Tiểu luận Các mối đe dọa hòa bình và an ninh thế giới
Một trong những hoạt động chính của các nhóm tội phạm có tổ chức
đó là buôn bán chất gây nghiện. Hành động này có ảnh hưởngrất lớn đến an
ninh. Theo ước tính, mỗi năm các tổ chức tội phạm thu về khoảng 300-500 tỉ
đô từ việc buôn bán ma túy, nguồn thu nhập lớn nhất của chúng. ở một số
khu vực, lợi nhuận lớn thu về từ những hành động này thậm chí còn sánh
ngang với GDP của một số quốc gia, điều này đe dọa đến quyền lực quốc
gia , sự phát triển kinh tế và quy phạm pháp luật. Sự phát triển của hoạt động
buôn bán ma túy đã dẫn theo nó là sự gia tăng số người bị nghiện và nhiễm
HIV/AIDS.
Quốc gia và các tổ chức quốc tế đã phản ứng quá chậm chạp trước đe
dọa của tội phạm có tổ chức và tham nhũng. Những nhận định về tính
nghiêm trọng của các vấn đề này thường không đi chung với các hành động
cụ thể
9 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3308 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các mối đe dọa hòa bình và an ninh thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/3/2009
Lien
1
Tiểu luận
Các mối đe dọa hòa bình
và an ninh thế giới
1/3/2009
Lien
2
b Khái niệm “đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế”
Sau chiến tranh thế giới II, một trong những mục tiêu hàng đầu mà
Hiến chương Liên hợp quốc đề ra là đảm bảo hòa bình và an ninh trong quan
hệ quốc tế. HĐBA là cơ quan chính chịu trách nhiệm gìn giữ hoà bình và an
ninh quốc tế. Theo điều 24 của hiến chương, các nước thành viên liên hợp
quốc “trao cho HĐBA trách nhiệm chính trong sự nghiệp duy trì hòa bình và
an ninh quốc tế và thừa nhận rằng khi thực hiện những nghĩa vụ do trách
nhiệm ấy đặt ra, HĐBA hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên
của LHQ”.
Điều 39 Hiến Chương Liên Hợp Quốc quy định : “The Security
Council shall determine the existence of any threats to the peace, breach of
peace or act of aggression and shall make recommends, or decide what
measures shall be taken in accordance with the Article 41 and 42, to
maintain or restore international peace and security.”
Điều này đã chỉ ra trách nhiệm của HĐBA trong xác định mối đe
dọa với hòa bình thế giới và áp dụng các biện pháp các biện pháp cưỡng chế
ngoại trừ liên quan đến quy định về thẩm quyền nội bộ tại Article 2(7). Tuy
nhiên bản hiến chương lại không hề đưa ra một định nghĩa nào cho khái
niệm này và giao trách nhiệm cho HĐBA phải tự xác định những tình huống
có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Nhìn chung hội đồng
thường sử dụng thuật ngữ “mối đe dọa đối với hòa bình”.
Trong cuộc họp quan trọng diễn ra vào ngày 31/1/1990, lần đầu tiên
HĐBA đã triệu tập cuộc họp bao gồm 150 nguyên thủ các nước thành viên
của UN. Tại đây, các nước thành viên đã khẳng định sư đóng góp vào hệ
thống hiến chương UN và đã đưa ra các trường hợp quốc tế mới cho phép
HĐBA thực hiện chức năng duy trì hòa bình và an ninh quốc tế hiệu quả
hơn. Ở đây cũng có đề xuất mới về bản chất hòa bình và an ninh thế giới:
“The absence of war and military conflicts amongst states does
not in itself ensure international peace and security. The non- military
sources of instability in the economic, social, humanitarian and
ecologies fields have become threats to international peace and
security.”
( Tạm dịch là: việc không tồn tại chiến tranh và xung đột vũ trang giữa các
quốc gia không có nghĩa là hòa bình và an ninh quốc tế đã được đảm bảo.
Những nguy cơ phi quân sự trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, nhân đạo và
sinh thái có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế).
Mặc dù tuyên bố này không được HĐBA tuyên bố một cách chính
thức nhưng nó tạo cơ sở cho HĐBA sử dụng quyền an ninh tập thể trong
1/3/2009
Lien
3
chương VII để giải quyết các nguồn gây bất ổn phi vũ lực là điều mà theo ý
kiến của HĐBA là tạo ra sự đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế.
Như vậy một sự việc xảy ra như thế nào thì sẽ đựoc coi là đe dọa đến
hoà bình và an ninh thế giới? Theo cách xác định mà đại hội đồng đã đưa ra
và nhận được sự đồng tình của HĐBA và khá nhiều học giả thì :
Bất kì một sự kiện hoặc một quá trình gây ra số lượng tử vong
lớn, giảm cơ hội sống sót và làm suy yếu quốc gia-một nhân tố cơ bản
của hệ thống thế giới thì đều được coi là mối đe dọa đến hòa bình và an
ninh quốc tế.
Ta có thể xem xét một số trường hợp mà HĐBA xem là tạo ra (hoặc ít
nhất góp phần tạo ra mối đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế trước
những năm 1990. Đó là: xung đột liên quốc gia, xung đột nội bộ, vi phạm
dân chủ nghiêm trọng.
1. Xung đột giữa các quốc gia:
Từ lâu đã được coi là nguy cơ chính yếu gây bất ổn cho hòa bình và
an ninh thế giới. Mặc dù hơn 65 năm qua thế giới chứng kiến rất ít những
cuộc chiến tranh nổ ra giữa các quốc gia, nhưng mối đe dọa của nó chưa hẳn
đã biến mất hoàn toàn.Những tranh chấp chưa được giải quyết ở khu vực
Nam Á, Đông Bắc Á và Trung Đông vẫn tiếp tục là mối đe dọa đến hòa bình
và an ninh thế giới. Những tranh chấp này đã cho thấy 45 năm nỗ lực ngăn
chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và hơn 80 cố gắng xóa bỏ tai họa do vũ khí
sinh hóa gây ra. Về phần mình, sự ganh đua giữa các quốc gia ở vài khu vực
đã làm cho tình hình nội chiến thêm trầm trọng và khó đi đến hồi kết. Hơn
thế nữa, những sự ganh đua như thế đã thu hút quá nhiều nguồn tài nguyên
khan hiếm của quốc gia vào vũ trang, trong khi đáng nhẽ những tài nguyên
ấy đã có thể sử dụng để giảm bớt gánh nặng nhèo đói, phát triển sức khỏe và
nâng cấp nền giáo dục Tuy nhiên sau những 90 do có sự gia tăng của các
cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc tôn giáo cùng với
các hoạt động lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp
tạo ra nhiều khu vực nhạy cảm đối với một khả năng duy trì một trật tự pháp
lí quốc tế trước nhiều mối lo ngại chung, trong đó lo ngại nhất là nguy cơ đe
dọa hủy diệt sự tồn tại của thế giới hiện hành. b, trong đó bao gồm thêm các
trường hợp sau: xung đột vũ trang nội bộ, vi phạm dân chủ nghiêm trọng,
những mối đe dọa đến kinh tế và xã hội, vũ khí hủy diệt hang loạt, khủng bố
và tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.
1. Xung đột vũ trang nội bộ ( internal armed coflicts)
Mặc dù trong Hiến Chương có quy định rằng UN sẽ không có
quyền can thiệp vào công việc nội bộ các nước nhưng các quốc gia thành
viên thấy rằng rất khó để xác định một vấn đề thuộc nội bộ hay quốc tế.
1/3/2009
Lien
4
Trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thì ranh giới giữa các vấn
đề nội bộ và quốc tế ngày càng mong manh.
HĐBA đã có sự chuyển hóa cơ bản trong quan điểm của mình: đã
chấp nhận rộng rãi rằng một cuộc nội chiến hoặc một tranh chấp nội bộ có
thể tạo ra sự đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế theo nghĩa của điều 39.
Ta có thể thấy rõ điều này qua sự phát triển của lực lượng gìn hòa bình, hầu
hết là được triển khai dưới sự ủy thác của HĐBA.
Trong “ Supplement to an agenda for peace”- phụ lục cho chương
trình nghị sự hòa bình, Tổng thư kí đã có sự liệt kê rằng 1 trong 5 hoạt động
của lực lượng gìn giữ hòa bình năm 1988 liên quan mâu thuẫn nội bộ quốc
gia.. Trong 21 hoạt động của lực lượng này từ 1988 đến 1/1992 thì có 13 vụ
là liên quan đến mâu thuẫn nội bộ. Trong 11 hoạt động từ 1992 đến 1995 thì
có 2 vụ liên quan đến mâu thuẫn nội bộ.
Trường hợp nghị quyết 688 ( 1991) Iraq đàn áp người Kurd
Năm 1991, Mỹ kêu gọi người Kurd tự kiểm soát vấn đề và lật đổ
chế độ Saddam Hussein.
Quân đội Iraq đã đàn áp đẫm máu người Kurd, sử dụng vũ khí hóa
học và chống lại người Kurd. Quân đội Iraq tấn công những ngôi làng của
người Kurd, buộc 2 triệu người phải ly tán. Thổ Nhĩ Kỳ đã ước lượng rằng
có tới 1 triệu người Kurd đang tìm cách vượt biên giới để đến vùng an tòan.
Ngày 3/4/1991 HĐBA đã ra Res 687 yêu cầu lệnh ngừng bắn của
phía Iraq nhưng thất bại.
HĐBA ra Res 688. Và dựa vào đó, phía US đã cảnh báo Iraq vào
ngày 10/4 rằng bất kìhành động quân sự nào vượt qua vĩ tuyến 36 sẽ hứng
chịu sự chống trả bằng quân sự của liên quân . Tổng thống Bush cho lập các
trại tại bắc Iraq để đảm bảo an toàn cho người tị nạn và hợp tác cứu trợ. Lực
lượng đồng minh tiếp tục ở Iraq cho đến 15/6/1991
Mở đầu Res 688 : “ the repression on Iraq civilian population in
many parts of Iraq, includes most recently in Kurdish populated area which
leads to a massive flow of refugees toward and across international
frontiers and to cross-border incursions which threaten international peace
and security in the region.
Ta nhận thấy động từ “threaten” được chia ở dạng số nhiều cho thấy
có 2 điều (dòng người tị nạn xâm phạm biên giới ) là hậu quả và là sự đe dọa
đến hòa bình và an ninh quốc tế.
2. Sự vi phạm dân chủ một cách nghiêm trọng
Trong lời mở đầu của nghị quyết 841 (1993) về các vấn đề ở Hai-i-ti,
HĐBA nêu rõ “bất chấp mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế, chính phủ hợp
pháp của tổng thống Jean-Bertrand Aristide đã không được thiết lập” và bày
tỏ lo ngại rằng “một khi tình hình này kéo dài sẽ tạo nên không khí lo sợ
1/3/2009
Lien
5
và xáo trộn kinh tế, điều này có thể làm tăng số lượng người Hai-i-ti
sang các nước láng giềng, vì vậy hội đồng tin rằng cần phải lật ngược
tình thế để ngăn chặn những tác động tiêu cực đối với khu vực” (the
climate of fear of persecution and economic dislocation which could
increase the number of Haitians seeking refuge in neighbouring member
states). Nghị quyết này dường như đã tiến xa thêm một bước nữa vì liên
quan đến tính hợp pháp của chính phủ. Đây là biểu hiện của một nguyên tắc
mới, nguyên tắc bảo vệ dân chủ, là căn cứ để LHQ can thiệp vào công việc
nội bộ của các quốc gia nhằm bảo vệ các chính phủ dân chủ.
1. NHỮNG MỐI ĐE DỌA ĐẾN KINH TẾ, XÃ HỘI
Trong nhóm những mối đe dọa này ta có thể kể đến :nghèo đói, bệnh
truyền nhiễm và sự xuống cấp của môi trường.
Kể từ năm 1990, khi mà thu nhập bình quân đầu người ở các nứơc
phát triển tăng khoảng 3% /năm thì cũng là lúc mà số người thuộc diện cực
nghèo đói ở một số khu vực cũng đã tăng thêm 100 triệu người.Cũng trong
thời gian ấy, thu nhập bình quân đầu người của ít nhất là 54 quốc gia cũng cs
chiều hướng đi xuống.Hàng năm , có khoảng 11 triệu trẻ em chết vì những
căn bệnh phòng tránh được và hơn 500 nghìn phụ nữ mất trong thời gian
mang thai hoặc khi sinh con. Nghèo đói gia tăng đồng hành cùng với gia
tăng bất bình đẳng toàn cầu và bất bình đẳng trong thu nhập ở những nước
nghèo đói
Mặc dù chưa lên đến mức độ của một cuộc chiến tranh, tổ hợp của
bùng nổ dân số trẻ, nghèo đói, đô thị hóa, và thất nghiệp đã làm gia tăng bạo
lực ở những quốc gia đang phá triển.
Những động thái của thế giới trong vấn đề đối phó với đại dịch
HIV/AIDS gần như không có gì đáng kể và có thể nói là quá chậm chạp.
Trường hợp bị nhiễm AIDS đầu tiên được phát hiện ra là vào năm 1981.Vậy
mà phải đến mãi năm 2000 ,HĐBA mới chính thức xem xét nó như 1 mối đe
dọa đến hòa bình và an ninh thế giới. Lúc này con số người chết hàng năm
do nhiễm HIV/AIDS ở châu Phi đã vượt xa tổng số người tử vong được tìm
thấy trong tất cả các cuộc nội chiến vào những năm 1990. Dịch bệnh này đã
làm giảm đi 30 tuổi trong tuổi thọ trung bình của người dân ở những quốc
gia không thuộc châu phi. Nỗ lực đẩy lui những dịch bệnh truyền nhiễm chết
người khác cũng chưa gặt hái được kết quả đáng kể.
Diện tích đất trồng đang bị thu hẹp lại, nguồn nước sạch trở nên khan
hiếm, việc đánh bắt cá quá số lượng cho phép, phá hoại rừng và môi trường
sinh thái đã đặt chúng ta trước câu hỏi về khả năng cung cấp lương thực cho
một số dân đang tăng lên đến chóng mặt. Loài người cũng đang phải đối mạt
với thiên tai ngày càng nhiều và hậu quả để lại của nó ngày càng nghiêm
trọng
1/3/2009
Lien
6
2. VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT: Vũ khí hạt nhân, vũ khí phóng
xạ, vũ khí sinh-hóa học
Vũ khí hạt nhân: việc sử dụng vũ khí hạt nhân dù vô tình hay cố ý đều
gay ra tổn thất lớn về con người và sự trật hướng trầm trọng của nền kinh tế.
hành động phổ biến vũ khí hạt nhân đem lại mối nguy hại cho thế giới từ 2
hướng:
các quốc gia đã tham gia công ước về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn
sẽ tiến hành chương trình sản xuất hay thử nghiệm vũ khí này một cách hoàn
chỉnh dù hành động đó là phi pháp và phải tiến hành trong bí mật. Hoặc họ
cũng có thể chuẩn bị đầy đủ những thiết bị và chuyên gia cần thiết cho
chương trình và sẵn sàng rút khỏi hiệp ước ngay khi chương trình này chính
thức khởi động.
về lâu về dài, đó là mối lo ngại về nguy cơ tan vỡ trong toàn bộ hệ thống
của công ước. Khoảng 60 quốc gia đã và đang vận hành, xây dựng sức mạnh
hạt nhân hoặc tiến hành nghiên cứu về lò phản ứng vũ khí hạt hân và ít nhất
40 quốc gia đã sở hữu được những thiết bị công nghiệp mang tính khoa học
kĩ thuật có thể giúp họ thực hiện kế hoạch này. Sự đổ vỡ này của hệ thống
công ước rất có thể xảy ra. Thực tế cho thấy là tính cưỡng chế của công ước
đối với các quốc gia thành viên ko còn có hiệu quả như trước nữa. Các quốc
gia đe dọa rút khỏi, thậm chí là rút khỏi công ước để trốn tránh nghĩa vụ
thực hiện cam kết. Sự thay đổi trong môi truờng an ninh quốc tế cũng như sự
lan rộng của khoa học công nghệ cũng đã có những tác động không nhỏ đến
vấn đề này.
Mối nghi ngại còn đến từ sự tồn tại của một lượng dự trữ lớn hạt nhân
và chất phóng xạ trên toàn thế giới. Điều này khiến cho các tổ chức và phần
tử khủng bố trên thế giới có khả năng tiếp cận với hạt nhân một cách dễ
dàng. Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ một thiết bị hạt nhân
đơn giản nếu được cho nổ ở 1 thành phố lớn thì con số tử vong có thể từ 10
nghìn cho đến hơn 1 triệu ngừời. Cú shock cho thị trường thương mại, việc
làm và du lịch sẽ ít nhất là 1 trillion.Những cuộc tấn công như thế sẽ có ảnh
hưởng sau rộng đến an ninh thế giới, nền cai trị dân chủ và quyền công dân.
Vũ khí phóng xạ: vũ khí phóng xạ không mang tính phá hủ lớn như vú
khí hạt nhân. Nó hoạt động chủ yếu bằng plutonium hay uranium hay cũg có
thể chỉ đơn thuần là các chất phóng xạ. Có đến hàg triệu nguồn cug cấp chất
phóng xạ này. Có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở trong các tiện nghi y học và
công nghiệp trên toàn thế giới
Vũ khí hóa-sinh học cũng giống với vũ khí hạt nhân ở khả năng gây
sát thương cao chỉ với một vụ tấn công riêng rẽ. các tác nhân hóa học rất phổ
biến trên thị trường, dễ dàng kiếm được và sử dụng làm vũ khí.
1/3/2009
Lien
7
Sự tăng trưởng nhanh và những tiến bộ khoa khọc trong lĩnh vực sinh
học đưa đến khả năng ngăn chặn và chữa trị đựoc nhiều loại bệnh nhưng
đồng thời cũng mang lại những mối nguy hiểm mới. Một loại độc tố sinh
học ricin đã được tìm thấy trong phân xưởng của những tên khủng bố.
Không giống như bệnh nhiễm khuẩn, có thể điều trị bằng vacxin, Ricin
không có thuốc giải và có thể gây chết người chỉ với một lượng nhỏ hơn đầu
ghim. Việc chủ ý sử dụng những chất tương tự để gây lên dịch bệnh sẽ có
thể dẫn đến tử vong còn nhiều hơn là số tử vong do một vụ nổ hạt nhân gây
ra. Như ước tính trong tình trạng xấu nhất, chỉ 1 gram của vũ khí mang dịch
đậu mùa có thể khiến 100,000 đến 1,000,000 người thiệt mạng
3. KHỦNG BỐ:
Khủng bố làm ảnh hưởng đến những giá trị cơ bản nhất mà Liên Hợp
quốc bảo vệ . Đó là quyền con người, quy định về pháp luật, chiến tranh
được đặt ra để bảo vệ công dân, lòng khoan dung giữa con người với con
người và giữa các dân tộc với nhau, các phương thức hòa bình giải quyết các
xung đột
Khủng bố phát triển trong môi trường của sự bất bình đẳng,
humiliation, nghèo đói, sự đàn áp về mặt chính trị, chủ nghĩa cực đoan và vi
phạm nhân quyền. Tình thế thuận lợi cho chủ nghĩa khủng bố phát triển
cũng đồng thời là xung đột khu vực, sự đô hộ của nước ngoài, và sự yếu
kém của quốc gia trong khả năng bảo vệ các quy định và luật lệ của mình.
Có hai động lực chính khiến cho đe dọa từ hủng bố trở thành 1 vấn đề
cấp thiết. Thứ nhất đó là nhóm khủng bố Al-Qaida với mạng lưới hoạt đọng
rộng và tinh vi. Cuộc tấn công của nhóm này vào hơn mười quốc gia thành
viên trên cả bốn châu lục gần mười năm trước đã cho thấy khả năng của Al-
Qaida và cac thực thể của nó trong việc phá hoại mối quan hệ giữa các quốc
gia thuọc liên hợp quốc và thậm chí là chính bản thân liên hợp quốc. Dường
như Al-Qaida đã xác định Liên hợp Quốc là cản trở chính trên đường đi của
nhóm này và chính vì vậy Liên Hợp Quốc được coi như kẻ thù chính của Al-
Qaida. Thứ hai, đó là khủng bố, dù đưới hình thức nào và với động lực nào
đi nữa, luôn tìm cách để gây ra những con số thương vong lớn, những nguy
hiểm chưa từng thấy trong lịch sử
4. TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA
Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là một mối đe dọa cho quốc gia
và xã hội, làm suy giảm an ninh của con người và sự tuân thủ các quy tắc,
luật lệ của quốc gia. Chiến đấu ngăn chặn tội phạm có tổ chức là thực hiện 1
mũi tên trúng 2 đích. Nó vừa giúp giảm thiểu những đe dọa trực tiếp đến
quốc gia và an ninh của con người, vừa là một bước tiến cần thiết trong nỗ
lực ngăn chặn và giải quyết xung đột nội bộ , chống lại việc phổ biến vũ khí
và ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố.
1/3/2009
Lien
8
Một trong những hoạt động chính của các nhóm tội phạm có tổ chức
đó là buôn bán chất gây nghiện. Hành động này có ảnh hưởng rất lớn đến an
ninh. Theo ước tính, mỗi năm các tổ chức tội phạm thu về khoảng 300-500 tỉ
đô từ việc buôn bán ma túy, nguồn thu nhập lớn nhất của chúng. ở một số
khu vực, lợi nhuận lớn thu về từ những hành động này thậm chí còn sánh
ngang với GDP của một số quốc gia, điều này đe dọa đến quyền lực quốc
gia , sự phát triển kinh tế và quy phạm pháp luật. Sự phát triển của hoạt động
buôn bán ma túy đã dẫn theo nó là sự gia tăng số người bị nghiện và nhiễm
HIV/AIDS.
Quốc gia và các tổ chức quốc tế đã phản ứng quá chậm chạp trước đe
dọa của tội phạm có tổ chức và tham nhũng. Những nhận định về tính
nghiêm trọng của các vấn đề này thường không đi chung với các hành động
cụ thể
Hành động của HĐBA trong trường hợp có sự đe dọa đến hòa
bình và an ninh thế giới
Việc xác định tình hình của HĐBA là cơ sở pháp lí cho các hoạt động
tiếp theo về gìn giữ hòa bình. Hiến chương LHQ cho phép HĐBA áp dụng
các biện pháp tạm thời theo Đ.40 để ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của
tình hình. Đó là các biện pháp ngừng bắn, đưa quân đội trở về vị trí xuất
phát ban đầu, rút quân khỏi vùng chiếm đóng, thiết lập giới tuyến tạm thời,
thiết lập các khu vực phi quân sự…
Nếu tình hình tiếp tục xấu đi, HĐBA có quyền quyết định những biện
pháp trừng phạt cần được áp dụng mà không liên quan đến việc sử dụng vũ
lực để thực hiện các nghị quyết của hội đồng. Phù hợp với quy định của điều
41, hiến chương LHQ để xử lí quốc gia thực hiện những hành vi đe dọa hòa
bình và an ninh quốc tế, HĐBA có thẩm quyền đưa ra các biện pháp có thể
là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển,
hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin
khác kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao. Danh sách này không hạn chế,
HĐBA hoàn toàn có thể bổ sung thêm trong trường hợp cần thiết cả biện
pháp hay được dung nhất hiện nay là cấm vận kinh tế. Lệnh trừng phạt được
áp dụng các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm đó nhằm trừng phạt
và buộc quốc gia vi phạm không có điều kiện tiếp tục thực hiện hành vi.
Nếu HĐBA xét thấy những biện pháp trừng phạt trên là không hoặc
có vẻ không thích hợp thì theo Đ.42 HĐBA có quyền sử dụng các biện pháp
cưỡng chế bằng quân sự. Tuy nhiên, việc áp dụng Đ.42 không phụ thuộc vào
việc sử dụng Đ.41 trước đó. Các hình phạt đưa ra không bắt buộc phải tuân
theo mức độ tăng dần. HĐBA có toàn quyền xác định xem việc sử dụng
Đ.42 có thích hợp hay không.
:
1/3/2009
Lien
9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _international_peace_and_security_8331.pdf