Tiểu luận Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Thứ nhất, ngân hàng có thể lựa chọn vay khi thực sự cần vốn. Khác với chiến lược trên là ngân hàng luôn phải dự trữ một số tài sản thanh khoản cao tại bất cứ thời điểm nào làm giảm thu nhập tiềm năng. Thứ hai, biện pháp quản lý TSN không làm thay đổi quy mô bảng cân đối tài sản và kết cấu TSC, nhưn g làm thay đổi kết cấu TSN. Hay nói cách khác, mọi điều chỉnh của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản chỉ diễn ra bên TSN. Điều này gợi ý rằng, nếu ngân hàng quản lý TSN một cách hiệu quả, thì chiến lược kinh doanh bên TSC sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự rút tiền gửi quá mức thôn g thường. Cuối cùng là, quản lý TSN có khả năng tự điều chỉnh theo chi phí – mức lãi suất đưa ra để vay vốn. Nếu NHTM đi vay cần thêm vốn, nó chỉ cần nâng lãi suất huy động cho tới khi nhận đủ vốn. NHTM cũng có thể giảm lãi suất nhằm hạn chế dòng vốn đổ vào. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao kỹ thuật quản lý TSN lại phát triển nhanh và nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, vay thanh khoản cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, ví dụ nếu lãi suất ngân hàng tăng đột ngột, khi đó phương pháp này tỏ ra kém hiệu quả bởi chi phí đi vay cũng đồng nghĩa sẽ tăng cao. Thông thường khi đi vay, ngân hàng phải mua thanh khoản trong điều kiện khó khăn – cả về giá cả và tính sẵn có. Chi phí vay vốn của ngân hàng thường khó xác định chắc chắn, làm giảm tính ổn định của thu nhập. Hơn nữa, những ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính thường có nhu cầu vay thanh khoản lớn nhất, người gửi tiền dần nhận thức được khó khăn của ngân hàng và bắt đầu thực hiện rút vốn. Cùng lúc đó, các tổ chức tài chính khác cũng không muốn cho vay đối với ngân hàng vì sợ rủi ro.

pdf35 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó: X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets) X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets) X3 = Hệ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế / tổng tài sản (EBIT/Total Assets) X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities) X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản (Sales/Total Assets) Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. (bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao). - Đánh giá rủi ro tín dụng:Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá RRTD là: o Tỷ lệ nợ quá hạn: Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ vay o Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay: Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 3%. o Hệ số rủi ro tín dụng: T ổng dư nợ cho vay Hệ số RRTD = x 100% T ổng tài sản có o Tỷ lệ xóa nợ: Các khoản xóa nợ ròng Tỷ lệ xóa nợ = x 100% T ổng tài sản có - Phương pháp khác o Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay. Xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, không để nợ xấu gia tăng. o Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế. o Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của TCTD. o Thực hiện chính sách quản lý RRTD, mô hình giám sát RRTD, phương pháp xác định và đo lường RRTD có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của TCTD o Thực hiện các quy định bảo đảm kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng: + Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu. + Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động. + Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh. o Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, các TCTD cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án. o Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao. o Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết định tín dụng. o Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay. o Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro. o Trước khi cho một khách hàng vay, ngân hàng phải xem xét các điều kiện cơ bản như là: Khả năng trả nợ của khách hàng so với mức cho vay; Trị giá TSĐB so với mức cho vay; Giới hạn tổng dư nợ cho vay một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan;… 2. Rủi ro lãi suất a. Định nghĩa Rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk): là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. Rủi ro lãi suất là thay đổi tiểm tàng về thu nhập lãi ròng và giá trị thị trường của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của mức lãi suất hay rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trường dẫn đến tài sản sinh lời của ngân hàng thương mại giảm giá trị. Qua đó, ta thấy rủi ro lãi suất là những tổn hại về thu nhập ròng và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu của một tổ chức tín dụng, xuất phát từ sự thay đổi của lãi suất thị trường. b. Phân loại và nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất bao gồm các loại sau:  Rủi ro độ lệch lãi suất: phát sinh khi có những chênh lệch tren số lượng tài sản có, tài sản nợ và các tài sản ngoại bảng đáo hạn hay được đánh giá lại cho một kỳ hạn định trước theo thỏa thuận với khách hàng.  Rủi ro về biên độ lãi suất tín dụng: xảy ra khi có thay đổi về biên độ lãi suất tín dụng do thay đổi quan niệm, nhìn nhận của thị trường về chất lượng tín dụng và tính thanh khoản ở cấp độ chung hay ở một khía cạnh cụ thể.  Rủi ro lãi suất cơ bản: phát sinh khi các chỉ số định giá lãi suất chuẩn mà tổ chức tín dụng sử dụng để định giá sản phẩm thay đổi.  Rủi ro quyền chọn: phát sinh từ ảnh hưởng của biến động về lãi suất và thay đổi về giá trị thị trường của quyền chọn trong danh mục đầu tư của tổ chức tín dụng. c. Các chỉ số đánh giá rủi ro lãi suất i. Hệ số rủi ro lãi suất ii. Hệ số rủi ro lãi suất d. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro lãi suất Ngân hàng có các hệ thống đo lường rủi ro lãi suất có khả năng nhận biết hầuhết các nguồn rủi ro lãi suất cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suấtđối với phạm vi hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng có thể ápdụng nhiều hệ thống đo lường rủi ro cũng như nhiều phương pháp quản trị rủi rocho những hoạt động khác nhau. Rủi ro lãi suất có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, và ngân hàng phải có hệ thống đo lường đa dạng để có thể tiếp cận với từng loại rủi ro lãi suất. Dấu hiệu rủi ro lãi suất của ngân hàng có thể là rủi ro đánh giá lại, rủi ro cơ bản hay rủi ro kỳ hạn.  Rủi ro định giá lại: Hình thức cơ bản và phổ biến nhất của rủi ro lãi suất xuất phát từ sự chênhlệch thời hạn (trường hợp lãi suất cố định) và việc tái định giá (trường hợp lãi suấtthả nổi) đối với các TSC-TSN và các giao dịch ngoại bảng. Trong hoạt động ngânhàng, chênh lệch tái định giá là vấn đề rất cơ bản và cũng làm cho thu nhập cũngnhư trị giá kinh tế của ngân hàng biến động thất thường khi lãi suất thay đổi. Ví dụ :ngân hàng tài trợ một khoản vay dài hạn lãi suất cố định bằng nguồn vốn ngắn hạnsẽ có nguy cơ đối mặt với rủi ro thu nhập trong tương lai và trị giá ẩn giảm đi khi lãisuất tăng lên. Nguyên nhân là do dòng t iền của khoản cho vay này luôn cố địnhtrong suốt kỳ hạn của nó trong khi chi phí lãi suất phải trả cho nguồn vốn huy độngngắn hạn lại biến đổi khi nó đến kỳ hạn  Rủi ro cơ bản: Rủi ro cơ bản là rủi ro bắt nguồn từ mối tương quan không hoàn hảo trongviệc điều chỉnh mức lãi suất đi vay và cho vay đối với các sản phẩm tài chính cócùng đặc điểm khi quy định lại mức lãi suất. Khi lãi suất thay đổi, các chênh lệchnày sẽ dẫn đến thay đổi không mong muốn lên dòng tiền và lợi nhuận của các TSN-TSC và các hạng mục ngoại bảng có cùng thời hạn hoặc có cùng đặc điểm quy địnhlại mức lãi suất.  Rủi ro quyền chọn: Giao dịch quyền chọn cho phép người chủ giao dịch được quyền, chứ không phải là nghĩa vụ, mua, bán hay theo một cách nào đó làm thay đổi trị giá dòng tiềncủa công cụ hay hợp đồng tài chính. Đó là các điều khoản được quy ền chọn muahay chọn bán các loại trái phiếu, kỳ phiếu và hàng loạt các công cụ huy động vốnkhác cho phép chủ tài khoản được quyền rút vốn bất kỳ lúc nào mà không phải chịu phạt. Nếu không được quản lý đúng mức, đặc điểm mất cân đối giữa rủi ro - lợi íchcủa các công cụ có tính chất quyền chọn sẽ đưa ngân hàng đứng trước rủi ro do các quyền chọn này hoàn toàn không có lợi cho ngân hàng mà chỉ có lợi cho đối t ác. Nếu ngân hàng đã bán quyền chọn cho khách hàng, số tiền thu được hay giá trị vốnmà ngân hàng có thể bị mất từ một biến động không có lợi của lãi suất có thể vượtsố tiền mà ngân hàng đạt đượt nếu lãi suất biến động theo chiều hướng có lợi. Kếtquả là ngân hàng có thể bị rủi ro giảm giá nhiều hơn là thu nhập tăng. e. Biện pháp ngăn ngừa rủi ro lãi suất  Đối với ngân hàng nhà nước - Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, kiểm soát lạm phát; hạn chế sử dụng các liệu pháp can thiệp hành chính đối với thị trường để tránh gây sốc hoặc làm gia tăng rủi ro đối với các TCTD.Một giải pháp khác là ngân hàng có thể sử dụng công nghệ chứng khoán để điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn của bảng cân đối năm. Chứng khoán hóa là việc ngân hàng nhóm các tài sản có sinh lời rồi chuyển ra ngoại bảng thông qua trung gian là người được ủy thác – một tổ chức được đảm bảo không bị phá sản và hoạt động chuyên nghiệp về phát hành chứng khoán. - Đảm bảo nắm bắt, phân tích, đánh giá kịp thời diễn biến của thị trường tài chính, trong đó, nắm bắt nhanh những diễn biến của các yếu tố thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá vàng, giá cổ phiếu,.. dự báo diễn biến tình hình kinh tế có tác động liên quan đến ngân hàng nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý của NHNN. Tổ chức và triển khai kịp thời cơ chế chính sách của NHNN theo chương trình kế hoạch cụ thể đối với các TCTD trên địa bàn, đảm bảo thực hiện tốt cơ chế chính sách và hạn chế các rủi ro lien quan đến pháp luật phát sinh. - Cần tập trung thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, đầu tư; tài trợ dự án, kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng mới. - NHNN cần hình thành cơ chế điều hành lãi suất, cùng với nghiệp vụ thị trường mở theo hướng khuyến khích các NHTM vay mượn lẫn nhau trên thị trường trước khi tiếp cận nguồn vốn NHNN. - Cần phải có những chế tài xử phạt đối với các TCTD không thực hiện chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định, đồng thời theo dõi tỷ lệ nợ quá hạn của các TCTD để được phản ánh đầy đủ, chính xác chất lượng tín dụng của TCTD.  Đối với các Ngân hàng TMCP trong nước - Kiềm chế tốc độ tăng trưởng và kiểm soát chất lượng tăng trưởng TSC và dư nợ tín dụng để đảm bảo an toàn tăng trưởng và hiệu quả kinh tế theo quy mô. Việc mở rộng quy mô hoạt động phải gắn liền với việc cải thiện tương xứng về năng lực quản trị, kiểm soát hoạt động. - Nâng cao năng lực quản trị điều hành trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc, thông lệ quản trị ngân hàng hiện đại. Trước hết, cần quan tâm hoàn thiện các chính sách, quy trình, thủ tục nội bộ phù hợp để kiểm soát có hiệu quả các rủi ro trọng yếu. Nhanh chóng giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng xuống mức trung bình trong khu vực vào năm 2010; tiếp tục tăng cường năng lực tài chính cho các NH TMCP; - Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường trang bị các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin; tiếp tục triển khai các mô hình tổ chức và mô thức quản trị hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế; phát triển hệ thống thông tin quản trị; tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng. - Các NHTM phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro cho cán bộ. Trong việc đánh giá rủi ro, yếu tố kinh nghiệm của nhân viên rất quan trọng nên NHTM cần đào tạo và nuôi dưỡng một đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa và có kinh nghiệm về quản lý rủi ro. Trong quản trị TSN – TSC, các Ngân hàng cần phân loại các kỳ hạn theo đúng bản chất của nó. Cụ thể: đối với các khoản tiền gửi rút gốc linh hoạt, khi phân tích kỳ hạn không được dựa vào kỳ hạn khách hàng cam kết gửi mà phải đưa vào khoản tiền gửi không kỳ hạn. Nghiêm túc thực hiện quy định về việc tính số tiền dự trữ bắt buộc phải duy trì, các khoản tiền gửi có kỳ hạn ghi trên hợp đồng phải phản ánh đúng kỳ hạn mà khách hàng thực gửi. - Xây dựng quy trình xét duyệt tín dụng chặt chẽ để có thể xây dựng được kế hoạch giải ngân tương đối chính xác. Đồng thời thiết lập tốt mối quan hệ với khách hàng để có những dự báo đúng về khả năng rút vốn, khả năng trả nợ của khách hàng nhằm phục vụ tốt công tác dự báo thanh khoản của ngân hàng. Xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý, bên cạnh việc tập trung đầu tư vào lĩnh vực truyền thống của ngân hàng, cần mở rộng sang những lĩnh vực khác để có thể giảm thiểu rủi ro do yếu tố khách quan mang lại. 3. Rủi ro tỷ giá hối đoái: a. Khaùi nieäm: Ruûi ro tyû giaù laø ruûi ro phaùt sinh trong quaù trình cho vay ngoaïi teä hoaëc quaù trình kinh doanh ngoaïi teä cuûa ngaân haøng khi tyû giaù bieán ñoäng theo chieàu höôùng baát lôïi cho ngaân haøng. - NH cho vay, ñi vay baèng ngoaïi teä. - NH kinh doanh ngoaïi teä. b. Nguyeân nhaân daãn ñeán ruûi ro tyû giaù: - Coù 2 nguyeân nhaân chính laøm phaùt sinh ruûi ro tyû giaù - Moät laø : Nhu caàu kinh doanh ngoaïi teä cuûa ngaân haøng, goàm 2 hoaït ñoäng sau : Mua vaø baùn ngoaïi teä cho khaùch haøng hoaëc cho chính mình nhaèm caân baèng traïng thaùi ngoaïi hoái ñeå phoøng ngöøa ruûi ro tyû giaù. Mua vaø baùn ngoaïi teä nhaèm muïc ñích ñaàu cô kieám laõi khi tyû giaù bieán ñoäng. - Hai laø : Söï khoâng caân xöùng giöõa taøi saûn Coù vaø taøi saûn Nôï ñoái vôùi töøng loaïi ngoaïi teä.. Caû 2 nguyeân nhaân naøy taïo ra moät xu höôùng traïng thaùi ngoaïi teä roøng (tröôøng theá hoaëc ñoaûn theá). c. Ñaùnh giaù ruûi ro TGHÑ - Traïng thaùi ngoaïi hoái cuûa ngoaïi teä A = Soá dö cuûa ngoaïi teä A thuoäc TS Coù (Mua vaøo trong kyø)- Soá dö cuûa ngoaïi teä A thuoäc TS Nôï (Baùn ra trong kyø) - Toång traïng thaùi ngoaïi hoái = Soá dö cuûa taát caû ngoaïi teä thuoäc TS Coù - Soá dö cuûa taát caû ngoaïi teä thuoäc TS Nôï - Tröôøng hôïp 1: Traïng thaùi ngoaïi hoái = 0  Soá dö ngoaïi teä thuoäc TS Coù (Mua vaøo trong kyø) = Soá dö ngoaïi teä thuoäc TS Nôï (Baùn ra trong kyø) - Tyû giaù ngoaïi teä taêng hoaëc giaûm thì ruûi ro tyû giaù khoâng xuaát hieän vì thu nhaäp vaø chi phí seõ taêng vaø giaûm vôùi toác ñoä baèng nhau neân lôïi nhuaän khoâng ñoåi. Ruûi ro tyû giaù xem nhö baèng 0. traïng thaùi caân baèng - “square position” - Tröôøng hôïp 2: Traïng thaùi ngoaïi hoái > 0 Soá dö ngoaïi teä thuoäc TS Coù > Soá dö ngoaïi teä thuoäc TS Nôï: Traïng thaùi ñoä leäch döông (traïng thaùi dö thöøa ) vaø phaàn cheânh leäch ñoù ñöôïc goïi laø tröôøng theá (long foreign currency position): Tyû giaù ngoaïi teä giaûm thì thu nhaäp giaûm nhanh hôn chi phí. Ruûi ro xuaát hieän khi tyû giaù giaûm. - Tröôøng hôïp 3: Traïng thaùi ngoaïi hoái < 0 : Ñoä leäch aâm (traïng thaùi dö thieáu ), phaàn cheânh leäch ñöôïc goïi laø ñoaûn theá (short foreign currency position) Ruûi ro xuaát hieän khi tyû giaù ngoaïi teä taêng. - Theo qui ñònh hieän nay cuûa NHNN, vaøo cuoái ngaøy caùc toå chöùc tín duïng phaûi duy trì: -  Tröôøng theá  30% ,  Ñoaûn theá  30% - VTC VTC - Tröôøng theá (USD)  15% , Ñoaûn theá (USD)  15% - VTC VTC d. Biện pháp ngăn ngừa rủi ro - Aùp duïng giaûi phaùp cho vay baèng loaïi ngoaïi teä naøy nhöng thu nôï baèng loaïi ngoïai teä khaùc oån ñònh hôn vôùi tyû giaù kyø haïn ñaõ ñöôïc aán ñònh tröôùc trong hôïp ñoàng tín duïng: Ngaân haøng chia seû ruûi ro vôùi khaùch haøng. - Ña daïng hoaù caùc loaïi ngoaïi teä trong döï tröõ vaø thanh toaùn, haïn cheá taäp trung. - Aùp duïng caùc bieän phaùp baûo hieåm ruûi ro tæ giaù nhö hôïp ñoàng kyø haïn (Forward), quyeàn löïa choïn (Option), nghieäp vuï Swap ngoaïi teä - Chuyeån giao ruûi ro tyû giaù cho cô quan baûo hieåm. - Quản trị bị động: Duy trì traïng thaùi ngoaïi hoái = 0 vaø ña daïng hoaù caùc nguoàn voán ngoaïi teä trong kinh doanh. - Quản trị chủ động: Thöïc hieän toát vieäc döï baùo tæ giaù: - Döï baùo tyû giaù taêng: tyû giaù taêng -> duy trì traïng thaùi ngoaïi hoái ñoä leäch döông (tröôøng theá). - Döï baùo tyû giaù giaûm: tyû giaù giaûm -> duy trì traïng thaùi ngoaïi hoái ñoä leäch aâm (ñoaûn theá). 4. Rủi ro thanh khoản: a. Khái niệm: Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh từ trạng thái mà NHTM không có được đủ vốn khả dụng – cung thanh khoản vào thời điểm mà NHTM cần để đáp ứng cầu thanh khoản, trạng thái này tác động xấu tới uy tín, thu nhập và khả năng thanh toán cuối cùng của NHTM b. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác RRTK và các loại rủi ro khác có mối quan hệ mật thiết với nhau. RRTK thường là hệ quả với nhiều rủi ro khác. RRTK cũng là rủi ro tài chính do tính lỏng của tài sản không ổn định. Một tổ chức tài chính có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó. Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu ngân hàng không có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ. Như vậy, RRTK gắn liền với rủi ro tín dụng. Hay trong trường hợp lãi suất và tỷ giá biến động bất lợi, NHTM khó khăn trong việc huy động vốn, lúc đó, RRTK hoàn toàn có thể xảy ra vì khả năng thanh toán của NHTM bị hạn chế. c. Tác động của rủi ro thanh khoản RRTK là rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng, có liên quan đến sự sống còn của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán, tức là phải đáp ứng được các nhu cầu thanh toán trong hiện tại, tương lai và các nhu cầu thanh toán đột xuất. Một khi RRTK xuất hiện thì nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân NHTM mà còn ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế - xã hội. i. Đối với ngân hàng thương mại Thứ nhất, nếu RRTK xảy ra, tùy mức độ nghiêm trọng, NHTM có thể phải chịu:  Chuyển hóa các tài sản có thanh khoản thành tiền với chi phí cao.  Tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắt khe hơn, ví dụ, phải có tài sản thế chấp, chịu mức lãi suất cao, không được tuần hoàn nợ cũ, hạn mức tín dụng bị xem xét lại thường xuyên hoặc bị từ chối cho vay.  Đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập.  Mất uy tín dẫn đến mất khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống và cơ quan quản lý. Thứ hai, trong trường hợp đặc biệt, RRTK có thể đẩy ngân hàng tới tình trạng mất khả năng thanh toán, là trạng thái bên bờ vực phá sản ngân hàng. ii. Đối với hệ thống tài chính quốc gia Khi một ngân hàng mất đi khả năng thanh khoản, ở mức độ trầm trọng đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản thì nó có thể gây nên hiệu ứng lây lan, kéo theo sự phá sản hàng loạt các NHTM khác, đe dọa đến sự ổn định của toàn hệ thống NHTM, gây nên sự hỗn loạn dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội – chính trị của một quốc gia. iii. Đối với xã hội Khi một ngân hàng mất đi khả năng thanh khoản thì sẽ gây nên tâm lý lo ngại đối với không chỉ chính bản thân ngân hàng mà còn đối với khách hàng của các ngân hàng khác. Nếu niềm tin của công chúng bị lung lay thì có thể dẫn đến hàng loạt ngân hàng mất khả năng thanh toán chỉ trong một thời gian ngắn và khiến cả hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng hỗn loạn, sự hỗn loạn này có thể là nguyên nhân của sự phá sản hàng loạt của toàn hệ thống ngân hàng. d. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản i. Nguyên nhân chủ quan - Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng kém: Ngân hàng tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụng cho một ngành, một địa phương nào đó chiếm phần lớn trong tổng dư nợ hoặc trong tổng huy động có một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, đến khi họ rút một cách bất ngờ thì dẫn đến rủi ro thanh khoản. - Không cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN: Khi tiến hành huy động vốn, không phải lúc nào NHTM cũng huy động được nguồn vốn có kỳ hạn dài. Thực tế cho thấy, các nguồn vốn huy động được thường có kỳ hạn ngắn, nhưng phần lớn những khoản cho vay và đầu tư lại có kỳ hạn dài hơn. Điều này làm mất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các TSC và TSN nên dòng tiền vào bên TSC thường không trùng khít để trang trải dòng tiền ra bên TSN. Vậy nên, NHTM luôn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản. - Rủi ro mất cân đối trong cơ cấu tài sản: Điều này xuất phát hầu hết từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên ban điều hành mà quên mất những nguyên tắc trong trong quản trị TSN và TSC. Trong danh mục tài sản của mình, NHTM có phần đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, trong đó quan trọng nhất là trái phiếu Chính phủ và/hoặc tín phiếu kho bạc. Trái phiếu Chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc mặc dù lãi suất không hấp dẫn nhưng nó lại là một nguồn cực kỳ quan trọng cho NHTM để nhận chiết khấu từ NHNN một khi thanh khoản có vấn đề. Đặc biệt, bất cứ NHTM nào, đặc biệt là ngân hàng nhỏ, đều hiểu nhưng với tiềm lực tài chính yếu thì khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong việc đấu thầu các loại tài sản trên. - Quy mô vốn điều lệ còn hạn chế. Vốn điều lệ là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, được hình thành khi NHTM mới được thành lập. Nó phản ánh quy mô hay thực lực tài chính của NHTM. Nếu vốn điều lệ của NHTM càng cao, chứng tỏ ngân hàng càng có tiềm lực tài chính, ngược lại, nếu vốn điều lệ của NHTM càng ít thì quy mô hoạt động của ngân hàng càng nhỏ. Quy mô vốn điều lệ nhỏ có thể là một trong những nguyên nhân đẩy NHTM đến tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản khi nhu cầu thanh khoản tăng đột ngột. ii. Nguyên nhân khách quan  Chính sách tiền tệ (CSTT) của NHNN: Để thực hiện chức năng của một NHTW về CSTT, NHNN sử dụng ba công cụ bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, quy định về dự trữ bắt buộc, và áp dụng lãi suất chiết khẩu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM. - Nghiệp vụ thị trường mở (OM O) là hoạt động của NHTM mua hoặc bán cho NHTM trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu của chính NHNN. Khi muốn tăng cung tiền, NHNN mua trái phiếu từ các NHTM, số tiền mà NHNN trả cho NHTM làm tăng cung tiền cho nền kinh tế đồng thời cũng làm tăng cung thanh khoản cho NHTM. Ngược lại, khi muốn giảm cung tiền, NHNN bán trái phiếu cho các NHTM, số tiền mà NHNN thu về làm cung ứng tiền tệ của nền kinh tế đồng thời cũng làm giảm cung thanh khoản của NHTM. - Quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) là biện pháp điều chỉnh mà NHNN bắt buộc các NHTM phải duy trì một tỷ lệ dự trữ tiền gửi tối thiểu tại NHNN. Nếu tỷ lệ DTBB cao thì sẽ làm cho nguồn cung thanh khoản của NHTM tăng và ngược lại. - Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là lãi suất mà NHTM áp dụng khi NHNN chiết khấu hoặc tái chiết khấu các giấy tờ có giá từ NHTM. Nếu lãi suất này thấp, tức chi phí vay tiền từ NHNN rẻ, đây sẽ là nguồn vốn giá rẻ mà các NHTM có thể dễ dàng huy động để đáp ứng cầu thanh khoản.  Biến động lãi suất: Khi lãi suất trên thị trường tài chính thay đổi, khách hàng gửi tiền có xu hướng rút tiền gửi của họ ở NHTM có lãi suất thấp và tìm kiếm NHTM khác có lãi suất huy động cao hơn. Trong khi đó, những khách hàng có nhu cầu tín dụng sẽ tìm cách trì hoãn việc hoàn trả các khoản nợ đã đáo hạn hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với mức lãi suất đã thỏa thuận với NHTM có lãi suất thấp, tìm cách trả trước hạn hoặc trì hoãn việc rút vốn vay với mức lãi suất đã thỏa thuận với NHTM có lãi suất cao. Như vậy, biến động lãi suất đồng thời ảnh hưởng đến cả tiền gửi và tiền vay tức dòng tiền vào, dòng tiền ra và sau đó là đến thanh khoản của NHTM.  Tính chất đặc biệt của ngành kinh doanh tiền tệ đòi hỏi NHTM phải luôn sẵn sàng đáp ứng cầu thanh khoản: Đối với lĩnh vực kinh doanh khác (không phải kinh doanh tiền tệ), các doanh nghiệp có thể trì hoãn nợ với khách hàng, chậm thanh toán với đối tác, thậm chí chủ động chiếm dụng vốn của đối tác kinh doanh…Nhưng với NHTM kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ hết sức nhạy cảm, NHTM không thể làm như vậy. Bất kỳ một sự trục trặc nào về thanh khoản đều có thể gây tâm lý lo lắng trong công chúng, và nếu NHTM không giải quyết ngay khó khăn này, khách hàng gửi tiền có thể đồng loạt kéo đến ngân hàng để rút tiền, trạng thái thanh khoản sẽ trở nên trầm trọng và NHTM có thể bị phá sản. Mặt khác, trên bảng cân đối kế toán của NHTM, bên TSN luôn có một tỷ lệ nhất định các khoản tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn nhưng có có thể rút trước hạn. Đây là những TSN mà NHTM có thể nghĩa vụ phải trả ngay lập tức nếu khách hàng có nhu cầu rút, vì thế NHTM luôn luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản.  Chu kỳ kinh doanh: Theo thời vụ ở những tháng cuối năm phát sinh nhu cầu nguồn tiền lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác, giải quyết hàng tồn kho, nhập khẩu hàng hóa... tạo nên một chu kỳ căng thẳng nguồn vốn vào những tháng cuối năm. Điều này làm cho dòng tiền quay trở lại ngân hàng không cao mặc dù lãi suất có thể tiếp tục tăng nóng.  Những sự cố khách quan khác làm gia tăng RRTK cho NHTM: Điều này đã từng xảy ra đối với Ngân hàng thương mại Á Châu năm 2003. Vào tháng 8, năm 2003, khi có tin đồn Tổng giám đốc ACB bỏ trốn, khách hàng đã ồ ạt kéo đến các điểm giao dịch của ACB để rút tiền. Mặc dù đây là tin đồn thất thiệt nhưng việc rút tiền đồng loạt của khách hàng đã gây khó khăn trầm trọng cho ACB. NHNN đã phải hỗ trợ khẩn cấp nhiều trăm tỷ đồng để ACB có đù nguồn chi trả cho khách hàng rút tiền. Mất một thời gian đáng kể, sự cố mới được giải quyết. RRTK là một loại rủi ro quan trọng bậc nhất đối với một tổ chức kinh tế, đặc biệt là đối với các tổ chức tài chính. Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp, một tổ chức kinh tế có tài sản rất nhiều, nợ rất ít nhưng hoàn toàn có thể phá sản do yếu tố RRTK này khi “tính lỏng” của tài sản không bù đắp nổi khả năng thanh toán trong thời điểm đó. Ở mức nhẹ hơn, rủi ro này có thể gây nên khó khăn hoặc đình trệ hoạt động kinh doanh của tổ chức đó trong một thời điểm cụ thể. e. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản i. Nhân tố chủ quan - Thứ nhất, nhân tố tạo nên sức mạnh và uy tín của ngân hàng như trình độ đội ngũ cán bộ, trình độ công nghệ, số lượng thị phần, uy tín của ngân hàng trên thị trường…Các nhân tố này có thể tác động đến nhu cầu thanh khoản ngắn hạn và dài hạn. Qua đó, nó tác động gián tiếp đến hoạt động QTRRTK tại ngân hàng. - Thứ hai, chính sách phát triển của ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo: Ưu tiên nâng cao khả năng sinh lời hay ưu t iên cho mức độ an toàn trong thanh khoản bởi vì tài sản càng thanh khoản thì tỷ lệ sinh lời càng thấp. - Thứ ba, hoạt động QTRRTK cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách quản lý ngân quỹ của ngân hàng. Ngân quỹ là nguồn cung thanh khoản nhanh chóng nhất, giúp cho NHTM thực hiện các hoạt động thanh toán và đầu tư kịp thời nhưng lại có chi phí cơ hội cao nhất, gia tăng ngân quỹ sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. NHTM quyết định gia tăng hoặc giảm ngân quỹ theo chiến lược quản dự trữ mà ngân hàng đang theo đuổi. - Cuối cùng là chính sách huy động và sử dụng vốn của ngân hàng: Nhìn chung, các ngân hàng đều thiết lập một chính sách huy động và sử dụng sao cho các dòng tiền vào đều đặn sẽ đáp ứng nhu cầu tín dụng và đầu tư dự kiến, đồng thời duy trì thanh khoản ở mức cần thiết. ii. Nhân tố khách quan - Thứ nhất là nhóm nhân tố liên quan đến chính sách vĩ mô của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương. Nhân tố này bao gồm: Nghiệp vụ thị trường mở, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu. Bên cạnh đó là sự phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác trong nước, khu vực và quốc tế, độ nhạy cảm của tiền gửi với lãi suất, mạng lưới ngân hàng…tác động đến khả năng huy động nguồn vốn một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhất. - Thứ hai là nhóm nhân tố cạnh tranh trên địa bàn giữa các trung gian tài chính như chính sách lãi suất huy động, chính sách tín dụng…của mỗi tổ chức. Nhóm nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến cầu thanh khoản của mỗi ngân hàng. - Thứ ba là nhóm nhân tố tạo ra sự hoảng loạn trong khách hàng gửi tiền như bất ổn về kinh tế - chính trị, tham nhũng trong hệ thống tài chính, các khoản cho vay xấu dẫn đến mất khả năng thanh toán của một số ngân hàng lan sang các ngân hàng khác… - Cuối cùng là nhóm nhân tố liên quan đến thu nhập, nhu cầu chi tiêu của khách hàng như tính thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng, mức thu nhập và hệ số tiết kiệm, mật độ dân số và doanh nghiệp, sự đa dạng khách hàng gửi tiền và vay tiền… f. Nhận dạng và phân tích nguyên nhân rủi ro thanh khoản i. Nhận dạng rủi ro thanh khoản Điều kiện tiên quyết để QTRR là phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm: Việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả dự báo những loại rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai, để từ đó có các biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng rủi ro phù hợp. Không một ngân hàng nào có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng dự trữ thanh khoản của họ là hợp lý và đủ để không bị rơi vào tình trạng RRTK nếu chưa vượt qua những thử thách của thị trường. Những thử thách này được biểu hiện qua những dấu hiệu nhận dạng sau: - Lòng tin của công chúng: Sự tin tưởng của công chúng là một trong những dấu hiệu quan trọng để đánh giá khả năng thanh khoản của một ngân hàng tốt hay xấu. Nếu công tác QTRRTK của ngân hàng yếu kém, không duy trì đủ lượng tiền mặt hoặc không có khả năng hoàn trả các khoản tiền mà khách hàng yêu cầu ngay lập tức thì điều này sẽ xói mòn lòng tin của công chúng vào ngân hàng. Do vậy, ngân hàng sẽ mất dần những khách hàng là người gửi tiền. Ngược lại, nếu một ngân hàng có được sự tin tưởng của người gửi tiền thì điều này có nghĩa rằng khách hàng đã đặt niềm tin vào khả năng hoàn trả cả gốc và lãi của ngân hàng hay đồng thời với việc ngân hàng đó thừa nhận là có khả năng thanh khoản cao. - Sự biến động giá cổ phiếu của ngân hàng: Khi giá cổ phiếu của ngân hàng có xu hướng giảm, chứng tỏ tính hấp dẫn của chúng đối với nhà đầu tư đã giảm đi, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người gửi tiền. Người dân có xu hướng rút tiền khỏi ngân hàng để gửi tiền sang ngân hàng khác hoặc đầu tư vào những kênh có lợi nhuận cao hơn, trong khi đó các khoản cho vay đến hạn thanh toán không được thanh toán hoặc không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản, dẫn đến cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản khiến cho ngân hàng rơi vào tình trạng RRTK. Ngược lại, giá cổ phiếu hoặc tăng hoặc giữ nguyên được thì sẽ củng cố lòng tin và tâm lý nơi công chúng vào khả năng thanh toán của ngân hàng. - Áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường: Tại sao một ngân hàng lại chấp nhận áp dụng mức lãi suất huy động tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và chấp nhận mức lãi suất đi vay cao hơn mức lãi suất trên thị trường một cách bất thường hoặc phải đi vay với điều kiện về tài sản đảm bảo chặt chẽ hơn? Nếu xảy ra tình trạng như vậy thì chứng tỏ một dấu hiệu là ngân hàng đang gặp khó khăn thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình. - Lỗ từ việc bán tài sản: Khi ngân hàng bán tài sản một cách vội vã và sẵn sàng chịu lỗ lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp phải một vấn đề nào đó trong vấn đề thanh khoản. Bán tài sản có nghĩa là ngân hàng sẽ phải chấp nhận mất đi những khoản thu nhập tạo ra từ tài sản trong tương lai cũng như các chi phí giao dịch trả cho người môi giới liên quan đến việc bán tài sản. - Thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng: Cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTM vì hoạt động này tạo nhiều lợi nhuận nhất và kéo theo các nghiệp vụ khác phát triển. Do đó, khi ngân hàng không đáp ứng đầy đủ và kịp thời các cam kết tín dụng thì chứng tỏ ngân hàng đang thiếu nguồn cung thanh khoản. - Thường xuyên vay vốn từ ngân hàng trung ương (NHTW): NHTW giữ vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM. Cho nên, khi một ngân hàng có dấu hiệu buộc phải đi vay NHTW với khối lượng lớn và thường xuyên thì ngân hàng đó cần phải xem xét lại chính sách quản lý thanh khoản của mình để lấy lại niềm tin của công chúng. Nếu như xuất hiện bất cứ một dấu hiệu thị trường nào nêu trên đây mà không có các biện pháp củng cố khả năng thanh khoản kịp thời thì nguy cơ ngân hàng đó rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản là không nhỏ. Các nhà quản trị ngân hàng cần phải tập trung xem xét lại một cách các chính sách và thực tiến công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng để giải quyết xem những thay đổi gì cần phải thực hiện để cải thiện khả năng thanh khoản và lấy lại niềm tin nơi công chúng. ii. Phân tích nguyên nhân rủi ro thanh khoản Muốn phân tích, phòng ngừa, hạn chế hay tài trợ rủi ro, nhà quản trị sau khi nhận diện được rủi ro, phải tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản của ngân hàng, xác định đó là nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Từ đó, nhà quản trị có thể đề ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. g. Đo lường rủi ro thanh khoản Theo Peter Rose, tác giả cuốn Commercial Banking Management, trong những năm gần đây, một số phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản đã được phát triển bao gồm: Phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng thanh khoản; phương pháp cung cầu thanh khoản; phương pháp chỉ số thanh khoản và một số phương pháp khác. Mỗi phương pháp nêu trên đều được xây dựng dựa trên một số giả định là ngân hàng chỉ có thể ước lượng gần đúng mức cầu thanh khoản thực tế tại một thời điểm nhất định. Đó chính là lý do vì sao nhà quản lý thanh khoản phải luôn sẵn sàng điều chỉnh mức dự tính về yêu cầu thanh khoản mỗi khi ngân hàng nhận được thông tin mới. i. Phương pháp tiếp cận nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản Phương pháp này dựa trên một thực tế là: Khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm. Ngược lại, nó giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không bằng nhau, NHTM đều phải đối mặt với khe hở thanh khoản. Các bước chính trong phương pháp này gồm:  Bước 1: Ước lượng nhu cầu vay vốn và lượng tiền gửi trong giai đoạn ngân hàng ước tính trạng thái thanh khoản (giai đoạn kế hoạch).  Bước 2: Tính toán những thay đổi dự tính về cho vay và tiền gửi trong giai đoạn kế hoạch.  Bước 3: Ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng bằng cách so sánh mức độ thay đổi dự tính trong cho vay và mức thay đổi dự tính trong tiền gửi. Một công cụ hữu ích là lập bản báo cáo thanh khoản ròng, ghi chép thống kê tất cả luồng tiền phản ánh nguồn tạo nên thanh khoản và số tiền ngân hàng đã thực sự sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. ii. Phương pháp cung cầu thanh khoản Một cách tổng quát, thanh khoản ngân hàng có thể phân tích trong khuôn khổ cung thanh khoản (LS- Liquidity Supply) và cầu thanh khoản (LD – Liquidity Demand). LS bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác, thu nhận tiền gửi từ khách hàng, khách hàng tín dụng hoàn trả các khoản gốc và lãi, bán các TSC của NHTM, vay từ thị trường liên ngân hàng, thu từ các khoản nợ phải thu khác. LD bao gồm: Hoàn trả tiền gửi cho khách hàng, giải ngân các khoản tín dụng cho khách hàng, hoàn trả các khoản đi vay, chuyển tiền thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, chi các khoản chi phí hoạt động, chi trả các khoản nộp Ngân sách Nhà nước (Thuế, phí, lệ phí…), trả cổ tức (NHTM cổ phần), chi trả các khoản nợ khác. Trạng thái thanh khoản ròng (NLP –Net Liquidity Position) hay còn gọi là khe hở thanh khoản của NHTM được tính bằng: NPL = Cung thanh khoản – cầu thanh khoản Nếu NLP>0 thì có nghĩa tổng cung lớn hơn tổng cầu thanh khoản và được gọi là thặng dư thanh khoản. Nếu NHTM ở trạng thái thặng dư thanh khoản thì nhà quản lý cần quyết định xem khi nào và vào đâu để đầu tư sinh lãi khoản tiền thặng dư. Nếu NLP<0 thì có nghĩa tổng cung nhỏ hơn tổng cầu thanh khoản và được gọi là thâm hụt thanh khoản. Nếu ngân hàng có trạng thái thâm hụt thanh khoản, nhà quản trị cần quyết định khi nào và ở đâu có thể tăng được nguồn cung thanh khoản bổ sung (chú ý là cầu thanh khoản độc lập tương đối với ý chí của NHTM nên NHTM không thể muốn giảm là có thể giảm được). Thực chất, vấn đề QTRRTK của ngân hàng có thể khái quát trong hai ý cơ bản sau:  Hiếm khi cung thanh khoản và cầu thanh khoản lại bằng nhau tại bất cứ thời điểm nào. Điều này hàm ý, NHTM phải thường xuyên liên tục xử lý các trạng thái “thâm hụt thanh khoản” hay “thặng dư thanh khoản”.  Giải quyết vấn đề thanh khoản chứa đựng sự đánh đổi giữa “thanh khoản” và “khả năng sinh lời” của NHTM. Các nhân tố khác không đổi, dự trữ càng nhiều tài sản có tính lỏng cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng thấp. iii. Phương pháp chỉ số thanh khoản Việc sử dụng các chỉ số tài chính cũng là một cách để ước tính yêu cầu thanh khoản dựa trên kinh nghiệm và mức bình quân ngành. Mỗi chỉ số thể hiện một khía cạnh về năng lực thanh khoản của ngân hàng: Tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD khác  Chỉ số trạng thái tiền mặt= x 100% Tổng tài sản Về mặt lý thuyết, chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh toán tức thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này trên thực tế quá cao thì sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống bởi vì các tài sản tiền mặt hoặc tương đương tiền thường ít đem lại lợi tức cao cho ngân hàng. Chứng khoán thanh khoản  Chỉ số chứng khoán thanh khoản = x100% Tổng tài sản Các chứng khoán thanh khoản (CKTK) trên bảng cân đối tài sản bao gồm các chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán. Nếu chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản càng lớn thì rủi ro thanh khoản mà ngân hàng phải đối mặt càng giảm.  Chi số năng lực cho vay =(Dư nợ/ tổng tài sản) x100% Vì tín dụng và cho thuê tài chính được xem là những tài sản ít thanh khoản nhất, do đó nếu chỉ tiêu “năng lực cho vay” càng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ là kém thanh khoản tuy nhiên lại đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.  Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng: Chỉ tiêu này thể hiện việc ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng. Chỉ tiêu này càng thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngược lại. Lưu ý rằng, để nhận định đúng về trạng thái thanh khoản của một ngân hàng bằng phương pháp chỉ số thanh khoản, thì mỗi chỉ số nêu trên đều cần phải được so sánh với giá trị trung bình của các chỉ số này tại các ngân hàng tương đương trong cùng khu vực, hoạt động trong môi trường tương tự. iv. Một số phương pháp đo lường khác: Bao gồm: Phương pháp khe hở tài trợ, phương pháp cấu trúc nguồn vốn, phương pháp nấc thang đến hạn. h. Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro thanh khoản Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro là trọng tâm của QTRR. Đó chính là việc sử dụng các biện pháp, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu các tổn thất, những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra đối với ngân hàng. Thông thường, để phòng ngừa RRTK, NHTM sẽ dự trữ một lượng thanh khoản hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM. Qua nhiều năm, các nhà quản lý ngân hàng đã phát triển một số chiến lược nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản của ngân hàng: Chiến lược quản lý TSC, chiến lược quản lý TSN và chiến lược quản lý phối hợp 1 . i. Phương pháp quản lý TSC Ở hình thức đơn giản nhất, chiến lược này kêu gọi ngân hàng tích lũy thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán dễ bán. Khi xuất hiện cầu thanh khoản, ngân hàng sẽ bán một số tài sản tới khi đáp ứng đủ yêu cầu. Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất của ngân hàng thường là tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD khác, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc… Chiến lược này được các ngân hàng áp dụng vì nó mang lại ít rủi ro. Nhưng nó lại không phải là chiến lược QTRRTK có chi phí thấp. Vì bán tài sản có nghĩa là ngân hàng chấp nhận mất đi những lợi nhuận mà tài sản đó tạo ra, bên cạnh đó việc bán tài sản sẽ còn liên quan đến chi phí giao dịch cho người môi giới. Không những vậy, thường thì để tối thiểu hóa chi phí cơ hội cho việc không nhận được thu nhập từ tài sản, ngân hàng trước hết phải bán hết những tài sản có mức thu nhập tiềm năng thấp nhất. Tuy nhiên việc bán tài sản để tăng cường thanh khoản sẽ làm hình ảnh của ngân hàng yếu đi thể hiện qua bảng cân đối tài sản. Bởi tài sản bán đi thường là các chứng khoán ít rủi ro của Chính phủ, cái thường tạo cho công chúng lòng tin rằng ngân hàng lành mạnh về mặt tài chính. ii. Chiến lược quản lý TSN Chiến lược quản lý TSN là chiến lược mà ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản phát sinh bằng cách vay những nguồn vốn khả dụng tức thời trên thị trường tiền tệ. Vay thanh khoản có nhiều lợi thế: 1 Peter Rose (2004), Commercial bank management, Times mirror Higher Edu Group, Inc co, trang 419 – 423. Thứ nhất, ngân hàng có thể lựa chọn vay khi thực sự cần vốn. Khác với chiến lược trên là ngân hàng luôn phải dự trữ một số tài sản thanh khoản cao tại bất cứ thời điểm nào làm giảm thu nhập tiềm năng. Thứ hai, biện pháp quản lý TSN không làm thay đổi quy mô bảng cân đối tài sản và kết cấu TSC, nhưng làm thay đổi kết cấu TSN. Hay nói cách khác, mọi điều chỉnh của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản chỉ diễn ra bên TSN. Điều này gợi ý rằng, nếu ngân hàng quản lý TSN một cách hiệu quả, thì chiến lược kinh doanh bên TSC sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự rút tiền gửi quá mức thông thường. Cuối cùng là, quản lý TSN có khả năng tự điều chỉnh theo chi phí – mức lãi suất đưa ra để vay vốn. Nếu NHTM đi vay cần thêm vốn, nó chỉ cần nâng lãi suất huy động cho tới khi nhận đủ vốn. NHTM cũng có thể giảm lãi suất nhằm hạn chế dòng vốn đổ vào. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao kỹ thuật quản lý TSN lại phát triển nhanh và nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, vay thanh khoản cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, ví dụ nếu lãi suất ngân hàng tăng đột ngột, khi đó phương pháp này tỏ ra kém hiệu quả bởi chi phí đi vay cũng đồng nghĩa sẽ tăng cao. Thông thường khi đi vay, ngân hàng phải mua thanh khoản trong điều kiện khó khăn – cả về giá cả và tính sẵn có. Chi phí vay vốn của ngân hàng thường khó xác định chắc chắn, làm giảm tính ổn định của thu nhập. Hơn nữa, những ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính thường có nhu cầu vay thanh khoản lớn nhất, người gửi tiền dần nhận thức được khó khăn của ngân hàng và bắt đầu thực hiện rút vốn. Cùng lúc đó, các tổ chức tài chính khác cũng không muốn cho vay đối với ngân hàng vì sợ rủi ro. iii. Chiến lược quản trị thanh khoản phối hợp Do những nhược điểm nêu trên của mỗi phương pháp, hầu hết các ngân hàng đã kết hợp sử dụng đồng thời cả chiến lược quản trị thanh khoản TSC và thanh khoản TSN để có thể phát huy tối đa mọi lợi thế và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Theo chiến lược này, một phần nhu cầu thanh khoản dự tính sẽ được đáp ứng bằng việc dự trữ tài sản thanh khoản (chủ yếu là các giấy tờ có giá và tiền gửi tại các TCTD khác) trong khi phần còn lại của nhu cầu thanh khoản sẽ được đáp ứng bằng cách vay vốn trên thị trường tiền tệ. Những nhu cầu thanh khoản bất thường hoặc mang tính thời vụ thì sẽ được xử lý bằng việc vay vốn trên thị trường tiền tệ, còn những nhu cầu thanh khoản mang tính chu kỳ thì sẽ được xử lý bằng việc dự trữ các tài sản mang tính thanh khoản cao. Vì rủi ro thanh khoản có mối lien hệ mật thiết với các loại rủi ro khác, cho nên, hiện nay, để thực hiện chiến lược quản trị thanh khoản phối hợp, hầu hết các NHTM áp dụng mô hình CAMELS trong QTRR nói chung và QTRRTK nói riêng. Theo bài nghiên cứu của các tác giả R.Alton Gilbert, Andrew P. Meyer và Mark D. Vaughan về mô hình Camels trong quản trị rủi ro ngân hàng: Hệ thống phân tích CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình và được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng và chất lượng quản lý. Phân tích theo chỉ tiêu CAM ELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là:  C: Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn)  A: Asset Quality (Chất lượng tài sản có)  M: Management (Quản lý)  E: Earnings (Lợi nhuận)  L: Liquidity (Thanh khoản)  S: Sensitivity to Market Risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường) Tuy nhiên, đây chỉ là một kênh phân tích, để có thể thu được kết quả đúng và hữu ích, cần kết hợp việc phân tích theo CAMELS với những đánh giá định tính khác của ngân hàng. CÂU 3: HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 3.1 Tại sao phải hội nhập quốc tế trong lĩnh vực NH? - Từ những năm 1970, nền kinh tế thế giới chuyển sang một mô hình phát triển mới, do sự bùng nổ của cách mạng công nghệ thông tin, thị trường toàn cầu mở rộng và chủ nghĩa tư bản quốc tế phát triển. Tốc độ giao dịch tiền tệ hiện nay đã lớn hơn nhiều so với hoạt động thương mại hàng hoá. Những hạn chế về công nghệ đã giảm, giao dịch vốn và dịch vụ tài chính được tiến hành thuận lợi hơn. Thêm vào đó sự thay đổi trong tổ chức tài chính trong nước và quốc tế đã làm tăng mức biến động về tài chính quốc tế và khả năng hàng hoá tài chính. Cùng với việc phá vỡ chế độ tỷ giá hối đoái cố định của hệ thống bretton woods, các giao dịch tiền tệ chuyển từ phục vụ thương mại hàng hoá sang trong trao đổi tiền tệ với tư cách hàng hoá. Số lượng các nước bắt đầu mở cửa thị trường, nới lỏng cơ chế kiểm soát vốn và trong lĩnh vực tài chính ngày càng tăng. - Tính lưu động ngày càng cao của vốn quốc tế, việc toàn cầu hoá các thị trường tài chính và sự phát triển các công cụ tài chính mới khiến một chính sách tài chính đóng trở nên rất tốn kém và ít hiệu quả. Thực tế đó buộc các nước đang phát triển tiến tới thị trường tài chính mở và hội nhập hơn với những mức độ khác nhau. - Trước bối cảnh hội nhập tài chính quốc tế, hệ thống NH Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi can thiệp các cơ quan chính quyền, tình trạng tài chính yếu kém, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, công nghệ NH tụt hậu so với các nước, nợ khó đòi cao, môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định đã đặt hệ thống NH vào tình thế rủi ro khá cao. Vì vậy lĩnh vực NH cần nhanh chóng hội nhập cùng với hệ thống NH khu vực và thế giới, xây dựng hệ thống NH có năng lực cạnh tranh vững mạnh đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn và cung ứng sản phẩm dịch vụ cho nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập. - Hội nhập tài chính quốc tế tạo ra những ưu thế nhất định đối với tất cả mọi nước. Cạnh tranh nước ngoài buộc các tổ chức tín dụng trong nước hoạt động có hiệu quả hơn và mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ. Đẩy nhanh sự chuyển giao công nghệ tài chính, điều đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển. Có thể tiếp cận nhiều hơn với vốn và các dịch vụ tài chính như hoán đổi và cho phép đa dạng hoá rủi ro. - Hội nhập quốc tế đang trở thành trào lưu và xu hướng tất yếu lan rộng đến tất cả các nước với tốc độ và quy mô ngày một tăng nhanh, là điều kiện tiền đề cần thiết để phát triển kinh tế quốc gia đi vào quỹ đạo chung của thế giới. 3.2 Tác động của hội nhập quốc tế đến hoạt động kinh doanh của NHTM  Tích cực: - Tạo ra nguồn vốn mới và đưa đến các thông lệ quốc tế trong hoạt động giám sát ngân hàng. - Nguồn vốn được phân bổ hiệu quả hơn. - Cải thiện hiệu quả của hệ thốngân hàng trong nước. - Nâng cao trình độ quản lý của các ngân hàng trong nước. - Cải thiện ổn định của hệ thống ngân hàng trong nước. - Chất lượng dịch vụ tài chính tốt hơn với chi phí thấp.  Tiêu cực - Đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế trong nước: + Các NH nước ngoài có xu hướng bỏ chạy khi đầu tư không đạt được như mong đợi, trong khi các NH trong nước khó có thể bỏ ngay các khoản đầu tư do đó thường chịu chi phí cao hơn. + Trong trường hợp có một sự kiện xảy ra tại một quốc gia nào đó hoặc để đối phó với những cú sốc từ chính quốc gia của NH mẹ, các NH NN thường áp dụng những chính sách hoặc cơ chế có thể gây tác động tiêu cực đến hệ thống NH của nước sở tại (là nước mà các NHNN có chi nhánh hoặc NH con) - Đối với hiệu quả kinh doanh của các NH trong nước: ở các quốc gia đang phát triển, các chi nhánh NHNN tại đây thường có chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào cao hơn, có khả năng sinh lợi cao so với các NH trong nước, trong khi ở các quốc gia phát triển thì ngược lại. Sự tham gia ngày càng nhiều của các NHNN sẽ làm cho chênh lệch lãi suất cho vay, khả năng sinh lợi và chi phí chung của các NH trong nước giảm đi. - Tác động đến danh mục tín dụng của các NH trong nước: do các NHNN chỉ chọn KH làm ăn có lãi, rủi ro thấp và đẩy các KH còn lại do NH trong nước. Tác động đến nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao: thu hút một lực lượng lao động có trình độ cao vào làm việc do chế độ tiền lương hấp dẫn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_hoan_chinh_tuan_1_4579.pdf
Luận văn liên quan