Nhận xét :
- Tác giả không có bước đánh giá sơ bộ mà làm thang đo chính thức luôn vì theo
nhận đinh chủ quan của tác giả và dựa vào những giả định trước đây thì những
biến quan sát mà tác giả chọn không có biến rác, và có thể đo lường chính xác 3
khái niệm
- Nhận xét thang đo : gồm 3 tính chất
Hướng : thang đo đa hướng
Độ tin cậy: chấp nhận được
Giá trị : đạt tiêu chuẩn
29 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp và quản lý chất lượng toàn diện đến hiệu quả dự án xây dựng tại Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp và quản lý
chất lượng toàn diện đến hiệu quả dự án xây dựng
tại Đài Loan
2
MỤC LỤC
I.TỔNG QUAN LÝ THUYẾT................................................................................................. 3
1. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: .................................................................................3
i.Cơ sở lý thuyết tiền đề là các nghiên cứu trước: ........................................................... 3
ii.Lỗ hổng nghiên cứu: ......................................................................................................... 4
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................................4
i. Mục tiêu tổng quát........................................................................................................ 4
ii. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................................. 4
3. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:.................................................................4
i.Thời gian nghiên cứu:........................................................................................................ 4
ii.Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................................... 4
4. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: .............................................................................5
5. MÔ HÌNH ...........................................................................................................................7
II. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................................................. 7
1.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .......................................................................................7
2.TIÊU CHUẨN MẪU: ............................................................................................................8
3.CÁCH THU THẬP DỮ LIỆU: .............................................................................................8
4.CHỌN LỌC BIẾN: ..............................................................................................................11
5.CÔNG CỤ THU THẬP DỮ LIỆU : ...................................................................................12
6. XỬ LÝ DỮ LIỆU ................................................................................................................13
i. Phân tích đối tượng nghiên cứu:................................................................................. 13
ii. Đánh giá độ tin cậy của thang đo. ............................................................................... 14
iii.Đánh giá giá trị của thang đo ...................................................................................... 14
iv.Đánh giá tương quan giữa các biến............................................................................. 14
v. Phân tích hồi quy đa biến .............................................................................................. 16
7.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................................16
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 23
IV. KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU............................................................................................ 24
**SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU: ............................................................................ 26
3
“Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp và quản lý chất
lượng toàn diện đến hiệu quả dự án xây dựng tại Đài Loan”
Tên đề tài rõ ràng, dễ hiểu, xác định được nội dung là phân tích mối quan hệ giữa
ba yếu tố Văn hóa doanh nghiêp (Corporate Culture – CC), Tổng Quản Lí
Chất Lượng (Total Quality Management – TQM) và Hiệu Quả Dự Án
(Project Performance – PP)
Nội dung tên đề tài cho thấy phạm vi nghiên cứu là các công ty xây dựng tại Đài
Loan.
I.TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1. Cơ sở của vấn đề nghiên cứu:
Cở sở của vấn đề nghiên cứu được trình bày rõ ràng thể hiện rõ tính cấp thiết của
việc nghiên cứu đề tài.
Thị trường bất động sản Taiwan hồi phục trở lại hình thành nên viêc gia
tăng lượng nhà đầu tư và người mua.
Các công ty xây dựng phải đối mặt với việc thu hút nhà đầu tư và người
mua bằng những dịch vụ chất lượng và sản phẩm tốt nhất.
Nhu cầu về thiết lập mối quan hệ đối ngoại , thu hút sự hỗ trợ hữu hình và
vô hình để cung cấp những dự án thiết thực.
Vấn đề nghiên cứu này được xác định từ nhu cầu của thị trường.
i.Cơ sở lý thuyết tiền đề là các nghiên cứu trước:
Rad (2006 ), Prajogo và MCDermott (2005), Ambroz (2004), Lewis et al (2003), Jabnoun
và Sedrani (2005), Dulaimi et al .(2005), Adas(1996), Ankrah và Langford (2005),
Subranmanian (2007), Masters và Frazier (2007), Shieh và Wu (2002), (Creech, 1994;
Demirbag et al, 2006;. Jabnoun & Sedrani, 2005;
Saraph et al, 1989),…
4
ii.Lỗ hổng nghiên cứu:
Các nghiên cứu trước đây chỉ đưa ra các giả thuyết riêng lẻ, cụ thể là chỉ thể hiện được
mối liên hệ giữa Văn hóa doanh nghiệp (CC) tới Tổng quản lý chất lượng (TQM) hoặc
CC tới Hiệu quả dự án (PP) hoặc TQM tới PP.
2. Mục tiêu nghiên cứu
i. Mục tiêu tổng quát
Mối liên hệ giữa CC, TQM và PP.
ii. Mục tiêu cụ thể
3 câu hỏi nghiên cứu theo 03 giả thuyết cụ thể:
Giả thuyết 1: Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực đến quản lý chất
lượng toàn diện
Giả thuyết 2: Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả dự
án.
Giả thuyết 3: quản lý chất lượng toàn diện có ảnh hưởng tích cực đến hiệu
quả dự án.
3. Thời gian và phạm vi nghiên cứu:
i.Thời gian nghiên cứu:
Tình hình thị trường bất động sản tại Taiwan hồi phục trở lại đã hình thành nên
việc gia tăng lượng nhà đầu tư và người mua. Do đó, đã tạo nên việc phát triển
mạnh mẽ các công ty xây dựng tại Taiwan. Song song với việc nhu cầu thị trường
gia tăng, những công ty xây dựng phải đối mặt với việc gia tăng chất lượng dịch
vụ và sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối tác hoặc các khách hàng bên
ngoài.
ii.Phạm vi nghiên cứu:
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 30 công ty xây dựng tọa lạc tại Bắc và Trung
Taiwan. Các công ty thoả mãn thêm 4 tiêu chí và sẵn lòng tham dự cuộc nghiên
cứu:
5
Hội đồng thương mại
Có > 100 nhân viên
Có > 1 đội dự án
Thực hiện TQM
4. Các giả thuyết nghiên cứu:
Giả Thuyết 1: Văn hóa doanh nghiệp (CC) có ảnh hưởng tích cực đến quản lý
chất lượng toàn diện (TQM).
Theo nghiên cứu của rất nhiều tác giả đã cho rằng sự thành công của TQM phần
lớn phụ thuộc vào CC. VD: Ví dụ, Rad (2006) đã xác định tác động của các giá
trị văn hóa đối với sự thành công của việc thực hiện quản lý chất lượng toàn diện
tại một bệnh viện đại học ở Iran. Ngoài ra, Prajogo và Mc. Dermott (2005) đã
phát hiện ra rằng có sự khác nhau của việc thực hiện quản lý chất lượng toàn diện
mà được xác định bởi sự khác nhau của các nền văn hóa. Hơn nữa, trong một
cuộc nghiên cứu của 3 công ty sản xuất tại Slovenia, Ambroz (2004) kết luận
rằng một nền văn hóa doanh nghiệp mở là dựa trên quyền tự chủ nơi làm việc và
quản lý nguồn nhân lực có thể thành công trong việc thực hiện quản lý chất lượng
toàn diện trong tất cả các qui trình làm việc của công ty.
Giả thuyết 2: Văn hóa doanh nghiệp (CC) ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả dự
án (PP).
Về ảnh hưởng của văn hóa tổ chức trong các dự án phát triển đa ngành , Lewis et
al (2003) cho rằng văn hóa doanh nghiệp đã lien tục được tạo ra trong khi thực
hiện các dự án , đôi khi thì có xu hướng hướng tới hội nhập , khi thì có xu hướng
phân mảng. Jabnoun và Sedrani (2005) thấy rằng những tác động kết hợp của văn
hóa doanh nghiệp và quản lý chất lượng toàn diện thì ảnh hưởng đáng kể tới hiệu
quả dự án . Hơn nữa, Dulaimi et al .(2005) đã cho rằng nhà quản lý cấp cao nên
cung cấp nguồn lực và hỗ trợ để tạo ra một môi trường hay văn hóa nhằm tạo
điều kiện cho người quản lý dự án trong việc thực hiện dự án . Adas(1996) đề
xuất năm biến đo lường hiệu quả dự án trong một công ty xây dựng : khả năng tổ
6
chức đối với sự thay đổi , khả năng xử lý dự án , sức mạnh của văn hóa doanh
nghiệp ,sự tham gia của người lao động , mức độ quy hoạch của công ty xây dựng
.Ngoài ra , Ankrah và Langford (2005) còn nói rằng các mục tiêu khác nhau và
văn hóa doanh nghiệp sẽ là kết quả trong các cuộc xung đột giữa những người
tham gia dự án và do đó gây ra khó khăn trong việc quản lý chất lượng toàn diện .
Như vậy cần phải tìm mối liên hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và hiệu quả dự án .
Giả thuyết 3: Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) có ảnh hưởng tích cực đến
hiệu quả dự án (PP).
Trong nghiên cứu mô hình phát triển năng lực ,Subranmanian (2007) đã phát
hiện ra rằng mức độ của mô hình phát triển năng lực thì có liên quan tới quá trình
chiến lược thực hiện và mô hình phát triển năng lực ở mức cao hơn thì liên quan
chất lượng và hiệu quả dự án. Cải thiện hiệu quả dự án là mong muốn của mỗi
công ty và quản lý dự án . Trong nghiên cứu của Masters và Frazier (2007) đã
xem xét lại và cũng có kết luận tương tự .Hơn nữa , Bryde và Robinson (2007) đã
tìm ra ảnh hưởng của quản lý chất lượng toàn diện ở mức độ cao trong hoạt động
quản lý dự án ,và cũng thấy được quản lý chất lượng toàn diện đã cải thiện được
hiệu quả dự án thông qua việc coi trọng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong kiểm
tra mối quan hệ giữa quản lý chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án trong ngành
công nghiệp xây dựng tại Đài Loan, Shieh và Wu (2002) đã tìm ra rằng quản lý
chất lượng toàn diện có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả dự án.
→ Các giả thuyết nêu trên là hợp lý và có dẫn chứng cụ thể từ thực tế các bài
nghiên cứu trước.
7
5. Mô hình
II. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
1.Phương pháp nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này tác giả dùng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm
định lại mối quan hệ giữ Văn hoá doanh nghiệp (CC), quản lý chất lượng đồng bộ
Đổi mới
công nghệ
Tỉ lệ thành
công
Văn hóa
doanh nghiệp
Hiệu quả
dự án
Quản lý
chất
lượng
Sự tham
gia
Sự nhất quán
Nhiệm vụ
Khả năng
thích ứng
Khả năng
lãnh đạo
Quản lý
nguồn nhân
lực
Quản lý qui
trình
Quản lý
các công ty
hợp tác
Liên tục cải
thiện chất
lượng và
thông tin
Chất lượng
sản phẩm
Phân tích
chi phí /lợi
ích
Cải tiến qui
trình
H1
H2
H3
8
(TQM), và hiệu quá dự án (PP) trong các công ty xây dựng mà có các dự án được
đấu thầu với các hợp đồng cao giá.
2.Tiêu chuẩn mẫu:
Dữ liệu được chọn là 30 công ty xây dựng toạ lạc ở Bắc và Trung Đài Loan thoả
mãn thêm 4 tiêu chí và sẵn lòng tham dự cuộc nghiên cứu:
Hội đồng thương mại
Có > 100 nhân viên
Có > 1 đội dự án
Thực hiện TQM
Chọn mẫu phi xác suất
Nhưng đối tượng nghiên cứu này theo “phán đóan của nhà nghiên cứu phải thuộc
các đối tượng là: Quản lý, Lãnh đạo dự án hoặc các chuyên gia thì mới đúng đối
tượng tham gia
Chọn mẫu phi xác suất phán đoán.
Và nếu số lượng các cấp “quản lý, lãnh đạo dự án hoặc chuyên gia” của một hang >
20, thì công ty xây dựng đó sẽ dựa vào sự “thuận tiện” để cộng tác vào cuộc nghiên
cứu này.
3.Cách thu thập dữ liệu:
Mỗi công ty xây dựng được nhận 20 bảng câu hỏi, tổng cộng có 600 bảng khảo sát
được phát hành, trong đó có 413 bảng khảo sát được trả lại và có 371 bảng có giá trị
phân tích (đạt 61,83%). Sau khi thu thập số liệu thì tiến hành chạy mô hình hồi quy
-> tác giả đánh giá tốt.
Bảng câu hỏi bao gồm bốn phần: văn hóa doanh nghiệp, quản lý chất lượng toàn
diện, hiệu quả dự án và nền tảng cá nhân. Các câu hỏi đã được trả lời bằng cách sử
9
dụng thang đo Likert năm điểm. Đặc biệt bảng câu hỏi này được định nghĩa chi tiết
các biến quan sát
Bảng câu hỏi được đánh giá là tốt.
Định nghĩa các biến được mô tả như sau:
a. Quản lý chất lượng
Văn hoá doanh nghiệp dự trên mô hình (2000) của Dension, bốn cấu trúc lớn được
xem xét, cụ thể là sự tham gia, tính thống nhất, nhiệm vụ và khả năng thích ứng.
(1) Sự tham gia: đề cập đến mức độ mà tổ chức này tập trung vào việc phát triển,
thông tin liên quan đến nhân viên và nhận được sự tham gia từ họ, chú ý đến khả
năng, quyền sở hữu và trách nhiệm của những người nhân viên đó.
(2) Tính nhất quán: đề cập đến mức độ mà tổ chức này có một nền văn hoá với
tính gắn kết, liên quan đến những giá trị chung, cách để hòa giải những bất đồng,
phối hợp và tương tác giữa các đơn vị chức năng khác nhau.
(3) Sứ mệnh: đề cập đến mức độ mà tổ chức này có một ý thức rõ ràng về mục đích
xác định định hướng lâu dài, bao gồm cả tầm nhìn của một tổ chức, chỉ đạo chiến
lược, mục đích và mục tiêu.
(4) Khả năng thích nghi: mức độ mà khả năng thích ứng của tổ chức một cách
nhanh chóng với những tín hiệu từ môi trường bên ngoài, bao gồm cả khách hàng
và thị trường.
b. Quản lý chất lượng toàn diện
Dựa trên các tài liệu (Creech, 1994; Demirbag et al, 2006;. Jabnoun & Sedrani,
2005;
Saraph et al, 1989), năm yếu tố chính đã được xem xét, cụ thể là khả năng lãnh đạo,
quản lý nguồn nhân lực, quy trình quản lý, công ty quản lý hợp tác, và liên tục cải
tiến chất lượng và thông tin.
(1) Khả năng lãnh đạo: đề cập đến mức độ mà việc ưu tiên quản lý hàng đầu quan
tâm đến nhận thức trong quản lý chất lượng toàn diện tại doanh nghiệp để tạo ra
một môi trường làm việc với các điều kiện về sự tôn trọng lẫn nhau, thông tin liên
lạc và sự tham gia vào các dự án.
10
(2) Quản lý nguồn nhân lực: đề cập đến mức độ mà việc ưu tiên quản lý hàng đầu
có khả năng hỗ trợ đầy đủ các kế hoạch cải tiến chất lượng, hệ thống cung cấp đào
tạo các khóa học và tạo ra một môi trường trong đó tự quản lý trong thiết lập mục
tiêu và thực hiện được tạo điều kiện thuận lợi.
(3) Quy trình quản lý: đề cập đến mức độ mà công ty xây dựng trao quyền cho
lãnh đạo dự án hoặc các chuyên gia khác để quản lý thực hiện dự án trong quá trình
lập kế hoạch dự án và quá trình thiết kế.
(4) Hợp tác của các công ty quản lý: đề cập đến mức độ mà công ty nhấn mạnh đo
lường mối quan hệ hợp tác với các liên minh bên ngoài, về trách nhiệm nâng cao
chất lượng, các kênh truyền thông, cũng như cung cấp các hướng dẫn rõ ràng về yêu
cầu chất lượng để hợp tác với các công ty.
(5) Liên tục cải thiện chất lượng và các thông tin: đề cập đến chiến lược của công
ty trong việc liên tục cải tiến chất lượng, bao gồm cả việc thu thập thông tin phản
hồi của khách hàng, hiệu quả của việc thu thập thông tin phản hồi, khuyến khích
nâng cao chất lượng của người lao động có ý tưởng, cũng như cung cấp các phần
thưởng sáng kiến cải tiến nâng cao chất lượng.
c. Hiệu quả dự án
Nghiên cứu này đã thông qua một phiên bản sửa đổi của Ho và Tsai (2006) với sáu
cấp độ của hiệu quả dự án. Năm loại được xem xét là: phân tích giữa chi phí/lợi ích,
tỷ lệ dự án thành công, chất lượng sản phẩm, quá trình cải tiến và đổi mới công
nghệ.
(1) Phân tích giữa chi phí/lợi ích: đề cập đến thỏa thuận tài chính đối với hiệu quả
dự án để xem mức độ mà kết quả đáp ứng với chi phí mục tiêu và lợi ích mục
tiêu.
(2) Tỷ lệ thành công: đề cập đến tỷ lệ thành công tự đánh giá dự án một cách chủ
quan và thời gian tụt hậu so với vấn đề nghiên cứu như những hạn chế của
nghiên cứu.
(3) Chất lượng sản phẩm: đề cập đến chất lượng của dự án cốt lõi, chức năng sản
phẩm, và chức năng lợi ích cho khách hàng.
11
(4) Cải tiến qui trình: đề cập đến quá trình dự án, và mức độ mà những ý tưởng
mới liên tục được tạo ra để hỗ trợ thực hiện dự án dựa trên việc khảo sát thị
trường.
(5) Công nghệ và đổi mới: đề cập đến mức độ mà tổ chức phối hợp những đột phá
công nghệ cao mới cho đến những cải tiến nhỏ nhằm hỗ trợ thực hiện dự án.
4.Chọn lọc biến:
12
5.Công cụ thu thập dữ liệu :
Bảng câu hỏi
Loại biến Tên biến Ký hiệu Tương tác với
Biến tiềm ẩn
Biến độc lập Văn hoá doanh nghiệp CC TQM; PP
Biến phụ thuộc
Quản lý chất lượng toàn diện TQM CC
Hiệu quả dự án PP
CC
TQM
Biến quan sát
Khả năng thích nghi X1
CC
Sứ mệnh X2
Sự thống nhất X3
Sự tham gia X4
Khả năng lãnh đạo Y1
TQM
Quản lý nhân sự Y2
Quản lý quy trình Y3
Cải thiện và thong tin chất
lượng liên tục
Y4
Quản lý sự hợp tác của doanh
nghiệp
Y5
Cải tiến công nghệ Z1
PP
Tỉ lệ thành công Z2
Quản lý chất lượng Z3
Phân tích chi phí/lợi nhuận Z4
Cải tiến quy trình Z5
13
6. Xử lý dữ liệu
i. Phân tích đối tượng nghiên cứu:
Dựa trên thống kê nhân khẩu học của mẫu có thể nhận thấy các vấn đề sau:
Số lượng nam giới chiếm số đông trong mẫu (80.6%)
Vị trí của người tham gia khảo sát chiếm phần lớn là những lãnh đạo dự án
(54.4%)
Độ tuổi đa số từ 41-50 (45%)
Từ những nhận xét trên ta rút ra kết luận, đối tượng khảo sát là những người quản lý có
kinh nghiệm trong lãnh đạo dự án. Do đó ý kiến của họ sẽ phản ánh khá chính xác thực
trạng tại các doanh nghiệp được chọn khảo sát.
Bảng 1 trình bày nhân khẩu học của mẫu.
Cấu trúc Phân loại Số lượng Phần trăm
Giới tính
Nam
Nữ
299
72
80.6
19.4
Vị trí
Quản lý
Lãnh đạo dự án
Chuyên viên khác
99
202
70
26.7
54.4
18.9
Tuổi
<30
31-40
41-50
>50
39
119
167
46
10.5
32.1
45.0
12.4
14
ii. Đánh giá độ tin cậy của thang đo.
Bảng 2: Khảo sát thống kế cấu trúc và mô tả cho các chỉ số đo lường
Dimension Number of
items per
dimensions
Mean Std.dev Order Cronbach’s
Corporate culture 20 3.5007 0.5287 3 0.9504
Total quality management 19 3.5067 0.3829 2 0.9458
Project performance 22 3.5523 0.3639 1 0.9428
Hệ số Cronbach anpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. Về lý thuyết. Cronbach
anpha càng cao càng tốt (thang đo càng có giá trị tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không
thật sự như vậy. Hệ số Cronbach anpha quá lớn (anpha > 0.95) cho thấy có nhiều biến
trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một giá trị nội
dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). (Phương pháp nghiên cứu khoa học trong
kinh doanh – trang 350)
Trong nghiên cứu này Cronbach anpha biến thiên từ 0.9428 đến 0.9504. Giá trị này lớn
nhưng không vượt quá nhiều so với 0.95 nên thang đo có độ tin cậy cao.
iii. Đánh giá giá trị của thang đo
Trong bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA.
CFA : độ giá trị đạt yêu cầu
Các hệ số tải (trọng số ) từ các biến quan sát lên các khái niệm tiềm ẩn của thang
đo trong khoảng 0.710.82 ( đều đạt yêu cầu >0.5) có ý nghĩa p giá trị
hội tụ
Hệ số tương quan của các khái niệm thành phần giá trị
phân biệt
iv. Đánh giá tương quan giữa các biến
15
Dimensions Factor %
variance
Cumulative
%
Item to total
correlations
Cronbach’s
Anpha
Công ty Sự tham gia 51,575 75,282 0,5325 0,9242
Văn hóa Sự nhất quán 9,375 0,4850 0,9164
Khả năng thích
nghi
8,448 0,4813 0,9103
Sứ mệnh 5,884 0,5341 0,9066
Quản lý chất
lương đồng
bộ
Quản lý nguồn
nhân lực
50,840 77,106 0,6185 0,9216
Khả năng lãnh đạo 7,715 0,5757 0,9056
Quy trình quản lý 7,051 0,6039 0,8959
Cải thiện và thông
tin chất lượng liên
tục
6,006 0,6309 0,8635
Quản lý sự hợp tác
của doanh nghiệp
5,495 0,6289 0,8250
Thực hiện dự
án
Đổi mới công nghệ 45,480 71,189 0,6118 0,8779
Tỷ lệ thành công 7,967 0,5787 0,8693
Phân tích chi phí /
lợi ích
6,642
0,5955 0,8983
Chất lượng sản
phẩm
6,224 0,5654 0,8994
Cải tiến qui trình 4,875 0,6057 0,8391
Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh)>=0.3 thì biến đó đạt
yêu cầu. (Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – trang 351)
16
Tất cả các giá trị hệ số tương quan biến tổng (Item to total correlations) đều lớn hơn 0.3.
do đó các biến đều đạt yêu cầu.
v.Phân tích hồi quy đa biến
Dimension Factors Observed indicator reliability
(R2)
Văn hoá doanh nghiệp Sự tham gia 0,58
Tính nhất quán 0,57
Khả năng thích ứng 0,53
Sứ mệnh 0,68
Quản lý chất lương đồng bộ Quản lý nguồn nhân lực 0,64
Khả năng lãnh đạo 0,51
Quy trình quản lý 0,58
Cải thiện và thông tin
chất lượng liên tục
0,63
Quản lý sự hợp tác của
doanh nghiệp
0,52
Thực hiện dự án Đổi mới công nghệ 0,54
Tỷ lệ thành công 0,60
Phân tích chi phí / lợi ích 0,53
Chất lượng sản phẩm 0,51
Cải tiến qui trình 0,62
Độ tin cậy của biến quan sát cao (R > 0.7)
7. Phương pháp phân tích dữ liệu
Mô hình SEM:
i.Giới thiệu tổng quan mô hình mạng (SEM)
Một trong những kỹ thuật phức hợp và linh hoạt nhất sử dụng để phân tích mối quan hệ
phức tạp trong mô hình nhân quả là mô hình mạng SEM (Structural Equation Modeling).
17
Mô hình SEM đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu như tâm lý học
(Anderson & Gerbing,1988; Hansell và White, 1991), xã hội học (Lavee, 1988; Lorence
và Mortimer, 1985), nghiên cứu sự phát triển của trẻ em (Anderson, 1987; Biddle và
Marlin,1987) và trong lĩnh vực quản lý (Tharenou, Latimer và Conroy,1994). Đặc biệt
mô hình này cũng được ứng dụng trong rất nhiều mô hình thỏa mãn khách hàng như :
ngành dịch vụ thông tin di động tại Hàn Quốc (M.-K. Kim et al. / Telecommunications
Policy 28 (2004) 145–159), Mô hình nghiên cứu sự trung thành của khách hàng Dịch vụ
thông tin di động tại Việt nam (Phạm Đức Kỳ, Bùi Nguyên Hùng, 2007)…
Mô hình SEM là sự mở rộng của mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) cho phép nhà
nghiên cứu kiểm định một tập hợp phương trình hồi quy cùng một lúc.SEM có thể cho
một mô hình phức hợp phù hợp với dữ liệu như các bộ dữ liệu khảo sát trong dài
hạn(longitudinal), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), các mô hình không chuẩn hoá,cơ
sở dữ liệu có cấu trúc sai số tự tương quan, dữ liệu với các biến số không chuẩn(Non-
Normality) , hay dữ liệu bị thiếu (missing data).
Đặc biệt, SEM sử dụng để ước lượng các mô hình đo lường (Mesurement Model) và mô
hình cấu trúc (Structure Model) của bài toán lý thuyết đa biến.
Mô hình đo lường chỉ rõ quan hệ giữa các biến tiềm ẩn (Latent Variables) và các biến
quan sát (observed variables).Nó cung cấp thông tin về thuộc tính đo lường của biến quan
sát (độ tin cậy, độ giá trị).
Mô hình cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau. Các mối quan hệ
này có thể mô tả những dự báo mang tính lý thuyết mà các nhà nghiên cứu quan tâm.
Mô hình SEM phối hợp được tất cả các kỹ thuật như hồi quy đa biến, phân tích nhân tố
và phân tích mối quan hệ hỗ tương (giữa các phần tử trong sơ đồ mạng) để cho phép
chúng ta kiểm tra mối quan hệ phức hợp trong mô hình. Khác với những kỹ thuật thống
kê khác chỉ cho phép ước lượng mối quan hệ riêng phần của từng cặp nhân tố (phần tử)
trong mô hình cổ điển (mô hình đo lường), SEM cho phép ước lượng đồng thời các phần
tử trong tổng thể mô hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn
18
(Latent Constructs) qua các chỉ số kết hợp cả đo lường và cấu trúc của mô hình lý thuyết,
đo các mối quan hệ ổn định (recursive) và không ổn định (non-recursive), đo các ảnh
hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư. Với kỹ thuật
phân tích nhân tố khẳng định (CFA) mô hình SEM cho phép linh động tìm kiếm mô hình
phù hợp nhất trong các mô hình đề nghị.
ii.Công dụng và lợi thế của mô hình mạng (SEM)
Kiểm định các giả thuyết về các quan hệ nhân quả có phù hợp (FIT) với dữ liệu
thực nghiệm hay không.
Kiểm định khẳng định (Confirmating) các quan hệ giữa các biến.
Kiểm định các quan hệ giữa các biến quan sát và không quan sát (biến tiềm ẩn)
Là phương pháp tổ hợp phương pháp hồi quy, phương pháp phân tích nhân tố,
phân tích phương sai.
Ước lượng độ giá trị khái niệm (cấu trúc nhân tố) của các độ đo trước khi phân
tích sơ đồ đường (path analys is)
Cho phép thực hiện đồng thời nhiều biến phụ thuộc (nội sinh).
Cung cấp các chỉ số độ phù hợp cho các mô hình kiểm định.
Cho phép cải thiện các mô hình kém phù hợp bằng cách sử dụng linh hoạt các hệ
số điều chỉnh MI (Modification Indices).
SEM cung cấp các công cụ có giá trị về thống kê, khi dùng thông tin đo lường để
hiệu chuẩn các quan hệ giả thuyết giữa các biến tiềm ẩn.
SEM giúp giả thuyết các mô hình, kiểm định thống kê chúng (vì EFA và hồi quy
có thể không bền vững nhất quán về mặt thống kê)
SEM thường là một phức hợp giữa một số lượng lớn các biến quan sát và tiềm ẩn,
các phần dư và sai số.
SEM giả định có một cấu trúc nhân quả giữa các biến tiềm ẩn có thể là các tổ hợp
tuyến tính của các biến quan sát, hoặc là các biến tham gia trong một chuỗi nhân
quả.
19
iii.Các giá trị kiểm định trong mô hình SEM
A) Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
Bằng hệ số Cronbach’s Alpha.[Hair et al, 1998, Segar, 1997]
Ước lượng các hệ số hồi quy và t - value
Phân tích nhân tố khẳng định (CFA): thực hiện trên mô hình đo lường để loại các
biến có hệ số tải nhân tố tiềm ẩn thấp. Có thể thực hiện kiểm định CFA trên từng
mô hình con (Sub Model) trước khi kiểm định mô hình tổng thể (tập hợp các mô
hình con để kiểm định đồng thời).
Thống kê SMC (Square Multiple Correlation) cho mỗi khái niệm tiềm ẩn ngoại
sinh (kết quả phân tích CFA của mô hình đo lường nêu trên), tương tự hệ số R2
trong hồi quy tuyến tính, SMC là phương sai giải thích của mỗi khái niệm tiềm ẩn
[Bollen, 1989]
B) Mức độ phù hợp của tổng thể mô hình
Bản chất của mô hình SEM là đòi hỏi các nhà nghiên cứu trước hết thực hiện khai
báo các giá trị xuất phát ban đầu được gọi là mô hình giả thiết. Từ mô hình giả
thiết, thông qua một chuỗi vòng lặp các chỉ số biến đổi để cuối cùng cung cấp cho
nhà nghiên cứu một mô hình xác lập, có khả năng giải thích tối đa sự phù hợp giữa
mô hình với bộ dữ liệu thu thập thực tế.
Sự phù hợp của toàn bộ mô hình trên thực tế được đánh giá thông qua các tiêu chí
về mức độ phù hợp như sau:
a) Kiểm định Chi-Square (χ2) :
Biểu thị mức độ phù hợp tổng quát của toàn bộ mô hình tại mức ý nghĩa p - value
= 0.05 [Joserkog & Sorbom, 1989]. Điều này thực tế rất khó xảy ra bởi vì χ2 rất
nhạy với kích thước mẫu lớn và độ mạnh của kiểm định, nên thực tế người ta dùng
chỉ số χ2 / df để đánh giá,
b) Tỷ số Chi-Square/bậc tự do: χ2 / df
20
Cũng dùng để đo mức độ phù hợp một cách chi tiết hơn của cả mô hình. Một số
tác giả đề nghị 1 < χ2/df < 3 [Hair et al, 1998]; một số khác đề nghị χ2 càng nhỏ
càng tốt [Segar, Grover, 1993] và cho rằng χ2/df < 3:1 [Chin & Todd, 1995]
Ngoài ra, trong một số nghiên cứu thực tế người ta phân biệt ra 2 trường hợp:
χ2/df 200); hay < 3 (khi cỡ mẫu N < 200) thì mô hình được xem
là phù hợp tốt [Kettinger và Lee,1995].
c) Các chỉ số liên quan khác:
GFI, AGFI, CFI, NFI… có giá trị > 0.9 được xem là mô hình phù hợp tốt. Nếu các
giá trị này bằng 1, ta nói mô hình là hoàn hảo. [Segar, Grover, 1993] & [Chin &
Todd, 1995]
GFI: đo độ phù hợp tuyệt đối (không điều chỉnh bậc tự do) của mô hình cấu trúc
và mô hình đo lường với bộ dữ liệu khảo sát.
AGFI: Điều chỉnh giá trị GFI theo bậc tự do trong mô hình.
RMR: Một mặt đánh giá phương sai phần dư của biến quan sát, mặt khác đánh giá
tương quan phần dư của một biến quan sát này với tương quan phần dư của một
biến quan sát khác.. Giá trị RMR càng lớn nghĩa là phương sai phần dư càng cao,
nó phản ánh một mô hình có độ phù hợp không tốt.
RMSEA : là một chỉ tiêu quan trọng, nó xác định mức độ phù hợp của mô hình so
với tổng thể. Trong tạp chí nghiên cứu IS, các tác giả cho rằng chỉ số RMSEA,
RMR yêu cầu < 0.05 thì mô hình phù hợp tốt. Trong một số trường hợp giá trị này
< 0.08 mô hình được chấp nhận. [Taylor, Sharland, Cronin và Bullard, 1993].
NFI: đo sự khác biệt phân bố chuẩn của χ2 giữa mô hình độc lập (đơn nhân tố, có
các hệ số bằng 0) với phép đo phương sai và mô hình đa nhân tố.
NFI = (χ2 null - χ2 proposed) / χ2 null = (χ2 Mo - χ2 Mn) / χ2 Mo
Mo : Mô hình gốc; Mn : Mô hình phù hợp.
Giá trị đề nghị NFI > 0.9 [Hair et al, 1998] & [Chin & Todd, 1995]
d) Mức xác suất :
21
Giá trị > .05 được xem là mô hình phù hợp tốt.[Arbuckle và Wothke, 1999; Rupp
và Segal, 1989]. Điều này có nghĩa rằng không thể bác bỏ giả thuyết H0 (là giả
thuyết mô hình tốt), tức là không tìm kiếm được mô hình nào tốt hơn mô hình hiện
tại).
Ngoài ra các quan hệ riêng lẻ cũng được đánh giá tốt dựa trên các mức ý nghĩa
thống kê. Tác động của các biến ngoại sinh lên các biến nội sinh và tác động của
các biến nội sinh lên các biến nội sinh được đánh giá qua các hệ số hồi quy. Mối
quan hệ giữa các biến được biểu thị bằng mũi tên trên mô hình. Chiều mũi tên biểu
diễn chiều tác động của biến này lên biến kia. Ứng với một mối quan hệ ta có một
giả thuyết tương ứng (như đã trình bày ở phần đầu chương này về các giả thuyết
và mô hình nghiên cứu). Trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, tất
cả các mối quan hệ nhân quả đề nghị có độ tin cậy ở mức 95% (p =
.05)[Cohen,1988]
Phân tích của mô hình phương trình cấu trúc trong bài nghiên cứu
Việc phân tích mô hình SEM được thể hiện trong hình 2, và phù hợp với các chỉ
số tuyệt đối (GFI = 0.95, AGFI = 0.93, RMSEA = 0.048) chỉ ra rằng các mô hình
cấu trúc hoặc đáp ứng hoặc cao hơn giới hạn, và do đó đại diện cho một sự phù
hợp thỏa đáng cho các dữ liệu mẫu thu thập được. Các số liệu thống kê chi bình
phương chia cho độ tự do cũng chỉ ra một sự phù hợp, hợp lý tại 1,94. Nó có thể
được kết luận rằng mô hình đề xuất có giá trị phú hợp cao (xem bảng 5 cho các số
liệu thống kê của bài nghiên cứu phù hợp với mô hình).
Dựa trên hình 2, cả ba mối quan hệ giả thuyết (H1, H2 và H3) cho thấy ý nghĩa
thống kê (xem Bảng 6).
Bảng 1: Sự phù hợp của mô hình
Measure Indicator
Absolute fit meauses
Chi-square with 74 degrees of freedom = 143.52 (p < 0.01)
Goodness of fit index (GFI) = 0.95
Root mean square error of approximation (RMSEA) = 0.048
22
P-value for test of close fit (RMSEA < 0.05) = 0.58
Expected cross-validation index (ECVI) = 0.54
90% confidence interval for ECVI = (0.46; 0.64)
ECVI for saturated model = 0.57
ECVI for independence model = 14.79
Adjusted goodness of fit index (AGFI) = 0.93
Incremental fit measures
Normed fit index (NFI) = 0.97
Non-normed fit index (NNFI) = 0.98
Comparative fit index (CFI) = 0.99
Incremental fit index (IFI) = 0.99
Relative fit index (RFI) = 0.97
Parsimonious fit measures
Parsimony normed fit index (PNFI) = 0.79
Parsimony goodness of fit index (PGFI) = 0.67
Critical N (CN) = 272.22
Normed chi-square 143.52/74 = 1.94
Bảng 2 Những quan sát được tổng kết lại từ phân tích mô hình
Giả
thuyết
Đường dẫn Kết quả
H1 Văn hóa công ty -> Quản trị chất lượng toàn diện Có ý nghĩa thống kê
H2 Văn hóa công ty -> kết quả dự án Có ý nghĩa thống kê
H3 Quản trị chất lượng toàn diện -> kết quả dự án Có ý nghĩa thống kê
23
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đầu tiên nghiên cứu chỉ ra rằng CC có ảnh hưởng tích cực trực tiếp lên TQM và PP (H1 và H2
được ủng hộ). thứ hai, TQM cũng có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đối với PP (H3 được ủng
hộ). Thứ ba, những kết quả cũng thể hiện rằng sự ảnh hưởng gián tiếp của CC đối với PP (H2).
Giả thuyết Đường dẫn Kết quả
H1 Văn hóa công ty -> Quản trị chất lượng toàn diện Có ý nghĩa thống kê
H2 Văn hóa công ty -> kết quả dự án Có ý nghĩa thống kê
H3 Quản trị chất lượng toàn diện -> kết quả dự án Có ý nghĩa thống kê
Sự thành công của nhiều dự án xây dựng phải trong sự đảm bảo rằng nhu cầu của khách hàng
phải được đáp ứng, quyền lợi và sở thích của khách hàng được nguyên vẹn.
24
Vì vậy, hàm ý rằng nếu một công ty xây dựng muốn thành công trên thị trường khách hàng theo
định hướng nó phải quan tâm hơn nữa trong việc xác định sứ mệnh của tổ chức, các giá trị và
chiến lược để trau dồi cách nghĩ “ đúng” trong doanh nghiệp,chẳng hạn như tầm quan trọng của
việc tin cậy với khách hàng, mặt khác đảm bảo rằng các nhu cầu của khách hàng phải đáp ứng.
Một quy trình thực hiện tiêu chuẩn phải được thực hiện để giúp cho các team dự án cung cấp
những sản phẩm chất lượng.
Công ty nên hình thành nên 1 bộ phận ko thể thiếu của 1 chiến lược về hệ thống thông tin quản
trị tổ chức, dần dần hoàn tích hợp hệ thống nhà cung cấp và khách hàng. Do đó, khái niệm về
quản lý chất lượng toàn diện phải được chấp nhận trong các công ty xây dựng để sự liên kết và
hợp nhất về khả năng lãnh đạo, nguồn nhân lực, quy trình, các đối tác, và các nỗ lực cải tiến
không ngừng có thể tăng lên tối đa để mang lại những sản phẩm có tính thỏa mãn cao
2 hạn chế:
- tính cá nhân trong việc cung cấp dữ liệu thực nghiệm, những thành kiến cũng như sở
thích có thể tồn tại do sự khác nhau về kinh nghiệm cá nhân hoặc quá trình đào tạo.
- dữ liệu được thu thập tại Đài Loan; những đặc tính của các công ty được điều tra có
thể khác biệt với các công ty từ các khu vực hay quốc gia khác. Do đó , kết quả hiện
tại không nên được giả định để đại diện cho trường hợp tổng quát. Tuy nhiên, chúng
có thể cung cấp một tài liệu tham khảo cơ bản cho các công ty nằm trong những khu
vực hay quốc gia có môi trường tương tự như các công ty Đài Loan.
IV. KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU
Giá trị của nghiên cứu:
- Giá trị nội : Giá trị nội của một nghiên cứu thể hiện độ chính xác của một nghiên cứu. Nghiên
cứu trên có giá trị nội cao vì kết quả nghiên cứu của nó có tính tin tưởng, có thể được áp dụng
vào các công ty xây dựng Đài Loan khác.
- Giá trị ngoại : Giá trị ngoại của một nghiên cứu cho thấy tổng quát kết quả nghiên cứu cho thị
trường thật. Nghiên cứu có giá trị ngoại không cao vì dữ liệu được thu thập tại Đài Loan; những
đặc tính của các công ty được điều tra có thể khác biệt với các công ty từ các khu vực hay quốc
gia khác. Do đó, kết quả hiện tại không nên được giả định để đại diện cho trường hợp tổng quát.
Tuy nhiên, chúng có thể cung cấp một tài liệu tham khảo cơ bản cho các công ty nằm trong
những khu vực hay quốc gia có môi trường tương tự như các công ty Đài Loan.
25
Đánh giá tài liệu tham khảo :
- Tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, rõ ràng.
- Nguồn trích dẫn có độ tin cậy cao, các tác giả đều là những nhà khoa học tên tuổi :
Ambroz, Wilkinson, Ankrah, Langford, ...
Hạn chế của đề tài :
Tác giả không tiên hành bước nghiên cứu sơ bộ và bản câu hỏi nháp => Có thể gặp biến rác và
làm giảm ý nghĩa mô hình.
Hướng nghiên cứu mới : Mô hình nghiên cứu có thể được sử dụng để nghiên cứu đối với các
công ty hoạt động trong lĩnh vực khác tại Đài Loan.
Kết luận chung :
- Nghiên cứu đã đưa đến các kết quả sau :
* Văn hóa doanh nghiệp và quản lý chất lượng toàn diện là những nhân tố quan trọng trong việc
xây dựng công ty.
* Xu hướng hiện tại trên thị trường thường xây dựng Đài Loan sự thành công của nhiều dự án
xây dựng phải nằm trong sự đảm bảo nhu cầu của khách hàng phải được đáp ứng, quyền lợi và
sở thích của khách hàng được nguyên vẹn. Vì vậy, nếu một công ty xây dựng muốn thành công
trên thị trường khách hàng theo định hướng nó phải quan tâm hơn nữa trong việc xác định sứ
mệnh của tổ chức, các giá trị và chiến lược của công ty.
=> Khái niệm về quản lý chất lượng toàn diện phải được chấp nhận trong các công ty xây dựng
để sự liên kết và hợp nhất về khả năng lãnh đạo, nguồn nhân lực, quy trình, các đối tác, và các nỗ
lực cải tiến không ngừng có thể tăng lên tối đa để mang lại những sản phẩm có tính thỏa mãn
cao.
26
**Sơ đồ quá trình nghiên cứu:
Qui trình xây dựng và đánh gia thang đo: gồm 3 bước
1/ Xây dựng biến :
- Xác định mục tiêu nghiên cứu: mối liên hệ CC,TQM,PP
- Xem lại cơ sở lý thuyết : các nghiên cứu trước đây
- Xác định nội dung khái niệm cần đo lường ( gồm 3 biến ) là khái niệm đa hướng
27
- Xây dựng biến quan sát : dựa vào nhận định chủ quan và những nghiên cứu trước
- Thiết kế nghiên cứu :
Dạng thiết kế NC: định lượng
Dữ liệu cần thu thập : (đặc điểm của mẫu ) Dữ liệu được chọn là 30 công ty
xây dựng toạ lạc ở Bắc và Trung Đài Loan thoả mãn thêm 4 tiêu chí và sẵn
lòng tham dự cuộc nghiên cứu:
Hội đồng thương mại
Có > 100 nhân viên
Có > 1 đội dự án
Thực hiện TQM
Pp lấy mẫu : chọn mẫu phi xác suất thuận tiện
Phương pháp phân tích dữ liệu: SEM
Xây dưng bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 điểm
2/ Thu thập dữ liệu:
Mỗi công ty xây dựng được nhận 20 bảng câu hỏi, vì vậy có 600 bảng khảo sát
được phát hành, trong đó có 413 bảng khảo sát được trả lại và có 371 bảng có giá trị phân
tích (đạt 61,83%).
Sau khi thu thập số liệu thì tiến hành chạy mô hình hồi quy.
3/ Đánh giá chính thức: Nghiên cứu chính thức đinh lượng vì dữ liệu thu thập cho nghiên
cứu này không chỉ dùng cho kiểm định thang đo mà còn dùng cho kiểm định mô hình lí
thuyết và các giả thuyết đề ra trong mô hình.
- Sử dụng dạng mô hình thang đo nguyên nhân
- Cronbach alpha : độ tin cậy chập nhận được
- CFA : độ giá trị đạt yêu cầu
Các hệ số tải (trọng số ) từ các biến quan sát lên các khái niệm
tiềm ẩn của thang đo trong khoảng 0.71-> 0.82 ( đều đạt yêu cầu
>0.5) có ý nghĩa p giá trị hội tụ
Hệ số tương quan của các khái niệm thành phần <1 có ý nghĩa
p giá trị phân biệt
- Mô hình SEM cho thấy được mối liên hệ giữa 3 khái niệm . Các số liệu
thống kê của mô hình phù hợp với tiêu chuẩn :
Chi-square with 74 degrees of freedom = 143.52 (p < 0.01)
Goodness of fit index (GFI) =0.95
Root mean square error of approximation (RMSEA) = 0.048
28
P-value for test of close fit (RMSEA , 0.05) = 0.58
Expected cross-validation index (ECVI) = 0.54
90% confidence interval for ECVI = (0.46; 0.64)
ECVI for saturated model = 0.57
ECVI for independence model =14.79
Adjus ted goodness of fit index (AGFI) = 0.93
Normed fit index (NFI) = 0.97
Non-normed fit index (NNFI) = 0.98
Comparative fit index (CFI) = 0.99
Incremental fit index (IFI) = 0.99
Relative fit index (RFI) = 0.97
Parsimony normed fit index (PNFI) = 0.79
Parsimony goodness of fit index (PGFI) = 0.67
Critical N (CN) = 272.22
Normed chi-square 143.52/74 = 1.94
Nhận xét :
- Tác giả không có bước đánh giá sơ bộ mà làm thang đo chính thức luôn vì theo
nhận đinh chủ quan của tác giả và dựa vào những giả định trước đây thì những
biến quan sát mà tác giả chọn không có biến rác, và có thể đo lường chính xác 3
khái niệm
- Nhận xét thang đo : gồm 3 tính chất
Hướng : thang đo đa hướng
Độ tin cậy: chấp nhận được
Giá trị : đạt tiêu chuẩn
29
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tong_hop_nckh_nhom14_5531.pdf