Luôn hiểu và thông cảm với nghề nghiệp của người yêu, Hoàng lo lắng cho Phương mỗi khi cô phải đi lấy tin vào những giờ giấc chẳng giống ai. Hết trưa nắng chang chang lại đến lúc đêm tối, cứ khi "sếp" yêu cầu là phải đi gấp. Dù học ngoại đạo (ngành mỏ địa chất) nhưng thỉnh thoảng Hoàng cũng có thể "lăng xăng" đi lấy tin cùng người yêu. Nhiều khi chỉ là cầm hộ máy ảnh hay máy ghi âm nhưng điều đó cũng khiến cậu thấy yên tâm hơn.
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7306 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận bài về vấn đề tiêu cực trong tình cảm của sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............@&?...........
Tiểu Luận
Vấn đề tiêu cực trong tình cảm của sinh viên
Mục Lục
1.Khái quát về những mặt tốt của SV sau đó chuyển qua vấn đề này
2.Sinh viên hiện nay đang có cuộc sống thế nào (nêu một số hoàn cảnh tác động đến đời sống SV từ đó nảy sinh những mặt ko tốt)
Sinh viên sống buông thả dẫn tới những mặt trái trong tình cảm,sự dễ dãi,yêu hết mình,hay là yêu chỉ để tìm cách lợi dụng vật chất hoặc cho người khác biết minh đã có ngừơi yêu để thể hiện sự sành điệu,thậm chí để thõa mãn về dục vọng.
3.Các cuộc tình diễn ra như thế nào.nêu rõ những cuộc tình đó về: các cuộc hẹn hò(chat,điịen thoại hàng giờ => câu tiền DT?),lí do vì sao? ,bắt nguồn ở đâu,diễn ra như thế nào,đặc điểm..đối tượng tham gia là ai,nhằm mục đích gì?
-chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân, còn gọi là sống thử
4.Hết những cuộc hẹn hò là vấn đề xã hội.
Những cuộc thù hằn đẫm máu có thể đã diến ra nhiều nơi về vấn đề tình yêu hay là bất đồng ý kiến,tình cảm,hay mâu thuẩn nảy sinh từ những cuộc ăn chơi.
SV đối xử hay quan hệ với những người xung quanh ra sao,hoat động tình nguyện của họ có được diễn ra không.
5.Tinh cảm của Sv với gia đình,họ hàng,bạn bè
Start:
1. Phần lớn sinh viên ( SV) đều ở độ tuổi 18 đến 23. Đây là lứa tuổi tràn đầy sức sống, là thời kỳ đẹp nhất của mỗi con người, cả về mặt thể chất lẫn tâm hồn. Trước mắt họ là biết bao điều kỳ diệu đang diễn ra. Họ muốn tham gia vào tất cả các mối quan hệ xã hội. Trong tất cả các mối quan hệ đó, quan hệ tình bạn, tình yêu vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của họ. Vì vậy có thể coi tình yêu là một trong những nhân tố quan trọng điều chỉnh hành vi và hoạt động của TN nói chung, SV nói riêng. Đó là một bộ phận trong cấu trúc nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng, năng lực tính cách, lối sống… của SV. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang biến đổi một cách toàn diện và sâu sắc như hiện nay, SV quan niệm như thế nào về tình yêu?
Có người cho rằng tình yêu SV đẹp vì nó được dệt bằng những ước mơ cao xa, lãng mạn. Nhưng cũng có người cho rằng tình yêu SV thường không thành. Khi tìm hiểu quan niệm của SV hiện nay về tình yêu, một SV năm thứ tư nói: “Phải đến 90% là không thành vì nhận thức của họ còn quá non nớt". Tất nhiên đây là một nhận xét chủ quan vì cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào điều tra có bao nhiêu SV yêu nhau tiến tới hôn nhân? Tuy nhiên nhận xét trên không phải không có lý. Nhiều SV hiện nay coi tình yêu như là một trò chơi, một trò giải trí hay là một sự ganh đua với bạn bè. Một bộ phận SV đã và đang sống theo khẩu hiệu: “Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, học bình thường, yêu đương thoải mái”. Những người đã từng trải qua thời SV trước đây nói rằng tình yêu ở thời SV thường là mối tình đầu nên thơ, mơ mộng, kín đáo, trong sáng. Hiện nay không phải là không có những tình yêu SV như vậy. Bên cạnh đó cũng có không ít SV quan niệm về tình yêu chưa nghiêm túc. Một SV nữ năm thứ tư nói: “Có thể không gì cả, chủ yếu là có người để khoe. Em đã từng gặp trường hợp yêu người này rồi lại cưa người khác để ”xơ cua”. Cũng có SV thấy mình thua kém bạn bè khi bạn bè có người yêu mà mình lại không có. Chính vì nhận thức như vậy nên nhiều SV đã không nghiêm túc trong tình yêu. Họ thay đổi người yêu rất dễ dàng hoặc cùng một lúc yêu nhiều người. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì có tới 55,1% SV trong mẫu nghiên cứu cho rằng "việc thay đổi người yêu dễ dàng là một trong những đặc trưng của SV hiện nay”. Cũng do quan niệm chưa nghiêm túc nên nhiều SV không có định hướng trong tình yêu. Biểu hiện cụ thể là 64,2% SV trong mẫu nghiên cứu cho rằng SV hiện nay yêu theo kiểu phong trào.
Có thể nói SV hiện nay quan niệm về tình yêu thoáng hơn trước rất nhiều. Trước đây, nam nữ SV trong lớp nếu yêu nhau họ rất kín đáo và sợ bạn bè trong lớp biết được tình cảm của họ. Nhưng giờ đây nếu một bạn nam và một bạn nữ trong lớp yêu nhau thì đó là chuyện hết sức bình thường và bạn bè trong lớp tôn trọng tình cảm của họ. Họ có thể công khai tình cảm của mình. Tuy nhiên, đôi khi sự công khai đó được đẩy đến mức thái quá. Khi được hỏi “SV sống trong ký túc xá hiện nay có những gì không lành mạnh ?", một nữ SV cho biết: "bạn trai nằm chung giường không thèm quan tâm đến ý kiến đóng góp của mọi người trong phòng".
Hiện nay, việc nam nữ SV yêu nhau, thuê nhà sống chung với nhau như vợ chồng hoặc có quan hệ tình dục trước hôn nhân không còn là điều xa lạ đối với nhiều người. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có tới 33,4% SV trong mẫu nghiên cứu cho rằng SV hiện nay có quan hệ nam nữ không trong sáng. Đối với hiện tượng này, dư luận xã hội đã có những ý kiến khác nhau. ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến thái độ của chính SV. Qua nhiều cuộc phỏng vấn sâu, chúng tôi đã thu nhận được những ý kiến trái ngược nhau. Một số ý kiến phản đối, cho rằng đó là việc "không thể chấp nhận được”. Bên cạnh đó cũng có những ý kiến nước đôi, không hẳn phản đối cũng không hẳn đồng tình: "Nếu như sống với nhau mà không có chuyện gì thì tôi thấy đó cũng là chuyện bình thường". Điều đó có nghĩa là SV hiện nay đã có một cái nhìn "khoan dung" hơn trước rất nhiều về tình yêu và tình dục. Phải chăng vì có thái độ ”mềm mỏng hơn” của chính SV về vấn đề này mà hiện nay nam nữ sinh viên sống chung, "sống thử" với nhau ngày càng nhiều ? Tuy nhiên, trong dư luận, về việc "sống thử" với nhau thì nữ SV thường bị đánh giá khắt khe hơn nam SV, mặc dù trên thực tế nữ SV thường phải chịu nhiều hậu quả hơn nam SV.
Trong các phỏng vấn sâu và thông tin định tính thu được từ bảng hỏi, có một số ý kiến cho rằng SV hiện nay rất thực dụng trong tình yêu. Cần phải nói rằng, không chỉ trong thời buổi kinh tế thị trường mới có sự thực dụng trong tình yêu. Trước đây, trong thời bao cấp tình yêu cũng được đề cập đến với những vấn đề cần thiết của cuộc sống như: “Một yêu anh có may ô/Hai yêu anh có cá khô ăn dần”. Nhưng dù sao nó vẫn có cái gì đó đạm bạc, chân chất. Còn trong nền kinh tế thị trường đang phát triển như hiện nay, “cái vật chất” đã đi vào đời sống tinh thần, tình cảm của con người thì ngay cả cách nhìn nhận, suy nghĩ, lựa chọn người yêu của TN nói chung, SV nói riêng cũng có không ít cách nhìn thực dụng trong tình yêu hoặc "tình yêu vật chất" với thang chọn người yêu "nhà mặt phố, bố làm to". Chính vì vậy, tình yêu trong một bộ phận SV không còn tính thơ mộng, vô tư, trong sáng.
Tóm lại, tình yêu luôn là đề tài muôn thuở và hấp hẫn. Tuy nhiên ở những thời kỳ khác nhau quan niệm về tình yêu cũng có những nét khác nhau. Việc nghiên cứu vấn đề này có một ý nghĩa quan trọng đối với tuổi trẻ nói chung và SV nói riêng. Nó giúp chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện hơn sự biến đổi các quan hệ xã hội dưới tác động của nền kinh tế thị trường. Từ đó giúp SV có nhận thức đúng đắn về tình yêu để xây dựng cho mình một nhân cách, một lối sống nhân văn.Nguồn: Tạp chí Thanh niên VN
T 2.Theo bà Nguyễn Thị Hương, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình, thì tình yêu chân chính cần phải được thử thách, phải có thời gian và sự tích lũy. Bà Hương đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.
- Xin bà cho biết vấn đề bức xúc nhất trong đời sống tình cảm của nữ sinh viên hiện nay?
- Qua các tư vấn, tôi thấy nổi bật hai vấn đề, đó là chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân, còn gọi là sống thử. Một bộ phận nữ sinh viên không quan tâm tới lòng tự trọng trong tình yêu.Khi yêu thì cứ lao tới. Tôi đã làm một cuộc khảo sát, câu hỏi đưa ra là: “Sống thử có phải là hiện đại?”. Vậy mà có đến 10% nữ sinh được hỏi cho là đúng. Vấn đề thứ hai là chuyện yêu cuồng sống vội, dễ yêu dễ bỏ trong giới sinh viên.
- Có thể nhận định thực trạng trên là do đâu?
- Đó là do sự ngộ nhận tình bạn khác giới với tình yêu. Nhiều cô gái chỉ thương thương nhớ nhớ một chàng trai, tức là chỉ rung động đầu đời thôi đã cho rằng mình đang yêu. Và kết quả là yêu nhanh thì nhàm chán cũng nhanh, tìm cảm không đủ sâu lắng nên dễ bỏ qua.
- Theo bà, có nên mở các văn phòng tư vấn trong trường đại học không?
- Cách tốt nhất là thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, nói chuyện giữa sinh viên với các nhà tư vấn.
- Với các bạn nữ sinh viên, bà có lời khuyên gì? - Tình yêu cần phải có thử thách, thời gian và phải có một sự tích lũy, hội đủ các yếu tố. Còn những tình cảm đến nhanh chóng thường chỉ là những cảm xúc ban
đầu, chưa phải là tình yêu. Dù có yêu nồng cháy hay điên cuồng gì chăng nữa, các bạn cũng nên tỉnh táo, sáng suốt. Có lúc nào đó cảm thấy hoang mang thì nên nghe ý kiến của những người ngoài cuộc như cha mẹ, bạn bè. Để đến với nhau, các cô gái cần tìm hiểu kỹ người bạn trai để tránh ân hận về sau.
3.
Quan điểm của sinh viên về sống chung trước hôn nhân
Lê Hồng Nhật
Trong vài thập niên gần đây, rất nhiều những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện tượng liên quan đến tình dục của giới trẻ như “sống thử”, nạo thai, đang ngày càng phổ biến. Và điều đáng nói là cơn sốt “tình yêu” đó cũng đã ảnh hưởng tới giới sinh viên. Nên nhìn nhận vấn đề này thế nào? Đó chính là chủ đề nghiên cứu thu hút sự chú ý của nhóm các bạn sinh viên Khoa Kinh tế, ĐHQG TP HCM, gồm Hải Yến, Phương Hà, Ánh Hồng, Đan Thanh, và Lệ Thủy.Dựa trên những nghiên cứu xã hội học và tâm lý học, các bạn đã phân chia các yếu tố chi phối ý muốn có quan hệ tình dục trong sinh viên thành hai nhóm chính sau: Thứ nhất là giáo dục và nhận thức. Điều này bao gồm các yếu tố chính như quan điểm cá nhân về tình dục trước hôn nhân và sự quan tâm của gia đình. Và thứ hai là điều kiện cá nhân. Bao gồm các điểm chính như hoàn cảnh kinh tế, điều kiện nhà ở, quan hệ yêu đương, giới tính, và nỗ lực học tập. Đối với nhóm nhân tố thứ nhất, nổi lên rõ rệt nhất là nhận thức hay quan điểm của sinh viên về vấn đề sống chung và quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trong xã hội Việt nam, khi mà việc cha mẹ chỉ bảo con cái về quan hệ yêu đương, và việc giảng dạy trên học đường về hôn nhân, gia đình, còn có phần nào hạn chế, thì giới trẻ tự trang bị cho mình kiến thức về lĩnh vực đó qua nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và gia đình, và cả các trang web về tình dục. Và cũng như ở mọi xã hội, quan điểm của giới trẻ chia thành 3 cấp độ: cho rằng đó là việc không nên làm, bình thường – không phê phán, cũng không hùa theo, và cuối cùng là có cái nhìn thoáng. Ngay ở điểm cuối cùng này cũng phức tạp hơn chúng ta nghĩ. Cái nhìn thoáng có thể là do bạn trẻ tò mò, hoặc thả mình theo kiểu thích “sống thử”, để sau này khỏi phải bị nhầm khi sống thật. Cũng có thể xuất phát từ sự nhận thức khá chín chắn. Chẳng hạn như một số sinh viên cho rằng, “sống chung là một cách thử nghiệm hội nhập vợ chồng, là sự trải nghiệm và học cách hòa nhập trong các mối quan hệ của nhau, cùng quyết định chi tiêu, cùng nhượng bộ chấp nhận lẫn nhau và bày tỏ mong muốn của mình, quan hệ tình dục, vân vân, khi mà trinh tiết người con gái không phải là cái gì giữ ngọc gìn vàng" [theo tamlyhoc.net]. Thật sự, nếu với ý nghĩa như thế thì "sống thử" không hẳn là đáng chê trách mà còn có các khía cạnh tốt. Và tình dục ở đây chỉ là một điểm, dù là rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả của việc sống thử. Điều này càng có ý nghĩa hơn, nếu ta nhìn nhận được rằng đó là một hành động có ý thức, bao hàm cả việc giữ gìn cái vô giá của tình yêu - sự hy sinh, và sự tự chủ bản thân, chứ không phải là một sự thỏa mãn, lợi dụng nhau về xác thịt hay tiền bạc. Như vậy, cái nhìn thoáng trong quan hệ chung sống trước hôn nhân có hai khía cạnh đối lập, tương phản nhau, và có thể dẫn đến những hệ quả rất khác nhau. Điều đó khiến cho quan niệm xã hội về sống chung hay tình dục trước hôn nhân bị giao động theo kiểu con lắc giữa ủng hộ và phản đối. Cũng chính vì vậy, ảnh hưởng của gia đình tới hành vi tình dục của giới trẻ là khá phức tạp. Số đông cho rằng, sự quan tâm sâu sắc của gia đình sẽ làm giảm khả năng con cái tới tuổi trưởng thành muốn có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Dựa trên kết quả điều tra 110 bạn sinh viên của các trường đại học KHXH-NV, Bách khoa, Nông- Lâm, Sư phạm kỹ thuật, TDTT, và Khoa Kinh tế- ĐHQG tại Thủ đức, nhóm sinh viên tiến hành nghiên cứu về đề tài này đã đi đến một kết luận ngược lại. Kết quả phân tích của họ cho thấy quan niệm về tình dục, và sự quan tâm của gia đình đều ảnh hưởng một cách rất có ý nghĩa tới quyết định “sống thử” của sinh viên. Tuy nhiên, họ lại phát hiện ra rằng, gia đình càng quan tâm, thì khả năng người sinh viên chọn việc “sống thử” càng cao. Dĩ nhiên, để có được kết quả tin cậy về mặt thống kê, số mẫu điều tra có thể phải lớn gấp mười lần, khoảng 1000 mẫu. Nhưng khám phá này hết sức phù hợp với phân tích tâm lý học nêu trên. Nếu sự quan tâm của gia đình là một sự o ép, giáo điều, thì có thể kích thích tâm lý nổi loạn của người sinh viên khi vượt ra khỏi vòng cương tỏa của gia đình, thậm chí dẫn đến sự buông thả. Ngược lại, nếu sự quan tâm đó là việc hướng đích, tạo sự tự tin, và tôn trọng quyền suy xét lựa chọn của con cái, thì điều đó khiến cho người sinh viên có cái nhìn đúng hơn, và dám tự quyết định, tự trải nghiệm hơn với người mà họ thật sự yêu đương và muốn gắn bó. Cả hai thái cực này, về mặt xác suất, đều làm tăng khả năng người sinh viên chọn sống chung trước hôn nhân.
Nhóm yếu tố thứ hai là điều kiện cá nhân. Trong đó, yếu tố thường hay được nói đến nhất là điều kiện kinh tế. Nghiên cứu của nhóm sinh viên nêu trên đã chỉ ra rằng, phí tổn sống ở đô thị, bao hàm cả chi phí sinh hoạt và tiền thuê nhà trọ, chi phối khả năng sinh viên chọn sống chung với bạn tình. Nếu xét riêng rẽ, điều này có thể dẫn đến nhận định rằng, việc sinh viên sống chung là nhằm giảm phí tổn sống. Vì vậy, nhiều phân tích tương tự đã vội kết luận rằng, động cơ kinh tế dẫn đến quan hệ tình dục trong sinh viên, hơn là vì một tình cảm lâu bền. Nghiên cứu của nhóm sinh viên cho thấy kết luận ngược hẳn lại. Cụ thể là họ phát hiện rằng, sự chi phối về kinh tế nhường bước cho quan hệ yêu đương, và những cân nhắc về các hệ quả có thể xẩy ra do việc sống chung mang lại. Điều ai cũng biết là ở Việt Nam, khi một cặp đang yêu đương bị xẩy ra những việc đáng tiếc như có thai ngoài mong muốn, thì phản ứng của gia đình và xã hội đối với người phụ nữ thường là nặng nề hơn. Và nếu quan hệ có sự trục trặc xẩy ra, thì người phụ nữ cũng thường phải gánh hậu quả lớn hơn. Nếu quan hệ tình dục là hệ quả của những suy xét thiếu chín chắn, vị kỷ, hoặc thậm chí trục lợi, thì rõ ràng những tình huống kiếu này thường ít được tính đến trong quyết định của hai người tham dự vào quan hệ. Và vì vậy những hậu quả đó lại thường hay xẩy ra. Ngược lại, nếu đó là quyết định được suy xét bởi những người hiểu rõ trách nhiệm về việc mình làm, thì gánh nặng rủi ro của người phụ nữ, nếu kết cục xấu thực sự xẩy ra, phải được cả hai cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định “sống thử”. Vì vậy, việc có hay không tiếng nói của người phụ nữ trong quyết định về “sống thử” có thể được xem như một tín hiệu cho thấy quan hệ đó đang đi theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực. Nghiên cứu của nhóm sinh viên từ việc điều tra 110 bạn ở Thủ đức trên đã chỉ ra rằng, việc quyết định có sống chung hay không, không phải bị chi phối chủ yếu bởi lý do kinh tế, hay bởi đòi hỏi của phái mạnh như nhiều người nghĩ, mà chủ yếu là do sự chấp thuận hay không của người phụ nữ trẻ về việc người nam giới về sống chung với mình. Nghiên cứu cũng cho thấy, trong nhiều trường hợp, sống chung là hệ quả của tình yêu hơn là một sự tò mò đơn thuần. Hơn nữa, ý nguyện muốn thành công trong học tập và cuộc sống làm chậm lại khả năng những cặp sinh viên đang yêu đương đó muốn đi đến sống thử. Như thông lệ, những suy xét này được cân bằng với tính toán về phí tổn sống, mà nó có thể thúc đẩy mạnh hơn ý nguyện các cặp sinh viên tìm cách sống chung để chia sẻ trách nhiệm. Nếu nhìn nhận như vậy, thì tình dục chỉ là một trong rất nhiều khía cạnh của “sống chung” trước hôn nhân. Và việc chọn sống chung trong sinh viên có thể có nhiều khả năng là đang đi theo giác độ tích cực hơn là tiêu cực. Điều này không có nghĩa là một sự buông mặc. Ngược lại, nghiên cứu chỉ ra rằng cơ hội cho những trao đổi cởi mở và công khai về tình yêu hôn nhân, và giáo dục về an toàn tình dục đang trở nên hết sức cấp thiết tại các trường đại học.
4.
Khi tình yêu biến thành... thù hận
Cập nhật: 12/10/2008 - 01:00 - Nguồn: Kenh14.vn
Vẫn biết rằng mất mát trong tình yêu là nỗi đau khó có thể phai mờ, nhưng khi ta nuôi mãi trong mình sự đau đớn và biến nó thành thù hận thì thực sự không hề tốt một chút nào.
Vẫn biết rằng mất mát trong tình yêu là nỗi đau khó có thể phai mờ, nhưng khi ta nuôi mãi trong mình sự đau đớn và biến nó thành thù hận thì thực sự không hề tốt một chút nào.
1. Nướng mình trên chiếu đỏ-đen
Chẳng có buổi sáng nào nhìn Bình không lờ đờ. Cứ đến lớp là chàng tìm xuống cuối lớp cho khuất mà… ngủ cho ngon.
Bình quê ở Sơn La. Bố mẹ thuê nhà ở Hà Nội cho hai anh em trọ học. Anh trai mới đi làm và phải đi công tác liên miên. Thế nên cứ đêm là Bình khóa cửa, đi chơi rồi sáng tới thẳng trường và… ngủ bù.
Đâu chỉ có thế, độ này Bình còn sinh ra thói lô đề. Thi thoảng lại hỏi mấy nàng trong lớp: “Cô em thích số mấy!” để lấy vía mà đi “xiên con lô, bổ con đề”.
Tìm hiểu mãi mới biết sở dĩ có sự việc này là do Bình mới chia tay cô bạn gái. Yêu nhau gần 2 năm thì người yêu đi du học. Hẹn ước yêu đương đủ cả. Vậy mà chỉ độ 2 tháng sau, có mộte-mail ngắn ngủi gửi đến: “Chia tay đi. Em xin lỗi.” Bình nhờ mấy người bạn bên Melbourne tìm hiểu thì biết nàng đã cặp với một anh chàng người Anh một tuần sau khi sang Úc. Bình lao vào chiếu đỏ đen để giải toả những “cơn hận”.
5.
Những góc khuất bên hồ Nằm phía đông nam của làng ĐH Thủ Đức (khu phố 6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM) là một khu như một thế giới "đồng rừng". Nhà cửa thưa thớt, dân cư vắng vẻ, tuy nhiên quán cà phê chòi mọc nhiều như nấm. Quán xá xập xệ, cà phê nhạt thếch. Dù vậy lúc nào cũng đông khách bởi các cặp tình nhân SV rất chịu khó dẫn nhau vào thưởng thức.
Tâm tình bên hồ đá - Ảnh: H.Y
SV vào chòi có đủ loại: đôi thì tay trong tay đi bộ, đôi lãng mạn hơn thì "xe đạp ơi", còn phần nhiều đi xe máy. Không mấy khó khăn để nhận ra SV của các trường thông qua bộ đồng phục hoặc logo in trên áo của họ. Nếu chỉ vào quán một mình hoặc 2 người cùng giới tức thì bị chủ quán "từ chối khéo" hoặc ném cho cái nhìn soi mói đầy cảnh giác.
Dường như không gian quá thoáng ở hồ đá không đủ "kín" để các đôi tình nhân SV tiện tâm tình nên họ thường chọn các quán cà phê cho kín đáo, không sợ bị nhòm ngó bởi người qua đường. Bước vào quán M.X, chưa biết chọn vị trí nào, chúng tôi được nhân viên quán hướng dẫn tỉ mỉ "Căn chòi nào đã bỏ rèm là có khách, căn nào còn cuốn là trống". Lượn một vòng quanh 25 căn chòi, cuối cùng cũng tìm được một chòi còn "cuốn rèm". Rộng 1,2m, cao 1,8m, chòi được thiết kế vừa vặn cho 2 người. Trên nền đất gồ ghề kê một ghế bố đôi theo kiểu nửa ngồi nửa nằm. Mặt ghế cáu bẩn như chưa bao giờ được giặt. Tuy nhiên đối với các cặp tình nhân thì điều đó không ảnh hưởng đến không gian riêng tư của họ.
Cách quán M.X không xa, quán H.L có vẻ lịch sự hơn. Nền tráng xi măng và mắc võng hẳn hoi. SV cũng thường chọn nơi đây làm chốn tâm sự. Đặc biệt xen lẫn trong những câu chuyện tình, chuyện học của SV luôn có những câu chuyện tiền, chuyện nợ..
Dù cãi vã, hờn giận, thậm chí là căm thù nhau sau khi chia tay...
2. Mượn rượu giải sầu
Những ai ngồi ở quán H bên hồ Đắc Di chả ai còn lạ gì chàng Kiên luôn lướtkhướt bên nậm rượu Bầu Đá. Kiên là sinh viên IT một trường đại học có danh tiếng. Kiên yêu Cúc, hơn chàng 2 tuổi. Cúc học giỏi, xinh xắn, nhìn như cô búp bê lai. Ấy vậy mà gia đình Kiên nhất quyết không đồng ý chì vì không thích.
Kiên cố giấu chuyện đó nhưng rồi Cúc cũng biết. Cô tự nguyện ra đi để Kiên không khó xử. Kiên suy sụp, bỏ học liên miên. Thầy giáo từng phải gửi e-mail nhắc nhở và tỏ thái độ rất thất vọng về cậu. Gia đình lại tăng thêm áp lực, nhiếc móc nọ kia. Kiên chênh vênh nên cứ tìm đến quán xá để tránh xa cái không khí ngột ngạt trong nhà. Cậu trách mình nhiều vì đã làm Cúc tổn thương, và tự coi mình là kẻ không ra gì.
3. Và đánh mất mình hơn nữa
Không chỉ dừng lại ở những trận game thâu đêm, lô đề hay rượu bia, không ít teens buông mình, tìm đến những cuộc tình một đêm để cho “hả đời”. Hiện tượng này rơi cả vào con trai và con gái và kéo theo bao hệ quả khôn lường.
Sau 2 năm yêu nhau, Nga phát hiện người yêu mình sống thử với một “bà chị” ở xóm trọ sinh viên CG. Nga choáng váng không tin nổi vào mắt mình. Người yêu cô không thèm xin lỗi hay giải thích gì, mà ngang nhiên nói: “Cô bỏ tôi thì bỏ chứ tôi chẳng bỏ ai.”. Nga đành ngậm đắng nuốt cay mà bỏ đi chứ biết làm sao.
Rồi không hiểu sao Nga có suy nghĩ: “Nếu hắn ngủ với gái thì tao ngủ với giai xem ai ngủ được nhiều hơn?”. Nga cứ sa chân trượt dốc mà bỏ qua mọi lời can ngăn. Cứ thế cô đánh mất mình trong thù hận.
... hãy nghĩ tới những kỷ niệm cũ, để đừng hành động quá đáng nhé!
4. Những đoạn kết tự mình chọn lấy
Mỗi người lựa chọn con đường riêng đồng nghĩa với việc tự chọn lấy một cái kết cho mình.
Năm vừa rồi Bình thi Đại Học, khỏi phải nói ai cũng biết là trượt. Trượt rồi mà vẫn không tỉnh ra. Bình lại sa chân sâu hơn nữa. Bố mẹ từ quê lên lôi cổ Bình về nhà và cấm không cho đi đâu.
Còn Kiên thì do một lần uống say mà bị tai nạn giao thông. Giờ thì không muốn ở nhà cũng phải ở nhà. Vì bùng học quá nhiều, bỏ thi, nên Kiên bị đúp lại một năm. Thiết nghĩ, nếu đã yêu thì phải dám bảo vệ tình yêu của mình chứ? Nếu Kiên mạnh mẽ, quyết đoán hơn chắc hẳn sẽ không có kết cục buồn cho cả hai như vậy.
Còn Nga thì đau xót hơn. Sau lần đi nạo thai chui, cô bị băng huyết. Khi được đưa đến viện cấp cứu thì nhận được tin cô đã mất khả năng làm mẹ. Ân hận thì đã quá muộn.
Không chuyện gì là không thể xảy ra trong cuộc sống của mình. Điều quan trọng là ta có dám đối mặt và giải quyết nó một cách sáng suốt hay không. Hãy luôn tỉnh táo và làm chủ bản thân trong mọi tình huống xấu xảy ra teens nhé! Hãy học cách tha thứ và quên đi hận thù.\
Vi du”
Những nam sinh thích 'bùng đêm'
Hôm nào cũng thế, cứ tầm 2-3 giờ sáng sinh viên xóm trọ trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) lại bị “tra tấn” bởi tiếng “trở về” của Hải và cô "người yêu" là gái bán hoa.Vào đại học “quậy cho đã”
“Zô, đêm nay không hết không về”. Tay cầm chén, tay kia xách can rượu 5 lít chìa ra trước mặt nhóm bạn nhậu, một cậu nói với giọng đã ngà ngà. Mấy cậu khác hùa vào: “Về là về thế nào”. Thế là cả nhóm lại chum đầu vào cùng hò: “Lên “Thái Nguyên” về “Bắc Cạn”.Đó là hình ảnh vài tối một lần ở phòng trọ số 3 của khu trọ nằm trên đường Trần Đại Nghĩa (quận Hai Bà Trưng). Đây là phòng trọ của Sáng, ĐH K. Do khu trọ này chủ ở xa, không quản nên Sáng dùng phòng trọ của mình làm điểm “tập kết” với bạn nhậu. Nhóm bạn đồng hương, nhóm bạn bè cùng lớp phổ thông, nhóm xóm trọ cũ... hầu như Sáng chẳng lúc nào hết khách. Cứ mỗi lần “qua đêm” như thế, cả nhóm lại say mèn đến tận hôm sau, chẳng còn bận tâm chuyện đến lớp.T, một sinh viên trọ ở đây cho hay: “Hồi phổ thông Sáng còn trong đội tuyển thi quốc gia nhưng giờ đang “đúp” học với các em khóa sau. Năm thứ nhất, cậu đâu có biết uống rượu nhưng được đàn anh “dẫn vào đời”, nhậu suốt ngày. Mà bố mẹ ở nhà không biết đâu, vẫn tin tưởng lắm. Bạn bè của Sáng trước cũng giỏi giang lắm, giờ thì giỏi gì hơn nhậu".Cũng có nhiều người góp ý thì Sáng nói: “Miễn là không bị đình chỉ học, còn muộn một vài năm cũng không sao, trước sau gì cũng ra trường. Xem như “chơi bù” thời phổ thông suốt ngày “đầu tắt mặt tối”.Thực tế, khi vào đại học nhưng học “tụt”, tập thành nhậu nhẹt và cho đó là “cái quyền” đã vào đại học của mình là bệnh khá nhiều nam sinh “dính” phải. Cường, ĐH Kinh tế Quốc dân nói: “Vào được đại học rồi rất nhiều cậu có tâm lý “quậy cho đã” bằng cách lao vào tụ tập, nhậu nhẹt, dính lô đề. Như cạnh phòng trọ của em đây, có hai anh học Ngân hàng, nghe nói trước đây đều học giỏi lắm nhưng giờ thì bỏ bê hẳn, đang phải học lại. Uống rượu nhiều nên anh nào trông cũng hom hem thế mà vẫn tỉnh bơ như không”.Yêu thảHôm nào cũng thế, cứ tầm 2-3 giờ sáng sinh viên xóm trọ trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) lại bị “tra tấn” bởi tiếng “trở về” của đôi uyên ương của Hải, ĐH C và “người yêu” là một cô gái bán hoa. Thanh, sinh viên năm thứ 2 ĐH Văn hóa sống trọ tại đây, nói: “Chị M quê ở Phú Thọ, đến thuê trọ ở đây từ năm ngoái, chẳng mồi chài gì sinh viên đâu. Nhưng hình như có lần anh Hải kéo mấy người bạn về... “làm khách”, sau lần đó thì hai chị em yêu nhau. Anh Hải chuyển hẳn qua phòng chị M ở”.Điều mọi người “ớn lạnh” là Hải vẫn đồng ý để bạn gái của mình “đi khách”, hai ba giờ đêm cậu lại phóng xe đi đón M ở quán tẩm quất ở đường Phạm Văn Đồng. “Có thể anh Hải lợi dụng người ta vì nghe đâu anh ấy vẫn đi lại với cô bạn làm giáo viên dưới quê. Đúng là anh ấy không mất gì lại được chu cấp chi tiêu nhưng như thế là mất phẩm giá, chẳng đáng mặt nam nhi” - Thanh bày tỏ.Xóm trọ của Quân, HV Tài chính ở trên đường Chùa Láng lại sốc bởi những mối quan hệ yêu đương của Thắng, sinh viên một trường kỹ thuật. Thắng chuyên cặp kè với những anh chàng đồng tính, còn đưa họ về phòng ở nhưng tuyên bố mình không phải là gay: “Thích thì cứ thử thôi, mất gì đâu mà sợ”.Mới đầu nhiều người còn nghĩ chắc Thắng ngại về “giới tính” của mình nên “đánh lạc hướng” kiểu đấy. Cho đến hôm chia tay với anh chàng người yêu thứ ba được chưa được hai tháng, cậu có người yêu mới và dẫn về phòng ở với nhau như vợ chồng. Lần này người yêu Thắng là một cô gái chứ không phải “tình trai”...“Con gái chỉ cần yêu đương, đi về muộn tý là mang tiếng ngay, còn có những nam sinh suốt này dắt cô này cô khác về phòng, có nhóm thường xuyên rủ nhau đi cave tập thể. Nhưng có lẽ vì “không mất gì” nên họ không nghĩ cũng đang sống rất buông thả. Có mấy ai trong số họ thấy dằn vặt vì lối sống của mình” - Quân bộc bạch.Con trai “không mất gì” như mọi người nghĩ chỉ là trước mắt. Hậu quả về lối sống buông thả nhiều lúc họ không lường trước được. Cách đây hơn một năm, khu trọ ở trên đường Hoàng Hoa Thám bàng hoàng vì một cậu sinh viên năm cuối trường CĐ X bị nhiễm HIV nhưng chẳng ai bất ngờ vì cậu vốn nổi tiếng “bùng đêm”.Theo Dân TríSinh viên xa nhà, thiếu thốn tình cảm sao có thể tránh khỏi nhưng không bởi vì thế mà chúng ta sống buông thả...vì chúng ta không phải sống cho bản thân mình đúng ko? hãy ngẫm nghĩ xem mình đang làm gì, sẽ làm gì và nên làm gì để không hối hận và cúi đầu khi nhìn lại những gì mình đã làm.
Toàn cầu hóa với đạo đức sinh viên hiện nay
Reply Contact
Võ Minh Tuấn
Toàn cầu hoá (globalization) là khái niệm ra đời từ những năm 80 của thế kỷ XX, dùng để chỉ quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quốc gia, dân tộc tręn thế giới, lŕm nổi bật hŕng loạt những biến đổi có quan hệ mang tính toàn cầu, mà từ đó có thể phát sinh một loạt những sự kiện mới. Toàn cầu hoá là bước phát triển mới về chất của quốc tế hoá- một khái niệm đã có từ trước đó. Nếu như trước đây quốc tế hoá được chi phối và thúc đẩy bởi cuộc cách mạng công nghiệp, thì giờ đây với toàn cầu hoá là cuộc cách mạng KHCN, với sự ra đời của một loạt ngành mới (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới...) có tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực khác. Qúa trình toàn cầu hoá đời sống KT-XH đòi hỏi mỗi quốc gia dân tộc chỉ có thể tồn tại và phát triển khi tự đặt mình là một yếu tố trong cộng đồng thế giới. Khái niệm độc lập tự chủ hiện nay được hiểu là có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia một cách phổ biến, tạo ra một cơ chế cân bằng. Mỗi quốc gia trở thành một mắt xích trong sợi dây chuyền của nền kinh tế thế giới.
Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986, giã từ chế độ bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Một nền kinh tế mở đang ngày càng đặt những bước chân mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, bộc lộ tính hai mặt (tích cực lẫn tiêu cực) tác động hai chiều đến các giá trị tinh thần, đặc biệt là giá trị đạo đức của con người trong nền kinh tế chuyển đổi.
Giới trẻ, trong đó có sinh viên (SV) - đối tượng sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới với những biến đổi vô cùng nhanh chóng, cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần xã hội, đang là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến chuyển này. Toàn cầu hoá vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến đạo đức SV hiện nay. Việc tìm hiểu thực trạng đó là rất cần thiết cho quá trình xây dựng nguồn nhân lực mới trong tình hình hiện nay.
Sinh viên là những trí thức trẻ tương lai, không ai hết mà chính họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển KHKT, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới.
Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người. Nhưng bęn cạnh đó, họ còn mang những đặc điểm riêng: trẻ (chú ý ngoại lệ: đang xuất hiện một số sinh viên đứng tuổi), có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, theo học tập trung tại các trường đại học và cao đẳng (thường ở các đô thị) nên sinh hoạt trong một cộng đồng với những quan hệ khá gần gũi (trường, lớp).
Đặc điểm rất đáng chú ý đang hình thành trong những người trẻ hôm nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi trường ảo, một lối sống ảo. Hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan. Con người vì thế sống trong một môi trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo.
Một trong những tác động tích cực nổi bật nhất của toàn cầu hoá là cùng với sự lan toả một ý thức đề cao tính cá nhân, là việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân. Tính cá nhân được coi như một trong những thước đo của hành động, đạo đức hay phi đạo đức chỉ phụ thuộc một phần vào di sản tinh thần mà cộng đồng trước để lại, còn chủ yếu phụ thuộc vào mỗi cá nhân tạo thành cộng đồng mới hôm nay. Chính quan điểm đạo đức xuất phát từ thước đo cá nhân này là sức mạnh lớn nhất trong quá trình ly khai với những quan điểm đạo đức truyền thống không còn phù hợp trong thời kỳ mới. Tự ý thức cá nhân, ít chịu ảnh hưởng bởi dư luận như trước, tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo cá nhân, chủ động và nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp và công việc. Việc để lại đằng sau bước đi của chúng ta những di sản quá khứ đã lỗi thời không phải là chuyện đơn giản, vì nó đã ăn sâu vào ý thức cộng đồng qua một thời gian khá dài. Xu hướng toàn cầu hoá chính là chất xúc tác, là đòn bẩy và cũng chính là yêu cầu của việc rời bỏ triệt để những mảnh quá khứ đã lỗi thời. Làm được điều đó một cách triệt để nhất, rõ ràng nhất, không ai khác ngoài SV- đối tượng trẻ có tri thức, lớn lên trong môi trường mới, đi đầu tiếp thu cái mới, chấp nhận những giá trị mới trong một môi trường năng động liên tục.
Tác động tích cực tiếp theo của toŕn cầu hoá đối với ý thức đạo đức SV là tạo ra sự tương đối đồng nhất giữa quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử của một cộng đồng (ở đây là SV Việt Nam) với các quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử chung có tính quốc tế. Như đã phân tích ở trên, bên cạnh đặc điểm cơ bản là dễ dàng rời bỏ quá khứ lỗi thời và tiếp thu cái mới, SV hôm nay còn được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hóa tiến trình giao lưu quốc tế, tác động tích cực này đã mở ra được một dòng chảy mới trong qúa trình hội nhập, xích lại gần nhau trong một tinh thần cảm thông và cởi mở. Có thể thấy những biểu hiện của nó trong các quan niệm đạo đức có liên quan đến các lĩnh vực đặc trưng của tuổi trẻ như tình bạn, tình yêu... mà đôi khi làm nhiều thành viên trong thế hệ trước quan sát với con mắt lo ngại. Thế nhưng, với cái nhìn cởi mở và hướng về phía trước, thì sự hoà nhập quốc tế lại là một thước đo của tính đúng đắn và bền vững. Các quan niệm đạo đức của mỗi cộng đồng, bên cạnh cái riêng của mình, đang xuất hiện những cái chung hoà nhập cùng thế giới, mở ra những cơ hội giao lưu, học hỏi. Có thể dự đoán về một xu hướng đạo đức được quốc tế hoá, vừa trên cơ sở thống nhất những quy tắc đạo đức chung của con người, vừa giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Những quan niệm về tốt, xấu, công bằng, běnh đẳng... cũng đang có sự dịch chuyển nhất định. Những dịch chuyển này tạo ra một sự giải phóng về mặt tư tưởng quan niệm, hướng sinh viên đến sự chuẩn bị cho những hành động có tính hiệu quả sau này khi gia nhập vào thị trường nhân lực. Những quy tắc ứng xử vì thế cũng biến đổi, sự điều chỉnh hành động tuân theo nguyên tắc thiết thực, hiệu qủa, phù hợp với yêu cầu mới của thời đại công nghiệp. Những rào cản đạo đức nào không còn phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt qua, thể hiện khá rõ nét ở SV.
Điều đáng chú ý là vẫn với những yếu tố tác động có tính tích cực ở trên, thì cũng chính những yếu tố này, ở một bộ phận SV đã được đẩy lên qúa cao, đến mức lệch chuẩn, nghięng sang khía cạnh tięu cực.
Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện cá nhân thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử trong một bộ phận không nhỏ SV hôm nay. Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong những người trẻ có học vấn là SV. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Cái cá nhân nhiều khi đã lấn át cái cộng đồng, lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả.
Một biểu hiện khá điển hình của tác động tiêu cực này, đến mức tạo nên một tác động tiêu cực thứ hai, là đang hình thành một thái độ bàng quan đối với những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện gần đây được phát động khá rầm rộ trong SV, nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác thấp đi, và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ.
Tác động tiêu cực tiếp theo là cùng với sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm không ít SV xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn vẫn luôn phù hợp với thời kỳ hiện đại. Hình thành tư tưởng hưởng thụ ăn chơi đua đòi, chịu tác động của TNXH, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bối cảnh một nền KT-XH mở cửa. Các quan niệm đạo đức trong một bộ phận SV đang bị lệch chuẩn, đặc biệt là ở quan niệm cho rằng đạo đức và lợi ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất mọi lúc mọi nơi.
Sự dối lừa được coi là một chuyện bình thường. Khi quan sát, có thể thấy một biểu hiện đáng buồn là nhiều SV không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận là một hành vi phi đạo đức. Nhiều SVđi thuê làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp, hoặc đi thi hộ trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng. Hiện tượng mua bằng, bán điểm không còn là chuyện hiếm thấy. Điều đáng lo ngại là nhiều SV bộc lộ thái độ cho rằng đó là chuyện bình thường, không liên quan đến đạo đức. Trong khi đó, ở các nước phát triển, lừa dối là hành vi bị lên án rất mạnh trong môi trường học đường.
Cũng vậy, với sự phát triển của thông tin, được sự hỗ trợ của công nghệ cao đang làm giảm giá thành và tăng tốc độ đường truyền, đã làm Internet trở nên phổ biến, nhiều bạn trẻ đã lên mạng sử dụng tiện ích chat như một thú tiêu khiển hơn là phương tiện liên lạc. Với môi trường giao tiếp ảo này, người ta có thể ảo hoá những thông tin cá nhân (tên, tuổi, giới tính, địa phương cư trú, hình dáng...) và dễ dàng đi đến chỗ cung cấp thông tin giả. Sự dối lừa trên mạng được coi là một trò chơi. Nếu như nó chỉ dừng lại ở đó thì không có gì nghiêm trọng, nhưng đáng lưu tâm ở chỗ là từ trò chơi- một lĩnh vực cụ thể, nó dần dần sẽ ảnh hưởng sang quan niệm về đạo đức nói chung, ở cả các lĩnh vực khác. Vŕ gần đây, tác động tiêu cực của môi trường ảo đã hiện thực hoá qua một số vụ xung đột trong các chatter ngoài đời.
Sự lạnh lůng trong các mối quan hệ těnh cảm- vốn rất được đề cao tính đạo đức- một đặc trưng của con người phương Đông, đang ngày càng lan rộng trong SV. Không thể không đáng suy nghĩ với lời một bài hát như thế này: "Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc” (Hát với dòng sông). Nó như một tuyên ngôn cho lối sống lạnh lùng, thiếu hụt cảm xúc, thiếu hụt những đam mê khát vọng và động lực cao quý vốn là tài sản quý báu của tuổi trẻ..
Trong nhiều SV, xuất hiện thái độ đòi hỏi công bằng hơn là sự hy sinh, đặc biệt khi cho rằng việc làm và hưởng thụ đi đôi với nhau mà quên mất nghĩa vụ và trách nhiệm công dân.
Toàn cầu hoá là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ đang kéo theo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc. Không một ai, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. Sinh viên Việt Nam là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế toàn cầu hóa. Đây là nguồn nhân lực đầy sức mạnh, trẻ và có tri thức, có khả năng tiếp cận nhanh chóng với cái mới và thay đổi linh hoạt- những tố chất rất cần thiết cho một thời kỳ phát triển mới. Việc phát huy tính tích cực và điều chỉnh những hŕnh vi lệch lạc trong ý thức đạo đức của SV, có tác dụng vô cùng to lớn trong việc bảo vệ và sử dụng nguồn lực quý này. Bài viết này mới chỉ dừng lại ở chỗ phân tích một vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn hôm nay, còn việc đưa ra những giải pháp cụ thể, toŕn diện cần phải có những nghięn cứu tiếp theo.Trích Tạp chí Thanh niên
XÃ HỘI
> NHỊP ĐIỆU TRẺ
Chủ nhật, 24/6/2007, 11:03 GMT+7
E-mail Bản In
Những khóa luận gây sốc của nữ sinh viên
Theo đuổi đề tài về tình dục, các nữ sinh viên phải chuẩn bị tinh thần đối phó với tai nạn nghề nghiệp. Thu Trang từng phải bỏ cuộc vì "nhân vật đòi nói chuyện ở… lều cá". > 'Sống thử', phim sex tấn công học đường
Số liệu khảo sát được Lê Thị Thu Trang, khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trình bày trong khóa luận tốt nghiệp “Hành vi tình dục của sinh viên” đã gây bất ngờ cho nhiều người trước câu hỏi về quan hệ tình dục tiền hôn nhân: 50% tán thành, 90% thông cảm…
Giới trẻ thể hiện tình cảm bên Hồ Tây. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo Trang, cuộc khảo sát này nhằm thuyết phục mọi người chấp nhận tình dục là điều tự nhiên, cần thiết trong đời sống. "Muốn đảm bảo an toàn, hạn chế quan hệ tình dục tiền hôn nhân thì phải hiểu tiếng nói thanh niên, sinh viên", cô sinh viên này cho biết.
Cùng với Trang, Lê Thu Thủy, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội, cũng thực hiện một đề tài nhạy cảm không kém: “Hành vi tình dục của nam thanh niên lao động tự do ngoại tỉnh tại Hà Nội”. "Khi nói chuyện, nhiều anh vô tư kể lại chuyện đi…chơi gái. Họ còn chỉ cho nhau chỗ nào có gái vừa rẻ, vừa biết chiều khách", Thủy nói.
Trầm tư, Thủy nhắc lại câu chuyện buồn về người lao động ở chân cầu vượt Mai Dịch và bến Long Biên. Một thanh niên ngoại tỉnh mới hơn 20 tuổi, hiền lành, nói chuyện có phần nhút nhát, cho biết từng nhiều lần thuê một cô về để mấy anh em trong phòng "tắt đèn"... Có người còn không dùng bao cao su.
Đề nghị nữ sinh phỏng vấn ở.... lều cá
Theo đuổi đề tài về tình dục, các nữ sinh viên không chỉ cần kiến thức mà còn phải chuẩn bị tinh thần đối phó với tai nạn nghề nghiệp. Trang đã có lần phải bỏ cuộc vì "nhân vật đòi nói chuyện ở… lều cá".
“Bọn em nhiều lúc cũng phải liều lĩnh. Phỏng vấn trực tiếp người không quen thì họ đặt điều kiện về địa điểm gặp. Đi một mình thì nguy hiểm còn đi cùng người thứ hai mà bị phát hiện thì sẽ mất lòng tin, phỏng vấn thất bại”, Trang nói.
Hai ngày sau buổi trò chuyện "gặt hái" được nhiều thông tin hay từ anh thợ mộc ở Long Biên, Thủy được người này gọi điện lại với mong muốn "cung cấp thêm thông tin". Máu nghề nghiệp khiến cô gái trẻ nhận lời luôn nhưng cũng không quên rủ thêm người anh họ đi cùng.
"Anh thợ mộc bắt em xuống tận khu Kim Ngưu với lý do ở đó còn một “người bạn” mà mình cần tìm. Đợi ở quán cà phê, 15 phút sau anh ta quay lại, vừa thấy ông anh họ ngồi đó, anh ta liền quay xe đi thẳng, không nói lời nào", Thủy kể.
Ngoài các cuộc gặp trực tiếp, Thu Trang còn khai thác thông tin qua chat, điện thoại. Không ít lần cô phải phỏng vấn thâu đêm qua Internet. Thậm chí, có lần cuộc nói chuyện kéo dài suốt 5 giờ, đến khi cả hai đều mệt lử, không chat được nữa.
Khi bắt tay vào làm khóa luận “Quảng cáo thương hiệu bao cao su Onelife”, Chu Kim Ngân được bạn bè đặt cho biệt danh “bà chị… condom”. Làm cách nào để quảng cáo “thẩm mỹ nhưng vẫn hiệu quả, tế nhị” chính là điều khiến Ngân đau đầu.
“Lúc đầu, em rất ngại đi mua bao cao su, may là sau đó nhiều bạn nam tình nguyện… mua hộ”, chủ nhân của đề tài gây sốc và được điểm tốt nghiệp 9,28 bộc bạch.
Theo nhận xét của nhiều giáo viên, các đề tài của Trang, Ngân và Thủy đã phần nào thực hiện được mục đích "vẽ đúng đường cho hươu chạy", giúp thanh niên thay đổi hành vi có nguy cơ.
XÃ HỘI
> NHỊP ĐIỆU TRẺ
Thứ năm, 21/6/2007, 03:03 GMT+7
E-mail Bản In
Chuyện tình yêu của nữ sinh báo chí
"Chẳng phải gái gọi thì là gì? Cứ thấy tít tít là biến mất", những lời xì xầm to nhỏ của hàng xóm đã khiến chủ nhà thẳng thừng yêu cầu cô dọn đi để mọi người "thanh thản".
"Đây là bạn trai tao", lời giải thích ngắn gọn của Thu, sinh viên báo chí năm 3 ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, làm bọn bạn trố mắt kinh ngạc, Thu vốn là trưởng nhóm "kiêu không thèm yêu Pro" gồm 5 cô gái thông minh, sắc sảo, quyết sống độc thân đến tận… hơi thở cuối cùng.
Vậy nên, buổi đầu ra mắt, Hải trưởng phòng Marketing, người yêu Thu, bị cả 8 con mắt chăm chăm dò xét. Hết nhăn trán lại chau mày, thỉnh thoảng các cô thì thầm to nhỏ làm anh chàng… toát mồ hôi hột.
"Vì sao quen?" "Qua đợt phỏng vấn viết bài", Thu bẽn lẽn trả lời "chất vấn" của vị tân lãnh đạo nhóm. "Vi phạm lời thề, phạt nặng". Thu nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh bằng cách đưa bạn bè ra nhà hàng làm lễ "ra mắt người yêu" và nhường quyền điều hành nhóm cho thành viên khác.
Còn các sinh viên khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền lại thầm nể phục chuyện tình giữa Phương và Hoàng. Có những lần, giữa trưa trời nắng như đổ lửa, Phương với tay lấy chiếc mũ lưỡi trai, vơ vội chiếc máy ảnh cùng quyển sổ cho vào chiếc ba lô to uỳnh rồi nhảy vù lên xe phóng đi để kịp giờ họp báo.
Luôn hiểu và thông cảm với nghề nghiệp của người yêu, Hoàng lo lắng cho Phương mỗi khi cô phải đi lấy tin vào những giờ giấc chẳng giống ai. Hết trưa nắng chang chang lại đến lúc đêm tối, cứ khi "sếp" yêu cầu là phải đi gấp. Dù học ngoại đạo (ngành mỏ địa chất) nhưng thỉnh thoảng Hoàng cũng có thể "lăng xăng" đi lấy tin cùng người yêu. Nhiều khi chỉ là cầm hộ máy ảnh hay máy ghi âm nhưng điều đó cũng khiến cậu thấy… yên tâm hơn.
Các bạn trẻ ở Hà Nội luôn thiếu chỗ tâm tình. Ảnh: Hoàng Hà.
Sôi động, cá tính, và cũng lắm "chiêu", Minh Anh, khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, muốn thử tình yêu của chàng bằng cách giả vờ bày tỏ tình cảm với chính… cậu bạn của người yêu. Chàng giận quá, kiên quyết chia tay. Nhưng đêm về vắt tay lên trán suy nghĩ, xem xét từng chi tiết, chàng sinh viên Bách Khoa cũng kịp nhận ra rằng nàng đang thử mình.
Yêu nhau cùng ngành vẫn luôn là niềm vui lớn của các nàng học báo chí. Lớp Báo mạng K24 Học viện Báo chí và Tuyên truyền mừng cho Quốc Thanh khi cậu có được tình cảm của Hà, cô bạn gái xinh xắn, dễ thương và đầy cá tính học chuyên ngành báo ảnh. Cùng đam mê nhiếp ảnh, Thanh và Hà nhiều lần du lịch bụi đến Hội An, Cát Bà, Ninh Bình, Hải Phòng… để chụp ảnh.
Dù đôi khi lo sợ chuyện tương lai hai đứa cùng ngành sẽ đi… tít mít nhưng cả hai đều xác định: "Con chúng ta lớn lên cũng sẽ thích chụp ảnh và đi… lượt phượt như bố mẹ nó".
"Đừng mang kỹ nghệ nhà báo về nhà"…
Hầu như các nàng sinh viên báo chí khi đã "kiếm" được người yêu thì đều được các chàng thông cảm với nghề nghiệp. Nhưng khi đối mặt với gia đình "chồng tương lai", mọi chuyện lại không hề đơn giản.
Giao tiếp nhiều khiến Thùy Linh, cô sinh viên báo chí năm cuối luôn năng động và tự tin. Đối với Thành, người yêu cô, đây là một lợi thế. Song ngay từ lần đầu ra mắt mẹ chồng tương lai, cô đã bị bà phán một câu xanh rờn: "Đừng mang kỹ nghệ nhà báo về cái nhà này".
Rồi bà ngấm ngầm bảo con trai: "Nó có biết cơm nước, chợ búa gì không? Nếu không thì thôi đi! Giỏi nhưng không biết chợ búa thì không làm dâu tốt được". Không muốn trái lời mẹ, Thành phải bố trí hẳn một buổi để cô con dâu trổ tài nghệ nấu nướng. Nhờ tài nữ công gia chánh, dần dần Linh đã chiếm được cảm tình bà.
Không chỉ vậy, các nữ nhà báo tương lai đôi khi còn dễ bị hiểu lầm bởi những điều không đáng có. Cộng tác cho tờ báo chuyên về văn hóa, Kim Anh thường xuyên phải đi viết về chợ hoa, ẩm thực và thường là sớm đi, khuya về. Vì không muốn để bạn trai phải vất vả, cô chủ động phóng xe máy mỗi khi đi lấy tin.
Có lần, sau khi đi viết bài cho một công ty, tối muộn, Kim Anh được phía khách hàng cho xe chở về tận nhà. "Chẳng phải gái gọi thì là gì? Cứ thấy tít tít là biến mất", những lời xì xầm to nhỏ của hàng xóm đã khiến chủ nhà thẳng thừng yêu cầu cô dọn đi cho mọi người "thanh thản". Đến lúc đó, cô phải trình giấy giới thiệu và các bài báo đã viết thì chủ nhà mới tin và thông cảm.
Yêu nhau đã 4 năm, Nhật và Lệ, khoa Báo chí ĐH KH XH & NV, đều xác định nghiêm túc chuyện tương lai. Nhưng cứ mỗi lần mẹ hỏi chuyện về nghề nghiệp của cô con dâu tương lai là Huy lại gạt phắt đi. Cậu chàng nói vòng vo tam quốc một hồi rồi đưa mẹ vào "trận bát quái" nhằm tung hỏa mù, để mẹ không hiểu rõ nghề nghiệp của người yêu.
Bố mẹ Nhật muốn cô con dâu tương lai về làm cho công ty do ông làm giám đốc nhưng Lệ lại kiên quyết đi theo nghề báo ́mà mình đam mê. Ở̉ giữa không biết phân trần ra sao, Nhật đành “để cô ý tự chọn vậy".
Tình yêu và sự nghiệp đều quan trọng. Nhưng với Lệ, viết đã ngấm vào máu và thành say lúc nào không biết. "Cái duyên sẽ đến, nhưng chắc chắn sẽ vẫn theo chồng và… không bỏ cuộc chơi", nữ nhà báo tương lai quả quyết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tiểu luận về đề tài Vấn đề tiêu cực trong tình cảm của sinh viên.doc