Việc các n gân hàng, tập đoàn tài chính nước n goài mở rộng hoạt động tại thị
trường Việt Nam thông qua con đường sở hữu vốn cổ phần trong các NHTM Việt Nam
hay hợp tác liên doanh phát triển sản phẩm dịch vụ đem lại nhiều lợi ích trong quá
trình phát triển của cả hai bên. Về phía các ngân hàng nước ngoài, không tốn kém chi
phí để mở chi nhánh mới, có sẵn mạng lưới, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, số
lượng khách hàng dồi dào của các NHTM Việt Nam Về phía các NHTM Việt Nam
không những nâng cao được năng lực tài chính mà còn hiện đại hóa được công nghệ,
nâng cao trình độ quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc
tế và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, các ngân hàng Việt Nam hiện nay đang có lợi thế về nguồn nhân lực
trẻ. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các giao dịch đều được mã hóa và
tiến hành thông qua những công nghệ mới. Với lợi thế về trình độ chuyên môn, ham
học hỏi, đội ngũ nhân lực đã k hông ngừng tiếp thu những ứng dụng công nghệ mới
nhằm giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thiết lập quan
hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài buộc các ngân hàng Việt Nam phải đáp ứng
18
những tiêu chuẩn quốc tế để hòa chung vào SWIF. Chính nguồn nhân lực trẻ và năng
động sẽ giúp tiến trình hội nhập của các ngân hàng Việt Nam diễn ra nhanh hơn và
hiệu quả hơn.
Bên cạnh những lợi thế về một hệ thống ngân hàng đang phát triển, vấn đề xây
dựng quan hệ đại lý của các NHTM Việt Nam cũng có một số nhược điểm sau: Năng
lực của các NHTM Việt Nam còn quá thấp so với yêu cầu hội nhập; hệ thống dịch vụ
ngân hàng còn đơn điệu, chất lượng chư a cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách
hàng và nặng nề về dịch vụ ngân hàng tr uyền thống; chưa thực sự có kế hoạch nhằm
duy trì và củng cố quan hệ hợp tác với mạng lưới ngân hàng đại lý; chưa có kế hoạch
phân bổ vả sử dụng hiệu quả nguồn vốn đang nằm trong các tài khoản Nostro. Thiết
lập quan hệ đại lý không những giúp thắt chặt sự hợp tác của hai ngân hàng mà còn là
hình thức giao thoa v ăn hóa doanh nghiệp giúp các bên phát huy hơn nữa những thế
mạnh của mình.
23 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các nghiệp vụ, sản phẩm ngân hàng đại lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
CÁC NGHIỆP VỤ, SẢN PHẨM
NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ
MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU .................................... 1
I. ĐỘNG CƠ HÌNH THÀNH CÁC
QUAN HỆ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ 1
1. Khái niệm:........................................................................................................................ 1
2. Phân biệt hoạt động Ngân hàng đại lý và Ngân hàng ủy thác ......................................... 1
2.1. Hoạt động n gân hàng đại lý ...................................................................................... 1
2.2. Hoạt động ủy thác trong lĩnh vực n gân hàng............................................................ 1
3. Lợi ích của Ngân hàng đại lý ........................................................................................... 2
II. CÁC LOẠI TÀI KHOẢN SỬ
DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ .................... 3
1. Tài khoản Nostro.............................................................................................................. 3
2. Tài khoản Vostro (tài khoản Loro) .................................................................................. 3
III. ..... . ĐẶC ĐIỂM NGÂN HÀNG ĐẠI
LÝ ........................................................ 4
IV........ ...... ...... ... CÁC TRUNG TÂM CHÍNH
TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN
HÀNG ĐẠI LÝ .................................. 5
1. CHIP S - Hệ thống thanh toán bù trừ liên n gân hàng tại Mỹ............................................ 5
2. CHAPS - Hệ thống thanh toán bù trừ tự động tại Anh .................................................... 6
3. BOJNET - Trung tâm thanh toán bù trừ JPY tại Tokyo của NHTW Nhật ...................... 7
4. SWI FT – Hệ thống v iễn thông tài chính liên n gân hàn g toàn cầu ................................... 7
4.1. Giới thiệu chung về SWIFT...................................................................................... 7
4.2. Các quy định chuẩn hóa của SWIFT ........................................................................ 9
V. QUY ĐỊNH, QUY TRÌNH THIẾT
LẬP QUAN HỆ NGÂN HÀNG ĐẠI
LÝ ...................................................... 11
1. Các bước thiết lập quan hệ đại lý ................................................................................... 11
1.1. Lựa chọn đố i tác ..................................................................................................... 11
1.2. Thiết lập quan h ệ đại lý .......................................................................................... 11
2. Quy trình thiết lập quan hệ Đại lý.................................................................................. 12
2.1. Trường hợp ngân hàng đề nghị thiết lập................................................................. 12
2.2. Trường hợp ĐCTC đối tác đề ngh ị thiết lập ........................................................... 12
VI...... CÁC NGHIỆP VỤ, SẢN PHẨM
NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ .................. 13
1. Thanh toán bù trừ ........................................................................................................... 13
2. Tín dụng quốc tế ............................................................................................................ 13
3. Tài trợ xuất khẩu ............................................................................................................ 14
3.1. Bao thanh toán quốc tế: .......................................................................................... 14
3.2. Chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ: ............................... 14
3.3. Cho vay trên cơ sở chứng từ thanh toán theo phương thức nh ờ thu:...................... 15
4. Tài trợ nhập khẩu: .......................................................................................................... 15
VII. ....... .. ...... ...... .TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ TẠI VIỆT
NAM .................................................. 15
VIII. ...... ...... ... MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA
TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN
HÀNG ĐẠI LÝ ................................ 16
KẾT LUẬN
LỜ I MỞ ĐẦU
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đã mang lại cho
nền kinh tế và hệ t hống ngân hàng nhiều cơ hội và t iềm năng phát triển mới. Quan hệ
hợp t ác trên tất cả các lĩnh vực không ngừng được đẩy mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực tài
chính – ngân hàng. Chính vì vậy, các giao dịch quốc tế luôn là đối tượng không chỉ
được các nhà đầu tư quan tâm mà còn được các ngân hàng đặc biệt chú trọng. Hệ thống
ngân hàng địa phương và thế giới phát triển đã góp phần đẩy mạnh các giao dịch
không dùng tiền mặt thông qua ngân hàng nhằm cắt giảm tối đa các khoản chi phí, xóa
bỏ khoảng cách không gian và thời gian.
Xét trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng không thể đứng ngoài xu hướng chung
của thời đại là cùng liên minh và hợp tác. Sự hợp tác mang lại những cơ hội giao lưu,
học hỏi và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Cùng với định hướng phát
triển xuất khẩu và hội nhập ngày càng sâu rộng vào hệ thống tài chính toàn cầu, các
ngân hàng Việt Nam cũng đang không ngừng hợp tác và liên kết với các tổ chức nước
ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ các chính sách của Chính Phủ.
M ột hình thức hợp tác phổ biến hiện nay của các ngân hàng Việt Nam là việc
thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với đối tác là các ngân hàng nước ngoài. Quan hệ đại
lý tốt sẽ giúp ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tạo điều kiện để
các ngân hàng Việt Nam mở rộng thị trường. Chính vì vậy, việc xây dựng và thiết lập
quan hệ đại lý với các ngân hàng trong và ngoài nước đang trở thành định hướng phát
triển của các ngân hàng thương mại hiện nay.
Bài nghiên cứu của nhóm mong muốn mang đến những cái nhìn khái quát nhất về
ngân hàng đại lý và làm rõ được các vấn đề:
- Động cơ hình thành các quan hệ Ngân hàng đại lý;
- Các trung t âm chính của Ngân hàng đại lý;
- Các quy định khi tham gia N gân hàng đại lý;
- Các nghiệp vụ, sản phẩm Ngân hàng đại lý;
- Tình hình hoạt động Ngân hàng đại lý tại Việt Nam.
1
I. ĐỘNG CƠ HÌNH THÀNH CÁC QUAN HỆ NG ÂN HÀNG ĐẠI LÝ
1. Khái niệm:
Bất kỳ một ngân hàng nào cũng đều gặp hạn chế khi tham gia vào một thị
trường t ài chính nhất định. Những hạn chế đó có thể là về không gian (do khác lãnh
thổ), thời gian (do chênh lệch múi giờ), tập quán kinh doanh, năng lực kết nối, thông
tin và mối liên hệ với khách hàng, thị trường, tập quán giao dịch, luật lệ địa phương…
Do vậy, tổ chức này phải sử dụng các dịch vụ của tổ chức tài chính khác để thực hiện
các giao dịch nhất định nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vì thế, ngân
hàng đại lý ra đời và ngày càng khẳng định vai trò của nó đối với nghiệp vụ ngân hàng,
đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế (TTQT).
Ngân hàng đại lý là tổ chức tài chính cung cấp các dị ch vụ thay mặt cho tổ
chức tài chính khác, tương đương hoặc không tương đương với nó.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động ngân hàng đại lý. Tại Anh, hoạt động
ngân hàng đại lý liên quan đến các mối quan hệ mang tính quốc tế. Nhưng ở các nước
khác như M ỹ thì hoạt động ngân hàng đại lý chứa đựng nhiều yếu tố trong nước.
Tại nước ta, vẫn có sự nhầm lẫn giữa hoạt động ngân hàng đại lý với hoạt động
ủy thác ngân hàng. Tuy nhiên, đến nay, N gân hàng Nhà nước đã đưa ra các khái niệm
để có sự phân biệt về hai hoạt động này.
2. Phân biệt hoạt động Ngân hàng đại lý và Ngân hàng ủy thác
2.1. Hoạt động ngân hàng đại lý
Theo Thông tư 41/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc N gân hàng
Nhà nước v /v Hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro
phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền: “Hoạt động ngân hàng đại l ý là vi ệc cung
cấp dị ch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác của một ngân hàng tại một
quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể (sau đây gọi l à Ngân hàng đại lý) cho một ngân hàng
khác tại một quốc gi a, vùng lãnh thổ khác (sau đây gọi là Ngân hàng đối tác)”.
2.2. Hoạt động ủy thác trong lĩnh vực ngân hàng
Theo Thông tư 04/2012/TT-NHNN ngày 08/03/2012 của Thống đốc N gân hàng
Nhà nước Quy định v/v nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài: “Ủy thác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân
hàng là việc bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác thực hi ện nghiệp vụ liên quan
đến hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy
2
định của pháp luật có liên quan; bên ủy thác phải trả phí ủy thác cho bên nhận ủy
thác”.
3. Lợi ích của Ngân hàng đại lý
Nghiệp vụ ngân hàng đại lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh khác như
thanh toán, tín dụng, đầu tư, bảo lãnh… Giao thương quốc tế phát triển đặt ra nhu cầu
thanh toán rất cao cho các bên đối tác. Bất kỳ hoạt động nào của ngân hàng có t ính đến
yếu tố xuyên biên giới đều kết thúc bằng việc chuy ển giao và chu chuyển luồng tiền
giữa hai ngân hàng. Chính vì vậy, khi hai ngân hàng có quan hệ đại lý với nhau, nghiệp
vụ ngân hàng đại lý sẽ giúp đơn giản hoá cũng như hỗ trợ rất nhiều cho các dịch vụ
khác mà ngân hàng đang khai thác.
Nghiệp vụ ngân hàng đại lý là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc nâng
cao tính cạnh tranh của ngân hàng. Hệ thống t ài chính toàn cầu phát triển buộc các
ngân hàng phải liên kết với nhau, một mặt để mở rộng thị trường và đối tượng khách
hàng, mặt khác nhằm nâng cao tính cạnh tranh dựa trên mối quan hệ đại lý đã mở với
những ngân hàng khác có uy tín. Thay cho việc mở một chi nhánh ngân hàng nước
ngoài sẽ vấp phải rào cản pháp lý và những quy định của nước sở tại, thiết lập quan hệ
đại lý với các ngân hàng nước ngoài được xem là một trong những phương thức đơn
giản, hiệu quả và chi phí thấp khi một ngân hàng có ý định thâm nhập thị trường mới.
Chính vì vậy, phân phối dịch vụ thông qua ngân hàng đại lý thường áp dụng đối
với những ngân hàng chưa có chi nhánh. Do đó, ngân hàng thường thông qua một ngân
hàng có trụ sở tại địa điểm kinh doanh làm đại lý về một nghiệp vụ nào đó và ngân
hàng đại lý được hưởng hoa hồng như đại lý thanh toán, đại lý chuyển tiền, séc du lịch.
Đây là một trong các loại kênh phân phối có xu thế phát triển cùng với xu thế toàn cầu
hoá thị trường tài chính quốc tế. Đồng thời, đây cũng là bư ớc đệm để ngân hàng thăm
dò và tìm hiểu văn hoá địa phương cũng như các quy định pháp lý trước khi chính thức
thâm nhập thị trường nước ngoài.
Tóm lại, những động cơ chính hình thành các quan hệ đại lý:
Chênh lệch chi phí, rào cản thương mại: tuy nhiên đây không phải là động cơ
chính, không giống như những công ty đa quốc gia khai thác những sản phẩm
vật chất hữu hình như khai thác nhân công, nguồn tài nguyên giá rẻ.
3
Arbitrage và chi phí vốn: thông thường ngân hàng huy động những đồng tiền
mạnh ở những quốc gia phát triển với chi phí rất thấp, và chuyển vốn sang
những nền kinh tế mới nổi.
Những lợi thế của chủ sở hữu: thông qua ngân hàng đại lý, các ngân hàng đối
tác sẽ xác lập được cơ sở và niềm t in của khách hàng nơi đó. Ngoài ra các
ngân hàng đối tác còn có lợi thế về kỹ thuật, công nghệ…
Đa dạng hoá thu nhập : những thu nhập được h ình thành từ việc đa dạng hoá
về sản phẩm, đa dạng hoá về mặt đại lý.
Lý thuyết về mô hình vòng đời của sản phẩm: dường như là một sự giải thích
khá chính xác các mô hình trao đổi trong thương mại quốc tế. Mô hình này
khái quát trình tự từ khâu nghiên cứu và phát triển t ới khâu sản xuất và tiêu
thụ một sản phẩm mới sẽ diễn ra tuần tự từ nước phát triển cao chuyển sang
các nước phát triển thấp hơn tới các nước đang phát triển theo xu hướng tìm
tới địa điểm có chi phí sản xuất thấp hơn.
II. CÁC LO ẠI TÀI KHOẢN SỬ DỤNG TRON G HO ẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
ĐẠI LÝ
1. Tài khoản Nostro
Tài khoản Nostro (Nostro theo tiếng Latin là "của chúng t ôi") là tài khoản tiền
gửi không kỳ hạn "của chúng tôi" mở tại ngân hàng đại lý (chúng tôi là chủ tài khoản,
còn ngân hàng đại lý là người giữ t ài khoản cho chúng tôi).
Tài khoản Nostro có số dư bằng ngoại tệ nên sẽ linh hoạt trong việc thanh toán do
không phải mất thời gian và chi phí để chuyển đổi đồng tiền.
Trên phương diện Việt Nam, tài khoản Nostro là tài khoản tiền gửi giao dịch vốn
của các ngân hàng thương mại Việt Nam mở và duy trì tại các ngân hàng nước ngoài.
2. Tài khoản Vostro (tài khoản Loro)
Tài khoản Vostro (hay còn gọi là t ài khoản Loro – theo tiếng Latin là "của các
bạn") là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn "của quý vị" mở tại ngân hàng chúng tôi (quý
vị là chủ t ài khoản, ngân hàng chúng tôi là người giữ tài khoản cho quý vị). Tài khoản
Vostro có số dư bằng nội tệ.
Trên thực t ế, thuật ngữ Nostro và Vostro thường dễ gây nhầm lẫn và thường gọi
chung là tài khoản Nostro khi muốn nói về tài khoản một ngân hàng khác mở tại ngân
hàng đang xem xét. Tài khoản Nostro hay t ài khoản Vostro có thể được duy trì bằng
4
một ngoại tệ tự do chuyển đổi được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Điều
này là phổ biến đối với các nước có đồng tiền chưa được tự do chuyển đổi phải dùng
ngoại t ệ mạnh trong thanh toán quốc tế.
Nếu tiền được chuyển từ Việt Nam cho nước ngoài thì:
Trường hợp t iền chuyển là ngoại tệ, tài khoản Nostro sẽ được sử dụng bằng
cách ghi nợ tài khoản Nostro.
Trường hợp t iền chuyển là nội tệ, tài khoản Vostro sẽ được sử dụng bằng cách
ghi có tài khoản Vostro.
III. ĐẶC ĐIỂM NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ
Khách hàng của ngân hàng đại lý là các ngân hàng thương mại hoặc các định chế
tài chính trung gian. Mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại và các ngân hàng đại lý
của mình là quan hệ đối tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Thông qua một thỏa ước
ngân hàng đã ký kết có quy định rõ về các trách nhiệm và quyền hạn, ngân hàng đại lý
sẽ tiến hành cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu. Đối tượng phục vụ của ngân hàng đại
lý là khách hàng của các ngân hàng thương mại mà nó có quan hệ đại lý. Quan hệ đại
lý giúp giảm thiểu chi phí hoa hồng và chi phí với thời gian, chính vì vậy khách hàng
khi giao dịch với các ngân hàng có quan hệ đại lý với nhau sẽ nhận được nhiều quyền
lợi và ưu đãi.
Nghiệp vụ ngân hàng đại lý được xem là một trong các giao dịch bán buôn của
các ngân hàng thương mại. Phần lớn các nghiệp vụ đại lý sẽ được thực hiện thông qua
mạng truyền thông SWIFT với phương thức bù trừ tài khoản. Do vậy, xét về tổng thể,
nghiệp vụ ngân hàng đại lý giải quyết phần nào các giao dịch bán buôn giữa các ngân
hàng thương mại với nhau nhằm giảm bớt áp lực tiền mặt và củng cố quan hệ đối tác
giữa các ngân hàng.
Nghiệp vụ ngân hàng đại lý hỗ trợ cho các nghiệp vụ kinh doanh khác như thanh
toán, tín dụng, đầu tư, bảo lãnh…Giao thương quốc tế phát triển đặt ra nhu cầu thanh
toán rất cao cho các bên đối tác. Bất kỳ hoạt động nào của ngân hàng có tính đến yếu
tố xuyên biên đều kết thúc bằng việc chuyển giao và chu chuyển luồng tiền giữa hai
ngân hàng. Chính vì vậy, một khi hai ngân hàng có quan hệ đại lý với nhau, nghiệp vụ
ngân hàng đại lý sẽ giúp đơn giản hóa cũng như hỗ trợ rất nhiều cho các dịch vụ khác
mà ngân hàng đang khai thác.
5
Nghiệp vụ ngân hàng đại lý là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc nâng
cao tính cạnh tranh của ngân hàng. Hệ thống t ài chính toàn cầu phát triển buộc các
ngân hàng phải liên kết với nhau - một mặt để mở rộng thị trường và đối tượng khách
hàng, mặt khác nhằm nâng cao tính cạnh tranh dựa trên mối quan hệ đại lý đã mở với
những ngân hàng khác có uy tín. Thay cho việc phải mở một chi nhánh ngân hàng
nước ngoài sẽ vấp phải rào cản pháp lý và những quy định của nước sở tại, thiết lập
quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài được xem là một trong những phương
thức đơn giản, hiệu quả và chi phí thấp khi một ngân hàng có ý định thâm nhập thị
trường mới.
Chính vì vậy, phân phối dịch vụ thông qua ngân hàng đại lý thường áp dụng đối
với những ngân hàng chưa có chi nhánh. Do đó, ngân hàng thường thông qua một ngân
hàng có trụ sở tại địa điểm kinh doanh làm đại lý về một nghiệp vụ nào đó và ngân
hàng đại lý được hưởng hoa hồng như đại lý thanh toán, đại lý chuyển tiền, séc du lịch.
Đây là một trong các loại kênh phân phối có xu thế phát triển cùng với xu thế toàn cầu
hóa thị trường tài chính quốc tế. Đồng thời, đây cũng là bư ớc đệm để ngân hàng thăm
dò và tìm hiểu văn hóa địa phương cũng như các quy định pháp lý trước khi chính thức
thâm nhập thị trường nước ngoài.
IV. CÁC TRUNG TÂM CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Đ ẠI LÝ
Trong hoạt động ngân hàng quốc tế, mỗi quốc gia sẽ có một nền tảng công nghệ
riêng để phục vụ cho hoạt động thanh toán của m ình. Nền tảng công nghệ nếu quy
chuẩn và hiệu quả sẽ trở thành những hệ thống thanh toán chung được mọi người chấp
nhận. M ột số hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng t ại một số quốc gia lớn như
sau:
1. CHIPS - Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng tại Mỹ
Là hệ thống thanh toán chuyển tiền qua hệ thống máy tính giữa các ngân hàng
của CHIPCo. (The Clearing House Interbank Payment Company), một công ty thành
lập bởi hiệp hội thanh toán bù trừ NewYork và các N gân hàng thành viên tham gia
hiệp hội này.
CHIPS là một hệ thống thanh toán mạng lưới đa phương, ghép lệnh liên tục và
tức thời nghĩa là các lệnh thanh toán nhận được trong giờ làm việc của CHIPS (từ
12:30 A.M . đến 5:00 P.M., giờ NewYork) sẽ được xử lý và thực hiện ghi có gần như
ngay lập tức cho N gân hàng hưởng lợi.
6
Để thực hiện thanh toán t hông qua CHIPS, ngân hàng được ghi có phải có mã
CHIPS. Các ngân hàng t hành viên của CHIPS t ại Mỹ có mã CHIPS Particip ant
(CHIPS ABA) gồm 4 chữ số. Các ngân hàng ngoài nước M ỹ có t ài khoản t ại một ngân
hàng thành viên của CHIPS t ại M ỹ hoặc các chi nhánh, phòng ban của ngân hàng
thành viên CHIPS tại Mỹ nhưng có tài khoản độc lập sẽ có CHIPS UID (CHIPS
Universal Identifier). Mỗi ngân hàng, chi nhánh, phòng ban có tài khoản độc lập chỉ có
một số CHIPS duy nhất, khi nhận được điện thanh toán chuẩn có số CHIPS này, hệ
thống CHIPS sẽ xử lý tự động và tự động ghi có vào tài khoản đó.
Hệ thống thanh toán bù trừ CHIPS là hệ thống thanh toán đồng USD lớn nhất
hiện nay, thực hiện 90% các khoản thanh toán bằng đồng U SD trên toàn thế giới.
2. CHAPS - Hệ thống thanh toán bù trừ tự động tại Anh
CHAPS là một hình thức thanh t oán được đưa ra bởi một số chi nhánh ngân hàng
hối đoái (các ngân hàng thanh toán của Anh Quốc) vào năm 1984. Đây là một hình
thức thanh toán liên ngân hàng trực tuyến áp dụng cho việc chuyển khoản những khoản
tiền có giá trị lớn và được bảo đảm nội trong một ngày. Trước năm 1984, những hình
thức thanh toán kiểu này thường được thực hiện bởi các đại diện ngân hàng trực tiếp đi
đến các ngân hàng khác nhau trong thành phố London để t iến hành giao dịch. Tuy
nhiên, trước sự tăng khá nhanh của lượng tiền và số lần giao dịch, người ta nhận thấy
rằng cần phải có một hệ thống thanh toán phù hợp hơn.
Các ngân hàng và các công ty muốn tham gia CHAPS phải trở thành thành viên
của các ngân hàng thanh toán. Điều này cho phép họ kết nối hệ thống máy tính của
doanh nghiệp với hệ thống CHAPS của ngân hàng dưới hình thức gói phần mềm
Gateway và Dịch vụ PSS.
Lượng giao dịch thông qua CHAPS đã tăng lên rõ rệt kể từ khi hình thức này
được giới thiệu. Số tiền tối đa cho mỗi lần giao dịch là không hạn chế và số tiền tối
thiểu hiện nay là 5.000 USD. T rung bình mỗi ngày có khoảng 16.000 giao dịch được
thực hiện với tổng giá trị khoảng 50 tỷ USD.
M ỗi ngân hàng thanh toán có một hệ thống máy tính TANDEM chuyên theo dõi
thông tin về các lần giao dịch. Thông số của các lần thanh toán sẽ được thẩm định và
sau đó mã hóa và chuyển đến ngân hàng có liên quan thông qua hệ thống cổng thông
tin và điện thoại. Ngân hàng tiếp nhận sẽ giải mã để có thông tin về các khoản thu này.
Ngân hàng thanh toán tiền cũng có thể gửi kèm một “Thư tham vấn” để xác minh rõ về
7
khoản tiền phải chi trả này. Ngân hàng thông báo sau đó sẽ gọi điện cho người thụ
hưởng và thông báo rằng tiền của họ đã được gửi đến. Người thụ hưởng cũng có thể
theo dõi xem tiền đã đến nơi chưa thông qua hệ thống máy tính riêng của họ có kết nối
với ngân hàng.
3. BOJNET - Trung tâm thanh toán bù trừ JPY tại Tokyo của NHTW Nhật
BOJ-NET là một hệ thống thanh toán điện tử do ngân hàng trung ương Nhật Bản
BOJ vận hành. Mục tiêu thiết kế của hệ thống này là: bảo đảm tính an toàn và ổn định
của việc quyết toán; khai thông quy trình quy ết toán và t ăng cường hiệu quả của việc
quyết t oán; và phục vụ với tư cách là cơ sở hạ tầng quyết toán thích hợp với các chuẩn
mực quốc tế.
BOJ-NET bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1988, tới cuối năm 2000 có hơn 511
định chế t ài chính bao gồm các ngân hàng, các công ty chứng khoán đã tham gia hệ
thống. Trụ sở chính, các chi nhánh và các thành viên của BOJ-NET được kết nối với
trung t âm máy tính t ại Tokyo bằng đường truyền liên lạc viễn thông, thông qua đó dữ
liệu được gửi tới trung tâm máy tính để xử lý trực tuyến. Về nguyên tắc, các thành viên
truy cập vào BOJ-NET sử dụng các thiết bị đầu cuối dành riêng của BOJ-NET, nhưng
một kết nối trực t iếp giữa BOJ-NET và các hệ thống máy tính của bản thân các thành
viên đồng thời cũng sẵn sàng để xử lý khối lượng giao dịch lớn.
Để bảo đảm an toàn trong chuyển tiền và giao dịch chứng khoán, thiết bị chính và
các chu trình của BOJ-NET được nhân bản như một biện pháp an toàn để gia t ăng sự
tin cậy. Ngân hàng trung ương có các phương t iện máy tính dự phòng cho trung t âm
máy tính ở Osaka. Trung t âm máy tính, với sự trợ giúp của chi nhánh Osaka, quản lý
việc vận hành của BOJ-NET để xác định bất kỳ một lỗi hệ thống nào và tiến hành các
biện pháp cần thiết khi có vấn đề xảy ra. Ngân hàng trung ương đồng thời sử dụng mật
mã, thẻ ID, và mã hóa dữ liệu để bảo đảm an toàn cho các thông tin trao đổi qua mạng
và ngăn chặn gian lận.
4. SWIFT – Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
4.1. Giới thiệu chung về SWIFT
SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế
(Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication). Đây là một hiệp
hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức t ài chính, mỗi ngân hàng tham gia là
một cổ đông của SWIFT. SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần
8
mềm giao diện cho các cơ quan chuyên bán buôn tài chính. SWIFT là nhà cung cấp sự
an toàn, dịch vụ chuẩn hóa và phần mềm giao diện cho các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thành viên của SWIFT bao gồm các ngân hàng, nhà môi giới, nhà quản lý đầu tư.
Cộng đồng của SWIFT cũng bao gồm các công ty cũng như cơ sở hạ tầng ngân hàng
trong việc thanh toán, đảm bảo, ngân khố và thương mại.
Phương châm hoạt động của hiệp hội là phục vụ các ngân hàng, không phải mục
tiêu lợi nhuận. Cho đến thời điểm này SWIFT đã liên kết gần 8.100 tổ chức tài chính
trên 207 quốc gia và vùng lãnh thổ. SWIFT hoạt động theo luật pháp của Bỉ và được sở
hữu bởi các thành viên là các tổ chức tài ch ính, ngân hàng t ham gia vào nó. Trụ sở
chính của SWIFT đặt tại La Hulpe, gần thủ đô Brussels, vương quốc Bỉ và có văn
phòng tại khắp nơi trên thế giới. SWIFT được thành lập tại Brussels năm 1973 dưới sự
hỗ trợ của 239 ngân hàng của 15 nước và bắt đầu thiết lập các chuẩn chung cho giao
dịch tài chính, chia sẻ hệ thống xử lý dữ liệu và mạng viễn thông toàn cầu. Năm 1974,
SWIFT đưa ra các thủ tục và quy tắc pháp lý và đến năm 1977, t hông điệp đầu tiên đã
được gửi đi trên mạng SWIFT. Lý do sử dụng SWIFT của các ngân hàng trên thế giới
là do SWIFT có các ưu điểm:
SWIFT là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các
tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn;
Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được s ố lượng lớn giao
dịch;
Chi phí cho một điện giao dịch thấp;
Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên t oàn thế giới. Đây là
điểm chung của bất cứ ngân hàng nào t ham gia SWIFT có thể hòa đồng với
cộng đồng ngân hàng trên thế giới;
Tuy nhiên, SWIFT chỉ là một trong các phương tiện truyền t in trong nghiệp vụ
thanh toán quốc tế và bên cạnh đó vẫn phải sử dụng các phương tiện truyền tin khác
như Telex và thư tín. Như vậy khi tham gia vào hệ thống SWIFT, m ỗi ngân hàng cần
phải có một địa chỉ SWIFT cụ thể hay gọi là BIC (Bank identifier Code). Thông qua
địa chỉ này, các ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ TTQT và các dịch vụ khác do
SWIFT cung cấp.
Trên thực tế, sự phát triển trong kinh doanh của SWIFT là một con số kinh
khủng, một bài toán nhỏ để có thể tính được doanh thu 1 ngày của SWIFT trung bình ít
9
nhất là 200 triệu U SD (60.000 định chế tài chính tham gia * trung bình 10.000
USD/tháng), giá một bức điện SWIFT trung bình là 0.25U SD/điện, giá này tùy thuộc
vào lượng điện giao dịch 1 ngày và hệ thống phiên bản ứng dụng SWIFT đang sử
dụng.
Do tính chất là điều khiển luồng tiền của cả thế giới nên tính bảo mật của SWIFT
có thể nói là bậc nhất trên thế giới, hacker chưa bao giờ t ấn công được vào hệ thống
này.
4.2. Các quy định chuẩn hóa của SWIFT
Căn cứ vào Hệ thống tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, SWIFT bao gồm các quy chuẩn
sau:
- Tiêu chuẩn ISO 9362-2009 (sửa đổi bổ sung ISO 9362-1994) về cấu trúc mã
SWIFT: là tiêu chuẩn được Hệ thống t iêu chuẩn quốc tế ISO xác nhận nhằm quy định
cấu trúc chuẩn của mã SWIFT (hay còn gọi là SWIFT code, SWIFT-BIC, BIC code,
SWIFT ID)
Địa chỉ BIC có hai loại, loại 8 ký tự dùng cho các ngân hàng độc lập và loại 11
ký tự dùng cho các chi nhánh, ngoài ra không có loại nào khác.
Loại 8 ký tự:
XXXX XX XX
(Bank-code) (Country-code) (Area-code)
Ví dụ 1: Deutsche Bank là một ngân hàng quốc t ế có tổng hành dinh ở thành
phố Frankfurt, nước Đức. Mã SWIFT cho chi nhánh chính của ngân hàng này là:
DEUT DE FF
Giải thích:
- DEUT nhận diện Deutsche Bank
- DE là mã nhận diện nước Đức, Deutschland trong tiếng Đức
- FF là mã nhận diện thành phố Frankfurt
Ví dụ 2: M ã SWIFT của ngân hàng N goại thương Việt Nam (Vietcombank) ở
Hà Nội:
BFTV VN VX
Giải thích:
- BFTV nhận diện Bank for Foreign Trade of Vietnam
10
- VN là mã nhận diện nước Việt Nam
- VX là mã nhận diện bất cứ thành phố nào ở Việt Nam
Loại 11 ký tự: là địa chỉ SWIFT thường được dành cho các chi nhánh, giống
loại 8 ký tự nhưng có thêm ba ký tự phía sau để phân biệt các chi nhánh.
XXXX XX XX XXX
Bank Country Area Branch
Ví dụ:
VIETCOM BANK CAN THO - Swift code: BFTV VN VX 011
VIETCOM BANK DA NANG - Swift code: BFTV VN VX 004
- Tiêu chuẩn ISO 15022-1999 về cấu trúc mẫu điện (thay thế cho tiêu chuẩn
ISO 7775)
Các thành viên trao đổi thông tin hoặc thực hiện chuyển tiền cho nhau dưới
dạng các S WIFT message là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ
liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch.
Tất cả các mẫu điện được phân chia thành 10 nhóm điện, mỗi nhóm điện được
sử dụng cho một phương thức TTQT hoặc một loại giao dịch ngân hàng quốc tế.
Ví dụ:
Nhóm 3 sử dụng cho mua bán ngoại tệ;
Nhóm 7 sử dụng cho thư tín dụng và bảo lãnh;
Nhóm 1 sử dụng cho chuyển tiền phục vụ khách hàng;
Trong mỗi nhóm điện lại bao gồm nhiều mẫu điện sử dụng cho từng trường hợp
khác nhau;
Ví dụ: Các bức điện nhóm 7 dùng để phát hành thư t ín dụng dùng mẫu điện 700
và 701.
Cấu trúc của mẫu điện SWIFT gồm 3 phần:
Phần đầu điện (header) chứa các thông t in sau:
Loại điện giao dịch;
Ngân hàng gửi và ngân hàng nhận điện;
Giờ gửi và giờ nhận điện;
Xác nhận tình trạng điện;
Tham chiếu điện gửi và điện nhận.
11
Phần nội dung điện (Text): phần này chứa đựng nội dung giao dịch, nó bao
gồm các trường với các khuôn dạng và các tiêu chuẩn được quy định bởi tổ chức
SWIFT.
Phần kiểm tra khóa SWIFT: phần này chỉ ra kết quả kiểm tra mã SWIFT tại
sở giao dịch và ngân hàng đại lý.
- Tiêu chuẩn ISO 20022-1:2004 và ISO 20022-2:2007 quy định về các mẫu
điện và quy trình giao dịch trong giao dịch tài chính toàn cầu.
- Tiêu chuẩn ISO 13616-2003 quy định về mã tài khoản ngân hàng trong giao
dịch thanh toán quốc t ế nhằm tránh những rủi ro trong quá trình sao chép và truyền dữ
liệu.
- Tiêu chuẩn ISO 10383-2003 quy định về mã nhận diện thị trường và các
giao dịch ngoại hối.
V. QUY ĐỊNH, QUY TRÌNH THIẾT LẬP Q UAN HỆ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ
1. Các bước thiết lập quan hệ đại lý
Để thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý, thông thường các ngân hàng thực hiện các
bước sau:
1.1. Lựa chọn đối tác
Ngân hàng đại lý được lựa chọn để đặt quan hệ đại lý phải là các tổ chức lớn, độ
tín nhiệm cao, có thế mạnh trong một số lĩnh vực mà ngân hàng muốn mở rộng quan
hệ hợp tác.
Ngân hàng đại lý đó phải có trụ sở đặt t ại các quốc gia có quan hệ thương mại tốt
với Việt N am, đặt tại các trung tâm tài chính quan trọng trên thế giới hoặc ở các thị
trường khác nhau mà ngân hàng có chủ trương hoạt động; có hệ thống chi nhánh rộng.
1.2. Thiết lập quan hệ đại lý
Tùy theo yêu cầu của mỗi ngân hàng đặt ra khi thiết lập quan hệ đại lý, mức độ
hợp t ác mà hồ sơ thiết lập cũng sẽ khác nhau.
Hai ngân hàng muốn thiết lập quan hệ đại lý với nhau sẽ t ìm hiểu tình hình tài
chính, các dịch vụ ngân hàng quốc tế cung cấp, phí dịch vụ thông qua Báo cáo thường
niên, Báo cáo kết quả kinh doanh trong một quý, điều kiện và điều khoản để ra quyết
định thiết lập hoặc từ chối thiết lập quan hệ đại lý.
Thông thường Ngân hàng sẽ gửi t ới tổ chức mà mình muốn thiết lập quan hệ đại
lý một bộ hồ sơ pháp lý, thường bao gồm: Giấy phép đăng ký hoạt động; Giấy phép
12
đăng ký kinh doanh; Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Mẫu dấu và
cuốn mẫu chữ ký ủy quyền; Báo cáo thường niên hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm
toán qua tổ chức k iểm toán do ngân hàng muốn thiết lập quan hệ đại lý yêu cầu; Biểu
phí cập nhật. Nếu ngân hàng đã là t hành viên của SWIFT, sẽ gửi kèm một điện SWIFT
MT999 đăng ký trao đổi SWIFTK EY và mong muốn thiết lập quan hệ đại lý
Các ngân hàng khi đã có quan hệ đại lý với nhau có thể t iến đến thiết lập quan
hệ tài khoản nhằm phục vụ các hoạt động t hanh toán tiền gửi, kinh doanh vốn, kinh
doanh ngoại tệ giữa hai ngân hàng bằng việc cung cấp cho nhau hạn mức tín dụng qua
tài khoản Nostro và Vostro.
2. Quy trình thiết lập quan hệ Đại lý
2.1. Trường hợp ngân hàng đề nghị thiết lập
Các đơn vị yêu cầu gửi Đề nghị thiết lập quan hệ đại lý tới Ban ĐCTC.
Ban ĐCTC tiếp nhận Đề nghị thiết lập quan hệ đại lý từ Đơn vị yêu cầu; tiến
hành xem xét, đánh giá các ĐCTC đối tác; gửi Đề nghị t ới Phòng Swift.
Phòng Swift tiếp nhận Đề nghị từ Ban ĐCTC và thực hiện:
Thiết lập quan hệ đại lý
- Tạo điện MT999/Query M essage gửi tới ĐCTC đối tác đề nghị thiết lập quan
hệ đại lý
- Khi ĐCTC đối tác trả lời đề nghị, nếu:
+ Không đồng ý t hiết lập quan hệ RMA: thông báo kết quả thiết lập cho Ban
ĐCTC
+ Đồng ý thiết lập quan hệ RMA: cấp “Quyền gửi điện” cho ĐCTC đối t ác,
đồng thời gửi Query M essage yêu cầu ĐCTC đối tác chấp nhận (Accept) và cấp
“Quyền gửi điện” cho BIDV và thực hiện lệnh “chấp nhận” (Accept) khi nhận được
“Quyền gửi điện” từ ĐCTC đối tác.
- Gửi điện thử nghiệm. Sử dụng MT199 để gửi đến ĐCTC đối tác
- Sau khi thử nghiệm thành công cho cả 2 chiều của đ iện, thực hiện cập nhật
thông tin RMA vào chương trình quản lý nghiệp vụ
Lưu hồ sơ liên quan đến việc thiết lập RMA.
2.2. Trường hợp ĐCTC đối tác đề nghị thiết lập
13
Ban ĐCTC tiếp nhận Đề nghị thiết lập quan hệ đại lý trực tiếp từ ĐCTC đối tác,
hoặc gián tiếp thông qua các đơn vị yêu cầu; tiến hành xem xét, đánh giá các ĐCTC
đối tác để đưa ra quyết định đồng ý /không đồng ý
- Nếu đồng ý: Gửi Đề nghị thiết lập tới Phòng Swift.
Phòng Swift tiếp nhận yêu cầu của Ban ĐCTC và thực hiện việc thiết lập
- Tạo M T999/Answer M essage gửi ĐCTC đối tác đồng ý thiết lập quan hệ đại
lý trong trường hợp ĐCTC đối tác gửi điện MT999/Query Message, hoặc thực hiện
lệnh “chấp nhận” (Accept) và đồng thời cũng cấp “Quyền gửi điện” cho ĐCTC đối tác
trong trường hợp ĐCTC đó đã cấp “Quyền gửi điện”
- Gửi điện thử nghiệm. Sử dụng MT199 gửi đến ĐCTC đối tác.
- Sau khi t hử nghiệm thành công cho cả 2 chiều của đ iện, thực hiện cập nhật
thông tin vào chương trình quản lý nghiệp vụ
- Lưu hồ sơ liên quan đến việc thiết lập RMA.
VI. CÁC NGHIỆP VỤ, S ẢN PHẨM NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ
Nghiệp vụ ngân hàng đại lý là nghiệp vụ liên quan đến việc xử lý các giao dịch
phát sinh giữa hai ngân hàng có thiết lập quan hệ đại lý hoặc giữa ngân hàng với khách
hàng của ngân hàng đại lý đối t ác. Một số nghiệp vụ ngân hàng đại lý cơ bản như sau:
1. Thanh toán bù trừ
Thanh toán bù trừ trong hoạt động ngân hàng đại lý là việc chỉ thanh toán phần
chênh lệch giữa các giao dịch mua và các giao dịch bán có cùng cặp tiền t ệ hoặc của
một loại tiền tệ của nhiều cặp tiền tệ khác nhau, cùng ngày giá trị thanh toán giữa ngân
hàng với ngân hàng đại lý.
Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán bù trừ là đồng tiền clearing tức là đồng
tiền không được chuyển đổi ra bất kỳ đồng tiền nào khác, không được chuyển khoản
sang các t ài khoản khác, bên nào dư nợ sẽ phải trả bằng ngoại tệ tự do hoặc chuyển
sang tài khoản vay nợ năm sau. Tùy theo sự thỏa thuận của hai bên, tiền tệ clearing có
thể được lựa chọn là tiền tệ của một trong hai nước của hai bên hoặc tiền t ệ của nước
thứ ba. Với phương thức thanh toán này có thể quy định cả hai bên phải mở t ài khoản
hoặc chỉ cần một bên mở tài khoản.
2. Tín dụng quốc tế
3.1. Cho vay các ngân hàng thương mại
14
Quan hệ đại lý giúp các ngân hàng phá vỡ khoảng cách địa lý. Trong trường hợp
một ngân hàng thiếu hụt ngoại tệ trên t ài khoản Nostro t ại ngân hàng đại lý nước ngoài,
ngân hàng đại lý này có thể xem xét và cho ngân hàng đối tác vay toàn bộ hoặc vay hỗ
trợ một phần lượng ngoại tệ cần thiết thanh toán.
3.2. Cho vay hợp vốn
Cho vay hợp vốn (hay còn gọi là đồng t ài trợ) là hình t hức cho vay do một
nhóm các tổ chức tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốn cho một khách hàng vay và
trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợp các bên tài trợ khác để thực
hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp và của các tổ chức t ín dụng.
Các tổ chức t ham gia thường là các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm,
ngân hàng đầu tư và các tổ chức tài chính khác.
Trong quan hệ đại lý giữa các ngân hàng, nghiệp vụ cho vay hợp vốn được tiến
hành trong các trường hợp sau:
- Nhu cầu vốn vay hoặc bảo lãnh của chủ đầu tư vượt quá giới hạn tối đa cho
phép cho vay của một tổ chức tín dụng.
- Các ngân hàng muốn phân tán rủi ro trong kinh doanh.
- Khả năng nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu
vốn của dự án.
Cho vay hợp vốn phần lớn được sử dụng trong những tổ chức cho vay rất lớn,
việc liên kết với nhau cho phép một tổ chức có thể cung cấp một khoản vay lớn mà vẫn
đảm bảo và k iểm soát được nguồn tín dụng cho vay và chia sẻ rủi ro giữa các ngân
hàng, bởi vì số tiền đó là của nhiều ngân hàng gộp lại.
3. Tài trợ xuất khẩu
Bao gồm các dịch vụ cơ bản:
3.1. Bao thanh toán quốc tế:
Là nghiệp vụ bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất khẩu hàng hóa mà khách
hàng và con nợ là những doanh nghiệp ở các nước khác nhau mà ngân hàng của hai
bên có quan hệ đại lý. Vai trò của đơn vị bao thanh toán là thu tiền nợ nước ngoài bằng
việc tiếp cận với nhà xuất khẩu tại đất nước của mình và truy đòi lại nhà nhập khẩu
hoặc ngân hàng của nhà nhập khẩu.
3.2. Chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ:
15
Để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng có thể thương lượng
với ngân hàng để ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền
trước khi bộ chứng từ được thanh toán. Sau đó, ngân hàng sẽ chủ động theo dõi và
nhận lại tiền từ ngân hàng xuất trình – lúc này đóng vai trò là ngân hàng đại lý của
ngân hàng đó t ại nước nhà nhập khẩu.
3.3. Cho vay trên cơ sở chứng từ thanh toán the o phương thức nhờ thu:
Khi ngân hàng xử lý bộ chứng từ và gửi đi nhờ thu, ngân hàng sẽ cung cấp một
khoản ứng trước theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận dựa trên các khoản nhờ thu tồn đọng
chưa nhận được tiền cho nhà xuất khẩu. Phương thức này tương tự hình t hức chiết
khấu bộ chứng từ theo phương thức t ín dụng chứng từ. Đối với loại hình này, vì rủi ro
rất cao nên lãi suất nợ cũng cao hơn so với các hình thức t ài trợ khác, đôi khi ngân
hàng yêu cầu nhà xuất khẩu phải có tài sản đảm bảo là chứng từ mang lại quyền kiểm
soát hàng hóa cùng t ờ hối phiếu đang trong quá trình nhờ thu.
4. Tài trợ nhập khẩu:
Bao gồm các dịch vụ ngân hàng thương mại cho bên nhập khẩu vay bằng việc
ngân hàng chấp nhận trả tiền cho người xuất khẩu, hoặc bảo lãnh vay vốn nước ngoài,
ký quỹ mở L/C….
VII. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ TẠI VIỆT NAM
Hoạt động ngân hàng đại lý có rất nhiều tiện ích trong nghiệp vụ ngân hàng nói
chung và nghiệp vụ thanh toán quốc t ế nói riêng. Vai trò của bộ phận ngân hàng đại lý
đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là trong môi trường toàn cầu thay đổi
nhanh chóng. Vì vậy, càng là những ngân hàng có uy t ín thì hệ thống ngân hàng đại lý
của họ càng lớn.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại lớn và có uy tín tại nước t a như Ngân hàng
TM CP Công t hương Việt Nam (Viet inbank), N gân hàng TM CP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV), N gân hàng TM CP Ngoại thương Việt Nam (Viet combank), Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), … có hệ thống ngân hàng đại
lý rộng lớn. Các ngân hàng này luôn đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng hàng đầu tại
từng quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cụ thể là:
Vietinbank có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn
90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
16
BID V có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 1.600 ngân hàng và chi nhánh ngân
hàng tại 125 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Vietcombank có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và chi
nhánh ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.065 ngân hàng và chi nhánh N gân
hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sở dĩ các ngân hàng luôn mong muốn thiết lập và phát triển hoạt động ngân
hàng đại lý bởi đây là hoạt động rất hữu ích đối với nghiệp vụ TTQT. Vai trò của hoạt
động này trước hết thể hiện ở việc giúp thanh toán giữa hai ngân hàng thuộc các quốc
gia khác nhau được dễ dàng, nhanh chóng và h iệu quả. Hoạt động ngân hàng đại lý
đảm bảo lưu thông thông suốt hoạt động kinh doanh giữa khách hàng và đối tác của họ
ở các vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, hai ngân hàng có thể trao đổi và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của
nhau (như mua bán ngoại tệ, kinh doanh vốn, thanh toán, L/C, bảo lãnh, nhờ thu…) với
mục đích hai bên cùng có lợi.
Thực hiện hoạt động ngân hàng đại lý góp phần chuẩn hóa ngân hàng theo các
thông lệ quốc tế, qua đó nâng cao vị thế của chính ngân hàng đó ở trong và ngoài nước.
Từ những phân tích trên có thể thấy vai trò quan trọng của việc thiết lập ngân hàng đại
lý trong hoạt động TTQT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các ngân hàng khi chưa có giấy
phép kinh doanh ngoại hối (cả trong nước và quốc t ế), hoặc khi mới thành lập nhưng
có nhu cầu cung ứng dịch vụ TTQT; hoặc mới triển khai hoạt động này đều thực hiện
cung cấp dịch vụ TTQT thông qua một ngân hàng thứ ba có kinh nghiệm và uy tín ở
trong nước mà họ có thỏa thuận hợp tác.
VIII. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TRON G HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẠI
LÝ
Mạng lưới ngân hàng đại lý của các ngân hàng Việt Nam hiện nay tuy chưa thật
sự nhiều nhưng đã có một số t hành tựu đáng ghi nhân. Phần lớn các ngân hàng đại lý
đều là những ngân hàng có uy tín (HSBC, Citigroup…) và thuộc các vùng kinh tế phát
triển cao như châu Âu, châu M ỹ, khu vực Đông Á… đã giúp cho các giao dịch thanh
toán quốc tế trở nên nhanh chóng và tiết kiệm chi phí do các ngân hàng đã thiết lập
quan hệ đại lý sẽ dành cho nhau và cho khách hàng của đôi bên một số ưu đãi nhất
17
định như phí giao dịch thấp hoặc ưu tiên chấp nhận các phương tiện thanh toán phi
tiền mặt của ngân hàng đối tác.
Việt Nam đang là một nước phát triển nên thu hút được lượng vốn đầu tư nước
ngoài rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Sự hợp tác với các ngân hàng nước
ngoài mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của
các ngân hàng Việt Nam, chính vì vậy xu hướng chung hiện nay là chào bán cổ phần
cho các ngân hàng nước ngoài nhằm kêu gọi lượng vốn đầu tư và tạo cơ hội học hỏi
kinh nghiệm quản lý của các đối tác chiến lược là các ngân hàng nước ngoài có uy tín
lớn. Xu hướng này nhanh chóng được các ngân hàng Việt N am áp dụng. Sacombank là
ngân hàng TM CP Việt Nam đầu tiên chào bán cổ phần cho đối tác là ngân hàng nước
ngoài, giao dịch được thực hiện vào năm 2005 với giá trị 27 triệu U SD tương đương
10% vốn cổ phần của Sacombank cho ngân hàng Úc và New Zealand ANZ. Kể từ đó,
hoạt động này diễn ra sôi nổi với hàng loạt các ngân hàng TM CP Việt Nam chào bán
cổ phần cho ngân hàng và các tổ chức nước ngoài như ACB bán cổ phần cho Standard
Charter, Techcombank bán cổ phần cho HSBC, Sacombank thúc đẩy kêu gọi vốn từ
IFC (International Finance Corporation trực thuộc N gân hàng thế giới) và tập đoàn tài
chính Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc góp vốn năm 2001…
Việc các ngân hàng, t ập đoàn tài chính nước ngoài mở rộng hoạt động tại thị
trường Việt Nam thông qua con đường sở hữu vốn cổ phần trong các NHTM Việt Nam
hay hợp tác liên doanh phát triển sản phẩm dịch vụ đem lại nhiều lợi ích trong quá
trình phát triển của cả hai bên. Về phía các ngân hàng nước ngoài, không tốn kém chi
phí để mở chi nhánh mới, có sẵn mạng lưới, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, số
lượng khách hàng dồi dào của các NHTM Việt Nam… Về phía các NHTM Việt Nam
không những nâng cao được năng lực tài chính mà còn hiện đại hóa được công nghệ,
nâng cao trình độ quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… theo tiêu chuẩn quốc
tế và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, các ngân hàng Việt Nam hiện nay đang có lợi thế về nguồn nhân lực
trẻ. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các giao dịch đều được mã hóa và
tiến hành t hông qua những công nghệ mới. Với lợi thế về trình độ chuyên môn, ham
học hỏi, đội ngũ nhân lực đã không ngừng t iếp thu những ứng dụng công nghệ mới
nhằm giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thiết lập quan
hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài buộc các ngân hàng Việt Nam phải đáp ứng
18
những tiêu chuẩn quốc tế để hòa chung vào SWIF. Chính nguồn nhân lực trẻ và năng
động sẽ giúp tiến trình hội nhập của các ngân hàng Việt Nam diễn ra nhanh hơn và
hiệu quả hơn.
Bên cạnh những lợi thế về một hệ thống ngân hàng đang phát triển, vấn đề xây
dựng quan hệ đại lý của các NHTM Việt Nam cũng có một số nhược điểm sau: Năng
lực của các NHTM Việt Nam còn quá thấp so với yêu cầu hội nhập; hệ thống dịch vụ
ngân hàng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách
hàng và nặng nề về dịch vụ ngân hàng truyền thống; chưa thực sự có kế hoạch nhằm
duy trì và củng cố quan hệ hợp tác với mạng lưới ngân hàng đại lý; chưa có kế hoạch
phân bổ vả sử dụng hiệu quả nguồn vốn đang nằm trong các tài khoản Nostro. Thiết
lập quan hệ đại lý không những giúp thắt chặt sự hợp tác của hai ngân hàng mà còn là
hình thức giao thoa văn hóa doanh nghiệp giúp các bên phát huy hơn nữa những thế
mạnh của mình.
KẾT LUẬN
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực
đặc biệt ngành tài chính – ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm và quan trọng nhất của nền
kinh tế. Hình thức hợp tác đơn giản và phổ biến nhất chính là việc thiết lập quan hệ đại
lý giữa ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài. Điều này đã được khẳng
định là một nhu cầu tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế đang mở ra nhiều cơ hội mới và
các ngân hàng Việt Nam đang từng khẳng định năng lực của mình.
Quan hệ đại lý một mặt giúp các ngân hàng thương mại nâng cao uy tín và sức
cạnh tranh, mặt khác đây chính là bước đệm để các ngân hàng tìm kiếm cơ hội mở
rộng thị trường ra nước ngoài.
Thực tiễn cho thấy hoạt động ngân hàng đại lý của các ngân hàng thương mại
Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tốt, mạng lưới ngân hàng đại lý đã có mặt ở nhiều
khu vực kinh t ế quan trọng như Châu Âu, Châu M ỹ và khu vực Đ ông Á. Doanh số
thanh toán quốc t ế qua các năm cũng đã thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Để hoạt động Ngân hàng đại lý tại Việt Nam tiếp tục duy trì và phát triển hơn
nữa trong thời gian t ới các ngân hàng Việt Nam cần cải thiện năng lực cạnh tranh của
mình bằng việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao công
tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên. Tăng cường hoạt động ngoại giao và
chú trọng đẩy mạnh các chiến lược marketing hiệu quả nhằm duy trì quan hệ lâu dài,
bền vững với các ngân hàng đại lý. Có như vậy, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ từng
bước phát triển theo hướng hiện đại và có cơ hội tham gia ngày càng sâu rộng vào lĩnh
vực tài chính – ngân hàng trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngan_hang_dai_ly_tong_hop_final_8263.pdf