Tiểu luận Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới

Chính sách kích cầu bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có những hạn chế. Nhận thức được những hạn chế này sẽ giúp chính phủ có được những sự lựa chọn thích hợp trong việc thực thi chính sách. Kinh tế của mỗi quốc gia là một bộ phận của nền kinh tế thế giới, khi nền kinh tế khủng hoảng sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến kinh tế mỗi quốc gia, nhưng chính cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới lại cũng tạo ra những điều kiện, áp lực và những cơ hội để các quốc gia nhanh nhạy nắm bắt và vận dụng để đối phó với tình hình suy thoái. Chính sách kích cầu tuy được thực hiện là tương đối khác nhau ở mỗi quốc gia, khu vực; tuy nhiên nếu hiểu rõ được mục tiêu của chính sách kích cầu thì các quốc gia sẽ tiếp thu kinh nghiệm của các nước khác cũng như của chính nước đó để vận dụng chính sách kích cầu một cách linh hoạt nhằm phục hồi nền kinh tế.

pdf31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3151 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, thì thu nhập cá nhân, lợi nhuận công ty, tiêu dùng, đầu tư, sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ, quy mô mua bán nhà cửa và ô tô… cũng giảm. Do suy thoái là một hiện tượng xảy ra trong toàn nền kinh tế, nên nó biểu thị trong nhiều số liệu vĩ mô khác nhau và mức độ biến động của các biến số vĩ mô cũng khác nhau. Cụ thể, đầu tư biến động rất mạnh trong chu kỳ kinh doanh. Mặc dù đầu tư chỉ bằng khoảng một phần bảy GDP, nhưng sự suy giảm trong đầu tư đóng góp vào hai Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 7 phần ba mức suy giảm GDP trong thời kỳ suy thoái. Nói cách khác, khi các điều kiện kinh tế xấu đi, phần lớn mức suy giảm đều bắt nguồn từ sự giảm sút chi tiêu để xây dựng nhà máy, nhà ở và bổ sung thêm hàng tồn kho mới. 1.2 Lý thuyết về chính sách kích cầu 1.2.1. Lý thuyết về kích cầu  Khái niệm Kích cầu là sử dụng các công cụ chính sách để làm tăng các thành phần của tổng cầu của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế.  Mục tiêu Khi suy thoái, nền kinh tế bị đẩy vào vòng xoáy luẩn quẩn: suy giảm kinh tế  thất nghiệp giảm thu nhập  giảm tiêu dùng  giảm tổng cầu  doanh nghiệp không có đầu ra  doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, sa thải nhân công và thất nghiệp tăng. Do vậy mục tiêu lớn nhất của kích cầu là giảm thất nghiệp và duy trì việc làm.  Những nguyên tắc kích cầu để đảm bảo hiệu quả  Kích cầu phải kịp thời (Timely) Nghĩa là một khi kích cầu được thực hiện thì những biện pháp này sẽ có hiệu quả kích ứng ngay – làm tăng tổng cầu ngay trong nền kinh tế. Nếu thực hiện quá sớm, kích cầu có thể làm cho nền kinh tế trở nên nóng, tăng lạm phát. Nếu thực hiện quá chậm, khi nền kinh tế đã bắt đầu tự phục hồi, kích cầu lúc đó lại có thể có tác dụng xấu do có khả năng làm hun nóng nền kinh tế dẫn đến lạm phát và những mất cân đối vĩ mô lớn.  Kích cầu phải đúng đối tượng (targeted) Nghĩa là gói kích cầu nhằm vào các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và chính quyền sẽ sử dụng những đồng tiền này, và qua đó đưa thêm tiền vào nền kinh tế. Tiền kích cầu phải được sử dụng để khuyến khích các nhóm đối tượng này tiến hành các khoản chi tiêu mới, hoặc hạn chế việc các nhóm này cắt giảm chi tiêu. Khi nền kinh tế khủng hoảng thì nhóm người có thu nhập thấp chịu nhiều bất lợi nhất. Nhóm người này lại thường có mức tiêu dùng biên cao và chi tiêu chủ yếu vào hàng nội. Do Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 8 vậy nếu kích cầu vào đúng nhóm đối tượng này thì đạt được đồng thời cả hai mục tiêu là hiệu quả và công bằng.  Kích cầu chỉ được thực hiện trong ngắn hạn (temporary) Nghĩa là các biện pháp kích cầu chỉ có tính tạm thời và sẽ chấm dứt khi nền kinh tế đã vượt qua suy thoái. Nguyên tắc ngắn hạn cần chú ý sau: Thứ nhất, tính ngắn hạn làm tăng hiệu quả của gói kích cầu do sẽ khuyến khích doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ đầu tư để tận dụng ưu đãi. Những chính sách mà vẫn còn hiệu lực sau khi nền kinh tế phục hồi là những chính sách kém hiệu quả vì sẽ trở thành chi phí của Chính phủ hoặc khoản thất thu khi thời gian kích thích đã kết thúc. Nếu là những biện pháp dài hạn thì sẽ không kích thích được cầu do các doanh nghiệp sẽ thấy không cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ đầu tư trong giai đoạn nền kinh tế cần được kích thích nhất. Thứ hai, kích cầu vừa đủ để đảm bảo nền kinh tế có thể vượt qua suy thoái nhưng không làm ảnh hưởng lớn tới ngân sách trong dài hạn và làm tăng tính bất ổn của nền kinh tế. Nếu gói kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi và tổng cầu có thể không bị kích thích nữa, gây lãng phí. Nếu gói kích cầu quá lớn tạo ra tác động kéo dài khiến cho nền kinh tế đã hồi phục mà vẫn tiếp tục được kích thích thì sẽ dẫn tới kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tăng lên. Thứ ba, thời điểm rút kích cầu cũng rất quan trọng: cần rút kích cầu khi nền kinh tế đã phục hồi. Nếu rút quá muộn sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, gây lạm phát. Nếu rút quá sớm, khi nền kinh tế còn chưa có dấu hiệu phục hồi chưa rõ ràng thì sẽ làm cho nền kinh tế không thể phục hồi hoặc sẽ đi vào trạng thái chu kỳ hình W.  Các nguốn vốn chính của kích cầu Tùy theo đặc điểm thị trường tài chính của mỗi quốc gia sẽ thực hiện gói kích cầu theo tỷ lệ các nguồn tài trợ khác nhau. (1) Tài trợ thông qua phát hành trái phiếu trong nước: biện pháp tài trợ này có thể chia thành vay nợ từ công chúng hoặc từ hệ thống các ngân hàng thương mại. Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 9 (2) Tài trợ thông qua miễn giảm thuế: miễn giảm thuế để doanh nghiệp có nguồn đầu tư. Đây là một biện pháp có lợi giúp duy trì hoặc mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp. (3) Tài trợ thông qua quỹ dự trữ: nguồn tài trợ này được sử dụng theo tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn dự trữ so với gói kích cầu. (4) Tài trợ thông qua Ngân hàng Nhà nước: Chính phủ trực tiếp thông qua Ngân hàng Nhà nước in tiền để tài trợ cho chi tiêu hay vay tiền của công chúng và hệ thống ngân hàng thương mại thông qua phát hành trái phiếu. (5) Tài trợ thông qua vay nợ nước ngoài: tác động của việc tài trợ cho gói kích cầu thông qua biện pháp vay nợ nước ngoài, nếu có, sẽ phụ thuộc nhiều vào chủ trương theo đuổi chế độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. (6) Tài trợ thông qua tích lũy nợ: đây là một trong những biện pháp quan trọng và thường xuyên được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi. 1.2.2 Lý thuyết về chính sách kích cầu Keynes cho rằng sự giảm sút của tổng cầu là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng. Do đó, học thuyết Keynes nhấn mạnh tới tổng cầu của nền kinh tế, cần phải nâng cao tổng cầu để kích thích kinh tế. Tổng cầu được xác định bởi bốn cấu phần cơ bản là tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng: AD = C + I + G + NX Trong đó: C - chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình, khu vực tư nhân mua sắm hàng hóa và dịch vụ, I - đầu tư của các doanh nghiệp vào xây dựng vào cơ sở hạ tầng, nhà máy……, G - chi tiêu chính phủ gồm mua sắm hàng hóa và dịch vụ, NX - xuất khẩu ròng, phần chênh lệch giữa xuất khẩu EX và nhập khẩu MX Chính sách kích cầu là chính sách làm tăng một hoặc cả bốn cấu phần của tổng cầu để làm tổng cầu tăng lên. Đó là sự kết hợp rất linh hoạt của hầu hết các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, tiền tệ, chính sách lương tiền, chính sách ngoại thương, tỷ giá hối đoái.  Các chính sách kích cầu:  Kích cầu tiêu dùng: tiêu dùng sẽ tăng khi: Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 10 Thu nhập khả dụng tăng: chính phủ thực hiện chính sách tăng lương tối thiểu; giảm thuế thu nhập. Chính sách tăng mức lương tối thiểu mặc dù có tác động làm tăng tiêu dùng song trong thời kỳ suy thoái là khó thực hiện bởi lẽ trong thời kỳ này tỷ lệ thất nghiệp đã cao nên nếu tiếp tục tăng mức lương tối thiểu thì trên thị trường lao động, thất nghiệp còn bị đẩy cao hơn nữa. Tăng kỳ vọng lạc quan vào tương lai, tăng khả năng vay nợ cho tiêu dùng  Kích cầu chi tiêu của Chính phủ Về mặt lý thuyết, kích cầu chi tiêu của chính phủ thông qua chính sách tài khóa là gia tăng chi tiêu mua sắm của chính phủ hay mua sắm phần chênh lệch lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất và lượng hàng hóa được người dân tiêu dùng, giúp giữ niềm tin của doanh nghiệp, giữ nền kinh tế được bình ổn, giữ tổng cầu không sụt giảm. Về thực tiễn, không phải tất cả doanh nghiệp đều có lợi từ chính sách này do việc lựa chọn hàng hóa và dịch vụ trong chi tiêu mua sắm của chính phủ sẽ quyết định điều này.  Kích cầu đầu tư: Đầu tư có thể được thực hiện trong ba khu vực: đầu tư công, đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Để tăng đầu tư, chính phủ có thể: Trực tiếp tăng đầu tư công: xây dựng tốt một cơ cấu cơ sở hạ tầng vật chất: các công trình cơ sở hạ tầng như sân bay, bến cảng, đường xá, cầu cống… giúp giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả lao động của các doanh nghiệp Gián tiếp kích thích đầu tư tư nhân: miễn giảm thuế doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, hỗ trợ lãi suất có tính hai mặt: tính hiệu quả và tính công bằng. Xét về tính công bằng thì tất cả doanh nghiệp đều được tiếp cận đến hỗ trợ vốn như nhau. Tuy nhiên xét về tính hiệu quả thì cần có sự lựa chọn ưu tiên cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, nếu thực hiện tràn lan sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí. Thường thì đầu tư nội địa sẽ lớn hơn nhiều so với tiết kiệm trong nước do có sự hỗ trợ của nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn nước ngoài sẽ tạo một động lực lớn cho đầu tư tăng trưởng. Do vậy, khuyến khích đầu tư nước ngoài là cần thiết.  Kích cầu xuất khẩu: Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 11 Xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập của người nước ngoài, ngoài ra còn phụ thuộc vào sở thích, thị hiếu người nước ngoài, giá cả tương đối giữa hàng hóa trong nước và nước ngoài, chi phí vận tải… Để kích thích xuất khẩu, cần phải thực thi các biện pháp: Trợ cấp xuất khẩu và chính sách tỷ giá hối đoái có thể giảm giá hàng xuất khẩu. Chính sách tỷ giá hối đoái phát huy tác dụng với hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Khi tỷ giá đồng nội tệ giữ ở mức thấp thì hàng hóa trong nước sẽ rẻ hơn so với hàng nước ngoài. Vì thế, nhập khẩu giảm và xuất khẩu tăng lên. Tuy nhiên để thực hiện được chính sách kiểm soát tỷ giá hối đoái này, chính phủ phải có nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, có khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối trước những biến động. Ngoài ra, còn có các hình thức hỗ trợ gián tiếp: thủ tục hành chính thông thoáng, quảng bá tuyên truyền, đa dạng hóa sản phẩm, giúp hàng hóa trong nước tiếp cận rộng hơn tới thị trường người tiêu dùng nước ngoài. Chính sách ngoại thương với các biện pháp như: thuế quan, hạn ngạch và các rào cản kỹ thuật có thể hạn chế nhập khẩu song trong thời kỳ hội nhập thì các biện pháp này trở nên lỗi thời, thậm chí không khả thi. Có thể dùng biện pháp: tuyên truyền nâng cao ý thức tự tôn, ưa chuộng hàng nội của người dân. Tuy nhiên để biện pháp này thành công thì hàng nội phải có tính cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng so với hàng ngoại nhập. Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 12 CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CHỐNG SUY THOÁI KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.1. Chính sách kích cầu trên thế giới 2.1.1. Chính sách kích cầu tại Mỹ 2.1.1.1. Tình hình kinh tế xã hội Hoa Kỳ được coi là trung tâm của các cuộc khủng hoảng. Năm 2007: tháng 8/2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ phá sản, cổ phiếu mất giá mạnh. Tháng 12/2007, khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn, tín dụng khan hiếm hơn làm các khu vực kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, điển hình là ngành chế tạo ô tô: hãng GM gần như tuyên bố phá sản. Chỉ trong 6 tuần, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones sụt tới 20%, chỉ còn 6.547,05 vào lúc đóng cửa 09/03/2009, thấp nhất kể từ tháng 4/1997. Năm 2008: tháng 3/2008, Bear Stern sụp đổ đẩy khủng hoảng trầm trọng hơn. Tháng 8/ 2008, Lehman Brothers, một tổ chức tài chính lớn và lâu đời nhất của Mỹ, bị phá sản kéo theo các công ty khác. Tháng 10/2008, khủng hoảng lên đến cực điểm khi những ngân hàng khổng lồ và lâu đời như công ty bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ AIG, những tổ chức lớn khác cũng đứng trước bờ vực phá sản. Trong giai đoạn khủng hoảng, các công ty phá sản hay thu hẹp sản xuất làm dư thừa lao động, thất nghiệp gia tăng. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng việc làm giảm, đến năm 2008, số lượng việc làm giảm tới 3,5%, nâng tỷ lệ thất nghiệp lên 5,8% vào cuối năm. 2.1.1.2. Chính sách kích cầu Năm 2008: ngày 13/02/2008, Mỹ đã thực hiện gói kích cầu trị giá 168 tỷ USD dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá nhân. Ngày 03/10/2008, Mỹ thực hiện gói kích cầu trị giá 700 tỷ USD dưới hình thức: trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng…Thị trường chứng khoán vẫn liên tục tụt dốc và tới ngày 09/10/2008, chỉ số Dow Jones tụt 7 phiên liên tiếp. Khoảng 700 tỉ USD đã bốc hơi trong khoảng thời gian này. Kể từ thời điểm 08/2007 đến 10/2008, thị trường chứng khoán Mỹ đã mất 8.000 tỉ USD. Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 13 Năm 2009: ngày 17/2/2009, Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai trị giá 787 tỷ USD vào các chương trình: phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống sử dụng theo hướng tiết kiệm năng lượng, đầu tư công nghệ nhất là thông tin y tế điện tử, hệ thống máy tính, Internet băng thông rộng cho các trường học, cấp ngân sách cho bảo hiểm y tế, cấp thêm 50 tỷ dollar ngoài khoản 20 tỷ dollar để cải tổ ngành ô tô, trợ giúp cho các hộ gia đình gặp khó khăn, trợ giúp cho người sở hữu nhà thay vì cứu trợ các tổ chức tài chính cho vay nhà ở thế chấp vô trách nhiệm... 2.1.1.3. Đánh giá  Thành tựu đạt được của chính sách kích cầu - Làm dịu tác động của khủng hoảng, ngăn chặn sự lây lan trong nền kinh tế. - Trong dài hạn chính sách kích cầu cứu nền kinh tế Mỹ thoát khỏi sụp đổ, hồi phục dần nền kinh tế.  Các hạn chế của chính sách kích cầu - Nợ và thâm hụt ngân sách cao: năm 2008, tổng số nợ là 11.500 tỉ USD. Năm 2009: thâm hụt ngân sách lên đến 1.840 tỉ USD  Gây khó khăn trong việc vay thêm tiền nước ngoài. Đảng Cộng hòa đề xuất giảm thuế sẽ khiến ngân sách thêm thâm hụt, hậu quả là các bang sẽ cắt giảm phúc lợi xã hội và các dịch vụ công ích dành cho người nghèo. 2.1.2. Chính sách kích cầu tại Châu Âu 2.1.2.1. Tình hình kinh tế xã hội  Suy thoái kinh tế năm 2008: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước Trung và Đông Âu năm 2008 chỉ còn 3,2% so với mức 5,4% năm 2007. Năm 2008 khu vực này tăng trưởng âm ít nhất 0,4%. Đồng tiền của nhiều quốc gia ở đây vì thế đã sụt giảm mạnh tỷ giá so với Euro, khiến lượng nợ Euro mà các nước này đang mang càng thêm khổng lồ. Chẳng hạn, đồng Zloty của Ba Lan đã mất giá 48% so với đồng Euro từ mức đỉnh ở mùa hè năm ngoái. Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 14 - Đức : nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã chính thức công bố Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này giảm 0,5% trong quý III/2008.Trước đó, trong quý II/2008 GDP nước này cũng giảm 0,4% và là dấu hiệu đầu tiên cho thấy nền kinh tế nước này sẽ bước vào suy thoái.Như vậy, đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua, nền kinh tế đầu tàu của lục địa già rơi vào tình trạng này. Và là đợt suy thoái nặng nhất trong vòng 12 năm qua. - Uỷ ban châu Âu ngày 3/11 vừa qua đã thừa nhận nền kinh tế 15 nước sử dụng đồng euro có thể đã bước vào một đợt suy thoái. - Ngành ngân hàng châu Âu đang đối diện với những diễn biến xấu đi. Tập đoàn ngân hàng Lloyds Banking Group của Anh ngày 27/2 đã báo lỗ 14 tỷ USD trong năm 2008. Trước đó, Ngân hàng Royal Bank of Scotland đã thiết lập kỷ lục thua lỗ trong lịch sử doanh nghiệp Anh.  Nguy cơ suy thoái năm 2012 - Ông Mario Draghi, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nhận xét: “Kinh tế châu Âu đang đối đầu nhiều thách thức, đặc biệt phải kể đến tác động từ chính sách thắt chặt tài khóa tại nhiều nước và thất nghiệp tăng cao.” Theo Cơ quan thống kê liên minh châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp tại 17 nước khu vực Châu Âu tăng lên tới 10,7% tương ứng với 16,925 triệu người trong tháng 01/2012, cao hơn so với dự báo là 10,4%. Đây là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất được ghi nhận kể từ khi đồng euro ra mắt năm 1999. - Tây Ban Nha, hàng chục nghìn người biểu tình kêu gọi chính phủ nới lỏng chính sách thắt chặt ngân sách. IMF từng dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Tây Ban Nha năm 2012 có thể đạt 1,1% từ mức 0,8% trong năm nay.Dù vậy, tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha hiện ở mức 20% và tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm người trẻ gần gấp đôi con số trên. - Bồ Đào Nha : tình hình kinh tế nước này còn tồi tệ hơn. Nước này vốn đang chịu sự chi phối của thỏa thuận giải cứu với Liên minh châu Âu (EU) và IMF. IMF cảnh báo Bồ Đào Nha cần tiết kiệm ngân sách thêm 1 tỷ euro mới đủ điều kiện. Kinh tế Bồ Đào Nha có thể tăng trưởng âm 1,8% trong năm nay và 2,3% trong năm 2012. Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 15 2.1.2.2. Chính sách kích cầu Ngày 27/2/2008, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Đông Âu (EBRD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), và Ngân hàng Thế giới (WB) bơm số tiền 24,5 tỷ Euro, tương đương 31 tỷ USD vào các ngân hàng của khu vực Trung và Đông Âu trong thời gian 2 năm. Các nước châu Âu đã khởi sắc trở lại phần lớn là nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ, giữ lãi suất siêu thấp, đi đôi với các gói kích thích kinh tế Đức: Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa chấp thuận chi khoảng 85 tỷ EUR (tương đương 121 tỷ USD) để kích thích tăng trưởng, trước thời điểm cuộc tổng tuyển cử quốc gia diễn ra . Trong đó, 2,500 EUR được dùng để hỗ trợ cho chương trình đổi xe cũ lấy xe mới và cung cấp cho các doanh nghiệp bảo toàn lực lượng lao động khi nhu cầu hàng hóa vẫn còn trì trệ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đồng ý cho vay khẩn cấp tổng số tiền 50 tỷ USD cho các quốc gia gồm Iceland, Hungary, Latvia, Ukraine, Serbia và Belarus. Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) triển khai kích cầu qua việc mua trái phiếu chính phủ, giải phóng tiền mặt nhằm tăng cường cho vay, và bơm thêm 50 tỷ bảng, nâng tổng giá trị của gói kích cầu lên 325 tỷ bảng. 2.1.2.3. Đánh giá  Thành tựu đạt được của chính sách kích cầu - Đưa châu Âu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn suy thoái - Giúp kinh tế một loạt nước thuộc EU đã tăng trưởng trở lại sau 15 tháng giảm liên tục: tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở 27 nước thành viên EU đã đạt 0,2%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở 16 nước sử dụng đồng tiền chung euro là 0,4%. Trong đó, đầu tàu Đức tăng trưởng 0,7%, trụ cột Pháp tăng 0,3%.  Các hạn chế của chính sách kích cầu - Chỉ một số nước trong liên minh châu Âu kích cầu hiệu quả, còn các nước khác không có động thái kích cầu rõ ràng, họ chờ đợi sự trợ giúp từ bên ngoài. - Chính sách kích cầu chưa thực sự vực dậy các nước EU một cách vững vàng đã tạo tiền đề cho nguy cơ suy thoái sắp tới. Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 16 2.1.3. Chính sách kích cầu tại Nhật Bản 2.1.3.1. Tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản Năm 2007: khủng hoảng kinh tế và thảm hoạ động đất, sóng thần ngày 11/3 ảnh huởng nghiêm trọng đến Nhật Bản: một số ngành kinh tế trọng điểm lâm vào bế tắc, đặc biệt là sản xuất ô tô và năng lượng Năm 2011: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm 1%. Quý đầu tiên năm 2011, GDP giảm đến gần 7%, thiệt hại thảm họa một năm trước đối với nền kinh tế lên tới 300 tỷ USD. Ngoài ra, vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima khiến cho cả nước chìm trong nỗi lo về năng lượng: công ty cung cấp điện Tokyo (Tepco) thua lỗ tới 1,25 nghìn tỷ Yên, giá trị thị trường của Tepco đã sụt tới 2,9 nghìn tỷ Yên. T04/2011, theo số liệu từ ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) mức dư nợ của các ngân hàng Nhật Bản giảm 0,9% so với cùng kì năm trước, đánh dấu tháng 17 liên tiếp hoạt động tín dụng ngân hàng suy giảm. 2.1.3.2. Chính sách kích cầu của Nhật Bản Năm 2008: tháng 08/2008, Chính phủ Nhật có kế hoạch thực hiện gói kích cầu trị giá 18 – 27 tỷ USD nhắm vào việc giúp nguời dân vượt qua tác động của giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao. Tháng 12/2008, Thủ tướng Nhật công bố một kế hoạch gói kích cầu mới trị giá 255 - 500 tỷ USD nhằm hạn chế ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế. Năm 2009: tháng 12/2009, Thủ tướng Hatoyama công bố gói kích cầu trị giá 7.200 tỷ Yên trongđó 3.500 tỷ Yên nhằm vào giúp đỡ những khu vực gặp nhiều khó khăn, 600 tỷ Yên để hỗ trợ việc làm, và 800 tỷ Yên để thúc đẩy các sáng kiến về môi trường… Năm 2010: kết thúc năm 2010 với mức tăng truởng GDP là 3,9% Năm 2011: đầu năm 2011, Nhật Bản phải đối mặt với vô vàn khó khăn chồng chất từ động đất và sóng thần, khoảng 258 tỷ USD được đầu tư vào khu vực Đông Bắc phục vụ xây dựng và củng cố những công trình bị hư hại như cơ sở hạ tầng, giao thông, đường xá... Cuối tháng 11/2011, Nhật Bản tiếp tục chi 10.000 tỷ Yên can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm giảm giá đồng Yên. Số tiền này cao gấp đôi so với mức kỷ lục thiết lập trong đợt can thiệp hồi tháng 8. Nhà chức trách nước này còn cam kết sẽ tiếp tục có những đợt can thiệp tiếp theo, khi mà tỷ giá đồng Yên lên những mức cao nhất kể từ sau Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 17 Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trước khi động thái can thiệp diễn ra, tỷ giá đồng Yên đã lên tới mức cao là 75,35 Yên/USD. Tháng 12/2011, sau gần một năm nỗ lực không ngừng để khôi phục và tái thiết đất nước, nhiều chỉ số kinh tế có biến chuyển tích cực: sản lượng công nghiệp tháng 12 tăng 3,8%. Năm 2012: sản lượng công nghiệp tháng Giêng tăng đến 2% trong khi đó dự tính tháng 2 và tháng 3 này đạt khoảng 1,7%. Đơn đặt hàng của Nhật Bản tăng lên cho thấy những tín hiệu vui về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này. 2.1.3.3. Đánh giá  Thành tựu đạt được của chính sách kích cầu - Chính sách kích cầu của Chính phủ phần nào phát huy tác dụng. Các chính sách kích thích này chủ yếu tập trung hỗ trợ 2 đối tượng: doanh nghiệp và người dân. - Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: khuyến khích họ sử dụng lao động. - Miễn thuế cho người lao động, người mua nhà gặp khó khăn, giúp ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công ty. - Trợ cấp trực tiếp cho các hộ gia đình khó khăn; giảm thuế đường xá. - Bơm tiền vào thị truờng tài chính.  Các hạn chế của chính sách kích cầu - Chính sách tài chính không được thiết kế với mục tiêu tối đa hóa tác động vĩ mô của nó do chi tiêu công của Chính phủ đã hướng hết vào các công trình công cộng và giảm thuế chung chung. Đáng lẽ, các gói kích cầu phải chủ yếu dành cho chi tiêu vào mạng lưới an sinh xã hội và giảm thuế tiêu dùng. - Phần chi tiêu công cộng do các chính quyền địa phương triển khai không đủ mức đề ra do các chính quyền này đã dùng một phần gói kích cầu để bù đắp thâm hụt ngân sách địa phương. Các công trình công cộng địa phương đã không có tác dụng nâng cao năng suất của vốn đầu tư tư nhân. - Giá trị các gói kích cầu nhỏ, không đủ vực dậy nền kinh tế 2.1.4. Chính sách kích cầu tại các nước đang phát triển (điển hình tại ASEAN) Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 18 2.1.4.1. Tình hình kinh tế xã hội Năm 2008: khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tác động xấu đến kinh tế các nước ASEAN: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế giảm sút. Mức tăng trưởng chung của 5 nền kinh tế ASEAN bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philipin chỉ đạt 4,7% năm 2008, thấp hơn 3,2 % so với năm 2007 và tồi tệ hơn khi tụt xuống còn 1,7% năm 2009. Thứ hai, xuất khẩu giảm sút và hoạt động sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. Khi kinh tế thế giới bị khủng khoảng, hệ thống tài chính gần như đóng băng, nhu cầu bị giảm sút đã ảnh hưởng tới hầu hết các nước ASEAN do các nước có độ mở của nền kinh tế cao. Khủng hoảng tài chính xảy ra ngay sau khủng hoảng lương thực, tác động xấu thêm đến nông nghiệp khiến cho các thị trường tín dụng nông nghiệp bị thắt chặt hơn và vốn đầu tư cho nông nghiệp bị hạn chế. Đầu tư cho hạ tầng nông thôn và nghiên cứu nông nghiệp thấp, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, vì vậy, sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. Thứ ba, đầu tư giảm, viện trợ chính thức và nguồn kiều hối đều giảm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN. Tính theo tỉ lệ của tổng vốn đầu tư cố định, FDI chiếm 60% tại Singapore, 52% tại Campuchia và 25% tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi khủng khoảng xảy ra thì các nước này khó tránh khỏi việc FDI bị giảm. Kiều hối gửi từ nước ngoài về của lao động di cư vốn được xem là nguồn thu nhập và ngoại tệ quan trọng cho nhiều nước ASEAN. Viện trợ chính thức ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt ngân sách của các nước phát triển. Tất cả điều này làm tăng thêm sức ép cho chính phủ các nước ASEAN trong việc phân bổ ngân sách cho phát triển kinh tế và giảm nghèo. Thứ tư, lạm phát leo thang và gia tăng thất nghiệp. Cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng trong nửa đầu năm 2008 đã gây sức ép lên giá cả thị trường hàng hóa, khiến lạm phát tăng cao. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỉ lệ thất nghiệp của ASEAN lên tới 6,2% năm 2009 so với mức 5,7% năm 2007. 2.1.4.2. Một số chính sách kích cầu của các nước ASEAN  Kích cầu tiêu dùng: Chính phủ hỗ trợ trực tiếp tiền cho dân để tăng sức mua hoặc chuyển tiền cho doanh nghiệp, ngân hàng… Các nước đang phát triển không thể áp Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 19 dụng thức này do tiềm lực còn hạn chế. Vì vậy, phải dùng hình thức khác như bù lãi suất, cho vay không lãi, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế… Thái Lan: Giai đoạn một, kế hoạch cứu trợ 3,35 tỉ USD nhằm vào: phát tiền mặt cho người nghèo; giảm thuế cá nhân; tăng số học sinh được miễn học phí; trợ giá tiền điện, nước và vé tàu xe đi lại cho dân. Giai đoạn hai, bắt đầu từ tháng 03/2009, Chính phủ khuyến khích bằng cách trợ cấp 2000 Baht/tháng cho viên chức nhà nước có thu nhập dưới 15.000 baht/tháng (khoảng 7,5 triệu đồng). Khoảng 9 triệu người nhận được khoản trợ cấp kích cầu tiêu dùng này, nhờ đó người dân không hốt hoảng, bảo đảm tiêu dùng nội địa, giảm thiểu tác động của suy giảm kinh tế. Singapore đưa ra gói kích cầu trị giá 13,8 tỉ USD: hỗ trợ tiền mặt cho chủ sử dụng lao động giúp họ trang trải một phần chi phí lương và tránh sa thải lao động, giảm 20% thuế thu nhập cá nhân, trợ cấp thêm 300 - 500 SGD/người/tháng cho lao động khó khăn … Indonesia đưa ra gói kích cầu trị giá 73.300 tỉ rupiah vào tháng 02/2009, trong đó dành 90 nghìn tỉ rupiah (7,5 tỉ USD) cho Bộ, ngành; dành 300 nghìn tỉ rupiah đẩy mạnh tiêu dùng hàng nội địa; các cơ quan nhà nước bắt buộc phải tiêu dùng hàng nội địa như quần áo, giày dép đồng phục. Không như các quốc gia ASEAN khác, hầu hết các doanh nghiệp Indonesia đều phải trợ giúp khoản đóng thuế thu nhập của nhân công, và đây được coi là gánh nặng của các doanh nghiệp. Vì vậy, Chính phủ trợ cấp 6.500 tỉ rupiah đền bù thuế thu nhập người lao động mà các doanh nghiệp thường trả thay. Nhờ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh chi tiêu kích thích tiêu dùng nội địa.  Kích cầu đầu tư: tạo động lực tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh suy giảm động lực phát triển từ bên ngoài. Thái Lan: vay 2 tỉ USD từ các quỹ tổ chức tín dụng quốc tế. Nhờ các khoản kích thích tài chính lớn và tình trạng tài chính của khu vực tư nhân tốt nên tiêu dùng nội địa tăng 4% - 5% (năm 2009) và đạt 7% (năm 2010). Singapore: giành 1,5 tỉ USD giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận tín dụng để khuyến khích sản xuất, xuất khẩu. Indonesia: tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và đầu tư, phát triển kinh tế trong nước, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, tăng cường hợp tác giữa chính phủ, ngân hàng trung ương Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 20 với ngân hàng và khu vực tư nhân... Chính phủ đẩy nhanh tốc độ giải ngân 25,9 nghìn tỉ rupi trong khoản 290 nghìn tỉ rupi dành cho mạng lưới an sinh xã hội. Với gói kích cầu trị giá 73.300 tỷ rupi (tương đương 6,3 tỉ USD) năm 2009 trong đó 6.500 tỷ rupi ưu tiên cho doanh nghiệp tăng sản xuất, giảm chi phí và tránh sa thải công nhân.  Kích cầu thông qua đầu tư công: Yếu tố quan trọng để đạt tăng trưởng kinh tế cao và thúc đẩy thương mại nội khối, kết nối tốt hơn về kết cấu hạ tầng trong khu vực như đường giao thông, các bến cảng, sân bay và các liên kết đường sắt. Thái Lan dành 30,6 tỉ USD cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, truyền thông và năng lượng, khoảng 6,3 tỉ USD cải thiện hệ thống cấp nước và thủy lợi nông nghiệp. Malaysia đưa ra hai gói kích cầu tập trung cho đầu tư công. Lần một; 1,9 tỉ USD, trong đó chi cho nâng cấp và sửa chữa tiện nghi công cộng, giao thông nông thôn, cảnh sát và lực lượng vũ trang là 1,5 triệu ringgit; chi 1,4 triệu ringgit cho nhà ở chi phí xây dựng thấp và mức chi trả trung bình; chi 0,5 triệu ringgit cho nâng cấp và duy trì các phương tiện giao thông công cộng; chi 0,5 triệu ringgit thực hiện truy cập Internet băng thông rộng… Lần hai là 16,2 tỉ USD trong đó chi 19 tỉ ringgit xây dựng năng lượng cho tương lai.  Các biện pháp hỗ trợ khác: Thái Lan: ưu tiên các kế hoạch phát triển ngành xuất khẩu, trợ giúp các nhà xuất khẩu khi thiếu các đơn hàng như tổ chức triển lãm, quảng bá thương hiệu…Ngoài ra, còn có các chiến dịch: “Đem đồng baht tới Thái Lan”, “Một giá cho tất cả các địa điểm” để kích cầu du lịch nội địa và du khách nước ngoài. Singapore thực hiện các giải pháp: giữ việc làm cho người lao động bằng chương trình nâng cao kỹ năng lao động và tín dụng cho doanh nghiệp địa phương; tăng niềm tin vào hệ thống tài chính bằng việc bảo đảm tiền gửi; tăng thực hiện các dự án công (4,7 tỉ đôla Singapore); đối với tài khóa: ưu tiên cho việc làm bằng hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp như giảm tiền thuê nhà, giảm thuế. Gói kích cầu của Singapore tập trung đầu tư vào 4 vấn đề: giáo dục - đào tạo, việc làm, hỗ trợ tài chính và giúp đỡ người khó khăn. 2.1.4.3. Đánh giá  Thành tựu đạt được của chính sách kích cầu Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 21 Tính hiệu quả và kịp thời của các gói kích cầu tạo ra sự phục hồi mạnh mẽ, giúp các nước ASEAN vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tốt hơn mong đợi. Năm 2010, tăng trưởng GDP các nước ASEAN là 6,0% (Indonesia); 6,8% (Việt Nam); 7,2% (Malayxia); 7,3% (Philippin) và 7,8% (Thái Lan). Các gói kích cầu như chiếc phao cứu sinh làm tăng lòng tin của doanh nghiệp, ngân hàng, nhà đầu tư trong và ngoài nước vào trách nhiệm Chính phủ trong hỗ trợ các tổ chức gặp khó khăn, tăng niềm tin vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư trong nước. Gói kích cầu trực tiếp hỗ trợ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng với chi phí rẻ hơn, giảm bớt chi phí kinh doanh, từ đó giảm giá sản phẩm, tăng cạnh tranh và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, góp phần giảm áp lực thất nghiệp và bảo đảm ổn định xã hội. Bên cạnh đó, gói kích cầu còn trực tiếp góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng và động lực của sự phát triển xã hội cả hiện tại và tương lai. Những cải tiến trong chính sách vĩ mô, chặt chẽ hơn trong giám sát hệ thống ngân hàng, điều hành doanh nghiệp tốt và quản lý rủi ro hiệu quả hơn trong khu vực tư nhân … giúp các nước Asean chống đỡ được phần lớn tác động của khủng hoảng toàn cầu.  Các hạn chế của chính sách kích cầu Chưa tập trung kích cầu đầu tư vào trọng điểm, vào các dự án có dung lượng và triển vọng thị trường tiêu thụ tốt, các dự án góp phần duy trì và mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Chưa có chính sách phù hợp giảm giá hàng tiêu dùng, lãi suất còn cao, chưa điều chỉnh tăng lương và giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, an sinh xã hội chưa được tăng cường. Trong kích cầu đầu tư, Chính phủ chưa tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải, kho cảng, sân bay, đường bộ, điện... để tránh tình trạng trì trệ nền kinh tế do tình trạng độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước gây ra. Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 22 2.2. Chính sách kích cầu ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội Năm 2008: cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu được ví như cuộc Đại khủng hoảng 1929-1933. Riêng tại Việt Nam, trái với tình hình phát triển quá nóng vào cuối năm 2007, đầu năm 2008 và từ 6 tháng cuối năm 2008 tình hình kinh tế rơi vào suy thoái. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 chỉ còn 6,2% so với 8,5% năm 2007. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất từ năm 2000; tăng trưởng quí IV/2008 chỉ đạt 5,7% so với 6,5% của ba quí đầu năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2008 giảm 3,3% so với tháng 9, tháng 11 giảm 4,4% so với tháng 10. Năm 2009: đầu tiên là tình trạng thất nghiệp do cắt giảm việc làm rất phổ biến ở các khu công nghiệp giai đoạn cuối năm 2008 đầu năm 2009. Song ít diễn ra dưới hình thức cho nghỉ việc công khai mà là không ký lại hợp đồng, khuyến khích tự nghỉ việc. Lao động thời vụ hay có hợp đồng ngắn hạn bị mất việc nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp khó khăn trong tuân thủ chính sách bảo hiểm xã hội và hệ thống bảo hiểm thất nghiệp mới được áp dụng. Các doanh nghiệp được ghi nhận đã phục hồi sản xuất, công nhân chỉ được tính giờ làm việc bình thường và làm ca, không có làm thêm giờ và điều này khiến họ phải cắt giảm chi tiêu, đặc biệt ở TPHCM và các vùng lân cận, do chi phí sinh hoạt cao. Tiếp theo là tình trạng vốn FDI đăng ký cũng sụt giảm nghiêm trọng, ba tháng đầu năm 2009 chỉ thu được $2,1 tỷ FDI, giảm 70% so với năm 2007. 2.2.2. Chính sách kích cầu tại Việt Nam Ngày 12/5/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố chính thức về gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD) của Chính phủ, sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Theo đó, gói kích cầu tương đương 8 tỷ USD được chia thành 8 phần có các giá trị khác nhau. Cụ thể các phần của gói kích cầu này bao gồm: - Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng. - Tạm dừng thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng. - Ứng trước ngân sách nhà nước thực hiện dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng. - Chuyển vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng. Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 23 - Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng. - Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng. - Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng. - Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng.  Về các gói hỗ trợ lãi suất Tính đến 24/9/2009, vốn tín dụng theo Quyết định 131 ngày 23/1/2009 của Thủ tướng (gói hỗ trợ lãi suất 4%) đã giải ngân trên 405.000 tỉ đồng (95%), tín dụng theo Quyết định 443 (hỗ trợ lãi suất 4% cho vay trung và dài hạn) và Quyết định 497 (hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp nông thôn) trên 34.000 tỉ đồng, giải ngân tín dụng bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên 10.000 tỉ đồng (59%). Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 khoảng 10.000 tỉ đồng (59%).  Về kích cầu đầu tư Chính phủ Vốn kích cầu đầu tư chính phủ không đạt kế hoạch mong muốn. Theo số liệu báo cáo tại phiên họp thứ 24 Uỷ ban thường vụ quốc hội, vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ ước thực hiện trong năm 2009 là 45 nghìn tỷ đồng, đạt 80,4% kế hoạch giao; về giải ngân, nguồn vốn trái phiếu chính phủ dành cho giao thông thuỷ lợi tính đến thời điểm đó chỉ đạt 45,1% kế hoạch, cho y tế chỉ đạt 35,2% kế hoạch, giáo dục 60%. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước kế hoạch năm 2008 được kéo dài giải ngân đến hết tháng 6/2009 thực hiện khoảng 22.000 tỉ đồng (97,8%). Vốn trái phiếu chính phủ chuyển nguồn sang năm 2009 giải ngân đến hết tháng 8/2009 đạt 4.500 tỉ đồng (60%). Vốn phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ, ước đến hết tháng 9/2009 giải ngân được khoảng 10.000 tỉ đồng (50%). Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết có tới 36/40 đợt phát hành trái phiếu không thành công. Tính đến đầu tháng 10/2009, tổng số vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch năm 2009 được hoãn thu hồi là 3.400 tỉ đồng (100%). Vốn ứng trước kế hoạch 2010 - 2011 cho các chương trình dự án đến ngày 30/6/2009 là 15.492 tỉ đồng; vốn ứng trước năm 2010 - 2011 để bổ sung cho các dự án quan trọng cấp bách là 12.627 Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 24 tỉ đồng (47%); tổng vốn ứng trước cho kiên cố hóa kênh mương, cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì lao động... khoảng 37.100 tỉ đồng (99,7%).  Về việc miễn, giảm, giãn thuế Đến ngày 31/8/2009, trên 125.500 lượt doanh nghiệp và 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng ưu đãi về chính sách thuế, trong đó trên 36.000 doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 42.000 doanh nghiệp được giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, 47.000 doanh nghiệp được giảm 50% thuế giá trị gia tăng… Tổng thu ngân sách được miễn, giảm, giãn đến hết 7/2009 khoảng 14.700 tỉ đồng, ước cả năm khoảng 20.000 tỉ đồng (71%), trong đó giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 9.900 tỉ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 4.470 tỉ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân khoảng 4.507 tỉ đồng; giảm thu lệ phí trước bạ khoảng 1.140 tỉ đồng. Ngoài ra, giảm và giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỉ đồng, trong đó giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5.000 tỉ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng ước khoảng 2.000 tỉ đồng. Mặc dù thực hiện miễn giảm thuế như vậy nhưng Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội vẫn đánh giá thu ngân sách Nhà nước năm 2009 vẫn vượt khoảng 2,9% so với dự toán.  Về hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội Chính phủ chỉ đạo các chính sách giảm nghèo: chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiên tai xây dựng nhà ở ổn định sản xuất và đời sống, hỗ trợ cho vay vốn sản xuất & kinh doanh; cho vay học sinh, sinh viên, mua thẻ bảo hiểm y tế, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới cùng với tổ chức, động viên các doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ thực hiện chương trình này; ứng trước vốn cho các huyện, triển khai các chính sách mới như cấp gạo cho hộ nghèo ở biên giới, thực hiện mức khoán mới về bảo vệ rừng, hỗ trợ học nghề, xuất khẩu lao động và tăng cường cán bộ cho các huyện nghèo, chăm sóc người có công và các đối tượng chính sách tiếp tục được duy trì và mở rộng. Năm 2009 tổng số chi cho an sinh xã hội ước đạt 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008, trong đó chi điều chỉnh tiền lương, trợ cấp, phụ cấp khoảng 36.700 tỷ đồng; trợ cấp cứu đói giáp hạt và khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo. Tổng dư nợ của 18 chương trình Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 25 cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ước đến cuối năm đạt 76 nghìn tỷ đồng, tăng 45,3% so với năm 2008. Các doanh nghiệp hỗ trợ 62 huyện nghèo trên 1.600 tỷ đồng. Kết quả các nỗ lực chung đó đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đặc biệt là đối với người nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2009 giảm còn khoảng 11%. Tuy nhiên, tình hình suy giảm kinh tế ảnh hưởng đến khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Dự kiến cuối năm 2009, khoảng 1,51 triệu lượt lao động được giải quyết việc làm, đạt 88,5% kế hoạch năm. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2009 ước đạt 7 vạn người, giảm đáng kể so với con số 8,5 vạn người của năm 2008. 2.2.3. Đánh giá  Thành tựu đạt được của chính sách kích cầu Hiệu ứng tâm lý tích cực, tăng lòng tin của các doanh nghiệp, ngân hàng, nhà đầu tư trong và ngoài nước vào trách nhiệm của nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tăng niềm tin vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư Việt Nam. Gói kích cầu đã trực tiếp giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng với chi phí rẻ hơn, giảm chi phí kinh doanh, từ đó giảm giá sản phẩm, tăng khả năng canh tranh và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Nhiều DN nhận được sự hỗ trợ kịp thời của gói kích cầu đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và đảm bảo ổn định xã hội. Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (tháng 12/2009), khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong năm 2009, đặc biệt vào quý I năm 2009. Trong quý này, GDP chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thể hiện rõ trong quý II, phần nào phản ánh những nỗ lực hỗ trợ hoạt động kinh tế của Chính phủ. Gói kích thích kinh tế khá lớn được đưa ra vào đầu năm 2009 bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, từ chương trình hỗ trợ lãi suất, miễn và giãn thuế, và đầu Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 26 tư vốn bổ sung. Kết quả là GDP tăng 4,5% trong quý II và 5,8% trong quý III, nâng tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2009 lên 4,6% so với cùng kỳnăm 2008. Những dấu hiệu tích cực đó tiếp tục được duy trì. Theo Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Tổng cục Thống kê, Việt nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốt hơn nhiều nước khác. Cụ thể: GDP tăng 5,3% trong năm 2009 trong đó quý IV đã đạt mức 6,9%. Quý I/2010 nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009. GDP quý II tăng 6,2-6,4%, tạo nên mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt khoảng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Công nghiệp được xem là mảng tỏa sáng trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm nay. Các ngành công nghiệp đã trỗi dậy mạnh mẽ với mức tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành 6 tháng qua ở mức 13,8%. Tóm lại, không thể phủ nhận rằng gói kích cầu thứ nhất đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam năm 2009, góp phần đưa Việt Nam sớm thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế.  Các hạn chế của chính sách kích cầu Thực hiện chính sách kích cầu có xu hướng đám đông, bắt chước các nước khác nên không có mục tiêu rõ ràng. Sau khi thực hiện cũng không đánh giá đầy đủ chính sách để rút kinh nghiệm cho lần sau. Thực thi chính sách làm gia tăng thâm hụt ngân sách do sử dụng một nguồn lực rất lớn. Có sự nhập nhằng giữa kích cung và kích cầu. Thực chất sự hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp là sự kích cung. Không làm tăng tổng cầu thực tế. Rủi ro đạo đức và tham nhũng do không thể kiểm soát hết các khoản vay. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp đã sử dụng các khoản vay để đảo nợ, đem gởi tiết kiệm lấy chênh lệch hoặc đầu tư vào bất động sản và thị trường chứng khoán. Cung tiền lớn từ chính sách kích cầu đã tạo tiền đề cho lạm phát tăng cao trong các năm 2010 và 2011. Doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn này, gây ra hiện tượng chèn ép đầu tư công. Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 27 Việc mất thị trường ngoài nước do khủng hoảng tài chính không thể bù đắp bằng thị trường nội địa do chính sách không đến đúng địa chỉ. Vì vậy, thất nghiệp không giảm. Nền kinh tế Việt Nam có đặc thù phải dựa vào máy móc thiết bị và nguyên vật liệu từ bên ngoài, do vậy sẽ không chịu nỗi sức ép từ việc gia tăng đầu tư quá mức. Một khi cầu nội địa tăng lên đặc biệt là cầu đầu tư sẽ khiến cho nhu cầu nhập khẩu tăng nhanh điều này sẽ làm thâm hụt thương mại thêm trầm trọng. Năm 2009, thâm hụt thương mại của Việt Nam lên đến 12 tỷ USD, cao hơn nhiều so với kế hoạch là 10 tỷ USD. Khối lượng dự trữ ngoại tệ khiêm tốn khiến cho Việt Nam không thể giữ ổn định tỷ giá hối đoái khi sức ép giảm giá VNĐ tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu tăng vọt. VND bị mất giá và giá USD tăng đáng kể trong giai đoạn vừa qua dẫn đến các khoản nợ nước ngoài của chính phủ và doanh nghiệp tính ra VND đang ngày càng phình to. Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 28 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 3.1. Một số bài học kinh nghiệm  Xác định mục tiêu rõ ràng cho gói kích cầu Các chính sách kích cầu khi đưa ra phải đảm bảo có mục tiêu rõ ràng. Mỗi nền kinh tế có đặc điểm tăng trưởng tương đối không giống nhau. Để gói kích cầu có hiệu quả cần đảm bảo mục tiêu của gói kích cầu, tránh tâm lý đám đông, bắt chước các nước khác.  Tập trung vào đối tượng kích cầu chính xác Tập trung gói kích cầu hơn nữa (nâng mức trợ cấp) vào các đối tượng dễ bị tổn thương là người lao động thu nhập thấp và người nghèo, vì chính họ sẽ giúp chính sách kích cầu phát huy tác dụng. Tiến hành xây dựng và thực thi hiệu quả hệ thống an sinh xã hội, mà cụ thể là hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.  Giải quyết việc làm nhanh chóng Chính phủ nên tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế; tập trung vào các công trình sử dụng nhiều lao động, có thể thực hiện được ngay để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, giảm tỷ lệ thất nghiệp.  Kiểm tra trong quá trình thực hiện gói kích cầu Tiến hành ngay các biện pháp giám sát, đánh giá đối với gói kích cầu, và đảm bảo nguồn lực được phân bổ đúng đối tượng, tránh tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và bất bình đẵng giữa các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là DN để chống thâm hụt ngân sách, tiến tới cân bằng ngân sách và đảm bảo ngân sách lành mạnh.  Chính sách kích cầu chỉ có tác dụng trong ngắn hạn Gói kích cầu chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời nên kinh tế khi có khủng hoảng. Khi nền kinh tế đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, chính phủ cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững nhằm tránh sự bùng phát của những tàn dư sau khủng hoảng. Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 29 3.2. Một số lưu ý với các chính sách kích cầu  Về việc giảm giá Sự giảm giá kích thích tiêu dùng làm nâng cao tổng cầu, mặt khác cũng gây hại cho nền kinh tế vì giảm giá sẽ tác động lên số nợ kinh doanh, tạo gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp; ngoài ra giảm giá cũng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó làm giảm đầu tư và tổng cầu.  Về thu nhập và chi tiêu Chính phủ Chi tiêu Chính phủ lấy từ tiền đánh thuế trong nền kinh tế, như vậy vô hình chung lại làm giảm tiêu dùng và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thu nhập của Chính phủ cũng được lấy từ việc bán trái phiếu Chính phủ và bằng những biện pháp vay nợ khác… Như vậy, rất có thể làm thâm hụt ngân sách và gánh nặng nợ nần của Nhà nước ngày một gia tăng và những phát sinh tiêu cực thứ phát khác lại tác động lên nền kinh tế làm cản trở các điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Về giảm lãi suất Nếu thực hiện chính sách giảm lãi suất khuyển khích đầu tư nhằm nâng cao tổng cầu, thì đồng thời làm gia tăng mức cung ứng tiền tệ và do đó cũng có nguy cơ gây ra lạm phát.  Về kích cầu tiêu dùng Thứ nhất, cần có sự lựa chọn những nhóm hàng hóa nào được ưu tiên cho vay tiêu dùng để kích thích sản xuất và phát triển vì các nhóm ngành hàng sản xuất có tầm quan trọng khác nhau cũng như tỷ trọng đóng góp vào GDP hay khả năng tạo việc làm cho người lao động cũng khác nhau. Thứ hai, ai sẽ là đối tượng nhận các khoản cho vay. Trong thời kỳ suy thoái người có thu nhập thấp chịu thiệt thòi nhiều hơn do bị mất việc làm nên họ là đối tượng cần nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn. Thứ ba, kích cầu tiêu dùng chỉ nên được xem như giải pháp tạm thời. Nó là giải pháp ngắn hạn, không hữu hiệu trong dài hạn. Trong ngắn hạn, tiêu dùng cao tác động tức thời làm tăng tổng cầu, kích thích sản xuất. Tuy nhiên, tiêu dùng nhiều thì tiết kiệm ít đi, do vậy ít nguồn lực hơn dành cho đầu tư, mà đầu tư là nguồn gốc của tăng trưởng dài hạn. Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 30 KẾT LUẬN Chính sách kích cầu bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có những hạn chế. Nhận thức được những hạn chế này sẽ giúp chính phủ có được những sự lựa chọn thích hợp trong việc thực thi chính sách. Kinh tế của mỗi quốc gia là một bộ phận của nền kinh tế thế giới, khi nền kinh tế khủng hoảng sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến kinh tế mỗi quốc gia, nhưng chính cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới lại cũng tạo ra những điều kiện, áp lực và những cơ hội để các quốc gia nhanh nhạy nắm bắt và vận dụng để đối phó với tình hình suy thoái. Chính sách kích cầu tuy được thực hiện là tương đối khác nhau ở mỗi quốc gia, khu vực; tuy nhiên nếu hiểu rõ được mục tiêu của chính sách kích cầu thì các quốc gia sẽ tiếp thu kinh nghiệm của các nước khác cũng như của chính nước đó để vận dụng chính sách kích cầu một cách linh hoạt nhằm phục hồi nền kinh tế. Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự (2008) – Chính sách kích cầu trong hoàn cảnh Việt Nam. 2. Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2008) – Về chính sách chống suy thoái ở Việt Nam hiện nay. 3. Võ Thị Thúy Anh (2010) – Các vấn đề của gói kích cầu thứ nhất- Bài học kinh nghiệm về chính sách kích cầu cho Việt Nam. 4. Đào Thị Bích Thủy (2011) – Một số bàn luận về chính sách kích cầu trong thời kì suy thoái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhsua_7282.pdf
Luận văn liên quan