Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nh iệm vụ tà i ch ính - ngân sách năm
2007 hoàn thành vượt dự toán, bội chi NSN N không quá 5% GDP. Thu NSNN
sau khi đả m bảo nh iệm vụ ch i thường xuyên, thực h iện cả i cách tiền lương và
bù lỗ dầu, dành được nguồn quan trọng cho đầu tư phát triển và trả nợ. Kết
hợp với số thu kết chuyển t ừ nă m 2006, đã có nguồn để tăng kinh phí thực
hiện nh iệm vụ đầu tư phát triển kinh tế (2.050 tỷ đồng), bổ sung dự trữ tà i
chính N SĐP (100 tỷ đồng), dành 9.080 tỷ đồng chuyển sang năm 2008 để thực
hiện cả i cách t iền lương . Công t ác quản lý , đ iều hành g iá cả đảm bảo lộ t rình
điều ch ỉnh giá bán đã đề ra đố i vớ i một số hàng hoá dịch vụ quan trọng.
Năm 2008 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2006-2010, nă m có ý nghĩa rất
quan trọng đối với sự phát triển của đất nước . Để hoàn thành cơ bản các chỉ
tiêu chủ yếu của kế hoạch kinh tế toàn g iai đoạn. Trên c ơ sở thực h iện củ a
năm 2007 cùng với kế hoạch, ch ỉ tiêu phát triển kinh tế xã hộ i đề ra trong năm
2008, xây dựng d ự toán để cân đố i NSNN năm 2008 ph ải thực sự được co i
trọng, xuất phát từ thực tế khách quan để phấn thành nh iệm vụ đề ra./ .
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cân đối ngân sách Nhà nước 2007, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Cân đối ngân sách Nhà nước 2007,
thực trạng và giải pháp
2
LỜI MỞ ĐẦU
Cân đối Ngân sách nhà nước (NSNN) là một trong nh ững cân đối v ĩ mô
quan trọng của nền kinh tế, phản ánh sự điều ch ỉnh mối quan hệ tương tác giữa
thu và chi NSNN nhằm đạt các mục tiêu của ch ính sách tài khóa.
Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh hội nhập sâu và rộng, tài chính là
lĩnh vực tiên phong phải hộ i nhập trước để đảm bảo các yêu cầu hội nhập quốc tế.
Đối với lĩnh v ực ngân sách , để phù hợp với các cam kết và yêu cầu của hội nhập
quốc tế, đặc biệt là g ia nhập WTO ảnh hưởng rất lớn đến các nguồn thu ngân sách
do chúng ta phải cắt giảm thuế nhập khẩu, đòi hỏi v iệc cân đối ngân sách đảm bảo
tận dụng và tăng thu các nguồn thu nội đ ịa để đáp ứng nhu cầu ch i t iêu thường
xuyên và t ích lũy ngày càng tăng để đầu tư phát triển .
Để quản lý NSNN có h iệu quả, khắc phục những yếu kém, tập trung nguồn
lực, tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý kinh tế -
xã hội trên phạm vi quốc gia cũng như từng địa phương th ì cần thiết phải có
những biện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc quản lý thu – chi NSNN.
Xuất phát từ lý do khách quan trên, đề tài “Cân đối ngân sách Nhà nước
2007, thực trạng và giải pháp” được lựa chọn nhằm mục đích đưa ra một số ý
kiến để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cân đối NSNN.
Do hạn chế về mặt lý luận và tà i liệu tham khảo nên bài luận không thể
tránh khỏi sai sót, kính mong cô và lớp cho ý kiến bổ sung để bài luận được hoàn
thiện hơn.Xin chân thành cảm ơn!
3
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VÀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1-Ngân sách nhà nước (NSNN):
1.1- Khái niệm NSNN :
NSNN là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh t rong quá trình phân phối các
nguồn tài chính của XH để tạo lập và sử dụng quỹ t iền tệ của nhà nước nhằm
thưc hiện các chức năng của nhà nước.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1.2- Thu ngân sách nhà nước :
Bao gồm các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí, các khoản thu từ hoạt động
kinh tế của nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các
khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.3- Chi ngân sách nhà nước :
Bao gồm các khoản chi phát t riển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an
ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, chi t rả nợ của nhà nước; ch i
viện trợ và các khoản ch i khác theo quy định của pháp luật .
2. Cân đối NSNN :
2.1- Nuyên tắc cân đối NSNN :
Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và
góp phần tích lũy ngày càng cao vào ch i đầu tư phát triển; trường hợp còn bội
chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển , tiến tới cân bằng thu chi
ngân sách. Cụ thể, được thể hiện ở Điều 8 Luật NSNN hiện hành:
“…tổng thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn chi thường xuyên; trường hợp còn
bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển , tiến tới cân bằng thu
chi…vay bù đắp bội chi phải đảm bảo nguyên tắc không sử dụng cho tiêu
dùng, chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển… Ngân sách địa phương được cân đối
với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc
phạm vi ngân sách cấp tỉnh đảm bảo, thuộc danh mục đầu tư 5 năm đã được
hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của
ngân sách cấp tỉnh năm dự toán thì được phép huy động vốn trong nước và
phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả nợ khi đến hạn”
với mức dư nợ không vượt quá 30% vốn đầu tư XD CB trong nước hàng năm
của ngân sách cấp tỉnh.
4
2.2- Mối tương quan giữa thu & chi NSNN :
Mối tương quan này thể hiện qua 3 trạng thái :
+ Thu > Chi hay thặng dư NS
+ Thu = Chi hay cân bằng NS
+ Thu < Chi hay bội chi NS
2.3- Bội chi ngân sách nhà nước :
2.3.1- Khái niệm:
Bội chi NSNN là tình t rạng chi NSNN vượt quá thu NSNN trong một n ăm,
là hiện tượng NSNN không cân đối thể hiện trong sự so sánh giữa cung và cầu
về nguồn lực tài chính của Nhà nước.
Khi tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách sẽ được bù đắp bằng nguồn
vốn vay trong nước và ngoài nước, phát hành trái phiếu, tín phiếu.... Vay bù
đắp bội chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc không sử dụng cho
tiêu dùng, chỉ sử dụng cho mục đ ích phát t riển và đảm bảo bố trí ngân sách để
chủ động t rả nợ khi đến hạn.
Ngày nay, bội chi NSNN đã t rở thành hiện tượng phổ biến, không chỉ đối với
những quốc gia đang phát triển mà còn đối với cả những quốc gia phát triển.
Tỉ lệ bội chi ngân sách nhỏ hơn 5%/GDP là mức độ có thể chấp nhận.
2.3.2 Nguyên nhân bội chi NSNN:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do suy thoái kinh tế mang tính chu kỳ: Khi kinh tế suy thoái, nguồn thu của
NSNN sẽ b ị giảm sút, nhu cầu chi t iêu gia tăng( t rợ cấp xã hội, các khoản chi
để phục hồi nền kinh tế) dẫn đến kết quả NSNN cũng có thể bị bội chi.
+ Thiên tai, t ình hình bất ổn của an n inh thế g iới: Trước những d iễn biến phức
tạp của thiên tai và tình hình bất ổn của an ninh thế giới, chi tiêu NSNN sẽ phải
gia tăng để khắc phục hậu quả thiên tai cũng như đảm bảo quốc phòng, an ninh
trật tự xã hội.
Hàng năm cân đối ngân sách phải bố trí 2-5% tổng chi để dự phòng chống
thiên tai, d ịch họa, nhiệm vụ an ninh quốc phòng quan t rọng, các khoản ch i
khác ngoài dự toán...
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Do quản lý và điều hành NSNN bất hợp lý: Được thể hiện qua việc đánh giá
và khai thác nguồn thu chưa tốt; phân bổ và sử dụng NSNN còn bất cập, gây
thất thoát, lãng phí; phân cấp quản lý NSNN chưa hiệu quả... Kết quả là nguồn
thu NSNN không đủ để trang trải nhu cầu chi tiêu .
+ Do Nhà nước chủ động sử dụng bội chi như một công cụ sắc bén của chính
sách tài khóa để kích cầu, khắc phục tình t rạng suy thoái của nền kinh tế.
+ Do cách đo lường mức bội chi.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÂN ĐỐI THU – CHI
5
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2007
Căn cứ vào mục t iêu tổng quát của NSNN năm 2007: Góp phần thực hiện
mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8,2%; phát triển t iềm lực tài ch ính quốc gia
tăng về quy mô, hợp lý về cơ cấu và sử dụng có hiệu quả; tiếp tục đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng nguồn lực đầu tư cho phát t riển con
người, t rong đó tập t rung cho phát triển giáo dục đào tạo, văn hoá, y tế...; đẩy
nhanh hơn lộ trình cải cách tiền lương; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ
đến hạn, đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ các chính sách xã hội của đất nước,
góp phần đẩy nhanh xoá đói, giảm nghèo; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật
tự an toàn xã hội; tăng cường quyền tự chủ ngân sách đi đôi với việc thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát và chống tham nhũng. Cụ thể:
1.Tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2007
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XI đã thông qua Nghị quyết số
68/2006/QH11 về dự toán NSNN năm 2007 với: tổng số thu cân đối ngân sách
là 281.900 tỷ đồng; tổng số chi cân đối ngân sách là 357.400 tỷ đồng; t rên cơ
sở sử dụng 19.000 tỷ đồng thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007, bội chi
NSNN năm 2007 là 56.500 tỷ đồng, bằng 5% GDP.
Dự toán NSNN năm 2007 được t riển kha i thực hiện trong điều kiện có
nhiều thuận lợi: năng lực nội tại của nền kinh tế đã có bước phát triển mới; sự
ổn định về ch ính trị, cùng với những đổi mới quan trọng về tổ chức bộ máy
nhà nước sau cuộc bầu cử QH khoá XII; quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế ngày
càng được mở rộng, tạo đ iều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trong
nước. Bên cạnh đó, năm 2007 cũng phát sinh nhiều khó khăn, thách thức:
thiên tai (hạn hán , lũ lụt, bão...) xảy ra t rên phạm vi rộng, gây th iệt hại lớn về
tính mạng và tài sản của nhân dân; dịch cúm gia cầm, d ịch lở mồm long móng
ở gia súc, dịch ta i xanh ở lợn bùng phát ở nhiều địa phương; giá thế g iới của
một số nguyên nhiên liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế (xăng dầu, sắt
thép..) b iến động phức tạp, giá cả hàng hoá t iêu dùng t rong nước tăng cao so
với những năm trước, tác động tiêu cực nhiều mặt đến sản xuất và đời sống xã
hội... Song, tình hình th ực hiện NSNN cả năm 2007 cũng tương đối khả quan.
2 Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2007
Dự toán thu NSNN Quốc hội quyết đ ịnh 281.900 tỷ đồng; phấn đấu cả năm
ước đạt 287.900 tỷ đồng, v ượt 2,1% (6.000 tỷ đồng) so với d ự toán, tăng 9%
so với thực hiện năm 2006. Kết quả thu một số lĩnh vực cụ thể như sau:
21 Thu nội địa:
6
Dự toán 151.800 tỷ đồng, ước cả năm đạt 159.500 tỷ đồng, vượt 5,1%
(7.700 tỷ đồng) so dự toán, tăng 16% so với thực hiện năm 2006. Nhiều khoản
thu đạt và vượt dự toán, tăng khá so với thực hiện năm 2006, trong đó: thu t ừ
khu vực kinh tế ngoài QD vượt 10,3%, tăng 39,4%; thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao vượt 12,1%, t ăng 32,4%; các loại phí và lệ ph í vượt
12,3%, tăng 8,4%; lệ ph í trước bạ vượt 19,8%, tăng 33,6%... Trong đó:
(1) Kinh tế quốc doanh năm 2007 đang t rong quá t rình sắp xếp lại và cổ
phần hoá mạnh mẽ, nhưng vẫn t iếp tục khẳng định được va i trò quan t rọng
trong nền kinh tế nói chung và thu NSNN nói riêng. Theo đánh giá sơ bộ từ
các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước th ì kết quả hoạt động sản xuất ,
kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên t rong năm 2007 nhìn chung là
khả quan, trong đó số kinh doanh có lãi chiếm khoảng 94% tổng số doanh
nghiệp, số kinh doanh hoà vốn chiếm khoảng 4 - 4,5%, số kinh doanh thua lỗ
chỉ chiếm khoảng 1 - 1,5%; thu nhập của người lao động trong các doanh
nghiệp nhà nước có bước cải thiện quan trọng. Thu nộp NSNN từ khu v ực ước
đạt 53.963 tỷ đồng (chiếm 33,8% thu nội địa), bằng dự toán, tăng 17,0% so
với thực hiện năm 2006.
(2) Kinh tế ngoài quốc doanh năm 2007 duy trì đà phát triển khá so với năm
2006, trong đó: giá trị sản lượng công nghiệp ước tăng 20,9%; vốn đầu tư ước
tăng 24,8%, chiếm 40,7% tổng vốn đầu tư phát t riển của toàn xã hội... Qua đó
đóng góp thu NSNN năm 2007 ước đạt 30.508 tỷ đồng, vượt 10,3% (2.841 tỷ
đồng) so dự toán, tăng 39,4% so với thực hiện năm 2006.
Trong n ăm 2007 đã có khoảng 54 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
với số vốn đăng ký khoảng 470 nghìn tỷ đồng; và có khoảng 871 hợp tác xã
được thành lập mới, nâng tổng số hợp tác xã h iện có đạt xấp xỉ 17.880 đơn v ị.
Đồng thời, khu vực kinh tế này còn nhận được sự bổ sung quan trọng về
nguồn lực và công nghệ từ các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần
hoá không thuộc diện Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Mặc dù đã có sự phát
triển khá nhanh về số lượng, song phần đông doanh nghiệp ngoài quốc doanh có
quy mô sản xuất nhỏ bé, công nghệ sản xuất lạc hậu, nên khả năng cạnh tranh
yếu; bên cạnh đó công tác quản lý nhà nước phục vụ phát triển doanh nghiệp ở
một số địa phương làm chưa tốt, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển của doanh nghiệp.
(3) Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2007 tiếp tục thu hút
được một lượng lớn vốn đầu tư t rực tiếp (FDI), trong đó vốn đăng ký cấp mới
và đăng ký bổ sung ước đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006; Một số
ngành sản xuất - kinh doanh lớn trong khu vực (sản xuất và lắp ráp ô tô, xe
máy,...) trong năm 2006 gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, sang năm 2007
đã cơ bản phục hồi được sản xuất, song mức tăng trưởng chưa được như dự
kiến . Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp FDI sau một thời g ian hoạt động có
7
kết quả sản xuất - kinh doanh không được khả quan, phải cơ cấu lại hoặc phả i
chuyển đổi hình thức từ công ty t rách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần để
huy động thêm vốn, đã ảnh hưởng đến số thu nộp NSNN; t rong khi đó, số
doanh nghiệp mới được cấp phép đi vào hoạt động vẫn đang trong thời gian
được miễn giảm thuế theo quy định. Do vậy, số thu NSNN từ khu v ực này cả
năm ước đạt 30.378 tỷ đồng, tuy tăng 25,5% so với năm 2006, nhưng chỉ bằng
97,9% (giảm 663 tỷ đồng) so với dự toán được giao.
(4) Các khoản thu liên quan đến nhà, đất năm 2007 đạt khá, tổng thu ngân
sách ước đạt 21.724 tỷ đồng, tăng 19,7% (3.581 tỷ đồng) so với dự toán, tăng
10,3% so với thực hiện năm 2006; riêng thu t iền sử dụng đất tăng 10,3%
(1.500 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2006. Diễn biến
thị t rường bất động sản năm 2007 nhìn chung sôi động hơn so với năm 2006,
nhờ kinh tế tăng trưởng khả quan, thu nhập một bộ phần dân cư tăng khá, cộng
với đầu tư tăng t rưởng mạnh đã đẩy cầu về đất tăng theo. Nhiều địa phương
(Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương , Hà Nội, Đà Nẵng, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc
Giang..) đã chủ động tạo quỹ đất và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, vừa
đáp ứng nhu cầu tăng cao về đất, vừa tăng thêm nguồn lực cho NSĐP.
(5) Tình hình thực hiện thu nội địa tại các địa phương: thực hiện Nghị
quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, cấp uỷ và chính quyền các cấp ở
địa phương đã tích cực triển khai các g iải pháp để hoàn thành kế hoạch phát
triển kinh t ế - xã hội và dự toán NSNN năm 2007, t rong đó đặc biệt chú t rọng
tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư t rong và ngoài nước,
khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, tăng nguồn thu cho
ngân sách. Bên cạnh đó, công tác quản lý thu thuế cũng được chính quyền địa
phương coi trọng, tập t rung chỉ đ ạo các lực lượng chức năng phối hợp với cơ
quan quản lý thu tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những
hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Nhờ vậy, kết quả thực hiện thu tạ i nhiều
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt khá so với d ự toán năm 2007 được
Thủ tướng Chính phủ giao, ước đạt 21.724 tỷ đồng.
2.2-Thu từ dầu thô:
Dự toán 71.700 tỷ đồng. Đánh giá cả năm, về sản lượng dầu thô thanh toán:
ước đạt 15,57 triệu t ấn, giảm 1,93 triệu tấn so với sản lượng tính dự toán, làm
giảm thu NSNN khoảng 5.500 tỷ đồng. Về giá dầu thanh toán: dự kiến giá dầu
Việt Nam thanh toán bình quân cả năm ước đạt 490,6 USD/tấn (64
USD/thùng), tăng 14,8 USD/tấn (2 USD/thùng) so với giá xây dựng dự toán,
tăng thu cho NSNN khoảng 2.300 tỷ đồng. Bù trừ yếu tố tăng giảm, thu
NSNN từ dầu thô cả năm ước đạt 68.500 tỷ đồng, bằng 95,5% dự toán (giảm
3.200 tỷ đồng), giảm 15,5% (gần 11.600 tỷ đồng) so với năm 2006.
2.3-Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu:
8
Dự toán 55.400 tỷ đồng, trên cơ sở dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
là 69.900 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị g ia tăng là 14.500 tỷ đồng; ước cả năm đạt
56.500 tỷ đồng, tăng 2% (1.100 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 31,7% so với
thực hiện năm 2006, trên cơ sở tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt
74.000 tỷ đồng (vượt 4.100 tỷ đồng so với dự toán), hoàn thuế giá trị g ia tăng
theo chế độ 17.500 tỷ đồng (vượt 3.000 tỷ đồng so với dự toán, phù hợp với
mức tăng kim ngạch xuất khẩu).
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2007 ước đạt 109,2 tỷ USD;
riêng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm
2006. Nhiều mặt hàng nhập khẩu tăng lớn về kim ngạch hoặc sản lượng so với
năm 2006, như: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng
56,5%, xăng dầu 7,5 tỷ USD, tăng 25,7%, sắt thép gần 4,9 tỷ USD, tăng
66,2%; điện tử, máy t ính và linh kiện 2,9 tỷ USD, tăng 43,7% ... Thực hiện
cam kết thành viên của WTO và các thoả thuận tự do mậu dịch (FTA) đã ký
kết, từ đầu năm 2007 Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh giảm thuế suất thuế
nhập khẩu đối với 26 nhóm hàng, gồm 1.812 dòng hàng , chiếm 17% biểu thuế
đã cam kết. Quá t rình điều hành, để kiềm chế tốc độ t ăng giá thị trường, hạn
chế tác động tiêu cực của biến động giá cả tới sự phát triển của nền kinh tế ,
Chính phủ tiếp tục đ iều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với 18 nhóm
mặt hàng (xăng dầu, sắt thép, thực phẩm, sữa, ô tô...), ước tính làm giảm thu
NSNN khoảng 3.000 tỷ đồng.
Nhờ có sự chuẩn bị từ khâu xây dựng d ự toán và chủ động trong quá trình
điều hành, kết hợp với kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh, nên ảnh hưởng của
việc điều chỉnh thuế đến kết quả thu NSNN từ xuất nhập khẩu năm 2007 đã
được hạn chế tố i đa. Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng đã tăng cường các
biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại; hoàn thiện quy trình kiểm tra,
tham vấn và xác định trị giá hàng nhập khẩu, đồng thời xây dựng danh mục dữ
liệu giá và đưa ra các mức giá chuẩn để tập trung quản lý những mặt hàng
nhạy cảm có khả năng gian lận thương mại cao nhằm chống chuyển g iá, t rốn
thuế qua giá; đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan; duy trì hoạt động
đối thoại th ường xuyên với các doanh nghiệp để g iải đáp kịp thời các vướng
mắc; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp, giảm thời g ian và chi phí.
2.4-Thu viện trợ không hoàn lại: Dự toán 3.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt
3.400 tỷ đồng, tăng 13,3% (400 tỷ đồng) so dự to án.
Đánh giá chung, nhiệm vụ thu NSNN năm 2007 đã đạt được những kết
quả quan trọng sau:
Một là: Hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Quốc hội đã quyết
định (vượt 2,1%), đạt tỷ lệ động viên so GDP là 25,2%, riêng thuế và ph í là
9
23,4% GDP (nếu loại t rừ yếu tố tăng giá dầu thô thì đạt 22,4% và 20,6% so
GDP). Trong điều kiện dự toán năm 2007 được xây dựng ở mức cao (tăng
18,5% so với dự toán NSNN năm 2006), quá trình điều hành phát sinh nhiều
khó khăn ảnh hưởng t rực t iếp đến số thu ngân sách, như: sản lượng dầu thô
thanh toán giảm lớn so với dự toán, thực hiện điều chỉnh giảm thuế để b ình ổn
giá cả thị trường... thì kết quả thu như vậy là tích cực. Cơ cấu thu N SNN tiếp
tục được cải thiện, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu cân đối NSNN tăng từ
52,1% năm 2006 lên 55,4% năm 2007 (bình quân giai đoạn 2001-2005 là
52,4%), tỷ trọng thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng từ 16,2% lên
19,6% (bình quân giai đoạn 2001-2005 là 20,3%), tỷ trọng thu từ dầu thô giảm
từ 30,3% xuống còn 23,8% (bình quân giai đoạn 2001-2005 là 25,7%).
Hai là: Những tác động tới thu NSNN sau một năm gia nhập WTO về cơ
bản nằm trong phạm vi đã dự kiến; trong một số lĩnh v ực, ảnh hưởng tích cực
của quá trình hội nhập lớn hơn những ảnh hưởng tiêu cực. Các doanh nghiệp
trong nước đã t ích cực hơn t rong đổi mới quản lý , nâng cao chất lượng sản
phẩm; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, thị t rường xuất khẩu t iếp tục
được mở rộng; nguồn vốn đầu tư phát triển ưu đãi (ODA) và đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đạt mức cao nhất từ t rước đến nay..., qua đó tạo thêm cơ sở
tăng nguồn lực cho phát triển và nguồn thu cho NSNN, mà kết quả là cả thu
thuế nội đ ịa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2007 đều hoàn thành
vượt mức dự toán NSNN đã được Quốc hội quyết định.
Ba là: Công tác quản lý và xử lý nợ đọng thuế đã có bước chuyển rất cơ bản
so với những năm trước. Cơ quan Thuế và Hải quan đã thực hiện rà soát, phân
loại các khoản nợ đọng thuế của từng đối tượng nộp thuế để có biện pháp xử
lý phù hợp, như: hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục để xử lý kịp thời đối với
các khoản nợ thuế của đối tượng được xem xét miễn, g iảm, xoá nợ thuế theo
quy định; yêu cầu các doanh nghiệp chây ì, chậm nộp phải lập kế hoạch trả nợ
thuế, nếu vi phạm sẽ b ị xử lý theo quy định của pháp luật; chuyển cơ quan
công an xử lý đối với các doanh ngh iệp đã bỏ t rốn, mất địa chỉ mà sau khi cơ
quan chức năng đã làm thủ tục xác minh vẫn không tìm được doanh nghiệp...
3. Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2007
Dự toán chi Quốc hộ i quyết định là 357.400 tỷ đồng, bao gồm cả nh iệm vụ
chi từ số thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007 (19.000 tỷ đồng); ước cả
năm đạt 368.340 tỷ đồng, tăng 3% (10.940 tỷ đồng) so với dự toán, bằng
32,3% GDP, tăng 14,6% so với thực hiện năm 2006.
Cụ thể kết quả một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:
10
3.1 Chi đầu tư phát triển: dự toán 99.450 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.500 tỷ
đồng, tăng 2,1% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 27,6% tổng chi NSNN
và đạt 8,9% so với GDP. Trong đó:
- Chi đầu tư XDCB: dự toán 95.230 tỷ đồng, ước cả năm đạt 97.280 tỷ đồng,
tăng 2,2% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19% so với năm 2006. Vốn đầu
tư XDCB năm 2007 được ưu t iên tập trung thực hiện các công trình, dự án kết
cấu hạ tầng quan trọng phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả
sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, nhất là hạ tầng các tỉnh
miền núi phía Bắc, miền núi phía tây các t ỉnh miền Trung , Tây Nguyên, Tây
nam Bộ; các địa phương sử dụng dự phòng NSĐP và nguồn vượt thu NSĐP
(nhất là vượt thu tiền s ử dụng đất) đ ể đầu tư cho các công trình hạ tầng quan
trọng t rên đ ịa bàn theo đúng chế độ quy định.
Trong tổ chức thực hiện , do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: giá nguyên
vật liệu tăng, quy định của pháp luật hướng dẫn t riển khai các dự án đầu tư
XDCB còn vướng mắc, năng lực của các đơn vị tư vấn còn hạn chế, giải phóng
mặt bằng chậm... nên tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư XDCB những
tháng đầu năm 2007 thực hiện chậm.
3.2 Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán 49.160 tỷ đồng, ước cả năm đạt 49.160
tỷ đồng, bằng mức dự toán, đảm bảo thực h iện các nghĩa vụ nợ đến hạn của
NSNN, không để tác động xấu đến kinh tế vĩ mô.
3.3 Chi thường xuyên:Dự toán 199.150 tỷ đồng (đã bao gồm chi thực hiện
tiền lương tối thiểu theo mức 450.000 đồng/tháng); ước thực hiện chi cả năm
đạt 206.000 tỷ đồng, tăng 3,4% (6.850 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 26,7% so
với năm 2006; đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán như: chi cho lĩnh vực
Giáo dục đào tạo đạt 20%, chi cho Khoa học công nghệ đạt 2% và chi sự
nghiệp môi trường đạt 1% tổng chi ngân sách nhà nước; đồng thời tăng chi để
bổ sung đáp ứng các nhiệm vụ mới phát sinh hoặc nhiệm vụ đã bố t rí dự toán
nhưng chưa đủ so với yêu cầu thực tế, như: khắc phục hậu quả thiên tai (hạn
hán, lũ lụt ...); phòng chống dịch bệnh đố i với gia súc, g ia cầm...
Năm 2007, nhiều chế độ ch i tiêu NSNN và đổi mới quản lý tài chính t rong
các đơn vị sử dụng ngân sách đang tiếp tục được hoàn th iện hoặc triển khai
thực hiện, bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó, việc thực
hiện cơ chế tự chủ, t ự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh ph í quản
lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-
CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực h iện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập theo các Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 và Nghị đ ịnh số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 của Chính phủ;
chính sách khuyến khích xã hội hoá, thu hút các thành phần kinh tế tham gia
11
đầu tư cung ứng dịch vụ ngoài công lập theo Nghị đ ịnh số 53/2006/NĐ-CP
ngày 25/05/2006 của Chính phủ đã được chú trọng, tạo bước chuyển mới
trong hoạt động và quản lý tài chính đối với khu vực này. Công tác kiểm tra
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng NSNN và tài sản công được
tăng cường, góp phần củng cố kỷ cương, kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn ngân sách.
4. Cân đối ngân sách nhà nước năm 2007 :
Bội chi NSNN năm 2007 được Quốc hộ i quyết định là 56.500 tỷ đồng; ước
cả năm là 56.500 tỷ đồng, chiếm 5% GDP, được đảm bảo bằng các nguồn vay
bù đắp bội chi đúng với dự toán năm.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, t rong ch ỉ đạo điều hành NSNN năm
2007 dự kiến sẽ dành 9.080 tỷ đồng (NSTW 7.000 tỷ đồng, NSĐP 2.080 tỷ
đồng) kết chuyển sang năm 2008 để thực hiện cải cách t iền lương. Đến
31/12/2007, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ Trái phiếu Chính phủ) bằng
35,9% GDP, d ư nợ nước ngoài của Quốc g ia bằng 30,4% GDP, t rong giới hạn
đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các ch ỉ tiêu kinh tế vĩ mô..
CHƯƠNG III
MỘ T SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ VỀ
CÂN ĐỐI THU – CHI NSNN
1. Giải pháp về thu NSNN:
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác sắp xếp lại doanh nghiệp phấn đấu năm
2008 cơ bản hòan thành việc sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp để nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khu vực này nhằm tăng thu cho ngân
sách nhà nước.
- Tiếp tục kiến nghị hoàn thiện chính sách tài chính, tiếp tục cải cách hệ thống
thuế, tăng diện thu thuế nhằm đảm bảo cân đối ngân sách vững chắc.
- Đối với ngành thuế, Hải quan thực hiện một số công v iệc cụ thể như:
12
+ Đẩy mạnh công tác tuyên t ruyền hỗ t rợ đối tượng nộp thuế nhằm nâng cao
trình độ h iểu biết và ý thức chấp hành Luật, pháp lệnh về thuế của các Doanh
nghiệp, Hộ kinh doanh và cá nhân, kết hợp với ch ính sách khen thưởng và
tuyên dương đối tượng nộp thuế. Tăng cường cải cách hành chính trong công
tác thu thuế.
+ Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Thuế, Hải quan với cơ quan
pháp luật nhằm tránh các tường hợp điều t ra kéo dài ảnh hưởng đến tình h ình
hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp, cũng như để vụ án kéo dài vừa thất thu
cho ngân sách, vừa kém tác dụng răn đe, ngăn chặn các hành vi phạm tội về
thuế, hải quan.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm
đồng thời đề ra các biện pháp nhằm tăng cường công tác thu, nhất là đối với
khu vực doanh nghiệp ngoài Quốc doanh trong th ời gian tới.
+ Có b iện pháp mạnh mẽ và kiên quyết đối với các hộ nợ đọng dây dưa, chây
ỳ : cưỡng chế, nhờ sự can thiệp của cơ quan pháp luật...
+ H ướng dẫn và khuyến khích các Doanh nghiệp đăng ký theo hình thức tự
khai tự nộp thuế .
+ Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng
quản lý thuế của cán bộ công chức ngành Thuế, Hải quan nhằm đáp ứng yêu
cầu của đổi mới .
+ Đẩy mạnh hoạt động thông quan điện tử và công tác kiểm tra sau thông quan
của ngành Hải quan.
- Lập kế hoạch sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn thu từ quỹ đất
của tỉnh.
- Phát triển nhanh đội ngũ các doanh nghiệp để tăng nguồn thu cho NSNN
bằng các biện pháp: cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép đăng
ký kinh doanh, công bố công khai các ưu đãi về đầu tư của t ỉnh…
2-Giải pháp về chi NSNN:
- Tăng cường công tác kiểm tra t ừ khâu lập dự toán, kiên quyết cắt bỏ các
khoản chi không cần thiết, các khoản chi vượt đ ịnh mức so với quy định của
Bộ Tài Chính, xóa bỏ dần các kho ản chi mang tính chất bao cấp.
+ Đẩy mạnh công tác giao quyền t ự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp có thu
và khoán biên chế đố i với các đơn vị hành chính sự nghiệp.
+ Trong chi đầu tư phát triển đảm bảo đủ vốn cho các công t rình t rọng điểm
của tỉnh; công tác bồ i thường giải phóng mặt bằng, các công t rình tái đ ịnh cư,
không đầu tư dàn trải dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả.
13
+ Thực hiện nghiêm ch ỉnh pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, quy
chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo cho người lao động, nhân dân, mặt t rận và các
đòan thể kiểm tra, g iám sát các cơ quan, đơn vị trong quản lý, sử dụng kinh
phí NSNN nhằm tăng cường chống tham nhũng, tiêu cực….vv .
+ Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đổi mới phương pháp tổ
chức và nội dung thanh tra; tăng cường tổ chức thanh tra định kỳ; chú trọng
tập trung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, thanh tra đột xuất, thanh tra theo
chuyên đề.
3.Giải pháp cân đối NSNN:
Với thực tế trên , để đảm bảo cân đối trong hệ thống NSNN, phân cấp quản lý
NSNN trong thời gian tới cần được hoàn th iện theo các nội dung sau đây:
- Khắc phục tình trạng NSTW cân đối thay NSĐP trên cơ sở tăng tính chủ
động và trách nhiệm cho các địa phương
+ Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách
Hệ thống định mức cần mang tính định hướng (hướng dẫn) để cho các đơn vị
sử dụng ngân sách có thể tự quyết định trong phân bổ chi tiêu, miễn là đạt được
hiệu quả, h iệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, không vi phạm t ính kỷ
luật tài chính tổng thể. Hạn chế sử dụng các định mức bắt buộc, và ch ỉ sử dụng
trong trường hợp có thể giám sát v iệc thực hiện
+ Trong phân định nguồn thu
Để tăng nguồn lực tài chính cho địa phương, khắc phục những hạn chế của cơ
chế điều tiết hiện hành thì cần th iết phải xem xét giảm dần các khoản thu phân
chia giữa trung ương với địa phương, chuyển thành khoản thu 100% cho địa
phương phù hợp với v iệc nâng cao năng lực quản lý, tính trách nhiệm và minh
bạch. Theo chúng tô i, Thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập cao (mà tương
lai sẽ được đổi thành Thuế thu nhập cá nhân) có thể là khoản thu đầu tiên nên
chuyển thành khoản thu 100% của địa phương.
+ Xác định tỷ lệ phân chia sau mỗi thời kỳ ổn định
Tỷ lệ phân chia các khoản thu điều t iết chỉ có g iá t rị t rong thời kỳ ổn định 3
đến 5 năm, sau khoảng thời gian này phải đ iều ch ỉnh lại. Nếu sau thời kỳ ổn định,
có thể do nỗ lực chủ quan hoặc lợi thế khách quan mà địa phương đã có mức thu
tăng trưởng tốt thì theo cơ chế hiện hành, tỷ lệ đ iều tiết mà địa phương được
hưởng có thể b ị g iảm xuống. Từ đó, sẽ không khuyến khích địa phương chủ động
tìm cách nuôi dưỡng, khai thác nguồn thu lâu dài.
+ Hoàn thiện cơ chế bổ sung cân đối ngân sách
Nghĩa là địa phương đã nỗ lực trong kha i thác nguồn thu, nhiệm vụ và nhu
cầu chi cũng đã ở mức không thể cắt g iảm và tiết kiệm hơn được nữa, nhưng vẫn
không thể tự cân đối được.
+ Vay nợ của địa phương và tính bền vững tài khóa
Với giải pháp NSTW không bổ sung toàn bộ thiếu hụt, mà chỉ t rợ cấp một
phần cho NSĐP, thì vay nợ của chính quyền địa phương là công cụ hiệu quả để
địa phương bù đắp phần thiếu hụt nhằm cân đối NSĐP. Hơn thế nữa, nếu có cơ
cấu vay nợ tốt, các đ ịa phương có thể cải thiện cả h iệu quả kinh tế và cả sự công
14
bằng qua các thế hệ. Vấn đề quan trọng để các khoản vay của địa phương được sử
dụng hiệu quả là phải quản lý ngân sách chặt chẽ.
- Tăng cường trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và năng lực QL của
địa phương
Ngoài hệ thống giải trình theo chiều dọc, cần phải phát triển hệ thống giải
trình theo chiều ngang (với Hội đồng nhân dân và người dân sở tại). Để tăng t rách
nhiệm giải trình theo ch iều ngang, lại cần phải đảm bảo t ính toàn diện và minh
bạch của ngân sách các cấp.Tính minh bạch, trách nh iệm giải trình được tăng
cường cũng sẽ tạo sức ép buộc chính quyền địa phương có các giải pháp nâng cao
năng lực quản lý.
- Tổ chức hệ thống NSNN không mang tính chất lồng ghép
Trong tương lai dài hạn, khi mà trách nhiệm giải t rình, t ính minh bạch và
năng lực quản lý của địa phương đã được tăng cường, thì cần xem xét từ bỏ mô
hình NSNN lồng ghép để g iảm bớt sự chồng chéo, trùng lắp t rong quản lý và cân
đối NSNN.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm
2007 hoàn thành vượt dự toán, bội chi NSNN không quá 5% GDP. Thu NSNN
sau khi đảm bảo nhiệm vụ chi thường xuyên, thực hiện cải cách tiền lương và
bù lỗ dầu, dành được nguồn quan trọng cho đầu tư phát triển và trả nợ. Kết
hợp với số thu kết chuyển từ năm 2006, đã có nguồn để tăng kinh phí thực
hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh tế (2.050 tỷ đồng), bổ sung dự trữ tài
chính N SĐP (100 tỷ đồng), dành 9.080 tỷ đồng chuyển sang năm 2008 để thực
hiện cải cách t iền lương . Công t ác quản lý , đ iều hành giá cả đảm bảo lộ t rình
điều chỉnh giá bán đã đề ra đối với một số hàng hoá dịch vụ quan trọng.
Năm 2008 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2006-2010, năm có ý nghĩa rất
quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Để hoàn thành cơ bản các chỉ
tiêu chủ yếu của kế hoạch kinh tế toàn giai đoạn. Trên cơ sở thực hiện của
năm 2007 cùng với kế hoạch, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra trong năm
2008, xây dựng dự toán để cân đối NSNN năm 2008 phải thực sự được coi
trọng, xuất phát từ thực tế khách quan để phấn thành nhiệm vụ đề ra./ .
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Nhập môn Tài chính Tiền tệ”
của PGS.TS Sử Đình Thành , TS Vũ Thị Minh Hằng.
2. Đề tài: “ Cân đối NSNN nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn”
của GS.TS. Dương Thị Bình Minh và Ths Bùi Thị Mai Hoài
3. Webside: Tap chí bcvt .gov.vn
4.Webside của BTC: www.mof.gov.vn mục số liệu NSNN hàng năm.
16
MỤC LỤC Trang
LỜ I MỞ ĐẦU
Chương I: Những vấn đề chung về NSNN và Cân đối NSNN 1
1. Ngân sách Nhà nước 1
1.1.Khái n iệm NSNN 1
1.2.Thu NSNN 1
1.3. Chi NSNN 1
2. Cân đối NSNN 1
2.1. Nguyên tắc cân đố i NSNN 2
2.2. Mối tương quan giữa thu và chi NSNN 2
2.3. Bội chi NSNN 2
Chương II: Tình hình thực hiện cân đối NSNN năm 2007 4
1. Tình hình thực hiện nh iệm vụ NSNN năm 2007 4
2. Thực hiện nh iệm vụ thu NSNN năm 2007 5
2.1. Thu nội địa 5
2.2. Thu từ dầu thô 7
2.3. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 7
2.4. Thu viện t rợ không hoàn lại 8
3. Thực hiện nhiệm vụ chi NSNN năm 2007 9
3.1 Chi đầu tư phát triển 9
3.2 Chi trả nợ và v iện t rợ 9
3.3 Chi thường xuyên 9
4. Cân đối NSNN năm 2007 10
Chương III: Một s ố giải pháp kiến nghị về cân đối thu chi NSNN
1. Giải pháp về thu NSNN 11
2. Giải pháp về chi NSNN 12
3.Giải pháp cân đối NSNN 12
KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pom__5763.pdf