Tiểu luận ASEAN – Việt Nam

Sau 15 năm hội nhập vào khu vực, Việt Nam đã có những đóng góp nhất định cho sự tồn tại, phát triển của ASEAN và cũng đã đạt được những thành quả bước đầu. Phía trước của ASEAN tuy còn nhiều cơ hội để phát triển, song cũng không ít thách thức đòi hỏi Việt Nam cũng như các thành viên khác trong ASEAN phải tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới và các biện pháp thực hiện các ý tưởng đó để có thể biến ý tưởng của “tầm nhìn 2020" thành hiện thực, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN và trở thành một nhân tố chủ đạo của Cộng đồng Châu Á.

pdf80 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận ASEAN – Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệch thị trường thương mại lương thực. Đối với an ninh năng lượng, nêu tầm quan trọng của đa dạng hoá nguồn cung, bảo tồn và phát triển nguồn thay thế, sử dụng hiệu quả năng lượng, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường; phát triển nguồn năng lượng tái tạo và thay thế gồm cả thuỷ điện và nhiên liệu sinh học (đề nghị lập chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng cho 5 năm tới); hoan nghênh ký Hiệp định an ninh dầu mỏ ASEAN (APSA); đề nghị quan tâm hơn đến khía cạnh an ninh, môi trường, sức khoẻ, an toàn trong lĩnh vực năng lượng; (iii) Hoan nghênh họp phiên đầu tiên Hội đồng AEC, việc triển khai thực hiện Biểu đánh giá AEC và Kế hoạch truyền thông AEC, hợp tác với khu vực doanh nghiệp và tư nhân; (iv) Hoan nghênh ký Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) và hoàn tất dự thảo Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về thực tiễn điển hình (GMP) đối với giám sát sản xuất dược phẩm; ký Nghị định thư Gói cam kết thứ 7 thực hiện Hiệp định hợp tác dịch vụ (AFAS); ký Hiệp định đầu tư tổng thể ASEAN (ACIA); (v) Hoan nghênh cam kết thúc đẩy hợp tác và liên kết hơn nữa lĩnh vực du lịch qua soạn thảo Kế hoạch chiến lược hợp tác du lịch 2011-2015 và phát triển Hành lang du lịch ASEAN, chương trình Năm du lịch thanh niên 2009- 2010 và các biện pháp dành ưu đãi du lịch ASEAN nhằm ứng phó với suy giảm kinh tế và du lịch khu vực; (vi) Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế và nhu cầu thúc đẩy phát triển và liên kết với các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động khủng hoảng kinh tế; (vii) Thông qua Khung chiến lược và Kế hoạch công tác Sáng kiến IAI giai đoạn II (2009- 2015). - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 15 (Cha-am, Hua Hin, Thái Lan, ngày 28/2- 01/3/2009) đã khẳng định quyết tâm mạnh mẽ đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc 50 sống và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Lộ trình Xây dựng Cộng đồng ASEAN về Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội. Các Nhà Lãnh đạo cũng đã giành nhiều thời gian thảo luận sâu về tăng cường kết nối ASEAN, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt, vận tải biển, và công nghệ thông tin…, cũng như gia tăng hợp tác về giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và giao lưu nhân dân. Các Nhà Lãnh đạo cũng đã trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhất là tăng cường phối hợp chính sách và hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu như khủng hoảng kinh tế - tài chính, an ninh năng lượng và lương thực, biến đổi khí hậu, quản lý thảm hoạ và phòng chống dịch bệnh. Kết thúc hội nghị, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã ra Tuyên bố về Kết nối ASEAN, Tuyên bố về Tăng cường Hợp tác Giáo dục hướng tới một Cộng đồng ASEAN đùm bọc và chia sẻ, và Tuyên bố ASEAN về Biến đổi Khí hậu. - Theo quy định của Hiến chương ASEAN, Việt Nam sẽ đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của ASEAN từ tháng 1 đến tháng 12/2010. Theo đó, Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức và điều hành một loạt các hoạt động quan trọng của ASEAN gồm: 02 Hội nghị Cấp cao ASEAN (16 & 17) và giữa ASEAN với các bên đối tác, 08 Hội nghị của các Hội đồng Cộng đồng cấp Bộ trưởng, nhiều Hội nghị Bộ trưởng chuyên trách thuộc các kênh hợp tác khác nhau của ASEAN (quốc phòng, kinh tế, tài chính,…), và nhiều hoạt động giữa ASEAN và các bên Đối tác. Với tư cách nước Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất định hướng hợp tác và hoạt động của ASEAN trong suốt năm 2010. Năm 2010 là năm bản lề quan trọng đối với ASEAN, đánh dấu 5 năm hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN (2010-2015), 1 năm triển khai Hiến chương; đối với Việt Nam, năm 2010 đánh dấu 15 năm Việt Nam tham gia ASEAN, 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Nga, 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ và EU, đây cũng là dịp chúng ta tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Do đó, việc đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 vừa là vinh dự, vừa đặt ra những trọng trách cho Việt Nam. Với vai trò 51 Chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam tập trung vào các ưu tiên sau: Thúc đẩy đoàn kết và hợp tác ASEAN, đẩy mạnh liên kết khu vực nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, hoàn tất việc đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống; Mở rộng và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN với các bên Đối tác; củng cố và duy trì vai trò quan trọng của ASEAN tại các khuôn khổ hợp tác khu vực, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương; Đồng thời, hỗ trợ quảng bá đất nước và con người Việt Nam; đề cao hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới và năng động, có đường lối đối ngoại độc lập, hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước, tích cực hội nhập khu vực và quốc tế. Việt Nam đã xác định Chủ đề cho năm 2010 là: “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”. Theo đó, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên nhằm: Thông qua các hành động cụ thể đẩy nhanh tiến độ triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch công tác giai đoạn II về Thu hẹp khoảng cách phát triển trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN đúng lộ trình vào năm 2015; Tiếp tục triển khai Hiến chương, hoàn thiện bộ máy tổ chức mới, cải tiến phương thức hoạt động của ASEAN, hoàn tất soạn thảo các văn kiện pháp lý bổ sung cho Hiến chương, tạo khuôn khổ pháp lý cho ASEAN; Tiếp tục tăng cường quan hệ với các đối tác bên ngoài trên cơ sở các khuôn khổ đối tác, hợp tác hiện có, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, hợp tác ứng phó với các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh năng lượng và lương thực…; Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ cùng các nước thành viên thúc đẩy vai trò và vị thế quốc tế của ASEAN thông qua củng cố và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực; mở rộng hơn vai trò của ASEAN tại các thể chế, diễn đàn khu vực và quốc tế như APEC, ASEM, LHQ, G20… 52 II. THU HẸP KHOẢNG CÁCH PHÁT TRIỂN (IAI) TRONG ASEAN Vấn đề hỗ trợ các thành viên Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam (CLMV) thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết và thúc đẩy hội nhập khu vực luôn được coi là một trong những ưu tiên hợp tác ASEAN. 1. Vấn đề hỗ trợ các thành viên Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam (CLMV) thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết và thúc đẩy hội nhập khu vực luôn được coi là một trong những ưu tiên hợp tác ASEAN. Điều này được thể hiện tại các văn kiện quan trọng của ASEAN như Tầm nhìn ASEAN 2020 (năm 1997) và Chương trình Hành động Hà Nội (HPA, tháng 12/1998). Hội nghị Cấp cao không chính thức ASEAN lần thứ 4 tại Xinh-ga-po tháng 11/2000 đã đề ra “Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI)” và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 tại Hà Nội tháng 7/2001 thông qua “Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường hội nhập ASEAN". Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 tại Phnôm Pênh tháng 11/2002 thông qua Kế hoạch công tác (WP) IAI giai đoạn 1 thời kỳ 2002-2008 và là một phần của Chương trình Hành động Viêng chăn (thời kỳ 2004-2010). 2. Kế hoạch công tác IAI giai đoạn 1 (2002-2008): được thực hiện tập trung vào đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cán bộ và tạo dựng khuôn khổ cơ chế, chính sách, luật pháp tương thích đối với hội nhập (còn gọi là phát triển hạ tầng “mềm”) tại 4 lĩnh vực ưu tiên đối với các nước CLMV là: hạ tầng cơ sở (năng lượng và giao thông vận tải), phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và hội nhập kinh tế khu vực. Năm 2005, Báo cáo đánh giá giữa kỳ Kế hoạch công tác IAI nêu 75 ý tưởng dự án mới trên 7 lĩnh vực, gồm bổ sung thêm: môi trường đầu tư; du lịch; xoá giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống; và các dự án chung. Để huy động và thu hút nguồn tài trợ thực hiện, ASEAN đã tổ chức hội nghị Diễn đàn hợp tác phát triển IAI lần thứ 1 (IDCF-1) tháng 8/2002 tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xia. 53 Theo số liệu Ban Thư ký ASEAN, với 48 dự án khởi đầu năm 2002 thì đến tháng 8/2008 đã có 209 dự án, gồm 164 dự án đã có vốn tài trợ và 122 dự án đã hoàn tất. Về tài trợ, ASEAN-6 đóng góp khoảng 31,23 triệu USD cho 133 dự án (trong số đó Xingapo tài trợ 73,9% với 36 dự án, Malaixia 15,4% với 58 dự án, Brunêi 4,8% với 8 dự án, Inđônêxia 2,6% với 9 dự án, Philipin 1,8% với 9 dự án và Thái Lan 1,5% với 13 dự án). Đồng thời, 12 đối tác và các TCQT tài trợ 25,68 triệu USD với 68 dự án (gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn độ, Na Uy, EU, Ôxtrâylia, Đan Mạch, Niu Dilân, UNDP, Trung Quốc, ILO và WB; trong số đó 5 đối tác đầu đóng góp hơn 90% tổng tài trợ). Qua sơ bộ báo cáo và thống kê của các Bộ, ngành, tổng thể có thể nêu Việt Nam đã tham gia đầy đủ các chương trình, dự án hợp tác của Kế hoạch công tác IAI giai đoạn 1. Đa số các chương trình, dự án được thực hiện tương đối tốt, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu góp phần hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ và hoàn thiện khuôn khổ cơ chế, chính sách, luật pháp thích ứng tại 7 lĩnh vực ưu tiên, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của ta và các nước CLM. Cụ thể có thể nêu như chính sách phát triển hạ tầng giao thông vận tải và năng lượng; phát triển nguồn nhân lực (về nâng cao năng lực công chức và thể chế công vụ, chính sách lao động và việc làm, giáo dục cao học); chính sách phát triển công nghệ thông tin và viễn thông; chính sách hội nhập kinh tế (về thương mại hàng hóa và dịch vụ, hải quan, tiêu chuẩn hợp chuẩn và cải thiện môi trường đầu tư); phát triển du lịch; và các lĩnh vực chung (cử cán bộ thực tập tại Ban Thư ký ASEAN, hỗ trợ nâng cao tiếng Anh, tập huấn về đề xuất và thực hiện dự án...). Tuy nhiên, cũng còn những tồn tại về công tác triển khai thực hiện dự án, hiệu quả và chất lượng dự án, cũng như việc huy động nguồn lực tài trợ. Các hoạt động IAI cũng được thực hiện qua sự hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật song phương của các nước ASEAN-6 và các Bên đối thoại. Các nước ASEAN-6 đã lập Chương trình ưu đãi thuế quan hội nhập ASEAN (AISP) dành cho CLMV. Qua các Chương 54 trình hợp tác kỹ thuật Ma-lai-xia, Xinh-ga-po và Thái Lan đã thực hiện các khóa đào tạo, hội thảo ngắn hạn về quản lý, kinh tế, thương mại, xúc tiến đầu tư, công nghệ thông tin, tiếng Anh và cấp học bổng sau đại học, mở Trung tâm đào tạo tại CLMV và cử chuyên gia hỗ trợ. Nhật Bản cũng tích cực hỗ trợ các dự án IAI, tài trợ chương trình thực tập của các cán bộ ngoại giao trẻ tại Ban Thư ký ASEAN, hỗ trợ trang thiết bị cho Ban Thư ký ASEAN quốc gia của CLMV, lập Quỹ hội nhập ASEAN (JAIF) và thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). 3. Kế hoạch công tác IAI giai đoạn 2 (2009-2015): Năm 2008, Kế hoạch công tác IAI giai đoạn 1 kết thúc. Được sự thỏa thuận của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 40 tháng 7/2007 tại Phi-lip-pin và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 tháng 11/2007 tại Xinh-ga-po, từ cuối năm 2007 và năm 2008 đã có các cuộc họp soạn thảo của các Tổng Vụ trưởng ASEAN và Nhóm đặc trách về IAI. Tại đó các nước ASEAN-6 và CLMV đã tích cực thảo luận, đề xuất và thỏa thuận nội dung Tài liệu Khuôn khổ chiến lược (SF) và Kế hoạch công tác IAI (WP) giai đoạn 2 và đã trình Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tháng 2/2009 tại Hủa Hin, Thái Lan thông qua, làm văn kiện cơ sở triển khai các hoạt động hỗ trợ CLMV thu hẹp KCPT thời kỳ 2009-2015. (a) Khuôn khổ chiến lược nêu nguyên tắc xây dựng các hoạt động hợp tác IAI giai đoạn 2 đáp ứng yêu cầu cấp bách, cụ thể của các nước CLMV về tiếp tục ưu tiên nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực, đồng thời khuyến khích các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm mục tiêu hỗ trợ xây dựng các cộng đồng trụ cột của ASEAN. Sự trợ giúp và tài trợ sẽ được huy động từ các nước ASEAN, các bên đối thoại và đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế và khu vực cũng như khu vực tư nhân. Việc phát triển tiểu vùng sẽ qua các thể chế hợp tác hiện có. 55 (b) Kế hoạch công tác IAI giai đoạn 2 (2009-2015) gồm 181 biện pháp cụ thể, gắn với các biện pháp hợp tác của các Kế hoạch tổng thể (Blueprints) thực hiện Cộng đồng Kinh tế (93 biện pháp), Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (78) và Cộng đồng Chính trị-An ninh (6) và các Lĩnh vực chung (4). Việt Nam luôn ủng hộ và hoan nghênh Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI). Theo đề xuất của Việt Nam, hội nghị Diễn đàn hợp tác phát triển Sáng kiến IAI lần thứ 2 (IDCF-2) họp tại Hà Nội ngày 12-13/6/2007 với sự tham gia của ASEAN, các nước Đối thoại, các Tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân đã thảo luận chiến lược mới về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và kiến nghị soạn thảo Kế hoạch công tác IAI giai đoạn 2. Việt Nam đã tích cực tham gia vào công tác soạn thảo Khuôn khổ chiến lược Kế hoạch công tác IAI, cũng như đã đăng cai cuộc họp soạn thảo tại Việt Nam. Quá trình soạn thảo, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hợp tác và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nhằm tổng hợp ý kiến và kiến nghị đóng góp vào xây dựng nội dung dự thảo nhằm phù hợp nhu cầu và đáp ứng được lợi ích của Việt Nam và các nước CLM. 4. Bên cạnh đó, ASEAN đã thiết lập và triển khai nhiều chương trình hợp tác tiểu vùng như Tam giác Phát triển Căm-pu-chia, Lào, Việt Nam (CLV-GT), Hợp tác CLMV, Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS), Chương trình Hợp tác Phát triển hạ lưu Mê-công của ASEAN (AMBDC), Tiểu vùng Mê-công mở rộng (GMS), Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN Bru-nêi Đa-ru-xa-lam, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Phi-lip-pin (BIMP-EAGA), Tam giác phát triển In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Thái Lan (IMT-GT). 56 III. MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI ASEAN 1. VIỆT NAM – ASEAN: Năm 2010 là năm bản lề với tiến trình liên kết các thành viên Hiêp̣ hôị các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - chuyển sang giai đoạn phát triển mới , hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2015 dưạ trên trên ba tru ̣côṭ Côṇg đồng Chính tri -̣An ninh (APSC), Côṇg đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ACSC). Việt Nam ngoài việc nỗ lực hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động” cũng luôn luôn chú ý tăng cường hơn nữa các mối quan hệ hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực với các nước thành viên khác của ASEAN , trong đó đáng quan tâm nhất vẫn là ở lĩnh vực kinh tế nói chung và hoạt động thương mại hàng hoá nói riêng giữa các nước thành viên ASEAN và các nước nước đối tác thương maị chính của ASEAN . Trong những năm qua quan hê ̣thương maị hàng hóa song phương giữa Viêṭ Nam và các nước thành viên ASEAN ngày càng phát triển . Số liệu Thống kê Hải quan Viêṭ Nam trong những năm gần đây cho thấy các thành viên ASEAN tính chung luôn là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với trị giá hàng hóa buôn bán h ai chiều đạt mức tăng trưởng 25,9 %/năm trong giai đoạn 2005-2008 và 13,3%/năm giai đoạn 2005-2009. Về thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam so với các khu vưc̣ thị trường khác thì ASEAN là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các doanh nghiêp̣ Việt Nam , chỉ sau thị trường Hoa Kỳ và thị trường các nước thành viên Liên minh châu Âu-EU. Còn ở chiều ngược lại , ASEAN là đối tác thương maị cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 2 cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc. 57 Bảng 1: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam- ASEAN trong năm 2008 Chỉ tiêu Xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Tính toán trên nguồn số liệu của Hải quan Việt Nam Thứ hạng trong tổng số tất cả các khu vưc̣ thị trường xuất nhâp̣ khẩu của Việt Nam 1 3 2 Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (%) 20,8 16,3 24,2 Tính toán trên nguồn số liệu của Ban Thư ký ASEAN Thứ hạng kim ngạch xuất nhâp̣ khẩu của Việt Nam trong ASEAN 5 6 5 Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của ASEAN (%) 8,3 7,0 9,6 Nguồn: Tổng cuc̣ Hải quan Viêṭ Nam và Ban Thư ký ASEAN Số liêụ thống kê cũng cho thấy trong những năm gần đây quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng đạt được sự phát triển khả quan . Trị giá buôn bán hàng hoá hai chiều trong giai đoạn 2005-2008 liên tục tăng qua các năm . Cụ thể trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - ASEAN chỉ đạt 14,91 tỷ USD trong khi đó con số này của năm 2008 là 29,77 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Đến năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới , tổng trị giá giao thương giữa Việt Nam với tất cả các quốc gia thành viên tổ chức liên kết khu vực này chỉ đạt con số 22,41 tỷ USD , giảm gần 25% so với một năm trước đó. 58 Biểu đồ 1: Quan hệ ngoại thƣơng Việt Nam-ASEAN giai đoạn năm 2005- 2009 Biều đồ trên cho thấy trong nhiều năm qua , cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN luôn mất cân bằng với mức thâm hụt nghiêng về phía Việt Nam . Cụ thể, mức nhập siêu trong buôn bán với các nước thành viên ASEAN trong năm 2005 chỉ là 4 tỷ USD thì năm 2008 con số này đa ̃lên tới 9,37 tỷ USD và gần nhất trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN chỉ đạt 8,59 tỷ USD, giảm 15,8%, nhập khẩu là 13,81 tỷ USD , giảm 29,4% so với năm 2008 nên mức thâm huṭ cán cân thươ ng maị hàng hóa của Viêṭ Nam với các nước ASEAN cả năm là 5,22 tỷ USD. Nếu duy trì đà tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân gần 26%/năm của giai đoạn 2005- 2008 thì tổng kim ngac̣h trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và ASEAN trong năm 2010 ước đạt có thể lên đến con số 28,2 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất 59 khẩu hàng hóa dự kiến đạt 10,6 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 17,6 tỷ USD. Nhưng nếu tốc độ tăng bình quân chỉ đạt 13,3%, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 -2009 thì kim ngạch giao thương giữa Việt Nam và các nước thành viên Khu vưc̣ Mâụ dic̣h tư ̣do ASEAN (AFTA) chỉ đạt 25,4 tỷ USD: trong đó xuất khẩu ước đạt 9,8 tỷ USD và nhập khẩu là 15,6 tỷ USD. Bảng 2: Thống kê kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thƣơng mại hàng hóa giữa Việt Nam - ASEAN giai đoạn 2005- 2009 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN (triệu USD) 5.451 6.362 7.819 10.199 8.592 Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu sang các nước ASEAN (%) 16,7 22,9 30,4 -15,8 Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu của cả nước (%) 22,8 21,9 29,1 -8,9 Nhâp̣ khẩu Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN (triệu USD) 9.457 12.545 15.890 19.567 13.813 Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu từ các nước ASEAN (%) 32,7 26,7 23,1 -29,4 Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của cả nước (%) 21,4 39,6 28,8 -13,3 Cán cân thƣơng mại hàng hóa với các nƣớc ASEAN (XK-NK) (triệu USD) -4.006 -6.183 -8.071 -9.368 -5.221 Cán cân thƣơng maị hàng hóa với tất cả các nƣớc trên thế giới (XK-NK) (triệu USD) -4.540 -5.065 -14.121 -18.029 -12.853 Nguồn: Tổng cuc̣ Hải quan. Mặc dù trị giá hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam với các nước ASAEN trong nhiều năm gần đây đều tăng so với năm trước (trừ năm 2009) nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân. Do đó, tỷ trọng giao thương của Việt Nam với khu vực này so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước với thế giới lại có xu hướng giảm. 60 Biểu đồ 2: Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam - ASEAN giai đoạn từ năm 2005-2009 Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2010 quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có nhiều tín hiệu lạc quan. Trị giá trao đổi hàng hoá với khu vực này của Việt Nam trong quý I /20010 có tốc độ tăng cao hơn hẳn so với tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước , đặc biệt là xuất khẩu . Số liêụ thống kê mới nhất của Tổng cuc̣ Hải quan cho thấy tổng kim ngac̣h hàng h óa xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2010 giữa Việt Nam và ASEAN là 6,12 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 18,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước . Trong đó , kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thi ̣ trường ASEAN đạt 2,54 tỷ USD, tăng 26,5% và chiếm 17,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam . Trong khi đó tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ thi ̣ trường ASEAN là 3,57 tỷ USD, tăng 45,6% và chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước . Như vâỵ, nhập siêu của Việt Nam trong buôn bán với khu vực thị trường lớn nhất của Việt Nam trong quý I /2010 đa ̃ vươṭ quan con số 1 tỷ USD. Điểm đáng lưu ý trong quan hệ thương mại nội vùng giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN là: năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa bằng các 61 đối thủ cạnh tranh thể hiện ở hàm lượng giá trị sản xuất gia tăng trong hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN cao hơn hẳn so với hàng hóa của Viêṭ Nam xuất khẩu sang khu vưc̣ thi ̣ trường này. Cụ thể: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thi ̣trường ASEAN chưa bền vững, chủ lực chỉ có dầu thô và gạo, đây là 2 mặt hàng có nhiều biến động về giá nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này chịu ảnh hưởng lớn của giá dầu thô và gạo trên thi ̣ trường thế giới . Tổng trị giá xuất khẩu hai nhóm hàng trên sang thi ̣ trường ASEAN chiếm khoảng trên 42% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vưc̣ thị trường này . Trong khi đó , nhiều sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của các doanh nghiêp̣ Việt Nam như hàng dệt may , giày dép và thủy sản hiện mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thi ̣ trường các nước ASEAN mà nguyên nhân chủ yếu là do một số nước thành viên lớn của ASEAN cũng có lơị thế sản xuất, xuất khẩu các măṭ hàng tương tự này. Bảng 3: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính của Việt Nam sang khu vƣc̣ thi ̣ trƣờng ASEAN năm 2009 Stt Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Trị giá (triệu USD) Tỷ trọng (%) Trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN Trong tổng kim ngạch mặt hàng xuất khẩu đó của Việt Nam 1 Dầu thô 2.305 26,8 37,2 2 Gạo 1.335 15,5 50,1 3 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 649 7,6 23,5 4 Máy móc,thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 397 4,6 19,3 5 Sắt thép các loaị 287 3,3 75,0 6 Dầu Diesel 267 3,1 64,2 7 Hàng thuỷ sản 205 2,4 4,8 8 Sản phẩm dệt,may 201 2,3 2,2 9 Xăng 161 1,9 99,4 62 10 Sản phẩm chất dẻo 124 1,4 15,3 11 Sản phẩm sắt thép 122 1,4 20,2 12 Sản phẩm hóa chất 107 1,2 39,0 13 Hàng hoá khác 2.433 28,3 11,5 Tổng cộng 8.592 100,0 15,0 Nguồn: Tổng cuc̣ Hải quan. Trong khi đó, chiếm tỷ trọng trên 70% kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN, chủ yếu là những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; giấy; sắt thép… Bảng 4: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam từ khu vƣc̣ thi ̣ trƣờng ASEAN năm 2009 Stt Mặt hàng nhâp̣ khẩu chủ yếu Trị giá (triệu USD) Tỷ trọng (%) Trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ các nƣớc ASEAN Trong tổng kim ngạch mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam tƣ̀ tất cả các thị trƣờng 1 Dầu Diesel 1.230 8,9 37,8 2 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 1.207 8,7 9,5 3 Xăng 944 6,8 47,9 4 Máy vi tính, SP điện tử & linh kiện 804 5,8 20,3 5 Chất dẻo nguyên liệu 756 5,5 26,9 6 Dầu Mazut 622 4,5 99,3 7 Giấy các loại 462 3,3 60,0 8 Linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống 427 3,1 51,4 9 Dầu mỡ động, thực vật 405 2,9 81,6 10 Sắt thép các loại 402 2,9 7,5 11 Hàng hoá khác 6.554 47,4 17,6 Tổng cộng 13.813 100,0 19,7 Nguồn: Tổng cuc̣ Hải quan. 63 Trong thương mại nội khối, Việt Nam có quan hệ giao thương tập trung với 3 thị trường chính là Singapore, Thái Lan và Malaixia . Thống kê cho thấy tổng trị giá hàng hóa trao đổi với 3 đối tác này năm 2009 chiếm tới 72% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN. Bảng 5: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của các nƣớc thành viên ASEAN trong năm 2009 với Viêṭ Nam . Tỷ trọng & thứ hạng Singapo re Th ái La n Malaix ia Inđônêx ia Philipp in Campuc hia Là o Myanm ar Brun ây Xuất khẩu Tỷ trọng so với tổng các thị trường ASEAN của VN (%) 24,2 14, 7 19,6 8,7 17,0 13,3 2,0 0,4 0,1 Thứ hạng 1 4 2 6 3 5 7 8 9 Nhập khẩu Tỷ trọng so với tổng các thị trường ASEAN của VN (%) 30,8 32, 7 18,1 11,2 3,6 1,3 1,8 0,5 0,01 Thứ hạng 2 1 3 4 5 7 6 8 9 Xuất nhập khẩu Tỷ trọng so với tổng các thị trường ASEAN của VN (%) 28,2 25, 3 18,3 10,0 8,6 5,8 1,8 0,4 0,04 Thứ hạng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 64 Bảng trên cho thấy đảo quốc Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1 của các doanh nghiêp̣ Việt Nam , chiếm khoảng ¼ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN. Thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 2 của các doanh nghiêp̣ Việt Nam trong số các nước ASEAN là Malaysia . Tuy nhiên, mặt hàng chính hai thị trường trên nhập khẩu từ Việt Nam là dầu thô đã chiếm khoảng ½ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Biểu đồ 3:Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nƣớc ASEAN năm 2009 (Triệu USD) Ở chiều ngược lại , Singapore và Thái Lan là hai đối tác lớn nhất cung cấp hàng hoá cho các doanh nghiêp̣ Việt Nam với tỷ trọng khoảng trên 63% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN. 65 Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nƣớc ASEAN năm 2009 (Triệu USD) Nhìn lại chặng đường đã qua cho thấy quan hê ̣kinh tế , thương maị của Việt Nam với ASEAN chưa xứng tầm với tiềm năng của khu vực này . Đặc biệt, từ cuối năm 2008, khi nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, các doanh nghiệp sản xuất , xuất khẩu và nhâp̣ khẩu của Việt Nam đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường . Tuy nhiên, trong khi tìm kiếm các thị trường mới dường như Viêṭ Nam chưa khai thác hết thị trường còn tiềm năng rấ t lớn với hơn 500 triêụ dân ASEAN . Mặc dù , trong quý I/2010 các số liệu thống kê cho thấy thương mại hai chiều với ASEAN có nhiều tín hiêụ lac̣ quan nhưng các doanh nghiêp̣ Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực này để trong một vài năm tới các doanh nghiêp̣ Viêṭ Nam sẽ vừa tăng thị phần vừa giảm nhập siêu và tiến tới từng bước cân bằng cán cân thương mại trong buôn bán với các quốc gia thành viên ASEAN . 66 Về dòng vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam, hiện đang trên đà phục hồi, sau khi đã tăng trưởng mạnh những năm 1990 và sụt giảm sau khủng hoảng kinh châu Á năm 1997. Phần lớn các nước thuộc khu vực ASEAN đều đang phát triển theo mô hình hướng tới xuất khẩu dựa vào công nghệ chế biến, có tiềm lực tương đối lớn về vốn và công nghệ nhưng lại thiếu tài nguyên và giá lao động đắt. Bởi vậy, xu hướng tất yếu là các quốc gia phát triển trong khu vực chuyển dịch các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động sang Việt Nam. Trong khi đó, về phía Việt Nam, chủ trương chuyển dịch nền kinh tế theo hướng thị trường mở, tự do hoá thương mại và đầu, ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987), cải thiện mạnh mẽ những quan hệ chính thức Việt Nam- ASEAN từ sau năm 1989, quy mô thị trường hấp dẫn cộng với lợi thế về nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguyên phong phú đã là những yếu tố thuận lợi khơi mạnh dòng chảy vốn quốc tế vào Việt Nam, trong đó nguồn vốn từ khu vực ASEAN chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Các nước ASEAN tuy xuất hiện muộn hơn trên thị trường đầu tư Việt Nam nhưng đã có bước tiến khá dài. Từ một số ít dự án mang tính thăm dò thị trường của các quốc gia đi tiên phong là Singapore, Thái Lan, Inđônêxia vào những năm 1990, dòng vốn này thực sự khởi sắc vào năm 1995 với tổng số 230 dự án và trên 3 tỷ USD đăng ký đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt, ngay sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), tháng 1/1996, tốc độ thu hút FDI từ khi vực đã tăng nhanh chóng, đạt tới trên 7,8 tỷ USD vào thời điểm giữa năm 1997. Đầu tư của toàn ASEAN giai đoạn này đã chiếm khoảng 30% tổng mức đầu tư của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ vào Việt Nam. Ba quốc gia Singapore, Malaysia và 67 Thái Lan lần lượt chiếm các vị trí thứ 1, thứ 7 và thứ 8 trong số các quốc gia đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã khiến dòng vốn này chững lại và sụt giảm mạnh. Số dự án cấp phép mới hầu như không tăng, các dự án đang thực hiện cũng bị giãn tiến độ, chỉ còn Singapore vẫn giữ được “phong độ”, hầu hết các quốc gia còn lại đều giảm. Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nay được coi là thời kỳ phục hồi dòng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam, cùng với đà phục hồi của các nền kinh tế thành viên khu vực này. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 5/2007, khu vực ASEAN có 1.179 dự án đầu tư được cấp phép tại Việt Nam, với tổng vốn trên 16 tỷ USD. Trong số này, Singapore vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 474 dự án và 9,07 tỷ USD còn hiệu lực, đứng thứ hai trong tổng số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam; tiếp theo là Malaysia với 219 dự án và 1,7 tỷ USD, đứng thứ 10. Đầu tƣ trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam đƣợc cấp phép năm 2009 ĐVT: triệu USD Theo nƣớc, khối nƣớc FDI ASEAN* 1.015,1 Trong đó: Bru-nây 22,4 In-đô-nê-xia 9,1 Ma-lai-xi-a 168,7 Phi-li-pin 4,9 Xin-ga-po 719,3 Thái Lan 90,7 68 Quy mô vốn cho các dự án đầu tư của khu vực ASEAN vào Việt Nam nhìn chung cao hơn mức trung bình của cả nước và cao hơn nhiều so với một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác có dự án tại Việt Nam. Hiện nay, phần lớn đầu tư FDI từ ASEAN vào Việt Nam mới chỉ tập trung trong các lĩnh vực dịch vụ giao thông vận tải, bưu điện, khách sạn du lịch, tài chính ngân hàng, văn hoá-giáo dục. Các dự án quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại, hay thuộc lĩnh vực công nghiệp dầu khí, viễn thông, điện tử tin học hiện nay vẫn “nhường sân” chính cho các doanh nghiệp đến từ châu Âu, Nhật Bản. 2. QUAN HỆ VỚI TỪNG NƢỚC ASEAN: a. QUAN HỆ VỚI SINGAPORE - Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 01/8/1973. Tháng 12/1991, Đại sứ quán Việt Nam được thành lập tại Singapore và tháng 9/1992, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội được thành lập. - Trong chuyến thăm làm việc Singapore của Thủ tướng Phan Văn Khải (3/2004), hai bên đã ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. - Quan hệ thương mại - đầu tư: Từ 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Năm 2008, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt hơn 12 tỷ USD (tăng 22,4% so với năm 2007). Tính đến hết tháng 4/2009 kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 1,838 tỷ USD. Từ 1998 đến nay, đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam liên tục tăng. Tính đến hết năm 2008, Singapore có hơn 600 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với số vốn đăng ký khoảng hơn 16 tỷ USD (vốn thực hiện 5,6 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 35,2%). Tính đến hết tháng 5/2009, Singapore có 42 dự án 69 cấp mới với số vốn hơn 300 triệu USD. Các dự án của Singapore chủ yếu tập trung vào: bất động sản, cơ sở hạ tầng, khách sạn, khu công nghiệp... - Quan hệ giáo dục: Số lượng học bổng Chính phủ Singapore dành cho học sinh phổ thông Việt Nam đã được nâng lên 25 học bổng/năm dựa vào kết quả kiểm tra của học sinh. Ngoài ra, còn cấp cho Việt Nam mỗi năm 15 học bổng đại học. - Về du lịch: Năm 2008, có 239.000 khách Việt Nam sang thăm Singapore; và 160.000 người Singapore thăm Việt Nam. b. QUAN HỆ VỚI THÁI LAN - Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/8/1976. - Kim ngạch thương mại hai nước trong năm 2008 đạt hơn 6,2 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2007. Trong 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan đạt gần 1,9 tỷ USD. Về đầu tư, tính đến tháng 3/2009, Thái Lan có 198 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 5,7 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 835 triệu USD, đứng thứ 9 trong tổng số 84 quốc gia và vùng lãnh thổ và đứng thứ 3 trong các nước ASEAN có đầu tư tại Việt Nam. Hai bên tiếp tục duy trì cơ chế hợp tác xuất khẩu gạo, thỏa thuận thúc đẩy hợp tác khai thác tuyến đường hành lang Đông-Tây, cũng như hợp tác trong các khuôn khổ khu vực ASEAN, ACMECS, GMS… c. QUAN HỆ VỚI PHILIPPINE - Việt Nam và Phi-líp-pin thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12-7-1976. Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11/2002 của Tổng thống Arroyo, hai nước đã ký "Khuôn khổ hợp tác song phương trong 25 năm đầu thế kỷ 21 và thời kỳ tiếp theo" và nhân chuyến thăm chính thức Phi-líp-pin của Thủ tướng 70 Nguyễn Tấn Dũng (8/2007), Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã ký Chương trình hành động 2007 – 2010 triển khai Tuyên bố chung. - Hợp tác Kinh tế, đầu tư, thương mại, khoa học - kỹ thuật, văn hoá : o Tháng 3/1994, hai nước ký thoả thuận thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa 2 chính phủ. o Về thương mại: Kim ngạch năm 2008 đạt khoảng 2,1 tỷ USD, 4 tháng đầu năm 2009 đạt 561 triệu USD. Việt Nam xuất sang Phi-lip-pin chủ yếu là gạo, linh kiện điện tử và hàng nông sản và nhập của Phi-líp-pin chủ yếu là phân bón, máy móc thiết bị phụ tùng, khoáng chất, khí hóa lỏng, xăng dầu, dược phẩm, vật liệu xây dựng...Gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Phi-líp-pin trong nhiều năm qua, trung bình từ 1,5 - 1,7 triệu tấn/năm. o Về đầu tư: Tính đến hết 2008, Phi-líp-pin có 38 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 280 triệu USD. o Về giáo dục: Hiện có khoảng 400 sinh viên Việt Nam đang theo học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. d. QUAN HỆ VỚI MYANMAR - Myanmar và Việt Nam có quan hệ rất sớm. Năm 1947, Việt Nam đặt cơ quan thường trú tại Yangon. - Ngày 28/5/1975 quan hệ Tổng Lãnh sự được nâng lên quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ (28/5/1975). - Quan hệ kinh tế-thương mại có những bước phát triển tích cực. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2008 đạt 108,2 triệu USD (tăng 11% so với 2007). - Hai nước đã tiến hành 6 kỳ họp UBHH Việt Nam-Myanmar, theo đó thỏa thuận tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể như: thương mại, nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, y tế, du lịch, bưu chính viễn thông, hàng 71 không….Hai bên cũng đã thành lập Ủy ban thương mại chung để thúc đẩy thương mại song phương. - Việt Nam và Myanmar tích cực phối hợp với nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực Tiểu vùng Mê kông (GMS); Chiến lược phát triển kinh tế 3 dòng sông (ACMECS)..../. e. QUAN HỆ VỚI MALAYSIA - Ngày 26/2/1973, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1976, hai nước lập Đại Sứ quán ở thủ đô mỗi nước. - Về thương mại: Hợp tác thương mại hai nước tăng nhanh trong 5 năm gần đây (trung bình tăng 20%/năm). Hiện Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ta trong ASEAN và đứng thứ 9 trên thế giới. Kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2007 đạt 3,7 tỷ USD; năm 2008 đạt 4,551 tỷ USD; tính đến 5 tháng đầu năm 2009 đạt 1,57 tỉ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Malaysia là dầu thô, gạo, cà phê, hải sản, dầu mỡ động thực vật…. - Về đầu tư: Đầu tư của Ma-lai-xia vào ta tăng mạnh từ năm 2007, đưa Ma-lai- xia lên vị trí thứ nhất trong các nước ASEAN và thứ 2 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tính đến tháng 5/2009, Malaysia có 322 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn khoảng 19,7 tỷ USD. Các dự án của Malaysia chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông, lâm, ngư nghiệp tại các địa bàn có nhiều khu công nghiệp, chế xuất ở Đồng Nai, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Về giáo dục: Hai nước ký MOU về hợp tác giáo dục trong chuyến thăm chính thức Malaixia của Thủ tướng Phan Văn Khải tháng 4/2004. Hàng năm Ma-lai- xia cấp học bổng đại học và cao học cho sinh viên Việt Nam. Tính đến nay có khoảng hơn 300 lưu học sinh đang học tập và nghiên cứu tại Malaysia. 72 - Về lao động: Hai nước đã ký Thoả thuận (MOU) cấp Chính phủ về hợp tác lao động vào 01/12/2003. Hiện có khoảng 110.000 lao động của Việt Nam đang làm việc tại Malaysia. f. QUAN HỆ VỚI LÀO - Ngày 05/9/1962, hai nước thiếp lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ đặc biệt, gắn bó và tin cậy Việt Nam – Lào tiếp tục được củng cố và có những bước phát triển tốt đẹp, ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu và có hiệu quả, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư... - Hiện nay, hai nước đang triển khai thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật giữa hai nước năm 2009. Hai bên tăng cường cơ chế tiếp xúc trao đổi thường xuyên giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước để thống nhất và định hướng cho việc thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước. - Về kinh tế: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2008 đạt 423 triệu USD, tăng 35% so với năm 2007. Hai bên phấn đấu đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD, năm 2015 đạt 2 tỷ, năm 2020 đạt 5 tỷ. Doanh nghịêp Việt Nam tiếp tục được duy trì ở một trong 3 vị trí dẫn đầu về đầu tư tại Lào. Tính đến cuối tháng 6 năm 2009, Chính phủ Lào đã cấp phép 186 dự án với số vốn cấp phép là 2.080 triệu USD. - Quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác: o Hợp tác trong giáo dục đào tạo tiếp tục là lĩnh vực hợp tác chiến lược. Hợp tác giữa các địa phương cũng được chú trọng thúc đẩy, đặc biệt là khu vực giáp biên và các giữa các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh với Viêng-chăn, Chăm-pa-xắc và Khăm-muộn. o Bên cạnh quan hệ hợp tác song phương, hai bên đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như 73 hợp tác trong Ủy hội sông Mê Công (MRC), Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), hợp tác trong khuôn khổ Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-Chao Praya - Mekong (ACMECS), CLMV, Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. g. QUAN HỆ VỚI INDONESIA - Hai nước thiết lập quan hệ ở cấp Tổng lãnh sự quán (30/12/1955) và nâng lên cấp đại sứ (15/8/1964). Hai bên nhất trí lấy ngày 30/12/1955 là Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. - Cho tới nay, hai nước đã ký khoảng trên 20 hiệp định và thoả thuận hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, lãnh sự…;đã thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế; thành lập cơ chế họp Tham khảo chính trị. - Tháng 6/2003, hai nước ký Hiệp định Phân định ranh giới thềm lục địa. Hiệp định này đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn tháng 11/2003 và Quốc hội Indonesia phê chuẩn ngày 13/02/2007 và chính thức có hiệu lực ngày 30/5/2007 sau khi hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn. - Hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, khoa học - kỹ thuật: o Về đầu tư : Tính đến tháng 5/2009, Indonesia có 22 dự án đầu tư với tổng vốn đạt 180 triệu USD (xếp thứ 6 trong số các nước ASEAN, thứ 30 trong tổng số 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư ở Việt Nam). o Về thương mại, kim ngạch hai nước cơ bản tăng dần, nhất là những năm gần đây: năm 1995 chỉ đạt 364 triệu USD, đến năm 2003 là 1,08 tỷ USD; năm 2007 đạt khoảng 2,4 tỷ USD, năm 2008 đạt 2,532 tỷ USD, quý I/2009 đaṭ khoảng 900 triêụ USD. 74 h. QUAN HỆ VỚI CAMBODIA - Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967. - Việt Nam và CHND Campuchia đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử năm 1982, Hiệp ước về Nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới quốc gia giữa hai nước năm 1983, Hiệp định về quy chế biên giới năm 1983, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam-Campuchia năm 1985; (nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Hun Xen tháng 10/2005, hai nước đã ký Hiệp ước Bổ sung Hiệp ước Hoạch định Biên giới Quốc gia năm 1985). - Từ năm 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Đặc biệt, tại chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới theo hướng “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. - Hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hoá giữa hai nước: hai nước đã thành lập Uỷ ban Hỗn hợp (UBHH) về hợp tác Kinh tế, Văn hoá, Khoa học kỹ thuật. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước trung bình 40% (năm 2006: 950 triệu USD, năm 2007: 1.181 tỷ USD, năm 2008: 1,7 tỷ USD). Hai nước cũng thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đặt mục tiêu phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều đến năm 2010 đạt trên 2 tỷ USD. - Hai nước cũng quan tâm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, thế mạnh như giáo dục-đào tạo, năng lượng-điện, y tế, giao thông vận tải, v.v... - Bên cạnh quan hệ hợp tác song phương, hai bên đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp tác trong Ủy hội sông Mê Công (MRC), Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), Chương trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc Hành lang Đông - 75 Tây (WEC), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-Chao Praya- Mekong (ACMECS), Campuchia-Lào-Mianma-Việt Nam (CLMV), Tam giác phát triển ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam (đang trong quá trình thể chế hoá và xây dựng dự án gọi vốn đầu tư). i. QUAN HỆ VỚI BRUNEI - Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (29/02/1992), quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Bru-nây phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp khác. - Về hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hoá: o Kim ngạch thương mại hai chiều còn rất nhỏ, đạt khoảng 1,5-2 triệu đô-la Mỹ/năm, chủ yếu Bru-nây nhập từ Việt Nam thông qua nước thứ ba. (Năm 2005, đạt 4,5 triệu USD). Đến hết năm 2008, Bru-nây có 67 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn 4,5 tỷ USD, đứng thứ 10 trong tổng số 82 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 4 trong ASEAN. o Hàng năm, Bru-nây cấp cho Việt Nam một số học bổng thạc sỹ, đại học và ngắn hạn về một số lĩnh vực như dầu khí, tiếng Anh và bảo dưỡng máy bay. - Các hiệp định ký kết giữa hai nước: o Hiệp định Hợp tác Hàng không (8/11/1991). Tháng 5/2006, Hàng không Hoàng gia Bru-nây đã mở đường bay trực tiếp tới TP Hồ Chí Minh. o Nhân dịp chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tới Bru-nây (12-14/11/2001), hai nước đã ký kết một số văn bản như Hiệp định Thương mại, Hiệp định Hợp tác Hàng hải, Bản ghi nhớ về Hợp tác Du lịch, và Thỏa thuận Hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Bru-nây. o Bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng được ký kết nhân dịp Thứ trưởng Quốc phòng Bru-nây thăm Việt Nam (11/2005). 76 Một số số liệu của các nƣớc ASEAN Tổng diện tích Tổng dân số Mật độ dân số Mức độ tăng dân số GDP theo giá hiện hành GDP/đầu ngƣời Thƣơng mại QT Nguồn FDI Km2 1.000 dân /km2 % Triệu USD USD USD (PPP) Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng xuất nhập Triệu USD Triệu USD 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2008 2009 Brunei 5.765 406,2 70 2,1 14.146,7 34.827 45.816.6 7.168,6 2.399,6 9.568,2 239,2 - Cambodia 181.035 14.957,8 83 2,1 10.368,2 693,2 1.789,2 - - - 815,2 87,0 Indonesia 1.860.360 231.369,5 124 1,2 546.527 2.362,1 4.365,4 116.508,8 96.829,2 213.338 7.918,5 5.299,0 Lao PDR 236.800 5.922,1 25 2,8 5.742 969,6 2.396,1 - - - 227,8 122,0 Malaysia 330.252 28.306 86 2,1 191.618,4 6.769,5 12.258,1 156.704,3 123.183,8 279.888,1 7.318,4 9.271,4 Myanmar 676.577 59.534,3 88 1,8 24.023,6 403,5 1.094,9 6.341,5 3.849,9 10.191,3 975,6 - Philippines 300.000 92.226,6 307 2,0 161.148,8 1.747,3 3.587,2 38.334,7 43.008,3 81.343,0 1.520,0 1.948,0 Singapore 710 4.987,6 7.023 3,1 177.568,7 35.602 51.392,2 269.191,1 245.226,5 514.417,6 22.801,8 - Thailand 513.120 66.903 130 0.6 264.230,1 3.949,5 7.940,8 151.364,7 134.124,6 285.489,3 9.834,5 5.518,3 Viet Nam 331.212 87.228,4 263 1.2 96.317,1 1.104,2 3.080,7 57.096,0 69.949,2 127.045,2 8.050,0 - 4.435.830 591.841 133 1.4 1.491.690,6 2.520,4 4.847,4 802,709.6 718.571,2 1.521.280,8 59.700,8 n.a. Nguồn: số liệu thống kê của ASEAN (phát hành ngày 15/4/2010), website: 77 KẾT LUẬN Việc Việt Nam tham gia vào Hiệp hội ASEAN đem lại nhiều thuận lợi: Thứ nhất, việc thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ đưa ASEAN trở thành một khối có sự liên kết vững chắc, một thị trường duy nhất có cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư vốn và nhân công có tay nghề sẽ thúc đẩy cải cách hệ thống pháp luật và nền hành chính quốc gia trong nước, tiếp cận được nhiều hơn các yếu tố bên ngoài, nhất là vốn, thị trường và công nghệ hiện đại, làm tăng cơ hội việc làm và nâng nhanh mức sống của dân chúng. Thứ hai, sự thiết lập Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) sẽ làm tăng nhanh mức độ tin cậy và ý thức cộng đồng trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác chính trị-an ninh nội khối lên tầm cao mới. Điều này sẽ góp phần tạo ra sự thăng bằng trong hợp tác khu vực và quốc tế, giúp ASEAN vừa tăng cường tính mở, vừa duy trì được bản sắc, phong cách ứng xử truyền thống của mình, làm tăng khả năng phòng ngừa và tiến tới giải quyết các xung đột có thể xảy ra trong tương lai. Điều này phù hợp với chính sách và lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam. Thứ ba, sự gia tăng giành ưu thế kiểm soát địa-chính trị giữa các nước lớn tại Đông Nam Á, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với cơ hội phát triển của thể chế thương mại tự do đa phương, song phương về một mặt nào đó, cũng mở rộng cơ hội hợp tác và tăng sức “mặc cả” của ASEAN trong các vấn đề quốc tế khu vực. Điều này sẽ có lợi cho Việt Nam - nước có vị trí chiến lược, đang thu hút sự chú ý của các nước lớn. Bên cạnh những thuận lợi trên, Việt Nam đã và sẽ gặp phải những thách thức phải vượt qua để tham gia đầy đủ và có hiệu quả cao hơn vào hoạt động của ASEAN, tương xứng với vị trí và vai trò của mình trong Hiệp hội: 78 - Về hợp tác trong Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC): đối với Việt Nam, thách thức không phải là nhỏ trong khi gia nhập ASC. Hợp tác an ninh không chỉ thuần túy hay nghiêng về hợp tác an ninh phi truyền thống mà cả về hợp tác chính trị và quốc phòng. Sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tư tưởng còn là một trong những trở ngại khá lớn đối với Việt Nam trong ASC. Tuy nhiên, với việc duy trì cơ chế theo "Phương thức ASEAN" trong ASC, thì sự tác động của cộng đồng này đối với đời sống chính trị và an ninh ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ không lớn. - Trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Về khía cạnh chính trị, thì sự hội nhập sâu rộng về kinh tế đòi hỏi Việt Nam phải hài hòa về mặt pháp luật cũng như ứng xử. Điều này ít hay nhiều sẽ đụng chạm đến chủ quyền và an ninh quốc gia. Về kinh tế, Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và hiệu quả quản lý còn bất cập, hệ thống các thể chế kinh tế thị trường phát triển chưa đồng bộ, còn yếu kém... AEC sẽ tạo ra sức ép lớn đối với các sản phẩm và thị trường của Việt Nam trong và ngoài nước. Việt Nam chưa tận dụng được thi trường ASEAN khi luôn phải chịu nhập siêu sau hơn 12 năm tham gia khối này (nguyên nhân do cơ cấu hàng của Việt Nam có điểm tương đồng với các nước trong ASEAN – xuất thô, dựa chủ yếu vào nông nghiệp và chế biến hải sản, công nghiệp, hàng dệt may, lắp ráp quần áo, điện tử...; Thêm vào đó thu nhập của một số nước lớn trong ASEAN cũng thấp nên việc xuất hàng Việt Nam sang thị trường ASEAN hạn chế hơn so với các thị trường lớn như Mỹ, EU hay Nhật Bản ). Còn tác động về mặt xã hội: có thể tạo ra các dòng di cư lớn, trong đó có “chảy máu chất xám”, làm tăng nạn thất nghiệp và tệ nạn do nhiều công ty bị phá sản và nhiều người chưa thể làm quen hay điều chỉnh phù hợp với cơ chế hay môi trường mới. - Trong hợp tác Đông Á: Việt Nam là thành viên ASEAN, cầu nối của ASEAN với các nước Đông Bắc Á về mặt địa lý, có thế và lực đang lên sẽ đóng vai trò như thế nào trong liên kết ASEAN và Hợp tác Đông Á? Liệu sự chậm chạp trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và liên kết nội khối của ASEAN có ảnh hưởng như thế nào 79 đối với Việt Nam và tiến trình nhất thể hóa Đông Á là những vấn đề đang đặt ra và cần có lời giải đáp. Sau 15 năm hội nhập vào khu vực, Việt Nam đã có những đóng góp nhất định cho sự tồn tại, phát triển của ASEAN và cũng đã đạt được những thành quả bước đầu. Phía trước của ASEAN tuy còn nhiều cơ hội để phát triển, song cũng không ít thách thức đòi hỏi Việt Nam cũng như các thành viên khác trong ASEAN phải tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới và các biện pháp thực hiện các ý tưởng đó để có thể biến ý tưởng của “tầm nhìn 2020" thành hiện thực, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN và trở thành một nhân tố chủ đạo của Cộng đồng Châu Á. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trung tâm Dữ liệu – Tư liệu Thông tấn xã Việt Nam: Vai trò của Việt Nam trong ASEAN, NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2007. 2. PGS.TS. Nguyễn Thu Mỹ (chủ biên): Hợp tác ASEAN+3 Quá trình phát triển – thành tựu và triển vọng, NXB Chính trị QG, Hà Nội, 2008. 3. Các tài liệu và các bài biết trên trang tin tức của Asean 2010 - 4. Các tài liệu và các bài viết trên trang web của Hiệp hội ASEAN – 5. Các tài liệu và các bài viết trên trang web của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam - http:// www.mofa.gov.vn 6. Các tài liệu và các bài viết trên trang web của Ủy Ban Quốc gia về hợp tác quốc tế -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfasean_6782.pdf
Luận văn liên quan