Nếu so với các sản phẩm của Honda thi các sản phẩm của Trung quốc có mẫu
mã không kém gì các sản phẩm của Honda vì mẫu mã sản phẩm là thứ có thể bắt
chước rất dễ dàng. Để khác biệt hóa Honda cần tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật như
công nghệ phun xăng điện tử PGI và công nghệ PCX “xe dừng, động cơ cũng
ngừng theo”. Những khác biệt này Honda cần áp dùng rộng rãi cho các dòng xe để
người tiêu dùng được hưởng lợi và bản thân Honda cũng tăng được doanh thu nhờ
tăng được doanh số bán xe.
26 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10040 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬN
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA HONDA
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Thu Thủy
Thực hiện: Nhóm G2-QTKD K6.2
STT 007 Hồng Minh Châu STT 096 Đỗ Đức Toàn
STT 028 Nguyễn Thị Thu Hiền STT 100 Nguyễn Thị Ngọc Tú
STT 040 Lê Thị Hồng STT 102 Phạm Ngọc Tuấn
STT 070 Đoàn Mạnh Nguyên STT 109 Lưu Thanh Xuân
STT 087 Nguyễn Hữu Tài STT 110 Vũ Minh Yên
STT 090 Trần Thế Thành
HÀ NỘI – 10/2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬN
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA HONDA
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Thu Thủy
Thực hiện: Nhóm G2-QTKD K6.2
STT 007 Hồng Minh Châu STT 096 Đỗ Đức Toàn
STT 028 Nguyễn Thị Thu Hiền STT 100 Nguyễn Thị Ngọc Tú
STT 040 Lê Thị Hồng STT 102 Phạm Ngọc Tuấn
STT 070 Đoàn Mạnh Nguyên STT 109 Lưu Thanh Xuân
STT 087 Nguyễn Hữu Tài STT 110 Vũ Minh Yên
STT 090 Trần Thế Thành
HÀ NỘI – 10/2010
-i-
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ....................................................................................................................... 3
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................................. 3
1. Kinh doanh quốc tế ............................................................................................... 3
1.1 Khái niệm...................................................................................................... 3
1.2 Lý do tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế ...................................... 3
1.3 Các hình thức kinh doanh quốc tế ................................................................ 4
1.4 Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra TT quốc tế của DN ............ 4
2. Chiến lược kinh doanh quốc tế ............................................................................. 5
2.1 Khái niệm...................................................................................................... 5
2.2 Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế ........................................................ 5
2.3 Chiến lược kinh doanh quốc tế ..................................................................... 6
II. THỰC TRẠNG CLKDQT CỦA HONDA TẠI VIỆT NAM ............................. 8
1. Giới thiệu sơ lược về Honda ................................................................................. 8
2. Các chiến lược KDQT mà Honda áp dụng tại VN ............................................... 10
2.1 Lý do Honda lựa chọn thị trường Việt Nam ................................................. 10
2.2 Phương thức thâm nhập và CL cấp Cty của Honda tại TT Việt Nam .......... 11
2.3 Chiến lược cạnh tranh của Honda tại thị trường Việt Nam .......................... 13
2.4 Chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển hoạt động ............................. 15
3. Đánh giá chiến lược kinh doanh của Honda tại VN ............................................. 15
3.1 Môi trường kinh doanh tại Việt Nam ........................................................... 15
3.2 Môi trường nội bộ doanh nghiệp .................................................................. 15
3.3 Hiệu quả chiến lược kinh doanh của Honda Việt Nam ................................ 15
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÚP HD HOÀN THIỆN CLKDQT TẠI VN .......... 18
1. Chiến lược kinh doanh quốc tế cấp công ty của Honda tại Việt nam................... 19
2. Chiến lược cạnh tranh ........................................................................................... 19
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 22
Trang 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày một sâu rộng. Các
doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế cần phải nắm vững những kiến thức cơ
bản về kinh doanh quốc tế đặc biệt là các chiến lược kinh doanh quốc tế. Một chiến
lược đúng đắn không những giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả trên các thị
trường quốc tế mà còn định hướng cho công ty vào các hoạt động, các lĩnh vực mà
công ty kinh doanh có hiệu quả nhất.
Là một công ty của Nhật Bản đã rất thành công tại thị trường Mỹ, Châu âu
trước khí thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Honda đã từng bước chiếm lĩnh được
thị phần tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thị phần ô tô và xe gắn máy.
Những kinh nghiệm, bài học về chiến lược kinh doanh của Honda trên các thị
trường quốc tế mà đặc biệt là tại thị trường Việt Nam rất đáng để chúng ta xem xét,
đánh giá và học tập.
Xuất phát từ những lý do trên nhóm G2-QTKD K6.2 quyết định chọn:
“Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích của đề tài
Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về chiến lược kinh doanh quốc tế. Phân
tích, đánh giá chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam, từ
đó đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Honda tại thị
trường Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty
Honda.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các sản phẩm ô tô cá nhân, xe
máy của Honda tại thị trường Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chiến lược kinh doanh quốc tế.
Phân tích các chiến lược kinh doanh quốc tế mà Honda đã và đang áp dụng
tại thị trường Việt Nam.
Trang 2
Đánh giá, nhận xét và đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện chiến lược kinh
doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở lý thuyết về kinh
doanh quốc tế và chiến lược kinh doanh quốc tế.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sử dụng các dữ liệu thu thập từ
thực tế hoạt động của Honda tại thị trường Việt Nam.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài trang bìa chính, bìa phụ, mục lục, tài liệu tham khảo, cấu trúc của đề
tài như sau:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung.
- Phần kết luận và khuyến nghị.
Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm G2 QTKD- K6.2 xin chân thành cám
ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS Lê Thị Thu Thủy. Xin cám ơn các học
viên lớp K6.2 QTKD trường Đại học ngoại thương đã tạo điều kiện giúp đỡ và có
những lời khuyên bổ ích, giúp nhóm thực hiện tốt đề tài.
Hà nội, ngày 28 tháng 10 năm 2010
Nhóm G2 QTKD- K6.2
Trang 3
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Kinh doanh quốc tế
1.1 Khái niệm
Kinh doanh quốc tế là các hoạt động giao dịch kinh tế liên quan từ 2 quốc gia
hay vùng lãnh thổ trở lên với tư cách tư nhân hoặc chính phủ.
1.2 Lý do tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế
Gia tăng doanh số bán hàng
Doanh số bán hàng bị hạn chế do số người quan tâm đến sản phẩm hay dịch
vụ của doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp
có thể tăng tiềm năng doanh số bán hàng thông qua các thị trường tiêu thụ trên
phạm vi quốc tế. Lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm bán được sẽ tăng khi doanh
số bán hàng tăng. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới đã thu được hơn một
nửa doanh số bán hàng từ thị trường tiêu thụ nước ngoài.
Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài (bỏ - chưa phân tích từ xuất phát điểm lý
thuyết, Được bổ sung bằng phần chữ màu xanh ở dưới)
Các nhà sản xuất và phân phối tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ cũng như các
bộ phận cấu thành sản phẩm được sản xuất từ nước ngoài có thể giảm chi phí làm
cho doanh thu tăng lên hoặc việc tiết kiệm chi phí có thể chuyển sang người tiêu
thụ. Do đó sẽ cho phép doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm và làm tăng tính
khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
Các doanh nghiệp thường tìm cách tránh sự biến động bất thường của doanh
số bán và lợi nhuận qua việc tiêu thụ hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Nhiều
doanh nghiệp khác tận dụng thực tế để điều chỉnh thời gian của chu kỳ kinh doanh
không giống nhau giữa các quốc gia khác nhau để giữ vững doanh số bán. Trong
khi doanh số bán sẽ giảm đi ở một quốc gia đang bị suy thoái kinh tế thì sẽ lại tăng
lên ở một quốc gia khác đang trong thời kỳ phục hồi.
Bằng cách cung cấp cùng chủng loại sản phẩm hoặc các bộ phận cấu thành
trên các quốc gia khác nhau, doanh nghiệp cũng có thể tránh được hoàn toàn ảnh
hưởng của sự biến động giá cả thất thường và sự thiếu hụt ở bất kỳ quốc gia nào.
Trang 4
Bên cạnh đó, việc tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế không chỉ giúp
doanh nghiệp mở rộng được thị trường của mình, đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh, đẩy nhanh thời gian hoàn vốn đầu tư mà còn thu được 2 lợi ích là hiệu ứng
kinh nghiệm và tính kinh tế của địa điểm.
Hiệu ứng kinh nghiệm là chi phí sản xuất trên từng đơn vị sản phẩm sẽ giảm
đi khi sản lượng được tăng lên. Lợi ích này là do kết quả của tận dụng được lợi ích
kinh tế theo quy mô tức và tiết kiệm chi phí nhờ học được các kinh nghiệm.
Tính kinh tế của địa điểm là xuất phát từ lý thuyết lợi thế tuyệt đối được phát
triển bởi nhà kinh tế học David Ricardo khi ông chỉ ra rằng Quốc gia nào sản xuất
hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế so sánh cao một cách
tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối và sẽ có lợi thế so sánh về
những hàng hóa này.
1.3 Các hình thức kinh doanh quốc tế
Các hình thức kinh doanh quốc tế bao gồm: Kinh doanh thương mại quốc tế,
kinh doanh thông qua hợp đồng và kinh doanh đầu tư.
Kinh doanh thương mại quốc tế
Bao gồm các hoạt động: Xuất- nhập khẩu, gia công quốc tế, tái xuất, chuyển
khẩu, xuất khẩu tại chỗ.
Kinh doanh thông qua hợp đồng
Là hình thức kinh doanh mà các chủ thể kinh doanh thực hiện kinh doanh
thông qua hợp đồng, bao gồm: Hợp đồng cấp phép, hợp đồng nhượng quyền thương
mại, hợp đồng quản lý, hợp đồng theo đơn đặt hàng, hợp đồng chìa khóa trao tay,
hợp đồng phân chia sản phẩm.
Kinh doanh đầu tư
Là hình thức kinh doanh mà các chủ thể kinh doanh thực hiện kinh doanh
thông qua các hoạt động đầu tư, bao gồm: Đầu tư gián tiếp nước ngoài, đầu tư trực
tiếp.
1.4 Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra TT quốc tế của DN
Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra thị trường quốc tế của doanh
nghiệp bao gồm:
Trang 5
Yếu tố chính phủ: Mở cửa thị trường, các hiệp định thương mại song phương
và đa phương, cắt giảm thuế.
Yếu tố thị trường: Sự phát triển của các phương tiện vận tải và phương tiện
thông tin, qui mô cầu lớn hơn thị trường nội địa.
Yếu tố chi phí: Khai thác lợi thế kinh tế theo qui mô, tiếp cận đến các nguồn
yếu tố đầu vào rẻ.
Yếu tố cạnh tranh: Cạnh tranh nội địa, quốc tế.
2. Chiến lược kinh doanh quốc tế
2.1 Khái niệm
Chiến lược kinh doanh quốc tế là tập hợp các mục tiêu, chính sách và kế
hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển quốc tế của doanh
nghiệp.
2.2 Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế
Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế là toàn bộ quá trình hoạch định, triển
khai thực hiện và kiểm soát chiến lược KDQT của DN.
Quy trình quản trị chiến lược gồm các bước sau:
- Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế và môi trường nội bộ doanh
nghiệp:
o Môi trường quốc gia, sở tại và toàn cầu.
o Các lực lượng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
o Phân tích môi trường trong nước.
o Phân tích nội bộ doanh nghiệp.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp.
o Xác định mục tiêu chiến lược của DN, vị thế cạnh tranh,thị phần, phát
triển công nghệ…
o Lựa chọn các phương án chiến lược kinh doanh quốc tế
o Lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu
o Xác định phương thức thâm nhập thị trường quốc tế
- Triển khai thực hiện chiến lược KDQT.
- Kiểm tra, điều chỉnh thực hiện chiến lược KDQT cho phù hợp với điều kiện
thực tế.
Trang 6
2.3 Chiến lược kinh doanh quốc tế
2.3.1 Chiến lược kinh doanh quốc tế cấp công ty
a. Chiến lược quốc tế (International strategy)
Khi doanh nghiệp chỉ có nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm thông thường với
áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương không cao thì chiến lược
quốc tế là lựa chọn được đánh giá là phù hợp nhất.
Đặc điểm của chiến lược này là sản phẩm và chiến lược marketing được tạo
ra từ công ty mẹ. Các kĩ năng đặc biệt và sản phẩm được chuyển ra nước ngoài.
Ví dụ thành công điển hình của chiến lược quốc tế là trường hợp của Mc
Donal’s.
b. Chiến lược đa nội địa (Multidomestic strategy)
Chiến lược đa nội địa hóa được đặt ra cho doanh nghiệp khi áp lực giảm chi
phí thấp và áp lực thích nghi với địa phương cao. Nội dung của chiến lược bao gồm
các hoạt động sau:
Thứ nhất là các đơn vị kinh doanh hoạt động độc lập, tập trung vào việc tăng
giá trị sử dụng bằng cách làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng với nhu cầu của
địa phương, cho phép thay đổi sản phẩm để nhanh chóng đáp ứng những thay đổi
trên thị trường.
Thứ hai là các quyết định chiến lược và hoạt động được phân quyền về các
đơn vị kinh doanh chiến lược ở cấp quốc gia, từ đó giúp nâng cao khả năng tập
trung và cạnh tranh trên từng khu vực thị trường.
Tuy nhiên chiến lược đa nội hóa có một nhược điểm là không khai thác được
lợi thế kinh tế theo quy mô do các sản phẩm, dịch vụ ở từng địa phương mang
những đặc trưng, phong cách phục vụ riêng, không thống nhất nhau.
c. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
Chiến lược đa nội địa hóa được đặt ra cho doanh nghiệp khi áp lực giảm chi
phí thấp và áp lực thích nghi với địa phương cao. Nội dung của chiến lược bao gồm
các hoạt động sau:
Thứ nhất là các đơn vị kinh doanh hoạt động độc lập, tập trung vào việc tăng
giá trị sử dụng bằng cách làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng với nhu cầu của
Trang 7
địa phương, cho phép thay đổi sản phẩm để nhanh chóng đáp ứng những thay đổi
trên thị trường.
Thứ hai là các quyết định chiến lược và hoạt động được phân quyền về các
đơn vị kinh doanh chiến lược ở cấp quốc gia, từ đó giúp nâng cao khả năng tập
trung và cạnh tranh trên từng khu vực thị trường.
Tuy nhiên chiến lược đa nội hóa có một nhược điểm là không khai thác được
lợi thế kinh tế theo quy mô do các sản phẩm, dịch vụ ở từng địa phương mang
những đặc trưng, phong cách phục vụ riêng, không thống nhất nhau.
d. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnation strategy)
Khi áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương đều cao, doanh
nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh mạnh thì chiến lược xuyên quốc gia
là lựa chọn ưu việt nhất.
Để thực hiện được chiến lược xuyên quốc gia, doanh nghiệp cần tổ chức các
hoạt động như phát triển sản phẩm, sản xuất, nguyên liệu,… tập trung để đạt hiệu
quả cao, tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô, giúp giảm chi phí tối đa. Mặt
khác, đối với các hoạt động như marketing, bán hàng, dịch vụ thì doanh nghiệp cần
đặt gần với khách hàng để đáp ứng được với nhu cầu địa phương, nâng cao tính
cạnh tranh.
2.3.2. Chiến lược phát triển quốc tế:
a. Chiến lược phát triển tập trung: Doanh nghiệp mở rộng trực tiếp các hoạt
động kinh doanh hiện tại của mình, bằng cách:
- Thâm nhập thị trường: tập trung đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường
- Mở rộng thị trường: tìm cách thâm nhập vào các thị trường mới
- Phát triển sản phẩm mới và tiêu thụ chúng trên thị trường hiện tại
b. Chiến lược hội nhập dọc
Doanh nghiệp sẽ tìm cách tự sản xuất các nguồn lực đầu vào hoặc tự đảm bảo
việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trường
c. Chiến lược đa dạng hóa
Doanh nghiệp sẽ đầu tư vào nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau khi doanh
nghiệp đã có ưu thế tại thị trường hiện tại
Trang 8
2.3.3. Chiến lược cạnh tranh quốc tế:
a. Chiến lược chi phí thấp trên thị trường quốc tế: Thực hiện ở các quốc gia
có nhu cầu cao. Doanh nghiệp có thể giảm chi phí nhờ vào những lý do sau:
- Thị trường quốc tế chi phép tăng cầu và đạt được mức sản xuất tối đa
- Đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế có thể cho phép kéo dài chu kỳ sống của
sản phẩm
Về phương diện sản xuất: Doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất ở qui mô hợp
lý nhất để tạo lợi thế về chi phí trên cơ sở khai thác yếu tố chi phí nhân công và
nguyên liệu rẻ tại một số khu vực thị trường.
b. Chiến lược khác biệt hóa trên thị trường quốc tế
Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược khác biệt hóa dựa trên sự thay đổi
chuỗi giá trị, nhất là các hoạt động chính như marketing, bán hàng, dịch vụ
Sự thành công của chiến lược khác biệt hóa phụ thuộc nhiều vào sự khuyếch
trương, quảng cáo của doanh nghiệp
c. Chiến lược trọng tâm trên thị trường quốc tế
Doanh nghiệp tập trung vào thị trường ngách trên thị trường quốc tế và phải
tiến hành phân đoạn thị trường. Tập trung các nguồn lực để phát huy tối đa năng lực
của công ty trên đoạn thị trường lựa chọn.
II. THỰC TRẠNG CLKDQT CỦA HONDA TẠI VIỆT NAM
1. Giới thiệu sơ lược về Honda
Công ty động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948 bởi
Soichiro Honda, ban đầu chỉ là cơ sở sản xuất pít-tông. Công ty đã gắn động cơ vào
xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền. Sau chiến tranh, cơ sở sản
xuất pít-tông Honda gần như bị phá hủy. Soichiro Honda lập một công ty mới mà
tiếng Nhật gọi là "Công ty trách nhiệm hữu hạn nghiên cứu Honda". Công ty Honda
Hoa Kỳ được thành lập năm 1958. Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy tới xe tay ga.
Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Đến thập niên
1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và từ đó đến nay chưa
bao giờ để mất danh hiệu này.
Hãng bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 với dự định dành cho thị trường
Nhật Bản là chủ yếu. Honda thâm nhập thành công thị trường xe hơi Mỹ vào năm
Trang 9
1972 khi giới họ thiệu xe Civic, tiếp theo là dòng xe Accord. Năm 1982, Honda là
nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đầu tiên xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi ở Mỹ. Đến
nay, hãng đã có rất nhiều nhà máy đặt tại các bang của Mỹ. Được thế giới biết đến
như một trong những hãng xe hơi hàng đầu, tiên phong trong công nghệ tiết kiệm
nhiên liệu, an toàn nhưng không kém phần sang trọng, tiện nghi, với giá cả phải
chăng, sản phẩm đa dạng. Mạng lưới hoạt động của Honda hiện nay rộng khắp trên
thế giới bao gồm nhiều thị trường khó tính: Nhật Bản, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu,
Trung Đông, Châu Phi, Châu Á, Trung Quốc, Châu Đại Dương.
Ở Việt Nam, Honda mới chỉ hình thành và phát triển được 15 năm (tính từ
năm 1996-2010). Tháng 3/1996, Honda chính thức nhận được giấy phép đầu tư vào
thị trường Việt Nam và chỉ 2 năm sau một nhà máy sản xuất chế tạo xe máy hiện
đại nhất trong khu vực Đông Nam Á được khánh thành tại trụ sở chính của công ty:
Phúc Thắng- Phúc Yên- Vĩnh Phúc với vốn đầu tư ban đầu là hơn 290 triệu USD.
Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh gồm 03 đối tác: Công ty Honda
Motor (Nhật Bản – 42%), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%), Tổng
Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%). Tính đến nay,
Honda đã xây dựng 2 nhà máy với tổng công suất sản xuất là 1,5 triệu xe/năm, đưa
Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại
khu vực và trên toàn thế giới. Các sản phẩm xe máy của Honda Việt Nam hiện nay
khá đa dạng bao gồm: xe Wave 110, Air Blade, Wave RS, Wave S, SH, Lead,
Click, PCX... sử dụng công nghệ phun xăng điện tử, tiết kiệm năng lượng, thân
thiện với môi trường. Cùng với việc phát triển sản phẩm, Honda Việt Nam còn mở
rộng mạng lưới với 437 các cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm trên
toàn quốc (Head). Hệ thống Head là sự kết hợp của 4 dịch vụ: bán hàng - phụ tùng -
dịch vụ - hướng dẫn lái xe an toàn với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ thuật
viên lành nghề.
Không chỉ thành công trong lĩnh vực xe máy, mà sản phẩm ôtô mang nhãn
hiệu Civic, CR-V... của Honda cũng đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường
Việt Nam. Năm 2006, nhà máy sản xuất ôtô với công suất 10.000xe/năm cho ra đời
mẫu xe đầu tiên. Chỉ sau hơn 3 năm Honda Việt Nam là hãng sản xuất ô tô đứng
thứ nhất về mức độ thỏa mãn khách hàng đối với dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau
Trang 10
bán hàng tại thị trường Việt Nam (kết quả khảo sát đánh giá do J.D Power châu Á -
Thái Bình Dương tiến hành năm 2009).
Bên cạnh đó, công ty Honda Việt Nam còn rất chú trọng tới các hoạt động xã
hội như thành lập Trung tâm Lái xe an toàn nhằm góp phần phổ cập kiến thức và kỹ
năng lái xe an toàn cho người dân. Ngoài ra, Honda Việt Nam còn chú trọng tới các
hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ giáo dục và từ thiện như “Tôi yêu Việt Nam”,
“Be U-nik”, “Be U with Honda”, “Ý tưởng trẻ thơ”... đã đưa tên tuổi Honda gắn bó
với từng người dân Việt Nam trong suốt 15 năm qua. Trong tương lai Honda Việt
Nam phấn đấu trở thành “Công ty xã hội mong đợi”.
2. Các chiến lược KDQT mà Honda áp dụng tại VN
2.1 Lý do Honda lựa chọn thị trường Việt Nam
a. Môi trường vĩ mô
* Yếu tố chính trị
Nền chính trị Việt Nam ổn định, tạo ra sự an tâm cho các nhà đầu tư khi tiến
hành kinh doanh tại Việt Nam.
* Yếu tố về kinh tế
So với các nước trong khu vực, có lợi thế về chi phí nhân công, chi phí sử
dụng tài nguyên thấp.
Chính phủ có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho
các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Quy mộ thị trường hấp dẫn, GDP đứng thứ 42 thế giới $258.1B (2009 est.)
* Yếu tố về văn hóa xã hội
- Dân số: 88,576,758 (July 2009 est.) đông dân thứ 13 thế giới
- Cơ cấu tuổi: trẻ (0-14 years: 26.1% (male 12,069,408/female
11,033,738)/ 15-64 years: 68.3% (male 30,149,986/female 30,392,043)
- Tâm lý chuộng hàng ngoại của người dân Việt Nam.
* Yếu tố về địa lý
- Đường bờ biển dài, giao thông đường biển thuận lợi
- Cơ sở hạ tầng giao thông khang trang
* Yếu tố về công nghệ
Trang 11
- Xe máy rất phổ biến tại Việt Nam, hầu hết người dân đều có thể sử
dụng xe máy.
b. Môi trường ngành
Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter:
* Mức độ cạnh tranh ngành
- Là một trong những doanh nghiệp tiên phong tại thị trường Việt Nam,
hơn nữa với sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tập đoàn Honda cho
việc đầu tư chiến lược tại thị trường này, Honda luôn chiếm vị thế dẫn
đầu dòng sản phẩm xe máy tại Việt Nam, mức độ cạnh tranh trong giai
đoạn đầu khi Honda xâm nhập thị trường là rất ít.
- Cạnh tranh nhỏ từ các cơ sở sản xuất trong nước
- Một số sản phẩm của các công ty nước ngoài khác có mặt tại Việt Nam
thông qua con đường nhập khẩu.
* Sức ép từ nhà cung cấp
- Sức ép không đáng kể
* Sức ép từ khách hàng
- Thị trường Việt Nam: Đa số người tiêu dùng chưa có những đòi hỏi
quá khắt khe về 1 số đặc tính chuyên biệt của sản phẩm.
* Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: với một thị trường được nhận định là rất tiềm
năng, rõ ràng đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là rõ ràng.
* Sản phẩm thay thế: Rõ ràng vào thời điểm khi Honda xâm nhập thị trường
Việt Nam còn đang mới phát triển, các sản phẩm thay thế chưa phải là một sức ép
lớn.
2.2 Phương thức thâm nhập và CL cấp Cty của Honda tại TT Việt Nam
Tùy từng giai đoạn phát triển, và từng loại hình sản phẩm, Công ty Honda đã
đưa ra chiến lược kinh doanh cấp công ty khác nhau.
- Trước năm 1996: Công ty Honda thâm nhập thị trường Việt Nam bằng hình
thức xuất khẩu xe Super Cub và Dream. Honda sử dụng hình thức thâm nhập này vì
khi đó hành lang pháp lý của Việt Nam đối với công ty nước ngoài còn cao, rườm
rà. Trong khi đó nhu cầu xe máy ở thị trường Việt Nam bắt đầu phát triển. Đây
chính là chiến lược quốc tế - International Strategy của Honda.
Trang 12
- Năm 1996: Honda đã mở Công ty liên doanh và đã đưa ra thị trường Việt
Nam xe máy Super Dream. Đây là chiến lược Quốc tế của công ty Honda Đây
chính bước chuyển sang một chiến lược mới của Honda tại thị trường Việt Nam, đó
chính là áp dụng chiến lược đa quốc gia – Multidomestic strategy. Honda đã dự
đoán trong tương lai không xa, thị trường tiềm năng Việt Nam sẽ xuất hiện rất nhiều
các đối thủ cạnh tranh, tất yếu sẽ xuất hiện một cuộc cạnh tranh về chi phí thấp. Do
đó nếu ngay từ lúc này xây dựng một nhà máy sản xuất liên doanh tại Việt Nam
chính là bước đi tiên phong và là lợi thế trong cuộc đua về giảm chi phí sau này.
Vì khi đó tại thị trường Việt Nam, xe máy Honda đã được biết đến, giá thành
của xe nhập khẩu trước đây khá cao (do thuế quan Việt Nam). Đưa ra sản phẩm xe
Super Dream này khi áp lực thị trường Việt Nam về sự thích nghi của xe máy và chi
phí đều không cao.
- Năm 2002, từ chiến lược Quốc tế hóa, Honda chuyển sang chiến lược xuyên
quốc gia. Vì khi đó các hãng sản xuất lớn về xe máy và oto như Suzuki, Yamaha
phát triển mạnh trên thị trường Việt Nam , xe máy Trung Quốc với giá thành rẻ nhỏ
gọn. Áp lực sản phẩm – đặc biệt xe máy phải giảm chi phí và thích nghi với điều
kiện giao thông Việt Nam cao. Honda đưa ra sản phẩm xe Wave anpha giá thành rẻ
hướng đến phân khúc thị trường trung bình thấp, chất lượng bền, sử dụng các thiết
kế có sẵn của dòng xe wave để tiết kiệm chi phí. tiếp đến là dòng xe Future X cũng
được cải tiến cho kiểu dáng nhỏ gọn phù hợp với giao thông Việt Nam hơn. Chính
nhờ, chiến lược này mà Honda đã dành lại thị phần của mình trên thị trường Việt
Nam.
- Năm 2006, Honda đưa dây truyền sản xuất ô tô vào Việt Nam. Giai đoạn
này, đối với dòng sản phẩm ô tô, Honda chuyển từ chiến lược quốc tế sang áp dụng
chiến lược đa quốc gia. Do trước kia, khi thị trường ô tô của Việt Nam còn rất nhỏ,
áp lực thích nghi và áp lực chi phí thấp đều không cao, nên Honda chủ yếu nhập
khẩu ô tô (điển hình như dòng Honda Accord) vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên,
một khi thị trường ô tô bắt đầu phát triển về quy mô, việc chuyển sang chiến lược
đa quốc gia là cần thiết. Honda bắt đầu tập trung cho dây truyền sản xuất ô tô tại
Việt Nam, điển hình là tập trung phát triển dòng xe Civic. Đây chính là dòng sản
Trang 13
phẩm Honda tin tưởng sẽ có nhiều ưu thế khi cạnh tranh với các sản phẩm của các
đối thủ cạnh tranh.
nhu cầu về oto ở Việt Nam cao, áp lực chi phí thấp. Oto nhập nước ngoài về,
giá thành đắt nên Honda đưa ra sản phẩm là dòng xe oto 4 chỗ, kiểu dáng thanh
lịch, nhỏ gọn, rất phù hợp với tâm lý người tiêu dùng Việt Nam (thích xe oto lịch sự
sang trọng với màu sắc chủ yếu là đen – trắng – bạc).
2.3 Chiến lược cạnh tranh của Honda tại thị trường Việt Nam
2.3.1 Chiến lược chi phí thấp
Để tiến hành hiệu quả, Honda cho lắp ráp dây truyền xe máy ở Việt Nam
như Vĩnh Phúc. Điều này làm giảm đáng kể chi phí sản phẩm của Honda. Tận dụng
nguồn nhân công rẻ, thị trường xe máy Việt Nam luôn sôi động, nhu cầu về oto
người Việt Nam ngày càng cao.
Như vậy, xuất phát từ việc sử dụng chiến lược đa quốc gia cho cả 2 dòng sản
phẩm là xe máy và ô tô. Honda đã tập trung phát triển nhà máy sản xuất tại Việt
Nam để tận dụng được ưu thế về tính kinh tế theo địa điểm của Việt Nam. Bên cạnh
đó, Honda cũng chú trọng đến chiến lược phát triển đa dạng nhiều dòng sản phẩm
nhắm tới các khách hàng mục tiêu khác nhau, từ dòng xe phân khúc giá rẻ đến dòng
xe phân khúc cao cấp. Điển hình là năm 2002, Honda đưa ra dòng
Bắt đầu từ năm 2002, Honda tập trung hướng đến thị trường là khách hàng
nông thôn. Honda đã đưa ra sản phẩm là xe máy Wave anpha có giá 13.690.000
VND, chất lượng bền, kiểu dáng nhỏ gọn phù hợp nhu cầu người tiêu dùng nông
thôn – thu nhập thấp. Chiến lược cạnh tranh chi phí thấp này đã giúp Honda chiếm
lĩnh được thị trường nông thôn 70% dân số Việt Nam.
2.3.2 Chiến lược khác biệt hóa
Sản phẩm của Honda được biết đến bền, đẹp, động cơ khỏe và tiết kiệm nhiên
liệu. Với bất kì dòng sản phẩm nào, Honda luôn cách tân kiểu dáng, kĩ thuật để phù
hợp với người tiêu dùng. Ví dụ như:
- Dòng xe Wave
Tên xe Kiểu dáng Công suất Đặc điểm
Trang 14
Wave α (2002)
5,1kW/8.000
vòng/phút
Phù hợp khách hàng
ông thôn
Wave RS
6,08 kW/8.000
vòng/phút
tiết kiệm nhiên liệu
với động cơ 110cc
Công suất tăng 16%
tiết kiệm nhiên liệu
thêm 5%
Wave 110 RSX
Wave 110 RSX với
thiết kế táo bạo và
mạnh mẽ, đậm chất
Rock
- Dòng xe Future
• Future
• Future X
• Future X FI
- Dòng xe Oto.
• Civic
• Civic wise
• CR- V
Ngoài ra Honda còn đưa vào thị trường Việt Nam dòng sản phẩm chất lượng
cao như xe máy SH và mới đây nhất là CPX. Đây là dòng sản phẩm cao cấp với
nhiều tính năng được trang bị riêng, vượt trội để nhằm hướng đến lượng khách hàng
có thu nhập cao, giới trẻ, thích sản phẩm thời thượng, đẳng cấp.
Trang 15
2.3.3 Chiến lược trọng tâm
Ngoài dòng sản phẩm trên, Honda còn đưa ra 1 số dòng sản phẩm phù hợp
với khách hàng là nữ như tính tiện dụng và thời trang trong khi giá thành chỉ ở mức
trung bình. Đây là loại xe sử dụng rất dễ dàng, không cần đến côn, số, Box đựng đồ
lớn có thể chứa được nhiều thứ quan trọng... loại xe này có nhiều thiết kế phong
phú, độc đáo, sang trọng, phù hợp với cá tính của lớp trẻ, đặc biệt phụ nữ. Vì vậy
mà xe tay ga của Honda ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Công ty Honda
Việt Nam đã tung ra thị trường loại xe tay ga mới mang tên Click, và sau đó lần
lượt là: Air Blade( 4-2007), Click Play( 9- 2008), Lead( 12- 2008).
2.4 Chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển hoạt động
Honda phát triển ở thị trường Việt Nam theo hướng phát triển tập trung, mở
rộng thị trường của mình, đa dạng hóa sản phẩm, trên cả lĩnh vực xe máy và ô tô.
3. Đánh giá chiến lược kinh doanh của Honda tại VN
Để đánh giá một chiến lược thành công hay không ngoài việc xác định rõ
ràng các mục tiêu đã đạt được và những điểm còn hạn chế của chiến lược thì cần
xem xét cả yếu tố môi trường.
3.1 Môi trường kinh doanh tại Việt Nam
Mặc dù hệ thống chính trị tại Việt Nam là ổn định nhưng việc nghiên cứu yếu
tố chính trị và luật pháp là rất cần thiết nếu Honda không muốn đối mặt với rủi ro
chính trị.
Cùng với môi trường chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế cũng tác động
không nhỏ đến chiến lược kinh doanh của Honda.
3.2 Môi trường nội bộ doanh nghiệp
Honda là một trong những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam.
Honda Việt Nam mới được thành lập gần 15 năm do đó cơ sở hạ tầng, nhà xưởng…
được đầu tư mới đồng bộ và hiện đại rất thuận lợi cho phát triển sản xuất.
Tuy nhiên Honda Việt Nam mới được thành lập nên phần lớn sản phẩm của
Honda Việt Nam là lắp ráp với tỷ lệ nội địa hóa không cao.
3.3 Hiệu quả chiến lược kinh doanh của Honda Việt Nam
Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty nói chung và Honda nói riêng
thường phải điều chỉnh hoạt động và sản phẩm của họ cho phù hợp với những điều
Trang 16
kiện thực tế. Do đó đối với mỗi giai đoạn, mỗi phân đoạn thị trường khác nhau
Honda Việt Nam lại có các chiến lược kinh doanh khác nhau.
Thị trường Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng về phương tiện đi lại cá
nhân, đặc biệt là xe gắn máy, bằng chứng là việc Honda Việt Nam đã xây dựng nhà
máy sản xuất và lắp ráp xe máy hiện đại và lớn nhất khu vực Châu á, tháng 8 năm
2006 xây dựng nhà máy sản xuất ôtô.
3.3.1 Hiệu quả của chiến lược chi phí thấp
Thành công:
Honda Motor Việt Nam đã thành công với các dòng xe giá thấp nhưng chất
lượng khá tốt như Super Dream, Wave α. Các dòng xe này đã mang lại sự thỏa mãn
cao cho người tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu kinh doanh tại Việt Nam Honda đã
vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ xe máy giá rẻ của Trung quốc nhưng thông qua
chiến lược chi phí thấp Honda đã cho ra đời sản phẩm xe lắp ráp tại Việt Nam là
Wale α với giá tương đương so với xe máy trung quốc nhưng chất lượng thì cao
hơn, qua đó giúp Honda giành lại thị phần và ngày càng lớn mạnh tại VN.
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năm
Nhận thấy thị trường Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh về oto Honda
đã nhanh chóng xuất khẩu xe sang Việt Nam và tiến hành xây dựng nhà máy để
cung cấp ra thị trường dòng xe Civic giá rẻ nhưng có rất nhiều sự cải tiến về công
nghệ so với các dòng xe cùng giá. Tuy gia nhập thị trường xe oto khá muộn tại Việt
Nam nhưng sau 4 năm Việt Nam Honda Autormobile đã đạt được nhiều thành
công, kết quả đạt được có sự góp phần lớn nhất từ dòng xe giá rẻ Civic.
Biểu đồ sản lượng của Honda Việt Nam (nghìn sản phẩm)
Trang 17
Hạn chế:
Chiến lược chi phí thấp đã mang lại thành công lớn cho Honda Việt Nam, tuy
nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện chiến lược:
Mức giá Honda đưa ra cho các sản phẩm vẫn còn cao, công ty vẫn có thể
giảm hơn nữa mức giá thông qua việc nâng cao quản lý chi phí nguồn nhân lực và
sự chênh giá giữa giá công ty đề xuất và giá thị trường.
Honda motor đã thành công trong chính sách giá rẻ của mình nhưng hiện tại
Honda Automobile vẫn chưa đạt được nhiều thành công. Giá của xe Civic tại thị
trường Việt Nam bị đẩy lên khá cao, trong khi chất lượng xe sản xuất tại Việt Nam
lại thấp hơn nhiều so với xe tại Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan và thậm chí cả Trung
Quốc.
3.3.2 Chiến lược trọng tâm
Thành công:
Một thành công khác trong chiến lược kinh doanh của Honda có thể nói đến
là chiến lược trọng tâm. Nhận thấy sự gia tăng nhanh chóng của nhóm khách hàng
có nhu cầu sử dụng tay ga với nhiều yêu cầu cao, công ty đã nhanh chóng đưa ra
các sản phẩm xe tay ga cho phân khúc cao cấp: SH, Spacy, @. Dòng xe này được
Honda liên tục cải tiến đế đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Honda Việt Nam đã có
chiến lược về giá rất hiệu quả khi luôn để giá xe SH ở mức rất cao. SH được sản
xuất và lắp ráp tại Việt nam lại có giá thấp hơn không nhiều so với giá nhập khẩu
trong khi có tỉ lệ nội địa hóa đến 50%. Ngoài dòng xe cao cấp SH Honda Việt Nam
cũng đưa ra những sản phẩm như PSi, @,... Tại đây Honda đã tạo lập một phân
khúc mới cho thị trường xe ga cao cấp, qua đó cạnh tranh trực tiếp để giành được
rất nhiều thị phần xe ga của Piagio và các hãng xe khác.
Hạn chế:
Bên cạnh đó chiến lược trên cũng xuất hiện nhiều hạn chế:
Giá luôn đặt mức cao như xe SH, Spacy, @, PS, … khiến cho doanh số bán
hàng thấp, xe thường xuyên bị tồn kho gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch
kinh doanh.
Hình ảnh về Honda đã bị ảnh hưởng xấu khi để giá quá cao, tạo sự khan hiếm
giả tạo để luôn đẩy giá lên.
Trang 18
Chiến lược trọng tâm không thành công trên dòng xe automobile.
Chất lượng các dòng xe trong chiến lược trọng tâm không có nhiều sự cải
tiến, thường chỉ có sự thay đổi về kiểu dáng.
3.3.3 Chiến lược khác biệt hóa
Thành công:
Honda đưa ra một tiêu chí khác biệt hóa rất thuyết phục để khách hàng mua
sản phẩm là “tiết kiệm nhiên liệu”. Với việc đưa ra thị trường công nghệ FI, phun
xăng điện tử, Honda Việt Nam đã đánh trúng tâm lý khách hàng khi mà giá xăng
tăng liên tục, góp phần tăng nhanh thị phần.
Bên cạnh đó công ty đưa ra chiến lược hướng vào giới trẻ, phần dân số đang
chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dân số, Honda lấy khẩu hiệu rất trẻ trung là “Be U
with Honda” cùng với đó là chiến lược quảng cáo rầm rộ trên báo đài, tạo nên một
hình ảnh mới trẻ trung cho Honda vốn được coi là sản phẩm cho những người thuộc
thế hệ trước.
Sản phẩm của Honda luôn cải tiến về mẫu mã, màu sắc bắt mắt để bắt kịp sự
năng động của giới trẻ.
Hạn chế:
Công nghệ tạo ra sự khác biệt hóa của Honda không có sự đột phá chỉ là cải
tiến công nghệ hiện có do đó sự cải tiến của Honda nhanh chóng bị các công ty
khác đưa ra các sản phẩm tương tự.
Các sản phẩm của Honda automobile vẫn chưa thành công với chiến lược
mới khi các sản phẩm đưa ra không tạo nên sự khác biệt nhiều và thường bị các sản
phẩm của công ty khác lấn át trên trị trường.
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÚP HD HOÀN THIỆN CLKDQT TẠI VN
Honda kinh doanh tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực nhưng sản phẩm chủ yếu
của Honda là xe máy và xe hơi cá nhân. Mỗi sản phẩm lại gồm nhiều phân khúc,
như: Phân khúc xe bình dân, phân khúc xe hạng trung và phân khúc xe hạng sang.
Vì vậy để kinh doanh tốt tại thị trường Việt Nam Honda cần sử dụng và kết hợp
nhiều chiến lược.
Trang 19
1. Chiến lược kinh doanh quốc tế cấp công ty của Honda tại Việt nam
Như đã đề cập tại mục (2.2). Từ năm 2006 Honda đưa dây chuyền sản xuất ô
tô vào Việt Nam và áp dụng chiến lược đa quốc gia do nhu cầu về ô tô tại thị trường
Việt Nam cao và áp lực chi phí thấp. Chến lược này bước đầu giúp Honda gặt hái
được thành công thể hiện ở doanh số bán xe Civic ngay năm đầu tiên tại Việt Nam
đạt 1614 xe, năm 2007- 4260 xe, năm 2008- 5834 xe, năm 2009- 3146 xe và 9
tháng đầu năm 2010 là 2174 xe (1) .
Tuy nhiên, kể từ năm 2009 đến nay, doanh số bán xe Civic đã bắt đầu giảm
mà nguyên nhân chính theo ông Masaya Yamashita, Giám đốc bộ phận mua của
Honda là do bị các mẫu xe giá rẻ của Hyndai- Kia lấn sân (2). Điều này chứng tỏ áp
lực chi phí đối với sản phẩm đã tăng lên và chiến lược đa quốc gia của Honda có thể
đã không còn phù hợp. Vì vậy G2 đề xuất, Honda cần phải chuyển sang một chiến
lược mới, đó là chiến lược xuyên quốc gia.
Hiện tại Honda vẫn áp dụng chính sách sử dụng chung một nguồn linh kiện
và thống nhất về thông số kỹ cho thị trường toàn thế giới. Mẫu xe Civic mà Honda
sản xuất tại Việt Nam có thiết kế gần như giống với thiết kế của xe Civic tại thị
trường Mỹ và Châu âu, nơi có khí hậu khắc nghiệt và yêu cầu về kỹ thuật cao hơn
rất nhiều so với Việt nam. Để giảm giá thành xe, các sản phẩm của Honda bán tại
thị trường Việt nam chỉ cần thiết kế để phù hợp với thị trường Việt nam mà thôi.
Các nguồn linh kiện đầu vào phải được đa dạng hóa để giảm giá thành sản phẩm.
Mặt khác Honda cần phải thay cải tiến sản phẩm của mình để thích nghi hơn
nữa với thị trường Việt Nam. Những người đã từng lái xe civic đều có chung một
nhận xét là điểm mù và góc chữ A của xe lớn. Điều này rất nguy hiểm cho người
tham gia giao thông đặc biệt là với giao thông ở Việt Nam nơi mà mật độ giao
thông lớn và ý thức lái xe của người dân còn chưa tốt. Để giải quyết được vấn đề
này Honda có thể cho lắp bổ sung them tại 2 gương phải, trái các gương cầu nhỏ
dán lên 2 gương chính như một số hãng xe đã làm.
2. Chiến lược cạnh tranh
a. Chiến lược chi phí thấp
1 Theo số liệu của Hiệp Hội Các Nhà Sản Xuất Ôtô Việt Nam (VAMA)
2
Trang 20
Giai đoạn 1998-2000 là giai đoạn khó khăn nhất của Honda khi một loạt các
thương hiệu xe máy của Trung quốc tràn ngập vào Việt Nam chiếm lĩnh thị trường
nông thôn và khách hàng thu nhập thấp. Honda đã có những phản ứng kịp thời bằng
việc cho ra đời các sản phẩm xe máy Wave Alpha, RS, RSX với giá chỉ từ 14 đến
17 triệu đồng/ xe và đã lấy lại được khoảng 70% thị phần trong phân khúc này. Tuy
nhiên, theo G2, Honda cần phải xác định lại mức “chi phí thấp” đối với các sản
phẩm của mình cũng như “nhà thu nhập thấp” nhưng chỉ những người có thu nhập
trung bình hoặc cao mới có thể mua được.
Nếu chúng ta làm một phép tính với mức lương tối thiểu hiện tại của người
dân Việt Nam là 730.000 đồng / tháng tương đương khoảng 8.760.000 đồng/ năm
và nếu chỉ làm và không ăn uống gì thì phải mất ít nhất 2 năm thì một người lao
động bình thường mới có thể mua được một chiếc xe máy của Honda. Trong khi đó,
nếu chọn sản phẩm của Trung quốc, người tiêu dùng chỉ phải trả 6 triệu đồng cho
một lô 3 chiếc. Giải pháp cho vấn đề giảm chi phí cho các sản phẩm xe máy của
Honda là Honda cần phải đa dạng hóa và nội địa hóa đối với các linh kiện xe để
đảm bảo rằng sản phẩm của Honda giá thấp, chất lượng tốt nhưng Honda vẫn thu
được lợi nhuận.
b. Chiến lược khác biệt hóa
Nếu so với các sản phẩm của Honda thi các sản phẩm của Trung quốc có mẫu
mã không kém gì các sản phẩm của Honda vì mẫu mã sản phẩm là thứ có thể bắt
chước rất dễ dàng. Để khác biệt hóa Honda cần tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật như
công nghệ phun xăng điện tử PGI và công nghệ PCX “xe dừng, động cơ cũng
ngừng theo”. Những khác biệt này Honda cần áp dùng rộng rãi cho các dòng xe để
người tiêu dùng được hưởng lợi và bản thân Honda cũng tăng được doanh thu nhờ
tăng được doanh số bán xe.
c. Chiến lược trọng tâm
Ngoài phân khúc xe cho khách hàng nữ, Honda có thể áp dụng chiến lược
trọng tâm vào một số phân khúc khác nữa như xe phân khối lớn, xe thể thao. Đây là
phân khúc tiềm năng nhưng các hãng xe khác như Suzuki, SYM chưa có sản phẩm.
Trang 21
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Đề tài “Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam”
đã hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về kinh doanh quốc tế và chiến lược kinh
doanh quốc tế. Đề tài giới thiệu sơ lược về Honda, tìm hiểu phương thức thâm nhập
và các chiến lược kinh doanh của Honda tại Việt Nam. Qua phân tích môi trường
kinh doanh và môi trường nội bộ doanh nghiệp. Nhóm tác giả đã đưa ra những đánh
giá, nhận xét về các chiến lược mà Honda đã và đang áp dụng tại Việt nam. Từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại
thị trường Việt Nam.
Đề tài giới hạn việc nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Honda tại thị
trường Việt nam và tập trung vào các sản phẩm xe máy và xe hơi cá nhân. Do hạn
chế về mặt thời gian nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn học viên để
đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Trang 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Thị Thu Hiền (2010), Slide Bài giảng Quản trị chiến lược kinh doanh
quốc tế, Đại học Ngoại thương.
[2]. Đỗ Ngọc Mỹ (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế, Đại học Kinh
tế Đà nẵng.
[3].
[4].
[5].
k62/browse_thread/thread/15e14159cbe5391d
[6].
honda-viet-nam-.280245.html
PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Việc thực hiện tiểu luận của nhóm có thể chia ra thành 8 bước
B1. Phần mở đầu, xác định mục đích, đối tượng, phạm vi NC và nhiệm vụ NC
B2. Tìm hiểu lý thuyết về kinh doanh quốc tế.
B3. Lý thuyết về chiến lược kinh doanh quốc tế.
B4. Giới thiệu sơ lược về Honda
B5. Các chiến lược KDQT mà Honda áp dụng tại Việt Nam
B6. Phân tích, đánh giá, nhận xét về CLKDQT của Honda tại Việt Nam
B7. Đề xuất giải pháp giúp Honda hoàn thiện CLKDQT tại VN, lắp ghép các phần việc
+ đóng quyển + gửi Tiểu luận.
B8. Thẩm định các bước B1 đến B7, làm Slide, chuẩn bị bài nói trước lớp.
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC
Tên công việc K.hiệu C. việc
trước
Tổ thực hiện DEADLINE
Phần mở đầu B1 - T4. Yên, Hồng 21/10/2010
Lý thuyết về kinh doanh quốc tế B2 B1 T2. Toàn- Hiền- Tài 23/10/2010
Lý thuyết về CLKD quốc tế B3 B1 T1. Thành, Châu, Xuân 23/10/2010
Giới thiệu sơ lược về Honda B4 B1 T3. Nguyên- Tuấn- Tú 23/10/2010
CLKDQT mà Honda áp dụng tại VN B5 B3 T1. Thành, Châu, Xuân 25/10/2010
Phân tích, đánh giá, nhận xét B6 B5 T2. Toàn, Hiền, Tài 27/10/2010
Đề xuất giải pháp, đóng + gửi quyển B7 B6 T4. Yên, Hồng 29/10/2010
Làm Slide, chuẩn bị bài nói trước lớp B8 B7 T3. Nguyên, Tuấn, Tú 30/10/2010
1. Các bạn tổ trưởng có tên đầu tiên trong danh sách các tổ chịu trách nhiệm trước
nhóm về phần việc của tổ đã được nhóm phân công và chấm điểm mức độ tham
gia làm tiểu luận của các thành viên trong tổ gửi lại cho trưởng nhóm trước 15h
ngày 01/11/2010.
2. Các tổ viết trực tiếp lên file đề cương tiểu luận để tiện cho việc tập hợp sau này.
3. Sau khi hoàn thành các đầu việc, các tổ gửi lên hòm thư chung của nhóm. Tổ 3
có trách nhiệm thẩm định và phản biện công việc của các tổ còn lại. Tổ 4 chỉ
nhận các sản phẩm đã được tổ 3 confirm OK và tập hợp các phần việc của các tổ
thành tiểu luận + đóng quyển + gửi quyển cho cô giáo.
Thời gian không còn nhiều, mong các ACE tích cực tham gia viết tiểu luận
Thank you so much!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vui_11_6585.pdf