Tiểu luận Bài học từ khủng hoảng Argentina cho Việt Nam và các nước đang phát triển
Những lo lắng nhất, chính “Bài học từ Argentina” đã chỉ ra. Đó là cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nợ nước ngoài. Thực tế ở nước ta, giám sát, kiểm tra, kiểm toán là khâu yếu, kể cả nơi có quyền giám sát cao nhất nước là Quốc hội.
Trước hết, nước ta m tránh những mong đợi không có cơ sở, giúp các đối tác phát triển của Vịêt Nam nhận biết các lĩnh vực mà họ có thể hỗ trợ tốt nhất cho Chính phủ vượt qua khó khăn, tạo sự minh bạch cho các sáng kiến chính sách, tránh việc sử dụng sai tiền ngân sách”. cần làm rõ chi ngân sách, vay nợ nước ngoài
“Điều này giúp Việt Na
( Trích lời của John Hendra- Giám đốc quốc gia của LHQ tại Việt Nam )
Thứ hai, chúng ta cần bảo đảm rằng số liệu nợ được kiểm chứng, thống nhất và cập nhật một cách nhất quán.Ngoài ra việc thu thập và lập báo cáo về nợ nước ngoài phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời. Các cơ quan cung cấp thông tin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin đã cung cấp.
Làm được như thế, nước ta mới chủ động thực hiện việc cơ cấu lại nợ, chúng ta cần tìm kiếm khả năng giảm được nợ hơn nữa thông qua việc chủ động cơ cấu lại nợ, đó là việc đi vay mới để trả các khoản nợ cũ, chuyển đổi nợ thành đầu tư trong nước, xin giãn nợ, xóa nợ, tăng khả năng thanh toán trả nợ bằng hàng. nhằm giảm nghĩa vụ trả nợ trong tương lai.
Thứ ba, nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra giám sát và sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bổ sung và điều chỉnh chính sách, cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt chức năng giám sát kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, kiểm toán các báo cáo tài chính.
Thứ tư, cần quán triệt quan điểm, tư tưởng “vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng” và “nguồn vốn ODA là vốn vay” (vì chỉ có khoảng 10 - 15% là viện trợ không hoàn lại). Vì vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là hết sức cần thiết. Tuy vậy, trong nội bộ các cấp, các ngành và địa phương vẫn còn tồn tại những quan niệm và cách hiểu khác nhau về vốn ODA, cho rằng đây là khoản viện trợ, cho không, quà biếu, vật tặng. ; từ đó có quan niệm "vay là được" trong sử dụng vốn ODA, mà không tính đến khả năng trả nợ và hiệu quả sử dụng, dẫn đến tình trạng lãng phí, tham nhũng, gây hậu quả xấu cho việc tiếp nhận ODA. Và với những khoản viện trợ không hoàn lại cần được quản lý như đối với nguồn thu của NSNN dành cho đầu tư phát triển, phần vay ưu đãi được hạch toán bù đắp bội chi ngân sách để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài và
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bài học từ khủng hoảng Argentina cho Việt Nam và các nước đang phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V. Bài học kinh ngiệm cho Việt Nam và các nước đang phát triển.
1.Duy trì tỷ lệ vay nợ nước ngoài ở mức an toàn (<40% GDP).
Nợ chính phủ, còn gọi là nợ công hoặc nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay.Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Theo WB, ngưỡng an toàn đối với các nước đang phát triển là tỉ lệ nợ nước ngoài phải dưới 40%/GDP
Tỉ lệ nợ nước ngoài của Việt nam thống kê theo giai đoạn 2000-2010 thể hiện ở bảng sau:
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng nợ
(tỷ USD)
11.8
11.9
11.8
13.3
16.7
18.9
22.2
20.0
32.5
48.8
58.9
% GDP
39.0
37.4
34.0
34.1
36.8
35.8
36.6
37.2
36.2
52.6
56.4
Chúng ta có thể biểu thị thông qua biểu đồ
Theo tiêu chí đánh giá quốc tế, gia đoạn 2000-2010 các chỉ số phản ánh khả năng trả nợ của Việt Nam đều ở dưới mức lo ngại. Nhưng có thể thấy nợ công của Việt Nam đang ra tăng rất mạnh sau năm 2008 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Và nếu tính đến lãi suất phải trả và cả việc đồng Việt Nam có khả năng mất giá trong tương lai thì số thực nợ phải trả là không hề nhỏ, nó không thể lạc quan thái quá như việc một số quan chức Chính phủ cho rẳng tỉ lệ nợ vẫn ở mức an toàn, ngay cả trong giai đoạn 2000-2008? Vì nghĩa vụ thanh toán nợ bằng nguồn của ngân sách nhà nước (NSNN) đối với các khoản nợ của Chính phủ sẽ lớn dần khi các khoản vay đến hạn phải trả nợ gốc.
Hiện nay, để giúp nền kinh tế sớm thoát ra khỏi khủng hoảng, Chính phủ đã vay nước ngoài để tung ra nhiều gói kích cầu.Nhưng Chính phủ cũng phải hướng tới phát triển lâu dài, tuân thủ những nguyên tắc nhất quán: kích cầu nhưng đảm bảo nợ quốc gia không quá 40% GDP…
Đối với nước ta, trong cơ cấu nợ Chính phủ là “con nợ” lớn nhất với tỉ trọng trung bình là 65,4%, kế đến là các DNNN và cuối cùng là các doanh nghiệp FDI.The problem with Argentine fixed exchange rate was it caused the peso to increase in value at the same rate as the dollar during the economic boom of the 1990's. A rising currency value caused Argentina's exports to become more expensive relative to the country's imports. Since Argentina's largest trading partners are Brazil and the European Union, whose currencies were valued much lower than the peso, the Argentine export market was stalled limiting the growth of the economy.Vậy dựa vào đâu để tin tưởng ở khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia? Bài học từ Argentina đã chỉ rõ chắc chắn là không thể dựa vào sự tín nhiệm của quốc tế, đơn giản là sự tín nhiệm này chỉ giúp Chính phủ dễ vay nợ mà thôi. Thậm chí khi các nhà tài trợ quốc tế chỉ mới “đánh hơi” thấy một chút bất ổn về kinh tế của con nợ, họ có thể ra tay thật mạnh để đẩy nhanh tiến trình khủng hoảng nợ.
Xây dựng cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nước ngoài
Những lo lắng nhất, chính “Bài học từ Argentina” đã chỉ ra. Đó là cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nợ nước ngoài. Thực tế ở nước ta, giám sát, kiểm tra, kiểm toán là khâu yếu, kể cả nơi có quyền giám sát cao nhất nước là Quốc hội.
Trước hết, nước ta cần làm rõ chi ngân sách, vay nợ nước ngoài
“Điều này giúp Việt Nam tránh những mong đợi không có cơ sở, giúp các đối tác phát triển của Vịêt Nam nhận biết các lĩnh vực mà họ có thể hỗ trợ tốt nhất cho Chính phủ vượt qua khó khăn, tạo sự minh bạch cho các sáng kiến chính sách, tránh việc sử dụng sai tiền ngân sách”.
( Trích lời của John Hendra- Giám đốc quốc gia của LHQ tại Việt Nam )
Thứ hai, chúng ta cần bảo đảm rằng số liệu nợ được kiểm chứng, thống nhất và cập nhật một cách nhất quán.Ngoài ra việc thu thập và lập báo cáo về nợ nước ngoài phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời. Các cơ quan cung cấp thông tin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin đã cung cấp.
Làm được như thế, nước ta mới chủ động thực hiện việc cơ cấu lại nợ, chúng ta cần tìm kiếm khả năng giảm được nợ hơn nữa thông qua việc chủ động cơ cấu lại nợ, đó là việc đi vay mới để trả các khoản nợ cũ, chuyển đổi nợ thành đầu tư trong nước, xin giãn nợ, xóa nợ, tăng khả năng thanh toán trả nợ bằng hàng... nhằm giảm nghĩa vụ trả nợ trong tương lai.
Thứ ba, nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra giám sát và sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bổ sung và điều chỉnh chính sách, cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt chức năng giám sát kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, kiểm toán các báo cáo tài chính.
Thứ tư, cần quán triệt quan điểm, tư tưởng “vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng” và “nguồn vốn ODA là vốn vay” (vì chỉ có khoảng 10 - 15% là viện trợ không hoàn lại). Vì vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là hết sức cần thiết. Tuy vậy, trong nội bộ các cấp, các ngành và địa phương vẫn còn tồn tại những quan niệm và cách hiểu khác nhau về vốn ODA, cho rằng đây là khoản viện trợ, cho không, quà biếu, vật tặng... ; từ đó có quan niệm "vay là được" trong sử dụng vốn ODA, mà không tính đến khả năng trả nợ và hiệu quả sử dụng, dẫn đến tình trạng lãng phí, tham nhũng, gây hậu quả xấu cho việc tiếp nhận ODA. Và với những khoản viện trợ không hoàn lại cần được quản lý như đối với nguồn thu của NSNN dành cho đầu tư phát triển, phần vay ưu đãi được hạch toán bù đắp bội chi ngân sách để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài và ổn định chi NSNN, kiên quyết không vay cho chi thường xuyên.
Thứ năm, cần xây dựng hạn mức vay nước ngoài, vì đó là giới hạn an toàn để sử dụng vốn vay nước ngoài có hiệu quả, ổn định, bền vững, bảo đảm nền kinh tế có khả năng hấp thụ vốn và có khả năng trả nợ khi đến hạn. Mặt khác, hạn mức nợ nước ngoài cũng chính là công cụ quan trọng để kiểm soát tình trạng nợ nước ngoài và bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay, khi hiệu quả đầu tư còn thấp, cân đối ngoại tệ còn khá bấp bênh, tỷ giá hối đoái chưa hoàn toàn ổn định thì việc quy định hạn mức vay nợ nước ngoài là rất cần thiết để giảm thiểu những rủi ro, nâng cao hệ số an toàn trong việc sử dụng vốn.
Trong quá trình tổ chức vận động vốn cần xuất phát từ lợi ích tổng thể quốc gia, hiệu quả công việc trên cơ sở nâng cao tính chủ động của trong nước với bên nước ngoài, cần mạnh dạn chối bỏ các nguồn vốn không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ sáu, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nước ngoài như lựa chọn dự án khả thi, dự án ưu tiên đầu tư. Sau đây là một số giải pháp:
Phải có một chiến lược phát triển kinh tế tổng hợp và dài hạn.
Phải có một môi trường pháp lý lành mạnh.
Phải có khả năng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Các chính sách về ngoại thương, ngoại hối phải hết sức linh hoạt.
Phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ luồng vốn ngắn hạn nước ngoài.
Phải có một tỷ lệ vốn trong nước tương ứng và thích hợp, tránh lấy nguồn vốn nước ngoài làm chỗ dựa cơ bản cho sự phát triển kinh tế trong nước...
Ngoài ra, phải tích cực tạo nguồn để trả nợ nước ngoài, duy trì khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, đặc biệt là cần có các giải pháp hữu hiệu để khuyến khích xuất khẩu nhằm tạo nguồn thu ngoại tệ ổn định. Trước mắt, cần xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu thô, tăng cường đầu tư chiều sâu cho các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu; có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho xuất khẩu .
Cải cách bộ máy quản lý: giải quyết tham nhũng, cổ phần hóa ồ ạt và thất thoát
Nói ngắn gọn, cuộc khủng hoảng nợ của Argentina, suy cho cùng, nói lên những bất ổn trong hệ thống chính trị (tham nhũng, sự phân chia quyền lực giữa các địa phương trong việc điều tiết các nguồn thu thuế...). Có thể nói một hệ thống chính trị liên quan đến một chính phủ tham nhũng và lãng phí, đã làm thị trường mất niềm tin về khả năng trả nợ của quốc gia đối với những trái phiếu phát hành trước đây, cuộc khủng hoảng nợ được đúc kết đơn giản như thế.
Về vấn đề tham nhũng của Việt Nam, theo chỉ số tham nhũng quốc tế mà Tổ chức Minh bạch quốc tế đã công bố thì Việt Nam là một trong những “thành viên” của nhóm nước có mức tham nhũng nặng nề nhất và khẳng định đây là “một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà Việt Nam phải đối mặt. Vì chống tham nhũng lẫn thực thi nhiệm vụ kế hoạch phải gắn kết thành một mục tiêu để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội.
Về vấn đề cổ phần hóa: Mỗi năm có hàng trăm doanh nghiệp quốc doanh trên cả nước tiến hành cổ phần hóa (CPH). Để ngăn chặn nhiều thủ đoạn tham nhũng “tinh tế” trong quá trình CPH, Nhà nước có đặt ra nhiều qui định.Thế nhưng từ một số sơ hở, quá trình CPH vừa qua là quá trình thất thoát tài sản nhà nước mà nếu không có điều chỉnh, rất có thể tài sản nhà nước sẽ tiếp tục bị mất. Việc thất thoát hiện nay theo kiểu truyền thống là định giá tài sản của doanh nghiệp thấp hơn nhiều giá thực tế.Mua với giá rẻ mạt nhưng được hưởng phần lợi ích từ những doanh nghiệp nay vô cùng lớn. Trong chính sách CPH có qui định phải bán một phần cổ phiếu với giá ưu đãi cho những người trong nội bộ doanh nghiệp, như giám đốc được mua đến 30% .Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang “nóng hôi hổi”, các nhà đầu tư sẵn sàng nộp trước tiền mua cổ phiếu, chỉ cần “nhận chỗ”, những kẻ có quyền mua đã “chớp” được một khoản chênh lệch không thể nói là nhỏ. Như vậy, đáng ra Nhà nước có thể bán thẳng cổ phiếu ra thị trường với giá cao, thì lại “tạo điều kiện” cho một số đối tượng mang danh người lao động “nẫng tay trên”. Tài sản nhà nước đang bị thất thoát với rất nhiều cách như vậy. Và dù là cách nào thì số tiền của quốc gia bị thất thoát trong quá trình CPH cũng không bao giờ nhỏ!...
Vì vậy nhà nước ta cần nhanh chóng ban hành những quy định trong định giá tài sản doanh nghiệp được cổ phần hóa, trong quyền được mua cổ phiếu ưu đãi trong nội bộ doanh nghiệp…
Tóm lại, cuộc khủng hoảng nợ của Argentina chính là bài học về sự ảo tưởng quá mức về những thành công trong tăng trưởng mà quên đi những vấn đề nội bộ. Các vấn đề nội bộ mà từ kinh nghiệm của Argentina, chúng ta cần phải chú ý giải quyết triệt để, đó là tình trạng tham nhũng, cổ phần hóa ào ạt và thất thoát, bộ máy hành thu thuế yếu kém, vay nợ nước ngoài thiếu tính toán. Nhưng vượt lên trên tất cả những điều này, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, chính là việc quốc gia thiếu cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nợ nước ngoài. Chừng nào chưa có cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nợ nước ngoài của chính phủ, chừng đó nguy cơ về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện cũng không phải là điều quá xa vời.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài học từ khủng hoảng Argentina cho Việt Nam và các nước đang phát triển.doc