Nói tóm lại, ở mức độ nhất định, một số cơ chế khu vực (ví dụ như ở châu Âu) còn tỏ ra
chặt chẽ, hiệu quả hơn so với cơ chế của Liên hợp quốc. Nhìn chung, so với cơ chế của
Liên hợp quốc, các cơ chế quyền con người khu vực có ưu điểm là dễ đạt được đồng
thuận hơn khi thiết lập, sửa đổi, bổ sung và thực hiện, do các quốc gia trong khu vực
thường có nhiều điểm chung về kinh tế, văn hóa, truyền thống lịch sử. Thêm vào đó,
các cơ chế khu vực, do phạm vi hẹp hơn về địa lý, tỏ ra dễ tiếp cận hơn với công chúng
so với cơ chế toàn cầu của Liên hợp quốc
26 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3346 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các cơ chế khu vực về quyền con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
CÁC CƠ CHẾ KHU VỰC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
p
2
MỞ ĐẦU
Bên cạnh cơ chế có tính chất toàn cầu của Liên Hợp Quốc như Đại Hội Đồng,
Hội Đồng Bảo An, Tòa Án Công lý quốc tế, Hội đồng kinh tế- xã hội, Cao ủy về quyền
con người của Liên Hợp Quốc, Hội đồng nhân quyền, thì một số tổ chức khu vực đã
cũng ban hành các văn kiện và thành lập các cơ chế để bảo vệ và thúc đẩy quyền con
người trong phạm vi khu vực đó.
Mặc dù, chúng ta có 4 châu lục chính, song hiện tại chỉ có 3 châu lục là châu Âu,
châu Mỹ và châu Phi đã thiết lập được cơ chế này.
Sau đây là những khái quát về lịch sử hình thành và đặc trưng cơ bản của cơ chế
bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở 3 châu lục.
NỘI DUNG
I- Lịch sử hình thành các cơ chế khu vực:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quyền con người bị vi phạm một cách nghiêm
trọng. Các khu vực như những nước Á-Phi từng chịu sự cai trị của chế độ thực dân có
mối quan tâm đặc biệt với vấn đề nhân quyền. Đồng thời, nhiều nước ở châu Âu và
châu Mỹ cũng bắt đầu chú ý tới vấn đề này. Dần dần, cơ chế về nhân quyền ở các châu
lục được hình thành nhằm phản ứng lại với sự vi phạm nhân quyền sâu sắc sau Thế
chiến II.
Châu Âu:
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước Châu Âu bị tàn phá nặng nề. Các nước
nhận thấy sự cần thiết của việc thiết lập lại hòa bình và an ninh trong khu vực, trong đó
quyền con ngườI được tôn trọng. Theo sang kiến của Ủy Ban QUốc tế Vận động vì sự
thống nhất Châu Âu, 1 hội nghị đã được tổ chứ ở Hague từ 7 đến 10 tháng 5 năm 1948
3
vớI sự tham gia của hàng trăm đại diện của các phong trào khác nhau do Winston
Churchill làm Chủ tịch Danh dự. Kết quả là sự ra đời của Hội Đồng Châu Âu (HDCA)
5/5/1949.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là một trong những mục đích cao
nhất của HDCA.
Điều 3, Điều lệ của HDCA: “ mỗi thành viên phải chấp nhận các nguyên
tắc pháp quyền và nguyên tắc các cá nhân thuộc phạm vi thẩm quyền tài phán của mình
được hưởng các quyền tự do cơ bản của con người”.
Ngày 4/11/1950: Công ước châu Âu về Bảo vệ Quyền con người và Tự do cơ
bản (The European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental
Freedoms) được Hội đồng châu Âu thông qua, có hiệu lực từ tháng 9/1953 là văn kiện
nòng cốt trong hệ thống văn kiện về quyền con người tại châu Âu, trong đó quy định
vai trò giám sát thực hiện của Tòa án châu Âu về nhân quyền trong cơ chế của khu vực
này.
Châu Mỹ:
Hệ thống liên Mỹ về quyền con người bắt đầu từ Tuyên ngôn châu Mỹ về các
quyền và nghĩa vụ của con người (American Declarattion of the Rights and Duties of
Man) năm 1948, thông qua bởi Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (Organization of
American States – OAS). Ủy ban liên Mỹ về nhân quyền và Tòa án liên Mỹ về nhân
quyền là các cơ quan bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại châu lục này.
Ủy ban quyền con người châu Mỹ do Tổ chức các quốc gia châu Mỹ sáng lập
năm 1959, với 7 thành viên là cơ quan chính của Hệ thống liên Mỹ về nhân quyền.
Tòa án quyền con người châu Mỹđược quy định thành lập tại Công ước châu Mỹ
về nhân quyền (American Convention on Human Rights). Tòa án thành lập năm 1979,
có trụ sở tại Costa Rica. Đây là cơ quan có chức năng xét xử và tư vấn cho Ủy ban liên
Mỹ về nhân quyền và các quốc gia thành viên OAS về các vấn đề liên quan đến áp
dụng Công ước châu Mỹ về nhân quyền và các văn kiện khác về nhân quyền trong khu
vực.
Châu Phi:
4
Hệ thống bảo vệ quyền con người ở châu Phi chính thức thiết lập với Hiến
chương châu Phi về quyền con người và quyền các dân tộc (African Charter on Human
and Peoples’ Rights), được thông qua bởi Tổ chức Liên minh châu Phi (Organization of
African Uninty – OAU) vào ngày 27/6/1981, có hiệu lực vào ngày 21/10/1981. Ủy ban
quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi cũng đi vào hoạt động..
Tòa án Quyền con người châu Phi được thành lập kể từ khi Nghị định thư bổ
sung Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền các dân tộc (được thông qua
năm 1998) có hiệu lực (năm 2004). Tháng 7 năm 2004, Đại hội đồng sáp nhập Tòa án
Quyền con người châu Phi với Tòa Công lý châu Phi (African Court of Justice). Tòa chỉ
có quyền đưa ra các ý kiến tư vấn.
II- Ý nghĩa thành lập.
Con người là một thực thể tự nhiên-xã hội, bởi vậy quyền con người cũng vừa
mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội. Tính phổ biến đặc thù là tính chất cơ bản của
quyền con người. Tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở việc quyền con người
được áp dụng phổ biến ở mọi nơi, đối với mọi đối tượng. Đồng thời, nhân quyền cũng
là vấn đề mang tính đặc thù, bởi mỗi quốc gia, lãnh thổ đều có trình độ phát triển khác
nhau, do đó quyền này cũng có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của từng
quốc gia, từng vùng lãnh thổ đó.
Ở một mức độ nhất định, một số cơ chế khu vực (ví dụ như châu Âu) còn tỏ ra
chặt chẽ và hiệu quả hơn cơ chế của Liên hợp quốc. So với cơ chế chung của Liên hợp
quốc, các cơ chế khu vực mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn. Cơ chế khu vực về quyền
con người dễ đạt được đồng thuận hơn khi thiết lập, sửa đổi, bổ sung và thực hiện, do
các quốc gia trong khu vực có những nét tương đồng về các mặt văn hóa, lịch sử, kinh
tế xã hội… Các hệ thống khu vực có xu hướng gần gũi với các quan niệm về văn hóa và
tín ngưỡng của các quốc gia trong khu vực. Các cơ chế khu vực, do phạm vi hẹp hơn về
địa lý nên sẽ dễ tiếp cận với công chúng hơn so với cơ chế toàn cầu của Liên hợp quốc.
Hơn nữa, các cơ chế khu vực giúp giải quyết các vụ việc nhỏ ở quy mô khu vực trước
5
khi phải đưa ra cộng đồng quốc tế. Điều này giúp các vụ việc được giải quyết một cách
nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều khẳng định cam kết về nhân
quyền, các vụ vi phạm nhân quyền đều bị coi là bât hợp pháp. Tuy nhiên, điều đáng nói
là một số chủ thể trong QHQT không vi phạm một cách trắng trợn những quy định về
nhân quyền, nhưng lại sử dụng nhân quyền như một chiêu bài nhằm can thiệp vào tình
hình nội bộ của các khu vực, các quốc gia khác. Do đó, cần có các cơ chế khu vực thích
hợp để giúp các quốc gia trong khu vực chống lại những can thiệp vào công việc nội bộ
của mình.
Như vậy, có thể thấy việc thành lập cơ chế khu vực có ý nghĩa quan trọng đối
với luật quốc tế cũng như với các khu vực. Các cơ chế này giúp phát triển luật quốc tế
về nhân quyền, tạo điều kiện để những quy định về nhân quyền có thể phù hợp với từng
khu vực riêng biệt, đồng thời thuận lợi cho các quốc gia trong khu vực trong việc bảo
vệ chủ quyền của mình.
III- Các hệ thống văn kiện khu vực
1. Châu Âu:
* Các văn kiện châu Âu về quyền con người:
- Công ước châu Âu về bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản(ECHR 1950)
và 14 nghị định thư bổ sung
- Hiến chương Xã hội Châu Âu(1961) sửa đổi năm 1991 và 1996 và các nghị
định thư bổ sung năm 1988 và 1995
- Công ước Châu Âu về ngăn ngừa tra tấn và các hình thức đối xử hạ nhục và
phi nhân tính khác(1987)
- Đạo luật cuối cùng Hensiki (1975) và chu trình tiếp theo của CSCE/OSCE
với hiến chương Paris về Châu Âu mới(1990)
- Hiến chương Châu Âu về các ngôn ngữ khu vực và thiểu số(1992)
- Công ước khung về bảo vệ các quốc gia thiểu số (1994)
6
- Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu (2000)
* Nội dung:
Công ước châu Âu về bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản (thông qua
4/11/1950 và bắt đầu có hiệu lực 9/1953) làm nòng cốt. Mọi quốc gia thành viên của
hội đồng Châu Âu đều phải tham gia công ước về quyền con người Châu Âu. Đây là
một trong những điều kiện để trở thành thành viên của hội đồng Châu Âu.
Công ước châu Âu về quyền con người được tạo ra để bảo vệ con người và
chống lại chủ nghĩa độc tài đang nổi lên ở châu Âu.
Với 14 nghị định thư bổ sung trong đó quan trọng nhất là Nghị định thư số 6 và
13 (chưa có hiệu lực) về việc bãi bỏ tử hình. Đây là điểm khác biệt giữa cách tiếp cận
quyền con người của châu Âu và cách tiếp cận của Mỹ.
Tóm lại, công ước châu âu về quyền con người và tự do cơ bản 1950 là công ước
đầu tiên về quyền con người ở khu vực có vai trò quan trọng, nó vượt ra ngoài
khuôn khổ của tuyên ngôn nhân quyền và trao cho các bên cam kết các quyền
dân sự, chính trị. ( Điều quan trọng là, công ước châu Âu về quyền con người và
các điều ước quốc tế EU là riêng biệt.)
Hiến chương Xã hội châu Âu 1961 ra đời nhằm bổ sung thêm các quyền kinh tế
và xã hội nhưng vẫn không đạt được tầm quan trọng nhưng từ năm 1980 nó đã được
chú ý hơn do sự quan tâm ngày càng tăng đến các vấn đề kinh tế xã hội ở mức toàn cầu.
Đến nay nó đã có khả năng cho phép khiếu kiện tập thể theo một nghị định thư bổ sung.
Hiến chương xã hội châu Âu nêu rõ mục đích là mọi công dân được hưởng các
quyền lợi xã hội cần được bảo đảm không phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, tôn
giáo, quan điểm chính trị, khai thác quốc gia hay nguồn gốc xã hội . " Điều 4 (3) đảm
bảo các nguyên tắc công bằng về công việc giữa nam giới và phụ nữ và Điều 8 đảm bảo
bảo vệ các quyền của phụ nữ làm việc. Các điều lệ của hiến chương xã hội châu Âu
cũng đề cập đến việc giáo dục trẻ em khuyết tật và người trẻ tuổi(điều 9, 10, 15,
17)nhằm tăng sự hoà nhập vào xã hội. Điều 9: quyền được hướng nghiệp, Điều 10:
quyền được đào tạo nghề, Điều 15, quyền của người tàn tật hội nhập và xã hội, tham gia
7
và đời sống cộng đồng, Điều 17: các quyền của trẻ em và người trẻ lớn lên trong một
môi trường khuyến khích phát triển đầy đủ nhân cách và năng lực thể chất và tinh thần.
Công ước khung về bảo vệ các quốc gia thiểu số 1994 được soạn thảo sau hội
nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu tại Vienna 1993, là hành động ứng phó với
những vấn đề nảy sinh liên quan đến quyền của dân tộc thiểu số ở Châu Âu. Đây là kết
quả của sự tan rã liên bang Xô Viết và các nước cộng hoà xã hội Nam tư và rộng hơn là
kết quả của quá trình tự quyết vào những năm 90 của thế kỉ XX. Theo công ước, các
quốc gia phải bảo vệ quyền cá nhân của thánh viên của dân tộc thiểu số, nhưng cũng
phải tạo điều kiện cho phép các dân tộc thiểu số có thể duy trì phát triển nền văn hoá và
bản sắc của họ. Tuy nhiên cơ chế thi hành lại giới hạn ở hệ thống báo cáo và một uỷ
ban chuyên gia để xem xét các báo cáo.
Đạo luật cuối cùng Hensiki (1975) và chu trình tiếp theo của CSCE/OSCE với hiến
chương Paris về Châu Âu mới(1990)
Thời kỳ giữa thập kỉ 1970, chứng kiến việc đưa nhân quyền trở thành nội dung chính
trong chính sách đối ngoại song phương và đa phương. Đạo luật cuối cùng Helsinki đạt
được năm 1975 với 10 nguyên tắc cụ thể, trong đó có tôn trọng nhân quyền và quyền tự
do cơ bản như tự do tư tưởng, tự do lương tri, tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
Tổ chức vì an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) là một tổ chức rất đặc biệt thay thế cho
Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu (CSCE). Với chủ đề “ yếu tố con người”, OSCE
đảm nhiệm nhiều hoạt động về quyền con người nói chúng và quyền của nhóm thiểu số
nói riêng.
Hiến chương Paris được thông qua do tổ chức vì an ninh và hợp tác châu Âu tại một hội
nghị thượng đỉnh của các nước tham gia tại Paris ngày 21 tháng 11 năm 1990. Hiến
chương cam kết xây dựng củng cố, tăng cường dân chủ: không phân biệt đối xử, mỗi
cá nhân đều có quyền tự do lương tâm, tư tưởng và tôn giáo hay tín ngưỡng, tự do ngôn
luận, tự do lập hội và hội họp hòa bình, tự do đi lại; bản sắc dân tộc, văn hóa, ngôn ngữ
và tôn giáo của các dân tộc thiểu số sẽ được bảo vệ và rằng người thuộc các dân tộc
8
thiểu số có quyền tự do bày tỏ, bảo toàn và phát triển bản sắc mà không phân biệt đối
xử bất bình đẳng và đầy đủ trước pháp luật;
Hiến chương châu Âu về các ngôn ngữ khu vực và thiểu số
Hiến chương châu Âu về các ngôn ngữ khu vực và thiểu số (European charter on
minority languages) được thông qua vào năm 1992 dưới sự bảo trợ của hội đồng châu
Âu để bảo vệ các khu vực hoặc ngôn ngữ dân tộc thiểu số châu Âu, một trong số đó
đang có nguy cơ bị tiệt chủng, góp phần vào việc duy trì và phát triển của sự giàu có
văn hóa và truyền thống của châu Âu.
Công ước khung về bảo vệ quốc gia thiểu số
Công ước khung về bảo vệ các quốc gia thiểu số 1994 được soạn thảo sau hội nghị
thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu tại Vienna 1993 là hành động ứng phó với những
vấn đề nảy sinh liên quan đến quyền của dân tộc thiểu số ở Châu Âu. Đây là kết quả
của sự tan rã liên bang Xô Viết và các nước cộng hoà xã hội Nam tư và rộng hơn là kết
quả của quá trình tự quyết vào những năm 90 của thế kỉ XX. Theo công ước, các quốc
gia phải bảo vệ quyền cá nhân của thành viên của dân tộc thiểu số, nhưng cũng phải tạo
điều kiện cho phép các dân tộc thiểu số có thể duy trì phát triển nền văn hoá và bản sắc
của họ. Tuy nhiên cơ chế thi hành lại giới hạn ở hệ thống báo cáo và một uỷ ban chuyên
gia để xem xét các báo cáo.
Hiến chương về các quyền cơ bản của liên minh châu Âu
Hiến chương về các quyền cơ bản của liên minh châu Âu được thong qua năm 2000 và
là văn bản hiện đại nhất về quyền con người ở châu Âu. Nó đưa ra các quy định về kinh
tế, xã hội, văn hoá. Đến nay, hiến chương này không phải là văn bản có tính rang buộc
về pháp lý. Tuy nhiên, do hiến chương đưa ra một số nghĩa vụ về quyền con người vốn
là một bộ phận của nhiều công ước khác nhau mà các thành viên của liên minh châu Âu
EU tham gianên hiến chương có thể hiểu là để giải thích hay làm rõ nghĩa cho các quy
định rang buộc đó.
9
2. Châu Mỹ
* Các văn kiện của cơ chế châu Mỹ về quyền con người
- Tuyên ngôn châu Mỹ về quyền và nghĩa vụ của con người 1948, trước khi tuyên
ngôn về nhân quyền của Liên hợp quốc ra đời (12/1948
- Công ước châu Mỹ về quyền con người được thông qua năm 1969 đến năm 1978
chính thức có hiệu lực, sau đó được bổ sung bằng 2 nghị định thư ( Một về các
quyền kinh tế văn hoá, xã hội 1988 và một về xoá bỏ án tử hình1990). Nước Mỹ
không phải là thành viên của Công ước mặc dù Uỷ ban của công ước này đặt văn
phòng tại Wasington.
- Công ước châu Mỹ về việc ngăn ngừa trừng phạt và xoá bỏ các vi phạm đối với
phụ nữ 1994 có hiệu lực 1995. Đây là công ước có ý nghĩa quan trọng nhất.
Công ước đã đươc 31/34 thành viên của OAS thong qua. Theo công ước này, các
báo cáo quốc gia thường niên được nộp lên uỷ ban liên châu Mỹ về phụ nữ
(được thành lập 1928).
3. Châu Phi
* Các văn kiện của châu Phi về quyền con người:
- Hiến chương Châu Phi về quyền con người và quyền dân tộc (1981)
- Công ước OAU về các lĩnh vực đặc biệt của vấn đề tị nạn ở châu Phi 1969
- Hiến chương châu Phi về các quyền và trợ cấp cho trẻ em( 1990)
- Nghị định thư về Quyền của phụ nữ (2003)
* Nội dung một số văn kiện
a) Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền dân tộc
- Hiến chương là văn kiện khu vực về quyền con người, nó nhằm thúc đẩy và bảo vệ
quyền con người và quyền tự do cơ bản trong lục địa châu Phi, được thông qua bởi
Tổ chức liên minh châu Phi (OAU). Đây là nền tảng của cơ chế nhân quyền của lục
địa này.
10
- Hiến chương châu Phi theo sau bước chân của châu Âu và các hệ thống liên Mỹ bằng
cách tạo ra một khu vực nhân quyền hệ thống cho Châu Phi. Điều lệ trong Hiến
chương cũng có điểm chung với các khu vực khác, nhưng cũng có đặc điểm độc đáo
đáng chú ý liên quan đến các chỉ tiêu nó và cũng có cơ chế giám sát của mình.
- Hiến chương quy đinh về:
+ Các quyền dân sự và chính trị, như bao gồm: quyền được xét xử công bằng, tự do
tôn giáo, tự do hội họp, tự do tham gia chính trị….
+ Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa: như công nhận quyền làm việc, các quyền
về sức khỏe và các quyền giáo dục.
+ Ngoài việc công nhận các quyền cá nhân đề cập ở trên Hiến chương cũng công
nhận quyền tập thể, quyền lợi nhóm :
Hiến chương châu Phi bị chỉ trích vì đã bỏ qua những quy định chặt chẽ của các văn
kiện nhân quyền quốc tế và khu vực trong đó có bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền
là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi quốc gia và mọi dân tộc. Nói một cách cụ
thể, Hiến chương đã pháp điển hóa ba thế hệ quyền, bao gồm cả khái niệm quyền của
các dân tộc- tức là áp đặt nghĩa vụ đối với các cá nhân trong xã hội các nước châu Phi.
b) Công ước OAU về các lĩnh vực đặc biệt của vấn đề tị nạn ở châu Phi, 1969
- Công ước này quy định về các khía cạnh cụ thể của vấn đề người tị nạn ở châu Phi,
có hiệu lực từ ngày 20 tháng 6 năm 1974.
- Công ước OAU về cơ bản phát triển các nguyên tắc và tiêu chuẩn mà nhằm giải
quyết vấn đề phải đối mặt với những người tị nạn ở châu Phi và dựa trên các giá trị
châu Phi đoàn kết, đứng ngoài những điều khoản đã có trong Công ước về các quy chế
của Người tị nạn ký kết tại Geneva ngày 28 Tháng 7 năm 1951.
+ Những nguyên tắc và tiêu chuẩn liên quan đến định nghĩa "tị nạn".
+ Câu hỏi của tị nạn.
+ các nguyên tắc của tình đoàn kết khu vực.
+ các lệnh cấm các hoạt động lật đổ.
11
+ Ngoài ra: hồi hương tự nguyện, vấn đề người di tản, nội bộ, sự chấm dứt điều
khoản của điều khoản loại trừ người tị nạn của người tị nạn, hệ thống giải quyết tranh
chấp, thực hiện Công ước của các quốc gia châu Phi cũng sự phát triển của hợp tác giữa
các OAU và UNHCR(Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn) về vấn đề người tị nạn.
Trong Hiến chương của LHQ và Tuyên ngôn nhân quyền 1948 thì không quy định
đầy đủ và cụ thể về vấn đề người tị nạn và Công ước châu Phi đã bổ sung thêm những
quy định cụ thể hơn để đối phó với vấn đề này ở châu Phi.
Ví dụ: trong Điều 14 khoản 1 của Tuyên ngôn Nhân quyền quy định: “ Trước sự ngược
đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác”. Thì
trong Khoản 3 điều II của Công ước lại quy định rõ ràng: “Không ai có thể bị phục tùng
bởi một quốc gia thành viên về các biện pháp từ thu nhận tại biên giới, trả lại hoặc trục
xuất sẽ bắt buộc(những người tị nạn) quay trở về hoặc ở lại trong vùng lãnh thổ nơi
mình sống, thể chất nguyên vẹn hoặc tự do sẽ bị đe dọa vì những lý do nêu tại Điều I
khoản 1 và 2”.
c) Hiến chương châu Phi về quyền trẻ em, 1990
- Bao gồm 48 điều, có 2 phần chính:
+ Phần I quy định quyền và trách nhiệm
+ Phần II quy định thành lập và tổ chức của Ủy ban về quyền và phúc lợi trẻ em
- Hiến chương này dựa trên luật pháp quốc tế về quyền con người, đặc biệt là HIến
chương châu Phi về con người và nhân dân, Tuyên ngôn nhân quyền, Công ước quốc tế
về quyền trẻ em...
Trong Công ước quyền về trẻ em quy định khái quát tất cả mọi vấn đề về quyền trẻ
em với 3 phần chính và 54 điều khoản còn trong Hiến pháp châu Phi về quyền trẻ em
thì quy định cụ thể từng vấn đề như y tế, trẻ khuyết tật, giải trí, lao động trẻ em...
d) Nghị định thư về quyền của phụ nữ ở châu Phi
12
- Được thông qua ngày 11 tháng 7 năm 2003, tại Hội nghị thượng đỉnh thứ hai của Liên
minh châu Phi tại Maputo, Mozambique, và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 10 năm 2005.
Điều này đánh dấu một mốc quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ
ở châu Phi, tạo quyền cho phụ nữ mới về tiêu chuẩn quốc tế.
- Nội dung:
+ yêu cầu chính phủ châu Phi xóa bỏ mọi hình thức phân biệt và bạo lực đối với
phụ nữ ở châu Phi và đặt thực hiện chính sách bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ.
+ kêu gọi các chính phủ châu Phi đưa vào trong hiến pháp quốc gia của họ và các
công cụ pháp lý khác những nguyên tắc cơ bản và đảm bảo thực hiện có hiệu quả.
+ quy định của nó bao gồm các quyền sống, quyền toàn vẹn về thể chất và an toàn
của người, quyền được tham gia vào chính trị và quá trình ra quyết định, quyền thừa kế,
quyền an ninh thực phẩm và nhà ở tử tế, bảo vệ phụ nữ chống lại bạo hành truyền thống
và bảo vệ trong các tình huống của cuộc xung đột vũ trang. Cũng bao gồm các quy định
liên quan đến tiếp cận công lý và bảo vệ bình đẳng trước pháp luật về phụ nữ.
trong Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ được thông qua
ngày 18/12/1979 quy định chung về quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử, còn
trong Nghị định thư về quyền của phụ nữ ở châu Phi quy định từng vấn đề trong từng
điều khoản như điều 6 về hôn nhân, điều 7 về ly hôn...
IV- Hệ thống các cơ quan thực thi khu vực
1. Châu Âu.
Hệ thống quyền con người ở châu Âu có 3 bậc:
+ Hệ thống của Ủy ban châu Âu ( hiện tại có 46 thành viên)
+ Hệ thống của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ( hiện tại có 55 thành viên)
+ Hệ thống của Liên minh châu Âu ( hiện có 25 thành viên)
Hội đồng châu Âu Tổ chức An ninh và Hợp Liên minh châu Âu
13
tác châu Âu
Tòa Án nhân quyền châu
Âu
Văn phòng thể chế dân chủ
và quyền con người (1990)
Tòa án Công lý châu Âu
Ủy ban Bộ trưởng của Hội
đồng châu Âu
Cao ủy về các dân tộc thiểu
số (1992)
Trung tâm giám sát châu Âu về
phân biệt chủng tộc và nạn bài
ngoại (1998)
Ủy ban châu Âu về các
quyền xã hội ( sửa đổi năm
2009)
Đại diện về Quyền tự do
thông tin (1997)
Cơ quan châu Âu về các quyền
cơ bản (2007)
Ủy ban châu Âu về việc
ngăn ngừa tra tấn hay các
hành vi đối xử vô nhân đạo
hay hạ nhục khác
Ủy ban cố vấn của Công
ước khung về các dân tộc
thiểu số
Ủy ban châu Âu về chủ
nghĩa chủng tộc và thiếu
khoan dung (1993)
a. Tòa án nhân quyền tại Châu Âu
* Quá trình hình thành
- Năm 1950: Công ước châu Âu về Bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản ra đời.
- Năm 1954: Uỷ ban nhân quyền Châu Âu được thành lập trên khuôn khổ hiệp ước
- Năm 1959: Toà án nhân quyền Châu Âu được thành lập dưới sự hợp tác hoạt động
chặt chẽ với Uỷ ban nhân quyền Châu Âu
- Tháng 11/1998, lúc này Toà án nhân quyền Châu Âu được tách ra và trở thành một
cơ quan độc lập, xét xử bất cứ khi nào có đơn yêu cầu chứ không còn phụ thuộc vào
Uỷ ban nhân quyền Châu Âu nữa. Uỷ ban nhân quyền Châu Âu ngày nay không còn
tồn tại.
14
* Thành phần
- Bao gồm 47 thẩm phán tương đương với 47 quốc gia trong Hội đồng Châu Âu. 47
quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu này đều là thành viên của Hiệp định
Châu Âu về nhân quyền (The European Convention on Human Rights).
- Có thể có 2 thẩm phán cùng mang 1 quốc tịch. Các thẩm phán ở đây được bầu theo
năng lực chứ không coi như là đại diện cho quốc gia mà thẩm phán mang quốc tịch
- Những thẩm phán của Toà án nhân quyền Châu Âu được chọn lựa bởi Hội đồng
nghị viện của Hội đồng châu Âu, có nhiệm kỳ 6 năm và có thể được bầu lại.
* Nhiệm vụ:
- Giải quyết các khiếu kiện về quyền con người trong các quốc gia thành viên
- Thúc đẩy bảo vệ quyền con người
* Quy trình thụ lí khiếu kiện
Khiếu kiện => Tòa án Quyền con người châu Âu => được phân loại và giao cho Tòa
thành viên (các ban) => được xem xét bởi 1 Ủy ban gồm 3 thẩm phán xem xét có
thụ lí hay không vụ việc => Nếu được chấp thuận, khiếu nại được xem bởi một Hội
đồng, các vụ quan trọng có thể chuyển đến Đại hội đồng.
* Cơ cấu của tòa
15
Lưu ý:
- Hội đồng gồm chủ tịch ban và 6 thẩm phán khác
- Đại Hội đồng : 17 thẩm phán, bao gồm chánh án, các Phó chánh án và các chánh tòa
b. Các cơ quan giám sát nhân quyền khác
- Ủy ban chống tra tấn (CPT): Hàng năm, Uỷ ban này thực hiện các chuyến đi không
báo trước tới các quốc gia. Uỷ ban sẽ đến thăm những nơi như nhà tù, đồn cảnh sát, trại
tạm giam, bệnh viện tâm thần…để kiểm tra việc đối xử với các tù nhân, bệnh nhân ra
sao. Sau khi trở về từ chuyến đi này, Uỷ ban sẽ viết báo cáo về nơi mà họ đã đến thăm
và đưa ra những khuyến cáo của mình nếu nơi đó xảy ra tình trạng vi phạm nhân quyền.
- Ủy ban châu Âu về các quyền xã hội (ECRS): hoạt động dựa trên European Social
Charter(ESC). Hàng năm các quốc gia phải đệ trình lên Uỷ ban một bản báo cáo về tình
hình nhân quyền nước mình, tuân thủ theo những tiêu chuẩn được ghi trong ESC. Sau
đó ECRS sẽ đưa ra kết luận, quốc gia đó có vi phạm ESC hay không. Nếu quốc gia đó
TÒA ÁN
Ban 2
Chủ
tịch
ban
Ban 5
Một
hội
đồng
thẩm
phán
Chủ
tịch ban
(đồng
thời là
phó chủ
tịch
toà)
Một hội
đồng
thẩm
phán
Một
hội
đồng
thẩm
phán
Chủ
tịch
ban
Một
hội
đồng
thẩm
phán
Chủ
tịch ban
(đồng
thời là
phó chủ
tịch
toà)
Ban 3 Ban 4
Một
hội
đồng
thẩm
phán
Chủ
tịch
ban
Ban 1
16
được cho là vi phạm, chủ tịch của ECRS sẽ yêu cầu quốc gia đó sửa chữa những hành
động của mình.
2. Châu Mỹ
Tòa án Nhân quyền châu Mỹ và Ủy ban đặc trách nhân quyền châu Mỹ là hai cơ
quan chính tạo nên bộ máy cơ quan bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở châu lục này.
a. Tòa án Nhân quyền châu Mỹ
Tòa nhân quyền Châu Mỹ thành lập năm 1978, thời điểm Công Ước châu Mỹ
bắt đầu có hiệu lực. Ra đời với mục đích thực thi và giải thích các quy định trong Công
Ước nhân quyền Châu Mỹ.Trụ sở Tòa án ở San José ( Costa Rica).
* Thành viên:
- Bao gồm 7 thẩm phán là công dân các quốc gia thành viên OAS, được bầu theo
nhiệm kỳ 6 năm bởi Đại hội đồng OAS.
- Về thẩm phán: Một thẩm phán chỉ có thể tái đắc cử một lần. Không có 2 thẩm
phán cùng quốc tịch.Các thẩm phán phải là người có tư cách đạo đức tốt, có khả
năng trong lĩnh vực nhân quyền, có bằng cấp chứng nhận theo luật của nước mà
thẩm phán là công dân hoặc của nước đề cử thẩm phán đó.
- Về cơ cấu: Gồm quyền chủ tịch: Gồm 1 chủ tịch và 1 phó chủ tịch (được hội đồng
thẩm phán bầu ra) và ban thư kí.
- Về các phiên họp của Tòa : Tòa án sẽ tổ chức các phiên họp thường kì và phiên
họp đặc biệt. Các phiên họp thường kì được tổ chức theo điều lệ Tòa án. Các phiên
họp đặc biệt có thể được triệu tập bởi chủ tịch hoặc theo yêu cầu của đa số thẩm
phán.
- Về số thành viên : Số lượng thẩm phán hội ý xét xử gồm 5 thẩm phán. Quyết định
của Tòa là quyết định của đa số phiếu. Nếu có sự ngang bằng về số phiếu thì phiếu
của chủ tịch sẽ quyết định.
- Về điều trần, hội ý và quyết định: Phiên điều trần sẽ diến ra công khai, trừ trường
hợp đặc biệt theo quyết định khác của Tòa. Toà sẽ hội ý kín. Việc bàn bạc đưa ra
phán quyết của Tòa sẽ được giữ bí mật trừ khi Tòa có quyết định khác. Quyết
17
định, phán quyết và ý kiến của Tòa sẽ được đưa ra phiên họp công khai và từ lúc
này các bên sẽ nhận được thông báo.
* Thẩm quyền:
Tòa có hai thẩm quyền chính là xét xử giải quyết tranh chấp và tư vấn. Thẩm
quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được quy định tại Điều 61,62,63 Công Ước CHâu
Mỹ về nhân quyền . Thẩm quyền tư vấn đựoc quy định tại điều 64.
Thẩm quyền của Tòa khá hạn chế: Tòa chỉ có thể tiếp nhận các vụ mà các nước
liên quan có các điều kiện sau:
1. Đã thông qua Công ước nhân quyền Châu Mỹ
2.đã chấp nhận thẩm quyền của Tòa (vì năm 1992 mới có 13/35 nước kí chấp
nhận thẩm quyền của Tòa)
3.Ủy ban đặc trách đã hòan thành việc điều tra của mình
4. Vụ việc được đưa ra tòa bởi Uỷ ban đặc trách hoặc quốc gia liên quan trong
vòng 3 tháng kể từ sau bản báo cáo của Ủy ban. Cá nhân hoặc người trình kiến nghị
không thể độc lập đưa vụ việc ra trước Tòa.
Nếu Uỷ ban đưa vụ việc ra trước Tòa nhân quyền thì ủy ban thông báo cho
người trình kiến nghị . Khi đó, người trình kiến nghị hoặc người ủy quyền sẽ có cơ hội
yêu cầu các biện pháp cần thiết, bao gồm sự bảo vệ an toan cho nhân chứng và bảo vệ
bằng chứng.
* Cách thức thụ lí vụ việc:
Thủ tục xét xử tại Tòa được chia ra 2 bước: tranh tụng viết và tranh tụng nói.
Trong phần tranh tụng viết:
Đơn đệ trình bao gồm: sự kiện, nạn nhân, bằng chứng và nhân chứng mà phía nộp
đơn có ý định đưa ra trước Tòa, yêu cầu đền bù và chi phí. Nếu thư kí Toà xét thấy đơn
có thể chấp nhận thì sẽ gửi thông báo tới thẩm phán , quốc gia hoặc Ủy ban( tùy xem ai
là người nộp đơn), các nạn nhân , các quốc gia thành viên và trụ sở OAS
Trong vòng 30 ngày kể từ sau thông báo, bất kì bên nào của vụ kiện cũng có thể
đệ trình một bản tóm tăt những phản biện đầu tiên về đơn đó.Nếu thấy cần thiết, Tòa có
18
thể triệu tập một buổi thẩm vấn những phản biện đó. Nếu không Tòa có thể gộp việc
thẩm vấn đó và việc xác thực nội dung vào một buổi.
Trong vòng 60 ngày kể từ sau thông báo, bên bị phải gửi đến Tòa câu trả lời về
đơn kiện , tuyên bố chấp nhận hoặc phản bác lại các sự kiện và tuyên bố chống lại.
Khi đã có câu trả lời, bât kì bên nào cũng có thể yêu cầu sự cho phép của chủ tịch
Tòa để đệ biên bản bào chữa trước khi chuyển sang giai đoạn 2: tranh tụng nói
Tranh tụng nói:
Chủ tịch sẽ ấn định ngày bắt đầu phiên tranh tụng nói trong đó có tham gia cuả 5
thẩm phán.
Trong tranh tụng nói, thẩm phán có thể hỏi bất cứ điều gì mà họ cho là cần thiết
với những ai có mặt trong phiên tòa.Nhân chứng, chuyên gia làm nhân chứng và những
người khác được thừa nhận liên quan tới thủ tục này , theo ý chí của chủ tịch, sẽ được
thẩm vấn bởi đại diện Ủy ban hoặc bởi các nạn nhân, thân nhân của họ, hoặc bởi người
đại diện của họ . Chủ tịch được cho phép đưa quyết định các câu hỏi nào là liên quan và
miễn việc hồi đáp câu hỏi của người được hỏi đến, nếu không bị Tòa án loại trừ.
Sau khi thẩm vấn nhân chứng chuyên gia và phân tích các chứng cứ được trình,
Tòa sẽ đưa ra phán quyết. Sự hội ý của Tòa hội kín và khi phán quyết được thông qua,
các bên liên quan sẽ được thông báo.Nếu phán quyết không bao gồm đền bù được áp
dụng trong vụ kiện thì vệc đền bù sẽ được quyết định trong một buổi thẩm định khác
hoặc bằng một thủ tục được Tòa án quyết định.
Việc đền bù mà Tòa yêu cầu có thể là bao gồm cả về tài chính hoặc phi tài chính.
Loại đền bù trực tiếp nhất là đền bù bằng tiền mặt, trả cho nạn nhân hoặc thân nhân của
nạn nhân. Tuy nhiên quốc gia có thể được yêu cầu phải đảm bảo lợi ích kiểu như công
bố rộng rãi trách nhiệm,thực hiện các biện pháp để tránh vi phạm tương tự xảy ra trong
tương lai và các dạng đền bù phi tiền tệ.
Phán quyết của Tòa có tính ràng buộc pháp lý.
b. Ủy ban đặc trách nhân quyền châu Mỹ
19
Ủy ban đặc trách nhân quyền Châu Mỹ là cơ quan đầu tiên mà OAS thành lập để bảo vệ
và thúc đẩy nhân quyền. Ủy ban đặc trách nhân quyền thành lập năm 1959 và triển khai
phiên họp đầu tiên vào năm 1960
* Thành viên:
- Bao gồm 7 chuyên gia độc lập được bầu bởi Đại hội đồng OAS với nhiệm kì 4 năm.
- Ủy ban có một Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch. Trong các phiên họp,.
* Thẩm quyền::
- Ủy ban tiếp nhận các cáo buộc liên qua tới lạm dụng nhân quyền từ cá nhân hoặc đại
diện của các tổ chức
- Giám sát các kiến nghị nhằm cáo buộc một quốc gia thành viên của OAS ( Tổ chức
các nước châu Mỹ) vớí việc lạm dụng nhân quyền.
* Cách thức thụ lí:
Nghi thức của Ủy ban được liệt kê tại Quy chế và quy tắc Ủy ban (Commission's
Statute and Regulations.).Trong hầu hết các trường hợp, thủ tuc kiến nghị đối với các
nước đã kí Công Ước hay chưa là giống nhau.Để được chấp nhận, các bước thủ tục bao
gồm điều tra thực tế và đưa ra kết luận là khá giống nhau.
Tuy nhiên trong một sô trường hợp sau có sư khác biệt. Đối với những nước
thông qua Công ước châu Mỹ, Ủy ban buộc phải tìm kiếm một giải pháp hữu nghị để
giải quyết kiến nghị. Nhưng không có quy định này đối với những nước chưa thông qua
công ước.
Kiến nghị được đệ trình có thể chia ra 2 loại:
Kiến nghị chung ( general petition): được đưa ra khi môt hình thức vi
phạm nhân quyền phổ biến tại nhiêu nơi, không chỉ xảy ra ở một nhóm
người nhất định.
Kiến nghị tập thể ( collective petition): được đưa ra khi có nhiều nạn nhân
trong một vụ vi phạm nhất định.
Tất cả các kiến nghị phải có: tên, quốc tịch nghề nghiệp, địa chỉ thư và chữ kí
của người nộp đơn. NGO thì phải có địa chỉ và chữ kí của đại diện hợp pháp.
20
Uỷ ban sẽ chỉ chấp nhận những đệ trình khi mà việc áp dụng luật nội địa đã thất
bại, đây là điều bắt buộc. Nếu người đưa ra kiến nghị không thể chứng minh được điều
đó thì có thể đó là nhiệm vụ cuả chính phủ. Nhưng nếu chính phủ chỉ ra rằng luật quốc
nội vần có thể áp dụng thì người trình đơn phải chỉ ra một trong 4 trường hợp sau sẽ áp
dụng:
- Việc tiếp cận những phương pháp đó đã bị bác bỏ hoặc ngăn cản
- Sự trì hoãn không cần thiết phán quyết
- Sự từ chối chỉ bảo pháp lý tương xứng
- Hoặc luât pháp quốc gia không có quy định đầy đủ để bảo vệ quyền bị xâm
phạm.
Kiến nghị không được phép đưa ra nếu nó giống như một kiến nghị trước đó
hoặc hiện nay. Tuy nhiên kiến nghị lọai này vẫn có thể đưa ra nếu kiến nghị trước nó
hoặc kiến nghị hiện thời là kiến nghị chung, hoặc những kiến nghi đó không có những
thực tế của kiến nghị mới, hoặc nếu nó không chỉ đến cùng đôi tượng nạn nhân, hoặc
nếu kiến nghị đầu tiên được đệ trình bới bên thứ ba mà nạn nhân đang đệ trình kiến
nghị lại không biết bên đó.
Sau khi có quyết định về kiến nghị, Ủy ban sẽ ra phán quyết về điều cần làm
bằng cách đưa khuyến nghị tới nước liên quan. Trong trường hợp quốc gia là thành viên
của Công Ước Châu Mỹ thì Ủy ban phải nỗ lực để tìm kiếm phương pháp giải quyết
hữu nghị nếu có thể.Theo đó, Ủy ban sẽ chuẩn bị một bản báo cáo cho các bên và Hội
đồng thư kí OAS để hội đồng công bố.
Nếu không thể giải quyết hữu nghị , Ủy ban sẽ viết 1 bản báo cáo vế diễn biến
thực tế của vụ việc và kết luận của ủy ban, khuyến nghị và đế xuất. Nước liên quan sau
đó sẽ có 3 tháng để quyết định xem có nên đệ trình kiến nghị ra Tòa nhân quyền không
hay là chấp nhận giải quyết vấn đề theo cách mà Ủy ban đưa ra .Tiếp đó Ủy ban sẽ
thông qua chính thức quan điểm và giới hạn thời gian đê chính phủ cam đoan về các
phương pháp đã đề xuất.
21
Nếu quốc gia là thành viên Công Ước Châu Mỹ và đã chấp nhận thẩm quyền
của Tòa án nhân quyền thì Ủy ban hoặc quốc gia đó có thể gửi kiến nghị tới Tòa Án
nhân quyền để có một đánh gía mới và phán quyết có hiệu lực bắt buộc .
Đối với quốc gia không phải là thành viên của Công Ước không bị ràng buộc
với nguyên tắc giải quyết hữu nghị. Trong trường hợp đó, Ủy ban sẽ tiến hành xác minh
sự thật và quyết định tính đúng đắn của kiến nghị ,thông qua quyết định cuối cùng
(thường là nghị quyết dài) với khuyến nghị và hạn chót.Nguyên tắc cho phép quyết
định được công bố: “nếu quốc gia không chấp nhận các phương pháp được khuyến nghị
của Ủy ban trongthời hạn quy định”. Thực tế là Ủy ban cũng vẫn thường tuyên bố. Ủy
ban có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nhưng không có quyền lực đế bắt
buộc thi hành nó. Quyết định của Ủy ban không có tính ràng buộc pháp lý.
3. Châu Phi
a. Ủy ban quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi
* Thành viên
- Bao gồm 11 thành viên được bầu chọn bằng bỏ phiếu kín bởi Đại hội Nguyên thủ
quốc gia OAU ( sau này là Đại hội đồng Liên minh châu Phi).
* Nhiệm vụ:
- Bảo vệ các quyền con người và quyền của dân tộc
- Thúc đẩy các quyền con người và quyền của dân tộc
- Giải thích Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của dân tộc. Để thực
hiện các chức năng này, Ủy ban được trao quyền:
+ “Thu thập tài liệu, triển khai nghiên cứu về các vấn đề của châu Phi trong lĩnh vực
quyền của con người và quyền của dân tộc; Tổ chức các hội nghị, hội thảo; Phổ biến
thông tin, khuyến khích các tổ chức quốc gia và khu vực quan tâm đến vấn đề quyền
con người; Đưa ra các khuyến nghị đối với các chính phủ về các vấn đề về quyền con
người” (Điều 45 Hiến chương).
22
+ Đề ra các nguyên tắc là luật lệ nhằm giải quyết các vấn đề pháp lí có liên quan đến
nhân quyền và quyền dân tộc và những quyền tự do cơ bản làm nền tảng cho luật
pháp của các nước châu Phi.
+ Hợp tác với các thể chế khác ở châu Phi nói riêng và trên thế giới nói chung nhằm
bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền và quyền dân tộc
+ Xem xét những báo cáo thường kì của quốc gia về luật và những biện pháp được
đưa ra để đảm bảo hiệu quả của những quyền và tự do được hiến chương nêu ra và
bảo vệ
+ Kể từ khi Tòa án Quyền con người châu Phi được thành lập và đi vào hoạt động, Ủy
ban có thêm nhiệm vụ là chuẩn bị các vụ kiện để đưa ra Tòa án.
b. Tòa án nhân quyền châu Phi
Ngày 09/06/1998 tòa án nhân quyền và quyền dân tộc của châu Phi được thành lập. 10
năm đã trôi qua , tuy nhiên tòa vẫn chưa thực sự thụ lí một vụ án nhân quyền nào cả ,
ngay cả sau tháng 1/2006—khi các thẩm phán của tòa đã được giới thiệu.
* Mối quan hệ giữa tòa án và Ủy ban:
Tuân theo những điều khoản quy định trong mục về thành lập tòa án nhân quyền
nằm trong nghị định thư về hiến chương quyền con người và dân tộc của châu Phi, Tòa
án có trách nhiệm hỗ trợ ủy ban trong những công việc lĩnh vực thuộc trách nhiệm bảo
vệ như đã được nêu trong hiến chương.
* Cơ cấu:
Tòa sẽ gồm 11 thẩm phán được chon lựa một cách kĩ lưỡng, dựa trên nhựng chuẩn
mực nhất định về phẩm giá, trình độ cũng như kinh nghiệm và thông qua bỏ phiếu kín
của hội đồng dựa trên danh sách gửi lên.
Hội đồng có trách nhiệm đảm bảo rằng tròng toàn bộ cơ cấu của tòa sẽ phải có đầy
đủ đại diện của các khu vực chính cũng như của các tôn giáo chính thống của châu Phi.
Việc chọn lựa thẩm phán cũng cần cân nhắc đề đảm bảo được sự cân bằng thích hợp
về giới trong thành phần các thẩm phán. Không có 2 thẩm phán cùng mang 1 quốc tịch.
23
4/11 thẩm phán sẽ mãn nhiệm sau 2 năm , 4 người khác mãn nhiệm sau 4 năm. Những
quy định khác về cơ bản là giống ở Ủy ban.
* Thẩm quyền
Tòa có thể đưa ra ý kiến tư vấn của mình về bất cứ vấn đề mang tính pháp lí nào
liên quan đến hiến chương hay bất cứ văn kiện nào liên quan đến quyền con người theo
như yêu cầu của quốc gia thành viên OAU ,bản thân OAU, bấy cứ cơ quan nào của tổ
chức này hay bất cứ tổ chức nào được OAU công nhận miễn là vấn đề cần tư vấn không
liên quan đến những vấn đề đang được Ủy ban kiểm tra. Trường hợp mỗi thẩm phán
đều có quyền đưa ra những ý kiến bất đồng riêng rẽ thì tòa sẽ đưa ra giải thích cho ý
kiến tư vấn của mình.
Tòa có thẩm quyền đối với tất cả các tranh cãi và vụ việc được đệ trình lên tòa , có
liên quan đến việc giải thích và áp dụng hiến chương, nghị định thư này và bất cứ văn
kiện nào được đề cập đến có liên quan đến quyền con người và đã được nhà nước phê
chuẩn, và những vụ việc liên quan đến xác định thẩm quyền xét xử của tòa.
* Cách thức thụ lí vụ việc:
Những chủ thể sau đây được quyền đệ trình vụ việc lên tòa: Ủy ban, quốc gia thành
viên đã đưa đơn kiện lên Ủy ban , quốc gia phản đối đơn kiện, quốc gia thành viên mà
công dân của nó là nạn nhân của hành động vi phạm nhân quyền, tổ chức liên chính phủ
châu Phi. Khi một quóc gia nhận thấy mình có lợi ích liên quan trong vụ việc, có thể đệ
trình lên tòa yêu cầu được tham gia vào phiên xét xử.
Tòa có thể yêu cầu các tổ chức phi chính phủ tham gia với tư cách là quan sát viên
cho nó trước Ủy ban và các cá thể.
Một vụ việc sẽ được tòa chấp nhận xem xét nếu nó được tối thiểu là 7 thẩm phán
thông qua. Trong trường hợp một thẩm phán là công dân của quốc gia có liên quan
trong vu việc đã được đệ trình lên tòa , thẩm phán đó sẽ không có quyền tham gia vào
giải quyết vụ việc
Tòa sẽ lắng nghe đệ trình của tất cả các bên và thậm chí có thể yêu cầu thẩm vấn
nếu cần thiết. Các quốc gia liên quan cần hợp tác bừng cách đưa ra tất cả những yếu tố
có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ việc một cách có hiệu
24
quả.Dựa trên nền tảng của những bằng chứng thu thập được ( bao gồm cả dưới dạng
văn bản, lời nói hay kết quả kiểm nghiệm của các chuyên gia) tòa sẽ đưa ra quyết định
của mình.
Trong quá trình tìm kiếm chứng cứ và xét xử nếu tòa nhận thấy có sự vi phạm về
con người và quyền con người, tòa có quyền đưa ra những yêu cầu thích đáng để khắc
phục vi phạm ấy , bao gồm cải biện pháp yêu cầu đền bù hoặc bồi thường công
bằng.Trong tình huống khấn cấp và nghiêm trọng, và cần thiết phải tránh cho các cá
nhân khỏi các thiệt hại không thể bù đắp, Tòa có thể đưa ra các biện pháp tạm thời nếu
thấy điều đó là cần thiết.
Trong vòng 90 ngày, sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, tòa sẽ nộp lại bản phán quyết của
mình. Phán quyết của tòa được xác định theo đa số và sẽ là phán quyết cuối cùng,
không có giá trị kháng án. Trong trường hợp xuất hiện thêm bằng chứng mới, tòa có thể
xem xét lại phán quyết của mình. Tuy nhiên việc xem xét lại này phải tuân theo những
quy định về thủ tục. Những quy định về thủ tục sẽ do tòa tự quyết định dựa trên cơ sở
tham khảo ý kiến của Ủy ban.Tòa có thể tự giải thích phán quyết của mình. Phán quyết
của tòa án sẽ được công bố công khai tại phiên tòa,trước đó các bên liên quan đều đã
được gửi thông báo cụ thể .Những nguyên nhân dẫn đến phán quyết của tòa cũng sẽ
được nêu rõ.Trong trường hợp phán quyết của tòa ko nhận được sự đồng thuận của các
thẩm phán , bất cứ thẩm phán nào cũng có quyền đưa ra ý kiến riêng ,hoặc ý kiến trái
ngược.
Việc thực thi phán quyết của tòa sẽ đặt dưới sự giám sát và quản lí của hội đồng bộ
trưởng với tư cách là đại diện cho hội đồng các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ .
Những quốc gia là thành viên của nghị định thư này có trách nhiệm tuân theo phán
quyết của tòa trong những trường hợp họ là các bên liên quan trong thời gian theo quy
định của tòa và họ phải đảm bảo cho phán quyết được thực thi.
Việc xuất hiện nhiều cơ chế nhân quyền trên khắp thế giới hiện nay cũng thấy sự
quan trọng của nhân quyền trong đời sống quốc tế. Việc xuất hiện nhiều các cơ quan
giám sát nhân quyền cũng như những toà án nhân quyền trên khắp các châu lục như vậy
sẽ đảm bảo cho một thế giới mà tất cả mọi người không kể màu da, quốc tịch, không kể
25
giới tính có thể chung sống với đầy đủ quyền của mình, đảm bảo cho một thế giới công
bằng hơn. Và đó cũng là điều mà tất cả chúng ta cũng như toàn thế giới đang hướng
đến.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, ở mức độ nhất định, một số cơ chế khu vực (ví dụ như ở châu Âu) còn tỏ ra
chặt chẽ, hiệu quả hơn so với cơ chế của Liên hợp quốc. Nhìn chung, so với cơ chế của
Liên hợp quốc, các cơ chế quyền con người khu vực có ưu điểm là dễ đạt được đồng
thuận hơn khi thiết lập, sửa đổi, bổ sung và thực hiện, do các quốc gia trong khu vực
thường có nhiều điểm chung về kinh tế, văn hóa, truyền thống lịch sử. Thêm vào đó,
các cơ chế khu vực, do phạm vi hẹp hơn về địa lý, tỏ ra dễ tiếp cận hơn với công chúng
so với cơ chế toàn cầu của Liên hợp quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
26
1. Luật quốc tế- Học viện quan hệ quốc tế.
2. Giáo trình Luật quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội
3. Tuyên ngôn nhân quyền 1948
4. Công ước về quyền trẻ em 1989
5. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đổi xử với phụ nữ 1979
6. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966
7. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966
8. Một số trang web về nhân quyền.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b5_7575.pdf