Từ hình thức hoạt động hợp nhất ở nước ngoài chuyển thành đơn vị ở nước
ngoài : chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi vào ngày xảy ra phân loại lại được
chuyển vào FCTR
Từ hình thức đơn vị ở nước ngoài chuyển sang thành hoạt động hợp nhất ở
nước ngoài: FCTR vẫn được giữ nguyên cho tới khi hoạt động ở nước ngoài
được bán đi. Các khoản không phải bằng tiền được ghi theo tỷ giá vào ngày
phân loại lại, ngày này sau này sẽ trỏ thành ngày mua
36 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phản ánh ở kỳ trước;
- Các khoản thay đổi khác liên quan đến vốn chủ sở hữu tại cơ sở nước ngoài.
Những khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái này không được ghi nhận là thu nhập hoặc chi
phí trong kỳ. Những khoản thay đổi tỷ giá này thường có ít ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng
không trực tiếp đến các luồng tiền từ hoạt động hiện tại và trong tương lai của cơ sở
nước ngoài cũng như của doanh nghiệp báo cáo. Khi CSNN được hợp nhất nhưng
không phải sở hữu toàn bộ thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái lũy kế phát sinh từ việc
chuyển đổi và gắn liền với phần đầu tư vào CSNN của cổ đông thiểu số phải được phân
bổ và được báo cáo như là một phần sở hữu của cổ đông thiểu số tại cơ sở ở nước ngoài
trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Việc hợp nhất BCTC của CSNN vào BCTC của doanh nghiệp báo cáo phải tuân theo
các thủ tục hợp nhất thông thường, như loại bỏ các số dư trong tập đoàn và các nghiệp
vụ với các công ty trong tập đoàn của một công ty con.
Tuy nhiên, một khoản chênh lệch TGHĐ phát sinh trong một khoản mục tiền tệ trong
tập đoàn dù là ngắn hạn hay dài hạn cũng không thể loại trừ vào khoản tưng ứng trong
số dư khác trong tập đoàn vì khoản mục tiền tệ này thể hiện một sự cam kết đế chuyển
đổi một ngoại tệ thành ngoại tệ khác và đưa đến lãi hoặc lỗ cho doanh nghiệp báo cáo
do thay đổi TGHĐ. Vì vậy, trong BCTCHN của doanh nghiệp báo cáo, chênh lệch tỷ
giá hối đoái trong trường hợp này được hạch toán là thu nhập hoặc chi phí.
1.3.2 Ví dụ minh họa
Ngày 01/01/2010, công ty Q ở Việt Nam mua 100% cổ phiếu đang lưu hành của Công
ty M ở M ỹ (đơn vị tiền tệ kế toán của Công ty M là đồng đôla $), không phát sinh lợi
thế thương mại. Số liệu của Công ty M tại ngày mua, Vốn cổ phần 100.000USD và lợi
nhuận giữ lại 7.000USD.
Giả sử tỷ giá giữa đồng Đôla và đồng Việt Nam trong năm 2010 như sau: (ĐVT: đồng)
Tỷ giá tại ngày 01/01/2010: 21.000
Tỷ giá trung bình năm 2010: 20.000
Tỷ giá tại ngày chia cổ tức: 20.000
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 7 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Tỷ giá tại ngày 31/12/2010: 19.000
Giả sử trong năm 2010, tỷ giá ổn định và không có giao dịch giữa Công ty Q và Công
ty M .
Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty M tại ngày
31/12/2010 như sau (Bảng 1 & Bảng 2):
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CÔ NG TY M
TẠI NGÀY 31/10/2010
Chỉ tiêu USD
Tiền mặt 1.000
Phải thu khách hàng 4.000
Hàng tồn kho 10.000
Tài sản cố định 195.000
Giá trị hao mòn lũy kế (45.000)
Tổng tài sản 165.000
Phải trả nhà cung cấp 55.000
Vốn cổ phần 100.000
Lợi nhuận giữ lại 10.000
Tổng nguồn vốn 165.000
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY M
TẠI NGÀY 31/10/2010
Chỉ tiêu USD
Doanh thu 100.000
Giá vốn hàng bán 70.000
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 15.500
Chi phí khác 8.000
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 8 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Thuế TNDN 1.500
Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2010 5.000
Lợi nhuận giữ lại ngày 01/01/2010 7.000
Cổ tức đã trả năm 2010 2.000
Lợi nhuận giữ lại ngày 31/12/2010 10.000
Các khoản mục của Bảng cân đối kế toán của Công ty M được chuyển đổi theo tỷ giá
tại ngày 31/10/2010 như sau (Bảng 3):
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CÔNG TY M
TẠI NGÀY 31/10/2010
Chỉ tiêu USD Tỷ giá Quy đổi ra VND
Tiền mặt 1.000 19.000 19.000.000
Phải thu khách hàng 4.000 19.000 76.000.000
Hàng tồn kho 10.000 19.000 190.000.000
Tài sản cố định 195.000 19.000 3.705.000.000
Giá trị hao mòn lũy kế (45.000) 19.000 (855.000.000)
Tổng tài sản 165.000 3.135.000.000
Phải trả nhà cung cấp 55.000 19.000 1.045.000.000
Vốn cổ phần 100.000 21.000 2.100.000.000
Lợi nhuận giữ lại 10.000 207.000.000
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
(phát sinh do chuyển đổi)* (217.000.000)
Tổng nguồn vốn 165.000 3.135.000.000
Các khoản doanh thu và thu nhập khác, chi phí được chuyển đổi theo tỷ giá trung bình
cả năm 2010 (Bảng 4):
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY M
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 9 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
TẠI NGÀY 31/10/2010
Chỉ tiêu USD Tỷ giá Quy đổi ra VND
Doanh thu 100.000 20.000 2.000.000.000
Giá vốn hàng bán 70.000 20.000 1.400.000.000
Chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp 15.500 20.000 310.000.000
Chi phí khác 8.000 20.000 160.000.000
Thuế TNDN 1.500 20.000 30.000.000
Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2010 5.000 100.000.000
Lợi nhuận sau thuế TNDN
tại ngày 01/01/2010 7.000 147.000.000
Cổ tức đã trả năm 2010 2.000 20.000 40.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 31/12/2010 10.000 207.000.000
Phân tích chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC năm 2010 của Công
ty M như sau:
Tài sản thuần đầu năm 2010 (tại ngày mua):
107.000USD x (19.000 – 21.000) = (214.000.000)
Lợi nhuần thuần trong năm 2010:
5.000USD x (19.000 – 20.000) = (5.000.000)
Cổ tức đã trả năm 2010:
2.000USD x (19.000 – 20.000) = (2.000.000)
=> Tổng chênh lệch TGHĐ do chuyển đổi BCTC:
(214.000.000) + (5.000.000) – (2.000.000) = (217.000.000)*
Phần chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC của Công ty M
(217.000.000đ) được báo cáo thành chỉ tiêu riêng trong phần vốn chủ sở hữu như bảng
3.Loại bỏ khoản đầu tư khi hợp nhất (ĐVT: 1.000 đồng)
Nợ NVKD 2.100.000
Nợ LNCPP 207.000
Có CLTGHĐ 217.000
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 10 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Có Đầu tư vào công ty con M 2.090.000
Báo cáo tài chính hợp nhất tại 31/12/2010 (ĐVT: 1.000 đồng):
Khoản
mục Công ty Q Công Ty M
Điều chỉnh Báo Cáo Hợp
Nhất Nợ Có
Tiền mặt 378.000 19.000 397.000
Phải thu
khách hàng 105.000 76.000 181.000
Hàng tồn
kho 587.000 190.000 777.000
Tài sản cố
định 10.080.000 3.705.000 13.785.000
Giá trị hao
mòn lũy kế
(2.390.000)
(855.000)
(3.245.000)
Đầu tư vào
công ty
con M 2.090.000 2.090.000
-
Tổng tài
sản 10.850.000 3.135.000 11.895.000
Phải trả
nhà cung
cấp 2.076.000 1.045.000 3.121.000
Vốn cổ
phần 7.000.000 2.100.000 2.100.000 7.000.000
Lợi nhuận
giữ lại 1.774.000 207.000 207.000 1.774.000
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 11 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Chênh lệch
tỷ giá hối
đoái (217.000) 217.000
-
Tổng
nguồn vốn 10.850.000 3.135.000 11.895.000
1.4 Thanh lý cơ sở ở nước ngoài.
Khi thanh lý cơ sở ở nước ngoài, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh lũy
kế đã bị hoãn lại và liên quan đến cơ sở ở nước ngoài đó sẽ được ghi nhận là thu nhập
hoặc chi phí cùng với kỳ mà lãi hoặc lỗ về việc thanh lý được ghi nhận.
Một doanh nghiệp có thể thanh lý khoản đầu tư tại một cơ sở ở nước ngoài thông
qua bán,phát mại,thanh toán lại vốn cổ phần hoặc bỏ tất cả hoặc một phần vốn ở cơ sở
đó. Thanh toán cổ tức là một hình thức thanh lý chỉ khi nó là một sự thu hồi khoản đầu
tư. Trường hợp thanh lý từng phần, chỉ có chênh lệch tỷ giá hối đoái lũy kế liên quan
đến phần vốn sở hữu được tính vào lãi hoặc lỗ. Một sự ghi giảm giá trị kế toán của cơ
sở nước ngoài không tạo nên thanh lý từng phần. Trường hợp này không có phần lãi
hoặc lỗ nào về chênh lệch tỷ giá hối đoái hoãn lại được ghi nhận vào thời điểm ghi
giảm.
1.5 Ví dụ tổng hợp
Xem file excel đính kèm
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 12 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Chương 2: Chuyển đổi BCTC của các hoạt động ở nước ngoài theo
chuẩn mực kế toán Mỹ
2.1 Khái niệm và áp dụng đồng tiền chức năng
2.1.1 Khái niệm đồng tiền chức năng
Đồng tiền chức năng của một đơn vị kinh doanh là đồng tiền của môi trường
kinh tế chính yếu khi mà nó hoạt động. Thông thường, đồng tiền chức năng của một
đơn vị nước ngoài là đồng tiền mà nó thu vào từ khách hàng và chi trả cho các khoản
nợ của nó. GAAP [1] chỉ đưa ra hướng dẫn chung về việc xác định đồng tiền chức
năng. Thay vì là những nguyên tắt rõ ràng, chủ đề của xác định đồng tiền chức năng
được giao cho sự xét đoán của ban quản trị. GAAP xác định các yếu tố mà ban quản
lý nên xem xét khi xác định đồng tiền chức năng của một công ty con.
1. Nếu dòng tiền liên quan đến tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp nước ngoài
được xác định và thanh toán bằng ngoại tệ thay vì đồng tiền công ty mẹ, thì đồng
tiền địa phương của công ty nước ngoại có thể là đồng tiền chức năng.
2. Nếu giá bán sản phẩm của công ty nước ngoài được xác định bởi cạnh tranh địa
phương hoặc quy định của chính phủ sở tại, thay vì bởi thay đổi tỷ giá ngắn hạn
hoặc các thị trường trải rộng khắp thế giới, thì đồng tiền địa phương có thể là đồng
tiền chức năng.
3. Thị trường bán hàng chính yếu mà trong đất nước công ty mẹ, hoặc các hợp
đồng kinh doanh mà thường được xác định đồng tiền công ty mẹ, có thể cho biết
rằng đồng tiền công ty mẹ là đồng tiền chức năng.
4. Các chi phí như là lao động và nguyên vật liệu chủ yếu là chi phí phát sinh từ địa
phương cung cấp một số bằng chứng cho thấy đồng tiền địa phương của đơn vị
nước ngoài là đồng tiền chức năng.
5. Nếu các hoạt động tài trợ vốn được xác định chủ yếu bằng đồng tiền sở tại của
công ty nước ngoài và các quỹ tiền tệ phát sinh bởi các hoạt động của nó đủ để
trang trãi các khoản nợ hiện tại và tương lai, thì đồng tiền địa phương của công ty
nước ngoài được xem là đồng tiền chức năng.
6. Một lượng lớn giao dịch nội bộ và các thỏa thuận cho biết rằng đồng tiền công ty
mẹ có thể là đồng tiền chức năng.
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 13 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Trong phân tích cuối cùng, đồng tiền chức năng dựa trên sự xét đoán của ban
quản lý, bao gồm việc cân nhắc các yếu tố trước.
Một số định nghĩa từ ASC chủ đề 830 được liên quan đến khái niệm đồng tiền
chức năng. M ột đồng tiền ngoại tệ là một động tiền khác với đồng tiền chức năng của
công ty. Nếu đồng tiền chức năng của một công ty con ở Đức là đồng Euro, thì đồng
USD là một đồng ngoại tệ của công ty con đó. Nếu đồng tiền chức năng của công ty
con ở Đức là đồng USD thì đồng Euro là một đồng ngoại tệ đối với công ty con đó.
Đồng tiền địa phương (đồng tiền nước sở tại) là đồng tiền của quốc gia thực
hiện để tham chiếu. Do đó, đồng CAD là một đồng tiền địa phương của một công ty
con ở Canada của một công ty mẹ ở Mỹ. Sổ sách và báo cáo tài chính của công ty con
này sẽ được lập trên đồng tiền địa phương trong hầu hết trường hợp liên quan đến báo
cáo tài chính theo ngoại tệ, bất kể việc xác định đồng tiền chức năng.
Đồng tiền báo cáo là đồng tiền sử dụng khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Đồng tiền lập báo cáo tài chính hợp nhất của một công ty ở Mỹ với nhiều công ty con
nước ngoài là đồng USD. Báo cáo theo đồng ngoại tệ là báo cáo được lập trên một
đồng tiền mà không phải là đồng tiền lập báo cáo (USD) của công ty mẹ ở Mỹ.
GAAP cho phép hai phương pháp khác nhau để chuyển đổi báo cáo tài chính
công ty con nước ngoài sang đồng USD, dựa trên đồng tiền chức năng của đơn gị kinh
doanh nước ngoài. Nếu đồng tiền chức năng là đồng USD, thì báo cáo tài chính nước
ngoài được đánh giá lại (remeasured) sang đồng USD sử dụng phương pháp tạm thời
(temporal method). Nếu Đồng tiền chức năng là đồng tiền địa phương của đơn vị kinh
doanh nước ngoài, thì báo cáo tài chính nước ngoài được quy đổi (translated) sang
đồng USD sử dụng phương pháp tỷ giá hiện hành (current rate method). M ột công ty
nên chọn phương pháp mà phản ánh tốt nhất bản chất của hoạt động kinh doanh công
ty nước ngoài.
Sự lựa chọn một đồng tiền chức năng cho một công ty con nước ngoài là tiêu
chuẩn để lựa chọn phương pháp chuyển đổi đồng ngoại tệ sử dụng – phương pháp tỷ
gá hiện hành hoặc phương pháp tạm thời. Các giá trị trên báo cáo tài chính hợp nhất,
bao gồm cả thu nhập thuần, sẽ khác nhau tùy thuộc vào phương pháp nào được sử
dụng.
Nhớ lại rằng mục đích của sự quy đổi hoặc đánh giá lại báo cáo tài chính công
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 14 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
ty con nước ngoài là để chuyển đổi sang đồng tiền công ty mẹ cho báo cáo hợp nhất
có thể thực hiện được. Kết quả là, một điều phải được xem xét mục đích cuối cùng
đằng sau việc lựa chọn đồng tiền chức năng như là tạo ra báo cáo tài chính hợp nhất
mà sẽ phản ánh điều kiện kinh tế của công ty mẹ.
Việc chọn lựa đồng tiền công ty mẹ như là đồng tiền chức năng có nghĩa là
công ty đó nên sử dụng phương pháp tạm thời. Lựa chọn đồng tiền chức năng hàm ý
rằng kết quả báo cáo tài chính hợp nhất sẽ phản ánh các giao dịch đã thực hiện bởi
công ty con như thể là công ty mẹ đã thực hiện những giao dịch này một cách trực
tiếp. Ví dụ, một công ty có thể lựa chọn thiết lập một công ty bán hàng ở nước ngoài
để lợi thế về pháp luật hay văn hóa. Công ty mẹ sẽ vận chuyển tất cả hàng hóa cho
công ty con để bán bán hàng hóa này ở nước ngoài. Sau đó, công ty con sẽ chuyển lợi
nhuận về công ty mẹ. Nếu đồng tiền ngoại tệ là được chuyển về công ty mẹ, thì công
ty mẹ sẽ báo cáo một khoản lãi (lỗ) chênh lệch tỷ giá khi đồng tiền đó được chuyển
đổi sang USD. Nếu công ty con chuyển tiền về công ty mẹ, thì kết quả cuối cùng cũng
giống nhau như thể là công ty mẹ đã thực hiện trược tiếp các giao dịch này trong quốc
gia nước nước ngoài. Phương pháp dùng để quy đổi báo cáo tài chính công ty con nên
đưa đến báo cáo tài chính hợp nhất mà phản ánh điều này trên cơ sở tương tự nhau.
Phương pháp tạm thời được thiết kế để thực hiện việc này. Khoản lãi (lỗ) từ đánh giá
lại được đưa vào thu nhập hợp nhất năm hiện hành bởi vì các giao dịch của công ty
con được giả định là liên quan đến tiền mặt ngay lập tức hoặc gần như là tức thời cho
công ty mẹ.
Ngược lại, nếu các chức năng công ty con nước ngoài là một doanh nghiệp độc
lập thực hiện sản xuất và/hoặc cung các dịch vụ trong quốc gia nước sở tại, thanh toán
cho hầu hết các chi phí của nó bằng đồng tiền địa phương, nhận lợi nhuận từ bán hàng
và dịch vụ bằng đồng tiền địa phường, và đưa những giá trị thực hiện này vào hoạt
động của công ty con, về phương diện kinh tế công ty con không có chức năng như là
một kênh bán hàng cho hoạt động kinh doanh của công ty mẹ. Đồng tiền chức năng
trong trường hợp này là đồng tiền địa phương của công ty con, và phương pháp tỷ giá
hiện hành sẽ được sử dụng để quy đổi báo cáo tài chính.
Công ty mẹ nhận hầu hết dòng tiền của nó từ công ty con bằng hình thức là cổ
tức, Kết quả là, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái đến dòng tiền công ty mẹ bị
hạn chế đối với đầu tư thuần của công ty mẹ vào công ty con khi được phân phối. Nếu
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 15 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
công ty mẹ thanh lý toàn bộ đầu tư của nó, nó sẽ được đề cập đến khoản lãi (lỗ) tỷ giá
đã thực hiện mà sẽ thực hiện trên báo cáo thu nhập. Phương pháp tỷ giá hiện hành đo
lường (đánh giá) ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá đến khoản đầu tư thuần này. Thông
thường, sự thanh lý không xảy ra, vì vậy theo phương pháp tỷ giá hiện hành, ảnh
hưởng của thay đổi trong đầu tư thuần do biến động tỷ giá thì không đươc cộng vào
báo cáo thu nhập, nhưng như là một phần vốn chủ hở hữu cổ đông, theo thu nhập lũy
kế hoặc theo thu nhập tổng hợp khác.
2.1.2 Áp dụng đồng tiền chức năng
Báo cáo ngoại tệ của một công ty con nước ngoài phải được phù hợp với các
nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Mỹ (GAAP) trước khi quy đổi sang
đồng USD. Các điều chỉnh đến các giá trị đã ghi nhận để chuyển đổi chúng sang
GAAP được yêu cầu trước khi quy đổi được thực hiện. Tất cả số dư tài khoản trên vào
ngày bảng cân đối kế toán thể hiện bằng một đồng ngoại tệ (từ quan điểm của đơn vị
kinh doanh nước ngoài) được điều chỉnh để phản ánh tỷ giá hiện hành. Ví dụ một công
ty con ở Pháp phải điều chỉnh một khoản phải thu xác định bằng đồng Bảng Anh để
phản ánh tỷ giá Bảng Anh sang Euro vào ngày lập báo cáo tài chính.
Theo các mục tiêu của khái niệm đồng tiền chức năng, một khoản mục tài sản,
nợ phải trả và hoạt động kinh doanh của công ty nước ngoài phải được đánh giá lại
bằng đồng tiền chức năng của nó. Kết quả là, bảng cân đối kế toán và báo cáo thu
nhập của đơn vị nước ngoài được hợp nhất với những báo cáo này của công ty mẹ
bằng đồng tiền báo cáo của công ty mẹ.
Các phương pháp kế toán yêu cầu để chuyển đổi báo cáo tài chính đơn vị nước
ngoài sang đồng tiền công ty mẹ dựa trên đồng tiền chức năng của công ty con nước
ngoài. Bởi vì sổ sách của công ty con nước ngoài được theo dõi bằng đồng tiền địa
phương, mà có thể là đồng tiền chức năng hoặc khác đồng tiền chức năng, việc tổng
hợp hoặc hợp nhất có thể yêu cầu quy đổi, đánh giá lại, hoặc cả hai.
2.1.3 Quy đổi
Khi sổ sách đơn vị nước ngoài được theo dõi bằng đồng tiền chức năng, thì các
báo cáo được quy đổi sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ. Sự quy đổi liên quan
đến trình bày các đánh giá đồng tiền chức năng bằng đồng tiền báo cáo.
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 16 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Một quy định cơ bản của ASC Chủ đề 830 là tất cả yếu tố (khoản mục) của
báo cáo tài chính, ngoại trừ tài khoản vốn chủ sở hữu cổ đông, được quy đổi sử
dụng một tỷ giá hiện hành. Điều này được đề cập đến như là phương pháp tỷ giá hiện
hành. Đồng tiền chức năng không phải là đồng tiền công ty mẹ; do đó, không có ảnh
hưởng trực tiếp nào đến dòng tiền báo cáo công ty mẹ từ các thay đổi tỷ giá đã được
dự kiến. Các ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá được báo cáo như là sự điều chỉnh vốn chủ
sở hữu cổ đông vào khoản mục thu nhập tổng hợp khác (other comprehensive
income). Điều chỉnh vốn chủ sở hữu từ quy đổi được lũy kế vào tài khoản này đến
khi bán hoặc thanh lý khoản đầu tư vào công ty nước ngoài, vào thời điểm đó chúng
được báo cáo như là các điều chỉnh khoản lãi (lỗ) từ việc bán.
2.1.4 Đánh giá lại
Khi sổ sách của công ty nước ngoài không được theo dõi bằng đồng tiền chức
năng, thì báo cáo tài chính theo đồng ngoại tệ phải được đánh giá lại sang đồng tiền
chức năng. Nếu báo cáo tài chính ngoại tệ được đánh giá lại sang đồng tiền chức năng
là USD, thì không cần thiết phải quy đổi bởi vì đồng tiền báo cáo của công ty mẹ - nhà
đầu tư là đồng USD.
Mục tiêu của đánh giá lại là để tạo ra báo cáo tài chính giống nhau như thể là
sổ sách đã được theo dõi bằng đồng tiền chức năng. Để thực hiện mục tiêu này, cả hai
tỷ giá lịch sử và tỷ giá hiện hành đều được sử dụng trong quá trình đánh giá lại. Theo
phương pháp này (phương pháp tạm thời), các khoản mục tài sản tiền tệ và các khoản
mục nợ phải trả được đánh giá lại theo tỷ giá hiện hành, và các khoản mục tài sản
khác và các khoản mục vốn chủ sở hữu được đánh giá lại theo tỷ giá lịch sử. Các
khoản mục tài sản tiền tệ và các khoản mục nợ phải trả là những khoản mục mà giá trị
thực hiện nhận hoặc trả được cố định vào một đơn vị tiền tệ nhất định. Các ví dụ về
các khoản mục tài sản tiền tệ và nợ phải trả là tiền mặt, tài khoản phải thu và nợ phải
trả. Việc đánh giá lại tạo ra các điều chỉnh tỷ giá mà được tính vào thu nhập bởi vì
ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của công ty mẹ được kỳ vọng.
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 17 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
2.2.3 Quy đổi và Đánh giá lại của Báo cáo tài chính ngoại tệ
Công ty Patriot, một công ty ở Mỹ, có một công ty sở hữu toàn bộ, Công ty
Regal hoạt động ở nước Anh. Các khả năng quy đổi/đánh giá lại đối với các tài
khoản của Regal như sau:
Đồng tiền chức
năng
Đồng tiền ghi
nhận kế toán
Các phương pháp
được yêu cầu để
hợp nhất hoặc
tổng hợp
Trường hợp 1 Bảng Anh (GBP) GBP Quy đổi
Trường hợp 2 Đô la Mỹ (USD) GBP Đánh giá lại
Trường hợp 3 Euro (EUR) GBP Đánh giá lại và
Quy đổi
Theo trường hợp 1, Công ty Regal theo dõi sổ sách bằng đồng địa phương,
bảng Anh (£), cũng là đồng tiền chức năng, và không cần phải đánh giá lại. Những
tài khoản yêu cầu phải quy đổi sang đồng USD (đồng tiền báo cáo cảu công ty mẹ).
GAAP [1] yêu cầu quy đổi sử dụng phương pháp tỷ giá hiện hành. Tỷ giá hiện hành
tại ngày lập bảng cân đối kế toán được sử dụng để quy đổi tất cả khoản mục tài sản
và nợ phải trả. Theo lý thuyết, tỷ giá có hiệu lực tại mỗi ngày phát sinh giao dịch
nên được sử dụng để quy đổi tất cả khoản mục doanh thu, chi phí, lãi, và lỗ. Theo
thực tế, các khoản mục doanh thu và chi phí thường được quy đổi theo tỷ giá bình
quân thích hợp cho mỗi kỳ. Các điều chỉnh từ quy đổi được báo cáo vào khoản mục
thu nhập tổng hợp khác như yêu cầu bởi GAAP
Trong trường hợp 2, sổ sách của Regal được theo dõi bằng đồng bảng Anh
(GBP), nhưng đồng tiền chức năng là đồng USD. Theo GAAP, các tài khoản của
Regal được đánh giá lại theo đồng tiền chức năng, là đồng USD. Trong trường hợp
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 18 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
này, không cần thiết phải thực hiện quy đổi bởi vì đồng USD cũng là đồng tiền báo
cáo cuối cùng. Mục tiêu của đánh giá lại là để đạt được kết quả mà sẽ được tạo ra
nếu các bút toán ghi nhận trên sổ sách của Regal đã được theo dõi bằng đồng tiền
chức năng. Do đó, việc đánh giá lại yêu cầu sử dùng tỷ giá lịch sử cho một số khoản
mục và tỷ gia hiện hành cho một số khoản mục khác và ghi nhận vào khoản mục
chênh lệch tỷ giá hối đoái (income of exchange gains and losses) từ việc đánh giá lại
tất cả khoản mục tài sản tiền tệ và nợ phải trả không được xác định bằng đồng tiền
chức năng (đồng USD trong trường này).
Trong trường hợp 3, sổ sách của Regal được theo dõi bằng đồng bảng Anh
mặc dù đồng tiền chức năng là đồng Euro (EUR). (Trường hợp này có thể phát sinh
nếu công ty con là một công ty mẹ hoạt động tại Pháp) Hợp nhất yêu cầu đánh giá
lại tất cả khoản mục tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí, lãi và lỗ sang đồng EUR
(đồng tiền chức năng) và ghi nhận vào khoản mục Chênh lệch tỷ giá hối đoái từ việc
đánh giá lại các khoản mục tài sản tiền tệ và nợ phải trả không được xác định bằng
đồng EUR. Sau khi đánh giá lại được hoàn tất và báo cáo tài chính của Regal được
thể hiện bằng đồng EUR, các báo cáo được quy đổi sang đồng USD sử dụng phương
pháp tỷ giá hiện hành. Sự quy đổi này từ đồng tiền chức năng sang đồng tiền báo
cáo sẽ sinh ra các điều chỉnh quy đổi, nhưng các điều chỉnh này không được ghi
nhân vào thu nhập hiện hành. Thay vào đó, chúng được báo cáo vào khoản mục thu
nhập tổng hợp khác, vào vốn chủ sở hữu cổ đông.
2.2 Hợp nhất kinh doanh
2.2.1 Trường hợp đồng USD được xác định là đồng tiền chức năng - phương pháp
tạm thời
Việc chọn lựa đồng tiền công ty mẹ như là đồng tiền chức năng có nghĩa là
công ty đó nên sử dụng phương pháp tạm thời. Lựa chọn đồng tiền chức năng hàm ý
rằng kết quả báo cáo tài chính hợp nhất sẽ phản ánh các giao dịch đã thực hiện bởi
công ty con như thế là công ty mẹ đã thực hiện những giao dịch này một cách trực
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 19 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
tiếp. Ví dụ một công ty có thể lựa chọn thiết lập một công ty bán hàng ở nước ngoài
để lợi thế về pháp luật hay văn hóa. Nếu công ty con chuyển tiền về công ty mẹ, thì
kết quả cuối cùng cũng giống nhau như thể là công ty mẹ đã trực tiếp thực hiện các
giao dịch này trong quốc gia nước ngoài. Phương pháp đùng để qui đổi báo cáo tài
chính công ty con nên đưa đến báo cáo tài chính hợp nhất mà phản ánh điều này trên
cơ sở tương tự nhau. Phương pháp tạm thời được thiết kế để thực hiện điều này.
Theo phương pháp tạm thời, các khoản mục tài sản tiền tệ và các khoản mục
nợ phải trả được đánh giá lại theo tỷ giá hiện hành, và các khoản mục tài sản khác và
các khoản mục vốn chủ sở hữu được đánh giá lại theo tỷ giá lịch sử. Các khoản mục
tài sản tiền tệ và các khoản mục nợ phải trả là những khoản mục mà giá trị thực hiện
nhận hoặc trả được cổ định vào một đơn vị tiền tề nhất định. Các ví dụ về các khoản
mục tài sản tiền tệ và nợ phải trả là tiền mặt, tài khoản phải thu và nợ phải trả. Việc
đánh giá lại tạo ra các điều chỉnh tỷ giá mà được tính vào thu nhập bởi vì ảnh hưởng
trực tiếp đến dòng tiền của công ty mẹ được kỳ vọng.
Ví dụ minh họa:
Công ty Patriot , một công ty ở Mỹ, có một công ty sở hữu toàn bộ, Công ty
Regal hoạt động ở nước Anh
Đồng tiền chức năng Đồng tiền ghi nhận kế toán Phương pháp
USD GBP Đánh giá lại
Sổ sách Regal được theo dõi bằng đồng bảng anh, nhưng đồng tiền chức
năng là USD. Theo GAAP, các tài khoản của Regal được đánh giá lại theo đồng tiền
chức năng là đồng USD.Trong trường hợp này không nhất thiết phải qui đổi, vì đồng
USD là đồng tiền báo cáo cuối cùng. Mục tiêu của đánh giá lại là để đạt được kết
quả mà sẽ được tạo ra nếu các bút toán ghi nhận trên sổ sách của Regal đã được theo
dõi bằng đồng tiền chức năng. Do đó, việc đánh giá lại yêu cầu tỷ giá lịch sử cho
một số khoản mục và tỷ giá hiện hành cho một số khoản mục khác và ghi nhận vào
khoản mục chênh lệch tỷ giá hối đoái từ việc đánh giá lại tất cả khoản mục tài sản
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 20 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
tiền tệ và nợ phải trả không được xác định bằng đồng tiền chức năng
Khi đồng tiền chức nằng của một đơn vị nước ngoài là đồng USD, các tài
khoản của đơn vị nước ngoài được đánh giá lại sang đồng tiền chức năng USD của
nó và lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá thuần được tạo ra từ đánh giá lại được ghi nhận
vào thu nhập hiện hành. Mục ddishc của đánh giá lại là để tạo ra kết quả giống nhau
như thể là sổ sách được theo dõi bằng đồng USD.
Hợp nhất một công ty con ở nước ngoài với đồng tiền chức năng là USD cơ
bản giống như một công ty nội địa, khi báo cáo tài chính công ty nước ngoài đã
được đánh giá lại bằng đồng USD. Mặc dù qui trình đánh giá lại phức tạp hơn qui
đổi, nhưng qui trình hợp nhất lại ít phức tạp hơn vì đánh giá lại không tạo ra lãi lỗ
qui đổi chưa thực hiện hoặc điều chỉnh vốn chủ sỡ hữu từ qui đổi
Nếu đồng tiền USD được xác định là đồng tiền chức năng, thì báo cáo tài
chính của đơn vị nước ngoài được đánh giá lại sang báo cáo tài chính bằng đồng
USD sử dụng phương pháp tạm thời và kết quả lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá được
đưa vào báo cáo thu nhập hợp nhất trong kỳ.
2.2.2 Trường hợp đồng địa phương được xác định là đồng tiền chức năng –
phương pháp tỷ giá hiện hành
Công ty Pat, một công ty ở Mỹ, trả $525,000 tiền mặt để mua lại tất cả cổ
phiếu của một công ty ở Anh, công ty Star, khi đó giá trị sổ sách tài sản thuần của
Star bằng với giá trị hợp lý. Cuộc hợp nhất kinh doanh này được hoàn tất vào ngày
31/12/2011, khi đó tỷ giá cho Bảng Anh là $1.50. Tài sản và vốn chủ sở hữu của
Star mua lại vào ngày 31/12/2011 như sau:
Bảng Anh Tỷ giá Đồng USD
Tài sản
Tiền mặt
Tài khoản phải thu
Hàng tồn kho (giá gốc)
Tài sản cố định
£140,000
40,000
120,000
100,000
$1.50
1.50
1.50
1.50
$210,000
60,000
180,000
150,000
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 21 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Trừ: Hao mòn lũy kế
Tổng tài sản
Nguồn vốn
Tài khoản phải trả
Trái phiếu phải trả
Vốn cổ phần
Lợi nhuận giữ lại
Tổng nguồn vốn
(20,000)
£380,000
£ 30,000
100,000
200,000
50,000
£380,000
1.50
$1.50
1.50
1.50
1.50
(30,000)
$570,000
$ 45,000
150,000
300,000
75,000
$570,000
BẢNG 1:
Trong 2012, đồng Bảng Anh giảm giá so với đồng USD, dẫn đến tỷ giá cuối năm là
$1.40. Tỷ giá trung bình cho năm 2012 là $1.45. Star trả £30,000 cổ tức vào
01/12/012, khi đó tỷ giá là $1.42 (U.S.) trên Bảng Anh
2.2.2.1 Giao dịch liên công ty
Giao dịch liên công ty duy nhất giữa các hãng là khoản $84,000 (£56,000)
tạm ứng không sinh lãi bởi Star cho Pat được thực hiện vào 04/10/2012, khi đó tỷ
giá vẫn là $1.50. Khoản tạm ứng này được xác định bằng USD. Theo giả định thì
đồng tiền chức năng của Star được xác định là bảng Anh, khoản tạm ứng cho Pat là
một giao dịch ngoại tệ từ quan điểm của Star chứ không phải là Pat bởi vì nó được
xác định bằng USD. Star điều chỉnh tài khoản Tạm ứng cho Pat tại cuối năm 2012
để phản ánh $1.40 tỷ giá hiện hành. Star ghi nhận một khoản lãi chênh lệch tỷ giá
bởi vì không có bằng chứng nào cho rằng khoản tạm ứng thuộc khoản đầu tư có tính
chất dài hạn. Bút toán trên sổ sách của Star như sau:
Tạm ứng cho Pat
Lãi chênh lệch tỷ giá
£4,000
£4,000
Bảng cân đối tài khoản đã điều chỉnh của Star tại ngày 31/12/2012 phản sánh
Khoản tạm ứng cho Pat là £60,000, và khoản lãi chênh lệch tỷ gía, £4,00
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 22 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
2.2.2.2 Quy đổi Bảng cân đối tài khoản đã điều chỉnh của Công ty con nước ngoài
Pat quy đổi Bảng cân đối kế toán đã điều chỉnh của Star tại ngày 31/12/2012
sang USD trước khi nó hạch toán khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ và lập
báo cáo tài chính hợp nhất với các báo cáo tài chính của Star. Việc quy đổi các tài
khoản của Star sang USD được trình bày ở Bảng minh họa 2, mà hình họa quy đổi
thủ thủ văn kiện hợp nhất.
Phương pháp tỷ giá hiện hành được yêu cầu đối với công ty con mà có đồng
tiền chức năng không phải là đồng tiền báo cáo công ty mẹ, là đồng tiền USD. Tất
cả tài sản và nợ phải trả được quy đổi theo tỷ giá tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
Tất cả khoản mục trên báo cáo thu nhập được quy đổi theo tỷ giá trung bình của kỳ
kế toán. Tỷ giá trung bình được áp dụng gần đúng với tỷ giá hiện hành thực tế khi
các giao dịch doanh thu và chi phí xảy ra trong kỳ kế toán. Tỷ giá thực tế khi cổ tức
được trả được sử dụng để quy đổi khoản mục cổ tức của công ty con nước ngoài.
Các tài khoản vốn chủ sở hữu của công ty con không được quy đổi theo tỷ
giá hiện hành. Các tài khoản vốn cổ phần và Thặng dư vốn cổ phần được quy đổi
theo tỷ giá thực tế khi công ty con bị mua lại. Số dư Lợi nhuận giữ lại không được
quy đổi sau khi mua. Số dư tài khoản Lợi nhuận giữ lại bao gồm lợi nhuận giữ lại tại
lúc mua, cộng với thu nhập, trừ đi cổ tức sau khi mua, tất cả đã quy đổi sang USD.
Trong những năm sau năm mua, quy đổi lợi nhuận giữ lại đầu kỳ của một kỳ đơn
giản là cuối kỳ trước đã quy đổi lợi nhuận giữ lại từ báo cáo tài chính.
BẢNG TÍNH TOÁN QUY ĐỔI CÔNG TY STAR NĂM 2012
(ĐỒNG TIỀN CHỨC NĂNG LÀ BẢNG ANH)
Bảng cân đối
tài khoản
Tỷ giá quy đổi Bảng cân đối
tài khoản
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 23 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Bên Nợ
Tiền mặt
Tài khoản phải thu
Hàng tồn kho (FIFO)
Tài sản cố định
Tạm ứng cho Pat
Giá vốn hàng bán
Khấu hao
Lương & nhân công
Chi phí khác
Cổ tức
Thu nhập tổng hợp khác lũy kế
Bên Có
Hao mòn lũy kế
Tài khoản phải trả
Trái phiếu phải trả
Vốn cổ phần
Lợi nhuận giữ lại
Doanh thu
Lãi chênh lệch tỷ giá (tạm ứng)
£110,000
80,000
120,000
100,000
60,000
270,000
10,000
120,000
60,000
30,000
£960,000
£ 30,000
36,000
100,000
200,000
50,000
540,000
4,000
£960,000
$1.40
1.40
1.40
1.40
1.40
1.40
1.40
1.40
1.40
1.40
$1.40
1.40
1.40
1.50
Tính toán
1.45
1.45
$ 154,000
112,000
168,000
140,000
84,000
391,500
14,500
174,000
87,000
42,600
28,600
$1,396,200
42,000
50,400
140,000
300,000
75,000
783,000
5,800
$1,396,200
BẢNG 2:BẢNG TÍNH TOÁN QUY ĐỔI CÔNG TY STAR NĂM 2012
Sau khi tất cả khoản mục báo cáo tài chính đã được quy đổi sáng USD, bên
Nợ và bên Có của Bảng cân đối tài khoản được tổng cộng lại và giá trị chênh lệch
giữa bên Nợ và bên Có được ghi nhận như một khoản điều chỉnh vốn chủ sở hữu từ
quy đổi và nó được tính vào khoản mục thu nhập tổng hợp khác.
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 24 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
2.2.2.3 Kế toán Phương pháp vốn chủ sở hữu
Pat ghi nhận khoản đầu tư vào Star tại $525,000 giá trị hợp lý vào ngày
31/12/2011, để theo truy về tổng giá trị khoản đầu tư vào Star trước khi thực hiện
quy trình hợp nhất. Pat đã sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để hạch toán đối
với công ty con nước ngoài. Báo cáo tài chính đã quy đổi của Star được sử dụng bởi
Pat khi áp dụng phương pháp vốn chủ. Bút toán ghi nhận cổ tức £30,000, hay
$42,600 từ Star vào ngày 01/12/2012, như sau:
Tiền mặt (+A)
Đầu tư vào Star (-A)
$42,600
$42,600
Pat nhận cổ tức khi tỷ giá là $1,2, vì thế cổ tức đã trả bởi Star cũng phải quy
đổi sang USD tại tỷ giá hiện hành thực tế khi cổ tức được trả, $142 (xem Bảng minh
họa 3).
BÁO CÁO THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN GIỮ LẠI CỦA
CÔNG TY STAR CHO NĂM KẾT THÚC
31/12/2012 (USD)
Doanh thu
Trừ giá vốn và chi phí
Giá vốn hàng bán
Khấu hao
Lương & nhân công
Chi phí khác
Tổng giá vốn và chi phí
Thu nhập hoạt động
Lãi chênh lệch tỷ giá
Thu nhập thuần
Lợi nhuận giữ lại 01/01
$391,500
14,500
174,000
87,000
$783,000
667,000
116,000
5,800
121,800
75,000
196,800
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 25 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Trừ: Cổ tức
Lợi nhuận giữ lại 31/12
42,600
$154,200
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY STAR TẠI NGÀY 31/12/2012
(USD)
Tài sản
Tiền mặt
Tài khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản cố định
Trừ: Hao mòn lũy kế
Tạm ứng cho Pat
Nguốn vốn
Tài khoản phải trả
Trái phiếu phải trả
Vốn cổ phần
Lợi nhuận giữ lại
Thu nhập tổng hợp khác
$154,000
112,000
168,000
140,000
(42,000)
84,000
$616,000
$ 50,400
140,000
300,000
154,200
(28,600 )
$616,000
BẢNG 3 :
Pat ghi nhận vốn chủ sở hữu trong thu nhập của Star từ năm 2012 trong một
bút toán mà cũng ghi nhận khoản lỗ chưa thu hiện quy đổi của Star. Bút toán cho
năm 2012 như sau:
Đầu tư vào Star
Thu nhập tổng hợp khác: điều chỉnh vốn chủ sở
hữu trên quy đổi
$93,200
28,600
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 26 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Thu nhập từ Star
$121,800
Bút toán này ghi nhận 100% thu nhập thuần của Star 2012 bằng USD, như là
một khoản thu nhập đầu tư, và nó cũng cộng $28,600 khoản lỗ từ quy đổi trên sổ
sách của Pat vào khoản mục thu nhập tổng hợp khác. Thu nhập đã báo cáo $121,800
trừ đi $28,600 lỗ quy đổi bằng $93,200 ghi tăng đầu tư từ hoạt động của Star.
2.2.2.4 Phân bổ khi khoản vượt của giá trị hợp lý với giá trị sổ sách được phân bổ
cho tài sản xác định và nợ phải trả: phân bổ bằng sáng chế
Pat trả $525,000 cho khoản đầu tư vào Star. Tuy nhiên, giá trị sổ sách và giá
trị hợp lý của Star đã ghi nhận tài sản thuần mua lại bằng $375,000. Số tiền
$150,000 khoản vượt của chi phí mua vớ gia trị sổ sách tài sản thuần phân bổ vào
khoản mục bằng sáng chế mà không có giá trị sổ sách trên sổ sách của Star bởi gì nó
được phát triển nội bộ với chi phí pháp lý không đáng kể.
Theo phương pháp tỷ hiện hành, các tính toán liên quan đế công ty mẹ được
dựa trên đồng tiền địa phương (bảng Anh), thay vì USD. Bước đầu tiên tính toán
phân bổ bằng sáng chế cho khoản đầu tư vào Star để chuyển đổi $150,000 phân bổ
cho công ty mẹ tại ngày mua sang Bảng Anh tương đương. Bởi vì tỷ giá tại
31/12/2011, tại ngày mua, là $1.50, bảng Anh tương đương của $150,000 là
£100,000.
Phân bổ phần vượt năm 2012 trên sổ sách của Pat là £100,000/ 10 năm
X$1.45 tỷ giá trung bình năm 2012, hay $14,500 Phân bổ bằng sáng chế năm 2012
được ghi nhận trên sổ sách của Pat như sau:
Thu nhập từ Star
Thu nhập tổng hợp khác: Điều chỉnh vốn chủ sở
hữu từ Quy đổi
Đầu tư vào Star
$14,500
9,500
$24,000
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 27 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Điều chỉnh vốn chủ sở hữu từ quy đổi bằng sáng chế mà trình bày trên bút
toán là kết quả của sự thay đổi tỷ giá trong năm 2012 và $24,000 ghi bên có khoản
đầu tư vào Star phản ảnh bằng sáng chế chưa phân bổ giảm xuống trong năm
$150,000 – ((£90,000 X $1.40)
Bảng Anh Tỷ giá Đồng USD
Bằng sáng chế đầu kỳ
Trừ: phân bổ
Điều chỉnh vốn chủ sở hữu
Bằng sáng chế cuối kỳ
£100,000
10,000
90,000
__
£ 90,000
1.50
1.45
1.40
$150,000
14,500
135,500
9,500
$126,000
Tương tự, $9,500 điều chỉnh vốn chủ sở hữu có thể được tính như sau:
Khoản phân bổ £10,000 giảm đến giữa năm
Bằng sáng chế chưa phân bổ
Điều chỉnh vốn chủ sở hữu
($1.45 - $1.50) tỷ giá
£90,000 X ($1.45 - $1.50)
$ 500
$9000
$9500
Lưu ý rằng khoản điều chỉnh vốn chủ sở hữu này chỉ được ghi nhận trên sổ
sách của Pat bởi vì công mẹ không được ghi vào sổ sách của Star.Các điều chỉnh
tương tự được yêu cầu khi khoản vượt của giá trị hợp lý với giá trị sổ sách được
phân bổ vào tài sản xác định được và nợ phải trả và phương pháp tỷ giá hiện hành
được sử dụng
2.2.2.5 Đầu tư vào công ty con
Tại điểm này, có thể hữu ích để tóm tắt những thay đổi trên tài khoản đầu tư
vào Pat năm 2012:
Chi phí đầu tư 31/12/2011
Trừ: cổ tức đã nhận 2012
$525,000
(42,600)
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 28 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
2.2.2.6 Hợp nhất
Bảng 1 chứa đựng bảng tính toán báo cáo hợp nhất cho Pat và Star năm 2012.
Pat báo cáo thu nhập từ Star là $107,300. Đây là phần thu nhập từ thu nhập đã báo cáo
của Star($121,800) trừ đi phân bổ bằng sáng chế chưa ghi nhận $14,500. Số dư tài
khoản đầu tư vào Star là $551,600 giống với sự đối chiếu ở trên. Pat cũng có $38,100
số dư khoản điều chỉnh vốn chủ sở hữu mà bằng khoản điều chỉnh vốn chủ sở hữu của
Star $28,600 được ghi nhận bởi Pat khi nó áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để
hạch toán đầu tư của nó vào Star và cũng được đưa vào báo cáo tài chính đã quy đổi
của Star. Còn lại $9,500 khoản điều chỉnh liên quan đến bằng sáng chế chưa ghi nhận,
mà chỉ được ghi nhận bởi Pat.
Thủ tục để hợp nhất công ty con nước ngoài cở bản giống như những thủ tục
cần thiết để hợp nhất một công ty con trong nước. Kết quả của các bút toán cũng
giống nhau. Bút toán a trên Bảng 4 như sau:
a)Thu nhập từ Star
Cổ tức
Đầu tư vào Star
$107,300
$42,600
$64,700
Bút toán b loại trừ số dư vốn chủ sở hữu và đầu tư tương quan nhau tại đầu kỳ
và ghi nhận số dư bằng sáng chế đầu kỳ.
Cộng: Vốn chủ sở hữu trong thu nhập của Star
Trừ: Lỗ chưa thực hiện từ quy đổi
Trừ: Phân bổ bằng sáng chế
Trừ: Lỗ chưa thực hiện quy đổi từ bằng sáng chế
Số dư tài khoản đầu tư 31/12/2012
121,800
(28,600)
(14,500)
(9,500)
$551,600
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 29 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Bút toán c điều chỉnh tài khoản đầu tư vào Star đối với khoản lỗ quy đổi chưa
thực hiện, loại trừ khoản lỗ quy đổi chưa thực hiện đối với bằng sáng chế, loại trừ tài
khoản vốn chủ sở hữu còn lại của Star – khoản điều chỉnh vốn chủ sở hữu từ tìa khoản
quy đổi:
b)
Lợi nhuận giữ lại – Star
Vốn cổ phần
Bằng sáng chế
Đầu tư vào Star
c)
Đầu tư vào Star
Bằng sáng chế
Thu nhập tổng hợp khác: điều chỉnh vốn chủ sở hữu từ quy đổi
75,000
300,000
150,000
$ 38,100
$525,000
9,500
28,600
Bút toán văn kiện hợp nhất cuối cùng loại trừ các số dư của tà khoản tạm ứng
cho Pat và tạm ứng từ Star tương quan nhau
Theo phương pháp tỷ giá hiện hành, thay đổi trong tài khoản thu nhập tổng hợp
khác lũy kế(AOCI) từ đầu kỳ đến cuối năm thể hiện sự thay đổi giá trị bằng USD của
khoản đầu tư vào tài sản thuần của công ty trong năm do thay đổi tỷ giá. Số dư trên tài
khoản thu nhập tổng hợp khác lũy kế mà thể hiện giá trị cần thiết cho số dư trên bảng
tính toán đã quy đổi của công ty con là AOCI đầu kỳ cộng với thay đổi mà kết quả từ
thay đổi tỷ giá trong năm.
Để đạt được sự hiểu biết tốt hơn của thay đổi trong số dư tài khoản AOCI, sự
thay đổi được tính toán trực tiếp cho Star:
Lỗ
Tăng trong AOCI – lỗ quy đổi
AOCI cuối kỳ- lỗ quy đổi
0
$28,600
$28,600
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 30 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Chương 3: Hạch toán kế toán trong ảnh hưởng thay đổi tỷ giá hối
đoái theo IAS 21 và so sánh IAS 21 và VAS 10
3.1 Hạch toán kế toán trong ảnh hưởng thay đổi tỷ giá hối đoái theo IAS 21
3.1 .1 Các giao dịch bằng ngoại tệ
Các giao dịch bằng ngoại tệ là những giao dịch phát sinh bằng một đơn vị tiền
tệ nước ngoài bao gồm:
+ M ua hoặc bán hàng hóa hoặc dịch vụ
+ Vay hoặc cho vay vốn
+ Kết thúc các hợp đồng hối đoái chưa thực hiện
+ M ua vào hoặc bán ra tài sản
+ Phát sinh và thanh toán nợ phải trả
3.1.2 Các nguyên tắc được áp dụng cho việc ghi nhận và tính toán các giao dịch
bằng ngoại tệ
Sử dụng tỷ giá giao ngay quy định vào ngày phát sinh nghiệp vụ
Nếu không được thanh toán trong cùng kỳ kế toán mà nghiệp vụ phát sinh thì
các khoản tiền nhận được ( tức là các khoản được nhận hoặc phải trả bằng tiền
mặt ) được chuyển đổi theo tỷ giá đóng cửa
Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản có tính chất tiền tệ được
ghi nhận là một khoản thu nhập
Các khoản mục không có tính chất tiền tệ ( ví dụ hàng tồn kho, tài sản , nhà
xưởng, và thiết bị) đã ghi nhận theo nguyên giá sẽ được báo cáo theo tỷ giá
giao ngay vào ngày phát sinh giao dịch
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 31 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Các khoản không phải bằng tiền đã ghi nhận theo giá trị hợp lý sẽ được báo
cáo theo tỷ giá giao ngay vào ngày tiến hành đánh giá
Chênh lệch tỷ giá từ việc chuyển đổi các khoản có tính chất tiền tệ vào ngày
lập bảng cân đối kế toán được ghi nhận vào thu nhập
Theo phương pháp hạch toán thay thế được cho phép, chênh lệch tỷ giá do sự
mất giá nghiêm trọng của một đồng tiền theo những điều kiện nghiêm ngặt có
thể được tính vào giá trị ghi sổ của tài sản
Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ một khoản mục có tính chất tiền trong nội bộ tập
đoàn được ghi nhận vào giá trị đầu tư thuần cảu doanh nghiệp vào một đơn vị
nước ngoài sẽ được tính vào vốn CSH cho tới khi khoản đầu tư được thanh lý
Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ một khoản nợ nước ngoài dung để tự bảo đảm
cho một khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp vào một tổ chức nước ngoài sẽ
được tính vào vốn CSH cho tới khi khoản đầu tư được thanh lý
3.1.3 Một hoạt động ở nước ngoài là một công ty con, các công ty có liên hệ, đơn vị
liên doanh, liên kết hoặc chi nhánh có hoạt động được đặt tại hoặc được tiến hành tại
một mước khác không phải là nước sở tại của doanh nghiệp lập báo cáo. Cần phân
biệt hai loại hoạt động ở nước ngoài
Đơn vị ở nước ngoài: Hoạt động ở nước ngoài không phải là một phần hợp
nhất trong hoạt động của doang nghiệp báo cáo
Hoạt động hợp nhất ở nước ngoài: Hoạt động ở nước ngoài là một phần hợp
nhất với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo
Để phục vụ mục đích phân loại , các chỉ số khác nhau được đưa ra xem xét dựa
trên việc hoạt động nước ngoài được cấp vốn như thế nào và hoạt động như thế
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 32 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
nào trong mối liên quan với doanh nghiệp báo cáo. Phương pháp sử dụng cho việc
chuyển đổi các báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài được dựa theo kết
quả của việc phân loại
3.1.4 Phương pháp tỷ giá đóng cửa được sử dụng cho việc quy đổi các báo cáo tài
chính của các đơn vị ở nước ngoài. Quy tắc quy đổi như sau :
Tất cả tài sản và nợ phải trả cần phải được chuyển đổi theo tỷ giá đóng cửa (
vào ngày của bảng cân đối kế toán )
Thu nhập và chi phí cần được quy đổi bằng tỷ giá vào những ngày phát sinh
giao dịch thực sự. Tỷ giá xấp xỉ hoặc trung bình cũng được phép áp dụng theo
yêu cầu thực tiễn.
Các nguyên tắc đặc biệt cần áp dụng cho các đơn vị ở những nước có siêu lạm
phát
Mọi chênh lệch tỷ giá sau chuyển đổi được trực tiếp đưa vào vốn chủ sở hữu (
tức là dự trữ chuyển đổi giao dịch ngoại tệ )
Khi thanh lý một khoản đầu tư thuần, tổng giá trị trên FCTR được ghi nhận
vào thu nhập
3.1.5 Phương pháp theo thời gian được sử dụng cho việc chuyển đổi các báo cáo
tài chính của các hoạt động hợp nhất ở nước ngoài . Các khoản mục trong báo cáo
tài chính được chuyển đổi như thể là chính đơn vị báo cáo thực hiện tất cả các giao
dịch của hoạt động ở nước ngoài. Các nguyên tắc chuyển đổi
Tất cả các khoản bằng tiền được chuyển đổi theo tỷ giá đóng cửa
Các khoản không phải bằng tiền được ghi chép theo nguyên giá đã được quy
đổi theo tỷ giá bao đầu lúc phát sinh giao dịch
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 33 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Các khoản không phải bằng tiền được đánh giá lại sẽ được quy đổi theo tỷ giá
vào ngày đánh giá
Các khoản không phải bằng tiền do các hoạt động ở nước ngoài có được khi
đầu tư vào các hoạt động này , được quy đổi theo tỷ giá của ngày có được
khoản đầu tư đó
Các khoản trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được quy đổi theo tỷ
giá vào ngày phát sinh giao dịch hoặc bất kỳ tỷ giá hối đoái bình quân gia
quyền phù hợp nào trong kỳ
Chênh lệch tỷ giá được đưa vào thu nhập
Báo cáo theo tập đoàn có thể phải được điều chỉnh theo yêu cầu của IAS 21, 28
để giản giá trị ghi sổ của một tài sản xuống mức có thể thu hồi được hoặc giá
trị thuần có thể thực hiện
3.1.6 Thay đổi trong việc phân loại các hoạt động ở nước ngoài có thể xảy ra tùy
thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Những bước chuyển đổi dưới đây liên quan đến
cách phân loại đã được điều chỉnh, cần áp dụng từ ngày thay đổi
Từ hình thức hoạt động hợp nhất ở nước ngoài chuyển thành đơn vị ở nước
ngoài : chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi vào ngày xảy ra phân loại lại được
chuyển vào FCTR
Từ hình thức đơn vị ở nước ngoài chuyển sang thành hoạt động hợp nhất ở
nước ngoài: FCTR vẫn được giữ nguyên cho tới khi hoạt động ở nước ngoài
được bán đi. Các khoản không phải bằng tiền được ghi theo tỷ giá vào ngày
phân loại lại, ngày này sau này sẽ trỏ thành ngày mua
3.1.7 Công bố
Chính sách kế toán
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 34 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
Phương pháp chuyển đổi các khoản lợi thế thương mại điều chỉnh về giá trị
hợp lý
Phương pháp chuyển đổi báo cáo tài chính
Nêu rõ lý do khi sử dụng đơn vị tiền tệ của nước ngoài để báo cáo
Báo cáo về thay đổi trong đơn vị tiền tệ báo cáo
Báo cáo kết quả hoạt động : số chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào lợi
nhuận thuần hoặc lỗ thuần của cả kỳ
Bảng cân đối kế toán : Số dư của FCTR
Thuyết minh
Bảng cân đối số dư đầu kỳ và cuối kỳ của FCTR
Nếu có thay đổi trong việc phân loại, cần nêu rõ bản chất, lý do, ảnh hưởng tới
vốn CSH và ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần hoặc lỗ thuần của từng kỳ báo cáo
Ảnh hưởng tới các khoản có gốc bằng ngoại tệ và tới các báo cáo tài chính của
một hoạt động của nước ngoài do những biến động lớn trong tỷ giá hối đoái
xảy ra sau ngày lập bảng cân đối kế toán, theo IAS 10
3.2 So sánh IAS 21 và VAS 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
3. 2.1 Đơn vị tiền tệ kế toán
IAS 21: Chuẩn mực không đưa ra một đơn vị tiền tệ cụ thể để các doanh
nghiệp trình bày báo cáo tài chính . Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường sử
dụng đơn vị tiền tệ của nước sở tại
Nếu sử dụng các đơn vị tiền tệ khác chuẩn mực yêu cầu các doanh nghiệp phải
trình bày các lý do của việc sử dụng đơn vị tiền tệ đó. Chuẩn mực cũng yêu
cầu phải trình bày nguyên nhân của sự thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán.
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 35 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
VAS 10: Các doanh nghiệp phải sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế
toán. Việc sử dụng các đơn vị tiền tệ khác cần phải được đăng ký và được sự
chấp thuận của Bộ Tài Chính
3.2.2Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái
IAS 21
Phương pháp chuẩn : Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản
mục tiền tệ của doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái
áp dụng để ghi nhận ban đầu hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính
trước, cần được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong kỳ phát sinh, ngoại trừ
khoản đầu tư ròng được hạch toán vào vốn chủ sở hữu
Phương pháp thay thế được chấp nhận : Đối với trường hợp chênh lệch tỷ giá
là kết quả từ sự sụt giảm giá trị mạnh một đồng tiền mà không có các công cụ
tự bảo vệ dẫn tới các khoản công nơ mà doanh nghiệp không có khả năng
thanh toán và các khoản công nợ phát sinh trực tiếp từ các nghiệp vụ mua tài
sản ngoại tệ gần đây, thì khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được hạch toán vào giá trị
còn lại của tài khoản liên quan , với điều kiện giá trị tài sản sau khi điều chỉnh
không vượt quá mức thấp hơn giũa giá trị có thể thu hồi được và chi phí thay
thế tài sản
VAS 10
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh
nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá
hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối
năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên bảng cân đối kế toán. Khi
tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ
GVHD: PGS.TS.Hà Xuân Thạch
Trang 36 Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Kế toán Đêm K21
giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào
thu nhập hoặc ch phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình
thành TSCĐ của doanh nghiệp đang hoạt động , chênh lệch tỷ giá hối đoái phát
sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ ghi nhận là thu nhập
hoặc chi phí trong năm tài chính.
Đối với các doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối
đoái thì các khoản vay , nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá
thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các
khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giác thực tế tại
thời điểm phát sinh . Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ
phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối
đoái.
3.2.3 Cơ sở kinh doanh ở nước ngoài báo cáo bằng đồng tiền của nền kinh tế lạm
phát cao
IAS : Báo cáo tài chính của cơ sở kinh doanh ở nước ngoài phải được trình bày
lại theo IAS 29 Báo cáo tài chinh trong nền kinh tế siêu lạm phát trước khi
chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán của doanh nghiệp
VAS : Không đề cập đến vấn đề này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tieu_luan_nhom_3_8792.pdf