- Bên cạnh các kết quả đạt được, nghiên cứu còn chỉ mang tính sơ bộ mà không
tính đến các tác nhân khác, ví như tác động của của tỷ giá lên giá xuất khẩu và
nhập khẩu làm thay đổi thặng dư thương mại. Nó giống như các kết quả ước
lượng về sự sụt giảm thặng dư thương mại khi tăng tỷ giá sẽ quá cao nếu giá xuất
khẩu bằng ngoại tệ tăng lên dẫn đến sự tác động thậm chí còn làm cho cán cân
thương mại thậm chí còn mất cân bằng hơn trước. Mặt khác, sự biến động của tỷ
giá Đồng Nhân dân tệ có thể không tác động, ví dụ như giá dầu thế giới có thể
tác động lên giá nhập khẩu của Trung Quốc, làm cho nó trở nên thấp hơn.
- Các hiệu ứng lên Trung Quốc rất khó ước tính do thiếu dữ liệu về xuất khẩu và
nhập khẩu theo chuỗi thời gian. Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc không cung
cấp số liệu về chỉ số giá sản xuất và toàn bộ chỉ số giá bán không thể hiện được
tính tổng thể của mẫu, vì vậy nghiên cứu ngày sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
để thay thế cho giá xuất khẩu. Về giá nhập khẩu, nó được tính bằng trọng số của
chỉ số giá xuất khẩu của 25 đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc
và giảm phát nhập khẩu cũng được tính bằng chỉ số này.
31 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và cán cân mậu dịch Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tác động của thực tế.
Thặng dư thương mại quá lớn của Trung Quốc không chỉ là vấn đề quan trọng
đối với Trung Quốc mà còn đối với các nước khác. Mặc dù đều quan tâm đến
vấn đề này, nhưng các tài liệu hiện có là không thuyết phục. Thiếu các dữ liệu
thích hợp và chuỗi thời gian dài đã khuyến khích nghiên cứu về mối liên hệ giữa
tỷ giá Đồng Nhân dân tệ và mậu dịch của Trung Quốc. Kể từ mùa hè năm 2003,
khi thảo luận về đánh giá thấp Đồng Nhân dân tệ đã được đặt lên hàng đầu,
nghiên cứu về chính sách tỷ giá của Trung Quốc lan rộng nhưng phần lớn chỉ tập
trung vào ước lượng tỷ giá cân bằng dài hạn cho Trung Quốc hoặc tìm ra loại chế
độ tỷ giá hối đoái nào phù hợp nhất với nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi, vấn
đề cấp bách nhất là liệu Trung Quốc có nên định giá cao đồng tiền của mình như
một công cụ để giảm thặng dư thương mại khổng lồ của nó không. Bài viết này
sẽ trả lời cho câu hỏi trên thông qua việc phân tích những tác động của việc định
giá cao của Đồng Nhân dân tệ đến cán cân mậu dịch của Trung Quốc và các đối
tác thương mại của Trung Quốc.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài viết này tập trung vào các vấn đề sau:
- Nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của chính sách tỷ giá hối đoái lên xuất
khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc.
- Đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái thực, xuất khẩu, nhập khẩu của Trung
Quốc lên thương mại của Châu Á.
1.3. Nội dung chính của nghiên cứu
Bài viết của nghiên cứu phân tích thực nghiệm sử dụng phân tích hồi quy và dữ
liệu là giai đoạn 1994-2005 để giải quyết câu hỏi “Trung Quốc có nên định giá
cao đồng tiền của mình như một công cụ để giảm thặng dư thương mại khổng lồ
của nó không”.
2/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Bằng cách ước lượng phương trình nhập khẩu song phương, nghiên cứu thấy
rằng nhập khẩu từ các nước Châu Á khác có xu hướng giảm nhưng xuất khẩu thì
không. Vì thực tế, Trung Quốc nhập khẩu từ phần còn lại của Đông Nam Á chủ
yếu là hướng tới tái xuất khẩu. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra bằng chứng rằng các
nước Châu Á dường như không thể bù đắp lại sự sụt giảm trong xuất khẩu của họ
sang Trung Quốc bằng cách tăng cường xuất khẩu sang các nước khác vì tổng
kim ngạch xuất khẩu của họ thường bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự đánh giá cao
của Đồng Nhân dân tệ. Nói cách khác, xuất khẩu từ các nước Đông Nam Á chủ
yếu là bổ sung hơn là thay thế cho hàng hóa của Trung Quốc.
Theo kết quả của nghiên cứu, việc định giá cao Đồng Nhân dân tệ sẽ làm giảm
thặng dư thương mại của Trung Quốc trong dài hạn nhưng nó bị hạn chế. Việc
tác động của việc định giá cao Đồng Nhân dân tệ tương đối nhỏ (so với lượng
mất cân bằng) được giải thích bởi nhập khẩu của Trung Quốc phản ứng trái chiều
với việc định giá cao Đồng Nhân dân tệ.
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của mình, tác giả đã tham khảo rất nhiều bài
nghiên cứu trước đây về tác động của một sự đánh giá thực tế Đồng Nhân dân tệ
trong thương mại của Trung Quốc. Cụ thể ở từng bước phân tích, tác giả đã sử
dụng từng bài nghiên cứu khác nhau và dựa trên những nhận định đó, so sánh,
đánh giá và đưa ra kết quả của mình. Các bài nghiên cứu đó là:
- Cerra và Dayal-Gulati (1999) ước lượng độ co giãn giá xuất khẩu và nhập khẩu
của Trung Quốc trong giai đoạn 1983-1997 bằng mô hình hiệu chỉnh sai số và
tìm ra rằng nó có tác động đáng kể, tiêu cực đối với xuất khẩu (-0,3) và tích cực
đối với nhập khẩu (0.7). Tuy nhiên, nghiên cứu này dựa trên 1 mẫu nhỏ và giai
đoạn trước khi Trung Quốc gia nhập WTO nên không thể đại diện cho tổng thể.
- Kamada và Takagawa (2005) giả định tác động của việc giảm 10% giá trị đồng
Nhân dân tệ và kết luận rằng xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước OECD và
nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Châu Á mới nổi sẽ giảm nếu tỷ giả được
duy trì không đổi.
- Lau, Mo và Li (2004) ước lượng xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các nước
G-3 bằng việc sử dụng dữ liệu hàng quý. Trong dài hạn, việc định giá cao tỷ giá
tác động đáng kể trong việc giảm xuất khẩu. Thay vào đó, cả nhập khẩu hàng
thông thường và nhập khẩu để chế biến hầu như không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá
thực (REER). Trong nhiều trường hợp, những kết quả này không dễ được giải
thích vì họ không chỉ ra làm cách nào để làm giảm xuất nhập khẩu và mẫu quan
sát không đủ lớn.
- Gần đây nhất, Marquez và Schindler (2006) đã để ước lượng phương trình xuất
nhập khẩu của Trung Quốc. Họ dùng thị phần của Trung Quốc trong tổng mậu
dịch của thế giới thay cho khối lượng xuất nhập khẩu để tránh việc lạm dụng sự
3/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
thay thế cho giá xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Theo kết quả của họ, việc định
giá cao đồng Nhân dân tệ không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến thị phần xuất khẩu
mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thị phần nhập khẩu của Trung Quốc, ít ra là đối
với mậu dịch thông thường. Tác động được ước tính trên thị phần xuất nhập khẩu
vì vậy không có kết luận nào được rút ra liên quan đến tài khoản thương mại.
Hơn nữa, họ không sử dụng phương pháp hồi quy vì vậy độ co giãn ngắn hạn
không thể ước lượng được.
Tóm lại những kết quả nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được việc định giá cao
đồng Nhân dân tệ sẽ làm giảm xuất khẩu. Kết quả này đã tạo nên 1 sự thay đổi
mạnh mẽ trong phương pháp nghiên cứu, chu kỳ thời gian và dữ liệu. Tuy nhiên,
kết luận về độ co giãn tỷ giá nhập khẩu của Trung Quốc không rõ ràng. Nhìn
tổng thể, các nghiên cứu trước đây không đưa ra được kết luận cụ thể về sự tác
động của việc định giá lại Đồng Nhân dân tệ đối với cán cân thương mại của
Trung Quốc.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Bài nghiên cứu được nghiên cứu thực nghiệm bởi mô hình hồi quy, cụ thể:
Phương trình xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc có dạng:
Xt = α0 + α1.REER + α2. Yt* + .α1.controlst + ε t
Mt = β0 + β1. REER + β2. Yt + .β1.controlst + ε t
Trong đó:
X là lượng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc;
M là lượng hàng nhập khẩu vào Trung Quốc;
REER là tỷ giá hối đoái thực đa phương của đồng Nhân Dân Tệ;
Yt* là lượng cầu nước ngoài;
Yt là lượng cầu trong nước của Trung Quốc.
Các thông số được ước lượng gồm: α1 – Độ co giãn theo tỷ giá của xuất
khẩu; α2 – Độ co giãn theo thu nhập của xuất khẩu; β1 – Độ co giãn theo tỷ
giá của nhập khẩu; β2 – Độ co giãn theo thu nhập của nhập khẩu.
Do ngành chế biến (nhập khẩu nguyên liệu, các sản phẩm thô từ các nước
khác, chế biến và tái xuất khẩu) có vai trò quan trọng đối với kinh tế Trung
Quốc nên bài nghiên cứu đã ước lượng phương trình xuất khẩu, nhập khẩu cho
ngành hàng chế biến và các ngành hàng thông thường khác một cách riêng rẽ.
Khó khăn trong quá trình thu thập số liệu về giá cả xuất và nhập khẩu của
Trung Quốc là không có chỉ số giá nào thể hiện được tính tổng thể nên bài
nghiên cứu chọn CPI để thay thế cho giá xuất khẩu và giá nhập khẩu được tính
4/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
bằng bình quân theo trọng số của giá xuất khẩu của 25 quốc gia có quan hệ
thương mại lớn nhất với Trung Quốc đã loại trừ nhập khẩu của Trung Quốc.
Tỷ giá hối đoái thực đa phương được Ủy ban Thống kê Tài chính Quốc tế IMF
công bố và được xây dựng như sau:
Trong đó:
N là số lượng các loại tiền tệ đã bao gồm trong chỉ số,
Wi là khối lượng của tiền tệ thứ i,
reri,j là tỷ giá hối đoái song phương thực giữa Trung Quốc và các đối tác
thương mại.
Thời gian dữ liệu: được chia làm hai giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2000 và
từ năm 2000 đến năm 2005. Do từ năm 1994 Trung Quốc chuyển sang nền
kinh tế thị trường và từ năm 2000 thì gia nhập WTO.
Dữ liệu: bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo tháng đã loại bỏ tính mùa vụ.
4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
4.1. Phương trình xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc
Sau khi tiến hành kiểm định sự tự tương quan giữa các biến, sử dụng ADF để
kiểm định sự tồn tại của các nghiệm đơn vị và gần như tất cả các biến không
dừng tại các giá trị nhưng dừng khi lấy sai phân bậc nhất. Sau đó, kiểm định sự
tồn tại của các Vector đồng liên kết bằng cách sử dụng phương pháp Johansen và
kết quả là có ít nhất một vector đồng liên kết cho mỗi nhóm biến. Như nhận định
của Phillip và Loratan (1991), việc này cho phép ước tính độ trễ của các yếu tố
quyết định và sự khác biệt giữa chúng thông qua sai số bình phương tối thiểu phi
tuyến tính. Sai số càng nhỏ thì việc ước lượng các tham số ngắn hạn và dài hạn
càng chính xác.
Phương trình hồi quy được chạy cho mẫu của cả hai giai đoạn (1994-2005 và
2000-2005) và có sự tách biệt giữa hàng hóa chế biến và hàng hóa thông thường
cho cả phương trình xuất khẩu và phương trình nhập khẩu. Độ trễ ngắn hạn lớn
nhất được đưa vào phương trình là 3 và đây là những độ trễ có ý nghĩa thống kê
duy nhất.
a. Phương trình xuất khẩu:
Đúng như dự đoán ban đầu, độ co giãn trong dài hạn của tỷ giá hối đoái của xuất
khẩu Trung Quốc (cả hàng thông thường và hàng chế biến) đều âm và có ý nghĩa
thống kê cho cả hai giai đoạn.
Kết quả hồi quy cho phương trình xuất khẩu như sau:
5/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Tiêu chí
Biến phụ thuộc
Giai đoạn 1994-2005 Giai đoạn 2000-2005
D_ xuất khẩu
hàng thông
thường
D_ xuất
khẩu hàng
chế biến
D_ xuất khẩu
hàng thông
thường
D_ xuất
khẩu hàng
chế biến
Hệ số trong dài hạn
C
6.358***
(2.092)
4.966**
(1.424)
5.578
(5.965)
4.789
(6.094)
Nhập khẩu của thế
giới t-1
0.256
(0.243)
0.110
(0.176)
1.006***
(0.326)
0.598*
(0.360)
REERt-1
-1.190***
(0.191)
-0.649***
(0.108)
-1.604***
(0.246)
-0.996***
(0.209)
Xuất khẩu hàng thông
thường t-1
-0.519***
(0.066)
-1.005***
(0.095)
Xuất khẩu hàng chế
biến t-1
-0.485***
(0.055)
-0.719***
(0.104)
FDI t-1
-0.099
(0.399)
-0.107
(0.391)
Xu hướng
-0.009***
(0.002)
-0.006***
(0.01)
-0.011***
(0.004)
-0.010***
(0.004)
Biến giả Tết
-0.265***
(0.030)
-0.257***
(0.022)
-0.269***
(0.029)
-0.252***
(0.029)
Biến giả Tháng 12
-0.161***
(0.032)
-0.104***
(0.023)
Hệ số trong ngắn hạn
D-cầu nhập khẩu thế
giớit
-0.381***
(0.209)
-0.406***
(0.149)
-0.055
(0.216)
-0.209
(0.203)
D- cầu nhập khẩu thế
giớit -1
-0.976***
(0.229)
-0.398*
(0.203)
D- cầu nhập khẩu thế
giớit -2
-0.752***
(0.229)
-0.523***
(0.141)
D- cầu nhập khẩu thế
giớit -3
D-reert
-0.673
(0.730)
-0.214
(0.539)
-1.494**
(0.617)
-1.160**
(0.537)
D-reert-1
0.928
(0.750)
1.022*
(0.537)
1.518**
(0.647)
0.951*
(0.565)
D-reert-2 -0.023 -0.522
6/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Kết quả sau khi chuyển đổi:
Bảng 1: Độ co giãn trong dài hạn của Tỷ giá hối đoái và nhu cầu
Tiêu chí
Xuất khẩu
thông
thường
Xuất khẩu
đã qua chế
biến
Nhập khẩu
thông
thường
Nhập
khẩu để
chế biến
Độ co giãn
của tỷ giá
hối đoái
1994-2005 -2.3 -1.3 -1.0 -0.8
2000-2005 -1.6 -1.4 -0.4 (-0,3)
Độ co giãn
của cầu
1994-2005 (0.5) (0.2) -0.3 (0.2)
2000-2005 1.0 0.8 0.3 0.4
Kết quả này rất gần với kết quả được đưa ra trước đây bởi các tác giả phân tích
hồi quy và độ co giãn của giá xuất khẩu của các nước công nghiệp.
(0.740) (0.529)
D-reert-3
1.485**
(0.734)
1.059**
(0.526)
D-hiệu suất
-0.607**
(0.256)
-0.591*
(0.315)
-1.213***
(0.294)
D- hiệu suất t-1
-0.709**
(0.341)
-0.626*
(0.321)
D- hiệu suất t-2
D- hiệu suất t-3
D_fdit
D_fdit-1
D_fdit-2
D_fdit-3
D_xuất khẩu hàng thông
thườngt-1
-0.167***
(0.060)
-0.238***
(0.078)
D_xuất khẩu hàng chế
biến t-1
-0.099*
(0.055)
-0.056
(0.085)
Giai đọan mẫu 5/1994-12/2005
5/1994-
12/2005
01/2000-
12/2005
01/2000-
12/2005
Số quan sát 140 140 72 72
R2 hiệu chỉnh 0.70 0.78 0.83 0.85
Các giá trị () là không thỏa mãn.
* có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 10%, ** có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 5%,
** **có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 1%.
7/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Tác động đồng biến của cầu thế giới đối với xuất khẩu của Trung Quốc rất nhỏ
và không có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 1994-2005, nhưng lại có ý nghĩa
trong giai đoạn từ khi Trung Quốc gia nhập WTO. Kết quả này phù hợp với nhận
định rằng Trung Quốc đã phải đối mặt với những rào cản to lớn nhằm thu lợi từ
sự tăng trưởng của các nước khác trước khi gia nhập WTO. Hơn nữa, đối với
mẫu gần nhất độ co giãn theo thu nhập của xuất khẩu Trung Quốc xấp xỉ 1, đúng
như mong đợi.
Đối với các biến kiểm soát, năng suất có tác động đáng kể lên xuất khẩu cùng lúc
hoặc trễ hơn 1 tháng. Năng suất có dấu hiệu nghịch biến, phù hợp với nhận định
rằng một lượng lớn hàng xuất khẩu ở lại thị trường trong nước trong giai đoạn
tăng trưởng cao. Đối với VAT thì không có ý nghĩa thống kê trong bất cứ nhận
định nào và vì vậy chúng tôi loại bỏ nó ra khỏi kết luận cuối cùng và việc này sẽ
rút ngắn kỳ đánh giá lại do những hạn chế về dữ liệu. Như đã đề cập ở trên số
liệu, vốn đầu tư FDI bắt đầu từ năm 1997, vì vậy nó được đưa vào như một biến
giải thích chỉ trong giai đoạn 2000-2005. Khá ngạc nhiên khi vốn đầu tư FDI
không ảnh hưởng ý nghĩa thống kê xuất khẩu của Trung Quốc. Biến xu hướng có
tác động tích cực và có ý nghĩa đối với tất cả các phương trình; trong khi đó biến
Tháng 12 và Tết của Trung Quốc dường như có tác động làm giảm kim ngạch
xuất khẩu khá nhiều. Nếu loại bỏ biến xu hướng khỏi ước lượng, thì hệ số của cả
cầu Thế giới và vốn FDI sẽ có tác động rất tích cực và có ý nghĩa. Tuy nhiên, kết
luận của về độ co giãn tỷ giá hối đoái này vẫn còn dựa trên việc rất nhiều yếu tố
cố định.
b. Phương trình nhập khẩu
Kết quả hồi quy cho phương trình nhập khẩu như sau:
Tiêu chí
Biến phụ thuộc
Giai đoạn 1994-2005 Giai đoạn 2000-2005
D_ nhập khẩu
hàng thông
thường
D_ nhập
khẩu hàng
chế biến
D_ nhập khẩu
hàng thông
thường
D_ nhập
khẩu hàng
chế biến
Hệ số trong dài hạn
C
2.483***
(0.302)
6.465***
(0.866)
-0.962*
(0.489)
-2.520
(2.052)
Nhập khẩu của thế giới t-1
-0.099***
(0.042)
0.095***
(0.033)
Xuất khẩu hàng chế biến
0.134
(0.118)
0.448***
(0.152)
Reert-1 -0.343*** -0.700*** -0.155*** -0.365
8/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
(0.059) (0.119) (0.059) (0.247)
Thuế nhập khẩut-1
-0.329***
(0.076)
-0.339***
(0.120)
fdit-1
0.102***
(0.050)
0.685***
(0.212)
Nhập khẩu hàng thông
thường t-1
-0.327***
(0.122)
-0.355***
(0.166)
Nhập khẩu để chế biếnt-1
-0.879***
(0.140)
-1.132***
(0.176)
Xu hướng
0.005***
(0.000)
0.007***
(0.001)
Biến giả Tết
-0.054***
(0.008)
0.239***
(0.020)
-0.014*
(0.008)
-0.220***
(0.022)
Biến giả Tháng 12
0.74***
(0.010)
0.117***
(0.025)
Hệ số trong ngắn hạn
D_cầu nội địat
1.079***
(0.280)
0.140***
(0.043)
2.027***
(0.306)
D_cầu nội địat-1
-0.105***
(0.040)
1.150***
(0.346)
D_cầu nội địat-2
-0.189***
(0.030)
D_cầu nội địat-3
D_reert
0.207
(0.237)
0.303
(0.582)
-0.445***
(0.148)
-0.998*
(0.609)
D_reert-1
0.030
(0.238)
1.338**
(0.579)
0.520***
(0.157)
2.286***
(0.606)
D_reert-2
-0.002
(0.245)
-0.566
(0.571)
D_reert-3
0.492**
(0.236)
1.535***
(0.560)
D_fdi
0.043
(0.253)
-1.1231
(0.943)
D_fdit-1
0.933***
(0.248)
0.452
(0.883)
D_fdit-2
0.153
(0.241)
-2.725***
(0.779)
9/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
- Trong giai đoạn trước, lượng cầu dường như đóng vai trò rất khiêm tốn trong
việc giải thích hàm nhập khẩu. Trong mẫu con ở giai đoạn sau, việc nhập khẩu để
chế biến đã thực sự có tác động tích cực lên nhu cầu đối với bên ngoài và được
đo lường bằng lượng xuất khẩu hàng chế biến. Sản phẩm của các ngành công
nghiệp trong nước đã gia làm gia tăng nhập khẩu hàng thông thường.
- Như mong đợi, vốn FDI đã có tác động tích cực trong dài hạn lên cả nhập khẩu
hàng thông thường và nhập khẩu hàng để chế biến. Giảm thuế nhập khẩu sẽ thúc
đẩy việc nhập khẩu để chế biến trong dài hạn. Giống như xuất khẩu, biến giả Tết
và tháng 12 có ý nghĩa trong hầu hết các trường hợp.
- Độ co giãn của tỷ giá hối đoái đối với nhập khẩu luôn âm và thường có ý nghĩa.
Ngoại trừ trường hợp hàng nhập khẩu để chế biến ở giai đoạn 2000-2005, hệ số
là âm nhưng chỉ có ý nghĩa ở mức 15%. Ngoài tác động trực tiếp, tỷ giá hối đoái
còn tác động gián tiếp lên hàm nhập khẩu để chế biến thông qua lượng cầu như
một yếu tố không thể tách rời, nói cách khác là xuất khẩu hàng chế biến. Ngay cả
khi tác động gián tiếp được đưa vào, phản ứng trái chiều của nhập khẩu để chế
biến trước một sự định giá cao thực vẫn thực sự cao hơn phản ứng của nhập khẩu
thông thường.
Kết luận: việc định giá cao Đồng Nhân dân tệ có xu hướng làm giảm nhập khẩu
hơn là làm tăng. Kết luận này về cơ bản là nhập khẩu, thậm chí là nhập khẩu
hàng thông thường đang ngày càng nhạy cảm với sự sụt giảm của xuất khẩu do
việc định giá cao Đồng Nhân dân tệ hơn là với sự gia tăng sức mua.
4.2. Tác động của chính sách tỷ giá Trung Quốc lên cán cân mậu dịch các đối tác
thương mại của nước này
Sự tác động trái chiều của sự định giá cao Đồng nhân dân tệ lên nhập khẩu là một
hiện tượng thú vị và đòi hỏi cần phải phân tích kĩ lưỡng. Điều này sẽ cho thấy tác
D_fdit-3
-0.551***
(0.206)
D_nhập khẩu hàng thông
thường t-1
1.526***
(0.504)
2.155**
(0.840)
D_nhập khẩu để chế
biếnt-1
0.045
(0.058)
-0.096
(0.077)
Giai đọan mẫu 5/1994-12/2005
5/1994-
12/2005
01/2000-
12/2005
01/2000-
12/2005
Số quan sát 140 140 72 72
R2 hiệu chỉnh 0.95 0.77 0.97 0.83
Các giá trị () là không thỏa mãn.
* có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 10%, ** có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 5%,
** **có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 1%.
10/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
động tiêu cực của việc định giá cao Đồng Nhân dân tệ đối với việc giảm thặng dư
thương mại Trung Quốc. Một giả thuyết tiền đề của nghiên cứu là điều này có
liên quan đến các đặc điểm đặc biệt của thương mại của Trung Quốc được minh
họa bằng những khác biệt lớn trong cán cân mậu dịch song phương của Trung
Quốc và các quốc gia khác (Biểu đồ 2 và 3).
Biểu đồ 2: Cán cân mậu dịch song phương của Trung Quốc và một số nước
năm 2005 (Tỷ USD)
Nguồn: IMF, dữ liệu của Đài Loan được cung cấp từ Cục Ngoại thương.
Biểu đồ 3: Cán cân mậu dịch song phương của Trung Quốc và một số
nước năm 2005 (%/GDP của mỗi nước)
Nguồn: IMF, dữ liệu của Đài Loan được cung cấp từ Cục Ngoại thương.
11/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
- Đa số lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Châu Á là các sản
phẩm thô để chế biến và tái xuất khẩu. Do đó, sự hội nhập ở mức độ cao theo
chiều dọc của ngành các ngành xuất khẩu Châu Á đã làm cho sản phẩm xuất
khẩu của các nước này mang tính tính phụ trợ hơn là thay thế cho các sản phẩm
của Trung Quốc. Điều này dẫn đến sự định giá cao Đồng Nhân dân tệ không chỉ
dẫn đến sự sụt giảm của xuất khẩu của Trung Quốc mà còn làm sụt giảm cả nhập
khẩu.
Ngoài các sản phẩm phục vụ cho công nghiệp chế biến của Trung Quốc, không
thể không kể đến các ngành hàng nhập khẩu thông thường khác nhưng cũng là
đầu vào cho xuất khẩu của Trung Quốc. Nhìn chung, chỉ có một lượng rất nhỏ
các sản phẩm nhập khẩu cạnh tranh với sản phẩm sản xuất trong nước của Trung
Quốc. Điều này là do lượng hàng chất lượng thấp chiếm một phần rất nhỏ trong
tổng nhập khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, phần lớn lượng hàng nhập khẩu của
Trung Quốc là năng lượng, nguyên vật liệu và một vài sản phẩm nhập khẩu từ
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Để làm rõ vấn đề này, bài nghiên cứu dùng phương trình hồi quy để đánh giá sự
tác động khác nhau của đồng Nhân dân tệ lệ lên các nước dựa trên mẫu 10 đối tác
thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Giả thuyết đặt ra là nhập khẩu từ các nước
Đông Nam Á sẽ có phản ứng tiêu cực trước sự định giá cao của đồng Nhân dân
tệ, do nước này chủ yếu là trung gian cho Trung Quốc để lắp ráp và tái xuất.
Ngược lại, các quốc gia khác dự kiến sẽ phản ứng một cách linh hoạt (không rõ
ràng, khó dự đoán) tùy theo cơ cấu xuất khẩu của họ. Phương trình hồi quy dự
kiến sẽ có dạng:
Xtj = α0j + α1j.RERtj + α2j. Ytj* + .α1j.controlstj + ε tj
Mtj= β0j + β1j. RERtj + β2j. Ytj + .β1j.controlstj + ε tj
Trong đó:
Xtj và Mtj: nhập khẩu và xuất khẩu đến/từ nước j của Trung Quốc được
giải thích bởi tỷ giá thực song phương.
Ytj* Và Yt: Lượng cầu bên ngoài và nội địa
Và các biến kiểm soát khác.
Tuy nhiên, nghiên cứu không thể tách biệt nhập khẩu và xuất khẩu theo loại sản
phẩm, nên phải phân tích như không có dữ liệu. Theo các nghiên cứu trước đây,
chỉ số CPI được sử dụng như một chỉ số thống kê để loại trừ lạm phát cho hàng
xuất khẩu của Trung Quốc và nhập khẩu của Trung Quốc được quy đổi bằng
cách sử dụng các chỉ số giá xuất khẩu của từng đối tác thương mại0F1. Tỷ giá thực
1 Khi xây dựng phương trình hồi quy, nghiên cứu không sử dụng các dữ liệu thương mại
của Trung Quốc mà là số liệu của các đối tác thương mại nhằm loại trừ các khoản giao
12/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
song phương giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại được đo lường thông
qua CPI. Nhu cầu đối hàng xuất khẩu của Trung Quốc phụ thuộc vào GDP thực
tế của từng đối tác mà họ xuất khẩu, trong khi đó nhu cầu trong nước của Trung
Quốc lại bị chi phối bởi sản xuất công nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu sẽ giới
thiệu nguồn vốn FDI song phương trong các phương trình và việc sử dụng các
nguồn lực trong các phương trình xuất khẩu của Trung Quốc. Cuối cùng, một xu
hướng đã được thể hiện khi các số liệu thống kê có ý nghĩa.
- Vì một số nước không có số liệu cho cả giai đoạn 2000-2005 nên nghiên cứu ước
lượng phương trình mậu dịch song phương cho cả giai đoạn 1994-2005. Bài phân
tích này cho phép chúng ta so sánh kết quả giữa các quốc gia và kể cả phương
trình tổng hợp của nhập khẩu và xuất khẩu. Theo các bước tương tự như trước,
nghiên cứu tiến hành kiểm tra nghiệm đơn vị cho tất cả các biến song phương.
Hầu như tất cả đều dừng tại sai phân bậc 1 và có ít nhất một vector đồng liên kết
cho mỗi phương trình nhập khẩu, xuất khẩu song phương.
- Kết quả hồi quy (Phụ lục 01) cho thấy các phương trình xuất khẩu song phương
gần giống với các ước tính tổng hợp của nghiên cứu cũng như phương trình xuất
khẩu song phương của các quốc gia. Một sự tăng giá song phương của đồng nhân
dân tệ với các đối tác sẽ cho thấy một sự sụt giảm của xuất khẩu Trung Quốc,
mặc dù đối với Mỹ và Đài Loan thì lại ko có ý nghĩa thống kê. Một ngoại lệ là
Hồng Kông với các hệ số tác động tích cực nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.
Không khó hiểu khi mà việc xử ký các dữ liệu thương mại giữa Trung Quốc đại
lục và Hồng Kông gặp nhiều khó khăn. Sau khi chuyển đổi dữ liệu (Bảng 3), nếu
ta phớt lờ hệ số không có ý nghĩa đối với xuất khẩu sang Mỹ, độ co giãn tỷ giá là
cao nhất đối với xuất khẩu sang Singapore.
- Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy hoạt động kinh tế của các đối tác thương
mại của Trung Quốc sẽ làm tăng xuất khẩu Trung Quốc như kỳ vọng. ngoại trừ
Đức, độ co giãn thu nhập song phương của các nước đề không được đánh giá có
ý nghĩa cao. Các nước Châu Âu và Mỹ là những nước có độ co giãn khá rộng.
Điều này có thể do Trung Quốc vừa gia nhập WTO trong thời gian ngắn, đã tạo
nên sự thay đổi trong cấu trúc thương mại thế giới. ngoài ra, điều này đã chỉ ra
tầm quan trọng của nhân tố nhu cầu để giải thích cho sự mất cân bằng thương
mại đang gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ, giữa Trung Quốc và các nước EU.
- Trong một số trường hợp, các biện pháp làm tăng năng suất, thay đổi biến xu
hướng cũng có tác động tích cực và có ý nghĩa. Tuy nhiên, đối với Hàn Quốc và
Đài Loan xu hướng lại là tiêu cực. Ví như FDI, một sự gia tăng FDI của Hàn
Quốc hay Đài Loan vào Trung Quốc sẽ làm gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc
sang các nước này, nhưng với Đức và Italia thì chiều tác động là ngược lại. Điều
này có thể là do sự phản ứng khác nhau giữa các Công ty đa quốc gia của Châu Á
thương được ghi nhận không chính xác giữa Trung Quốc và Hồng Kông. Theo thống kê
của Trung Quốc cho thấy có một lượng lớn hàng xuất khẩu sang Hồng Kông nhưng
thực tế chỉ quá cảnh qua Hồng Kông để Hồng Kông xuất sang các nước khác.
13/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
và Châu Âu khi giao dịch trên thị trường Trung Quốc. Như đã đề cập, những tác
động song phương tiêu cực có thể là những phản ánh về việc chuyển giao toàn bộ
quy trình sản xuất cho Trung Quốc. Trước đó, chỉ có một số sản phẩm bán thành
phẩm được xuất khẩu từ Trung Quốc sang Đức và chỉ sau vài chuyến hàng hóan
đổi đến đích, thì giờ đây toàn bộ quy trình sản xuất đã được chuyển đến Trung
Quốc và học không còn cần phải xuất hàng sang Đức nữa. Tuy nhiên, các kết quả
này cần được xem xét thận trọng bởi nó cần các nghiên cứu sâu hơn để đưa ra kết
luận chính xác.
- Các kết quả cho các phương trình song phương nhập khẩu đã có thể hiện sự đồng
nhất (Phụ lục 02). Đầu tiên các ước tính giá co giãn dài hạn của nghiên cứu đã
cho thấy sự tăng giá của Đồng Nhân dân tệ sẽ làm giảm nhập khẩu của Trung
Quốc từ tất cả các nước Châu Á. Các Hệ số đối với Hàn Quốc và Thái Lan đều
có ý nghĩa. Còn các nước có thu nhập cao như Mỹ, Đức, Nhật Bản thì hệ số thể
hiện tác động ngựơc chiều nhưng lại không có ý nghĩa thống kê. Chỉ có Nga và
úc là những nước có hệ số thể hiện tác động cùng chiều nhưng lại ko có ý nghĩa
thống kê.
- Còn đối với độ co giãn thu nhập, hầu hết đều thể hiện sự biến thiên cùng chiều,
mặc dù thấp và vẫn có vài trường hợp ko có ý nghĩa thống kê. Hầu hết sự gia
tăng của xuất khẩu từ các nước sang Trung Quốc đồng thời với sự gia tăng của
vốn FDI song phương. Nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Nhật Bản, Đài
Loan, Đức, Nga, Malaysia và Thái Lan gia tăng đồng thời với vốn đầu tư FDI từ
các nước này. Một lần nữa, Hàn Quốc là một ngoại lệ với tác động trái chiều và ý
nghĩa các hệ số về FDI.
Bảng 3: Độ co giãn tỷ giá và cầu trong dài hạn song phương
Phương trình xuất khẩu
Phương trình nhập khẩu
Tỷ giá song thực
song phương
Cầu
Tỷ giá song thực
song phương
Cầu
Mỹ (-2.0) 5.9 Nhật Bản (-0.4) (-0.7)
Hồng
Kông
(0.2) 1.5 Hàn Quốc -0.8 2.7
Nhật Bản* - - Mỹ (-3.1) 1.2
Đức -0.6 (2.0) Đài Loan -1.1 6.8
Hàn Quốc -0.6 2.8 Đức (-0.5) (0.0)
Hà Lan -1.1 7.0 Singapore* - -
Anh -0.6 8.2 Nga (1.2) (-0.5)
Singapore -1.6 1.8 Australia (0.1) 1.3
Italy -1.3 3.6 Malaysia (-0.3) (0.2)
14/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Đài Loan (-0.4) 5.6 Thái Lan -1.0 (0.5)
Các giá trị trong () là các giá trị không có ý nghĩa thống kê.
* Phương trình song phương của Nhật Bản và Singapore không thỏa
misspecification tests.
- Để tìm hiểu rõ hơn về sự đa dạng của các kết quả trước sự biến động của tỷ giá
nhập khẩu của Trung Quốc chúng ta sẽ xem xét cấu trúc nhập khẩu của Trung
Quốc từ các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc (Bảng 4). Australia và Nga
chủ yếu xuất khẩu năng lượng và nguyên liệu thô cho Trung Quốc, điều này có
thể giải thích vì sao nhập khẩu Trung Quốc từ các nước này lại phản ứng yếu ớt
trước sự biến động của tỷ giá song phương. Một điều đáng ngạc nhiên là sự gia
tăng trong họat động kinh tế của Trung Quốc lại ko có ý nghĩa tác động tích cực
đối với nhập khẩu từ Nga. Thực tế, tương tác này là trái chiều mặc dù rất khó để
có ý nghĩa trong thống kê. Điều này có thể được giải thích bởi sự không phát
triển về kết nối giao thông giữa Nga và Trung Quốc. Nếu công suất đường sắt
tiếp tục duy trì như trước đây, sẽ không thể vận chuyển thêm dầu tới Trung Quốc
dù cho nhu cầu ở mức độ nào. Một sự trái ngược với Ngam nhập khẩu từ Úc sẽ
thực sự tăng cùng với sự gia tăng của công nghiệp Trung Quốc.
Bảng 4. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc từ các đối tác
thương mại lớn
Chỉ tiêu
Sản
phẩm
nông
nghiệp
Sản
phẩm từ
khoáng
sản
Hóa
chất
Hàng
dệt
may
Kim
loại
thô
Máy
móc
Sản
phẩm
điện
tử
Phương
tiện
vận
chuyển
Dụng
cụ
quang
học
Úc 4.5 52.8 10.2 8.2 12.7 1.9 0.8 1 0.4
0.2 0.2 6.9 0.6 7.8 35.9 13.1 11.9 6
Nhật Bản 0.2 1.5 8.8 3.7 11.4 21.5 30.3 4.5 8.7
Hàn Quốc 0.6 4.7 10.2 3.8 9.7 9.5 33.6 2.8 14.8
Malaysia 6.4 2.6 4.1 0.7 1.8 8.6 63.0 0.1 1.3
Nga 5.0 48.4 13.9 0.0 16.2 0.5 0.4 1.2 0.0
Đài Loan 0.1 0.9 7.4 4.5 10 9.7 38.7 0.5 16.1
Thái Lan 6.1 5.9 4.4 2.6 2.9 27.5 26.5 0.3 1.3
Mỹ 8.6 2 11.3 4.3 6.7 17.1 17.5 8.9 7.8
Nguồn: CEIC.
- Một nhóm thứ hai mà chúng ta có thể phân loại dự trên các kết quả nghiên cứu là
các nước có thu nhập cao. Xuất khẩu của Đức, Nhật bản và Mỹ không nhạy cảm
15/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
khi phản ứng trước sự thay đổi của tỷ giá song phương. Nhập khẩu từ Đức và
Nhật được thúc đẩy bởi FDI thì nhập khẩu từ Mỹ dường như lại được thúc đẩy
nhiều hơn từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Điều này sẽ dễ hiểu hơn khi
xem xét kỹ cơ cấu nhập khẩu từ các nước này. Trong khi gần một nửa xuất khẩu
của Đức và Nhật đến Trung Quốc là máy móc và các thiết bị điện tử - Những sản
phẩm thường được định hướng xuất khẩu và mở rộng phạm vi các ngành công
nghiệp nước ngoài – thì nhập khẩu từ Mỹ lại đa dạng hơn với các sản phẩm từ
đậu nành cho đến máy bay và các sản phẩm điện tử công nghệ cao. Trong khi
nhiều sản phẩm của họ hướng tới thị trường trong nước thì lại không có các sản
phẩm thay thế hay cạnh tranh của Trung Quốc với các sản phẩm của họ, điều này
giải thích độ co giãn thấp và thậm chí là trái ngược của tỷ giá hối đoái.
- Nhóm thứ ba là các nước Châu Á mới nổi xuất khẩu sang Trung Quốc đang bị
tác động trái chiều bởi sự định giá cao Đồng Nhân dân tệ. Sản phẩm xuất khẩu
chính của họ là các sản phẩm, phụ tùng và linh kiện cho ngành công nghiệp xuất
khẩu của Trung Quốc; bởi vậy xuất khẩu của họ sang Trung Quốc có mối liên hệ
trái chiều với sự định giá cao Đồng Nhân dân tệ.
- Theo đồ thị 4, đối với một số nước châu Á, xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục
chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng lượng xuất khẩu. Nếu ta giả định một phần xuất
khẩu sang Hồng Kông cũng thực tế là xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục thì tỷ
trọng này càng lớn hơn. Ví dụ, xuất khẩu từ Đài loan sang Trung Quốc đại lục và
Hồng Kông chiếm gần 40% tổng xuất khẩu của Đài Loan.
Đồ thị 4: Tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục và Hồng Kông
của một số nước Châu Á năm 2005 (%)
Nguồn: IMF, dữ liệu của Đài Loan được cung cấp từ Cục Ngoại thương.
Xuất khẩu từ Trung Quốc đại lục
Xuất khẩu của Trung Quốc đại lục và Hồng Kông
16/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
- Vì vậy, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một sự định giá cao Đồng Nhân dân tệ dẫn
đến giảm nhập khẩu từ các nước Châu Á còn lại đến Trung Quốc sẽ làm ảnh
hưởng đến nhiều nước Châu Á. Điều này càng mạnh mẽ hơn nếu họ không thể
cân bằng cách tăng cường xuất khẩu sang các nước khác. Điều này phụ thuộc rất
lớn vào sự bổ trợ lẫn nhau trong xuất khẩu của Châu Á, cũng như sự phản ứng
của chuỗi cung ứng châu Á trước một giá trị Đồng Nhân dân tệ. Trong khi thử
nghiệm cho giả thuyết này cần có một sự phân tích ngành chi tiết, nghiên cứu đã
cố gắng đưa ra một đáp án ước lượng là các phương trình xuất khẩu song phương
cho các đối tác Châu Á chủ yếu của Trung Quốc.
- Dạng phương trình này giống như các dạng phương trình xuất khẩu mà nghiên
cứu đã sử dụng trên đây để giải thích xuất khẩu bằng tác động của tỷ giá và nhu
cầu của thế giới. Ngoài ra, trong phương trình của nghiên cứu, sự tác động của tỷ
giá Trung Quốc còn là một biến giải thích. Các dữ liệu về tỷ giá lần này vẫn là
CPI và nhu cầu của thế giới được đo lường bằng tổng nhập khẩu trên thế giới. Sẽ
xuất hiện xu hướng khi nghiên cứu có ý nghĩa thống kê.
- Nghiên cứu ước tính phương trình xuất khẩu cho các đối tác thương mại Châu Á
chủ yếu của Trung Quốc trong giai đoạn 2000 – 2005. Các dữ liệu sẽ được điều
chỉnh theo mùa bằng cách sử dụng chương trình CensusX12. Nghiên cứu đã chỉ
ra các biến lại một lần nữa hội tụ tại cấp độ 1 và có ít nhất một vector đồng liên
kết giữa các nhóm biến.
- Kết quả chi tiết các phương trình xuất khẩu cho các nước Châu Á được thể hiện
trong (Phụ lục 03). khi chuyển đổi các hệ số dài hạn (Bảng 5), chúng ta có thể
thấy hầu hết xuất khẩu của các nước Châu Á chịu tác động trái chiều từ sự định
giá cao của tỷ giá hối đóai Trung Quốc. Đối với Hàn Quốc, Đài Loan và Thái
Lan, sự tác động trái chiều của sự định giá cao Đồng Nhân dân tệ đều có ý nghĩa
thống kê. Ngoại lệ duy nhất là Malaysia, khi mà xuất khẩu lại đồng biến với sự
định giá cao của Đồng Nhân tệ. Tuy nhiên, ngoại lệ này có thể là do ngoài thiết
bị điện từ thì Malaysia còn xuất khẩu một lượng đáng kể dầu và các nguyên liệu
khác. Vì thế, các kết quả của các quốc gia dựa vào phương trình xuất khẩu rất
giống với phương trình nghiên cứu tìm thấy cho phương trình nhập khẩu song
phương của Trung Quốc làm cho xuất khẩu của nhiều nước Châu Á khác dường
như không chuyển hướng sang các nước khác khi mà nhu cầu của Trung Quốc
giảm xuống. Đối với Philippines và Thái Lan, mặc dù không có ý nghĩa thống kê
nhưng độ co giãn thu nhập dự kiến luôn có tác động tích cực. Kết quả nghiên cứu
phù hợp với Ahearneet al.(2006) và Cutler et al. (2004), người đã phát hiện ra
rằng các yếu tố chung như nhu cầu thế giới, sự hướng tới xuất khẩu từ cả Trung
Quốc và các nền kinh tế châu Á khác.
17/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Bảng 5: Phương trình xuất khẩu của các đối tác thương mại trong khu
vực của Trung Quốc
Chỉ tiêu REER của Trung Quốc REER
Cầu nước
ngoài
Hồng Kông (-0.4) (-0.5) 1.0
Nhật Bản* - - -
Hàn Quốc -0.6 -0.3 1.2
Malaysia 1.4 -2.4 1.1
Philippines (-0.3) 1.2 (0.3)
Singapore (-0.1) -1.1 1.9
Đài Loan -2.0 0.8 0.8
Thái lan -0.5 (0.5) (0.2)
Các giá trị trong () là các giá trị không có ý nghĩa thống kê.
* Phương trình của xuất khẩu từ Nhật Bản không thỏa misspecification tests.
5. KẾT LUẬN:
5.1. Kết luận chung:
- Bài nghiên cứu đã chỉ ra một thực nghiệm rằng cán cân thương mại Trung Quốc
nhạy cảm trước tác động của sự thay đổi tỷ giá thực. Trên thực tế, bằng việc ước
tính độ co giãn dài hạn cho xuất khẩu và nhập khẩu Trung Quốc trong giai đoạn
1994 đến cuối năm 2005 trước sự tác động của sự thay đổi tỷ giá thực đã là bằng
chứng xác đáng chứng minh một sự định giá cao tỷ giá thực đã làm giảm đáng kể
kim ngạch xuất khẩu trong dài hạn. Điều này đúng với cả hàng hóa chế biến
(hàng hóa được chế biến từ các hàng hóa sơ chế nhập khẩu và sau đó tái xuất) và
hàng hóa xuất khẩu thông thường. Tuy nhiên, sự định giá cao tỷ giá hối đoái
cũng làm giảm nhập khẩu của Trung Quốc. Điều này đã hạn chế sự tác động ròng
của chính sách tỷ giá hối đoái lên thặng dư thương mại.
Dựa trên độ co giãn ước tính trong khoảng thời gian kể từ khi gia nhập WTO,
Khi Đồng Nhân dân tệ tăng giá 5% sẽ có tác động (với các yếu tố khác không
đổi) làm giảm khoảng 7% về lượng xuất khẩu trong năm 2005. Nếu ghi nhận sự
tác động trực tiếp của tỷ giá vào nhập khẩu cũng như sự tác động gián tiếp thông
qua việc tác động làm giảm lượng hàng qua chế biến xuất khẩu dẫn đến giảm
lượng hàng nhập khẩu để phục vụ cho chế biến xuất khẩu thì lượng nhập khẩu sẽ
giảm khoảng 4%. Dựa trên các ước tính này, thặng dư thương mại sẽ thu hẹp
khoảng ¼, từ khoảng 100 tỷ USD xuống còn dưới 80 tỷ USD.
- Bằng cách ước lượng các phương trình song phương về thương mại của Trung
Quốc và các đối tác thương mại lớn của nước này, cho thấy dường như sự định
giá cao của Đồng Nhân tệ so với đồng tiền của các đối tác thương mại nói chung
đã làm giảm xuất khẩu một cách rõ ràng từ các nước Châu Á còn lại. Kết quả sự
phản ứng của nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Châu Á có thể được giải
thích bởi sự hội nhập ở mức độ cao theo chiều dọc của các ngành xuất khẩu của
các nước châu á. Mạng lưới sản xuất tại các nước Châu Á đã làm cho các sản
18/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
phẩm từ các quốc gia này mang tính bổ sung cho nhau hơn là thay thế. Giả thuyết
này được xác nhận bởi kết quả của nghiên cứu là toàn bộ kim ngạch xuất khẩu từ
các nước Châu Á (không chỉ Trung Quốc) chịu tác động trái chiều của sự định
giá cao Đồng Nhân dân tệ.
5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu:
- Bên cạnh các kết quả đạt được, nghiên cứu còn chỉ mang tính sơ bộ mà không
tính đến các tác nhân khác, ví như tác động của của tỷ giá lên giá xuất khẩu và
nhập khẩu làm thay đổi thặng dư thương mại. Nó giống như các kết quả ước
lượng về sự sụt giảm thặng dư thương mại khi tăng tỷ giá sẽ quá cao nếu giá xuất
khẩu bằng ngoại tệ tăng lên dẫn đến sự tác động thậm chí còn làm cho cán cân
thương mại thậm chí còn mất cân bằng hơn trước. Mặt khác, sự biến động của tỷ
giá Đồng Nhân dân tệ có thể không tác động, ví dụ như giá dầu thế giới có thể
tác động lên giá nhập khẩu của Trung Quốc, làm cho nó trở nên thấp hơn.
- Các hiệu ứng lên Trung Quốc rất khó ước tính do thiếu dữ liệu về xuất khẩu và
nhập khẩu theo chuỗi thời gian. Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc không cung
cấp số liệu về chỉ số giá sản xuất và toàn bộ chỉ số giá bán không thể hiện được
tính tổng thể của mẫu, vì vậy nghiên cứu ngày sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
để thay thế cho giá xuất khẩu. Về giá nhập khẩu, nó được tính bằng trọng số của
chỉ số giá xuất khẩu của 25 đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc
và giảm phát nhập khẩu cũng được tính bằng chỉ số này.
5.3. Hướng nghiên cứu của tác giả:
- Những kết quả trên đã làm tăng quan ngại về phản ứng của Châu Á trước một sự
nâng giá bất ngờ của Đồng Nhân dân tệ, đặc biệt là khi các đồng tiền khác cũng
tăng giá. Mặc dù nghiên cứu này chỉ tập trung vào kim ngạch nhập khẩu và xuất
khẩu (dẫn đến kết luận có thể không đầy đủ) nó đưa ra một lưu ý quan trọng là
cần có những phân tích kĩ lưỡng hơn nữa về những tác động của việc định giá
cao Đồng nhân dân tệ và sự phối hợp của các chính sách tỷ giá ở Châu Á.
- Một vài nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng việc định giá cao có tác động lên
cán cân mậu dịch Trung Quốc nhưng các mô hình này lại không thể đưa ra các
bằng chứng thực nghiệm như đã trình bày trong bài nghiên cứu này. Do đó
hướng nghiên cứu trong tương lai là nên có sự cố gắng kết nối với các phát hiện
của bài nghiên cứu thực nghiệm trong bài nghiên cứu này và các nghiên cứu thực
nghiệm khác trong tương lai sẽ làm sang tỏ hơn nữa về tác động của chính sách
tỷ giá hối đoái và cán cân mậu dịch của Trung Quốc. Và mặc dù đã có các nghiên
cứu về vấn đề này thì việc sử dụng các dữ liệu mới là rất cần thiết.
- Đồng thời, những nghiên cứu sâu hơn, với việc mở rộng các biến quan sát, sử
dụng các số liệu mới, đáng tin cậy sẽ là hướng cần thiết trong tương lai để xác
định tác động của tỷ giá hối đóai cũng như việc kết hợp các chính sách khác lên
cán cân mậu dịch.
19/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
PHỤ LỤC 01: PHƯƠNG TRÌNH XUẤT KHẨU SONG PHƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC
Mỹ
Hồng Kông
Đức
Hàn Quốc
Hà Lan
Anh
Singapore
Ý
Đài Loan
Hệ số dài hạn
C –19.128*** –8.191*** –8.784 –34.200*** –20.457** –60.640*** –5.625 –23.138 –42.16*** (6.164) (2.153) (26.864) (10.334) (8.290) (14.000) (5.366) (19.809) (9.550)
GDPi t–1 3.426*** 1.020*** 2.340 2.821*** 2.947*** 5.811*** 1.664*** 4.659** 5.224*** (0.906) (0.339) (2.332) (0.881) (1.055) (1.328) (0.429) (1.907) (1.179)
reri t–1 –1.173 0.108 –0.727*** –0.629*** –0.442** –0.456*** –1.473*** –1.649*** –0.334 (1.157) (0.749) (0.199) (0.179) (0.173) (0.122) (0.495) (0.249) (0.493)
FDIi t–1 0.082 0.014 –2.233*** 1.448*** 0.076 –0.075 –0.086 –4.178*** 1.658*** (0.196) (0.183) (0.363) (0.325) (0.103) (0.144) (0.142) (0.762) (0.480)
Xuất khẩui t–1 –0.058 –0.112 –1.194*** –1.130*** –0.419*** –0.707*** –0.924*** –1.295*** –0.940*** (0.105) (0.110) (0.176) (0.158) (0.117) (0.135) (0.185) (0.163) (0.181)
Xu hướng 0.040*** –0.019* 0.011** 0.046*** –0.007* (0.006) (0.007) (0.005) (0.007) (0.004)
NewYeardummy –0.019*** (0.009)
Hệ số ngắn hạn
D_GDPi t
–3.412 –2.574* 1.230** 0.418 (2.884) (4.030) (0.575) (1.214)
20/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Mỹ
Hồng Kông
Đức
Hàn Quốc
Hà Lan
Anh
Singapore
Ý
Đài Loan
D_GDPi t–1
–2.156 –4.532 –1.547 (3.036) (3.945) (1.433)
D_GDPi t–2
–1.772 3.978 –1.685 (2.960) (3.867) (1.377)
D_GDPi t
–8.127*** –10.298*** –3.041** (2.633)
(3.617)
(1.217)
D_reri t-1
–0.562** –0.340 –1.143*** –1.319** –0.922*** –2.093*** (0.275) (0.371) (0.244) (0.608) (0.339) (0.715)
D_reri t–2
0.646* –0.024 0.944 0.716** –0.389 (0.396) (0.275) (0.584) (0.329) (0.777)
D_reri t–3
0.754*** 0.619 0.757** –1.781** (0.255) (0.588) (0.338) (0.771)
D_FDIi t
1.352** 0.864** (0.578) (0.330)
D_FDIi t–1
–2.003* –0.193 –3.449** 3.471 (1.095) (0.916) (1.370) (2.315
D_FDIi t–1
1.944* –1.096 2.468** 0.528 (0.845) (1.222) (2.167)
D_FDIit–2
2.821*** 3.530** –4.231* (0.848) (1.214) (2.180)
D_FDIi t–3
21/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Mỹ
Hồng Kông
Đức
Hàn Quốc
Hà Lan
Anh
Singapore
Ý
Đài Loan
D_hiệu suấtt 0.197 –1.047*** –0.794** –0.311 –0.967*** (0.284) (0.221) (0.282) (0.459) (0.341)
D_hiệu suấtt –1 –0.989*** –0.155 (0.284) (0.632)
D_hiệu suấtt –2
0.497 (0.643)
D_hiệu suấtt –3
1.040** (0.463)
D_xuất khẩuit–1 –0.058 –0.112 0.108 0.010 –0.088 –0.123 –0.070 0.152 –0.002 (0.105) (0.110) (0.131) (0.106) (0.129) (0.111) (0.129) (0.112) (0.124)
Giai đoạn
1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05
Số quan sát 72 72 72 72 72 72 72 72 72
R2 hiệu chỉnh 0.53 0.59 0.55 0.64 0.38 0.60 0.47 0.57 0.56
Các giá trị () là không thỏa mãn.
* có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 10%, ** có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 5%, ** **có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 1%.
22/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
PHỤ LỤC 02: PHƯƠNG TRÌNH NHẬP KHẨU SONG PHƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC
Nhật Bản
Hàn Quốc
Mỹ
Đài Loan
Đức
Nga
Úc
Malaysia
Thái Lan
Hệ số dài hạn
C
–3.501*** 2.626** 5.902 –33.69*** –1.464 –0.787 –7.564*** –3.289 –0.249 (0.963) (3.003) (10.123) (10.706) (1.294) (6.754) (1.838) (3.825) (1.125)
China’s demandt–1
–0.248 1.888*** 0.643*** 2.657** 0.018 –0.250 1.562*** 0.119 0.272 (0.197) (0.621) (0.224) (1.149) (0.175) (0.626) (0.394) (0.472) (0.193)
reri t–1
–0.134 –0.588*** –1.630 –0.441 –0.248 0.555 0.161 –0.188 –0.582** (0.136) (0.201) (1.781) (0.487) (0.174) (0.858) (0.132) (0.854) (0.236)
FDIi t–1
0.884*** –1.022*** –0.073 3.469*** 0.598*** 0.314* –0.106 1.159** 0.924*** (0.299) (0.380) (0.390) (0.889) (0.220) (0.172) (0.190) (0.566) (0.309)
China’simportsit–1
–0.360*** –0.711*** –0.529*** –0.394*** –0.536*** –0.118 –1.169*** –0.585*** –0.574*** (0.104) (0.131) (0.128) (0.113) (0.136) (0.125) (0.158) (0.139) (0.112)
trend
0.011** –0.039** (0.006) (0.015)
Biến giá năm mới
0.049** (0.019)
D_cầu Trung Quốct
2.218*** 2.530*** 1.064** (0.377) (0.688) (0.441)
D_ cầu Trung Quốc t–1
D_ cầu Trung Quốc t–2
23/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
t–3
t–1
Nhật Bản Hàn Quốc Mỹ Đài Loan Đức Nga Úc Malaysia Thái Lan
D_ cầu Trung Quốc t–3
D_refit –0.928** –0.467
(0.392) (0.635)
D_ref it–1 1.547**
(0.602)
D_ref it–2
D_ref it–3
D_FDI
i
t
–1.023 3.749* 8.455*** –0.371 –0.755
(1.504) (1.977) (3.145) (0.884) (2.423)
D_FDIit–1
–4.306*** 1.075 –2.108 –0.513 –5.238**
(1.444) (2.101) (3.083) (0.953) (2.448)
D_FDIit–2
–1.398 -5.730** –1.998**
(2.071) (2.854) (0.951)
D_FDIi 5.271** (1.822)
D_Nhập khẩu TrungQuốcit-1 -0.347** -0.095 -0.193* -0.328* -0.239** 0.118 0.112 -0.077 -0.050 (0.118) (0.098) (0.115) (0.107) (0.116) (0.125) (0.111) (0.122) (1.08)
Giai đoạn 1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05 1/00-12/05
Số quan sát 72 72 72 72 72 72 72 72 72
R2 hiệu chỉnh 0.37 0.73 0.33 0.48 0.35 0.22 0.52 0.27 0.36
Các giá trị () là không thỏa mãn.
* có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 10%, ** có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 5%, ** **có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 1%.
24/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
PHỤ LỤC 03: PHƯƠNG TRÌNH NHẬP XUẤT SONG PHƯƠNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
Hồng Kông Hàn Quốc Malaysia Philippines Singapore Đài Loan Thái Lan
Hệ số dài hạn
C 0.875 –1.019 –0.335 –0.827 –4.598* 1.805 1.276
(2.086) (1.104) (1.274) (1.973) (2.318) (2.423) (2.356)
Nhập khẩu thế giớit–1 0.962*** 0.841*** 0.644*** 0.075 1.422*** 0.465** 0.149
(0.235) (0.211) (0.160) (0.112) (0.169) (0.214) (0.187)
China’sreert–1 –0.383 –0.443*** 0.817** –0.087 –0.087 –1.105*** –0.317*
(0.304) (0.130) (0.374) (0.233) (0.202) (0.360) (0.190)
reeri
t 1
–0.483 –0.182** –1.394*** 0.320** –0.774*** 0.426* 0.328
(0.309) (0.087) (0.465) (0.150) (0.453) (0.214) (0.255)
Xuất khẩuit–1
–1.004*** –0.719*** –0.582*** –0.268*** –0.734*** –0.558*** –0.679***
(0.167) (0.141) (0.134) (0.080) (0.146) (0.142) (0.133)
Xu hướng –0.002** 0.002*
(0.001) (0.001)
Hệ số ngắn hạn
D_nhập khẩu thế giớit 0.545*** 1.174*** 0.726*** 0.787*** 1.449*** 0.919** 0.447
(0.184) (0.138) (0.213) (0.291) (0.169) (0.379) (0.275)
25/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Hồng Kông Hàn Quốc Malaysia Philippines Singapore Đài Loan Thái Lan
D_ nhập khẩu thế giớit–1
0.262 0.658** 0.507 0.455 0.406
(0.209) (0.254) (0.346) (0.399) (0.333)
D_ nhập khẩu thế giớit–2
0.302** 0.443* 0.519* 1.154*** 0.492*
(0.135) (0.259) (0.277) (0.334) (0.262)
D_ nhập khẩu thế giớit–3
0.459**
(0.201)
D_China’sreert
–0.596 –0.590* –0.275** –1.652***
(0.396) (0.352) (0.122) (0.441)
D_China’sreert–1
0.446 1.384***
(0.426) (0.482)
D_China’sreert–2
–0.448
(0.397)
D_China’sreert–3
0.864**
(0.410)
D_reerit
0.213 –0.891 1.008*
(0.333) (0.583) (0.569)
D_reerit–1
–0.518 0.689 –1.067*
(0.320) (0.583) (0.586)
D_reerit–2
–0.238* –1.074*
(0.327) (0.599)
26/31
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Hồng Kông Hàn Quốc Malaysia Philippines Singapore Đài Loan Thái Lan
D_reerit–3
D_xuất khẩuit–1
–0.002
–0.049
–0.324***
–0.275**
–0.235***
–0.325***
0.148
(0.114) (0.112) (0.100) (0.122) (0.081) (0.112) (0.115)
Giai đoạn mẫu 1/00–12/05
1/00–12/05
1/00–12/05
1/00–12/05
1/00–12/05
1/00–12/05
1/00–12/05
Số quan sát 72 72 72 72 72 72 72
R2 hiệu chỉnh 0.53 0.70 0.65 0.28 0.70 0.55 0.46
Các giá trị () là không thỏa mãn.
* có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 10%, ** có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 5%, ** **có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 1%.
27/31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ahearne, A.G., Fernald, J.G., Loungani, P., Schindler, J. W., 2006. Flying geese or
sitting ducks, China’s impact on the trading fortunes of other Asian economies,
International Finance Discussion Papers 887, Board of Governors of the Federal
Reserve System.
Bayoumi, T., Lee, J., Jayanthi, S., 2005. New rates from new weights, IMF Working
Paper
99.
Bénassy-Quéré, A., Lahrèche-Révil, A., 2003. Trade linkages and exchange rates in
Asia: The role of China, CEPII Working Paper 2003-21.
Cerra, V., Dayal-Gulati, A., 1999. China’s trade flows: Changing price sensitivities
and the reform process, IMF Working Paper 33/1.
Cerra, V., Saxena, S.C., 2003. How responsive is Chinese export supply to market
signals?, China Economic Review 14, 350-70.
Cutler, J., Chow, K., Chan, C., Li, U., 2004. Intra-regional trade and the role of
Mainland China. Hong Kong Monetary Authority, Quarterly Bulletin, December, 5-
24.
Dees, S., 2001. The real exchange rate and types of trade – Heterogeneity of trade
behaviours in China, Paper presented at the Workshop on China’s Economy organized
by the CEPII in December 2001. The French version of the paper “Compétitivité-prix
et hétérogénéité des échanges extérieurs chinois” was published in 2002 in Economie
internationale 92, 41-66.
Eckaus, R. S., 2004. Should China appreciate the Yuan, MIT Working Paper 04-16.
Goldstein, M., Kahn, M., 1985. Income and price effect in foreign trade, in The
Handbook of International Economics, North Holland, Amsterdam.
Hooper, P., Johnson, K., Marquez, J., 1998. Trade elasticities for G-7 countries,
International
Finance Discussion Papers 609, Board of Governors of the Federal Reserve System.
Jin, Z., 2003. The Dynamics of real interest rates, real exchange rates and the balance
of payments in China: 1980-2002, IMF Working Paper 03/67.
Kamada, K., Takagawa, I., 2005. Policy coordination in East Asia and across the
Pacifi c, Bank of Japan Working Paper 05-E-4.
Lau, F., Mo, Y., Li, K., 2004. The impact of a Renminbi appreciation on global
imbalances and intra-regional trade, Hong Kong Monetary Authority, Quarterly
Bulletin, March, 16-26.
GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Phillips, M., Loretan, P.C.B., 1991. Estimating long-run economic equilibria, Review
of Economic Studies 58, 407-36.
Mann, C., Plück, K., 2005. The U.S. trade defi cit: A disaggregated perspective,
Peterson Institute for International Economics Working Paper 05-11.
CEPII_n°116.indb 92 12/06/2009 09:21:03
Marquez, J., Schindler, J.W., 2006. Exchange-rate effects on China’s trade: an interim
report, International Finance Discussion Papers 861, Board of Governors of the
Federal Reserve System.
OECD, 2005. Economic Survey on China, OECD Publishing, Paris.
Shu C. and Yip, R., 2006. Impact of Exchange Rate Movements on the Chinese
Economy, Hong Kong Monetary Authority, Number 3/06, July 2006.
Thorbecke, W., 2006. The effect of exchange rate changes on trade in East Asia,
RIETI Discussion Paper Series 009.
Voon, J.P., Guangzhong, L., Ran, J., 2006. Does China really lose from RMB
revaluation?
Evidence from some export industries, Applied Economics 38, 1715-23.
Yue, C., Hua, P., 2002. Does comparative advantage explain export pattern in China?,
China Economic Review 13, 276-96.
CEPII_
1/31
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_9_tq_8595.pdf