Đô thị không chỉ biến thành nhiều thế giới riêng biệt, mà con là công cụ để là cho những bất bình đẳng thêm nghiêm trọng. sự tương phản ngày càng sâu sắc giữa kẻ giàu nguời nghèo lúc nào cũng đập vào mắt du khách. Cuộc khủng hoảng ở đô thị có lúc lên tới mức gay gắt đến nỗi một số người nghĩ rằng nên phá bỏ thành phố đi để thay thế bằng cái gì đó tốt hơn.
19 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4314 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cách tiếp cận và các trường phái dưới góc độ xã hội học đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: “Cách tiếp cận và các trường phái dưới góc độ xã hội học đô thị ”
Giảng viên: TS. NGUYỄN THỊ THUÝ
Nhóm : 1
Lớp: Quản lý đô thị k11
Hà Nội – 2012
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1. Đô thị là gì ?
2. Xã hội học đô thị?
II. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRONG XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ
1.Cách tiếp cận xã hội học đô thị
1.1 Các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học đô thị
1.2. Đô thị qua lăng kính xã hội học
2. Các chủ đề và trường phái chính trong xã hội học đô thị
2.1. Sinh thái học nhân văn (sinh thái học đô thị)
2.2 .Trường phái Chicago
2.3. Hiện tượng cư trú tách biệt trong không gian đô thị
2.4. Trào lưu nghiên cứu cộng đồng
2.5. Quyền lực,chính sách và sự thông qua quyết định quản lí ở đô thị
2.6. Những vấn đề cấp bách ở đô thị
C. KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới hiện đại đang ngày càng trở thành một thế giới của đô thị. Đô thị đang ảnh hưởng ngày một sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự hội nhập và phát triển của quá trình toàn cầu hoá, các đô thị mọc lên ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người trong môi trường đô thị.
Quá trình đô thị hóa: xu hướng đô thị hóa gia tăng, khu vực nông thôn ngày càng thu hẹp, khu vực đô thị ngày càng mở rộng kéo theo sự tích tụ, tập trung dân cư, mật độ dân số cao, rất nhiều hiện tượng xã hội phức tạp khả năng kiểm soát của xã hội đối với mỗi hành vi của một cá nhân là khăng khít, vì quan hệ xã hội ở đô thị là quan hệ xã hội mang tính chất giao tiếp và đa dạng.
Quá trình đô thị hóa làm thay đổi các nguy cơ xã hội, các tệ nạn xã hội. Cơ cấu xã hội ở đô thị là quan hệ mang giao tiếp và đa dạng, phức tạp và đan xen nhau. Đô thị có rất nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội. Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo ở đô thị diễn ra rát mạnh mẽ. Ở đô thị có người giàu nhất mà cũng có người nghèo nhất. Lối sống đô thị là lối sống rất phức tạp, vừa có chung của những người ở đô thị, vừa có cái riêng của từng giai cấp xã hội. Lối sống đô thị bao giờ đi trước dẫn dắt lối sống ở nông thôn. Lối sống đô thị nhanh nhậy trong việc tiếp nhận các dòng văn hóa khác nhau
Đô thị Việt Nam hình thành cùng với sự phát triển của các trung tâm buôn bán, trên cơ sở các trung tâm hành chính, và trong quá trình phát triển công nghiệp (VD: Việt Trì, Thái Nguyên,...) Xu hướng hiện đại, đô thị của Việt Nam sẽ hình thành trên cơ sở CN hóa, hiện đại hóa. Nơi nào có khu công nghiệp thì ở đó có các đô thị.
Mỗi hướng tiếp cận, dù còn phiến diện, nhưng đều có đóng góp và có ý nghĩa lịch sử nhất định trong quá trình con người đi sâu vào khám phá, nghiên cứu bản chất của đô thị, cũng có nghĩa là tìm hiểu chính bản thân con người và xã hội loài người với những biến đổi khác nhau trong điều kiện tự nhiên, xã hội, tâm lý, sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, quan hệ ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với chính bản thân con người...
Đô thị là một vấn đề tưởng như đơn giản, nhưng thực ra hết sức phức tạp, được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu. Đến nay người ta đã thống kê được hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tùy theo hướng tiếp cận khác nhau mà mỗi ngành khoa học, thậm chí mỗi nhà khoa học có thể đưa ra định nghĩa về đô thị theo cách hiểu của mình.
Sự ra đời của các trường phái, các công trình nghiên cứu xã hôi học đô thị đã dánh dấu sự ra đời và phát triển của xã hội học đô thị. Là sinh viên của chuyên ngành Quản lí nhà nước về đô thị, em được tiếp cân với môn hoc “ Xã hội học đô thị”. Qua quá trình tiếp cân,cùng với sự hướng dẫn của giảng viên,do trình độ nhận thức còn hạn chế, đề tài nghiên cứu tổng quan của em không tránh khỏi những thiếu sót,rất kính mong nhân được sự góp ý của các thầy cô và bạn đọc để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I.CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
1. Đô thị là gì?
Có rất nhiều các tiếp cận khác nhau về khái niệm “ đô thị”, dưới đây là khái niện tổng quan về “ đô thị”:
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp.(Từ điển bách khoa Việt Nam).
Đô thị là nơi tập trung dân cư chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị (Giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH Kiến Trúc Hà Nội).
Đô thị là điểm tập trung dân cư mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện…
=> Đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn có số dân từ 2000 người trở lên và trong đó trên 60% dân số phi nông nghiệp.
2. Xã hội học đô thị
Xã hội học đô thị là chuyên ngành nhiều tuổi nhất của xã hội học.
Xã hội học đô thị là một nhánh của xã hội học chuyên biệt nghiên cứu về nguồn gốc bản chất và các quy luật chung cho sự phát triển và hoạt động của đô thị như một hệ thống các mối quan hệ xã hội đặc trưng cho một kiểu cư trú tập trung cao trên một lãnh thổ hạn chế….
II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI CHÍNH TRONG XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ
Trong quá trình nghiên cứu, khi bắt gặp những hiện tượng hay sự kiện nào đó, nhà nghiên cứu thường tự đặt ra cho mình câu hỏi: “Tại sao hiện tượng hay sự kiện này lại tồn tại? Logíc nào qui định sự vận hành của chúng? Đâu là sự khác biệt giữa hiện tượng này, sự kiện này với hiện tượng khác, sự kiện khác?
Với những câu hỏi trên, có thể đưa ra nhiều phương án trả lời và mỗi phương án thường dẫn đến một mô hình lý thuyết và những phương pháp tương ứng với quan điểm lý thuyết đó. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những nghiên cứu để chứng minh cho sự tồn tại và phát triển của đô thị:
1.Cách tiếp cận xã hội học đô thị
“ Sự tồn tại của đô thị tự bản thân nó khác hẳn vấn đề đơn giản và là xây dựng nhiều nhà cửa độc lập với nhau,ở đây cái tổng hợp, cái chung nhất không phải là con số cộng của những bộ phận cấu thành. Đó là cơ thể sống riêng biệt theo kiểu của nó”.( C.Marx và F. Anghels)
1.1 Các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học đô thị
Vị trí của đô thị trong xã hội, trong hệ thống cư trú. Quá trình phát triển đô thị trong các chế độ xã hội đã qua. Những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển của đô thị, quá trình đô thị hóa cũng như bản chất xã hội của quá trình đô thị hóa, đặc biệt nghiên cứu về đặc điểm cũng như các vấn đề đô thị hóa trong giai đoạn công nghiệp phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Về cơ cấu xã hội cũng như các vấn đề nảy sinh và sự chuyển biến xã hội ở đô thị. Xem xét hàng loạt mối quan hệ tạo nên cơ cấu xã hội của đời sống đô thị như mối quan hệ giữa các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống xã hội ở đô thị (công nghiệp, tiểu thụ công nghiệp, dịch vụ,...) hoặc mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội của đô thị (công nhân, tư sản, trí thức,...) hay mối quan hệ giữa khu vực dân cư trong thành phố (khu vực người da đen, người Việt Nam, người Trung Quốc,...).
Về đặc điểm lối sống văn hóa và các vấn đề của cộng đồng dân cư ở đô thị cũng như môi trường đô thị. Các vấn đề, các hiện tượng xã hội nảy sinh trên cơ sở lối sống, giao tiếp của xã hội đô thị cũng như trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, trong đời sống gia đình đô thị.
Về quá trình quản lý đô thị, các yếu tố xã hội cũng như hậu quả của quá trình di dân, sự hoạt động của người dân thành phố. Sự phân loại các thành phố cũng như vai trò của các thành phố lớn trong hệ thống đô thị của xã hội.
Để hiểu rõ hơn xã hội học đô thị, cần phân biệt được nó với các ngành khoa học khác có cùng khách thể nghiên cứu là đô thị. Các ngành khoa học như kiến trúc, quy hoạch đô thị, xây dựng đô thị, sinh thái học đô thị, v.v... chủ yếu tập trung vào việc tạo ra không gian vật chất hình thể cho đô thị, bao gồm không gian kiến trúc quy hoạch, cảnh quan đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu sinh thái tự nhiên. Còn xã hội học đô thị chủ yếu hướng tới khía cạnh tổ chức xã hội, vào cộng đồng dân cư với các thiết chế, luật lệ điều hành, các đặc điểm kinh tế - xã hội của cộng đồng đó, sự thích ứng, hòa nhập vào môi trường vật chất, hình thể đô thị.
1.2. Đô thị qua lăng kính xã hội học
Mặc dù xã hội học đô thị ra đời và phát triển mạnh mẽ nhất từ Mỹ, song ngay từ đầu, những tư tưởng xã hội học ở châu Âu đã có những ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của xã hội học đô thị sau này. Điều này có ít nhất hai lí do:
Thứ nhất : Xã hội học như một khoa học được khởi đầu từ châu Âu.
Thứ hai : Những nhà xã hội học đô thị đầu tiên đã tiến hành nghiên cứu ở châu Âu dưới sự chỉ dẫn của các nhà kinh điển.
Dưới lăng kính của các nhà xã hội học, đô thị có thể luận giải từ nhiều góc độ…:
Đô thị như một tổ chức xã hội:
Mar Weber cho rằng các đô thị có những chức năng kinh tế, pháp lí và bảo vệ ( Weber, 1958). Khi sử dụng các khái nệm của ông về sự tổ chức hình thức, quyền lực cai trị (Girth và Mills, 1946), cũng có thể phân tích các chính quyền đô thị có nhiều điểm giống với những đóng góp của Weber.
Durkheim đã luận giải, phân công lao động tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau, và do đó đã giúp liên kết giữa con người thành một sự đoàn kết hữu cơ. Một luận điểm chủ chốt của ông cho rằng các xã hội có tính phức tạp cao được liên kết ở cấp độ chức năng. Còn lĩ thuyết quan trọng thứ hai của thuyết này là cấu trúc xã hội có thể được phản ánh trong những cách thức mà con người được phân bố trong không gian địa lý.
Maine (1870) cũng giống như Weber và Durkheim nhìn nhận các đô thị như là những tổ chức chức năng. Nền tảng của sự tổ chức xã hội là khế ước xã hội của các thành viên đó.
Đô thị như một tệ nạn
ª Oswald Spengler với quan điểm “ phản đô thị” vẫn tin rằng những điều kiện sống đô thị đã đưa tới những hệ quả tiêu cực đói với cá nhân, đô thị càng phát triển lớn lên thì người dân ở đây càng cảm thấy mình khác so với người dân sống ở nông thôn. Càng về sau, các đô thị càng tách rời khỏi thiên nhiên với những của cải, quyền lực và lôgic của nó, kết quả là đô thị mất đi “ linh hồn tự nhiên” của nó, suy thoái và rút cuộc sẽ chết.
ª Georg - Simmel cho rằng đô thị như một tác nhân làm biến đổi tâm lí và xã hội, đời sống đô thị dẫn đến sự lệch chuẩn, tội phạm,nhưng cũng tạo ra cơ hội phát triển cho con người, khả năng kiểm soát kém, tâm lí phức tạp,cơ hội lớn,…
Triết lí biện minh: Phát triển trong quá trình đô thị hoá đô thị phải đối mặt với vấn đề xã hội nghiêm trọng: ytế, môi trường,quy hoạch, kiến trúc, văn hoá, địa vị, vai trò và quyền lực…
Đô thị như một lối sống
Những người đặt nền móng cho truyền thống xã hội học đã xem xét việc tổ chức đời sống đô thị như một khuôn mẫu khác hẳn về chất so với các khuôn mẫu điển hình ở nông thôn, điều này được phản ánh qua các luận điểm của Durkheim, Weber,Maine, Simmel, Spengler.
Trong công trình của Louis Wirth – “ Đặc trưng của đô thị như một lối sống” trong đó ông cho rằng đời sống đô thị có ảnh hưởng tiêu cực tới cá nhân. Điều quan trọng nhất trong quan niệm này là ở chỗ nhiều các nhà xã hội học tiền bối đã quy trách nhiệm về các hành vi lệch chuẩn và mất trật tự thường thấy ở các đô thị, là do sự phức tạp và các mô hình tổ chức của các đô thị gây ra.
2. Các chủ đề và trường phái chính trong xã hội học đô thị
Các nghiên cứu xã hội học trường thống bao gồm 4 lĩnh vực rộng nhất cũng là 4 cách tiếp cận đặc trưng của xã hội học đô thị:
Sinh thái học nhân văn
Cộng đồng đô thị
Những vấn đề về đô thị, chính sách và quy hoạch
Đô thị hoá
Các nhà xã hội học đô thị đang tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi sau: Tại sao các đô thị lại lớn lên? Điều gì xảy ra khi dân số bùng nổ? Liệu có mối quan hệ nào giữa đô thị, lối sống hiện đại và công nghiệp hoá không? Những điều kiện sống trong các vùng đô thị hoá ở các nước đang phát triển là như thế nào? Điều gì khiến người ta di cư và thành phố? Tất cả các vấn đề này đều thuộc vào những nghiên cứu về đô thị hoá.
2.1 Sinh thái học nhân văn (sinh thái học đô thị)
Sinh thái học nhân văn nghiên cứu việc con người sử dụng và có liên quan đến không gian địa lí như thế nào.Đây là định hướng lí luận được phát triển bên trong xã hội học đô thị và có ảnh hưởng đến tận ngày nay.
Nghiên cứu việc con người sử dụng và có liên quan đến không gian địa lý, áp dụng các nguyên lí của sinh thái học để giải thích phân bố dân cư trong đô thị, đi đến sự cạnh tranh mang tính sinh học, giành giật đất đai trong không gian, học thuyết Darwin xã hội và chủ nghĩa kinh tế cổ điển châu âu là cơ sở hình thành nên thuyết cư trú tách biệt(Social Segregation).
Nội dung: Trong một đô thị các nhóm xã hội khác nhau thường chiếm cữ các vùng tự nhiên làm nơi cư trú. Bao gồm :
Lý thuyết vòng tròn đồng tâm
Burgess 1920: Mô hình rẻ quạt, mô hình đa hạt nhân
Sự xâm lấn, chủ đạo( thống trị),sự kế tiếp,mô tả các giai đoạn biến đổi xảy ra khi các nhóm xã hội phải di chuyển dưới áp lự của cạnh tranh, cạnh tranh mang tính sinh học thường xuyên khó giữ được trật tự xã hội.
+ Giải pháp: có cấp độ thứ hai về tổ chức xã hội, cấp độ văn hoá trùm lên làm hạn chế sự cạnh tranh lãnh thổ( sự giao tiếp, đồng thuận,hợp tác thường xuyên trong các vùng tự nhiên do các nhóm thuần nhất chiếm giữ.
Ngày nay, ít nhà xã hội học chấp nhận giả thuyết mà sinh thái học nhân văn đã đề xuất. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu sinh thái học đô thị đã góp phần to lớn vào việc phát triển các phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của xã hội học đôthị, xã hội học văn hoá, các nghiên cứu cộng đồng, phong trào tôn giáo và xã hội….
2.2 Trường phái Chicago
Trừơng phái Chicago là một trường phái xã hội gắn liền với trường ĐH Chicago (Mỹ) trong suốt nửa đầu của thế kỉ XX. Trường phái này nhấn mạnh vào cơ cấu dân số và sinh thái học của các đô thị, vào tình trạng xã hội thiếu tổ chức những hiện tượng tiêu cực, không lành mạnh cũng như trạng thái tâm lí xã hội của những người thị dân.
Chicago đã trở thành một địa bàn tự nhiên,một phòng thí nghiệm để phát triển môn xã hội học đô thị ở Mỹ vào đầu thế kỉ XX là do lúc bấy giờ thành phố nay đang mở rộng rất nhanh chóng trên vùng đất nông nghiệp rông lớn, cư dân trong thành phố không thuần nhất,nhiều vấn đề xã hội nổi cộm: dân nhập cư, tội phạm, sai lệch chuẩn mực, sự phân ly không gian xã hội của thành phố phản ánh quan hệ giữa tổ chức không gian và tổ chức xã hội => Thúc đẩy Robert Park và các đồng nghiệp của ông ở trường ĐH Chicago (như Ernest Burgess, R.D.McKenzi, cả 3 được coi là những cha đẻ của trường phái xã họi học đô thị này).nghiên cứu khảo sát tìm hiểu về quá trình xã hội và biến đổi xã hội đang diễn ra hiện nay.
Năm 1916, R. Park đã xuất bản chuyên luận nhan đề “ Thành thị” ( the city) trong đó ông phát biểu cả một chương trình nghiên cứu đô thị mà trên thực tế đã có tác động định hướng cho nhiều hoạt đông nghiên cứu sau này. Các chủ đề nghiên cứu chính của ông đưa ra là: nguồn gốc của thi dân; sự phân bố dân cư thành thị trên địa bàn; sự thích ứng của các nhóm xã hội để hào nhập vào xã hội đô thị hiện đại, những thay đổi trong đời sống gia đình, trong các thiết chế giáo dục…..
Thông qua nghiên cứu này, xã hội học đô thị đã khẳng định và trở thành một chuyên ngành rõ rệt, và nhìn chung có thể nói trưưòng phái Chicago là cái gốc cho sự ra đời của xãh hội học đô thị.
Sau công trình của R.Park và E.N.Burgess, tiểu luận “ Đặc trưng đô thị như một lối sống” của L.Wirth xuất bản năm 1938 đã được coi là một bức phác hoạ bộ mặt xã hội đô thị đương thời ở Mỹ. Theo Wirth, ở các đô thị, dân quá đông, mật độ dân cư quá cao và tính chất xã hội khác biệt đã tạo ra một hệ thống bị chuyên biệt hoá, các thiết chế bị hình thức hoá và các khuôn mẫu bao gồm:
Sự phân công lao động được chuyên môn hoá
Sự tăng cường phân chia chức năng, vai trò trong các quan hệ xã hội
Sự gia tăng các hình thức tổ chức hiệp hội tự nguyện
Sự đa nguyên về chuẩn mực, sự bao dung và khoan dung.
Sự thế tục hoá đời sống tôn giáo.
Sự gia tằng các xung đột xã hội
Gia tăng tầm quan trọng của Mass Media;
Dưới ngòi bút của Wirth, con người thị dân Mỹ lúc ấy dường như đang “ bị tha hoá” và có phần “ bất hạnh”. Điều này gắn liền với một thời kì mà cả các thiết chế lẫn con người trải qua những sự xáo trộn và điều chỉnh về nhiều mặt.
Tuy nhiên, các thế hệ các nhà xã hội học đô thi của Mỹ sau này đã xem xét những luận điểm của Wirth trong tình hình mới, theo tinh thần vừ tiếp thu vừa phê phán các kết quả nghiên cứu của các nhà xã hội học đô thị đi trước.
2.3. Hiện tượng cư trú tách biệt trong không gian đô thị
Đô thị hoá, do bản chất của nó đã dẫn đến việc cư trú riêng biệt giữa các cá nhân, các nhóm tại thành phố. Trong điều kiện dân cư tập trung đông đúc,do tính chất không thuần nhất của xã hội đô thị cũng nhưdo những khác biệt về văn hoá, nên con người hầu như không tránh khỏi việc tự phân biệt bản thân mỉnh với những ngưòi khác.
* Ba biến số phân tích hiện tượng cư trú tách biệt:
+ Thành phần gia đình
+ Vị trí xã hội
+ chủng tộc, sắc tộc.
Ba mặt này có thể nghiên cứu riêng rẽ vầ đó là một cách phân tích đơn giản. Song thực tế phức tạp của thế giới xã hội cho biết ba mặt này thường gắn liền với nhau. Chẳng hạn, sự kì thị sắc tộc giữa người da trắng và ngưòi da đen ở các đô thị Mỹ thường gắn liền với sự chênh lệch về địa vị xã hội giữa hainhóm này.
a/ Lý do nghiên cứu:
ØMức độ tách biệt về cư trú có thể coi như một chỉ báo về mức độ bất bình đẳng xã hội hoặc khoảng cách xã hội giữa các nhóm.
ØSự cư trú tách biệt dấn đến những đặc điểm,những thiết chế cộng đồng khác nhau.
ØSự cư trú tách biệt có ảnh hưởng đến cơ may trong đời sống, sự thành đạt của cá nhân, là cái được xem như chỉ báo của những thành đạt về nặt xã hội.
b/ Nguyên nhân cư trú tách biệt
ØNguyên nhân khách quan: do truyền thống lịch sử,tình cảm, văn hoá gia đình
ØNguyên nhân chủ quan : do sở thích
Mô hình tổng quan sự cư trú tách biệt( trường phái Chicago)
- Mô hình vòng đồng tâm: một khu vực ban đầu đô thị sau đó lứon dần lên vùng ngoại vi xung quanh mà dấu vết là các đường vành đai 2 tầng lớp thượng lưu ở thị trấn, các tầng lớp khác theo thư tự đẳng cấp xa dần đô thị. Lượng hoá được tỉ lệ các hộ gia đình với những đặc điểm khác nhau sống trong các khu vực xác định của thành phố.
- Mô hình rẻ quạt: Từ trung tâm có các tuyến giao thông xuyên ra ngoại ô, các tầng lớp theo đẳng cấp từ cao đến thấp,lần lượt xa dần khu trung tâm và các tuyến đường rẻ quạt, đây là mô hình rõ nét và phổ biến nhất thể hiện vị thế của chính trị kinh tế xã hội.
- Mô hình “ Đa hạt nhân”: có sự tập trung các hoạt động trong những khu vực không gian cụ thể,nhưng không có khuôn mẫu nhất định,với các cụm hoạt động chuyên biệt hoá, trải rộng xung quanh thành phố.
-Trào lưu nghiên cứu cộng đồng: quan tâm đến lối sống, tổ chức xã hội, tác động tâm lí xã hội của các đô thị, tập trung các mối quan hệ giữa các thể chế xã hội.
2.4 Trào lưu nghiên cứu cộng đồng
Đô thị hoá: dòng người hỗn tạp di cư,tác động mạnh tới thiết chế sẵn có.
Công nghiệp hoá: phân công lao động, chuyên môn hoá cao,xoá bỏ sản xuất cổ truyền.
Quan lưu hoá: Giám sát quyền tự chủ của các cộng đồng địa phương.
2.5 Quyền lực,chính sách và sự thông qua quyết định quản lí ở đô thị
2.5.1. xã hội học đô thị với những chính sách đô thị
Phát sinh xã hội đô thị là một sự thay đổi căn bản trong xã hội loài người
Trong xã hội đô thị, cộng đồng dịa phương vẫn là những đơn vị xã hội ổn định
Để hoạch định các chính sách đô thi cần phải nghiên cứu cơ cấu và các quá trình của xã hội đô thị
Một vài nhân tố chủ yếu của xã hội đô thị
Tăng trưởng đô thị
Tính phức tạp về tổ chức
Nhất thể hoá theo chiều dọc
Những vấn đề cấp bách ở đô thị
Đô thị không chỉ biến thành nhiều thế giới riêng biệt, mà con là công cụ để là cho những bất bình đẳng thêm nghiêm trọng. sự tương phản ngày càng sâu sắc giữa kẻ giàu nguời nghèo lúc nào cũng đập vào mắt du khách. Cuộc khủng hoảng ở đô thị có lúc lên tới mức gay gắt đến nỗi một số người nghĩ rằng nên phá bỏ thành phố đi để thay thế bằng cái gì đó tốt hơn. Vì thế, cần phải tổ chưc rất nhiều hoạt động để tìm kiếm giải pháp cho hành loạt vấn đề cấp bách,trong đó có các vấn đề chủ yếu sau đây:
Cung cấp nhà ở cho mọi người
Thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo
Phát triển giáo dục ở đô thị
Các dịch vụ đô thị
Tài chính của đô thị…
KẾT LUẬN
Dưới góc nhìn của xã hội học đô thị,cùng với sự ra đời của các trường phái, các công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học trên thế giới, đã đặt nền móng cho sự ra đời của xã hội học đô thị.Xã hội học đô thị là một chuyên ngành nhiều tuổi nhất của xã hội học.
Mỗi hướng tiếp cận, dù còn phiến diện, nhưng đều có đóng góp và có ý nghĩa lịch sử nhất định trong quá trình con người đi sâu vào khám phá, nghiên cứu bản chất của đô thị, cũng có nghĩa là tìm hiểu chính bản thân con người và xã hội loài người với những biến đổi khác nhau trong điều kiện tự nhiên, xã hội, tâm lý, sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, quan hệ ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với chính bản thân con người...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xã hội học đô thị (Nxb khoa học xã hội - Trịnh Duy Luân).
Phát triển đô thị và bảo tồn cộng đồng – Trịnh Duy Luân.
Câu chuyện hai thành phố ở Việt Nam
Internet
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_dk_xa_hoi_hoc_8217.doc