Tiểu luận Cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương các nước phát triển và Việt Nam

Công cụ lãi suất là một công cụ rất nhạy cảm và có tác động rất lớn đến nền kinh tế, do đó NHTW phải thận trọng khi đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách lãi suất, đồng thời phải đưa ra các biện pháp kịp thời, chính xác để can thiệp nhằm giữ ổn định cho thị trường. Do cơ chế điều hành lãi suất ở nước ta hiện nay vẫn chưa hoàn hảo, còn nhiều bất cập tác động đến toàn bộ nền kinh tế; vì vậy cần phải nhìn nhận chính sách lãi suất là một trong những chính sách tiền tệ chung và phải kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các chính sách tiền tệ khác. Lãi suất cơ bản là loại lãi suất mà thị trường tập trung theo dõi để dự đoán động thái và tình hình chính sách của NHTW. Để thị trường rõ ràng, đúng định hướng, mục tiêu, NHTW nên công bố rõ ràng, và “chốt” lãi suất nào là lãi suất chính sách chính thức như thông lệ thế giới, các lãi suất chính sách khác (công cụ lãi suất kể cả lãi suất trả cho tiền gửi dự trữ, nghiệp vụ OMO) là những công cụ hỗ trợ NHTW điều hành lãi suất theo đúng mục tiêu đã đề ra. Để đúng mục tiêu, hướng đến mặt bằng lãi suất nào đó thì NHTW phải có khả năng “bảo vệ” cho lãi suất đã công bố. Như trong chương 2 đã điểm qua một số quốc gia có thị trường tài chính phát triển, họ đều có một “lãi suất chính”và bằng các công cụ chính sách tiền tệ khác nhau, NHTW sẽ điều hành thị trường theo lãi suất chính này. Điểm chung, mấu chốt, là các NHTW này có khả năng bảo vệ lãi suất mục tiêu của mình bằng cách hướng lãi suất thị trường (liên ngân hàng qua đêm hoặc ngắn hạn) đi theo lãi suất mục tiêu thông qua bơm tiền trên thị trường mở một cách không giới hạn.

pdf29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7021 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương các nước phát triển và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG Bài tiểu luận CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM Họ và tên: Phạm Thị Thu Hà MSSV: K094040538 Lớpcải thiện: K10404B Giảng viên: Nguyễn Thị Hai Hằng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương 1:Tổng quan về lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất 1.Khái quát chung về lãi suất 1.1 Khái niệm về lãi suất 1.2 Phân loại lãi suất 1.3 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế 2. Tổng quan về cơ chế điều hành lãi suất 2.1 Khái niệm 2.2 Mục tiêu của cơ chế điều hành lãi suất 2.3 Phân loại cơ chế điều hành lãi suất Chương 2: Cơ chế điều hành lãi suất của NHTW các nước phát triển 1. Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) 1.1 Khái quát về Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ 1.2 Cơ chế điều hành lãi suất của FED 2. Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) 3. Ngân hàng Anh 4. Ngân hàng trung ương Nhật Bản Chương 3:Cơ chế điều hành lãi suất của NHTW Việt Nam 1. Các công cụ lãi suất chủ yếu của NHNN Việt Nam 1.1 Lãi suất tái chiết khấu 1.2 Lãi suất tái cấp vốn 1.3 Lãi suất OMO 1.4 Lãi suất cơ bản 2. Sự khác biệt trong cơ chế điều hành lãi suất tại Việt Nam và Hoa Kỳ. 3. Những điều bất hợp lý trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU ------ Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế với chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự phát triển đó, Ngân hàng Trung ương (NHTW) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng nền kinh tế, điều tiết các mối quan hệ trong nền kinh tế, chống lạm phát và các nhân tố phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Một trong những công cụ được NHTW sử dụng nhiều nhất để thực hiện các chức năng của mình là công cụ lãi suất.Đây là một công cụ của chính sách tiền tệ được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm và nhiều quốc gia sử dụng như một công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng được coi là một công cụ nhạy cảm nhất và là vấn đề nóng bỏng thu hút được nhiều sự quan tâm của các thành phần dân cư trong xã hội. Nó tác động mạnh đến quyết định tiết kiệm hay chi tiêu dùng của người dân, đầu tư công nghệ hay giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp; đồng thời có thể ảnh hưởng đến rất nhiều thị trường trong nền kinh tế mà đặc biệt là thị trường chứng khoán. Là một công cụ có vai trò quan trọng như vậy, nên lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ. Việc nghiên cứu cơ chế điều hành lãi suất của NHTWcác nước phát triển nói chung và cơ chế điều hành lãi suất của NHTWViệt Nam nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức, đánh giá, so sánh về cơ chế điều hành lãi suất nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung của NHTW. Trong từng thời kỳ nhất định, việc tìm ra và thi hành một chính sách lãi suất phù hợp là vô cùng phức tạp mà vai trò quyết định thuộc về NHTW. Cùng với sự thay đổi và phát triển không ngừng của nền kinh tế, chính sách lãi suất của NHTW cũng thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với các tình hình mới của nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển cho các ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức kinh tế khác. Do đó, nhiệm vụ của đề tài là đi làm rõ về cơ chế điều hành lãi suất của các quốc gia phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá, giải thích và so sánh cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam so với các quốc gia khác. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÃI SUẤT VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT 1. Khái quát chung về lãi suất 1.1 Khái niệm lãi suất Lãi suất phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể sử dụng vốn (người vay vốn) với chủ thể sở hữu vốn (người cho vay) theo nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn kèm theo lãi ở thị trường vốn ở một thời điểm nhất định. Nói cách khác, lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó hay lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền tăng thêm mà người đi vay phải trả cho người cho vay so với phần giá trị vay ban đầu. Tư duy kinh tế hiện đại có nhiều cách định nghĩa về lãi suất.Đồng thời cũng có rất nhiều khái niệm được đưa ra để giải thích về vấn đề này. Nhưng nhìn chung, điều không thể tránh là lãi suất luôn hàm chứa một mâu thuẫn: người đi vay muốn có lãi suất thấp nhất trong khi người cho vay muốn lãi suất cao nhất. Vì vậy, như mọi loại hàng hoá khác, lãi suất chủ yếu được xác định bởi cung-cầu về vốn. 1.2. Phân loại lãi suất 1.2.1 Quan hệ giữa NHTM – Khách hàng: Lãi suất tiền gửi Lãi suất cho vay 1.2.2 Quan hệ giữa NHTM – NHTM: Lãi suất liên ngân hàng Lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng 1.2.3 Quan hệ giữa NHTW – NHTM: Lãi suất tiền gửi Lãi suất cho vay: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm Trong đề tài này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu các loại lãi suất được điều hành chính ở Việt Nam bao gồm:  Lãi suất OMO: là lãi suất mà NHTW đặt ra khi bơm vốn cho các tổ chức tín dụng trên thị trường mở, được giao dịch qua các hợp đồng Repo giấy tờ có giá giữa 2 bên là NHTW và các tổ chức tín dụng. Bản chất đây là một loại lãi suất chính sách do NHTW quy định nhằm tác động gián tiếp đến lượng tiền lưu thông trong hệ thống.  Lãi suất cơ bản Việt Nam đồng: Theo bộ Luật dân sự quy định thì lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh và các loại lãi suất này không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng và xu hướng biến động của cung – cầu vốn trên thị trường. Bản chất đây là loại lãi suất hành chính nó được Ngân hàng Nhà nước ấn định tại một thời điểm nào đó nhằm định hướng lãi suất cho vay trên thị trường.  Lãi suất chiết khấu (Tái chiết khấu): Đây là loại lãi suất mà NHTW ấn định khi các tổ chức thiếu hụt vốn tạm thời mang giấy tờ có giá ngắn hạn(tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi) đến chiết khấu tại cửa sổ chiết khấu của NHTW.  Lãi suất tái cấp vốn: Đây là loại lãi suất mà NHTW ấn định khi các tổ chức tín dụng thiếu hụt vốn trầm trọng mà không thể tiếp cận các kênh khác như liên ngân hàng, cửa sổ chiết khấu,..thông qua các hình thức như cho vay theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay có đảm bảo bẳng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Về cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn có cách thức thực hiện gần tương tự nhau, trừ đối tượng. Lãi suất tái cấp vốn có thể áp dụng với nhiều loại giấy tờ có giá hơn và do vậy nó thường cao hơn lãi suất chiết khấu do các giấy tờ có giá đem cầm cố có mức độ rủi ro cao hơn.  Lãi suất bình quân liên ngân hàng: Đây là loại lãi suất được tính bằng trung bình lãi suất các khoản cho vay trong thời gian ngắn giữa các ngân hàng với nhau. Về bản chất đây là lãi suất cho vay giữa các ngân hàng với nhau và hầu như chỉ dựa trên tín chấp, nó phản ánh khá rõ thanh khoản trong ngắn hạn của hệ thống ngân hàng. 1.3. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế 1.3.1 Là công cụ để khuyến khích tiết kiệm đầu tư: Là công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền tiết kiệm của các chủ thể kinh tế: lãi suất cao kích thích người ta hi sinh tiêu dùng hiện tại, tiết kiệm nhiều hơn để có khoản tiêu dùng cao hơn trong tương lai và ngược lại. 1.3.2 Là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô: Đối với nhà đầu tư, khi mà lãi suất gia tăng, chi phí bỏ ra cũng sẽ tăng theo, do đó làm lợi nhuận trên một đồng vốn sẽ giảm đi, nhà đầu tư sẽ không muốn đầu tư nữa, và ngược lại. Đối với người tiêu dùng, khi mà lãi suất gia tăng, số tiền mà họ bỏ ra để có được hàng hoá sẽ tăng lên, vì vậy họ sẽ chờ đợi chứ không mua ngay, tiêu dùng sẽ giảm và ngược lại. Vì sự biến động lãi suất có tác động đến đầu tư, đến tiêu dùng nên nó có tác động gián tiếp đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô, biểu hiện trong các trường hợp: + lãi suất thấp ═> khuyến khích đầu tư, khuyến khích tiêu dùng ═> tăng tổng cầu ═> sản lượng tăng, giá cả tăng, thất nghiệp giảm, nội tệ có xu hướng giảm giá so với ngoại tệ. + lãi suất cao ═> hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu dùng ═> giảm tổng cầu ═> sản lượng giảm, giá cả giảm, thất nghiệp tăng, nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ. Như vậy bằng cách giảm lãi suất, NHNN có thể tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế phát triển.Tương tự, NHNN có thể tăng lãi suất khi muốn thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm bớt khối lượng tiền cần thiết cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng. 1.3.3 Là công cụ phân phối vốn và kích thích sử dụng vốn có hiệu quả: Khi Nhà nước muốn khuyến khích phát triển một ngành nghề quan trọng nào đó trong nền kinh tế, Nhà nước có thể thực hiện bằng cách ưu đãi về lãi suất cho vay (như giảm lãi suất cho vay ...), và ngược lại khi muốn hạn chế sự phát triển của các ngành chưa cần thiết để dành nguồn lực cho các ngành khác thì Nhà nước có thể tăng lãi suất cho vay của ngành đó. Như vậy, những ngành được hỗ trợ sẽ phát triển hơn còn các ngành bị hạn chế sẽ ít phát triển hơn. Do đó chính sách lãi suất là một công cụ để phân phối cơ cấu của nền kinh tế nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực. 1.3.4 Là công cụ đo lường tình trạng sức khỏe của nền kinh tế: Nhìn vào đường cong lãi suất, có thể thấy được xu hướng biến động của lãi suất và tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế.Lãi suất là một biến số thường xuyên biến động trong nền kinh tế. Căn cứ vào sự biến động của lãi suất người ta có thể dự báo được các yếu tố khác của nền kinh tế như tính sinh lời của các dự án đầu tư, mức độ lạm phát, mức độ thiếu hụt ngân sách và qua đó còn có thể dự báo được tình hình nền kinh tế trong tương lai. 1.3.5 Là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta từng bước nới lỏng các rào cản mang tính hành chính để trả về cho nền kinh tế vận hành theo đúng quy luật vốn có của nó. Và một trong những lĩnh vực thể hiện rõ cơ chế này là chính sách điều hành lãi suất của NHNN.Khả năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô của lãi suất làm cho nó trở thành công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. NHTW sử dụng loại công cụ này dưới các hình thức ấn định trực tiếp lãi suất kinh doanh cho các ngân hàng hoặc quy định khung lãi suất tiền gửi – lãi suất cho vay hoặc trần lãi suất cho vay qua đó khống chế lãi suất cho vay của các ngân hàng theo hướng thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ. Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển, NHTW sử dụng công cụ lãi suất gián tiếp chẳng hạn như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn để tác động tới lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường thay đổi sẽ tác động tới các biến số kinh tế vĩ mô. Ngày nay theo xu hướng tự do hóa tài chính, cơ chế điều tiết nền kinh tế bằng công cụ lãi suất ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. 2. Tổng quan về cơ chế điều hành lãi suất 2.1Khái niệm Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể của NHTW, nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Cơ chế điều hành lãi suất luôn gắn chặt không tách rời với cơ chế lãi suất từng thời kỳ. 2.2. Mục tiêu của cơ chế điều hành lãi suất Hơn các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô khác, cơ chế lãi suất mà theo đó cơ cấu lãi suất định hình và tác động tới môi trường hoạt động và phát triển của hệ thống tài chính mỗi quốc gia với 3 mục tiêu chính: Một là,khuyến khích việc tiết kiệm và sự phát triển của các trung gian tài chính, phát triển chiều sâu thị trường tài chính. Hai là, hướng các nguồn lực tài chính vào các lĩnh vực hoạt động có tỷ suất lợi tức cao nhất tức là các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao nhất. Ba là, mang lại mức chênh lệch đủ để các định chế tài chính trang trải các chi phí hoạt động, chi phí vốn, chi phí chấp nhận rủi ro và lợi nhuận trên vốn tự có. 2.3Phân loại cơ chế điều hành lãi suất 2.3.1 Cơ chế điều hành gián tiếp (cơ chế tự do hóa lãi suất) NHTWthực hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế thông qua cơ chế tái cấp vốn (chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay cầm cố chứng từ có giá…) đối với các tổ chức tín dụng. Cơ chế này được thực hiện theo 2 nguyên tắc: NHTW chỉ công bố các mức lãi suất áp dụng đối với các khoản cho vay tái chiết khấu hoặc cho vay cầm cố các chứng từ có giá của mình đối với các tổ chức tín dụng. Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể theo từng kỳ hạn, từng đối tượng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế sẽ do tổ chức tín dụng tự ấn định, dựa trên cơ sở cung-cầu về vốn và sự cạnh tranh trên thị trường, từ đó mà hình thành nên các mức lãi suất phản ánh đúng yêu cầu của thị trường. Cơ chế điều hành lãi suất này được áp dụng phổ biến đối với các nền kinh tế có hệ thống tài chính phát triển. Cơ chế này cũng trở nên linh hoạt hơn khi bên cạnh các loại lãi suất trên, NHTW chấp nhận lãi suất do thị trường hình thành và tác động vào lãi suất này để duy trì ở mức mong muốn.Vai trò điều hành lãi suất của NHTW chỉ mang tính định hướng cho thị trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn. Đối với các quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển thì cơ chế này là một khó khăn. Ưu điểm của cơ chế điều hành lãi suất gián tiếp là không có sự can thiệp trực tiếp của NHTW vào lãi suất thị trường tiền tệ, lãi suất trên thị trường được hình thành và vận động linh hoạt hoàn toàn phụ thuộc vào cung - cầu về vốn, mà không mang tính chủ quan, áp đặt của Nhà nước. Vai trò điều hành lãi suất của NHTW chỉ mang tính định hướng cho thị trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn. 2.3.2 Cơ chế điều hành trực tiếp NHTW quản lý thống nhất lãi suất đối với nền kinh tế, thông qua các hình thức quản lý lãi suất của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế quy định mức lãi suất cho vay tối đa hoặc tiền gửi tối thiểu của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Trong phạm vi lãi suất được phép, các tổ chức tín dụng được quyền ấn định mức lãi suất kinh doanh phù hợp. Khi có các thay đổi về kinh tế vĩ mô, NHTW có thể xem xét để điều chỉnh giới hạn lãi suất tối đa ở mức hợp lý. Theo cách thức điều hành lãi suất, cơ chế điều hành trực tiếp gồm: Cơ chế ấn định lãi suất: NHTW quản lý trực tiếp lãi suất bằng cách công bố tất cả các loại lãi suất. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đều phải thực hiện một cách tuyệt đối. Cơ chế khống chế lãi suất: NHTW không ấn định các mức lãi suất, mà chỉ quy định các mức lãi suất tối đa (lãi suất trần) và mức lãi suất tối thiểu (lãi suất sàn) tạo thành khung giới hạn để trong đó các ngân hàng, các tổ chức tín dụng xác định lãi suất kinh doanh. Phương pháp này không hoàn toàn cứng nhắc như cơ chế ấn định lãi suất, nhưng vẫn giữ được vai trò điều hành lãi suất của NHTW. Ưu điểm của cơ chế điều hành lãi suất trực tiếp là NHTW quản lý thống nhất lãi suất đối với nền kinh tế, vì vậy cơ chế lãi suất này chỉ thích hợp và được áp dụng phổ biến ở các nước có hệ thống tài chính chưa phát triển. Trong các nền kinh tế phát triển, lãi suất ngày càng được tự do hoá, xu hướng chung là ngày càng giảm dần sự quản lý lãi suất mang tính trực tiếp này. CHƯƠNG 2: CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NHTW CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 1. Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) 1.1 Khái quát về Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ Cục dự trữ liên bang Mỹ, gọi tắt là FED, là NHTW của nước Mỹ. Trong vai trò của một NHTW, FED là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang. FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn, và ổn định hơn. Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng minh được vai trò vô cùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ. Được thành lập ngày 23/12/1913 theo đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” do tổng thống Woodrow Wilson kí, FED là một mạng lưới gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và một số chi nhánh khác. Về mặt quản lý, FED chia nước Mỹ làm 12 khu vực, được gọi là các “Quận” (District), mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St.Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò nổi bật hơn một chút so với các ngân hàng còn lại. Lãnh đạo FED là Ban thống đốc (Board of Governors) gồm có 7 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. 7 thành viên của Ban thống đốc đóng vai trò như là đa số trong Uỷ ban thị trường mở Hoa Kì (FOMC) - là cơ quan quyết định tất cả các chính sách tiền tệ của Mỹ, quan trọng là công bố lãi suất cơ bản 8 lần/năm. 5 thành viên còn lại của FOMC là Chủ tịch của Ngân hàng dự trữ liên bang New York và 4 Chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang khác. Nhiệm kì của mỗi thành viên Ban thống đốc kéo dài 14 năm, phụ trách khu vực khác tiểu bang mình đang cư ngụ và các thành viên chỉ có thể được tái bổ nhiệm nếu nhiệm kì trước của ông ta không phải là một nhiệm kì trọn vẹn. Tổng thống tiếp tục bổ nhiệm Chủ tịch và phó Chủ tịch Ban thống đốc, hai người này giữ chức trong vòng 4 năm và có thể được tái bổ nhiệm không hạn chế chừng nào họ còn là thành viên của Ban thống đốc. Chủ tịch của FED hiện nay là Ben Bernanke, người đã thay thế Alan Greenspan vào ngày 01/01/2006. Alan Greenspan đã từng phục vụ ở cương vị Chủ tịch FED từ năm 1987. FED có một số nhiệm vụ chính như:  Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổn định và lãi suất tương đối thấp.  Giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những nơi an toàn để gửi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân.  Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng, Chính phủ Mỹ và NHTW các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, phát hành tiền…  Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục và qua website. Với vai trò là NHTW của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, mỗi quyết định của FED đều gián tiếp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Thứ nhất các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, qua đó ảnh hưởng mạnh đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ.Thứ hai, FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu Mỹ bán đồng Yen ra đồng thời mua vào USD thì giá trị của USD sẽ tăng, trong khi giá trị Yen giảm xuống, dẫn đến tỉ giá USD/Yen tăng.Chính vì vậy những chuyên gia tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế không bao giờ bỏ qua những diễn biến của FED. 1.2 Cơ chế điều hành lãi suất của FED Về cơ bản, FED hiện đang điều hành lãi suất thông qua hai công cụ quan trọng đó là: Lãi suất chiết khấu (Discount rate) và Lãi suất quỹ dự trữ liên bang. 1.2.1 Lãi suất chiết khấu Tất cả các NHTM và tổ chức tín dụng được yêu cầu phải bảo đảm dự trữ bắt buộc đều có thể vay tiền mặt hoặc séc tự NHTW nhằm bổ sung vào sự thiếu hụt dự trữ trong những trường hợp khẩn cấp tại cửa sổ chiết khấu. Tuy nhiên việc vay mượn tại cửa sổ chiết khấu không phải là điều tốt đối với ngân hàng trung gian vì khi đó họ sẽ rơi vào danh sách những ngân hàng trung gian hoạt động kém hiệu quả theo đánh giá của người dân Mỹ. Tại Mỹ, cho vay từ cửa sổ chiết khấu của FED rơi vào một trong ba hình thức sau: - Tín dụng chính (Primary credit): với dụng ý của FED cho phép các ngân hàng trung gian điều chỉnh sự thiếu hụt dự trữ bắt buộc để tiếp tục mở rộng cho vay. - Tín dụng thời vụ (Seasonal credit): với ý đồ cho phép một số ngân hàng trung gian đặc biệt (như ngân hàng nông nghiệp…) không phải giải quyết thiếu hụt bằng con đường vay trên thị trường tiền tệ. Tín dụng này cho phép các ngân hàng nhân được nó gia tăng cho vay với những hoạt động theo mùa như thu hoạch, gieo trồng trong nông nghiệp, mùa nghỉ hè của người dân… - Tín dụng mở rộng (Secondary credit): bằng việc cấp phát loại cho vay này, FED hỗ trợ cho các ngân hàng trung gian thiếu hụt dự trữ bắt buộc một cách lâu dài mà không thể gượng lên được. Thông thường, khi FED tăng lãi suất chiết khấu, nó giới hạn tín dụng điều chỉnh và tín dụng theo mùa. Khi FED hạ lãi suất chiết khấu, nó muốn bành trướng tổng cing tiền tệ bằng cả hai biện pháp: thông qua hệ thống ngân hàng trung gian do sự gia tăng dự trữ bắt buộc và trực tiếp cho vay dài hạn vào nền kinh tế. 1.2.2 Lãi suất quỹ dự trữ liên bang Lãi suất quỹ dự trữ liên bang (Federal Funds Rate – FFR) ra đời muộn hơn so với công cụ lãi suất chiết khấu (được sử dụng từ giai đoạn đầu ngay sau khi FED được thành lập), mãi đến những năm 1920, FFR mới được FED sáng tạo ra. Sở dĩ FFR có tên gọi “quỹ dự trữ liên bang” là v ì n g u ồ n t i ề n đ ể c h o c á c t ổ c h ứ c t à i c h í n h n h ậ n t i ề n g ử i ( d e p o s i t o r y institutions) vay qua đêm (nhằm đảm bảo đủ dự trữ bắt buộc theo qui định) được FED lấy từ quỹ dự trữ liên bang hình thành bởi số tiền dự trữ bắt buộc của tất cả các trung gian tài chính nhận tiền gửi. FFR được Ủy ban thị trường mở (FOMC) công bố sau các phiên họp định kỳ và nó không mang tính chất ấn định cụ thể màthực chất chỉ là lãi suất mục tiêu(target rate) để FED thực hiện giao dịch trên thị trường mở nhằm đạt đến lãi suất mục tiêu đã công bố. Tất nhiên là các trung gian tài chính nhận tiền gửi có thể vay mượn lẫn nhau để bù đắp thiếu hụt dữ trữ bắt buộc chứ không nhất thiết phải vay từ FED. Tuy nhiên, lãi suất từ các khoản vay lẫn nhau (lãi suất liên ngân hàng) thường cao hơn FFR vì vấn đề rủi ro. Khi FED cho các trung gian tài chính vay tiền để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc, số tiền đó tuy được hạch toán báo Có vào tài khoản của các trung gian tài chính nhưng các trung gian tài chính này lại không được phép rút ngay cả khi phá sản, do vậy FED không có nguy cơ mất số tiền đã cho vay dưới dạng này. K hác với FED, kh i mộ t t run g g ia n tà i ch ính cho đố i t ác vay l iên n gâ n hàng, họ phải cắt tiền từ tài khoản tiền gửi của mình chuyển vào tài khoản tiền gửi của đối tác tại FED, từ lúc đó bên cho vay không còn thẩm quyền quản lí số tiền nữa. Vì vậy nguy cơ không thu hồi được tiền cho vay lẫn nhau xuất hiện nên lãi suất cho vay lẫn nhau đương nhiên phải cao hơn. Với phân tích ở trên, có thể thấy FFR là lãi suất thấp nhất mà các trung gian tài chính nhận tiền gửi có thể vay được (với món vay phi rủi ro), vì vậy lãi suất này có khi được gọi là lãi suất cơ bản hay lãi suất chuẩn (benchmark rate). Bên cạnh nhu cầu đảm bảo dự trữ bắt buộc, các trung gian tài chính còn có nhu cầu đảm bảo thanh khoản, an toàn chi trả và lãi suất chiết khấu của FED chính là lãi suất cho các trung gian tài chính vay để đáp ứng các nhu cầu này. 1.2.3 Mối quan hệ giữa Lãi suất chiết khấu và Lãi suất quỹ dự trữ liêng bang Về nguyên tắc, lãi suất liên ngân hàng thông thường sẽ thấp hơn lãi suất chiết khấu vì nếu không, trung gian tài chính sẽ không vay liên ngân hàng mà sẽ vay từ FED để được hưởng lãi suất chiết khấu thấp hơn. Lãi suất chiết khấu thường thường cao hơn lãi suất FFR và có ba mức lãi suất chiết khấu áp dụng cho ba loại cho vay khác nhau là tín dụng chính (Primary credit), tín dụng mở rộng (Secondary credit) và tín dụng thời vụ (Seasonal credit) với lãi suất chiết khấu hiện hành lần lượt là 0.5%, 1.0% và 0.15%/năm.Như vậy, FED “bảo vệ” lãi suất chiết khấu đã ấn định thông qua chương trình cho vay chiết khấu “bảo vệ” lãi suất FFR đã công bố thông qua nghiệp vụ thị trường mở.Cách điều hành này của FED sẽ khiến cho lãi suất liên ngân hàng luôn có xu hướng biến động giữa lãi suất FFR (có vai trò như lãi suất sàn trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính vừa qua) và lãi suất chiết khấu (có vai trò như lãi suất trần) mà không phải đặt ra giới hạn bằng biện pháp hành chính. Thay đổi trong lãi suất chiết khấu luôn luôn kéo theo sự thay đổi cùng chiều trong lãi suất quỹ vốn liên bang và vì lãi suất quỹ vốn liên bang là lãi suất chủ đạo, lãi suất hướng dẫn của toàn bộ lãi suất thị trường tiền tệ cho nên sự tăng lãi suất chiết khấu luôn luôn đồng nghĩa với việc tăng lãi suất toàn nền kinh tế và thắt chặt cung ứng tiền. Ngược lại, sự giảm lãi suất chiết khấu là thông điệp chắc chắn về việc hạ toàn bộ lãi suất và tăng cung ứng tiền. Mối quan hệ gần gũi giữa lãi suất chiết khấu và chính sách điều tiết khiến cho FED sử dụng công cụ này một cách thận trọng. Cục dự trữ liên bang thường điều chỉnh “lãi suất quỹ vốn tại FED” mỗi lần ở mức 0.25% hoặc 0.5%. Từ năm 2001 đến giữa năm 2003, FED hạ lãi suất 13 lần, từ 6.25% xuống 1% nhằm chống lại xu hướng suy thoái kinh tế.Bắt đầu từ giữa tháng 06/2004, FED bắt đầu nâng lãi suất định hướng 17 lần liên tục lên 5.25%, sau đó FED hạ dần lãi suất cho đến gần = 0 vào năm 2008 và giữ nguyên cho đến nay. Mối quan hệ giữa FFR với các lãi suất điều hành chính tại NHTW các nước Nhật, Euro, Anh.FFR có độ nhạy khá cao so với các loại lãi suất khác. 2. Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) Ngân hàng trung ương Châu Âu (European Central Bank – ECB) được thành lập vào năm 1998. Ngân hàng trung ương Châu Âu ra đời thay thế cho Cơ quan tiền tệ Châu Âu (European Monetary Institute – EMI), tổ chức được thành lập nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu vào năm 1999. Mục tiêu chung của ECB là đảm bảo tăng trưởng kinh tế và duy trì sự ổn định giá cả của khu vực đồng Euro bằng cách đảm bảo tỷ lệ lạm phát dưới mức 2%. Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Châu Âu còn có một số đặc thù khác so với Hệ thống dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. ECB kiểm soát tỷ lệ lạm phát để nó chỉ luôn ở gần mức 2% một năm, ngoài ra nó còn phải đảm bảo rằng đồng Euro không trở nên quá mạnh nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu bởi nền kinh tế của rất nhiều nước trong khu vực đồng Euro dựa chủ yếu vào hoạt động này. Các quyết định liên quan tới chính sách tiền tệ, bao gồm quyết định mức lãi suất cơ bản, nằm trong tay Hội đồng thống đốc và Ban điều hành của ECB. Hội đồng thống đốc bao gồm sáu thành viên trong đó có Thống đốc và phó Thống đốc. Ban điều hành bao gồm các thành viên trong ban Giám đốc và Thống đốc của tất cả các NHTW của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Theo thông lệ, bốn trong số sáu thành viên Hội đồng thống đốc đều là đại diện của bốn NHTW lớn, bao gồm NHTW Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha. Các cuộc hội họp diễn ra hai lần mỗi tuần, nhưng chúng thường diễn ra một cách hình thức và không đi đến quyết định nào.Cuộc họp quyết định mức lãi suất cơ bản diễn ra một lần mỗi tháng. Đây là một trong những sự kiện kinh tế quan trọng và thu hút sự chú ý theo dõi của tất cả các thành phần tham gia thị trường ngoại hối. Sau khi nó kết thúc, một cuộc họp báo sẽ được tổ chức, Thống đốc ECB khi đó sẽ giải thích cụ thể lý do cơ quan này đưa ra các quyết định về lãi suất, đồng thời dự báo tình hình chung cũng như các xu hướng của nền kinh tế các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.Trên 500 tỷ Euro dự trữ bao gồm cả dự trữ vàng nằm dưới quyền kiểm soát của ECB.Cựu thống đốc Ngân hàng quốc gia ItaliaMario Draghi đã thay thế đại diện của PhápJean-Claude Trichet để trở thành Chủ tịch đương nhiệm của Ngân hàng trung ương Châu Âu kể từ tháng Mười Một năm 2011. ECB duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính Châu Âu thông qua việc can thiệp thường xuyên vào thị trường liên ngân hàng bằng cách tiến hành các hoạt động trên thị trường mở, được gọi là hoạt động tái cấp vốn. Có hai loại chính của hoạt động tái cấp vốn là: MRO (hoạt động tái cấp vốn chính) là loại thường xuyên với thời hạn là một tuần hoặc một tháng, và LTRO (hoạt động tái cấp vốn dài hạn) có thời hạn ba hay sáu tháng tùy thuộc vào việc phân tích tính thanh khoản của ECB. Lãi suất cho vay cận biên của ECB tương đương với lãi suất quỹ dự trữ vốn của FED. Lãi suất này xác định mức lãi suất mà các ngân hàng có tiền gửi tại ECB được giao dịch với nhau và vì vậy, nó xác định chi phí thấp nhất của tiền tệ trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Các ngân hàng trong thị trường liên ngân hàng bán buôn tiến hành các hoạt động ngắn hạn gồm cho vay và đi vay từ các ngân hàng có mức lãi suất phù hợp với lợi nhuận của họ.Vì tất cả lượng tiền bắt nguồn từ NHTW có mức độ cơ bản ngang nhau, lãi suất áp đặt bởi ECB thông qua nghiệp vụ thị trường mở là thấp nhất và quan trọng nhất đối với nền kinh tế.Để duy trì mức độ này, NHTW thường xuyên tiến hành các hoạt động tái cấp vốn bằng cách tiến hành các cuộc đấu giá và lượng tiền sẽ giao cho ngân hàng nào đặt mức lãi suất cao hơn cho đến khi số tiền cần cung cấp được đấu giá hết.ECB xác định số tiền cần thiết dựa trên phân tích các điều kiện thị trường nhưng ở thời điểm khủng hoảng, nó cũng có thể cung cấp thanh khoản không giới hạn để xoa dịu căng thẳng trên thị trường tiền tệ. Nguồn: 3. Ngân hàng Anh Mục tiêu chính của Ngân hàng Anh (Bank of England – BoE) là duy trì sự ổn định và sức mua của đồng nội tệ.Giá cả ổn định và niềm tin vào đồng nội tệ chính là hai tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự ổn định tiền tệ. Sự ổn định giá cả được đảm bảo bởi thực tế là tỷ giá do Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh quyết định, tùy theo mức độ lạm phát và chúng tăng theo các mức do Chính phủ đặt ra. Tỷ lệ lạm phát có thể chấp nhận được là xấp xỉ 2%. Ngân hàng Anh được điều hành bởi Hội đồng thống đốc bao gồm một Thống đốc, hai phó Thống đốc, và 16 giám đốc thành viên. Tất cả đều được bổ nhiệm bằng một Sắc lệnh Hoàng gia sau khi đã được xem xét thông qua.Thống đốc và hai phó Thống đốc có nhiệm kỳ là 5 năm, và các thành viên khác có nhiệm kỳ là 3 năm.Tất cả đều có thể được bổ nhiệm lại nhiều lần sau khi kết thúc một nhiệm kỳ. Hội đồng thống đốc phải nhóm họp ít nhất một lần một tháng. Việc quản lý hệ thống ngân hàng, trừ các vấn đề về chính sách tiền tệ đều thuộc phạm vi công việc của Hội đồng thống đốc. Ủy ban chính sách tiền tệ (Moneytary Policy Committee – MPC) chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ.Thống đốc ngân hàng Anh cũng đồng thời là người đứng đầu ủy ban này. Các thành viên khác được chọn ra từ những nhà kinh tế học có danh tiếng chứ không phải nhân viên của Ngân hàng. Ủy ban chính sách tiền tệ chịu trách nhiệm xác định các mức lãi suất chính thức kể từ năm 1997. Mervyn King hiện là thống đốc Ngân hàng Anh.Ông Mark Carney sẽ nhậm chức Thống đốc Ngân hàng Anh Quốcchính thức từ giữa năm 2013 với nhiệm kỳ năm năm.Quyết định về mức lãi suất cơ bản được đưa ra thông qua việc công bố kết quả bỏ phiếu.Ví dụ, kết quả bỏ phiếu được công bố là 7:2 có nghĩa là 7 thành viên đồng ý thay đổi lãi suất cơ bản còn 2 thành viên còn lại không đồng ý. Kết quả bỏ phiếu cho thấy quan điểm của các thành viên Ủy ban.Sự thay đổi về tỷ lệ các thành viên ủng hộ và phản đối sẽ cho thấy xu hướng của những thay đổi lãi suất trong tương lai.Chính sách quản lý thành công của Ngân hàng trung ương Anh còn được được nhắc đến với cái tên Goldilocks (chỉ mọi thứ đều vừa và đủ, ý nói các chính sách quản lý kinh tế cho phép tăng trưởng đều đặn cùng với tỷ lệ lạm phát thấp và môi trường kinh doanh thuận lợi). Đây chính là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào thành công của giai đoạn phát triển kinh tế ổn định bắt đầu từ năm 1993 đến nay – quãng thời gian dài nhất trong hai thế kỷ qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vương quốc Anh đã bỏ xa các quốc gia thuộc khu vực đồng Euro trong suốt mười năm qua và một đồng bảng mạnh là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Ngân hàng Anh điều hành lãi suất thị trường thông qua hai công cụ là lãi suất cơ bản và lãi suất Repo – là lãi suất được sử dụng trong những hoạt động của thị trường mở, Ngân hàng Anh sẽ mua lại các cổ phiếu ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại và sẽ bán lại cho các ngân hàng khác sau một khoảng thời gian nhất định. Nguồn: 4. Ngân hàng trung ương Nhật Bản Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan – BOJ) được thành lập năm 1882, là một công ty cổ phần mà vốn của nhà nước khi mới thành lập chỉ chiếm 55 triệu Yen.Tuy nhiên, BOJ được xác định ngay từ đầu là một ngân hàng phục vụ cho nhà nước và thực tế là các cổ đông tư nhân không có quyền đưa ý kiến về các chính sách của BOJ. Chính sách tiền tệ của BOJ được quyết định bởi Ủy ban chính sách tiền tệ. Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản bao gồm 6 thành viên, không kể Thống đốc Masaaki Shirakawa và hai phó Thống đốc, nhóm họp một hoặc hai lần mỗi tháng. BOJ có mối liên hệ rất chặt chẽ với Chính phủ Nhật. Trong một chừng mực, có thể nói BOJ không có được quyền hạn độc lập trong chính sách điều tiết tiền tệ và nền kinh tế như FED, BOE. Tuy nhiên, BOJ hiện nay vẫn là NHTW có mức độ độc lập trong hoạt động đối với chính quyền đứng hạng cao trên thế giới. Với sự kết hợp chặt chẽ cùng Chính phủ Nhật trong việc hướng tới các mục tiêu chung của nền kinh tế, BOJ thực hiện chính sách điều tiết một cách hiệu quả không kém bất cứ một NHTW thành công nào trên thế giới. BOJ điều hành lãi suất thị trường thông qua lãi suất cho vay qua đêm.Lãi suất này tương tự như lãi suất quỹ dự trữ vốn của FED, là lãi suất phải trả khi các ngân hàng cho nhau vay qua đêm các khoản vay với kì hạn ngắn. Như tên gọi của nó, cho vay qua đêm không yêu cầu các tài sản thế chấp và phải được thanh toán vào 10 giờ sáng ngày hôm sau. Mức lãi suất này là rất quan trọng vì nó tác động lớn đến lãi suất các sản phẩm thương mại của ngân hàng như vốn vay, thế chấp, thanh toán trên các sản phẩm như tiết kiệm… Cách mà BOJ có thể ảnh hưởng đến lãi suất cho vay qua đêm là quản lý mức độ thanh khoản trong ngày của hệ thống ngân hàng. Nhu cầu thanh khoản của hệ thống ngân hàng có xu hướng cao nhất vào sáng sớm, đặc biệt là đối với những ngân hàng phải hoàn trả bất kì khoản vay trên thị trường qua đêm. BOJ cung cấp thanh khoản thông qua lãi thấu chi trong ngày; tuy nhiên, thấu chi phải được sao lưu bởi tài sản thế chấp phù hợp và tất cả các khoản thấu chi phải được thanh toán vào cuối ngày làm việc. Nguồn: japan/boj-interest-rate.aspx CHƯƠNG 3: CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NHTW VIỆT NAM 1. Các công cụ lãi suất chủ yếu của NHNN Việt Nam 1.1 Lãi suất tái chiết khấu Lãi suất tái chiết khấu (hay lãi suất chiết khấu) là lãi suất áp dụng khi NHNN tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác (tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi) cho các TCTD.(Điều 9, Luật NHNN 06/1997/QHX) Lãi suất tái chiết khấu thực hiện trên cơ sở các giấy tờ có giá: người nắm giữ giấy tờ có giá đem tới cầm cố tại ngân hàng để có được một khoản vay với giá trị nhỏ hơn giá trị trên các giấy tờ cầm cố (phần chênh lệch chính là tỷ lệ chiết khấu) và ngân hàng sẽ thu lại toàn bộ khoản tiền khi các giấy tờ này đáo hạn. Trong trường hợp các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán mà ngân hàng lại đang cần vốn kinh doanh, họ có thể đem các giấy tờ có giá này tới chiết khấu tại NHNN với lãi suất chiết khấu NHNN đã công bố trước đó để thu được nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. Rõ ràng, lãi suất tái chiết khấu đóng vai trò như mức lãi suất “sàn” trên thị trường. Lý do rất đơn giản: các tổ chức tín dụng đã vay vốn từ NHNN để cung cấp tín dụng cho khách hàng, nếu lãi suất cho vay khách hàng thấp hơn lãi suất huy động vốn từ NHNN, các tổ chức tín dụng sẽ không có lãi. Do vậy, lãi suất tái chiết khấu NHNN đưa ra cũng chính là mức lãi suất cho vay thấp nhất của các tổ chức tín dụng. Việc NHNN tái chiết khấu các giấy tờ có giá cũng tương tự như động thái tăng cung tiền trên thị trường. Tuy nhiên, lãi suất tái chiết khấu tăng cao sẽ hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của các TCTD và ngược lại. Nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu được thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Lãi suất chiết khấu được NHNN xác định và công bố, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Tăng lãi suất tái chiết khấu được coi là một trong số các công cụ thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của NHTW các quốc gia. 1.2 Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất áp dụng khi NHNN tái cấp vốn cho các TCTD thông qua các hình thức như:  Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.  Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.  Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. (Điều 17 Luật NHNN 06/1997/QHX) Về cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn có cách thức thực hiện gần tương tự nhau, trừ đối tượng. Lãi suất tái cấp vốn có thể áp dụng với nhiều loại giấy tờ có giá hơn và do vậy nó thường cao hơn lãi suất chiết khấu do các giấy tờ có giá đem cầm cố có mức độ rủi ro cao hơn. Cơ chế tác động của lãi suất tái cấp vốn cũng giống như lãi suất tái chiết khấu.Khi NHNN đặt ra mục tiêu chống lạm phát, ổn định tỷ giá, lãi suất tái cấp vốn sẽ tăng cao. 1.3 Lãi suất OMO Ở Việt Nam, nghiệp vụ thị trường mở là việc NHNN thực hiện mua - bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ. Lãi suất OMO chính là mức lãi suất (hay mức chiết khấu) các giấy tờ có giá được áp dụng trong nghiệp vụ OMO của NHNN. NHNN bán giấy tờ có giá làm giảm lượng vốn khả dụng trong các tổ chức tín dụng và hạn chế cung tiền trên thị trường. Ngược lại, khi mua giấy tờ có giá từ các tổ chức tín dụng thì NHNN đã “bơm” một lượng tiền tương ứng ra thị trường tiền tệ. Do đó, nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mà NHNN điều chỉnh cung tiền trong lưu thông nhờ thay đổi nguồn vốn khả dụng trong các tổ chức tín dụng, lãi suất OMO qua đó sẽ tác động gián tiếp tới lãi suất trên thị trường. Nếu tổ chức tín dụng chiết khấu giấy tờ có giá tại NHNN với lãi suất OMO thì nó phải cho vay với lãi suất lớn hơn mức lãi suất đã chiết khấu mới có thể có lãi, nếu mức chiết khấu quá cao sẽ làm hạn chế độ hấp dẫn và hạn chế khả năng của các TCTD với việc mua bán các giấy tờ có giá. 1.4 Lãi suất cơ bản Lãi suất cơ bản là lãi suất chỉ áp dụng đối với các khoản vay bằng Đồng Việt Nam, do NHNN công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng và xu hướng biến động của cung – cầu vốn trên thị trường. Theo Luật Dân sự 2005 và Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, các tổ chức tín dụng không được phép huy động và cho vay với lãi suất cao hơn 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố. (Nếu lãi suất cơ bản là 8%/năm, thì lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 12%/năm).Định kỳ hàng tháng, NHNN sẽ công bố mức lãi suất cơ bản áp dụng cho tháng sau hoặc sẽ công bố khi có sự điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. Như vậy, lãi suất cơ bản đóng vai trò như một “trần” lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, bảo vệ người đi vay trong trường hợp lãi suất trên thị trường có xu hướng tăng cao. Ở Việt Nam, lãi suất cơ bản được quy định lần đầu tiên trong Luật NHNN số 06/1997/QHX, chính thức được áp dụng từ 5/2000.Ngày 14/4/2010, NHNN ban hành Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam theo cơ chế lãi suất thỏa thuận, cho phép các tổ chức tín dụng được phép cấp tín dụng với lãi suất thỏa thuận phù hợp với chính sách tiền tệ của NHNN. Cùng với việc ban hành Thông tư này, quy định về lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN hết hiệu lực. 2. Sự khác biệt trong cơ chế điều hành lãi suất tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Đối với nước ta cơ chế điều hành lãi suất có sự thay đổi qua nhiều giai đoạn, từ giữa tháng 5/2008 đến nay, NHNN Việt Nam áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mà theo đó, các NHTM ấn định lãi suất cho vay tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong từng thời kỳ. Đây là công cụ trực tiếp để kiểm soát lãi suất kinh doanh của NHTM.Đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu để điều tiết lãi suất thị trường tiền tệ. Thiết lập một hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng với biên độ chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường:  “Trần” là lãi suất tái cấp vốn – là suất phạt vì thế đây là loại lãi suất cao nhất, “sàn” là lãi suất tái chiết khấu – lãi suất có mức thấp nhất (hiện nay là 10% - 8%/năm); lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành lang này  Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò định hướng và thực hiện việc “bơm” tiền ra hoặc “hút” tiền về, từ đó tác động đến cung – cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM. Chúng ta cùng xem lại lịch sử điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam Diễn biến từ T5/2008 - T7/2009: Tuy rằng đây là thời kỳ mà cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam làm lạm phát trong nước ở mức cao và lãi suất không ngừng leo thang nhưng NHNN có vẻ đã làm khá tốt nhiệm vụ điều hành lãi suất của mình theo mục tiêu khi các loại lãi suất chạy khá đúng theo mô hình điều hành, lãi suất liên ngân hàng chạy trong vùng trần sàn là lãi suất tái cấp vốn và lãi suât chiết khấu, lãi suất cơ bản cũng được điều chỉnh nhanh nhạy để điều tiết thị trường. Diễn biến từ T1/2009 - T9/2010: Cơ chế điều hành chạy khá tốt trong thời gian đầu từ T1/2009 - T7/2009 những sau đó bị phá vỡ sau khi thanh khoản trên hệ thống ngân hàng liên tục nóng. Khó tiếp cận với lãi suất thị trường 1, các ngân hàng tiến tới tiếp cận vốn trên thị trường 2 đã làm lãi suất liên ngân hàng vượt ra khỏi mục tiêu mô hình điều hành.Sau đó từ T3/ 2010 thì tình trạng này đã ổn định chở lại. Diễn biến từ T1/2010 - T8/2012: Năm 2010 tình hình lãi suất trong nước diễn ra khá êm đềm và các loại lãi suất chạy sát với mục tiêu của NHNN. Nhưng đến T11/2010 thì tình hình bắt đầu nóng lên, thanh khoản các ngân hàng bắt đầu thiếu hụt khi lượng vốn huy động từ dân cư bị hạn chế do lãi suất huy động thấp hơn lạm phát kỳ vọng. Lãi suất liên ngân hàng không những vượt lên những đỉnh cao mới và bung ra khỏi mô hình mục tiêu của NHNN, thời gian này lãi suất cơ bản việt nam đồng chính thức bị bỏ rơi khi NHNN chỉ điều tiết thị trường thông qua 2 lãi suất là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Đây là thời kỳ mà các ông ngân hàng lớn đã hưởng lợi nhuận khá cao từ sự chênh lệch lãi suất giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất liên ngân hàng. 3. Những điểm bất hợp lý trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam  Lãi suất cơ bản của NHNN công bố có tính chất hành chính vì nó được làm cơ sở xác định lãi suất trần cho vay nhưng NHNN không có cơ chế bảo vệ hữu hiệu cho mức lãi suất đã công bố nên trong thực tế khi thị trường khan hiếm vốn, các NHTM tìm cách lách trần lãi suất. Ngược lại, khi thị trường rơi vào cảnh thừa vốn, mức trần được tính từ lãi suất không còn có tác dụng. Hơn nữa, lãi suất cơ bản dường như tách rời không có liên hệ đáng kể với hai công cụ còn lại cuả NHNN là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu.  Mức trần lãi suất cho vay =150% lãi suất cơ bản hiện đang có hiệu lực không được giải thích một cách khoa học và thuyết phục.  Trong những năm vừa qua việc điều chỉnh lãi suất cơ bản của NHNN ngay lập tức tác động trực tiếp tới dân chúng và doanh nghiệp bởi nó tác động vào lãi suất cho vay chứ không tác động gián tiếp như cách điều hành của một số nước phát triển  Lãi suất cơ bản do NHNN công bố thiếu yếu tố trách nhiệm cá nhân nếu việc ấn định là không phù hợp với diễn biến thị trường.  Hiện nay, NHNN đang sử dụng lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần còn lãi suất tái chiết khấu làm lãi suất sàn để điều hành lãi suất liên ngân hàng nằm trong biên độ trần - sàn, từ đó gián tiếp tác động đến lãi suất cho vay của NHTM. Tuy nhiên, trên thực tế do việc xác định quy mô tổng hạn mức chiết khấu, tổng hạn mức tái cấp vốn chưa thật sự linh hoạt nên lãi suất liên ngân hàng chưa thực sự bám sát với nhu cầu thị trường và đảm bảo được mục tiêu của mức cung tiền. Đồng thời, công cụ nghiệp vụ thị trường mở chưa phát huy đúng vai trò của nó- mà một trong những nguyên nhân trọng yếu là do thiếu các giấy tờ có giá, đặc biệt là NHTM nhỏ thường ít nắm giữ các giấy tờ có giá để tham gia giao dịch trên thị trường mở dù đây chính là đối tượng thường khó khăn về khả năng thanh khoản- nên hai công cụ lãi suất này không hiếm lần trở nên lạc lõng, mất vai trò trần/sàn của mình khi nhiều lần lãi suất liên ngân hàng tăng liên tục vượt trần thậm chí gấp 2-3 lần lãi suất trần. Nói cách khác, NHNN đã không hoàn thành đầy đủ vai trong người cho vay cuối cùng thông qua công cụ lãi suất.  Hiệu lực,hiệu quả của các cơ chế điều hành LS chưa cao. Tính kỷ luật trong hoạch định các chính sách vĩ mô chưa cao, tình trạng mâu thuẫn của các mục tiêu của các chính sách vẫn thường xảy ra  Mức độ tự do của LS còn hạn chế. Việc điều chỉnh cơ chế điều hành lãi suất rất dễ gây ra mất ổn định trong nền kinh tế và khó có thể đảm bảo các mục tiêu của CSTT KẾT LUẬN ------ Công cụ lãi suất là một công cụ rất nhạy cảm và có tác động rất lớn đến nền kinh tế, do đó NHTW phải thận trọng khi đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách lãi suất, đồng thời phải đưa ra các biện pháp kịp thời, chính xác để can thiệp nhằm giữ ổn định cho thị trường. Do cơ chế điều hành lãi suất ở nước ta hiện nay vẫn chưa hoàn hảo, còn nhiều bất cập tác động đến toàn bộ nền kinh tế; vì vậy cần phải nhìn nhận chính sách lãi suất là một trong những chính sách tiền tệ chung và phải kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các chính sách tiền tệ khác. Lãi suất cơ bản là loại lãi suất mà thị trường tập trung theo dõi để dự đoán động thái và tình hình chính sách của NHTW. Để thị trường rõ ràng, đúng định hướng, mục tiêu, NHTW nên công bố rõ ràng, và “chốt” lãi suất nào là lãi suất chính sách chính thức như thông lệ thế giới, các lãi suất chính sách khác (công cụ lãi suất kể cả lãi suất trả cho tiền gửi dự trữ, nghiệp vụ OMO) là những công cụ hỗ trợ NHTW điều hành lãi suất theo đúng mục tiêu đã đề ra. Để đúng mục tiêu, hướng đến mặt bằng lãi suất nào đó thì NHTW phải có khả năng “bảo vệ” cho lãi suất đã công bố. Như trong chương 2 đã điểm qua một số quốc gia có thị trường tài chính phát triển, họ đều có một “lãi suất chính”và bằng các công cụ chính sách tiền tệ khác nhau, NHTW sẽ điều hành thị trường theo lãi suất chính này. Điểm chung, mấu chốt, là các NHTW này có khả năng bảo vệ lãi suất mục tiêu của mình bằng cách hướng lãi suất thị trường (liên ngân hàng qua đêm hoặc ngắn hạn) đi theo lãi suất mục tiêu thông qua bơm tiền trên thị trường mở một cách không giới hạn. Vì vậy để thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn, NHNN Việt Nam nên học theo những ưu điểm của cơ chế điều hành lãi suất của NHTW những nước phát triển: tìm ra một lãi suất chính và bảo vệ cho lãi suất đó hoạt động có hiệu quả nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfh94040538_4549.pdf
Luận văn liên quan