Tiểu luận Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền Trung ương
Trong mọi nhà nước quá khứ và hiện tại đều có sự quan hệ với địa
phương thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước trung ương và các
cơ quan nhà nước ở địa phương. Tùy theo tính chất phức tạp về lãnh thổ
và dân cư, mà các nhà nước có thể tổ chức chính quyền địa phương thành
2 cấp hoặc 3 cấp. Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền địa phương với
trung ương cũng rất khác nhau. Trong một nền kinh tế tập trung cũng như
cách thưc quản lý của nhà nước độc tài chuyên chế, các cấp chính quyền
địa phương chỉ là những cơ quan phụ thuộc vào sự điều khiển của cấp
trên. Trong một nhà nước dân chủ và nhất là của một nền kinh tế thị
trường sự trực thuộc vào chính quyền cấp trên của các cơ quan chính
quyền địa phương cấp dưới càng giảm bớt, càng ngày tăng thêm tính chất
tự quản tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền. Mối quan hệ giữa
nhà nước trung ương với các cấp chính quyền địa phương từ nhiều cấp
chuyển sang 2 cấp đơn giản: Giữa trung ương với từng cấp chính quyền.
Từng cấp chính quyền phải tự chịu trách nhiệm về những hoạt động của
mình. Mối quan hệ trên dưới bằng cách hướng dẫn, chỉ đạo, ra lệnh sẽ
được thay dần bằng pháp luật,
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2751 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền Trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Cơ cấu tổ chức bộ máy
chính quyền Trung ương
2
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Để phân rõ trách nhiệm nhà nước thì quyền lực nhà nước không chỉ
được phân chia theo chiều ngang thành các ngành lập pháp, hành pháp và
tư pháp mà còn phải tiếp tục phân chia ở chiều dọc giữa trung ương và
địa phương. Chính ở sự phân quyền này mà quyền lực nhà nước trung
ương cũng phải chịu trách nhiệm. Quyền lực của các cơ quan địa phương
cũng phải chịu trách nhiệm bằng phân định trách nhiệm cho các cơ quan
lập pháp địa phương và hành pháp địa phương.
Vì vậy, ở mọi cấp chính quyền quyền lực nhà nước đều được phân
định một cách rõ ràng, làm cho quyền lực đó không có một cơ hội tập
trung tạo ra sự độc tài chuyên chế. Đó là cơ sở của sự phân định trách
nhiệm của quyền lực nhà nước. Nếu như sự phân định ở trung ương theo
chức năng : Lập pháp, Hành pháp và tư pháp, thì ở đây sự phân quyền
được giải quyết theo vấn đề. Một khi vấn đề đã được phân định cho địa
phương, thì địa phương có toàn quyền quyết định vấn đề đó .
Sau khi đọc nội dung chương III về cơ cấu tổ chức chính quyền
trung ương và chương IV về cơ cấu tổ chức chính quyền cấp dưới, chính
quyền địa phương trong cuốn sách “ Phục vụ và Duy trì”, bản thân tôi đã
cảm nhận được các khái niệm cơ bản về chính quyền trung ương, chính
quyền địa phương, thông qua đó tác giả đã phân tích các khía cạnh của
vấn đề và nêu ra được những dẫn chứng của một số nước tiêu biểu trên
3
thế giới và từ đó tóm lược vấn đề thông qua việc nêu lên các điểm then
chốt và nêu ra các định hướng để cải thiện thực trạng vấn đề.
II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền Trung ương
Vấn đề tổ chức chính quyền tự bản thân nó không phải là mục đích
mà là phương tiện, biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia.
Mục đích của việc tổ chức này là nahừm phân bổ các nhiệm vụ của chính
quyền để chúng có thể được thực hiện một cách có hiệu quả và kinh tế,
giảm thiểu sự trùng lắp và chồng chéo, phạm vi kiểm sóat và tính thuần
nhất. Những tiêu chuẩn này cũng xác định cơ sở hợp lý của việc thành
lập các bộ mới để đảm đương các chức năng mới. Cơ cấu hành chính của
quốc gia và các yếu tố văn hóa cũng liên quan tới cách thức tổ chức của
chính phủ. Cách tiếp cận thông thường là cố gắng nhóm các chức năng
vào các tổ chức đơn nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ trưởng
thực hiện thẩm quyền cụ thể của mình, không có sự chồng lấn hoặc tạo ra
khỏang trống và như vậy, tăng cường trách nhiệm của các bộ.
Theo quy tắc chung, số lượng các bộ không nên quá lớn ảnh hưởng
đến việc điều phối và cũng không nên quá nhỏ để tăng quá mức khối
lượng công việc cho mỗi bộ và giảm trách nhiệm của chúng. Trên thực
tế số lượng các bộ là khác nhau đáng kể giữa các nước. Số lượng các bộ
của chính quyền trung ương là điều có nghĩa không chỉ vì mục đích điều
phối mà còn để giảm bớt chi phí của chính phủ để duy trì áp lực đối với
việc mở rộng bộ máy hành chính.
2. Cơ cấu tổ chức chính quyền cấp dưới, chính quyền địa
phương
4
Đối với tổ chức bộ máy chính quyền cấp dưới, chính quyền địa
phương thì mỗi nước đều phải có các cấp chính quyền cấp dưới chính
quyền trung ương. Các cơ quan chính quyền cấp dưới có quyền lực,
nguồn lực và cơ cấu tổ chức khác nhau, phục thuộc vào việc nước đó
theo cơ cấu nhà nước liên bang hay đơn nhất, có từng là thuộc địa hay
không, mức độ duy trì các hinh thức quản lý địa phương theo tập tục như
thế nào và tính chất của các phong trào độc lập ra sao.
Hiện nay khoa học pháp lý thế giới có rất nhiều quan điểm khác
nhau về vị trí vai trò của chính quyền địa phương. Chính quyền địa
phương được xem xét “như là một cành quyền lực thứ tư, chỉ phụ thuộc
vào pháp luật và chịu sự xét xử của toà án, không trực thuộc chính phủ và
các cơ quan của chính phủ kể cả từ trung ương lẫn địa phương.”. Ngược
lại quan điểm này, trong tình trạng hiện nay của việc xây dựng “Nhà
nước thịnh vượng chung,” đòi hỏi sự can thiệp ngày càng sâu rộng vào tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của các cơ quan nhà nước trung ương,
xuất hiện mối quan hệ ngày càng trở nên chặt chẽ giữa nhà nước và địa
phương tự quản, nên các cơ quan tự quản của địa phương ngày càng trở
thành một bộ phận của chính quyền hành pháp. Chính quyền trung ương
không có điều kiện thực hiện quyền lực của mình. Việc tăng cường quyền
lực nhà nước cho chính quyền nhà nước địa phương là một trong những
biện pháp giảm quyền lực nhà nước cấp trên, tức là chịu trách nhiệm của
quyền lực nhà nước. Để tổ chức thực hiện những vấn đề về phát triển địa
phương, các đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật có quyền
thành lập các hội đồng tự quản địa phương. Nhưng các cơ quan tự quản
này phải chịu sự kiểm tra của đại diện cơ quan quyền lực nhà nước cấp
trên. Ở một số nước khác không tổ chức ra các cơ quan tự quản địa
5
phương, mọi hoạt động nhà nước ở địa phương do các cơ quan đại diện
trung ương trực tiếp thực hiện. Đa phần các nước đơn nhất có một dân
tộc, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít các nước đơn nhất có nhiều dân
tộc. Giải quyết vấn đề dân tộc, các nước này đã tổ chức khu tự trị, tỉnh tự
trị. Các khu, tỉnh tự trị có thể có hệ thống pháp luật, toà án riêng, nhưng
không có chủ quyền quốc gia. Chính việc tổ chức ra các khu tự trị, tỉnh tự
trị làm cho quyền lực của nhà trung ương bị giảm đi một cách đáng kể.
Đó là một cách hạn chế quyền lực của nhà nước.
Các mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương rất
đa dạng, vì việc tổ chức và hoạt động này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
như điều kiện lịch sử, văn hoá xã hội, tự nhiên cũng như những quan
điểm nhận thức của chính quyền nhà nước cấp trên.
Theo tiêu chí các cấp chính quyền địa phương, có thể chia các cấp
chính quyền địa phương thành 4 cấp như Đức, Camerun, Senegan; 3 cấp
như Italia, Ấn độ,...; hai cấp như Đan Mạch, Phần Lan, Nhật Bản, Costa-
Rica... Thậm chí có nhà nước tổ chức chính quyền địa phương 5 cấp như
của Pháp.
Cấp thấp nhất của chính quyền địa phương thường được tổ chức ở
những cộng đồng cư dân thành phố, làng, thôn.. Cấp đơn vị hành chính
trung gian thường được tổ chức ở trên các cấp cơ sở (cấp thấp nhất), và
dưới cấp trung ương. Đó là các tỉnh, vùng như ở Nhật, Italia... Không
phải ở tất cả các cấp chính quyền trên đều phải tổ chức ra các cư quan đại
diện. Cấp vùng, quận, huyện của Pháp và cả của Cộng hoà liên bang Đức
không tổ chức cơ quan đại diện của cộng đồng cư dân.
Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau trong hệ thống
chính quyền địa phương nhiều cấp được hình thành dần dần do các điều
6
kiện lịch sử, văn hoá, địa lý và truyền thống quyết định. Sau đó được nhà
nước quy định thành các quy phạm của pháp luật, ví dụ sự tích cực của
các tác động đến đời sống của nhân dân địa phương của đại diện chính
quyền cấp trên . Ở các nhà nước đang phát triển thì tình trạng trực thuộc
và chịu sự kiểm tra của chính quyền cấp trên do người đại diện thực hiện
càng được thực hiện một cách chặt chẽ hơn. Ví dụ như ở Ấn độ, các vùng
trưởng do chính phủ tiểu bang bổ nhiệm có quyền lãnh đạo trực tiếp các
vùng; dưới vùng, các huyện do phó trưởng vùng được trưởng vùng bổ
nhiệm, sau khi có ý kiến của chính phủ cấp trên lãnh đạo.
Mô hình chính quyền địa phương 1 cấp, không có hiện tượng cùng
một thời điểm trên một vùng lãnh thổ cùng có 2 hay 3 chính quyền đều là
cấp chính quyền địa phương. Riêng việc tổ chức chính quyền địa phương
1 cấp, thì không có việc chính quyền cấp nọ lại là chồng lên chính quyền
cấp kia, vì không có chính quyền địa phương cấp trên. Tất cả chỉ trực
thuộc chính quyền trung ương. Theo cách thức này ở các vùng nông thôn,
miền núi, hải đảo chỉ có một cấp chính quyền địa phương là xã, hoặc thay
cho xã là thôn, bản ... Ở vùng đô thị là các thành phố bất kể thành phố
này có thể là đông dân, hoặc được đóng trên một địa bàn rất rộng vẫn chỉ
có một cấp chính quyền cơ sở. Đó là chính quyền thành phố. Không
tương tự như cách thức tổ chức của vùng nông thôn, đơn vị hành chính tự
nhiên không thể được phân chia nhỏ hơn được nữa thì, ở các thành phố
quá lớn, buộc phải chia thành các quận quản lý hành chính trực thuộc
thành phố, và ở đây các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố này chỉ
được thành lập với mục đích hoàn thành các mục tiêu quản lý hành chính
của thành phố. Đây là một trong những cách thức phân định rất rõ chính
quyền trung ương và chính quyền địa phương. Trong mỗi cấp chính
7
quyền được tổ chức theo kiểu này, thì chính quyền này có thẩm quyền
trong lĩnh vực này, hoạt động này, thì khỏi làm lĩnh vực kia, hay hoạt
động kia. Ví dụ, chính quyền trung ương được quyền ban hành các quyết
định chứa đựng quy phạm pháp luật (lập pháp), thì chính quyền địa
phương khỏi phải ban hành quy phạm pháp luật, có chăng chỉ là việc ban
hành các văn bản ở dạng lập quy dưới lập pháp. Chỉ trừ trường hợp trong
những hoàn cảnh đặc biệt. Tất cả các chính quyền địa phương chỉ trực
thuộc pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
III- KẾT LUẬN
Trong mọi nhà nước quá khứ và hiện tại đều có sự quan hệ với địa
phương thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước trung ương và các
cơ quan nhà nước ở địa phương. Tùy theo tính chất phức tạp về lãnh thổ
và dân cư, mà các nhà nước có thể tổ chức chính quyền địa phương thành
2 cấp hoặc 3 cấp. Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền địa phương với
trung ương cũng rất khác nhau. Trong một nền kinh tế tập trung cũng như
cách thưc quản lý của nhà nước độc tài chuyên chế, các cấp chính quyền
địa phương chỉ là những cơ quan phụ thuộc vào sự điều khiển của cấp
trên. Trong một nhà nước dân chủ và nhất là của một nền kinh tế thị
trường sự trực thuộc vào chính quyền cấp trên của các cơ quan chính
quyền địa phương cấp dưới càng giảm bớt, càng ngày tăng thêm tính chất
tự quản tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền. Mối quan hệ giữa
nhà nước trung ương với các cấp chính quyền địa phương từ nhiều cấp
chuyển sang 2 cấp đơn giản: Giữa trung ương với từng cấp chính quyền.
Từng cấp chính quyền phải tự chịu trách nhiệm về những hoạt động của
mình. Mối quan hệ trên dưới bằng cách hướng dẫn, chỉ đạo, ra lệnh sẽ
được thay dần bằng pháp luật, và thậm chí bằng các hợp đồng quy định
8
rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bên. Nhưng chung quy thì để cho
nền hành chính họat động có hiệu quả thì điều quan trọng là phải quy
định rõ ràng trách nhiệm trong tổ chức chính quyền các cấp và các lĩnh
vực họat động cần phải được phân biệt rạch ròi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- le_van_loc_9183.pdf