lại” /tum5 lai6/ chính là biến âm của “tóm lại” /t m5 lai6/. Đây là
sự chuyển đổi của những nguyên âm cùng vị trí, cả hai đều là âm tròn môi,
cùng âm sắc cố định, duy chỉ khác về độ mở của miệng. Nếu nguyên âm /- -
/ là một âm vị có độ mở lớn thì /-u-/ lại là âm vị có độ mở nhỏ.
Hay:
- T.O.P (Big Bang) và Se7en “tình củm” trên Strong Heart (2! số
256, ra ngày 03/04/2012, Bản tin Bromance: T.O.P (Big Bang) và
Se7en “tình củm” trên Strong Heart).
Không chỉ có nguyên âm /- -/ mà cả nguyên âm /-a-/ cũng được chuyển
thành nguyên âm /-u-/. “Tình củm” /tiŋ2 kum4/ lại chính là biến âm của “tình
cảm” /tiŋ2 kam4/. Cả hai âm vị đều là những nguyên âm dòng sau, âm sắc cố
định, đặc điểm khu biệt giữa hai âm này rất lớn khi khác nhau cả hình dáng
môi và độ mở của miệng. Nguyên âm /-a-/ là một nguyên âm không tròn môi,
có độ mở lớn. Nguyên âm /-u-/ là một nguyên âm có âm sắc tròn môi, có độ
mở nhỏ.
Ngôn ngữ của giới trẻ nói riêng và tiếng lóng nói chung ngày càng có nhiều
biến đổi, thậm chí có những câu chữ chưa từng xuất hiện trước đây, như:
Ai bảo chỉ có “Là con gái mới thật tuyệt”, làm con trai cũng
“toẹt vời” lắm nhé! (HHT số 998, ra ngày 18/02/2013, Là con trai thật
tuyệt).
Cũng giống như “tóa”, “toẹt vời” (tuyệt vời) là từ lóng mới xuất hiện trong
vài năm trở lại đây. Về cơ bản, ngữ âm tiếng Việt chưa có cách ghi âm chính
xác cho “toẹt vời”, trong bài viết này, chúng tôi mạn phép ghi âm dựa trên
cảm nhận chủ quan của cá nhân về âm vị học. “Toẹt vời” /tw t6 v i2/ là
biến âm của “tuyệt vời” /twiet6 v i2/. Khác biệt lớn nhất là sự chuyển đổi từ
nguyên âm đôi /-ie-/ sang nguyên âm đơn /- -/. Đều là những nguyên âm
dòng trước, không tròn môi, nét khu biệt hai âm vị chính là âm sắc cố định
của /- -/ và âm sắc không cố định của /-ie/.
2.2.2.3. Biến đổi thanh điệu
Thanh điệu là đơn vị trải dài trên toàn bộ âm tiết, quyết định độ cao và đường
nét của âm tiết. Đây là một đặc trưng âm học quan trọng, tạo nên sự khác biệt
cơ bản giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ Âu châu. Bất kì sự biến đổi dấu thanh
nào cũng mang lại sự thay đổi về nghĩa. Chính vì vậy, biến đổi thanh điệu là
hiện tượng ít xuất hiện trong những cứ liệu mà chúng tôi khảo sát được. Xem
ví dụ:
- Nếu bạn thấy một tên cứ cắm cúi chat chit trên iPhone hay iPad
với vẻ mặt hoặc háo hức chờ đợi, hoặc nhăn nhở biến thái hay bật
cười hô hố thành tiếng luôn thì khả năng tên đó đang tuki với Gà
SimSimi là rất cao (2! số 258, ra ngày 17/04/2012, Phần mềm “tự
kỉ” SimSimi).
“Tuki” /tu1 ki1/ là biến âm của “tự kỉ” /t 6 ki4/. Ở đây, chúng tôi không
chú trọng đến việc phân tích sự biến đổi âm chính mà chỉ tập trung vào thanh
điệu. Từ những âm vị có âm vực thấp (bao gồm các thanh huyền (2), hỏi (4),
nặng (6) sang những âm vị có âm vực cao (bao gồm các thanh ngang (1), ngã
(3), sắc (5). Thanh ngang là thanh có âm điệu không gãy đối lập với thanh
hỏi, thanh nặng có âm điệu gãy. Đồng thời, đó cũng là sự chuyển đổi từ thanh
trắc sang thanh bằng.
2.2.3. Thêm hoặc bớt âm tiết
Mỗi âm tiết tiếng Việt đều có vai trò nhất định trong việc cấu tạo từ, thay đổi
bất kì âm tiết nào cũng sẽ thay đổi ý nghĩa của từ. Nếu biến đổi vỏ ngữ âm
chỉ thay đổi một phần của vỏ ngữ âm, thì việc thêm hoặc bớt âm tiết sẽ thay
đổi toàn bộ vỏ âm tiết ấy. Xét ví dụ:
- Hoặc suốt ngày vào Facebook của chàng/nàng comment những
dòng “sến sặc sụa” (2! số 254, ra ngày 20/03/2012, Dành cho
những tình yêu thực sự).
“Sến sặc sụa” là một trong số cụm từ có hiện tượng lặp phụ âm đầu ít
ỏi mà chúng tôi khảo sát được, ý nghĩa của nó không gì khác ngoài nhấn
mạnh ý của sến (ủy mị, yếu đuối). Để tạo ấn tượng kéo dài về mặt âm thanh,
giới trẻ đã khéo léo kết hợp sau “sến” các âm tiết có chung phụ âm đầu /ş-/
mà hoàn toàn không để ý đến vai trò liên kết ngữ nghĩa. Kiểu thêm âm tiết
này rất phổ biến, trở thành một nét đặc trưng riêng của giới trẻ, vừa hài hước,
vừa trẻ trung năng động. Thậm chí nickname hoặc tài khoản các trang mạng
xã hội cũng được đặt theo mô hình này (ví dụ: Trân Trần Trẻ Trung, Tiên
Tưng Tửng, Hà Hâm Hấp…).
Quá trình thêm âm tiết này đôi khi tạo thành quy luật, lúc ấy sẽ xuất hiện
những ngữ cố định, như X + bà cố luôn, X + chết liền, X + bá chấy, X + dã
man… Ý nghĩa của các ngữ cố định này là nhấn mạnh sắc thái nghĩa của X.
Xét các ví dụ:
- Chị Gái hủ tíu lắc đầu: “Ổng đọc gì tôi đâu có biết, biết chết liền
luôn á!” (TTC số 453, ra ngày 01/06/2012, Chuyện cu Bánh).
- Tôi ba hoa: "Không chỉ xiêm y, ngay cả cà phê anh
thấy Vinacafe ngon bá chấy khi dùng kèm mỗi sáng vài
điếu Vinataba rồi xỏ chân vô Vina Giày đến cơ quan
chơi Vinagame cũng như em khoái ăn Vinamit vậy” (TTC số 449, ra
ngày 01/04/2012, Vina tôi yêu).
Những cách nói này rất phổ biến trong khẩu ngữ, nhằm mục đích nói quá,
nhấn mạnh vấn đề, lôi kéo sự chú ý của người cùng giao tiếp.
Giới trẻ rất năng động trong việc sử dụng ngôn từ, họ không chấp nhận một
thứ ngôn ngữ đứng yên, mà luôn tìm tòi sáng tạo những lối dùng từ mới. Tiên
phong cho trào lưu này có thể kể đến họa sĩ Thành Phong với tác phẩm Sát
thủ đầu mưng mủ (xuất bản lần đầu năm 2011, tái bản lần thứ hai năm 2013
dưới tên gọi Phê như con tê tê – có bổ sung, sữa chữa). Tập sách là tập hợp
“những câu nói phổ biến trong “xã hội” của một thời, nhưng dưới hình thức
vui vẻ nhất”; chúng tôi mượn ý kiến của Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Khắc Cường
gọi chúng là những “thành ngữ mới”. Gọi như vậy bởi hình thức so sánh (đặc
trưng tiêu biểu của thành ngữ) và tính vần điệu, dễ nhớ, dễ thuộc của chúng.
Ví dụ:
- Chuyện cãi cọ này nọ là chuyện bình thường như cân đường hộp
sữa của bất kì cặp đôi nào (2! số 256, ra ngày 03/04/2012, Cặp nhiệt
độ Hot To Not).
Để “nhấn mạnh tính bình thường”, giới trẻ lựa chọn cách nói “bình
thường như cân đường hộp sữa”. Mặc dù giữa “cân đường hộp sữa” và “bình
thường” không hề có mối liên hệ về từ loại hay ngữ nghĩa, thậm chí có chút
phi logic, nhưng chính bởi đặc điểm về ngữ âm đã liên kết chúng lại với
nhau. Đây cũng chính là một hình thức biểu hiện cấu tạo thêm âm tiết.
Bên cạnh việc thêm âm tiết vào một hay một vài âm tiết có sẵn thì tiếng lóng
còn được cấu tạo dựa trên việc lược bỏ các âm tiết. Hiện tượng này thường
xảy ra đối với các từ phức (có hai âm tiết trở lên). Ví dụ:
- Vì thế, đừng ngại ngùng hay xấu hổ mà “bơ” đi chuyện này (2!
số 303, ra ngày 26/02/2013, Những rắc rối trong “lần đầu tiên”).
- Bạn cứ ngắm nghía các hình ảnh này rồi tha hồ “bấn” nha
(shopaotrang.com) (2! số 248, ra ngày 07/02/2012, Đón Vday cùng
Tikichiti).
- Nghía “sân khấu” riêng của các nàng SNSD (2! số 265, ra ngày
05/06/2012, Nghía “sân khấu” riêng của các nàng SNSD).
Cách tạo từ lóng được vận dụng ở đây là sử dụng yếu tố mờ nghĩa trong từ
phức: “bơ” trong “tỉnh bơ”, “bấn” trong “bấn loạn”, “nghía” trong “ngắm
nghía”. Ở cách dùng này, giới trẻ không yêu cầu hài hòa về mặt âm tiết nữa
mà đòi hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, dễ liên tưởng.
Dù thêm hay bớt âm tiết đi chăng nữa thì vẫn nhằm mục đích tạo ra lối nói
mới lạ cho một cộng đồng, đó là cộng đồng người trẻ ở Việt Nam. Cách cấu
tạo từ này ít thấy trên các trang báo Tuổi trẻ. Bởi độc giả của Tuổi trẻ là
không giới hạn, bất kì thành phần nào, độ tuổi nào cũng có thể đón đọc, điều
này tạo nên tính quy phạm, nghiêm túc, chỉn chu trong từng câu chữ. Song
hiện tượng này lại xuất hiện nhiều trên các trang báo Hoa học trò hay 2! – hai
kênh thông tin dành cho người trẻ lớn nhất Việt Nam.
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa
Nghĩa của từ là một phức thể hoàn chỉnh, phản ánh ngoại diên và nội hàm
của sự vật. Nói cách khác, nghĩa của từ là phần nội dung mà từ biểu thị dưới
lớp vỏ âm thanh. Từ bao gồm nhiều nghĩa: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm,
nghĩa biểu cảm và nghĩa ngữ pháp.
Thực tế xã hội cho thấy, ngày càng có nhiều sự vật cần được định danh. Tuy
nhiên, vỏ ngữ âm mới xuất hiện thì lại không đầy đủ và phổ biến. Do vậy,
ngoài cách vay mượn, từ vựng tự cho mình cách phát triển vốn từ bằng cách
dùng vỏ ngữ âm của từ đã có. Đó là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2.3.1. Hiện tượng chuyển nghĩa trong từ ngữ lóng
Chuyển nghĩa của từ là một vấn đề rất phức tạp, nó liên quan đến nhiều khái
niệm như nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gần, nghĩa xa, nghĩa cơ bản, nghĩa
phái sinh, nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa hẹp, nghĩa rộng, nghĩa ngữ
cảnh... Từ ban đầu chỉ có một nghĩa, sau một thời gian sử dụng đã phái sinh,
tạo ra nhiều nghĩa mới.
Phái sinh ngữ nghĩa là con đường đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển vốn từ. Quá trình phát triển nghĩa của từ thực chất là phát triển chức
năng định danh của từ.
Cần lưu ý rằng tiếng lóng có một lượng từ rất lớn được cấu tạo dựa trên việc
gán cho lớp vỏ âm thanh có sẵn những nét nghĩa mới, chúng tôi tạm gọi là
nghĩa lóng. Nói cách khác, đó là những từ lóng được cấu tạo theo phương
thức chuyển nghĩa – phương thức quan trọng nhất trong việc ra tạo từ – ngữ
lóng.
2.3.1.1. Cơ sở của sự chuyển nghĩa
Bản chất quá trình chuyển nghĩa của từ là tạo ra từ mới, đó thực chất là phát
triển chức năng định danh của từ (tạo ra đơn vị định danh). Với con đường
ngữ nghĩa ta có thể nâng khả năng định danh của đơn vị gốc lên nhiều lần:
Một từ cùng một vỏ ngữ âm phát triển ra bao nhiêu nghĩa thì ta có bấy nhiêu
đơn vị định danh. Và các nghĩa mới của từ được phái sinh trên cơ sở nghĩa
gốc của từ. Cho nên các nghĩa phái sinh của từ có quan hệ chặt chẽ với nghĩa
gốc. Quan hệ giữa các nghĩa của từ là có tính quy luật, tạo thành hệ thống
ngữ nghĩa của từ đa nghĩa và từ chuyển loại.
Trong sự chuyển biến nghĩa của từ, có khi nghĩa gốc, nghĩa ban đầu không
còn nữa (ví dụ: đăm chiêu nghĩa là “trái phải”) nhưng thông thường cả nghĩa
mới và nghĩa ban đầu cùng tồn tại, hoạt động.
Giữa nghĩa đầu tiên và các nghĩa mới diễn ra sự biến đổi nghĩa theo hai kiểu:
kiểu móc xích (xâu chuỗi) và kiểu tỏa ra (hướng nghĩa của từ chuyển theo
cách sau: nghĩa đầu tiên sang nghĩa thứ hai, từ nghĩa thứ hai chuyển sang
nghĩa thứ ba, từ nghĩa thứ ba chuyển sang nghĩa thứ tư…).
Ở kiểu “tỏa ra” thì các nghĩa mới đều được tạo ra từ nghĩa đầu tiên (dựa vào
nghĩa đầu tiên mà xuất hiện). Tất nhiên, mối liên hệ giữa nghĩa đầu tiên với
những nghĩa xuất hiện sau không phải bao giờ cũng thấy rõ nhờ nét nghĩa cơ
sở, có khi mối liên hệ này bị đứt quãng. Lúc này từ vốn là một như đã tách
thành hai từ đồng âm. Ví dụ: hỏa lò – bếp đun than và hỏa lò – nhà tù.
Các từ có ý nghĩa biểu vật cùng thuộc một phạm vi hoặc có ý nghĩa biểu
niệm cùng một cấu trúc thì thường chuyển biến ý nghĩa theo cùng một hướng
giống nhau. Ví dụ: hàng loạt từ chỉ bộ phận cơ thể, được chuyển sang phạm
vi đồ vật, vật thể địa lý chỉ bộ phận đối tượng này.
Sự chuyển nghĩa có thể dẫn tới kết quả là ý nghĩa sau khác hẳn ý nghĩa trước.
Thậm chí ngay cùng một từ, sự chuyển nghĩa có thể khiến nó trở thành đồng
nghĩa với các từ trái nghĩa trước kia của nó. Ví dụ: Đứng chuyển nghĩa như
trong cách dùng “chị công nhân đứng 24 máy một ca”, thì đứng và chạy lại
đồng nghĩa nhau (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [7]).
Khi các nghĩa chuyển còn liên hệ với nhau, sự chuyển nghĩa có thể làm cho ý
nghĩa của từ mở rộng ra hoặc thu hẹp lại. Nói nghĩa của từ “mở rộng” tức là
nói tính khái quát của nó tăng lên, các nét nghĩa cụ thể, quy định phạm vi vốn
chỉ dùng ở lĩnh vực hình thức thì nay dùng rộng rãi trên nhiều phương diện.
Phương diện đó có thể là tình cảm, tinh thần, quan hệ. Đồng thời, nó cũng có
thể bị thu hẹp lại, sự thu hẹp ý nghĩa của từ đi kèm với sự cụ thể hóa ý nghĩa.
Nói tóm lại, sự chuyển biến ý nghĩa của từ luôn luôn gắn liền với sự phát
triển của xã hội. Nguyên nhân của sự chuyển di ý nghĩa, phát triển nghĩa của
từ chính là ở nhận thức của người bản ngữ và tính chất tiết kiệm trong ngôn
ngữ.
2.3.1.2. Phương thức chuyển nghĩa
Quá trình chuyển nghĩa đã tạo thêm nghĩa mới cho từ. Song nghĩa mới của từ
phát triển không phải do ngẫu nhiên, bất kỳ mà là sự phát triển có quy luật
theo một trong hai con đường: ẩn dụ và hoán dụ. Đây là hai phương thức,
cách thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
Nếu ẩn dụ và hoán dụ chỉ là hai phương thức để tạo nghĩa mới của lớp
từ vựng toàn dân nói chung thì đối với những từ – ngữ lóng, ẩn dụ và hoán dụ
lại có vai trò tiên quyết. Rất nhiều từ – ngữ phải dựa trên hai phương thức
này để tạo ra những nghĩa lóng, góp phần tạo nên tính chất bí mật của tiếng
lóng.
a) Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Giáo sư Đỗ Hữu Châu, đã định nghĩa như sau: “Cho A là một hình thức ngữ
âm, X và Y là ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của X (tức X là ý nghĩa biểu
vật chính của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của X để
gọi Y (để biểu thị Y) nếu như và Y giống nhau trong thực tế” [7; 153].
Nói cách khác, theo quan hệ liên tưởng ẩn dụ, nghĩa của từ phát triển từ chỗ
gọi tên sự vật này chuyển sang gọi tên sự vật khác do các sự vật đó có một
điểm giống nhau (tương đối).
Có ba dạng cơ bản của chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ:
Dạng 1: Ẩn dụ hình thức (nghĩa của từ phát triển dựa trên sự giống
nhau về hình thức giữa các sự vật hiện tượng). Xét ví dụ:
- Mà nếu chỉ nhìn qua phong cách, bề ngoài mà chọn ngay thì
chính các nàng đang tự đánh đồng mình với những “bình hoa di
động” đấy (2! số 248, ra ngày 07/02/2012, Hội bênh vực trai Việt).
“Bình hoa di động” là một cụm từ lóng, được cấu tạo dựa trên sự giống
nhau về hình dáng bề ngoài. Bình hoa là vật trang trí vô tri vô giác, tất yếu nó
không tự dịch chuyển được. Khi người nói phát ngôn “bình hoa di động” tức
là không ám chỉ bình hoa thông thường nữa mà đang nói đến những “người
con gái xinh đẹp mà đầu óc rỗng tuếch”, cũng như bình hoa kia vậy.
Dạng 2: Ẩn dụ tính chất (nghĩa của từ phát triển dựa trên sự giống nhau
về tính chất giữa các sự vật hiện tượng). Xét ví dụ:
- Lòi ra mới biết toàn hàng...chợ đen! (TTC số 469, ra ngày
01/02/2013, Táo Quân dâng sớ).
“Chợ đen” được chuyển nghĩa dựa trên sự liên tưởng về nơi tụ họp
buôn bán hàng hóa. “Chợ đen” không nhất thiết phải được họp chợ, chỉ cần
thỏa thuận vừa ý đôi bên thì có thể trao đổi những món hàng không rõ nguồn
gốc, không thuế má.
Dạng 3: Ẩn dụ chức năng (nghĩa của từ phát triển dựa trên sự giống
nhau về chức năng giữa các sự vật hiện tượng). Ví dụ:
- Tuần này, Ý Yên tặng bạn 10 “bùa yêu” để các bạn sử dụng nhé
(2! số 258, ra ngày 17/04/2012, Trong tim một cô gái).
Thông thường, “bùa” mang nghĩa không tốt, liên quan đến các hoạt động mê
tín dị đoan. “Bùa” là một phương thức bí ẩn được dùng để đạt được mục
đích đen tối. Trước đây, đã có thời “bùa” mang nghĩa lóng là tài liệu mang
vào phòng thi. Về sau, “bùa” được chuyển nghĩa thành “mẹo”. Tuy nghĩa
biểu cảm không hoàn toàn giống nhau (“bùa” nghĩa gốc mang sắc âm tính,
“bùa” nghĩa lóng lại có màu dương tính), nhưng lại được liên hệ nhau bởi
chức năng dùng một sự vật để đạt được một mục đích nào đó. Đây chính là
điểm tương đồng giữa nghĩa gốc và nghĩa lóng.
Hay:
- Chẳng hóa ra, “cái rốn” của tình yêu bây giờ, không nằm ở trái
tim, mà là ở những chuyến tàu yêu tốc hành (2! số 288, ra ngày
13/11/2012, Mọi con đường đều về nhà nghỉ?).
“Cái rốn” vốn là đường dẫn chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai
nhi, là sự liên kết giữa hai sinh mạng, là nguồn sống của một con người. Nó
quan trọng đến độ trở thành một biểu tượng của quê hương xứ xở (“nơi chôn
nhau cắt rốn”). Chính sự liên hệ về chức năng cần thiết, then chốt mà “cái
rốn” được chuyển nghĩa thành trung tâm, điều quan trọng.
Dạng 4: Ẩn dụ kết quả (nghĩa của từ phát triển dựa trên sự giống nhau về kết
quả sự vật hiện tượng).
- Vài lần em đã “cấm vận” để gây sức ép nhưng bản thân em
không chịu nổi (2! số 291, ra ngày 04/12/2012, Vết sẹo tỉnh thức).
“Cấm vận” là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, viện trợ, buôn bán, vận
chuyển hàng hóa… với một nước nào đó. Kết quả của hành động này tách
biệt, cô lập đất nước đó với hoạt động thương mại của thế giới. Tuy nhiên,
trong trường hợp này, “cấm vận” là một từ lóng mang nghĩa “không cho
phép bạn tình quan hệ với mình”. Điểm chung của hai hành động cấm vận
này là đều ngăn cản một yếu tố nào đó ra khỏi các yếu tố khác, không cho đạt
được mục đích ban đầu.
b) Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
Theo con đường hoán dụ, nghĩa của từ chuyển từ gọi tên sự vật này sang gọi
tên sự vật khác, do các sự vật đó có quan hệ gắn bó logic hoặc liên quan tiếp
xúc lẫn nhau giữa các đối tượng được gọi tên.
Trong trường hợp ẩn dụ, các sự vật được gọi tên, tức X và Y không có liên hệ
khách quan, chúng thuộc những phạm trù khác hẳn nhau. Sự chuyển tên gọi
diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có tính chất chủ quan của con người về sự
giống nhau giữa chúng.
Trái lại trong trường hợp hoán dụ, mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và y là
có thật, không tùy thuộc vào nhận thức của con người. Cho nên các hoán dụ
có tính chất khách quan hơn các ẩn dụ.
Trong khi có đến 398/558 (tỷ lệ 71,3%) cứ liệu mà chúng tôi khảo sát được
được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ thì chuyển nghĩa theo phương
thức hoán dụ lại khó xác định hơn, cứ liệu cũng ít hơn, tập trung vào một
dạng thức cơ bản: Hoán dụ bộ phận – toàn thể (nghĩa của từ phát triển dựa
trên quan hệ gắn bó có thực giữa bộ phận và toàn thể). Ví dụ:
- Không chỉ là sân chơi riêng dành cho các diễn viên,
LHP Cannes 2012 còn quy tụ dàn chân dài danh tiếng cùng có mặt
“đọ sắc” trong những chiếc váy lộng lẫy. (2! số 265, ra ngày
05/06/2012, “Soi” gu thời trang của sao Hollywood tại thảm đỏ
Cannes 65).
Những năm gần đây, khi nhắc đến chân dài, người ta liên tưởng ngày đến
những “người phụ nữ có thân hình đẹp”. “Chân” vốn là một bộ phận cơ thể
người. Chân dài là một cụm nhằm ám chỉ đôi chân đẹp trên một cơ thể đẹp.
Với phương thức chuyển nghĩa hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và
toàn thể đã giúp người đọc nhận thức được, hiểu được nghĩa từ một cách
chính xác.
2.3.3.Phân biệt hiện tượng đa nghĩa và đồng âm trong tiếng lóng
Con đường chuyển nghĩa là con đường phát triển vốn từ nhanh, có tần suất
lớn và mang lại hiệu quả cao. Từ con đường này đã tạo nên những hiện tượng
tiêu biểu, đó là hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm.
Hai hiện tượng này thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau. Thống nhất
ở chỗ cùng là biểu hiện quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ: Một vỏ âm tiết
nhưng diễn đạt nhiều nghĩa khác nhau. Song mỗi hiện tượng lại có những đặc
điểm riêng, tiềm tàng những khả năng riêng không giống nhau.
2.3.3.1. Hiện tượng đa nghĩa
Đa nghĩa là một vấn đề cơ bản của từ vựng học, là quy luật có tính phổ quát
của các ngôn ngữ, là một biểu hiện của tính tiết kiệm trong ngôn ngữ.
Khái niệm từ đa nghĩa: “Một từ được gọi là đa nghĩa khi nó có từ hai nghĩa
trở lên mà những nghĩa ấy nằm trong những mối liên hệ có tính quy luật tạo
nên một hệ thống, đó là hệ thống nghĩa của từ” [21; 101].
Nói đến từ đa nghĩa trước hết là nói tới số lượng nghĩa, từ đó phải có hai
nghĩa trở lên. Và các nghĩa phải có quan hệ với nhau. Theo một trong hai
quan hệ đã nói (ẩn dụ hay hoán dụ) trên cơ sở các nét nghĩa của chúng.
Các nghĩa của từ đa nghĩa phát triển có quy luật, theo quan hệ liên
tưởng (ẩn dụ, hoán dụ). Nghĩa 1 là nghĩa gốc (nghĩa đen, nghĩa cơ sở), nghĩa
2 là nghĩa phát triển (nghĩa chuyển, nghĩa bóng, nghĩa phái sinh). Nghĩa
chuyển của từ được phát triển từ một hay một số nét nghĩa trong nghĩa gốc
của từ. Các nghĩa quan hệ với nhau làm thành một hệ thống. Nghĩa của các từ
– ngữ lóng chính là nghĩa chuyển. Xét ví dụ:
- Nếu chọn giải pháp “giải quyết”, nhất thiết phải đến cơ sở uy tín
(2! số 260, ra ngày 02/05/2012, Chuyện đàn ông với nhau).
Giải quyết1: Phá thai.
- Nào là người Việt thích ngồi quán vỉa hè, vừa lai ra vừa chém
gió; nào là người Việt đi đâu mua bán cũng mặc cả đến sốt ruột thì
thôi; nào là người Việt chỉ thích ý kiến kiểu “bầy đàn”, không dám
thể hiện chính bản thân; mua vé không xếp hàng, “giải quyết”
không đúng chỗ (2! số 303, ra ngày 26/02/2013, Người Việt Nam ư,
đáng yêu lắm ý!).
Giải quyết2: Đi vệ sinh.
Nghĩa gốc của từ giải quyết là “làm cho không còn thành vấn đề nữa”.
Đối với trường hợp “giải quyết”1, có thai là trường hợp nằm ngoài ý muốn,
trở thành một vấn đề nan giải, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống cá
nhân. “Giải quyết”2 lại chỉ việc đi vệ sinh, khi buồn đi vệ sinh, bất kể ai cũng
cảm thấy bồn chồn, khó chịu như đang gặp vấn đề cần được xử lý gấp. Nét
nghĩa chung của “giải quyết”1 và “giải quyết”2 chính là nghĩa gốc. Nhờ xác
định được nghĩa gốc – nghĩa chung mà ta có thể tránh được việc nhầm lẫn
hiện tượng đa nghĩa và đồng âm.
2.3.3.2. Hiện tượng đồng âm
Bản chất của đồng âm là những từ hoàn toàn khác nhau, nghĩa không liên
quan với nhau, chỉ giống nhau ngẫu nhiên về âm thanh. Một bộ phận nhỏ các
từ đồng âm được tạo ra do nguyên nhân chuyển nghĩa của từ, do các nghĩa
của từ phát triển đi quá xa với nghĩa gốc, mối quan hệ ngữ nghĩa của chúng
đã mờ nhạt, bị đứt đoạn, nhìn ở mặt đồng đại, không thể xác định được quan
hệ nghĩa giữa chúng nên hiện tượng như vậy có thể xem là đồng âm.
Sự khác biệt về ý nghĩa từ vựng là cơ sở của hiện tượng đồng âm, còn ở hiện
tượng đa nghĩa thì các nghĩa lại vừa khác biệt, vừa thống nhất, trong đó sự
thống nhất là cơ sở để các nghĩa tạo nên một hệ thống ngữ nghĩa, một cấu
trúc nghĩa hoàn chỉnh.
Do yêu cầu nhanh gọn và chính xác trong sử dụng, các đơn vị tiếng lóng trên
báo chí thường có tính đơn nghĩa, chứ không có nghĩa bóng, nghĩa phái sinh,
nghĩa ngữ cảnh. Mặt khác, trái với quan niệm thông thường, những tiếng lóng
này cũng không hoàn toàn đồng nghĩa với những từ toàn dân vốn là tiền thân
của nó. Nói cách khác, nghĩa của tiếng lóng là một nét nghĩa cụ thể được tách
ra từ nghĩa của một từ toàn dân là tiền thân của nó (nếu có). Đôi khi sự liên
hệ đó mờ nhạt hẳn và tiếng lóng được gán cho một nghĩa hoàn toàn mới.
Cùng là từ lóng “bão”, nhưng ở những trường hợp khác nhau lại mang nghĩa
không giống nhau. Xét ví dụ:
- Những kinh nghiệm giảm và tránh những “cơn bão” không
nguyên nhân của các bậc phụ huynh đáng kính nè (2! số 265, ra
ngày 05/06/2012, Thương cho roi, cho vọt, cho cả… lý do!).
Bão1: Sự tức giận.
- Vậy là teen vừa được thưởng thức đêm “bão” Rock hoành tráng
vừa góp phần làm cho cuộc chơi thêm ý nghĩa xã hội (HHT số 984,
05/11/2012, Điểm tin giải trí).
Bão2: Không khí náo nhiệt, tưng bừng.
- Cậu kể với anh rể lời khuyên năm xưa để rồi tá hỏa khi đàn anh
khẳng định đó chỉ là đang “chém bão”, trúng thì trúng, chẳng trúng
thì trượt (2! số 164, ra ngày 19/05/2012, Những nạn nhân của “đội
lái”).
Bão3 (trong “chém bão”): Nhấn mạnh ý của chém gió (lời nói phét, nói
khoác).
“Bão” vốn là một hiện tượng thời tiết, có gió giật mạnh, nhiều mưa, tác
động xấu đến môi trường và đời sống. Từ những nghĩa lóng và nghĩa gốc đã
nêu, ta rất khó xác định được mối liên hệ.
Tiếng lóng sử dụng rất nhiều hiện tượng đồng âm để tạo từ. Đôi khi đó là
việc lợi dụng sự giống nhau về lớp vỏ âm thanh của của từ thuần Việt và
những từ vay mượn. Theo dõi ví dụ:
- Với người lạ thì chẳng sao, cứ “ăn bánh bơ, đội mũ phớt”,
nhưng với cô bạn thân nhất thì làm sao đây, có cách nào có thể xoa
dịu sự ấm ức, dập tắt sự giận dữ hay khó nhất là làm “tan chảy” sự
lạnh lùng của cô ấy đối với bạn hay không? (2! số 256, ra ngày
03/04/2012, Hâm nóng chiến tranh lạnh).
Cụm “ăn bánh bơ, đội mũ phớt” bày tỏ ý nghĩa “phớt lờ, bơ đi, tỏ vẻ
bất cần đời”. “Bơ” và “phớt” vốn là từ gốc Pháp, đồng âm với “bơ” (tỉnh bơ)
và “phớt” (phớt lờ) thuần Việt. Rõ ràng, đó là những từ hoàn toàn khác nhau,
từ nguồn gốc đến ý nghĩa. Người ta đã vận dụng hiện tượng đồng âm để tạo
ra những nét nghĩa khu biệt, tạo nên từ lóng.
2.4. Đặc điểm về ngữ dụng
Tiếng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ đặc thù có xu hướng ngày càng
phát triển trong xã hội hiện đại. Tiếng lóng không phải là những từ ngữ được
sáng tạo lần đầu mà nó vay mượn âm thanh, các hình thức ngữ pháp, cấu trúc
ngữ pháp từ ngôn ngữ toàn dân.
Xét về mặt hình thái, giữa tiếng lóng và từ thông thường không có điểm
gì khác biệt. Dấu hiệu duy nhất giúp chúng ta nhận diện và phân biệt tiếng
lóng với từ thông thường là đặc điểm của chu cảnh mà chúng xuất hiện. Tức
là, khi xem xét tiếng lóng trên bình diện ngữ dụng học cần xét đến các yếu tố
như: Không gian cụ thể, thời gian cụ thể, các đối tượng tham gia giao tiếp và
chủ đề giao tiếp. Trong đó cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm của
các đối tượng sử dụng tiếng lóng và nội dung chủ đề của các nhóm từ này
mang lại.
Tiếng lóng thường đi liền với nhóm xã hội cụ thể. Nói cách khác, sự
tồn tại và phát triển của tiếng lóng bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của nhóm xã hội đã sản sinh ra chúng, sử dụng chúng. Nói chung,
mỗi nhóm xã hội với mục đích bảo vệ, giữ bí mật thông tin đã cố gắng tạo ra
cho mình một thứ ngôn ngữ, đó là tiếng lóng. Nhờ đó, trong mỗi loại tiếng
lóng đều chứa đựng đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của nhóm xã hội đó: Nhóm
xã hội nào thì sử dụng thứ tiếng lóng đặc trưng văn hóa xã hội của nhóm xã
hội đó. Cần chú ý rằng ngữ liệu khảo sát được là từ các phương tiện truyền
thông đại chúng. Ngôn ngữ khi xuất hiện ở kênh giao tiếp này tất thảy đều
trải qua những quá trình biên tập, soạn thảo, câu văn có phần trau chuốt hơn,
những từ ngữ quá thô tục cũng vì vậy mà được hạn chế. Hơn nữa, đối tượng
sử dụng và tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông chủ yếu là
giới trẻ. Đó chính là lý do để từ lóng của giới học sinh – sinh viên phổ biến,
chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối trong kết quả khảo sát.
Những từ lóng khảo sát được hầu như xoay quanh các chủ đề như: học hành,
thi cử, kiểm tra; đánh giá về trí tuệ, tính tình; tình bạn, tình yêu lứa tuổi học
trò… Các ví dụ như:
- Nhát quá nên không dám chuẩn bị phao để quay cóp, lại ấm ức
ngồi học trong khi lũ bạn đã đi ngủ hết với đống tài liệu trong bụng
(2! số 291, ra ngày 04/12/2012, 2! Thư giãn).
“Phao” là “vật thả nổi trên mặt nước, để làm mục tiêu hoặc nâng đỡ
cho các vật khác cùng nổi” đã được dùng với nghĩa lóng là “tài liệu học sinh
giấu, đem vào phòng thi để giở ra xem, chép”.
Hay:
- Tôi chỉ cảm thấy nhiều người trong chúng ta quả thật “ẩm sọ”,
khi cho rằng một cô gái tuổi đôi mươi sức khỏe tốt, biết tự lập và vui
vẻ chăm sóc cho cuộc sống của mình là “có vấn đề” (2! số 261, ra
ngày 08/05/2012, 4 tỷ đồng cho người yêu hay em gái?).
Sọ (não bộ) là một bộ phận trong cơ thể người, có vai trò điều khiển mọi hoạt
động. Lẽ tất yếu, não bộ thì không thể ẩm ướt được. Nói “ẩm sọ” tức là nói
một hiện tượng bất thường, sinh ra những biểu hiện gàn dở, ngớ ngẩn.
Hoặc:
- Thời gian qua, SimSimi – ứng dụng với hình ảnh là chú gà biết
nói chuyện đã trở thành một trong những app hot trên iPhone bởi độ
hài hước và “un-đỡ-table” (2! số 262, ra ngày 15/05/2012, Phần
mềm “nịnh” sao Việt nhất).
Từ lóng “un-đỡ-table” xuất hiện trong ngữ cảnh này được cấu tạo từ mô hình
từ vựng tiếng Anh. Tiền tố un- biểu hiện ý nghĩa “phủ định”, hậu tố -able
biểu thị ý nghĩa “có thể”. Như vậy, theo suy nghĩ của người trẻ, “un-đỡ-
table” có nghĩa là không đỡ được (tương đương với khó đỡ). Từ lóng này
được sử dụng trong các trường hợp như đánh giá về tính tình một ai đó, xem
xét một hành vi có tính bất thường nào đó…
Xét tiếp ví dụ:
- Có một cậu bạn mê game sau khi được gà bông kéo đi nhiều nơi,
tham gia các hoạt động ngoại khóa đã nhận ra nhiều điều có ích với
mình hơn là cái màn hình game (2! số 288, ra ngày 13/11/2012, Bí
kíp cho tình yêu gà bông).
Chư bao giờ hệ thống từ xưng hô thân mật, gọi tên giữa những cặp đôi yêu
nhau lại phong phú đến vậy, từ “bà xã” (bx) – “ông xã” (ox), “chồng” (ck) –
“vợ” (vk) đến “gấu”, “gà bông”… đều mang những sắc thái rất riêng. Tuy
nhiên, những từ vựng này chỉ được dùng giữa những cặp đôi trẻ tuổi. Đôi khi,
nó cho thấy ước mơ về cuộc sống mai sau, hay đơn giản là tạo màu sắc dễ
thương, có chút ngây ngô của tình yêu tuổi học trò.
Ngày nay, quan niệm của giới trẻ về trinh tiết cũng không giống trước nữa,
“thoáng” hơn, “thoải mái” hơn. Lượng từ lớn cho thấy sự thay đổi trong quan
niệm của người sử dụng. Hầu hết những từ ngữ này đều nhằm mục đích né
tránh đề cập đến vấn đề một cách trực tiếp, nghiêm trọng. “Vượt rào” không
phải nói về một hành động leo trèo cụ thể nào, mà đơn thuần là đề cập đến
vấn đề quan hệ trước hôn nhân:
- Thật ra nhiều lúc cũng muốn “vượt rào”, nhưng cả hai đứa đều
tự thấy chưa sẵn sàng nên vẫn kiềm chế được. (2! Số 260, ra ngày
02/05/2012, Chuyện đàn ông với nhau)
Rõ ràng, thời kì nào cũng có tiếng lóng của nhóm xã hội học sinh, sinh viên,
nhưng có lẽ đây là thời kì phát triển rầm rộ nhất. Khác với tiếng lóng của các
nhóm xã hội mang nặng tính “bí mật, u ám”, tiếng lóng của học sinh, sinh
viên dường như lấy yếu tố dí dỏm, vui đùa, trong đó có cả sự thông minh làm
cơ sở. Đời sống giới trẻ nói chung và giới học trò rất tươi trẻ, trí tuệ và cũng
rất nghịch ngợm vì thế tiếng lóng của nhóm xã hội này ngày càng được phát
triển cũng là điều dễ hiểu. Chỉ cần tạo ra một chút bí mật, nhưng cái cốt lõi là
ở chỗ họ là những người thích đổi mới ngay trong sử dụng ngôn ngữ, không
thích dùng những gì quá cũ, quá truyền thống.
Được sử dụng trong một phạm vi hẹp (nhóm xã hội cụ thể) và mang tính
khẩu ngữ. Tiếng lóng luôn có những biến động. Giới trẻ thay đổi để “làm cho
mới” thứ tiếng mình sử dụng. Cùng với nhiều lý do khác nữa mà tiếng lóng
chỉ tồn tại theo từng thời gian cụ thể. Đây chính là sự thể hiện đặc trưng lâm
thời của từ lóng. Tuy nhiên, trong số những từ ngữ lóng mới xuất hiện, đã
không có những từ ngữ đi vào vốn từ chung của toàn dân.
TIỂU KẾT
Tiếng lóng là một sản phẩm văn hóa tất yếu của một xã hội hiện đại, phức
tạp, là một hiện tượng ngôn ngữ tất yếu không thể tránh được. Dù có mang
trong mình nhiều dị biệt so với từ toàn dân thì tiếng lóng vẫn nằm trong quy
luật vận động chung của ngôn ngữ.
Môi trường hành chức của từ – ngữ lóng không giới hạn ở phạm vi khẩu ngữ
nữa mà trong các thể loại văn viết (báo chí, văn chương), tiếng lóng cũng đã
trở thành một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt. Ngoại trừ những tiếng lóng được
tạo mới hoàn toàn, đa số tiếng lóng đang hiện hành đều được xây dựng trên
nền tảng tiếng toàn dân, thông qua những biến đổi về mặt ngữ âm, từ vựng –
ngữ nghĩa, ngữ dụng.
Cùng một nhóm xã hội nhưng ở thời điểm khác nhau sẽ tạo ra những từ ngữ
lóng không giống nhau. Những từ lóng như “xưa rồi Diễm” hay hiện tượng
sử dụng tiếng Anh bồi trong ngôn ngữ là không còn phổ biến nữa. Thay vào
đó là những cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo hơn. Điều này thể hiện tính chất
lâm thời của tiếng lóng: Sinh ra và mất đi trong một thời gian ngắn. Tuy
nhiên, cũng có những từ lóng gia nhập vào lớp từ toàn dân (dế, cò, chiếc
lá…). Đây đều là những từ ổn định về cấu tạo, sử dụng rộn rãi và phổ biến
trong giao tiếp, sinh hoạt.
MỤC LỤC
DẪN NHẬP.
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4. Mục đích nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của đề tài
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.
8. Kết cấu khóa luận.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ..
1.1. Tiếng lóng.
1.1.1. Khái niệm tiếng lóng.
1.1.2. Mối quan hệ giữa tiếng lóng và phương ngữ xã hội
1.1.3. Phân biệt khái niệm tiếng lóng với biệt ngữ, từ nghề nghiệp.
1.2. Phương tiện truyền thông.
1.2.1. Khái niệm truyền thông và truyền thông đại chúng.
1.2.2. Các loại hình phương tiện truyền thông.
TIỂU KẾT..
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC PHƯƠNG
TIỆN TRUYỀN THÔNG (KHẢO SÁT TRÊN CỨ LIỆU BÁO CHÍ).
2.1. Từ ngữ lóng xét về nguồn gốc.
2.1.1. Từ ngữ lóng có nguồn gốc thuần Việt
2.1.2. Từ ngữ lóng có nguồn gốc vay mượn.
2.2. Đặc điểm về cấu tạo.
2.2.1. Cấp thêm nghĩa mới cho từ ngữ trong vốn từ toàn dân.
2.2.2. Biến đổi vỏ ngữ âm..
2.2.3. Thêm hoặc bớt âm tiết
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa.
2.3.1. Hiện tượng chuyển nghĩa trong từ ngữ lóng.
2.3.3.Phân biệt hiện tượng đa nghĩa và đồng âm..
2.4. Đặc điểm về ngữ dụng.
TIỂU KẾT..
CHƯƠNG 3: SỰ VẬN DỤNG TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN
TRUYỀN THÔNG (KHẢO SÁT TRÊN CỨ LIỆU BÁO CHÍ).
3.1. Nguyên nhân của việc sử dụng tiếng lóng trên báo chí
3.2. Đặc điểm sử dụng tiếng lóng trong văn bản báo chí
3.2.1. Tiếng lóng trong các bộ phận văn bản báo chí
3.2.2. Tiếng lóng trong các thể loại văn bản báo chí
3.3. Vai trò của việc sử dụng tiếng lóng trên báo chí
3.3.1. Phản ánh thực tế sử dụng ngôn ngữ trong xã hội
3.3.2. Tăng cường tính biểu cảm..
3.3.3. Góp phần vào xu hướng hội thoại hóa ngôn ngữ báo chí
3.4. Vấn đề lạm dụng tiếng lóng và một vài đề xuất
KẾT LUẬN..
TÀI LIỆU THAM KHẢO..
PHỤ LỤC..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_ngon_ngu_hoc_29__823.pdf