Tiểu luận Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Vas10 và Ias21
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang đi lên trên con đường phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Theo đó, quá trình hội nhập đã và đang diễn ra rất nhanh. Đặc biệt là sự gia nhập vào các tổ chức khu vực và thế giới: ASIAN, WTO, .đã đưa nền kinh tế của nước ta xích lại gần hơn với các nước trên thế giới. Quá trình giao lưu buôn bán hàng hóa, ngày càng diễn ra đa dạng và phong phú hơn. Từ đó đòi hỏi phải có sự phù hợp giữa các quy tắc chuẩn mực để phù hợp với các thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình hội nhập được thuận lợi. Nước ta đã có nhiều sự thay đổi trong nhiều phương diện trong đó không ngoại trừ các chuẩn mực kế toán. Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán đã xác định ba nguyên tắc xây dựng chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam là
(1) Dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán, chuẩn mực quốc tế vê kiển toán.
(2) Phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam
(3) Đơn giản, rõ ràng và tuân thủ các quy định về thể thức ban hành văn bản pháp luật.
Chính việc biên soạn hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được dựa trên các chuẩn mực quốc tế về kế toán và được điều chính cho phù hợp với những đặc điểm riêng của Việt Nam đã giúp cho tiến trình xây dựng và ban hành diễn ra nhanh chóng. Về cơ bản, các chuẩn mực kế toán của Việt Nam là phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên vẫn cồn tồn tại những khoảng cách nhất định so với các chuẩn mực quốc tế.
Việc so sánh giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) sẽ giúp ta thấy được một số điểm phù hợp và chưa phù hợp trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, và cũng qua đó giúp chúng ta hiểu hơn về bản chất của những vấn đề của kế toán. Trong giới hạn của bài tiểu luận này nhóm chúng tôi xin được trình bày đôi nét về sự khác biệt giữa VAS 10 và IAS 21 trong phần “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”.
Tổng quan về chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam
Hệ thống kế toán và chuẩn mực quốc tế về kế toán (IASs/IFRSs) được soạn thảo bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Nó được soạn thảo và công bố theo những quy trình rất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của các chuẩn mực và đảm bảo tính thực hành cao. IASs/IFRSs được sử dụng rộng rãi ở khắp thế giới như châu Âu, Singapore, Hồng Kông, Úc và nhiều quốc gia trên thế giới. Rất nhiều quốc gia khác của châu Á và trên thế giới đang điều chỉnh các chuẩn mực của mình để phù hợp hơn với IFRS và giảm thiểu sự khác nhau nếu có.
Khác với hệ thống kế toán Việt Nam (VAS), hệ thống kế toán quốc tế (IAS) không có sự bắt buộc mang tính hình thức (như biểu mẫu báo cáo thống nhất, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, hình thức sổ kế toán, mẫu các chứng từ gốc thống nhất). IAS mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc phải trình bày trong các báo cáo tài chính nhưng IAS không bắt buộc phải sử dụng chung các biểu mẫu báo cáo tài chính, hệ thống tài khoản, các hệ thống chứng từ, sổ kế toán. IAS có bộ khung khái niệm và tính thống nhất cao giữa các chuẩn mực. VAS còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thiếu nhiều vấn đề và đặc biệt là còn mâu thuẫn giữa các chuẩn mực hoặc sự không thống nhất giữa chuẩn mực và hướng dẫn về chuẩn mực đó.
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3157 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Vas10 và Ias21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp
caðbd
Bài Tiểu Luận:
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VAS10 và IAS21
GVHD: Thầy MÃ VĂN GIÁP
Nhóm SV thực hiện : CAO THỊ TÂM
NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang đi lên trên con đường phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Theo đó, quá trình hội nhập đã và đang diễn ra rất nhanh. Đặc biệt là sự gia nhập vào các tổ chức khu vực và thế giới: ASIAN, WTO,….đã đưa nền kinh tế của nước ta xích lại gần hơn với các nước trên thế giới. Quá trình giao lưu buôn bán hàng hóa,…ngày càng diễn ra đa dạng và phong phú hơn. Từ đó đòi hỏi phải có sự phù hợp giữa các quy tắc chuẩn mực để phù hợp với các thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình hội nhập được thuận lợi. Nước ta đã có nhiều sự thay đổi trong nhiều phương diện trong đó không ngoại trừ các chuẩn mực kế toán. Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán đã xác định ba nguyên tắc xây dựng chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam là
(1) Dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán, chuẩn mực quốc tế vê kiển toán.
(2) Phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam
(3) Đơn giản, rõ ràng và tuân thủ các quy định về thể thức ban hành văn bản pháp luật.
Chính việc biên soạn hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được dựa trên các chuẩn mực quốc tế về kế toán và được điều chính cho phù hợp với những đặc điểm riêng của Việt Nam đã giúp cho tiến trình xây dựng và ban hành diễn ra nhanh chóng. Về cơ bản, các chuẩn mực kế toán của Việt Nam là phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên vẫn cồn tồn tại những khoảng cách nhất định so với các chuẩn mực quốc tế.
Việc so sánh giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) sẽ giúp ta thấy được một số điểm phù hợp và chưa phù hợp trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, và cũng qua đó giúp chúng ta hiểu hơn về bản chất của những vấn đề của kế toán. Trong giới hạn của bài tiểu luận này nhóm chúng tôi xin được trình bày đôi nét về sự khác biệt giữa VAS 10 và IAS 21 trong phần “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”.
Tổng quan về chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam
Hệ thống kế toán và chuẩn mực quốc tế về kế toán (IASs/IFRSs) được soạn thảo bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Nó được soạn thảo và công bố theo những quy trình rất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của các chuẩn mực và đảm bảo tính thực hành cao. IASs/IFRSs được sử dụng rộng rãi ở khắp thế giới như châu Âu, Singapore, Hồng Kông, Úc và nhiều quốc gia trên thế giới. Rất nhiều quốc gia khác của châu Á và trên thế giới đang điều chỉnh các chuẩn mực của mình để phù hợp hơn với IFRS và giảm thiểu sự khác nhau nếu có.
Khác với hệ thống kế toán Việt Nam (VAS), hệ thống kế toán quốc tế (IAS) không có sự bắt buộc mang tính hình thức (như biểu mẫu báo cáo thống nhất, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, hình thức sổ kế toán, mẫu các chứng từ gốc thống nhất). IAS mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc phải trình bày trong các báo cáo tài chính nhưng IAS không bắt buộc phải sử dụng chung các biểu mẫu báo cáo tài chính, hệ thống tài khoản, các hệ thống chứng từ, sổ kế toán. IAS có bộ khung khái niệm và tính thống nhất cao giữa các chuẩn mực. VAS còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thiếu nhiều vấn đề và đặc biệt là còn mâu thuẫn giữa các chuẩn mực hoặc sự không thống nhất giữa chuẩn mực và hướng dẫn về chuẩn mực đó.
Hầu hết những người đã được học và/hoặc làm theo các hệ thống kế toán quốc tế hay mang tính thông lệ quốc tế đều cho rằng, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt Nam chỉ nên mang tính hướng dẫn mà không nên mang tính bắt buộc. Thông lệ kế toán quốc tế cho phép ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có trong cùng một định khoản, tuy nhiên không nên lạm dụng việc ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có để mất đi tính rõ ràng của kế toán. Mặc dù không có văn bản pháp quy nào quy định cấm ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có trong cùng một định khoản kế toán, nhưng theo một thói quen từ xưa, rất nhiều DN Việt Nam vẫn tuân theo nguyên tắc này. Tuy nhiên, nhiều DN nước ngoài tại Việt Nam lại không áp dụng.
Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt Nam chỉ quan tâm chủ yếu đến thông tin của báo cáo tài chính cho các nhà đầu tư chứ chưa quan tâm đến thông tin quản trị nội bộ. Theo thông lệ quốc tế, tên gọi tài khoản chính là tên gọi ngắn gọn của số dư tài khoản hay chỉ tiêu cần quản lý. Không ghép chung nhiều chỉ tiêu khác nhau vào chung một tài khoản. Các chỉ tiêu khác nhau phải được ghi chép và báo cáo theo các tài khoản riêng biệt.
Trong giới hạn bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi chỉ tiến hành so sánh giữa VAS 10 và IAS 21-Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái, để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kê toán quốc tế qua đó người đọc có thể những nhận xét, đánh giá riêng của bản thân.
IAS 21 và VAS 10-Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái.
Đơn vị tiền tệ kế toán
IAS: Chuẩn mực không đưa ra một đơn vị tiền tệ cụ thể để các doanh nghiệp trình bày báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường sử dụng đơn vị tiền tệ của nước sở tại.
Nếu sử dụng đơn vị tiền tệ khác, chuẩn mực yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày các lý do của việc sử dụng đơn vị tiền tệ đó.
Chuẩn mực cũng yêu cầu phải trình bày nguyên nhân của sự thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán.
VAS: Các doanh nghiệp phải sử dụng Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán. Việc sử dụng các đơn vị tiền tệ khác cần phải được đăng ký và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
Nguyên tắc áp dụng cho việc ghi nhận ban đầu của các giao dịch ngoại tệ cũng như báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán.
Quy định của VAS 10 trong 2 vấn đề này cũng phù hợp với IAS 21. Theo VAS10 thì:
Trong việc ghi nhận ban đầu.
Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch.
Báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán.
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ;
Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch;
Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định giá trị hợp lý.
Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái
IAS:
Phương pháp chuẩn: Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ của doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái áp dụng để ghi nhận ban đầu hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, cần được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong kỳ phát sinh, ngoại trừ khoản đầu tư ròng được hạch toán vào vốn chủ sở hữu.
Phương pháp thay thế được chấp nhận: Đối với trường hợp chênh lệch tỷ giá là kết quả từ sự sụt giảm giá trị mạnh một đồng tiền mà không có các công cụ tự bảo vệ dẫn tới các khoản công nợ mà doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và các khoản công nợ phát sinh trực tiếp từ các nghiệp vụ mua tài sản bằng ngoại tệ gần đây, thì khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được hạch toán vào giá trị còn lại của tài khoản liên quan, với điều kiện giá trị tài sản sau khi điều chỉnh không vượt quá mức thấp hơn giữa giá trị có thể thu hồi được và chi phí thay thế tài sản.
Kế toán các nghiệp vụ bảo tự vệ cho các khoản mục có gốc ngoại tệ được hạch toán theo IAS 39, Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị.
VAS:
Xử lý chênh lệch tỉ giá hối đoái của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì.
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập:
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh cụ thể:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng được phân bổ dần vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm được phân bổ dần vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.
Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính cụ thể:
Đối với nợ phải thu:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
Đối với nợ phải trả:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
Thời kỳ giải thể, thanh lý doanh nghiệp:
Đối với nợ phải thu:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập thanh lý doanh nghiệp.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp.
Đối với nợ phải trả:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập thanh lý doanh nghiệp.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ do việc mua, bán ngoại tệ:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ:
Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải quy đổi số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra "đồng Việt Nam” theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Nhà nước công bố. Khoản chênh lệch giữa tỷ giá sau khi quy đổi với tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán được xử lý như sau:
Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: Tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.
Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:
Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn:
Công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
- Trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm.
- Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm.
Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn:
Đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
- Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm.
- Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính.
Riêng quy đình đối với cơ sở kinh doanh ở nước ngoài báo cáo bằng đồng tiền của nền kinh tế lạm phát cao thì:
IAS 21 có quy định, báo cáo tài chính của cơ sở kinh doanh ở nước ngoài phải được trình bày lại theo IAS 29-Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát trước khi chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán của doanh nghiệp.
VAS 10 không đề cập đến vấn đề này.
Việc chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài: So sánh VAS 10 và IAS 21 - Ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập, nền kinh tế nước ta đã không ngừng phát triển, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam ngày càng có nhiều hơn các hoạt động ở nước ngoài, nhằm khẳng định vị trí của mình cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
Trong bối cảnh đó, ngày 31.12.2002, Bộ tài chính đã ban hành 6 chuẩn mực kế toán (đợt 2) trong đó có chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái, nhằm xác định các nguyên tắc và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch bằng ngoại tệ hoặc có các hoạt động ở nước ngoài. Trong đó phần quy định về phương pháp chuyển đổi các báo cáo tài chính của các họat động ở nước ngoài là một vấn đề mới, thể hiện sự tiến bộ trong quá trình cải cách chế độ kế toán, đáp ứng được yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của nền kinh tế. Bài viết này chỉ tập trung vào nội dung trên.
Theo VAS-10, hoạt động ở nước ngoài bao gồm hoạt động của các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh, hợp tác kinh doanh, họat động liên kết kinh doanh của doanh nghiệp lập báo cáo mà hoạt động của các đơn vị này được thực hiện ở một nước khác ngoài Việt Nam. Các hoạt động này được chia thành 2 loại : Hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo và cơ sở ở nước ngoài. Trong đó:
Cơ sở ở nước ngoài: còn gọi là đơn vị nước ngoài: là những đơn vị hoạt động kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân ở nước sở tại, sử dụng đồng tiền của nước sở tại làm đơn vị tiền tệ kế toán. Những đơn vị này hoạt động trên cơ sở vốn tự có là chính hoặc từ các khoản vay tại nước ngoài mà không phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp báo cáo.
Hoạt động ở nước ngoài: không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo, còn gọi là hoạt động nước ngoài kết hợp: Là bộ phận ở nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh của mình như một bộ phận của doanh nghiệp báo cáo và như vậy, các hoạt động này sẽ hợp nhất với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo.
Với sự khác biệt về mức độ phụ thuộc về tài chính và tính chất hoạt động, phương pháp chuyển đổi các báo cáo tài chính của 2 loại hoạt động ở nước ngoài nêu trên cũng sẽ có những điểm khác nhau.
a) Chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài
Theo VAS-10, khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo thì phải tuân theo những quy định sau (đoạn 24):
- Tài sản và nợ phải trả ( cả khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ) được quy đổi theo tủ giá cuối kỳ.
- Các khoản mục về doanh thu, thu nhập khác và chi phí, được quy đổi theo tỷ giá ngày giao dịch. Trường hợp báo cáo của cơ sở ở nước ngoài được báo cáo bằng đồng tiền của một nền kinh tế siêu lạm phát thì được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ.
- Tất cả các khoản chênh lệch hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo phải được phân loại như là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp báo cáo cho đến khi thanh lý khoản đầu tư đó.
Ngoài ra ở đoạn 25 còn có quy định: Trường hợp tỷ giá trung bình xấp xỉ tỷ giá thực tế thì tỷ giá trung bình được sử dụng để chuyển đổi các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí của cơ sở ở nước ngoài.
Đoạn 26 chỉ ra 3 trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài:
- Chuyển đổi các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, các tài sản và các khoản nợ phải trả theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ.
- Chuyển đổi khoản đầu tư thuần đầu kỳ tại cơ sở nước ngoài theo một tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã được phản ảnh ở kỳ trước.
- Các khoản thay đổi khác liên quan đến vốn chủ sở hữu tại cơ sở nước ngoài.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 21 - Ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái (IAS21) thì kế toán sẽ áp dụng phương pháp tỷ giá cuối ngày hay còn gọi là tỷ giá hiện hành để chuyển đổi các báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài, theo đó :
- Tất cả tài sản và nợ được quy đổi theo tỷ giá cuối ngày (ngày lập bảng cân đối kế toán).
- Doanh thu, thu nhập khác và chi phí được quy đổi theo tỷ giá vào ngày giao dịch thực sự. Tỷ giá xấp xỉ hoặc tỷ giá trung bình cũng được phép áp dụng.
- Các nguyên tắc đặc biệt sẽ áp dụng cho các đơn vị nước ngoài ở những nước có siêu lạm phát.
- Mọi kết quả về chênh lệch tỷ giá được đưa trực tiếp vào vốn. (Dự trữ giao dịch ngoại tệ).
- Khi thanh lý khoản đầu tư thuần, số dự trữ giao dịch ngoại tệ sẽ được công nhận trong thu nhập.
Chúng ta cần so sánh VAS-10 với IAS-21 để thấy rõ hơn nguồn gốc của khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái cũng như việc quy đổi khoản tiền mà doanh nghiệp báo cáo đã đầu tư vào cơ sở ở nước ngoài.
Hoạt động của các cơ sở ở nước ngoài có đặc thù là thu và chi bằng ngoại tệ, tiền thu được có thể dùng để tái đầu tư, chuyển đổi hay chia cho công ty mẹ. Quá trình hạch toán thu, chi không có sự chuyển đổi tức thời nào của tài sản hay nợ phải trả từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khác. Việc chuyển đổi báo cáo tài chính của các cơ sở ở nước ngoài để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo chỉ đơn giản là chuyển các số liệu đã được đo lường bằng đồng tiền của nước sở tại, nơi cơ sở nước ngoài hoạt động thành đồng tiền báo cáo. Như vậy khi chuyển đổi các loại tài sản, nợ phải trả, các khoản mục doanh thu, thu nhập và chi phí khác thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa phát sinh, dù căn cứ quy đổi có khác nhau. Anh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đến các khoản mục của báo cáo tài chính đã được chuyển đổi mà cụ thể là bảng cân đối kế toán sẽ được ghi nhận khi so sánh giá trị tài sản thuần của đơn vị ở nước ngoài, theo 2 cách tính khác nhau:
- Tính chênh lệch giữa tổng tài sản và nợ phải trả, theo đơn vị tiền tệ nước ngoài rồi quy đổi thành đơn vị tiền tệ của doanh nghiệp báo cáo, theo tỷ giá hối đoái lúc cuối kỳ.
- Lấy phần vốn chủ sở hữu lúc đầu kỳ cộng với phần lợi nhuận để lại lúc cuối kỳ, đã được chuyển đổi theo đúng quy định, của đơn vị nước ngoài.
Giá trị các khoản mục tài sản, nợ phải trả dù thể hiện theo đơn vị tiền tệ nước nào cũng đều là một khoản tiền cố định. Do đó ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái trong việc chuyển đổi báo cáo tài chính, theo phương pháp tỷ giá hiện hành, chỉ có thể tính vào vốn chủ sở hữu của đơn vị nước ngoài. Tức là ảnh hưởng đến khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp báo cáo. Điều này cũng có nghĩa là vốn cổ phần của cơ sở ở nước ngoài được quy đổi theo tỷ giá lịch sử. Và như vậy, sự thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp báo cáo hơn là đối với các khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ riêng lẽ của cơ sở ở nước ngoài.
b) Chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo
Quy định của VAS 10 trong vấn đề này cũng phù hợp với IAS21, theo đó:
- Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ.
- Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch
- Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác địh giá trị hợp lý.
- Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí được quy đổi theo tỷ giá tại ngày giao dịch (hoặc tỷ giá bình quân thích hợp).
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động được tính vào thu nhập hay chi phí của năm tài chính, tức là tính vào kết quả lãi, lỗ của họat động ở nước ngoài.
Như vậy, khác với trường hợp chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài, trong trường hợp chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với doanh nghiệp báo cáo thì sự thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến từng khoản mục tiền tệ của họat động ở nước ngoài hơn là khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp báo cáo trong hoạt động đó. Khoản đầu tư này cũng được quy đổi theo tỷ giá ban đầu.
Sau khi phân tích sự khác biệt giữa VAS 10 và IAS 21, ta có thể lập bảng tổng hợp sau đây:
Bảng tổng hợp:
VAS 10
IAS 21
Phạm vi
Không đề cập đến. Riêng đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo trị giá thực tế tạo thời điển phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả cố gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.
Phạm vi này không áp dụng cho kế toán phòng ngửa rủi ro cho các khoản mục ngoại tệ ngoài việc phân loại những chênh lệch tỷ giá phát sinh tử các khoản nợ bằng ngoại tệ được đã hạch toán như 1 công cụ phỏng ngừa rủi ro của một khoản đầu tư thuần vào một doanh nghiệp ở nước ngoài.
Định nghĩa về hoạt động ở nước ngoài
Là các chi nhánh các công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh, hợp tác kinh doanh hoặc hoạt động liên kết kinh doanh của doanh nghiệp lập báo cáo mà hoạt động của các đơn vị này được thực hiện bởi 1 nước khác ngoài Việt Nam.
Là công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh hoặc chi nhánh của doanh nghiệp lập báo cáo mà hoạt động của các đơn vị này được thực hiện ở 1 nước khác ngoài nước của doanh nghiệp lập báo cáo.
Các giao dịch bằng ngoại tệ ghi nhận chênh lệch tỉ giá hối đoái
Trong các giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh được phản ánh lũy kế trên bảng cân đối kế toán. Khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng thì chênh lệch đó được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh và trong thời gian hoạt động tối đa là 5 năm.
Không cho phép
Không đề cập
Đưa ra phương pháp hạch toán thay thế được phép cho những chênh lệch tỉ giá, nghĩa là trong trường hợp giảm giá trị tiền tệ nghiêm trọng, chênh lệch tỉ giá có thể được vốn hóa trong giá trị của tài sản.
Báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài – cơ sờ nước ngoài
Ngày lập báo có tài chính của cơ sở nước ngoài phải là ngày lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo.
Không đề cập
Không đề cập
Hướng dẫn việc hạch toán kế toán cho hộ nhất báo cáo tài chính của 1 doanh nghiệp ở nước ngoài mà cơ sờ đó lập báo cáo bằng tiền tệ của một nên kinh tế siêu lạm phát. Báo cáo tài chính của cơ sở kinh doanh ở nước ngoài phải được trình bày lại theo IAS 29 báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát trước khi chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán của doanh nghiệp
Tác động thuế của chênh lệch tỉ giá
Không đề cập
Lãi lổ từ các khoản giao dịch bằng ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá phái sinh khi chuyển đổi các báo cáo tài chính cảu hoạt động ở nước ngoài có thể liên quan đến tác động thuế được hạch toán theo IAS 12, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VAS10 và IAS21.doc