Tham luận của Bộ Lao động TBXH do ông Ngô Trường Thi, Phó Cục
trưởng Cục Bảo trợ xã hội, trình bày định hướng trong thiết kế khung chương trình
giảm nghèo giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu tổng quát là nhằm giảm nghèo bền
vững, thể hiện toàn diện về công tác giảm nghèo, bảo đảm về ăn mặc, ở, chữa bệnh,
học hành và cơ sở hạ tầng. Ông Thi cũng nhấn mạnh đến nguyên tắc thiết kế các
chính sách của Chương trình: thiết kế chính sách theo hướng khuyến khích tính chủ
động vươn lên của người nghèo, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại, cân đối giữa
chính s ách hỗ trợ có hoàn lại và chính sách hỗ trợ cho không. Xây dựng hệ thống
chính sách bao quát, toàn diện công tác xóa đói giảm nghèo trong cả nước, quan hệ
chặt chẽ với chương trình xây dựng nông thôn mới và chiến lược an sinh xã hội đến
năm 2020.
36 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2822 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách, giải pháp chủ yếu phát triển tạo cơ hội cho người nghèo tăng thêm thu nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tv.vn/node/766
10
tộc thiểu số. Điều này được cụ thể hóa thông qua việc Chính phủ ban hành một số
chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho người
nghèo như Quyết định số 139/2010/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ khám chữa bệnh
cho người nghèo và gần đây là Luật bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua năm
2008. Các chính sách này đã giúp người nghèo có khả năng tiếp cận tới các dịch vụ
y tế (DVYT)..Sau khi ban hành Quyết định 139/2010 QĐ-TTg, người nghèo đã có
nhiều thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm các DVYT. Qua các năm triển khai từ 2003
đến nay, tình hình KCB cho người nghèo có những thay đổi nhất định. Sau khi Quỹ
khám chữa bệnh người nghèo được thành lập đã có một tỷ lệ đáng kể người nghèo
được hưởng lợi từ Quỹ này. Theo thống kê, số lượng đối tượng hưởng lợi từ Quỹ
khám chữa bệnh người nghèo là 14,3 triệu người, chiếm khoảng 17,5% dân số toàn
quốc. Kết quả của một số nghiên cứu khảo sát tình hình KCB cho người nghèo sau
khi ban hành Quyết định 139/2010 ở một số địa phương như Hải Dương, Bắc Giang
và các tỉnh miền núi phía Bắc đều cho kết quả việc sử dụng DVYT của người nghèo
đã có sự cải thiện rõ rệt so với giai đoạn trước 2010. Theo nghiên cứu của trường
Đại học Y Thái Nguyên: "từ khi triển khai chính sách khám chữa bệnh cho người
nghèo, lưu lượng bệnh nhân đến các cơ sở y tế tăng lên; nhiều bệnh nhân mắc bệnh
hiểm nghèo đã được cứu sống, nhiều bệnh nhân đã được khám bệnh và chữa bệnh
miễn phí, được chăm sóc chu đáo, đảm bảo sự công bằng trong khám, chữa bệnh...
"8
c) Hỗ trợ về nhà ở:
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông
thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi, người khuyết
tật. Xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương để hỗ trợ nhà ở đối với người
nghèo ở đô thị trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu
nhập thấp.
8 Hội khoa học kinh tế y tế Việt Nam
11
Thực hiện quyết định 167 của Chính phủ hỗ trợ người nghèo về nhà ở:
Theo kết quả thống kê, năm 2009 Yên Bái đã giúp đỡ 1.500 hộ dân nghèo làm được
nhà ở (trong đó có 1.365 hộ trong vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2009),
trong đó nhiều huyện, thị đã hoàn thành với số lượng lớn như: Mù Cang Chải 603
nhà, Trạm Tấu 221 nhà, Văn Chấn 176 nhà; các huyện: Trấn Yên, Lục Yên, Văn
Yên, Yên Bình, mỗi địa phương làm 100 nhà. Tổng số vốn đã huy động được cho
Chương trình Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trong năm 2009 là 31,365 tỷ đồng, trong
đó, ngân sách Trung ương là 12,438 tỷ, vốn ngân sách tỉnh là 2,037 tỷ, vốn vay từ
Ngân hàng Chính sách xã hội là 12 tỷ và vốn huy động từ Quỹ Vì người nghèo, của
gia đình và cộng đồng là gần 5 tỷ đồng.9
d) Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý:
Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người
nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động
tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.
Hỗ trợ pháp lý, nâng cao hiểu biết pháp luật cho người nghèo để thực
hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới theo phương châm "Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân hưởng lợi" đang là một trong những hoạt động đáng quan tâm nhất ở
Thừa Thiên - Huế hiện nay. Tỉnh xác định nguồn cán bộ tham gia các hoạt động trợ
giúp pháp lý được ưu tiên lựa chọn từ chính những người đang sinh sống tại địa bàn
các xã thuộc các huyện nghèo, là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc biết tiếng dân tộc
thiểu số; chú trọng cán bộ nữ, cán bộ đã có kinh nghiệm trong các hoạt động hỗ trợ
pháp lý. Đặc biệt là thu hút già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, những người có
uy tín trong cộng đồng các tộc người tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Tỉnh tiến hành cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tư vấn pháp
luật, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý để giải quyết những vướng mắc
pháp luật. Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức 93 lượt trợ giúp pháp lý lưu động
9 baoyenbai.com.vn
12
các các xã thuộc chương trình 135 của các huyện Phú Vang, Nam Đông, Phú Lộc,
Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới, Hương Trà. Thông qua đó, tỉnh thực hiện lồng
ghép việc tư vấn, hướng dẫn, giải thích pháp luật với việc tuyên truyền phổ biến
pháp luật cho trên 4.000 người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu
số và nhân dân; tư vấn, hướng dẫn, giải thích pháp luật được 2.471 vụ việc liên
quan đến các lĩnh vực đất đai, nhà ở, hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân và gia
đình, chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng, người nghèo, người
tàn tật... Nhờ vậy, ở Thừa Thiên - Huế, nhiều tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân
cư được giải quyết ổn thoả ngay từ các tổ hòa giải ở từng địa phương, không xảy ra
các khiếu nại, tố cáo lớn.10
e) Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin:
Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa
dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách
giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo.
Thực hiện Quyết định 975/QĐ-TTg, các cơ quan thông tấn, báo chí từ
Trung ương đến địa phương đều nỗ lực thực hiện có hiệu quả. Trong điều kiện đời
sống của đồng bào còn nghèo nàn lạc hậu, việc tiếp cận thông tin mọi mặt của đời
sống xã hội là vô cùng khó khăn, các báo, tạp chí đã trở thành kênh thông tin hấp
dẫn, bổ ích. Các ấn phẩm này không chỉ cải thiện mức hưởng thụ văn hóa mà còn
trở thành kênh thông tin đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với
người dân. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng thường xuyên đề xuất, kiến nghị
với các cơ quan ban ngành Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong đời sống xã hội; cả những
vấn đề mới phát sinh ở vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn, giúp địa
phương tháo gỡ những khó khăn, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu cây trồng - vật nuôi.
10 molisa.gov.vn)
13
Có thể nói, các báo, tạp chí đã trở thành diễn đàn xã hội của đồng
bào các dân tộc thiểu số. Thông tin trên báo phong phú, đa dạng, giúp bà con
đọc, hiểu và làm theo, góp phần thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo, giữ gìn
an ninh trật tự, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa.11
2. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, thực hiện bình đẳng giới.
2.1. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng
2.1.1. Chính sách tạo điều kiện về hạ tầng xã hội và phát triển năng
lực sản xuất của các vùng, tiến tới giảm chênh lệc giữa các vùng về mặt xã hội.
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (thủ tướng
chính phủ phê duyệt tại văn bản số 2685/VPCP – QHQT, ngày 21/5/2002/)
Tập trung nguồn lực để thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xóa
đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005
Tiếp tục nâng cao nguồn lực, tạo cơ hội cho các hộ nghèo thực hiện xóa
đói giảm nghèo bền vững: đẩy mạnh trợ giúp tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát
triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh khuyến nông, khuyến lâm và hướng dẫn cho
người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tổng kết và nhân
rộng các mô hình xóa đói giảm nghèo đặc thù cho các vùng.
Ví dụ: (Mô hình VACR) Tại những khu vực đất dốc, mô hình nông – lâm
được áp dụng để tránh xói mòn và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tại các vùng
đồng bằng và đất cát mô hình VACR (vườn – ao – chuồng – rừng, kết hợp giữa
trồng hao màu, cây ăn quả và chăn nuôi) đã được áp dụng để bảo vệ các vùng đất
cát chống xói mòn đất và tăng hiệu quả sử dụng đất.
Mở rộng thêm diện hỗ trợ các xã nghèo không thuộc chương trình 135 của Chính
phủ, trong đó tăng cường việc xây dựng hạ tầng cơ sở, hỗ trợ phát triển ngành
nghề, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, ổn định di dân và
xây dựng vùng kinh tế mới.
11 ht tp://www.kinhtenongthon.com.vn
14
Gắn xoá đói giảm nghèo với tạo việc làm: Tiếp tục cho vay vốn các dự án
nhỏ giải quyết việc làm thông qua Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; nâng cao năng lực
của các trung tâm dịch vụ việc làm; tăng cường hệ thống thông tin thị trường lao
động; đào tào bồi dưỡng cán bộ.
Từ năm 2004, tỉnh Lào Cai bắt đầu được thử điểm thực hiện các mô hình
xoá đói giảm nghèo theo nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Với nhận thức: triển khai xây dựng và
thực hiện mô hình xoá đói giảm nghèo là sự nghiên cứu, thử nghiệm tìm ra những
phương cách mới phù hợp, hiệu quả hơn để giảm nghèo nhanh và bền vững, từ đó
làm tiền đề để nhân rộng ra các địa bàn có đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tương
đồng. Chính vì vậy đã lựa chọn hướng đầu tư nghiên cứu thử nghiệm các mô hình
xoá đói giảm nghèo là: phát huy những thế mạnh về tự nhiên và khai thác các
nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp, thủy sản, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở giải quyết hài hoà lợi ích của các đối tượng
cùng tham gia. Trong thời gian 5 năm (2004 - 2008), trên địa bàn tỉnh đã xây dựng
và mở rộng lên 7 mô hình với tổng số 455 hộ nghèo tham gia.. Nội dung hoạt động
chủ yếu của các mô hình là hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc và đại gia súc như
trâu, bò, lợn, dê; khai hoang ruộng nước, thuỷ sản và phát triển ngành nghề. Từ mô
hình, nhiều hộ nghèo đã có điều kiện tiếp cận trực tiếp với các nguồn lực hỗ trợ như
kinh phí, khoa học kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi,... đặc biệt là đã tạo được sự
tham gia của người dân, huy động thêm được nguồn lực tại chỗ, giúp cho cán bộ
cấp xã và người dân tại địa bàn triển khai mô hình bước đầu đã có sự chuyển biến
về nhận thức và năng lực tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiến thức
quản lý, kỹ năng tổ chức thực hiện dự án trong việc phát triển kinh tế hộ theo hướng
sản xuất hàng hoá, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, bỏ thêm vốn đầu tư, lựa
chọn loại hình sản xuất phù hợp với điều k iện của hộ và của địa phương, từ đó đã
tăng thêm nguồn thu góp phần giảm nghèo, thoát nghèo bền vững. Nhìn chung các
15
mô hình đã thực hiện đều có khả năng nhân rộng, hàng năm có từ 20-30% số hộ
nghèo tham gia dự án thoát nghèo. (BBT Lao động và Xã hội12
Ngoài chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, chúng
ta có thể đề cập đến một số chương trình và chính sách khác, như sau:
+, Chương trình Phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn
(ĐBKK) vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình 135), Chương
trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm,
Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, Chương trình
mục tiêu Quốc gia về biến đổi khí hậu, Quyết định 134, Quyết định 32, Quyết định
33… dành cho các xã ĐBKK, vùng đồng bào DTTS nghèo nói riêng và người
nghèo cả nước nói chung. Các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước đã
tạo cơ hội đột phá giúp người nghèo ổn định cuộc sống. Nhiều hộ đã thoát nghèo và
vươn lên làm giàu, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS,
miền núi. 13
+, Chính sách về quản lý việc tiếp cận rừng và đất rừng có tác động to lớn
tơi sinh kế của những người nghèo nhất là những người sống chủ yếu tại vùng cao.
Luật Bảo vệ Và Phát triển rừng, chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006 –
2020 và Chương trình Rừng và Bảo tồn Rừng nhằm hỗ trợ người nghèo, đặc biệt là
các cộng đồng thiểu số nghèo tham gia phát triển, bảo vệ rừng và nâng cao sinh kế.
+, Chính sách khuyến nông khuyến ngư ở địa bàn khó khăn: 1. Hỗ trợ xây
dựng các mô hình trình diễn. Hỗ trợ 100% chi phí về giống và các vật tư thiết yếu
khác cho các mô hình trình diễn thuộc chương trình, dự án khuyến nông của địa
phương và Trung ương thực hiện ở địa bàn khó khăn. 2. Hỗ trợ tập huấn và đào tạo.
Hỗ trợ 100% về tài liệu, chi phí đi lại, ăn, ở cho người sản xuất và nhân viên khuyến
nông ở các địa bàn khó khăn tham dự các lớp tập huấn, đào tạo do tổ chức khuyến
nông Trung ương, địa phương tổ chức. 3. Hỗ trợ về hoạt động thông tin, tuyên
12
13
ca-ng&catid=109:thi-s&Itemid=356
16
truyền. Bổ sung Điều 2 Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số
và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn: cấp báo "Nông nghiệp Việt Nam" của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 01 số trên mỗi ngày phát hành cho khuyến
nông xã thuộc địa bàn khó khăn. 4. Hỗ trợ các tổ chức cung cấp dịch vụ ở địa bàn
khó khăn . 14
Với các mục tiêu như sau: 1. Góp phần xoá đói, giảm nghèo, tăng thu
nhập, cải thiện đời sống cho người sản xuất ở địa bàn khó khăn thông qua hoạt
động khuyến nông. 2. Đóng góp cho phát triển k inh tế, ổn định chính trị - xã hội,
giữ vững an ninh, quốc phòng ở địa bàn khó khăn. 3. Đóng góp cho việc xây dựng
hệ thống khuyến nông cơ sở ở địa bàn khó khăn.15
Nghị định của chính phủ về Tín dụng đối với người nghèo và đối tượng
chính sách khác (số 78/2002/NP – CP)
2.1.2. Chính sách ổn định và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc ít
người
Chương trình 135: Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt
khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, là một trong các chương trình xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương
trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản
là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và
chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai
đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam
quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai
đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).16
14
15
16
17
Tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt
khó khăn (chương trình 135), bảo đảm về cơ bản các xã có đủ các công trình thiết
yếu. Phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các trung tâm cụm xã, quy hoạch bố trí lại
cụm dân cư, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp; đào tạo cán bộ xã,
bản, làng, phum sóc. Từng bước thu hẹp khoảng cách về đời sống vật chất và tinh
thần giữa các nhóm dân tộc.
Thực hiện tốt công tác định canh định cư, hạn chế di cư tự do, ổn định sản
xuất, nâng cao đời sống của các đồng bào dân tộc ít người phù hợp với tập quán của
người dân trên cơ sở có quy hoạch dân cư theo hướng hình thành các cụm dân cư
tập trung, hình thành các cụm xã, thị tứ, đồng thời nghiên cứu và xem xét các điều
kiện cơ sở hạ tầng như: giao thông, cung cấp nước, điện, thông tin, chợ... cho các
cụm dân cư này.
Khai thác tốt các tiềm năng về đất đai, lao động, đẩy mạnh phát triển lâm
nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, ngành nghề thủ công truyền thống ở vùng dân
tộc và miền núi.
Hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin
nhằm phát triển mạnh kinh tế hàng hoá, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ,
tiến tới xóa bỏ kinh tế tự cung, tự cấp ở vùng dân tộc ít người và miền núi. Phát
triển các trang trại sản xuất nông, lâm nghiệp có quy mô phù hợp với trình độ quản
lý và sức sản xuất của từng địa bàn dân cư. Kết hợp phát triển công nghiệp chế biến
và tiêu thụ sản phẩm ở các khu vực miền núi.
Ví dụ: Một dự án trong hoạt động của chương trình 135 - Trên trang điện tử giới
thiệu hoạt động của chương trình 135 của Ủy ban Dân tộc :
(Từ năm 2006 đến năm 2010, triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển
sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã đạt được một số
kết quả khả quan, làm đổi thay diện mạo bộ mặt nông nghiệp, nông thôn các xã
vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh.
18
Trong 5 năm (2006 - 2010), dự án đã, góp phần tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo
nỗ lực, cố gắng vươn lên trong sản xuất, tạo thu nhập ổn định, từng bước cải thiện
và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thông qua nguồn kinh phí của Dự án, tỉnh Bình
Thuận đã đầu tư hỗ trợ cho các hộ nghèo mua 344 máy móc, thiết bị phục vụ sản
xuất nông nghiệp như: máy xới, máy cày, máy bơm nước, máy gặt lúa bằng tay, máy
tuốt lúa, bắp….; hỗ trợ hộ nghèo mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc
trừ sâu phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, xây dựng, hướng dẫn hộ
nghèo thực hiện các mô hình về khuyến nông, khuyến lâm như: thâm canh lúa nước,
trồng bắp cao sản, trồng tre lấy măng, thâm canh vườn điều, trồng cỏ nuôi bò, nuôi
cá nước ngọt, nuôi gà thả vườn, heo đen, nuôi bò sinh sản... Ngoài ra, tỉnh còn thực
hiện lồng ghép với các nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án khác để sắp xếp,
bố trí chổ ở ổn định cho 192 hộ nghèo tại vùng đồng bào DTTS.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc
Chương trình 135, tình hình kinh tế - xã hội tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn
trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khởi sắc; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn được giữ vững, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện hơn so với
trước; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước trong một bộ phận hộ
nghèo từng bước được khắc phục dần, góp phần củng cố niềm tin của đồng bào đối
với Đảng và Nhà nước... 17
Nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống
của đồng bào các dân tộc ít người. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán
bộ là con em đồng bào các dân tộc ít người ngay tại địa phương, từng bước tăng dần
tỷ lệ cán bộ dân tộc ít người. Đãi ngộ và sử dụng tốt đội ngũ già làng, trưởng bản,
thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết các dân tộc ở vùng dân tộc và miền núi.
Chú trọng củng cố và mở rộng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá,
thông tin của đồng bào dân tộc. Giữ gìn và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân
17 chuongtrinh135.vn/Default.aspx?tabid=133&News=1618&CategoryID=12
19
tộc. Tạo khả năng tiếp cận giáo dục mẫu giáo cho phần lớn trẻ em và hoàn thành
chương trình tiểu học bằng tiếng Việt. Dạy thêm tiếng dân tộc trong trường học đối
với những dân tộc có chữ viết.
Tăng cường thông tin về các chương trình xóa đói giảm nghèo bằng các
phương pháp, hình thức và tổ chức tại các địa điểm thích hợp làm cho đồng bào dân
tộc ít người có thể tiếp cận được.
Ví dụ: Bắc Hà: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán
bộ, già làng, trưởng thôn bản ở cơ sở (Nguồn: trang điện tử giới thiệu hoạt động của
chương trình 135 của Ủy ban Dân tộc)
(Từ năm 2006 đến nay, với tổng k inh phí hơn 2 tỷ 700 triệu đồng, Bắc Hà đã mở
được hàng chục lớp tập huấn, với những nội dung chủ yếu: cơ chế quản lý CT 135
giai đoạn II; cách thức quản lý các dự án đầu tư; giám sát công trình; phương pháp
lập kế hoạch có sự tham gia của người dân; những vấn đề cơ bản về quyền hạn và
nghĩa vụ của chủ đầu tư; đánh giá, báo cáo tổng hợp, thanh quyết toán công trình,
kinh tế trang trại, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt các loại cây nông nghiệp, thực hiện
qui chế dân chủ ở cơ sở... với trên 3.200 học viên là chủ tịch, phó chủ tịch, kế toán
UBND xã, các trưởng thôn, trưởng bản, già làng có uy tín, cán bộ thú y, cán bộ
khuyến nông, khuyến lâm, cán bộ làm công tác Mặt trận, các đoàn thể và bồi dưỡng
cộng đồng, đào tạo nghề cho thanh niên DTTS.
Có thể khẳng định, dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã là một
trong những dự án đầu tư trực tiếp cho con người, giúp cho đội ngũ cán bộ xã có đủ
năng lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; biết cách tổ chức thực hiện, điều hành
các dự án, đặc biệt là khi xã đứng ra làm chủ đầu tư và tổ chức giám sát, sử dụng,
bảo dưỡng các công trình. Và cái được lớn nhất mà chương trình mang lại đó là
thông qua các lớp tập huấn, đào tạo này, người dân trong vùng có điều kiện nâng
cao dân trí, hiểu biết trên nhiều lĩnh vực. 18
18
20
Chính sách dân tộc của Đảng: Văn kiện của Đảng về chính sách Dân tộc
". Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm
nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ
viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng;
làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới.."19
Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Minh chứng cho hiệu quả của chính sách sau 65 năm công tác dân tộc (3/5/1946 –
3/5/2011), đã được tác giả Minh Châm (TNVN) ghi lại ở một số điểm như sau:
Có thể thấy, công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa đã đạt kết quả tốt. Hệ thống giao thông nông thôn, kênh
mương thuỷ lợi, phát thanh - truyền hình, trường học, trạm y tế... được mở rộng quy
mô, nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển đến tận vùng sâu, vùng xa. Đời
sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm
giảm từ 3 - 4%. Nhiều hộ gia đình đã biết tổ chức sản xuất, chăn nuôi, kết hợp các
mô hình làm ăn kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, tăng hiệu
quả sản xuất, tăng thu nhập. Những đổi thay đó đã cho thấy rõ nét hiệu quả trong
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Hiệu quả của chính sách dân tộc còn được thể hiện ở việc tăng cường và
củng cố đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc. Hiện nay, trong hệ thống chính trị từ
công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể và các lĩnh vực khác đều có sự tham gia của
cán bộ là người dân tộc thiểu số. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII, đã có 188 đại
biểu là người dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách dân tộc gặp phải những khó khăn do
đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu về số
lượng, chưa đồng đều về chất lượng.
19
21
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định về công tác dân tộc với một số
chính sách như: Chính sách đầu tư phát triển bền vững, chính sách phát triển giáo
dục và đào tạo; chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số; chính sách bảo tồn và
phát triển văn hóa;... khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về
chính sách dân tộc và đoàn kết dân tộc. Những chính sách đó sẽ tiếp tục góp phần
đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, tôn
trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc.20
2.1..3. Bên cạnh việc thực hiện các chương trình và chính sách xóa đói giảm
nghèo, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau đây để tạo thêm cơ hội và
nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo
Tăng đầu tư cho các vùng chậm phát triển nhằm góp phần thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. Khuyến khích
các doanh nghiệp lớn đầu tư tạo việc làm ở các vùng nghèo, hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nghèo nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho
nhân dân.
Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cần tập trung vào cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là giao thông và thuỷ lợi, tạo thêm việc làm phi nông nghiệp trong khu vực
nông thôn. Đổi mới cơ chế đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở cho vùng nghèo.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế phân bổ, điều phối nguồn vốn
hỗ trợ và chi tiêu công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (như các nguồn
vốn khuyến nông, các chương trình mục tiêu quốc gia...) cho các địa phương căn cứ
vào mức độ chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ nghèo đói và khả năng tự
cân đối ngân sách của từng địa phương.
Thu hút người nghèo tham gia xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng
thiết yếu, coi đó là một hình thức tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo. Chú
trọng việc thu hút phụ nữ và nam giới tham gia vào việc lập kế hoạch, xây dựng và
20
22
giám sát các công trình cơ sở hạ tầng, chú ý đến nhu cầu và các ưu tiên của phụ nữ.
Chú trọng đầu tư xây dựng đường giao thông tại các vùng nghèo. Có
các chính sách ưu tiên đặc biệt để mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn và nâng
cấp chất lượng các tuyến đường hiện có. Thay thế tất cả các loại cầu khỉ; tạo cơ hội
cho các địa phương nghèo, vùng nghèo chủ động quản lý việc xây dựng và bảo trì
hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.
Mở rộng cung cấp điện lưới, tổ chức, quản lý và vận hành hệ thống
phân phối điện, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa có địa hình phức tạp và ý thức tự
giác của người tiêu dùng chưa cao. Đối với vùng biên giới, hải đảo, những nơi xa
lưới điện quốc gia và các hộ gia đình thuộc diện chính sách đặc biệt gặp khó khăn,
Nhà nước sẽ trợ cước tiêu thụ hàng hoá, hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng
đường trục hạ thế và nhánh rẽ đến nhà dân.
Hình thành các chợ nông thôn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa
và hải đảo để bảo đảm cung cấp một số sản phẩm thiết yếu cho người dân và tạo
thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản. Nhà nước ưu tiên trợ giá, trợ cước vận chuyển
và tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho các hộ nông dân
thuộc các xã đặc biệt khó khăn. Việc trợ giá, trợ cước đầu vào tại các xã đặc biệt
khó khăn cần gắn liền với công tác khuyến nông, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu giống,
cơ cấu mùa vụ và gắn liền với các chương trình đồng bộ hỗ trợ người nghèo về vốn,
đất đai, thị trường để phát huy tác dụng của các khoản trợ cấp của Nhà nước đến
đúng đối tượng, đồng thời tránh tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và an toàn việc làm
của khu vực ngoài nhà nước. Bảo đảm các quyền lợi tối thiểu cho người nhập cư từ
nông thôn vào thành thị. Đẩy mạnh phát triển thị trường dịch vụ và sản phẩm hàng
hoá nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng các khu công nghiệp nhỏ cấp huyện, các
làng nghề ở nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông nhàn, tăng thu nhập cho
nông dân.
.2.2. Thực hiện bình đẳng giới :
23
Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; nâng cao và phát huy
năng lực, khả năng và vai trò của họ, đảm bảo cho người phụ nữ có thể thực hiện
nhiệm vụ và tham gia đầy đủ, ngang bằng trong mọi hoạt động, đặc biệt là chính trị,
kinh tế, văn hoá và xã hội trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá để đạt
mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
Vì sao tôi vẫn nghèo trong khi tôi làm việc hết sức vất vả :
Bảng : Thời gian biểu hàng ngày của một phụ nữ Lào Cai
4.00 : Thức dậy, nấu ăn sáng cho cả gia đình, chuẩn bị thức ăn cho lợn, gà,
lấy nước sinh hoạt và cho lợn, gà, ngựa ăn.
6:30 : Ăn sáng và phục vụ gia đình ăn.
7.00 : Ra đồng ( thường cách xa khoảng 3- 10Km)
8.00 – 12.00 : Làm việc ngoài đồng
12.00 – 12.30: Nghỉ trưa và ăn trưa luôn tại đồng.
12.30 – 17.00: Tiếp tục làm việc
18.00 – 19.00: Đi bộ về nhà, kiếm củi trên đường hoặc chặt các cây bụi.
19.00 – 20.00: Nấu bữa tối cho gia đình và thức ăn cho các con vật, phục vụ gia
đình ăn, cho các con vật ăn, tắm cho các con và giặt quần áo
20.00 – 21.00 : Xay ngô và giã gạo bằng tay để chuẩn bị cho ngày hôm sau.
24
Với thời gian làm việc như trên, phụ nữ đặc biệt là phụ nữ vùng cao sẽ
không có nhiều cơ hội để phát triển bản thân, đặc biệt là vấn đề sức khỏe cũng bị
ảnh hưởng khá nhiều. Do đó cần tiến tới giảm dần gánh nặng công việc gia đình cho
phụ nữ thông qua chú trọng đầu tư vào công nghệ phục vụ gia đình có quy mô nhỏ,
các dự án nước sạch và năng lượng ở nông thôn. Phát triển và tổ chức lại hệ thống
nhà trẻ, mẫu giáo và phát động các chiến dịch tuyên truyền giáo dục về chia sẻ trách
nhiệm gia đình giữa tất cả các thành viên.
Đảm bảo các điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng trong lĩnh
vực lao động, có chính sách khuyến khích phát triển các ngành nghề phù hợp, tạo
điều kiện cho người nghèo đặc biệt là phụ nữ có thêm cơ hội để nâng cao vai trò, vị
thế của mình trong quan hệ gia đình và xã hội. Chẳng hạn, tại Sapa – Lào Cai, khi
ngành du lịch được chú trọng đầu tư phát triển, nhiều ngành nghề dịch vụ mới xuất
hiện, tạo nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ H’Mông, đã làm thay đổi vai trò của họ
trong gia đình. Nếu như trong xã hội truyền thống người vợ đóng vai trò đối nội,
đảm đang việc nhà, nội trợ, chăm sóc chồng con, thi hiện nay, người vợ cũng tham
gia các công việc “đối ngoại”. Có tới 75% phụ nữ đều bàn với chồng về các công
việc công ích của làng xã. Như vậy, người phụ nữ H’Mông khi tham gia các hoạt
động du lịch, mở rộng sự giao tiếp hiểu biết đã dần thoát khỏi sự đóng khung trong
không gian hạn hẹp của gia đình mà đã vươn tới không gian xã hội, đồng thời họ
cũng có thể kiếm thêm thu nhập, đóng góp vào kinh tế gia đình, cải thiện đời sống
25
và góp phần giảm nghèo.
Có các biện pháp đảm bảo phụ nữ được tiếp cận bình đẳng về giáo dục,
được nâng cao trình độ chuyên môn. Có chế độ khuyến khích nữ sinh ở vùng sâu,
vùng xa và vùng dân tộc ít người học trung học, vào các trường nội trú, trường cao
đẳng và đại học. Thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ và em gái nghèo đi học.
Chẳng hạn, chương trình “ Hỗ trợ phụ nữ học nghề, đào tạo viêc làm giai đoạn 2010
– 2015” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, theo đó, lao động nữ sẽ được hỗ trợ
chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa là 3 triệu đồng/người/khóa và được vay
vốn để tự tạo việc làm. Đối tượng của chương trình hỗ trợ này chủ yếu hướng đến
những lao động nữ thuộc diện chính sách : hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng
150% thu nhập của hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người trong diện bị thu hồi đất....
Như vậy, nếu chương trình hỗ trợ đạt được hiệu quả tốt sẽ góp phần rất lớn trong
việc xóa đói giảm nghèo và thực hiện bình đẳng giới khi vai trò của người phụ nữ
được nâng lên.
Cải thiện sức khoẻ của phụ nữ bằng việc nâng cao nhận thức và thay đổi
hành vi chăm sóc sức khoẻ trong việc cung cấp các dịch vụ y tế và kế hoạch hoá gia
đình. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, bao gồm việc tư vấn về sức khoẻ sinh sản và kế
hoạch hoá gia đình. Đảm bảo phụ nữ nghèo được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ một cách thuận lợi. Tận dụng các nguồn lực để cải thiện dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cho người nghèo. Ví dụ , ngày 28/11/2010, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại
thành phố Hồ Chí Minh đã viện trợ không hoàn lại gần 97.000 USD cho “ Dự án
tăng cường chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nghèo ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” để
mua sắm trang thiết bị y tế, giúp chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nghèo tại
địa phương nhằm kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung cũng như chăm sóc sức khỏe
bà mẹ và trẻ sơ sinh ở địa bàn vùng sâu của tỉnh. Đây là một chương trình rất thiết
thực, góp phần giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ nghèo khi tham gia khám chữa
bệnh, cải thiện được sức khỏe . Hay như mô hình bệnh viện phụ nữ thành phố Đà
Nẵng được khánh thành vào tháng 5 – 2009, bệnh viện trực thuộc hội bảo trợ phụ nữ
26
và trẻ em nghèo bất hạnh của thành phố, nhằm mục địch khám, tầm soát và phát
hiện sơm ung thư hiểm nghèo cho người nghèo với tiêu chí : phụ nữ nghèo vẫn có
quyền được chăm sóc, khám và chữa bệnh. Đây là một mô hình rất cần được phát
triển ở nhiều địa phương hơn nữa.
3. Phát triển mạng lưới an sinh xã h ội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và
người nghẻo
3.1.Tập trung có trọng điểm để hỗ trợ người nghèo, dân tộc ít người,
nhóm yếu thế khác trong xã hội
Một xã hội có đuợc xem là phát triển bền vững hay không ngoài yếu
tố ổn định kinh tế, chính trị; an sinh xã hội cũng được xem là nhân tố cốt yếu vì nó
liên quan trực tiếp đến quyền lợi của chính nguời dân trong xã hội.
An sinh xã hội (ASXH) được hiểu đơn giản là sự bảo vệ của xã hội đối với những
thành viên của mình bằng những biện pháp công cộng trước những sự cố đột ngột
về kinh tế và xã hội như thất nghiệp, tai nạn lao động, ốm đau, tàn tật cho các nhóm
đối tượng như từ thanh niên cho đến người già, trẻ em, người nghèo... mà gọi gộp
chung là nhóm yếu thế. Ngoài ra ASXH cũng hướng đến mục tiêu đảm bảo các vấn
đề về chăm sóc sức khỏe, y tế, bệnh viện và một số phúc lợi xã hội khác. Các chính
sách cụ thể trong ASXH bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội.
Hiện tại, Việt Nam dành tới gần 40% trong tổng chi ngân sách Nhà nuớc
cho ASXH, các nguồn vốn rót cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không hề ít,
nhưng trên thực tế thì ASXH vẫn chưa bao trùm được mọi đối tượng, nhất là những
nhóm yếu thế.21
Cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và nguồn
lực của người nghèo, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giáo dục tiểu học, sức
khoẻ sinh sản, nước, vệ sinh dinh dưỡng, nhà ở, giúp đỡ họ tiếp cận với pháp luật
không thu phí...
21 Theo Đài Á châu tự do -
27
Xây dựng chế độ ưu tiên nhằm giúp các đối tượng yếu thế có điều kiện
được thụ hưởng lợi ích từ các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội
như xây dựng chế độ ưu đãi về giảm mức và các khoản đóng góp, nộp lệ phí và giá
cả đối với người nghèo, người yếu thế trong các quan hệ giao dịch xã hội và tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản, các hoạt động văn hoá, giáo dục và nâng cao dân trí, được
nâng cao hiểu biết pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp miễn phí. Giải quyết
tốt vấn đề nhà ở cho người nghèo. Phát triển các tuyến, cụm dân cư vượt lũ của
đồng bằng sông Cửu Long. Có kế hoạch đồng bộ xóa nhà tạm cho các hộ gia đình
nghèo.
Hiện tại, Việt Nam đang chuẩn bị chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011 – 2020,
trong đó, đề án chuẩn bị với nguyên tắc xuyên suốt coi an sinh xã hội là quyền cơ
bản: ăn, mặc, ở, có việc làm và mục tiêu mà chiến lược hướng đến là bảo đảm an
sinh xã hội cho tất cả mọi người.
Có thể nói, chính sách về ASXH phải luôn đi kèm với chính sách phát
triển kinh tế nhằm tạo ra sự phát triển bền vững. Việc đảm bảo một chính sách
ASXH công bằng và giúp đỡ được mọi nhóm yếu thế là điều hết sức cần thiết:
“Trong việc vạch ra chính sách An sinh xã hội, cần phải có một mối quan hệ hết sức
mật thiết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phải chú trọng dành những
phần đầu tư xứng đáng cho hệ thống ASXH và sớm hình thành hệ thống ASXH hoàn
chỉnh hơn. Nếu không, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, nếu không
có chính sách ASXH tốt, thì có thể tăng trưởng kinh tế sẽ gạt ra ngoài lề một số
người được hưởng các lợi ích. Trong quá trình phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh
tế nhanh, thì nó đòi hỏi một chính sách ASXH để hỗ trợ cho các nhóm yếu thế và
làm giảm đi những bất bình đẳng xã hội”.22
3.2.Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội
Bổ sung một số chính sách trợ giúp của Nhà nước đối với các nhóm
người yếu thế, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người dễ bị tổn thương để tạo cơ hội
22
Theo TS Nguyễn Xuân Mai, Viện Xã Hội Học, Thuộc Viện Xã Hội Học Việt Nam.
28
tự tạo việc làm hoặc đi làm thuê, có thu nhập đủ nuôi sống bản thân, tham gia vào
các hoạt động cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội để hưởng lợi từ cải cách
kinh tế.
Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội nhằm mở rộng chế độ bảo hiểm xã hội áp
dụng cho mọi đối tượng, kể cả những người làm việc tại khu vực kinh tế phi chính
thức và bảo đảm tương quan hợp lý giữa mức đóng và mức hưởng.
Đa dạng hoá mạng lưới an sinh tự nguyện. Đẩy mạnh các biện pháp
bảo vệ cây trồng và vật nuôi như dịch vụ thú y, chương trình quản lý dịch hại tổng
hợp một cách hiệu quả ở vùng sâu, vùng xa và các vùng khó khăn. Tiến hành thử
nghiệm các hình thức bảo hiểm cây trồng, vật nuôi hoặc bảo hiểm thị trường cho
nông thôn. Tăng cường công tác khuyến nông như là một công cụ hữu hiệu để giảm
tính dễ tổn thương của người nghèo. Xây dựng các chương trình bảo hiểm trên cơ sở
cộng đồng đối với khu vực kinh tế không chính thức trên nguyên tắc bảo hiểm nhóm
(tối thiểu là bảo hiểm gia đình). Phát triển hình thức Bảo hiểm hộ gia đình để thay
thế dần cho hệ thống bảo hiểm sức khoẻ học đường.
Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội thông qua phát triển và củng cố
các quỹ của xã hội và đoàn thể. Trợ giúp nhân đạo thường xuyên đối với người
nghèo, người không có sức lao động và không nơi nương tựa; tổ chức, triển khai
hoạt động của các quỹ này ngay tại những cộng đồng làng, xã nơi tập trung nhiều
người nghèo, yếu thế. Trong đó, chú trọng các hình thức trợ cấp xã hội bằng hiện
vật (gạo, thực phẩm, quần áo,...) đối với những đối tượng rơi vào hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn ở cả nông thôn và một số thành phố.
Duy trì và bổ sung hệ thống chính sách, giải pháp về bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đặc biệt là trẻ em tàn tật, mồ
côi, lang thang, lao động kiếm sống, trẻ em bị hậu quả chất độc màu da cam, nhiễm
HIV/AIDS. Nâng cao trách nhiệm và chức năng của gia đình trong việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em. Huy động toàn bộ xã hội tham gia vào bảo vệ trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
29
Phát triển hệ thống chính sách, giải pháp hỗ trợ người tàn tật, người
cao tuổi (đặc biệt là người già cô đơn không nơi nương tựa), người bị nhiễm chất
độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS.
Phát triển các trung tâm bảo trợ xã hội ở những vùng nghèo, vùng gặp
rủi ro thường xuyên để nuôi dưỡng các đối tượng mất khả năng và cơ hội tự kiếm
sống, trước mắt triển khai tốt những quy định cụ thể của Nghị định số 07/2000/NĐ-
CP ngày 09/3/2000 về chính sách cứu trợ xã hội trong 3 năm 2001-2003.
Điều chỉnh lại phương pháp phân bổ ngân sách để thực hiện các chính
sách xã hội, trao quyền chủ động cho các địa phương, đặc biệt là cấp xã, huyện để
đấy mạnh phát triển quỹ động đồng ở làng xóm và cấp xã.
3.3. Xây dựng các biện pháp để giúp đối tượng yếu thế cải thiện các
điều kiện tham gia thị trường lao động
Trong dự thảo Đề án Phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn
2011-2020 vừa được Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
tổ chức lấy ý kiến góp ý cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm giúp đỡ các đối
tượng yếu thế cải thiện các điều kiện tham gia thì trường lao động như sau:
- Xây dựng hệ thống chính sách tín dụng thống nhất, ưu tiên đối tượng
được hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm, sử
dụng nhiều lao động yếu thế; cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn dân tộc thiểu số.
- Tăng cường sự tham gia của người nghèo, cận nghèo vào các chương
trình việc làm tạm thời và việc làm có hỗ trợ bù đắp chi phí thông qua các dự án
phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ nông thôn, thu gom rác thải và vệ sinh môi
trường.
- Đến năm 2020, phấn đấu 70% số người lao động yếu thế trên thị trường
lao động được tiếp cận đào tạo nghề và hỗ trợ tìm việc làm. Theo thống kê của Bộ
LĐ-TB&XH, Việt Nam hiện có gần 13 triệu lao động thuộc nhóm yếu thế, chiếm
30
gần 24% lực lượng lao động, bao gồm: 4,2 triệu lao động là người khuyết tật, 6,5
triệu lao động nghèo, 180 nghìn lao động nhiễm HIV được phát hiện, 190 nghìn lao
động nghiện ma túy, gái mại dâm, 1 triệu lao động di cư, hồi hương, khoảng trên
500 nghìn người thất nghiệp dài hạn (từ 1 năm trở lên).
Thống kê cũng cho thấy, gần 80% lao động yếu thế tập trung ở khu vực
nông thôn. Đa số họ có trình độ học vấn thấp, trong đó có tới 21.8% lao động yếu
thế chưa biết chữ, phần lớn chưa qua đào tạo nghề, trên 40.1% chưa bao giờ đi
làm.23
Từ thực trạng kể trên, vấn đề hỗ trợ nhóm lao động yếu thế có việc
làm, nâng cao thu nhập và chủ động tham gia thị trường lao động là một trong
những vấn đề đặt ra cấp thiết. Trong đó, việc nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính
sách, hoàn thiện khung pháp lý phát triển thị trường lao động cho nhóm yếu thế,
đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa người lao động thuộc
nhóm yếu thế và người sử dụng lao động được Đề án đặc biệt quan tâm. Bên cạnh
đó, việc xây dựng mô hình điểm “hỗ trợ tiếp cận thị trường lao động cho nhóm yếu
thế”, phát triển và nhân rộng trong phạm vi toàn quốc cũng đã được đề cập đến với
mục tiêu hỗ trợ dạy nghề, đào tạo nghề, giúp lao động yếu thế có chất lượng tay
nghề, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Theo đó, những năm tới đây, sẽ tăng cường sự phối hợp với các trung tâm
giới thiệu việc làm, trung tâm dịch vụ công tác xã hội nhằm phát triển các hình thức
hỗ trợ giao dịch trên thị trường lao động như: Tư vấn chính sách pháp luật lao động,
hướng nghiệp, tìm việc làm cho nhóm yếu thế; tăng cường các giải pháp tạo cơ hội
cho người sử dụng lao động, người lao động thuộc nhóm yếu thế tham gia như: Tổ
chức các hội chợ việc làm dành riêng cho nhóm lao động yếu thế; dạy nghề cho
nhóm yếu thế với đa cấp trình độ, chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ
cao nhằm nâng cao chất lượng cung cấp lao động cho thị trường….
23Theo Báo Pháp luật xã hội, cập nhật ngày 21/03/2011-
31
Cải thiện tiếp cận thị trường lao động của người lao động nghèo, nhóm
yếu thế trong thị trường lao động, đặc biệt đối với vấn đề đào tạo. Giải quyết tốt vấn
đề lao động dôi dư. Dần dần từng bước áp dụng bảo hiểm thất nghiệp
Nâng cao số lượng và chất lượng việc làm, đặc biệt là việc làm trong khu
vực ngoài nhà nước. Hoàn thiện Bộ luật Lao động để thúc đẩy sự phát triển của thị
trường lao động. Bảo đảm an toàn việc làm. Chống sa thải tuỳ tiện, bảo đảm việc
làm ổn định với mức thu nhập ngày càng tăng và điều kiện lao động, nhất là cho lao
động nữ, ngày càng được cải thiện. Giảm tai nạn lao động. Bảo đảm công bằng nam
nữ trong tuổi về hưu, tránh tình trạng sử dụng "về hưu sớm" làm công cụ để giải
quyết lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước cũng như các vấn đề khác
của thị trường lao động.
3.4. Xây dựng hệ thống giải pháp cứu trợ xã hội đột xuất hữu hiệu
Đối với người nghèo, người dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro thiên tai, tai
nạn và các tác động xã hội không thuận lợi, triển khai các giải pháp cứu trợ đột xuất
gồm:
Cải tiến cơ chế hình thành và điều phối Quỹ cứu trợ đột xuất. Giúp đỡ
người nghèo phòng chống có hiệu quả khi gặp thiên tai như bão, lụt, hạn hán, sâu
bệnh,... bằng cách tổ chức tập huấn, chuyển giao những kiến thức, kinh nghiệm cụ
thể về phòng chống thiên tai. Hỗ trợ một phần kinh phí để cải thiện tính trạng nhà ở,
tránh bão, tránh lụt.
Quy hoạch lại các vùng dân cư, cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội thuận
lợi cho việc phòng chống và cứu trợ khi thiên tai xảy ra. Tổ chức, chuẩn bị sẵn sàng
các phương tiện cứu trợ để kịp thời, nhanh chóng ứng phó và hạn chế các tác động
xấu của thiên tai, hướng dẫn người nghèo chủ động cứu giúp lẫn nhau khi gặp thiên
tai.
Tổ chức và trợ giúp người nghèo khắc phục các thiệt hại sau thiên tai,
khi nông sản bị rớt giá hoặc gặp rủi ro, tai nạn, nhanh chóng ổn định cuộc sống, sản
32
xuất bình thường như cung cấp các yếu tố sản xuất cần thiết (giống, cây, con,
phương tiện canh tác,...), giải quyết tình trạng môi trường sau thiên tai. Xây dựng
các kho lương thực, thực phẩm, quần áo tại chỗ của từng cộng đồng nơi thường xảy
ra thiên tai nhằm cung cấp kịp thời cho người gặp nạn trong thiên tai.
Trong thời gian gần đây, chúng ta đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo trong đó
có một hội thảo: “Kế hoạch hành động ứng phú với biến đổi khí hậu của ngành Lao
động – Thương binh và Xã hội: Thách thức và giải pháp”.24 (Diễn ra ngày
29/11/2011). Trong đó đã đưa ra các giải pháp đề xuất trong chương trình của Bộ về
ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 - 2015 bao gồm: bảo đảm an toàn sức
khỏe và sinh mạng của người dân trước các rủi ro của thiên tai, thời tiết khắc nghiệt;
bảo đảm điều kiện sống của người dân liên quan đến tiếp cận các dịch vụ cơ bản
như nước sạch, y tế, giáo dục và bảo đảm kế sinh nhai, đặc biệt là người dân nghèo,
lao động nông nghiệp. Cụ thể như sau:
- Nhóm giải pháp phòng ngừa: Quy hoạch, phát triển và bảo đảm việc làm
tốt hơn cho dân cư; Phát triển việc làm tạm thời, việc làm công; hỗ trợ di dân, dịch
chuyển lao động; dạy nghề giúp đa dạng sinh kế, việc làm; hỗ trợ xây dựng, củng cố
nhà ở, đất ở, đất sản xuất, vốn tín dụng cho dân cư, lao động nông nghiệp, người
nghèo các vùng chịu nhiều nguy cơ rủi ro do thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển
dâng.
- Nhóm giải pháp thích nghi, giảm thiểu (rủi ro): Hỗ trợ dân cư thực hiện
bảo hiểm xã hội (bắt buộc, tự nguyện), bảo hiểm y tế, bảo hiển thất nghiệp, bảo
hiểm mùa màng, phát triển mạng lưới an sinh xã hội dựa vào cộng đồng; hỗ trợ
nhóm yếu thế tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ người nghèo vốn, điều kiện
chuyển đổi sản xuất; hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, trường học tránh lũ, chống bão, hỗ trợ
trẻ em đi học, giáo dục học sinh tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh; các chính sách,
chương trình hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ người dân tộc đa dạng hóa sinh kế, giảm
nghèo, tiếp cận dịch vụ xã hội.
24
33
- Nhóm giải pháp khắc phục: Cứu hộ, cứu đói, rét, chăm sóc y tế, khắc
phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ khắc phục tổn thất hạ tầng dịch vụ xã hội, phôi phục
điều kiện sản xuất; mở rộng trợ giúp đột xuất, thường xuyên.
Có thể nói rằng, đây là một ví dụ điển hình trong việc xây dựng hệ thống các giải
pháp cứu trợ xã hội cho người nghèo và nhóm yếu thế.
3.5. Mở rộng sự tham gia và nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội, tổ
chức phi chính phủ trong việc phát triển mạng lưới an sinh xã hội
Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ trì và phối hợp với chính quyền, các hội,
đoàn thể quần chúng xây dựng các phương thức vận động các cơ quan, doanh
nghiệp và toàn dân tham gia hoạt động từ thiện giúp đỡ các đối tượng nghèo.
Khuyến khích các hoạt động nhân đạo của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức
đoàn thể, các tổ chức xã hội hỗ trợ, tham gia phát triển mạng lưới an sinh xã hội, trợ
giúp có hiệu quả các đối tượng yếu thế, đặc biệt là người già cô đơn, không nơi
nương tựa, trẻ em mồ côi không người nuôi dưỡng, trẻ em bị nhiễm chất độc hóa
học, HIV...
Chúng ta đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức Phi chính phủ
trong việc phát triển mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo và nhóm yếu thế:
Quỹ Canada dành cho các sáng kiến địa phương năm 2011-201225
Thông qua việc tài trợ cho các dự án phát triển quy mô nhỏ trong các lĩnh vực
khác nhau, mục tiêu của Quỹ Canada là nhằm:
- Cải thiện chất lượng cuộc sống cho các nhóm yếu thế (ví dụ: người nghèo,
phụ nữ và trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số) và hỗ trợ họ hoà nhập
vào xã hội.
- Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự địa phương (kể cả các
nhóm phi chính thức) trong việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình giảm
nghèo.
25
2011-05-31.aspx?lang=vie&view=d
34
Trong “Lễ Công bố Chiến lược Quốc gia về Hợp tác phát triển Việt Nam
– Ai Len giai đoạn 2011-2015”. ( Từ ngày 25 – 29/11/2011)26
Mục tiêu: Hỗ trợ thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 của
Chính phủ Việt Nam thông qua hai kết quả chính: Giảm nghèo trong các nhóm yếu
thế nhất và Tăng trưởng kinh tế hòa nhập hơn và có khả năng phục hồi tốt hơn trước
các cú sốc.
4. Một vài nhận định về công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.
Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành công to
lớn trong cuộc chiến chống đói nghèo với tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58,1% năm 1993
xuống 11,3% năm 2009. Câu chuyện thành công trong xóa đói giảm nghèo của
Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tuy nhiên, Đánh giá Tổng quan về Chương trình giảm nghèo hiện nay do
ông Peter Chaudry, đại diện UN tại Việt Nam trình bày, nhấn mạnh đến những vấn
đề còn tồn tại và chỉ ra những thách thức chính mà Việt Nam cần xem xét trong quá
trình thiết kế chiến lược/chương trình giảm nghèo cho giai đoạn 2011-2020.
Một trong những bất cập của chương trình giảm nghèo trong thời gian qua
là sự chồng chéo trong thiết kế các chính sách và chương trình giảm nghèo. Sự
chồng chéo thể hiện qua các hợp phần của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về
giảm nghèo (CTMTQG) phối hợp bởi Bộ Lao động TBXH, Chương trình 135 phối
hợp bởi Ủy ban Dân tộc và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP mới được ban hành nhằm
trợ giúp 62 huyện nghèo nhất nước. Mỗi bộ, ngành quản lý nhiều chương trình, dự
án hoặc các hợp phần của mỗi CTMTQG. Các chính sách trợ giúp theo các lĩnh
vực khác nhau và được thiết kế cho các nhóm khác nhau (hạ tầng cơ sở, giáo dục,
sức khỏe, nhà ở) nằm trong các chương trình khác nhau và được thiết kế cho các
26
35
nhóm đối tượng khác nhau. Sự chồng chéo này tạo ra một lượng lớn chi phí giao
dịch, các chỉ dẫn quản lý và yêu cầu báo cáo khác nhau, đem lại hiệu quả thấp hơn
mong đợi vì sự dàn trải và bất khả thi trong phối hợp các phân bổ ngân sách.
Từ thực tế này, đại diện UNDP khuyến nghị trong giai đoạn tiếp theo cần
có một khung giảm nghèo duy nhất. Theo đó, tập hợp các chương trình giảm nghèo
hiện tại thành một chương trình tổng thể để loại bỏ chồng chéo và tăng sự điều phối
và hiệu quả. Đồng thời, gắn kết việc lập kế hoạch giảm nghèo với quy trình Kế
hoạch Phát triển kinh tế - xã hội sau khi đã được tăng cường ở các cấp địa phương;
giao chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thực hiện các kết quả, nhưng cho
phép họ xây dựng các giải pháp phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Tham luận của Bộ Lao động TBXH do ông Ngô Trường Thi, Phó Cục
trưởng Cục Bảo trợ xã hội, trình bày định hướng trong thiết kế khung chương trình
giảm nghèo giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu tổng quát là nhằm giảm nghèo bền
vững, thể hiện toàn diện về công tác giảm nghèo, bảo đảm về ăn mặc, ở, chữa bệnh,
học hành và cơ sở hạ tầng.. Ông Thi cũng nhấn mạnh đến nguyên tắc thiết kế các
chính sách của Chương trình: thiết kế chính sách theo hướng khuyến khích tính chủ
động vươn lên của người nghèo, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại, cân đối giữa
chính sách hỗ trợ có hoàn lại và chính sách hỗ trợ cho không. Xây dựng hệ thống
chính sách bao quát, toàn diện công tác xóa đói giảm nghèo trong cả nước, quan hệ
chặt chẽ với chương trình xây dựng nông thôn mới và chiến lược an sinh xã hội đến
năm 2020.
36
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_6_hoan_chinh_642.pdf