Tiểu luận Bài kinh tế Nhật Bản

Bài tiểu luận môn: Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế NHẬT BẢN Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc. Là đất nước gồm những đảo, quần đảo, có nguồn tài nguyên nghèo nàn, thiên tai, sóng thần, và núi lửa phun thường xuyên. Không chỉ nổi tiếng là đất nước của xứ sở hoa Anh Đào mà Nhật Bản còn nổi tiếng với Sự phát triển thần kỳ của mình trong những năm 70 và vươn lên là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Vậy điều gì đã làm nên Nhật Bản ngày nay? I. Tổng quan về Nhật Bản - Dân số: 127.078.000 người GDP: Hơn 4100 tỷ USD Thu nhập bình quân đầu người: $32,700 - Hệ thống pháp luật Nhật Bản: Hệ thống pháp luật dân sự theo mô hình của châu Âu (chủ yếu là Đức). - Văn hóa Nhật Bản: Nhật bản là một nước đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Tôn giáo chính ở Nhật Bản trước đây là đạo Shinto (thần đạo). Nhưng từ sau thế chiến thứ II, Nhật Bản thất bại thì nó không còn được ưu ái là quốc giáo như trước mà bình đẳng với các tôn giáo khác. Nhưng những ảnh hưởng của nó với con người Nhật Bản là rất sâu sắc đến ngày nay: Sự thanh khiết trong xã hội Nhật Bản, sự tận tụy của người Nhật, sẵn lòng học hỏi, lòng trung thành và sự tôn thờ. Ngoài ra, ở Nhật còn có các tôn giáo: Phật giáo, Kito giáo, Nhắc đến Nhật Bản, người ta có thể liên tưởng ngay đến Sushi, những nhà đô vật Sumo, những nàng kỹ nữ Geisha, chiếc áo truyền thống Kimono và biểu tượng truyện tranh Manga - Sumo: Sumo là môn vật truyền thống của Nhật Bản với lịch sử tồn tại tới 2000 năm. Ban đầu sumo chỉ là một nghi thức cầu xin thần linh phù hộ cho vụ mùa bội thu. Vào thế kỉ thứ VIII, sumo được đưa vào các lễ của hoàng gia và bắt đầu có luật lệ cho môn này. Sumo trở thành môn thể thao chuyên nghiệp vào đầu thời Edo (1603-1868), và hiện nay là một môn thể thao thu hút rất nhiều sự quan tâm, theo dõi của không chỉ người Nhật mà còn của những người yêu thích môn vật trên thế giới. - Geisha: Geisha, hay còn gọi là nghệ giả theo tiếng Nhật là những người sống bằng nghệ thuật. Họ có nhiều kĩ năng như đàn hát, múa, kể chuyện, pha trà , được đào luyện kĩ và sống trong một khuôn khổ nhất định. Các Geisha ngày nay hầu hết phải tốt nghiệp Trung học hoặc có khi phải tốt nghiệp Đại học, công việc của họ là biểu diễn những kỹ năng nghệ thuật và trò chuyện với khách hàng. Xuất hiện vào khoảng thế kỉ 17, đến nay Geisha đã có một truyền thống lâu đời, với nhiều kĩ năng độc đáo, và là một nét đặc trưng rất độc đáo của người Nhật. Hiện nay, số lượng Nghệ giả ở Nhật Bản không còn nhiều như trước nữa, tuy nhiên vẫn còn một số khu vực tại Nhật Bản có số lượng Geisha khá đáng kể như Gion và Pontocho, và một số “khu phố hoa” khá nổi tiếng tại Tokyo. - Kimono: Nói đến thời trang Nhật Bản, không thể không nhắc đến Kimono. Giống như áo dài Việt Nam, Kimono là một trong những niềm tự hào của người Nhật và là một trong những biểu tượng của đất nước này. Về cơ bản, Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cố định vào người cùng với một số dây đai và dây buộc. Tuy nhiên có rất nhiều quy tắc, cũng như là phụ kiện khi mặc một bộ kimono truyền thống. - Manga: Manga là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Manga được xem là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Đa số người Nhật xem Manga là một món ăn tinh thần không thể thiếu. Ngày nay, Manga không chỉ rất phổ biến ở Nhật mà còn ở nhiều quốc gia tên thế giới, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người thích truyện tranh. Sự kết hợp của nghệ thuật in khắc gỗ truyền thống với văn hóa phương Tây đã dẫn đến sự ra đời của Manga, một thể loại truyện tranh nổi tiếng cả trong và ngoài nước Nhật. Sự ảnh hưởng của Manga đến thể loại hoạt hình đã dẫn đến sự phát triển thể loại hoạt hình đặc trưng của Nhật có tên gọi là Anime, nhờ sự phát triển vũ bão của Manga và Anime mà các trò chơi game video của Nhật cũng phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1980.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7110 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bài kinh tế Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận môn: Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Họ Tên: Đinh Trọng Đỉnh Lớp K49 Đại Học Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp NHẬT BẢN Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc. Là đất nước gồm những đảo, quần đảo, có nguồn tài nguyên nghèo nàn, thiên tai, sóng thần, và núi lửa phun thường xuyên. Không chỉ nổi tiếng là đất nước của xứ sở hoa Anh Đào mà Nhật Bản còn nổi tiếng với Sự phát triển thần kỳ của mình trong những năm 70 và vươn lên là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Vậy điều gì đã làm nên Nhật Bản ngày nay? I. Tổng quan về Nhật Bản - Dân số: 127.078.000 người GDP: Hơn 4100 tỷ USD Thu nhập bình quân đầu người: $32,700 - Hệ thống pháp luật Nhật Bản: Hệ thống pháp luật dân sự theo mô hình của châu Âu (chủ yếu là Đức). - Văn hóa Nhật Bản: Nhật bản là một nước đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Tôn giáo chính ở Nhật Bản trước đây là đạo Shinto (thần đạo). Nhưng từ sau thế chiến thứ II, Nhật Bản thất bại thì nó không còn được ưu ái là quốc giáo như trước mà bình đẳng với các tôn giáo khác. Nhưng những ảnh hưởng của nó với con người Nhật Bản là rất sâu sắc đến ngày nay: Sự thanh khiết trong xã hội Nhật Bản, sự tận tụy của người Nhật, sẵn lòng học hỏi, lòng trung thành và sự tôn thờ. Ngoài ra, ở Nhật còn có các tôn giáo: Phật giáo, Kito giáo, … Nhắc đến Nhật Bản, người ta có thể liên tưởng ngay đến Sushi, những nhà đô vật Sumo, những nàng kỹ nữ Geisha, chiếc áo truyền thống Kimono và biểu tượng truyện tranh Manga. Top of Form Bottom of Form Nhắc đến Nhật Bản, người ta có thể liên tưởng ngay đến Sushi, những nhà đô vật Sumo, những nàng kỹ nữ Geisha, chiếc áo truyền thống Kimono và biểu tượng truyện tranh Manga… - Sumo: Sumo là môn vật truyền thống của Nhật Bản với lịch sử tồn tại tới 2000 năm. Ban đầu sumo chỉ là một nghi thức cầu xin thần linh phù hộ cho vụ mùa bội thu. Vào thế kỉ thứ VIII, sumo được đưa vào các lễ của hoàng gia và bắt đầu có luật lệ cho môn này. Sumo trở thành môn thể thao chuyên nghiệp vào đầu thời Edo (1603-1868), và hiện nay là một môn thể thao thu hút rất nhiều sự quan tâm, theo dõi của không chỉ người Nhật mà còn của những người yêu thích môn vật trên thế giới. - Geisha: Geisha, hay còn gọi là nghệ giả theo tiếng Nhật là những người sống bằng nghệ thuật. Họ có nhiều kĩ năng như đàn hát, múa, kể chuyện, pha trà…, được đào luyện kĩ và sống trong một khuôn khổ nhất định. Các Geisha ngày nay hầu hết phải tốt nghiệp Trung học hoặc có khi phải tốt nghiệp Đại học, công việc của họ là biểu diễn những kỹ năng nghệ thuật và trò chuyện với khách hàng. Xuất hiện vào khoảng thế kỉ 17, đến nay Geisha đã có một truyền thống lâu đời, với nhiều kĩ năng độc đáo, và là một nét đặc trưng rất độc đáo của người Nhật. Hiện nay, số lượng Nghệ giả ở Nhật Bản không còn nhiều như trước nữa, tuy nhiên vẫn còn một số khu vực tại Nhật Bản có số lượng Geisha khá đáng kể như Gion và Pontocho, và một số “khu phố hoa” khá nổi tiếng tại Tokyo. - Kimono: Nói đến thời trang Nhật Bản, không thể không nhắc đến Kimono. Giống như áo dài Việt Nam, Kimono là một trong những niềm tự hào của người Nhật và là một trong những biểu tượng của đất nước này. Về cơ bản, Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cố định vào người cùng với một số dây đai và dây buộc. Tuy nhiên có rất nhiều quy tắc, cũng như là phụ kiện khi mặc một bộ kimono truyền thống. - Manga: Manga là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Manga được xem là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Đa số người Nhật xem Manga là một món ăn tinh thần không thể thiếu. Ngày nay, Manga không chỉ rất phổ biến ở Nhật mà còn ở nhiều quốc gia tên thế giới, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người thích truyện tranh. Sự kết hợp của nghệ thuật in khắc gỗ truyền thống với văn hóa phương Tây đã dẫn đến sự ra đời của Manga, một thể loại truyện tranh nổi tiếng cả trong và ngoài nước Nhật. Sự ảnh hưởng của Manga đến thể loại hoạt hình đã dẫn đến sự phát triển thể loại hoạt hình đặc trưng của Nhật có tên gọi là Anime, nhờ sự phát triển vũ bão của Manga và Anime mà các trò chơi game video của Nhật cũng phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1980. Âm nhạc của Nhật Bản đã mượn nhiều nhạc cụ và phong cách từ các quốc gia láng giềng và phát triển thêm các nét đặc trưng của Nhật, điển hình như đàn Koto được giới thiệu vào Nhật từ thế kỷ thứ 9 và 10, hay như thể loại kịch Nō từ thế kỷ 14 và âm nhạc dân gian đại chúng, với những cây đàn như shamisen, được truyền bá tới Nhật từ thế kỷ 16. Âm nhạc phương Tây, được giới thiệu vào Nhật cuối thế kỷ 19, giờ đã trở thành một phần nội tại quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Nước Nhật thời hậu chiến tranh thế giới thứ hai bị ảnh hưởng nặng nề bởi âm nhạc Mỹ và âm nhạc hiện đại châu Âu, điều này đã dẫn đến sự phát triển của dòng âm nhạc gọi là J-pop. II. Thương mại 1. Xuất khẩu, nhập khẩu, kim nghạch - Cán cân thương mại của nhật bản (năm 2009) (đơn vị: nghìn tỷ yên) Xuất khẩu Nhập khẩu cân bằng 54,171 51,499 2,6712,672 - Xuất khẩu: Thực phẩm, nguyên liệu khoán, hóa chất, nhựa, sợi chế tạo đồ tốt, sắt, thép và các sản phẩm từ sắt thép, điện máy, máy phát điện, các bộ phận điện tử, thiết bị vận tải, Ôtô, xe máy, Trang thiết bị nghiên cứu khoa học, dụng cụ quang học … - Nhập khẩu: Lương thực, thực phẩm, cá và động vật có vỏ, Nguyên liệu, nhiên liệu khoáng sản, dầu khí, dầu thô và một phần tinh, hóa chất, y tế và các sản phẩm dược phẩm, sợi chế tạo đồ tốt, kim loại màu, máy điện, chất bán dẫn và các bộ phận điện tử khác, thiết bị vận tải, hàng hóa tiêu dùng, hàng may mặc và những thứ khác … Xuất khẩu Tỉ trọng Nhập Khẩu Tỷ trọng Trang thiết bị vận chuyển 21.9% Khoáng sản nhiên liệu 27.6% Điện máy, Điện Tử 19.9% Máy điện, Điện tử 12.6% Máy móc thông thường 17.8% Lương thực, hực phẩm 9.7% Hàng hóa 13% Hóa chất 8.9% Hóa chất 10.7% Hàng hóa tiêu dùng 8.4% Các loại hàng hóa khác 16.8% Máy móc 8.2% Nguyên liệu 6.6% Thiết bị vận chuyển 2.9% Các loại hàng hóa khác 15% 2. Đối tác cung cấp và nhập khẩu hàng hóa chủ yếu 2.1. Nhập khẩu. - Dầu mỏ: tổng giá trị nhập khẩu 7564 tỷ JPY. Nguồn cung: Chủ yếu là Saudi Arabia (32.1%) , U.A.E (21.7%), Qata (11.6%), Iran (11%), Kowait (8.3%), nước khác (15.4%). - Hàng may mặc: tổng giá trị nhập khẩu 2358 tỷ JPY Nguồn cung chủ yếu: Trung Quốc (82.9%), Việt Nam (4.1%), Italia (3.2%), Nước khác (9.8%). - Thiết bị bán dẫn: tổng giá trị 1.758 tỷ JPY Nguồn cung chủ yếu: Đài Loan (29.8%), Mỹ (17.0%), Hàn Quốc (14.8%), Trung Quốc (11.3%), Singapo (7.6%), nước khác (19.4%). 2.2. Xuất khẩu - Xe cơ giới, Động cơ: tổng giá trị xuất khẩu 6693 tỷ JPY Khách hàng chủ yếu: Mỹ (33.7), Australia (7.8%), China (5.4%), Canada (4.3%), Saudi Arabia (3.4%), Nước khác (45.5%). - Chất và thiết bị bán dẫn: tổng giá trị xuất khẩu 3419 tỷ JPY Khách hàng chủ yếu: Trung quốc (24.8%), Đài Loan (15.8%), Hồng Kông (12.8%), Hàn Quốc (7.3%), Singapo (6.5%), nước khác (32.8%). - Sắt, thép: tổng giá trị xuất khẩu 2906 tỷ JPY Khách hàng chủ yếu: Hàn Quốc (22.2%), Trung Quốc (20.7%), Thái Lan (8.5%), Đài Loan (6.6%), Mỹ (5.0%), nước khác (37%) * Quan hệ giao thương của Nhật với các khu vực và quốc gia lớn trên thế giới III. Hệ thống tài chính – Tiền tệ Loại tiền tệ đang dùng: Yên Nhật, ký hiệu JPY Tỷ giá JPY/USD = 85,4 Nhật bản là quốc gia phát triển ổn định, và có tỉ lệ dự trữ rất lớn, và tỉ lệ tiết kiệm đứng thứ 2 trên thế giới ước tính hơn 1300 tỷ USD . Tình hình tài chính ổn định. Lãi suất cho vay của các ngân hàng là 1.91 % và tỷ lệ giảm phát 1.4%. Ngân hàng Tokyo Nhật Bản là ngân hàng lớn thứ hai trên thế giới, với lượng vốn hơn 1.6 nghìn tỷ USD. IV. Các tổ chức quốc tế tham gia: Ngày 18 tháng 12 năm 1956, Nhật Bản là thành viên của Liên Hợp Quốc Năm 1975, Nhật Bản là thành viên của nhóm G8 - G8 là nhóm 8 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm (Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, Hoa Kỳ, Canada và Nga. Tháng 11/1989, Nhật Bản là một trong những thành viên đồng sáng lập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương . Năm 1987, Nhật Bản là thành viên của nhóm G4 (Group of Four) là một liên minh giữa Ấn Độ, Brazil, Đức và Nhật Bản được thành lập với mục đích ủng hộ lẫn nhau sự ứng cử vào ghế thành viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc của các thành viên. Ngày 1/1/1995, Nhật Bản là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). V. Một vài lời khuyên QTKD quốc tế Trong Quản trị nhân sự: Do đặc thù văn hóa và truyền thống người Nhật là người sống rất nguyên tắc, tỉ mỉ, trung thực và cẩn thận. Khi làm ăn với người nhật chúng trọng giờ giấc, bạn luôn phải là người đi đúng giờ. Người nhật tuyệt đối tin tưởng vào con người, vào cá nhân mỗi người, và họ lấy con người làm trung tâm. Vì phong cách quản lý của họ theo thuyết Z, họ cho rằng con người là đáng tin tưởng, bản chất của con người là chăm chỉ, muốn làm việc, cống hiến và có khả năng sáng tạo; chỉ đạo lối ứng xử dựa trên sự gắn bó, lòng trung thành và tin cậy, được cụ thể hóa qua những biểu tượng (logo), nghi lễ, quy tắc... và cả những huyền thoại để truyền đến mọi thành viên các giá trị và niềm tin định hướng cho hành động, Nền Văn hóa kiểu Z thể hiện qua các nội dung cụ thể như sau: Người lao động gắn bó lâu dài với công ty (làm việc suốt đời). Người lao động có quyền phê bình và tỏ lòng trung thực với người lãnh đạo, được tham gia vào qua trình chuẩn bị ra quyết định quản lý. Người lao động có tinh thần tập thể cao dù cá nhân vẫn được tôn trọng (về quyền lợi và nhân cách); phát triển tình bạn và hợp tác; có trách nhiệm tập thể và sự giám sát, đánh giá của tập thể. Có quyền lợi toàn cục (ngoài lương và thưởng còn có nhiều dạng phúc lợi), lương hưu do Công ty trực tiếp trả; đề bạt chậm. Với người nhật, khi làm việc thường theo từng ekíp hay team work tức là mọi người được chia ra thành các nhóm, làm việc phối hợp với nhau để đem lại năng suất và hiệu quả nhất. Do vậy, tinh thần tập thể là rất quan trọng. Khi kinh doanh quốc tế cần chú ý yếu tố này để có hiệu quản nhất. Người nhật có tinh thần kỷ luật rất cao, và rất kiên nhẫn. Do đó khi làm việc với người Nhật cần phải tuân thủ nguyên tắc, kỷ luật. Và đặc biệt khi làm ăn với người Nhật cần kiên nhẫn với những thử thách của họ. Người nhật coi công ty như một cộng đồng điều này thể hiện trên những phương diện: - Mọi thành viên gắn kết với nhau trên tinh thần chia xẻ trách nhiệm hơn là bởi hệ thống quyền lực " Tổ chức như một con thuyền vận mệnh, một mái nhà chung " Anh làm được gì cho tổ chức quan trọng hơn anh là ai - Sự nghiệp và lộ trình công danh của mỗi nhân viên gắn với các chặng đường thành công của doanh nhân - Mọi người sống vì doanh nhân, nghĩ về doanh nhân, vui buồn với thăng trầm của doanh nhân Triết lí kinh doanh được hình thành luôn trên cơ sở đề cao ý nghĩa cộng đồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tói những giá trị mà xã hội tôn vinh. Đã có thời người ta hỏi nhau làm ở đâu hơn là hỏi gia đình như thế nào. Sự dìu dắt của lớp trước đối với lớp sau, sự gương mẫu của những người lãnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt. Trong nhiều chục năm chế độ tuyển dụng chung thân suốt đời và thăng tiến nội bộ đã làm sâu sắc thêm điều này Người Nhật thích nói thẳng, nói thật. Khi đi đàm phán làm ăn với người Nhật thì không nên nói vòng vo, nói bóng gió. Mà hãy nói thẳng, trọng tâm vào vấn đề. Như thế hiệu quả mà lại tiết kiệm thời gian. Khi ra về nên bắt tay và gửi lại cho họ bản tóm tắt nội dung cuộc đàm phán, trao đổi. Và đặc biệt, Người Nhật rất coi trọng ai biết ngôn ngữ và văn hóa của mình vì thế khi làm ăn, giao tiếp và đàm phán với người Nhật sử dụng tiếng Nhật là một lợi thế. Người Nhật rất chú trọng đến sự phát triển nguồn lực con người. Khi hoạch định chiến lược luôn coi đào tạo, phát triển và sử dụng tốt nguồn nhân lực là khâu trung tâm. Và họ thích cách đào tạo nội bộ, mang tính thích tiễn cao. Người Nhật rất thông minh, sáng tạo, và nhiệt tình, làm việc hết mình. Họ muốn được coi trọng, được tự do phát triển và thăng tiến. Do vậy, khi sử dụng lao động người Nhật cần tạo động lực làm việc cho họ. Cho họ cuộc sống đảm bảo, công việc ổn định và sự quan tâm đến gia đình họ, và cho họ có cơ hội được đào tạo, được phát triển. Nếu được như vậy họ sẽ đem toàn bộ tài năng và nhiệt huyết cống hiến cho công ty. Làm ăn với người Nhật phải luôn giữ chữ tín, giữ lời hứa dù cho là việc nhỏ nhất. Và họ đặc biệt coi trọng buổi gặp mặt đầu tiên. Vì thế khi mà thực hiện được lời hứa thì cần phải xin lỗi và khéo léo giải thích. Người nhật rất chú trọng đến hình thức, chất lượng. Do đó khi làm ăn với người Nhật nên chu đáo, chỉn chu, lịch thiệp. Không nên ăn mặc xuề xòa, qua loa. Các sản phẩm muốn bán được ở Nhật ngoài việc cần có chất lượng tốt, giá phải chăng mà còn phải có hình thức đẹp, được đóng gói cẩn thận, có bao bì đẹp, đúng tiêu chuẩn, rõ ràng về hình ảnh trên bao bì và các thông tin về sản phẩm. Trong quản trị tài chính: Kinh tế Nhật Bản rất ổn định, Nền tài chính Nhật Bản lớn, có ngân hàng Tokyo là ngân hàng lớn thứ hai thế giới. Thị trường tài chính ổn định, ít biến động. Tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế cao. Giá cả hàng hóa ít biến động, đồng yên nhật ổn định. Hơn nữa, Nhật Bản là quốc gia ưu tiên cho phát triển kinh tế vì thế các doanh nghiệp rất được ưu đãi trong vay vốn trung và dài hạn. Vì thế, lời khuyên cho các công ty đa và xuyên quốc gia đầu tư vào nhật bản là nên đầu tư dài hạn và huy động vốn vay trung và dài hạn để có lợi nhuận cao hơn và sự ổn định. Trong quảng cáo: Người nhật thích nhất là các màu đỏ và trắng, họ cho rằng màu đỏ là màu thể hiện tình yêu, sự kết hợp màu đỏ và màu trắng thể hiện cho hạnh phúc, tốt lành. Màu đen và trắng kết hợp thể hiện tang ma, chết chóc… Vì thế trong quảng cáo ở Nhật Bản cần chú ý việc phối hợp các tông màu hợp lý, bắt mắt. Quảng cáo ở Nhật Bản thì nên sử dụng quảng cáo bằng pano, áp phích với màu sắc dễ nhìn và kết hợp chuỗi các hình ảnh giống nhau trên các đường, phố thì sẽ có hiệu quả nhất. Trong các quảng cáo ở Nhật Bản nên sử dụng các diễn viên Holywood để tăng giá trị của quảng cáo. Trong các quảng cáo ở Nhật Bản cần là các quảng cáo hành động. và hài hước như thế sẽ lôi cuốn được người xem. Một điểm cần lưu ý trong quảng cáo ở Nhật Bản là nên dùng tiếng Nhật và chữ viết của Nhật Bản mà không nên dùng tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác vì người nhật không thích như thế và chỉ dùng trong các tình huống gây cười.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tiểu luận kinh tế Nhật Bản.doc
Luận văn liên quan