LỜi mỞ đẦu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
1.1. Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật
Ngày nay, trong thời kỳ của thế giới hội nhập đã mở ra nhiều cơ hội cho giao lưu và hội nhập kinh tế, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO là việc các đối tác quốc tế cũng nhiều hơn, nhu cầu giao tiếp liên văn hóa và ngôn ngữ cũng gia tăng đòi hỏi giao tiếp có hiểu biết cao hơn đã nảy sinh công tác nghiên cứu văn hóa - ngôn ngữ phục vụ cho hội nhập. Trong khu vực, Nhật Bản - một cường quốc kinh tế từ lâu đã trở thành một đối tác quan trọng của Việt Nam. Sự hợp tác song phương Việt - Nhật cũng như quan hệ hai nước đã nâng lên một tầm cao mới khiến nhu cầu học tiếng của cả hai bên tăng nhằm phục vụ cho giao tiếp và các hoạt động khác của hai nền văn hóa Việt- Nhật. Những năm gần đây, tiếng Nhật ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Số lượng người học tiếng Nhật tăng và việc đưa tiếng Nhật vào chương trình thi đại học có thể coi là những minh chứng cụ thể. Trong quá trình học tiếng Nhật, người Việt thường mong muốn hiểu đúng không chỉ về mặt ngữ pháp của tiếng Nhật mà cả về mặt ngữ nghĩa sử dụng trong ngôn ngữ của họ. Chính vì vậy tôi mong muốn đưa ra trong luận văn của mình về một số khác biệt trong văn hoá giao tiếp giúp cho người học hiểu rõ hơn về ngữ pháp, cách thức, và các quy tắc để có thể chuyển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại một cách chính xác nhất đồng thời làm căn cứ giúp cho giao tiếp không bị ngưng trệ do khác biệt về văn hóa - ngôn ngữ.
Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là để làm chủ được một ngoại ngữ không phải là đơn giản. Thậm chí là không thể nếu không có những hiểu biết cơ bản về văn hóa của dân tộc có ngôn ngữ đó. Khi những người đến từ những nền văn hoá khác nhau giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ chung nào đó thì họ thường có xu hướng áp đặt văn hóa của dân tộc mình lên ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp. Ví dụ như người Việt học tiếng Nhật, trong giao tiếp với người Nhật đã bộc lộ khá rõ nét những áp đặt đó. Đơn cử tiêu biểu nhất là trong chào hỏi lần đầu gặp mặt. Nếu như người Việt Nam thấy việc hỏi tên, tuổi, tình trạng hôn nhân ví dụ: “Anh/Chị bao nhiêu tuổi? Đã lập gia đình chưa?” là một sự quan tâm bình thường trong xã giao thì với người Nhật, khi bị hỏi về tuổi tác, tình trạng hôn nhân sẽ cảm thấy không thoải mái nếu không muốn nói là khó chịu. Nguyên nhân chính là do sự khác biệt văn hóa giữa hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản, và đặc biệt là do người giao tiếp thiếu hiểu biết về văn hóa của nước bạn. Điều đó sẽ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc, những “sốc văn hóa”[1] không tránh khỏi khi chào hỏi, xin lỗi, cám ơn, đề nghị, thỉnh cầu, khuyến cáo, mời và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các đổ vỡ, thất bại trong giao tiếp, làm cho giao tiếp bị ngừng trệ, gián đoạn.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tôi chủ trương không đi vào giải quyết tất cả các hành vi giao tiếp trên mà chủ yếu muốn đưa ra những khác biệt về văn hoá trong lời thỉnh cầu - một hành vi ngôn ngữ hết sức nhạy cảm của tiếng Việt và tiếng Nhật. Trong cuộc sống, con người dù độc lập đến đâu cũng không thể tránh khỏi những lúc cần nhờ vả, đề nghị, thỉnh cầu người khác. Khi thỉnh cầu tức là người nói đã xâm phạm vào sự tự do hành động của người nghe nên dễ gây ra những khó chịu, hiểu lầm nếu người thỉnh cầu không biết cách lựa chọn ngôn từ phù hợp. Điều này càng dễ nảy sinh trong giao tiếp liên ngôn, khi người tham gia giao tiếp đến từ những nền văn hóa khác nhau. Cho nên nghiên cứu về một số khác biệt văn hóa trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật hi vọng có thể giúp tránh khỏi, hoặc ít nhất cũng làm giảm bớt những xung đột văn hóa khi thực hiện hành vi thỉnh cầu trong giao tiếp. Một người có năng lực giao tiếp tốt là người biết cách tránh những xung đột, hay những “sốc văn hóa” khi giao tiếp. Để làm được điều đó thì chỉ có khả năng ngoại ngữ là chưa đủ, mà còn cần có năng lực văn hóa. Trong quá trình giao tiếp liên ngôn (interlingual communication) người học chỉ nói đúng ngữ pháp thôi thì chưa đủ, họ cần phải biết cách nói sao cho phù hợp. Như Trần Ngọc Thêm đã nói: “Người ta ngày càng hiểu rõ rằng, khi thiếu chiều sâu văn hóa, ngoại ngữ chỉ là cái xác không hồn” [40, 9]. Cho nên người học ngoại ngữ cần ý thức rõ vai trò của văn hóa trong quá trình học ngoại ngữ cũng như cần phải thấy được mối liên hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa.
1.2. Ngôn ngữ và văn hóa
Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau, không ai có thể phủ nhận những mối quan hệ khăng khít không thể tách rời (có thể ví ngôn ngữ và văn hóa như hai mặt của một tờ giấy, xé mặt này không thể không xé mặt kia). Mỗi một ngôn ngữ lại mang trong mình những đặc trưng văn hóa riêng biệt của chính mình và chúng được phản ánh vào ngôn ngữ bằng những cách khác nhau cả về chất lượng, nội dung và hình thức. Chính vì văn hóa và ngôn ngữ không thể tách rời nhau mà có thể thấy ngôn ngữ vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa là phương tiện để thể hiện, lưu trữ, và truyền bá văn hóa. Ngay từ những định nghĩa về văn hóa, các học giả cũng đã chỉ rõ mối liên hệ ấy.
Định nghĩa về văn hóa đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn về văn hóa một cách khá rõ ràng và đầy đủ, theo Người thì: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Dẫn lại [3, 71]).
Có thể thấy ngôn ngữ là một bộ phận của văn hóa và đồng thời cũng phản ánh văn hóa sâu sắc nhất. Clyne (1994) nhận xét: “Ngôn ngữ là sự thể hiện sâu sắc nhất một nền văn hóa, hệ thống giá trị bao gồm cả những giá trị thừa hưởng từ cộng đồng và có một vai trò lớn tác động đến cách thức sử dụng không chỉ ngôn ngữ thứ nhất mà cả ngôn ngữ được tiếp thụ sau đó”. Hay nói một cách nôm na thì “Văn hóa qui định cái chúng ta nói, nói với ai và nói như thế nào ” [13, 15]. Còn các tác giả người Nhật, trong đó có Saji Keizou tuy không đề cập trực tiếp tới mối liên hệ ngôn ngữ và văn hóa, song cũng đã đưa ra ảnh hưởng của văn hóa tới giao tiếp, mà ngôn ngữ là công cụ không thể thiếu của giao tiếp: “Cách thức giao tiếp chịu cảnh hưởng rất lớn từ những qui phạm, giá trị quan của văn hóa, xã hội mà người tham gia giao tiếp sinh ra và lớn lên. Ví dụ, bàn về cách để tiến hành cuộc hội thoại, đối lập với việc những người Anglo Saxon bày tỏ nội dung truyền đạt một cách trực tiếp, thì người Á Đông có xu hướng đi từ những chủ đề bên ngoài rồi mới vào nội dung chính.”(Saji Keizou, Sanada Nobihiro, Gengo ippan Nihongokyoshiyouseikouza tekisuto2, Kaiteishinpan 2004, tr. 86)
Văn hóa không giống như ngôn ngữ, nó không phải là những qui tắc cố định. Văn hóa khác giữa xã hội này với xã hội khác, cá nhân này với cá nhân khác. Cái gì là “đúng” trong nền văn hóa này có thể “không đúng” trong nền văn hóa khác. Trong khi đó ngôn ngữ xét về cấu trúc được tạo ra từ những đơn vị - yếu tố như âm vị, hình vị, từ, câu Con người sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình tới người nghe. Qua đó, chúng ta không chỉ thu nhận được thông tin đơn thuần mà còn biết được tâm tư, tình cảm của người nói. Ngôn ngữ với chức năng giao tiếp của mình còn có vai trò trong hình thành và duy trì mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Ngược lại văn hóa “in đậm” vào ngôn ngữ, nó chi phối cách sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp của mỗi người trong cộng đồng. Bởi vậy không thể tách rời ngôn ngữ và văn hóa.
92 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9286 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mới đây, báo “Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh” có phỏng vấn vợ tôi qua điện thoại. Tôi không rõ nội dung câu hỏi. Tôi chỉ nghe vợ tôi nói lại câu trả lời là: Nước nào cũng có những bí mật quốc gia. Cuộc hôn nhân nào cũng có những bí mật gia đình mình. Ta thử coi điều anh muốn tôi trả lời là bí mật của gia đình tôi đi. [18, 21]
Trong hội thoại trên, A đã từ chối trả lời một cách gián tiếp bằng cách nói vòng vo. Trước một câu hỏi khá tế nhị và khó trả lời của B, để giữ thể diện âm tính của mình và thể diện dương tính của A, B dùng hành vi trần thuật để A tự hiểu được câu trả lời của B là từ chối trả lời về vấn đề đã được hỏi.
Còn trong tiếng Nhật, lối nói vòng cũng khá phổ biến. Thử xem xét hội thoại sau. Hoàn cảnh của hội thoại: Satou là một nữ nhân viên văn phòng. Arakawa là đồng nghiệp nam, cùng tuổi. Hai người nói chuyện vào giờ nghỉ trưa.
荒川:近くに、新しいエスニックのレストランができたんだけど、 知ってる。
Arakawa: Chikakuni, atarashii esunikku no resutoran ga dekitandakedo, shitteru.
(Ở gần đây có nhà hàng dân tộc mới mở…, em biết không?)
砂糖:え!ほんと。どこ。
Satou: E! Hontou. Doko. (A, thật không? Ở đâu thế?)
荒川:駅のそばだよ。
Arakawa: Eki no sobadayo. (Cạnh nhà ga ấy.)
砂糖:ああ、あそこね。どこの料理でしたっけ。
Satou: Aa, asokone. Doko no ryorideshitakke.
(À…, ở đấy à. Không biết là món ăn nước nào nhỉ?)
荒川:タイの料理。食べたことある。
Arakawa: Tai no ryouri. Tabetakotoaru.
(Đồ ăn của Thái Lan. Em đã ăn bao giờ chưa?)
砂糖:ええ、私、大好きだわ。
Satou: Ee, watashi, daisukidawa.
(Ừ, em cực thích đấy.)
荒川:じゃあ、明日、食べに行かない。
Arakawa: Jaa, ashita, tabe ni ikanai.
(Vậy, mai, sao mình không đi ăn?)
砂糖:ええ。明日...。
Satou: Ee. Ashita…
(Hả, mai á?)
荒川:都合悪いの。
Arakawa: Tsugou waruino.
(Thời gian không tốt à?)
砂糖:ええ、まあ...。誰とですか。
Satou: Ee, maa… daretodesuka.
(Ừm, thế… Với ai cơ?)
荒川:二人だよ。だめなの。
Arakawa: Hutari dayo. Damenano.
(Hai chúng mình thôi. Không được sao?)
砂糖:だめというわけじゃないんですけど...ちょっと都合が。
Satou: Dametoiuwakejanaindesukedo… chotto tsugou ga.
(Không phải là không được mà… thời gian hơi…)
荒川:じゃあ、来週は。
Arakawa: Jaa, raishyuu ha.
(Vậy, tuần sau thì sao?)
砂糖:そうねえ、行ってみたいんですけど...。
Satou: Sounee, ittemitaindesukedo…
(Thế nhé, em cũng muốn thử đi nhưng…)
荒川:そう。じゃあ、またの機会にしようか。
Arakawa: Sou. Jaa, mata no kikai ni shiyouka.
(Thế à. Vậy, để tìm cơ hội khác nhé.)
砂糖:すいませんが、せっかくですけど。
Satou: Suimasen ga, sekkaku desukedo.
(Xin lỗi, anh đã mất công mời mà…)
(Keizo Osamu, Sanada Nobihiro, Kaiteishinpan Nihongokyoshi Youseikouza Tekisuto 1, Hyu-man Akademi-, 2004, tr. 67)
Trong hội thoại trên, Arakawa muốn mời Satou đi ăn cùng mình nhưng không trực tiếp đề nghị ngay mà bắt đầu bằng cách đưa ra thông tin về việc có một nhà hàng mới, rồi hỏi Satou đã ăn đồ Thái bao giờ chưa, Satou trả lời là rất thích đồ Thái (tức là đã ăn đồ Thái rồi). Dựa vào câu trả lời của Satou, Arakawa đã đưa ra lời mời của mình khá hợp lý và có vẻ như rất dễ được chấp nhận. Có thể thấy ở đây lối nói vòng vo trong việc đưa ra lời mời của Arakawa. Và cách Satou từ chối cũng thể hiện rõ lối vòng vo, gián tiếp trong giao tiếp của người Nhật. Satou không nói luôn là “Không” hay “Xin lỗi, em không muốn đi” – cách nói rất trực tiếp để từ chối vì muốn tránh việc đe dọa thể diện dương tính của Arakawa, đồng thời cũng là để không bị đánh giá là người thiếu lịch sự. Thay vào đó, Satou dùng cách nói ngập ngừng để từ chối một cách gián tiếp. Arakawa phải tự suy ra ý của Satou từ cách Satou trả lời.
Qua phân tích hội thoại trên, có thể thấy lối tư duy vòng vo của người Nhật được thể hiện rất rõ nét trong giao tiếp, cụ thể ở đây là hành vi thỉnh cầu và từ chối.
Khi thực hiện hành vi thỉnh cầu thì lối tư duy vòng vo của nhóm ngôn ngữ Oriental được bộc lộ rõ nét. Hơn nữa, hành vi thỉnh cầu có tính đe doạ thể diện cao, để tránh được điều đó người thỉnh cầu phải điều chỉnh bằng những cách thức khác nhau ở các cộng đồng có nền văn hóa khác nhau. Đồng thời thỉnh cầu đòi hỏi người nói phải khéo léo tìm được hình thức ngôn từ để diễn đạt sao cho người nghe chấp nhận lời thỉnh cầu của mình. Điều này phụ thuộc vào cách thỉnh cầu. Và thỉnh cầu gián tiếp thay vì thỉnh cầu trực tiếp được coi là một giải pháp hữu hiệu để người nói đạt được mục đích giao tiếp của mình, giảm được mức độ đe dọa thể diện, tránh đổ vỡ giao tiếp và duy trì được cuộc thoại. Cách nói gián tiếp, “nói vòng” này đòi hỏi giữa người nghe và người nói phải có chung tri thức nền văn hóa, tâm lí dân tộc để có cách suy nghĩ, suy luận giống nhau và tránh hiểu sai ý. Thỉnh cầu trực tiếp hay gián tiếp là một biểu hiện đặc trưng của các ngôn ngữ thuộc nền văn hóa Á Đông, cụ thể ở đây là tiếng Việt và tiếng Nhật.
3.1.1. Tính trực tiếp – gián tiếp trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt
Lời thỉnh cầu trong tiếng Việt có thể được biểu hiện bằng những cấu trúc khác nhau như: cấu trúc mệnh lệnh, cấu trúc nghi vấn, cấu trúc trình bày, cấu trúc tỉnh lược [10, 35]. Theo phân tích của Vũ Thị Thanh Hương [16] thì một lời thỉnh cầu được coi là trực tiếp nếu hành vi thỉnh cầu được biểu hiện ở cấu trúc mệnh lệnh, ví dụ:
Đóng cửa lại!
Nộp luận văn đi!
Hay trong phát ngôn có mệnh đề chính là cấu trúc mệnh lệnh, ví dụ: câu thỉnh cầu thông tin: “Mấy giờ rồi?” có thể xuất hiện trong các câu có cấu trúc mệnh lệnh “(Anh xem hộ tôi) mấy giờ rồi!”.
Hoặc câu có động từ tình thái biểu hiện ý thỉnh cầu, ví dụ:
Nhờ anh chỉ cho tôi đường tới bưu điện
Yêu cầu mai anh đến gặp tôi!
Còn lời thỉnh cầu gián tiếp không được biểu hiện bằng cấu trúc mệnh lệnh mà bằng các dạng thức cú pháp khác (câu hỏi, câu trần thuật có đích ngôn trung thỉnh cầu) nhưng có thể suy ra được bằng phép suy ý. Lời thỉnh cầu gián tiếp không áp đặt và tăng quyền quyết định hành động cho người nghe, do đó mà tính lịch sự cao hơn lời thỉnh cầu trực tiếp.
Theo Leech (Dẫn lại [, 83]) thì ông cho rằng có thể tăng mức độ lịch sự trong lời thỉnh cầu bằng cách tăng hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Tuy nhiên điều này dường như không đúng trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt không phải lúc nào gián tiếp cũng đồng biến với lịch sự. Sở dĩ như vậy vì trong tiếng Việt ở nhiều trường hợp gián tiếp còn có nghĩa đùa cợt, châm biếm, phê bình, mỉa mai, cạnh khoé, đe dọa…Ví dụ, trong bối cảnh là đêm đã khuya, nhưng người hàng xóm vẫn để đài rất to. Người hàng xóm bên cạnh sẽ có nhiều cách thỉnh cầu người kia tắt đài hay cho nhỏ đài đi:
Anh có thể vặn nhỏ đài đi được không? (f)
Anh có biết mấy giờ rồi không? (g)
Phát ngôn (g) rõ ràng hàm chứa nguy cơ đe doạ thể diện cao, tính lịch sự thấp hơn phát ngôn (f) dù phát ngôn (f) là trực tiếp. Bởi vì lời thỉnh cầu trực tiếp có các từ xưng hô thân mật, các từ tình thái, với ngữ điệu thích hợp thì lịch sự hơn các phát ngôn gián tiếp. Ví dụ:
Bác ơi mai cháu gặp bác được không?
Không thể lịch sự bằng câu:
Bác ơi mai cháu gặp bác được không ạ? (“ạ” là yếu tố làm biến đổi lực thỉnh cầu, biểu thị thái độ lễ phép của người thỉnh cầu, từ đó thấy được tính lịch sự)
Hay trong phát ngôn:
Xin lỗi, anh làm ơn chỉ cho tôi đường tới bưu điện.
Dù đây là một lời thỉnh cầu trực tiếp nhưng nó vẫn được coi là lịch sự vì có các yếu tố điều biến lực ngôn trung: xin lỗi, làm ơn.
Lựa chọn việc nói thẳng hay nói vòng phụ thuộc rất nhiều vào tình huống giao tiếp và truyền thống văn hóa của cộng đồng. Nguyễn Văn Độ trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng người Anh ưa thỉnh cầu lịch sự theo kiểu âm tính, trong khi đó người Việt ưa thỉnh cầu lịch sự theo kiểu dương tính [11, 213]. Người Việt Nam coi nói thẳng thể hiện sự tin cậy, tình thân hữu, còn nói vòng, gián tiếp có thể hiểu là khách sáo, thiếu tin cậy. Đây là một biểu hiện đặc trưng cho loại hình văn hóa nông nghiệp điển hình của Việt Nam, với mô hình nông dân – nông nghiệp – nông thôn mà GS. Trần Quốc Vượng đã khái quát. Nền văn hóa này có những đặc trưng nổi bật xuất phát từ lối ứng xử của tộc người - chủ thể văn hóa - với những điều kiện tự nhiên xã hội, đặc biệt là nghề nghiệp – phương thức sản xuất, lao động của họ. Đó là tính cộng đồng, tính trọng tình đến duy tình thể hiện trong văn hóa giao tiếp thành đặc trưng: nhiệt tình ở thái độ giao tiếp [12, 29]. Trong bối cảnh văn hóa như vậy, một lời thỉnh cầu trực tiếp với ý mời mọc, rủ rê sẽ được coi là nhiệt tình, lịch sự. Ví dụ:
Mai mày phải gặp tao đấy. Không đến đừng có trách.
(Tình huống 2, đối tượng là bạn thân)
Phát ngôn trên là một lời thỉnh cầu trực tiếp song không bị coi là thiếu lịch sự vì nó thể hiện được thái độ của người nói rất nhiệt tình, chân thành muốn gặp bạn mình vào ngày mai. Song nếu không hiểu văn hóa Việt Nam, người nghe sẽ không thể hiểu được tại sao lại dùng cách nói nghe có vẻ rất áp đặt, bất nhã như thế. Hay đơn giản như khi chuyển dịch nghĩa sang tiếng Nhật thì sẽ thấy rất thiếu lịch sự.
Vì những lí do trên mà trong kết quả điều tra thu được từ bảng hỏi, cả tình huống 1 và 2 đều cho thấy người Việt ưa cách thỉnh cầu trực tiếp thể hiện ở tỉ lệ phần trăm trực tiếp cao hơn gián tiếp (Xem bảng H.3 và H.4)
TT
Cách biểu hiện
Đối tượng
Trực tiếp
Gián tiếp
Không có câu trả lời
Có yếu tố thể hiện lịch sự
Không có yếu tố thể hiện lịch sự
Có yếu tố thể hiện lịch sự
Không có yếu tố thể hiện lịch sự
1
Bạn thân
96%
2%
2%
2
Anh (chị, em)
8%
90%
2%
3
Thầy cô giáo
60%
38%
2%
4
Đồng nghiệp (cùng giới, cùng tuổi)
29%
67%
4%
5
Đồng nghiệp (khác giới, cùng tuổi)
15%
83%
2%
6
Cấp trên (hơn tuổi)
56%
40%
4%
7
Cấp trên (kém tuổi)
31%
67%
2%
8
Người quen (hơn tuổi)
40%
60%
9
Người quen (kém tuổi)
6%
94%
10
Người lạ (hơn tuổi)
82%
18%
11
Người lạ (kém tuổi)
14%
80%
2%
2%
H.3. Trực tiếp – gián tiếp trong tình huống 1. (Người Việt Nam)
TT
Cách biểu hiện
Đối tượng
Trực tiếp
Gián tiếp
Không có câu trả lời
Có yếu tố thể hiện lịch sự
Không có yếu tố thể hiện lịch sự
Có yếu tố thể hiện lịch sự
Không có yếu tố thể hiên lịch sự
1
Bạn thân
92%
2%
2
Thầy cô giáo
67%
24%
9%
3
Đồng nghiệp (cùng giới, cùng tuổi)
20%
74%
6%
4
Đồng nghiệp (khác giới, cùng tuổi)
16%
71%
13%
5
Cấp trên (hơn tuổi)
54%
40%
6%
6
Cấp trên (kém tuổi)
27%
67%
4%
2%
7
Người quen (hơn tuổi)
69%
27%
2%
2%
8
Người quen (kém tuổi)
7%
82%
4%
7%
H.4. Trực tiếp – gián tiếp trong tình huống 2. (Người Việt Nam)
3.1.2. Tính trực tiếp – gián tiếp trong lời thỉnh cầu của tiếng Nhật
Brown và Levinson đã xếp tiếng Nhật vào nhóm ngôn ngữ có biểu hiện lịch sự âm tính. Ngược với tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ có biểu hiện lịch sự dương tính. Người Nhật vốn ưa dùng lối nói xa, nói vòng, nói gián tiếp hơn là lối nối trực tiếp. Ngay bản thân người Nhật cũng tự công nhận là họ giao tiếp một cách “rụt rè’, “khuôn sáo”, “đắn đo”, “vòng vo” [42, 21]. Theo Đoàn Thị Hồng Lan [19] có 7 phương thức chính biểu hiện gián tiếp trong lời thỉnh cầu của tiếng Nhật là:
1. Dùng động từ bổ trợ tiếp nhận lợi ích ~てもらうtemorau/ ~いただくitadaku/ ~くれるkureru/ ~くださるkudasaru
2. Dùng biểu thức ~させてくれませんかsasete kuremasenka (làm ơn… cho tôi)
3. Dùng động từ nguyện vọng ~願うnegau (tôi mong anh, tôi nhờ anh…)
4. Dùng biểu thức điều kiện: ~ばいいbaii (nếu… thì tốt)
5. Cách nói ngập ngừng trong chuỗi lời nói
6. Dùng biểu thức giảm nhẹ: ~と思うtoomou (tôi nghĩ là…)
7. Biểu thức phủ định: ~ないnai/ ませんかmasenka
Có thể thấy gián tiếp trong tiếng Nhật mạnh hơn ở các ngôn ngữ khác, điều này không chỉ thể hiện ở số lượng cấu trúc giảm nhẹ mà còn thể hiện ở tính ưa dụng gián tiếp của ngôn ngữ này ngay cả trong bối cảnh cho phép áp đặt ở các ngôn ngữ khác (ví dụ trong tiếng Việt) [41, 26].
Theo Leech (Dẫn lại [42]), lịch sự vẫn cho phép áp đặt ở mức độ nào đó, trong hành động thỉnh cầu mang lại quyền lợi cho đối tượng giao tiếp. Điển hình cho trường hợp này là lời thỉnh cầu với ý mời mọc. Theo Yule, các khuôn mẫu giao tiếp dạng yêu cầu thường phản ánh lịch sự dương tính, còn dạng câu hỏi phản ánh lịch sự âm tính. Trong lịch sự dương tính thì dạng mệnh lệnh được coi là lịch sự hơn dù nó biểu hiện hành vi trực tiếp, vì người phát ngôn đặt đối tác vào cùng nhóm với mình để cư xử một cách thân thiện. Còn đối với lịch sự âm tính, dạng thức mệnh lệnh lại bị đánh giá là kém lịch sự vì người phát ngôn đã ngăn cản quyền tự do hành động của đối tác. Chính vì vậy một lời thỉnh cầu trong tiếng Việt với hàm ý mời mọc với những biểu hiện áp đặt tối đa: nhất định, phải vẫn được đánh giá là câu mời hết sức chân thành, vì vậy hợp với chuẩn lịch sự của người Việt (xem ví dụ ở mục 3.1.1). Còn trong tiếng Nhật, cấu trúc mệnh lệnh rất hiếm được sử dụng, người Nhật thiên về sử dụng cấu trúc hỏi, cấu trúc thường được coi như một biểu hiện của lịch sự âm tính, đề cao quyền quyết định hành động của người nghe với sự xuất hiện của các biểu thức rào đón: よかったらyokattara, よければyokereba/ できたらdekitara/ できればdekireba… (nếu được, nếu có thể) không kể quan hệ thân mật, quan hệ vị thế người nói cao hơn người nghe. Ví dụ trong tình huống 2, đối tượng là bạn thân:
- 明日暇。よければどこで会わない。
Ashita hima? Yokereba dokode awanai?
(Mai rỗi không? Nếu được thì sao mình không gặp nhau ở đâu?)
Tiếng Nhật sử dụng gián tiếp nhiều hơn các ngôn ngữ khác, bởi một đặc trưng dân tộc vốn rất nổi tiếng của họ là ngại đối đầu, ưa hoà hợp, người Nhật thường ưa sử dụng cách nói gián tiếp trong giao tiếp là để tránh đối đầu, giữ hoà khí trong các cuộc thoại, tạo điều kiện cho đối phương nói ra ý kiến của mình để từ đó mà dung hòa ý kiến, bằng cách đó mà thể hiện phép lịch sự. Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật tự nhận mình là “Wajin” 和人, “Wa” 和 có triết tự chữ Hán là “Hoà”, ở đây có nghĩa là hoà hợp. Người Nhật rất hay dùng chữ “Wa” để nói về mình: 和人Wajin (Hoà nhân) - người Nhật, 和国Wakoku (Hoà quốc) - nước Nhật, 和語Wago (Hoà ngữ) - tiếng Nhật... Điều này lí giả cho việc tỉ lệ phần trăm chọn lối thỉnh cầu gián tiếp của tiếng Nhật cao hơn tiếng Việt. (Xem bảng H.1, H.2, H.3, H.4)
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là người Nhật không nói trực tiếp. Trong những tình huống cụ thể, ví dụ như ở tình huống 1 của điều tra thì cách nói trực tiếp nhiều hơn cách nói gián tiếp. Bởi vì ở tình huống 1, lời thỉnh cầu ở đây là thỉnh cầu để mong nhận được thông tin, ít gây phiền toái cho người nghe hơn trong tình huống 2, thỉnh cầu mong nhận được hành động. Thỉnh cầu để nhận được thông tin là những phát ngôn tìm hiểu thông tin về một thực tế khách quan như thời gian, tin tức, sự kiện… Ví dụ: “Làm ơn cho tôi biết bưu điện ở đâu?” Hay “Cho em biết mấy giờ rồi?”. Thỉnh cầu để nhận được hành động là những phát ngôn yêu cầu người nghe thực hiện một hành động nào đó chủ yếu vì quyền lợi của người nói. TS Nguyễn Văn Độ, Hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 2, 2004
Cũng tương tự như trong tiếng Việt, lời thỉnh cầu trực tiếp vẫn được coi là lịch sự nếu như nó được dùng ở dạng kính ngữ. Ví dụ:
- 郵便局はどこ。知ってる。(h)
- Yuubinkyoku ha doko. Shitteru.
(Bưu điện ở đâu? Biết không?)
Lời thỉnh cầu này động từ được chia ở dạng thường, hay dùng khi đối tượng giao tiếp là người thân trong gia đình, có quan hệ thân thiết… Rõ ràng không lịch sự bằng câu:
- 郵便局はどこでしょうか。ご存知でしょうか。(i)
- Yuubinkyoku ha dokodeshouka. Gozonjideshouka.
(Bưu điện ở đâu ạ? Anh/Chị có biết không ạ?)
Thực ra nội dung hai lời thỉnh cầu (h) và (i) về nội dung không có gì khác nhau nhưng sắc thái biểu hiện lại hoàn toàn khác nhau. Phát ngôn (i) với dạng kính ngữ của động từ 知る”shiru” (biết) là ご存知でしょうか“Gozonjideshouka” đã thể hiện được thái độ tôn kính của người nói với người nghe.
TT
Cách biểu hiện
Đối tượng
Trực tiếp
Gián tiếp
Không có câu trả lời
Có yếu tố thể hiện lịch sự
Không có yếu tố thể hiện lịch sự
Có yếu tố thể hiện lịch sự
Không có yếu tố thể hiên lịch sự
1
Bạn thân
2%
69%
27%
2%
2
Anh (chị, em)
2%
67%
4%
23%
4%
3
Thầy cô giáo
47%
4%
33%
14%
2%
4
Đồng nghiệp (cùng giới, cùng tuổi)
18%
49%
9%
22%
2%
5
Đồng nghiệp (khác giới, cùng tuổi)
16%
49%
8%
23%
4%
6
Cấp trên (hơn tuổi)
58%
2%
36%
4%
7
Cấp trên (kém tuổi)
62%
36%
2%
8
Người quen (hơn tuổi)
55%
5%
36%
2%
2%
9
Người quen (kém tuổi)
39%
25%
11%
23%
2%
10
Người lạ (hơn tuổi)
40%
2%%
54%
4%
11
Người lạ (kém tuổi)
38%
2%
50%
4%
6%
H.5. Trực tiếp – gián tiếp trong tình huống 1. (Người Nhật Bản)
#
Cách biểu hiện
Đối tượng
Trực tiếp
Gián tiếp
Không có câu trả lời
Có yếu tố thể hiện lịch sự
Không có yếu tố thể hiện lịch sự
Có yếu tố thể hiện lịch sự
Không có yếu tố thể hiện lịch sự
1
Bạn thân
2%
40%
4%
39%
5%
2
Thầy cô giáo
42%
54%
4%
3
Đồng nghiệp (cùng giới, cùng tuổi)
6%%
32%
17%
40%
5%
4
Đồng nghiệp (khác giới, cùng tuổi)
11%
27%
18%
37%
4%
5
Cấp trên (hơn tuổi)
33%
62%
6
Cấp trên (kém tuổi)
27%
2%
64%
7%
7
Người quen (hơn tuổi)
44%
49%
7%
8
Người quen (kém tuổi)
4%
31%
31%
27%
7%
H.6. Trực tiếp – gián tiếp trong tình huống 2. (Người Nhật Bản)
3.1.3. Tiểu kết
Theo số liệu thống kê, ở cả hai tình huống 1 và 2 người Việt Nam đều có xu hướng thỉnh cầu trực tiếp hơn gián tiếp, và tỉ lệ phần trăm chọn thỉnh cầu gián tiếp của người Nhật cao hơn của người Việt Nam. Song điều này không có nghĩa là người Việt Nam kém lịch sự hơn người Nhật. Bởi vì lời thỉnh cầu trực tiếp có các yếu tố tình thái, các yếu tố làm biến đổi lực ngôn trung thích hợp đi kèm (như đã trình bày trong mục 3.1.1) được lựa chọn nhiều hơn. Trong tình huống 1, 2 với đối tượng là thầy cô giáo, cấp trên, người lạ cả người Việt Nam và người Nhật Bản đều có xu hướng sử dụng lời thỉnh cầu trực tiếp có các yếu tố thể hiện sự kính trọng, lịch sự. Điều này có thể giải thích bằng đặc trưng văn hóa xã hội của người Việt Nam và người Nhật Bản là coi trọng tính tôn ti trên dưới - một đặc trưng tiêu biểu của những nước có nền văn hóa chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Biểu hiện của nó là mối quan hệ cha mẹ và con cái 親子“oyako”, quan hệ trên dưới 上下関係“jougeikankei”, quan hệ tiền bối và hậu bối 先輩後輩“senpai – kouhai”…Tuy nhiên không phải không có khác biệt. Nếu như với người Nhật, yếu tố tuổi tác không ảnh hưởng nhiều lắm tới việc lựa chọn chiến lược giao tiếp thì tuổi tác lại là một tiêu chí quan trọng để xác định quan hệ vị thế, để xác định các từ xưng hô cho phù hợp… Biểu hiện trong số liệu thống kê là tỉ lệ phần trăm chọn cách thỉnh cầu có yếu tố biểu hiện sự kính trọng đối với các đối tượng hơn tuổi cao hơn các đối tượng kém tuổi. Trong khi đối với người Nhật tỉ lệ đó gần như là ngang nhau, không có nhiều sự phân biệt theo tuổi tác mà chủ yếu theo vai vế và mức độ thân sơ của đối tượng giao tiếp. Takai Jirou trong nghiên cứu về tính trực tiếp – gián tiếp trong lời thỉnh cầu cũng đã đưa ra ba yếu tố ảnh hưởng tới cách thỉnh cầu của người Nhật là: quan hệ thân sơ, sự khác biệt về vị trí của người tham gia giao tiếp và tình huống, hoàn cảnh giao tiếp [62, 182]. Trong đó quan hệ thân sơ lại chịu ảnh hưởng từ ý thức “Uchi” (trong) và “Soto” (ngoài) - đặc trưng cho văn hóa Nhật Bản [62, 183]. Cũng theo nghiên cứu của Takai Jirou thì khi đối tượng là những người thuộc vào “Uchi” - trong nhóm như cha mẹ, anh chị em, thậm chí là người trong cùng công ty… thì tỉ lệ lời thỉnh cầu trực tiếp cao hơn khi đối tượng là người thuộc vào “Soto” - ngoài nhóm: người lạ, đối tác của công ty…Có thể thầy điểm tương đồng trong bảng H.5, đối tượng là người lạ thì tỉ lệ lời thỉnh cầu gián tiếp cao hơn trường hợp là các đối tượng khác.
Qua những tìm hiểu trên, ta có thể thấy trực tiếp – gián tiếp là một nét đặc trưng văn hóa trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật. Lối thỉnh cầu trực tiếp thường gắn với quyền uy của nhân vật có vị thế bề trên nên nó mang tính đe doạ thể diện cao [47, 25]. Bởi vậy nên hầu như các ngôn ngữ đều có lối gián tiếp hóa nhằm biểu hiện tính lịch sự. Điều đáng nói là gián tiếp hóa hành động ngôn từ nào và đến mức độ nào, trong bối cảnh ra sao thì lại khác nhau trong từng ngôn ngữ. Tuy nhiên, khi tìm hiểu lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật, chúng tôi nhận thấy một điểm khác biệt nữa trong yếu tố thể hiện lịch sự giữa hai ngôn ngữ, hai nền văn hóa này. Đó là cách xưng hô trong lời thỉnh cầu sẽ được trình bày cụ thể trong phần tiếp theo.
3.2. Cách xưng hô trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật
Mỗi ngôn ngữ trên thế giới đều có những từ xưng hô để nhận diện các đối tượng, các nhân vật liên quan đến người nói trong giao tiếp. Các từ xưng hô được sử dụng trong giao tiếp nói chung và trong lời thỉnh cầu nói riêng không chỉ có chức năng xác định đối tượng hướng đến mà còn nói lên cả mối quan hệ giữa người nói và người nghe cũng như thái độ của người nói là thân mật hay xa lạ, lịch sự hay không lịch sự, kính trọng hay coi thường… Bởi vậy cách xưng hô cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lực thỉnh cầu, hay nói một cách đơn giản là ảnh hưởng tới mức độ thành công hay thất bại của thỉnh cầu. Song ở mỗi cộng đồng có nền văn hóa khác nhau thì cách xưng hô cũng khác nhau, cụ thể ở đây là trường hợp của người Việt Nam và người Nhật Bản.
3.2.1. Cách xưng hô trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt
Cho đến ngày nay, tiếng Việt có một hệ thống từ xưng hô hết sức phong phú: tôi, tớ, mình, ấy, cậu, chúng, họ… Trong hệ thống từ xưng hô này có hai loại chính: các đại từ ngôi thứ nhất được người nói dùng để chỉ mình với tư cách là chủ thể của lời nói, các đại từ ngôi thứ hai được dùng để chỉ người nghe. Các đại từ ngôi thứ nhất và thứ hai này là những từ xưng hô trong giao tiếp vì ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai chỉ người nói và người nghe là những đối tượng nhất thiết phải có mặt trong tình huống phát ngôn. Khi để nói về mình, người Việt thường dùng các từ: tôi, tui, tao, tớ, ta, mình…chỉ số ít, còn số nhiều sẽ là: chúng tôi, chúng tớ, chúng ta… Có một điều đặc biệt ở đây là đôi khi đại từ chỉ ngôi thứ nhất “mình” lại có ý chỉ cả người nói và người nghe với ý thân mật, gần gũi:
Mai mình gặp nhau nhé. (Tình huống 2, đối tượng là bạn thân)
Một đặc điểm trong cách xưng hô của người Việt là dùng danh từ thân tộc làm từ xưng hô không chỉ với những người trong gia tộc, có quan hệ huyết thống mà còn dùng để xưng hô ngoài xã hội với những người vốn không có quan hệ thân thuộc gì với mình [dung hoc v ngu, 33]. Từ những người bán hàng rau quả cho tới các nhân viên nhà nước như nhân viên ngân hàng, bưu điện…cũng đều gọi khách hàng là ông, bà, cô, bác, anh, chị… Ngay cả trong công văn giấy tờ chính thức người ta cũng giới hạn bằng hai từ “ông” cho nam giới, “bà” cho phụ nữ không kể tuổi tác. Lúc này hai danh từ “ông” “bà” đã hoàn toàn được đại từ hóa thích hợp với vai trò xã hội, không còn mang nét nghĩa chỉ người sinh ra bố, mẹ nữa. Như vậy có thể thấy từ xưng hô thân tộc tiếng Việt được xã hội hóa cao, đồng thời hiện tượng này cũng nói lên tính tôn ti tầng bậc vẫn được thể hiện rất rõ trong cách xưng hô ngay cả trong bối cảnh xã hội. Sự phân biệt cách xưng hô ở đây là theo tuổi tác: gọi anh/chị với đối tượng cùng thế hệ; cô/chú/bác với đối tượng trung niên, ông/bà với đối tượng cao tuổi (giả sử người nói là thanh niên). Tuy nhiên vì đây là xưng hô chính thức mang tính xã hội cao nên người nói lúc này không nhất thiết phải xưng “cháu” “em” như khi dùng trong gia đình mà có thể dùng một từ trung lập là “tôi” tuỳ theo vị thế xã hội và mức độ thân hữu giữa người nói và người nghe mà người ta lựa chọn những từ thích hợp. Trong các tình huống 1, 2 của điều tra, khi đối tượng là cấp trên, người quen, người lạ hơn tuổi thì phần lớn các từ xưng hô được lựa chọn là: bác, cô/chú, anh/chị… Còn trong trường hợp đối tượng là người ít tuổi hơn thì người nói thường gọi người nghe là: cháu, em, bé… và xưng là: bác/cô/chú, anh/chị…Ví dụ trong tình huốnh 1:
Anh cho em hỏi đường ra bưu điện thì đi thế nào ạ? (j) ( Đối tượng là cấp trên, hơn tuổi)
Bác ơi, bác chỉ giúp cháu đường tới bưu điện được không ạ? (k) (Đối tượng là người lạ, hơn tuổi)
Em chỉ anh đường tới bưu điện với. (l) (Đối tượng là người quen, kém tuổi)
Từ các ví dụ trên có thể thấy đối với từng đối tượng mà cách xưng hô khác nhau, các từ gạch chân trong từng câu là các cặp từ xưng hô được sử dụng. Ở phát ngôn (j), đối tượng là cấp trên, hơn tuổi nên cặp từ xưng hô: anh – em được sử dụng. Ngoài ra, trong tình huống này, cũng có nhiều lựa chọn khác như: bác – cháu, chú – cháu, chị - em…Đối tượng là người lạ, hơn tuổi: bác – cháu, cô/chú – cháu, anh – em…Đối tượng là người quen kém tuổi: em – anh/chị…
Có thể thấy, trong lời thỉnh cầu, sự lựa chọn xưng hô cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố về tuổi tác, vị thế xã hội, mức độ thân hữu giữa người nói và người nghe như trong cách xưng hô nói chung của cộng đồng người Việt. Do lời thỉnh cầu có nguy cơ đe doạ thể diện cao, để tránh đe dọa thể diện cần có các yếu tố thể hiện tính lịch sự. Và đối với người Việt Nam, xưng hô một cách phù hợp là một cách thể hiện tính lịch sự. Điều này giải thích cho việc số liệu thống kê được từ bảng điều tra phần lớn các lời thỉnh cầu đều có từ xưng hô, tỉ lệ cao hay thấp chỉ khác ở từng đối tượng. Trong cả tình huống 1 và 2, tỉ lệ lời thỉnh cầu có yếu tố xưng hô cao đều rơi vào trường hợp các đối tượng là: thầy/cô giáo, cấp trên, người quen (hơn tuổi). Đây là một điều dễ hiểu bởi vì đối với người Việt Nam, những người quen quan hệ với nhau theo kiểu làng xã nông nghiệp gia trưởng, lễ độ đối với người trên là điều cần thiết gần như bắt buộc [43, 63]. (Xem bảng H.7 và H.8)
TT
Cách thỉnh cầu
Đối tượng
Có từ xưng hô
Không có từ xưng hô
Không có câu trả lời
1
Bạn thân
63%
35%
2%
2
Anh (chị, em)
91%
7%
2%
3
Thầy cô giáo
100%
4
Đồng nghiệp (cùng giới, cùng tuổi)
82%
18%
5
Đồng nghiệp (khác giới, cùng tuổi)
94%
6%
6
Cấp trên (hơn tuổi)
98%
2%
7
Cấp trên (kém tuổi)
92%
8%
8
Người quen (hơn tuổi)
100%
9
Người quen (kém tuổi)
84%
16%
10
Người lạ (hơn tuổi)
91%
9%
11
Người lạ (kém tuổi)
89%
9%
2%
H.7. Cách xưng hô của tình huống 1 (Người Việt Nam)
TT
Cách thỉnh cầu
Đối tượng
Có từ xưng hô
Không có từ xưng hô
Không có câu trả lời
1
Bạn thân
44%
54%
2%
2
Thầy cô giáo
100%
3
Đồng nghiệp (cùng giới, cùng tuổi)
65%
35%
4
Đồng nghiệp (khác giới, cùng tuổi)
71%
29%
5
Cấp trên (hơn tuổi)
94%
6%
6
Cấp trên (kém tuổi)
80%
18%
2%
7
Người quen (hơn tuổi)
82%
18%
8
Người quen (kém tuổi)
33%
60%
7%
H.8. Cách xưng hô của tình huống 2 (Người Việt Nam)
3.2.2. Cách xưng hô trong lời thỉnh cầu của tiếng Nhật – so sánh với tiếng Việt
Cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Nhật cũng có một hệ thống từ xưng hô riêng phản ánh đặc trưng văn hóa xã hội của dân tộc mình. Tương tự như tiếng Việt, từ xưng hô tiếng Nhật cũng có các đại từ chỉ ngôi thứ nhất: 私watashi/watakushi (tôi), 僕boku (tớ - chỉ nam giới sử dụng), あたしatashi (tớ - chỉ nữ giới dùng), おれore (tao – nam giới sử dụng)… và những từ chỉ ngôi thứ hai: あなたanata (bạn, ấy…), 君kimi…Song một điều dễ nhận thấy là số lượng không nhiều, không phong phú như của tiếng Việt.
Người Nhật cũng có hệ thống từ xưng hô thân tộc để gọi những người trong gia đình, cùng huyết thống như: おじいさんojiisan (ông), おばあさんobaasan (bà), おじさんojisan (bác/chú ), おばさんobasan (bác/cô), お兄さんoniisan (anh), お姉さんoneesan (chị)… Và tiếng Nhật cũng có hiện tượng dùng các từ xưng hô thân tộc này để gọi những người ngoài gia đình song nó không được xã hội hóa cao như trong tiếng Việt [m s đ v h nhat viet wa khao sat…, 62]. Trong tiếng Nhật, đây chỉ là cách xưng hô không chính thức mang tính thân mật xuề xòa. Chẳng hạn ở những nơi mà tính trang trọng không bị đòi hỏi cao như ở cửa hàng Izakaya (những cửa hàng phục vụ rượu và đồ nhậu) có thể gọi người bán hàng là: おばあさんobaasan,おじいさん ojiisan,お姉さん oneesan,お兄さん oniisan… như một cách cố tình xoá bớt khoảng cách giữa người bán và người mua, tạo sự thân mật. Nhưng ở những nơi như công sở nhà nước, tức là khi xưng hô mang tính chính thức, trịnh trọng thì người khách đến giao dịch thường được gọi là お客さんokyakusan hay お客様okyakusama (quý khách) vốn là những từ xưng hô lịch sự.
Trong tiếng Nhật các từ xưng hô lịch sự thường là các từ chỉ chức vụ như: 社長shachou (giám đốc), 課長kachou (trưởng phòng), 院長inchou (viện trưởng), 学長gakuchou (hiệu trưởng), 先生sensei (thầy/cô giáo)… Ngoài ra cách hô gọi bằng:
+tên người +san/sama (ngài)
+tên người/ chức vụ +san/sama (ngài)
cũng là một cách gọi phổ biến.
Phương tiện này được xếp vào danh sách phương tiện kính ngữ của mọi tác giả một cách nhất quán. Khi dùng phương tiện này thường xuất hiện đồng thời với đại từ xưng hô khiêm tốn: わたくしwatakushi và tránh dùng đại từ ngôi hai あなたanata. Một cách xưng hô khiêm tốn mà chỉ thấy trong tiếng Nhật: đó là viêc tạo ra hai hệ thống hô gọi các thành viên chỉ có quan hệ thân tộc: một hệ thống từ dùng xưng hô trong nội bộ, một hệ thống dùng cho người ngoài gia đình. Ví dụ:
父 chichi (bố tôi) → お父さん otoosan (bố anh/bố người khác)
母 haha (mẹ tôi) → お母さんokaasan (mẹ anh/mẹ người khác)
家内 kanai (vợ tôi) → 奥さんokusan (vợ anh/vợ người khác)
Có một hệ thống từ xưng hô tôn kính lịch sự như vậy liệu có thể hiện rằng người Nhật coi việc xưng hô là một yếu tố biểu thị tính lịch sự? Trong bảng H.9 và H.10 thì số lượng lời thỉnh cầu có từ xưng hô gần như là không có, nếu có thì rất thấp, ngược với tiếng Việt. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người Nhật kém lịch sự hơn người Việt Nam. Bởi lẽ, nếu với người Việt Nam xưng hô phù hợp là một yếu tố gần như là bắt buộc thể hiện tính lịch sự thì với người Nhật xưng hô lịch sự chỉ là một yếu tố thể hiện lịch sự, không phải là yếu tố thiết yếu. Người Nhật không coi sự hiện diện nhiều của từ xưng hô chỉ người nghe và người nói là một phương tiện lịch sự hữu hiệu [45, 32]. Họ thường tránh dùng từ xưng hô đến chừng nào có thể, khi bối cảnh giao tiếp cho phép và dựa vào đuôi động từ cùng các dấu hiệu kính ngữ hay khiêm tốn để nhận biết nhân vật hành động cũng như thể hiện lịch sự. Ví dụ trong tình huống 2, đối tượng là thầy/cô giáo:
- 明日、お会いしたいのですが、お時間をいただけないでしょうか。
Ashita, oaishitainodesuga, ojikan wo itadakenaideshouka?
Dịch trực nghĩa: Ngày mai, (em) muốn gặp (thầy/cô) nhưng… liệu (em) có thể nhận được thời gian (của thầy cô) không ạ? Những đại từ em, thầy/cô trong ngoặc đơn thực tế không có mặt trong câu tiếng Nhật. Nếu chuyển dịch sang tiếng Việt mà không thêm các đại từ xưng hô tương ứng thì lời thỉnh cầu này sẽ bị đánh giá là rất thiếu kính trọng, lễ độ. Tuy nhiên, vì có các yếu tố kính ngữ như tiền tố おO… và đuôi động từ bổ trợ tiếp nhận lợi ích ~いただけないでしょうか itadakenaideshouka đã biểu hiện được thái độ kính trọng, lễ phép của người nói mà không cần phải có yếu tố xưng hô. Sự khác biệt này có thể lý giải từ sự khác biệt trong tâm lý giao tiếp của người Việt và người Nhật. Đối với người Nhật điều cần thiết là phải hòa mình, không ai muốn mình nổi lên tách ra khỏi cộng đồng [45, 32].
TT
Cách thỉnh cầu
Đối tượng
Có từ xưng hô
Không có từ xưng hô
Không có câu trả lời
1
Bạn thân
98%
2%
2
Anh (chị, em)
96%
4%
3
Thầy cô giáo
92%
2%
4
Đồng nghiệp (cùng giới, cùng tuổi)
98%
2%
5
Đồng nghiệp (khác giới, cùng tuổi)
96%
4%
6
Cấp trên (hơn tuổi)
96%
4%
7
Cấp trên (kém tuổi)
98%
2%
8
Người quen (hơn tuổi)
98%
2%
9
Người quen (kém tuổi)
98%
2%
10
Người lạ (hơn tuổi)
96%
4%
11
Người lạ (kém tuổi)
94%
6%
H.9. Cách xưng hô của tình huống 1 (Người Nhật Bản)
#
Cách thỉnh cầu
Đối tượng
Có từ xưng hô
Không có từ xưng hô
Không có câu trả lời
1
Bạn thân
95%
5%
2
Thầy cô giáo
11%
85%
4%
3
Đồng nghiệp (cùng giới, cùng tuổi)
95%
5%
4
Đồng nghiệp (khác giới, cùng tuổi)
96%
4%
5
Cấp trên (hơn tuổi)
2%
98%
6
Cấp trên (kém tuổi)
93%
7%
7
Người quen (hơn tuổi)
2%
91%
7%
8
Người quen (kém tuổi)
93%
7%
H.10. Cách xưng hô của tình huống 2 (Người Nhật Bản)
Khi xưng hô, mỗi người được đặt vào một vị trí nhất định. Một sự thay đổi về xưng hô thường kéo theo sự thay đổi về tình cảm, thái độ trọng - khinh đối với người nghe. Từ số liệu điều tra cũng như từ đặc điểm văn hóa trong cách xưng hô như đã trình bày ở trên, ta có thể thấy sự khác biệt cách xưng hô trong lời thỉnh cầu nói riêng và trong giao tiếp nói chung của người Việt Nam và người Nhật Bản. Người Việt Nam ưa sử dụng xưng hô thân tộc, coi xưng hô phù hợp là một tiêu chí để đánh giá sự lễ độ cũng như thể hiện tính lịch sự. Bởi lẽ với người Việt Nam xưng hô không chỉ thuộc phạm vi ngôn ngữ mà nó còn thuộc phạm trù đạo đức. Người Nhật cũng sử dụng xưng hô thân tộc cho người ngoài gia đình song đó mới dừng lại ở mức độ là những hiện tượng nhỏ lẻ, chỉ xuất hiện trong những tình huống hạn chế, không có tính xã hội hóa cao như của Việt Nam. Và với người Nhật, xưng hô không phải là yếu tố thiết yếu đánh giá sự lễ độ hay thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp.
Trong sự khác biệt về xưng hô thể hiện sự khác biệt về tâm lí. Khi giao tiếp không chính thức người Việt có xu hướng hòa nhập với cá nhân hoặc cộng đồng của người đối thoại, thể hiện tâm lí thích gần gũi của người Việt. Ví dụ người bán hàng nhiều tuổi có thể gọi người mua hàng trẻ tuổi là con để tỏ ra thân mật, gần gũi. Song những biểu hiện này không có trong xưng hô giao tiếp của người Nhật. Người Nhật trong giao tiếp xã hội, giữa người nói và người nghe luôn có một khoảng cách được tạo ra bởi cách xưng hô. Bởi lẽ, trong ý thức người Nhật cái “trong” và cái “ngoài” (uchi và soto) được phân biệt hết sức rõ ràng. Đầu tiên, và cũng là trung tâm của cái “trong” này là “tôi”, tiếp đó là gia đình tôi, cơ quan công ty, nơi làm việc của tôi, đất nước dân tộc tôi, tóm lại là tất cả những gì thuộc về “tôi”, để đối lập với cái “ngoài” - gần nhất là người đối thoại, rộng ra là người ngoài gia đình, ngoài công ty, người nước ngoài… Người Nhật nói “uchi no kaisha” (công ty của tôi), “uchi no shachou” (giám đốc của tôi)… bởi vì họ thường đồng nhất cá nhân mình không chỉ với gia đình mà cả với công ty nơi mình làm việc. Cho nên cũng dễ hiểu khi người Nhật trong giao tiếp với người nước ngoài không dùng kính ngữ đối với cha mẹ cũng như là công ty, ông giám đốc của họ. Trong khi đó, người Việt không có thói quen đồng nhất bản thân với cơ quan, công ty nơi làm việc.
3.3. Tiểu kết
Qua các phần trình bày trên, ta có thể thấy được một số khác biệt văn hóa trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật. Người Việt Nam và người Nhật Bản đều có cách thỉnh cầu gián tiếp và trực tiếp song thỉnh cầu gián tiếp ở người Nhật cao hơn. Xưng hô trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt là một yếu tố gần như là không thể thiếu để thể hiện tính lịch sự vì với người Việt Nam, xưng hô không chỉ thuộc phạm vi ngôn ngữ mà còn thuộc phạm trù đạo đức. Trong khi đó, với người Nhật xưng hô không phải là một yếu tố thể hiện lịch sự hữu hiệu và thiết yếu. Người Nhật ưa dùng kính ngữ, đặc biệt ưa dùng nhóm động từ bổ trợ tiếp nhận lợi ích – nhóm từ phản ánh rất rõ ý thức 内-外uchi – soto (trong – ngoài) của người Nhật. Ý thức内-外uchi – soto (trong – ngoài) có ảnh hưởng khá lớn tới cách thỉnh cầu, xưng hô của người Nhật. Nó thể hiện tâm lí phân biệt rõ ranh giới giữa người nói và người nghe, trong giao tiếp xã hội luôn có một khoảng cách được tạo ra giữa những người đối thoại. Khác với người Việt Nam luôn có tâm lí kéo người đối thoại về gần phía mình, thuộc cùng nhóm với mình, thể hiện sự nhiệt tình trong giao tiếp.
Về hiện tượng này, xem xét lịch sử tư tưởng, văn hóa của hai nước thì thấy rằng: Người Nhật luôn ý thức được sư thua kém văn hóa, văn minh của mình so với những nền văn minh khác rực rỡ hơn. Bước ngoặt thứ nhất là vào thế kỉ IV – VI khi đứng trước nền văn minh Trung Hoa vĩ đại, bước ngoặt thứ hai là vào thế kỷ 17 – 19 khi va chạm với văn minh công nghệ phương Tây tiến tiến. Với tính cách khôn ngoan, thực tế, họ khéo léo chủ động tiếp thu những thành tựu của những nền văn minh tiên tiến hơn, trong khi vẫn giữ được tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc. Có thể thấy lịch sử Nhật Bản toát lên một tư tưởng bao trùm là học tập, tiếp thu để phòng thủ, cố vươn lên để xóa bỏ sự thua kém. Do đó, một cách khôn ngoan, thực tế, họ luôn tỏ ra nhún nhường, xa cách với bên ngoài. Trong sự nhún nhường ấy hàm chứa cả ý thức tự tôn về mình, về những gì thuộc về mình. Ngược lại, lịch sử của người Việt là lịch sử của các cuộc chống xâm lược. Văn minh tiên tiến thường vào bằng con đường áp đặt ngoại xâm. Vì vậy, tư tưởng thường trực của người Việt là tư tưởng chống đối. Và phù hợp với tư tưởng đó là một tinh thần tự hào về dân tộc mình. Điều đó cũng đồng thời đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao trong cộng đồng người Việt. Nói chung người Việt là một dân tộc dũng cảm, sống vị tình.
PhẦn 3: KẾt luẬn
Trải qua ba chương, luận văn đã tìm hiểu, phân tích và lý giải các yếu tố ảnh hưởng tới lời thỉnh cầu, cũng như thấy được những nét khác biệt về văn hoá trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật. Tựu chung, có thể nhận định, đánh giá tổng quát như sau:
Để thỉnh cầu, tiếng Việt và tiếng Nhật đều có cách thỉnh cầu trực tiếp và gián tiếp song thỉnh cầu gián tiếp trong tiếng Nhật cao hơn thỉnh cầu gián tiếp trong tiếng Việt. Bởi vì: thỉnh cầu gián tiếp trong tiếng Việt không chỉ thể hiện tính lịch sự mà còn nhiều hàm ý phi lịch sự khác như đe dọa, áp đặt, châm biếm; gián tiếp được dùng với chức năng lịch sự trong thỉnh cầu có tính đe doạ thể diện cao nhiều hơn trong thỉnh cầu có tính đe doạ thể diện thấp; sự cạnh tranh của các phương tiện biểu thị lịch sự khác: các từ xưng hô, các từ tình thái, các yếu tố điều biến lực ngôn trung. Còn trong tiếng Nhật, gián tiếp dù không phải lúc nào cũng thể hiện lịch sự (giống tiếng Việt) nhưng vẫn được ưa dùng nhiều hơn trực tiếp. Bởi vì, người Nhật rất hay dùng kính ngữ và đặc biệt là nhóm động từ bổ trợ tiếp nhận lợi ích - một biểu hiện cho cách nói gián tiếp.
Trong lời thỉnh cầu nói riêng và trong giao tiếp nói chung, người Việt Nam coi xưng hô phù hợp là một yếu tố quan trọng thể hiện sự lễ độ, lịch sự trong khi với người Nhật xưng hô không phải là một yếu tố thiết yếu thể hiện lịch sự, ngược lại họ càng tránh dùng từ xưng hô đến chừng nào còn có thể.
Vì những sự khác biệt đó mà nếu không có hiểu biết về văn hóa nước bạn hay văn hóa mà ngôn ngữ giao tiếp được sử dụng thuộc vào thì những hiểu lầm, “sốc văn hóa” nảy sinh và gây ra đổ vỡ trong giao tiếp là điều khó tránh khỏi. Cụ thể như trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật. Nếu một người không hiểu về văn hóa Việt Nam, không biết rằng với người Việt Nam khi mời ai đó một cách trực tiếp, thậm chí có phần áp đặt được coi là lịch sự hơn là gián tiếp thì sẽ thấy rất khó chịu. Đặc biệt là với người Nhật, đất nước có ngôn ngữ nghiêng về lịch sự âm tính nhiều hơn dương tính. Hay việc người Việt Nam thường hay sử dụng xưng hô thân tộc với cả người ngoài cũng có thể dẫn đến “sốc văn hóa” nếu người nghe không hiểu về văn hóa Việt Nam. Wakako, một sinh viên Nhật Bản đã học tiếng Việt ở Việt Nam sáu tháng cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên khi bị gọi là chị ơi bởi một người không quen… Và người Việt Nam khi nhờ ai hay bắt đầu bằng việc gọi người nghe là bác ơi, anh ơi, chị ơi… nhưng với người Nhật, khi bị gọi như thế sẽ gây ra cảm giác hơi khó chịu 気持ち悪いkimochiwarui. Người Nhật thường hay bắt đầu với những từ như: 申し訳ございませんmosiwakegozaimasen, すみませんsumimasen, ごめんなさいgomennasai… (đều có nghĩa là xin lỗi) vì như thế người nghe sẽ có cảm giác dễ chịu hơn 気持ちいいkimochiii…”. Đây là một ví dụ khá tiêu biểu cho những “sốc văn hóa” có thể nảy sinh khi giao tiếp do khác biệt văn hóa.
Để có thể tránh được những “sốc văn hóa” như ví dụ đơn cử bên trên, người học ngoại ngữ không chỉ học ngoại ngữ trên phương diện ngữ pháp, từ vựng… mà còn cần tìm hiểu nền văn hóa của ngôn ngữ đích. Cho nên có thể nói học một ngoại ngữ là học một nền văn hóa mới. Cụ thể như trong trường hợp lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật, khi người học có những hiểu biết về văn hóa của nước bạn sẽ biết cách thỉnh cầu như thế nào cho phù hợp, sẽ biết được trong trường hợp nào thì thỉnh cầu trực tiếp, trong trường hợp nào thì dùng gián tiếp, với đối tượng nào thì gọi là bác, anh/chị… với đối tượng nào thì gọi là em, cháu… Bên cạnh đó người học cũng cần một cộng đồng văn hóa đích “biết thông cảm”. Cộng đồng này sẵn sàng giúp đỡ người học trong những lúc cần thiết khi mà người học đang là một “người lớn” nhưng hãy còn “trẻ con” về nền văn hóa đích và ngôn ngữ đích [25, 53].
Để kết thúc, luận văn xin đưa ra hình ảnh minh họa khá thú vị mà người viết thiết nghĩ cũng cho thấy ít nhiều nét khác biệt văn hóa trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật.
お客様へ ご使用済みの紙は横のくず入れに入れてもらえると本当に助かります。
Danh mỤc tài liỆu tham khẢo
***
Tài liệu tiếng Việt:
Chu Thị Thuỷ An, Phân tích đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của động từ trong mối liên hệ với chức năng cấu tạo câu cầu khiến, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 2001
PGS. TS Nguyễn Trọng Báu, Các đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ chào hỏi của người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 2006
Phạm Đăng Bình, Vai trò của nhân tố văn hóa trong quá trình giao tiếp bằng tiếng nước ngoài, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 2001
GS.TS Đỗ Hữu Châu, Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, 2000
GS.TS Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học 2, NXB Giáo dục, 2007
Mai Ngọc Chừ, Các ngôn ngữ Phương Đông, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001
Mai Ngọc Chừ, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục
Hữu Đạt, Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, NXB Văn hóa – Thông tin Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000
TS Nguyễn Văn Độ, Những yếu tố làm biến đổi lực ngôn trung của lời thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1999
TS Nguyễn Văn Độ, Hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 2004
Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000
Lê Thị Tuyết Hạnh, Chào hay hỏi trong văn hóa Việt (Chiến lược lịch sự dương tính của văn hóa Việt trong giao tiếp hàng ngày), Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 2006
PGS. TS Nguyễn Hòa, Khía cạnh văn hóa của phân tích diễn ngôn, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12, 2005
GS Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên), Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới, 2007
TS Bùi Mạnh Hùng, Bàn về vấn đề phân loại câu theo mục đích phát ngôn, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 2003
Vũ Thị Thanh Hương, Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ, số 1, 1999
TS Vũ Thị Thanh Hương, Chiến lược lịch sự thay đổi mức lợi thiệt trong lời cầu khiến tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, 2000
Nguyễn Đăng Khánh, Cấu trúc của lối nói vòng vo, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9, 2007
Đoàn Thị Hồng Lan, Lịch sự và gián tiếp trong tiếng Nhật qua hành vi đề nghị và từ chối, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006
PGS. TS Đào Thanh Lan, Cách biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp bằng câu hỏi - cầu khiến, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, 2005
PGS. TS Đào Thị Thanh Lan, Nhận diện hành động ngôn từ gián tiếp trên tư liệu lời hỏi - cầu khiến tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ, số 11, 2007
Mã Giang Lân, Tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1995
Nguyễn Thị Lương, Một số tiểu từ tình thái dứt câu tiếng Việt với phép lịch sự trong giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1995
TS Nguyễn Thị Lương, Câu cầu khiến tường minh và câu cầu khiến nguyên cấp, Tạp chí Ngôn ngữ, số 5, 2006
Nguyễn Thiện Nam, Sốc văn hóa trong tiến trình thủ đắc ngoại ngữ và tiếng Việt đối với người nước ngoài, Tạp chí ngôn ngữ, số 4, 1997
TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc, Tiềm năng ngôn ngữ trong nghiên cứu con người và văn hóa, Tạp chí Ngôn ngữ, số 14, 2002
Tôn Nữ Mỹ Nhật, Bước đầu tìm hiểu các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong hành vi yêu cầu của người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, 1999
Tôn Nữ Mỹ Nhật, Những đặc trưng văn hóa – ngôn ngữ của đoạn thoại yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 13, 2001
ThS Phạm Thị Hồng Nhung, Áp đặt trong lời mời của văn hóa Á Đông là hành vi đe doạ thể diện âm tính hay chiến lược lịch sự dương tính: Tiếp cận từ góc độ Nho giáo (Trên cứ liệu tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Nhật), Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 2007
Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980
ThS Mai Thị Kiều Phương, Đặc trưng văn hóa của dân tộc trong nghĩa hàm ẩn của phát ngôn hỏi khi giao tiếp mau bán bằng tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9, 2006
V. Pronikov, I. Ladanov, Người Nhật, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1991
TS Nguyễn Quang, Tính phù hợp và áp lực quyền lực trong giao tiếp nội văn hóa và giao văn hóa, Tạp chí Ngôn ngữ, số 6, 2001
TS Nguyễn Quang, Các chiến lược lịch sự dương tính trong giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, 2002
ThS Nguyễn Dương Đỗ Quyên, Xã hội thành thị và văn hóa thị dân Nhật Bản thời Edo - Một cách nhìn từ nghệ thuật tấu hài Rakugo cổ điển, Luân văn thạc sĩ Đông Phương học, ĐHQG Hà Nội, ĐHKHXH & NV, 2006
G.G. Sansom, Lược sử văn hóa Nhật Bản, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1990
Fukutake Tadashi, Cơ cấu xã hội Nhật Bản, Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, 1994
PGS. TSKH Lý Toàn Thắng, Bản sắc văn hóa: Thử nhìn từ góc độ tâm lý – ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 15, 2001
Phạm Văn Thấu, Hiệu lực ở lời gián tiếp: Cơ chế và sự biểu hiện, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1997
Trần Ngọc Thêm, Đi tìm ngôn ngữ của văn hóa và đặc trưng văn hóa của ngôn ngữ, Kỷ yếu Việt Nam, Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, ĐH Ngoại Ngữ, Hà Nội, 1993
Trần Ngọc Thêm, Ngữ dụng học và văn hóa – ngôn ngữ học, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1999
Hoàng Anh Thi, Văn hóa Việt Nam trong giao tiếp và việc dạy tiếng cho người nước ngoài, Tạp chí Khoa học, số 2, 1994
Hoàng Anh Thi, Một số đặc điểm văn hóa Nhật - Việt qua việc khảo sát hệ thốnh từ xưng hô, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1995
Hoàng Anh Thi, Vài nét về so sánh điểm khác biệt giữa văn hóa Nhật Bản và Việt Nam trong ngôn ngữ giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1997
Hoàng Anh Thi, Về các phương thức biểu thị tính lịch sự trong tiếng Nhật và tiếng Vịêt, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 1, 1998
Hoàng Anh Thi, Về nhóm từ xưng hô thân tộc trong tiếng Nhật và tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9, 1999
TS Hoàng Anh Thi, Bàn về tính gián tiếp trong giao tiếp tiếng Nhật, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, 2006
TS Hoàng Anh Thi, Đặc trưng lịch sự - đặc trưng văn hóa trong tiếng Nhật, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, 2007
Nguyễn Việt Tiến, Phân tích hội thoại dưới góc độ văn hóa, Tạp chí ngôn ngữ, số 13, 2002
Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007
Tài liệu tiếng Anh:
Nguyen Quang, Some English-Vietnamese cross-cultural differences in requesting, Certificate of originality of study project report, 2000
Justin Charlesbois, Cross Cultural Variation in the Notion of ‘Face’: A Comparison of Japanese and American English, Nagoya Burin University, 2003
Yoshihiko Nakazato, Reexamination of Politeness in Indirect Speech Acts, The Bulletin of School of High-Technology for Human Welface Tokai University, Vol. 14, 2004
Yuka Shigemitsu, Yasumi Murata, Yoko Otsuka, Positive Politeness Strategies – in Everyday Japaese Conversation, Academic reports Fac. Eng. Tokyo Polytech. University. Vol. 29, 2006
Yuxin Wu, A comparation of Speech-Level Choice between Japanese and Chinese from the Point of View of Politeness Theory: Considerations from the Results of a Questionnaire, Reitaku University, 2005
Tài liệu tiếng Nhật:
杉本つとむ、言葉の文化史、桜楓社、1982
ルース・ベネディクト、聞くと刀、社会思想社、1988
監修和田利政、日本語の和職百科、主婦と生活社、1988
石川有紀子・武藤隆、要求表現の文脈依存性、教育心理学研究、第38券、第1号、1990
友松悦子・宮本淳・和栗雅子、どんな時どう使う日本語表現文型200、アルク社、2000
友松悦子・宮本淳・和栗雅子、どんな時どう使う日本語表現文型500、アルク社、2000
高井次郎、依頼および断りの状況における直接的・間接的対人方略の地域比較、名古屋大学、第49券、2002
宇佐美 まゆみ、異文化接触とポライトネス-ディシコース・ポライトネス理論の観点から-、『国語学』第54券3号、2003
新和英大辞典、第五番、株式会社研究社, 2003
監修在治圭三・真田信浩、言語一般日本語教師養成講座テキスト1 文化・社会・地域、ヒュウマンアカデミー社、2004
監修在治圭三・真田信浩、言語一般日本語教師養成講座テキスト2、ヒュウマンアカデミー社、2004
中根千枝、縦社会の力学、講談社現代新書、
関根和枝、「~てください」の機能について-「~てください」は依頼か、諸和女子大学。
金昌男、日本語母語者における依頼表現の使用実態について - 「~てくれる/くださる」「~てもらう/いただく」を中心に-、千葉大学
頼 美麗、依頼における「お詫び・謝罪系」表現に関する考察-日本語母語話者と台湾人日本語学習者を対象に-早稲田大学日本語教育研究、NII Electronic Library Service
Tài liệu từ Internet:
BẢng hỎi cách nói lỜi đỀ ngHỊ
Tôi là Tống Thị Hà, sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học, khoa Đông Phương học, ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Bây giờ tôi đang viết luận văn tốt nghiệp với tên đề tài: “Một số khác biệt văn hoá trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật”. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ Quý vị.
*Dữ liệu thu được từ bảng hỏi này sẽ chỉ được dùng cho luận văn tốt nghiệp.
*Quý vị có thể không viết tên và email của mình.
***
Tên: Email:
Tuổi: Giới tính: Nam / Nữ
Tình trạng hôn nhân: Đã lập gia đình / Chưa lập gia đình
Nghề nghiệp: sinh viên / nhân viên công ty
nghề khác:
Trình độ ngoại ngữ: [tiếng ] Giỏi / Khá / Trung bình
Nơi quý vị sống lâu nhất: Nông thôn / Thành phố
***
I. Quý vị sẽ hỏi đường đến bưu điện những người sau như thế nào?
1. Người ấy là bạn thân của Quý vị?
2. Người ấy là anh (chị, em) của Quý vị?
3. Người ấy là thầy (cô) giáo của Quý vị?
4. Người ấy là đồng nghiệp của Quý vị (cùng giới, cùng tuổi)?
5. Người ấy là đồng nghiệp của Quý vị (khác giới, cùng tuổi)?
6. Người ấy là cấp trên của Quý vị (hơn tuổi hơn Quý vị)?
7. Người ấy là cấp trên của Quý vị (ít tuổi hơn Quý vị)?
8. Người ấy là người quen (lớn tuổi hơn Quý vị)?
9. Người ấy là người quen (ít tuổi hơn Quý vị)?
10. Người ấy là người lạ (lớn tuổi hơn Quý vị )?
11. Người ấy là người lạ (ít tuổi hơn Quý vị)?
II. Quý vị sẽ hẹn gặp những người sau đây vào ngày mai như thế nào?
1. Người ấy là bạn thân của Quý vị?
2. Người ấy là thầy (cô) giáo của Quý vị?
3. Người ấy là đồng nghiệp của Quý vị (cùng giới, cùng tuổi)?
4. Người ấy là đồng nghiệp của Quý vị (khác giới, cùng tuổi)?
5. Người ấy là cấp trên của Quý vị (hơn tuổi hơn Quý vị)?
6. Người ấy là cấp trên của Quý vị (ít tuổi hơn Quý vị)?
7. Người ấy là người quen (hơn tuổi hơn Quý vị)?
8. Người ấy là người quen (ít tuổi hơn Quý vị)?
Chân thành cảm ơn quý vị!
2008年4月
日本人の依頼の表現に関するアンケート
私はハノイ国家大学人文社会科学大学東洋学部日本学科4年生のトン・ティ・ハーと申します。今回、卒業論文を執筆するにあたり、皆様の「依頼のしかた」に関してアンケート調査を行っております。ご協力をよろしくお願い申し上げます。
このアンケート結果は、卒業論文以外の目的には使用いたしません。
氏名、Eメールアドレスの記入は任意でかまいません。記入していただいた方には、卒業論文が完成しましたら、論文を日本語に訳してメールでお送りいたします。
***
氏名:( )Eメールアドレス:( )
年齢:( )歳 性別: 男 ・ 女 配偶者: 有 ・ 無
職業: 学生 ・ 会社員 ・ その他( )
外国語レベル:( 語) 上級 ・ 中級 ・ 初級
一番長く住んでいた場所: 都会 ・ 田舎
***
【Ⅰ】誰かに郵便局への行き方を聞きたいとき、何と言いますか。
相手が 親友の場合
相手が 兄弟の場合
相手が 先生の場合
相手が 同僚(同性、同い年)の場合
相手が 同僚(異性、同い年)の場合
相手が 上司(年上)の場合
相手が 上司(年下)の場合
相手が 知り合いの人(年上)の場合
相手が 知り合いの人(年下)の場合
相手が 知らない人(年上)の場合
相手が 知らない人(年下)の場合
【Ⅱ】 誰かに明日会いたいとき、何と言いますか。
相手が 親友の場合
相手が 先生の場合
相手が 同僚(同性、同い年)の場合
相手が 同僚(異性、同い年)の場合
相手が 上司(年上)の場合
相手が 上司(年下)の場合
相手が 知り合いの人(年上)の場合
相手が 知り合いの人(年下) の場合
質問は以上です。最後まで回答していただき、本当にありがとうございました。
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật.doc