Tiểu luận Các bước tiến hành cuộc hôn nhân cổ truyền

Là một nghi lễ phụ trong đám cưới, nhưng nhất thiết phải có. Không có bữa khao này thì đôi vợ chồng mới không được coi là thành viên của làng xóm.Tiền cheo là khoản tiền mà nhà trai phải nộp cho làng xã bên nhà gái.Nếu cô dâu chú rể là người cùng làng thì tiền cheo sẽ giảm bớt.Cheo ở đây là số tiền nhỏ góp cho làng để làm việc công ích như:sửa sang đình làng,xây giếng làng,chùa cổng,làm đường Khi nộp cheo cho làng tức là cô dâu chú rể đã được làng công nhận,có kèm theo giấy điểm chỉ.Đây là một thủ tục nằm ngoài hôn thú nhưng không thể không có, vì vậy ca dao cổ có câu: "Có cưới mà chẳng có cheo Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh". Đó là tục lệ cưới xin cổ xưa của người Việt.

pdf7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các bước tiến hành cuộc hôn nhân cổ truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CUỘC HÔN NHÂN CỔ TRUYỀN 1/ Khái quát về hôn nhân cổ truyền của người Việt Trong đời sống của người Việt Nam,nói đến những tục lệ về Hôn lễ,khi trai gái lấy nhau,người Việt Nam gọi theo tiếng Hán-Việt là giá thú, “giá” là gả chồng “thú” là cưới vợ.Nghĩa là “Dựng vợ gả chồng”.Khi đôi trai gái kết duyên trăm năm hòa hợp,gọi là Hôn nhân.Theo sách “Thuyết văn” thì “Hôn” là nhà của người vợ.Theo sách “Lễ ký” cưới vợ thường đi đón dâu vào buổi chiều,nên gọi là Hôn,vì Hôn có nghĩa là buổi chiều. “Nhân” là nhà của người chồng,người vợ vì việc cưới mà về ở nhà chồng nên gọi là Nhân. Hôn nhân là chuyện trọng đại của đời người,cho nên nội dung của nó cũng vô cùng phong phú,và luôn luôn thu hút được sự quan tâm chú ý của mọi tầng lớp.Không những thế,vấn đề này tuy chỉ là của hai cá nhân nhưng lại có lên quan tới cả gia đình,và có khi tới cả dòng họ.Do vậy từ xa xưa,khi hai bên gia đình đồng ý cho tới khi tổ chức lễ cưới (rước/đón dâu) phải trải qua một quá trình chuẩn bị rất cẩn thận theo những phép tắc,lễ thức đã định sẵn. 2/ Các bước tiến hành hôn nhân cổ truyền của người Việt Cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm phong vị dân tộc. Phần lớn các đám cưới cổ truyền của người Việt thường được tổ chức theo một cuốn sách cổ gọi là Thọ mai gia lễ - cuốn sách dạy người ta những việc về quan, hôn, tang, tế. Về sau tuỳ từng vùng, từng thời, từng gia cảnh mà việc cưới được tổ chức khác nhau. Nhưng cho dù là ở đâu, thời nào thì một đám cưới truyền thống cũng gồm các thủ tục, các bước chính là: kén chọn, giạm ngõ, lễ ăn hỏi,lễ cưới,lễ lại mặt và lễ nộp cheo. 2.1 Kén chọn Trong xã hội Việt Nam ngày xưa,việc lấy vợ, gả chồng là việc của cha mẹ, do vậy con cái đến tuổi trưởng thành thì cha mẹ tiến hành kén rể, kén dâu. Kén rể, kén dâu là một công việc tiền hôn lễ nhưng rất quan trọng. Trước hết là việc xem xét gia đình dự định trở thành thông gia xem thuộc loại gia đình như thế nào, có môn đǎng hộ đối không? Ca dao cổ có câu "Mua thịt thì chọn miếng mông, lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi" cho bên gái. Lại có câu "Lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống" cho cả hai bên. Sự kén chọn của nhà trai bao giờ cũng chủ động nên kỹ càng hơn. Cô dâu tương lai phải "tam hợp" tránh "tứ xung" về tuổi.Khi gia đình người con trai kén chọn được một gia đình môn đăng hộ đối và sau khi xem tuổi của cô gái và chàng trai không xung khắc nhau,mới nhờ ông bà mối đến nói chuyện với cha mẹ cô gái,gia đình cô gái đồng ý gả rồi,nhà trai mới đem cau,trầu đến dạm. 2.2 Lễ dạm ngõ Sau khi hai nhà đã thỏa thuận việc cưới gả,người mối sẽ hẹn ngày với bên nhà gái để đưa người chủ hôn hoặc cha mẹ nhà trai và chú rể đem lễ vật trầu cau đến nhà gái xin đính ước. Khi đã xác định được ngày tốt,nhà trai sắm một lễ mọn cúng tổ tiên để báo về công việc hệ trọng đối với chàng trai.Nhà nghèo chỉ có bát nước,nén nhang.Nhà khá giả thì mổ gà,thổi xôi để cúng.Sau đấy,nhà trai sửa một lễ mang sang nhà gái.Đó là một cơi trầu têm cánh phượng,cau bổ tư bẻ cánh tiên.Nhà giàu thì đưa lễ cả buồng cau,mười mớ trầu,mứt sen,trà lạng đựng trong mấy quả sơn son thiếp vàng. Đoàn người đi sang nhà gái gồm bà mối,bà mẹ,bà dì,bà cô của chú rể.Các cô gái chưa chồng ở trong họ thường đội các mâm quả hoặc bưng khay trầu đi trước,sau đó là nam giới và chú rể.Lễ được chia làm hai phần.Phần nhiều được đặt lên bàn thờ và cha của cô dâu sẽ khấn vái tổ tiên về ngày mà con cháu họ sắp lập gia đình.Phần còn lại sẽ đưa về nhà ông cậu của cô gái để lễ gia tiên bên ngoại. Trước khi nhà trai từ giã,nhà gái thường sẻ một phần lễ để biếu lại nhà trai,gọi là lại quả. 2.3 Lễ Ǎn hỏi: Có nơi gọi là lễ bỏ trầu cau,một thời gian sau lễ dạm ngõ,hai bên gia đình sẽ tổ chức lễ ăn hỏi.Đây là lễ trọng thể mang tính chất chính thức trước khi cưới và phải chọn ngày tốt.Sáng sớm nhà trai làm lễ cáo gia tiên.Sau đó người mối đưa cha mẹ nhà trai,chú rể và những người họ hàng thân thuộc đem lễ vật trầu cau,chè,mứt,bánh cốm hay bánh su sê đến nhà gái để nhà gái làm lễ cáo gia tiên.Sau đó nhà gái đem các vật phẩm này chia phần cho các bạn hữu,họ hàng thân thuộc. Sau lễ ăn hỏi là việc báo hỷ và chia trầu.Mỗi lễ đem chia gồm một lá trầu,một quả cau,chục hạt mứt sen,một ấm trà,bánh cốm.Những thứ này được phong trong giấy hồng,gấp thành hình hộp vuông.Trên hộp vuông người ta dùng giấy bạc trang kim cắt hình chữ hỷ dán lên trên. Trong lễ ăn hỏi,hai họ cũng xem ngày và định ngày cưới cho đôi trẻ.Đây là một ngày hệ trọng của đời người nên phải xem ngày,giờ cẩn thận.Ngày xưa người ta chọn ngày cưới là ngày bất tương,thiên hỷ,thiên đức,nguyệt đức.Giờ cưới phải luôn là giờ Hoàng đạo. Sau lễ ăn hỏi cho đến lúc lễ cưới,người con rể tương lai phải đưa lễ vật đến nhà cô gái,mùa nào thức ấy,gọi là sêu,như mùa cốm thì sêu cốm,mùa vải thì sêu vải…Đồ sêu nhà gái chỉ lấy một nửa,còn một nửa trả lại nhà trai,gọi là đồ lại mặt.Sau lễ hỏi thông qua bà mối,nhà trai sẽ biết nhà gái thách những gì. *Thách cưới: Khi chuẩn bị cưới nhà trai sẽ hỏi nhà gái yêu cầu những lễ vật gì,số lượng ra sao,tùy từng gia đình giàu nghèo mà số lượng nhiều ít khác nhau,lễ vật thì thường là lợn,gạo,cau, chè,rượu,quần áo…Nếu nhà trai đáp ứng được những yêu cầu của nhà gái thì mới chọn ngày lành tháng tốt,ấn định ngày cưới với nhà gái. 2.4 Lễ cưới 2.4.1 Lễ xin dâu Trước giờ đón dâu,nhà trai cho mấy người mang một cơi trầu,một be rượu đến nhà gái xin dâu,báo trước giờ mà đoàn đón dâu sẽ đến để nhà gái để lên bàn thờ làm lễ cáo tổ tiên,rồi hạ xuống đón quan khách đưa dâu.Đại diện đưa lễ này của nhà trai có thể là mẹ chồng hoặc một người cô,người thím trong họ. 2.4.2 Rước dâu Thời xưa,người ta thường rước dâu vào ban đêm,theo đúng giờ Hoàng đạo đã chọn.Nhà trai nhờ một cụ già hiền lành,vợ chồng song toàn,nhiều con cháu ,cầm một bó hương hay một đỉnh trầm đi trước,tục gọi là Tơ hồng.Kế đến là người dẫn lễ vật như mâm cau,bánh mứt,lợn,rượu…Chú rể khăn áo chỉnh tề cùng những người trong họ đi rước dâu. Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái,thì bên nhà gái thường cho trẻ con giăng dây trước ngõ không cho nhà trai vào,tục này gọi là tục đóng cửa,giăng dây.Nhà trai phải cho chúng nó năm ba hào,một đồng bạc thì chúng nó mới mở cửa cho vào.Sau đó họ nhà gái mời nhà trai vào nhà,cụ già cầm hương cùng với một người đội lễ,thường là một quả đựng trầu cau và rượu vào trước.Nhà trai cho đặt đồ lễ lên bàn thờ,cụ già thắp hương vái,nhà gái vái trả lễ rồi một vị đứng đầu họ nhà gái ra đón đoàn rước dâu vào.Ngay sau đó cô dâu và chú rể lạy trước bàn thờ gia tiên,xin tổ tiên đồng ý cho cô dâu,chú rể đem hộp trầu đi mời mọi người trong họ.Trước khi về nhà chồng,cô dâu đến lạy ông bà,cha mẹ mình.Thông thường,lúc đó cha mẹ cô dâu cho một vật gì đó như hoa tai,nhẫn cưới hoặc ít quan tiền (đối với nhà giàu),hoặc cái quạt,gương soi(đối với nhà nghèo) để làm kỷ niệm. Tiếp đó,chủ hôn nhà trai nói với chủ hôn nhà gái để cô dâu chú rể mừng tuổi ông bà,cha mẹ vợ.Ngày xưa,chú rể phải làm lễ bốn lễ ba vái,nhưng sau theo quy định của triều Nguyễn,chỉ lễ ba vái.Sau đó,người chủ hôn sẽ đích thân hoặc ủy thác cho một vị lớn tuổi khác đưa chú rể đi chào tất cả họ hàng có mặt trong đám cưới.Lúc này,ông bà cha mẹ vợ sẽ có vài lời bảo ban,dạy dỗ đôi vợ chồng trẻ,và ban cho chú rể một đồ vật quý giá.Các vị trong họ như chú bác cũng có tiền mừng cho đôi trẻ rồi mới bước vào tiệc cưới. Khi việc xong,chủ hôn nhà trai sẽ nói với chủ hôn nhà gái là đã đến giờ tốt,xin phép được rước dâu.Sau đó đoàn đón dâu lên đường về nhà trai.Khi về đến nhà trai,trước cửa nhà trai thường đặt một lò than hỏa hồng để cô dâu bước qua đó để đốt vía (những người vía dữ đã gặp trên đường đã quở trách cô dâu).Ở ngoài cửa nhà trai đã có sẵn người cầm cơi trầu chực sẵn để đón mời quan khách nhà gái.Lúc này,mẹ chồng cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác để cô dâu bước vào nhà. Theo quan niệm xưa,việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và con dâu sau này.Nghi lễ rước dâu đến đây là xong. 2.4.3 Dâu rể làm lễ gia tiên Khi cô dâu chú rể bước vào nhà,việc đầu tiên là phải lễ trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng,lạy bàn thờ làm lễ gia tiên trước sự chứng kiến của hai họ.Việc làm lễ trước bàn thờ gia tiên là để cô dâu chú rể trình diện với tổ tiên,và là dịp tổ tiên nhận mặt chàng rể hoặc cô dâu.Sau đó lạy ba mẹ chồng. 2.4.4 Lễ tế Tơ hồng Người ta cho rằng,vợ chồng cưới được nhau là có ông Nguyệt Lão định trước,cho nên phải tạ ơn ông ấy và cầu ông phù hộ được sống với nhau trọn đời.Vì thế,sau khi đón dâu về,gia đình chú rể bày hương án ra sân,bày lễ gồm xôi,gà,trầu,rượu làm lễ tế Tơ hồng.Chủ hôn vào lễ trước rồi hai vợ chồng vào lễ sau. Ý nghĩa của lễ này là ca tụng công đức ông Tơ bà Nguyệt xe mối duyên lành cho đôi trẻ và mong ông bà phù hộ cho cô dâu chú rể ăn ở với nhau trọn tình nghĩa đến đầu bạc răng long,sinh được con đàn cháu đống. 2.4.5 Lễ hợp cẩn Sau khi làm lễ tế Tơ hồng xong,cô dâu chú rể vào phòng tân hôn thì mẹ chồng,hoặc một bà cao tuổi khác, sẽ trải đôi chiếu lên giường ngay ngắn,xếp gối màn cẩn thận cho đôi vợ chồng trẻ. Sau đó là lễ hợp cẩn:cô dâu chú rể uống chung một chén rượu nhỏ,tất cả những phong tục đó nhằm mong mỏi có nàng dâu hiếu thảo,sớm có con,vợ chồng hòa thuận. Trong lễ cưới cả nhà trai và nhà gái đều làm cỗ mời bà con họ hàng,ăn mừng cho đôi trẻ. 2.5 Lễ lại mặt Sáng hôm sau ngày cưới hoặc có khi sau hai ngày,đôi vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên.Nếu nhà nghèo thì chỉ cần ba lá trầu,ba quả cau,một nậm rượu.Nhà giàu thì có thêm mứt sen,bánh kẹo,lợn quay…Lễ này gọi là lễ lại mặt. Lễ lại mặt xưa là để cô dâu tỏ chữ hiếu với cha mẹ, mặt khác, còn có ý nghĩa cô ấy, chị ấy đã làm toại nguyện chàng trai. 2.6 Lễ nộp cheo Là một nghi lễ phụ trong đám cưới, nhưng nhất thiết phải có. Không có bữa khao này thì đôi vợ chồng mới không được coi là thành viên của làng xóm.Tiền cheo là khoản tiền mà nhà trai phải nộp cho làng xã bên nhà gái.Nếu cô dâu chú rể là người cùng làng thì tiền cheo sẽ giảm bớt.Cheo ở đây là số tiền nhỏ góp cho làng để làm việc công ích như:sửa sang đình làng,xây giếng làng,chùa cổng,làm đường…Khi nộp cheo cho làng tức là cô dâu chú rể đã được làng công nhận,có kèm theo giấy điểm chỉ.Đây là một thủ tục nằm ngoài hôn thú nhưng không thể không có, vì vậy ca dao cổ có câu: "Có cưới mà chẳng có cheo Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh". Đó là tục lệ cưới xin cổ xưa của người Việt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhon_nhan_9415.pdf