Tiểu luận Bình luận việc Việt Nam bảo lưu điều 33 khi tham gia công ước berne 1886 về quyền tác giả
Tiểu luận tư pháp quốc tế - 6 trang
Nội dung:
I, Khái quát chung
II, Bình Luận Vấn đề Việt Nam bảo lưu Điều 33 Công Ước Berne 1886
III, Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam cho phù hợp với việc bảo lưu Điều 33 Công Ước Berne
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3468 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bình luận việc Việt Nam bảo lưu điều 33 khi tham gia công ước berne 1886 về quyền tác giả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU:
Ngày này, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, của internet, sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được nâng cao. Chính vì thế yêu cầu đặt ra về bảo hộ quyền tác giả ngày càng trở nên bức thiết. Cùng với việc gia nhập công ước Berne 1886, Việt Nam dã tiến một bước dài trong con đường hội nhập văn hóa với thế giới, bởi lẽ, Công Ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả là công ước có uy tin lâu năm, được sửa đổi nhiều lần cho phù hợp với tình hình thức tế và hệ thống các nước thành viên rộng lớn. Việt Nam tham gia công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả nhưng có sự bảo lưu Điều 33 của công ước, chính vì sự bảo lưu này mà có nhiều vấn đề và yêu cầu phát sinh.
NỘI DUNG
I, Khái quát chung:
Trước tiên ta cần hiểu: Bảo lưu điều ước quốc tế là hành động đơn phương bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào của một quốc gia đưa ra khi kí, phê chuẩn, phê duyệt hoặc ra nhập điều ước quốc tế đó, nhằm qua đó loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số quy định của điều ước quốc tế trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.
Việc bảo lưu đó có thể do Điều Ước Quốc Tế quy định trong nội dung , có thể là do các quốc gia thành viên của Điều Ước Quốc Tế đồng thuận cho quốc gia đó bảo lưu những điều khoản nhất định.
Tại Điều 33 Công Ước Berne 1886 có quy định:
1. Mọi tranh chấp giữa hai hay nhiều nước thành viên Liên hiệp liên quan đến cách giải thích hoặc áp dụng Công ước này mà không giải quyết được bằng thương lượng, có thể một trong những nước hữu quan đưa ra Toà án công lý quốc tế bằng cách nộp đơn khiếu nại theo đúng quy định của Toà án, trừ khi các nước này thoả thuận tìm một cách giải quyết khác. Nước nguyên cáo sẽ thông báo cho Phòng Quốc tế về những tranh chấp đã đưa ra Toà và Phòng Quốc tế sẽ thông báo cho các nước thành viên Liên hiệp.
2. Mọi nước, khi ký kết hay đệ trình văn bản phê chuẩn hay gia nhập Đạo luật này, đều có thể tuyên bố mình không chịu ràng buộc bởi những quy định ở khoản (1). Trong trường hợp này, những tranh chấp giữa nước đó với những nước thành viên Liên hiệp khác sẽ không áp dụng quy định ở khoản (1).
3. Một nước tuy đã ra tuyên bố về quy định ở khoản 2 có thể, vào bất kỳ lúc nào, rút lại tuyên bố đó bằng cách gửi thông báo cho Tổng giám đốc.
Điều 33 đã quy định rõ ràng về: cơ chế giải quyết tranh chấp quyền bảo hộ tác giả qua Tóa Án Quốc Tế ; đồng thời quy định về việc cho phép thành viên công ước bỏa lưu Phương thức giải quyết tranh chấp trên để lựa chọn cho mình một phương thức khác; Cơ chết rút bảo lưu.
II, Bình Luận Vấn đề Việt Nam bảo lưu Điều 33 Công Ước Berne 1886:
Khi tham gia Công Ước Berne(sau đây gọi tắt là công ước), dựa vào nội dung được quy định tại Điều 33 Công Ước về việc cho phép bảo lưu Đoạn 1 Điều 33, Việt Nam đã tuyên bố thực hiện quyền bảo lưu đó.
1, Cơ chế tiến hành bảo lưu:
Sau các thủ tục cẩn thiết, Việt Nam đã tham gia Công Ước Berne 1886 và cùng với việc tham gia Công Ước,, chủ tịch nước đã ra quyết định số 332/2004/QĐ-CTN ngày 7 tháng 6 năm 2004 về việc gia nhập công ước berne trong đó điều 2 của quyết định này đã quy định rõ:
“ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tuyên bố: bảo lưu các quy định tại Điều 33 của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước”.
Đây chính là cơ sở pháp lý Việt nam bảo lưu điều 33 của công ước Berne,.
2, Vấn Đề Bảo lưu Điều 33 Công Ước berne:
Điều 33 của công ước beren quy định về vấn đề thẩm quyền và bảo lưu đối với thẩm quyền này, rút bảo lưu.
Tại Khoản 1 có quy định:” Mọi tranh chấp giữa hai hay nhiều nước thành viên Liên hiệp liên quan đến cách giải thích hoặc áp dụng Công ước này mà không giải quyết được bằng thương lượng, có thể một trong những nước hữu quan đưa ra Toà án công lý quốc tế bằng cách nộp đơn khiếu nại theo đúng quy định của Toà án, trừ khi các nước này thoả thuận tìm một cách giải quyết khác. Nước nguyên cáo sẽ thông báo cho Phòng Quốc tế về những tranh chấp đã đưa ra Toà và Phòng Quốc tế sẽ thông báo cho các nước thành viên Liên hiệp.” Đây chính là cơ chế giải quyết tranh chấp mà Công Ước quy định cho các quốc gia thành viên để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện bảo hộ quyền tác giả Cơ chế bảo lưu này dựa trên sự phán quyết của Tóa Án công lý quốc tế khi có yêu cầu của một nước thành viên. Cơ chế này được thực hiện một cách bảo đảm và có hiệu quả thực thi cao Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cơ chế giải quyết này, sẽ rất mất thời gian, và chi phí để giải quyết them vào đó là sự phức tạp của các thủ tục quốc tế.
2. Mọi nước, khi ký kết hay đệ trình văn bản phê chuẩn hay gia nhập Đạo luật này, đều có thể tuyên bố mình không chịu ràng buộc bởi những quy định ở khoản (1). Trong trường hợp này, những tranh chấp giữa nước đó với những nước thành viên Liên hiệp khác sẽ không áp dụng quy định ở khoản (1). Đây chính là Điều Khoản quy định về quyền bảo lưu đối với có cơ chế được nêu ở đoạn 1, Sự quy định này đã tạo ra một cơ chế mở cho các thành viên của Công Ước, được tự lựa chọn cho mình một phương thức giải quyết tranh chấp sao cho nhanh, gọn, tránh lãng phí thời gian và chi phí. Việt Nam đã lựa chọn điều khoản này để bảo lưu Điều 33.
3. Một nước tuy đã ra tuyên bố về quy định ở khoản 2 có thể, vào bất kỳ lúc nào, rút lại tuyên bố đó bằng cách gửi thông báo cho Tổng giám đốc.Đây chính là cơ chế rút sự bảo lưu khi có đủ điều kiện.
3, Nguyên nhân Việt Nam bảo lưu Điều 33 Công Ước:
Nếu thực thi điều 33 công ước đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải chịu áp lực rất lớn trong vấn đề bảo họ bản quyền vì cơ chết giải quyết được nêu tại Điều 33 dựa vào Tòa Án Công Lý Quốc Tế có tính bắt buộc, hơn nữa, việc giải quyết thong qua con đường này vô cùng phức tạp và tốn kém. Chính vì vậy, việc bảo lưu Điều 33 của Việt Nam xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Một là, do pháp luật Việt Nam quy định về quyền tác giả chưa được hoàn thiện.Thời điểm khi Việt Nam đặt vấn đề cũng như khi chính thức gia nhập công ước Berne vào năm 2004, thời điểm này, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một văn bản luật chính thức nào quy định về bảo vệ tác quyền. Phải sau thời điểm gia nhập Việt Nam mới xây dựng một hệ thống pháp luật về tác quyền mà cụ thể là Luật sở hữu trí tuệ 2005. Chính vì chưa có luật, mà nếu thực thi Điều 33 sẽ dẫn tới tình trạng: lung tung, thiếu căn cứ trong các tranh chấp quốc tế về tác quyền, và bất lợi cho phía chủ thể Việt Nam.
Hai là, Sự hiểu biết của xã hội đối với vẫn đề quyền bảo hộ của tác giả còn hạn chế. Đây là một thực tráng đáng báo động ở Việt Nam.
Ngay bản than các tác giả cũng có nhận thức về vấn đề này còn rất nhiều hạn chế, quan niệm coi trọng danh tiếng, coi thường việc bảo vệ quyền và lợi ích kinh tế từ tác phẩm đó là con chưa kể tới tình trạng ăn cắp bản quyền của một số tác giả cũng đang ngang nhiên tồn tại trong thục tế.. Đội ngũ quản lí tác quyền ở Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm chưa có kiến thức sâu về vấn đề bảo họ quyền tác giả tác phẩm. Ý thức tôn trọng tác quyền của người dân hiện nay là không cao, vì những lợi ích nhỏ trước mắt mà bỏ qua vấn đề tác quyền. Có thể nói, Việt Nam là nước có tình trạng vi phạm bản quyền hang đầu trên thế giới.
Ba là, về chính trị, thời ki nước ta gia nhập công ước Berne, trong đời sống chính trị nước ta có nhiều bất ổn. Nếu có tranh chấp và phải giải quyết bằng phương pháp tòa án sẽ đem lại những hậu quả không tốt cho nền chính trị nước ta, chủ yếu , vào thời điểm đó là dung phương pháp thương lượng. Giai đoạn những năm 2004, đất nước ta có nhiều sự đổi mới, kèm theo đó là rất nhiều sự kiện bất ổn chính trị. Như chúng taddax biết, vấn đề chính trị là một vấn đề nhạy cảm và chỉ cần một hành động sai lầm sẽ ảnh hưởng tới vị thế , tới cái nhìn của các nước khác đối với Việt nam trên trường quốc tế. Mới gia nhập, lại có nhiều sự không ổn định về chính trị nên nguy cơ sai lầm là rất lớn nếu đem ra giải quyết ở tóa án và sẽ ảnh hưởng tới nền chính trị Việt Nam.
Bốn là, về kinh tế: thời kì đó nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển vấn đề bảo hộ quyền tác giả cũng không được quan tâm nhiều, tình trạng vi phạm pháp luật về vấn đề này nhiều ăn cắp, sao chép tác phẩm nước ngoài nhiều. Nền kinh tế nước ta phải trải qua một thời kì dài thực hiện theo cơ chế bao cấp, trong cơ chế này, mọi tài sản trí tuệ đều thuộc sở hữu của nàh nước chính vì vậy khái niệm về bảo hộ tác quyền gần như là không có và người ta vô tư sử dụng các tác phẩm mà không cần xin phép ai. Chính thói quen này đã ăn sâu vào suy nghĩ của một số tác giả, một số người làm việc trong lĩnh vực này dẫn tới tình trạng vị phạm tác quyền một cách nghiêm trọng. Nếu đột ngột thực hiện công ước Berne thì Việt nam sẽ gặp rất nhiều rắc rối liên quna tới vấn đề này. Hơn nữa, trong thời kì hội nhập văn hóa, kinh tế với thế giới, nói một cách thẳng thắn: nếu không có tình trạng vi phạm bản quyền đó thì nền văn hóa tinh thần của Việt Nam không có dược mức đa dang, phong phú như bây giờ. Chính vì vậy mà phải có sự thích nghi từng bước một để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo tác quyền.
Xuất phát từ bôn lí do nêu trên mà Việt Nam đã bảo lưu điều 33 Công Ước Berne 1886.
4, Hệ quả phát sinh từ việc bảo lưu Điều 33 Công Ước:
Đối với nhiều thành viên, bảo lưu là giải pháp pháp lý để giải quyết hài hòa lợi ích riêng của quốc gia với lợi ích khi tham gia điều ước, qua đó góp phần tăng cường số lượng thành viên tham gia để điều ước quốc tế có điều kiện hình thành và phát huy vai trò điều chỉnh các quan hệ quốc tế nảy sinh.
Việt nam bảo lưu điều 33 công ước berne khi có tranh chấp về cách giải thích và áp dụng công ước nước này với nước khác thì sẽ không giải quyết ở tòa án quốc tế và như vậy thì các bên phải thỏa thuận thương lượng tìm ra một cách giải quyết tốt nhất.
III, Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam cho phù hợp với việc bảo luu Điều 33 Công Ước Berne:
Trên cơ sở phân tích việc Việt nam bảo lưu điều 33 công ước beren, do thấy một số hạn chế của luật em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp sau:
Xây dựng văn bản pháp luật về quyền tác giả thống nhất phù hợp với pháp luật quốc tế.
Nâng cao trình độ pháp luật của đội ngũ những người làm luật.
Cần tăng cường tầm quan trọng của công tác PBGDPL.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bình luận việc Việt Nam bảo lưu điều 33 khi tham gia công ước berne 1886 về quyền tác giả.doc