- Tòa có thể xem xét vấn đề khế ước hay đảm bảo khác có phảicông khai,
và nếu có, thì sẽ là bản chất và mức độ của ràng buộc và thỏa thuận đó.
-Sự phóng thích đó phải có hiệu quả dựa trên sự công khai một ràng buộc
hay giao kèo hợp lý.Tòa không thể đồng ý một yêu cầu Saint Vincent và
Grenadines rằng không một ràng buộc hay giao kèo nào nên được công khai.
Sự công khai một ràng buộc hay giao kèo dường như cần thiết đối với Tòa
trong bản chất của phiên tòa giải thoát ngay lập tức.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3962 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật biển 1982, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên cơ sở của
báo cáo này; nếu các cuộc thương lượng không thành, thì các bên, qua sự
thỏa thuận với nhau, đưa vấn đề ra theo các thủ tục đã được quy định ở Mục
2, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;
iii. Điểm nhỏ này không áp dụng đối với các vụ tranh chấp liên quan đến
việc hoạch định ranh giới các vùng biển đã được một thỏa thuận giữa các
bên giải quyết dứt khoát, cũng như đối với các vụ tranh chấp phải được giải
quyết theo đúng một bạn thỏa thuận hai bên hay nhiều bên có tính chất ràng
buộc các bên;
b) Các vụ tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động
quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của Nhà nước được sử dụng cho
một dịch vụ không có tính chất thương mại, và các vụ tranh chấp liên quan
5
đến các hành động bắt buộc chấp hành, đã được thực hiện trong việc thi
hành các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán mà Điều 297, khoản 2
và 3, đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một Tòa án;
c) Các vụ tranh chấp mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, trong khi thi hành
các chức năng của mình do Hiến chương Liên hợp quốc giao phó có
trách nhiệm giải quyết, trừ khi Hội đồng bảo an quyết định xóa vấn đề trong
chương trình nghị sự của mình hay yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết
tranh chấp của họ bằng các phương pháp đã qui định trong Công ước.
2. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì bất kỳ lúc
nào cũng có thể rút lui tuyên bố đó hay thỏa thuận đưa ra một vụ tranh chấp
mà tuyên bố này đã loại trừ, ra trước bất cứ thủ tục giải quyết nào đã được
trù định trong Công ước.
3. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì không thể
đưa ra một vụ tranh chấp, nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra
trước một thủ tục nào đó trong số các thủ tục đã được trù định trong Công
ước, nếu không có sự thỏa thuận của quốc gi thành viên đang tranh chấp với
mình.
4. Nếu một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, điểm a, thì
bất kỳ quốc gia thành viên nào khác cũng có thể đưa ra mọi tranh chấp giữa
quốc gia đó với quốc gia đã ra tuyên bố và nằm trong một loại tranh chấp đã
bị loại trừ, ra giải quyết theo thủ tục được định rõ trong tuyên bố này.
5. Một tuyên bố mới hay một thông báo rút lui một tuyên bố không hề có tác
động đến thủ tục đang áp dụng trước một toàn án xét xử theo đúng điều này,
trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
6. Các tuyên bố hay các thông báo rút lui các tuyên bố nói ở điều này phải
được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc để lưu chuyển, Tổng thư ký Liên
hợp quốc chuyển các bản sao các văn kiện đó cho các quốc gia thành viên.
II) Vụ Barbados& Trinidad và Tobago
1.Vụ việc
Giải quyết tranh chấp giữa Barbados với Trinidad và Tobago về việc phân
định ranh giới Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa.
Biện pháp giải quyết tranh chấp và cơ sở xác định thẩm quyền xét xử
của tòa Trọng tài:
Những bất đồng giữa Barbados với Trinidad và Tobago trong việc phân định
ranh giới Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa vốn đã xuất hiện từ
trước khi xảy ra tranh chấp khoảng 3 thập kỷ. Hai nước đã tổ chức các cuộc
6
gặp gỡ ngoại giao cấp cap và tiến hành rất nhiều cuộc đàm phán song
phương về việc sử dụng tài nguyên trong vùng biển nhưng không đi đến kết
quả. Hai bên đã thỏa thuận với nhau rằng sau khi kết thúc vòng đàm phán
thứ 5 về đường biên giới trên biển vào tháng 11/2003 thì sẽ tiếp tục tổ chức
những vòng đàm phán xa hơn vào tháng 2/2004. Tuy nhiên, ngày 6/2/2004,
Trinidad và Tobago đã có hành động bắt giữ những ngư dân người Barbados
và buộc tội họ đánh bắt cá trái phép. Barbados cho rằng Trinidad và Tobago
đã có hành động và lời lẽ thách thức Barbados đưa vấn đề tranh chấp đường
biên giới trên biển giữa hai nước này ra Tòa trọng tài. Barbados đã thực hiện
điều này ngay sau đó. Tuy nhiên, phía Trinidad và Tobago lại không đồng ý
chấp thuận thẩm quyền xét xử của tòa trọng tài trong việc tranh chấp này.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Liệu Tòa án trọng tài có thẩm quyền giải quyết
những tranh chấp giữa Barbados với Trinidad và Tobago theo như yêu của
Barbados hay không? Và nếu có thì thẩm quyền ấy của tòa có bị giới hạn bởi
một điều khoản nào không?
Đứng trên lập trường của Barbados:
Barbados công nhận thẩm quyền của tòa trọng tài trong vụ việc này dựa
trên những quy định của Phần XV về giải quyết các tranh chấp, đặc biệt
là Điều 286, 287, 288 và Phụ lục 7 của Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật biển(UNCLOS). Barbados lập luận rằng những điều khoản này đã
xác định thẩm quyền xét xử của Tòa trọng tài là hiển nhiên bất kể theo đề
nghị của bên tranh chấp nào. Nếu không bên nào có một tuyên bố gì theo
Điều 298 của UNCLOS (về những phương án thay thế cho những biện
pháp giải quyết tranh chấp được liệt kê ở Phần XV) cũng như không bên
nào đưa ra một tuyên bố chính thức nào về việc chọn một hình thức đặc
biệt nào cho việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên theo Điều 287 của
UNCLOS thì việc giải quyết vụ việc theo thủ tục trọng tài là hoàn toàn có
cơ sở pháp lý.
Về mặt thực tiễn vụ việc, trach chấp giữa hai nước đã kéo dài suốt 5 năm
với 9 vòng đàm phán bất thành, Barbados cho rằng khả năng hai nước tự
hòa giải là rất ít và việc yêu cầu sự giải quyết của một toà trọng tài là
thực sự cần thiết. Barbados cũng lập luận rằng không một điều khoản nào
trong UNCLOS xác nhận rằng bất cứ một bên tranh chấp nào có quyền
đơn phương kéo dài những cuộc đàm phán không hạn định để tránh việc
phải chấp thuận sự giải quyết tranh chấp từ một bên thứ 3.
Trinidad và Tobago phản ứng lại những lập luận của Barbados, cho rằng
Barbados đang cố tình lòng vòng để tránh những điều kiện đầu tiên đề
thành lập một toàn trọng tài theo quy tắc được quy định bởi UNCLOS.
Trinidad và Tobago cho rằng sự nhất trí của cả hai bên là cần thiết trước
khi chuyển từ hình thức đàm phán theo Điều 74 và Điều 83 của
7
UNCLOS sang sử dụng những biện pháp giải quyết tranh chấp được đưa
ra trong Phần XV của UNCLOS. Barbados phản biện lại rằng điều đó sẽ
làm mất đi quyền lợi của một quốc gia viện dẫn điều khoản về trọng tài
phân xử khi mà quốc gia còn lại vẫn cứ muốn tiếp tục đàm phán.
Barbados cho rằng sự phản đối này của Trinidad và Tobago là thiếu cơ sở
pháp lý.
Đứng trên lập trường của Trinidad và Tobago:
Trinidad và Tobago cho rằng tòa trọng tài không có nghĩa vụ phải nghe
những yêu sách của Barbados bởi Barbados đã không thi hành đúng như
sự diễn giải của những điều khoản xác thực trong UNCLOS, cụ thể là
Điều 74, 83, 283, 286 và 298.
Trinidad và Tobago viện dẫn Điều 283 để chứng minh rằng hai bên chưa
thực hiện hết nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao đổi quan điểm để giải
quyết tranh chấp bằng đàm phán và những biện pháp hòa bình khác nên
chưa cần đến việc phải có một tòa trọng tài đứng ra giải quyết tranh chấp.
Hơn nữa Trinidad và Tobago phủ nhận việc Barbados cho rằng Thủ
tướng của họ đã phát biểu là những cuộc đàm phán đã khó đi đến kết quả.
Tất cả những gì họ đã phát biểu chỉ thể hiện rằng đàm phán về việc phân
định biên giới đã tiến xa hơn những cuộc đàm phán về việc đánh bắt cá.
Trinidad và Tobago cũng không cho rằng những bất đồng trong thực tế
giữa hai nước đã và đang được giải quyết bằng đàm phán chưa căng
thẳng đến mức trở thành một tranh chấp và bản thân việc đàm phán giữa
hai nước cũng chưa đủ điều kiện để được coi là những cuộc trao đổi ý
kiến giữa các bên. Do vậy Điều 283, trong trường hợp này, chưa thể dẫn
đến việc hai nước phải chọn một trong những cách giải quyết được nêu ra
ở Phần XV của UNCLOS.
Trinidad và Tobago cũng đã viện dẫn Điều 287 của UNCLOS để chứng
minh rằng tòa trọng tài không có nghĩa vụ cũng như thẩm quyền nghe
những yêu sách của Barbados về việc đánh bắt cá của ngư dân Barbados
trong phạm vi khu vực đánh bắt cá nằm Vùng Đặc quyền kinh tế của
Trinidad và Tobago.
Tòa trọng tài xem xét thẩm quyền xét xử của mình
Tòa trọng tài xét thấy rằng những cuộc đàm phán kéo dài trong suốt một
khoảng thời gian đáng kể giữa hai bên đã không đi đến kết quả. Trong
điều kiện đó, nghĩa vụ của các bên là tuân theo những quy định tại Điều
74 (2) và 83 (2) nói rằng hai bên cần phải sử dụng đến những biện pháp
tranh chấp đã được nêu trong Phần XV của UNCLOS và Tòa trọng tài
hoàn toàn có đủ thẩm quyền để giải quyết tranh chấp giữa hai nước.
2.Thẩm quyền của tòa án
8
Trong vụ việc trên ,nội dung thẩm quyền của tòa án khi giải quyết tranh
chấp được nêu chi tiết như sau:
- Tòa xem xét những vấn đề có liên quan đến quyển tài phán của tòa để
nghe và xác định cuộc tranh cãi để xem vấn đề tồn tại giữa các bên đối lập.
- Barbados đệ trình rằng: Tòa án đã vượt quá thẩm quyền của mình trong
cuộc tranh cãi này, Barbados đã đưa ra để xem xét điều đó nhưng tòa án
là không có thẩm quyền vượt quá, những gì Barbados quan niệm như một
thành tố thêm vào được đưa vào áp dụng bởi Trinidad và Tobago, nó tập
trung vào đường biên giới thềm lục địa ở ngoài 200 hải lý .
- Trinidad và Tobago lại có cách nhìn khác, đưa ra để xem xét rằng Tribunal
không có quyền hạn để tham gia cuộc tranh cãi mà Barbados đưa ra để xem
xét phân xử, nhưng nước này ( Trinidad) cho rằng mình cũng sẽ có quyền
hạn trong vụ tranh cãi này bởi nó liên quan đến biên giới thềm lục địa và
biển cả giữa 2 nước.
-Trinibunal ở đây đã viện dẫn phần XV của công ước Luật biển 1982 trong
khía cạnh tranh cãi giữa họ có liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng
công ước. Theo mục 2 của phần XV có nói rằng các thủ tục bắt buộc dẫn tới
các quyết định bắt buộc cái mà được áp dụng khi việc giải thích hay áp dụng
công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng mục 1, ở đây các
quy định chung bao gồm hướng tới những thỏa thuận bằng đàm phán và các
phương pháp hòa bình khác.
Điều 287 của công ước Luật Biển 1982 cho phép các bên được quyền lựa
chọn thủ tục cho việc giải quyết tranh cãi của họ nhưng mà nước đó( party)
phải làm theo hình thức tuyên bố bằng văn bải ( a written declaration) chọn
một trong số những biện pháp đặc biệt để giải quyết những tranh cãi ( Điều
287, khổ 1). Theo khổ 3 của điều này đã nói rằng, cả 2 bên được coi là chấp
nhận theo trọng tài trong sự phù hợp với phụ lục VII của công ước Luật
biển.
- Điều 298 đưa ra những điều khỏan cho quốc gia để tùy chọn hình thức
tuyên bố bằng văn bản mà không thuộc sự điều khiển của những biện pháp
được cung cấp ở mục 2 với sự tôn trọng đến sự đa dạng của các hình thức
tranh cãi, nhưng 1 bên cũng không thể làm nên được một tuyên bố như vậy.
Nó phải theo sự đồng thuận của cả 2 bên để những tranh cãi của họ trong
việc giải thích và áp dụng công ước luật biển được giải quyết bởi những quy
định bắt buộc của tòa án trọng tài trong sự thỏa thuận ở phụ lục VII, không
nằm ngoài bất kỳ sự giới hạn (ràng buộc) hơn là những cái có sẵn trong điều
khỏan cảu phần XV và phụ lục VII.
- Trong trường hợp này, các bên tranh chấp về việc phân định thềm lục địa
và Vùng Đặc quyền Kinh tế trong vùng biển tiếp nối hay gần kề với bờ biển
9
của họ. Theo Điều 74(1) và Điều 83(1) của UNCLOS, họ buộc phải đưa ra
một sự phân định ranh giới “bằng một sự thỏa thuận dựa trên nền tảng là
Luật quốc tế” nhằm đạt được một giải pháp công bằng.
- Từ cuối những năm 1970, hai bên đã tổ chức những buổi thảo luận về việc
sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đánh bắt cá và
hydrocarbon trong vùng biển. Cho đến nay, đó vẫn là những vấn đề tranh cãi
giữa hai bên (xem Đoạn 46-48, 52 trên đây). Tháng 6/2000, hai bên bắt đầu
các vòng đàm phán chính thức. Từ đó đến tháng 11/2003, họ đã tổ chức 9
vòng đàm phán. Một số là để giải quyết vấn đề phân định ranh giới, còn lại
liên quan đến việc đánh bắt cá trong những vùng nước liên quan đến việc
phân định đường ranh giới. Một vòng đàm phán sâu hơn đã được tổ chức
vào tháng 12/2000 (xem Đoạn 53, 54 trên đây). Bất kể những nỗ lực của hai
bên, họ vẫn thất bại trong việc đi đến một thỏa thuận.
- Theo quan điểm của Tòa, hai bên đã đàm phán trong suốt một khoảng thời
gian hợp lý nhưng vẫn không đi đến một thỏa thuận nào, Điều 74(2) và Điều
83(2) của UNCLOS đã quy định cho họ nghĩa vụ phải dùng đến những biện
pháp được đưa ra tại Phần XV của UNCLOS.
- Căn cứ vào thực tế là những thất bại của họ trong việc đi đến một thỏa
thuận sau một khoảng thời gian hợp lý trong việc phân định ranh giới EEZ
và thềm lục địa, và những thất bại trong việc thỏa thuận về những quy phạm
pháp luật được vận dụng, đặc biệt là trong mối quan hệ về ECS, rõ ràng là
giữa hai bên đã xảy ra tranh chấp.
- Sự tranh chấp đó còn liên quan đến việc giải thích và vận dụng Điều 74 và
Điều 83 của UNCLOS. Đặc biệt, việc vận dụng những Điều khoản này sẽ
phải tuân thủ nguyên tắc là có sự nhất trí giữa hai bên trên cơ sở Luật quốc
tế. Tuy nhiên, hai bên đã không thể nhất trí với nhau về việc quyết định quy
phạm pháp luật nào được áp dụng.
- Sự thực rõ ràng rằng phạm vi của tranh chấp chưa hoàn toàn nối khớp với
nhau và sự hiện hữu của tranh chấp là sự khác biệt trong tầm hiểu biết của
các bên về phạm vi pháp luật của mình.Sự thực trong trường hợp này ,2 bên
không mong muốn vẽ một đường biên giới riếng biệt nào.( a fortiori ).Theo
đó, họ khăng khăng muốn vẽ một đường biên rành mạch ,rõ ràng mà được
quy định giữa các bên qua các phiên thương lượng .Trong các tình huống
thực tế mà bản báo cáo của tòa đề cập , các bên cho rằng sự giải quyết rõ
ràng cho tranh chấp còn nằm ở việc sử dụng những cơ sở luật pháp nào là
10
thích đáng ,và những cơ sở này phải tuân theo luật pháp quốc tế .Cuối
cùng,mới có thể vẽ được một đường biên thực tế.
- Tranh chấp của vụ việc trên luôn đi kèm với nhũng cuộc đàm phán .Với
nghĩa vụ theo luật quốc tế của mình ,quy định rằng không đòi hỏi hai bên
phải tiếp tục đàm phán ,nhưng cũng không có thực tế nào nói rằng xung
quanh việc đàm phán 2/2004 ngăn ngừa Barnados đưa ra những lý do thích
hợp để phân định ranh giới trên biển .Sự hòa giải trong tranh chấp này sẽ
được xem xét lần cuối cùng nếu không có sự hòa giải theo thủ tục và điều
khoản của phần XV ,điều 72(2)& 83(2) theo công ước luật biển và phải nêu
rõ là các bên có quyền mở rộng quyền đàm phán để tìm được khoảng thời
gian thích hợp cho giải quyết tranh chấp.
- Vấn đề được đưa ra trước khi tranh chấp xuất hiện sẽ không bị ràng buộc
bởi vấn đề thời gian mà các bên chỉ thực hiệntheo điều 74 và 83 của chương
XV ,công ước luật biển.
(i). Điều 279- 280 của chương này nhắc lại những bổn phận của việc
giải quyết tranh chấp bằng hòa bình ,và đây cũng là cách thức các bên tự
nguyện lựa chọn.
(ii).Điều 281 nêu ra các bên phải đồng ý “have agree” để tìm kiếm một
biện pháp giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.Điều 282 quy định
rằng các bên có thể ký kết các điều ước song phương ,đa phương khi xảy ra
tranh chấp theo quy định của công ước này .Điều 281 ,các bên có thể dùng
ad hoc để giải quyết tranh chấp nảy sinh .Và với vụ việc cụ thể này ,trong
suốt tiến trình thương lượng ,mặc dù không có một cam kết chính thức nào
được ký nhưng bất kỳ sự việc nào tiến trình đàm phán đều được thực hiện
theo điều 74(1) và 83(1) .Và cũng không được sử dụng thêm một biện pháp
nào cho đên khi giải pháp hòa bình trong đàm phán thất bại theo điều 74(2)
và điều 283(2) và điều 281(1) chương XV của công ước.
(iii). Điều 282 chỉ ra rằng sử dụng phương pháp trọng tài có quyền chấp
nhận thực hiện thủ tục theo cách chung hoặc theo những điều ước song
phương với nhau nhưng dù sao thì vẫn phải thực hiện bổn phận của mình
theo công ước này.
- Chương XV nói rõ rằng nghĩa vụ của các bên theo điều 283 (1) “hai bên
tiến hành nhanh chóng các cách để giải quyết tranh chấp bằng đàm phán và
các phương sách hòa bình”.
11
-Tòa án xem xét điều 283 (1) và thấy rằng ở đây không có những lý lẽ
thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề .Cuối cùng ,trong những năm qua thì
tranh chấp vẫn chưa được giải quyết bằng con đường đàm phán nên các bên
buộc phải trao đổi các quan điểm này thông qua thương lượng theo như yêu
cầu của điều 283 (1) cho biện pháp này cùng với điều 74 và 83 ,được gộp
chung vào với phương pháp thương lượng mà chương này của hiến chương
trình bày.
- Tương tự, Điều 283 (1) không có nghĩa là khi đàm phán không đạt được
kết quả trong một thỏa thuận, các bên phải gặp gỡ một cách riêng biệt để
"trao đổi quan điểm" về việc giải quyết tranh chấp bằng "những biện pháp
hoà bình khác ". Những yêu cầu trao đổi quan điểm cũng vốn có trong (thất
bại) thương lượng. Hơn nữa, Điều 283 được áp dụng cho thủ tục mà trong
đó yêu cầu một sự thảo luận chung của các ngành cơ khí để thành lập (ví dụ
như thiết lập một quá trình hòa giải) hơn là một tình trạng mà trong đó phần
XV chính nó mang lại cho một bên để tranh chấp một quyền đơn phương để
cầu khẩn thủ tục trọng tài quy định tại Phụ lục VII.
- Quyền đơn phương đó sẽ bị phủ nhận nếu các nước có liên đã thảo luận về
khả năng xảy ra sự trông cậy vào thủ tục đó rồi, đặc biệt là kể từ khi có một
tranh chấp về sự phân định thì các nước liên quan có thể thực hiện một tuyên
bố quy định tại Điều 298 (1) (a) (i) như lựa chọn quá trình phân xử. Quốc
gia thực hành liên quan đến Phụ lục VII thừa nhận rằng nguy cơ bị thủ tục tố
tụng trọng tài được thành lập một cách đơn phương chống lại một quốc gia
là một phần vốn có của cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS (chỉ cần
nộp hồ sơ tuyên bố chấp nhận thẩm quyền giải quyết của Tòa án Quốc tế Tư
pháp như là một nguy cơ đối với quốc gia khác, có 64 nước đã được thực
hiện như một " điều khoản tùy chọn" tuyên bố , và có tranh chấp với nước
mà hiện nay đang tuyên bố bất ngờ).
- Toà đạt đến một kết luận như nhauvề khả năng yêu cầu để thương lượng
một cách giải quyết theo Điều 74 (1) và 83 (1) có thể được coi như là một
"thủ tục cho cách giải quyết " đã được "vạch hạn mà không có một cách giải
quyết " cũng như mang theo khoản 2 Điều 283 vào chơi, và theo lộ trình đó
mà yêu cầu các bên phải "tiến hành nhanh chóng để trao đổi ý kiến " sau sự
định hạn không thành công trong cuộc đàm phán về việc phân định của họ.
Để yêu cầu thêm sự trao đổi ý kiến (trong đó có mục đích không phải là quy
định tại Điều 283 (2)) là không thực tế.
- Trong thực hành nghĩa vụ liên quan dựa trên các bên dưới mục 1, phần XV
là để tìm cách giải quyết các tranh chấp bằng cách nhờ đển đàm phán, một
12
nghĩa vụ nằm trong trường hợp sự phân định tranh chấp chồng với các nghĩa
vụ để đạt được thỏa thuận trên sự phân định của điều 74 và 83Dựa trên sai
lầm của các bên để giải quyết các tranh chấp nhờ vào Phần 1, tức là để giải
quyết bằng cách đàm phán, Điều 287 cho phép một trong các bên đ ưa tranh
chấp lên trọng tài.
- quyền đơn phương cầu khẩn thủ tục trọng tài của UNCLOS này được ghi
rõ ràng trong Điều 287 trong đó cho phép các tranh chấp lung lay được đưa
lên trọng tài "theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào"; đó cũng được
phản ánh trong Điều 1 của Phụ lục VII. Do đó, các điều 74 (2) và 83 (2),
viên đẫn cho "các quốc gia liên quan" (in the plural) viện đến các thủ tục
(thường được nêu) được quy định trong Phần thứ XV, phải được hiểu như là
viện dẫn cho các thủ tục trong các điều khoản trong đó chúng được đặt trong
Phần thứ XV: nơi mà các thủ tục đòi hỏi phải hành động chung bởi các nước
có tranh chấp thì phải hoạt động chung, nơi mà họ bị nói là sự vện dẫn trên
cơ sở đơn phương của họ không thể được coi là không phù hợp với mọi yêu
cầu cho các hành động chung mà có thể được chi vào các Điều 74 (2) hoặc
83 (2).
- Barbados trong phiên tòa hiện tại đã chọn, theo điều 287, để suy ra tranh
chấp với Trinidad và Tobago đối với một hội đồng trọng tài được thiết lập
theo như Phụ lục VII, Hội đồng xét xử, với điều 288, có quyền tối cao đối
với mọi tranh chấp liên quan đến sự giải thích hay đơn kiện của UNCLOS
thứ mà được chấp nhận đối với nó theo như phần XV. Khoản 4 điều này
cũng cho rằng nếu có một tranh chấp thì bất chấp Hội đồng xét xử có thẩm
quyển hay không, vấn đề vẫn được quyết định bởi Hội đồng.
- Yêu cầu xét tới những chấp thuận của tranh chấp đối với Hội đồng được
đưa ra trong Phụ lục VII, cái đã tạo nên một phần của sự sắp đặt được thiết
lập bởi phần XV.
- Điều 1 của phụ lục VII cho phép các bên tham gia tranh chấp để chấp
thuận cuộc tranh cãi đối với trọng tài bằng văn bản viết, thứ phải được đi
kèm bởi một yêu cầu và một nền móng mà nó dựa vào. Barbados hoàn thành
vào 16/3/2004, đi kèm bởi đòi hỏi và nền tảng được yêu cầu. Barbados tuân
theo yêu cầu của UNCLOS cho sự chấp thuận tranh tụng đối với trọng tài
với phụ lục VII.
- Đoạn 2 trong Yêu sách của Barbados nói rằng “tranh tụng liên quan đến
giới hạn của vùng kinh tế độc quyền và vách lục địa giữa Barbados và Cộng
hòa Trinidad và Tobago”, và nhu cầu thay thế tuyên bố (trong khoản 15)
rằng “ Barbados yêu cầu một đường biên giới biển, giới hạn vùng kinh tế và
13
vách lục địa giữa Barbados và Cộng hòa Trinidad và Tobago, dưới điều 74
và 83 UNCLOS”.
- Có một vài khác biệt giữa các bên như lối thoát cho các vấn đề gây tranh
chấp mà Hội đồng phải xử lý, đặc biệt về những gì các bên tham gia liên
quan đến “ dải phân cách lục địa mở rộng”, với ý nghĩa rằng phần phân cách
lục địa nằm trên đó 200 m. Trinidad và Tobago công nhận rằng vấn đề là
một phần của tranh chấp được chấp thuận bởi Hội đồng, trong khi Barbados
công nhận rằng nó được giới hạn bởi các thuật ngữ mà các thông báo văn
bản thiết lập sự phân xử, đặc biệt sự miêu tả của nó về tranh chấp và nhu cầu
thay thế. Hội đồng cho rằng tranh chấp để xử lý bao gồm đường chia lãnh
thổ mở rộng, vì (i) nó hoặc hình thành tranh chấp được chấp thuận bởi
Barbados, hoặc liên quan chặt chẽ thích đáng đến việc hình thành tranh chấp
đó, (ii) ghi chép của các cuộc thương lượng chỉ ra rằng nó là phần của chủ
đề trên bàn thương lượng, và (iii) trong các sự kiện chỉ có trong luật một
“đường lãnh thổ” đơn hơn là một đường lãnh thổ bên trong và một đường
lục địa mở rộng riêng biệt hay xa hơn.
- Tranh chấp được đệ trình lên trọng tài bởi Barbados, ..liên quan đến “sự
phân định ranh giới của EEZ và thềm lục địa giữa Barbados và Trinidad &
Tobago” , và đến sự quyết định đường ranh giới đơn , phân chia EEZ và
thềm lục địa giữa Barbados và Trinidad & Tobago, như được cung cấp trong
Đ74 và 83 của UNCLOS”. Mặc dù quyền đánh cá được đưa ra của người
Barbado đã bị ảnh hưởng bơi sự phân định ranh giới đã được tranh cãi trở
thành trường hợp có liên quan mà có thể sửa đổi đường phân giới .
Vì những lý do trên, Tòa quyết định :
- Tòa có thẩm quyền phân ranh giới bởi việc vẽ một đường ranh giới đơn,
thềm lục địa và EEZ thích hợp với mỗi bên trong phần nước mà đòi hỏi của
mỗi bên trong phần đó chồng chéo lên nhau.
- Thẩm quyền của Tòa trong khía cạnh trên bao gồm sự phân định ranh giới
biển liên quan tới phần lục địa mở rộng thêm 200 nm
- Trong khi Tòa có thầm quyền xem xét ảnh hưởng có thể tới đường ranh
giới trong tương lai của hoạt động đánh bắt cá của người Barbados trong
phần nước bị ảnh hưởng bởi sự phân định ranh giới, Tòa không có thẩm
quyền đưa ra quyết định liên quan đến cách thức đánh cá thích hợp để ứng
dụng trong những phần nước mà có thể được quyết định là một phần của
vùng EEZ của Trinidad và Tobago.
* Tòa nhấn mạnh rằng thẩm quyền của nó bị giới hạn đối với tranh chấp liên
quan đến việc phân định ranh giới biển giữa Barbados và Trinidad&
Tobago.Tòa không có thẩm quyền về những đường ranh giới trên biển giữa
2 bên và bất cứ nước thứ 3 nào, và sự quyết định của Tòa không gây tổn hại
cho vị trí của bất cứ nước nào về những đường biên giới như vậy.
14
III) Cơ cấu tổ chức của ITLOS
Tòa án luật biển quốc tế được thành lập theo Đ 287(1.a) và phụ lục
VI CƯ 1982. Chính các nước đang phát triển chủ trương thành lập tòa
này bởi họ có khả năng nắm được đa số để có tiếng nói hơn, và ITLOS sẽ
có điều kiện giải thích và áp dụng CƯ mới 1 cách thống nhất, đúng đắn
nhất, phản ánh được lợi ích của các nước thế giới thứ 3. Còn các nước
công nghiệp phát triển thì tỏ ra dè dặt vì họ lo ngại các nước đang phát
triển sẽ nắm vị trí ưu thế ở Tòa này. ITLOS đóng trụ sở tại Hăm Bốc,
Cộng hoà Liên bang Đức.
1. Cơ cấu tổ chức của ITLOS
i. Điều 2 : số thành viên của Tòa án gồm 21 quan tòa độc
lập được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và
liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực Luật Biển.
ii. Điều 2, 3, 4 : nguyên tắc lựa chọn :
+ thành phần của tòa phải đảm bảo có sự đại diện của các hệ thống pháp
lý chủ yếu của thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý.
+ mỗi quốc gia thành viên có quyền chỉ định nhiều nhất là 2 người. các
thành viên của tòa án sẽ được tuyển chọn trên danh sách đề cử, nhưng tòa
không thể có quá 1 công dân của cùng 1 quốc gia.
+ các thành viên của tòa được bầu bằng bỏ phiếu kín, là những ứng cử
viên đạt được số phiếu bầu cao nhất và phải được 2/3 số quốc gia thành
viên có mặt và bỏ phiếu.
iii. nhiệm kỳ của các thành viên là 9 năm và có quyền tái cử.
để duy trì tính liên tục của tòa án khi các thành viên mãn hạn nhiệm kỳ, ở
cuộc bầu cử đầu tiên : 7 người sẽ mãn nhiệm sau 3 năm, 7 người sẽ mãn
nhiệm sau 6 năm và họ được chỉ định qua rút thăm do tổng thư ký UN
thực hiện ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên. cứ 3 năm thì thành phần của
tòa lại được đổi mới 1/3.
2. Thẩm quyền của Toà án quốc tế về luật biển
a. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
i. Quyền được đưa vấn đề ra tòa
Điều 20 quy chế của Toà án quốc tế về luật biển quy định:
“1. Toà án được để ngỏ cho các quốc gia thành viên;
15
2. Toà án được để ngỏ cho các thực thể không phải là quốc gia thành
viên trong tất cả các trường hợp đã được quy định trong rõ trong phần
XI hay cho mọi tranh chấp được đưa ra theo mọi thoả thuận khác,
giao cho Toà án một thẩm quyền được tất cả các bên trong vụ tranh
chấp chấp nhận ”
Như vậy, các bên được quyền đưa tranh chấp ra trước Toà án bao
gồm:Các quốc gia thành viên, các quốc gia không thành viên, các thể
nhân, pháp nhân, tổ chức quốc tế.
ii. Những trường hợp Tòa có thẩm quyền
Toà có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia theo ba
cách:
• Chấp nhận thẩm quyền của Toà án theo từng vụ việc
Trong trường hợp các quốc gia thành viên Công ước chưa ra tuyên bố
chấp nhận trứơc thẩm quyền của Toà án khi ký, phê chuẩn hay tham
gia Công ước, nếu xảy ra tranh chấp giữa họ hay giữa một bên là quốc
gia thành viên và một bên không là quốc gia thành viên thì thẩm
quyền của Toà án chỉ được hình thành bằng thoả thuận của hai bên
đồng ý đưa vụ việc ra trước Toà án.Thoả thuận phải ghi rõ các bên
liên quan, vấn đề tranh chấp, các lập luận viện dẫn, yêu cầu đối với
Toà án, chỉ định thẩm phán ad hoc. Trong thoả thuận, các bên liên
quan cũng có thể đề nghị áp dụng thủ tục xét xử rút gọn phù hợp với
Điều 28 nội quy của Toà án.
• Chấp nhận trước thẩm quyền của Toà án trong các điều ước
quốc tế
Theo khoản 2 Điều 288 Công ước, Toà án có thẩm quyến xét xử bất
kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều
ước quốc tế có liên quan đến mục đích của Công ước và đã được đưa
16
ra cho Toà án theo đúng quy định của điều ước này. Thẩm quyền của
Toà án còn được xác lập hoặc thong qua các điều khoản đặc biệt trong
các điều ước quốc tế thừa nhận trước thẩm quyền của Toà án. Thông
thường trong các điều ước, hiệp ước quốc tế đa phương và song
phương có những điều khoản đặc biệt trù bị cho khả năng xảy ra tranh
chấp trong việc giải thích và thực hiện các điều ước quốc tế, trong đó
quy định việc các bên thống nhất sẽ đưa tranh chấp ra trước Toà án.
Khi tranh chấp xảy ra, các bên có thể đơn phương kiện ra Toà án,
cũng có thể cùng ký một thoả thuận đưa vụ việc ra Toà án để phân xử.
Đến nay đã có 7 điều ước quốc tế quy định thẩm quyền xét xử của
Toà án quốc tế về luật biển.
• Chấp nhận trước thẩm quyền của Toà án bằng một tuyên bố
đơn phương
Khi tranh chấp xảy ra giữa hai quốc gia thành viên đều có tuyên bố
đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Toà án thì một bên có
quyền đơn phương đưa vụ kiện này ra trước Toà án.Trong đơn cần
phải trình bày rõ vụ việc, lập luận các bên và yêu cầu Toà án xét xử
nội dung gì.
Các tranh chấp liên quan đến đáy biển giữa các quốc gia thành
viên đều có thể được đưa ra trước:
_ Một viện đặc biệt của Toà án quốc tế về luật biển được lập ra
như quy định tại Điểu 15 và Điều 17 Phụ lục VI, theo yêu cầu của các
bên tranh chấp;
_ Một Toà ad hoc của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan
đến đáy biển được lập ra như quy định tại Điểu 36 phụ lục VI, theo
yêu cẩu của bất kỳ bên tranh chấp nào(Điều 188 Công ước).
17
Đối với các tranh chấp liên quan đến đáy biển giữa các quốc gia thành
viên và các bên khác (tổ chức quốc tế, thể nhân và pháp nhân), Công
ước quy định:Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển
của Toà án quốc tế về luật biển có thẩm quyền xét xử các loại tranh
chấp về những hoạt động tiến hành trong vùng đáy biển giữa một
quốc gia là thành viên và cơ quan quyền lực, giữa các bên kí kết hợp
đồng ( dù các bên này là các quốc gia thành viên, là Cơ quan quyền
lực, xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp của Nhà nước hoặc các thể nhân,
pháp nhân) (Điều 187).
Đối với tranh chấp có tổ chức quốc tế là một bên, Toà án có thể, theo
đòi hỏi của bên kia hoặc theo chủ ý của mình, yêu cầu tổ chức quốc tế
phải cung cấp trong một thời hạn thích hợp các thông tin về tổ chức,
về các quốc gia thành viên và thẩm quyền của tổ chức quốc tế để xem
tổ chức quốc tế đó có đủ tư cách đưa vụ việc ra trước Toà án hay
không.
Các thể nhân hay pháp nhân tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan
đến đáy biển phải được một quốc gia thành viên bảo trợ mới được đệ
đơn kiện một quốc gia thành viên khác.
iii. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến
Việc giải thích và áp dụng CƯ
Tòa có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp được đưa ra trước Tòa phù hợp
với phần XV của CƯ liên quan đến việc áp dụng và giải thích CƯ theo
Đ288(1) và Đ21 phụ lục VI. Và Thỏa thuận liên quan đến việc thực thi phần
XI CƯ.
Giới hạn và ngoại lệ của việc áp dụng các thủ tục bắt buộc được quy định ở
đ297 và 298 CƯ. Tuy nhiên, mọi tranh chấp liên quan đến đ297 và 298 có
thể được đưa ra Tòa nếu các bên thỏa thuận.
18
Việc giải thích và áp dụng các thỏa thuận khác
Theo điều 288(2) Tòa án cũng có thẩm quyền đối với những tranh chấp liên
quan đên việc giải thích và áp dụng các thỏa thuận quốc tế khác liên quan
đến mục đích của CƯ hay tất cả những vấn đề của bất kỳ một thỏa thuận
nào trao thẩm quyền cho Tòa theo đ21 Quy chế…
Hiện nay có 10 thỏa thuận đa phương đã trao thẩm quyền cho ITLOS
Hơn nữa điều 22 phụ lục VI cũng cho phép các bên của những điều ước đã
có hiệu lực và liên quan đến một vấn đề do CƯ đề cập có thể thỏa thuận đưa
những tranh chấp phát sinh từ những điều ước này ra Tòa
Quyết định một vụ tranh chấp có thuộc thẩm
quyền của Tòa hay không
Trong trường hợp có tranh cãi về vấn đề Tòa án có thẩm quyền hay không sẽ
do Tòa án quyết định. Điều này đc quy định rõ trong điều 288(4) và điều 58
Nội quy Tòa án
Đưa ra các biện pháp tạm thời
Nếu Tòa án được đề nghị xét một vụ tranh chấp theo đúng thủ tục và thấy
prima facie là mình có thẩm quyền theo phần XV hay fần 5 của fần XI thì
Tòa án có thể đưa ra các biện pháp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của các bên
tranh chấp hay bảo vệ môi trường trong khi chờ quyết định cuối
cùng(Đ290(1) CƯ và Đ25(1) phụ lục VI)
Tòa chờ lập một tòa trọng tài xét xử vụ tranh chấp..Nếu sau 2 tuần từ khi có
yêu cầu đưa ra các biện pháp bảo đảm mà các bên vẫn chưa thỏa thuận được
đưa yêu cầu này lên tòa khác, Tòa có quyền đưa ra các biện pháp tạm thời
nếu thấy prima facie là Tòa sắp được lập ra sẽ có thẩm quyền hoặc tính chất
cấp bách của tình hình đòi hỏi phải như vậy. (đ29(5))
19
Việc yêu cầu thả ngay tầu thuyền và thủy thủ
đoàn
Tòa cũng có thẩm quyền trong việc thụ lý đơn yêu cầu việc thả ngay tàu
thuyền và thủy thủ đoàn bị bắt.(đ292)
Khi các nhà chức trách của một quốc gia thành viên đã bắt giữ tàu mang cờ
của một quốc gia thành viên khác và thấy rằng quốc gia bắt giữ chiếc tàu đã
không tuân theo các quy định của CƯ về việc thả ngay tàu thuyền và thủy
thủ đoàn bị bắt sau khi đã nộp bảo lãnh hợp lý hay một một khoản đảm bảo
tài chính khác thì vấn đề thả tàu thuyền hay thủy thủ đoàn phải được đưa ra
trước Tòa nếu trong vòng 10 ngày sau khi bắt giữ, các bên không thỏa thuận
được đưa lên một tòa nào khác. Và việc khởi kiện chỉ có thể đc tiến hành bởi
QG có tàu mang cờ hay nhân danh QG tàu mang cờ.
Thẩm quyền của Viện giải quyết tranh chấp
liên quan đến đáy biển
Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển có thẩm quyền đối với
những tranh chấp liên quan đến các hoạt động ở Vùng như được liệt kê trong
điều 187, điểm a-f CƯ. Các bên của tranh chấp có thể là Cơ quan quyền lực
Vùng hay Xí nghiệp, hay các Xí nghiệp của Nhà nước hoặc các tự nhiên
nhân hay pháp nhân được nêu cụ thể trong điều 153, khoản 2(b).
Những tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng phần XI,
CƯ và các phụ lục liên quan sau đó có thể được đưa lên một viện đặc biệt
của Tòa theo yêu cầu của các bên, hoặc một Viện ad hoc của Viện giải quyết
tranh chấp liên quan đến đáy biển theo yêu cầu của bất kỳ một bên naò
(đ188, khoản 1). Những tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng
hợp đồng nêu ở 187 điểm c(i)của CƯ theo yêu cầu của một bên phải được
20
đưa ra trước một Tòa trọng tài thương mại bắt buộc, trừ khi các bên có thỏa
thuận khác.Tòa trọng tài thương mại này không có thẩm quyền giải thích
vCƯ, nếu vụ trnah chấp liên quan việc giải thích CƯ thì vấn đề giải thích sẽ
do Chamber này quyết định. (Convention, article 188, paragraph 2).
The Seabed Disputes Chamber không có thẩm quyền đối với việc CƠ quan
quyền lực thi hành các quyền tùy ý của mình và không được tuyên bố việc
các quy tắc, quy định hay thủ tục của Cơ quan quyền lực có phù hợp với CƯ
hay không hay là tuyên bố các quy tắc, quy định hay thủ tục đó là vô hiệu
(Convention, article 189)
b. Thẩm quyền tư vấn
i. Tư vấn theo CƯ
Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển có thẩm quyền đưa ra ý
kiến tư vấn theo yêu cầu của Đại hội đồng hay Hội đồng về những vấn đề
pháp lý trong khuôn khổ hoạt động của họ.(Convention, articles 159,
paragraph 10, and 191).
ii. Dựa trên các thỏa thuận quốc tế
Tòa án cũng có thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn về những vấn đề pháp lý
nếu một thỏa thuận quốc tế liên quan đến mục đích của CƯ quy định việc đệ
trình lên Tòa yêu cầu xin ý kiến tư vấn. (Rules, article 138, paragraph 1)
c. Luật áp dụng
Điều 293 Tòa án áp dụng CƯ và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế
không mâu thuẫn với CƯ, trừ khi các bên thỏa thuận trao cho Tòa thẩm
quyền xét xử Ex aequo et bono (công bằng)
3. Nguyên tắc hoạt động
21
i. Thủ tục hoạt động
Điều 24 : việc khởi tố
1 vụ việc có thể được đưa ra tòa bằng 2 cách :
- thông báo về 1 thỏa hiệp dựa vào trọng tài.
- đơn yêu cầu gửi cho thư ký tòa án.
=> nội dung của vụ tranh chấp và các bên cần được chỉ rõ.
Thư ký thông báo cho các bên liên quan và các quốc gia thành viên.
biện pháp bảo đảm được tòa và viện (?) đưa ra khi giải quyết các tranh
chấp liên quan đến đáy biển.(điều 25)
phiên tòa mở công khai, do chánh án tòa án chủ tọa
tòa ra quyết định theo đa số các thành viên có mặt (điều 29). Trong
trường hợp số phiếu bằng nhau, phiếu của chánh án hay của người
thay thế chánh án là lá phiếu quyết định
ii. Thủ tục xét xử
- xét xử theo thủ tục toàn thể: đòi hỏi có mặt tất cả các thành viên của tòa.
Điều 13 phụ lục VI quy định số quorum (số đại biểu cần thiết) phải đủ 11
thành viên mới lập được tòa án.
- xét xử theo thủ tục rút gọn :
+ tòa có thể lập ra các viện, gồm ít nhất 3 thành viên được bầu để xét xử các
loại vụ kiện nhất định.
+ tòa án lập ra 1 viện để xét xử 1 vụ tranh chấp nhất định được đệ trình lên
tòa, nếu các bên yêu cầu. thành phần của viện này được tòa án quy định với
sự thỏa thuận của các bên.
+ nhằm giải quyết nhanh các vụ kiệ, mỗi năm tòa án lập ra 1 viện gồm 5
thành viên được bầu để xét xử theo thủ tục rút gọn.
Các bước theo thủ tục xét xử được quy định cụ thể trong Quy chế tòa án
quốc tế về luật biển.
IV) Thực tiễn hoạt động của ITLOS qua vụ M/V Saiga 1
1) Nội dung vụ việc
- M/V Saiga là một tàu chở dầu mang cờ của Saint Vincent và the
Grenadines.Tại thời điềm đó ,người thuê tàu là Lemania Shipping Group
Ltd., đăng ký ở Geneva,Switzerland.
- Vào thời điểm xảy ra sự việc như trong Đơn đệ trình lên Tòa của Saint
Vincent và the Grenadines ,M/V Saiga đã đang phục vụ việc cung cấp
dầu cho các tàu thuyền đánh cá và các tàu thuyền khác hoạt động ngoài
bở biền Guinea.
22
- Sáng sớm 27/10/1997, M/V Saiga đã đi ngang qua đường biên giới trên
biển giữa Guinea và Guinea Bissau, đi vào vùng đặc quyền kinh tế của
Guinea.
- 28/10/1997: the M/V Saiga đã bị bắt bởi những thuyền tuần tra của
Guinea.Việc bắt giữ đã diễn ra tại một điểm ở phía Nam của đường biên
giới của đặc khu kinh tế của Guinea.Trong việc bắt giữ này,có ít nhất 2
thành viên trong đoàn thủy thủ bị thương.Cùng ngày,thuyền được mang
tới Conakry ,Guinea nơi thuyền và đoàn thủy thủ bị giam giữ.Sau đó, 2
thành viên bị thương được cho phép rời đi và hàng hóa trên tàu được dỡ
xuống theo lệnh của những nhà cầm quyền địa phương.
- Không có khế ước hay sự bảo đảm về tài chính nào được yêu cầu bởi
các nhà cầm quyền Guinea cho việc thả tàu và thủy thủ hay được đề nghị
bởi Saint Vincent and the Grenadines.
- 13/11/1997 : cơ quan của Saint Vincent & the Grenadines đệ trình bản
sao của Đơn lên ban thư ký của Tòa theo điều 292 CƯLB của LHQ khởi
tố Guinea về việc tranh chấp liên quan đến việc thả ngay lập tức M/V
Saiga và đoàn người.
- Saint Vincent & the Grenadines nói rằng M/V Saiga đã không đi vào
phần lãnh thổ biển của Guinea 28/10/1997, nó đã bị trôi dạt vào đặc khu
KT của Sierra Leone khi nó bị tấn công bởi 2 thuyền tuần tra của
Guinea.Saint Vincent and the Grenadines tuyên bố rằng Guinea không có
thẩm quyền hành động như vậy, Guinea đã thất bại trong việc thông báo
với Saint Vincent những lý do của việc bắt giữ và Guinea đã không tuân
theo Đ73 khoản 2 của Công ước : “những tàu thuyền và thủy thủ đã bị
bắt giữ sẽ được thả ngay lập tức với những khế ước hợp lý hay những sự
bảo đảm về tài chính khác”.Theo những thông tin trong Đơn ,chủ sở hữu
của chiếc tàu là Tabona Shipping Co.Ltd. c/o Seacot Shipmanagement
Ltd.,Glasgow,Scotland. Tàu đã được bảo hiểm khỏang 1.5 million $,
đang chở khoảng 5000 tấn dầu -trị giá 1 million $.
-Guinea khẳng định Đơn ko được đệ trình phù hợp với Đ10 của những
Quy chế của Tòa và Đ292 của CƯ, không thể được sử dụng trong TH
này.Guinea tuyên bố rằng M/V Saiga liên quan đến việc buôn lậu ,sự vi
phạm Luật tập quán của Guinea, và việc bắt giữ đã diễn ra sau hành động
đuổi sát của Guinea.Về khía cạnh này,Guinea đã cáo buộc rằng những
nhà cầm quyền Guinean đã ra lệnh cho M/V Saiga dừng lại 28/10/1997
trước khi đuổi theo và bắt giữ Saiga.Guinea cũng đưa ra vấn đề nhận
dạng chủ sở hữu thực sự của thuyền.
2) Thẩm quyền của Tòa
Tòa án xem xét thẩm quyền của mình dựa trên Đ292 CƯ
23
“Article 292
Prompt release of vessels and crews
1. Where the authorities of a State Party have detained a vessel flying the
flag of another State Party and it is alleged that the detaining State has not
complied with the provisions of this Convention for the prompt release of
the vessel or its crew upon the posting of a reasonable bond or other
financial security, the question of release from detention may be submitted
to any court or tribunal agreed upon by the parties or,failing such agreement
within 10 days from the time of detention, to a court or tribunal accepted by
the detaining State under article 287 or to the International Tribunal for the
Law of the Sea, unless the parties otherwise agree.
2. The application for release may be made only by or on behalf of the flag
State of the vessel.
3. The court or tribunal shall deal without delay with the application for
release and shall deal only with the question of release, without prejudice to
the merits of any case before the appropriate domestic forum against the
vessel, its owner or its crew.The authorities of the detaining State remain
competent to release the vessel or its crew at any time.
4. Upon the posting of the bond or other financial security determined by the
court or tribunal, the authorities of the detaining State shall comply promptly
with the decision of the court or tribunal concerning the release of the vessel
or its crew.”
-Tòa chú ý rằng cả 2 là thành viên cuả CƯ.Saint Vincent phê duyệt CƯ
1/10/1993 , Guinea 6/9/1985.CƯ có hiệu lực cho cả 2 bên vào ngày
16/11/1994
- Đ292 yêu cầu một Đơn được đệ trình lên Tòa nếu như không có sự thỏa
thuận cuả các bên trong việc đưa vấn đề thả người đến tòa án khác trong
vòng 10 ngày kể từ khi bị giữ.
-Việc bắt giữ M/V Saiga và đoàn thủy thủ ngày 28/10/1997 .Vào 11/11/1997
,một bức thư được gưi tới Bộ trưởng BNG Guinea bởi Luât sư Stephenson
Harwood.Trong bức thư này , ông ta thông báo tới BTBNG Guinea rằng họ
đã nhận “ sự ủy quyền từ Ủy ban tài nguyên biển của Saint Vincent and
the Grenadines để kiện chính phủ Guinea trước ITLOS ” .
-Không có sự phản hồi nào đối với lá thư đc đề cập trên và ko có một sự
thỏa thuận nào đạt được giữa các bên để đệ trình vấn đề thả tàu thuyền ra tòa
án khác.Tòa Thấy rằng Đơn thòa mãn yêu cầu theo Đ292 của CƯ.
24
-Guinea cho rằng cơ quan of Saint Vincent and the Grenadines đã ko được
uỷ quyền phù hợp với Đ110 đoạn 2 của những nguyên tắc của Tòa, và vấn
đề xác định chủ sỡ hữu của con tàu.
- Chiểu theo Đ110 của Những nguyên tắc của Tòa, một Đơn kiện cho việc
thả ngay lập tức thuyền và thủy thủ có thể được thực hiện bởi nước mà
thuyền đó mang cờ.Về điểm này ,Tòa chú ý rằng vào 18/11/1997,một bản
copy có xác nhận của việc Đại diện of Saint Vincent and the Grenadines
thay mặt chính phủ Saint Vincent và Grenadines trao quyền cho Ủy ban tài
nguyên biển của Saint Vincent and the Grenadines và nguyên bản của việc
ủy quyền của Maritime Affair cho cơ quan đã được đệ trình lên ban thư ký
của Tòa.
Vì vậy Tòa bác bỏ phản bác của Guinea.Liên quan đến vấn đề sở hữu của
chiếc thuyền,Tòa thông báo rằng vấn đề này ko phải là vấn đề cần xem xét
của Tòa theo Đ292 của CƯ và Guinea đã không tranh cãi rằng con tàu mang
cờ của Saint Vincent and the Grenadines
Từ những lý do trên tòa thấy rằng Tòa có đủ thẩm quyền dưới Đ292
của CƯLB.
3)Các phán quyết của Tòa
3.1) Đơn kiện của Saint Vincent và Grenadines được chấp nhận. Ghê nê
phải phóng thích ngay lập tức tàu M/V Saiga và thủy thủ đoàn
- Tiến trình tố tụng phóng thích con tàu cùng thủy thủ đoàn ngay lập tức
được xác định bởi yêu cầu xác định trong điều 292 khoản 3 Công ước.
- Những Nguyên tắc của Tòa xác định hiệu lực đối với điều khoản đề cập ở
trên rằng đơn kiện phải được xử lý không chậm trễ. Điều 112 khoản 1 nói
rằng Tòa dành sự ưu tiên cho đơn kiện về việc phóng thích ngay lập tức
trước Tòa.
- Xem xét quan hệ giữa tiến trình tố tụng dưới điều 292 Công ước với Tiến
trình tố tụng của nội luật các quốc gia, điều 293, khoản 3.
- Sự độc lập của phiên tòa dưới điều 292 Công ước đối diện với các phiên
tòa khác của chính điều 292 và nguyên tắc của Hội đồng.
- Khả năng là những yếu tố khách quan của trường hợp có thể được chấp
nhận đối với một phiên tòa quốc tế hay hội đồng xét xử, và đặc tính nhanh
chóng của phiên tòa phóng thích không ngoài kết luận về tiêu chuẩn của sự
đánh giá của Hội đồng về tuyên bố của các bên. Với điều 292, Hội đồng phải
đánh giá luận điệu của nguyên đơn rằng điều khoản được đưa ra bởi Công
ước là có liên quan.
25
- Truy cứu trách nhiệm không làm tròn bổn phận theo điều khoản của Công
ước phóng thích những con tàu ngay lập tức dựa trên sự công khai về ràng
buộc và các đảm bảo tài chính khác, những điều khoản của Công ước phù
hợp với nội dung trên là: Điều 73 khoản 2, Điều 220 khoản 6, Điều 226
khoản 1c.
- Saint Vincent and Grenadines dựa trên điều 292 Công ước, liên hệ đến các
điều 73, 220, 226.
- Không có ràng buộc hay đảm bảo tài chính nào được đòi hỏi bởi Chính
quyền Ghê nê cho sự giải thoát con tàu và thủy thủ đoàn hay yêu cầu bởi
Saint Vincent và Grenadines. Do đó mà Saint Vincent và Grenadines đã
khởi kiện với điều 292 Công ước.
- Dưới ánh sáng của đặc điểm độc lập của các phiên tòa cho sự giải thoát
ngay lập tức cho tàu và thủy thủ đoàn, khi chấp nhận sự phân loại của Luật
của các Quốc gia, Hội đồng xét xử bị hạn chế bởi sự phân loại như vậy cả
các Quốc gia đó. Trên nền tảng những tranh luận tiến hành ở trên, Hội đồng
có thể kết luận rằng, cho mục đích của những phiên tòa hiện thời, hành động
của Ghê nê có thể được xem xét trong khuôn khổ điều 73 của Công ước.
- Quyết định rằng tranh cãi của Saint Vincent và Grenadines dựa trên điều
73 Công ước là sự khởi đầu tốt, nó cần thiết cho Hội đồng để chấp nhận một
hoàn cảnh dựa trên sự giải thích không hạn chế của điều 292 Công ước.
- Như một tranh cãi bổ sung, Ghê nê yêu cầu rằng nó truy đuổi con tàu là
hợp pháp với Nghị quyết 1132(1997) của Hội đồng Bảo an, ngày 8/10/1997.
Trong đoạn 6 của Nghị quyết này, Hội đồng Bảo an quyết định rằng “tất cả
các quốc gia sẽ ngăn chặn sự cho phép hay cung cấp đối với Sierra Leone,
bởi quốc gia hay từ lãnh thổ của họ, hay sử dụng máy bay hay tàu có cắm cờ
chở dầu hay sản phẩm từ dầu khí hay vũ khí liên quan đến tất cả các loại
nguyên liệu”. Theo Ghê nê, tàu M/V Saiga “bị tấn công trong vùng biển của
Sierra” khi bị truy đuổi bởi tàu của Ghê nê với việc được thông báo rằng đã
vi phạm luật pháp Ghê nê trong vùng biển Ghê nê (27/11/1997). Do đó, nó
dường như có thể biện hộ rằng mục đích của Ghê nê là ngăn chặn tàu M/V
Saiga không thực hiện trót lọt hành vi không chính đáng tại Sierra Leone.
- Hội đồng duy trì sự xem xét đệ trình của Ghê nê rằng điều 73 của Công
ước không thể cấu thành một nền tảng cho đơn kiện vì sự ràng buộc hay giao
ước khác không được đề nghị hay công bố.
- Theo điều 292 Công ước, việc công khai khế ước hay sự đảm bảo là một
yêu cầu của các điều khoản của Công ước với sự vi phạm làm cho tiến trình
của điều 292 sẽ có thể áp dụng, chứ không phải là yêu cầu cho những sự áp
dụng như thế. Hay nói cách khác, để viện dẫn điều 292, việc công khai khế
ước hay sự đảm bảo có thể không có hiệu lực trong thực tế, kể cả khi được
cung cấp sự vi phạm điều khoản của Công ước làm cơ sở cho việc kiện tụng.
26
- Có thể có một vi phạm điều 73 khoản 2 Công ước kể cả khi không có ràng
buộc hay giao kèo được công khai. Yêu cầu của yếu tố ngay lập tức có một
giá trị và có thể có ưu điểm khi việc công khai ràng buộc hay giao kèo là
không thể, bị hủy bỏ hay không được cung cấp trong Luật biển các Quốc gia
hay khi được thông báo rằng khế ước được yêu cầu là vô lý.
- Trong trường hợp xem xét Ghê nê đã không khai báo sự giam cầm như
được cung cấp bởi điều 73, khoản 4 theo Công ước. Ghê nê đã từ chối thảo
luận vấn đề ràng buộc và thời gian thích hợp 10 ngày cho đơn kiện về việc
giải thoát ngay lập tức trôi qua mà không có sự cho thấy ý định xem xét vấn
đề. Trong trường hợp này, dường như là không thể cho Hội đồng để buộc
Saint Vincent và Grenadines có trách nhiệm về thực tế là ràng buộc không
được công khai.
3.2. Các khế ước và sự đảm bảo về tài chính phải được công khai.
- Tòa có thể xem xét vấn đề khế ước hay đảm bảo khác có phải công khai,
và nếu có, thì sẽ là bản chất và mức độ của ràng buộc và thỏa thuận đó.
- Sự phóng thích đó phải có hiệu quả dựa trên sự công khai một ràng buộc
hay giao kèo hợp lý.Tòa không thể đồng ý một yêu cầu Saint Vincent và
Grenadines rằng không một ràng buộc hay giao kèo nào nên được công khai.
Sự công khai một ràng buộc hay giao kèo dường như cần thiết đối với Tòa
trong bản chất của phiên tòa giải thoát ngay lập tức.
-Theo điều 113, khoản 2 theo Nguyên tắc của Tòa, Tòa “sẽ quyết định mức
độ, bản chất của dạng khế ước hay đảm bảo tài chính được công khai”. Lời
chỉ dẫn quan trọng nhất trong quyết định này là sự biểu thị trong khoản 1
điều 292 Công ước rằng ràng buộc hay thỏa thuận phải “hợp lý”. Trong quan
điểm của Tòa, tiêu chuẩn đánh giá sự hợp lý bao hàm mức độ, bản chất và
cách thức của ràng buộc và thỏa thuận. Sự cân bằng tổng quát về mức độ,
cách thức và bản chất của ràng buộc hay thỏa thuận phải hợp lý.
- Qua xem xét sự cân bằng tổng thể giữa mức độ, cách thức, bản chất của
ràng buộc và thỏa thuận, Tòa phải đồng ý với thực tế là gasoil được vận
chuyển bởi tàu M/V Saiga đã được tháo rút ở cảng Conakry theo lệnh của
Chính quyền Ghê nê. Theo biên bản xác lập bởi Saint Vincent và Grenadines
và không được tranh luận bởi Ghê nê, sự tháo dỡ hàng hóa của M/V Saiga
gồm 4941,322 tấn gasoil đã hoàn thành vào 12/12/1997.
- Đánh giá giá trị thương mại của số gasoil bị tháo dỡ và những khó khăn có
thể phải trải qua trong việc xếp lại số gasoil lên tàu M/V Saiga, quan điểm
của Tòa là có lý rằng số gasoil bị tháo dỡ, với số lượng như đã nói ở trên, sẽ
phải được xem xét như một sự bảo đảm, và trong trường hợp có thể, trao trả
27
bởi Ghê nê, cùng dạng hay tương đương bằng đô la Mỹ trong thời gian thi
hành.
- Trong quan điểm của vụ việc, Tòa xem xét hợp lý rằng đối với sự đảm bảo
này nên được thêm vào sự đảm bảo tài chính trong số lượng 40000 đô la
Mỹ, được công khai phù hợp với điều 113, khoản 3 Nguyên tắc của Tòa ,
trong dạng một thẻ tín dụng hay thế chấp ngân hàng, hoặc bất kỳ dạng nào
theo sự đồng ý của các bên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_thao_luan_0294.pdf