Như vậy, nguy cơ khủng hoảng năng lượng lần thứ ba là có thật và khả năng xảy ra là rất lớn.
Nó đã không còn là vấn đề xa xôi, không phải là vấn đề của thế hệ sau, của thiên niên kỷ sau. Giờ đây,
khủng hoảng năng lượng đang và sẽ là vấn đề của chính chúng ta.
Những việc rất nhỏ chúng ta làm hàng ngày, như tắt một bóng điện khi không cần dùng nữa,
cũng rất có thể sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tiết kiệm năng lượng của thế giới, và rất có thể,
chúng ta đã góp phần ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai.
Một vấn đề toàn cầu chỉ có thể được giải quyết với sự chung tay của tất cả các quốc gia, khu
vực, thế giới và tất nhiên, là từng con người trên trái đất này.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2554 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách năng lượng các nước trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Chính sách năng lượng các nước trên thế giới
\
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Khủng hoảng năng lượng lần 1 ........ 5
2. Khủng hoảng năng lượng lần 2 ........ 6
3. Thực trạng sử dụng năng lượng dầu mỏ trên
thế giới ................................................... 7
a. Tình hình chung ....................................................................... 7
b. Chính sách của một số nước trên thế giới về vấn đề dầu mỏ .... 8
NƯỚC MỸ .......................................................................................... 8
TRUNG QUỐC ................................................................................. 10
ẤN ĐỘ ............................................................................................... 14
4. Giải pháp chung cho nguy cơ khủng hoảng
năng lượng : ........................................ 15
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc khủng hoảng tài chính của nước Mỹ vừa rồi đã khiến cho cả thế giới phải điêu đứng.
Trước thực tế của cuộc khủng hoảng tài chính ấy, chúng ta cũng đang lo sợ trước tình trạng cả thế giới
lâm vào tình trạng khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Chúng ta vừa phải đối mặt với khủng hoảng tài
chính toàn cầu, xung đột – chiến tranh đang xảy ra nhiều nơi và cuộc khủng hoảng năng lượng có thể
sẽ xảy ra chỉ trong một vài thập kỷ tới.
Với mức tiêu thụ như hiện nay, chỉ đến giữa thế kỷ này thôi, nhân loại sẽ đối mặt với sự cạn kiệt
năng lượng. Vấn đề đặt ra ở đây là: khi cuộc khủng hoảng diễn ra sẽ tác động như thế nào tới quan hệ
quốc tế và liệu có biện pháp nào có thể thay thế được các nhiên liệu hóa thạch vốn đang được con
người sử dụng rộng rãi trong hầu hết hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị?
Đối mặt với nguy cơ cạn kiệt năng lượng, để bảo đảm cho sự tồn vong và phát triển của đất
nước mình, một số quốc gia sẽ có chính sách như thế nào để có thể đem lại lợi ích cao nhất cho đất
nước mình? Và những chính sách đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế ?
Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, chúng tôi hi vọng có thể đáp ứng phần nào những câu hỏi đã
được đặt ra.
4
I. Khủng hoảng năng lượng là gì?
Khủng hoảng năng lượng xảy ra khi giá năng lượng bị đẩy lên cao đến đỉnh. Vậy nguyên nhân
nào làm tăng giá năng lượng?
Thứ nhất, do nguồn cung ứng năng lượng bị thắt chặt không đủ đáp ứng nhu cầu, hoặc do lượng
nhu cầu sử dụng năng lượng tăng đến một mức mà sự cung cấp năng lượng hiện tại không đủ đáp ứng,
đẩy giá năng lượng tăng cao và tăng nhanh làm mất ổn định trong kinh tế, chính trị và xã hội thì dẫn
đến khủng hoảng thiếu năng lượng. Ví dụ như các cuộc khủng hoảng những năm 1973, 1979 là do
nguồn cung ứng bị thắt chặt, khủng hoảng từ năm 2004 trở lại đây là do nhu cầu về dầu mỏ tăng mạnh
từ các nước có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng
này tới các mặt của xã hội là rất nghiêm trọng và rộng lớn bởi vì nó toàn xảy ra ở các điểm trọng yếu
về dầu lửa trên thế giới, đặc biệt là vùng Trung Đông và vùng Vịnh, nơi có trữ lượng khai thác dầu lửa
lớn nhất thế giới. Do vậy, tác động của nó luôn là tác động tới toàn cầu.
Thứ hai, do các nhà tư bản và các nền kinh tế dư thừa ngoại tệ đầu cơ vào lĩnh vực năng lượng,
khiến cho giá dầu bị đẩy lên cao, đó cũng là một nguyên nhân tạo nên khủng hoảng năng lượng.
Thêm một nguyên nhân khiến cho năng lượng bị khủng hoảng là do những bất ổn về tình hình
an ninh – chính trị ở các khu vực cung cấp năng lượng chủ yếu. Ví dụ ở khu vực Trung Đông là nơi
cung cấp dầu lửa lớn và chủ yếu cho các nước trên thế giới, nhưng do những bất ổn về an ninh – chính
trị, đặc biệt là những mâu thuẫn hiềm khích lịch sử giữa các nước, hoặc do tranh giành lợi ích làm gián
đoạn cung cấp dầu mỏ dẫn đến nguồn cung bị giảm, giá dầu từ đó bị đẩy lên cao.
Và một yếu tố nữa mà hiện nay nó đang tác động tới tất cả các lĩnh vực của xã hội và cũng đang
là vấn đề toàn cầu lớn, đó là vấn đề thay đổi thời tiết. Trong những năm gần đây, nhiều cơn bão nhiệt
đới hoành hành tại một số khu vực tập trung các giếng dầu lớn, tác động nghiêm trọng đến năng lực
sản xuất và cung ứng dầu. Dàn khoan lớn ở Mêhicô bị bão phá hỏng nặng, một số giếng dầu ở Biển
Bắc phải đóng cửa do thời tiết xấu…
Tuy nhiên đó là những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng thiếu năng lượng, vậy có khi nào năng
lượng bị thừa hay không? Như chúng ta đã biết, trong những năm của thập kỷ 80, thế giới có một giai
đoạn bình ổn về giá dầu, lượng dầu tiêu thụ giảm đi và nguồn cung ứng phải cắt giảm, nguyên nhân
chủ yếu của vấn đề nay là do các nước đã áp dụng hiệu quả chính sách an ninh năng lượng mới, sự
thay đổi mô hình phát triển kinh tế và kết cấu: phát triển dựa vào thị trường giảm sự can thiệp của nhà
nước, xóa bỏ những hạn chế thị trường, tư nhân hóa, tự do hóa thương mại, giảm đầu tư công cộng…;
5
sự mở rộng khả năng sản xuát dầu khí và toàn cầu hóa thị trường năng lượng. Người ta còn gọi đây là
giai đoạn thừa thãi dầu lửa, tuy nhiên không vì thế mà đây được cho là một cuộc khủng hoảng thừa
năng lượng.
Năng lượng là yếu tố cần thiết cơ bản cho sự sống, thiếu năng lượng, sự sống sẽ bị đe dọa, đặc
biệt là năng lượng công nghiệp trong thời đại công nghiệp hiện nay. Do vậy, khủng hoảng năng lượng
được cho là một trong các vấn đề toàn cầu mà nhân loại cần quan tâm.
Từ khi con người biết khai thác và sử dụng những nguồn năng lượng như than đá, dầu mỏ, khí
đốt là những nguồn năng lượng khó tái tạo và có hạn, thì đã có nhiều cuộc khủng hoảng năng lượng
xảy ra, trong đó hầu hết là những cuộc khủng hoảng về dầu lửa trong các năm 1973-1974, 1979, và có
nhiều bíến động phức tạp khác của tình hình dầu lửa thế giới từ những năm 1980 cho tới nay.
Các cuộc khủng hoảng dầu lửa vào những năm 1970 xảy ra đều do nguyên nhân chủ yếu là sự
thắt chặt nguồn cung ứng dầu lửa từ các nước xuất khẩu dầu lửa trong và ngoài tổ chức OPEC, bắt
nguồn từ những xung đột ở vùng trọng điểm khai thác dầu thế giới là Trung Đông và sự mất giá của
đồng tiền USD.
II. Khủng hoảng năng lượng là vấn đề toàn cầu
1. Khủng hoảng năng lượng lần 1
Cuộc khủng hoảng dầu lửa lần I từ 17/10/1973 đến 13/3/1974:
Các thành viên OAPEC, gồm tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC và hai nước Ai Cập và Syria, đã
thực hiện cấm vận dầu lửa với Mỹ và các quốc gia ủng hộ Israel trong cuộc chiến với Ai Cập và Syria
vào những năm 1973-1974. Trước đó, vào năm 1971, việc Mỹ rút khỏi Chế độ tiền tệ Bretton Woods,
hệ thống quy định chung giữa các cường quốc, trong đó giá vàng chỉ được neo giữ duy nhất vào đôla
với giá 35 đôla một ounce, và tiến hành thả nổi đồng đôla, đây là tiền đề cho cuộc khủng hoảng. Lý do
là hệ thống Bretton Woods đã giới hạn hoạt động chi tiêu của nước Mỹ và thế giới do lượng vàng có
hạn trong khi nhu cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều. Việc Mỹ in tiền phục vụ cho việc tài trợ cho
chiến tranh Việt Nam hoặc viện trợ cho các nước khác đã khiến đôla mất giá, và tăng lạm phát. Để xóa
bỏ sự bất hợp lý trên, vào tháng 8/1971 Tổng thống Nixon đã phải rút hẳn khỏi hệ thống Bretton
Woods và tiến hành thả nổi đồng tiền. Hậu quả trực tiếp của việc đồng đô la tách rời khỏi vàng là: đô
la rớt giá thảm hại, giá hàng công nghiệp tăng vọt. Các nước OPEC, chủ yếu là các nước vùng Vịnh,
vốn lệ thuộc vào việc xuất khẩu dầu thô đổi lấy đô la Mỹ để mua những mặt hàng công nghiệp và
lương thực cần dùng. “Chính sách kinh tế mới” Nixon tung ra khiến đô la dầu mỏ của họ rớt giá, ngoại
trừ việc tăng giá dầu, các nước này không còn đường nào khác. Tháng 10 và tháng 12 năm 1973, 6
thành viên vùng Vịnh của OPEC liên tiếp 2 lần nâng giá dầu thô, từ mức 3,011 USD/thùng lên tới
11,65 USD/thùng, mức tăng là gần 4 lần. Đồng thời, các thành viên OPEC cũng quyết định giảm năng
6
xuất khai thác vì họ muốn đẩy giá dầu lên cao, đem lại lợi nhuận cho họ, điều này làm cho cuộc khủng
hoảng dầu lửa thêm trầm trọng.
Tác động của cuộc khủng hoảng tới quan hệ quốc tế:
Việc cấm vận dầu lửa đã có hiệu quả tức thì đối với kinh tế, chính trị cũng như ngoại giao của
các nước. Các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu vì muốn được bảo đảm cung ứng dầu lửa, đã tuyên
bố đòi phải “thực hiện nền hòa bình lâu dài, công bằng ở Trung Đông”, đồng thời nêu ra vấn đề “ Israel
phải suy nghĩ tới quyền lợi hợp pháp của người Palestin”. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn tới việc triệu
tập hội nghị Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 6 để thảo luận về vấn đề nguyên liệu và phát triển, và
bắt đầu bàn về những vấn đề cải cách trật tự kinh tế chính trị quốc tế. Mặc dù cấm vận dầu lửa chỉ
trong có vài tháng, song nó đã gây nên những ảnh hưởng sâu rộng đến chính trị kinh tế thế giới đương
đại, đã làm biến đổi rất lớn đến tiến trình phát triển kinh tế thế giới1. Các nước tư bản chủ nghĩa đã chú
trọng vào nghiên cứu khoa học – kỹ thuật để phát triển công nghệ, cải cách cơ cấu kinh tế cho thích
nghi về chính trị - xã hội để thoát khỏi khủng hoảng và phát triển mạnh mẽ hơn.
Chính sách chiến tranh lạnh của Chính phủ Nixon cũng đã phải chịu một đòn mạnh Ngay sau vụ
cấm vận dầu lửa, những chính sách này chủ yếu nhằm vào Trung Quốc và Liên Xô (cũ), nhưng những
thách thức ngầm cho bá quyền Mỹ đến từ các nước thế giới thứ 3 lại trở nên rõ ràng hơn. Quyền lực
của Hoa Kỳ đang bị đe dọa thậm chí cả ở Mỹ Latin khi cuộc cách mạng của Cuba và sự trỗi dậy của
các Đảng cộng sản tại châu Mỹ Latin đã đưa cuộc chiến tranh lạnh tới Tây bán cầu. Hoa Kỳ ra sức hậu
thuẫn các lực lượng chống cộng tại Chilê vì muốn ngăn cản một Cuba nữa tại khu vực này.
Thêm nữa, Tây Âu và Nhật Bản đã bắt đầu quay hướng chính sách từ thân Israel sang thân Arập
hơn2. Sự thay đổi này đã làm căng thẳng hơn nữa khối liên minh phía Tây, đối với Mỹ, nước mà chỉ
nhập khẩu 12% tổng lượng dầu của họ từ Trung Đông (so sánh với 80% của các nước châu Âu và hơn
90% của Nhật Bản), thì Mỹ vẫn duy trì cam kết ngầm sự ủng hộ của mình với Israel.
2. Khủng hoảng năng lượng lần 2
Cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai xảy ra Ngay sau khi cuộc cách mạng của người Iran nổ
ra. Sau những kháng cự, Vua của Iran đã chạy trốn khỏi nước này vào năm 1979 và để cho Ayatollah
Khomeini nắm quyền. Hậu quả là các cơ sở sản xuất, khai thác dầu ở Iran bị phá hủy. Chế độ mới của
Iran bắt đầu xuất khẩu dầu lại, nhưng có nhiều tranh cãi bất đồng nên chỉ xuất với lượng nhỏ, điều này
đã đẩy giá dầu lên cao. Ả rập Saudi và các nước OPEC khác, dưới nhiệm kỳ của Tiến sĩ Mana
Alotaiba, đã tăng sản lượng lên 4% để bù đắp lại sự giảm sút và tất cả những thiếu hụt sản phẩm3. Tiếp
1 Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, Chương 8: Tài nguyên dầu lửa-biểu tượng của sự sung túc và viễn
cảnh thiếu hụt, tr 425, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
2 America, Russia, and the Cold War, 1945-1975, p. 280, Walter LaFeber, Wiley, 1975.
Far Eastern Economic Review, v.84, Apr-Jun 1974, p. 8 , Review Publishing, 1974.
The New Tensions in Japan, Martin Collick, Richard Storry, p. 16, Institute for the Study of Conflict, 1974.
3 "Oil Squeeze". Time magazine. 1979-02-05.
7
sau là cuộc xâm lấn của Iraq vào Iran năm 1980 đã làm việc sản xuất dầu ở cả Iran và Iraq bị hoàn toàn
đình trệ, không có dầu để cung cấp cho thế giới. Do đó giá dầu đã tăng lên mức kỷ lục 45 –
50USD/thùng.
Cuộc khủng hoảng này đã mang lại lợi nhuận cho các nước thành viên khác trong OPEC, được
ghi nhận là những lợi nhuận kỷ lục.
Cho tới đầu những năm 1980, giá dầu thế giới giảm xuống từ 35 USD/thùng xuống còn 27
USD/thùng vào năm 1986 và xuống tới 10 USD/thùng. Lý giải cho sự việc này là kết quả từ việc hoạt
động kinh tế chậm lại của các nước công nghiệp do 2 cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 và 1979, và
là kết quả của việc thúc đẩy sự tiết kiệm năng lượng do giá dầu lên cao4. Ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản,
lượng tiêu thụ dầu đã giảm xuống 13% từ năm 1979 tới 1981, “ phần nào đó do sự phản ứng với những
lần tăng giá dầu rất lớn của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các nước xuất khẩu khác”
mà xu hướng giảm tiêu thụ này bắt đầu trong suốt những lần tăng giá năm 1973 5.
3. Thực trạng sử dụng năng lượng dầu mỏ trên thế giới
a. Tình hình chung
Mỗi khi nhắc tới khủng hoảng năng lượng, người ta thường nhắc tới khủng hoảng dầu mỏ. Tại
sao điều đó lại tồn tại trong suy nghĩ của mỗi chúng ta? Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng nhận
thấy rất rõ, bởi điều đó gắn liền với nhu cầu và có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chính chúng
ta.
Điều mà mọi người ai cũng thấy đó là các nước trên thế giới, dù là nước lớn hay nước nhỏ đều
cần đến nguồn nhiên liệu dầu mỏ. Vì đây không chỉ là nguồn nhiên liệu có vai trò quan trọng trong
việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có địa vị chiến lược quan trọng cho sự tồn tại của mỗi quốc
gia.
Hiện nay, trên thế giới mức sản xuất cao nhất khoảng 82 triệu thùng/ngày, đến nay mức khai
thác đang tiến đến ngừng sản xuất và bắt đầu giảm sút do một số tập đoàn sản xuất dầu mỏ lớn trên
thế giới đã và có nguy cơ phá sản như một số tập đoàn Exxon Mobil, Valero Energy,…Tập đoàn năng
lượng lớn thứ 3 thế giới BP đã đóng cửa hoàn toàn các dàn khoan. Theo báo cáo ngày 22/10/2007,
của Văn Phòng Tổ chức kiểm soát năng lượng Anh(EWG), sản lượng dầu mỏ thế giới đã lên đỉnh sản
xuất vào năm 2006, trong khi đó năm 2007 nhu cầu tiêu thụ đã có thể xác định là 86,1 triệu
thùng/ngày, sang năm 2008 là 88 triệu thùng/ngày, năm 2012 là 95,8 triệu thùng/ngày và đến năm
2025, nhu cầu thế giới sẽ tăng lên tới 118 triệu thùng/ ngày6. Với mức tiêu thụ như hiện nay của thế
4 "Oil Glut, Price Cuts: How Long Will They Last?". Volume: 89, Issue: 7, Page: 44 . US News & World Report
5 C. C. Garvin Jr. (November 9, 1981). The oil glut in perspective. Annual API Issue; Pg. 151. Oil & Gas Journal.
6
8
giới, thì lượng dầu mỏ chỉ đủ dùng cho khoảng 30 năm nữa bởi tổng trữ lượng dầu mỏ trên thế giới có
thể khai thác tính đến năm 2006 chỉ có 1.300 tỷ thùng.
Sự cần thiết về nhu cầu sử dụng của các quốc gia trên thế giới có thể dẫn đến sự thiếu hụt dầu
mỏ trầm trọng, và có nguy cơ đưa cả thế giới vào cuộc khủng hoảng năng lượng lần 3. Do nhu cầu
tăng quá cao của các nền kinh tế, đã làm cho giá dầu tăng lên đến mức kỷ lục. Đầu năm 2002, giá của
một thùng dầu trên thị trường thế giới chỉ ở mức hơn 20 USD, bằng 1/5 so với hiện nay và không có
một chuyên gia kinh tế nào có thể dự đoán được giá dầu có thể tăng hơn gấp 5 lần trong 5 năm.
Khi nhu cầu dầu mỏ ngày càng tăng cao, thì dầu mỏ sẽ là “tâm điểm của mọi sự thèm muốn”7.
Sự thèm muốn của các quốc gia, đặc biệt là các nước lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh của
nước nơi có nguồn năng lượng này, bên cạnh đó cũng gây ra xung đột, bất ổn cho hòa bình ở khu vực
và thế giới. Bởi các nước có dầu là nơi gây ra sự chú ý cho các nước khác, đặc biệt là các nước lớn.
Họ sẽ dùng mọi thủ đoạn để có được thứ mà họ muốn, thậm chí họ sẵn sàng viện cớ, hay bất cứ lí do
gì để đưa lực lượng quân sự của mình vào các nước có dầu, để có thể độc quyền khai thác, sử dụng
nguồn năng lượng này. Các nước có nguồn năng lượng dầu thì thường là những nước nhỏ, những
nước đang phát triển không có khả năng tự mình khai thác một cách có hiệu quả các mỏ dầu. Các
nước lớn lao vào đầu tư khai thác. Các nước nhỏ, các nước đang phát triển là những nước sản xuất bị
bóc lột, tình trạng lệ thuộc vào các công ty xuyên quốc gia ngày một nặng nề hơn, họ không có đủ
phương tiện để tính đến những ảnh hưởng trực tiếp sau khi khai thác dầu mỏ như tình trạng môi
trường bị ô nhiễm, dịch bệnh,…
Có thể nói, sự gia tăng nhu cầu dầu mỏ của các quốc gia dẫn đến tình trạng bất ổn, cung không
đủ cầu, dẫn đến tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Cơn khát dầu khiến các quốc gia có các chính
sách chủ yếu hướng tới dầu mỏ.
b. Chính sách của một số nước trên thế giới về vấn đề dầu mỏ
NƯỚC MỸ
Đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng, các quốc gia phải tìm cho mình một hướng
đi, hay nói đúng hơn là một giải pháp cho nguy cơ có thể bị khủng hoảng của mình. Nói đến nước Mỹ
là nói đến sự chi phối của nước này tới mọi mặt của đời sống quốc tế về chính trị, kinh tế và xã hội.
Thái độ của Chính phủ Mỹ, chính sách của Mỹ như thế nào trước tình trạng thiếu hụt năng lượng dầu?
Tầm quan trọng của dầu lửa với chính sách ngoại giao của Mỹ là điều dễ nhận thấy, Mỹ đã đưa
ra rất nhiều chính sách, nhưng câu hỏi được đặt ra là “vì sao thế giới lại không tin chính sách dầu mỏ
của Mỹ?”và điều kì lạ là nó ít được thừa nhận công khai. Nó luôn được nấp dưới những cái cớ do Mỹ
đưa ra. Chính sách mà Mỹ sử dụng trong hơn nửa thế kỉ nay là lôi kéo và lừa dối8.
7Samir Amin và Francois Houtart, Toàn cầu hóa các cuôc phản kháng - hiện trạng các cuộc đấu tranh 2002, NXB Chính trị Quốc
gia, HN- 2004, tr 213.
8
9
Hai câu chuyện về Iran và Irac, có thể minh chứng một cách rõ nét về sự lôi kéo và lừa dối này
của Mỹ.
Câu chuyện thứ nhất bắt đầu với sự nổi lên của nghị sĩ Iran Mohammed Mossadegh. Từ đầu
thập kỉ những năm 1950, ông là người kịch kiệt phản đối ưu thế của Anh trong ngành dầu mỏ nước
mình. Công ty dầu Anh – Iran kiểm soát toàn bộ các giếng dầu. Hãng này định giá sản xuất, giá bán ra
và phần chia cho Tehran. Mossadegh đòi ăn chia 50 – 50 giữa Iran và Công ty dầu Anh – Iran. Người
Anh không chấp nhận. Năm 1951, ông thúc đẩy quá trình quốc hữu hoá Công ty dầu Anh - Iran thành
công, trở thành Thủ tướng Iran và thành lập Công ty Dầu Quốc gia Iran. Anh và Mỹ tẩy chay dầu
Iran, và không một công ty dầu quốc tế nào mua dầu của Iran. Tehran không có hệ thống phân phối
năng lượng riêng, cũng không có công nghệ sản xuất cho nên sản xuất dầu với chất lượng không cao,
ngay cả khi Mossadegh đe dọa bán dầu với giá bằng một nửa giá thị trường thế giới, việc mua bán
cũng diễn ra nhỏ giọt. Tiếp đó là bất ổn trong nội bộ đất nước Iran, người dân đổ ra đường phản đối,
vì người ta cho rằng Iran đang trên đường tiến đến chế độ cộng sản, mặc dù Mossadegh chống Liên
Xô cũng mạnh như chống Anh. Do cái chết của 300 người tham gia các cuộc bạo loạn trên đường
phố, nhân vật này bị thay thế bởi viên tướng đã nghỉ hưu Fazollah Zahedi. Quốc vương thân Mỹ
Mohammed Reza Pahlavi về nước, nắm lại Ngai vàng và quyền kiểm soát. Ngay lập tức, các hãng
thông tấn đưa tin về một cuộc đảo chính. Theo tờ “Washington Post”, Iran đã được cứu thoát khỏi
nguy cơ rơi vào tay cộng sản.
Thực ra, trong khi Mossadegh tiến hành quốc hữu hoá công ty dầu Anh - Iran, người Anh đã
đưa cho Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) một kế hoạch lật đổ thủ tướng Iran và giành lại dầu về tay
mình. Anh không thể làm việc đó một mình, vì họ đã rời khỏi Iran. Allen Dulles, giám đốc CIA khi
đó, và anh trai John Foster Dulles, ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ, nhất trí hợp tác. Anh em nhà Dulles
giao phó trách nhiệm giám sát dự án kinh doanh bí mật cho Kermit Roosevelt, gián điệp có kinh
nghiệm.
Trong những tháng sắp xảy ra đảo chính, K.Roosevelt dành phần lớn thời gian ở Tehran, điều
phối nỗ lực của các điệp viên CIA và những người Iran có chung quan điểm. CIA có mặt ở khắp mọi
nơi, lưu truyền các tin đồn chống chính phủ, chuẩn bị những tài liệu giả về các thoả thuận bí mật giữa
Mossadegh và đảng Cộng sản Iran. Điệp viên giả vờ là người cộng sản, đe doạ các giáo sĩ Hồi giáo
bảo thủ.
Mossadegh ra đi, tập đoàn dầu khí của Mỹ - BP trở lại các giếng dầu Iran cùng một số thành
viên mới, trong đó có 5 công ty của Mỹ, tiền thân của ExxonMobil ngày nay và ChevronTexaco.
Trong khi đó, Washington mở quỹ viện trợ mới. Trong 25 năm tiếp theo, hơn 20 tỷ USD trong ngân
sách Mỹ chảy vào Iran, trong đó phần lớn là viện trợ quân sự, bán vũ khí có trợ cấp cho lực lượng vũ
10
trang và SAVAK, cảnh sát mật của hoàng gia. Còn các công ty Mỹ sẽ khai thác 2 tỷ thùng dầu từ các
giếng dầu Iran.
Cuộc chiến Iraq có liên quan đến rất nhiều vấn đề: vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tái thiết Iraq, dân
chủ, nhân quyền, chủ nghĩa khủng bố, Israel và khát vọng phô trương sức mạnh của nước Mỹ. Tuy
nhiên, dầu mỏ là một phần không thể thiếu trong nhóm động cơ đó. Các văn bản của Hoa Kỳ hay
nhắc đến Vùng Vịnh như là “khu vực trọng yếu mang tính chiến lược” mà “tính chiến lược” này thực
chất ám chỉ khu vực cung cấp 2/3 trữ lượng dầu đã khai thác cho toàn thế giới. Tiêu điểm của Mỹ
chính là các mỏ dầu, cho nên cuộc chiến này đã đi ngược lại với mục đích của nó. Mặc dù bị dư luận
quốc tế lên án, nhưng cơn khát dầu của nước Mỹ khi nào mới có thể dừng lại? Ứng cử viên tổng
thống của đảng Cộng Hòa McCain đã nêu rõ trong đường lối tranh cử của mình: “Sẽ xóa sổ sự phụ
thuộc của chúng ta vào dầu mỏ từ Trung Đông” “khiến nước Mỹ không phải tiếp tục đưa những
người trẻ tuổi sang mặt trận Trung Đông khốc liệt”. Đương kim tổng thống G.Bush cũng từng hạ
quyết tâm sẽ chữa “chứng nghiện dầu” của nước Mỹ. Thế nhưng, tình hình nhập khẩu dầu của nước
Mỹ ngày một tăng cao, nếu như năm 1973, Mỹ nhập khẩu 33% nhu cầu dầu mỏ trong nước thì đến
nay cần nhập tới 60% và tỷ lệ này có khả năng tăng đến 70% vào năm 2020. Liệu cơn khát dầu đó có
hạn chế và dừng lại? Làm thế nào để Mỹ có thể tiếp tục tài trợ cho chương trình tái thiết Iraq? Ai sẽ
đảm bảo cho nền dân chủ lỏng lẻo của đất nước này? Sẽ có thêm bao nhiêu lính Mỹ và dân thường
Iraq thiệt mạng trong trận chiến vì dầu mỏ này? Điều đó phụ thuộc vào chính sách của nước Mỹ dưới
thời Tân tổng thống Brack Obama.
Có thể nói rằng, Ngay từ những ngày đầu G.Bush lên làm tổng thống, nước Mỹ đã lao vào
những cuộc chiến khốc liệt vì dầu mỏ. Mặc dù, ông nói sẽ chữa chứng nghiện dầu của nước Mỹ,
nhưng mọi chính sách và hành động của ông ta đều nhằm vào những nước có dầu mỏ. “Theo đuổi
kiểm soát dầu lửa chính là nguồn gốc của chính sách ngoại giao Mỹ”9, với Mỹ dầu lửa có thể coi như
sinh mạng của chính sự tồn tại quốc gia. Chúng ta có thể cảm nhận thấy được sự theo đuổi dầu mỏ
của Mỹ ngày càng ráo riết và mạnh mẽ hơn. Chúng ta hi vọng ở một thế giới hòa bình, hợp tác và
phát triển, nhưng nếu như vì dầu mỏ, vì lo sợ khủng hoảng, mà những chính sách của Mỹ vẫn can
thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác thì liệu thế giới ấy có hòa bình, hợp tác thực sự hay
không?
TRUNG QUỐC
Nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng dầu mỏ vì lượng dầu
mỏ khai thác được trong nước đã không còn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho các ngành công nghiệp,
vận chuyển hàng không trên khắp lãnh thổ Trung Quốc, trong nông nghiệp, xây dựng sản xuất thép và
xi măng, hàng hoá chế biến lương thực, thực phẩm để cung cấp cho nhân dân trong nước và xuất khẩu
9
11
ra thế giới . Do đó, Trung Quốc buộc phải tìm kiếm các thị trường bên ngoài để kịp thời cung ứng dầu
mỏ, khí đốt dầu hoả,…cho thấy được cơn khát nhiên liệu hoá thạch của Trung Quốc đang trở nên mạnh
mẽ hơn lúc nào khác.
Lượng tiêu thụ dầu của Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong năm 5 qua (từ năm 2000 cho đến năm
2004) và riêng nửa đầu năm 2004 đã tăng gần 40%10. Những mức tăng này đã đưa Trung Quốc vượt
qua Nhật Bản và trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Năm 2004 Trung Quốc
phải nhập khẩu 120 triệu tấn, tới năm 2007 nhập khẩu gần 200 triệu tấn, trong khi dự kiến đến năm
2010 mới phải nhập khẩu 160 triệu tấn11. Qua tình hình nhập khẩu dầu mỏ của nước này, đã làm rõ hơn
nhu cầu tiêu thụ ngày càng khủng khiếp của đất nước này. Lượng dầu mà Trung Quốc nhập khẩu chủ
yếu từ các nước trung đông, châu phi, và đông nam á,… như 50% sản lượng dầu mỏ nhập khẩu từ
Trung Đông, 25% từ Châu Phi, 15% từ Đông Nam Á và có tới 80% lượng dầu nhập khẩu phải đi qua
eo biển Malacca12.
Điều này làm cho vấn đề an ninh dầu mỏ trở thành một mối quan tâm lớn đối với chính phủ
nước này vì chúng ta cũng đã thấy lượng dầu tiêu thụ của Trung Quốc chủ yếu là phải nhập khẩu từ
nước khác, do đó mà họ cần có những chính sách sách gì đối với các nước này để đảm bảo lượng rằng
các nước này sẽ tiếp tục xuất khẩu dầu mỏ cho Trung Quốc và xem Trung Quốc là một bạn hàng khá
quan trọng đối với họ? Hơn nữa việc vận chuyển dầu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca.
Vấn đề thứ hai là Trung Quốc cần phải bảo đảm an toàn cho việc vận chuyển này, nó cũng là một trong
những vấn đề mà Trung Quốc đang rất quan tâm.
Do Trung Quốc nhập khẩu quá nhiều dầu mỏ mà dẫn đến các cuộc "Chiến tranh năng lượng"
giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Nga, Mỹ,…để giành giật thị trường nhập khẩu dầu mỏ.Ví dụ như hiện
nay, Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh để nhập khẩu dầu mỏ từ các nước Cận Đông, châu Phi,
Trung Á và các khu vực khác. Điều này làm mất quan hệ đi quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia.
Các biện pháp giải quyết
- Biện pháp ngoại giao
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những thay đổi trong chính sách ngoại giao của mình chủ
yếu là hướng về “ngoại giao dầu mỏ” đối với các nước trung đông, châu phi,….Kể từ năm 2003 đến
nay, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã bốn lần tới Châu Phi. Ba lần thăm trước, ông đi một vòng
(a) 10
22.2018/2005/2005_00004/MItem.2005-01-27.4226/MArticle.2005-01-28.2315/marticle_view. Tri thức và phát triển Dữ
liệu nguồn trích : 2005/Số 4/Xu thế, dự báo, chiến lược, chính sách Đề mục : 44.09 Nguồn năng lượng
11
12
12
các nước giàu tài nguyên, nhờ đó trao đổi hàng hoá của Trung Quốc với lục địa đen. Trong năm ngoái
2008 thì Trung Quốc đầu tư lên tới 107 tỷ USD vào các mỏ dầu, ngoài ra Châu Phi còn đảm bảo cho
1/3 nhu cầu dầu của Trung Quốc ở nước ngoài13. Bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết nước này ký
thỏa thuận giảm nợ cho 33 nước Châu Phi vào cuối năm 2007. Cũng theo cơ quan này, Trung Quốc có
kế hoạch trong 3 năm tới sẽ tăng gấp đôi mức viện trợ và cho một số nước Châu Phi vay không tính lãi
khoảng 3 tỷ USD, để hỗ trợ những nước này thực hiện các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm
trang thiết bị kỹ thuật và thành lập các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng trường học, bệnh viện,….Theo
số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong 50 năm qua, nước này đã đầu tư vào 800 dự án
viện trợ ở Châu Phi, trong đó có 137 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 133 dự án thuộc lĩnh vực cơ
sở hạ tầng. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại 49 nước Châu Phi trong năm 2006 lên tới 6,64 tỷ
USD14. Nhưng đổi lại các nguồn viện trợ và đầu tư của Trung Quốc vào đây là muốn giành quyền tìm
kiếm và khai thác mỏ dầu nhằm cung cấp nhu cầu thiếu hụt năng lượng ngày càng trầm trọng của
Trung Quốc, bên cạnh đó còn tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và Châu Phi không những về
mặt kinh tế mà còn về mặt chính trị. Quan trọng hơn hết, các chính sách này nhằm đảm bảo nhu cầu
năng lượng về mặt lâu dài của Trung Quốc
Trong chuyến đi gần đây nhất, mới kết thúc vào 17/2, khi ông Hồ Cẩm Đào thăm Arập Xêút và
bốn nước hầu như không giàu tài nguyên về giàu mỏ và khoáng sản như Mali, Senegal, Tanzania và
Mauritius. Trao đổi thương mại của Trung Quốc với Arập Xêút đã tăng gấp đôi kể từ năm 2005, đạt
41,8 tỷ USD trong năm 200815, chủ yếu trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt. Tuần trước, trợ lý Bộ trưởng
Ngoại giao Trung Quốc cho biết hai bên có thể ký kết một số thỏa thuận về năng lượng nhân chuyến
thăm này. Qua chuyến đi này thì Trung Quốc muốn gửi thông điệp cho các nước Châu Phi rằng “Trung
Quốc quan hệ đối với tất cả các nước ở Châu Phi là như nhau, bên cạnh đó còn khẳng định cam kết
tiếp tục mở rộng hợp tác và hỗ trợ kinh tế cho các nước này trong giai đoạn khủng hoảng”. Các chiến
lược chung này của Trung Quốc càng làm cho chúng ta thấy rõ hơn về mục tiêu an ninh lâu dài, cũng
như vị thế của mình trên trường quốc tế. Trung Quốc ngày càng muốn mở rộng quan hệ của mình với
các nước lục địa đen, và những hành động này của Trung Quốc đều nhằm mục tiêu duy nhất là tìm
kiếm các mỏ dầu chưa được khai phá và giành quyền khai thác dầu mỏ ở nơi đây.
Bắc Kinh đã đầu tư hàng chục tỷ USD tới Châu Phi để có quyền khai thác mỏ nguyên liệu ở
đây: dầu mỏ từ Sudan ( nước bị hầu hết các quốc gia trên thế giới cấm vận do khủng hoảng nhân quyền
tại Darfur), Nigeria; cobalt và đồng từ Zambia, CHDC Congo; sắt từ Guinea và Gabon cũng đang
muốn sớm kí kết hợp đồng trị giá 3 tỷ USD với Trung Quốc để xây dựng mỏ quặng beliNga có trữ
13
14
15
13
lượng 360 triệu tấn nhằm đảm bảo nguồn năng lượng cho các ngành công nghiệp quan trọng và chủ
chốt trong nước.
- Phi đạo đức: Sudan được biết đến với nguồn dự trữ dầu khổng lồ đang bán khoảng hai phần
ba lượng dầu của họ cho Bắc Kinh16, đổi lại Bắc Kinh lại bán vũ khí cho chính phủ Sudan và bảo vệ
Khartoum ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Chính những hành động đó của Trung Quốc đã tiếp
thêm dầu vào lửa cho cuôc xung đột ở Darfur và làm cho hơn 300.000 người giết và khoảng 2.5 triệu
người phải sống trong những trại tị nạn đông đúc và thiếu thốn mọi thứ trong cuộc khủng hoảng nhân
quyền của Darfur17. Qua đó cho ta thấy được Trung Quốc đã bất chấp các thủ đoạn, thực hiện các hành
vi phi nhân đạo của mình ở Sudan để đổi lấy dầu mỏ cho đất nước. Theo chương trình Panorama của
BBC tiết lộ, Trung Quốc đã gửi xe tải quân sự đến Sudan và được dùng để tấn công dân thường tại
Darfur, chương trình này cũng tìm thấy xe tải Đông Phong của quân đội Trung Quốc tại Darfur từ một
gói xuất khẩu từ Trung Quốc sang Sudan18. Hơn nữa, theo ông Ernst Hogendoorn chuyên gia Liên Hợp
Quốc cho rằng “Trung Quốc vẫn tiếp tục là nước chủ yếu cung cấp vũ khí nhẹ cho Sudan và nhiều
nước láng giềng. Hơn nữa vũ khí và đạn của Trung Quốc lại tương đối rẻ hơn so với những nơi cung
cấp khác”19. Trung Quốc bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc được đưa ra từ năm 2004, họ vẫn bán
vũ khí trực tiếp cho Sudan. Chúng ta thấy rõ hơn chính sách của Trung Quốc can thiệp vào Sudan là
nhằm đảm bảo ổn định nền kinh tế cũng như nhu cầu năng lượng cho cả đất nước.
- Hợp tác giữa Trung Quốc với các nước
Trung Quốc nên cùng hợp tác với các nước khác như Mỹ, Ấn Độ, Nga,…để cùng nhau tìm
kiếm và khai thác các nguồn dầu mỏ chưa được phát hiện ở đây. Nhằm đem về lợi ích cho tất cả các
quốc gia không chỉ riêng Trung Quốc. Điều này còn tạo dựng nên mối quan hệ tốt đẹp giữa Trung
Quốc và các nước về quan hệ kinh tế và quan hệ chính trị. Ví dụ như Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang
xem xét các phương án cùng phối hợp để mua vốn hoạt động không chỉ của công ty dầu mỏ "Y-u-cốt"
mà của nhiều hãng dầu mỏ khác của Nga.
- Tìm kiếm các nguồn năng lượng mới
Trung Quốc và năng lượng đó là hai từ không thể tách rời trên thị trường thế giới ngày nay, nhất
là năng lượng về dầu mỏ. Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt các chính sách đối phó với tình trạng nhu
cầu năng lượng ngày càng gia tăng. Trong đó, có các hoạt động đẩy mạnh thăm dò, đa dạng hoá nguồn
năng lượng như than, khí thiên nhiên, năng lượng tái sinh, năng lượng hạt nhân; tăng cường bảo tồn
16
17
18
19
14
năng lượng và khuyến khích đầu tư vào công nghệ năng lượng thân thiện với môi trường như tế bào
nhiên liệu năng lượng hydro và quá trình khí hoá than đá. Như vậy an ninh năng lượng đã đóng vai trò
sống còn đối với sự ổn định của Trung Quốc.
ẤN ĐỘ
Ấn Độ hiện là nước có nền kinh tế đang lên ở châu Á và có mức tiêu thụ năng lượng lớn thứ sáu
thế giới và tình hình năng lượng đang được coi là một vấn đề khó khăn. Nhập khẩu dầu mỏ của nước
này chiếm tới 2/3 nhu cầu tiêu dùng, trong khi tỷ lệ này của Trung Quốc chỉ là 1/3.
Các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ đã đưa ra một loạt chính sách nhằm giải quyết vấn đề
nhu cầu về dầu mỏ tăng cao. Ví dụ, Ấn Độ đang thúc đẩy việc xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ khẩn
cấp tại Rajkot, Mangalore và Vishakapatnam. Ấn Độ cũng chủ trương đa dạng hoá trong việc tiếp cận
các nguồn năng lượng khác, như năng lượng hạt nhân, than, khí đốt thiên nhiên và các nguồn năng
lượng tái tạo.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn và trung hạn, Ấn Độ sẽ phải dựa vào nguồn dầu mỏ và khí đốt nhập
khẩu tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của mình. Do vậy, Ấn Độ đang thực thi chính sách
"ngoại giao năng lượng" với các nước ở khu vực Nam Á cũng như các nước ở Trung Á, Nga và Trung
Đông, thậm chí cả các nước ở khu vực Mỹ La tinh.Ví dụ, Công ty ONGC đã đầu tư vào các dự án khí
đốt ở Việt Nam, Angiêri, Cadăcxtan, Inđônêxia, Vênêxuêla, Libi và Xiri. Trong khi đó, Tập đoàn Dầu
mỏ Ấn Độ đang xem xét đầu tư khai thác vùng nước sâu tại Xri Lanca. công ty Reliance Industries,
hãng dầu mỏ tư nhân lớn nhất của Ấn Độ, đã đầu tư khai thác mỏ dầu ngoài khơi của Yêmen, khai thác
khí thiên nhiên tại Iran và đang đàm phán mua cổ phần trong ngành năng lượng của Nigiêria, Chad,
Ănggôla, Amerun, Công Gô và Ga Bông ở châu Phi, cũng như ở Nam Mỹ và Trung Đông.
Ấn Độ va Iran đã ký kết một dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt trị giá 4 tỷ USD, dài 700km
từ năm 1993, tuy nhiên gặp nhiều khó khăn do quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan về vụ
Kashmir.
Cộng đồng quốc tế cũng đã được thấy lợi ích tăng lên của đường ống dẫn khí đốt Iran - Pakixtan
- Ấn Độ. Ngân hàng Thế giới (WB) và Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui của Nhật Bản tuyên bố
sẽ tài trợ cho dự án này. Nga cũng ủng hộ dự án này. Trong khi đó, Mỹ phản đối dự án này, và ủng hộ
dự án chạy qua Ápganixtan.
Tuy nhiên, do sự căng thẳng trong quan hệ giữa Ấn Độ và Pakixtan, nên cả hai nước này đều
thường đưa ra những đề nghị riêng rẽ với Iran về việc xây dựng đường ống dẫn dầu khí.
Đầu năm 2005, Ấn Độ đã đạt được thoả thuận với Iran về việc nhập khẩu khí hoá lỏng trị giá
7,5 tỷ USD/năm, mua cổ phần tập đoàn dầu khí Yadavaran và mỏ dầu Jufeir của Iran. Ấn Độ cũng
đang đầu tư vào việc xây dựng các cảng và cơ sở hạ tầng năng lượng của Iran. Iran và Ấn Độ đã đạt
15
được thoả thuận cùng phát triển cảng Chabahar của Iran và tuyến đường bộ nối cảng này với
Ápganixtan và Trung Á, đồng thời dành cho Ấn Độ độc quyền khai thác cảng này. So với Trung Quốc,
Ấn Độ bất lợi về vị trí địa chính trị. Trong khi Trung Quốc có chung biên giới với Cadăcxtan,
Cưrơgưxtan, Tátgikaixtan và Nga, thì Ấn Độ không có chung biên giới với bất cứ quốc gia Trung Á
nào. Những bất đồng về chính sách giữa Ấn Độ và các nước Trung Á đã kìm hãm hợp tác Ấn Độ -
Trung Á trong các lĩnh vực kinh tế, giao thông vận tải và năng lượng. Tuy nhiên, quan hệ ấm lên giữa
Ấn Độ và Liên Xô cũ trong Chiến tranh Lạnh đã tạo ảnh hưởng của nước này đối với khu vực Trung
Á. Mối quan tâm của Ấn Độ đối với các nguồn năng lượng ở Trung Á tăng lên song hành với sự can
dự sâu hơn của nước này vào an ninh khu vực.
Hợp tác năng lượng Ấn Độ - Nga đang được tăng cường nhờ vào quan hệ về chính trị và quân
sự. Vì Ấn Độ ngày càng dựa vào nguồn năng lượng của Nga, nên nước này cũng là một trong những
nước nhập khẩu thiết bị quân sự lớn nhất của Nga. Trong chuyến thăm Nga cuối năm ngoái, Bộ trưởng
Bộ Dầu mỏ Ấn Độ Mani Shankar Aiyar đã phát biểu: "Trong một nửa thế kỷ độc lập của Ấn Độ, Nga
đã đảm bảo cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ và trong nửa thế kỷ thứ hai này, Nga có thể đảm bảo
an ninh năng lượng cho Ấn Độ".
Trên thực tế, sự hợp tác năng lượng Ấn Độ - Nga tăng lên đang làm sống lại ý tưởng về "tam
giác chiến lược" giữa Nga, Ấn Độ và Trung Quốc do cựu Thủ tướng Nga Yevgeny Primakov đưa ra.
Các nước này gắn kết với nhau bởi những lợi ích chung trong cuộc chiến chống khủng bố, nỗ lực
hướng tới một thế giới đa cực và sự tôn trọng nguyên tắc chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào
các vấn đề nội bộ.
Ấn Độ và Trung Quốc đã hợp tác trong việc phát triển mỏ dầu Yahavaran tại Iran và công ty
dầu mỏ quốc gia hàng đầu của Ấn Độ là Gas Authority of India Limited (GAIL) đã nắm 10% vốn cổ
phần của Công ty China Gas Holdings. Với việc Ấn Độ và Trung Quốc ganh đua nhau mua tài sản của
Yukos, sự hợp tác Trung - Ấn - Nga trong lĩnh vực năng lượng có thể sẽ được tăng cường hơn nữa.
Trong cuộc gặp của Tổng thống Nga Putin với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại Niu Đêli ngày
3/12/2004, tuyên bố chung giữa hai nước đã nêu rõ "hai bên nỗ lực tăng cường hợp tác ba bên để thúc
đẩy phát triển kinh tế và xã hội của các nước".
4. Giải pháp chung cho nguy cơ khủng hoảng năng lượng :
Trước tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, nhiều quốc gia và các tổ
chức liên kết khu vực và tích cực nghiên cứu, triển khai các giải pháp xử lý cuộc khủng hoảng. Vì vậy,
tất cả các quốc gia đều đi tìm nguồn năng lượng mới, kêu gọi tiết kiệm trong sử dụng xăng dầu, khí
đốt, than, điện và giải pháp xung đột ở các điểm nóng. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những hạn chế
của nó và cần có thời gian cũng như tiền bạc.
16
Một là, giải pháp đa dạng hoá các nguồn cung cấp năng lượng. Thế giới đã và đang tập trung
phát triển năng lượng hạt nhân, năng lượng tái sinh và năng lượng sinh học. Tuy nhiên, mỗi dạng năng
lượng này đều có những nhược điểm, thậm chí là rất lớn.
Về năng lượng hạt nhân, đến nay đã có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ (dân số gần 4 tỷ người) có
nhà máy điện hạt nhan với 441 tổ máy, công suất đạt 367.197 MW, cung cấp 16,4% sản lượng điện
toàn cầu. Theo ước tín của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tổng thời gian vận hành
tích luỹ của các tổ máy điện hạt nhân trên thế giới đạt tới 12000 năm. Ở nhiều nước, năng lượng điện
nguyên tử giữ vai trò chủ chốt trong chiến lược an ninh năng lượng. Tuy nhiên, năng lượng hạt nhân có
nhược điểm là thiếu sự an toàn (đã xảy ra sự cố ở Mỹ, Nga, Nhật Bản), nguy cơ bị chủ nghĩa khủng bố
quốc tế đánh, bị lợi dụng sản xuất vũ khí hạt nhân, và không phải quốc gia nào cũng có đủ tài chính và
công nghệ để xây dựng và vận hành nhà máy điện nguyên tử.
Hai là, năng lượng tái sinh hay năng lượng tái sinh cũng được các quốc gia hướng tới. Đó là
năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Hiện nay ít nhất 45
quốc gia đang sử dụng loại năng lượng này, 60 nước có chương trình quốc gia phát triển năng lượng tái
sinh, 19 nước khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng và sưởi ấm. Theo ước tính, đến
năm 2010, các nước muốn thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào nguyên liệu hoá thạch sẽ nhân được
30% sản lượng điện từ năng lượng tái sinh. Ở một số nước, tỷ lệ này sẽ cao hơn tỷ lệ trung bình của thế
giới như Áo (từ 75-80%), Thuỵ Điển (dự kiến 60%), Lát-vi-a (49%)…
Việc tìm ra những giải pháp tiết kiệm năng lượng là điều quan tâm hàng đầu của các nhà sản
xuất nhằm giảm chi phí, giảm giá thành và nâng cao được tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Đồng thời, còn giúp giảm được việc tốn tài nguyên thiên nhiên, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi
trường.
Hiện nay, trong hệ truyền động của nhà máy sử dụng hệ thống điều khiển lưu lượng thông qua
van Bypass. Hệ thống này tuy đáp ứng được yêu cầu hiện tại, nhưng gây lãng phí năng lượng do công
suất tiêu thụ của động cơ chỉ giảm được một phần nhỏ. Tuy nhiên, năng lượng tái sinh có khá nhiều
nhược điểm.Ví dụ: nguồn nước trên thế giới ngày một khan hiếm nên không thể phát triển thuỷ điện,
các công trình thuỷ điện lớn có thể gây ra những biến đổi về địa chất, gây ra những thảm hoạ thiên tai
khó lường (đập Tam Hiệp của Trung Quốc là một ví dụ điển hình20); năng lượng gió và năng lượng
mặt trời lại bị phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết và chế độ gió, số giờ nắng vốn hết sức thất
thường, không phải là ở đâu cũng sản xuất được điện từ gió và nắng.
Thế giới ngày nay đã bị lệ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, mà nguồn năng lượng này, khoảng
những năm 2050-2060, nếu không tìm được các nguồn năng lượng mới thay thế, sẽ đưa thế giới vào
cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, nhiên liệu sinh học đang được các
20 Hồ chứa nước Tam Hiệp (Trung Quốc) sau 13 năm xây dựng bắt đầu trữ nước ngày 1/6/2003 đã tạo ra một loạt địa chấn trong khu vực hồ chứa.
Giới chuyên môn cho rằng, con đập được xây ở khu vực động đất dễ xảy ra và một hồ chứa quá lớn có thể tạo ra những chẤn Động mạnh.
17
nước đặt nhiều kỳ vọng. Các loại nấm tí hon có thể giúp giảm lượng xăng dầu mà thế giới tiêu thụ
bằng cách biến hang chục tỷ tấn chất thải nông nghiệp thành nhiên liệu. Ngoài ra, giải pháp này còn
giúp giảm lượng khí nhà kính.
- Mỹ: việc phát triển năng lượng thay thế được coi là chính sách “ưu tiên” trong Nhà
Trắng. Mục tiêu của Chính phủ Mỹ là sẽ đưa loại cồn etylic mới trở thành hiện thực và có sức cạnh
tranh trong vòng 6 năm tới; bioethanol hiện đang được dùng khá nhiều để trộn với xăng, tại đây loại
nhiên liệu này được tạo ra từ quá trình phân huỷ cây mía hoặc bột lõi ngô. Ngày 6/7/2005, Tổng thống
Mỹ G.Bush chính thức kêu gọi đầu tư phát triển nguồn năng lượng thay thế và lên kế hoạch tăng gấp
đôi sản lượng cồn sinh học sản xuất từ ngô và một số loại thực vật khác lên đến khoảng 30 tỷ lít vào
năm 2012.
- Brazil: Brazil được coi là nước đứng đầu trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu ethanol
từ mía đường. Ngoài ra, hướng tới mục tiêu giảm bớt nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu phụ thuộc vào dầu mỏ
và giữ sạch môi trường. Chính phủ Brazil đã khai trương thêm nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học từ
hoa hướng dương và đậu tương. Brazil có 2/3 phương tiện giao thông chạy bằng xăng pha cồn trong đó
có loại xăng E85 (xăng pha với tỷ lệ 85% cồn khan). Như vậy Brazil đã trở thành cường quốc thế giới
về sản lượng ethanol, hiện ở mức 0,9-1 triệu lít mỗi ngày. Luật pháp của Brazil quy định tất cả các loại
phương tiện giao thông phải sử dụng xăng pha với 22% cồn ethanol, trong khi đó cũng có 20% các loại
xe cộ chỉ hoạt động bằng cồn ethanol.
- Các nhà nghiên cứu Úc khám phá vỏ chuối có thể dùng để tạo ra thứ thay thế nhiên liệu.
Tony Heidrich, người phát ngôn của Hội Những người trồng chuối Úc, cho biết các nhà nghiên cứu đã
tìm được cách ủ cho chất thải của chuối lên men để thu khí từ đó phát sinh ra. Phương tiện tiên phong
chạy bằng năng lượng mặt trời: các sản phẩm khá đa dạng như tàu thuyền, xe hơi, xe đạp, xe golf….
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra ở đây là tính bất khả thi của những nguyên liệu thay thế trên.
Liệu chúng có được áp dụng một cách triệt để và rộng rãi hay không khi giá thành của chúng là khá
lớn, hay chỉ một số nước như Mỹ, Trung Quốc…. là có thể áp dụng chúng vào đời sống thực tế. Liệu
rằng các nước như Việt Nam, Mianma…. đều có thể đưa những biện pháp đó vào thực tiễn?
Ba là, phát triển năng lượng sinh học như sản xuất ethanol, dầu diezen từ dầu cọ và lương
thực. Năng lượng sinh học được xem như một loại “năng lượng xanh” bởi nó ít thải ra khí cacbonic
gây hiệu ứng nhà kính, huỷ hoại môi trường. Tuy nhiên, giải pháp này đang bị các nhà khoa học, bảo
vệ môi trường phản đối. Sản xuất diezen sinh học sẽ cướp đi một diện tích đất canh tác, sẽ làm giảm
sản lượng lương thực, trong khi thế giới đang đối mặt với khủng hoảng lương thực. Hơn thế nữa, việc
phá rừng để trồng cây nguyên liệu (chủ yếu là cọ) sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp về môi trường.
Vấn đề phá rừng, trồng cọ ở đảo Bô-rơ-nê-ô (Inđônêxia) là một ví dụ điển hình.
18
Ngoài ra, tiết kiệm năng lượng cũng là một giải pháp được các quốc gia ưu tiên, điển hình là ở
Nhật Bản. Người ta vẫn phải tìm ra loại năng lượng khác để thay thế dầu lửa, than đá, khí đốt mà
không gây ra những hậu quả về môi trường và an ninh. Câu trả lời vẫn còn ở phía trước.
Vào ngày 28/03/2009, Việt Nam lần đầu tiên tham gia vào cuộc vận động “Giờ Trái Đất” (Earth
Hour)21. Đây là cuộc vận động các cá nhân và tổ chức trên toàn thế giới tự nguyện tắt đèn chiếu sáng
trong vòng một tiếng vào tối thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm, nhằm khẳng định thông điệp
rằng mỗi cá nhân khi cùng chung sức có thể làm thay đổi thế giới. Trong ngày phát động đầu tiên của
Earth Hour lần thứ 3 này, đã có 74 thành phố ở 62 nước tham gia.
Bốn là, kêu gọi các tổ chức có trách nhiệm quan tâm hơn đến vấn đề toàn cầu này. Số các tổ
chức tập trung vào năng lượng nhiều, nhưng chưa có một tổ chức nào bao hàm một cách toàn cầu, toàn
diện và bao gồm tất cả các dạng của năng lượng. Ví dụ như, OPEC, chỉ có 13 thành viên và chỉ liên
quan đến đầu tư - từ cái nhìn của những nhà sản xuất. IEA – cơ quan năng lượng quốc tế thì đại diện
cho 27 nước OECD từ phía nước tiêu dung. Chỉ có 51 quốc gia, hầu hết là ở châu Âu – Á là ký vào
Hiệp ước hiến chương năng lượng (Energy Charter Treaty) 22 , và chỉ tập trung hạn chế vào các vấn đề
như thương mại, quá cảnh và các cuộc tranh luận hướng giải quyết. Bộ phận năng lượng của Liên Hiệp
Quốc mới chỉ vài năm tuổi. Nó chỉ có 20 cơ quan thành viên, nó không có quỹ hay quyền hành và chủ
yếu là thảo luận và chia sẻ thông tin.
Phát triển bền vững từ lâu đã được các nhà khoa học đưa ra như là một tất yếu trong quá trình
phát triển của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Một điều hiển niên là trong quá trình phát triển đã và đang
có những ảnh hưởng xấu đến tài nguyên, môi trường trên trái đất. Tuy vậy, không thể không phát triển.
Vấn đề là ở chỗ vẫn cần phải phát triển nhưng giữ sao cho sự phát triển không hoặc giảm thiểu tác
động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Phát triển nhưng làm sao vẫn thực hiện đầy đủ
cả ba chức năng cơ bản của nó là: tạo cho con người một không gian sống với phạm vi và chất lượng
vùi các phế thải sản xuất sinh hoạt, giữ không cho phế thải làm ô nhiễm môi trường.
III. Nhận xét:
Nhu cầu về dầu mỏ tăng cao liên tục làm cho các quốc gia tiêu thụ nhiều dầu mỏ tìm mọi cách
để có được các nguồn cung ứng. Rõ ràng là dầu mỏ đang trở thành một mặt hàng chiến lược mang tính
chính trị, kinh doanh và an ninh. Nhiều quốc gia đang thực hiện chính sách ngoại giao dầu mỏ, mặc
chúng ta có thể hiểu đó là những cố gắng của các quốc gia nhằm bảo vệ, đảm bảo quyền của họ đối với
các nguồn dầu mỏ. Hiện nay, việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế mới chỉ đạt được những
kết quả khiêm tốn, trong khi đó đối với rất nhiều quốc gia, dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng quan trọng
nhất để duy trì phát triển công nghiệp hóa mà công nghiệp hóa là biện pháp quan trọng để giúp tăng
21 là cuộc phát động do Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) phát động
22 Được ký kết vào tháng 12/1994 với việc ký kết Đạo luật cuối cùng của Hội nghị Hiến chương Năng lượng của Châu Âu. Mục đích của Hiệp ước là
thiết lập “một cơ sở pháp lý để đẩy mạnh việc hợp tác lâu dài trong lĩnh vực năng lượng dựa trên cơ sở bổ trợ và hai bên đều có lợi”
19
trưởng nhanh. Vì vậy, chừng nào mà dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng cơ bản thì chừng ấy nó vẫn là
vấn đề thời sự mang tính toàn cầu. Những vấn đề do dầu mỏ đặt ra cho đến nay vẫn không ngừng tăng
lên.
Bên cạnh đó, dầu mỏ có thể làm cho Châu lục chậm phát triển như Châu Phi hòa được mình vào
dòng chảy toàn cầu hóa như hiện nay, song cũng chính dầu mỏ có thể làm cho châu lục này bị xoáy
vào các cuộc khủng hoảng an ninh bởi sự cạnh tranh của các nước lớn tại đây.
Sự thiếu hụt dầu mỏ làm cho các nước đều muốn thực hiện chính sách dự trữ dầu mỏ, do đó nhu
cầu về dầu tại đây bị đẩy lên cao. Giá dầu tăng cao sẽ tác động trực tiếp đến uy tín chính trị của nhiều
chính phủ. Làm thế nào để có các biện pháp bảo vệ nguồn cung cấp dầu mỏ, biện pháp cung cấp các
sản phẩm dầu mỏ cho người dân với giá cả hợp lý luôn là bài toán làm đau đầu các nhà hoạch định
chính sách của nhiều quốc gia.
Như vậy, các nước hiện nay đều phải đối mặt với thực tế hiển nhiên là do dầu mỏ, ngày càng
đắt, càng hiếm cho nên rất có thể dầu mỏ sẽ là một trong những nguyên nhân chính đẩy thế giới vào
tình trạng bất ổn. Thậm chí, dẫn đến chiến tranh vì nhu cầu kiểm soát và cung ứng nguồn tài nguyên
chiến lược này.
20
KẾT LUẬN
Như vậy, nguy cơ khủng hoảng năng lượng lần thứ ba là có thật và khả năng xảy ra là rất lớn.
Nó đã không còn là vấn đề xa xôi, không phải là vấn đề của thế hệ sau, của thiên niên kỷ sau. Giờ đây,
khủng hoảng năng lượng đang và sẽ là vấn đề của chính chúng ta.
Những việc rất nhỏ chúng ta làm hàng ngày, như tắt một bóng điện khi không cần dùng nữa,
cũng rất có thể sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tiết kiệm năng lượng của thế giới, và rất có thể,
chúng ta đã góp phần ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai.
Một vấn đề toàn cầu chỉ có thể được giải quyết với sự chung tay của tất cả các quốc gia, khu
vực, thế giới và tất nhiên, là từng con người trên trái đất này.
21
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Chính trị Quốc
gia, HN 2004.
2.
3.
4. Samir Amin và Francois Houtart, Toàn cầu hóa các cuôc phản kháng - hiện trạng các
cuộc đấu tranh 2002, NXB Chính trị Quốc gia, HN- 2004.
5.
6.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom3_0233.pdf