Việc công nhận thẩm quyền xem xét khiếu kiện cá nhân của UB có thể
được quốc gia thực hiện bằng cách tham gia nghị định thư bổ sung công ước
(Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; Công ước về loại trừ mọi hình
thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ), hoặc tuyên bố công nhận thẩm quyền UB
(công ước chống tra tấn, công ước loại trừ phận biệt chủng tộc)
Ngoài ra còn có cơchế khiếunại giữa các quốc gia (có thể sử dụng tại 3 cơ
quan thuộc điều ước quốc tế là UB chống tra tấn, UB về xoá bỏ mọi hính thức
phân biệt chủng tộc, UB nhân quyền) và thủ tục điều tra.
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chế giám sát thực hiện quyền con người dựa trên Hiến chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Chế giám sát thực hiện quyền con
người dựa trên Hiến chương
2
Nhân quyền, hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người và
không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Tuy nhiên, trước khi các cơ
chế bảo đảm nhân quyền ra đời thì các khái niệm nhân quyền và các yếu tố liên
quan đến nhân quyền nằm ở các văn bản rời rạc và ít được tôn trọng. Sự ra đời của
tổ chức LHQ các tổ chức quốc tế khác như Hội chữ thập đỏ đã đánh dấu 1 bước
quan trọng trong việc xây dựng các cơ chế và đảm bảo thực thi nhân quyền. Từ
đây, nhân quyền được đảm bảo bằng các văn bản với quy định rõ ràng, cụ thể
đồng thời có các cơ quan, cơ chế giám sát việc thực hiện. Cho dù có nhiều ý kiến
khác nhau nhưng có thể khẳng định , trên bình diện thế giới, với sự ra đời của các
cơ chế nhân quyền , quyền con người ngày càng được tôn trọng và đảm bảo. Nhất
là khi càng ngày có càng nhiều quốc gia tham gia vào các cơ chế nhân quyền này.
Đảm bảo nhân quyền trở thành một đòi hỏi tất yếu của xã hội văn minh.Trong
phạm vi bài thảo luận này, nhóm tôi chỉ đi vào xem xét cơ chế quyền con người ở
cấp độ quốc tế, tức là cơ chế của tổ chức LHQ
Cơ chế giám sát thực hiện quyền con người của LHQ nhìn chung được chia
làm 2 hệ thống chính.
- Hệ thống các cơ quan hình thành theo quy định của Hiến chương LHQ.
Chức năng và nhiệm vụ có liên quan đến quyền con người của các cơ quan này
được xác định bởi Hiến chương.
-Hệ thống các cơ quan giám sát thực hiện các điều ước quốc tế. Đây là các
cơ quan được hình thành từ những quy định cụ thể tại các công ước quốc tế cơ bản
về quyền con người ngoại trừ UB về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá. UB này
do Hội đồng kinh tế và xã hội của LHQ thành lập
A. Cơ chế giám sát thực hiện quyền con người dựa trên Hiến chương:
I. Cơ sở pháp lí:
3
Hiến chương LHQ đã đề cập đến quyền con người trên 3 bình diện khác
nhau. Thứ nhất, quyền con người là sự thể hiện cam kết tôn trọng của các quốc
gia. Thứ hai, quyền con người là một trong những mục tiêu cơ bản trong các oạt
động của LHQ. Thứ ba, quyền con người là điều kiện cần thiết cho hoà bình và
phát triển của nhân loại cũng như của mỗi quốc gia. Điều này được thể hiện rất rõ
trong điều 1 và điều 55 của Hiến chương LHQ.
Trong Hiến chương có một số điều khoản xác lập trách nhiệm cụ thể về
quyền con người với 1 số cơ quan của LHQ. Cụ thể: điều 13 ( 1 ) quy định chức
năng và thẩm quyền của Đại hội đồng LHQ trong việc hỗ trợ hiện thực hoá các
quyền con người và tự do cơ bản; điều 61 ( 2, 3 ) và điều 68 quy định về Hội đồng
kinh tế-xã hội LHQ. Ngoài ra, quyền con người còn được đề cập tại điều 76 ( c )
về hệ thống quản thác của LHQ.
II.Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
1. Chức năng và quyền hạn
Hội đồng bảo an là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc. Chức
năng của hội đồng được quy định tại điều 24 của hiến chương. Hội đồng trách
nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những quyền hạn nhất
định được trao cho Hội đồng bảo an để hội đồng có thể làm tròn các nghĩa vụ của
mình được quy định ở các chương VI, VII, VIII và IX. Với chức năng và quyền
hạn được trao chúng ta có thể nhận thấy vấn đề quyền con người không thuộc
trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng. Tuy nhiên mối quan hệ của Hội đồng bảo
an với vấn đề quyền con người có thể được xác định tại điều 34 của Hiến chương.
Theo điều 34, Hội đồng bảo an “có thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc tình
thế có thể dẫn đến sự bất hòa quốc tế hoặc gây ra tranh chấp và xác định xem tranh
chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế hay
không”. Như vậy trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người
một cách rõ ràng và ở mức độ cao, Hội đồng bảo an hoàn toàn có khả năng xác
định trường hợp đó sẽ tạo nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế theo quy
4
định tại điều 39 của hiến chương ( hội đồng bảo an đã ra những quyết định về chế
độ phân biệt chủng tộc A-pác- thai của Nam Phi, sự hiện diện của chế độ này ở
Na-mi-bi-a và hành động của I-rắc trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1990-
1991 đặc biệt đối với người Cuốc). Hơn nữa hội đồng bảo an có đủ thẩm quyền
thay mặt Liên hợp quốc để thông qua và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nếu sự
việc không được giải quyết một cách thỏa đáng.
Thông qua việc sử dụng thẩm quyền được hiến chương giao cho, Hội đồng
bảo an là cơ quan quyết định cuối cùng về những vấn đề liên quan bao gồm cả vấn
đề quyền con người.
2. Thực tiễn và hiệu quả hoạt động
Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có thẩm quyền ban
hành các quyết định mang tính mệnh lệnh. Khi một vấn đề nảy sinh có liên quan
đến hòa bình và an ninh quốc tế được báo cáo, Hội đồng sẽ thông qua các khuyến
nghị hoặc đề nghị với mục đích khuyến khích các bên đi đến biện pháp hòa giải.
Nếu không hiệu quả, Hội đồng sẽ thực hiện các cuộc điều tra hoặc làm trung gian
hòa giải của các bên trannh chấp bằng cách gửi phái đoàn của mình hoặc bổ nhiệm
một đại diện của Hội đồng đến hiện trường gặp gỡ các bên có liên quan. Khi xung
đột xảy ra ở mức độ nghiêm trọng và có nguy cơ đe dọa đến hòa bình và an ninh
quốc tế hội đồng sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế.
Mặc dù hội đồng bảo an đã và đang đóng một vai trò tích cực trong việc
ngăn ngừa, giải quyết các xung đột quốc tế, khu vực và bảo vệ quyền con người
nhưng thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng không phải đã được thực hiện
một cách có hiệu quả. Nhiều cuộc xung đột, diệt chủng lẽ ra phải được ngăn chặn
kịp thời nếu Hội đồng bảo an đưa ra được các quyết định nhanh chóng như trường
hợp thảm sát và diệt chủng ở Rwanda.
III.Đại hội đồng Liên hợp quốc
1. Quyền hạn và chức năng
5
Đối với vấn đề nhân quyền, quyền hạn và chức năng của Đại hội đồng được
ghi nhận rõ ràng tại điều 13 (1b) của hiến chương Liên hợp quốc giao cho Đại hội
đồng “đề xướng những nghiên cứu và thông qua những khuyến nghị” với mục
đích “thực hiện các quyền con người và các quyền tự do cơ bản đối với mọi người
không biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo”. Khác với hội đồng bảo an,
đại hội đồng chỉ thông qua các khuyến nghị, nghị quyết kể cả các nghị quyết thông
qua các điều ước quốc tế. Những khuyến nghị này không mang tính ràng buộc về
mặt pháp lí.Đó là tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng
thông qua năm 1948. Khi mới thông qua tuyên ngôn không phải là một văn bản có
giá trị ràng buộc pháp lí. Tuy nhiên ảnh hưởng và vị trí của nó đã được thừa nhận
một cách rộng rãi như hòn đá tảng của các văn kiện quốc tế về quyền con người
sau này.
2. Thực tiễn hoạt động và hiệu quả
Bên cạnh việc thông qua những khuyến nghị và nghị quyết về các vấn đề
liên quan, đặc biệt là các vấn đề về quyền con người, Đại hội đồng còn thông qua
các văn kiện khác có giá trị là những văn bản thiết lập các tiêu chuẩn đặc biệt về
quyền con người. Những văn bản này bao gồm các điều ước quốc tế về quyền con
người mà nếu các quốc gia thành viên Liên hợp quốc chấp nhận tham gia, chúng
sẽ trở thành những văn kiện có giá trị ràng buộc đối với quốc gia đó.
Ở giai đoạn đầu tiên của Liên hợp quốc, từ năm 1946 đến 1948, đại hội
đồng đã thông qua một loạt các nghị quyết về quyền con người, tái khẳng định
nguyên tắc của luật pháp quốc tế áp dụng đối với các tội ác chống nhân loại và tội
ác chiến tranh. Những nguyên tắc này thể hiện rõ trong Hiến chương Tòa án
Nuremberg và các phán quyết của tòa này. Năm 1946, Đại hội đồng tái tuyên bố
rằng diệt chủng là một tội ác vi phạm luật quốc tế và mở ra quá trình pháp điển
hóa nhanh chóng các quy định trừng trị loại tội phạm này. Và công ước ngăn ngừa
và trừng trị tội diệt chủng đã ra đời tháng 12-1948.
6
Ngoài ra Đại hội đồng còn liên tiếp thông qua các khuyến nghị về các vấn
đề về quyền bình đẳng nam nữ, đặc biệt trên lĩnh vực quyền chính trị, quyền lao
động và bảo vệ quyền thành lập và gia nhập công đoàn, quyền trẻ em..
Từ những năm 1950 đến cuối thể kỉ XX, Đại hội đồng đã tích cực xây dựng
và từng bước hoàn thiện hệ thống các văn kiện quốc tế về quyền con người trên tất
cả các lĩnh vực có liên quan từ quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đến quyền dân sự
và chính trị, từ quyền phụ nữ, trẻ em đến các quyền của các nhóm thiểu số… Hệ
thống các văn kiện này đã hình thành nên một ngành luật quan trọng trong hệ
thống pháp luật quốc tế nói chung, đó là luật quốc tế về quyền con người.
Những đóng góp của Đại hội đồng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con
người có vị trí lớn lao, thể hiện ý chí nguyện vọng của toàn thể các dân tộc về một
thế giới ma ở đó quyền con người được tôn trọng.
Tuy nhiên Đại hội đồng vãn còn có những hạn chế cơ bản trong việc
thực hiện các tiêu chuẩn và quy định về quyền con người đã được nó xây dựng
nên. Thực tế cho thấy, các văn kiện về quyền con người đã đạt đến độ tương
đối hoàn chỉnh về số lượng lẫn chất lượng nhưng việc biến chúng thành thực
tiễn ở các quốc gia trên thế giới còn là một vấn đề cực kì nan giải. Lý do là bởi
sự khác biệt về các điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị, lịch sử và văn hóa khi
thực thi luật nhân quyền giữa các quốc gia trong khi các quy định của các văn
kiện này còn mang tính chung chung, khái quát. Ở nhiều nơi trên thế giới, tình
trạng vi phạm nghiêm trọng các quy định của các văn kiện trên vẫn thường
xuyên xảy ra. Tuy nhiên Đại hội đồng và các cơ quan có liên quan vẫn chưa
thể có các biện pháp để đảm bảo sự tôn trọng và thực hiện triệt để các quyền
con người như đã được ghi rõ trong hệ thống các văn kiện được Đại hội đồng
thông qua.
IV. Tòa án Tư pháp Quốc tế:
1. Chức năng và quyền hạn đối với những vấn đề nhân quyền:
7
Như chúng ta đã biết, Tòa án Tư pháp Quốc tế ( ICJ ) là cơ quan tài phán
của Liên Hợp Quốc, được thành lập bởi Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tòa có hai
thẩm quyền chính là : xét xử, giải quyết các tranh chấp quốc tế và đưa ra các ý
kiến tư vấn.
Theo như Điều 34 (1) của Quy chế Tòa án thì chỉ có các quốc gia liên quan
vụ việc có thể tham gia khiếu kiên tại Tòa. Như vậy, xét trên phương diện nhân
quyền, điều này đã khiến việc Tòa có tư cách xét xử trong các vụ kiện bị giảm sút.
Bởi nếu có vi phạm nhân quyền ở một quốc gia mà quốc gia đó không chấp nhận
thẩm quyền của Tòa hay không là thành viên của điều ước quốc tế nào thừa nhận
thẩm quyền của Tòa thì Tòa không thể có thẩm quyền xét xử. Trên thực tế, vấn đề
vi phạm nhân quyền thường diễn ra với các cá nhân, nhóm cá nhân trong khi đó họ
lại không có quyền đăng đơn kiện. Có thể thấy nếu như xét trên phương diện này,
Tòa ít có thẩm quyền về vấn đề nhân quyền, mặc dù vấn đề này là vấn đề cốt lõi,
quan trọng trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.
2. Thủ tục xét xử các vấn đề về nhân quyền:
Thủ tục xét xử các vấn đề về nhân quyền không khác so với thủ tục xét xử
các vấn đề khác, nó được quy định cụ thể trong Quy chế Tòa án và Điều lệ Tòa án.
Nếu một cá nhân bị vi phạm nhân quyền, cá nhân này buộc phải tác động vào quốc
gia mà cá nhân đó có quốc tịch, quốc gia đó nộp đơn kiện lên ICJ thì mới có thể
kiện quốc gia khác vi phạm nhân quyền với mình.
Thủ tục tranh tụng tại Tòa gồm phần tranh luận của các đương sự và cố vấn
pháp lý bằng văn bản hay bằng miệng.
Sau đó, Tòa sẽ họp kín nhằm thông qua phán quyết. Phán quyết này là phán
quyết cuối cùng và không có kháng án.
3. Thực tiễn và hiệu quả hoạt động:
Hầu hết các công ước, điều ước quốc tế về quyền con người không chứa
đựng các quy định thừa nhận thẩm quyền của Tòa nên các vụ việc trực tiếp có liên
quan đến vấn đề này mà Tòa xét xử là rất ít ỏi.
8
Song không vì thế mà vai trò của Tòa với vấn đề con người hạn chế. Thực
tế cho thấy các quyết định của Tòa, các phán quyết mà Tòa đưa ra trong một số vụ
việc đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản có ảnh hưởng quan trọng đến việc bảo vệ
và thúc đẩy quyền con người.
Với chức năng tư vấn, Tòa đã đưa ra những ý kiên tư vấn về quyền con
người, tạo tiền đề pháp lý quan trọng cho việc củng cố và phát triển luật quốc tế về
quyền con người.
V. Hội đồng kinh tế - xã hội
1. Chức năng và quyền hạn đối với những vấn đề nhân quyền
Như chúng ta đã biết, Hội đồng kinh tế-xã hội là một cơ quan trực tiếp và
cơ bản của Đại Hội Đồng. Chức năng và thẩm quyền của Hội đồng nằm trong
phạm vi nghiên cứu, thảo luận các vấn đề kinh tế xã hội quốc tế, cũng như đưa ra
những khuyến nghị trong việc xây dựng các chính sách liên quan. Hội đồng kinh
tế-xã hội còn có vai trò đặc biệt trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế vì sự phát triển
đồng thời xác định các mục đích ưu tiên cho hoạt động liên quan của Liên Hợp
Quốc. Có thể nói, Hội đồng kinh tế-xã hội chính là cơ quan của Liên Hợp Quốc,
đảm nhiệm trực tiếp các công tác về quyền con người.
Hội đồng thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng những khuyến nghị về các
vấn đề tôn trọng, tuân thủ quyền con người cũng như bảo vệ và thúc đẩy quyền
con người cụ thể trên mọi lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, sức
khỏe... Tóm lại, Hội đồng kinh tế-xã hội có thể được xem như cơ quan có chức
năng và thẩm quyền trực tiếp với vấn đề thúc đẩy sự tôn trọng và bảo vệ quyền
con người.
2. Thủ tục xét xử các vấn đề về nhân quyền:
Các quyết định và khuyến nghị của Hội đồng được thông qua bởi thủ tục bỏ phiếu
theo đa số, mỗi thành viên của Hội đồng có số phiếu như nhau.
9
Hội đồng có: 9 Hội đồng chức năng, trong đó có Hội đồng Nhân quyền hay Ủy
ban Nhân quyền; có 5 Hội đồng khu vực và có 5 Ủy ban thường trực .
3. Thực tiễn và hiệu quả hoạt động:
Năm 1946, theo Điều 68 Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng đã thành
lập Ủy ban Nhân quyền – nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng Bộ luật Nhân
quyền quốc tế.
Hội đồng đã giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan đến quyền con người
như: bảo vệ người thiểu số, ngăn chặn phân biệt đối xử, diệt chủng,ngăn chặn tình
trạng người mất quốc tịch...
VI. Hội đồng Nhân quyền
1. Quyền hạn, chức năng và cơ cấu:
Tiền thân của Hội đồng Nhân quyền là Uỷ ban Nhân quyền ( Commision of
Human Rights) được thành lập vào năm 1946 bởi Hội đồng Kinh tế- Xã hội
(ECOSOC). Uỷ ban nhân quyền đưa ra các khuyến nghị và báo cáo về các vấn đề
nhân quyền thông qua Hội đồng kinh tế xã hội lên Đại hội đồng. Hội đồng Nhân
quyền được thành lập vào ngày 15/3/2006 bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bằng
nghị quyết A/60/251.. Uỷ ban nhân quyền được thay thế bởi Hội đồng Nhân quyền
chính là một bước cải tiến trong thủ tục, trình tự cũng như cách thức giải quyết
những vấn đề liên quan đến nhân quyền của Liên Hợp Quốc.
Hội đồng nhân quyền ngày nay là một cơ quan trực thuộc Đại hội đồng và
báo cáo công việc trực tiếp lên Đại hội đồng.
Hội đồng nhân quyền ngày nay được đại diện bởi 47 quốc gia ( Châu Á: 13
ghế, Châu Phi: 13 ghế, Đông Âu: 6, Mỹ Latin và Ca-ri-bê: 8, phương Tây: 7). Về
chức năng, về cơ bản Hội đồng nhân quyền kế thừa những chức năng của Uỷ ban
Nhân quyền trước đây, với nhiệm vụ bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên
toàn thế giới. Với nhiệm vụ cụ thể như trên, ngày nay công việc chính của Hội
đồng là xác định những tình huống vi phạm nhân quyền và đưa ra những khuyến
nghị của mình. Tuy nhiên, so với Uỷ ban nhân quyền trước kia Hội đồng Nhân
10
quyền ngày nay cũng có những chức năng mới đó là việc Kiểm điểm định kỳ tình
hình thực hiện nhân quyền của các nước trên thế giới (Univesal Periodic Review)
2. Kiểm điểm định kỳ ( Universal Periodic Review)
Với những nhiệm vụ đã được xác định như trên thì Universal Periodic
Review là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Hội đồng. Quá trình này được
thực hiện bằng việc đánh giá những bản báo cáo nhân quyền của tất cả 192 quốc
gia thành viên LHQ. Cứ 4 năm thì những bản báo cáo về nhân quyền của tất cả
192 thành viên phải được đánh giá. Việc đánh giá này nhằm thúc đẩy tình trạng
nhân quyền ở mọi quốc gia và xác định được những hành vi vi phạm nhân quyền
diễn ra ở mọi nơi trên thế giới. Với mục tiêu ban đầu là đến năm 2011 tất cả 192
quốc gia thành viên LHQ đều phải được đánh giá tình trạng nhân quyền thì mỗi
năm một lần 3 cuộc đánh giá (session) sẽ được tiến hành. Ở mỗi session 16 quốc
gia sẽ được đánh giá, như vậy mỗi năm sẽ có 48 quốc gia sẽ được Hội đồng Nhân
quyền xem xét tình trạng nhân quyền tại quốc gia mình. Như vậy đến năm 2011
chúng ta sẽ đạt được mục tiêu tất cả 192 quốc gia sẽ được thực hiện thủ tục này.
3. Ban cố vấn (Advisory Committee)
Bên cạnh việc đảm nhận Univesal Periodic Review, Hội đồng Nhân quyền
còn đảm nhận việc đưa ra những ý kiến chuyên môn và những khuyến nghị đối
với những vấn đề nhân quyền. Công việc trên được đảm nhận bởi Uỷ ban Cố vấn
(Advisory Committee) là một bộ phận thuộc Hội đồng Nhân quyền. Cơ quan tiền
thân trước đây của Uỷ ban này là Tiểu ban Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
thuộc Uỷ ban Nhân quyền ( ngày nay đã được thay thế bởi Hội đồng nhân quyền).
Uỷ ban cố vấn sẽ đảm bảo việc nghiên cứu và đưa ra những ý kiến tư vấn phù hợp
nhất cho Hội đồng Nhân quyền . Uỷ ban tư vấn không đưa ra những quyết định
cũng như những cách giải quyết cuối cùng mà chỉ dựa trên những nghiên cứu của
mình để đưa ra những ý kiến tư vấn phù hợp nhất.
4. Thủ tục khiếu nại (Complaint Procedure)
Để hoàn thiện cho những chức năng của mình, Thủ tục khiếu nại
(Complaint Procedure) là một trong những thủ tục quan trọng trong Hội đồng
11
Nhân quyền. Thủ tục này trước kia có tên gọi là Thủ tục 1503 (The 1503
Procedure) là tên gọi của một thủ tục khiếu kiện quyền con người được Hội đồng
Kinh tế xã hội thiết lập thông qua Nghị quyết 1503 (27/5/1970). Sau khi Uỷ ban
nhân quyền thay thế Hội đồng nhân quyền thì thủ tục 1503 cũng không còn tồn tại,
thay vào đó là Thủ tục khiếu nại (trực thuộc Hội đồng Nhân quyền).
Đảm nhận công việc về Thủ tục khiếu nại có 2 nhóm làm việc riêng biệt đó
là một nhóm xem xét những khiếu nại (the Working Group on Communications)
được đưa lên Hội đồng và một nhóm thụ lý những khiếu nại trên (the Working
Group on Situations). Sau khi những khiếu nại được the Working Group on
Communications thông qua chúng sẽ được chuyển đến cho các quốc gia liên quan
đồng thời khiếu nại đó sẽ được đưa lên the Working Group on Situations. Với
những thông tin được cung cấp từ The Working Group on Communications và trả
lời từ phía những quốc gia liên quan the Working Group on Situations sẽ viết báo
cáo đệ trình vụ việc lên Hội đồng Nhân quyền . Và cuối cùng là tới lượt Hội đồng
Nhân quyền đưa ra những quyết định cuối cùng dựa vào từng vụ việc cụ thể.
Tất cả những khiến nghị (communications) đều được xem xét bởi the
Working Group on Communications trừ những trường hợp sau:
a. Khiếu nại đó có động cơ chính trị rõ ràng hoặc mục đích của khiếu nại
không phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên bố quốc tế về
quyền con người…
b. Khiếu nại đó không đưa ra được những bằng chứng cụ thể, không chỉ ra
được quyền nào đã bị vi phạm…
c. Khiếu nại đó sử dụng những từ ngữ khiếm nhã, lăng mạ
d. Khiếu nại đó không được đưa lên bởi cá nhân hay nhóm người được coi là
nạn nhân.
e. Khiếu nại đó dựa trên những báo cáo đựơc phổ biến trên những phương
tiện thông tin truyền thông.
f. Khiếu nại này đang được xem xét tại một cơ quan nhân quyền khác của
Liên Hợp Quốc hay khu vực.
12
g. Vấn đề vi phạm nhân quyền này chưa được giải quyết hết bằng những biện
pháp trong nước , trừ trường hợp những biện pháp đó không có tác dụng.
VII. Thủ tục đặc biệt
Thủ tục đặc biệt là tên chung để chỉ những cơ chế được thiết lập bởi UB
nhân quyền và được Hội đồng nhân quyền tiếp quản. Các cơ chế này có nhiệm vụ
giải quyết các vấn đề cụ thể của từng nước hoặc các chủ đề cụ thể ở tất cả các khu
vực trên thế giới.
Các thủ tục đặc biệt có thể là các cá nhân ( gọi là báo cáo viên đặc biệt, đại
diện đặc biệt của Tổng thư kí, đại diện của Tổng thư kí hay chuyên gia độc lập )
hoặc cũng có thể là 1 nhóm làm việc gồm khoảng 5 thành viên ( mỗi thành viên từ
1 khu vực khác nhau ).
Chức năng của các thủ tục đặc biệt thường là kiểm tra, giám sát, tư vấn và
công khai báo cáo về tình trạng quyền con người ở các quốc gia hoặc vùng lãnh
thổ. Các thủ tục đặc biệt có thể tiến hành các hoạt động đa dạng bao gồm cả trả lời
khiếu kiện cá nhân, nghiên cứu, đưa ý kiến tư vấn trong hợp tác kĩ thuật ở cấp độ
quốc gia, hay tham gia vào các hoạt động chung nhằm thúc đẩy nhân quyền.
Nhiệm vụ của các thủ tục đặc biệt tuỳ thuộc vào Nghị quyết thành lập nên thủ tục
đặc biệt ấy.
Tựu chung lại, có thể thấy các thủ tục đặc biệt có những đặc điểm chính
sau:
- Tính toàn cầu: Theo như quyền hạn được quy định trong hiến chương, các
thủ tục đặc biệt có thể xem xét những vi phạm về nhân quyền ở mọi nơi trên thế
giới.
- Tính độc lập: Những người thực hiện nhiệm vụ của thủ tục đặc biệt đến từ
khắp nơi trên thể giới và họ hoạt động với tư cách độc lập, không có sự can thiệp
của chính phủ.
- Tính nhanh chóng và mềm dẻo: Các thủ tục đặc biệt có thể phản ứng rất
nhanh, họ tiến hành hàng trăm vụ can thiệp khẩn cấp mỗi năm nhằm giúp đỡ hàng
nghìn cá nhân đang gặp nguy hiểm.
13
- Các thủ tục đặc biệt đưa những vi phạm về nhân quyền ra trước sự chú ý
của cộng đồng quốc tế.
- Tính chuyên môn: Các thủ tục đặc biệt đua ra những tư vấn chuyên môn
cho chính phủ nhằm hướng dẫn, giúp đỡ họ trong việc tuân thủ nhân quyền.
Chính vì những đặc điểm đó mà các thủ tục đặc biệt được coi như là 1 trong
những công cụ mới mẻ, nhanh nhạy và mềm dẻo nhất trong bộ máy nhân quyền.
Cơ chế các thủ tục đặc biệt có 1 vi trí quan trọng trong việc thực hiện cơ chế giám
sát quốc tế đối với việc thực hiện các tiêu chuẩn phổ biến về quyền con người. Các
thủ tục này phát huy hiệu quả của nó trong việc giải quyết những vi phạm trầm
trọng về quyền con người.
VIII. Cao uỷ nhân quyềnLHQ:
Cao uỷ nhân quyền LHQ là quan chức của LHQ, dưới sự chỉ đạo và thẩm
quyền của Tổng thư kí, chịu trách nhiệm chính đối với các hoạt động quyền con
người của LHQ
Cao uỷ nhân quyền chịu trách nhiệm các vấn đề sau:
1. Bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên lĩnh vực chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hoá, xã hội và quyền phát triển.
2. Cung cấp các dịch vụ tư vấn, kĩ thuật và tài chính trên lĩnh vực quyền con
người cho các quốc gia khi được yêu cầu.
3. Điều phối các chương trình giáo dục và thông tin về quyền con người.
4. Đóng vai trò tích cực trong việc loại bỏ những trở ngại với vấn đề thực hiện
quyền con người.
5. Hỗ trợ các quốc gia tham gia đối thoại quyền con người
6. Nâng cao hợp tác quốc tế nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Cao uỷ nhân quyền LHQ đã tiến hành nhiều hoạt động ở nhiều nơi khác
nhau trên thế giới. Nhìn chung các hoạt động này đã mang đến những kết quả nhất
định. Tuy nhiên những kết quả này vẫn chưa được như cộng đồng quốc tế mong
muốn.
IX. Đánh giá chung:
14
Có thể nói rằng cơ chế nhân quyền dựa trên hiến chương mang tính chính
trị do thành phần trong các cơ quan trong cơ chế dựa trên hiến chương thực chất là
đại diện của các chính phủ.
Nhìn chung, hệ thống các cơ quan thuộc cơ chế quyền con người dựa trên
hiến chương có chức năng rộng lớn đối với các vấn đề về quyền con người. Hệ
thống này vừa đóng vai trò giám sát việc thực hiện quyền con người của các quốc
gia, vừa hỗ trợ việc thúc đẩy quyền con người chung, lại vừa trực tiếp bảo vệ
quyền con người trong 1 số trường hợp.
Tuy nhiên, cơ chế quyền con người này đang bộc lộ nhiều hạn chế như là :
hiệu quả thấp, chồng chéo chức năng và thẩm quyền, hệ thống còn phức tạp, cồng
kềnh, tính chính trị còn cao…
B. Cơ chế giám sát thực hiện quyền con người dựa trên các công ước
Trong cơ chế hoạt động của LHQ, bên cạnh các cơ quan được thành lập
theo Hiến chương , còn có hệ thống cơ các cơ quan giám sát được thành lập theo
công ước. Các cơ quan này có trách nhiệm bảo vệ, thúc đẩy và phát triển quyền
con người. Hiện nay có 8 Uỷ ban được thành lập, tương ứng với 7 công ước quốc
tế cơ bản về quyền con người nhằm giám sát các quốc gia thành viên thực hiện
công ước. Cụ thể:
1. UB về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc, giám sát việc thực hiện
Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc (1965)
2. UB về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, giám sát việc thực hiện Công ước
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (1966)
3. UB nhân quyền, giám sát việc thực hiện Công ứơc quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị (1966) và 2 nghị định thư bổ sung cho công ước.
4. UB về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, giám sát việc
thực hiện Công ước (1979) về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ và Nghị định thư bổ sung Công ước.
15
5. UB chống tra tấn, giám sát việc thực hiện Công ước chống tra tấn và sử
dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ
nhục con người (1984)
6. UB quyền trẻ em, giám sát việc thực hiện Công ước về quyền trẻ em (1989)
và 2 nghị định thư bổ sung công ước.
7. UB bảo vệ người lao động di cư và các thành viên trong gia đình của họ
(1990)
8. UB về quyền của người tàn tật giám sát việc thực hiện công ước về quyền
của người tàn tật
Mỗi UB được thành lập đều căn cứ vào các điều khoản cụ thể của công ước
mà UB giám sát (trừ UB quyền KT-XH-VH được thành lập bởi nghị quyết của
Hội đồng KT-XH, 1985). Các UB cũng vì thế mà được gọi là UB công ước. Mỗi
UB này thực hiện chức năng giám sát của mình thông qua các cuộc đối thọai với
đại diện của mỗi quốc gia thành viên trên cơ sỏ các báo cáo chi tiết. Báo cáo đầu
tiên sẽ được nộp trong khoảng thời gian 1-2 năm sau khi cong ước có hiệu lực đối
với quốc gia đó (tuỳ theo quy định của từng công ước), tiếp sau đó là các báo cáo
thường kì khoảng 4-5 năm 1 lần. Trong các báo cáo này, quốc gia thành viên phải
đưa ra các biện pháp pháp lí, hành chính và tư pháp đã được quốc gia áp dụng để
thực hiện các quy định của Công ước. Đồng thời, quốc gia cũng cần nêu ra những
khó khăn, thuận lợi mà quốc gia gặp phải trog quá tình thực hiện các quyền. Kết
quả chủ yếu của quá trình này là bản hồ sơ của cuộc đối thoại và bản tóm tắt của
chính UB. Những tài liệu này tạo cơ sở cho UB đánh giá mức độ tuân thủ nghĩa vụ
bảo vệ nhân quyền của mỗi quốc gia thành viên. Trên cơ sở nghiên cứu báo cáo
của quốc gia, UB đưa ra những nhận định của mình dưới dạng 1 bản bình luận
chung nhằm cụ thể hoá những nội dung pháp quy của các quyền cụ thể hoặc nhằm
giải quyết những vấn đề nảy sinh
Vấn đề đặt ra ở đây là liệu cơ chế báo cáo có dẫn tới những thay đổi thật sự
trước và sau khi báo cáo được trình bày, đặc biệt là trong trường hợp bản thân
quốc gia vẫn chưa chịu sự giám sát kĩ lưỡng của chính người dân nước đó bởi
16
quốc gia cố ý hạn chế thông tin. Không chỉ có vậy, cũng cần nhận thấy rằng các
quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển, những khó khăn về mặt cơ sở vật
chất, hậu cần, sẽ cản trở rất lớn đến việc cung cấp nhiều báo cáo chi tiết
Một số các UB, bên cạnh thủ tục báo cáo, còn giải quyết đơn kiện của các
cá nhân tố cáo sự vi phạm các quyền của họ theo những điều ước liên quan. Các
khiếu kiện cá nhân gửi lên UB công ước phải đảm bảo điều kiện:
- Quốc gia bị khiếu kiện phải là thành viên của Công ước
- Quốc gia đó phải công nhận thẩm quyền xem xét khiếu kiện cá nhân của
UB.
Việc công nhận thẩm quyền xem xét khiếu kiện cá nhân của UB có thể
được quốc gia thực hiện bằng cách tham gia nghị định thư bổ sung công ước
(Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; Công ước về loại trừ mọi hình
thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ), hoặc tuyên bố công nhận thẩm quyền UB
(công ước chống tra tấn, công ước loại trừ phận biệt chủng tộc)
Ngoài ra còn có cơ chế khiếu nại giữa các quốc gia (có thể sử dụng tại 3 cơ
quan thuộc điều ước quốc tế là UB chống tra tấn, UB về xoá bỏ mọi hính thức
phân biệt chủng tộc, UB nhân quyền) và thủ tục điều tra.
Hạn chế của cơ chế này đó là: Ngay cả sau khi đã có quyết định về từng vụ
kiện của các cá nhân thì cũng khó có thể đánh giá mức độ mà quốc gia tuân thủ
kiến nghị của các cơ quan này. Nguyên nhân là do những kiến nghị và quyết định
của các cơ quan này không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lí đối với các quốc gia
có liên quan.
Các cơ quan công ước có chức năng ban hành các hướng dẫn để làm rõ
thêm nội dung, ý nghĩa của các quyền được ghi nhận trong côn ước. Các bình luận
chung hay khuyến nghị nhằm giúp các quốc gia tuân thủ các quy định của công
ước 1 cách hiệu quả hơn. Chúng thường tập trung vào các điều khoản cụ thể của
công ước và giải thích chi tiết hơn các chuẩn mực mà các chính phủ phải tuân theo
trong việc thực hiện công ước. Bên cạnh việc gải thích những nghĩa vụ pháp lí
chung của quốc gia theo các điều ước quốc tế về nhân quyền, các cơ quan giám sát
17
còn xem xét những quyền quan trọng. Ví dụ trong bình luận chung số ^ của UB
nhân quyền, UB cho rằng việc vi phạm quyền được sống còn bao gồm cả việc
tước đoạt sự sống 1 cách gián tiếp ví như viẹc quốc gia ko hành động nhằm ngăn
chặn nạn suy dinh dưỡng.
Nhìn chung, các cơ quan nhân quyền được thành lập theo điều ước quốc tế
có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy vậy, về cơ bản, chức năng và quyền hạn của
các cơ quan này là khác nhau. Mối quan hệ không rõ ràng giữa các cơ quan này có
thể làm nảy sinh vấn đề. Giữa các cơ quan này vẫn tồn tại sự chồng chéo về mặt
chức năng, ví dụ như trong lĩnh vực chống phân biệt đối xử. Những khác biệt về
hình thức bảo vệ giữa các cơ quan có thể gây ra những quan ngại về tính tương
thích giữa các cơ quan này. Giữa các cơ quan này vẫn còn rất ít sự phối hợp hoạt
động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyet_trinh_cac_co_che_1018.pdf