Tiểu luận Bài môn Triết học Mac-Lenin

Quan hệ giữa cá nhân và xã hội la quan hệ biện chứng dựa trên cơ sở lợi ích. Trong đó, xã hội giữ va trò quyết định đối với cá nhân, cá nhân tác động đến xã hội tùy thuộc ở trình độ phát triển của nhân cách. Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội do sự quy định của mặt khách quan và mặt chủ quan. Mặt khách quan biểu hiện ở trình độ phát triển và năng suất lao động xã hội. Mặt chủ quan biểu hiện ở khả năng nhận thức và vận dụng quy luật xã hội phù hợp với mục đích của con người.

ppt17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6634 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bài môn Triết học Mac-Lenin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH THƯƠNG MẠI BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MAC-LENIN ĐỀ TÀI N5:Phân tích quan điểm của triết học Mac-Lenin về vấn đề con người.Đảng ta đã vận dụng quan điểm đó vào việc phát triển con người ở Việt nam hiện nay như thế nào? CHƯƠNG XIV:VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MAC-LENIN Nội dung Vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến hiện đại. Triết học Mác - Lênin nhằm giải quyết những nội dung liên quan đến con người như bản chất con người là gì? Vị trí, vai trò của con người đối với thế giới như thế nào? Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong đời sống con người ... Tất cả những vấn đề trên, về thực chất là học thuyết giải phóng con người, hướng tới mục đích vì con người - chủ thể của lịch sử, xã hội, thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của triết học Mác - Lênin I-Bản chất con người 1-Quan niệm về con người trước Mác. +Phương Đông +Phương Tây 2-Quan niệm của triết học Mác-Lênin về bản chất con người. II-Quan hệ giữa cá nhân và xã hội. III-Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử. I. Bản chất còn người: 1. Quan niệm về con người trong triết học trước Mác Các nhà triết học khi nói tới vấn đề con người luôn tìm cách trả lời câu hỏi: Bản chất con người là gì? 1.1.Quan niệm về con người trong triết học Phương Đông: Các trường phái Triết học tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo, Đạo giáo đều nhận thức bản chất người trên quan điểm duy tâm hoặc “nhị nguyên luận”. + Triết học Phật giáo cho rằng con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất và tinh thần). Đời sống trên trần gian chỉ là hư ảo, chỉ có cõi niết bàn, thiên đường mới vĩnh viễn. - 1.1.Quan niệm về con người trong triết học Phương Đông: + Nho giáo lại cho rằng bản chất người đo trời quyết định (Thiên mệnh), bản chất người là Thiện (Mạnh tử) hoặc Ác (Tuân tử). Giữa trời và người có sự cảm thông (thiên nhiên tương cảm). + Lão tử cho rằng con người sinh ra từ Đạo, con người phải sống theo lẽ tự nhiên thuần phác. 1.2. Trong Triết học phương Tây. Các tôn giáo đều nhận thức bản chất người trên quan điểm duy tâm thần bí. + Kitô giáo cho rằng con người có linh hồn và thể xác. Linh hồn cao cả hơn thể xác. + Trong Triết học Hi Lạp cổ đại các con người bậc thang cao nhất của vũ trụ. + Triết học phục hưng, cận đại đề cao con người như là thực thể trí tuệ, cao quý nhất. + Triết học cổ điển Đức, với quan điểm Duy tâm khách quan cho con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”, còn Duy vật thì coi con người là kết quả của sự phát triển của giới tự nhiên. Trong suốt chiều dài lịch sử triết học phương Tây từ Cổ đại Hy Lạp trải qua giai đoạn Trung cổ, Phục hưng và Cận đại đến nay, những vấn đề triết học về con người vẫn là một đề tài tranh luận chưa chấm dứt. Nhìn chung, các quan điểm triết học trước Mác và ngoài mácxít còn có một hạn chế cơ bản là phiến diện trong  phương pháp tiếp cận lý giải các vấn đề triết học về con người, cũng do vậy trong thực tế lịch sử đã tồn tại lâu dài quan niệm trừu tượng về bản chất con người và những quan niệm phi thực tiễn trong lý giải nhân sinh, xã hội cũng như những phương pháp hiện thực nhằm giải phóng con người. Những hạn chế đó đã được khắc phục và vượt qua bởi quan niệm duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin về con người.                                                                                                                            2. Những quan niệm cơ bản của triết học Mác - Lênin về con người: a. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội: Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là giới tự nhiên. Cũng do đó, bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó tất cả bản tính sinh học, tính loài của nó. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. =>có thể nói: Giới tự nhiên là "thân thể vô cơ của con người"; con người là một bộ phận của tự nhiên; là kết quả  của quá trình phát triển và tiến hoá lâu dài của môi trường tự nhiên . Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó, mà trước hết là lao động sản xuất ra của cải vật chất. "Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình". Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.    b. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội: Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội". Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. c. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử: Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người II-QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI 1-Khái niệm cá nhân: -Cá nhân: là con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định và được phân biệt với các cá nhân khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó. 2-Khái niệm về nhân cách: -Nhân cách: là khái niệm chỉ bản sắc đọc đáo riêng biệt của mỗi cá nhân và nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân. 3.1-Quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể -Tập thể là phần tử tạo thành xã hội,là hình thức liên kết các cá nhân thành từng nhóm xã hội xuất phát từ lợi ích nhu cầu về kinh tế,chính trị đạo đức,thẩm mỹ,KH,tư tưởng nghề nghiệp. -Cá nhân tồn tại trong tập thể với tư cách là đơn vị cấu thành của cái toàn thể, biểu hiện bản sắc của mình thông qua hoạt động tập thể nhưng không hoà tan vào tập thể. -Quan hệ giữa cá nhân và tập thể dựa trên nền tảng lợi ích.Đây là mối quan hệ vừa có tính thống nhất vừa bao hàm mâu thuẫn. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội la quan hệ biện chứng dựa trên cơ sở lợi ích. Trong đó, xã hội giữ va trò quyết định đối với cá nhân, cá nhân tác động đến xã hội tùy thuộc ở trình độ phát triển của nhân cách. Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội do sự quy định của mặt khách quan và mặt chủ quan. Mặt khách quan biểu hiện ở trình độ phát triển và năng suất lao động xã hội. Mặt chủ quan biểu hiện ở khả năng nhận thức và vận dụng quy luật xã hội phù hợp với mục đích của con người. 3.2.Quan hệ biện chứng giữa cá nhân với xã hội. Vận dụng quan điểm Triết học Mac-Lênin vào việc phát triển con người ở VN. -Trong quá trình xây dựng CNXH cần quan tâm phát triển nguồn lực con người về cả ba mặt: thể lực, trí lực và tâm lực. -Muốn có CNXH cần phải có con người XHCN vì vậy phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề chiến lược của Đảng và nhà nước ta hiện nay.Bên cạnh đó Đảng ta coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. -Mở rộng giao lưu quốc tế. Thành viên nhóm thảo luận: 1:Trần Hoàng My 2:Bảo Phương 3:Minh Phương 4:Đức Tiến 5:Đức Tùng 6:Danh Tường 7:Thu Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptBài tiểu luận môn Triết học Mac-Lenin.ppt
Luận văn liên quan