Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực

A.PHẦN MỞ ĐẦU Sự nghiệp giáo dục có ý nghĩa cực kì quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, trong lĩnh vực sản xuất vật chất xã hội. Giáo dục – đào tạo là một thành tố hết sức quan trọng của văn hoá, nó vừa là nền tảng của một dân tộc, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ có giáo dục – đào tạo mà tri thức nhân loại được tích luỹ và lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác , để con người có điều kiện vươn tới đỉnh cao của nhận thức và sáng tạo. Giáo dục – đào tạo đặt cơ sở nền tảng cho sự ra đời và phát triển của khoa học công nghệ, cùng với khoa học công nghệ làm khâu đột phá của quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Giáo dục – đào tạo góp phần mang lại tương lai cho con người, đào tạo nguồn nhân lực tri thức cho đất nước . Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, giáo dục – đào tạo làm cho con người đủ sức mạnh cần thiết để tham gia giành những thắng lợi trong phân công , hợp tác và cạnh tranh quốc tế. Giáo dục – đào tạo có vai trò lớn trong việc giáo dục ý thức hệ làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của dân tộc. Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào muốn phát triển mạnh mẽ và vươn lên hàng ngũ những nước tiên tiến mà lại ít quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đầu tư ít cho giáo dục. Cuộc chạy đua phát triển kinh tế của thế giới, hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, về giáo dục – đào tạo, chạy đua để nâng cao chất lượng lao động mà chủ yếu rằng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập thương mại quốc tế. Do vậy, giáo dục – đào tạo đóng vai vai trò rất quan trọng là phương tiện có hiệu quả nhất đáp ứng nhu cầu trên. Đối với An Lão là một huyện vùng cao của tỉnh Bình Định đang cùng cả tỉnh và cả nước tiến hành công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo An Lão có vai trò, vị trí trong việc đào tạo nguồn nhân lực phuc vụ cho quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá của huyện nhà. Trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục của huyện nhà có những bước tiến đáng kể cả về số lượng và chất lượng cũng như qui mô phát triển. Bên cạnh những thành tựu to lớn, giáo dục – đào tạo vẫn còn yếu kém, bất cập cả về qui mô, chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao về nguồn lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá của huyện An Lão nói riêng và cả nước nói chung theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi xin chọn đề tài: “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước “. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là thực trạng giáo dục – đào tạo của huyện An Lão trong 3 năm học 2004-2005, 2005-2006, 2006-2007, bao gồm các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từ việc vận dụng các cơ chế chính sách giáo dục – đào tạo ở địa phương các điều kiện thiết yếu đảm bảo cho việc dạy và học, công tác quản lí giáo dục, nhằm phát huy những mặt mạnh, mặt tích cực, những điển hình tiên tiến trong hoạt động dạy và học,đồng thời cần tập trung các mặt tồn tại, hạn chế, bất cập và đặt nó trong quan hệ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đaị hoá đất nước, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của huyện nhà trong những năm tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Chính Trị tỉnh Bình Định, Phòng Đào tạo – Tổ chức, quý thầy cô giáo bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp đã giúp đỡ tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Phan Văn Huệ, trưởng khoa Lí luận cở sở của trường, đã tận tình hướng dẫn tôi làm tiểu luận này: Xin cảm ơn Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện, lãnh đạo Phòng Giáo dục An Lão, Ban giám hiệu các trường Trung học phổ thông, Phổ thông Dân tộc Nội trú, các trường Mẫu giáo và Tiểu học, Trung học cơ sở trong huyện An Lão cùng các bạn đồng nghiệp đã có nhiều hổ trợ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tiểu luận này.

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2754 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a cách mạng, của sự nghiệp đổi mới. Vì vậy, để phát huy nhân tố con người, nguồn lao động ở trình độ cao, chúng ta cần phải nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của giáo dục – đào tạo. Nghĩa là phải tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục – đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. b. Sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục – đào tạo: Công nghiệp hoá là quá trình chuyển biến, đổi mới căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sản xuất kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với lao động công nghệ hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của khoa học – công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Trước đây công nghiệp hoá tiến hành ở các nước kém phát triển và trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nội dung có tính nguyên tắc là phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Trong thời đại ngày nay, thông qua mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, trong chặng đường đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hoá không nhất thiết phải bắt đầu bằng ưu tiên công nghiệp nặng mà phát triển những tiềm năng, ưu thế lớn, có khả năng sử dụng kỹ thuật và công nghệ có hiệu quả cao nhất. Ngày nay, sự phát triển nhanh của cách mạng khoa học – công nghệ không những ở các nước đang phát triển mới tiến hành công nghiệp hoá,mà ngay cả ở những nước có nền công nghiệp tương đối phát triển cũng phải tiến hành với những nội dung mới. Thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đã phát triển ở mức độ cao, trong khi đó nền kinh tế nước ta vẫn còn là nền kinh tế lạc hậu , kém phát triển. Do đó, khi tiến hành công nghiệp hoá đất nước phải gắn liền hiện đại hoá nhằm mục đích đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới trong điều kiện cho phép, nước ta không dừng lại ở việc cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu mà còn biết khai thác những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến của nhân loại để hiện đại hoá đất nước. Vì thế, tiến hành công nghiệp hoá phải gắn liền hiện đại hoá. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay là lấy công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá đất nước, cùng với sự phát triển nông nghiệp nông thôn một cách toàn diện, làm nhiệm vụ trọng tâm suốt thời kỳ quá độ lên chủ nhĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước ở nước ta diễn ra trong điều kiện tác động mạnh mẽ của khoa học – công nghệ hiện đại và phát triển của nền kinh tế trí thức. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách và nặng nề của công nhiệp hoá hiện đại hoá, sự nghiệp giáo dục – đào tạo phải tiếp tục đổi mới và phát triển nhằm tạo nguồn nhân lực dồi dào theo hướng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Sự nghiệp giáo dục –đào tạo không chỉ thực hiện ở phạm vi quốc gia mà còn phải thực hiện trên từng địa phương một cách cụ thể và có hiệu quả. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Ở HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY: 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội: a. Đặc điểm tự nhiên An Lão là một huyện vùng cao nằm phía Bắc của tỉnh Bình Định. Đông giáp huyện Hoài Nhơn - Bình Định, Tây giáp huyện K-bang- Gia La, Nam giáp huyện Hoài An và Vĩnh Thạnh – Bình Định. Bắc giáp huyện Ba Tơ và Đức Phổ thuộc Tỉnh Quảng Ngãi. An Lão có tổng diện tích tự nhiên 691 km2, diện tích đất nông – lâm nghiệp 660 km2, chiếm 96% ( trong đó diện tích đất rừng chiếm 57%, đất thổ cư 1.5%, đất chưa sử dụng 38.4% chủ yếu là đất đồi núi trọc ) An Lão nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Song địa hình bị chia cắt phức tạp nên khí hậu cũng tương đối khắc nghiệt. Ở vùng thung lũng An Lão nhiệt độ trung bình từ 28 – 30 0C về mùa hạ và 20– 26 0C về mùa đông. Nhưng ở những nơi vùng núi cao như An Toàn, An Nghĩa, An Vinh nhiệt độ trung bình thấp hơn từ 2 – 6 0C. Do địa hình đa phương và điều kiện hoàn lưu nên lượng mưa hàng năm tương đối lớn với tổng lượng mưa 2800 mm/năm. Diên tích đất rừng chiếm 57% tổng diện tích tự nhiên, ước tính trữ lượng gỗ 4 triệu mét khối và hơn 2 triệu mét khối tre nứa. Tài nguyên dưới tán rừng rất phong phú, ở vùng núi cao có nhiều động vật quí hiếm, nhiều chủng loại và các dược liệu quý. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do ý thức bảo vệ rừng của người dân còn kém, nạn chặt phá rừng, săn bắn trái phép, nạn du canh… đã làm tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trong, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. b. Về kinh tế – xã hội: An Lão là địa phương rất giàu truyền thống cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến, đồng bào các dân tộc An Lão luôn đi đầu trong phong trào đấu tranh cách mạng. Chính nơi đây đã từng chứng kiến những cuộc tàn sát đẫm máu của thực dân Pháp ( trận thảm sát làng Đá Bàng – An Hưng ) và cũng tại nơi đây đã sinh ra ngiều anh hùng lực lượng vũ trang nhân như anh hùng Đinh Rúi (An Quang), anh hùng Đinh Nỉ (An Vinh). * Tình hình kinh tế: An Lão được tách ra thành huyện riêng từ huyện Hoài An vào tháng 2/1982, với dân số ít, cơ sở vật chất hoàn toàn thiếu thốn, nhưng với tinh thần đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái giữa các dân tộc, nỗ lực đấu tranh xoá bỏ nghèo nàn và lac hậu, nhân dân An Lão Quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng. Đặc biệt từ trong những năm 1995 đến nay, với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí hơn nên nhìn chung kinh tế nông thôn có bước phát triển khá. Từ năm 2003 đến nay, sản lượng lương thực luôn tăng từ 9748.2 tấn lên 11534 tấn năm 2006. Tổng đàn gia súc từ 24486 con (năm 2003) lên 24521 con (năm2006). Tổng ngân sách hằng năm tăng từ 5 -5.5%. Thu nhập bình quân đầu người từ 3 triệu đồng / năm (2003) lên 3.5 triệu(2006). Nhìn chung về lĩnh vực nông nghiệp của huyện trong ba năm gần qua đạt mức tăng trưởng khá, là do chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được chuyển dịch theo hướng tích cực. Các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị cao đã thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, thay thế dần các loại cây ngắn ngày như: lúa rẫy, sắn khoai…cho năng suất thấp, giá trị không ổn định. Tuy nhiên trong cơ cấu nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập: ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ khá cao 80%, nghành chăn nuôi chiếm 20%. Mức tăng trưởng chậm trong chăn nuôi chưa tương xứng với tiềm năng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm chiếm tỷ lệ còn thấp trong tổng giá trị nền kinh tế. Các ngành dịch vụ tuy có tăng trưởng phát triển khá nhưng không đều, thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã dịch vụ phát triển chưa mạnh. Về lĩnh vực kinh tế, trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực, song nhìn chung các hoạt động dịch vụ phát triển chủ yếu tập trung ở địa bàn thị trấn huyện và các xã vùng thấp như An Tân, An Hoà. * Tình hình xã hội: Vấn đề lao động, việc làm, mức sống dân cư, định canh định cư và các vấn đề xã hội khác của huyện hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Tổng dân số trong toàn huyện là 25755 người (gồm 3 dân tộc). Trong đó: - Dân tộc Kinh:16447 người - Dân tộc Hrê: 8385 người - Dân Ba Na: 923 người An Lão được Chính phủ ký định thành lập thị trấn An Lão vào thàng 4/2007. Như vậy, đơn vị hành chính của huyện được chia thành 9 xã và 1 thị trấn, gồm 46 làng trong đó 6 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Về vấn đề văn hoá xã hội, trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể. Cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục một cách đúng mức, đến nay 100% phòng học được ngói hoá, trang thiết bị phục vụ dạy học tương đối đầy đủ, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào lớp 1 hằng năm từ 95% (năm học 2004- 2005) lên 98.76% (năm học 2006-2007). Huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở, hiện đang thực hiện phổ cập Trung học phổ thông. Các phương tiện nghe nhìn được đầu tư có hiệu quả, toàn huyện có 3 trạm phát sóng truyền hình, 100% thôn bản được tiếp – phát sóng truyền hình, tỷ lệ hộ xem truyền hình đạt 95%. Công tác phòng chống bệnh dịch và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được duy trì thường xuyên. 100% xã , thị trấn có trạm y tế và có y, bác sĩ. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 32,58% (năm 2004) xuống còn 26,92% (năm 2006). Cơ sở hạ tầng được đầu tư có trọng điểm và phát huy hiệu quả,các tuyến đường liên thôn, liên xã được nâng cấp và bê tông hoá. Đến nay100% xã,thị trấn có đường ôtô đến trụ sở UBND xã, 100% thôn bản có điện, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 97%. Chương trình nước sạch nông thôn được đầu tư có hiệu quả, đến nay có 98% số hộ sử dụng nước sạch. Toàn huyện có 3310 hộ nghèo ( theo tiêu chí mới ) chiếm tỷ lệ 56.46%, giảm 8.35% so với cuối năm 2005. Trong năm 2006 giải quyết việc làm cho 403 người, đạt 134% kế hoạch, trong đó : giải quyết được việc làm tại huyện 153 lao động, 250 lao động được giới thiệu tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đào tạo nghề ngắn hạn cho 96 học viên. Công tác xây dựng đời sống văn hoá và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được đẩy mạnh. Kết quả năm 2006 có 4072 gia đình văn hoá đạt 74%;16 làng văn hoá đạt 30%; 18 cơ quan và 9 trường học văn hoá đạt 66%. Công tác bảo tồn bản sắc văn hoá các dân tộc có tiến bộ. Công tác đấu tranh phòng chông tội phạm được tăng cường, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc được duy trì và đi vào chiều sâu. Công tác nắm bắt tình hình xử lí vấn đề an ninh trật tự trên địa bàn được kịp thời, tình hình an ninh chính trị giữ vững, công tác tuyển quân hằng năm đạt 100% chỉ tiêu được giao. 2. Thực giáo dục – đào tạo của huyện An Lão trong giai đoạn 2004 – 2007: a. Thành tựu: Đến năm học 2006 – 2007, toàn huyện có 10 trưòng Mẫu giáo, 11 trường Tiểu học, 4 trường Trung học cơ sở, 1 trường Phổ thông Dân tôc Nội trú và 1 trường Trung học phổ thông. Với tổng số học sinh ở các cấp học là 6961 em, tăng 493 em (so với năm học 2004-2005). Trường lớp phát triển rộng khắp trên các địa bàn nhất là các vùng cao. Việc mở rộng mạng lưới và đa dạng các loại hình trường học đã được đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Tỷ lệ học sinh ra lớp đạt 96% so với dân trong độ tuổi Nhìn chung qui mô phát triển của các cấp học của một huyện miền núi là tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của huyện nhà. Năm học 2006-2007 ngành giáo dục An Lão đã tăng cường công tác chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chinh sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục, đặc biệt là chỉ đạo thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn về nội dung chương trình theo qui định. Tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới nội dung chương trình thay sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 10, đổi mới phương pháp giáo dục ở tất cả các bậc học. Quan tâm đến giáo dục toàn diện, chú trọng đến giáo dục đạo đức, pháp luật và hình thành nhân cách cho học sinh. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh, đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, dự giờ thăm lớp, tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề, các kỳ thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp…. Tăng cường công tác quản lý giáo dục, thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, kỷ luật chuyên môn. * Về Giáo dục Mầm non: Năm học 2006-2007 toàn huyện có 10 trường Mẫu giáo, trong đó có hai trường bán công, 7 trường Mẫu giáo công lập, 01 trường Mầm non huyện. Với tổng số lớp là 47 lớp, huy động được 922 cháu tăng 77 cháu so với năm học trước. - Nhà trẻ: 100 cháu tăng 22 cháu so với năm học 2005-2006 - Mẫu giáo: 822 cháu tăng 51 cháu so với năm học trước Riêng mẫu giáo 5 tuổi ra lớp 435 cháu, tỷ lệ cháu ra lớp 98,45%, tăng 54 cháu so với năm học trước. Chất lượng các trường Mầm non- Mẫu giáo, nhà trẻ đều triển khai,thực hiện đảm bảo chương trình chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục trẻ do Bộ Giáo dục – đào tạo quy định, thực hiện đúng chương trình phù hợp với từng độ tuổi. Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các chuyên đề hoạt động giáo dục cho trẻ, triển khai thực hiện chương trình thực nghiệm ở các trường điểm. Làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ với cộng đồng. Công tác nuôi dưỡng, bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho trẻ đã được quan tâm đến mức. * Về giáo dục Tiểu học: Toàn huyện có 11 trường Tiểu học, số lớp là 201 lớp trong đó có 44 lớp ghép, với tổng số học sinh 2209 học sinh, giảm 225 em so với năm học trước. Tỷ lệ học sinh ra lớp trong độ tuổi đạt 97,76%. Năm học 2006-2007 đã huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Đối với bậc Tiểu học 100% các trường đã thực hiện dạy đầy đủ các môn học theo chương trình thay sách giáo khoa mới từ lớp 1 đến lớp 5 theo quy định của Bộ Giáo dục – đào tạo. Có 3 trường tổ chức dạy 2 buổi/ ngày ( Trường Tiểu học An Hoà 1, Tiểu học An Hoà 2, Tiểu học An Tân). Việc xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia theo quyết định 1366/BGD-ĐT của Bộ Giáo dục – Đào tạo đựoc tích cực và đẩy mạnh, đến nay đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo công nhận trường Tiểu học An Hoà 2 đạt chuẩn Quốc gia và hiện đang tiếp tục xây dựng trường Tiểu học An Hoà 1, Tiểu học An Tân, Tiểu học An Trung 2. Công tác giáo dục toàn diện được chú trọng, các hoạt động Đội, Sao nhi đồng, phong trào thể dục thể thao, văn nghệ, thi Viết chữ đẹp, thi Đố vui để hoc, giáo dục an toàn giao thông … được duy trì và có hiệu quả. Công tác hoạt động xã hội, từ thiện, làm sạch môi trường luôn củng cố và mở rộng. Thường xuyên tăng cường và duy trì việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Số học sinh bỏ học ngày càng giảm . * Giáo dục Trung học cơ sở – Phổ thông trung học: Năm học 2006-2007 toàn huyện có 4 trường Trung học cơ sở ( 03 trường Phổ thông dân tộc bán trú, 01 trường Phổ thông cơ sở), có 45 lớp, tổng số học sinh 1464 em, giảm 16 em so với năm học trước. 01 trường Phổ thông Nội trú Dân tộc gồm 2 cấp học ( Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) với số lớp là 18 lớp, tổng số 535 học sinh, số học sinh Trung học cơ sở 191em (100% là học sinh dân tộc), số học sinh Trung học phổ thông 344 em ( 290 học sinh dân tộc). 01 trường Phổ thông trung học gồm hai cấp học với 41 lớp , tổng số học sinh 1883 em, Trung học cơ sở 1097 em, Trung học phổ thông 786 em, tăng 29 em so với năm học trước. Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 6 so với độ tuổi trong toàn huyện là 98,5%. 100% học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được xét tuyển vào lớp 10 và được cử đi đào tạo nghề. Tỷ lệ học sinh bỏ học so với đầu năm lừ 3%. Đối với hai cấp học này nền nếp kỷ cương luôn được chấn chỉnh và hoạt động qui củ hơn. Công tác nuôi dạy ở các trường Bán trú, Nội trú được quan tâm đúng mức và có chất lượng cao hơn. Quán triệt và thực hiện chương trình thay sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 10, thực hiện đảm bảo qui chế trong thi cử. Việc cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Đối với mục đích, yêu cầu giải quyết nguồn nhân lực đối vơí học sinh học xong bậc phổ thông không đủ điều kiện tiếp tục theo học bậc Tung học phổ thông hay các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp… , thì cử đi đào tạo nghề.Công tác giáo dục khoa học kỷ thuật, hướng nghiệp dạy nghề được địa phương quan tâm xây dựng kế hoạch. Nhưng đia phương, đơn vị trường học còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất cũng như kinh phí xây dựng trung tâm giáo dục hướng nghiệp dạy nghề. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực của địa phương từ năm 2002 đến nay đã đào tạo được 6 khoá tin học cho các cán bộ và học sinh, mở 1 lớp trung cấp nghề cho 96 học viên ( vào năm 2006 ) Công tác bồi dưỡng nhân tài được chú trọng, việc bồi dưỡng học sinh giỏi được các trường đầu tư hơn trước. Trong năm học này toàn ngành giáo dục đã thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Chính vì thế việc học thật, thi thật cũng đã được chú trọng. Kết quả học sinh giỏi các cấp giảm, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông trong năm 2006-2007. (toàn huyện đạt 34.07%, riêng trường Phổ thông Dân tộc Nội trú đạt 15,44%), kết quả này phản ánh đúng chất lượng giáo dục của huyện trong thời gian qua. Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục dân số, môi trường, phòng chống ma tuý, AIDS… luôn được các nhà trường quan tâm, thông qua các chương trình lồng ghép trong giờ dạy chính khoá và ngoại khoá để giáo dục các em. * Giáo dục thường xuyên: Công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học,phổ cập Trung học cơ sở tiếp tục được duy trì và giữ vững, huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, hạn chế học sinh lưu ban,bỏ học. Tính đến nay huyện An Lão cùng với các huyện thành phố trong Tỉnh đạt chuẩn quốc gia về công tác chống mù chữ. Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở, đang tiếp tục triển khai thực hiện phổ cập Trung học phổ thông trong toàn huyện. * Tình hình xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên: Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục – đào tạo, vấn đề hàng đầu là chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên các ngành học, cấp học. Vì vậy năm học 2006-2007 ngành giáo dục huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – giáo viên, công nhân viên, cụ thể: tổ chức học tập quán triệt nghị quyết Đại hội X của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản chỉ đạo chuyên môn. Đặc biệt tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh , 100% cán bộ- giáo viên trong toàn ngành tham gia học tập, từ đó nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong công tác giảng dạy cũng như trong công việc được giao. Hiện nay toàn ngành giáo dục An Lão có tổng số 412 giáo viên các cấp. Trong đó: Bậc Mầm non: 60 giáo viên , nữ chiếm tỷ lệ 100%, giáo viên đạt chuẩn 38/60, tỷ lệ 63,33% Bậc Tiểu học có 202 giáo viên, giáo viên đạt chuẩn 201/202 tỷ lệ 99,5%, trong đó trên chuẩn 7/202 tỷ lệ 48,01% Bậc Trung học cơ sở có 108 giáo viên, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn 100% Bậc Trung học phổ thông có 42 giáo viên, tỷ lệ đạt chuẩn 100% Công tác xây dựng Đảng trong trường học được ngành giáo dục và các cấp Đảng đặc biệt quan tâm, các chi bộ trường học đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý, công tác chuyên môn và củng cố xây dựng các đoàn thể trong nhà trường vững mạnh, đặc biệt công tác phát triển đảng trong cán bộ- giáo viên được các cấp uỷ quan tam đúng mức. Nhìn chung công tác xây dựng đội ngũ được các cấp, các ngành chú trọng đúng mức đạt hiệu quả tốt, ngoài đội ngũ giáo viên chuẩn và trên chuẩn, đại bộ phận giáo viên còn lại ở các cấp học đang theo học các lớp như chuẩn hoá Trung học sư phạm Mầm non, các lớp Cao đẳng tại chức, Đại học …, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngành giáo dục đã khắc phụ trình trạng thiếu giáo viên, riêng giáo viên tiểu học hiện nay có xu hướng thừa (vì học sinh trong độ tuổi ngày càng giảm, do làm tốt công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình), số giáo viên này được ngành giáo dục và huyện sắp xếp, bố trí công tác phù hợp. * Về thực hiện ngân sách: Thực hiện Nghị quyết trung ương 2, chương trình hành động của Tỉnh uỷ về tăng cường nguồn tài chính đầu tư ưu tiên cho giáo dục –đào tạo, chương trình hành động của Huyện uỷ ,trong những năm qua, trong điều kiện kinh tế – xã hội của huyện còn nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng tăng ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Ngoài hai trường ( Phổ thông Dân tộc Nội trú và trường Trung học phổ thông do sở đầu tư ). Trong những năm qua huyện đã đầu tư xây dựng, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị đảm bảo cho nhu cầu dạy và học. Trong năm 2006 tổng ngân sách Nhà nước cấp cho Phòng Giáo dục là 12.832.230.000 đồng trong đó chi cho con người 11.366.014.000 đồng chiếm tỷ lệ 89 % còn lại chi mua sắm, sửa chữa và các hoạt đông chuyên môn . So với yêu cầu thực tế thì nguồn kinh phí còn hạn hẹp, không đủ chi mua các trang thiết bị dạy học, nhất là trang thiết bị dạy học các lớp theo chương trình sách giáo khoa mới. Mặc dù kinh phí có phần hạn hẹp, phần lớn chỉ đủ cho con người là chính, song Phòng Giáo dục đã phân rã kinh phí cho từng đơn vị trường, từ đó các trường đã chủ động chi cho các hoạt động. Thực hiện thu chi đúng mục đích, tiết kiệm, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính . * Về tình hình cơ sở vật chất trường học ( không tính hai trường Phổ thông Dân tộc Nôi trú và trường Trung học phổ thông ) - Tổng số phòng học 222 trong đó kiên cố 64 phòng, tỷ lệ 28.83%, 100% phòng học được ngói hóa Mầm non 38 phòng ( 17 phòng mẫu giáo ở các xã đặc biệt khó khăn, 21 phòng Mẫu giáo bán công). Tỷ lệ phòng học / lớp 0.66, tỷ lệ học sinh / lớp 14.42. Tiểu học: 150 phòng ( kiên cố 40 ), tỷ lệ phòng học / lớp 0.75, tỷ lệ học sinh / lớp 11.0 Trung học cơ sở: 34 phòng ( kiên cố 24 ), tỷ lệ phòng học / lớp 0.77, tỷ lệ học sinh / lớp 30.54 Nhìn chung cơ sở vật chất đảm bảo , đủ phòng học, bàn ghế cho giáo viên và học sinh. Trang thiết bị dạy – học được trang bị tương đối đầy đủ so với năm học trước, nhất là trang thiết bị các lớp thay sách. So với năm học trước, năm học này phong học được xây dựng, sửa chữa tương đối khang trang hơn, , không có phòng học tranh tre nứa lá. Đại bộ phận các trường có công trình vệ sinh, nước sạch tường rào, cổng ngõ. * Về công tác quản lí giáo dục: Phòng Giáo dục đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc Điều lệ mới ban hành, đặc biệt là thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ trưởng Bộ giáo dục – đào tạo, tất cả cán bộ giáo viên toàn ngành cam kết và đã triển khai tốt cuộc vận động này; hầu hết các trường đã thực hiện tốt nội dung, chương trình kế hoạch đã đề ra. Phối hợp công đoàn ngành triển khai và thực hiện tốt cuộc vận động “ Kỉ cương – tình thương – trách nhiệm “, “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà” , đồng thời giải quyết kịp thời những vướng mắc của anh chị em giáo viên, đôn đốc nhắc nhở hoàn thành nhiệm vụ được giao, giải quyết kịp thời những chế độ chính sách, động viên thăm hỏi những cán bộ - giáo viên không may bị hoạn nạn, khó khăn, đau ốm thường xuyên, gia đình có người thân qua đời. Thực hiện tốt cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và qui chế dân chủ cơ quan “, 100% cán bộ – giáo viên đăng kí gia đình văn hoá và không sinh con thứ ba, 100% cán bộ – giáo viên và học sinh học luật an toàn giao thông, đồng thời cam kết không vi phạm luật an toàn giao thông. 100% cán bộ – giáo viên tham gia học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Công tác thanh, kiểm tra đã được Phòng Giáo dục tập trung chỉ đạo, nhất là thanh, kiểm tra trong việc thực hiện qui chế chuyên môn, thanh tra công tác quản lý trường học, thanh tra sử dụng kinh phí. Việc thanh, kiểm tra được tổ chức thường xuyên, liên tục, có tác dụng ngăn chặn, chấn chỉnh và uốn nắn kịp thời đã góp phần quan trọng trong việc lập lại trật tự, kỷ cương trong nhà trường và nâng cao chất lượng dạy và học. Việc dạy thêm, học thêm được Phòng Giáo dục triểm khai và quán triệt chặt chẽ nên hiện tượng này không xảy ra. * Về công tác xã hội hoá giáo dục: Thực hiện xã hội hoá giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 90/CP và Nghị quyết 73/CP của Chính phủ còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù ngành giáo dục đã tích cực tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và chỉ đạo các trường phối hợp với địa phương để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, nhưng việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hầu hết các xã còn khoán trắng cho nhà trường, nhất là các xã vùng cao. Song việc nhận thức về học tập của đại đa số bậc phụ huynh có phần tiến bộ hơn, sự phối hợp giữa nhà trường- gia đình để vận động học sinh ra lớp chặc chẽ hơn. Năm học 2006-2007 Phòng Giáo dục cùng với Hội khuyến học huyện đã nhận được 123 xuất hỗ trợ học tập của tổ chức Đông Tây Hội Ngộ trị giá trên 60 triệu đồng cho học sinh nghèo ở bậc Tiểu học, Trung học cơ sở của bốn xã An Tân, An Dũng, An Vinh, An Nghĩa, hầu hết các trường đã tổ chức thực hiện tốt công tác này, nên phần nào đã khuyến khích được học sinh đến lớp, hạn chế học sinh bỏ học. Sự phối hợp giữa Phòng Giáo dục và Hội khuyến học rất chặc chẽ, tổ chức tập huấn công tác hội cho hơn 100 cán bộ Hội cơ sở và chính quyền địa phương; đã thừnh lập hai trung tâm học tập cộng đồng ở xã An Hoà và An Tân. b. Những tồn tại, hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đạt được, so với yêu cầu giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của huyện nhà, giáo dục An Lão còn bộc lộ những tồn tại hạn chế như: - Qui mô giáo dục- đào tạo của từng ngành học, cấp học chưa phát triển đồng đều giữa các xã trong huyện, tỷ lệ lưu ban, bỏ học giữa chừng có giảm nhưng vẫn còn cao, nhất là học sinh các xã vùng cao. - Chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo chuyển biến chậm, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hóa. Chất lượng chăm sóc trẻ còn hạn chế, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, điều kiện vui chơi, sinh hoạt, học tập của các cháu còn thiếu. Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh phổ thông các cấp còn yếu, chưa đồng đếu giữa các xã trong huyện; đặc biệt là chất lượng giáo dục ở các xã vùng cao, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn còn chênh lệch quá xa so với học sinh các xã vùng núi thấp trong huyện. Nhận thức chính trị đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh phổ thông chưa chuyển biến. Tình trạng học lệch, học tủ, đối phó với kiểm tra, thi cử vẫn còn xảy ra. Tỷ lệ học sinh khá giỏi còn khiêm tốn, tỷ lệ hộc sinh đổ tốt nghiệp thấp ( năm học 2006 – 2007, 100% học sinh con em đồng bào dân tộc hỏng tốt nghiệp trung học phổ thông ) - Đội ngũ cán bộ, giáo viên các cấp căn bản tạm đủ. Riêng đối với giáo viên tiểu học có chiều hướng thừa về số lượng nhưng chất lượng lại bất cập. Số lượng cán bộ quản lí giỏi, giáo viên giỏi, học sinh giỏi chưa nhiều. Một số giáo viên có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu tâm huyết với nghề nghiệp, thiếu gương mẫu về phẩm chất đạo đức, thiếu ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đặc biệt vẫn còn một số giáo viên thiếu đầu tư nghiên cứu kỹ bài dạy, còn chạy theo hình thức, chưa thật sự đổi mới phương pháp trong giảng dạy, khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học chưa thật triệt để. - Công tác quản lí giáo dục từ phòng đến các trường đôi lúc còn nặng nề về giải pháp tình thế, chưa sâu sát cơ sở, chậm đổi mới, còn nặng nề về giải quyết công việc theo sự vụ, hành chính,phong trào, chưa tập trung sâu vào quản lí chuyên môn. Trình độ và năng lực của một số cán bộ còn yếu, bảo thủ. Công tác báo cáo, thông tin hai chiều còn chậm - Đầu tư ngân sách cho giáo dục chưa tương xứng với yêu cầu, phần lớn kinh phí chi cho con người, chi cho hoạt động chuyên môn, phong trào, cơ sở vật chất chiếm tỷ lệ quá thấp. Bên cạnh đó, trường lớp các xã vùng cao đang gặp nhiều khó khăn. Trường lớp ngói hoá đến từng bản làng, trường nhiều học sinh ít dẫn đến tình trạng học ghép lớp, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Thực trạng trên đã gây mất cân đối và ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề kinh phí, đến chất lượng giáo dục, đến tình hình đội ngũ… Công tác xã hội giáo dục còn nhiều hạn chế, một số Hội đồng giáo dục đã được thành lập những hoạt động mang tính hình thức, khoán trắng cho nhà trường. Nhìn chung công tác xã hội giáo dục ở công tác phối hợp vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số học sinh, còn việc vận động các lực lượng xã hội cùng đầu tư vật chất, hỗ trợ kinh phí chăm lo đến sự nghiệp giáo dục chung của huyện nhà còn rất khiêm tốn. 3. Ngyên nhân của những thành tựu và tồn tại, hạn chế: a. Nguyên nhân thành tựu : - Thường xuyên quán triệt đường lối đổi mới về công tác giáo dục của Đảng và Nhà nước, các cấp uỷ Đảng và chính quyền cũng như ngành giáo dục đã đề ra một số chủ trương biện pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung ưu tiên phát triển sự nghiệp giáo dục. - Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, toàn diện công tác ngành của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện và Sở giáo dục - đào tạo Bình Định, mọi yêu cầu bức xúc của ngành được lãnh đạo huyện, lãnh đạo ngành giải quyết kịp thời. -Phòng Giáo dục và các trường đã thực hiện chức năng quản lí nhà nước có nhiều tiến bộ. Đội ngũ cán bộ – giáo viên giữ gìn đoàn kết nội bộ, đa số giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc, gắn bó với nghề nghiệp và đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, đặc biệt là những cán bộ – giáo viên công tác ở các xã vùng cao. - Phần lớn học sinh ở các cấp chăm ngoan, hiếu học, có nhiều tích cực trong học tập, trong rèn luyện - Tình hình kinh tế – xã hội của huyện tiếp tục ổn định và có chiều hướng phát triển, nhân dân đã quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình và đóng góp công sức trí tuệ, tiền bạc góp phần tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo của huyện nhà tiếp tục phát triển. b. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế: - Là một huyện vùng cao, dân số ít, địa bàn rộng giao thông đi lại khó khăn, trắc trở nhất là mùa mưa. Ở một số xã vùng cao vấn đề thông tin liên lạc, báo cáo chưa được kịp thời. - Ngân sách đầu tư cho giáo dục còn thấp chưa đáp ứng kịp thời với qui mô phát triển của các cấp học. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn. - Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục ở các cơ sở giáo dục kể cả Phòng Giáo dục hầu hết chưa kinh qua các khoá đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ quản lí ngành. Chính vì vậy cho nên trong công tác chỉ đạo thực sự chưa khoa học chưa phát huy quyền hạn trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ được giao. - Trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ , phẩm chất đạo đức… của bộ phận giáo viên còn non yếu chưa làm hết trách nhiệm của người giáo viên. - Một số học sinh còn ham chơi, lười học, ý thức kỷ luật kém dẫn đến học yếu, chán nản rồi bỏ học… - Nhà trường chưa kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và xã hội, nhất là giữa gia đình – các đoàn thể với nhà trường để chăm lo giáo dục đạo đức, văn hoá cho học sinh. Công tác xã hội hoá giáo dục chưa được các cấp, các ngành, toàn dân quan tâm một cách đúng mức. - Chất lượng giáo ở các trường vùng đồng bào dân tộc, các trường Bán trú, Nội trú còn bất cập, tỷ lệ học sinh lên lớp và đỗ tốt nghiệp ở các trường này thấp. - Công tác hướng nghiệp, dạy nghề chưa được chú trọng đúng mức. Từ những kinh nghiệm thực tiễn đã phân tích, đánh giá nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong thời gian qua, giáo dục – đào tạo huyện An Lão cần ra sức phấn đấu, khắc phục, tập trung phát triển qui mô trường lớp theo hướng hợp lí, ổn định, đảm bảo tính bền vững, tính cân đối, trong đó tập trung chú ý việc chuẩn bị mọi điều kiện để trường Trung học phổ thông số 2 An Lão xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt động trong năm học 2007-2008. Đặc biệt trong nhiệm vụ này, ngành giáo dục cần tập trung chỉ đạo, duy trì có hiệu quả công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và tiến tới phổ cập giáo dục Trung học phổ thông theo tinh thần của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện An Lão, thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Có như thế mới đảm bảo nhu cầu học tập của con em nhân dân, từng bước đưa sự nghiệp giáo dục – đào tạo của huyện nhà tiến lên vững chắc. III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CỦA HUYỆN AN LÃO. 1. Mục tiêu: Làm cho toàn thể cán bộ, nhân dân,giáo viên quán triệt và nổ lực phấn đấu thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá IX, Nghị quyết Đại hội X của Đảng, kế hoạch hành động của Tỉnh uỷ Bình Định và Huyện uỷ An Lão về chiến lược giáo dục 2001-2010, cụ thể: Tạo ra sự nhất trí cao đối với những nhận định của Trung ương, Tỉnh uỷ và Huyện uỷ về giáo dục – đào tạo của huyện nhà, nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế. Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu và các chỉ tiêu đã đề ra. 2. Nhiệm vụ: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII theo tinh thần kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá IX, Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ An Lão lần thứ XVI đã đề ra cho sự nghiệp giáo dục, - giáo dục, trong thời gian đến giáo dục An Lão tập trung vào các nhiệm vụ trong tâm sau: a. Phát triển hợp lý qui mô giáo dục: - Phát triển mạnh qui mô giáo dục- đào tạo trên cơ sở bảo đảm chất lượng và nâng cao hiệu quả giáo dục các bậc học, cấp học nhất là ở các xã có hoàn cảnh kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. Phấn đấu giảm sự chênh lệch về qui mô giáo dục giữa các xã trong huyện - Phát triển giáo dục Mầm non: Đối với các xã vùng cao tiếp tục duy trì các lớp mẫu giáo từng bản làng và đầu tư cơ sở vật chất các lớp hoạt động có hiệu quả. Ở các xã thấp như An Hoà, An Tân, trường Mầm non huyện ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, các trường cần xây dựng các nhóm trẻ gia đình, lớp mẫu giáo…. Thường xuyên tăng cường các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh. Chuẩn bị các điều kiện để đề nghị Bộ Giáo dục – Đào tạo công nhận trường Mầm non huyện đạt trường Chuẩn Quốc gia. - Củng cố kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập Trung học cơ sở, tiến tới hoàn thành phổ cập Trung học phổ thông vào năm 2010. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện để các trường Tiểu học An Hoà 1, Tiểu học An Tân, Tiểu học An Trung 2 và Trung học cơ sở An Tân công nhận đạt trường Chuẩn Quốc gia. - Tổ chức các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, gắn liền với nhu cầu thực tế với của đời sống kinh tế – xã hội ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người học tập, hướng tới xã hội học tập. b. Nâng cao chất lượng, hiệu quả gáio dục – đào tạo: Tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục ở tất cả các ngành học, cấp học - Đối với bậc Mầm non: Tiếp tục cũng cố, sắp xếp đào tạo cán bộ giáo viên Mầm non, nhất là đội ngũ giáo viên đang công tác ở các điểm trường đặc biệt khó khăn, trên cơ sở cần thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục Mầm non, trong đó cần chú trọng chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt trước khi vào lớp 1, nhất là đối với các em đồng bào dân tộc thiểu số. - Đối với Giáo dục phổ thông: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ trưởng Bộ giáo dục – đào tạo “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục “, cần cần tập trung khắc phục học sinh ngồi nhầm lớp, thực hiện tốt chương trình thay sách giáo khoa mới từ lớp 1 đến lớp 11. - Thực hiện giáo dục toàn diện, tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trên tất cả các mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ ở tất cả các ngành học, cấp học. - Ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học – công nghệ vào việc dạy và học, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường bồi dưỡng tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự rèn luyện cho học sinh. - Nâng cao chất lượng các môn khoa học xã hội, nhân văn, nhất là các môn giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng, giáo dục luật an toàn giao thông … Đặc biệt coi trọng giáo dục tư tưởng, nhân cách, đạo đức lối sống cho học sinh ở các cấp học. - Quan tâm giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, mở rộng và nâng cao hiệu quả dạy học ngoại ngữ, tin học trong nhà trường gắn hướng nghiệp dạy nghề với phổ thông trung học và trường phổ thông Dân Tộc Nội Trú huyện, thành lập trung tâm kỷ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện phù hợp với các cơ sở sản xuất, ngành nghề của địa phương hoặc tiềm năng của địa phương, có khả năng phát triển để tạo điều kiện cho học sinh có cơ sở thực hành, thực tập sau khi học xong phần lý thuyết. - Tổ chức cho học sinh tham gia lao động sản xuất và nghiên cứu thực tế, vận dụng các thành tựu khoa học phù hợp với nội dung học tập và trình độ từng bậc học, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá – thể thao, phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện. - Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp. Tổ chức tốt các hội thi, hội giảng… - Kiện toàn đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và sàng lọc, bảo đảm về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo, vững vàng về tư tưởng chính trị, tinh thông về nghiệp vụ sư phạm. Có chính sách yêu tiên cả về vật chất, tinh thần cho cán bộ – giáo viên nhất là những giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa. Tôn vinh các nhà giáo và cán bộ quản lí giỏi, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. - Tăng cường cơ sở vật chất kỷ thuật của ngành, cải tạo và xây dựng trường lớp theo hướng kiên cố hoá. Xây dựng hoàn thành trường Trung học phổ thông số 2 để đưa vào hoạt động vào năm học 2007 – 2008. Mua sắm trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo các yêu cầu hoạt động như phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, sân chơi bãi tập đa chức năng, thư viên đạt chuẩn … Tiếp tục phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường. c. Thực hiện công bằng trong giáo dục: Tiếp tục tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người học, hỗ trợ sinh hoạt phí bán trú cho học sinh dân tộc, sinh viên thuộc các gia đình nghèo, gia đình chính sách, con em đồng bào dân tộc, tạo điều kiện cho con em nhân dân lao động đựoc tham gia học tập. -Ưu tiên phát triển giáo dục ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, chú trọng việc đào tạo cán bộ là người dân tộc. - Chuẩn bị các điều kiện để Trường Trung học phổ thông số 2 An Lão đi vào hoạt động trong năm học 2007 – 2008 để học sinh con em đồng bào dân tộc tiếp tục tham gia học tập lên bậc Trung học phổ thông. Thực hiện tốt việc thư cử tuyển học sinh dân tộc đã tốt nghiệp trung học phổ thông vào học các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Thực hiện chế độ miễn phí, cung cấp sách giáo khoa, dụng cụ học tập cho học sinh vùng cao, vùng sâu, học sinh dân tộc thiểu số, các chế độ học bổng cho học sinh Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú, có chính sách hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú. 3. NHững giải pháp để phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo: a. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về giáo dục – đào tạo. Tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 34/CT-TW ngày 30/5/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác tư tưởng chính trị, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học, coi việc phát triển nâng cao chất lượng giáo dục là một tiêu chí phấn đấu xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh. Nắm vững tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Các cấp uỷ Đảng, nhất là các chi bộ trường học thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách giáo dục, đặc biệt là công tác tổ chức cán bộ, xây dựng nền nếp, kỷ cương học đường, nâng cao chất lượng dạy và học. Tranh thủ ý kiến của các cấp, các ngành đối với các hoạt động giáo dục, tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự quản lí của Uỷ ban nhân dân xã, phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. b. Tăng cường sự quản lí của Nhà nước về giáo dục : Thường xuyên cũng cố, kiện toàn bộ máy quản lí giáo dục từ phòng đến các cơ sở trường học. Tăng cường công tác dự báo, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và qui hoạch phát triển giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, tránh lãng phí trong việc đào tạo nguồn nhân lực của địa phương. Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ việc phân cấp quản lí giáo dục theo Luật giáo dục, phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của địa phương và các trường, đặc biệt là trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã trong việc nâng cao năng lực, hiệu quả quản lí Nhà nước về giáo dục một cách toàn diện. Tăng cường trật tự kỷ cương trường học, kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, thực hiện tôt cuộc vận động hai không của bộ trưởng Bộ giáo dục – đào tạo, chống hiện tượng “ thương mại hoá giáo dục “ Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, làm tốt công tác thanh, kiểm tra, thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh, đánh giá xếp loại học sinh. c. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục một cách toàn diện: Thực hiện tốt chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo biên chế đội ngũ giáo viên số lượng và loại hình, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng cao. Thực hiện chế độ bổ nhiệm theo định kỳ với cán bộ quản lý giáo dục. Kiên quyết thay thế những cán bộ quản lí không đáp ứng yêu cầu công việc. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục, đội ngũ nhà giáo về mọi mặt, nhất là về chính trị, chuyên môn – nghiệp vụ để đảm bảo số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng dội ngũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo của huyện nhà, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục. Chú trọng, khuyến khích giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng đào tạo chuẩn và trên chuẩn, giáo viên giỏi làm nòng cốt cho phong trào thi đua tốt trong toàn ngành. Thực hiện chế độ ưu đãu cho giáo viên đến công tác các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. d. Tiếp tục sắp xếp, củng cố mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục. Tiếp tục triển khai thực hiện qui hoạch trường lớp trong giai đoạn 2001 – 2010, hoàn thành hệ thống giáo dục của huyện, cũng cố, phát triển mạng lưới trường lớp theo hướng chuẩn hoá, xã hội hoá và liên thông giữa các cấp học phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của huyện nhà, đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân lao động. Duy trì công tác chống mù chữ , phổ cập Trung học Tiểu học đúng độ tuổi, Phổ cập Trung học cơ sở và hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học phổ thông, xây dựng công tác hướng nghiệp dạy nghề trong trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông Dân tộc Nội trú. Tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện thành lập trung tâm kỷ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện. Chuẩn bị cơ sở vật chất và tham mưu cho huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, Sở giáo dục – đào tạo về nhân sự Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên của Trường Trung học phổ thông số 2 để đưa hoạt động trong năm học 2007 – 2008. đ.Tăng cường đầu tư cho giáo dục – đào tạo đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu . Cần tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho giáo dục – đào tạo, chi cho con người khoảng 70%, chi cho hoạt động khác chiếm 30%. Phối hợp với Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện đề xuất các phương án đổi mới cơ chế, chính sách huy động tối đa các nguồn lực để phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. Tích cực huy động đóng góp của nhân dân nhằm đảm bảo yêu cầu cho các hoạt động của nhà trường, tranh thủ sự giúp đỡ các nguồn vốn của tỉnh, các dự án, chương trình tài trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà hảo tâm đóng góp cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo Trong ngân sách đầu tư của Nhà nước cần dành một khoản thoả đáng để đầu tư ưu tiên cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ – giáo viên giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. Ngành giáo dục cần tham mưu tích cực cho Uỷ ban nhân dân huyện có kế hoạch huy động mọi nguồn lực tăng cường đầu tư xây dựng và sửa chữa trường, lớp theo chương trình kiên cố hoá, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó cần xây dựng thêm các nhà công vụ cho giáo viên, xây dựng cảnh quan môi trường sân chơi, bãi tập, tường rào cỗng ngõ và đầu tư xây dựng các phòng chức năng cho các trường, tiến hành xây dựng trường chuẩn. Phấn đấu từng bước nâng cao dần số lượng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện. e. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục xây dựng xã hội học tập: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động làm cho các ngành, các cơ quan đơn vị, các địa phương và toàn xã hội thấy rõ trách nhiệm đối với giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội, các cá nhân đóng góp trí lực, tài lực, vật lực cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục và thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Phát huy vai trò của Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học huyện và các chi hội khuyến học xã, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục và xây dựng có chiều sâu trong công tác khuyến học, khuyến tài. Thực hiện nghiêm túc, công khai các khoản thu chi và sử dụng các khoản đóng góp của người học, của gia đình đối với nhà trường, các hỗ trợ cho học sinh vùng cao, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình chính sách… Tạo mọi điều kiện và miễn các khoản đối với học sinh là con em gia đình nghèo, con em gia đình chính sách, con em đồng bào dân tộc, để các đối tượng này tham gia học tập và xây dựng xã hội học tập. g. Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ xậy dựng giáo dục – đào tạo: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản chất lượng giáo dục, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tư tưởng chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống cho người học. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng,tự tạo việc làm, tăng cường giáo dục hướng nghiệp đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương. Bồi dưỡng sử dụng nhân tài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Xây dựng và phát triển nền văn hoá, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, cho sự hình thành nhân cách con người trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. 4. Một số kiến nghị, đề xuất - Cần đầu tư xây dựng nhà công vụ cho cán bộ – giáo viên nhất là những trường vùng đặc biệt khó khăn. - Cần có chủ trương luân chuyển cán bộ quản lí, giáo viên giữa các trường trong toàn huyện. - Cần đầu tư kinh phí cho các hoạt động, nhất là hoạt động chuyên môn. -Có chính sách ưu đãi đối với con em gia đình chính sách, con em đồng bào dân tộc thiểu số, con em gia đình nghèo để các đối tượng này có điều kiện tham gia học tập. -Cần xây dựng một trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tại huyện, để tao điều kiện cho các đối tượng học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở không có khả năng theo học lên cấp trên, tham gia học nghề, tạo ra nguồn nhân lực lao động tạo địa phương. C. PHẦN KẾT LUẬN Qua nghiên cứu lý luận cũng như nghiên cứu thực tiễn vấn đề : Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở huyện An Lão tỉnh Bình Định, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Chúng tôi nhận thấy: Giáo dục – đào tạo góp phần quan trọng mang lại tương lai cho người đào tạo nguồn nhân lực tri thức cho đất nước, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay giáo dục – đào tạo làm con người đủ sức mạnh cần thiết để tham gia và giành được những thắng lợi trong phân công hợp tác và cạnh tranh quốc tế. Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Giáo dục phải xuất phát trước hết từ hoàn cảnh của chúng ta, phải nhằm vào các mục tiêu như Nghị quyết Trung ương 2 ( khoá VII ) đã chỉ rõ. Hơn nữa, thế kỷ XXI kinh tế tri thức chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Toàn cầu hoá đang trở thành xu thế khách quan, tất yếu mang tính thời đại, trước hết trong lĩnh vực kinh tế. Xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau trong mọi lĩnh vực. Đất nước ta đang bước vào hội nhập kinh tế thế giới, nhất định nắm lấy xu thế này coi đây là thời cơ lớn, ra sức tận dụng mọi điều kiện, đặc biệt tranh thủ những khả năng vật chất cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Nghị quyết trung ương 2 ( khoá VIII ) đã chỉ những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo giáo dục đào tạo nước nhà , theo đúng qui luật, hợp lòng dân và xu thế chung của thời đại. Giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội luôn là mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của giáo dục, đây là nền tảng để phát triển con người, phát triển đất nước. Chúng ta khẳng định: Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư cho phát triển. Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam rất phong phú , đầy sức sống, trong đó nói lên tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, lòng tự hào dân tộc, ý thức tự lập, tự cường, tự chủ, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng dũng cảm, bất khuất, tạo dựng nên lý tưởng của thời đại, ý thức bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống cần cù, nhân ái, hiếu thảo, nghĩa tình, đoàn kết, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,…Đó chính là nền tảng giáo dục nói chung, giáo dục nhân cách, nhân – trí – dũng nói riêng. Giáo dục là con đường đặc trưng cơ bản đẻ văn hoá loài người, văn hoá mỗi dân tộc tồn tại và phát triển. Dưới ánh sáng Nghị quyết trung ương 2 ( khoá VIII ) và các văn kiện, Nghị quyết đại hội X của Đảng, sự nghiệp giáo dục – đào tạo Việt Nam có những khởi sắc và có những thành tựu mới trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ, năng lực nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên được nghiên cứu và viết tiểu luận, trong đìều kiện tài liệu tham khảo ít ỏi, bản thân chưa có kinh nghiệm trong quá trình đi nghiên cứu thực tế. Do đó, chắc chắn nội dung cũng như hình thức của tiểu luận sẽ còn nhiều hạn chế, mặt dù bản thân đã hết sức cố gắng để hoàn thành đề tài. Được tham gia học lớp Trung Cấp lý luận Chính Trị và được nghiên cứu viết tiểu luận này, bản thân sẽ cố gắng rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lí giáo dục nói chung, quản lí cơ quan, trường học nói riêng góp phần đưa sự nghiệp giáo dục –đào tạo của huyện nhà ngày càng phát triển. Huy vọng rằng: Với truyền thống cần cù, hiếu học, thông minh và sáng tạo của dân tộc Việt Nam nói chung, với quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện nhà An Lão trong thời gian tới sẽ khởi sắc và đạt những thành tựu mới nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đai hoá của địa phương. -------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, b.doc