Thép là vật liệu chủ yếu của nhiều ngành công nghiệp, có vai trò quyết định đến
sự nghiệ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, Tổng công
ty thép Việt Nam đã có những cố gắng khai thác, cải tạo và mở rộng nhứng cơ sở sản
xuất cũ và liên doanh với nước ngoài nhằm tăng năng lực sản xuất và sản lượng thép
hàng năm với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên so với yêu cầu của thị trường và yêu cầu của
ngành thì hiệu quả sản xuất hiện nay là rất thấp. Do vậy nâng cao hiệu quả của sản xuất
kinh doanh là một tất yếu khách quan đối với Tổng công ty thép Việt Nam. Để thực
hiện được điều này một trong số những biện pháp được coi là cấp thiết nhất là nâng cao
hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị trong Tổng công ty.
90 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3415 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h.
Trong khi đó Tổng công ty thép Việt Nam vẫn phải duy trì sản xuất kinh doanh với một
hệ thống máy móc thiết bị được đầu tư từ lâu, có tuổi trung bình khá cao cho nên trở
nên lạc hậu thậm chí quá lạc hậu so với các doanh nghiệp này.
Chương 3
một số biện pháp nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở
Tổng công ty thép Việt Nam.
1 Phương hướng chung của Tổng công ty thép Việt Nam về nâng cao năng lực
quản lý và sử dụng máy móc thiết bị.
Trong những năm qua Tổng công ty thép Việt Nam luôn luôn khẳng định tầm
quan trọng của máy móc thiết bị và công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. Để
tiếp tục phát triển Tổng công ty đã đề ra phương hướng để nâng cao hiệu quả của sản
xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả của sử dụng máy móc thiết bị, tập trung
chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt các định mức KTKT và tiêu hao vật tư đã ban hành cho
các năm. Tổng công ty cũng hết sức quan tâm đến việc áp dụng rộng rãi các giải pháp
và tiến bộ kỹ thuật nhằm tiết kiệm và giải các chỉ tiêu tiêu hao, nâng cao chất lượng, hạ
giá thành.
- Nâng cấp hiện đại hoá một số dây chuyền cán thép hiện có (đáng đầu tư nâng
cấp), không đầu tư tràn lan
- Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, hiện đại để thay thế các dây chuyền
sản xuất cũ lạc hậu.
- Lựa chon công nghệ, thiết bị phải đặt mục tiêu đủ sức cạnh tranh lên hàng đầu,
có trình độ tiên tiến nhất đảm bao tuổi thọ lâu dài.
- Lựa chọn công nghệ tối ưu nhất để xây dựng cá nhà máy cán thép mới: giảm
tối thiểu chi phí vận chuyển phôi và cán thép, có thể sử dụng phôi nóng nạp trực tiếp từ
máy đúc liên tục sang lò nung, có đường giao thông thuỷ bộ thuận lợi.
- Có giải pháp điều tra tìm kiếm nguồn nguyên liệu và nghiên cứu các giải pháp
công nghệ đảm bảo cung cấp phôi thép giá rẻ, ổn định, đầy đủ và lâu dại cho nhầ máy
cán thép mới (tự sản xuất phôi hoặc nhập khẩu phôi nếu giá rẻ).
- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ phù hợp với nguồn quặng sắt có hàm
lượng kém cao ở mỏ Thạch Khê và hàm lượng măng gan ở mỏ Quý Xa theo chỉ đạo
của Chính phủ.
- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 và ISO 9002
Cụ thể hoá những chương trình trên như sau:
1. Giai đoạn 2001-2005
- Cải tạo mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên theo 2 giai đoạn:
+Giai đoạn 1( 2001-2002) : sản xuất phôi thép 200.000t/n tổng vốn đầu tư
30 triệu $USD .
+Giai đoạn 2 (2003-2005) : xây dựng mới nhà máy luyện và cán thép công
suất 300.000 tấn phôi thép /năm và 200.000 tấn thép cán/năm
- Xây dựng nhà máy thép cán nguội ở khu công nghiệp Phú mĩ công suất 250.000
tấn thép lá cán nguội /năm tổng vốn đầu tư 100 triệu USD.
- Xây dựng mới nhà máy luyện cán thép miền Nam theo 2 giai đoạn:
+Giai đoạn 1(2001-2004): Sản xuất phôi công suất 500000 t/n tổng vốn đầu
tư 100 triệu USD.
+Giai đoạn 2(2003-2005): Cán thép tròn và hình nhỏ công suất 300000t/n
vốn đầu tư 100 triệu USD.
- Khởi công xây dựng nhà máy thép liên hợp khép kín quy mô lớn 4.5 triệu
tấn/năm , xây dựng nhà máy cán tấm nóng công suất 1.5 triệu t/n vốn đầu tư 400 triệu
USD.
- Xây dựng mới nhà máy phôi thép ở miền Bắc công suất 500000 tấn
phôi/nămvốn đầu tư 100 triệu USD.
2.Giai đoạn 2006-2010:
- Xây dụng bước 1 nhà máy thép liên hợp
- Triển khai xây dựng bước 2 nhà máy thép liên hợp với vốn đầu tư 1969 triệu
USD
- Dự án khai thác mỏ quặng sắt Thạch Khê phục vụ bước 2 nhà máy thép liên hợp
với vốn đầu tư là 600 triệu USD
- Xây dựng nhà máy thép đặc biệt công suất 50000-100000t/n vốn đầu tư 130
triệu USD
- Xây dựng nhà máy phôi thép Vinakyoei với công suất 500000t/n vốn đầu tư dự
kiến 100 triệu USD.
2. Một số giải pháp thúc đẩy việc quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có
hiệu quả
Biện pháp 1: Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực công nghệ máy móc thiết
bị của Tổng công ty thép Việt Nam.
Cơ sở lý luận.
Máy móc thiết bị là tài sản cố định, là cơ sở vật chất kỹ thuật của mối doanh
nghiệp. nó thể hiện năng lực sản xuất, quyết định các chủng loại sản phẩm và quy mô
sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Do vậy trước khi bắt đầu mỗi quá trình sản
xuất kinh doanh doanh nghiệp nhất thiết phải có sự đầu tư vốn lớn để mua sắm máy
móc thiết bị, lắp đặt các dây chuyền công nghệ. Mặt khác trong quá trình sử dụng giá
trị máy móc thiết bị bị giảm dần theo thời gian. Sự giảm dần về giá trị của máy móc
thiết bị là do hao mòn sinh ra bởi lẽ chúng phải tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
khác nhau và chuyển một phần giá trị vào giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó cùng với sự
tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật thì giá trị máy móc thiết bị cũng mất dần đi
và như chương 1 đã trình bày thì đó là hao mòn vô hình. Vì vậy bất kỳ một hệ thống
máy móc thiết bị nào cũng cần phải có sự đầu tư đổi mới, cải tiến một cách thường
xuyên thì mới có thể phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh và mang lại
hiệu quả cao.
Cơ sở thực tiễn
Tổng công ty thép Việt Nam có một hệ thống máy móc thiết bị được coi là khá lạc
hậu thì việc đầu tư đổi mới nâng cao năng lực công nghệ là một điều hết sức cần thiết.
Để nâng cao năng lực sản xuất, để nâng cao khả năng cạnh tranh để hoàn thành nhiệm
vụ Nhà nước giao: điều tiết thị trường sản phẩm thép trong nước và đảm bảo sự tăng
trưởng bền vững của Tổng công ty không có cách nào khác là Tổng công ty phải tự
mình tiến hành đầu tư đổi mới các công cụ cho sản xuất của mình: máy móc thiết bị và
dây chuyền công nghệ.
Khả năng áp dụng các công nghệ mới cho ngành thép Việt Nam là to lớn và có
triển vộng tuy nhiên để quyết đinh đầu tư, phải có sự bảo đảm chắc chắn về : nguồn và
giá khí thiên nhiên, nguồn cung cấp quặng săt và than, độ tin cậy và tính phổ biến của
công nghệ áp dụng và đặc biệt là tính khả thi của từng dự án. các vấn để này chỉ có thể
khẳng định sau khí đã có Báo cáo nghiên cứu khả thi.
Tại công ty Gang thép Thái Nguyên và các tỉnh phỉa Bắc có điều kiện thuân lợi để
sử dụng công nghệ mới sản xuất gang hoặc sắt xốp dung than antraxit và quặng sắt tại
chỗ. Tuy nhiên chỉ ở quy mô nhỏ, nhà máy mini.
ở phía Nam hoặc miền Trung nếu có dồi dào khí thiên nhiên, giá rẻ có thể sản
xuất sắt xốp quy mô lớn. Song phải giải quyến được nguồn cung cấp quặng sắt về viên.
Trong nước không có cơ sở sản xuất quăng sắt vê viên. nhập quặng về viên từ Nam Mỹ
giá cao vận chuyển xa, kém hiệu quả.
áp dụng công nghệ mới cho khâu thượng nguồn sản xuất phôi cần chi phí lớn, độ
rủi ro rất cao nên khó có hy vọng dùng vốn vay để thực hiện. Chỉ khi nào dàn xếp được
vốn tại trợ hoặc ODA hoặc vốn tích luỹ tự có của Tổng công ty thì mới có điều kiện
đưa công nghệ mới vào Việt Nam.
Hướng phát triển thượng nguồn của ngành thép mà Tổng công ty thép Việt Nam
đã xác định vãn là xây dựng nhà máy thép liên hợp khép kín quy mô lớn theo công
nghệ truyền thống đi từ lò cao và sử dụng quặng sắt khai thác trong nước kết hợp với
quặng sắt nhập khẩu và than mỡ nhập khẩu. Các hướng công nghệ khai thác hiện chưa
đủ điều kiện lựa chọn.
Điều kiện thực hiện.
* Về công nghệ:
Hiện nay trên thế giới đã hình thành và đang nghiên cứu ở mức độ khác nhau
nhiều công nghệ mới sản xuất gang hoặc sắt xốp làm nguyên liệu cho luyện thép. Có
thể liệt kê một số công nghệ phổ biến như sau:
+ Sản xuất sắt xốp dùng khí thiên nhiên hoặc khí hoá than, Midrex, Hyl, Finmet,
Fior.
+ Sản xuất sắt xốp dùng than: Fastmet, Inmetco, Drylron, lò quay SL/RN.
+ Sản xuất gang luyện thép: Corex, Hismelt, Romelt, Dios, Fastmelt, Iron
dynamic, Drylron + DRI melter, lò cao nhỏ kiểu mới...
+ Tổng công ty thép Việt Nam đã hợp tác với một vài công ty Mỹ tiến hành
nghiên cứu khả thi xây dựng nhà máy sản xuất sắt xốp theo công nghệ Midrex công
suất 1,4 triệu tấn/năm. Hợp tác với Nga nghiên cứu khả thi dự án lò Romelt sản xuất
gang công suất khoảng 300.000 tân/năm. nhiều công ty nước ngoài đã giới thiêu công
nghệ mới sản xuất gang và sắt xốp có thể áp dụng ở Việt Nam.
* Về nguyên liệu.
Quặng sắt: Trữ lượng quặng sắt cả nước có thể khai thác được khoảng 400 triệu
tấn trong đó tập trung chủ yếu ở hai mỏ chưa khai thác là Quý Xa và Thạch Khê. Các
mỏ vùng Trại Cau - Thái Nguyện chỉ còn trên hai triệu tấn, không đủ cho 2 lò cao của
công ty Gang thép Thái Nguyên sản xuất sau khi đã hoàn thành cải tạo.
Than mỡ cho luyện cốc: trữ lượng than còn lại quá ít, chất lượng thấp, chỉ khai
thác được khoảng 65.000 tấn/ năm đáp ứng được 30% cho nhu cầu còn lại phải nhập
khẩu từ nước ngoài chủ yếu là Trung Quốc. Nếu tiếp tiếp tục phát triển theo công nghệ
truyền thống thì sẽ phải nhập khẩu toàn bộ than mỡ cho luyên kim.
Khả năng cung cấp feero cho luyện thép: Mác thép xây dựng có chất lượng thông
thường, chưa yêu cầu các loại ferro cao cấp dùng hợp kim hoá, vì vậy trong nước đủ để
cung cấp.
* Về vốn: Trong giai đoạn 2001-2005 tổng nhu cầu vốn đầu tư là 950 triệu USD
trong đó dự kiến:
+ Vốn ngân sách nhà nước cấp: 118 tỉ đồng
+ Vốn ngân sách từ thuế thu nhập doanh nghiệp và thu sử dụng vốn xin nhà
nước để lại:130 tỉ đồng
+ Vốn tự có của doanh nghiệp :200 tỉ đồng
+ Vốn vay tín dụng hỗ trợ đầu tư của nhà nước: 7783 tỉ đồng
+ Vốn vay tín dụng thương mại:19 tỉ đồng
+ Vốn vay nước ngoài: 6000 tỉ đồng(trong đó mua thiết bị trả chậm là 5100
tỉ đồng).
Phương thức thực hiện:
* Đối với công ty Gang thép Thái Nguyên :công ty Gang thép Thái Nguyên có lợi
thế: ở gần các mở quặng phía bắc, có diện tích rộng đủ để phát triển mở rộng, có đội
ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý đông đảo và có kinh nghiệm; tuy nhiên công ty Gang
thép Thái Nguyên cũng có những khó khăn là chất lượng nguyên liệu xấu, công ty ở xa
cảng, xa thị trường, không thuận tiên trong việc vận chuyển nguyên liệu nhấp khẩu và
tiêu thụ sản phẩm, lưu trình sản xuất dài số lao động quá nhiều, cơ chế cồng kềnh, kém
linh hoạt, kém hiệu quả.
Từ những thuận lợi và khó khăn đó biện pháp để tăng cường khả năng cạnh tranh
của công ty Gang thép Thái Nguyên là:
+ Hoàn thành giai đạo 1 dự án cải tạo mở rộng sản xuất phôi 250.000 tấn/ năm.,
trong đó, đặc biệt chú ý đến khâu chuẩn bị nguyên liệu (quặng sắt, than mỡ, thép phế...)
để có thể phát huy tối đa công suất sau khi cải tạo.
+ Lập báo cáo nghiên cứu khả thi để sớm quyết định phương án mở rộng sản xuất
giai đoạn 2 đưa công suất sản xuất phôi thép lên 500.000 tấn/ năm hoặc cao hơn nữa.
+ Đầu tư xây dựng mới một dây chuyền cán thép thanh và dây thật hiện đại, công
suất khoảng 300.000 tấn/ năm - 400.000 tấn/năm để tiêu thụ phôi thép sẽ sản xuất theo
dự án giai đoạn 2. Nếu thiếu phôi sẽ nhập khẩu thêm một số trong một số năm đầu.
+ Nghiên cứu đầu tư cải tạo dây chuyền cán 650 bằng thiết bị lẻ hiện đại, có hệ
thống điều khiển, kiểm tra tiên tiến để chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm thép
đặc chủng chất lượng cao để phục vụ chế tạo cơ khí và các yêu cầu đặc biệt khác.
+ Việc đầu tư ở công ty Gang thép Thái Nguyên chủ yếu nhằm tận dụng lợi thế
vốn có về nguồn nguyên liệu quặng sắt và cơ sở hạ tầng sẵn có để tăng cường sức cạnh
tranh. Do vậy sản lượng thép của công ty Gang thép Thái Nguyên chỉ hạn chế ở mức
cân đối đủ nguồn nguyên liệu tại chỗ. Khi đã hết khả năng tự cân đối phôi thép thì phải
xây dựng nhà máy thép mới ở ven biển gần một cảnh nước sâu để thuân lợi cho việc
nhập nguyên liệu.
+ Có biện pháp giảm dần lao động ở các khâu sản xuất song song với việc hiện
đại hoá các thiết bị, đưa công nghệ điều khiển mới vào áp dụng nâng cao mức độ tự
động hoá.
+ Tách các khâu phục vụ, dịch vụ thành các đơn vị kinh doanh, hạch toán độc lập.
* Đối với công ty thép Miền Nam:
+ Đầu tư xây dựng nhà máy thép Phú Mỹ từ khâu luyện thép đến cán thép với
công nghệ và thiết bị thuộc loại hiện đai nhất. Đến năm 2005 phải có 300.000 tấn /năm
công suất cán thép của nhà máy này tham gia cạnh tranh trên thị trường.
+ Cải tạo, nâng cấp, hiện đai hoá một 2 dây chuyền cán thép hiện có ở Biên Hoà
và Thủ Đức đạt mức độ tiên tiến trong khu vực và theo hướng tăng cường sản xuất thép
chất lượng cao.huy động vốn tối đa công suất dây chuyền cán thép góc Nhà Bè.
+ Loại bỏ dần máy cán mini, lạc hậu ở Thủ Đức, Nhà Bè, Tân Thuận.
+ Nghiên cứu mỏ rộng mặt hàng, đa dạng hoá sản xuất và ngành nghề kinh doanh,
có thể phát triển mạnh hơn lĩnh vực chế biến sâu kim loại như: chế phẩm kim loại, gia
công cắt uốn, hàn, sản xuất các chi tiết băng kim loại ( theo kiểu của Vinatafong) để
giải quyết lao động và tăng thu nhập, mở rộng thị trường.
* Đối với công ty thép Đà Nẵng:
Đầu tư ở nhà máy thép Đà Nẵng cần được tính toán căn cứ vào các dặc điểm là thị
trường với khu vực Miền Trung nhỏ bé lại phải đương đầu với sự cạnh tranh. Việc thép
Miền Nam và thép Miền Bắc đưa vào thì thép nhập khẩu cũng dễ dàng thâm nhập thị
trường Miền Trung. Do vậy đối với nhà máy thép Đà Nẵng định hướng như sau:
+ Cải tạo dự án xây dựng lò điện luyện thép 15 tấn/mẻ, huy động hết công suất
cán để cấp phôi cho cán. Nghiên cứu đầu tư máy đúc liên tục để thay thế cho khâu đúc
thỏi hiện nay.
+ Cải tạo máy cán hiện có thành máy bán liên tục kiểu như Thủ Đức, Biên Hoà
hiện nay để nâng công suất cán lên 120.000 tấn/năm. Phần phôi thép còn thiếu sẽ được
cấp từ nơi khác hoặc nhập khẩu.
+ Sẽ nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy mới hiện đại công suất 200.000 -
300.000 tấn/năm khi có thị trường lớn hoặc có khả năng xuất khẩu để duy trì vị trí địa
lý thuận lợi.
* Đối với nhà máy thép miền Trung.
Đây là nhà máy mới đầu tư nhưng công suất nhỏ, máy móc thiết bị và công nghệ
lạc hậu nên có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật kém, giá thành cao, do vậy đối với nhà máy này
cần:
+ Đầu tư nâng cấp để đạt các chỉ tiêu trung bình tiên tiến ( tương đương như thép
Nhà Bè).
+Tăng cường quảng cáo tiếp thị có cơ chế bán hàng linh hoạt để khẳng định
thương hiệu.
Hiệu quả thực hiện.
Các dự án này sẽ giúp cho Tổng công ty thép Việt Nam tận dụng triệt để lợi thế về
nguồn nguyên liệu quặng săt và cơ sở hạ tầng sẵn có để nâng cao năng lực sản xuất,
hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị và khả năng cạnh tranh.
Các dự án này đi vào thực hiện sẽ nâng công suất sản xuất phôi của Tổng công ty
lên như sau: Tổng cộng khoảng 1,0 triệu tấn phôi thép/ năm ( trong đó khoảng 15% đi
từ quặng sắt; 85% từ thép phế thu gom trong nước và nhập khẩu).
Nếu toàn Tổng công ty sản xuất 1,0 triệu tấn phôi thép/năm thì Tổng công ty có
đủ khả năng tự túc phôi thép. Đây là lợi thế rõ nhất mà Tổng công ty cần nắm lấy và
phát huy trong cuộc cạnh tranh. Với 2 dây chuyền cán thép hiện đại ( công suất khoảng
600.000 tấn/năm) và 3 dây chuyền cán được nâng cấp hiện đại hóa cùng 1 triệu tấn phôi
thép tự sản xuất hàng năm, Tổng công ty thép Việt Nam có thể cạnh tranh được với các
xí nghiệp khác, giữ vững được thị trường để có đà vươn lên mạnh hơn sau năm 2005.
Đến năm 2005 nếu thực hiên đầy đủ các dự án trên thì Tổng công ty sẽ đem lại
hiệu quả to lớn cho nền kinh tế quốc dân.
Bảng 16: ước tính hiệu quả đầu tư
Mặt hàng nhập khẩu Khối lượng
(1000 tấn)
Giá dự báo bình
quân (USD/tấn)
Thành tiền
(triệu USD)
1. Nếu không được đầu tư
thêm, phải nhập khẩu:
- Phôi thép
- Thép cán nóng và cán nguội
còn thiếu so nhu cầu:
+ Thép cán nóng
+ Thép cán nguội
2150
1900
1300
600
220
330
290
400
473
617
377
240
Cộng 1: 1090 - 1100
Nếu được đầu tư như trên chỉ
nhập khẩu:
- Quặng sắt vê viên
- Thép phế
- Phôi vuông
- Phôi dẹt
- Thép cán nóng
- Thép cán nguội
1740
700
950
650
1000
300
40
140
220
230
290
400
70
98
210
150
190
120
Cộng 2: 938
Giá trị làm lợi: 1 - 2 Khoảng 160
Đến năm 2005 Tổng công ty thép Việt Nam sẽ đạt công suất sản xuất phôi thép
khoảng 1,8 triệu tấn, thép cán tương đối khã gồm 3,0 triệu tấn sản phẩm dài (dư so với
nhu câu tiêu thụ khoảng 1,0 triệu tấn) và 1,0 triệu tấn sản phẩm dẹt. Sl phôi thép dự
kiến năm 2005 đạt khoảng 1,2 triệu tấn, thép cán các loại khoảng 3 triệu tấn/năm sẽ đap
ứng được 70 % nhu cầu trong nước.
Biện pháp 2: Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và
công nhân trực tiếp sản xuất.
Cơ sở lý luận
Máy móc thiết bị là tổng hợp của rát nhiều bộ phận phức tạp có nhiệm vị truyền
dẫn tích cực sự tác động của con người vào đối tượng lao động, làm thay đổi hình thái
tự nhiên của đối tượng lao động và biến chúng thành sản phẩm thoả mãn nhu câu của
con người. Do vậy mà giữa máy móc thiết bị và con người có mối quan hệ gắn bó nhất
định thể hiện sự tác động qua lại với nhau. Con người chế tạo ra máy móc thiết bị, làm
chủ máy móc thiết bị và tiêu dùng những sản phẩm đo chúng làm ra. Máy móc thiết bị
chỉ có thể làm ra những sản phẩm đa dạng chất lượng cao khi nó được điều khiển bởi
những con người có trình độ cao. Bên cạnh đó tính phức tạp và độ tinh vi của máy móc
thiết bị ngày càng được nâng cao đòi hỏi con người vận hành nó phải có tinh thần trách
nhiêm cao, trình độ chuyên môn sâu, thường xuyên cập nhật những kiến thức khao học
để có thể điều khiển máy móc thiết bị một cách có hiệu quả nhất. Gắn với khái niệm
công ngh thì m là xương cốt của quá trình sản xuất. Vì vậy vấn đề đào tạo nâng cao
trình độ cho cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất là hết sức cần thiết trong
công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp hiện nay.
Cơ sở thực tiễn
Từ khi thành lập Tổng công ty đã có một đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân viên
làm công tác quản lý và sản xuất trực tiếp. Với một đội ngũ đó Tổng công ty có thừa
khả năng huy động nguồn nhân lực cho sản xuất. Đây là vốn rất quý cần được bồi
dưỡng đào tạo để triển khai khắc phục những nhược điểm về cơ cấu, về trình độ, về
trình độ và kỹ năng, về phong cách để tiếp nhận và nhanh chóng làm chủ công nghệ
hiện đại hơn, quy mô lớn hơn trong tương lai.
Về mặt chất lượng các chuyên gia cho rằng mặt mạnh của đội ngũ lao động là số
lượng đông có kinh nghiệm và lỹ năng thành thạo ứng với trình độ công nghệ và tổ
chức hiện đại. Nhưng mặt yếu cũng rất rõ là khi trình độ công nghệ tăng trưởng nhanh
và khi chuyển hẳn sang cơ chế thị trường. Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý thì thiếu
kiến thức và kinh ngiệm quản lý kinh tế, quản lý công nghệ kỹ thuật, điều hành không
linh hoạt và thiếu chính xác nên hiệu lực và hiệu quả kém. Đối với kỹ sư, thì một bộ
phận đáng kể không còn kiến thức, kỹ năng để thực hiên nhiệm vụ quản lý sản xuất, xử
lỹ những vấn để kỹ thuật công nghệ phức tạp. Phần lớn đội ngũ lao động này được đào
tạo từ những năm trước cho nên khi đổi mới thì trình đọ công nghệ của họ không đủ
đáp ứng do vậy điều cần thiết là phải đào tạo bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thông tin
cho người lao động đẻ họ có thể vận hành máy móc thiết bị có hiệu quả hơn.
Mặt khác, trong thời gian tới Tổng công ty dự kiến sẽ đầu tư một loạt các công
trình mới với hệ thống máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đại cho nên đế
có thể tiếp cận công nghệ mới, để đảm bảo sử dụng có hiệu quả hệ thống đó thì công
nhân vận hành loại máy hệ thống máy móc thiết bị đó cần phái có trình độ. Nếu khi có
dự án mới tiến hành đào tạo thì tiến độ đưa máy móc thiết bị vào sản xuất sẽ bị chậm lại
do công nhân không có đủ kinh ngiệm trình độ vận hành máy móc thiết bị đó hoặc nếu
đi thuê công nhân về vận hành thì Tổng công ty sẽ phải tốn kém một lượng chi phí cho
đôi ngũ này từ đó sẽ gây ra lãng phí rất lớn cho Tổng công ty và không đảm bảo kế
hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Do vậy trong quá trình sản xuất kinh
doanh Tông công ty luôn luôn phải quan tâm đến công tác này nhằm đảo bảo kịp thời
nguồn nhân lực cho sản xuất và đảm bảo máy móc thiết bị sử dụng một cách có hiệu
quả nhất.
Điều kiện thực hiện
Đối với những khóa đào tạo nhỏ, ngắn hạn tại công ty chủ yếu là để phổ biến
những kiến thức, nội quy mới, nâng cao tay nghề cho người lao động thì công ty có thể
trích quỹ đầu tư phát triển hàng năm để chi trả.
Đối với việc khen thưởng những cá nhân tiên tiến xuất sắc có thành tích tốt trong
lao động nhằm mục đích khuyến khích người lao động làm viẹc tốt hơn thì công ty có
thể trích quỹ khen thưởng phúc lợi hoặc trích trực tiếp từ doanh thu bán hàng để chi trả.
Đối với việc đào tạo bằng cách gửi đi học tại các trường nhằm mục đích nâng cao
trình độ kỹ thuật và quản lý cho cán bộ chuyên môn thì tuỳ theo từng lĩnh vực cụ thể
mà công ty có thể chi trả một phần, toàn bộ hay người đi học phải tự túc lo chi phí này.
Biện pháp này sẽ phát huy tốt hiệu quả nếu Tổng công ty làm cho mọi người hiểu
được sự cần thiết phải nâng cao trình độ quản lý và sử dụng máy móc thiết bị để mỗi
người tự nhân thức rằng muốn có cơ hội thăng tiến thì chỉ có một con đường duy nhất
là học tập để nâng cao trình độ. Cũng như vây thì biện pháp này có thể giúp công ty
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị về mặt sô lượng, thời gian, từ
đó mà kéo dài tuổi thọ của chúng và cải thiện vị thế cạnh tranh của Tổng công ty trên
thị trường kinh doanh thép.
Phương thức tiến hành.
Tổng công ty sẽ ký hợp đồng với các có sở đào tạo để đào tạo có địa chỉ và theo
lich biểu triể khai các công trình - mỗi dự án từ khi bắt đầu chuẩn bị đến khi sản xuất
thường kéo dài 45 năm, tương đương với một khoá đào tạo đại học hoặc trung cấp.
Tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho các trường đào tạo công nhân
đề đủ sức đáp ứng nhu cầu của Tổng công ty. Mặt khác phải coi trọng hình thức đưa đi
đào tạo, kèm cặp ở nước ngoài và mời chuyên gia về đào tạo, kèm cặp, bổ túc tại nhà
máy. Con người là nhân tố quyết định sự phát triển của ngành thép và Tổng công ty
thép Việt Nam do vậy kiến nghị với Nhà nước nhằm thu hút sự quan tâm hơn đến công
tác đào tạo.
Đối với các cơ sở cũ đang thừa nhiều lao động cần có biện pháp sắp xếp lại, tinh
giảm biên chế, tiến hành đào tạo bổ túc nâng cao trình độ cho số lao động còn lại trong
dây chuyền, mở thêm ngành nghề để thu hút lao động dôi dư, đồng thời vẫn phải tuyển
dụng lao động trẻ, khoẻ đã qua đào tạo có trình độ khá để thay thế dần lớp cán bộ, công
nhân lớn tuổi.
Nhiệm vụ cụ thể cho công tác này trong giai đoạn tới như sau:
+ Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý cán bộ tai các đơn vị: xây
dựng quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo của công ty giai đoạn 2001- -2005. Chuẩn
bị lực lượng cán bộ thay thế và bổ sung cho các đơn vị thành viên, liên doanh và các dự
án mới.
+ Xây dựng tiêu chuẩn viên chức trong doanh nghiệp để áp dụng cho toàn Tổng
công ty.
+ Chỉ đạo các công ty sản xuất xây dựng lại định mức lao động trình HĐQT
Tổng công ty và Bộ LĐ-TB-XH xem xét, phê duyệt.
+ Chỉ đạo và triển khai việc sắp xếp tinh giản lao động, trong đó trọng tâm là công
ty Gang thép Thái Nguyên và một số đơn vị lưu thông.
+ Triển khai kế hoạch xuất khẩu lao động năm 2001, đặc biệt quan tâm đào tạ
tuyển dụng để đảm bảo tiêu chuẩn lao động xuất khẩu. Mục tiêu xuất khẩu trước mắt
vẫn tập trung là góp phần giải quyết lao động dôi dư cho công ty Gang thép Thái
Nguyên và các đơn vị trong Tổng công ty.
Hiệu quả thực hiên.
Với những biện pháp này đên năm 2005 Tổng công ty thép Việt Nam sẽ có một
dội ngũ cán bộ quản lý đủ mạnh với 100% cán bộ quản lý có trình độ đại học và 100%
cán bộ quản lý cấp công ty có trình độ từ trung cấp trở lên có thể đảm nhận được các
công việc quản lý hệ thống máy móc thiết bị một cách có hiệu quả nhât. Số lao động sẽ
được giảm xuống với một dội ngũ cán bộ công nhân viên có sức trẻ, có lòng nhiệt huyết
với nghề, được đào tạo một cách chu đáo ở trong và ngoài nước. Số lượng công nhân
vận hành trong những năm tới sé được tinh giảm bớt bởi trong nhưng năm tới Tổng
công ty đầu tư vào những dâu chuyền công nghệ hiện đại có tính tự động cao do có cấu
lao động sẽ biến đổi theo hướng cần nhiều kỹ sư và kỹ thuật viên hơn. Với biện pháp
này Tổng công ty sẽ tinh giản được một số lượng lao động dư thừa hiện nay đồng thời
bổ sung thêm đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có tay nghề cao vào các vị trí chủ
chốt của dây chuyền công nghệ.
Bên cạnh đó biện pháp này sẽ nâng cao thu nhập cho lao động trong Tổng công ty
mức trợ cấp lương, thưởng cũng sẽ được cải thiện so với trước đây. do đó sẽ khuyến
khich công nhân nhiệt tình và hăng say với nghề hơn, khích lệ tinh thần trách nhiệm và
ý thức tự giác của họ trong công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị.
Theo dự kiến Tổng công ty sẽ đào tạo được khoảng 2900 công nhân chưa lành
nghề (37%), 3600 công nhân lành nghề (45%), 1000 kỹ thuật viên (12,5%), 460 kỹ sư
(50%), 40 trên đại học (0,5%). Khí đó Tổng công ty sẽ có một trình độ kỹ thuật tương
đối hoàn hảo.
Biện pháp 3: Tổ chức cung ứng có hiệu quả nguyên vật liệu
Cơ sở lý luận.
Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng của của tư liệu sản xuất. Các Mác
viết:”đối tượng đã qua một lần lao động trước kia rồi ... thì gọi là nguyên liệu.” Như
vậy nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất , trực tiếp tạo nên thực
thể của sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không
thể tiến hành được. Chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
của sản xuất, chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiêm nguyên vật
liệu, đến quản lý và sử dụng các yếu tố vốn, máy móc thiết bị. Vấn đề đặt ra đối với yếu
tố này trong công tác quản lý là phải cung ứng đúng tiến độ, đúng chủng loại số lượng,
quy cách. Chỉ trên cơ sở đó mới đảm bảo nâng cao các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, hiệu
quả quản lý và sử dụng các yêu tố của sản xuất, kinh doanh có lãi, chu kỳ sông sản
phẩm được kéo dài.
Cơ sở thực tiễn.
Nhìn chung do trình độ công nghệ máy móc thiết bị cũng như khả năng của lao
động còn hạn chế cộng với chất lượng và tiến độ cung cấp nguyên vật liệu chưa đáp
ứng được yêu cầu của sản xuất cho nên tình hình sử dụng nguyên liệu ở Tổng công ty
thép Việt Nam đạt hiệu quả chưa cao. Chi phí năng lượng và chi phí về nguyên liệu
vượt định mức nhiều lần so với các liên doanh và các đơn vị sản xuất kinh doanh mới
đầu tư trong những năm gần đây.
Với định hướng phát triển mở rộng sản xuất thép của Tổng công ty thì cần thiết
phải có sự phối hợp giữa yếu tố công nghệ, lao động với yếu tố nguyên vật liệu. Yếu tố
nguyên vật liệu đảm bảo cho các nhà máy mới được xây dựng đi vào hoạt động và hoạt
động có hiệu quả.
Điều kiện thực hiện.
Nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho sản xuất thép của Tổng công ty thép Việt
Nam nhìn chung cũng khá phong phú trong đó phải kể đến:
* Quặng sắt: Đến nay ngành địa chất đã phát hiện được trên 200 điểm quặng sắt
lớn nhỏ trong cả nước. Trong đó 91 mỏ và điểm quặng đáng kể đã được thăm dò ở các
mức độ kháu nhau có tổng trữ lượng địa chất khoảng 1,2 tỷ tấn, trong đó trữ lượng đã
thăm dò trêm 1 tỷ tấn. 6 mỏ và khu vực chưa quặng sắt tương đối lớn và tập trụng (
Thạch Khê, Quý Xa, Trại Cau, Tiến Bộ, Cao Bằng, Hà Giang) có trữ lượng địâ chất
khoảng 850 triệu tấn, trong đó trữ lượng chắc chắn có thể khai thác được đánh giá đến
thời điểm hiện tại khoảng 400 triêu tấn.
Có thể tháy tiềm năng quặng sắt là đáng kể, tuy nhiên nguồn quặng sắt ở Việt
Nam có một số những đặc điểm sau:
+ Trừ các mở Quý Xa ( Lào Cai) và Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng tương đối
lớn có thể đầu tư khai thác tập trung quy mô công nghiệp (xét riêng về mặt trữ lượng),
các mở và điểm quặng còn lại đều quá nhỏ bé, chất lượng không đồng đều, phân bố rất
phân tán, đa số ở các vùng sâu vùng xa không thuận lợi để đầu ư khai thác cơ giới, tập
trung, vận chuyển khó khăn và tốn kém, khó đem lại hiệu quả kinh tế như mong đợi.
+ Mỏ Thạch Khê có trữ lượng lớn, đã được thăm dò tương đôi kỹ, hàm lượng sắt
cao song bên cạnh đó thì hàm lượng kém cũng khá lớn so với tiêu chuẩn quặng sắt mua
bán trên thị trường quốc tế (0,07%). Mỏ Quý Xa (trữ lượng lớn thứ hai cũng là mỏ
được thăm dò tỷ mỷ có thể khai thác dễ dàng với công suất tuỳ ý. Nhưng việc khai thác
có những điều không thuận lợi. Thứ nhất chất lượng quặng thuộc loại trung bình, chưa
nhiều Mangan (2,9%), khó có thể nâng cao phẩm cấp, muốn sử dụng cho lò cao thì phải
có quặng Manhetit để pha trộn phối liệu. Thứ hai, vận chuyển đến công ty Gang thép
Thái Nguyên rất khó khăn.
* Than mỡ cho luyện cốc: đây là nguyên liệu không thể thay thế trong công nghệ
sản xuất gang bằng lò cao. Tuy nhiên nguồn than mỡ của Việt Nam rất hạn chế cả về
tiềm năng và trữ lượng có thể huy động khai thác. Mặt khác chất lượng than mỡ trong
nước không cao do đó ảnh hưởng lớn đến sản xuất cốc luyện kim. Trữ lượng than còn
lại khai thác được khoảng 65.000 tấn/ năm đáp ứng được 30% cho nhu cầu còn lại
nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu là Trung Quốc. Nếu tiếp tục phát triển theo công nghệ
truyền thống thì sẽ phải nhập khẩu toàn bộ than mỡ cho luyên kim.
* Than Antraxit và các loại than gầy khác. nước ta có tiềm năng lớn về than
Antraxit với trữ lượng chắc chắn vào khoảng 3,4 tỷ tấn, tổng trữ lượng địa chất khoảng
6,6 tỷ tấn. Hiện nay mới khai thác khoảng trên 10 triệu tấn/năm tập trung ở Quảng
Ninh. Đây sẽ là tiềm năng to lớn cho ngành thép và Tổng công ty thép Việt Nam. Ngoài
Antraxit, nước ta còn có một số điểm than gầy khác, chất bốc cao sông trữ lượng nhỏ,
phân tán và chất lượng thấp. Triển vọng có trữ lượng than nâu (than non) rất lớn ở đồng
bằng Bắc Bộ, đây cũng là tiềm năng lớn cần được tình đên trong tương lai để phục vụ
ngành thép và Tổng công ty thép Việt Nam.
+ Khí thiên nhiên: nước ta có trữ lượng khí thiên nhiên ở ngoài biển và trong đất
liền tương đối lớn. Đến nay đã thăm do đánh giá được trữ lượng khoảng 250 tỷ m3 .
Đây là nguồn nhiên liệu sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai trong ngành thép.
Phương thức tiến hành.
+ Những lò có dung lượng dưới 10 tấn không được sản xuất, nguyên vật liệu tập
trung cho một số nhà máy có máy đúc liên tục và những lò có điện có dung lượng lớn
hơn 10 tấn sản xuất.
+ Đầu tư thiết bị gia công chế biến thép phế nhằm tăng tỷ trọng đống và làm sạch
thép phế để cung cấp cho sản xuất.
+ Xây dựng các cơ sở khai thác quặng sắt ở các mỏ sẵn có trong nước như: Quý
Xa, Thạch Khê, Trại Cau, các mỏ ở Cao Bằng, Tuyên Quang. Để có thể khai thác có
hiệu quả các loại mỏ này thì cần phải đầu tư một lượng vốn lớn để xây dựng các cơ sở
vật chất kỹ thuật đảm bảo cho quá trình khai thác quặng thuận lợi, có thể vận chuyển dễ
dàng có thể nhanh chóng đưa về nơi tập trung để bảo quản và đưa vào sản xuất.
+ Tiếp tục tìm kiếm những loại nguyên vật liệu mới có chi phí rẻ hơn so với hiện
tại. Có thể nhập khẩu từ nước ngoài nếu thấy chi phí rẻ hơn và thực sự cần thiết đối với
quá trình sản xuất. Khi tiến hành nhập khẩu cần phải tình toán kỹ lưỡng, so sánh cân
nhắc hiệu quả kinh tế giữa nhập nguyên vật liệuvới các nguồn khác. Ví dụ tình hình
hiện nay khi trữ lượng các mỏ than trong nước còn rất ít không đáp ứng đủ nhu của cho
sản xuất thép thì tổng công ty cần có kế hoạch tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế.
Liên kết với các viện nghiên cứu trong và ngoài nước để tìm các nâng cao khả năng xử
lý nguyên vật liệu tốt nhất nhằm làm giảm hao phí. Tổng công ty cũng có thể nhập
khẩu than mỡ từ Trung Quốc để tiếp tục tiến hành sản xuất theo kế hoạch. Có thể nói
nếu tiếp tục phát triển theo công nghệ truyền thống thì biện pháp nhập khẩu nguyên vật
liệu từ nước ngoài dường như cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hiêu quả thực hiện
Với biện pháp trên thì trong những năm tới Tổng công ty có thể tự cân đối nguồn
nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, rút ngắn được thời gian đưa nguyên vật liệu vào
quá trình sản xuất giảm tối đa sự thiệt hại do chậm tiến độ sản xuất và do chất lượng
của nguyên vật liệu tới kế hoạch sản xuất vê số lượng và chất lượng. Bằng các biện
pháp trên Tổng công ty sẽ tiết kiệm được chi phí lượng tiền lớn cho chi phí về năng
lượng và chi nguyên vật liệu, từ đó rút ngắn khoảng cách so với các máy hiện đại của
các đơn vị sản xuất trong nước và các máy trung bình tiên tiến của thế giới.
Bằng những biện pháp nêu trên tình hình sản xuất của Tổng công ty thép Việt
Nam đã nhiều chuyển biến các chỉ tiêu kinh tế và hao phí nguyên vật liệu đã giảm so
với những năm trước tuy nhiên so với thế giới vẫn còn một khoảng cách chênh lệch khá
lớn.
Bảng 17: Dự tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Chỉ tiêu Đơn vị Tổng công ty thép Thế giới
Thời gian nấu luyện
Hiệu suất thu hồi phôi thép
Tiêu hao:
- Kim loại
- Điện cực
- Điện năng
- Ôxy
- Dầu
Phút/ mẻ
%
tấn/ tấn
kg/tấn
kwh/tấn
m3/ tấn
lít/tấn
80 - 160
95 - 96,5
1,17 - 1,2
3,0 - 5,5
610 - 690
0 - 25
0
45 - 70 ( nấu chảy)
95 - 97
1,07 - 1,08
1,8 - 2,2
360 - 430
20 - 35
1 - 20
Với biện pháp này hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị sẽ được nâng
cao hơn. Khi yếu tố nguyên vật liệu được đảm bảo thì sự kết hợp giưa 3 yếu: máy móc
thiết bị, lao động và nguyên vật liệu trừ nên hoàn thiện hơn do đó quá trình sản xuất
được tiến hành một cách liên tục, các khâu các bộ phận được đảm bảo cân đối. Do đó
hao phí nguyên vật liệu giảm, thời gian cung cấp yêu tố đầu vào cho giảm, tỷ lệ phế
phẩm giảm và chất lượng sản phẩm sẽ tăng lên rõ rệt. Điều này cũng đồng nghĩa với
việc khả năng cạnh tranh của Tổng công ty sẽ được nâng lên.
Biên pháp 4: Hoàn thiện công tác sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị theo kế
hoạch tại các đơn vị của Tổng công ty.
Cơ sở lý luận
Máy móc thiết bị chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của doanh
nghiệp, ảnh hường lớn đến năng suất lao động, đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra,
đến yêu cầu của tổ chức quá trình sản xuất cân đối nhịp nhàng và liên tục. Xét về vốn
thì đó chính là hình thái vật chất của vốn cố định, một loại vốn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng số vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảo dưỡng sửa
chữa và sử dụng hợp lý máy móc thiết bị sẽ làm giảm hao mòn, góp phần nâng cao hiệu
quả cho quá trình sử dụng. Thật vậy sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị là công tác
gắn liền với quá trình sử dụng máy móc thiết bị, nếu làm tốt công tác sửa chữa máy
móc thiết bị sẽ nâng cao được hiệu quả của sử dụng chúng. Sửa chữa máy móc thiết bị
chu đáo cẩn thận sẽ hạn chế những sự số hỏng hóc lớn trong quá trình sử dụng, nhờ đó
mà kéo dại tuổi thịo cho máy móc thiết bị giảm tối thiếu những thiệt hại do thời gian
ngừng đê sửa chữa máy móc thiết bị, tăng năng lực hoạt động cho chúng. Với quan
điểm cơ bản của sửa chữa dự phòng theo kế hoạch là lấy sửa chữa dự phòng là chính,
tức là không đợi máy hỏng mới sửa chữa mà sửa chữa trước khi máy hỏng. Vì vậy sửa
chữa là một việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó phải được tiến
hành một cách thường xuyên để đảm bảo cho máy móc thiết bị hoạt động hết công suất
đồng thời hạn chế tối đa thiệt hại do ngừng máy để sửa chữa và chi phí sửa chữa.
Cơ sở thực tiễn.
Như đã nói ở phần trên, hệ thống máy móc thiết bị của Tổng công ty phần lớn là
những loại có tuổi thọ khá cao. Mặt khác do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất
cho nên máy móc thiết bị có hệ số hao mòn khá nhanh. Các loại máy móc thiết bị
thường xuyên hoạt động trong điều kiện nhiệt độ khá cao cho nên tỷ lệ han mồn theo
thời gian nhanh chóng hơn. Do đó trong quá trình quản lý và sử dụng máy móc thiết bị
thì công tác sửa chữa máy móc thiết bị là hết sức quan trọng đối với Tổng công ty. Việc
sửa chữa máy móc thiết bị kịp thời và hợp lý giúp cho Tổng công ty có thể tiết kiệm
được một lưọng chi phí tương đối lớn. một mặt sẽ giúp cho Tổng công ty nâng cáo tuổi
thọ của máy móc thiết bị và mặt khác nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty. đặc biệt trong thời gian tới Tổng công ty nhập một số thiết bị công nghệ hiện
đại, việc có sử dụng số lượng máy móc thiết bị công nghệ đó có hiệu quả hay không
cũng phụ thuộc nhiều vào công tác lập kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng các loại máy móc
thiết bị này.
Điều kiện thực hiện.
Hiên nay Tổng công ty đã quan tâm hơn dến công tác này. Tổng công ty đã lập
nguồn kinh phí để sửa chữa từng loại máy móc thiết bị. Trước đây Tổng công ty chưa
xác đinh rõ ràng kế hoạch chi phí sửa chữa máy móc thiết bị mà chỉ thông qua quỹ khấu
hao tài sản cố định cho nên công tác sửa chữa máy móc thiết bị đôi khi bị ngưng trệ do
thiếu kinh phí. Trong những năm tới Tổng công ty giao nhiệm cụ cho phòng kỹ thuật
của Tổng công ty và phòng kế hoạch của các đơn vị thành viên phải lập kế hoạch sửa
chữa máy móc thiết bị một cách cụ thể theo từng loại máy móc thiết bị nhằm đảm bảo
sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Tổng công ty và các đơn vị này. Từ đó Tổng công ty nắm
được tình hình máy móc thiết bị và có kế hoạc lập nguồn kinh phí cho công tác sửa
chữa. với chính sách đào tạo bồi dưỡng các cán bộ kỹ thuật trong toàn bộ Tổng công ty,
quý công ty sẽ cử các cán bộ này hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị tiến hành sửa chữa một
cách kịp thời.
Phương thức tiến hành.
Để hoàn thiện công tác sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị Tổng công ty cần chú
trọng những vấn đề sau.
- Làm tốt công tác lập kế hoạch chi tiết quá trình bảo dưỡng sửa chữa máy móc
thiết bị dựa trên các căn cứ:
+ Căn cứ kế hoach sửa chữa năm của Tổng công ty đã xây dựng.
+ Căn cứ vào lịch sửa chữa cho từng loại máy móc thiết bị.
+ Căn cứ vào năng lực sản xuất thưc tế của từng loại máy móc thiết bị.
+ Căn cứ vào số lượng công nhân làm công tác sửa chữa.
Phương pháp lập kế hoach: sau khi tính toán các căn cứ cùng với việc xac định
mưc tiêu hao về thời gian, nguyên vật liệu và nhân công cho công tác sửa chữa, phòng
kỹ thuật và phân xưởng sẽ tiến hành lập kế hoạch sửa chữa cho cả năm rồi trên cơ sở
bản kế hoach đó Tổng công ty phân bổ kế hoach chi tiết cho từng tháng, từng tuần và
giao cho các đơn vị thành viên triển khai thực hiện.
Hình thức sửa chữa: để khắc phục hiện tượng chờ đợi trong công tác sửa chữa
Tổng công ty có thể thay đổi mô hình tổ chức sửa chữa như sau:
Sơ đồ 3: Sơ đồ hệ thống tổ chức sửa chữa máy móc thiết bị.
Chỉ đạo thực hiện.
Báo cáo kết quả thực hiện.
Trong đó phòng kỹ thuật của Tổng công ty và công ty thành viên cần phối hợp
chặt chẽ với các phân xưởng tổ đội sản xuất để có kế hoạch sửa chữa cụ thể đối với
từng loại máy móc thiết bị trên cơ sở thống kê chính xác thời gian hoạt động của chúng.
Cùng với nó là công tác tuyển chọn đạo tạo, bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ kỹ thuật
làm công tác sửa chữa.
Thành lập ở mỗi công ty một đội kỹ thuật thay thế cho tổ kỹ thuật trước đây để
đảm trách nhiệm vụ sửa chữa vừa.
Đề ra nội quy quy chế cụ thể để quy định chung cho hoạt động quản lý, bảo
dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị và quy định riêng cho từng loại máy móc thiết bị.
đảm bảo chu kỳ sửa chữa máy móc thiết bị và làm tốt công tác xác định chu kỳ sửa
chữa, tránh tình trạng chưa hỏng đã đem sửa chữa.
Câp công ty thành
viên của VSC
Cấp phân xưởng
Cấp tổ đội
( công nhân kỹ
thuật).
Sửa chữa lớn
Sửa chữa vừa
Sửa chữa nhỏ
Bảo dưỡng
Tổng công ty
thép Việt Nam.
Lập sổ lý lịch rõ ràng cho từng loại máy móc thiết bị và giao trách nhiệm trực tiếp
cho người vận hành máy.
Đối với loại máy móc thiết bị hỏng nặng mà công ty chưa đủ khả năng sửa chữa
thì phải báo cao lên Tổng công ty để Tổng công ty tiến hành cử cán bộ xuống đơn vị
xem xét và có kế hoach lập kinh phí sửa chữa nhằm sớm đưa máy móc thiết bị trở lại
quá trình sản xuất một cách nhanh chóng nhất.
Hiệu quả thực hiện
Với biên pháp này Tổng công ty có thể tiết kiệm được chi phí sửa chữa đồng thời
hạn chế những thiệt hại do thời gian ngừng máy gây ra. Đồng thời Tổng công ty có sử
dụng máy móc thiết bị một cách có hiệu quả hơn. Máy móc thiết bị nhanh chóng được
đưa vào quá trình sản xuất hạn chế tối đa những sự cố, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
người công nhân vận hành, giảm tỷ lệ phế phẩm trong mỗi khâu sản xuất, tiết kiệm
được nguyên nhiên vật liệu... Do đó Tổng công ty sẽ có khả năng giảm giá thành sản
xuất sản phẩm xuống, chất lượng sản phẩm dảm bảo được khách hàng tin dùng và ưa
thích
3. Những kiến nghị với Nhà nước.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ trên thế giới thì tình hình cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Với nhiệm
vụ duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập cho một số lượng
lớn người lao động đồng thời lại phải điều tiết thị trường thép trong nước, nếu chỉ với
năng lực hiện tại của Tổng công ty thép Việt Nam thì không thể cạnh tranh lâu dài với
các doanh nghiệp khác do hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ bị hạn chế rất nhiều. Như
trên đã phân tích để cải thiện tình hình hioện nay Tổng công ty thép Việt Nam cần phải
có một lực đẩy hay nói cách khac thì Tổng công ty thép Việt Nam cần phải có một sự
giúp đỡ thích đáng của Nhà nước trong công tác nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh
của mình.
Trong những năm tới để thực hiện được các dự án Tổng công ty thép Việt Nam,
Nhà nước cấn phải tạo điều kiẹn cho Tổng công ty như sau:
1) Đề nghị Đảng và Nhà nước sắp xếp ngành thép là ngành trọng điểm và xây
dựng Tổng công ty thép Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế mạnh và có vai trò chủ
đạo trong ngành thép, được ưu tiên đầu tư, phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước. Cần coi sản xuất thép như một ngành công nghiệp hạ tầng, được
hưởng các ưu đãi tối đa về vốn, về cơ chế chính sách.
2). Đầu tư cho phát triển Tổng công ty thép Việt Nam yêu cầu rất lớn, chắc chắn
phải trông chờ nhiều vào các nguồn vốn nước ngoài, tự bản thân Tổng công ty không
đủ lo. Vì vậy Nhà nước cần bảo lãnh việc vay vốn nước ngoài, hỗ trợ tiền đặt cọc đối
với việc vay vốn mua sắm máy móc thiết bị của các dự án đầu tư.
3). Nhà nước hỗ trợ tối đa vốn đàu tư ưu đãi trong nước kể cả vốn ODA cho
ngành thép từ đó tạo điều kiện cho Tổng công ty thép Việt Nam đầu tư đầu tư chiều sâu
và đầu tư các dự án mới theo kế hoạch được duyệt: cấp vốn choviệc chuẩn bị đầu tư
khai thác mở Thạch Khê.
4). Trong khi chuẩn bị xây dựng khâu thượng nguồn của nhà máy cán thép liên
hợp và mỏ Thạch Khê đề nghị Nhà nước sớm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trước
một vài nhà máy cán tấm nóng và cán tấm nguội trên cơ sở nhập khẩu phôi, liệu một số
năm khi chưa tự túc được.
5). Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ Tổng công ty bằng cách trợ giá xuất khẩu,
giảm thuế nhập khẩu một số nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài (40% đối với thép cán
đã sản xuất được, 30% với ống tôn hàn, tôn mạ..., 20% đối với phôi thép khi cung ứng
đủ) đặc biệt là loại quăng sắt vê viên.
6). Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về giá điện, giá khí thiên nhiên, nhiên kiệu,
cước vận tải cho ngành thép ( thấp hơn so với các ngành sản xuất dịch vụ khác) và đảm
bảo cung cấp lâu dài ổn định.
7). Đề nghị Nhà nước cho phép góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vì phần
lớn các dự án là liên doanh.
Kết luận
Thép là vật liệu chủ yếu của nhiều ngành công nghiệp, có vai trò quyết định đến
sự nghiệ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, Tổng công
ty thép Việt Nam đã có những cố gắng khai thác, cải tạo và mở rộng nhứng cơ sở sản
xuất cũ và liên doanh với nước ngoài nhằm tăng năng lực sản xuất và sản lượng thép
hàng năm với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên so với yêu cầu của thị trường và yêu cầu của
ngành thì hiệu quả sản xuất hiện nay là rất thấp. Do vậy nâng cao hiệu quả của sản xuất
kinh doanh là một tất yếu khách quan đối với Tổng công ty thép Việt Nam. Để thực
hiện được điều này một trong số những biện pháp được coi là cấp thiết nhất là nâng cao
hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị trong Tổng công ty.
Tài liệu tham khảo.
1. Kinh tế tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. Chủ biên PGS.PTS Phạm Hữu Huy -
NXB Giáo dục - 1998
2. Kinh tế và quản lý công nghiệp. Chủ biên: GS.PTS Nguyễn Đình Phan. NXB Giáo
dục - 1999
3. Quản trị doanh nghiệp. Chủ biên: PGS.PTS Nguyễn Kế Tuấn - NXB Giáo dục -
1998
4. Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam, triển vọng CNH - HĐH đất nước.
Chủ biên Phạm Xuân Nam NXB KHXH - 1994
5. Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. NXB Tài chính - 12/1996
6. Quy hoạch phát triển ngành thép của Tổng công ty thép Việt Nam.
7. Dự kiến kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt Nam.
8. Các báo cáo tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam.
Mục lục
Lời mở đầu
Chương 1:Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị và ý nghĩa của quản lý
và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị.
1 Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. ..................................................... 5
1.1 Quan niệm về sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả . ............................................ 5
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. ..................... 8
1.2.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghệ của máy móc thiết bị. .................. 8
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. ................................. 10
2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. ..... 11
2.1 Chất lượng yếu tố nguyên vật liệu . ...................................................................... 11
2.2 Trình độ công nghệ của máy móc thiết bị ............................................................. 11
2.3 Lao động . ............................................................................................................ 12
2.4 Vốn. ..................................................................................................................... 13
3 ý nghĩa của quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả. ........................... 14
Chương 2: Tình hình quản lý sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt
Nam trong thời gian qua
1 Khái quát về Tổng công ty thép Việt Nam ........................................................... 16
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty thép việt nam. ........................ 16
1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian qua. ................................................... 17
2 Các đặc điểm của Tổng công ty thép Việt Nam có ảnh hưởng đến hiệu quả quản
lý và sử dụng máy móc thiết bị . ............................................................................... 22
2.1 Chức năng, nhiệm vụ Tổng công ty ...................................................................... 22.
2.2 Đặc điểm công nghệ của Tổng công ty. ................................................................. 24
2.3 Lao động. .............................................................................................................. 26
2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Tổng công ty. ............................................ 28
3 Thực trạng và tình hình sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt
Nam. ........................................................................................................................... 36
3.1 Tình hình máy móc thiết bị . ................................................................................ 36
3.2 Công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị ................................................... 38
3.3 Công tác đầu tư và đổi mới máy móc thiết bị ...................................................... 40
3.4 Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. .................................................... 41
3.4.1Tình hình sử dụng công suất máy móc thiết bị . ................................................... 41
3.4.2Tình hình sử dụng máy móc thiết bị về số lượng .................................................. 44
3.4.3Tình hình sử dụng máy móc thiết bị về thời gian ................................................. 45
3.4.4Chỉ tiêu doanh thu trên tổng giá trị máy móc thiết bị ........................................... 46
3.4.5Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng giá trị máy móc thiết bị ........................................... 47
3.4.6Chỉ tiêu nộp ngân sách trên tổng giá trị máy móc thiết bị .................................... 48
4 Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng máy móc thiết bị của Tổng công ty
thép Việt Nam trong thời gian qua. .......................................................................... 49
4.1 Những thành tích đã đạt được. .............................................................................. 49
4.2 Những tồn tại. ................................................................................................... 50
4.3 Những nguyên nhân .......................................................................................... 52
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết
bị ở Tổng công ty thép Việt Nam.
1 Phương hướng chung của Tổng công ty thép Việt Nam. ..................................... 55
2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở
Tổng công ty thép Việt Nam............................................................................................ 57
Biện pháp thứ nhất: Tăng cường đầu tư cải tiến nâng cao năng lực công nghệ của
máy móc thiết bị. ............................................................................................................... 57
Biện pháp thứ hai: Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và
công nhân trực tiếp sản xuất ........................................................................................... 64
Biện pháp thứ ba: Tổ chức cung ứng có hiệu quả nguyên vật liệu. ............................ 68
Biện pháp thứ tư: Hoàn thiện công tác sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị theo kế
hoạch ......................................................................................................................... 72
3 Các kiến nghị ................................................................................................................. 76
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100587_7256.pdf