Tiểu luận Bài pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics

Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về giá trị của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường. Theo đó, dù cho khách hàng có chứng minh được giá trị hàng hóa lớn hơn 500 triệu VNĐ thì cũng chỉ được bồi thường tối đa là 500 triệu VNĐ.  Nếu khách hàng có thông báo trước về giá trị của hàng hoá và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của hàng hoá đó.  Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.  Nếu người có quyền lợi và lợi ích có liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ; hoặc đã hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, thiệt hại, chậm trễ, hư hỏng đó là chắc chắn thì không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường.

docx22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4570 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bài pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LOGISTICS MỤC LỤC: Lời mở đầu I. Sơ lược lịch sử hình thành khái niệm về Logistics II. Khái niệm – phân loại dịch vụ logistics 1. Khái niệm 2. Phân loại III. Đặc trưng pháp lý và điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics 1. Đặc trưng pháp lý 2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics IV. Quyền và nghĩa vụ của các bên 1. Quyền và nghĩa vụ của bên làm dịch vụ Logistics 2. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng V. Các trường hợp miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dich vụ logistics. 1. Các trường hợp miễn trách nhiệm 2. Giới hạn trách nhiệm Tài liệu tham khảo. LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics cũng ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại của mỗi quốc gia. Theo ước tính của Viện Logistics châu Á-Thái Bình Dương, trị giá của dịch vụ logistics toàn cầu đạt trên 1.200 tỷ USD/năm, chiếm tới 16% tổng GDP toàn cầu. Trong đó, nếu giảm 10% chi phí vận chuyển có thể làm tăng 20% lưu lượng thương mại hay giảm một nửa chi phí vận chuyển có thể làm tăng 0,5% tổng GDP với mỗi quốc gia. Đối với các nước phát triển như Nhật và Mỹ, logistics đóng góp khoảng 10% vào GDP, đối với những nước đang phát triển thì thu nhập từ logistics đóng góp từ 15% đến 20% vào GDP, còn đối với những nước kém phát triển,con số có thể trên 30%. Với Việt Nam, tỉ lệ này là vào khoản 25%. Ở Việt Nam, hoạt động dịch vụ logistics đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Các số liệu thống kê cho thấy, tổng chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP, trong đó vận tải chiếm khoảng 50 - 60%. Chính vì nhận thức vai trò đặc biệt quan trọng của logistics nên trong những năm qua, Nhà nước đã dành một phần lớn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và dịch vụ logistics phát triển Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được coi như là công cụ, phương tiện có khả năng liên kết các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Ngoài ra, logistics còn có vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng, góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế. Qua đó ta có thể thấy rằng dịch vụ logistics góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp logistics Việt Nam hầu như đang đứng ngoài cuộc chơi này vì theo số liệu thống kê cho thấy hơn 70% doanh thu trong lĩnh vực này ại việt Nam lại rơi vào túi của các doanh nghiệp nước ngoài, các ông trùm logistics như TNT, DHN, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOL Logistics... Pháp luật nói chung và pháp luật về Logistics nói riêng hiện nay cùng với các chính sách khuyến khích phát triển thị trường dịch vụ logistics của nước ta đang tạo rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, có tận dụng được các cơ hội này hay không đó còn tùy vào doanh nghiệp. Nếu chúng ta không tận dụng tốt những ưu đãi thì chỉ trong vài năm nữa, năm 2014 khi Việt Nam chính thức mở của thị trường dịch vụ Logistics theo lộ trình như đã cam kết khi gia nhập WTO thì nguy cơ mất thị trường, mà lại là thị trường trong nước là điều không thể tránh khỏi. CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NÊN KHÁI NIỆM DỊCH VỤ LOGISTICS Trong bất kì sự phát triển nào của lịch sử xã hội loài người, các hoạt động kinh tế luôn chiếm giữ vị trí đặc biệt quan trọng và tác động mạnh mẽ đến các hoạt động khác. Hoạt động kinh tế là yếu tố quyết định đối với sự tồn tại của xã hội loài người, sự tồn tại, phát triển, tiêu vong của chế độ chính trị trong lịch sử.Chính vì vậy, giai cấp thống trị trong xã hội ở điều kiện nhất định, luôn tìm cách tác động tới các quan hệ kinh tế ở các mức độ khác nhau nhằm duy trì và bảo đảm cho lợi ích của giai cấp mình. Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh dịch vụ là lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Xã hội phát triển càng cao thì đòi hỏi các dịch vụ được cung cấp phải thể hiện tính năng ưu việt, toàn diện với mục đích đem đến sự thuận lợi nhất đồi vời khách hàng sử dụng. Việc một thương nhân chỉ bằng năng lực của mình thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình giao lưu thương mại ngày càng trở nên hãn hữu. Chỉ để chuyển được hàng hóa đến cho người mua, thương nhân bán hàng có thể thực hiện hàng loạt hoạt đông phụ trợ khác nhau như: đóng gói hàng hóa, ghi kí mã hiệu, làm thủ tục hải quan và các giấy tờ khác để gửi hàng và nhận hàng …Thương nhân bán hàng có thể tự mình thực hiện tất cả các công việc nói trên nhưng do không có năng lực chuyên môn mà việc tự tiến hành các hoạt động phụ trợ phát sinh nhiều chi phí cho thương nhân bán hàng. Để giảm chi phí sản xuất, các thương nhân có nhu cầu sử dụng những dịch vụ khác nhau liên quan đến việc chuyển hàng hóa đến người mua. Vì vậy dịch vụ giao nhận hàng hóa hay còn gọi là dịch vụ logictics ra đời. Sự phát triển cao của dịch vụ giao nhận kho vận, dịch vụ vận tải đa phương thức,v.v... dịch vụ logistics đã chứng minh được những ưu điểm nổi trội của mình và những lợi ích đó có thể khiến cho khách hàng hoàn toàn yên tâm và thỏa mãn về sự phong phú và tính hiệu quả của dịch vụ. Tại Việt Nam thị trường logisitics là một mảng thị trường khá là mới mẻ dù nó đã rất phổ biến và phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Dịch vụ logistics đã xâm nhập vào nước ta khá lâu nhưng người Việt ta chưa thật sự quen với thuật ngữ này, mặc dù hàng ngày trên đường ta bắt gặp rất nhiều container mang tên của rất nhiều hãng logistics lớn trong và ngoài nước như Maersk, NYK, APL, MOL.., các quảng cáo trên báo đài về công ty logistics và tuyển dụng nhân viên... Theo nhiều tài liệu nước ngoài, ban đầu, dịch vụ này xuất hiện trong quân đội với tư cách là một cách thức tổ chức cung ứng tương đối giống “dịch vụ hậu cần” trong các đơn vị quân đội ngày nay. Sau này, do sự phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, phương pháp quản trị sản xuất, kinh doanh, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tin học… đã làm cho logistics có bộ mặt mới và có thể thay đổi về chất so với bản chất nguyên thủy ban đầu là cung ứng cung ứng “dịch vụ hậu cần” của nó, dịch vụ logistics có thể hiểu đơn giản là "quản lý dòng luân chuyển hàng hóa, vật tư từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ", ngoài ra logistic thường được biết đến chủ yêu thông qua hoạt động vận tải nên còn gọi là "vận chuyển hàng hóa, vật tư đa phương tiện". Cụ thể hơn, có tài liệu cho rằng đó là chuỗi công việc từ lập kế hoạch, thực hiện quản lý một mặt hàng nào đó theo dòng luân chuyển và lưu kho hàng hóa; cung ứng dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm khởi đầu đến nơi hàng hóa tiêu thụ nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Do vậy, nếu dịch sang tiếng Việt là “giao nhận hàng hóa” thì e rằng nội hàm khái niệm “dịch vụ logistics” không rộng, mới chỉ dừng lại ở việc luân chuyển hàng hóa, một công đọan của dịch vụ này. Tiếp đến, dịch vụ logistics là chuỗi liên hoàn các công việc, do đó sử dụng từ tiếng Việt cho chuỗi công việc này rất khó. Hơn nữa, đây là một thuật ngữ được quốc tế sử dụng chung, do đó việc sử dụng thuật ngữ logistics phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, dịch vụ logistics đã ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia do tính tác động trực tiếp đến hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong xã hội, hơn nữa dịch vụ logistics còn xuất hiện với vị trí là công đoạn không thể thiếu của bất cứ quá trình sản xuất, kinh doanh nào và hiện hữu ở khắp mọi nơi trên thế giới với những cái tên như là TNT, DHN, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOL Logistics… Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách gọi dịch vụ logistics khác nhau bằng tiếng Anh như Busineess logistics, Channel management, Distribution, Industrial logistics, Logistics management, Materials managenment, Quick-response systems, Suppy chain managenment và Suppy managenment nhưng tất cả đều có nghĩa chung nhất là quản lý công việc luân chuyển hàng hóa, vật tư từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. CHƯƠNG II: KHÁI NIỆM- PHÂN LOẠI DỊCH VỤ LOGISTICS 1. Khái niệm Tuy thuật ngữ logistics đã được thế giới sử dụng phổ biến trong suốt thời gian dài, nhưng tại Việt Nam thì thuật ngữ này còn khá mới mẻ. Trên thế giới hiện nay, logistics được biết đến với những khái niệm chủ yếu: - Tài liệutài liệu trực tuyến, tài liệu điện tử, thư viện tài liệu của Liên hợp quốc (UNESCAP) định nghĩa: “Logistics là hoạt động quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất thành phẩm xử lý các thông tin liên quan v.v... từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng.” - Theo Ủy ban Quản lý Logistics của Hoa Kỳ: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.” - Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics (CLM) quốc tế (Hội đồng này thiết lập các nguyên tắc, thể lệ, nội dung mà các DN cung cấp dịch vụ Logistics các nước thường áp dụng và chịu quy chế của Hội đồng này): “Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”. - Theo Ngân hàngluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Ngân Hàng thế giới (WB): “Logistics liên quan đến việc quản lý dây chuyền cung cấp hoàn chỉnh một sản phẩm đặc thù, bao gồm vận tải nguyên liệu đàu vào và sản phẩm đầu ra, lưu kho, phân phối, liên kết các phương thức vận tải và các dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mạiluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Thương mại.” Pháp luật Việt Nam Điều 233 Luật Thương mại năm 2005 (thay thế cho khái niệm “dịch vụ giao nhận hàng hóa” của Luật Thương mại năm 1997) định nghĩa: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ logistics”. Qua các định nghĩa trên cho thấy, logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ. Logistics luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hóa như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hóa (nguyên liệu hay thành phẩm) tới các địa chỉ khác nhau. Chính vì vậy, nói tới logistics người ta bao giờ cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ (logistics system chain). Logistics chính là quá trình tối ưu hóa mọi công việc, hoặc thao tác từ khâu cung ứng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Cho đến nay, logistics chưa được dịch sang tiếng việt. Nên thuật ngữ này được dùng như một từ mượn tại Việt Nam. Bởi, chưa có quan điểm chung thống nhất và nó bao gồm nhiều loại hình dịch vụ các cách dịch đều chưa thỏa đáng, chưa thể hiện được đầy đủ nhất nội dung của nó. 2. Phân loại các loại hình dịch vụ logistics Theo Điều 4, Nghị định 140/2007 NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về dịch vụ Logistics, ta có 3 nhóm loại hình dịch vụ: các dịch vụ logistics chủ yếu, các dịch vụ logictics liên quan đến vận tải và các dịch vụ logictics liên quan khác. 2.1. Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm: a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. 2.2. Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm: a) Dịch vụ vận tải hàng hải; b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; c) Dịch vụ vận tải hàng không; d) Dịch vụ vận tải đường sắt; đ) Dịch vụ vận tải đường bộ. e) Dịch vụ vận tải đường ống. Ngoài các loại hình trên, pháp luật các nước hiện nay còn điều chỉnh thêm loại hình dịch vụ vận tải đa phương thức ( là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương tiện vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận chuyển đa phương thức). Ở Việt Nam mặc dù phương thức vận chuyển này đã được sư dụng nhiều trong thực tiễn, tuy nhiên vẫn chưa được điều chình, và pháp luật nước ta cũng chỉ điều chỉnh riêng biệt, tách bạch từng giai đoạn vận tải mà thôi. 2.3. Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm: a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; b) Dịch vụ bưu chính; c) Dịch vụ thương mại bán buôn; d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. CHƯƠNG III: ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS 1. Đặc trưng pháp lý Dịch vụ logistics có các đặc trưng pháp lý sau: Thứ nhất: chủ thể của quan hệ dịch vụ gồm 2 bên: người làm dịch vụ logistics và khách hàng. Người làm dịch vụ logistics phải là thương nhân, có đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện dịch vụ logistics. Thủ tục đăng kí kinh doanh được thực hiện theo các đạo luật đơn hành, phụ thuộc vào hình thức pháp lí của thương nhân. Bằng chứng của việc đăng kí kinh doanh là thương nhân được cơ quan đăng kí kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, trong đó ghi rõ ngành nghề kinh doanh là những ngành nghề cụ thể nào thuộc lĩnh vực dịch vụ logistics. Khi đăng ký kinh doanh đối với dịch vụ logistics không được đăng ký một cách chung chung là kinh doanh dịch vụ logistics mà phải là các ngành nghề cụ thể, các công đoạn công việc cụ thể. Đối với thương nhân trong nước, ngoài việc có đăng ký kinh doanh thì phải thỏa mãn thêm các điều kiện chung cho ngành đăng ký kinh doanh đó. Đối với thương nhân nước ngoài hay có yếu tố vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện như đối với thương nhân trong nước pháp luật còn quy định hình thức pháp lý tồn tại ( ví dụ như đối với dịch vụ vận tải hàng không thì bắt buộc phải là công ty cổ phần), quy định tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, thời hạn đầu tư đối với mức vốn đó. Khách hàng là người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận. Khách hàng có thể là người vận chuyển hoặc thậm chí là người làm dịch vụ logistics khác. Như vậy, khách hàng có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân; có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa. Thứ hai: Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng bao gồm một hoặc nhiều hoạt động hỗ trợ cho khách hàng như: - Nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển : đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe và địa điểm giao hàng khác theo thỏa thuận của người vận chuyển và người thuê vận chuyển. - Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho hàng hóa cần vận chuyển ( thủ tục hải quan, đơn vận chuyển, làm thủ tục gửi giữ hàng hóa, làm các thủ tục nhận hàng…) để gửi hàng hóa hoặc nhận hàng hóa được chuyển đến. - Giao kết hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa. - Giao hàng hóa cho người vận chuyển; xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển theo quy định; nhận hàng hóa được vận chuyển đến. - Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện việc giao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng. - Cung ứng các dịch vụ tư vấn liên quan đến lưu chuyển hàng hóa và lưu kho hàng hóa. Thứ ba: dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ. Quan hệ giữa người cung ứng dịch vụ và khách hàng thể hiện qua hình thức pháp lý là hợp đồng cung ứng dịch vụ, tùy thuộc vào đối tượng mà hợp đồng logistics có thể bằng văn bản hoặc không là văn bản. Đây là một hợp đồng song vụ, mang tính chất đền bù. Đối tượng của hợp đồng là các dịch vụ gắn liền với mua bán vận chuyển hàng hóa.Thương nhân kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí hợp lý khác từ việc cung ứng dịch vụ của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý khi giao kết hợp đồng rằng các dịch vụ chỉ được thực hiện khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu hợp đồng chỉ thỏa thỏa thuận vận chuyển hàng hóa thì chỉ vận chuyển hàng hóa, không đương nhiên bao gồm đóng gói, ghi ký mã hiệu... nếu khách hàng có nhu cầu đóng gói, ghi ký mã hiệu cho hàng hóa... thì phải có thoả thuận hay phải giao kết thêm hợp đồng khác và phải trả phí cho các dịch vụ yêu cầu thêm này. 2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics Các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đã được quy định cụ thể tại các Điều 5, 6, 7 Nghị định 140/2007, một trong những văn bản pháp quy nhằm nội luật hóa các cam kết song phương, đa phương của Việt Nam về mở cửa thị trường khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Nghị định này cụ thể hóa các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ logistics tại Việt Nam. Theo Khoản 4 Điều 16 Luật Thương mại 2005, thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài được xem là thương nhân Việt Nam, có quy chế pháp lý như thương nhân trong nước. Tuy nhiên, ta có thể thấy trong Nghị định 140/2007 vẫn có sự phân biệt về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực logistics giữa doanh nghiệp 100% vốn trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, thương nhân nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam đa phần đều bị giới hạn chỉ được thành lập liên doanh với tỉ lệ vốn góp nhất định và thời gian xóa bỏ những hạn chế này tùy theo từng lĩnh vực cụ thể. Ở đây không phải là sự phân biệt đối xử của nhà nước ta mà chỉ là sự bảo lưu các điều khoản để bảo vệ nền kinh tế nội địa, tránh sự thay đổi quá đột ngột có thể làm tổn thương nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thêm thời gian để chuẩn bị trước khi mở cửa thị trường ồ ạt cho các doanh nghiệp nước ngoài. Sự bảo lưu này là phù hợp với luật pháp quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam. Theo lộ trình đã cam kết, việc mở cửa thị trường sẽ diễn ra tuần tự và chấm dứt theo thời gian đã định. 2.1. Điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistics chủ yếu Để được kinh doanh các dịch vụ thuộc nhóm logistics chủ yếu, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện sau: Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viến đáp ứng yêu cầu. Trường hợp thương nhân có yếu tố vốn đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng thêm các điều kiện: Nếu kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%; Kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014; Kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014; Kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014. 2.2. Điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải Để được kinh doanh các dịch vụ thuộc nhóm logistics liên quan đến vận tải, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện sau: (Điều 6, Nghị định 140/2007) Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp thương nhân có yếu tố vốn đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng thêm các điều kiện cụ thể sau: Nếu kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012; Kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ nội địa (gồm vận tải hành khách và vận tải hàng hóa nội địa) thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam. Kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; Kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010; Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Qua quy định trên ta có thể thấy đối với dịch vụ vận tải hàng hải, các hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài chấm dứt sớm hơn so với các loại hình khác (các loại hình khác chấm dứt hạn chế vào năm 2014 hoặc quy định tỉ lệ hạn chế mãi mãi). Điều này có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong số các nguyên nhân đó là do các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực này không đủ năng lực để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nên phải mở cửa thị trường sớm hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này cho thấy một thực tế đáng lo ngại là các doanh nghiệp Việt Nam hầu như đang đứng ngoài cuộc chơi với khả năng đáp ứng chuyên chở chỉ gần 20% tổng lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu. Lĩnh vực vận tải hàng hải là một lĩnh vực chủ chốt quan trọng bật nhất trong các lĩnh vực dịch vụ logistics với hơn 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển với tốc độ tăng trưởng thị trường hàng năm trên 2 con số. Đây là ngành đem lại nguồn thu rất lớn và là thị trường mơ ước của tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. 2.3. Điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan khác Để được kinh doanh các dịch vụ thuộc nhóm logistics liên quan khác, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện sau: (Điều 7, Nghị định 140/2007) Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Trường hợp thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây: Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật: Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới các hình thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó. Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải. Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng. Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ. Không được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. CHƯƠNG IV: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS Ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định chung cho các hoạt động cung ứng dịch vụ quy định từ Điều 78 đến Điều 87 Luật Thương mại 2005, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ logistics còn có thêm một số quy định riêng. Trong đó quyền và nghĩa vụ được lồng ghép với nhau, nó vừa là quyền mà đồng thời cũng là nghĩa vụ của các bên. 1. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ logistics Cơ sở pháp lý: Điều 235, Điều 239, Điều 240 Luật Thương mại 2005 Đầu tiên phải kể đến đó là quyền được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác. Quy định này trông có vẻ đơn giản tuy nhiên trên thực tế ta có thể gặp nhiều rắc rối có thể dẫn đến phát sinh tranh chấp nếu như không có sự thống nhất ý chí rõ ràng của các bên. Ở đây ta cần phải tách bạch giữa thù lao và chi phí vì bản chất của chúng hoàn toàn khác nhau, độc lập với nhau. Thù lao là khoản tiền hay lợi ích vật chất mà phía khách hàng phải trả cho phía thương nhân logistics khi một dịch vụ nào đó được thực hiện, còn chi phí là các khoản mà phía người làm dịch vụ phải bỏ ra trong quá trình cung ứng dịch vụ để có thể đáp ứng, thực hiện được các yêu cầu của khách hàng hay để bảo vệ lợi ích của khách hàng. Vì thế, nếu trong hợp đồng không thỏa thuận thù lao đã bao gồm chi phí, hoặc không có thỏa thuận gì thì đương nhiên phía thương nhân ngoài việc đươc hưởng thù lao còn có quyền đòi khách hàng thanh toán chi phí phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên khách hàng chỉ phải trả các khoản chi phí hợp lý, phù hợp với giá trị hợp đồng, hiệu quả mang lại của hợp đồng .v.v..., và bên làm dịch vụ cũng phải có hóa đơn, chứng từ hoặc các bằng chứng khác để chứng minh các khoản chi phí mình đã bỏ ra là có thể chấp nhận được. Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của khách hàng, pháp luật đã quy định cho thương nhân làm dịch vụ logistics có quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa để đòi các khoản nợ đã đến hạn của khác h(Điều 239 Luật Thương mại 2005). Tuy nhiên quyền cầm giữ chỉ phát sinh khi có những điều kiện sau: Khách hàng không thanh toán các khoản nợ đã đến hạn. Các khoản nợ này có thể là thù lao dịch vụ, chi phí hợp lý khác hoặc cả hai. Chỉ được cầm giữ một số lượng hàng hóa nhất đinh. Ở đây luật không quy định rõ số lượng nhất định này là bao nhiêu nhưng một cách hợp lý thì số lượng hàng hóa bị cầm giữ này phải có giá trị gần hay tương đương với khoản nợ chưa thanh toán. Ví dụ như trong trường hợp so với giá trị của hàng hóa bị cầm giữ thì giá trị của khoản nợ nhỏ hơn rất nhiều, nếu thương nhân làm dịch vụ có quyền cầm giữ toàn bộ hàng hóa có thể sẽ dẫn đến những thiệt hại cực kỳ lớn cho phía khách hàng ( như hàng hóa bị hư hỏng nặng hoặc không có hàng để thực hiện hợp đồng dẫn đến phải bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng...). Điều này là không tương xứng và không cần thiết. Phải thông báo ngay cho khách hàng về việc cầm giữ hàng hóa. Còn quyền định đoạt đối với hàng hóa bị cầm giữ chỉ phát sinh trong hai trường hợp: Sau 45 ngày kể từ ngày cầm giữ hàng hóa hoặc chứng từ liên quan đến hàng hóa mà khách hàng vẫn không thanh toán khoản nợ cho phía thương nhân. Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu bị hư hỏng thì quyền này có thể phát sinh ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng. Ngoài ra, trước khi định đoạt hàng hóa, thương nhân làm dịch vụ logistics cũng phải thông báo cho khách hàng về việc định đoạt của mình. Các chi phí liên quan đến việc cầm giữ và định đoạt do khách hàng chịu. Số tiền thu được do định đoạt hàng hóa sau khi đã trừ đi khoản nợ và các chi phí khác phát sinh trong quá trình cầm giữ, định đoạt hàng hóa để thu hồi nợ nếu còn dư phải trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân làm dịch vụ sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa hoặc chứng từ đã được định đoạt. Để bảo vệ khách hàng, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ của bên cầm giữ hàng hóa. Trước khi thực hiện quyền định đoạt, bên cầm giữ phải bảo quản giữ gìn hàng hóa, không được sử dụng hàng hóa nếu không có sự cho phép của khách hàng, trả lại hàng hóa bị cầm giữ khi các điều kiện cầm giữ, đinh đoạt không còn, bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa. Nếu cầm giữ định đoạt hàng hóa sai trái gây thiệt hại cho khách hàng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ cơ bản nhất của thương nhân làm dịch vụ logistics đó là thực hiện các công việc theo đúng những điều kiện đã thỏa thuận với khách hàng. Nó có thể được ghi nhận trong hợp đồng hoặc do khách hàng trực tiếp chỉ dẫn. Người làm dịch vụ có thể từ chối những chỉ dẫn không phù hợp với điều kiện của hợp đồng hoặc những chỉ dẫn trái pháp luật. Trong qúa trình thực hiện hợp đồng, nếu lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể làm khác với chỉ dẫn của khách hàng. Đây vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của doanh nghiệp logistics. Là quyền đó là vì tính chất đa dạng phức tạp của kĩnh vực logistics mà có thể có những trường hợp những chỉ dẫn của khách hàng không còn phù hợp, khi đó người làm dịch vụ có thể làm khác đi để có thể tối đa hóa lợi nhuận, bảo vệ được lợi ích của khách hàng. Tuy nhiên, phải thông báo ngay cho khách hàng. Nó là nghĩa vụ vì khi doanh nghiệp không hành động một cách hợp lý để bảo vệ hàng hóa hoặc không thông báo kịp thời thì có thể phải chịu trách nhiệm nếu có thiệt hại xảy ra. Cuối cùng, cần chú ý là không phải mọi trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đều có thể làm khác với chỉ dẫn của khách hàng mà chỉ khi sự thay đổi là phù hợp và cấp thiết vì nếu không thương nhân có thể chịu trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại phát sinh do không thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng. Khi xảy ra tình huống có thể dẫn đến việc không thực hiện một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý. Điều này hoàn toàn phù hợp với các quy định chung cảu luật thương mại đối với hoạt động cung ứng dịch vụ. 2. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng Phía khách hàng ngoài những nghĩa vụ chung như trong những hoạt động cung ứng dịch vụ khác thì còn có các quyền và nghĩa vụ sau: Hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng. Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thoả thuận để cho thương nhận kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này. Đây là nghĩa vụ của bên khách hàng, nếu như trong hợp đồng không có thoả thuận thì không thuộc trách nhiệm của thương nhân làm dịch vụ. Quy định này là căn cứ pháp lý quan trọng cần phải chú ý khi giao kết hợp đồng để phòng tránh các tranh chấp về sau. Ngoài ra, nó còn là căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến việc đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá. Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng các chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra. Vì phía khách hàng có nghĩa vụ phải chỉ dẫn, khai báo các thông tin về hàng hoá cho nên nếu chỉ dẫn sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường. Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán. Việc thanh toán này có thể không cần thoả thuận trong hợp đồng mà có thể theo tập quán thanh toán giữa hai bên. Vì thế, dù không quy định trong hợp đồng nhưng đến thời hạn thanh toán theo thường lệ thì khách hàng có nghĩa vụ phải thanh toán đúng hạn. CHƯƠNG V: CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS 1. Các trường hợp miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics Theo Luật thương mại 2005, có hai điều luật nói về các trường hợp miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics: Điều 294 quy định chung về các trường hợp miễn trách đối với hành vi vi phạm và Điều 237 là các trường hợp miễn trách đối với thương nhân logistics. Nhìn chung, ta có thể chia thành các trường hợp sau: 1.1. Do trong hợp đồng có thỏa thuận miễn trừ ( Điểm a, Khoản 1, Điều 294 Luật TM 2005) Theo nguyên tắc, các điều khoản hợp đồng do các bên tự thỏa thuận nếu không trái pháp luật thì có giá trị pháp lý bắt buộc. Điều này xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí của các bên trong ký kết hợp đồng. Như vậy, nếu thương nhân logistics vi phạm hợp đồng nhưng sự vi phạm này thuộc các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm mà các bên đã hỏa thuận trong hợp đồng thì sẽ được miễn trừ trách nhiệm. Tuy nhiên, Luật TM 2005 lại không có sự phân biệt lỗi cố ý hay vô ý. Nếu có thêm quy định về việc lỗi cố ý thì không được miễn trừ, thỏa thuận miễn trừ sẽ không có hiệu lực thì sẽ bảo vệ được khách hàng nói riêng và bên bị thiệt hại nói chung được tốt hơn. 1.2. Người làm dịch vụ logistics không có lỗi trong việc vi phạm hợp đồng Đây là các trường hợp được quy định tại các Điểm a, b, c, Khoản 1 Điều 137 Luật TM 2005. Theo đó, nếu như tổn thất đối với hàng hóa là do lỗi của phía khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền (ví dụ như đã không đóng gói đúng cách, ghi ký mã hiệu hàng hóa không phù hợp, không cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa... cho bên làm cung cấp dịch vụ logistics) hay tổn thất phát sinh do làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyển thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng được miễn trách nhiệm về các tổn thất này. Ngoài ra, tổn thất là do khuyết tật của hàng hóa, do lỗi của người vận chuyển khác cũng là các trường hợp được miễn trách nhiệm của người làm dịch vụ logistics. 1.3. Các trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải. Điều 77 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Điều 4 Quy tắc Hague Visby quy định những trường hợp người vận chuyển không chịu trách nhiệm do hàng hóa bị mất mát hư hỏng. Ví dụ như một thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics vận tải biển, trên đường vận chuyển hàng hóa cho khách mà bắt gặp tín hiệu cấp cứu khẩn S.O.S thì theo các tập quán quốc tế về hàng hải là phải cứu giúp. Nếu vì nhằm mục đích cứu người hay tài sản trên biển mà buộc phải bỏ hàng hóa xuống biển hay gây các thiệt hại khác cho hàng hóa vận chuyển theo hợp đồng với khách thì được miễn trách nhiệm. Khách hàng có quyền chứng minh lỗi để bảo vệ quyền lợi của mình. Trường hợp này không phải lỗi của doanh nghiệp logistics thì bảo hiểm đứng ra bồi thường chi trả các thiệt hại. 1.4. Các lý do khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của người làm dịch vụ Đó có thể là do các trường hợp bất khả kháng hay do sự tuân thủ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điểm b,d Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005). Theo Khoản1 Điều 161 Bộ luật Dân sự 2005, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra sau khi các bên ký kết hợp đồng, khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát và các bên không thể nào biết trước hoặc lường trước được, hậu quả của nó là không khắc phục được dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng có thể là các tình huống khách quan đặc biệt như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh,đình công... hay là các tình huống pháp luật như các lệnh cấm xuất, nhập một loại hàng hóa nào đó vào một khu vực nhất định... Tuy nhiên, để sự kiện bất khả kháng trở thành căn cứ để miễn trừ trách nhiệm, thương nhân làm dịch vụ cần phải chứng minh được rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa tình huống bất khả kháng và việc gây thiệt hại cho hàng hóa. Ngoài ra, sự tuân thủ các quyết đinh của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng cũng là căn cứ để thương nhân làm dịch vụ logistics có thể được miễn trách nhiệm đối với các tổn thất đối với hàng hóa. Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 lại chưa quy định rõ ràng những quyết định nào, nhằm mục đích gì, của những cơ quan cấp nào là căn cứ để được miễn. Việc không rõ ràng này có thể gây ra nhiều khó khăn khi có tranh chấp xảy ra trên thực tế. Bên cạnh đó,để có thể được miễn trách nhiệm, bên cung cấp dịch vụ còn phải thực hiện nghĩa vụ thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng về sự xuất hiện của trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra, khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt cũng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng , nếu không thông báo hoặc thông bào không kịp thời thì phải bồi thường thiệt hại nếu có (Điều 295 Luật Thương mại 2005). 1.5. Được miễn trách nhiệm khi hết thời hạn khiếu nại, thời hiệu khởi kiện. Được quy định tại Điểm đ, e Điều 237 Luật Thương mại 2005. Theo đó, thương nhân làm dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong vòng 14 ngày kể từ khi giao hàng cho người nhận, hoặc đã bị khiếu nại nhưng không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng kể từ ngày giao hàng thì cũng không chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với hàng hóa dù có lỗi hay không.Ta có thể thấy thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là rất ngắn so với quy định chung của Luật Thương mại về giải quyết tranh chấp tại Điểu 318( nếu không có thỏa thuận thì thời hạn khởi kiện có thể là 3, 6 hoặc 9 tháng tùy từng loại khiếu nại), Điểu 319 (đối với các tranh chấp thương mại thời hiệu áp dụng chung là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm). Vì thế trên thực tế ta có thể bắt gặp rất nhiều trường hợp các bên sau khi nhận hàng ngay lập tức khiếu nại dù chưa biết tình hình hàng hóa thế nào. Đây là do tập quán và đặc thù của loại hình thương mại, vì thời hạn khiếu nại quá ngắn nên trong thời gian này chưa thể kiểm tra lại tình trạng của toàn bộ hàng hóa được giao, cho nên để đảm bảo về việc bồi thường nếu thật sự có tổn thất, bên nhận hàng sẽ ngay lập tức khiếu nại để phòng xa. 2. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Giới hạn trách nhiệm của thương nhân làm dịch vụ logistics sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng dựa trên nguyên tắc tự do ý chí. Trường hợp nếu các bên không thỏa thuận sẽ áp dụng quy định của pháp luật. Điều 238 Luật Thương mại 2005 và Điều 8, Nghị định 140/2007 có quy định riêng về trách nhiệm tài sản đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Theo đó ta có các nguyên tắc về xác định giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân làm dịch vụ logistics như sau: Nguyên tắc các bên có thỏa thuận thì áp dụng theo thỏa thuận. Nguyên tắc toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa . Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về giá trị của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường. Theo đó, dù cho khách hàng có chứng minh được giá trị hàng hóa lớn hơn 500 triệu VNĐ thì cũng chỉ được bồi thường tối đa là 500 triệu VNĐ. Nếu khách hàng có thông báo trước về giá trị của hàng hoá và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của hàng hoá đó. Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất. Nếu người có quyền lợi và lợi ích có liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ; hoặc đã hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, thiệt hại, chậm trễ, hư hỏng đó là chắc chắn thì không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBài tiểu luận pháp luật việt nam về dịch vụ logistics.docx
Luận văn liên quan