Vấn đề phân cấp chúng ta đã đề ra, đã ban hành một số văn bản pháp luật
về vấn đề này. Nhưng những quy định này còn chung chung, không cụ thể, không
rõ ràng, không nhất quán và còn tản mạn. Để tăng cường tính chủ động, năng
động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương, của mỗi tỉnh,
thành phố cần phải phân định rõ và đầy đủ thẩm quyền cho địa phương, cho cấp
dưới. Thực hiện nguyên tắc mà chúng ta đã từng đề ra từ lâu nhưng không thực
hiện đúng là: việc gì, ở cấp nào có điều kiện và khả năng thực hiện tốt nhất thì
phân giao đầy đủ quyền hạn và bảo đảm những điều kiện cần thiết cho cấp đó giả i
quyết. Cơ quan được phân giao thẩ m quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệ m về
các quyết định của mình. Các cơ quan chính quyền cấp trên tăng cường kiểm tra,
giám sát nhưng không can thiệp, làm thay cấp dưới.
Tóm lại, cần có sự phân quyền thực sự cho các chính quyền địa phương
chứ không phải là phân công như hiện nay. Một khi được thực sự phân quyền,
tính tự quản, tính năng động, tính trách nhiệ m của địa phương cũng được nâng
lên. Họ làm tốt hơn chức năng của mình ở ngay chính địa phương mình, nơi mà
trong thực tế chính quyền trung ương không có điều kiện thực hiện quyền lực của
mình.
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5026 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bài tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
------
BÀI TIỂU LUẬN
TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
“Anh/Chị cảm nhận, học hỏi được điều gì từ Chương 3: Cơ cấu tổ chức
của chính quyền Trung Ương và Chương 4: Cơ cấu tổ chức của chính
quyền cấp dưới và chính quyền địa phương để khuyến nghị cho nhà
nước Việt Nam có thể vận dụng, áp dụng”
Giáo viên hướng dẫn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Kim Sơn
Học viên thực hiện: Đặng Quang Toàn
Lớp: Cao học Hành chính công 16M
Huế, tháng 8 năm 2012
Tổ chức Bộ máy Hành chính Nhà nước Giảng viên: PGS, TS Võ Kim Sơn
Hành Chính Công 16M – Đặng Quang Toàn Trang 2
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một cách cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính
nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của mỗi quốc gia trong
một hệ thống chính trị có nhiều điểm tương đồng nhau nói cách khác có nhiều
điểm khác nhau về cách cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giữa những
quốc gia có hệ thống chính trị khác nhau. Ví dụ như ở một số các nước sau:
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Inđônêxia
Chính quyền địa phương Inđônêxia được chia thành 4 cấp: Tỉnh (thành phố);
huyện (thành phố thuộc tỉnh); xã (thị trấn); làng (phường).
Trong đó, Tỉnh là cấp thứ nhất của chính quyền địa phương. Huyện là cấp thứ hai
trong hệ thống cơ quan chính quyền địa phương có cơ cấu chính quyền và công
việc hành chính gắn chặt với tỉnh. Xã là cấp thứ ba trong hệ thống cơ quan chính
quyền địa phương, và cuối cùng là cấp Làng, Làng là cấp thư tư trong hệ thống
chính quyền địa phương. Trong đó hệ thống chính quyền địa phương Inđônêxia
hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc phân quyền, tản quyền và cùng quản lý. Sự
phân quyền trách nhiệm đã tạo ra sức mạnh cho chính quyền địa phương các cấp.
Tổ chức chính quyền địa phương ở Đan Mạch
Chính quyền Đan Mạch tổ chức thành 3 cấp: Trung ương, Tỉnh (gồm 1 tỉnh và
tương đương cấp tỉnh), quận, huyện (gồm 275 quận, huyện).
Đan Mạch có sự phân quyền rất mạnh cho chính quyền địa phương. Có thể nói
chính quyền địa phương ở Đan Mạch được giao nhiều trách nhiệm và có thực
quyền hơn nếu so sánh với nhiều nước khác.
Chức năng lập pháp của bộ máy chính quyền ở cả trung ương lẫn địa phương đều
Tổ chức Bộ máy Hành chính Nhà nước Giảng viên: PGS, TS Võ Kim Sơn
Hành Chính Công 16M – Đặng Quang Toàn Trang 3
được coi trọng và được phân chia sao cho không chồng chéo lên nhau.
Tổ chức chính quyền địa phương ở Mỹ
Tổ chức chính quyền địa phương ở Hoa Kỳ là một trong những mô hình với
nhiều đặc thù, áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách đặc trưng nhất, mang
nhiều tính tự trị. Chính quyền địa phương có toàn quyền giải quyết các vấn đề,
công việc của địa phương, mà không cần có sự bảo trợ nào của trung ương, địa
phương có quyền lựa chọn mô hình tổ chức quyền lực và hoạt động của mình.
Đơn vị hành chính tự quản ở Hoa Kỳ là các thành phố, thị xã trực thuộc bang và
các thị trấn, xã trực thuộc lãnh thổ. Cơ quan quản lý trên các đơn vị hành chính
loại này là các Hội đồng tự quản hay Hội đồng đại diện và một bộ phận chấp
hành do Hội đồng bầu ra, đứng đầu cơ quan chấp hành là thị trưởng hay quản trị
trưởng do dân bầu trực tiếp. Lãnh địa là đơn vị hành chính trung gian, cầu nối
giữa bang với cơ sở. Lãnh địa do cơ quan quản lý hành chính gồm các quan chức
do Thống đốc bang hoặc Chính phủ bang cử ra và một cơ quan Hội đồng do dân
cư bầu ra.
Tổ chức chính quyền địa phương ở Italia
Nhà nước Italia được phân chia thành 4 cấp chính quyền:
- Chính phủ trung ương; - Vùng; - Tỉnh; - Xã.
Nhà nước trung ương phân chia quyền lực cho chính quyền địa phương, Nhà
nước chỉ nắm giữ một số lĩnh vực lớn thuộc về chính sách như: chính sách bảo vệ
Tổ chức Bộ máy Hành chính Nhà nước Giảng viên: PGS, TS Võ Kim Sơn
Hành Chính Công 16M – Đặng Quang Toàn Trang 4
quyền công dân, chính sách dân sự, chính sách đối ngoại, chính sách tư pháp,
chính sách chung về giáo dục. Còn lại đều thuộc thẩm quyền của địa phương như:
giao thông, lao động và việc làm; y tế; trường học; nhà ở và các dịch vụ xã hội
khác. Và địa phương ngày càng đòi hỏi có quyền quyết định nhiều vấn đề hơn.
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Trung Quốc
Có thể nói các nước XHCN trước đây và hiện nay vẫn duy trì nguyên tắc tập
quyền trong tổ chức chính quyền địa phương. Theo cơ chế này các cơ quan hành
chính địa phương không chỉ phải chấp hành Hiến pháp, pháp luật mà còn phải
chấp hành mọi quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan nhà nước trung ương
và các cơ quan hành chính ở cấp trên.
Tổ chức bộ máy hành chính địa phương của Trung Quốc cũng như các quốc gia
khác là chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính để cai quản.
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Trung Quốc về cơ bản cũng giống
như ở Việt Nam đều được thiết lập trên cở sở nguyên tắc tập quyền, tập trung
quyền quản lý vào các cơ quan nhà nước ở trung ương. Mô hình này chứa đựng
những mâu thuẫn nội tại của nó là trung ương muốn quản lý tập trung nhưng dễ
dẫn đến tình trạng tập trung quan liêu, không phát huy được tính chủ động, sáng
tạo của chính quyền địa phương, còn địa phương lại ỷ lại vào cấp trên và cũng ít
phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình vì đã có cấp trên bảo trợ về
mọi mặt.
Tổ chức Bộ máy Hành chính Nhà nước Giảng viên: PGS, TS Võ Kim Sơn
Hành Chính Công 16M – Đặng Quang Toàn Trang 5
Tuy vậy, việc cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của các quốc gia luôn
luôn được phát triển, thay đổi nhằm đáp ứng xu thế phát triển của đời sống kinh
tế xã hội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đă mở ra một thời kỳ đổi mới
ở nước ta. Đảng chủ trương nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện ra sai lầm của Đảng,
của nhà nước, mở rộng dân chủ xă hội chủ nghĩa, phát huy tư duy độc lập sáng
tạo của các tầng lớp nhân dân lao động. Trên cơ sở đó để có những nhận thức
đúng đắn về chủ nghĩa xă hội và vạch ra những chủ trương chính sách mới, xây
dựng một xă hội dân giàu nước mạnh, xă hội công bằng văn minh. Để thực hiện
được công cuộc đổi mới, tình hình thực tiễn đòi hỏi phải có một bản hiến pháp
mới, phù hợp hơn thay thế hiến pháp năm 1980 để thúc đẩy sự tiến bộ của xă hội.
Ngày 15/11/1992, Hiến pháp nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam
được Quốc hội khoá VIII thông qua. Đây cũng là bản hiến pháp xây dựng Chủ
nghĩa xă hội trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế, từng bước và
vững chắc về chính trị. Hiến pháp năm 1992 đă đổi mới các chế định về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xă hội, an ninh quốc phòng... Trong đó có các quy định cải cách
tổ chức hoạt động bộ máy hành chính Nhà nước.
Bộ máy hành chính Nhà nước của nước ta sau nhiều năm hoạt động trong
cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp đă bộc lé một số hạn chế chưa đáp ứng được
yêu cầu đổi mới, đó là bộ máy hành chính Nhà nước cồng kềnh, nhiều tầng nấc
trung gian, nhiều đầu mối rườm rà, vừa tập trung quan liêu vừa phân tán tản mạn
không quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính
Tổ chức Bộ máy Hành chính Nhà nước Giảng viên: PGS, TS Võ Kim Sơn
Hành Chính Công 16M – Đặng Quang Toàn Trang 6
chưa hợp lý, còn chồng chéo, chưa phân định rõ chức năng và quyền hạn dẫn đến
hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước thấp. Hiến pháp năm 1992 đă
có những quy định để cải cách bộ máy hành chính nhà nước, phù hợp với sự
chuyển dịch nền kinh tế sang cơ chế thị trường và quá tŕnh phát triển của đất
nước theo hướng kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước vững mạnh, trong sạch,
có hiệu lực và hiệu quả. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lư của bộ máy
hành chính Nhà nước từ đó nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.
Việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức của chính quyền Trung ương, cơ cấu tổ
chức chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương của các nước trên thế giới
trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực
tiễn. Đối với từng vị trí công tác, việc nghiên cứu đầy đủ và vận dụng phù hợp
nội dung này sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền
Trung ương, đồng thời đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính
quyền địa phương, phục vụ tốt hơn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung môn học Tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước, từ Chương 3: Cơ cấu tổ chức của chính quyền Trung Ương và Chương 4:
Cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương tôi có một
số cảm nhận sau:
Các cơ quan hành chính địa phương không chỉ phải chấp hành Hiến
pháp, pháp luật mà còn phải chấp hành mọi quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh
của cơ quan nhà nước trung ương và các cơ quan hành chính ở cấp trên.
Tổ chức Bộ máy Hành chính Nhà nước Giảng viên: PGS, TS Võ Kim Sơn
Hành Chính Công 16M – Đặng Quang Toàn Trang 7
Chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính để cai quản trên
cở sở nguyên tắc tập quyền, tập trung quyền quản lý vào các cơ quan nhà
nước ở trung ương.
Qua nội dung hai chương trên và kinh nghiệm thực tiễn, tôi xin đề xuất một số ý
kiến cá nhân chủ quan mà Việt Nam chúng ta cần quan tâm như sau:
Về tổ chức bộ máy nhà nước:
Chính quyền địa phương được xem xét như là một cành quyền lực thứ tư,
chỉ phụ thuộc và hoạt động theo nội dung pháp luật và chịu sự xét xử của cơ quan
giám sát hành pháp hoặc tòa án, không trực thuộc chính phủ và các cơ quan của
chính phủ kể cả từ trung ương lẫn địa phương.
Chúng ta nên làm rõ cơ chế phân công và phối hợp giữa 3 quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp, lúc nào chúng ta mới được phép phối hợp. Hiến pháp quy
định: “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát
quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp”. Theo đó chúng ta cần quy định, xác định rõ, trao quyền
cho cơ quan nào là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, cơ quan nào thực hiện
quyền tư pháp. Phải có các quy định về vị trí, chức năng và mối quan hệ của các
cơ quan trong bộ máy nhà nước để đảm bảo bộ máy hành chính nhà nước hoạt
động hiệu quả hơn.
Quốc hội là cơ quan giám sát tối cao nhưng Tòa án tối cao là cơ quan xét
xử cao nhất dẫn đến việc khó thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội khi
giám sát một quyết định của Tòa án nhân dân tối cao.
Tổ chức Bộ máy Hành chính Nhà nước Giảng viên: PGS, TS Võ Kim Sơn
Hành Chính Công 16M – Đặng Quang Toàn Trang 8
Do vậy, quyền lực nhà nước đều phải bị phân định một cách rõ ràng, làm
cho quyền lực đó không có một cơ hội tập trung tạo ra sự độc tài chuyên chế.
Chúng ta phải phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp và kiểm
soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp.
Về mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương:
Ở trên thế giới như mô hình nhà nước của Italia: trung ương không phải là
cơ quan quản lý cấp trên đối với địa phương, không điều khiển địa phương.
Nhà nước trung ương phân chia quyền lực cho chính quyền địa phương,
Nhà nước chỉ nắm giữ một số lĩnh vực lớn thuộc về chính sách như: chính sách
bảo vệ quyền công dân, chính sách dân sự, chính sách đối ngoại, chính sách tư
pháp, chính sách chung về giáo dục. Còn lại đều thuộc thẩm quyền của địa
phương như: giao thông, lao động và việc làm; y tế; trường học; nhà ở và các dịch
vụ xã hội khác.
Hay Đan Mạch có sự phân quyền rất mạnh cho chính quyền địa phương.
Có thể nói chính quyền địa phương ở Đan Mạch được giao nhiều trách nhiệm và
có thực quyền hơn nếu so sánh với nhiều nước khác.
Chức năng lập pháp của bộ máy chính quyền ở cả trung ương lẫn địa phương đều
được coi trọng và được phân chia sao cho không chồng chéo lên nhau.
Tuy nhiên ở nước ta, các cơ quan hành chính địa phương không chỉ phải
chấp hành Hiến pháp, pháp luật mà còn phải chấp hành mọi quyết định, chỉ thị,
Tổ chức Bộ máy Hành chính Nhà nước Giảng viên: PGS, TS Võ Kim Sơn
Hành Chính Công 16M – Đặng Quang Toàn Trang 9
mệnh lệnh của cơ quan nhà nước trung ương và các cơ quan hành chính ở cấp
trên.
Chúng ta nên trao quyền cho các cấp chính quyền địa phương được độc lập
lẫn nhau, và không có sự trực thuộc lẫn nhau. Trong phạm vi quyền hạn của mình
các chính quyền đều có quyền tổ chức hoạt động chỉ phụ thuộc vào pháp luật mà
không phụ thuộc vào bất cứ một sự chỉ đạo nào của cấp trên. Trong trường hợp có
mâu thuẫn, tranh chấp hoặc có hiện tượng vi phạm pháp luật sẽ bị sự phân giải
của toà án nhằm tạo điều kiện cho chính quyền địa phương có khả năng và điều
kiện phát huy được quyền chủ động của mình, đồng thời nhận trách nhiệm chủ
động trong công việc tránh ỷ lại vào cơ quan cấp trên. Trong trường hợp hãn hữu
gặp khó khăn về tài chính chính quyền địa phương được sự trợ giúp của chính
quyền trung ương. Một khi đã nhận sự trợ giúp về mặt kinh tế của trung ương, ít
nhiều chính quyền địa phương phải chịu sự chỉ đạo của chính quyền trung ương.
Trong trường hợp không chịu sự chỉ đạo của trung ương, thì lẽ đương nhiên các
khoản viện trợ kinh phí sẽ bị giảm bớt, thậm chí là cắt hẳn.
Điều 6 Hiến pháp hiện hành nước ta xác định thì tất cả các cơ quan nhà
nước đều “tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nhưng các
quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
lại thể hiện rõ tính tập trung về trung ương, về cấp trên. Thực tế là trung ương và
cấp trên không thể nắm, không thể quản được địa phương. Còn địa phương và cấp
dưới vẫn chưa có được quyền chủ động, phát huy sự sáng tạo, năng động trong
việc giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của mình nên phải “xé rào” như
Tổ chức Bộ máy Hành chính Nhà nước Giảng viên: PGS, TS Võ Kim Sơn
Hành Chính Công 16M – Đặng Quang Toàn Trang 10
một số địa phương đã làm trong thời gian vừa qua.
Vấn đề phân cấp chúng ta đã đề ra, đã ban hành một số văn bản pháp luật
về vấn đề này. Nhưng những quy định này còn chung chung, không cụ thể, không
rõ ràng, không nhất quán và còn tản mạn. Để tăng cường tính chủ động, năng
động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương, của mỗi tỉnh,
thành phố cần phải phân định rõ và đầy đủ thẩm quyền cho địa phương, cho cấp
dưới. Thực hiện nguyên tắc mà chúng ta đã từng đề ra từ lâu nhưng không thực
hiện đúng là: việc gì, ở cấp nào có điều kiện và khả năng thực hiện tốt nhất thì
phân giao đầy đủ quyền hạn và bảo đảm những điều kiện cần thiết cho cấp đó giải
quyết. Cơ quan được phân giao thẩm quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về
các quyết định của mình. Các cơ quan chính quyền cấp trên tăng cường kiểm tra,
giám sát nhưng không can thiệp, làm thay cấp dưới.
Tóm lại, cần có sự phân quyền thực sự cho các chính quyền địa phương
chứ không phải là phân công như hiện nay. Một khi được thực sự phân quyền,
tính tự quản, tính năng động, tính trách nhiệm của địa phương cũng được nâng
lên. Họ làm tốt hơn chức năng của mình ở ngay chính địa phương mình, nơi mà
trong thực tế chính quyền trung ương không có điều kiện thực hiện quyền lực của
mình.
Tóm tại, cùng với sự lớn mạnh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy hành chính nhà nước không ngừng
được củng cố và kiện toàn, đáp ứng kịp thời yêu cầu cách mạng của mỗi thời kỳ,
bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân và đã có những đóng góp to
lớn vào sự nghiệp chung của đất nước, của dân tộc. Tuy nhiên, trong xu thế hội
Tổ chức Bộ máy Hành chính Nhà nước Giảng viên: PGS, TS Võ Kim Sơn
Hành Chính Công 16M – Đặng Quang Toàn Trang 11
nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, bên cạnh việc đề cao giá trị lịch sử và thực
tiễn của đất nước, việc nghiên cứu, tham khảo, áp dụng hài hòa giữa các giá trị
nội tại và giá trị của các nền hành chính công tiên tiến sẽ giúp chúng ta có những
bước đi tự tin hơn, nhanh hơn, chắc chắn hơn và phù hợp hơn trong tiến trình cải
cách hành chính, hướng tới một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt
hơn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dang_quang_toan_8672.pdf