Tiểu luận Chế độ lưu thông tiền tệ và thực trạng ở Việt Nam - Bài 3

Mặc dù có những hạn chế về mặt tâm lý người sử dụng gây khó khăn không nhỏ cho công tác phát hành tiền kim loại hiện nay, song tiền kim loại cũng có rất nhiều ưu thế như: sạch hơn, bền hơn và do vậy tiết kiệm được nhiều chi phí phát hành hơn so với tiền cotton. Ngoài ra tiền kim loại cũng phù hợp với việc sử dụng các máy bán hàng tự động là loại hình dịch vụ thuận tiện đã và đang trở thành một kênh bán hàng hiệu quả trong hệ thống bán lẻ trên thế giới. Như vậy so với một số hạn chế trong sử dụng tiền kim loại như đã nêu thì những lợi ích mà tiền kim loại mang đến lớn hơn rất nhiều. Đây cũng là lý do ngày nay tiền kim loại vẫn được sử dụng rộng khắp trên thế giới ngay cả ở những nước phát triển hiện đại. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng chủ trương phát hành tiền kim loại vào lưu thông là một chủ trương đúng đắn, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực về mặt vĩ mô trong đó quan trọng nhất là tạo ra điều kiện tiền đề để tiến hành tự động hoá các dịch vụ công cộng_ một nội dung không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chế độ lưu thông tiền tệ và thực trạng ở Việt Nam - Bài 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Khoa Quản trị kinh doanh Bài tập nhóm: Chế độ lưu thông tiền tệ và thực trạng ở Việt Nam NHÓM 3 Lớp: K5A12 Chế độ lưu thông tiền tệ Chế độ lưu thông tiền tệ Khái niệm Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tổng giá trị tiền tệ so với tổng giá cả hàng hóa trong từng thời kỳ. Chế độ lưu thông tiền tệ là tổng hợp các quy định mang tính pháp luật có liên quan đến hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của mỗi nước nhằm đưa các nhân tố khác nhau của lưu thông tiền tệ đạt đến sự thống nhất. Sự phát triển của chế độ lưu thông tiền tệ không những tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà còn được quyết định bởi trình độ tổ chức nhà nước. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chế độ lưu thông tiền tệ mà Nhà nước ban hành không phải là vấn đề đơn thuần về mặt luật pháp hay xuất phát từ ý thức chủ quan của nhà nước, mà để phát huy tác dụng tích cực của chế độ tiền tệ trong đời sống kinh tế xã hội vì thế khi xây dựng chế độ tiền tệ phải bắt nguồn từ sự tồn tại các quan hệ kinh tế. Các chế độ lưu thông tiền tệ phát triển từ thấp đến cao, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, từ chế độ lưu thông tiền kim loại đến chế độ lưu thông tiền dấu hiệu. Các chế độ lưu thông tiền tệ Chế độ lưu thông tiền tệ gồm có: Chế độ lưu thông tiền kim loại Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu Chế độ lưu thông tiền kim loại Khái niệm Tiền kim loại là tiền tệ dưới dạng các kim loại, thường là các kim loại quý như vàng,bạc, đồng.... Ưu điểm: chất lượng, trọng lượng có thể xác định chính xác, dễ dàng hơn, thêm vào đó, nó lại bền hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi.... Nhược điểm: nặng, dễ rơi mất, khó bảo quản, khó khăn cho việc vận chuyển,… Trong thực tiễn lưu thông tiền kim loại, chỉ có vàng trở thành loại tiền tệ được sử dụng phổ biến và lâu dài nhất. Bạc rồi đồng chỉ được sử dụng thay thế khi thiếu vàng dùng làm tiền tệ. Phân loại Chế độ lưu thông tiền kim loại gồm có: Chế độ lưu thông tiền kim loại kém giá Chế độ lưu thông tiền kim loại đủ giá Chế độ lưu thông tiền kim loại kém giá Tiền kim loại kém giá là tiền được đúc bằng kim loại có giá trị thấp như kẽm hoặc đồng. Những đồng tiền này được lưu thông trong một thời gian khá dài trước khi CNTB hình thành. Chế độ lưu thông tiền kim loại đủ giá Khi nền kinh tế TBCN được hình thành và phát triển những đồng tiền kim loại kém giá đã chấm dứt sứ mệnh lịch sử của mình và thay vào đó là những đồng tiền kim loại đủ giá, kim loại có giá trị cao. Lưu thông tiền kim loại đủ giá là lưu thông tiền bạc và tiền vàng. Chế độ lưu thông tiền kim loại đủ giá được phát triển qua các giai đoạn: Chế độ bản vị bạc Chế độ bản vị bạc là chế độ lưu thông tiền mà theo đó bạc được sử dụng là phương tiện trao đổi hàng hóa và thanh toán các khoản nợ. Chế độ bản vị này được sử dụng rất phổ biến ở các nước Nga, Hà Lan, Ấn Độ, Nhật,… vào nửa cuối thế kỷ XIX. Sau đó do bạc không còn thích hợp với chức năng làm phương tiện lưu thông nữa vì nhiều mỏ bạc được phát hiện ở Mê xi cô cùng với phương thức khai thác và chế biến tiên tiến đã khiến giá trị của bạc giảm xuống. Chế độ song bản vị Song bản vị là chế độ lưu thông tiền tệ chuyển tiếp từ chế độ bản vị bạc sang chế độ bản vị vàng. Trong chế độ này cả hai loại tiền tệ được sử dụng và trao đổi thanh toán Tuy nhiên tiền vàng được sử dụng trong những giao dịch có giá trị lớn và thương nghiệp bán buôn, còn bạc thì được sử dụng trong những giao dịch nhỏ và thương nghiệp bán lẻ. Do lượng bạc được khai thác và đưa vào lưu thông ngày càng lớn nên giá trị của nó ngày càng giảm trong khi vàng vẫn giữ được những giá trị khiến tỷ giá giữa hai đồng tiền này có nhiều thay đổi và điều này đã dẫn đến sự hình thành chế độ bản vị song song và chế độ bản vị kép trong chế độ song bản vị. Chế độ bản vị song song: là chế độ lưu thông tiền tệ trong đó bạc và vàng cùng lưu thông theo giá trị thực tế của nó trên thị trường, nhà nước không can thiệp. Sự tồn tại song song này dẫn đến việc có hai thước đo giá trị và hai hệ thống giá cả trong lưu thông là hệ thống giá cả theo bạc và hệ thống giá cả theo vàng. Do giá trị của bạc thấp hơn giá trị của vàng nên đã dẫn đến thực tế là vàng trở thành thước do của bạc còn bạc trở thành thước đo của các loại hàng hóa khác. Chế độ bản vị kép: là chế độ song bản vị nhưng có sự can thiệp của nhà nước thông qua việc quy định tỷ giá thống nhất giữa tiền vàng và tiền bạc trong phạm vi cả nước. Việc quy định tỷ giá pháp định này là nhằm khắc phục tình trạng rối loạn của giá cả hàng hóa trong lưu thông. Tuy nhiên việc này không mang lại kết quả như ý muốn bởi bạc ngày càng mất giá so với vàng dẫn đến việc nhiều người mang bạc đổi lấy vàng để cất trữ còn bạc thì ngày càng tràn ngập trong lưu thông. Tình trạng này đã trở thành quy luật “tiền xấu đuổi tiền tốt” và được gọi là quy luật Gresham. Ví dụ: Hoa kỳ năm 1972 tý giá pháp định giữa vàng và bạc bằng 1/15 sau đó tỷ giá này đã thay đổi thành 1/17, 1/19, 1/21… Tuy chế độ song bản vị đã bộc lộ những hạn chế nhất định nhưng nó vẫn tồn tại khá lâu ở châu Âu và châu Mĩ cho tới cuối thế kỷ 19 mới chấm dứt khi các nước tư bản chuyển sang một chế độ tiền tệ mới phù hợp hơn với thời đại công nghiệp hóa là chế độ bản vị vàng. Chế độ bản vị vàng Chế độ bản vị vàng là chế độ lưu thông tiền tệ lấy vàng làm bản vị làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Chế độ bản vị vàng có những đặc điểm sau: Nhà nước cho phép công dân tự do đưa vàng đến đúc thành tiền hoặc thành thoi để cất trữ tại các sở đúc tiền của nhà nước theo những tiêu chuẩn giá cả nhất định Tiền vàng được tự do lưu thông không hạn chế Các loại tiền kim loại kém giá và giấy bạc ngân hàng được tự do đổi lấy tiền vàng theo giá trị danh nghĩa của chúng, từ đó sức mua của tiền giấy sẽ ổn định đây là điều kiện quan trọng hàng đầu để ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển Vàng được tự do luân chuyển giữa các quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu có quyền thu chi bằng tiền vàng Hoạt động xuất nhập khẩu vàng thoi không bị ngăn cấm giữa các quốc gia. Chế độ này phát triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau: Bản vị tiền vàng: Đồng tiền của một nước được bảo đảm bằng một trọng lượng vàng nhất định theo quy định của pháp luật với những yêu cầu như: Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng, tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỉ lệ đó, và tiền vàng được lưu thông không hạn chế. Chế độ này được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỉ XX. Bản vị vàng thỏi: Chế độ này cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không thành tiền, không lưu thông trong nền kinh tế mà chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài. Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh năm 1925, ở Pháp năm 1928... Bản vị vàng hối đoái: Đây là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng. Muốn đổi ra vàng, cần phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng như USD, Bảng Anh... Chế độ này từng được áp dụng ở Ấn Độ năm 1898, ở Đức năm 1924, ở Hà Lan năm 1928... Chế độ bản vị vàng là chế độ lưu thông tiền tệ ổn định bởi tiền vàng có giá trị nội tại giúp cho nền kinh tế tránh được nguy cơ lạm phát. Tuy nhiên lưu thông tiền vàng cũng bộc lộ những hạn chế như: thiếu vàng để đúc tiền, lãng phí của cải xã hội, nặng… Những hạn chế trên chính là việc dẫn đến thay tiền vàng bằng các loại tiền dấu hiệu trong lưu thông. Ý nghĩa Việc ra đời và lưu thông tiền kim loại có ý nghĩa hết sức to lớn đóng vai trò làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông, trao đổi hàng hóa. Bên cạnh những những ưu điểm như: chất lượng, trọng lượng có thể xác định chính xác, dễ dàng hơn, thêm vào đó, nó lại bền hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi.... Thì nó cũng bộc lộ những hạn chế rõ rệt như: nặng, dễ rơi mất, khó bảo quản, khó khăn cho việc vận chuyển,làm hao mòn lượng vàng nhất định của xã hội,… Điều này đã tạo ra tiền đề cho sự ra đời của tiền dấu hiệu. Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu là đặc trưng cơ bản của lưu thông tiền tệ trong giai đoạn phát triển sau này của CNTB.Tuy nhiên trong thời kì phong kiến tiền giấy đã xuất hiện sớm ở Trung Quốc (TK XVII) Trong thời kì phong kiến tiền giấy ra đời từ lý do là nó tạo ra thu nhập do việc in tiền và phát hành tiền cho các Nhà nước phong kiến, ngoài ra do các chế độ cần tập trung kim lọai để chế tạo súng, đạn, khí giới…đó cũng là nguyên nhân khiến tiền giấy ra đời. Đến giai đoạn phát triển của CNTB, lực lượng sản xuất phát triển nhanh nên làm nảy sinh sự khan hiếm tiền kim loại, mặt khác về sử dụng tiềng đúc trong lưu thông cũng có nhiều trở ngại vì nó bị hao mòn, bị biến chất. Và khi hệ thống ngân hàng phát triển thì càng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng. Vậy nguyên nhân ra đời của tiền dấu hiệu là xuất phát từ những đòi hỏi thực tế về lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ dưới tác động của hệ thống ngân hàng. Khái niệm Tiền dấu hiệu là những phương tiện thay thế cho tiền vàng trong lưu thông. Do tiền dấu hiệu không có giá trị nội tại mà chỉ có giá trị danh nghĩa pháp định nên khả năng thực hiện các chức năng của chúng cũng có những giới hạn nhất định. Phân loại Tiền dấu hiệu được sử dụng ở các quốc gia gồm những loại sau: Giấy bạc ngân hàng và tiền xu (Tiền dấu hiệu làm bằng chất liệu kim loại) Là các loại tiền dấu hiệu do ngân hàng trung ương độc quyền phát hành vào lưu thông với các mệnh giá khác nhau trên cơ sở nhu cầu về tiền tệ của nền kinh tế quốc dân. Ngân phiếu thanh toán Ngân phiếu thanh toán do ngân hàng trung ương phát hành vào lưu thông nhằm làm tăng khối lượng các phương tiện trao đổi trong nền kinh tế trong những thời điểm nhất định. Trong thời gian còn hiệu lực ngân phiếu thanh toán được coi như giấy bạc ngân hàng theo mệnh giá nhất định Séc Séc là lệnh của chủ tài khoản được lập trên mẫu in sẵn của ngân hàng yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc hoặc người cầm tờ séc đó. Séc là một loại chứng từ thanh toán được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Căn cứ vào tính chất của séc người ta có nhiều cách phân loại séc khác nhau nhưng về cơ bản hiện nay căn cứ theo tính chất chuyển nhượng séc được chia thành hai loại: séc vô danh và séc kí danh (séc đích danh) trong đó séc vô danh được chuyển nhượng tự do còn séc kí danh được chuyển nhượng thông qua thủ tục kí hậu chuyển nhượng. Do đó séc không chỉ là công cụ thanh toán đơn giản mà còn có chức năng là công cụ lưu thông. Tiền điện tử Hiện nay ở các nước có hệ thống ngân hàng phát triển, bên cạnh những loại tiền dấu hiệu thông thường người ta còn sử dụng tiền điện tử trong những hoạt động lưu thông và thanh toán nhất định. Tiền điện tử là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng những bit số. Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, internet... và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3) và được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành. Cụ thể hơn tiền điện tử là phương tiện của thanh toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị. Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu. Ý nghĩa Lưu thông tiền dấu hiệu có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Thứ nhất, khắc phục được tình trạng thiếu phương tiện lưu thông trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển. Kinh tế thị trường phát triển, khối lượng hàng hóa và dịch vụ đưa ra lưu thông tăng lên với tốc độ rất lớn. Sự gia tăng khối lượng giá trị trao đổi, đòi hỏi khối lượng tiền cũng phải tăng lên tương ứng. Xã hội sẽ thiếu phương tiện lưu thông, nếu chỉ sử dụng kim loại quý cho mục đích này. Lưu thông dấu hiệu giá trị đã giải quyết được mâu thuẫn trên. Thứ hai, lưu thông dấu hiệu giá trị đáp ứng được tính đa dạng về nhu cầu trao đổi và thanh toán về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Mệnh giá của tiền dấu hiệu không đại diện cho giá trị nội tại của nó. Nó lưu thông theo định luật. Chính vì thế mà trong lưu thông có bao nhiêu loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, với mức giá cả tương ứng, thì có thể có bấy nhiêu loại tiền dấu hiệu, được phát hành, đáp ứng hợp lý nhất nhu cầu trao đổi. Tính đa dạng của tiền trong lưu thông chỉ có thể có được trong điều kiện lưu thông tiền dấu hiệu Thứ ba, lưu thông dấu hiệu giá trị tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội. Do lưu thông dấu hiệu giá trị, nên xã hội không phải sử dụng vàng vào nhu cầu trao đổi hàng hóa. Vì thế đã loại trừ được sự hao mòn vàng không cần thiết. Mặt khác, dấu hiệu giá trị thường có mệnh giá lớn, do đó số lượng giấy bạc phát hành vào lưu thông ì vậy cũng góp phần giảm được chi phí lưu thông. Lưu thông dấu hiệu giá trị cũng có những ý nghĩa kinh tế lớn, mà còn thể hiện đậm nét tính nhân văn và trình độ công nghệ của quốc gia trên các loại tiền dấu hiệu hiện lưu hành. Tuy nhiên tiền dấu hiệu còn bộc lộ một số nhược điểm, đó là: Một só loại dấu hiệu giá trị dễ bị làm giả Giấy bạc ngân hàng thường bị lạm phát. Những dấu hiệu giá trị hiện đại phụ thuộc nhiều vào những kỹ thuật và trình độ dân trí. Những nhược điểm này các nước đã và đang tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, hiện tại chưa quốc gia nào đạt được kết quả mong muốn. Chế độ lưu thông tiền tệ ở Việt Nam Lịch sử tiền tệ Việt Nam đã trải qua nhiều chế độ lưu thông khác nhau Từ thời kỳ các triều đại Phong kiến: Hầu hết các triều Vua, Chúa nước ta đều phát hành tiền bằng hai nguyên liệu chính là đồng và kẽm. Riêng Vua Hồ Quí Ly cho phát hành tiền giấy và chỉ tồn tại 4 năm từ 1400 đến 1404, đến 1405 lại trở về sử dụng bằng chất liệu tiền đồng và tiền kẽm. Sau đó, chúng ta cũng đã sử dụng nhiều loại tiền khác nhau như: tiền Đông Dương mang bản vị bạc, tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,… Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đồng tiền mới được thống nhất trên phạm vi cả nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với đơn vị tiền tệ là “đồng”, ký hiệu quốc gia (viết tắt) là “đ”. Hệ thống tiền tệ của Việt Nam đang lưu hành hiện nay bao gồm 2 loại, tiền giấy và tiền kim loại.Tiền giấy có 12 mệnh giá: 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ, 10.000đ, 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ, 200đ và 100đ.Tiền kim loại có 5 mệnh giá: 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ và 200đ. Tiền giấy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luôn áp dụng kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới trong việc sản xuất tiền giấy, nhằm nâng cao chất lượng in ấn cũng như tính bảo an của đồng tiền Việt Nam. Do đó có những thời điểm, trong lưu thông có 2 đồng tiền cùng mệnh giá (giá trị ngang nhau), nhưng khác nhau về mẫu thiết kế (hình thức) cùng song song lưu hành. Ngày 17 tháng 12 năm 2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bổ sung vào lưu thông 2 đồng tiền mệnh giá 500.000đ và 50.000đ được in trên chất liệu giấy polymer.Ngày 01 tháng 9 năm 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bổ sung loại tiền giấy polymer mệnh giá 100.000đ. Ngày 17 tháng 5 năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát hành vào lưu thông đồng tiền polymer mệnh giá 20.000đ.Và ngày 30 tháng 8 năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa vào lưu thông 2 đồng tiền mệnh giá 200.000đ và 10.000đ in trên giấy polymer. Như vậy, hiện nay trong lưu thông, mệnh giá 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ và 10.000đ có 2 mẫu thiết kế, in trên chất liệu giấy nền polymer và cotton cùng song song lưu hành. Việc phát hành tiền polymer đã có ảnh hưởng, tác động lớn đến nền kinh tế cũng như đời sống của nhân dân Xuất phát từ một số đặc tính của tiền polymer trong bảo quản, sử dụng như: dễ bị biến dạng khi tiếp xúc với nguồn nhiệt, dễ bị nhàu nếu bị vò, miết mạnh… đòi hỏi phải được sử dụng, bảo quản một cách thích hợp. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, những thói quen mới dần được hình thành, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông giảm đáng kể so với trước. Tại thành phố Hồ Chí Minh, sau hai năm phát hành tiền mới vào lưu thông, tỷ trọng tiền polymer không đủ tiêu chuẩn lưu thông chỉ chiếm khoảng 0,02% tổng doanh số thu tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước năm 2005 và 0,08% doanh thu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. So sánh với tỷ trọng tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông năm 2003 là 12,9% so với doanh số thu tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước năm 2003. Ngoài ra chất lượng tiền sau hai năm đi vào lưu thông vẫn đảm bảo độ sạch đẹp hơn so với tiền cotton được lưu hành trong cùng thời gian. Đặc điểm này của tiền Polymer sẽ giúp giảm đáng kể chi phí phát hành dù chi phí in tiền Polymer có cao hơn so với tiền trên nền giấy cotton. Ưu thế nổi trội của những tờ tiền in trên chất liệu polymer là khả năng chống giả của nó. Tiền giả là một vấn nạn hầu hết các quốc gia trên thế giới chứ không chỉ của riêng nước ta. Tuy nhiên, trước khi tiền polymer được phát hành thì tiền giả ở nước ta là một vấn đề bức xúc, diễn biến phức tạp với mức độ làm giả ngày càng tinh vi, gây thiệt hại không nhỏ đến lợi ích người dân và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của đất nước. Hiệu quả của những đồng tiền polymer không dừng lại ở đó. Do giấy nền polymer có độ bền cơ học cao hơn hẳn so với giấy nền trên chất liệu cotton, lại không thấm nước và có lớp vec-ni in phủ bảo vệ nên tiền polymer bền, sạch , độ ẩm và độ nở sau khi sử dụng không cao như tiền cotton . Đây cũng là đặc điểm quan trọng giúp cho tiền polymer có thể thích ứng tốt với việc sử dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng. Với sự ra đời của tiền polymer chúng ta đã có những bước đi thích hợp để việc ứng dụng các thiết bị hiện đại trong giao dịch tiền mặt nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kiểm đếm, phân loại tiền cũng như giảm chi phí cho các giao dịch tự động qua máy ATM. Qua đó cũng tiết giảm được chi phí vận chuyển tiền mặt do giảm chi phí bảo an trong vận chuyển so với chi phí bảo an khi từng ngân hàng thực hiện công tác vận chuyển riêng lẻ và nhất là có thể chuyển một khối lượng khá lớn hoạt động kho quỹ thuộc trách nhiệm của Ngân hàng Nhà Nước sang lĩnh vực dịch vụ công để Ngân hàng Nhà nước tập trung thực hiện vai trò quản lý nhà nước của Ngân hàng trung ương. Đây cũng là xu hướng chung của hoạt động ngân quỹ phù hợp với xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng trong tiến trình hội nhập. Như vậy, có thể nói rằng mặt dù đồng tiền Việt Nam trên nền giấy polymer có những yêu cầu riêng cần được đáp ứng khi bảo quản và sử dụng nhưng so với những lợi ích mà chúng mang lại cho từng người dân sử dụng đồng tiền cũng như cho toàn bộ nền kinh tế là rất rõ nét . Với những ưu thế đó, đồng tiền polymer đang dần có được lòng tin của người dân, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá và từng bước tham gia vào quá trình hiện đại hoá ngành ngân hàng Tiền kim loại Ngày 17 tháng 12 năm 2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành tiền kim loại vào lưu thông với 3 mệnh giá: 5.000đ, 1.000đ và 200đ. Ngày 01 tháng 4 năm 2004 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành thêm 2 mệnh giá: 2.000đ và 500đ. Việc phát hành trở lại tiền kim loại không chỉ đánh dấu sự ổn định về mặt giá trị của đồng tiền Việt Nam trong thời gian qua mà còn là bước đi nhằm hoàn thiện hệ thống tiền tệ Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế, tiết giảm chi phí phát hành đối với đồng tiền có mệnh giá nhỏ. Không như tiền polymer công tác phát hành chỉ gặp khó khăn trong một thời gian ngắn ở giai đoạn đầu. Những nguyên nhân được đưa ra để từ chối sử dụng tiền kim loại như : tiền kim loại nặng, dễ rơi mất, khó bảo quản hơn tiền cotton cùng mệnh giá; nhiều trường hợp trẻ nhỏ gặp sự cố đáng tiếc do nuốt phải tiền kim loại… Tuy đây không phải là lần đầu tiên tiền kim loại xuất hiện trong lưu thông ở nước ta nhưng sự vắng mặt quá lâu của nó đã làm người dân mất đi thói quen sử dụng trong khi việc hình thành một thói quen mới luôn cần có thời gian. Mặc dù có những hạn chế về mặt tâm lý người sử dụng gây khó khăn không nhỏ cho công tác phát hành tiền kim loại hiện nay, song tiền kim loại cũng có rất nhiều ưu thế như: sạch hơn, bền hơn và do vậy tiết kiệm được nhiều chi phí phát hành hơn so với tiền cotton. Ngoài ra tiền kim loại cũng phù hợp với việc sử dụng các máy bán hàng tự động là loại hình dịch vụ thuận tiện đã và đang trở thành một kênh bán hàng hiệu quả trong hệ thống bán lẻ trên thế giới. Như vậy so với một số hạn chế trong sử dụng tiền kim loại như đã nêu thì những lợi ích mà tiền kim loại mang đến lớn hơn rất nhiều. Đây cũng là lý do ngày nay tiền kim loại vẫn được sử dụng rộng khắp trên thế giới ngay cả ở những nước phát triển hiện đại. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng chủ trương phát hành tiền kim loại vào lưu thông là một chủ trương đúng đắn, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực về mặt vĩ mô trong đó quan trọng nhất là tạo ra điều kiện tiền đề để tiến hành tự động hoá các dịch vụ công cộng_ một nội dung không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tóm lại: dù có những khó khăn bước đầu trong công tác phát hành, nhưng thực sự chủ trương phát hành tiền polymer và tiền kim loại là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Với những ưu thế vốn có của mình, những đồng tiền trên chất liệu mới chắc chắn sẽ dần khẳng định vị trí của mình trong đời sống người dân, đánh dấu sự chuyển mình của đồng tiền Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tài liệu tham khảo Bài giảng Tài chính – tiền tệ, trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, trường đại học Kinh tế quốc dân. PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài Giáo trình Tài chính tiền tệ, Học viện tài chính Giáo trình Tài chính tiền tệ, Học việc Bưu chính viễn thông. Thạc sĩ Đặng Thị Việt Đức, Thạc sĩ Phan Anh Tuấn Và sự tham khảo từ các nguồn báo và các website khác nhau như: www.dantri.com.vn , www.vnexpress.vn , www.ebook.edu.vn , www.wikipedia.org , www.wattpad.com, www.sbv.gov.vn …

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tiểu luận Chế độ lưu thông tiền tệ và thực trạng ở Việt Nam.doc
Luận văn liên quan