Dựa trên phương pháp hạch toán như trên, hàng tháng, kế toán theo dõi chi tiết theo từng đơn
vị có quan hệ thanh toán (theo dõi chi tiết theo đối tượng).
31
Kế toán lập bảng kê thể hiện rõ giá trị từng giao dịch, các tài khoản bị ảnh hưởng bởi giao
dịch trên và kiểm tra đối chiếu với các bên. Phải điều chỉnh nếu có chênh lệch để đảm bảo số liệu
được khớp đúng.
Cuối kỳ, kế toán trưởng sử dụng bảng kê giao dịch nội bộ trên để thực hiện điều chỉnh các
giao dịch trên để lập bảng cân đối số phát sinh tổng hợp.
Từ bản cân đối số phát sinh tổng hợp, kế toán trưởng lập bảng cân đối kế toán và bảng báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng việc nhóm các nhóm tài khoản tạo thành nhóm chỉ tiêu
trên báo cáo.
Kế toán trưởng lập bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp dựa trên các thông tin các chi
nhánh gửi về và thuyết minh trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
37 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty có các đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chính thể hiện như tình hình tài sản, nợ, vốn
chủ sở hữu, doanh thu, chi phí… không phản ánh được nguồn gốc của chúng cũng như không
phản ánh đúng bản chất do đã bị các bên liên quan tác động, gây ảnh hưởng đáng kể, như vậy,
báo cáo tài chính sẽ không còn trung thực.
1.2.2.3 Nội dung:
Về cơ bản, các bên liên quan cần được xác định rõ ràng và cụ thể trong từng trường hợp vì
với tốc độ phát triển của xã hội, các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp càng trở nên phức tạp và
chồng chéo lẫn nhau. Ngoài ra, các giao dịch giữa các bên liên quan đôi khi không theo khuôn
mẫu như các giao dịch của bên không liên quan, nên việc xác định giá trị các giao dịch cũng cần
được quy định cụ thể.
1.2.2.4 Trình bày thông tin:
a. Báo cáo tài chính phải trình bày một số mối quan hệ nhất định giữa các bên liên quan.
b. Các giao dịch chủ yếu giữa các bên liên quan cũng phải được trình bày trong báo cáo tài
chính của doanh nghiệp báo cáo trong kỳ mà các giao dịch đó có ảnh hưởng
c. Những mối quan hệ giữa các bên liên quan có tồn tại sự kiểm soát đều phải được trình
bày trong báo cáo tài chính, bất kể là có các giao dịch giữa các bên liên quan hay không.
d. Trường hợp có các giao dịch giữa các bên liên quan thì doanh nghiệp báo cáo cần phải
trình bày bản chất các mối quan hệ của các bên liên quan cũng như các loại giao dịch và
các yếu tố của các giao dịch đó.
14
e. Các khoản mục có cùng bản chất có thể được trình bày gộp lại trừ trường hợp việc trình
bày riêng biệt là cần thiết để hiểu được ảnh hưởng của các giao dịch giữa các bên liên
quan đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo.
1.2.3 Báo cáo bộ phận
1.2.3.1 Định nghĩa:
Báo cáo tài chính bộ phận cũng bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính như quy định trong
Chuẩn mực số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”.
Nhiều doanh nghiệp cung cấp các nhóm sản phẩm và dịch vụ hoặc hoạt động trong các khu
vực địa lý khác nhau có tỷ lệ sinh lời, cơ hội tăng trưởng, triển vọng và rủi ro khác nhau. Thông
tin về các loại sản phẩm, dịch vụ tại các khu vực địa lý khác nhau được gọi là thông tin bộ phận.
Thông tin bộ phận cần thiết cho việc đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp có cơ sở
ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có phạm vi hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Thông tin bộ phận cũng cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính. Có thể lập báo cáo bộ
phận để trình bày nhất quán các thông tin bộ phận này,.
1.2.3.2 Ý nghĩa:
Báo cáo bộ phận giúp doanh nghiệp lẫn người đọc nắm rõ hơn về tình hình kinh doanh cũng
như các chi phí liên quan, đến bộ phận của doanh nghiệp, để từ đó có thể so sánh, đối chiếu…
hoặc áp dụng các mô hình quản trị dựa vào thông tin trên báo cáo nhằm đạt được mục đích quản
trị mong muốn.
1.2.3.3 Nội dung:
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 28 do bộ tài chính ban hành ngày 15 tháng 02 năm 2005
quy định rõ về các bộ phận thỏa mãn điều kiện lập báo cáo bộ phận như sau:
Một bộ phận cần báo cáo có thể lập theo tiêu chí:
- Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh
- Bộ phận theo khu vực địa lý
Trong đó một bộ phận được chọn làm báo cáo bộ phận chính yếu thì bộ phận còn lại sẽ là
báo cáo bộ phận thứ yếu. Ngoài ra, cần phải xác định tỷ lệ doanh thu của bộ phận trong tổng
doanh thu trước khi bộ phận đó đủ điều kiện lập báo cáo. Cụ thể:
- Doanh thu của bộ phận từ việc bán hàng ra ngoài và từ giao dịch với các bộ phận khác
phải chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu của tất cả bộ phận, hoặc:
15
- Kết quả kinh doanh của bộ phận, bất kể lãi (hay lỗ) chiếm từ 10 % trở lên trên tổng lãi
của tất cả các bộ phận có lãi (hoặc trên tổng lỗ của tất cả các bộ phận lỗ) nếu đại lượng
nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn, hoặc:
- Tài sản của bộ phận chiếm từ 10 % trở lên trên tổng tài sản của tất cả các bộ phận.
Đối với các bộ phận có mức dưới 10% theo quy định trên thì bộ phận có thể được báo cáo,
khi:
- Thông tin của bộ phận nào đó là cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính;
- Nếu bộ phận nào có thể được kết hợp với các bộ phận tương đương khác mà thoả mãn
ngưỡng 10% thì sẽ được trình bày thành một bộ phận riêng;
- Các bộ phận còn lại được báo cáo thành một khoản mục riêng.
Nếu tổng doanh thu bán hàng ra ngoài của tất cả các bộ phận được báo cáo thấp hơn 75%
tổng số doanh thu của doanh nghiệp hoặc doanh thu của tập đoàn thì phải xác định thêm bộ phận
cần báo cáo, kể cả khi bộ phận đó không đáp ứng được tiêu chuẩn 10% theo 2 tiêu chuẩn trên
cho tới khi đạt được ít nhất 75% tổng số doanh thu của doanh nghiệp hoặc tập đoàn được tính
cho các bộ phận báo cáo được.
Đối với các bộ phận có mức dưới 10% nhưng năm tài chính trước đó đã đạt ngưỡng 10% thì
trong năm tài chính hiện hành vẫn phải báo cáo nếu Ban Giám đốc đánh giá bộ phận này có tầm
quan trọng trong năm tiếp theo.
Nếu các bộ phận cần phải báo cáo do đạt ngưỡng 10% trong năm nay thì thông tin của các bộ
phận này năm trước cũng cần phải được trình bày lại để cung cấp số liệu so sánh cho người sử
dụng báo cáo dù các bộ phận này có thể không đạt ngưỡng 10% trong năm trước, trừ khi không
thể thực hiện được.
1.2.3.4 Trình bày thông tin:
Do báo cáo bộ phận cũng là báo cáo tài chính, nên về thông tin trình bày trên báo cáo tài
chính vẫn tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21. Tuy nhiên, báo cáo bộ phận còn có thêm
các quy định về nội dung báo cáo đối với bộ phận chính yếu lẫn thứ yếu và các thuyết minh báo
cáo:
Nội dung báo cáo đối với bộ phận chính yếu
- Doanh thu bộ phận, trong đó doanh thu bán hàng gồm doanh thu cung cấp dịch vụ cho
khách hàng bên ngoài và doanh thu từ các giao dịch với các bộ phận khác phải được báo
cáo riêng biệt;
- Kết quả bộ phận;
- Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận;
- Nợ phải trả bộ phận;
16
- Tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua tài sản bộ phận dự kiến sẽ sử dụng nhiều
hơn một niên độ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và các tài sản dài hạn khác);
- Tổng chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí trả trước dài hạn của bộ phận;
- Tổng giá trị các khoản chi phí lớn không bằng tiền, ngoại trừ chi phí khấu hao TSCĐ và
phân bổ chi phí dài hạn của bộ phận.
Nếu doanh nghiệp đưa ra các thuyết minh về luồng tiền bộ phận theo quy định của Chuẩn
mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” thì không phải trình bày tổng chi phí
khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí trả trước dài hạn và các chi phí lớn không bằng tiền
của bộ phận.
Doanh nghiệp phải trình bày Bảng đối chiếu giữa số liệu của các bộ phận và số liệu tổng
cộng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. Trong bảng đối
chiếu này các số liệu không thuộc các bộ phận báo cáo phải được gộp vào một cột. Doanh
nghiệp phải đối chiếu doanh thu bộ phận so với tổng doanh thu bán hàng ra bên ngoài trong đó
nêu rõ số doanh thu bán hàng ra bên ngoài chưa được báo cáo ở bất kỳ bộ phận nào; kết quả kinh
doanh của bộ phận với tổng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và với lợi nhuận thuần của
doanh nghiệp; tài sản bộ phận phải được đối chiếu với tổng tài sản của doanh nghiệp; nợ phải trả
của bộ phận phải đối chiếu với tổng nợ phải trả của doanh nghiệp
Nội dung báo cáo đối với bộ phận thứ yếu
a. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh thì báo cáo bộ phận
thứ yếu phải lập theo khu vực địa lý và gồm các thông tin sau:
- Doanh thu bộ phận bán hàng ra bên ngoài theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của
khách hàng, nếu doanh thu bán hàng ra bên ngoài của mỗi bộ phận đó chiếm từ
10% trở lên trên tổng doanh thu của doanh nghiệp bán hàng ra bên ngoài;
- Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận theo vị trí của tài sản, nếu tài sản của mỗi
bộ phận đó chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài sản của toàn bộ các khu vực địa lý;
và
- Tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua tài sản bộ phận dự kiến sẽ sử dụng
nhiều hơn một niên độ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và các tài sản dài hạn
khác) theo vị trí của tài sản, nếu tài sản của bộ phận đó chiếm từ 10% trở lên trên
tổng tài sản của các bộ phận.
b. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý (dựa trên vị trí của tài sản
hay vị trí của khách hàng), thì báo cáo bộ phận thứ yếu phải được lập theo lĩnh vực kinh
doanh, khi đó doanh nghiệp phải thuyết minh các thông tin sau đối với các lĩnh vực kinh
doanh có doanh thu bán hàng ra ngoài chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu bán hàng
ra bên ngoài của doanh nghiệp, hoặc tài sản bộ phận chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài
sản của các bộ phận:
- Doanh thu bộ phận bán hàng ra bên ngoài;
- Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận;
17
- Tổng chi phí phát sinh trong niên độ để mua TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và
các tài sản dài hạn khác;
c. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của tài sản, và
vị trí của khách hàng của doanh nghiệp khác với vị trí của tài sản của doanh nghiệp, thì
doanh nghiệp cần phải báo cáo doanh thu bán hàng ra bên ngoài cho mỗi bộ phận theo
khu vực địa lý dựa trên vị trí của khách hàng mà doanh thu bán hàng ra bên ngoài của nó
chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu bán hàng ra bên ngoài của doanh nghiệp.
d. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của khách
hàng, và tài sản của doanh nghiệp được đặt tại các khu vực địa lý khác với khách hàng
của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cần phải thuyết minh các thông tin dưới đây đối với
mỗi khu vực địa lý dựa trên vị trí của tài sản mà doanh thu bán hàng ra bên ngoài hoặc tài
sản của bộ phận đó chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu bán hàng ra bên ngoài hoặc
tổng tài sản của doanh nghiệp.
- Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận theo khu vực địa lý của tài sản;
- Tổng chi phí phát sinh trong kỳ để mua tài sản bộ phận dự kiến sẽ sử dụng nhiều
hơn một niên độ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tài sản dài hạn khác) theo vị trí
của tài sản.
Các thuyết minh khác
a. Nếu một lĩnh vực kinh doanh hoặc một khu vực địa lý mà thông tin được báo cáo cho
Ban Giám đốc không phải là một bộ phận phải báo cáo do bộ phận đó thu được phần lớn
doanh thu từ việc bán hàng cho các bộ phận khác, tuy nhiên doanh thu của bộ phận này
bán hàng ra bên ngoài chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu của doanh nghiệp bán
hàng ra bên ngoài, doanh nghiệp này cũng cần phải thuyết minh về doanh thu từ việc bán
hàng ra bên ngoài và bán hàng cho các bộ phận nội bộ khác.
b. Để xác định và báo cáo doanh thu bộ phận từ các giao dịch với các bộ phận khác, các
khoản chuyển giao giữa các bộ phận cần phải được tính toán trên cơ sở là doanh nghiệp
này thực sự được sử dụng để định giá các khoản chuyển nhượng đó. Cơ sở cho việc định
giá các khoản chuyển giao giữa các bộ phận đó và bất cứ sự thay đổi liên quan cần phải
được thuyết minh trong báo cáo tài chính.
c. Những thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng cho việc trình bày báo cáo bộ phận
có ảnh hưởng trọng yếu lên các thông tin bộ phận cần phải được thuyết minh. Thông tin
bộ phận của kỳ trước được trình bày cho mục đích so sánh cần phải được trình bày lại, kể
cả tính chất và lý do thay đổi (nếu có). Các tác động về tài chính cũng phải được trình
bày nếu có thể xác định được một cách hợp lý. Nếu doanh nghiệp thay đổi việc xác định
các bộ phận báo cáo và không công bố thông tin bộ phận kỳ trước theo căn cứ mới thì để
đáp ứng mục đích so sánh, doanh nghiệp phải báo cáo thông tin bộ phận dựa trên cả căn
cứ mới và căn cứ cũ.
d. Doanh nghiệp cần báo cáo các loại sản phẩm và dịch vụ trong mỗi lĩnh vực kinh doanh
được báo cáo và thành phần của mỗi khu vực địa lý được báo cáo, cả chính yếu và thứ
yếu, nếu như không được diễn giải ngược lại trong báo cáo tài chính.
18
1.2.4 Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
1.2.4.1 Định nghĩa:
Theo chuẩn mực số 18 “các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”, khoản dự phòng là
khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Trong đó, khoản nợ phải trả là nghĩa
vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện đã qua và việc thanh toán khoản phải trả
này dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
Theo nội dung kinh tế, các khoản dự phòng có thể được phân loại như sau:
- Dự phòng giảm giá trong đầu tư tài chính: gồm giảm giá chứng khoán ngắn hạn và giảm
giá chứng khoán dài hạn.
- Dự phòng phải thu khó đòi
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Khoản nợ tiềm tàng của doanh nghiệp là:
- Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ
này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc
nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
- Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì
không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ
hoặc giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.
Tài sản tiềm tàng là tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của tài
sản này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự
kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
1.2.4.2 Ý nghĩa:
Các khoản dự phòng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, được thể hiện qua các
mặt sau:
- Về mặt kinh tế: nhờ có các khoản khoản dự phòng mà bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp phản ánh một cách chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản. Giá trị thực tế của tài
sản doanh nghiệp có thể được xác định như sau:
Giá trị thực tế của tài
sản
=
Giá trị ghi sổ của tài
sản
-
Các khoản dự phòng giảm giá tài
sản đã lập
19
- Về mặt tài chính: do các khoản dự phòng có tác dụng làm giảm lợi nhuận của niên độ
nên doanh nghiệp có được một khoản tích lũy đáng lẽ phải được phân chia. Các khoản
tích lũy này được sử dụng để bù đắp các khoản giảm giá tài sản thực sự phát sinh và tài
trợ các khoản chi phí hay lỗ đã được lập dự phòng, khi các khoản chi phí này thực sự
phát sinh ở niên độ sau này.
- Về mặt thuế: khoản dự phòng được ghi nhận như một khoản chi phí hợp lý khi tính thuế
thu nhập doanh nghiệp, do đó sẽ làm khoản thuế phải nộp của doanh nghiệp.
1.2.4.3 Nội dung:
Nguyên tắc ghi nhận khoản dự phòng
Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới)
do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra.
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải
thanh toán nghĩa vụ nợ
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
Xác định giá trị
Giá trị ghi nhận một khoản dự phòng phải là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền
sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Các khoản bồi hoàn
Khi một phần hay toàn bộ chi phí để thanh toán một khoản dự phòng dự tính được bên khác
bồi hoàn thì khoản bồi hoàn này chỉ được ghi nhận khi doanh nghiệp chắc chắn sẽ nhận được
khoản bồi hoàn đó. Khoản bồi hoàn này phải được ghi nhận như một tài sản riêng biệt. Giá trị
ghi nhận của khoản bồi hoàn không được vượt quá giá trị khoản dự phòng.
Thay đổi các khoản dự phòng
Các khoản dự phòng phải được xem xét lại và điều chỉnh tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm để
phản ánh ước tính hợp lý nhất ở thời điểm hiện tại. Nếu doanh nghiệp chắc chắn không phải chịu
sự giảm sút về lợi ích kinh tế do không phải chi trả nghĩa vụ nợ thì khoản dự phòng đó phải được
hoàn nhập.
1.2.4.4 Trình bày thông tin:
20
Doanh nghiệp phải trình bày trong báo cáo tài chính từng loại dự phòng theo các khoản mục:
- Số dư đầu kỳ và cuối kỳ
- Số dự phòng tăng do các khoản dự phòng trích lập bổ sung trong kỳ, kể cả việc tăng các
khoản dự phòng hiện có
- Số dự phòng giảm trong kỳ do phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng
đó đã được lập từ ban đầu
- Số dự phòng không sử dụng đến được ghi giảm (hoàn nhập) trong kỳ
- Số dự phòng tăng trong kỳ do giá trị hiện tại của khoản dự phòng tăng lên theo thời gian
và do ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ lệ chiết khấu dòng tiền.
Đối với mỗi loại dự phòng có giá trị trọng yếu, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin
sau:
- Tóm tắt bản chất của nghĩa vụ nợ và thời gian chi trả dự tính
- Dấu hiệu cho thấy có sự không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả.
Khi cần đưa ra thông tin đầy đủ thì doanh nghiệp phải trình bày những giả định chính liên
quan đến các sự kiện xảy ra trong tương lai
- Giá trị của khoản bồi hoàn dự tính nhận được nếu giá trị của tài sản đã được ghi nhận liên
quan đến khoản bồi hoàn dự tính đó
Trừ khi khó xảy ra khả năng phải chi trả, doanh nghiệp phải trình bày tóm tắt bản chất của
khoản nợ tiềm tàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm cùng với các thông tin sau:
- Ước tính về ảnh hưởng tài chính của khoản nợ tiềm tàng này
- Dấu hiệu không chắc chắn liên quan đến giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả có
thể xảy ra; và
- Khả năng nhận được các khoản bồi hoàn.
1.2.5 Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.
1.2.5.1 Định nghĩa:
Theo chuẩn mực số 29, Chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán
cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Thay đổi ước tính kế toán là việc điều chỉnh giá trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trả hoặc giá trị
tiêu hao định kỳ của tài sản được tạo ra từ việc đánh giá tình trạng hiện thời và lợi ích kinh tế
trong tương lai cũng như nghĩa vụ liên quan đến tài sản và nợ phải trả đó. Những thay đổi trong
ước tính kế toán do có các thông tin mới không phải là sửa chữa các sai sót.
Sai sót của kỳ trước là những sai sót hoặc bỏ sót trong báo cáo tài chính tại một hay nhiều kỳ
trước do không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các thông tin:
- Sẵn có tại thời điểm báo cáo tài chính của các kỳ đó được phép công bố
- Có thể thu thập và sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính đó.
1.2.5.2 Ý nghĩa:
21
Chuẩn mực số 29 rất hữu ích đối với việc điều chỉnh các vấn đề thay đổi chính sách kế toán,
thay đổi ước tính kế toán và các sai sót xảy ra đối với doanh nghiệp.
1.2.5.3 Nội dung:
Doanh nghiệp chỉ được thay đổi chính sách kế toán khi :
(a) Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của chuẩn mực kế toán và chế độ kế
toán; hoặc
(b) Sự thay đổi sẽ dẫn đến báo cáo tài chính cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp hơn về
ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động
kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Những vấn đề sau đây không phải là thay đổi chính sách kế toán:
(a) Việc áp dụng một chính sách kế toán cho các giao dịch, sự kiện có sự khác biệt về cơ bản
so với các giao dịch, sự kiện đó đã xảy ra trước đây;
(b) Việc áp dụng các chính sách kế toán mới cho các giao dịch, sự kiện chưa phát sinh trước
đó hoặc không trọng yếu.
Việc áp dụng các thay đổi trong chính sách kế toán được thực hiện trong các trường hợp sau:
(a) Doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi chính sách kế toán do áp dụng lần đầu các quy
định của pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán theo các hướng dẫn chuyển
đổi cụ thể (nếu có) của pháp luật, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán đó;
(b) Khi doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toán do áp dụng lần đầu các quy định của pháp
luật hoặc chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán nhưng không có các hướng dẫn chuyển đổi
cụ thể cho sự thay đổi đó, hoặc tự nguyện thay đổi chính sách kế toán thì phải áp dụng
hồi tố chính sách kế toán mới.
Áp dụng hồi tố
Khi sự thay đổi chính sách kế toán được áp dụng hồi tố theo đoạn quy định trên thì doanh
nghiệp phải điều chỉnh số dư đầu kỳ các khoản mục bị ảnh hưởng đã được trình bày trong phần
vốn chủ sở hữu của kỳ sớm nhất và các số liệu so sánh cho mỗi kỳ trước cũng phải được trình
bày như thể đã được áp dụng chính sách kế toán mới.
1.2.5.4 Trình bày thông tin:
Khi áp dụng lần đầu một chính sách kế toán có ảnh hưởng đến kỳ hiện tại, một kỳ nào đó
trong quá khứ hoặc các kỳ trong tương lai, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin sau:
(a) Tên chính sách kế toán;
(b) Hướng dẫn chuyển đổi chính sách kế toán;
(c) Bản chất của sự thay đổi chính sách kế toán;
(d) Mô tả các qui định của hướng dẫn chuyển đổi (nếu có);
(e) Ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách kế toán đến các kỳ trong tương lai (nếu có);
(f) Các khoản được điều chỉnh vào kỳ hiện tại và mỗi kỳ trước, như:
- Từng khoản mục trên báo cáo tài chính bị ảnh hưởng;
- Chỉ số lãi trên cổ phiếu nếu doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực kế toán “Lãi trên cổ
phiếu”;
(g) Khoản điều chỉnh cho các kỳ trước của kỳ được trình bày trên báo cáo tài chính;
(h) Trình bày lý do và mô tả chính sách kế toán đó được áp dụng như thế nào và bắt đầu từ
khi nào nếu không thể áp dụng hồi tố theo quy định của đoạn 10(a) hoặc 10(b) đối với
một kỳ nào đó trong qúa khứ, hoặc đối với kỳ sớm nhất.
22
Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không phải trình bày lại các thông tin này.
Khi chính sách kế toán được doanh nghiệp tự nguyện thay đổi có ảnh hưởng đến kỳ hiện tại
hoặc một kỳ kế toán nào đó trong qúa khứ hoặc các kỳ trong tương lai, doanh nghiệp phải
trình bày những thông tin sau:
(a) Bản chất của sự thay đổi chính sách kế toán;
(b) Lý do của việc áp dụng chính sách kế toán mới đem lại thông tin đáng tin cậy và phù hợp
hơn;
(c) Các khoản được điều chỉnh vào kỳ hiện tại và mỗi kỳ trước như:
- Từng khoản mục trên báo cáo tài chính bị ảnh hưởng; và
- Chỉ số lãi trên cổ phiếu nếu doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực kế toán “Lãi trên cổ phiếu”;
(d) Khoản điều chỉnh liên quan đến các kỳ sớm nhất;
(e) Nếu việc áp dụng hồi tố theo yêu cầu của đoạn 10(a) hoặc 10(b) là không thể thực hiện
được đối với một kỳ nào đó trong qúa khứ, hoặc kỳ trước kỳ trình bày, thì phải trình bày
lí do và mô tả chính sách kế toán đó được áp dụng như thế nào và bắt đầu từ khi nào.
Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không phải trình bày lại các thông tin này.
Trình bày về thay đổi ước tính kế toán
Doanh nghiệp phải trình bày tính chất và giá trị của các thay đổi ước tính kế toán có ảnh
hưởng đến kỳ hiện tại, dự kiến ảnh hưởng đến các kỳ trong tương lai, trừ khi không thể xác
định được thì phải trình bày lý do.
Trình bày sai sót của các kỳ trước
Khi doanh nghiệp điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu liên quan đến các kỳ trước vào
báo cáo tài chính phát hành ngay sau thời điểm phát hiện ra sai sót, doanh nghiệp phải trình
bày các thông tin sau:
(a) Bản chất của sai sót thuộc các kỳ trước;
(b) Khoản điều chỉnh đối với mỗi kỳ trước trong báo cáo tài chính:
- Từng khoản mục trên báo cáo tài chính bị ảnh hưởng;
- Chỉ số lãi trên cổ phiếu nếu doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực kế toán “Lãi trên cổ
phiếu”;
(c) Giá trị điều chỉnh vào đầu kỳ của kỳ lấy số liệu so sánh được trình bày trên báo cáo tài
chính;
(d) Nếu không thực hiện được điều chỉnh hồi tố đối với một kỳ cụ thể trong qúa khứ, cần
trình bày lý do, mô tả cách thức và thời gian sửa chữa sai sót.
Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không phải trình bày lại những thông tin này
1.3 Phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính tổng hợp
1.3.1 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo
- Đơn vị kế toán cấp trên khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp phải căn cứ vào các Báo cáo
tài chính của tất cả các đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị cấp trên quản lý.
- Từng chỉ tiêu của từng Báo cáo tài chính tổng hợp được tính toán bằng cách tổng cộng
chỉ tiêu tương ứng của tất cả các Báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc.
- Đơn vị kế toán cấp trên không được loại trừ ra khỏi Báo cáo tài chính tổng hợp các Báo
cáo tài chính của đơn vị trực thuộc có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của
tất cả các đơn vị trực thuộc khác trong đơn vị.
23
- Đối với đơn vị kế toán cấp trên có các quan hệ giao dịch về đầu tư vốn (cấp vốn chủ sở
hữu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn vay hộ,...) cung cấp dịch vụ, sản phẩm lẫn nhau,
chi hộ... giữa đơn vị kế toán cấp trên với các đơn vị trực thuộc hoặc giữa các đơn vị kế
toán trực thuộc với nhau thì phải thực hiện các bút toán điều chỉnh giảm trừ từng chỉ tiêu
tương ứng của từng Báo cáo tài chính. Nguyên tắc và phương pháp giảm trừ được vận
dụng các nguyên tắc và phương pháp qui định cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính
hợp nhất trong Thông tư này.
- Đối với các chỉ tiêu đặc biệt chỉ có ở một hoặc một số đơn vị trực thuộc cũng phải được
trình bày trên Báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên.
- Báo cáo tài chính tổng hợp được lập và trình bày theo nguyên tắc kế toán và nguyên tắc
đánh giá như báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp độc lập trên cơ sở tuân thủ
Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày Báo cáo tài chính” và qui định của các chuẩn mực
kế toán khác.
- Báo cáo tài chính tổng hợp được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán theo nguyên
tắc nhất quán cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự
trong toàn bộ đơn vị.
- Nếu một đơn vị trực thuộc sử dụng chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp
dụng thống nhất trong toàn đơn vị thì đơn vị trực thuộc đó phải có điều chỉnh thích hợp
các báo cáo tài chính trước khi sử dụng cho việc lập Báo cáo tài chính tổng hợp.
- Trường hợp nếu đơn vị trực thuộc không thể sử dụng chính sách kế toán một cách thống
nhất làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính tổng hợp thì phải giải trình về các khoản mục
đã được hạch toán theo chính sách kế toán khác nhau trong Bản thuyết minh báo cáo tài
chính tổng hợp.
- Báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc sử dụng để lập Báo cáo tài chính tổng hợp
phải được lập cho cùng một kỳ kế toán năm.
- Báo cáo tài chính sử dụng để tổng hợp có thể được lập vào thời điểm khác nhau miễn là
thời gian chênh lệch đó không vượt quá 3 tháng. Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán năm là
khác nhau quá 3 tháng thì các đơn vị kế toán trực thuộc phải lập thêm một bộ báo cáo tài
chính cho mục đích tổng hợp có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán năm của đơn vị kế toán
cấp trên.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kế toán trực thuộc được đưa vào Báo cáo tài
chính tổng hợp kể từ ngày đơn vị là đơn vị thành viên trực thuộc của đơn vị kế toán cấp
trên.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị thành viên không còn chịu sự quản lý của đơn
vị cấp trên không được đưa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp.
1.3.2 Trình tự lập Báo cáo tài chính tổng hợp
- Kiểm tra Báo cáo tài chính của từng đơn vị kế toán trực thuộc, bảo đảm các báo cáo đã
được lập theo đúng qui định của Luật kế toán và các Chuẩn mực kế toán như: Phải có đủ
từng báo cáo tài chính; các báo cáo tài chính được lập cùng kỳ kế toán năm; chính sách
24
kế toán để lập các báo cáo tài chính là thống nhất...Nếu cần điều chỉnh thì thực hiện điều
chỉnh trước khi sử dụng để lập Báo cáo tài chính tổng hợp.
- Phân loại đơn vị kế toán trực thuộc theo từng loại hoạt động như: Doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh; hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động sự nghiệp (nếu có). Từng loại hoạt
động trên được lập báo cáo tài chính tổng hợp riêng.
- Đối với các chỉ tiêu phải giảm trừ thì lập Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và thực
hiện tính toán tổng hợp trên chỉ tiêu đó.
- Lập Bảng tổng hợp báo cáo theo từng báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài
chính) từng chỉ tiêu của từng báo cáo.
- Căn cứ kết quả tổng hợp trên Bảng tổng hợp báo cáo để lập Báo cáo tài chính tổng hợp
theo từng báo cáo.
25
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP TẠI DOANH
NGHIỆP ABC
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp
2.1.1 Thông tin tổng quan
Doanh nghiệp ABC (gọi tắt là “Doanh nghiệp”) là một doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam
hoạt động trong lĩnh vực thương mại, chuyên cung cấp các thiết bị (máy móc, công cụ dụng cụ)
chuyên dụng dành cho xây dựng như máy khoan, máy trộn bêtông, máy xúc cỡ nhỏ, cưa thép các
loại... Ngoài ra, doanh nghiệp còn cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo trì các thiết bị xây dựng.
Doanh nghiệp cũng sẵn sàng đảm nhận vai trò trung gian môi giới giữa khách hàng với các đơn
vị cung cấp nguyên vật liệu xây dựng trên khắp cả nước nếu khách hàng có nhu cầu.
Do tính đặt thù của các sản phẩm công ty cung cấp, trong cơ cấu khách hàng của doanh
nghiệp, nhóm các khách hàng công ty chiếm đa số, trong đó nhóm khách hàng cá nhân chỉ chiếm
một tỷ lệ nhỏ. Hiện tại, trụ sở chính tọa lạc tại khu công nghiệp VSIP – Bình Dương và có 3 đại
lý trực thuộc tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Năm tài chính của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc tại ngày 31 tháng 12
cùng năm. Đơn vị hạch toán của doanh nghiệp là đồng Việt Nam (“VND”). Báo cáo tài chính
của doanh nghiệp được lập theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam, tuân thủ hệ thống kế toán Việt
Nam và các yêu cầu liên quan. Các báo cáo này được lập theo phương pháp giá gốc, ngoại trừ
báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp được lập theo phương
pháp gián tiếp.
Ngoài ra, doanh nghiệp không gặp phải các vấn đề có thể cản trở doanh nghiệp hoạt động
liên tục trong các năm tài chính sắp tới.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Do đặc thù của doanh nghiệp là tập trung cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các đối tượng là
khách hàng doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên doanh nghiệp có cơ cấu tổ
chức đơn giản. Phân cấp quản lý theo phòng ban.
• Ban giám đốc
- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật, chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối
hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc có vai trò tham mưu cho giám đốc, hướng dẫn và giám sát các phòng ban
chức năng thực hiện những chỉ đạo của giám đốc. Phó giám đốc kiêm nhiệm chức danh
chuyên viên phân tích tài chính.
• Phòng kinh doanh
- Bao gồm 2 bộ phận là bộ phận bán hàng và bộ phận mua hàng. Bộ phận bán hàng chịu
trách nhiệm tìm kiếm và giữ quan hệ với khách hàng, hoàn thành chỉ tiêu doanh số. Bộ
26
phận mua hàng chịu trách nhiệm tìm nguồn cung ứng và đảm bảo đầy đủ hàng hóa,
nguyên vật liệu, thiết bị… cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
• Phòng nhân sự
Tìm kiếm và cung cấp nhân lực cho các phòng ban liên quan, thực hiện các nghĩa vụ quy
định của nhà nước về thuế, bảo hiểm, trợ cấp, phúc lợi cho nhân viên…
• Phòng kế toán
Tập hợp, cung cấp thông tin cho các phòng ban liên quan, đặc biệt là ban giám đốc. Quan hệ
với các cơ quan chức năng nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và hướng dẫn của nhà nước.
• Kho
Theo dõi số lượng nhập xuất tồn, báo cáo đầy đủ cho các phòng chức năng, đảm bảo an toàn
hàng hóa được lưu giữ tại kho. Duy trì công tác kiểm tra an ninh và khối lượng hàng tối thiểu tại
kho.
• Xưởng
Thực hiện sửa chửa, kiểm tra các thiết bị, công cụ dụng cụ được giao. Đảm bảo chất lượng
các mặt hàng doanh nghiệp cung cấp.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ABC theo phòng ban chức năng
2.1.3 Phương pháp hạch toán kế toán
Doanh nghiệp ABC có trụ sở chính đặt tại Bình Dương, bao gồm khối văn phòng, kho và
xưởng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có 3 chi nhánh trực thuộc hạch toán độc lập tại 3 thành phố
lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.
27
Các chi nhánh này đóng vai trò là cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng
trên các địa bàn khác nhau. Các chi nhánh đều tổ chức hạch toán riêng nhằm đảm bảo tốt hơn
quá trình quản lý hoạt động kinh doanh cũng như nghĩa vụ thuế. Hàng tháng, các chi nhánh gởi
bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh về trụ sở chính nhằm đối chiếu và lập báo
cáo tổng hợp.
Kế toán sử dụng tài khoản 1361, 1368 và tài khoản 336 để ghi nhận các giao dịch nội bộ.
Tài khoản 1361 phản ánh số vốn kinh doanh hiện có ở đơn vị trực thuộc do đơn vị cấp trên
giao trực tiếp hoặc hình thành bằng các phương pháp khác (đơn vị cấp dưới không sử dụng tài
khoản này).
Tài khoản 1368 phản ánh các khoản phải thu khác giữa các đơn vị nội bộ.
Tài khoản 336 phản ánh các khoản phải trả giữa các đơn vị nội bộ.
Hạch toán tài khoản 136 và 336 cần tôn trọng các quy định sau
Phạm vi và nội dung phản ánh vào TK 136 và tK 336 thuộc quan hệ thanh toán nội bộ các
khoản phải thu, phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với
nhau. Trong đó cấp trên là tổng công ty, công ty phải là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh độc
lập không phải là cơ quan quản lý, các đơn vị cấp dưới là doanh nghiệp thành viên trjwc thuộc
hoặc phụ thuộc tổng công ty. Công ty nhưng phải là đơn vị có tổ chức công tác kế toán riêng.
Phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán, trong đó phải theo dõi riêng
từng khoản phải thu, từng khoản phải trả.
Không phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp độc lập vào tài khoản phải thu
phải trả nội bộ.
Khi đơn vị cấp trên cấp vốn cho đơn vị cấp dưới (đơn vị thành viên) được phản ánh vào tài
khoản 1361, vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc. Các đon vị thành viên khi nhận vốn của cấp
trên phải ghi tăng nguồn vốn kinh doanh (TK 411) mà không phản ánh vào TK 336 – phải trả nội
bộ.
Cuối kỳ kế toán phải kiểm tra đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản 136 và tài
khoản 336 với các đơn vị có quan hệ theo từng nội dung thanh toán nội bộ. Tiến hành lập biên
bản thanh toán bù trừ theo từng đơn vị làm căn cứ hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản này.
Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân điều chỉnh kịp thời.
Không phản ánh số vốn đầu tư mà công ty mẹ đầu tư vón vào các công ty con và các khoản
thanh toán giữa công ty mẹ và công ty con vào tài khoản phải thu, phải trả nội bộ.
Các giao dịch liên quan đến việc mua hàng, mua tài sản cố định, bán hàng trực tiếp… tại trụ
sở chính của doanh nghiệp ABC được hạch toán theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán Việt
Nam.
Các giao dịch giữa chi nhánh và trụ sở chính sẽ được xử lý theo từng tình huống cụ thể:
28
- Khi chi nhánh nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng, chi nhánh sẽ thông báo cho trụ sở
chính với số lượng và đơn giá theo đơn đặt hàng. Trụ sở chính sẽ xuất kho hàng hóa và
chuyển về cho chi nhánh, đồng thời xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng tương ứng.
o Chi nhánh Cần Thơ bán cho khách hàng Z 10 máy khoan bê tông cầm tay với giá
là 5.000.000 đ/máy. Giá vốn là 4.312.000 đ/máy. Thuế suất thuế GTGT là 10%.
Trụ sở chính Chi nhánh
Nợ TK 111,112, 1368 55.000.000 Nợ TK 156 50.000.000
Có TK 512 50.000.000 Nợ TK 133 5.000.000
Có TK 33311 5.000.000 Có TK 111,112, 336 55.000.000
Khi chi nhánh bán được hàng
Nợ TK 632 43.120.000 Nợ TK 131 55.000.000
Có TK 156 43.120.000 Có TK 511 50.000.000
Có TK 33311 5.000.000
Nợ TK 632 50.000.000
Có TK 156 50.000.000
- Chi nhánh nhận hộ hoặc trả hộ tiền hàng cho trụ sở chính sẽ ghi nhận như một khoản phải
trả/phải thu nội bộ. Đồng thời thông báo cho trụ sở khi thực hiện việc chi trả.
o Trụ sở chính bán 2 máy trộn bê tông giá 12.400.000 đ cho 1 doanh nghiệp tại Cần
Thơ. Chi nhánh Cần Thơ nhận thu hộ.
Trụ sở chính Chi nhánh
Nhận thanh toán từ 1 nghiệp vụ bán
hàng trực tiếp
Nhận thanh toán của khách hàng
Nợ 1368 12.400.000 Nợ 111, 112 12.400.000
Có 131 12.400.000 Có 336 12.400.000
29
- Trụ sở cấp vốn cho chi nhánh để tạo nguồn thực hiện các hoạt động tại chi nhánh.
o Trụ sở chính cấp 1.000.000.000 đông cho chi nhánh Hà Nội để tạo thanh khoản.
Trụ sở chính Chi nhánh
Nợ 1361 1.000.000.000 Nợ 111, 112 1.000.000.000
Có 111, 112 1.000.000.000 Có 411 1.000.000.000
o Trụ sở chính gửi 2 laptop mới với giá gốc là 20.000.000đ/máy và 1 máy
photocopy đã qua sử dụng với nguyên giá là 54.000.000, hao mòn lũy kế là
27.720.000. Chi phí vận chuyển bằng máy bay là 11.790.000đ, thuế VAT là 10%.
Trụ sở chính Chi nhánh
Nợ 1361 66.280.000 Nợ 211 94.000.000
Nợ 214 27.720.000 Có 214 27.720.000
Có 211 94.000.000 Có 411 66.280.000
Chi phí vận chuyển
Nợ 642 11.790.000
Nợ 1331 1.179.000
Có 111, 112 12.969.000
Ngoài ra, các giao dịch giữa chi nhánh và chi nhánh sẽ cũng được xử lý theo từng tình
huống cụ thể:
o Chi nhánh Đà Nẵng trả chi phí quản lý là 27.000.000đ và chi hộ cho chi nhánh Hà
Nội phí quản lý từ trụ sở chính số tiền 43.000.000 đ.
Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Hà Nội
Ghi nhận chi phí Ghi nhận chi phí
Nợ TK 642 27.000.000 Nợ TK 642 43.000.000
30
Có TK 336 (trụ sở) 27.000.000 Có TK 336 (trụ sở) 43.000.000
Chi và chi hộ Nhận chi hộ từ chi nhánh Đà Nẵng
Nợ TK 336 (trụ sở) 27.000.000 Nợ TK 336 (trụ sở) 43.000.000
Nợ 1368 (CN Hà Nội) 43.000.000 Có 336 (Đà Nẵng) 43.000.000
Có TK 111, 112 70.000.000
- Trường hợp điều chuyển vốn giữa các đơn vị trực thuộc sẽ ảnh hưởng đến việc ghi sổ kế
toán giữa 2 đơn vị trực thuộc mà còn ảnh hưởng đến đơn vị cấp trên.
o Theo quyết định quản lý doanh nghiệp, điều chuyển 750.000.000 đ từ vốn chi
nhánh Cần Thơ ra chi nhánh Đà Nẵng.
Chi nhánh Cần Thơ Chi nhánh Đà Nẵng
Nợ TK 411 750.000.000 Nợ TK 112 750.000.000
Có TK 111, 112 750.000.000 Có TK 411 750.000.000
Trụ sở chính
Nợ TK 1361 (Đà Nẵng) 750.000.000
Có TK 1361 (Cần Thơ) 750.000.000
Cuối năm, các chi nhánh tính lợi nhuận nộp về cho trụ sở. Nếu lỗ, các đơn vị hạch toán
ngược lại
Trụ sở Chi nhánh
Nợ TK 1361 Nợ TK 421
Có TK 421 Có TK 336
2.2 Phương pháp lập và trình bày báo cáo
Dựa trên phương pháp hạch toán như trên, hàng tháng, kế toán theo dõi chi tiết theo từng đơn
vị có quan hệ thanh toán (theo dõi chi tiết theo đối tượng).
31
Kế toán lập bảng kê thể hiện rõ giá trị từng giao dịch, các tài khoản bị ảnh hưởng bởi giao
dịch trên và kiểm tra đối chiếu với các bên. Phải điều chỉnh nếu có chênh lệch để đảm bảo số liệu
được khớp đúng.
Cuối kỳ, kế toán trưởng sử dụng bảng kê giao dịch nội bộ trên để thực hiện điều chỉnh các
giao dịch trên để lập bảng cân đối số phát sinh tổng hợp.
Từ bản cân đối số phát sinh tổng hợp, kế toán trưởng lập bảng cân đối kế toán và bảng báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng việc nhóm các nhóm tài khoản tạo thành nhóm chỉ tiêu
trên báo cáo.
Kế toán trưởng lập bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp dựa trên các thông tin các chi
nhánh gửi về và thuyết minh trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngày 31/12/20x2. Doang nghiệp ABC có bảng cân đối kế toán như sau:
Trụ sở Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh
Hà Nội Đà Nẵng Cần Thơ
1111 Tiền mặt tại quỹ
14 ,057,247,345
1,299,005,843
742,289,053
820,424,743
1121 Tiền tại ngân hàng
9,078,475,834
555,241,003
317,280,573
350,678,528
131 Khoản phải thu khách hàng
9,066,779,828
755,564,986
431,751,420
477,198,938
132 Trả trước người bán
2,236,841,320
186,403,443
106,516,253
117,728,491
1361
Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực
thuộc
1,530,822,763
-
-
-
1368 Phải thu nội bộ khác
3,286,122,364
475,142,180
271,509,817
300,089,798
138 Khoản phải thu khác
561 ,625,840
46 ,802,153
26 ,744,088
29 ,559,255
139 Dự phòng phải thu khó đòi
(181,006,506)
(15,083,876)
(8,619,357)
(9,526,658)
152 Nguyên vật liệu
679 ,523,834
56 ,626,986
32 ,358,278
35 ,764,412
153 Công cụ dụng cụ
2,145,443,785
178,786,982
102,163,990
112,918,094
154 Sản phẩm dở dang
549 ,437,928
45 ,786,494
26 ,163,711
28 ,917,786
32
155 Thành phẩm
558 ,915,665
46 ,576,305
26 ,615,032
29 ,416,614
156 Hàng hóa
7,231,558,388
602,629,866
344,359,923
380,608,336
159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(416,087,727)
(34,673,977)
(19,813,701)
(21,899,354)
142 Chi phí trả trước
7,048,933,736
587,411,145
335,663,511
370,996,512
133 Thuế VAT được khấu trừ
5,310,466,408
442,538,867
252,879,353
279,498,232
135 Khoản thuế được nhận khác
1,516,327,995
126,360,666
72 ,206,095
79 ,806,737
1388 Phải thu khác
5,805,313,422
483,776,119
276,443,496
305,542,812
141 Ứng trước
9,971,346,637
830,945,553
474,826,030
524,807,718
144 Ký quỹ ký cược ngắn hạn
9,382,721,998
781,893,500
446,796,286
493,827,474
219 Dự phòng phải thu khó đòi dài hạn
(844,654,952)
(70,387,913)
(40,221,664)
(44,455,524)
2111 Nhà cửa, vật kiến trúc
14 ,125,361,613
1,177,113,468
672,636,267
743,440,085
2112 Máy móc, th iết bị
10 ,510,263,258
875,855,272
500,488,727
553,171,750
2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn
16 ,008,545,353
1,334,045,446
762,311,684
842,555,019
2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý
2,571,817,119
214,318,093
122,467,482
135,358,796
2141
1 Khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc
(7,403,845,463)
(616,987,122)
(352,564,070)
(389,676,077)
2141
2 Khấu hao máy móc thiết bị
(4,007,905,217)
(333,992,101)
(190,852,629)
(210,942,380)
2141
3 Khấu hao phương tiện vận tải
(1,438,408,714)
(119,867,393)
(68,495,653)
(75,705,722)
2141
4 Khấu hao thiết bị dụng cụ quản lý
(8,806,231,889)
(733,852,657)
(419,344,376)
(463,485,889)
2131 Quyền sử dụng đất
33
9,850,680,814 820,890,068 469,080,039 518,456,885
2133 Bản quyền, bằng sáng chế
9,692,224,755
807,685,396
461,534,512
510,117,092
2143
1 Khấu hao quyền sử dụng đất
(2,988,415,697)
(249,034,641)
(142,305,509)
(157,285,037)
2143
3 Khấu hao bảng quyền
(1,618,357,642)
(134,863,137)
(77,064,650)
(85,176,718)
2412 Xây dựng cơ bản
1,284,877,900
107,073,158
61 ,184,662
67 ,625,153
242 Khoảng trả trước dài hạn
4,642,875,078
386,906,257
221,089,289
244,361,846
243 Thuế thu nhập hoãn lại
880 ,034,273
73 ,336,189
41 ,906,394
46 ,317,593
244 Ký quỹ ký cược dài hạn
537 ,497,321
44 ,791,443
25 ,595,111
28 ,289,333
Tổng tài sản
132 ,417,168,767
11,034,764,064
6,305,579,467
6,969,324,673
311 Khoản vay ngắn hạn
(4,846,560,993)
(403,880,083)
(230,788,619)
(255,082,158)
315 Khoảng vay đến hạn
(9,500,632,593)
(791,719,383)
(452,411,076)
(500,033,294)
331 Phải trả người bán
(9,575,272,120)
(797,939,343)
(455,965,339)
(503,961,691)
332 Người mua ứng trước
(16,393,508,211)
(1,366,125,684)
(780,643,248)
(862,816,222)
3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp
(6,287,355,524)
(523,946,294)
(299,397,882)
(330,913,449)
3333 Thuế xuất, nhập khẩu
(4,958,823,371)
(413,235,281)
(236,134,446)
(260,990,704)
3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
(4,211,010,025)
(350,917,502)
(200,524,287)
(221,632,107)
3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất
(8,602,714,889)
(716,892,907)
(409,653,090)
(452,774,468)
334 Phải trả người lao động
(2,393,741,331)
(199,478,444)
(113,987,682)
(125,986,386)
335 Chi phí trích trước
(6,332,345,939)
(527,695,495)
(301,540,283)
(333,281,365)
34
336 Phải trả nội bộ
(3,660,799,999)
(305,066,667)
(174,323,809)
(192,673,684)
338 Các khoản phải trả khác
(5,890,213,207)
(490,851,101)
(280,486,345)
(310,011,221)
321 Khoảng phải trả dài hạn
(6,009,755,697)
(500,812,975)
(286,178,843)
(316,302,931)
341 Khoản vay dài hạn
(2,301,681,420)
(191,806,785)
(109,603,877)
(121,141,127)
351 Dự phòng trợ cấp thất nghiệp
(1,640,505,615)
(136,708,801)
(78,119,315)
(86,342,401)
411 Vốn kinh doanh
(12,678,205,189)
(1,923,635,585)
(1,099,220,335)
(1,214,927,738)
4211 Lợi nhuận đầu kỳ
(8,576,744,964)
4212
Lợi nhuận chưa phân phối năm
trước
(1,828,676,873)
4213
Lợi nhuận chưa phân phối năm
nay
(16,728,620,807)
(1,394,051,734)
(796,600,991)
(880,453,727)
Tổng nguồn vốn
(132 ,417,168,767)
(10,167,645,578)
(5,810,083,189)
(6,421,670,892)
5111 Doanh thu bán hàng hóa
(57,809,036,545)
(5,294,754,821)
(3,025,574,183)
(3,344,055,677)
512 Bán hàng nội bộ
(5,728,021,305)
-
-
-
521 Giảm giá hàng bán
2,245,442,543
187,120,212
106,925,835
118,181,186
531 Hàng bán bị trả lại
9,148,679,697
762,389,975
435,651,414
481,509,458
632 Chi phí SX kinh doanh
8,169,029,205
680,752,434
389,001,391
429,948,906
5151 Lãi tài chính
(2,494,836,630)
(207,903,053)
(118,801,744)
(131,307,191)
5152 Thu nhập do đánh giá lại
(4,054,625,432)
(337,885,453)
(193,077,402)
(213,401,339)
5158 Lãi tài chính khác
(471,225,819)
(39,268,818)
(22,439,325)
(24,801,359)
35
6351 Chi phí tài chính
1,548,686,651
129,057,221
73 ,746,983
81 ,509,824
6352 Lỗ do đánh giá lại
8,342,073,868
695,172,822
397,241,613
439,056,519
6358 Chi phí tài chính khác
130 ,629,427
10 ,885,786
6,220,449
6,875,233
641 Chi phí bán hàng
1,970,140,801
164,178,400
93 ,816,229
103,691,621
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
7,964,526,090
663,710,508
379,263,147
419,185,584
7111 Doanh thu khác
(437,796,077)
(36,483,006)
(20,847,432)
(23,041,899)
8111 Chi phí khác
4,768,633,807
397,386,151
227,077,800
250,980,727
8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành
9,979,078,912
831,589,908
475,194,234
525,214,680
Lãi lỗ trong kỳ
(16,728,620,807)
(1,394,051,734)
(796,600,991)
(880,453,727)
Kế toán trưởng dựa vào bảng tổng hợp các bút toán giao dịch nội bộ nhằm thực hiện bút toán
điều chỉnh như sau:
Nợ TK 411 1.530.822.763
Có TK 1361 1.530.822.763
Nợ TK 512 5.728.021.305
Có TK 632 5.728.021.305
Nợ TK 336 4.332.864.159
Có TK 136 4.332.864.159
36
Tổng Điều chỉnh Bảng cân đối
số phát sinh tổng
1111 Tiền mặt tại quỹ 16,918,966,984 16,918,966,984
1121 Tiền tại ngân hàng 10,301,675,938 10,301,675,938
131 Khoản phải thu khách hàng 10,731,295,172 10,731 ,295,172
132 Trả trước người bán 2,647,489,507 2,647,489,507
1361 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 1,530,822,763 (1,530,822,763) -
1368 Phải thu nội bộ khác 4,332,864,159 (4,332,864,159) -
138 Khoản phải thu khác 664,731,336 664,731,336
139 Dự phòng phải thu khó đòi (214 ,236,397) (214 ,236,397)
152 Nguyên vật liệu 804,273,510 804,273,510
153 Công cụ dụng cụ 2,539,312,851 2,539,312,851
154 Sản phẩm dở dang 650,305,919 650,305,919
155 Thành phẩm 661,523,616 661,523,616
156 Hàng hóa 8,559,156,513 8,559,156,513
159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (492 ,474,759) (492 ,474,759)
142 Chi phí trả trước 8,343,004,904 8,343,004,904
133 Thuế VAT được khấu trừ 6,285,382,860 6,285,382,860
135 Khoản thuế được nhận khác 1,794,701,493 1,794,701,493
1388 Phải thu khác 6,871,075,849 6,871,075,849
141 Ứng trước 11,801,925,938 11,801,925,938
144 Ký quỹ ký cược ngắn hạn 11,105,239,258 11,105,239,258
219 Dự phòng phải thu khó đòi dài hạn (999 ,720,053) (999 ,720,053)
2111 Nhà cửa, vật kiến trúc 16,718,551,433 16,718,551,433
2112 Máy móc, thiết bị 12,439,779,007 12,439,779,007
2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 18,947,457,502 18,947,457,502
2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý 3,043,961,490 3,043,961,490
21411 Khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc (8,763,072,732) (8,763,072,732)
21412 Khấu hao máy móc thiết bị (4,743,692,327) (4,743,692,327)
21413 Khấu hao phương tiện vận tải (1,702,477,482) (1,702,477,482)
21414 Khấu hao thiết bị dụng cụ quản lý (10,422,914,811) (10,422,914,811)
2131 Quyền sử dụng đất 11,659,107,806 11,659,107,806
2133 Bản quyền, bằng sáng chế 11,471,561,755 11,471,561,755
21431 Khấu hao quyền sử dụng đất (3,537,040,884) (3,537,040,884)
21433 Khấu hao bảng quyền (1,915,462,147) (1,915,462,147)
2412 Xây dựng cơ bản 1,520,760,873 1,520,760,873
242 Khoảng trả trước dài hạn 5,495,232,470 5,495,232,470
243 Thuế thu nhập hoãn lại 1,041,594,449 1,041,594,449
244 Ký quỹ ký cược dài hạn 636,173,208 636,173,208
Tổng tài sản 156,726,836,971 156,726,836,971
311 Khoản vay ngắn hạn (5,736,311,853) (5,736,311,853)
37
315 Khoảng vay đến hạn (11,244,796,346) (11,244,796,346)
331 Phải trả người bán (11,333,138,493) (11,333,138,493)
332 Người mua ứng trước (19,403,093,365) (19,403,093,365)
3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp (7,441,613,149) (7,441,613,149)
3333 Thuế xuất, nhập khẩu (5,869,183,802) (5,869,183,802)
3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp (4,984,083,921) (4,984,083,921)
3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất (10,182,035,354) (10,182,035,354)
334 Phải trả người lao động (2,833,193,843) (2,833,193,843)
335 Chi phí trích trước (7,494,863,082) (7,494,863,082)
336 Phải trả nội bộ (4,332,864,159) 4,332,864,159 -
338 Các khoản phải trả khác (6,971,561,874) (6,971,561,874)
321 Khoảng phải trả dài hạn (7,113,050,446) (7,113,050,446)
341 Khoản vay dài hạn (2,724,233,209) (2,724,233,209)
351 Dự phòng trợ cấp thất nghiệp (1,941,676,132) (1,941,676,132)
411 Vốn kinh doanh (16,915,988,847) 1,530,822,763 (15,385,166,084)
4211 Lợi nhuận đầu kỳ (8,576,744,964) (8,576,744,964)
4212 Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (1,828,676,873) (1,828,676,873)
4213 Lợi nhuận chưa phân phối năm nay (19,799,727,259) (19,799,727,259)
Tổng nguồn vốn (156 ,726,836,971) (156,726,836,971)
- -
5111 Doanh thu bán hàng hóa (69,473,421,226) (69,473,421,226)
512 Bán hàng nội bộ (5,728,021,305) 5,728,021,305 -
521 Giảm giá hàng bán 2,657,669,776 2,657,669,776
531 Hàng bán bị trả lại 10,828,230,544 10,828,230,544
632 Chi phí SX kinh doanh 9,668,731,936 (5,728,021,305) 3,940,710,631
5151 Lãi tài chính (2,952,848,618) (2,952,848,618)
5152 Thu nhập do đánh giá lại (4,798,989,626) (4,798,989,626)
5158 Lãi tài chính khác (557 ,735,321) (557 ,735,321)
6351 Chi phí tài chính 1,833,000,679 1,833,000,679
6352 Lỗ do đánh giá lại 9,873,544,822 9,873,544,822
6358 Chi phí tài chính khác 154,610,895 154,610,895
641 Chi phí bán hàng 2,331,827,051 2,331,827,051
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 9,426,685,329 9,426,685,329
7111 Doanh thu khác (518 ,168,414) (518 ,168,414)
8111 Chi phí khác 5,644,078,485 5,644,078,485
8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành 11,811,077,734 11,811,077,734
Lãi lỗ trong kỳ (19,799,727,259) (19,799,727,259)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_thong_tin_bctc_tong_hop_nhom_6_3273.pdf