- Đưa ra chính sách phát triển nền kinh tế hợp lý. Phát triển cân bằng
bền vững trên cơ sở so sánh, cân đối giữa cung cầu năng lượng.
- Luôn có lượng tích trữ phù hợp (mỏ nhiên liệu – đối với nước sản
xuất và hợp đồng dài hạn từ các nhà cung chính – đối với nước tiêu
thụ).
- Ổn định tình hình chính trị, x ã hội, tránh tối đa có thể những khả
năng dẫn đến nguy cơ bạo loạn, chiến tranh.
- Tránh nguy cơ khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên, dẫn đến ô
nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên
- Hướng đến những nguồn năng lượng sạch, những nguồn năng
lượng ổn định mà quốc gia không bị lệ thuộc
- Phát triển năng lượng nguyên tử là một nhu cầu bức thiết, tuy
nhiên cần xây dựng một định hướng hợp lý (từ xác định địa điểm
xây dựng, đến những chiến lược dài hạn về an toàn nguyên tử, dân
cư )
20 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2844 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận An ninh năng lượng trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
An ninh năng lượng trên thế giới
Thuyết trình ANNL
Nếu coi thế giới là một con người thì năng lượng chính là nguồn máu của
thế giới. Năng lượng với tất cả các dạng thức của mình, tham dự mọi
hoạt động sống của thế giới từ sinh hoạt đến sản xuất và hơn thế. Năng
lượng cùng tầm quan trọng thiết yếu của mình còn ảnh hưởng mạnh mẽ
tới các chính sách kinh tế, chính trị của mọi quốc gia trên thế giới. Không
có năng lượng, sẽ không có sự phát triển. Không có năng lượng, thế giới
sẽ chìm vào bóng đêm.
A. Giới thiệu chung:
1. Các khái niệm chính :
a. Các khái niệm chung về năng lượng, nhiên liệu:
Năng lượng là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng
lên một hệ vật chất.
Nhiên liệu là vật chất được sử dụng để giải phóng năng lượng khi cấu
trúc vật lý hoặc hóa học bị thay đổi. Nhiên liệu giải phóng năng lượng
thông qua quá trình hóa học như cháy hoặc quá trình vật lý, ví dụ phản
ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch. Tính năng quan trọng của nhiên liệu
đó là năng lượng có thể được giải phóng khi cần thiết và sự giải phóng
năng lượng được kiểm soát để phục vụ mục đích của con người. Các
dạng nhiên liệu phổ biến được dùng là dầu hỏa, xăng dầu, than đá, chất
phóng xạ, v.v..
Năng lượng nhiên liệu là các nhiên liệu trong quá trình tương tác hoá học
hoặc vật lí tạo ra năng lượng. Có các loại nhiên liệu năng luợng phổ biến
như: Dầu mỏ, than đá, mặt trời, sức gió, v.v.
b. Khái niệm về khủng hoảng năng lượng/ nhiên liệu:
Khủng hoảng năng lượng là thời kì giá nhiên liệu tăng cao, gây áp lực
cho mọi nền kinh tế trên thế giới.
Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc tích trữ đầu cơ các loại nhiên liệu
hoá thạch phổ biến đặc biệt là dầu mỏ, sự hỗn loạn chính trị tại các nước
cung cấp, các đường ống dẫn bị hỏng nặng nề, nguồn tài nguyên ngày
càng khan hiếm .v.v.
Trong lịch sử có một số cuộc khủng hoảng lớn: Cuộc khủng hoảng năm
1970. khủng hoảng dầu năm 1990. Bắc Mỹ khủng hoảng khí đốt tự nhiên
năm 2004.v.v.
c. Thế nào là an ninh năng lượng:
Sự phân bố không đồng đều nguồn cung cấp năng lượng dẫn đến những
bất ổn quốc gia. Mối đe doạ về ANNL bao gồm: bất ổn chính trị của các
nước sản xuất năng lượng, sự cạnh tranh với các nguồn cung cấp năng
lượng, các hạn chế nguồn cung cấp, chi phí tăng v.v. Các vấn đề trên đạt
ra một nhu cầu về duy trì bên vững các nguồn năng lượng trong tuơng lai.
Và ANNL trở thành vấn đề hàng đầu của TG
2. Các loại năng lượng chính:
a. Nhiên liệu hóa thạch:
Tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu, khí có được do thực vật và vi
sinh vật sinh trưởng từ xa xưa, trải qua những biến động của vỏ trái đất
trong một thời gian dài được gọi là nhiên liệu hoá thạch.
Dầu mỏ là một dạng quan trọng của nhiên liệu hoá thạch, tập trung chủ
yếu ở khu vực Trung Đông. Người ta dự báo rằng trong tương lai gần,
dầu mỏ vốn được xem là một tài nguyên chiến lược về năng lượng sẽ trở
nên khan hiếm. Do vậy chúng ta không nên sử dụng lãng phí tài nguyên
thiên nhiên của nước mình mà nên giữ gìn và sử dụng một cách thận
trọng.
Ưu điểm:
Nhiên liệu hóa thạch là nhiên liệu chính của các ngành công nghiệp, rất
hiệu quả. Nhiên liệu này được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau: vd
như dầu mỏ đc sử dụng dưới dạng xăng, dầu diezen, dầu nhớt…
Bên cạnh đó, nhiên liệu hóa thạch đơn giản quá trình đốt cháy trực tiếp
hoặc tạo ra điện , là loại năng lượng rẻ tiền, dễ dàng phân phối.
Nhược điểm:
Nhiên liệu hoá thạch như dầu, than, khí tự nhiên khi đốt cháy sẽ thải ra
điôxít cácbon (CO2), ôxít sunphua (SOx), ôxít nitơ (NOx). Khi nồng độ
của CO2 trong không khí tăng lên thì nhiệt độ Trái đất sẽ tăng lên. Người
ta dự đoán rằng nếu nhân loại cứ tiếp tục đốt các nhiên liệu hoá thạch như
thế này và khí CO2 vẫn tiếp tục tăng lên thì sau 100 năm, nhiệt độ trung
bình của Trái đất sẽ tăng lên 2 độ và gây ảnh hưởng rất lớn đối với Trái
đất. Ngoài ra, ôxít sunphua (SOx), ôxít nitơ (NOx) là nguyên nhân tạo ra
hiện tượng mưa axít gây ra những tác hại to lớn đối với động thực vật
trên Trái đất.
b. Nhiên liệu sạch:
Nhiên liệu sạch là các loại khí thiên nhiên nén hay hoá lỏng hoặc một hỗn
hợp được sử dụng để thay thế cho nhiên liệu hoá thạch và khi sử dụng tạo
ra ít khí ô nhiễm hơn các loại nhiên liệu khác.
Các loại nhiên liệu sạch phổ biến hiện nay: Pin nhiên liệu, năng luợng
mặt trời, năng lượng gió, sinh khối, khí bãi rác. Tác động hấp thuỷ.v.v
Ưu điểm:
Về mặt môi trường, việc sử dụng nhiên liệu sạch giúp giảm lượng phát
thải khí CO2, do đó giảm được lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính.
Nhiên liệu sạch không có hoặc chứa rất ít các hợp chất của lưu huỳnh
(<0,001% so với đến 0,2% trong dầu Diesel). Hàm lượng các hợp chất
khác trong khói thải như: CO, SOX, HC chưa cháy, bồ hóng giảm đi đáng
kể nên có lợi rất lớn đến môi trường và sức khoẻ con người. Nhiên liệu
sạch có khả năng tự phân huỷ và không độc. Việc sử dụng loại nhiên liệu
này giúp giảm ô nhiễm môi trường nước và đất. Ngoài ra còn đóng góp
cho việc giảm sự tiêu dùng các sản phẩm dầu mỏ.
Về mặt kinh tế, sử dụng nhiên liệu sạch ngoài vấn đề giải quyết ô nhiễm
môi trường nó còn thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, tận dụng tiềm
năng sẵn có của ngành nông nghiệp như dầu phế thải, mỡ động vật, các
loại dầu khác ít có giá trị sử dụng trong thực phẩm. Đồng thời đa dạng
hoá nền nông nghiệp va tăng thu nhập ở vùng miền nông thôn. Nhiên liệu
sạch hạn chế nhập khẩu nhiên liệu nhiên liệu hoá thạch, góp phần tiết
kiệm cho quốc gia một khoảng ngoại tệ lớn.
Nhược điểm:
Tuy vậy , nhiên liệu sạch còn tồn tại một số nhược điểm. Nhiên liệu sạch
có nhiệt trị thấp hơn so với NL hoá thạch. Bên cạnh đó, chi phí sản suất
cao. Do đó làm cho giá thành cao, (nhưng với sự leo thang giá cả nhiêu
liệu như hiện nay thì vấn đề này không còn là rào cản nữa.). Nhiên liệu
sạch đc sản xuất nhiều nhờ vào các sản phẩm nông nghiệp, vì thế là điều
bất lợi vì năng suất thấp, khó ổn định được chât lượng sản phẩm cũng
như các điều kiện của quá trình phản ứng. Một phương pháp có thể tránh
hoặc tối thiểu khó khăn này là sử dụng quá trình sản xuất liên tục.
B. Thực trạng các nguồn năng lượng
1. Dầu mỏ
a. Các cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử
► Cuộc khủng hoảng dầu mỏ Trung Đông 1973 – 1975
Nguyên nhân:
+ Mỹ, Anh và các nước Tây Âu ủng hộ Israel trong cuộc xung đột với
liên quân Ai Cập - Syria.
+ Ngày 17/10/1973: Các quốc gia Ả Rập thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu
mỏ OPEC ( cùng với Ai Cập và Syria) đã ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang
Mỹ, Anh, Tây Âu như một hành động trừng phạt.
Diễn biến:
+ Lượng dầu bị cắt giảm tương đương với 7% sản lượng của cả thế giới
thời kỳ đó
+ Ngày 16/10/1973, giá dầu mỏ từ 3,01 USD nhảy lên 5,11USD một
thùng, và tăng đến gần 12 USD vào giữa 1974.
+Ngày hôm sau, các nước thành viên OPEC chính thức tuyên bố ngừng
xuất khẩu dầu mỏ cho Mỹ và Hà Lan.
Hậu quả:
+Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc
khủng hoảng kinh tế 1973-1975 có quy mô toàn cầu.
+Giá nhiên liệu đã tăng trung bình 86% chỉ trong vòng 1 năm từ 1973
đến 1974
+ Trong suốt cuộc khủng hoảng, tại Mỹ, GDP giảm 3,2%, tỷ lệ thất
nghiệp chạm mức 9%.
+ Suy thoái và lạm phát lan rộng gây ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu cho
tới tận thập niên 1980.
►Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1979
Nguyên nhân: cuộc cách mạng Hồi giáo Iran
Cách mạng Hồi giáo Iran được mệnh danh cuộc cách mạng lớn thứ 3
trong lịch sử nhân loại. Nhưng khi cách mạng Iran lật đổ chính quyền
quân chủ của Shah, ngành công nghiệp vàng đen của nước này dưới chế
độ mới đã giảm mạnh bởi sự tàn phá của các lực lượng đối lập.
Diến biến:
+ Trong nỗ lực kìm giá dầu, Ảrâp Xêút và các nước thuộc OPEC khác đã
nhất loạt tăng sản lượng làm cho lượng khai thác chỉ giảm 4% so với
trước Cách mạng Hồi giáo Iran.
+Tuy nhiên, giá dầu vẫn bốc lên ngất ngưởng do nỗi sợ hãi của thị
trường, chỉ trong vòng 12 tháng, mỗi thùng dầu nhảy vọt từ 15,85 USD
lên 39,5 USD.
Hệ quả:
+Giá năng lượng đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong
năm 1980, buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải thực hiện hàng loạt
chính sách thắt chặt tiền tệ.
+Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại với từ mức 5,6% của
tháng 5/1979 lên 7,5% một năm sau đó. Dù kinh tế bắt đầu hồi phục trong
năm 1981, tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức cao 7,5% và đạt kỷ
lục 10,8% vào 1982.
+Các ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất, và sản xuất thép đều liên tục sụt
giảm trong 10 năm sau, cho tới tận khi cuộc khủng hoảng giá dầu tiếp
theo kết thúc.
►Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1990
Nguyên nhân:
Sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia
do Mỹ lãnh đạo để giải phóng Kuwait, Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm
xuất khẩu dầu toàn phần đối với Iraq và Kuwait. Chính lệnh cấm vận này
đã lấy đi của thị trường dầu mỏ thế giới gần 5 triệu thùng mỗi ngày, khiến
giá tăng cao.
Diễn biến:
+Tại thời điểm đó, mỗi thùng dầu đắt gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng, từ
17 USD lên 36 USD mỗi thùng.
+ Khi lực lượng Liên quân do Mỹ lãnh đạo đưa quân vào giải phóng
Kuwait, tình trạng thiếu nguồn cung mới chấm dứt và giá bắt đầu hạ.
Hệ quả:
+Khủng hoảng này phần nào là nguyên nhân dẫn tới cuộc suy thoái kinh
tế ở Mỹ với sự sụp đổ của thị trường tín dụng.
+Ảnh hưởng gián tiếp đến suy thoái ở một loạt cường quốc: Canada,
Australia, Nhật, hay Anh.
►Cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng 2007 – 2008
Nguyên nhân:
Năm 2007, giá dầu leo thang tiến gần 100 USD. Trong bối cảnh đồng
USD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ đôla Mỹ lớn và khối
OPEC đã phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng loại ngoại tệ
mạnh khác để tính giá dầu cũng như cắt giảm sản lượng dầu.
Diễn biến:
+Dầu đắt đỏ và nguy cơ cạn kiệt nguồn cung đã làm bùng lên cuộc tranh
chấp giữa các cường quốc về chủ quyền đối với những giếng dầu lớn và
đáy biển ở Bắc cực cũng như Nam cực.
Hệ quả:
Tại Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữa năm 2007. Sự đổ
vỡ lên đến cực điểm vào tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nền kinh thế giới
vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái
1929 - 1933. Tại thời điểm này, có lúc giá dầu lên đến mức kỷ lục 145
USD mỗi thùng.
b. Tình trạng Cung hiện nay
Cung dầu mỏ có nguy cơ bất ổn trong tình hình bạo loạn ở Trung
Đông và Bắc Phi hiện nay
►Bạo loạn ở Libi
Tình trạng:
+ Bạo loạn cùng những cuộc biểu tình ở Libi thời gian gần đây đang gây
sóng gió trên thị trường nhiên liệu. Hiện tại, các nước châu Âu (ví dụ
Italy, Iceland và Áo) phụ thuộc khá nhiều vào dầu mỏ đến từ Libi.
+Libi chỉ chiếm 2% sản lượng dầu thô toàn cầu và xuất khẩu rất ít dầu
sang Mỹ, nhưng cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia này vẫn đủ sức
đẩy giá dầu thế giới tăng vọt. Sở dĩ tình hình ở Libi có tác động mạnh tới
giá dầu quốc tế vì loại dầu thô “ngọt” của nước này không dễ thay thế
trong việc sản xuất xăng, dầu diesel và xăng hàng không, đặc biệt tại
những nhà máy lọc dầu ở châu Âu và châu Á vốn không được trang bị để
lọc loại dầu “chua” có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn.
Diễn biến:
+ Nguồn cung thị trường dầu lửa thế giới đã hao hụt khoảng 1 triệu thùng
mỗi ngày vì các công ty dầu lửa cắt giảm hoạt động tại Libi.
+23/2 tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York đã chạm mức
100 USD/thùng, cao nhất trong 28 tháng. Tại thị trường London, giá dầu
thô Brent tăng 5,47 USD/thùng, lên 111,25 USD/thùng.
+25/2 giá dầu ngọt nhẹ được bán ở mức 105,40 USD/thùng tại New
York.
Hệ quả:
+Các chuyên gia về dầu lửa cho rằng, nếu bất ổn ở Libi còn kéo dài thêm
một vài tuần nữa, các nhà máy lọc dầu ở châu Âu sẽ buộc phải mua dầu
thô ngọt từ Algeria và Nigeria, hai nguồn cung cấp dầu ngọt chính của
nước Mỹ hiện nay. Điều này có thể đẩy giá xăng tại Mỹ tăng lên mức 3,5
USD/gallon trong thời gian tới, buộc người dân nước này phải cắt giảm
chi tiêu. Tính ra, giá xăng tăng thêm 1 xu, thì người tiêu dùng Mỹ lại thiệt
hại 1 tỷ USD mỗi năm.
+Giới chuyên gia lo ngại, nếu giá dầu giữ ở mức cao trong năm nay, tiến
trình phục hồi mong manh của kinh tế toàn cầu sẽ bị cản trở. Ước tính,
giá dầu cứ tăng thêm 10 USD/thùng thì tốc độ tăng GDP toàn cầu sẽ bị
cắt giảm 0,5 điểm phần trăm trong 2 năm.
+ Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng tức thời nhiều nhất từ tình hình
căng thẳng ở Libi. (Hơn 85% lượng xuất khẩu dầu của Libi là sang châu
Âu, trong đó hơn 1/3 sang Italy) Tiếp theo là khu vực châu Á và cuối
cùng là Mỹ (Phần lớn số dầu còn lại được xuất sang châu Á, chỉ 5%
được xuất sang Mỹ)
►Tình hình cung dầu mỏ của Arập Xêút (Saudi Arabia)
Sản lượng:
+ Là nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới
+Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Arập Xêút
chiếm 11,6% sản lượng dầu thô của thế giới, và có công suất dự phòng
2,5-3 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 60% công suất dự dự phòng
của toàn OPEC.
+ Gần đây sự gia tăng cung dầu mỏ từ nước này cũng đã bù đắp được sự
giảm sút trong sản lượng của Libi
+Sản lượng dôi dư: Nhà phân tích cấp cao Manouchehr Takin, thuộc
Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Toàn cầu (CGES) có trụ sở tại
London (Anh), cho rằng chỉ riêng Arập Xêút, nước xuất khẩu dầu thô lớn
nhất thế giới, hiện dôi dư tới 5 triệu thùng/ngày. Với quy mô và khả năng
tăng sản lượng, Arập Xêút có thể gây ảnh hưởng đối với phần còn lại
trong OPEC.
Nguy cơ:
Arập Xêút hiện nay vẫn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của bạo động
bất ổn chính trị và cũng đã chứng kiến nhiều cuộc biểu tình trong những
ngày gần đây. Các chuyên gia cho rằng nếu tình hình ở Arập Xêút trở nên
trầm trọng chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
►Tình hình cung dầu mỏ của một vài quốc gia khác
Iraq:
Các nhà phân tích dự đoán sản lượng dầu thô của Iraq, một thành viên
được miễn tính hạn ngạch trong OPEC, sẽ tăng từ khoảng 2,5 triệu
thùng/ngày hiện nay lên 2,8 triệu thùng ngày trong năm tới, trước khi
tăng lên 4,6 triệu thùng/ngày vào năm 2015.
UAE:
Các chuyên gia của hãng JBC Energy có trụ sở tại Vienna (Áo) dự đoán,
công suất dôi dư của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) hiện
ở mức 500.000 thùng/ngày, với Kuwait là 350.000 thùng/ngày.
Nigeria, Argentina, Libi, Qatar :
Nhà phân tích Peter Wells, thuộc hãng tư vấn Neftex Petroleum
Consultants (Anh) đưa ra mức công suất dôi dư của mỗi nước chỉ khoảng
150.000-300.000 thùng/ngày mỗi nước.
►Tình hình cung dầu mỏ nói chung
+Sản lượng tăng: OPEC cho biết khối này đã gia tăng đáng kể sản lượng
dầu thô, với tổng sản lượng của 12 nước thành viên trong tháng 2/2011 đã
đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2008
+Sản lượng dôi dư: Bản thân OPEC cho hay họ hiện có công suất dôi dư
hơn 6 triệu thùng/ngày. Trong báo cáo Triển vọng dầu mỏ thế giới mới
công bố, OPEC nói rằng mức này sẽ không thay đổi cho tới năm 2014
c. Tình trạng Cầu hiện nay
►Tình hình cầu dầu mỏ của Trung Quốc
+Là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới
+Tháng 12/2010, lượng nhập khẩu dầu thô đã tăng thêm 1,4%. Tổng khối
lượng dầu thô nhập khẩu cả năm 2010 lên mức kỉ lục 239,3 triệu tấn, tăng
18% so với năm 2009.
+Dự báo lượng dầu nhập khẩu trong năm 2011 của Trung Quốc là 5,1
triệu thùng/ngày, tăng 6,3% so với năm 2010 nhằm mục tiêu tăng công
suất lọc dầu thêm 20% trong 5 năm tới để đáp ứng nhu cầu trong nước
đang tăng nhanh.
+Sử dụng cho nhu cầu của các ngành công nghiệp, khoáng sản, giao
thông vận tải, ô tô, công xưởng gia công : Năm 2010, phát triển kinh tế
của Trung Quốc về tổng thể giữ được mức độ tốt, sự phát triển với tốc độ
nhanh của các ngành trên là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho tăng trưởng nhu cầu
sử dụng dầu mỏ, tốc độ tăng lượng dầu mỏ sử dụng thực tế nhanh hơn. Số
liệu cho thấy, năm 2010 lượng dầu thô sử dụng thực tế là 439 triệu tấn,
tăng 13,1% và đây là lần đầu tiên lượng dầu thô sử dụng thực tế vượt qua
mốc 400 triệu tấn, tốc độ tăng lập kỷ lục mới kể từ năm 2005 đến nay.
+Nguồn nhập khẩu: Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nước nhập
khẩu dầu mỏ Ả rập lớn nhất, dầu thô Ả rập lại trở thành nhân tố ngày
càng quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Theo Cục tình
báo năng lượng Mỹ (EIA), bất chấp Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để đa
dạng hóa nguồn dầu thô, nhưng phần lớn số dầu thô nhập khẩu cần thiết
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đều xuất phát từ Ả rập,
mà các tỉnh phía đông phái Shiite – nơi có nguồn năng lượng dồi dào ở Ả
rập lại đóng vai trò quan trọng trong sản xuất dầu thô của nước này.
Trung Đông cung ứng khoảng 2,9 triệu thùng/ngày cho Trung Quốc,
chiếm hơn một nửa tổng số lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc, trong
đó lượng cung ứng của Ả rập đạt xấp xỉ 1,1 triệu thùng/ngày.
►Tình hình cầu dầu mỏ của Mỹ
+Nhu cầu dầu mỏ tăng mạnh bởi kinh tế tăng trưởng thúc đẩy tiêu thụ
nhiên liệu.
+Theo Viện Dầu khí Mỹ (API), nhu cầu dầu thô và các sản phẩm dầu của
nước này đã tăng 4,4% trong tháng 2 năm nay và là tháng có nhu cầu
mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây nhờ kinh tế tăng trưởng thúc đẩy tiêu
thụ nhiên liệu.
+Báo cáo cung cầu hàng tháng của API cho thấy, tổng khối lượng xăng
dầu giao hàng trong tháng 2, bao gồm cả xuất khẩu, đạt bình quân 19,691
triệu thùng/ngày, tăng 831.000 thùng/ngày so với cùng tháng năm 2010.
2. Năng lượng nguyên tử, hạt nhân
a. Thực trạng năng lượng hạt nhân hiện nay
Ngày nay trên thế giới có khoảng 440 lò phản ứng hạt nhân sản xuất điện
tại 31 quốc gia với tổng công suất 358.661MW, sản xuất ra 2.254,17
TWh (năm 2002) chiếm tỷ trọng 16%. Tại hơn 15 nước điện hạt nhân
chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng điện, tại Châu Âu và Nhật bản, điện hạt
nhân chiếm hơn 30% lượng điện sản xuất, tại Hoa kỳ, điện hạt nhân tạo
ra 20% sản lượng điện.
Trên toàn thể giới, các nhà khoa học tại hơn 50 nước đang sử dụng gần
300 lò phản ứng phục vụ nghiên cứu để phát triển công nghệ hạt nhân,
sản sinh ra các đồng vị phóng xạ phục vụ chẩn đoán y khoa và chữa trị
ung thư… Trong khi đó, các lò phản ứng hạt nhân cũng đang được sử
dụng làm nguồn cung cấp điện cho hơn 400 chiếc tàu vượt đại dương mà
không hề gây ảnh hưởng tới thủy thủ đoàn và môi trường. Sau thời kỳ
Chiến tranh lạnh, người ta đã gỡ bỏ những nguyên liệu hạt nhân ra khỏi
vũ khí và chuyển chúng thành nhiên liệu cho những nhà máy điện hạt
nhân dân dụng.
Các nước cung cấp Uranium, nhiên liệu cho điện hạt nhân, chủ yếu là
Canada, Austraylia, đều là những nước có tình hình chính trị ổn định và
có thể cung cấp ổn định.
Nhắc đến thực trạng năng lượng hạt nhân hiện nay, không thể không để
cập tới cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản trong những ngày gần
đây.
b. Khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản
Những ngày tháng ba vừa qua, cả thế giới đã phải chứng kiến nỗi đau của
người dân đất nước mặt trời mọc trong thảm họa động đất, sóng thần
ngày 11/3 – có thể được coi là một trong những thảm họa thiên nhiên
khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Thiệt hại nghiêm trọng mà trận
động đất sóng thần này gây ra là vô cùng to lớn, có khoảng 8.450 người
chết, 12.931 người khác mất tích, ước tính sơ bộ thiệt hại về kinh tế lên
tới 235 tỉ USD (tương đương 4% GDP của Nhật). Tuy nhiên, một trong
những hậu quả chính của thảm họa động đất tại đất nước này – cuộc
khủng hoảng hạt nhân - vẫn chưa thật sự kết thúc.
Ngay sau ngày thảm họa động đất sóng thần xảy ra, hàng loạt các vụ nổ
đã xảy ra ở các lò phản ứng hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân
Fukushima Daiichi nằm ở tỉnh Fukushima.
Ngày 27/3/2011 Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật cho biết lượng phóng xạ
iot trong nước biển gần nhà máy đã tăng từ 1.250 lần vào ngày thứ bảy
lên mức gấp 1.850 lần. Quan chức cấp cao hạt nhân của Nhật Hidehiko
Nishiyama nhận định nguyên nhân khiến phóng xạ trong nước tích tại các
tòa nhà tua-bin tăng cao có vẻ như là do phóng xạ bị rò rỉ từ một vết nứt
hoặc thủng của vỏ lõi lò phản ứng. Nhiều chuyên gia tin rằng phóng xạ ở
Fukushima I xuất phát từ một lò phản ứng, tuy nhiên cho đến nay, giới
chức trách vẫn chưa xác định được rõ nguồn xuất phát đó.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cảnh báo cuộc khủng
hoảng hạt nhân hiện nay ở Nhật có thể kéo dài nhiều tháng. IAEA đã cử
thêm các nhóm chuyên gia tới nhà máy.
3. Năng lượng tương lai
Con người không thể đi ngược lại lịch sử. Dân số thế giới tăng với tốc độ
chóng mặt, đòi hỏi phải có một lượng năng lượng khổng lồ để con người
duy trì sự sống và phát triển. Ðể đáp ứng được những nhu cầu này, con
người cần huy động năng lượng từ mọi nguồn. Trong vòng 50 năm nữa,
khi dân số thế giới tăng tới 9 tỷ người, những nhu cầu của con người mà
ngày nay vẫn còn chưa được đáp ứng sẽ còn tăng lên bội phần. Phát triển
kinh tế là điều không thể thiếu không chỉ để làm giảm những điều kiện
sống khổ cực mà còn để tạo ra những điều kiện cần thiết nhằm ổn định
dân số thế giới. Ngày nay, ở nhiều nước đang phát triển, để đảm bảo đáp
ứng những nhu cầu này, người ta đã phải sử dụng thêm rất nhiều năng
lượng. Tới năm 2050, phần năng lượng sử dụng trên toàn cầu sẽ tăng gấp
đôi. Như vậy yêu cầu cần phải có các nguồn năng lượng tương lai là vô
cùng cấp thiết. Xin được nêu một số loại năng lượng tương lai dưới đây
a. Năng lượng điện mặt trời:
Sinh vật trên Trái đất nhờ năng lượng mặt trời mà tiếp tục tiến hoá để trở
thành trạng thái như bây giờ. Người ta đã phát minh ra thiết bị phát điện
dựa trên nguyên tắc: ánh sáng mặt trời chiếu lên các tấm bán dẫn,
electron (điện tử) được sinh ra và tạo ra dòng điện.
Nhưng năng lượng của ánh sáng mặt trời có mật độ rất thấp nên để thu
được nguồn điện đủ, cần phải có một diện tích lớn. Năng lượng mặt trời
được áp dụng thực tế vào hệ thống điện sử dụng cho nhà ở nhưng giá
thành phát điện khá cao nên cần có sự hỗ trợ của nhà nước cho việc phổ
cập nguồn năng lượng này.
b. Năng lượng sinh khối (biomass) hay còn gọi là năng lượng
vi sinh (biogas):
Đây là một loại năng lượng tái tạo đặc biệt vì loại năng lượng này có thể
sản xuất trực tiếp ra khí đốt, xăng dầu cho các hệ thống giao thông như xe
cộ, xe lửa, thậm chí nguyên liệu cho máy bay. Có hai loại năng lượng
sinh khối là rượu ethanol và dầu diesel sinh học (biodiesel). Tuy nhiên,
hầu hết các nhà máy điện từ biomass trên thế giới đều áp dụng phương
pháp đốt trực tiếp. Còn năng lượng sinh khối từ các phế thải động vật sản
xuất ra hơi nóng sau khi đốt và hơi nóng sẽ chạy qua một turbine và máy
phát điện để biến cải thành điện năng.
C. Triển vọng tiêu dùng và khả năng xảy ra khủng hoảng
1. Triển vọng tiêu dùng
a. Năng lượng dầu mỏ:
Dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng chính được sử dụng trong các hoạt
động sản xuất của thế giới. Trong báo cáo triển vọng Năng lượng Thế
giới mới nhất, IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng 18% lên 99
triệu thùng/ngày vào năm 2035, tức tăng 15 triệu thùng/ngày so với năm
2009. Nhu cầu khí đốt toàn cầu dự báo tăng 44% lên 4.500 tỷ m3
IEA dự báo giá dầu thô sẽ tăng 88% trong thời gian từ nay đến năm 2035
lên 113 USD/thùng
Báo cáo của IEA cũng nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của các nước
đang phát triển trên thị trường năng lượng thế giới, đồng thời dự báo khối
các nước này sẽ chiếm 93% mức tăng nhu cầu năng lượng toàn cầu trong
25 năm tới, trong đó riêng Trung Quốc dự báo sẽ chiếm 36% trong mức
tăng này. Mức tiêu dùng năng lượng của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi
trong thời gian từ 2000 – 2008
b. Năng lượng hạt nhân:
Hiện nay, thế giới có khoảng 400 lò hạt nhân đang hoạt động tại 33 quốc
gia và rất nhiều dự án xây dựng mới đã và đang được triển khai. Các cơ
sở hạt nhân trên liên tục sản xuất ra nguồn điện cung cấp cho gần nửa tỷ
người. Một số lớn lò hạt nhân đã được vận hành từ nhiều thập niên qua.
Tại Pháp, các nhà máy điện hạt nhân không những cung cấp gần 80%
nguồn điện trong nước mà còn hòa vào mạng lưới điện toàn châu Âu để
thắp sáng cho các nước láng giềng. Dự đoán trong tương lai nhu cầu năng
lượng hạt nhân ngày càng tăng do nguồn năng lượng dầu mỏ sẽ ngày
càng cạn kiệt. ( số liệu cụ thể).
Bởi sự cạn kiệt nguôn dầu mỏ than đá, nguy cơ tiềm ẩn của năng lượng
hạt nhân, các nhà khoa học thế giới đang tìm kiếm những nguồn năng
lượng mới, gọi là năng lượng lựa chọn, năng lượng thay thế hay năng
lượng xanh. Những nguồn năng lượng này có ưu điểm là sạch, có sẵn
trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm, không bị cạn kiệt.
c. Năng lượng tương lai
Năng lượng mặt trời:
+Tình hình khai thác nguồn năng lượng mặt trời:
Tiến bộ khoa học kĩ thuật khiến nguồn năng lượng mặt trời có hiệu quả
kinh tế cao hơn. Cùng sự phát triển khoa học kỹ thuật, giá thành sản xuất
điện năng từ năng lượng mặt trời đang giảm xuống. Nếu như vào quãng
năm 1970, để có 1 watt công suất điện mặt trời cần chi phí 50 USD, thì
đến năm 2010 giá thành đã giảm xuống dưới 2 USD cho 1W, và trong
năm 2011 sẽ chỉ còn khoảng 1,20 USD cho 1 W, và còn có khả năng
giảm tiếp trong những năm tới.
Mô hình nhà máy điện từ năng lượng mặt trời thành công tại nhiều nước
trên thế giới. Hiện tại, nước Đức đang đi đầu thế giới về công suất điện
mặt trời. Riêng năm 2009, nước Đức đã lắp khoảng 3,7 tỷ watt công suất
điện mặt trời, chiếm đến một nửa toàn bộ thị trường thế giới, và năm
2010 đã lắp thêm khoảng 7 tỷ watt điện mặt trời nữa (tức là bằng 7 lần
nhà máy nhiệt điện Phả Lại). Các nước lớn khác như Mỹ, Nhật Bản,
Pháp, Ý cũng có thị trường lắp lặt điện mặt trời trên 1 tỷ watt công suất
mới một năm.
+Triển vọng năng lượng mặt trời:
Tổng tiêu thụ năng lượng của con người trên thế giới hiện tại (tính tổng
cộng tất cả các loại năng lượng như dầu hỏa, than đá, thủy điện, v.v...)
khoảng 15 nghìn tỷ watt. Trong đó nguồn dự trữ năng lượng mặt trời (có
thể chuyển thành năng lượng hữu dụng) được ước tính tương đương với
công suất khoảng 86 triệu tỷ watt, gấp hơn 5000 lần nhu cầu sử dụng của
con người.
Tổng cộng dự trữ của tất cả các nguồn khác(trong đó chủ yếu là gió) chỉ
bằng khoảng 1 phần trăm nguồn dự trữ năng lượng mặt trời. Vì thế nếu
khai thác được triệt để thì năng lượng mặt trời chính là nguồn năng lượng
tương lai cho thế giới.
Năng lượng mặt trời chính là nguồn năng lượng tương lai có khả năng
thay thế các nguồn nguyên liệu truyền thống.
Năng lượng sinh khối:
+Tình hình sử dụng và triển vọng tiêu dùng năng lượng sinh khối:
Kỹ thuật đốt rác phát điện từng có lịch sử nghiên cứu phát triển hơn 30
năm trở lại đây, nhiều nhà máy ở Đức (32% lượng rác được xủ lý bằng
đrpđ), Đan Mạch (70%), Bỉ (29%), Pháp (38%).. đã trở thành hình mẫu
cho ngành công nghệ "năng lượng và bảo vệ môi trường" này. Ở châu Á,
Singapore (100% lượng rác được xử lý bằng đốt rác phát điện) và Nhật
Bản (72,8%) là hai nước đi đầu trong kỹ thuật đốt rác phát điện.
+Triển vọng năng lượng sinh khối:
Sinh khối bao gồm năng lượng hóa học, nguồn năng lượng từ mặt trời
tích lũy trong thực vật qua quá trình quang hợp, các phế phẩm từ nông
nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp v..v..), phế phẩm lâm nghiệp (lá khô,
vụn gỗ v.v...), giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải,
phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm. Có thể thấy đây là nguồn
năng lượng kinh tế và thân thiện môi trường bởi khả năng sử dụng các
chất thải làm nhiên liệu.
Nhiên liệu sinh khối có thể ở dạng rắn, lỏng, khí... được đốt để tạo ra
năng lượng. Sinh khối cũng có thể chuyển thành dạng nhiên liệu lỏng như
mêtanol, êtanol dùng trong các động cơ đốt trong; hay thành dạng khí
sinh học (biogas) ứng dụng cho nhu cầu năng lượng ở quy mô gia đình.
Như vậy năng lượng sinh khối có thể sản xuất năng lượng trong nhà máy
điện hoặc nhiên liệu vận hành các máy móc thay thế dầu…
Hơn nữa, đây còn là một loại năng lượng sạch. Nó không những tái tạo
nguồn rác thải trong các ngành sản xuất mà quá trình tạo ra năng lượng
cũng gây ít tổn hại đến môi trường.
2. Khả năng xảy ra khủng hoảng An ninh Năng lượng
a. Năng lượng dầu mỏ trong tương lai:
Đây là dạng năng lượng không thể tái sinh vì thế nguy cơ cạn kiệt hai
nguồn nguyên liệu này là chắc chắn xảy ra. Tuy nhiên tương lai nào
nguồn năng lượng này cạn kiệt vẫn còn nằm trong dự đoán của các nhà
địa chất khoa học. Theo dự đoán của BP- nhà khai thác dầu lớn nhất thế
giới dự đoán lượng dầu mỏ thế giới sẽ hết vào năm 2040. Viện khoa học
quốc gia Mỹ nhận định rằng, đến năm 2015, I-ran có nguy cơ sẽ không
còn dầu mỏ để xuất khẩu .
Vấn đề cạn kiệt nguồn năng lượng dầu mỏ ngày càng rõ rệt khi nhu cầu
sử dụng dầu mỏ ngày càng tăng. Năm 2010, OPEC đã bí mật nâng dự báo
nhu cầu dầu toàn cầu lên gấp 3 lần.
Bên cạnh vấn đề hạn chế của nguồn dầu mỏ, giá dầu cũng là yếu tố dễ tác
động đến khủng hoảng năng lượng. Các quốc gia có lượng dự trữ dầu mỏ
lớn tập trung ở khu vực Trung Đông, nơi thường xuyên xảy ra bạo động,
khủng bố…Bất ổn chính trị là những yếu tố gây cản trở việc khai thác và
cung cấp dầu mỏ cho thị trường, đẩy giá dầu ngày càng tăng cao. Những
diễn biến tại tình hình Libi đang cho thấy nguy cơ ảnh hưởng sản lượng
xuất khẩu dầu mỏ của thế giới. “Cuộc chiến tranh dân sự ở Libi đã làm
cắt giảm nguồn cung dầu thô toàn cầu xuống khoảng 1,1 triệu
thùng/ngày, làm suy giảm công suất dự phòng của OPEC xuống mức cực
thấp là 2 triệu thùng/ngày” theo dự đoán của Goldman Sachs.
Chất lượng dầu ở những vùng khác nhau là khác nhau (dầu của Libi là
dầu ngọt nhẹ, có nồng độ lưu huỳnh thấp, còn dầu của các nước khác như
Arập Xêút, các nước OPEC và Nga là dầu chua, có nồng độ lưu huỳnh
cao). Việc xử lý dầu thô có nồng độ lưu huỳnh cao sẽ tốn kém hơn, do đó
giá các sản phẩm như xăng, dầu điêzen, dầu sưởi và nhiên liệu máy bay
sẽ tăng.
Có thể nhận thấy, trong vòng 10 năm nữa, những nguy cơ dẫn đến một
cuộc khủng hoảng dầu mỏ là tiềm năng nhưng chưa đủ khả năng bùng
phát. Tuy nhiên, trong tương lai 30 năm, đến năm 2040, và thậm chí
trước đó một vài năm, những mối hiểm họa như: chiến tranh, hiểm họa tự
nhiên, sự phát triển nóng nền kinh tế sản xuất nhằm bù đắp thua lỗ cho
các ngành kinh tế quốc gia khác, và đặc biệt là sự khan hiếm trong nguồn
cung dầu mỏ sẽ làm bùng phát một cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên qui
mô toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến sự sống của thế giới.
b. Năng lượng hạt nhân:
Như đã nói, hạt nhân chứa nguồn năng lượng khổng lồ cho xã hội. Năng
lượng hạt nhân khi sản xuất điện không gây hại cho môi trường như các
nhà máy thủy điện, nhiệt điện khác. Nhưng năng lượng hạt nhân lại là con
dao hai lưỡi, là hiểm họa môi trường và nhân loại nếu như các nhà máy
điện hạt nhân gặp sự cố. Quá khứ đã xảy ra thảm họa Chernobyl và mới
gần đây là sự cố hạt nhân tại Nhật Bản . Sự cố hạt nhân tại Nhật Bản đang
có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng hạt nhân thực sự khi các lò phản
ứng hạt nhân số 1,2,3 tại nhà máy Fukushima đều đã nổ. Nhật Bản là một
quốc gia nghèo tài nguyên và điện hạt nhân chiếm hơn 30% tổng công
suất phát điện của Nhật Bản. Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân đang thực
sự đặt Nhật Bản trước nguy cơ thiếu năng lượng, đồng thời đe dọa môi
trường hàng triệu người dân tại vùng biển Thái Bình Dương.
3. Hậu quả khủng hoảng năng lượng:
Khi khủng hoảng năng lượng xảy ra thì nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến toàn
bộ thế giới bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của từng
cá nhân và các doanh nghiệp. Ở các nước phát triển, ngành công nghiệp
càng phát triển thì mức độ phụ thuộc vào nguồn năng lượng để phục vụ
sản xuất đặc biệt là dầu mỏ ngày càng tăng. Khủng hoảng năng lượng xảy
ra sẽ gây thiệt hại đến sản xuất. Hơn nữa, khủng hoảng năng lượng sẽ tạo
nên hiệu ứng domino tác động tới thị trường chứng khoán, tài chính và
đầu tư…hay nói cách khác là toàn bộ nền kinh tế.
Ngành sản xuất và kinh tế của các quốc gia đang và kém phát triển cũng
phụ thuộc vào năng lượng. Nhưng bởi quy mô sản xuất cũng như quy mô
nền kinh tế, tỷ lệ tiêu thụ năng lượng/ đầu người của các quốc gia này,
luôn thấp hơn các quốc gia công nghiệp phát triển nên ảnh hưởng sẽ thu
hẹp hơn. Chính vì lí do này mà các quốc gia phát triển bị ảnh hưởng
mạnh hơn khi khủng hoảng xảy ra.
D. Giải pháp
1. Cấp độ quốc gia
- Đưa ra chính sách phát triển nền kinh tế hợp lý. Phát triển cân bằng
bền vững trên cơ sở so sánh, cân đối giữa cung cầu năng lượng.
- Luôn có lượng tích trữ phù hợp (mỏ nhiên liệu – đối với nước sản
xuất và hợp đồng dài hạn từ các nhà cung chính – đối với nước tiêu
thụ).
- Ổn định tình hình chính trị, xã hội, tránh tối đa có thể những khả
năng dẫn đến nguy cơ bạo loạn, chiến tranh.
- Tránh nguy cơ khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên, dẫn đến ô
nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên
- Hướng đến những nguồn năng lượng sạch, những nguồn năng
lượng ổn định mà quốc gia không bị lệ thuộc
- Phát triển năng lượng nguyên tử là một nhu cầu bức thiết, tuy
nhiên cần xây dựng một định hướng hợp lý (từ xác định địa điểm
xây dựng, đến những chiến lược dài hạn về an toàn nguyên tử, dân
cư…)
2. Cấp độ tổ chức quốc tế
- Đối với OPEC, nhà cung cấp, sản xuất chính yếu của thế giới, cần
đưa ra những cam kết chiến lược nhằm duy trì, đảm bảo mức gia
phù hợp, không có sự đột biến đáng kể nào.
- Đối với các tổ chức giám sát (IEA, WTO,…) cần đưa ra những dự
báo kịp thời, những kiến nghị hành động làm nền tảng cho các
nước cung, cầu có điều chỉnh hợp lý trong sản lượng
3. Cấp độ thế giới
- Phát huy vai trò chi phối của các nước lớn: A rập Saudi, Trung
Quốc, Mỹ, Nga…không những trực tiếp thông qua chính sách năng
lượng (tăng giảm lượng cung cầu – đặc biệt đối với các nước A
rập) mà còn gián tiếp qua chính sách tiền tệ (điều chỉnh tỉ giá ngoại
tệ - ví dụ như sự thay đổi tỉ giá tệ/usd), qua các chính sách kinh tế
khác (tăng giảm lạm phát, kích thích tiêu dùng…- đặc biệt với nền
kinh tế Mỹ)…
- Phát huy vai trò của các diễn đàn, các nhóm nước (đặc biệt là G20)
trong việc kêu gọi, áp đặt thị trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tbangluong_0647.pdf