Trong các chương trình xóa đói giảm nghèo nói riêng, chương trình phát triển
nói chung của thế giới thì hoạt động nâng cao năng lực là then chốt, trong đó có
khâu phân tích điểm mạnh - điểm yếu của mỗi cá nhân, mỗi c ộng đồng. Nếu người
nghèo có kỹ năng nhận ra điểm mạnh c ủa mình, tìm cách khai thác, vận dụng các cơ
hội trong cuộc sống thì có thể vượt được nghèo. Trong khi trách nhiệm c ủa Chính
phủ là giúp gỡ bỏ rào cản ngăn cách xã hội và kinh tế để xóa đói giảm nghèo; hiệu
quả xóa nghèo đạt thấp, nếu bản thân người nghèo không tích cực và nỗ lực phấn
đấu vươn lên tới mức sống c ao hơn.
76 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2772 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chiến lược toàn diện về tăng trường và xóa đói giảm nghèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫu giáo cho tất cả trẻ em và hoàn thành chương trình tiểu học một
phần bằng tiếng Việt và một phần bằng tiếng dân tộc ít người vào năm 2010. Hỗ trợ
người dân thuộc nhóm dân tộc ít người tham gia nhiều hơn vào làm việc tại các cơ
quan nhà nước. Tăng tỷ lệ người thuộc nhóm dân tộc ít người là cán bộ, nhân viên
chức nhà nước được đào tạo theo điều kiện cụ thể của từng vùng dân tộc.
Đảm bảo giao quyền sử dụng đất cho tập thể và cá nhân ở vùng dân tộc ít
người và miền núi. Hạn chế việc mua bán đất sản xuất nông nghiệp của người dân
thuộc nhóm dân tộc ít người. Các địa phương phải dành quỹ đất, quỹ nhà làm nơi
vui chơi giải trí cho trẻ em.
Tiếp tục củng cố và mở rộng các hoạt động y tế, văn hoá, thông tin về cơ sở
51
phục vụ đồng bào dân tộc. Phấn đấu đến năm 2010 mỗi thôn bản vùng cao, vùng
sâu, vùng xa đều có nhà “cộng đồng” là nơi sinh hoạt văn hoá, vui chơi cho mọi
người.
Bảo đảm sự bền vững môi trường
Tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường và bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên; đến năm 2010 không còn các khu nhà ổ chuột ở đô thị và nhà tạm ở
nông thôn, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.
Đến năm 2010, phấn đấu 100% các khu công nghiệp, các đô thị và các làng
nghề ở nông thôn được xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn và chất thải vệ sinh, có
kế hoạch cải tạo khắc phục sự cố môi trường trên các dòng sông, hồ, ao, kênh
mương...
Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi
núi trọc; nâng tỷ lệ che phủ của rừng từ 33% hiện nay lên 38% vào năm 2005 và
43% vào năm 2010.
Quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và năng lượng, hạn chế tối
đa lượng nguyên liệu thô và chất thải trong sản xuất.
Giảm khả năng dễ bị tổn thương và phát triển mạng lưới an sinh xã hội
trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo
Cải thiện đáng kể tình trạng thu nhập của người nghèo, nhất là các hộ nghèo
do phụ nữ làm chủ; nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản và dịch vụ sản xuất cũng như các nguồn lực khác của người nghèo, đặc biệt là
phụ nữ nghèo.
Đến năm 2010, đảm bảo các gia đình trong các khu vực đô thị được cấp
chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà trên khu đất hợp pháp.
Mở rộng hệ thống an sinh xã hội chính thức cho mọi người. Cải cách chính
sách và cơ chế bảo hiểm xã hội. Khuyến khích phát triển sự tham gia của cộng đồng,
hộ gia đình vào các hình thức bảo hiểm tự nguyện.
Cải thiện việc tiếp cận của người lao động nghèo, nhóm yếu thế trong thị
52
trường lao động, đặc biệt đối với vấn đề đào tạo. Nâng cao số lượng và chất lượng
việc làm. Bảo đảm an toàn việc làm.
Tăng cường bảo vệ trẻ em và vị thành niên, giải quyết triệt để tình trạng trẻ
em lao động sớm, trẻ em lang thang, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác, nhất là trẻ
em của những gia đình nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Bảo vệ những người có hoàn
cảnh đặc biệt (người tàn tật, người bị nhiễm chất độc màu da cam, người già cô đơn,
đối tượng chính sách và các đối tượng khác). Chăm lo và điều trị cho bệnh nhân
nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma tuý...
Xây dựng chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Đến 2010, giảm 1/2
số người bị tái nghèo do thiên tai và các rủi ro khác.
Bình đẳng giới, tăng quyền cho phụ nữ và bảo đảm quyền cho trẻ em
Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; nâng cao trình
độ chuyên môn của phụ nữ. Đảm bảo mọi điều kiện để phụ nữ tham gia và hưởng lợi
một cách đầy đủ và bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn
hoá và xã hội. Tăng thêm tỷ lệ phụ nữ làm việc trong các cơ quan ở tất cả các cấp,
các ngành, từ 3% đến 5% trong vòng 10 năm tới.
Đảm bảo phụ nữ có quyền và được thụ hưởng tài sản gia đình bằng cách đăng
ký tên của họ (cũng như tên của chồng); bảo đảm 100% giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất có tên cả 2 vợ chồng trước năm 2005.
Khuyến khích xây dựng gia đình văn hoá trên cơ sở nâng cao vai trò làm chủ
của phụ nữ trong gia đình; có biện pháp giúp phụ nữ giảm gánh nặng trong gia đình
(nội trợ,ăn uống, đi lại, chăm sóc con cái...). Giảm nạn bạo hành đối với phụ nữ, trẻ
em gái trong gia đình và xã hội.
Tạo điều kiện thực hiện các chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em, thực hiện
quyền trẻ em, bảo đảm cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành
mạnh, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trẻ em mồ côi, khuyến tật,
sống trong hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, cung cấp k iến thức về pháp lý cho người
53
nghèo
Tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, thực hiện Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Tiếp tục hoàn thiện các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến người nghèo,
định hướng mục tiêu và phân bổ nguồn lực tốt hơn cho các chương trình có lợi cho
người nghèo.
Cải thiện khả năng tiếp cận của người nghèo đến với một Chính phủ minh
bạch, có tinh thần trách nhiệm, có sự tham gia của người dân, tạo điều kiện cho
người dân, phụ nữ nghèo tiếp cận rộng rãi hơn đến hệ thống tư pháp và bảo đảm
cung cấp thông tin pháp lý cho tất cả mọi công dân trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ
nghèo.
Hoàn thiện việc xây dựng các chiến lược cải cách liên quan đến khu vực công,
pháp quyền và quản lý tài chính để hỗ trợ tốt hơn cho người nghèo. Quy hoạch tổng
thể cải cách hành chính công, đảm bảo thực hiện triệt để tại các khu vực đô thị vào
năm 2010.Giảm thiểu quan liêu, đẩy lùi tham nhũng, thực hiện quản lý nhà nước dân
chủ có sự tham gia của người dân. Thực hiện tốt Quy chế Dân chủ cơ sở.
Mở rộng hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, củng cố và tiếp tục đa
dạng hóa các mô hình trợ giúp. Nâng cao tính linh hoạt và hiệu quả của các hình
thức trợ giúp và tạo điều kiện cho người nghèo dễ dàng tiếp cận với dịch vụ pháp lý
miễn phí.
5.4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
5.4.1 Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản giúp đảm bảo công bằng xã hội và
tăng trưởng kinh tế bền vững.
5.4.1.1 Các quan điểm về tăng trưởng kinh tế bền vững, công bằng xã hội và
xóa đói giảm nghèo.
Tăng trưởng kinh tế được hiểu khá thống nhất là sự tăng sản lượng thực tế của
một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Thước đo phổ biến là mức
54
tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một năm hoặc mức tăng GDP bình quân đầu
người trong một năm
9
.
Từ quan điểm về “phát triển bền vững” của Báo cáo Our Common Future của
Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland)10 có
thể hiểu tăng trưởng kinh tế bền vững là sự tăng trưởng về kinh tế của đất nước
nhưng không ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế của thế hệ tương lai.
Khác với khái niệm tăng trưởng kinh tế được thừa nhận khá thống nhất, khái
niệm công bằng xã hội (CBXH) còn nhiều ý kiến tranh luận và được diễn giải bằng
nhiều khái niệm khác nhau. Ngân hàng Thế giới cho rằng CBXH là "công bằng
trong các cơ hội cho mọi người”.
Quan điểm của Đảng ta về nghèo đói, công bằng xã hội và tăng trưởng kinh
tế11
Đảng ta coi cơ sở phương pháp luận quan trọng và cơ bản nhất để phân tích
vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi mọi áp bức,
bất công, thực hiện công bằng xã hội. Chủ nghĩa xã hội là quá trình kiến tạo hạnh
phúc và cũng là quá trình đấu tranh vì sự công bằng, đấu tranh để thủ tiêu nguồn gốc
bất công xã hội.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Bác Hồ đã chỉ đạo là chống giặc đói. Vấn đề
công bằng xã hội - vấn đề có quan hệ trực tiếp và quyết định đối với việc xóa đói
giảm nghèo đã được Đảng ta luôn quan tâm chú ý. Những đại hội Đảng gần đây, từ
Đại hội VI đến Đại hội X, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, nhiều văn bản đề cập tới
vấn đề công bằng xã hội.
Chúng ta hiểu công bằng xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển.
Công bằng xã hội không bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà liên quan tới tất cả các
9 Bùi Đại Dũng, Phạm Thu Phương, Tạp chí Khoa học ĐHQG, Kinh tế và kinh doanh 25 (2009), 82 - 91
10
Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...".
11 GS.TS Vũ Văn Hiền, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN.
doi-va-viec-xoa-doi-giam-ngheo/20108/152907.vov, ngày đăng: 24/8/2010.
55
lĩnh vực kinh tế - chính trị - pháp luật - văn hóa - xã hội. Công bằng xã hội phải
được giải quyết và chỉ có thể được giải quyết gắn liền với sự phát triển sản xuất, xây
dựng xã hội thực sự dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Công bằng xã hội đòi
hỏi phải huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, xã hội hóa nhiệm vụ đền ơn đáp
nghĩa, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở vừa
tăng nhanh tốc độ phát triển, vừa giảm dần sự mất cân đối giữa các vùng; giảm dần
khoảng cách về thu nhập, mức sống, hưởng thụ giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe
của các tầng lớp dân cư ở các vùng khác nhau. Đặc biệt, công bằng xã hội đòi hỏi
phải thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội.
5.4.1.2 Mối quan hệ giữa xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội và tăng trưởng
kinh tế bền vững
Xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững có
mối quan hệ mật thiết với nhau.Đây là mối quan hệ được các nhà nước hết sức chú
trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Sơ đồ sau đây thể hiện về mối quan hệ này:
(Xóa đói giảm nghèo công bằng xã hội) tăng trưởng kinh tế bền vững
Sơ đồ: Mối quan hệ giữa xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội và tăng trưởng kinh
tế bền vững
Xóa đói giảm nghèo công bằng xã hội
Xóa đói giảm nghèo
Công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế bền
vững
56
Báo cáo Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia 2000 – 2010 cho thấy:
Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh, ở các vùng có
điều kiện sống khó khăn, ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa,tập trung vào dân
tộc thiểu số. Những tỉnh nghèo nhất hiện nay cũng là tỉnh xếp thứ hạng thấp trong cả
nước về chỉ số phát triển con người và phát triển giới. Có thể thấy cán cân nghèo đói
nghiêng hẳn về những người ít được tiếp cận với những cơ hội trong cuộc sống.
Điều đó cho thấy mối quan hệ giữa nghèo đói và bất bình đẳng xã hội. Một khi đẩy
được nhóm người nghèo sang bên kia của ngưỡng nghèo, họ sẽ sẽ có nhiều cơ hội
hơn để phát triển vốn kinh tế, cũng như là vốn con người của họ. Như vậy, việc xóa
đói giảm nghèo là tiền đề để đảm bảo công bằng xã hội.
Nhà kinh tế học Bourguignon (Buốc – ghi - nhông)
12
, đã chứng minh một
công thức tính toán cho thấy hệ số co dãn giữa tỷ lệ nghèo đói và thu nhập bình quân
GDP tỷ lệ nghịch với BBĐ. Công thức này đã đưa ra thước đo cho bình đẳng xã hội,
đó là tỷ lệ nghèo đói và mức độ tăng trưởng kinh tế. Do đó, khi xóa đói giảm nghèo
kết hợp với tăng trưởng kinh tế sẽ làm giảm bất bình đẳng xã hội.
Xóa đói giảm nghèo giúp con người đạt được những nhu cầu cơ bản trong
cuộc sống, tạo cơ hội cho họ trau dồi và phát triển các nguồn vốn cho bản thân. Từ
đó mang lại nhiều cơ hội di động xã hội cho mỗi cá nhân, giúp tất cả mọi người đều
được hưởng các cơ hội sống như nhau, từ giáo dục, văn hóa, địa vị, đến kinh tế,….
Và điều đó là giảm đi bất bình đẳng xã hội.
Xóa đói giảm nghèo tăng trưởng kinh tế
Giảm nghèo vừa là một mục tiêu của TTKT vừa là một phương tiện nhằm
thực hiện TTKT cao và bền vững. Nhìn chung, TTKT cao và bền vững (sustained
high growth) sẽ dẫn đến giảm nghèo13 . Trên thực tế, người ta chứng kiến tác động
rất khác nhau lên giảm nghèo của những chính sách thúc đẩy TTKT. Kinh nghiệm
của Việt Nam cũng cho thấy suốt thập kỷ 90 của thế kỷ 20 và đầu những năm 2000
12
Trong Cling Jean-Pierre, Philippe De Vreyer, Mireille Razafindrakoto, và François Roubaud, Growth and Poverty
Reduction: Inequalities Matter, Bản thảo, 2003.
13
, Rodrik, D, Growth and Poverty Reduction: What are the real questions?Bản thảo, 2000.
57
TTKT cao đi đôi với giảm nghèo nhanh chóng. Tuy nhiên bên cạnh đó, giảm nghèo
rất có lợi cho TTKT: khi mức nghèo tuyệt đối giảm đáng kể thì song song đó chúng
ta cũng chứng kiến mức TTKT cao bởi vì phần lớn những chính sách tăng thu nhập
của người nghèo một cách hiệu quả như đầu tư vào giáo dục tiểu học, hạ tầng nông
thôn, chăm sóc sức khỏe, và nâng cao dinh dưỡng cũng là những chính sách gia tăng
năng lực sản xuất của nền kinh tế14. Ngược lại, nghèo đói có thể ngăn cản TTKT vì
người nghèo có năng suất lao động thấp do sức khoẻ kém và kỹ năng lao động bất
cập sẽ làm xói mòn năng lực sản xuất của nền kinh tế. Nghèo đói cũng làm suy giảm
năng lực tiết kiệm và đầu tư, làm cho TTKT bị triệt tiêu dần. Bởi người nghèo
thường không hoặc có ít tiền tiết kiệm, điều đó khiến họ không có vốn để đầu cơ tích
lũy.Thêm đó, những đòi hỏi khắt khe về tài sản thế chấp cũng ngăn cản người nghèo
tiếp cận với các khoản vay trên thị trường tín dụng. Hệ quả tất yếu: người nghèo ít
có khả năng khai thác những cơ hội tích lũy vốn vật chất và vốn con người. Điều này
làm giảm tốc độ tăng trưởng thu nhập, và hệ quả có thể là nghèo đói gia tăng
15
.
Bên cạnh đó, các chính sách xóa đói giảm nghèo thường tập trung vào phát
triển giáo dục, y tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng,… Và các chính sách xóa đói giảm
nghèo này cũng là các chính sách tăng trưởng kinh tế:
- Ví dụ như chính sách chăm sóc y tế: nhằm nâng cao chất lượng sức
khỏe của đội ngũ lao động, hoạt động trong các ngành kinh tế.
- Phổ cập giáo dục: giúp nâng cao trình độ, phẩm chất, kỹ năng của
người lao động, từ đó giúp đạt được năng suất lao động cao hơn, đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế quốc gia.
- Đầu tư phát triển giao thông: mục đích chủ yếu của việc tăng cường
giao thông là thúc đẩy giao thương buôn bán giữa các vùng miền với nhau, nhằm tạo
nền tảng cho phát triển kinh tế.
3
Rodrik, D, sđd.
15 Kakwani, N v à Pernia, E.M., What is pro-poor growth? Asian Development Review, Vol.18, No.1, 2000.
58
Tuy nhiên, để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững của quốc gia, xóa đói
giảm nghèo cần phải đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội.
(Xóa đói giảm nghèo công bằng xã hội) tăng trưởng kinh tế bền
vững
Việc giảm nghèo (nghèo tiền tệ – monetary poverty) tuyệt đối về cơ chế do
hai bộ phận cấu thành: do tăng trưởng thu nhập trung bình, và do sự giảm xuống của
BBĐ.16
BBĐ gia tăng đến một mức độ nào đó sẽ trở thành điều khác thường, và thậm
chí vô đạo đức, hệ quả là tội phạm, bất ổn chính trị – xã hội. Những điều này ảnh
hưởng tiêu cực lên tốc độ và chất lượng tăng trưởng; với việc gia tăng BBĐ, TTKT
không thể đạt được những mục tiêu phát triển rộng khắp của nó, trong đó bao gồm
cả việc giảm nghèo17. BBĐ gia tăng đến một mức độ nào đó có thể khiến cho quá
trình giảm nghèo bị đảo ngược trong khi nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng. Ví dụ
những cuộc biểu tình ở phố Wall gần đây đã cho thấy điều này. Hay Simon Kuznets
năm 1955 đề cập mối quan hệ giữa TTKT và BBĐ thông qua “đường cong Kuznets”
hay “hình chữ U đảo ngược” với nội dung như sau:
- Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu xuất phát với sự phân phối thu nhập ban
đầu bình đẳng và mức thu nhập trung bình thấp.
- Khi nền kinh tế phát triển hơn, một bộ phận dân cư di chuyển sang những
khu vực khác có mức thu nhập cao hơn. Điều này làm cho BBĐ gia tăng và đạt đến
đỉnh.
- Quá trình tiếp tục với việc hầu hết dân cư chuyển ra khỏi nông nghiệp và
BBĐ giảm dần.
Nếu ba giai đoạn mà Simon đưa ra bị ngắt ở giai đoạn hai, thì bộ phận những
người đã chuyển sang khu vực khác có thu nhập cao hơn, như kinh doanh công
16
Ngô Quang Thành, Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập trong phát triển,
2007.
17 Sida, Promoting rapid, sustainable and pro-poor economic growth for achieving millennium development goals in
Vietnam, Hanoi, 2004.
59
nghiệp, giải trí, truyền thông,… sẽ càng giàu hơn, bởi họ không vấp phải sự cạnh
tranh. Ngược lại, bộ phận những người có thu nhập thấp vẫn tiếp tục nghèo đói. Khi
đó bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng cao trong khi tổng thu nhập bình quân GDP
vẫn tăng.
5.4.2 Xóa đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế trên diện
rộng với chất lượng cao và bền vững, tạo ra những cơ hội thuận lợi để người
nghèo và cộng đồng nghèo tiếp cận được các cơ hội phát triển sản xuất, kinh
doanh và hưởng thụ được từ thành quả tăng trưởng.
Năm 1998 lần đầu tiên giảm nghèo đã trở thành một chính sách nằm trong hệ
thống chính sách xã hội của quốc gia. Từ đó đến nay, công tác xóa đói giảm nghèo
của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định như: luôn đạt và vượt mục tiêu
đề ra qua các giai đoạn, hoàn thành vượt mức mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo
trước 10 năm…Từ năm 1992 đến năm 1998 với rất nhiều nỗ lực, tỷ lệ đói nghèo ở
Việt Nam bình quân mỗi năm giảm từ 2 đến 3%, trong những năm 2000- 2010 tỷ lệ
đói nghèo giảm từ 4 đến 7%18.
Mối quan hệ giữa chiến lược 10 năm và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội với Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo có thể mô tả
bằng sơ đồ19:
18
%C4%91ang-trong-chien-luoc-phat-trien-dat-nuoc.htm.
19
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số
2685/VPCP-QHQT, ngày 21 tháng 5 năm 2002).
60
Sơ đồ: Mối quan hệ giữa chiến lược xóa đói giảm nghèo với các chiến lược phát
triển KT-XH
Tăng trưởng chất lượng cao là để giảm nhanh mức nghèo đói. Thực tiễn
những năm vừa qua đã chứng minh rằng, nhờ kinh tế tăng trưởng cao, Nhà nước có
sức mạnh vật chất để hình thành và triển khai các chương trình hỗ trợ vật chất, tài
chính và cho các xã khó khăn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản. Người
nghèo và cộng đồng nghèo nhờ đó có cơ hội vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Tăng
trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng để xóa đói giảm nghèo trên quy mô rộng;
không có tăng trưởng mà chỉ thực hiện các chương trình tái phân phối hoặc các biện
pháp giảm nghèo truyền thống thì tác dụng không lớn.
Tăng trưởng trên diện rộng với chất lượng cao và bền vững, trước hết tập
trung chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành
nghề, tạo cơ hội nhiều hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, nhằm tạo ra
nhiều việc làm phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nghèo... tạo hội nhiều hơn
Chiến lược phát triển 10 năm
Chiến lược toàn diện về
Tăng trưởng và XĐGN
Kế hoạch 5 năm; Chương
trình mục tiêu 5 năm
Chương trình đầu tư công cộng
Kế hoạch hàng năm
61
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, nhằm tạo ra nhiều việc làm phi nông
nghiệp, tăng thu nhập cho người nghèo...
Định hướng của Đảng, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cần đạt được trong giảm
nghèo từ 2011 đến 2020: Giảm nghèo bền vững là một trong những trọng tâm của
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện và từng
bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo;
thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân
tộc và các nhóm dân cư. Cụ thể cần đạt được: Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5
lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm
4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; Điều kiện sống của người nghèo được cải
thiện rõ rệt, trước hết là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người
nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; Cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập
trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như:
giao thông, điện, nước sinh hoạt
20
.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong khi đảm bảo các tiến
bộ và công bằng xã hội, tập trụng vào: phát triển nông nghiệp và các vùng nông
thôn, đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm, tăng hỗ trợ cho các vùng
kém phát triển, và hạn chế khoảng cách chênh lệch về phát triển giữa các vùng và
các dân tộc thiểu số. Tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh
nghiệp thuộc mọi khu vực kinh tế bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp của nước ngoài, và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
21
.
Một số thành tựu phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo:
Năm 2010, có khoảng 85 nghìn doanh nghiệp dân doanh thành lập mới với số
vốn đăng ký khoảng 500 nghìn tỷ đồng; bình quân đạt gần 6 tỷ đồng/doanh nghiệp,
20
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020.
21 Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số
2685/VPCP-QHQT, ngày 21 tháng 5 năm 2002).
62
tăng 125% so với năm 2009, góp phần quan trọng phát triển sản xuất kinh doanh và
tạo thêm nhiều việc làm mới.
Công tác giảm nghèo, nhất là ở 63 huyện nghèo nhất, được triển khai đồng bộ
với các giải pháp trợ giúp thiết thực cả về sản xuất và đời sống. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
1,85%, xuống còn 9,5%. Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được triển
khai tích cực. Chính sách trợ giúp người có công và bảo trợ xã hội tiếp tục được
hoàn thiện, đã mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức trợ cấp. Nhà nước dành
hơn 19.000 tỷ đồng (tăng 17% so với năm 2009) để thực hiện chính sách cho hơn
1,4 triệu người có công với cách mạng; dành 4.500 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần năm
2009) để thực hiện trợ cấp thường xuyên cho hơn 1,6 triệu người và dành hàng
nghìn tỷ đồng, hàng chục nghìn tấn gạo để trợ cấp đột xuất, chủ yếu cho khắc phục
thiên tai và cứu đói giáp hạt.
Các chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập
trung, người có thu nhập thấp khu vực đô thị, nhà ở cho người nghèo ở nông thôn,
ký túc xá cho học sinh, sinh viên được khẩn trương triển khai và đạt kết quả tích cực.
Dư nợ cho vay ưu đãi để thực hiện các chính sách xã hội là 91.000 tỷ đồng, tăng
25% so với năm 2009, riêng dư nợ tín dụng cho 1,9 triệu học sinh, sinh viên là
29.000 tỷ, tăng 60%. Tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, đã điều chỉnh
tăng mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 và một số
chính sách liên quan
22
.
Các ngành, các cấp đã triển khai thực hiện tốt hơn các giải pháp xóa đói giảm
nghèo. Tạo điều kiện về vốn qua các hình thức tín dụng cho các hộ nghèo có nhu cầu
vay vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Lồng ghép các chương trình mục tiêu
quốc gia trên địa bàn; động viên mọi người tham gia xóa đói giảm nghèo. Thực hiện
chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo. Thực hiện chính sách hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục, trợ giúp người
nghèo. Xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và quỹ hỗ trợ giáo dục cho
22
Thành tựu kinh tế - xã hội năm 2010,
63
học sinh nghèo. Qua 5 năm thực hiện chương trình 135, đối với các xã đặc biệt khó
khăn, đã cung cấp cơ bản các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời
sống nhân dân. Tính đến nay, đã có 56% số xã này đã được đầu tư đủ 8 công trình hạ
tầng theo quy định; 70% số xã đã xây dựng được 5 công trình hạ tầng chủ yếu; 30/49
tỉnh có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; cơ bản hoàn thành đưa vào sử
dụng 143 trung tâm cụm xã với nhiều công trình hạ tầng thiết yếu. Riêng về nhà ở,
chính sách về nhà ở cho người nghèo đã được quan tâm; đã triển khai thực hiện
chương trình hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo ở đồng bằng
sông Cửu Long, Tây Nguyên, miền núi. Nhiều địa phương trong cả nước đã vận
động thực hiện chương trình giúp người nghèo có nhà ở...
5.4.3 Xoá đói giảm nghèo là một bộ phận trong Chiến lược phát triển
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển trên thế giới. Từ khi tham
gia hội nhập, Việt Nam đã có nhiều thay đổi cả về kinh tế lân xã hội. Tuy nhiên bên
cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề xã hội đáng quan
tâm. Trong đó vấn đề đói nghèo là một trong những vấn đề xuyên suốt trong những
vấn đề xã hội của Việt Nam. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn
đề đói nghèo trong quá trình xây dựng đất nước. Xóa đói giảm nghèo luôn là quan
tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Vì thế xóa đói giam nghèo luôn là một bộ
phận trong chiến lược phát triển.
Công tác xóa đói giảm nghèo đã được Đang ta quan tâm ngay từ khi xây dựng
chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm, coi
đó là một nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước
đối với công tác xóa đói giảm nghèo. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
Nhà nước chủ động điều tiết hợp lý các nguồn lực của toàn xã hội vào mục tiêu và
hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia. Nhà nước xây dựng các biện pháp thiết yếu
như đầu tư hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, lập các quỹ cứu trợ xã hội,... để
giúp đỡ, bảo vệ người nghèo.
64
Tại sao lại phải làm như thế? Người nghèo tuy còn nhiều hạn chế thậm chí
nếu không muốn nói là gây khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế nhưng họ lại có
vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Duy trì liên tục sự trao
đổi, phân phối mang tính thị trường, nhưng không loại người nghèo ra khỏi những
nguồn lực và lợi ích của sự thịnh vượng chung về kinh tế. Kinh nghiệm thế giới cho
thấy sự thiếu vắng vai trò của Nhà nước đặc biệt có hại đối với người nghèo, cộng
đồng nghèo, vì người nghèo không tự bảo vệ được các quyền của mình, hơn nữa
trong thành quả chung của tăng trưởng kinh tế, Nhà nước có vai trò nòng cốt và có
trách nhiệm thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng, các tổ chức chính trị, kinh
tế, xã hội. Để làm được điều này, trong chiến lược phát triển Kinh tế xã hội, Đảng và
nhà nước đã luôn chú ý đến vấn đề người nghèo.
Ngay từ đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số
liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn
đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai
thành phong trào xoá đói giảm nghèo. Tổng bí thư Đỗ Mười khi đó rất quan tâm đến
chương trình này
23
. Như vậy ngay khi mới chuyển đổi nền kinh tế, vấn đề nghèo đói
đã được quan tâm. Đây là nền tảng để xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững. Có
chú ý vấn đề nghèo đói, có xóa được đói và giảm được nghèo thì vấn đề kinh tế-xã
hội mới phát triển toàn diện hơn.
Tiếp tục vấn đề về xóa đói giảm nghèo, nghị quyết Quốc hội Việt Nam về
nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái "trong
nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào xoá đói
giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa..." Sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ được Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17 tháng 10 là "Ngày vì người nghèo", đó cũng là ngày
Liên hợp quốc chọn là ngày "Thế giới chống đói nghèo". Một loạt khẩu hiệu và hành
23
65
động vì người nghèo đã được đề ra. Điều này một làn nữa khẳng định được vị trí của
xóa đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển.
Năm 1998 lần đầu tiên giảm nghèo đã trở thành một chính sách nằm
trong hệ thống chính sách xã hội của quốc gia. Thực hiện chủ trương của Đảng,
đầu năm 1998, Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về
xoá đói giảm nghèo (Chương trình 133) cho giai đoạn 1998-2000. Tháng 7/1998,
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ sung Chương trình 135 -Chương trình hỗ trợ phát
triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn. Mục tiêu chính của Chương trình này là hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng như: hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế....tại 1715 xã
nghèo nói trên
24
.
Chiến lược 10 năm 2001-2010 đề ra đã chú ý đến vấn đề đói nghèo. Chiến
lược xác định: “Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin,
chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm... đối với những vùng nghèo, xã
nghèo và nhóm dân cư nghèo. Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không có đất
canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng còn tiềm năng. Nhà
nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính
đáng và giúp đỡ người nghèo. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người có hoàn
cảnh đặc biệt không thể tự lao động, không có người bảo trợ, nuôi dưỡng”
25
. Chiến
lược phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố
thành quả xoá đói, giảm nghèo.
Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược
toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo". Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết
phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc công bố.
Trong quá trình xây dựng chiến lược có sự tham gia của chuyên gia các tổ chức quốc
24
25 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2001 – 2010 (Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng).
66
tế tại Việt Nam như IMF, UNDP, WB,.. tổng hợp thành các mục tiêu phát triển Việt
Nam. Vấn đề là cụ thể hoá chiến lược bằng các chương trình, dự án được triển khai,
được giám sát và đánh giá thường xuyên. Các nghiên cứu đã lập được bản đồ phân
bố đói nghèo đến từng xã, từng hộ. Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với
8 mục tiêu:
1. Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói.
2. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học.
3. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ.
4. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.
5. Tăng cường sức khỏe bà mẹ.
6. Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác.
7. Đảm bảo bền vững môi trường.
8. Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển.
Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm nghèo
một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong
những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển. Một
quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo thì luôn ẩn chứa nguy
cơ phát triển không bền vững dẫn đến những hậu quả bất ổn định kinh tế - xã hội.
Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phương thức tác động trực tiếp hay gián tiếp
đến việc xóa đói giảm nghèo.
Vì thế Việt Nam trong quá trình phát triển đã luôn chú ý đến vấn đề này. Xóa
đói giảm nghèo cũng được đạt ra trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2011-
2020. Giảm nghèo bền vững là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều
kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng
cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm
dân cư. Cụ thể cần đạt được: Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo
67
cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn
nghèo từng giai đoạn; Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước
hết là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận
ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở
các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng
bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện,
nước sinh hoạt.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, trong giai đọan 2011 – 2015 sẽ tiếp tục
thực hiện những chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện:
Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thực hiện Chương trình 135 giai
đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của chính phủ và các chương trình phát
triển kinh tế xã hôi khác. Nguồn lực đề thực hiện công tác giảm nghèo sẽ được huy
động tối đa, không chỉ bằng Ngân sách Nhà nước mà còn huy động được sự tham
gia với tinh thần trách nhiệm cao của các tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty nhà
nước, Ngân hàng thương mại…và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo. Phối
hợp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn
tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các
loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồn nhân lực…Đồng thời khắc
phục những hạn chế như: Các chương trình giảm nghèo triển khai chưa toàn diện,
nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo được ban hành nhưng còn mang tình
ngắn hạn, chồng chéo, nguồn lực cho giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, lại bị phân
tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụ thể gắn kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo với
chính sách an sinh xã hội, việc phối hợp chỉ đạo thực hiện giữa các bộ, ngành, địa
phương chưa chặt chẽ, hiệu quả26.
Như vậy, kế tiếp những chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đảng và nhà nước
ta luôn chú ý đến vấn đề xóa đói giảm nghèo.
26 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2011, NXB Lao động –
Xã hội, tr.59.
68
5.4.4 Xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, toàn xã hội mà
trước hết là bổn phận của chính người nghèo phải tự vươn lên để thoát nghèo
Nghèo đói là vấn đề lớn của mọi quốc gia. Nhìn chung nguyên nhân dẫn đến
nghèo đói ở các quốc gia là không khác nhau nhiều. Do vậy cần có cái nhìn đúng
đắn về đói nghèo để có những biện pháp xóa đói giảm nghèo cho hiệu quả. Trong
qua trình xóa đói giảm nghèo, nếu chỉ quan tâm đến những phương pháp làm thôi thì
chưa đủ. Bên cạnh biện pháp, nguồn lực để hỗ trợ người nghèo cần phải xã định
đúng đối tượng. Đối tượng được nhắc đến ở đây là nhà nước và chính những người
nghèo. Ngoài nhận thức đúng về nguyên nhân và thực trạng của nghèo đói, cần nhận
thức rõ vai trò của lực lượng này để đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo.
Xác định rõ vai trò của nhưng người thực hiện công việc này là việc làm cần
thiết để đảm bảo công việc xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu. Những
người tham gia xóa đói giảm nghèo phải nhận thức đúng về vai trò của mình để thực
hiện tốt công việc này. Thực tế một điều, người nghèo vẫn chưa nhận thức đúng đắn
về vai trò của mình trong xóa đói giảm nghèo. Có nhiều người nghèo đổ cho số
phận, hoặc đổ cho ngoại cảnh, thay vì nhìn thấy mình đóng vai trò rất quan trọng
trong việc mình nghèo hay không nghèo.
Không phải ai cũng có kỹ năng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nhận ra
khả năng của bản thân mình. Nhiều người nghèo nghĩ rằng họ chẳng có điểm mạnh
nào, yếu toàn phần, không còn cơ hội nào để vươn lên. Trong khi thực tế họ có rất
nhiều điểm mạnh. Đây chính là một trong những điểm yếu của người nghèo, họ cần
được nhận thức đúng đắn về những điểm mạnh và điểm của của họ trong quá trình
xây lao đọng. Trong quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo, rõ ràng chúng ta vẫn
chưa tận dụng được hết khả năng giúp người nghèo thoát nghèo bằng chính họ.
Chúng ta chưa khai thác hết khả năng của chính người nghèo nên việc đó cũng có
thể là một trong những lý do khiến công việc xóa đói giảm nghèo diễn ra còn chưa
hiệu quả.
69
Trong các chương trình xóa đói giảm nghèo nói riêng, chương trình phát triển
nói chung của thế giới thì hoạt động nâng cao năng lực là then chốt, trong đó có
khâu phân tích điểm mạnh - điểm yếu của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng. Nếu người
nghèo có kỹ năng nhận ra điểm mạnh của mình, tìm cách khai thác, vận dụng các cơ
hội trong cuộc sống thì có thể vượt được nghèo. Trong khi trách nhiệm của Chính
phủ là giúp gỡ bỏ rào cản ngăn cách xã hội và kinh tế để xóa đói giảm nghèo; hiệu
quả xóa nghèo đạt thấp, nếu bản thân người nghèo không tích cực và nỗ lực phấn
đấu vươn lên tới mức sống cao hơn.
Xóa đói giảm nghèo phải được coi là sự nghiệp của bản thân người nghèo,
cộng đồng nghèo, bởi vì sự nỗ lực tự vươn lên để thoát nghèo chính là động lực, là
điều kiện cần cho sự thành công của mục tiêu chống đói nghèo ở các nước.
Nhà nước sẽ trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo
khi gặp rủi ro. Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp thì việc tạo việc làm cho
người nghèo bằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất kinh doanh, phát triển kinh
tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện xóa đói giảm nghèo thành công
nhanh và bền vững. Tuy nhiên vai trò này của nhà nước vẫn còn hạn chế. Bên cạnh
một số việc tạo cơ hội cho người nghèo thoát nghèo lâu dài thì công việc của nhà
nước vẫn mang tính chất tạm thời như việc làm từ thiện, giúp người nghèo thoát
cảnh đói nghèo tạm thời mà chưa nghĩ đến kế sinh nhai lâu dài của họ.
Về vấn đề này, phía nhà nước cần có những biện pháp phù hợp như tăng
cường nhận thức và hỗ trợ về công cụ để họ có thể tự cải thiện cuộc sống của mình.
5.5 Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội qua các giai đoạn
Các mục
tiêu
2001-2010 2001-2005 2006-2010 2011-2020 2011-2015
Mục
tiêu
tổng
quát
Đưa nước ta ra
khỏi tình trạng
kém phát triển;
nâng cao rõ rệt
đời sống vật chất,
văn hoá, tinh thần
Đưa nước ta
ra khỏi tình
trạng kém
phát triển;
nâng cao rõ
rệt đời sống
Đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng
kinh tế, nâng
cao hiệu quả
và tính bền
vững của sự
Phấn đấu đến
năm 2020
nước ta cơ
bản trở thành
nước công
nghiệp theo
Phát triển kinh tế
nhanh, bền vững,
gắn với đổi mới
mô hình tăng
trưởng và cơ cấu
lại nền kinh tế
70
của nhân dân, tạo
nền tảng để đến
năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành
một nước công
nghiệp theo
hướng hiện đại.
Nguồn lực con
người, năng lực
khoa học và công
nghệ, kết cấu hạ
tầng, tiềm lực
kinh tế, quốc
phòng, an ninh
được tăng cường;
thể chế kinh tế thị
trường định
hướng xã hội chủ
nghĩa được hình
thành về cơ bản;
vị thế của nước ta
trên trường quốc
tế được nâng cao.
Mục tiêu cụ thể
của Chiến lược là:
vật chất, văn
hoá, tinh thần
của nhân dân;
tạo nền tảng
để đến năm
2020 nước ta
cơ bản trở
thành một
nước công
nghiệp theo
hướng hiện
đại. Nguồn
lực con
người, năng
lực khoa học
và công nghệ,
kết cấu hạ
tầng, tiềm lực
kinh tế, quốc
phòng, an
ninh được
tăng cường,
thể chế kinh
tế thị trường
định hướng
xã hội chủ
nghĩa được
hình thành về
cơ bản, vị thế
của nước ta
trên trường
quốc tế được
nâng cao.
phát triển, sớm
đưa nước ta ra
khỏi tình trạng
kém phát triển.
Cải thiện rõ rệt
đời sống vật
chất, văn hoá
và tinh thần
của nhân dân.
Đẩy mạnh
công nghiệp
hoá, hiện đại
hoá và phát
triển kinh tế tri
thức, tạo nền
tảng để đưa
nước ta cơ bản
trở thành một
nước công
nghiệp theo
hướng hiện đại
vào năm 2020.
Giữ vững ổn
định chính trị
và trật tự, an
toàn xã hội.
Bảo vệ vững
chắc độc lập,
chủ quyền,
toàn vẹn lãnh
thổ và an ninh
quốc gia. Tiếp
tục củng cố và
mở rộng các
quan hệ đối
ngoại, nâng
cao vị thế của
Việt Nam
hướng hiện
đại; chính trị -
xã hội ổn
định, dân chủ,
kỷ cương,
đồng thuận;
đời sống vật
chất và tinh
thần của nhân
dân được
nâng lên rõ
rệt; độc lập,
chủ quyền,
thống nhất và
toàn vẹn lãnh
thổ được giữ
vững; vị thế
của Việt Nam
trên trường
quốc tế tiếp
tục được nâng
lên; tạo tiền
đề vững chắc
để phát triển
cao hơn trong
giai đoạn sau.
theo hướng nâng
cao chất lượng,
hiệu quả sức
cạnh tranh. Bảo
đảm phúc lợi xã
hội và an sinh xã
hội, nâng cao đời
sống vật chất và
tinh thần của
nhân dân. Tăng
cường hoạt động
đối ngoại và
nâng cao hiệu
quả hội nhập
quốc tế. Bảo vệ
vững chắc độc
lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ, giữ
vững an ninh
chính trị và trật
tự, an toàn xã
hội, tạo nền tảng
đến năm 2020
nước ta cơ bản
trở thành nước
công nghiệp theo
hướng hiện đại.
Về kinh
tế
-GDP năm 2010
lên ít nhất gấp đôi
năm 2000
- Tích luỹ nội bộ
nền kinh tế đ ạt
trên 30% GDP
- Nhịp độ tăng
xuất khẩu gấp trên
2 lần nhịp độ tăng
GDP
-GDP năm
2005 gấp 2
lần so với
năm 1995
- Nhịp độ
tăng trưởng
GDP là 7%
-GDP nông,
lâm, ngư
nghiệp tăng
- Tổng sản
phẩm trong
nước (GDP)
năm 2010 theo
giá so sánh gấp
hơn 2,1 lần
năm 2000. Tốc
độ tăng trưởng
GDP 7,5 -
8%/năm, phấn
-GDP năm
2020 theo giá
so sánh bằng
khoảng 2,2
lần so với
năm 2010
- GDP bình
quân đầu
người theo giá
thực tế đạt
- GDP tăng
khoảng 6,5-7%;
- Tỷ trọng đầu tư
toàn xã hội 5
năm 2011-2015
khoảng 33,5-
35%
- Giảm dần nhập
siêu từ 2012,
phấn đấu ở mức
71
-Tỷ trọng trong
GDP của nông
nghiệp 16 - 17%
-GDP công
nghiệp 40 - 41%
-GDP dịch vụ 42 -
43%
- Tỷ lệ lao động
nông nghiệp còn
khoảng 50%.
4,3%
-GDP công
nghiệp và xây
dựng tăng
10,8%
- GDP dịch
vụ tăng 6,2%.
- Giá trị sản
xuất nông,
lâm, ngư
nghiệp tăng
4,8%/năm.
- Giá trị sản
xuất ngành
công nghiệp
tăng
13%/năm.
- Giá trị
dịch vụ tăng
7,5%/năm.
- Tổng kim
ngạch xuất
khẩu tăng
16%/năm.
Cơ cấu
ngành kinh tế
trong GDP
đến năm 2005
dự kiến:
- Tỷ trọng
nông, lâm,
ngư nghiệp
20 - 21%.
- Tỷ trọng
công nghiệp
và xây dựng
khoảng 38 -
39%.
- Tỷ trọng
các ngành
dịch vụ 41 -
42%.
đấu đạt trên
8%/năm. GDP
bình quân đầu
người theo giá
hiện hành đạt
tương đương
1.050 - 1.100
USD.
- Cơ cấu ngành
trong GDP:
khu vực nông
nghiệp khoảng
15 - 16%; công
nghiệp và xây
dựng 43 -
44%; dịch vụ
40 - 41%.
- Kim ngạch
xuất khẩu tăng
16%/năm.
- Tỉ lệ huy
động GDP
hàng năm vào
ngân sách đạt
21 - 22%.
- Vốn đầu tư
toàn xã hội
hàng năm đạt
khoảng 40%
GDP.
khoảng 3.000
USD
Tỉ trọng các
ngành công
nghiệp và
dịch vụ chiếm
khoảng 85%
trong GDP
-Giá trị sản
phẩm công
nghệ cao và
sản phẩm ứng
dụng công
nghệ cao đạt
khoảng 45%
trong tổng
GDP
- Giá trị sản
phẩm công
nghiệp chế tạo
chiếm khoảng
40% trong
tổng giá trị
sản xuất công
nghiệp
-tỉ lệ lao động
nông nghiệp
khoảng 30 -
35% lao động
xã hội
dưới 10% kim
ngạch xuất khẩu
vào 2015
- Bội chi ngân
sách Nhà nước
đạt dưới 4,5%
vào năm 2015
(mức bội chi có
cộng thêm trái
phiếu CP
- Giảm tiêu tốn
năng lượng tính
trên GDP từ 2,5-
3%/năm; Tỷ
trọng sản phẩm
công nghệ cao
đạt khoảng 30%
trong tổng giá trị
sản xuất công
nghiệp; tỷ lệ đổi
mới công nghệ
đạt 13%/năm;
Năng suất lao
động xã hội đến
2015 tăng 29-
32% so với
2010; Tỷ lệ huy
động thuế và phí
vào ngân sách
không quá 22-
23% GDP/năm;
Nợ công đến
2015 không quá
65% GDP, dư nợ
của Chính phủ
không quá 50%
GDP, dư nợ
quốc gia không
quá 50% GDP;
Chỉ số giá tiêu
dùng tăng
khoảng 5-7%
vào 2015.
Về xã
hội
Nâng lên đáng kể
chỉ số phát triển
-Tỷ lệ học
sinh trung học
- Tốc độ phát
triển dân số
-Đến năm
2020, chỉ số
-Số lao động
được tạo việc
72
con người (HDI)
của nước ta. Tốc
độ tăng dân số
đến năm 2010 còn
1,1%. Xoá hộ đói,
giảm nhanh hộ
nghèo. Giải quyết
việc làm ở cả
thành thị và nông
thôn (thất nghiệp
ở thành thị dưới
5%, quỹ thời gian
lao động được sử
dụng ở nông thôn
khoảng 80-85%);
nâng tỷ lệ người
lao động được đào
tạo nghề lên
khoảng 40%. Trẻ
em đến tuổi đi học
đều được đến
trường; hoàn
thành phổ cập
trung học cơ sở
trong cả nước.
Người có bệnh
được chữa trị;
giảm tỷ lệ trẻ em
(dưới 5 tuổi) suy
dinh dưỡng xuống
khoảng 20%; tăng
tuổi thọ trung
bình lên 71 tuổi.
Chất lượng đời
sống vật chất, văn
hoá, tinh thần
được nâng lên rõ
rệt trong môi
trường xã hội an
toàn, lành mạnh;
môi trường tự
nhiên được bảo vệ
và cải thiện
cơ sở đi học
trong độ tuổi
đạt 80%,
-Tỷ lệ học
sinh phổ
thông trung
học đi học
trong độ tuổi
đạt 45% vào
năm 2005.
-Tiếp tục
củng cố và
duy trì mục
tiêu phổ cập
giáo dục tiểu
học.
-Thực hiện
chương trình
phổ cập giáo
dục trung học
cơ sở.
-Giảm tỷ lệ
sinh bình
quân hàng
năm 0,5%o;
tốc độ tăng
dân số vào
năm 2005
khoảng 1,2%.
- Tạo việc
làm, giải
quyết thêm
việc làm cho
khoảng 7,5
triệu lao
động, bình
quân 1,5 triệu
lao động/năm;
- Nâng tỷ lệ
lao động qua
đào tạo lên
30% vào năm
2005.
- Cơ bản xoá
hộ đói, giảm
tỷ lệ hộ nghèo
xuống còn
10% vào năm
khoảng 1,14%.
- Lao động
nông nghiệp
chiếm dưới
50% lao động
xã hội.
- Tạo việc làm
cho trên 8 triệu
lao động; tỉ lệ
thất nghiệp ở
đô thị dưới
5%.
- Tỉ lệ hộ
nghèo còn 10 -
11%.
- Hoàn thành
phổ cập giáo
dục trung học
cơ sở; lao động
đã qua đào tạo
chiếm 40%
tổng lao động
xã hội.
- Tỉ lệ trẻ em
suy dinh
dưỡng dưới 5
tuổi xuống
dưới 20%.
phát triển con
người (HDI)
đạt nhóm
trung bình cao
của thế giới;
-Tốc độ tăng
dân số ổn
định ở mức
khoảng 1%;
-Tuổi thọ bình
quân đạt 75
tuổi; đạt 9 bác
sĩ và 26
giường bệnh
trên một vạn
dân
-Thực hiện
bảo hiểm y tế
toàn dân;
-Lao động qua
đào tạo đạt
trên 70%, đào
tạo nghề
chiếm 55%
tổng lao động
xã hội;
-Tỉ lệ hộ
nghèo giảm
bình quân 1,5-
2%/năm;
-Thu nhập
thực tế của
dân cư gấp
khoảng 3,5
lần so với
năm 2010; thu
hẹp khoảng
cách thu nhập
giữa các vùng
và nhóm dân
cư.
-Xoá nhà ở
đơn sơ, tỉ lệ
nhà ở kiên cố
đạt 70%, bình
quân 25 m2
sàn xây dựng
nhà ở tính trên
làm cho 8 triệu
người;
-Tỷ lệ thất
nghiệp của lao
động trong độ
tuổi khu vực
thành thị đến
năm 2015 dưới
4%;
- Tỷ lệ lao động
qua đào tạo trong
tổng số lao động
đang làm việc
trong nền kinh tế
đạt 55% vào
2015;
-Thu nhập thực
tế của dân cư
đến 2015 gấp 2-
2,5% so với
2010;
-Giảm hộ nghèo
nhanh và bền
vững, tỷ lệ giảm
bình quân
2%/năm và giảm
bình quân
4%/năm đối với
các huyện nghèo,
các xã đặc biệt
khó khăn;
- Diện tích nhà ở
bình quân đến
2015 đạt mức 22
mét vuông
sàn/người;
-Tốc độ phát
triển dân số đến
2015 khoảng
1%/năm; Đến
năm 2015 đạt 8
bác sĩ và 23
giường bệnh
(không tính
giường trạm y
tế) trên 1 vạn
dân.
73
2005.
- Đáp ứng
40% nhu cầu
thuốc chữa
bệnh sản xuất
trong nước.
- Giảm tỷ lệ
trẻ em suy
dinh dưỡng
xuống còn 22
- 25% vào
năm 2005.
- Nâng tuổi
thọ bình quân
vào năm 2005
lên 70 tuổi.
Cung cấp
nước sạch cho
60% dân số
nông thôn.
một người
dân.
-Số sinh viên
đạt 450 trên
một vạn dân.
Về môi
trường
- Tỉ lệ che phủ
rừng 42 - 43%.
- Tỉ lệ dân cư
được sử dụng
nước sạch ở đô
thị là 95%, ở
nông thôn là
75%.
- Tỉ lệ các cơ
sở sản xuất
mới xây dựng
phải áp dụng
công nghệ sạch
hoặc được
trang bị các
thiết bị giảm ô
nhiễm, xử lý
chất thải là
100%; tỉ lệ các
cơ sở sản xuất,
kinh doanh đạt
tiêu chuẩn về
môi trường là
trên 50% ; xây
dựng hệ thống
xử lý nước thải
tại 100% số đô
Đến năm
2020, tỉ lệ che
phủ rừng đạt
45% (2). Hầu
hết dân cư
thành thị và
nông thôn
được sử dụng
nước sạch và
hợp vệ sinh.
Các cơ sở sản
xuất kinh
doanh mới
thành lập phải
áp dụng công
nghệ sạch
hoặc trang bị
các thiết bị
giảm ô nhiễm,
xử lý chất
thải; trên 80%
các cơ sở sản
xuất kinh
doanh hiện có
đạt tiêu chuẩn
về môi
trường. Các
Tỷ lệ che phủ
rừng đạt khoảng
42-43%; Tỷ lệ
cơ sở gây ô
nhiễm môi
trường nghiêm
trọng được xử lý
đạt 85%;
74
thị loại 3 trở
lên, 50% số đô
thị loại 4 và tất
cả các khu
công nghiệp,
khu chế xuất;
80 - 90% chất
thải rắn, 100%
chất thải y tế
được thu gom
và xử lý đạt
tiêu chuẩn môi
trường.
đô thị loại 4
trở lên và tất
cả các cụm,
khu công
nghiệp, khu
chế xuất có hệ
thống xử lý
nước thải tập
trung. 95%
chất thải rắn
thông thường,
85% chất thải
nguy hại và
100% chất
thải y tế được
xử lý đạt tiêu
chuẩn.
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Quang Thành, Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất
bình đẳng thu nhập trong phát triển, 2007.
Ngân hàng thế giới (WB), "Về bảo trợ và Thúc đẩy xã hội - Thiết kế và triển
khai các mạng lưới an sinh hiệu quả”, 2008.
Bùi Đại Dũng, Phạm Thu Phương, Tạp chí Khoa học ĐHQG, Kinh tế và kinh
doanh , số 25 (2009), 82 – 91.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác
năm 2011, NXB Lao động – Xã hội, tr.59.
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. (Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 2685/VPCP-QHQT, ngày 21 tháng 5 năm 2002).
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, Báo cáo của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng.
Cling Jean-Pierre, Philippe De Vreyer, Mireille Razafindrakoto, và François
Roubaud, Growth and Poverty Reduction: Inequalities Matter, Bản thảo, 2003.
Rodrik, D, Growth and Poverty Reduction: What are the real questions?Bản
thảo, 2000.
Kakwani, N v à Pernia, E.M., What is pro-poor growth? Asian Development
Review, Vol.18, No.1, 2000.
Sida, Promoting rapid, sustainable and pro-poor economic growth for
achieving millennium development goals in Vietnam, Hanoi, 2004.
ngheo--chu-truong-nhat-quan-cua-%C4%91ang-trong-chien-luoc-phat-trien-dat-
nuoc.htm
76
A3m_ngh%C3%A8o
ngheo
ngheo/20108/152907.vov, ngày đăng: 24/8/2010.
LUOC-PHAT-TRIEN-KINH-TEXA-HOI-20112020.aspx
( truy cập
ngày 03-12-2011).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_5_nhom_9_chien_luoc_toan_dien_ve_tang_truong_va_xoa_doi_giam_ngheo_2651.pdf