Tiểu luận Ảnh hưởng của luật đầu tư 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ở các khu công ng hiệp, khu chế xuất tại Việt Nam

Ngoài ra, cần hoàn thiện các quy định về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngo ài, ưu tiên thực hiện các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên ; Hoàn thiện các quy định về phân cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Các quy định về thủ tục thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt là các quy định về thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư. Một số nội dung liên quan đến quy trình, thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư gồm Thủ tục đầu tư dự án mới; hủ tục đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp; T hủ tục điều chỉnh dự án đầu tư ; Thủ tục tạm ngừng, giãn tiến độ; Thủ tục góp vốn, mua cổ phần; Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư; Thủ tục thanh lý, chấm dứt dự án đầu tư

pdf41 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của luật đầu tư 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ở các khu công ng hiệp, khu chế xuất tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đảm bảo đủ thẩm quy ền và nguồn lực để quản lý các KCN, KKT theo hướng một cửa, một đầu mối và tương xứng với vai trò vị trí ngày càng quan trọng của các KCN, KKT trong quá trình CNH, HĐH đất nước. 2.3. Ảnh hưởng của luật đầu tư năm 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam. 2.3.1. Thu hút đầu tư tại khu công nghiệ p, khu chế xuất. Đối với Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển nền kinh t ế đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn.Vốn trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Do đó thu hút vốn đầu tư trực t iếp nước ngoài vào KCN, KCX là rất quan trọng vì KCN, KCX phản ánh tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi nước. Theo ngân hàng thế giới(WB), các dự án thực hiện trong KCN, KCX do các nhà đầu tư nước ngoài hoặc do liên doanh với nước ngoài thực hiện (24% do liên doanh với nước ngoài, 33 do các nhà đầu tư nước ngoài, 43% do đầu tư trong nước). Do vậy KCN, KCX đã góp phần đáng kể trong việc thu hút đầu tư trực t iếp nước ngoài cho nước chủ nhà. Năm 2012, các KCN cả nước đã thu hút được 366 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4.017 triệu U SD và điều chỉnh tăng vốn cho 329 lượt dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm 2.840 triệu USD. Tính chung, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào KCN năm 2012 đạt 6.860 triệu USD, tăng 6% so với năm 2011, chiếm 53% tổng vốn FDI cả nước, trong đó có một số dự án lớn đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong năm 2012, như: Dự án đầu tư giai đoạn 2 của Samsung tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn tăng t hêm 830 triệu USD; Dự án tăng vốn mở rộng sản xuất thêm 870 triệu USD của Công ty TNHH Wintex Việt Nam tại KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang; Dự án của Công ty TNHH sản xuất Toàn cầu LIXIL Việt Nam tại KCN Long Đức, tỉnh Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 441 triệu U SD; Dự án nhà máy sản xuất sợi tại KCN Hải Yên, TP Móng Cái, Quảng Ninh của nhà đầu tư Hồng Kông với tổng vốn đầu tư 300 triệu U SD; dự án Công ty TNHH Thép KYOEI Việt Nam của nhà đầu tư Nhật Bản tại KCN Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình với tổng vốn đầu tư 184,4 triệu USD. Lũy kế đến cuối năm 2012, các KCN trong cả nước đã thu hút được 4.519 dự án FDI với t ổng vốn đầu tư đăng ký 60.300 triệu USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 21 - 32.400 triệu USD, bằng 54% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hiện nay đã có hơn 3.200 dự án đang sản xuất kinh doanh, 450 dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là đã có 28 khu công nghiệp được thành lập, trong đó 26 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện t ích là 8.400ha - là địa phương t hu hút nhiều vốn FDI nhất với 2.53 tỉ USD vốn đăng ký mới và t ăng thêm chiếm 19,5% vốn đầu tư.Nhờ có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nên thương hiệu “KCN Bình Dương” có sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư. . + Các dự án FDI đầu tư vào các KCN của tỉnh Bình Dương có vốn đầu tư tương đối khá, với mức bình quân 7,5 triệu USD/dự án. Hiện đã có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án đầu tư tại các KCN tỉnh Bình Dương. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án lớn là: Đài Loan, Singap ore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Những dự án này có xu hướng thiên về công nghệ cao, sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sức cạnh tranh mạnh.Số lượng DN đầu tư vào các KCN ở tỉnh Bình Dương không ngừng tăng lên trong những năm qua, bình quân mỗi năm có khoảng 60-70 DN mới. Cũng nhờ đó, tốc độ tăng doanh thu trung bình hàng năm đạt từ 15-20%. Giai đoạn 2006-2010, các KCN đã tạo ra doanh thu 25,6 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 12,4 tỷ USD, nộp ngân sách 650 triệu USD, đóng góp khoảng 50-60% GDP của tỉnh. Năm 2011, doanh thu của các DN trong các KCN tỉnh Bình Dương đạt 7,225 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 3,1 tỷ USD, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Các KCN đã giải quyết việc làm cho 308 ngàn lao ðộng + Những khu công nghiệp có tỉ lệ lắp đầy 80-100% là Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương,VSIP1, VSIP2, Mỹ Phước 2, Bình An, Bình Đường, M ỹ Phước,Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp B. + Không ngừng ở đó mà các nhà lãnh đạo dự kiến các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương sẽ thu hút khoảng 3-4 t ỉ USD vốn FDI, giai đoạn 2016-2020 là 4-5 tỉ USD. Theo sau khu công nghiệp Bình Dương là khu công nghiệp Hải Phòng với tổng vốn đăng ký cấp mới là tăng thêm 1,16 tỉ USD chiếm 9%. Số vốn FDI thu hút vào các khu công nghiệp chiếm gần 98% tổng vốn FDI toàn thành phố Hải Phòng (926,3 triệu USD). Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 22 - + Tính đến cuối tháng 4/2012, các khu côn nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng thu hút gần 908 triệu USD vốn FDI, bao gồm 5 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký là 863,2 triệu USD và 4 dự án t ăng vốn thêm 44,7 triệu USD. So với năm 2011 kết quả vốn FDI tăng gấp 20 lần do các nhà đầu tư Nhật Bản cam kết đầu tư số vốn lớn vào địa phương mà lớn nhất là dự án sản xuất lốp xe ô-tô của t ập đoàn Bridgestone với 575 triệu USD vào khu công nghiệp Đình Vũ. + Gần đây nhất là tập đoàn Nipro Pharma Corporation ( Nhật Bản) đã nhận giấy chứng nhận đầu tư triển khai dự án xây nhà máy chuyên sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế tại khu công nghiệp tại huyện Thủy Nguyên. Với tổng số vốn đầu tư là 250 triệu USD, nhà máy chuyên sản xuất các loại tân dược để xuất khẩu ra thế giới. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 8/2012 và đi vào sản xuất trong tháng 5/2015. Tiếp theo đó là Đồng Nai, Hà Nội, Bắc Ninh với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 1.115 tỉ USD, 1.111 tỉ USD, 1.105 tỉ USD. + Tính đến tháng 9/2012, Đồng Nai có 31 KCN được thành lập với tổng diện tích 9.838,31ha, trong đó đã cho thuê được 3.996,63ha đạt tỷ lệ 62,02% diện tích đất dành cho thuê (6.144,12ha), thu hút 36 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với tổng số 1.192 dự án còn hiệu lực, trong đó có 867 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 35.085 tỉ đồng. Giá trị giải ngân lũy kế đến tháng 9/2012 đạt 8.598 triệu USD đạt 59% so với tổng vốn đăng ký. Riêng 2011 doanh t hu đạt 11.118 triệu USD, xuất khẩu đạt 5,856 triệu U SD, nhập khẩu 7.356 triệu USD. Trong tháng 01/2013, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới cho 07 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 124 triệu USD, trong đó đặc biệt là dự án Cty TNHH Terumo BCT Việt Nam t ại Khu Công nghiệp Long Đức có tổng vốn đầu tư đăng ký là 98,9 tr iệu USD, với mục tiêu hoạt động là Sản xuất sản phẩm, thiết bị y tế: túi đựng máu, bộ thiết bị thu thập thành phần máu. Đồng thời, trong tháng 01/2013 Ban Quản lý các KCN Đồng Nai đã điều chỉnh 40 lượt dự án, trong đó bao gồm 04 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng là 45.6 triệu USD. Ngoài ra, Ban Quản lý đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong nước cho 02 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 200 tỷ đồng. Như vậy, tính đến hết ngày 31/01/2013, các Khu Công nghiệp Đồng N ai đã thu hút được tổng vốn đầu tư FDI là Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 23 - khoảng 181,1 triệu USD và 200 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước; ước đạt 613,8% so với lượng vốn đầu tư nước ngoài cùng kỳ năm ngoái (29,5 triệu USD) và 21,3% so với kế hoạch cả năm (01 tỷ đô la Mỹ).(DIZA) + Năm 2011, ban quản lý Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 29 dự án và điều chỉnh tăng vốn cho 21 dự án tổng giá trị đạt 191,13 triệu U SD tăng 40,5%. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong khu công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá cao với doanh thu cả năm 2011 đạt 4,068 t ỉ USD tăng 13,8% so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2,46 tỉ USD tăng 15,5% chiếm 37,5% kim ngạch xuất khẩu của thành phố, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2,48 tỉ Usd tăng 17,7%. Đến cuối năm 2012 các khu công nghiệp ở Hà Nội có 510 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 257 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 3,723 tỉ U SD.  Để có được sự thu hút đầu nước ngoài như vậy thì cũng do một số yếu tố: + Đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển khu công nghiệp để tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế và phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế đã được quán triệt rộng rãi từ Trung ương đến địa phương và các thành phần kinh tế . + Hệ thống chính sách phát triển khu công nghiệp bước đầu đã tạo được hành lang pháp lý cho việc vận hành các khu công nghiệp. Đây là vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tế của công tác phát triển khu công nghiệp. + Sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành trong công tác quản lý phát triển khu công nghiệp. Bằng cơ chế uỷ quyền, các Bộ, ngành đã tạo điều kiện cho các Ban quản lý khu công nghiệp phát huy tốt cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ, t hực h iện các giám sát về chuyên môn để đảm bảo sao cho các vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết nhanh và đúng pháp luật . + Ý chí quy ết tâm và sự quan tâm của Đ ảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đối với việc phát triển khu công nghiệp trên địa bàn là nhân tố quan trọng để phát huy lợi thế của địa phương, của vùng. Bài học ở các địa phương có khu công nghiệp phát triển cho thấy, sự thống nhất ý chí của các cấp ở địa phương là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của khu Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 24 - công nghiệp, đưa các chủ trương, chính sách về phát triển khu công nghiệp của Đảng và + Tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động tìm kiếm giải pháp hiệu quả để xây dựng, phát triển khu công nghiệp của các Ban quản lý khu công nghiệp, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, các doanh nghiệp khu công nghiệp được coi là một trong các yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của việc phát triển các khu công nghiệp.  Đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệ p, khu chế xuất l à nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn phát triển kinh tế: Đầu tư vào KCN, KCX thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH: Do tác động của vốn, khoa học kỹ thuật do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại làm cơ cấu kinh tế được chuy ển dịch. Hướng chuyển dịch là tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp. Số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong KCN, KCX tăng sẽ thu hút được số lượng khá lớn lao động, giải quyết được công ăn việc làm cho nước s ở t ại. Ngoài ra, KCN, KCX còn góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng t hu ngoại tệ cho đất nước.Theo thống kê của WEPZA (Hiệp hội KCX thế giới) một KCX diện tích khoảng 100ha, cần đầu tư 50 triệu USD cho cơ sở hạ tầng trong vòng 20 năm sẽ t ạo việc làm làm cho 10.000 lao động. Từ đó tạo ra hàng xuất trị giá 100 triệu USD/năm và 100 tr iệu USD/năm thông qua thu nhập gián tiếp ngoài KCX. Như vậy tính bình quân một công nhân trong KCX tạo ra giá trị 5.000-10.000USD/năm. Vào đầu thập kỷ này đã hình thành một số KCN, KCX. Thành công bước đầu và quá trình phát triển, lớn mạnh các KCX góp phần quan trọng đưa đất nước ta t iến nhanh trên con đường CNH, HĐH đất nước. FDI trong KCN, KCX có đóng góp không nhỏ vào t ăng trư ởng sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế: thực tế 20 năm xây dựng và phát triển cho t hấy, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp. Tỷ trọng vốn FDI trong KCN, chiếm tới 80% tổng vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp cả nước. Ngoài ra, qua vai trò của FDI trong KCN, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN, KKT trên thị trường thế giới được nâng cao đáng kể trong thời gian qua, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, tăng đều qua Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 25 - các năm với tốc độ tăng bình quân cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân của cả nước. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng lên từ mức 20% năm 2005 và 25-30% trong những năm gần đây. Và còn mở rộng hợp tác đầu tư quốc t ế: N gày nay trên thế giới không chỉ diễn ra sự cạnh tranh của các nước tiếp nhận đầu tư mà còn diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đi đầu tư. Xu hướng đa cực trong đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện cho các nước thực hiện đường lối mở rộng quan hệ kinh tế quốc t ế. Vì vậy, đầu tư trực tiếp vào KCN, KCX cũng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước chủ nhà với các nước, lãnh thổ của chủ đầu tư.  Bên cạnh những thành công thì vẫn còn một vài hạn chế: Do cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho phát triển công nghiệp còn yếu kém, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố gây tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư; chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng, nền móng nhà xưởng tại các KCN tốn kém do nền đất tương đối yếu. Về môi trường, xã hội trong KCN, KKT:Vấn đề bảo vệ môi trường KCN tuy đã được cải thiện, song vẫn còn tồn tại một số KCN, doanh nghiệp KCN chưa tuân thủ nghiêm túc pháp luật về môi trường. N guyên nhân là do ý thức của doanh nghiệp thứ cấp, kể cả doanh nghiệp là chủ đầu tư hạ t ầng KCN nhiều khi chưa cao, vẫn đặt lợi ích kinh t ế lên trên trách nhiệm bảo vệ môi trư ờng; công t ác phối hợp kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường KCN của các cơ quan Nhà nước chưa thật chặt chẽ. M ặc dù số lượng các nhà máy xử lý nước thải tập trung đã tăng lên nhưng theo báo cáo của các Ban Quản lý các KCN, tại khu vực xung quanh KCN ở một số địa phương, một số tiêu chuẩn nước thải vượt quá quy định cho phép. Nguyên nhân là do việc vận hành nhà máy xử lý nước thải chưa tuân thủ theo quy định trong khi công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý còn hạn chế, chưa có chế tài xử phạt có tính răn đe. Các chính sách khuyến khích hiện hành đối với đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ hấp dẫn các doanh nghiệp, chưa khiến họ quan t âm thỏa đáng đến việc đầu tư xây nhà ở cho người lao động trong KCN, KKT. Phần lớn Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 26 - người lao động thuê nhà ở do các hộ dân xây dựng thiếu tiện nghi, t iện ích, chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Việc phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý KCN, KKT trong một số lĩnh vực còn chưa được thực hiện đầy đủ, nhất quán trên cả nước do có sự không thống nhất với các quy định của pháp luật chuyên ngành, chưa được các bộ, ngành hướng dẫn cụ thể hoặc chủ trương phân cấp, ủy quyền chưa được địa phương quán triệt và thực hiện, đặc biệt là lĩnh vực t hanh tra, môi trường, lao động. Chính sách ưu đãi đối với các KCN hay thay đổi, thiếu ổn định, mức ưu đãi đối với dự án đầu tư vào KCN còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa thực sự hấp dẫn đầu tư một cách lâu dài, ổn định. Việc các dự án trong KCN không còn được hưởng ưu đãi đầu tư như đối với địa bàn có điều kiện kinh t ế - xã hội khó khăn, không áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư mở rộng theo quy định của một số văn bản pháp luật về thuế đã tạo khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, làm giảm tính khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN.  Một số bài học kinh nghiệm nhằm thu hút đầu tư: - Phát triển KCN là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm thu hút nguồn lực thúc đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện tốt công t ác thu hút đầu tư, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, quán triệt tư tưởng về ý nghĩa của công tác thu hút đầu tư phát triển KCN, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh để tăng cường thu hút đầu tư thì môi trường đầu tư phải được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn. Trong đó, tập trung đầu tư cơ sở hạ t ầng kinh t ế - xã hội ngoài hàng rào KCN một cách đồng bộ; cải cách thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa - tại chỗ”; nâng cao tr ình độ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp… - Xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, thu hút và quản lý hiệu quả các dự án đầu tư tại KCN. Trong công tác xúc tiến đầu tư cần chú trọng đến nội dung và phương pháp thực hiện, nội dung kêu gọi đầu tư phải rõ ràng, có đủ những thông tin cần thiết cho nhà đầu tư. Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 27 - - Để thu hút, quản lý các dự án đầu tư hiệu quả và phát triển bền vững thì công tác hỗ trợ nhà đầu tư từ khâu chuẩn bị, triển khai xây dựng và trong quá trình dự án đi vào hoạt động là rất quan trọng, nhằm rút ngắn chi phí thời gian tham gia thị trường, hướng các nhà đầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư. - Trong quá trình thu hút đầu tư vào các KCN, cần phải có sự cân nhắc, chọn lọc kỹ các nhà đầu tư có đủ năng lực, các dự án đầu tư tốt, hạn chế các dự án dễ gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội kém, sử dụng quá nhiều lao động. 2.3.2. Sự ảnh hưởng của luật đầu tư năm 2005. Cuối năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua, khi nước ta còn trong vòng xoáy cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát phi mã, sản xuất và lưu thông chậm phát triển, làm không đủ ăn, buộc phải dùng tem phiếu “phân phối sự thiếu thốn”; khi các nước “phương Tây” cấm vận đối với Việt Nam, quan hệ kinh tế đối ngoại hầu như chỉ bó hẹp trong khung khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế với 12 nước xã hội chủ nghĩa (cũ). Luật Đầu tư nước ngoài 1987 được dư luận quốc tế đánh giá cao. Hoạt động FDI là khâu đột phá trong hội nhập kinh tế quốc t ế nhờ thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam có sức hấp dẫn hàng trăm nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các nước đang thi hành chính sách cấm vận đối với nước ta, điển hình là Mỹ. M ặc dù cuối năm 1994, Tổng thống Bill Clinton mới bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, nhưng một số nhà đầu tư nước này thông qua nước thứ ba đã thực hiện nhiều dự án FDI ở nước ta từ năm 1989. Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, ba năm đầu 1988 - 1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta. Nhưng từ năm 1991 đến năm 1997 đã diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, với 2.230 dự án và vốn đăng ký 16,244 tỷ USD, vốn thực hiện 12,98 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng năm 1997, vốn thực h iện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp 9,5 lần năm 1991. Tuy nhiên, từ năm 1998 đến năm 2004, do tác động t iêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nên trong số 3.968 dự án mới, phần lớn có quy mô nhỏ, vốn đăng ký năm 1998 chỉ là 5,099 tỷ USD, năm 2000 là 2,838 tỷ USD, năm 2004 là 4,547 Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 28 - tỷ USD. Trong khi đó, vốn thực h iện trong giai đoạn này là 17,66 tỷ USD, chỉ tăng 36% so với giai đoạn 1991-1997. Nhưng năm 2005 lại mở đầu làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam, với vốn đăng ký 6,839 tỷ USD và vốn thực hiện 3,3 tỷ USD. Từ năm 2006 tới nay, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI. Con số giải ngân cũng khá tích cực (xem bảng). Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính chung, từ năm 1988 đến năm 2011, tổng vốn đăng ký còn hiệu lực của 13.496 dự án FDI là 195,9 tỷ USD, vốn thực hiện là 88,2 tỷ USD, chiếm 43,2% vốn đăng ký. Sau khi Luật đầu tư nước ngoài t ại Việt Nam được ban hành năm 1987, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên rất nhanh, song hầu hết tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, nhà làm việc ... tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư nước ngoài vào công nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặp 2 khó khăn chính là: cơ sở hạ tầng yếu kém, thủ tục xin giấy phép đầu tư và triển khai dự án đầu tư phức tạp, mất nhiều thời gian. Dựa vào kinh nghiệm của nước ngoài, Chính phủ chủ trương thành lập khu chế xuất để làm thí điểm một mô hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Vì vậy, Quy chế khu chế xuất đã được ban hành kèm theo N ghị định số 322/HĐBT ngày 18/10/1991 và khu chế xuất Tân Thuận - khu chế xuất đầu tiên của cả nước đã được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 394/CT ngày 25/11/1991 nay là Chính phủ. Năm 1991, khu chế xuất Tân Thuận được thành lập “khai s inh” ra mô hình các KCN trong chiến lược xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Từ đó đến nay với nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến việc thành lập, hoạt động của các KCN được ban hành, điều chỉnh đã tạo ra hành lang pháp lý cho sự ra đời và phát triển các KCN trên địa bàn cả nước. Tính đến nay (năm 2010), Việt Nam đã có 250 KCN được thành lập, trong đó có 170 KCN (chiếm 68% tổng số KCN của cả nước) đã đi vào hoạt động, số còn lại đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Các KCN chủ yếu được thành lập ở ba vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế trọng điểm phía bắc; vùng kinh tế Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 29 - trọng điểm phía nam; vùng kinh tế trọng điểm miền trung), song cho đến nay cả nước có 57 tỉnh, thành phố có KCN được thành lập. Năm 1992 khu chế xuất Linh Trung , năm 1996 và 1997 liên tiếp 10 khu công nghiệp của Thành phố có Quyết định thành lập của Chính phủ. Đầu năm 2002 thêm một khu công nghiệp nữa được thành lập theo quyết định của Chính phủ là khu công nghiệp Phong phú. Tính đến 9/2012, cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 80.100 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 45.100 ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước; được phân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng của các Vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa phương từng bước phát triển.  Những đóng góp to lớn của luật đầu t ư: Có thể nói, FDI đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh t ế - xã hội của đất nước. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội 1991 - 2000 là 30%, 2001 - 2005 là 16%, 2006 - 2011 là 28%. Các doanh nghiệp FDI đóng góp vào GDP thời kỳ 2001 - 2005 là 14,5%, t ăng lên 20% năm 2010; nộp ngân sách nhà nước năm 2010 là 3,1 tỷ USD gần bằng cả 5 năm 2001 - 2005 (3,5 tỷ USD). FDI tạo ra khoảng 40% giá trị sản lượng công nghiệp, có tốc độ tăng khá cao, 2001- 2010 tăng 17,4%/năm trong khi toàn ngành công nghiệp tăng 16,3% /năm. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, 2001 - 2005 là 57,8 tỷ USD, 2006 - 2010 là 154,9 tỷ USD, bằng 2,67 lần, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (kể cả dầu thô). Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành kinh t ế, như khai thác, lọc hóa dầu, ô tô, xe máy, điện tử, xi măng, sắt thép, thực phẩm, thức ăn gia súc; cũng như góp phần hình thành một số khu đô thị hiện đại như Phú M ỹ Hưng, Nam Thăng Long, nhiều khách sạn 4- 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, văn phòng cho thuê... Lĩnh vực dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ đã du nhập phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp dân cư. Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 30 - M ột thành tựu khác, tính đến cuối năm 2011, khu vực FDI tạo ra hơn 2,3 triệu việc làm trực t iếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngày càng tăng, du nhập phương thức lao động, kinh doanh và quản lý tiên tiến.  Hạn chế của luật đầu tư nói chung: Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, hoạt động FDI cũng đã bộc lộ những nhược đ iểm và khuyết điểm, như chưa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và vùng kinh tế, một số máy móc t hiết bị công nghệ lạc hậu đã được nhập khẩu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... Chuyện ô nhiễm ở sông Thị Vải, sông Cầu, sông Nhuệ là ví dụ điển hình. Cùng với đó, cũng đã xảy ra “cuộc chiến giữa các tỉnh, thành phố chào mời nhà đầu tư quốc t ế” bằng những ưu đãi quá mức thuế, tiền thuê đất, ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi chung của cộng đồng. Đã xảy ra tranh chấp lao động trong một số doanh nghiệp FDI. Gần đây, việc “chuyển giá” của một số doanh nghiệp FDI, gây ra t ình trạng “lỗ giả lãi thật ” nổi lên như vấn đề thời sự. Nhiều bài báo đã đề cập các vấn đề đó, tuy nhiên chúng ta chỉ lưu ý thêm hai thông tin quan trọng sau: - Một là, theo báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010” của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) trên cơ sở khảo sát 1.155 doanh nghiệp của 47 quốc gia, đại diện cho 21% số doanh nghiệp FDI đang hoạt động t hì “doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ và có lợi nhuận thấp, chủ yếu làm thầu phụ cho các công ty đa quốc gia lớn hơn, do đó thường nằm trong khâu thấp nhất của giá trị sản phẩm”; khoảng 5% doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành công nghệ hiện đại, 5% vào dịch vụ khoa học - công nghệ, 3,5% vào dịch vụ t ài chính, quản lý đòi hỏi kỹ năng cao. - Hai là, khi trả lời câu hỏi doanh nghiệp có ý định cân nhắc đầu tư ở nước khác hay chỉ tập trung đầu tư ở Việt Nam, thì 55% doanh nghiệp tham gia phỏng vấn cho biết, có cân nhắc đầu tư ở nước khác, trong đó 30% sang Trung Quốc, 10% sang Thái Lan, 8% sang Campuchia, 6% sang Indonesia, 4% sang Philippines và 4% sang Lào. Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 31 - M ặc dù các tư liệu điều tra chọn mẫu chỉ có tính tham khảo, nhưng cũng báo động rằng, nước ta đã chậm chuy ển đổi định hướng chính sách FDI từ đầu thế kỷ XXI. M ôi trường đầu tư tuy đã được cải thiện, nhưng so với nhiều nước trong khu vực thì chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư có tiềm năng lớn. Đối với Việt Nam, cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư càng gay gắt hơn khi theo xếp hạng năm 2011, Trung Quốc vẫn dẫn đầu, Indonesia, Malaysia và Singapore lọt vào top 10 quốc gia có môi trường đầu tư tốt nhất thế giới; và khi trong số 5 nước mới nổi BRICS, th ì 4 nước đã lọt vào danh sách 10 quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, là Trung Quốc (thứ 2), Braz il (thứ 6), Nga (thứ 9) và Ấn Độ (thứ 10). Với dân số gần 3 tỷ người, 4 nước này là những thị trường hấp dẫn FDI nhất thế giới.  Hạn chế của luật đầu tư 2005: Đối với Luật Đầu tư năm 2005, nhiều ý kiến nhận xét rằng, nội dung của luật này trùng lặp với nhiều luật khác, do vậy nên hình thành Chương Đầu tư trong Luật Doanh nghiệp, bởi vì đầu tư là hoạt động chính của doanh nghiệp. Cũng có ý kiến cho rằng, trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005 không chú ý đặc điểm của FDI và doanh nghiệp FDI, nên đã không điều chỉnh được mọi hành vi liên quan đến FDI, làm giảm hiệu năng quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế này. Do vậy, Luật Doanh nghiệp mới cần khắc phục nhược điểm đó. Hơn thế, trước thực trạng nhiều doanh nghiệp FDI đang gặp khó khăn do tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát cao trong nước, thì Chính phủ và chính quyền các cấp cần tiếp cận, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua tình trạng kinh doanh kém hiệu quả. Đó chính là cách xúc tiến đầu tư tốt nhất, vì chính các doanh nghiệp này sẽ quảng bá rộng rãi chính sách và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước ra bên ngoài. Các cuộc vận động đầu tư cần hướng chủ yếu vào 500 TNCs hàng đầu thế giới đối với dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thường xuyên cập nhật thông t in về điều kiện đảm bảo đầu tư theo yêu cầu của từng TNCs thay cho những cuộc hội thảo đông người kém hiệu quả. Sau khủng hoảng kinh tế t hế giới, TNCs điều chỉnh thị trường đầu tư, có thể Việt Nam không còn được lựa chọn hoặc được đưa vào diện ưu tiên, do đó cần theo dõi để biết được chiến lược đầu tư mới của TNCs. Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 32 - Các bộ lập và công bố quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật đủ chi tiết, gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ, xây dựng tiêu chuẩn, định mức để hướng dẫn chính quyền địa phương thực h iện, bảo đảm việc phân cấp quản lý vừa phát huy được tính năng động, sáng kiến của tỉnh, thành phố, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia. Trên cơ sở đó, chuyển trọng t âm quản lý nhà nước đối với FDI sang hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp khi đưa dự án đầu tư vào hoạt động theo đúng quy định luật pháp. Hiện nay, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đ ầu tư) đang xây dựng Trung t âm Thông tin được nối mạng với các sở kế hoạch và đầu tư, ban quản lý KCN, KKT, doanh nghiệp FDI, hải quan, cơ quan thuế, ngân hàng để khắc phục nhược điểm thiếu thông t in, không cập nhật, nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề ra giải pháp xử lý kịp thời đối với hoạt động FDI trong cả nước. Đ ây là điều đáng mừng. Bài học thành công và thất bại trong kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, trong đó có thu hút FDI là t ài sản quý giá để người Việt Nam khôn ngoan hơn, để tiếp nhận vốn đầu tư quốc tế có hiệu quả hơn và phát triển bền vững hơn. Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 33 - CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NH ẰM GÓP PHẦN HO ÀN THIỆN LUẬT ĐẦU TƯ TRON G TÌNH HÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Sự ra đời của Luật Đầu tư 2005 là một nỗ lực lớn của nhà nước t a trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh hội nhập, bình đẳng hóa việc đối xử với các nhà đầu tư, với các doanh nghiệp trên t inh thần hạn chế đến mức tối đa cho phép sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu. Bên cạnh một số tiến bộ nổi bật, các quy định liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài của luật này và các nghị định hướng dẫn đối với một số vấn đề cụ thể đã bắt đầu xuất hiện những bất cập và gây những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới hình thức thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) tại Việt Nam. Những quy định của Luật Đầu tư và các điều khoản ghi rõ t ại N ghị định 108/2008/NĐ-CP đã mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư, xóa bỏ một số rào cản đầu tư không phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng hiện đại, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc thực hiện Luật Đầu tư và Nghị định 108 và các văn bản pháp luật có liên quan còn tồn tại và hạn chế. 3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước. Tăng cường tuy ên truy ền, phổ biến nội dung Luật đầu tư năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành: - Nhà nước phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật đầu tư 2005. Đây là công tác rất quan trọng góp phần đưa những nội dung chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với quần chúng nhân dân. Làm cho mọi người dân hiểu luật và có những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng một nhà nước pháp quyền. - Đối với các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, thì công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung càng đóng vai trò quan trọng. Nhà nước nên sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để góp phần t uyền truyền có hiệu quả hơn. Đặc biệt, nhà nước nên khai thác khả năng truyền t ải nhanh và tiện lợi của mạng internet. Nhà Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 34 - nước đăng tải toàn văn Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành trên trang Web của Chính phủ và của các Bộ, ngành hữu quan... Tiến hành rà soát các văn bản pháp luật chuyên ngành:Luật đầu tư 2005 liên quan đến rất nhiều luật chuy ên ngành như: Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Ngân hàng, Luật Bảo hiểm,.. Do đó, để tránh hiện tượng chồng chéo, Chính phủ cần rà soát lại các nội dung của các luật chuyên ngành, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ những qui định cho phù hợp thống nhất với Luật đầu tư năm 2005, phù hợp với cam kết quốc tế. Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đầu tư 2005: Các nghị định hướng dẫn đã ban hành nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Để Luật đầu tư 2005 thực sự phát huy được vai trò của nó, trước mắt, Chính phủ phải ban hành thông tư hướng dẫn các vấn đề chưa cụ thể trong Nghị định 108; Nhanh chóng soạn thảo, ban hành đầy đủ các qui định hướng dẫn thi hành, thống nhất về thủ tục đầu tư, các qui định về mẫu hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, chuẩn hoá các nội dung qui trình đăng ký, thẩm tra và điều chỉnh dự án. Rà soát các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) và có những cơ chế thực hiện đầy đủ theo lộ trình đã cam kết.: Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, do vậy chúng t a phải chủ động t hực hiện những cam kết với WTO, tham gia tích cực vào đàm phán quốc tế, đặc biệt là những cam kết liên quan đến mở cửa thị trường đầu tư và thương mại. Những qui định của pháp luật Việt Nam ban hành cũng phải phù hợp với những vấn đề mà chúng ta đã cam kết. Pháp luật đầu tư nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung thực sự phải quan t âm đến vấn đề này, bởi vì khi đã tham gia vào một sân chơi chung muốn được đối xử bình đẳng thì trước hết chúng t a phải tuân t hủ những qui định của họ. Đồng t hời, m uốn pháp luật Việt Nam có thể trở thành luật cho các quốc gia khác trên thế giới, thì luật của chúng ta phải đạt tiêu chuẩn. Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện qui hoạch phát triển KCN, KCX - Quy hoạch phát triển trên KCN, KCX có liên quan trực tiếp đến quy hoạch tổng thể của vùng, qui hoạch phát triển các ngành công nghiệp và sử dụng đất đai. Do vậy, quy hoạch KCN, KCX cần phải làm trước nhiều năm và hàng năm có rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện. Kinh nghiệm của các nước cũng cho thấy một trong các Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 35 - nguyên nhân tạo ra thành công hay thất bại của các KCN, KCX là việc chọn địa điểm xây dựng, lựa chọn ngành, sản phẩm của KCN, KCX. - Khả năng thu hút đầu tư lấp đầy KCN, KCX trước mắt tập trung thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. - Chú trọng khuyến khích các thành phần kinh tế bao gồm cả đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong và ngoài hàng rào KCN, KCX. - Đa dạng hoá các loại KCN, KCX để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của nhà đầu tư. Ngoài các K CN, KCX đa nghề, nên hình thành các KCN, KCX chuyên ngành. Các KCN, KCX được xây dựng hài hoà trong khu liên hiệp công nghiệp-dịch vụ-đô thị sẽ tạo ra nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư. - Quy hoạch cơ cấu đầu tư theo ngành nghề có lợi thế, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng KCN, KCX có chất lượng: Đây là một yêu cầu quan trọng hàng đầu để hấp dẫn các nhà đầu tư. Để có thể xây dựng được cơ sở hạ tầng đạt yêu cầu, chất lượng đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, chúng ta nên có những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng cách có những chính sách ưu đãi hơn khi họ đồng thời đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN, KCX mà họ đã tiến hành đầu tư xây dựng. Đào tạo nguồn nhân lực, năng cao trình độ tay nghề và chuyên môn cho người lao động. M ột nghịch lý hiện nay của các KCN, KCX là thiếu lao động kĩ thuật, có tay nghề, trong khi số lao động dư t hừa chưa được đào tạo lại gia tăng. Yêu cầu về trình độ lao động trong KCN, KCX thể hiện nhiều mặt, ngoài trình độ tay nghề, chuyên môn còn phải có tác phong trong làm việc, có kĩ thuật…mới đáp ứng được các yêu cầu của công nghệ quản lý, sản xuất hiện đại. M ặt khác, hiện nay khi lao động rẻ và dồi dào không còn chiếm được ưu thế trong thu hút FDI như trước. Do vậy cần có giải pháp để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực nâng cao tay nghề cho người lao động phù hợp với yêu cầu về nguồn nhân lực trong từng địa phương, giai đoạn. - Đối với các địa phương, ngay từ giai đoạn đầu khi lập dự án xây dựng KCN, KCX cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan với các chủ đầu tư hạ t ầng để Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 36 - nắm cơ cấu ngành nghề trong KCN, KCX từ đó dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KCN, KCX để chủ động đào tạo lao động cho các doanh nghiệp. - Thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại những nợi dự kiến phát triển KCN, KCX để trực tiếp đào tạo nghề. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương. - Hình thành các quỹ đào tạo nghề chung nhằm giảm bớt chi phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp. Xây dựng các chính sách thu hút đầu tư ngắn hạn mang tính chiến thuật cao - Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu trong t hu hút FDI. Cần tập trung thu hút có trọng điểm vào một số quốc gia khu vực châu Á có mức di chuyển tư bản cao, đã đầu tư và hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam. Chú trọng thu hút vốn đầu tư từ các t ập đoàn kinh tế châu Âu và Bắc M ỹ. Điều mấu chốt là sử dụng số liệu thống kê cụ thể trong phân tích và lựa chọn quốc gia cần thu hút. - Đẩy mạnh công t ác Marketing đầu tư thiết lập trung t âm xúc tiến đầu tư với tính chuyên môn hoá cao. Công tác xúc tiến thu hút FDI cần phải mang t ính thực tiễn cao, tức xúc tiến phải nhấn mạnh nguyên tắc “ tìm kiếm nhà đầu tư thay vì đợi các nhà đầu tư tìm đến”, tránh xúc tiến đầu tư chung chung. Cụ thể : + Nghiên cứu, phân tích các nhà đầu tư có qui mô lớn, các tập đoàn, các Công ty xuyên quốc gia đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả tại các KCN, KCX Việt Nam. Trên cơ sở đó, sử dụng hình thức xúc tiến thích hợp (thư mời, điện thoại, email, gặp trực tiếp, gián tiếp, qua trung gian…), kết hợp hội thảo trực tiếp với các nhà đầu tư đó nhằm thu hút vốn đầu tư từ họ (khuyến khích họ mở rộng quy mô đầu tư t ại Việt Nam). Tránh t ình trạng hội thảo chung chung như đã thực hiện trong thời gian qua. + Sử dụng các kênh trung gian trong xúc tiến FDI từ các quốc gia trong thị trường mục tiêu đã chọn.Thông qua các tổ chức trung gian như: các đại sứ quán, các trung tâm xúc tiến thương mại quốc tế, các hiệp hội, các công ty tư vấn xúc tiến đầu tư quốc tế… để tiếp cận với các nhà đầu tư lớn, các công ty xuyên quốc gia tại các thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Đối với các quốc gia tiềm năng, cách trở về mặt địa lý nhưng có quy mô di chuy ển vốn ra nước ngoài lớn, đã đầu tư nhiều tại châu Á, cần áp Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 37 - dụng các hình thức xúc tiến gián tiếp (qua email, môi giới đầu tư…) để marketing hiệu quả. Chú trọng thu hút các dự án FDI vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các dự án đầu tư xây dựng KCN, KCX (chính sách giao đất, hỗ trợ đào tạo, thuế…) Kinh nghiệm cho thấy việc xây dựng các KCN, KCX nên để các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn làm, bởi phía nước ngoài có trách nhiệm và quan hệ để mời gọi đầu tư. Bên cạnh đó, có thể thực hiện nguyên tắc “ mượn gà đẻ trứng” bằng biện pháp huy động vốn ứng trước của các chủ đầu tư nước ngoài sẽ sử dụng hoặc hưởng lợi trực tiếp từ công trình đó, các nhà đầu tư này s ẽ thuê công trình với điều kiện hết sức ưu đãi. Tìm nguồn ODA phối hợp với các nguồn khác (ngân sách, phát hành trái phiếu…) để đẩy nhanh xây dựng, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư, giao đất đủ, kịp thời cho các nhà đầu tư nước ngoài, t ạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án sớm đi vào hoạt động. Chú trọng mạnh mẽ thu hút FDI từ các Việt kiều, các doanh nghiệp Việt kiều: Cần có chính sách phù hợp tạo cơ chế cho phép người nước ngoài được mua nhà ở định cư lâu dài (theo thời gian hoạt động của dự án), đặc biệt đối với Việt kiều. Khuyến khích các loại hình dịch vụ hợp pháp phát triển: Các loại hình dịch vụ này sẽ đáp ứng các yêu cầu khác nhau, đa dạng của nhà đầu tư nước ngoài. Chú trọng khuyến khích các dự án FDI có hàm lượng khoa học công nghệ cao, hiện đại, phục vụ xuất khẩu, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh thu hút FDI vào ngành du lịch nhằm phát huy triệt để tiềm năng vốn có. Khuyến khích và t ạo thuận lợi về mặt thủ tục cho các dự án có quy mô vốn lớn, công nghệ hiện đại được thực hiện chính sách khấu hao nhanh, từ đó tăng tốc độ tái đầu tư của các dự án. Tạo cơ chế giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận được với các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như chuyển đổi ngoại tệ trong quan hệ giao dịch xuất nhập khẩu. Cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí. - Khuyến khích cạnh tranh, kiểm soát độc quyền kinh doanh kết cấu hạ t ầng trong và ngoài KCN, KCX như: mở rộng cạnh tranh trong xây dựng và cung cấp các dịch vụ hạ tầng trong và ngoài KCN, KCX, mở rộng đấu thầu quyền cung cấp các dịch Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 38 - vụ, áp dụng chế độ quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trường, tạo nguồn thu nhập để tự trang trải chi phí và tích luỹ để đầu tư. - Giảm t huế và các chi phí, bao gồm: loại bỏ những chi phí bất hợp lệ đối với doanh nghiệp trong KCN, KCX ở tất cả các khâu vận tải, bốc dỡ, hải quan, thuế… xoá bỏ chế độ phụ thu đối với sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu. Giảm thuế xuất khẩu đối với những mặt hàng không hạn chế nhập khẩu, giảm mức thu đối với những loại phí và lệ phí quá cao so với các nước trong khu vực. Xem xét lại mức đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh giá, phí hàng hoá, dịch vụ. 3.2. Một số đề xuất đối với các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là đối tượng chủ yếu của Luật đầu tư năm 2005, do đó, việc thực thi có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của các nhà đầu tư. Luật đầu tư chung đã mở rộng quyền của nhà đầu tư, tạo cho họ rất nhiều những thuận lợi để họ tiến hành hoạt động đầu tư. Song để có thể phát huy được những thuận lợi đó đòi hỏi nhà đầu tư phải thực sự nhạy bén, năng động và hiểu biết pháp luật. Vì thế, một số đề xuất đối với nhà đầu tư đó là: - Tìm hiểu, nghiên cứu về Luật đầu tư và những N ghị định hướng dẫn thi hành; - Tham gia đóng góp vào các chương trình hội thảo, hội nghị liên quan đến Luật đầu tư, đề xuất, kiến nghị những gì không phù hợp giữa thực tế và Luật. - Đóng góp ý kiến của mình cho những dự t hảo hướng dẫn Luật đầu tư. Trong giai đoạn suy thoái kinh t ế toàn cầu hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư phát triển nền kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia. Tuy nhiên, nội dung quy định của các Bộ Luật ngày càng bộc lộ một số điểm lạc hầu không còn phù hợp với thực t ế và xu hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta và điều kiện phát triển kinh tế thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa như hiện nay. Khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, chúng ta phải bám sát 5 nguyên t ắc cơ bản của tổ chức, để từng bước hòa nhập với kinh tế thế giới từng bước vũng chắc, thu hút đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài và phát triển nội lực kinh tế quốc gia là mục tiêu chính. a) Nguyên tắc thương mại không phân bi ệt đối xữ (non di scrimination): được thực hiện dưới 2 hình thức Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 39 - - Hình thức tối huệ quốc (M FN): Được diễn dịch là m ỗi nước thành viên sẽ dành sự ưu đãi của mình đối với sản phẩm của các nước thành viên khác, không có nước nào dành lợi thế thương mại đặc biệt cho bất cứ một nước nào khác hay phân biệt đối xữ chống lại nước đó (trên cơ sở bình đẳng và phân chia lợi ích mậu dịch ở mọi lĩnh vực). Riêng các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế thấp kém có thể hưởng lợi ích từ điều kiện thương mại thuận lợi nhất ở bất cứ nơi nào mỗi khi các điều kiện thương mại được đưa ra đàm phán. Ngày nay, qui chế “tối huệ quốc” được hiểu như là sự bình thường hóa quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn. - Hình thức đối xữ quốc gia (National treatment) : Đối xữ quốc gia(NT) được hiểu là: “khi hàng hóa thâm nhập vào một thị trường, sẽ phải được đối xữ không kém ưu đãi về thuế, điều kiện vệ sinh, v.v… so với hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước đó”. Sự đối xử quốc gia thường chỉ là kết quả của cuộc đàm phán, thương lượng giữa các nước thành viên với nhau. b) Nguyên tắc tạo đi ều kiện hoạt động thương mại ngày càng thuận lợi và tự do hơn thông qua đàm phán: Tức là mỗi nước phải thiết lập được lộ trình cắt giảm thuế và các biện pháp phi thuế quan thông qua các vòng đàm phán song phương và đa phương để tạo thuận lợi cho việc thực hiện tiến trình tự do hóa thương mại. Các nước thành viên phải có nghĩa vụ tạo môi trường lành mạnh , công khai , bình đẳng giữa các sản phẩm sản xuất trong nước mình và sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu. c) Nguyên tắc xây dựng môi trường kinh doanh có thể dự đoán trước: Được thể hiện qua việc các nước thành viên không được thay đổi các chính sách , pháp luật về kinh t ế một cách tuỳ t iện, đặc biệt là hàng rào thương mại, gây trở ngại cho các nhà doanh nghiệp và nhà nhập khẩu khi thực hiện các kế hoạch, các chính sách thương mại của mình. d) Nguyên tắc tăng cường cạnh tranh công bằng: Các nước thành viên phải cam kết giảm dần đi đến cắt bỏ các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng (như trợ giá, tài trợ xuất khẩu), phải chống bán phá giá, từ bỏ các biện pháp ưu đãi, đặc quyền đặc lợi trong hoạt động thương mại, kể cả ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước. e) Nguyên tắc chấp nhận dành một số ưu đãi thương mại cho các nước đang phát triển hoặc chậm phát tri ển: như ưu đãi về t huế nhập khẩu hàng hóa của các nước đang phát triển (hay chậm phát triển) vào thị trường nội địa của các nước công nghiệp Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 40 - phát triển (t heo qui định “Hệ thống ưu đãi thuế quan tổng quát” – Genenalized Systems of preference). Các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển được ưu đãi không phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của WTO như các nước công nghiệp phát triển, được kéo dài lộ trình thời gian điều chỉnh, sửa đổi các chính sách thương mại, kinh tế để phù hợp dần với các qui định của WTO. Để đảm bảo được 5 nguyên tắc trên chúng ta phải xây dựng nền kinh tế có môi trường chính tr ị ổn định và một hành lang pháp lý kinh tế chặt chẽ, rõ ràng, bám sát với t hực tế yêu cầu của nền kinh tế nước ta và có tầm nhìn chiến lược phù hợp với nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, là các Bộ luật kinh tế phải rõ ràng, chặt chẽ, thông thoát tạo lòng tin cho nhà đầu tư an t âm thực hiện các dự án kinh tế của mình, thu hút vốn đầu tư, phát triển nền kinh tế đất nước. 3.3. Một số kiến nghị khác. - Sửa đổi nhóm các quy định chung của Luật làm cơ sở cho việc áp dụng thống nhất điều kiện, thủ tục đầu tư, kinh doanh, khắc phục tình trạng xung đột giữa luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các Luật có liên quan khác. - Sửa đổi, bổ sung quy định về điều đầu tư và lĩnh vực đầu tư có điều kiện phù hợp v ới chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn m ới đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Ngoài ra, cần hoàn thiện các quy định về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên thực hiện các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên…; Hoàn thiện các quy định về phân cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Các quy định v ề thủ tục thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt là các quy định về thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư. Một số nội dung liên quan đến quy trình, thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư gồm Thủ tục đầu tư dự án mới; Thủ tục đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp; Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư ; Thủ t ục tạm ngừng, giãn tiến độ; Thủ tục góp vốn, mua cổ phần; Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư; Thủ tục thanh lý, chấm dứt dự án đầu tư. Ví dụ: Liên quan đến Thủ tục đầu tư dự án mới, việc đăng ký đầu tư được thực hiện trong vòng 15 ngày, áp dụng đối với dự án dưới 300 tỷ không có điều kiện. Hồ sơ gồm: bản đăng ký đầu tư và báo cáo năng lực tài chính (đối với dự án nước ngoài). Sau Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm - 41 - đó tiến hành việc thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện trong 45 ngày, áp dụng đối với dự án có điều kiện, dự án trên 300 tỷ và dự án thuộc thẩm quyền Thủ tướng. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện đã phát sinh những vấn đề vướng mắc như xác định loại thủ tục: một số trường hợp không xác định được dự án đầu tư có điều kiện (phân biệt điều kiện ĐKKD); Nội dung thẩm tra chưa phù hợp cho các dự án khác nhau, thiên về các dự án sử dụng đất hơn là các dự án thông thường khác; Chưa đồng bộ trong các thủ tục có liên quan. Vì vậy, để hoàn thiện quy trình này chúng tôi đưa ra hướng hoàn thiện quy trình thông qua việc nghiên cứu phương án tích hợp các thủ tục khác vào thủ tục đầu tư. Về hồ sơ và quy trình, cần hoàn thiện quy trình cho từng loại dự án, rút ngắn thời gian xét duy ệt hồ sơ và đơn giản thủ tục hành chính một của. Để hoàn thiện và ban hành Luật Đầu tư sửa đổi cần chú ý đến các nội dung liên quan đến vai trò pháp lý của nhà đầu tư, đánh giá rõ vai trò của nhà đầu tư đối với xã hội. Cần xem xét kỹ việc có nên đưa quyền sử dụng đất vào Luật Đầu tư. Luật Đầu tư sửa đổi cần ghi rõ quy trình, điều kiện chuy ển nhượng dự án để các cấp quản lý áp dụng dễ hơn. Tránh trường hợp cụ thể hiện này đang vướng phải trên địa bàn thành phố Biên Hòa (Dự án chợ tạm Tân Hiệp).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_tong_hop_mon_luat_kinh_te_05_03_2013_5518.pdf
Luận văn liên quan