Tiểu luận Bao nilon và những ngoại tác đến cuộc sống trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU1 PHẦN 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 2 I.Yếu tố ngoại vi – Sự phân loại:. 2 1.Yếu tố ngoại vi:. 2 2.Sự phân loại:. 2 3.Sự tác động của yếu tố ngoại vi :. 3 II.Những giải pháp đối với các yếu tố ngoại vi:. 4 1.Những giải pháp tư nhân đối với các yếu tố ngoại vi:. 4 2.Hệ thống biện pháp khắc phục sự tác động ngoại vi của chính phủ. 4 PHẦN 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BAO NILON7 I.Tiện ích của Bao nilon:. 8 II.Tác hại từ Bao nilon :. 9 PHẦN 3: GIẢI PHÁP12 I.Xây dựng các giải pháp dựa trên cơ sở lý thuyết:. 12 1.Thiết lập quyền sở hữu:. 12 2.Các tác động từ phía chính phủ:. 12 II.Các kiến nghị đối với thực tiễn hiện nay:. 13 1.Cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm tạo ra sản phẩm thay thế:. 13 2.Các chiến dịch cắt giảm việc sử dụng bao nilon tại các TTTM:. 14 3.Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi về tác động của bao nilon đến môi trường sống đối vói người tiêu dùng:. 15 4.Các giải pháp khác:. 16 Kết luận. 18

doc20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7070 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bao nilon và những ngoại tác đến cuộc sống trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong gia đoạn phát triển hiện nay, con người luôn nỗ lực nâng cao các dịch vụ và vật dụng tiện lợi để đơn giản hóa các và tiết kiệm thời gian trong các hoạt động. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển đó lại nảy sinh một số ngoại tác đến môi trường cũng như sức khỏe của con người. Riêng số lượng bao nilon được tiêu dùng cũng đủ làm cho người ta lo lắng. Từ ngày được đưa vào sử dụng (kể từ thập niên 1970), mỗi năm chúng ta xài từ 500 đến 1.000 tỉ bao nilon, nghĩa là mỗi phút chúng ta xài 1 triệu bao và vứt vào thùng rác - kể cả ra đường-cũng bao nhiêu đó. Con số này càng ngày càng tăng chứ không giảm ở hầu hết các nước. Dưới áp lực các nhà môi trường, nhiều nước đã tìm cách giảm bớt việc sử dụng bao nilon với mục đích bảo vệ môi trường. Người Đan Mạch đi đầu thế giới về vấn đề này. Năm 1994, nước này đánh thuế bao bì nilon. Số lượng bao giảm 66%. Đài Loan bắt chước cũng làm giảm được ngần ấy bao nilon. Thế giới đang tuyên chiến với bao nilon. Thế nhưng nó có tội gì ? Đối với nhiều nhà bảo vệ môi trường, bao nilon là kẻ thù số một. Tuy nhiên vẫn có những đặc điểm ưu thế khiến bao ni lông trở nên thông dụng và được sử dụng phổ biến như hiện nay. Theo một số nhà nghiên cứu, bao nilon có hại cho môi trường là chuyện có thật nhưng nó chỉ là một khía cạnh của một vấn đề rộng lớn hơn nhiều. Bài tiểu luận “bao nilon và những ngoại tác đến cuộc sống trong giai đoạn hiện nay” nghiên cứu và xem xét những tác động ngoại vi của vấn đề xử dụng bao nilon trong sản xuất- sinh hoạt và từ đó đưa những kiến nghị mang tính thực tiễn cho vấn đề cấp bách này. Tuy đã cố gắng trong quá trình viết tiêủ luận nhưng do trình độ của nhóm nghiên cứu còn hạn chế, chắc hẳn tiểu luận còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự đánh giá và góp ý từ cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! PHẦN 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT Yếu tố ngoại vi – Sự phân loại: Yếu tố ngoại vi: Là một sự thể hiện mối quan hệ sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu dùng và tiêu dùng – tiêu dùng. Hoạt động của người này tác động đến hoạt động của người khác. Kết quả hoạt động của người này chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của người khác. Khi có sự tương tác giữa các hoạt động của các chủ thể và các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, có thể tạo ra sự khác biệt giữa giá trị xã hội và giá trị thị trường, lợi ích và chi phí xã hội khác biệt với lợi ích và chi phí tư nhân, do đã có sự tác động của các yếu tố ngoại vi. Sự phân loại: Tính hiệu quả cửa sự tác động: Dựa trên giác độ hiệu quả kinh tế - xã hội, các yếu tố ngoại vi được chia làm 2 loại: Yếu tố ngoại vi tích cực: Là yếu tố ngoại vi có tác động tốt đến các đối tượng chịu tác động. Yếu tố ngoại vi tiêu cực: Là yếu tố ngoại vi có tác động xấu đến các đối tượng chịu tác động. Ngoài ra, còn có yếu tố ngoại vi liên quan đến việc phân bổ nguồn lực chung, còn gọi là yếu tố ngoại vi tiêu cực tác động lẫn nhau, trong đó hoạt động của mỗi người có tác động xấu đến người khác Mức độ tác động: - Yếu tố ngoại vi liên quan đến vấn đề sở hữu: Là yếu tố ngoại vi mà sự xuất hiện của nó, mức độ tác động và các biện pháp hạn chế hay khuyến khích phụ thuộc vào tính chất hay mức độ sở hữu của chủ thể tạo ra nó. - Yếu tố ngoại vi về mặt kỹ thuật: Tính chất và trình độ về mặt kỹ thuật, công nghệ trong toàn bộ nền sản xuất xã hội hoặc trong từng ngành, nghề, từng sản phẩm cụ thể gây nên những tác động nhất định đến mặt bằng giá cả nói chung hoặc từng sản phẩm riêng biệt. - Yếu tố ngoại vi liên quan đến hàng hóa công: Là yếu tố ngoại vi có tác động đến các đối tượng mà số lượng đối tượng bị tác động nhiều hay ít không liên quan ( hoặc liên quan rất ít) đến mức độ tác động của nó. Sự tác động của yếu tố ngoại vi : Thị trường điều tiết sự phân bổ nguồn lực nền kinh tế sẽ không hiệu quả khi có sự tác động yếu tố ngoại vi. Chi phí và lợi ích xã hội có sự khác biệt với chi phí và lợi ích tư nhân khi có sự tác động của yếu tố ngoại vi. Cân bằng của thị trường không còn phản ánh chính xác lợi ích và chi phí cũng như giá cả và sản lượng sản xuất có hiệu quả của nền kinh tế. Tính không hiệu quả của tác động ngoại vi tiêu cực: Ngoại ứng tiêu cực đã kích thích làm cho có quá nhiều doanh nghiệp trong ngành. Nền kinh tế không có hiệu quả, phần sản lượng vượt quá sẽ gây nên một tổn thất kinh tế vì ở đó chi phí xã hội để sản xuất một lượng hàng hóa lớn hơn lợi ích tiêu dùng lượng hàng hóa đó. Tính không hiệu quả của ngoại vi tích cực: Tác động của ngoại vi tích cực dẫn đến kết quả là hàng hóa được sản xuất quá ít trên thị trường. Nền kinh tế không hiệu quả, tổn thất kinh tế được xác định bằng chi phí bỏ ra nhưng sản lượng đã bị hạn chế. Những giải pháp đối với các yếu tố ngoại vi: Những giải pháp tư nhân đối với các yếu tố ngoại vi: Định lý RONAL COASE: Khi có sự tác động của yếu tố ngoại vi sẽ thủ tiêu cân bằng thị trường, nên cần phải giảm (hoặc tăng) mức độ tác động của các yếu tố ngoại vi, COASE phát biểu biện pháp nhằm khắc phục yếu tố ngoại vi: Khi quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng (bất kể thuộc về ai) thì kết quả thương lượng giữa các chủ thể vả đối tượng sẽ thành công, cả hai bên cùng có lợi. Nền kinh tế (bao gồm chủ thể và đối tượng) sẽ đạt trạng thái hiệu quả. Bất kể quyền sở hữu được ấn định thế nào, nội hóa cũng mang lại hiệu quả kinh tế nhưng việc phân phối nguồn lực giữa chủ thể và đối tượng chịu tác động lại phụ thuộc vào quyền sở hữu. Sự thất bại của giải pháp tư nhân đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ: Trong những trường hợp nhất định các giải pháp tư nhân tỏ ra kém hiệu quả, đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ. Hệ thống biện pháp khắc phục sự tác động ngoại vi của chính phủ Chính phủ thường can thiệp vào nền kinh tế nhằm khắc phục sự tác động ngoại vi bằng các hệ thống biện pháp sau: Hệ thống các biện pháp kinh tế: Phạt tiền: Phạt tiền là một biện pháp kinh tế được chính phủ áp dụng đối với các chủ thể gây ra tác động ngoại vi tiêu cực. Có 2 chế độ phạt tiền được áp dụng: Chế độ phạt tiền cố định: Là chế dộ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt cố định trên một đơn vị sản lượng. Khoản tiền phạt này bằng chênh lệch giữa chi phí xã hội và chi phí tư nhân biên và đúng bằng chi phí ngoại ứng tại mỗi đơn vị sản lượng. Chế độ này thường được chính phủ áp dụng với trường hợp tác động ngoại vi tiêu cực không được gọi là nghiêm trọng và mức độ tiêu cực thường tỷ lệ thuận với sản lượng, còn chi phí biên ngoại ứng được coi là như nhau với mỗi đơn vị. Chế độ phạt tiền phi tuyến Là chế độ phạt mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt dựa vào mức độ nghiêm trọng hoặc tính chất của tác động tiêu cực. Có 2 khoản tiền phạt: Khoản tiền phạt rất thấp (hoặc bằng không) nếu mức độ tác động tiêu cực dưới mức cho phép. Khoản tiền phạt rất cao nếu mức độ tác động tiêu cực trên mức cho phép. Chế độ phạt này nhằm khống chế hoặc loại trừ việc gây ra những tác động tiêu cực quá mức cho phép nào đó. Trợ cấp: Đối với các yếu tố ngoại vi tích cực, chính phủ thường áp dụng các biện pháp trợ cấp nhằm đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động chung. Tính hiệu quả đỏi hỏi chi phí xã hội biên đúng bằng lợi ích xã hội biên, để đảm bảo hiệu quả xã hội, chính phủ nên sử dụng chế độ phạt tiền hơn chế độ trợ cấp để hạn chế tác động tiêu cực của yếu tố ngoại vi. Hệ thống biện pháp về hành chánh và luật pháp: Biện pháp hành chánh: Nhằm khắc phục hoặc loại bỏ sự tác động tiêu cực của các yếu tố ngoại vi, chính phủ có thể sử dụng hệ thống biện pháp hành chánh thay cho các biện pháp về kinh tế. Hệ thống mang tính chất pháp quy của chính phủ thường có 2 loại: Hệ thống pháp quy về nguyên nhân: Bao gồm tất cả các quy định, các tiêu chuẩn bắt buộc các cá nhân phải tuan thủ để hạn chế các nguyên nhân gây ra tác động tiêu cực. Hệ thống pháp quy về mặt hậu quả: Bao gồm tất cả các quy định, các tiêu chuẩn buộc các cá nhân phải tuân thủ để hạn chế các hậu quả của các tác động tiêu cực. Biện pháp về mặt luật pháp: Giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể gây ra tác động tiêu cực và đối tượng bị tác động một cách trực diện bằng một hệ thống pháp luật tỏ ra có ưu thế. Cơ sở để giải quyết các mâu thuẫn về mặt luật pháp đòi hỏi chính phủ phải công nhận và thiết lập về các quyền tài sản của cá nhân cũng như của công đồng. PHẦN 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BAO NILON Quan sát trong cuộc sống hàng ngày , bao nilon vẫn là lựa chọn số 1 của nguời tiêu dùng . Dù mua thực phẩm hay các vật dụng như quần áo, giày dép, mỹ phẩm .. hầu như tất cả các loại hàng hoá đều được bao gói, đựng trong một dạng bao bì tiện dụng và bền chắc, đó là những chiếc túi nilon. Hiện trên thị trường có ba loại túi nilon phổ biến. Loại túi nilon được sản xuất từ hạt nhựa mật độ cao (HDPE), thường gọi là túi xốp, dùng phổ biến trong siêu thị, chợ, các trung tâm thương mại... Túi nilon sản xuất từ hạt nhựa mật độ thấp (LDPE), thường gọi là nilon trong, đựng đường, muối... Túi sản xuất từ nhựa PP, thường cung cấp cho thị trường buôn bán thuốc tây để phân liều thuốc... Tuy nhiên dù loại túi nào thì tác hại đối với môi trường đều như nhau . Theo kết quả của các cuôc thống kê qui mô lớn trong thời gian gần đây : Đã có 93  trong số 100 nguời được hỏi trả lời túi nilon rất tiện lợi cho việc sử dụng và mua bán hàng hóa . Đây là kết quả khảo sát của Quĩ tái chế chất thải TP.HCM thực hiện tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đầu năm 2008. 30 tấn: số luợng bao ni long được dùng trong 1 ngày tại Tp.HCM. Đó là kết quả khảo sát của Quỹ Tái chế chất thải TPHCM.Trong đó 72% lượng túi nilon được tiêu thụ ở 229 chợ, số còn lại tiêu thụ ở siêu thị và các trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM. Theo các chuyên gia Bộ Tài nguyên – Môi trường , trung bình mỗi gia đình Việt Nam mỗi ngày sử dụng và thải ra ít nhất một túi nilon mỗi ngày, đây là một con số rất lớn. tình trạng “xả” túi nilon bừa bãi vẫn cứ diễn ra hàng ngày mà không có cách xử lý. Theo bà Nguyễn Ánh Hồng - giám đốc hệ thống Maximark, toàn hệ thống siêu thị này (gồm ba siêu thị) tiêu thụ bình quân 10 tấn nilon/tháng. Nếu tính trung bình 1kg nilon khoảng 100 túi (bao bì của siêu thị thường dày), mỗi tháng hệ thống cho ra thị trường khoảng 1 triệu túi và một năm là 12 triệu túi! Với bảy siêu thị, hệ thống Big C cũng tiêu tốn 20 tấn/tháng, tương đương 3 triệu túi nilon (150 túi/kg). Một cơ sở thu mua phế liệu tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết mỗi ngày gom được khoảng 1 tấn túi nilon từ người nhặt rác mang về bán với giá khoảng 300 đồng/kg và mỗi người nhặt rác có thể kiếm được 10kg túi nilon/ngày . Những túi nilon này sẽ được mang đi bán cho các cơ sở tái chế phế liệu ở khu vực Bình Chánh (TP.HCM). Còn những túi nilon không được thu gom sẽ thải ra môi trường . Những con số trên cho thấy Bao nilon đã có mặt khắp mọi nơi và nó đã và đang chiếm được cảm tình của người tiêu dùng . Tính tiện lợi của bao nilon thì không còn phải bàn cãi, tuy nhiên, hiểm họa ô nhiễm môi trường mà túi nilon đem lại cũng to lớn không kém. Dùng một chiếc túi chỉ trong vài phút nhưng vài trăm năm sau, chiếc túi ấy vẫn còn gây hại cho môi trường . Tiện ích của Bao nilon: Cho đến nay ,đã có hơn 6 tỉ người trên khắp hành tinh trở nên quen thuộc với việc sử dụng túi nilon hàng ngày vì những đặc tính tiện ích mà nó mang lại : Bao nilon rất tiện dụng , có thể đựng chất lỏng và cả chất rắn . Dễ sử dụng Giá thành rẻ . Không thấm nước Không hao mòn Bền , có thể tái sử dụng nhiều lần với độ bền và trong thời gian dài Ứng dụng đuợc với nhiều hàng gia dụng Tác hại từ Bao nilon : Tuy bao nilon được sự sử dụng rộng rãi và phỏ biến , nhưng những người sử dụng bao nilon đa phần mới chỉ quan tâm tới những tiện ích của nó mà không hề biết những chiếc bao nilon được tạo ra từ Polietylen - một loại nhựa dẻo nóng từ dầu mỏ và việc sử dụng bao nilon tràn lan sẽ gây tác động xấu như thế nào đến môi trường. Một nghiên cứu từ năm 1975 đã cảnh báo rằng lượng túi nilon con người thải ra mỗi năm cực lớn nhưng không gian tiêu huỷ lại  hạn hẹp, khiến chúng sẽ phát tán khắp nơi, ra cả biển và đại dương. Thảm trạng này càng dễ bắt gặp ở đô thị của các nước đang phát triển, nơi điều kiện vệ sinh còn thấp, điển hình như Việt Nam. Ô nhiễm trắng” là cách mà các chuyên gia môi trường đang nói về sự lạm dụng bao nilon hiện nay. Vấn đề đáng báo động ở nước ta là mọi người đang lạm dụng bao bì nilon quá mức. Cả người bán và người mua đều thản nhiên sử dụng bao nilon. Rất ít người nhận ra rằng họ đang làm tổn hại đến thiên nhiên và đến chính bản thân mình. Nguyên liệu làm bao nilon xuất phát từ hai nguồn: hạt nhựa tái chế và hạt nhựa chính phẩm nhập khẩu. Theo tiến sĩ Lê Văn Khoa, qua khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy phần lớn cơ sở sản xuất bao nilon hay sản phẩm nhựa nói chung đều dùng hạt nhựa chính phẩm nhập khẩu, còn hạt nhựa tái chế được sử dụng với tỉ lệ nhỏ (khoảng 20%) và chủ yếu dùng để pha trộn với hạt nhựa chính phẩm. Như vậy, để sản xuất bao nilon đủ dùng một cách thoải mái cho gần chục triệu dân TP.HCM chắc phải tốn kém một khoản ngoại tệ khá lớn Trong quá trình sản xuất bao nilon, nhiều chất thải độc hại được thải vào môi trường,... Theo tính toán của các nhà chuyên môn, cứ hai bao nilon được sản xuất ra thì có khoảng 0,1gam chất thải phát sinh. gây ô nhiễm không khí, nước. Những túi nilon được nhuộm màu nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc cho thực phẩm do chứa các kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư).- ( Thu Hằng / báo Hà Nội mới) Tắc nghẽn cống rãnh, ngập lụt, xói mòn đất, thoái hóa đất đai, ứ đọng nước thải , làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa - Sự tắc nghẽn hệ thống thoát nước thải sẽ làm cho ruồi muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Theo phân tích của ông Nguyễn Khoa - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học: túi nilon được làm từ nhựa PTE không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng bắt đầu từ 70-80 độ C thì những chất phụ sẽ có phản ứng phụ và khó có thể đo luờng được mức độ độc hại của nó . Bao nilon lẫn vào đất có thể làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, ngăn cản oxy đi qua đất, gây xói mòn đất... nilon khó tiêu hủy dù hằng trăm năm chôn vùi dưới đất, làm cho đất khô cằn và độc hại. Khi bị đốt cháy, các các loại bao bì nilon sẽ tạo thành nhiều khí độc, đặc biệt là chất dioxin có thể gây ngộ độc, gây ngất, nôn ra máu, khó thở, gây rối loạn chức năng, bị ung thư, giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết. Với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai,khi hít phải loại khí này, rất dễ đứa trẻ sinh ra đời sẽ bị mắc các dị tật bẩm sinh. Theo thời gian, những chiếc bao ni lon này phân rã và càng dễ gây hại hơn đối với người và động vật. Chúng xâm nhập vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên Bao bì nilon trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải hoặc mắc phải. Theo các nhà khoa học, việc sử dụng bao bì nilon có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của plastic. Theo các nhà khoa học, các loại túi nilon có thể mất từ 500-1.000 năm mới có thể tự phân hủy. Với tốc độ sử dụng kinh hoàng như hiện nay, con người phải trả giá cho việc môi trường đang bị ô nhiễm hằng giờ, hằng ngày. PHẦN 3: GIẢI PHÁP Xây dựng các giải pháp dựa trên cơ sở lý thuyết: Thiết lập quyền sở hữu: Túi nilong là một loại chất thải rắn và nguồn ô nhiễm phân tán tại nơi ở của mỗi hộ dân cư, vì thế chúng rất khó để đo đặc, quan sát và xử lý . Dựa vào định lý Ronal Coase ta tìm cách thiết lập quyền sỡ hữu một mức phát thải nhất định đối với mỗi hộ gia đình. Quy định một mức phát thải bao nilon ra môi trường đối với hộ gia đình rồi tư đó bán giấy phát đó cho các hộ gia đình, quyền sỡ hữu mức phát thải bao nilon mỗi tháng ảnh hưởng đến tài chính cuả mỗi người và như vậy sẽ có mức ràng buộc đối với phát thải, và giảm thiểu mức phát thải. Các tác động từ phía chính phủ: -Đánh thuế vào nghành sản xuất bao nilon, nhưng giảm thuế cho ngành sản xuất dụng cụ có thể tái chế được. -Xác định mức phạt nặng vào việc xả thải vượt định mức đề ra. Chính phủ cần ban hành các quy định và đảm bảo các quy định đó được thực hiện nghiêm chỉnh. Để các chính sách và quy định đó có hiệu lực đòi hỏi có 2 buốc trong quá trình thực thi đó là Giám sát và Trừng phạt. Ở một số nước trên thế giối như Trung Quốc và Simgapore các biện pháp này được thực hiện một cách có hiệu quả rất cao. Ở đây có một sự đánh đổi giữa mức trừng phạt và xác suất nó được áp dụng. Các kiến nghị đối với thực tiễn hiện nay: Cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm tạo ra sản phẩm thay thế: Theo các nhà khoa học, việc loại bỏ dần túi nilon ra khỏi đời sống hằng ngày chỉ có thể trở thành hiện thực nếu tiến hành song song hai giải pháp chính sau: hỗ trợ để phát triển các loại túi có thể tự phân hủy sinh học nhanh, thân thiện với môi trường (gọi tắt là túi tự hủy) và các loại túi có thể tái sử dụng nhiều lần để thay thế, hạn chế và cấm dần, theo một lộ trình nhất định. So với túi nilon thông thường, giá thành để sản xuất túi nilon tự hủy cao hơn rất nhiều. Mặt khác, về phương diện kỹ thuật (độ dẻo dai khi chứa các vật nặng, tính chịu nước khi dùng cho các vật phẩm ẩm ướt như cá, thịt... của túi tự hủy thường không cao bằng túi nilon). Nếu được hỗ trợ thích đáng thì việc sản xuất và sử dụng loại túi này mới hi vọng được áp dụng đại trà ra thị trường với giá cả chấp nhận được. Một số doanh nghiệp tại TP.HCM từ năm 2005 đã nhập khẩu dây chuyền và công nghệ sản xuất bao bì tự hủy (nhưng chủ yếu là để xuất khẩu, do giá thành cao gấp hai lần so với loại bao bì nilon thông thường nên khó tiêu thụ trên thị trường nội địa). Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM bước đầu đã nghiên cứu thành công công nghệ chế tạo vật liệu để sản xuất bao bì tự hủy với nguyên liệu là tinh bột khoai mì (có thể trồng được ở những vùng đất xấu, đất đồi, không ảnh hưởng đến an ninh lương thực) kết hợp với nhựa PVA (có thể tự hủy trong môi trường) và chất độn là khoáng sét phân tán ở kích thước nano. Nếu được đầu tư nghiên cứu sâu hơn và thử nghiệm trên quy trình sản xuất với quy mô công nghiệp thì các sản phẩm như túi tự hủy từ vật liệu này có thể đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn. Dùng các túi có thể sử dụng được nhiều lần cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Một loại túi được sử dụng tương đối hiệu quả ở một số nước đó là loại túi có mã vạch (gọi tắt là túi mã vạch). Túi mã vạch có kích thước tương đương túi nilon loại lớn, được sử dụng tại các siêu thị. Chúng được làm bằng một số chất liệu bền vững, thân thiện với môi trường và mềm để có thể gấp nhỏ lại (như vải, một số loại polymer). Bên trong túi có một số ngăn (như ngăn lưới đựng rau quả, ngăn không thấm nước đựng đồ có độ ẩm cao). Túi có thể giặt và có thể sử dụng nhiều lần. Các chiến dịch cắt giảm việc sử dụng bao nilon tại các trung tâm thương mại: Tác hại nghiêm trọng của túi nilon đối với môi trường khiến nhiều nước trên thế giới đã nghiêm cấm sản xuất và buôn bán túi nilon ở các mức độ và quy mô khác nhau, tùy điều kiện kinh tế xã hội của mình. Thủ đô Dhaka của Bangladesh là thành phố đầu tiên trên thế giới cấm sử dụng túi nilon từ năm 2002; những chiến dịch tương tự như cấm hoặc hạn chế sử dụng cũng diễn ra ở Rwanda, Đài Loan, Singapore, Israel, Ấn Độ, Botswana, Eritrea, Kenya, Tanzania, Nam Phi, Italia, Úc, Mỹ, Anh, Pháp, Ailen… Mới đây nhất, Trung Quốc cũng ra lệnh cấm sử dụng túi nilon siêu mỏng trong một nỗ lực giảm ô nhiễm và tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu mỏ. Khó khăn của việc này có rất nhiều lý do: kỹ thuật sản xuất đơn giản, giá thành thấp, tiện dụng , nhẹ bền và chịu nước , nguồn vật liệu thì dồi dào... Chính vì thế có thể nói giải pháp cấm hoàn toàn việc sản xuất và sử dụng túi nilon là khó khả thi. Nhưng đã có những giải pháp đề nghị cấm sử dụng túi nilon ở các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại. Giải pháp này được coi là có cơ sở và khả thi vì những khu vực đó là nơi mà người tiêu dùng có điều kiện và cũng có ý thức hơn để hy sinh chút ít lợi ích kinh tế trước mắt vì lợi ích bền vững của môi trường. Như chương trình "Metro cùng khách hàng bảo vệ môi trường" do hệ thống siêu thị Metro khởi xướng năm 2007 nhằm hạn chế lượng túi nilon thải ra môi trường đã rất thành công mặc dù lúc đầu cũng vấp phải một số phản ứng không đồng tình từ khách hàng nhưng cũng đã có những thành công nhất định. Metro đã bán cho khách hàng những chiếc túi được làm từ sợi tổng hợp có thể sử dụng nhiều lần thay cho những chiếc túi nilon mỏng phát miễn phí. Sự thành công của chương trình cho thấy nếu có sự tuyên truyền hiệu quả kết hợp với kế hoạch thực hiện hợp lý, các siêu thị và trung tâm thương mại trong cả nước hoàn toàn có thể thực hiện được kế hoạch thay thế túi nilon bằng túi thân thiện môi trường. Chiến dịch của Metro hoàn toàn là hoạt động tự nguyện vì môi trường bởi pháp luật chưa có một quy định bắt buộc nào về việc này.Nên nếu có quy định cấm hoàn toàn hoặc cấm phát miễn phí túi nilon ở các trung tâm thương mại và siêu thị thì sẽ hạn chế rất nhiều lượng túi nilon thải ra môi trường và cũng là một cách tuyên truyền ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trực quan và hiệu quả. Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi về tác động của bao nilon đến môi trường sống đối vói người tiêu dùng: Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhận thức về bảo vệ môi trường được nâng cao hơn nhưng mới chỉ ở mức bắt đầu chú ý hơn đến vấn đề môi trường mà chưa ý nilon với môi trường nhưng lại chưa có hành động cụ thể để giảm thiểu, hạn chế sử dụng nó. Nhiệm vụ của tuyên truyền chính là nâng cao nhận thức và biến nhận thức thành những hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường. Nhưng hiện nay công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác hại của túi nilon với môi trường nhằm hạn chế sử dụng chưa được triển khai một cách hệ thống trên phạm vi rộng. Các cơ quan chức năng chưa thực sự vào cuộc mạnh mẽ trong việc tuyên truyền hạn chế túi nilon, còn hoạt động của các tổ chức tình nguyện vì môi trường thì chỉ giới hạn trong một phạm vi khiêm tốn. Việc sử dụng túi nilon đã là một thói quen tất yếu của người Việt Nam vì những lợi ích và tiện ích dễ thấy trước mắt trong khi những tác hại cho tương lai dù rất nghiêm trọng nhưng chưa được nhận thức đúng đắn và đầy đủ. Thay đổi một thói quen là vô cùng khó khăn nhưng rõ ràng là chúng ta có thể làm nhiều hơn những gì đã làm được để hạn chế thói quen ấy. Việc tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon và định hướng cho người tiêu dùng thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… phải được tiến hành rộng rãi và đồng bộ. Đối với các khu dân phố, làng xóm thực hiện vận động nhà nhà nói không với bao ni lông, nên đưa vấn đề này vào các cuộc họp bàn của khu dân phố , làng xã để mọi tác động tiêu cựa của bao ni lông trở thành một chủ đề được quan tâm và ăn sâu vào tâm lý của người dân. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các giờ ngoại khóa để tuyên tuyền cho học sinh có ý thức trong việc sử dụng bao ni lông. Mở các chiến dịch như “tuần lễ không bao nilon”… để mọi người tham gia hưởng ứng và cảm nhận được tinh thần của các cuộc vận động, từ đó có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường sống của mình. tại chợ vải Hội An, đường Trần Phú, hàng trăm người dân đã tụ tập về đây để đổi bao nilông lấy túi thân thiện với môi trường. Theo chương trình, 20 bao nilon sẽ đổi một túi thân thiện với môi trường được làm từ chất vải, thích hợp cho các bà nội trợ. Song song với hoạt động trên, hàng trăm người cao tuổi và học sinh của TP di sản này diễu hành trên các tuyến phố chính với cờ hoa rực rỡ cổ động cho người dân hưởng ứng “Ngày không túi nilông”. Tuy nhiên trước những áp lực ngày càng gia tăng lên môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nếu chỉ trông cậy vào sự tự giác và ý thức của người tiêu dùng thì e rằng kết quả đạt được là chưa đủ. Đã đến lúc cần phải có những chính sách mạnh mẽ hơn nữa tác động vào thị trường cũng như thói quen của người tiêu dùng. Các giải pháp khác: Thu hồi rác. Đây là một công việc cần thời gian, công sức và sự đồng lòng của cộng đồng. Phân loại rác ngay tại nơi xả rác như tại gia đình, tại nơi công cộng. Điều này có thể khó khăn nên đẩy mạnh áp dụng việc phân loại ban đầu do thói quen và ý thức của người dân nhưng cùng với tuyên truyền và giáo dục ý thức môi trường, việc phân loại để tái chế rác thải có thể là một trong những giải pháp khả thi và hiệu quả nhất trong điều kiện hiện tại. Ở VN việc phân loại rác thải mới là một hoạt động thí điểm, mật độ thùng rác ở những nơi công cộng còn thưa thớt và chưa có phân loại. Các hoạt động thu gom rác thải nhựa chỉ là những hoạt động tự phát, riêng lẻ, thiếu quản lý. Điều này gây khó khăn cho việc thu hồi và tái chế rác thải nhựa. Kêu gọi ý thức của các doanh nghiệp sản xuất túi nilon và tiến tới luật hoá nghĩa vụ của các doanh nghiệp này trong việc thu hồi, tái chế hoặc xử lý chất thải của các sản phẩm mà họ sản xuất. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này chưa phải chịu bất kỳ sức ép nào về trách nhiệm thu hồi và xử lý các sản phẩm qua sử dụng. Có lẽ đã đến lúc nhà nước nên ban hành quy định buộc người sản xuất loại chất thải này phải thu hồi và chịu chi phí xử lý. Tái chế rác thải hỗn hợp không cần phân loại, phần rác hữu cơ được tách ra để sản xuất phân hữu cơ, phần còn lại được nấu lên thành nguyên liệu thay thế những vật liệu xây dựng truyền thống như xi măng, cốt thép. Công nghệ này đang được thử nghiệm tại nhà máy xử lý rác thải có công suất 200 tấn rác/ngày ở Thừa Thiên- Huế và một nhà máy có công suất 1.000 tấn rác thải/ngày đang được xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh. Nếu công nghệ xử lý rác thải này được thử nghiệm thành công, chúng ta sẽ không phải lo lắng về tác hại của túi nilon đến môi trường nữa. Trên đây là một số giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon từng được tính đến. Không có giải pháp nào là hoàn hảo và cũng không có giải pháp nào là không hữu dụng. Thiết nghĩ, để đạt được kết quả mong muốn, kết hợp thực hiện các giải pháp một cách hợp lý và hiệu quả chính là giải pháp hữu hiệu nhất. Kết luận Tóm lại, bao nilon có ảnh hưởng xấu tới môi trường từ đất, nước, không khí, môi trường cảnh quan và đặc biệt là tới sức khỏe con người. Việc sử dụng nhiều bao nilon hiện nay sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ con em chúng ta sau này vì đặc tính rất khó phân hủy của chất plastic. Vì thế, đòi hỏi cần có sự can thiệp của chính phủ, sự quan tâm của các tổ chức và ý thức của mỗi người dân. Chính phủ bằng những công cụ pháp lý như xác định mức thuế đối với việc sản xuất bao nilon để làm giảm sản lượng, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển cải tiến công nghệ sản phẩm tạo ra sản phẩm thay thế, đưa ra mức phạt đối với việc xả thải bao nilon vượt mức quy định. Các tổ chức và người dân với ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường hạn chế việc sừ dụng bao nilon và hãy sử dụng loại túi thân thiện với môi trường- loại túi tự hủy, tổ chức các cuộc thi, hội thảo về bảo vệ môi trường, tuyên truyền ý thức cho người dân. Vì một môi trường xanh-sạch-đẹp, và sự phát triển bền vững cho thế hệ tương lai. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2 I. Yếu tố ngoại vi – Sự phân loại: 2 1. Yếu tố ngoại vi: 2 2. Sự phân loại: 2 3. Sự tác động của yếu tố ngoại vi : 3 II. Những giải pháp đối với các yếu tố ngoại vi: 4 1. Những giải pháp tư nhân đối với các yếu tố ngoại vi: 4 2. Hệ thống biện pháp khắc phục sự tác động ngoại vi của chính phủ 4 PHẦN 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BAO NILON 7 I. Tiện ích của Bao nilon: 8 II. Tác hại từ Bao nilon : 9 PHẦN 3: GIẢI PHÁP 12 I. Xây dựng các giải pháp dựa trên cơ sở lý thuyết: 12 1. Thiết lập quyền sở hữu: 12 2. Các tác động từ phía chính phủ: 12 II. Các kiến nghị đối với thực tiễn hiện nay: 13 1. Cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm tạo ra sản phẩm thay thế: 13 2. Các chiến dịch cắt giảm việc sử dụng bao nilon tại các TTTM: 14 3. Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi về tác động của bao nilon đến môi trường sống đối vói người tiêu dùng: 15 4. Các giải pháp khác: 16 Kết luận 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO Kinh tế công cộng-TS NGUYỄTHUẤN- Nhà xuất bản thống kê Văn Anh, “bao ni lông bị lên án oan?”, báo người lao động, (2004)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận Bao nilon và những ngoại tác đến cuộc sống trong giai đoạn hiện nay.doc
Luận văn liên quan