Cộng đồng Kinh tế châu Âu lúc mới thành lập năm 1957 không quan tâm đến các vấn đề chính trị nh ư
quy ền con người. Việc hòa nhập chính trị theo hướng một Liên minh châu Âu thống nhất kể từ những
năm 80 của thế kỷ XX đã tạo điều kiện để dân chủ và quy ền con người trở thành quan niệm cơ bản trong
các vấn đề pháp lý chung của châu Âu. Toà án công lý châu Âu đóng vai trò quan trọng là xây dựng
thẩm quyền pháp lý về quyền con người xuất phát từ “truyền thống hiến pháp chung của các quốc gia
thành viên ” và các công ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên, trong đó, đáng chú ý là Công ước
châu Âu về quyền con người. Một số quyền con người đã được xây dựng như là các nguyên tắc chung
của luật cộng đồng, ví dụ, quyền sở hữu, quyền tự do hội họp và tự do tín ngưỡng hay nguyên tắc bình
đẳng - một nguyên tắc rất quan trọng trong luật pháp của cộng đồng châu Âu. Kể từ thập kỷ 80 của thế
kỷ XX, Cộng đồng châu Âu đã xây dựng chính sách về quyền con người liên quan đến các nước thứ ba.
Chính sách này được thể hiện ở chuẩn mực Copenhagen về việc th ừa nhận các quốc gia mới ở Đông
Nam châu Âu. Điều 6 và 7 của Công ước Liên minh châu Âu 1995 đề cập rõ ràng đến Công ước châu
Âu năm 1950 với dự đoán cho rằng Liên minh châu Âu sẽ gia nhập công ước này với vai trò là một
thành viên. Năm 2000, Hội nghị về soạn thảo Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu
đã được tiến hành và Hiến chương được hội nghị thượng đỉnh Nice thông qua trong năm 2000.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3607 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ chế nhân quyền Châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Cơ chế nhân quyền Châu Âu
I. Khái quát sự ra đời của cơ chế nhân quyền Châu Âu
1. Đây là khu vực có lịch sử của các cuộc chiến tranh và xung đột.
Từ thời cổ trung đại, Châu Âu đã là điểm hẹn của các cuộc tranh giành quyền lực giữa các đế chế cũng
như các bộ lạc trong quá trình hình thành nên các quốc gia như ngày nay.
Cho tới khi chế độ phong kiến ra đời và phát triển, Châu Âu lại trở thành thiên đường của hệ
thống tôn giáo ngự trị nhằm áp bức và đè nén người nông dân . Điều đó dẫn tới các cuộc khởi nghĩa
nông dân, hoặc có lúc là các cuộc cải cách tôn giáo mà hậu quả cuối cùng là sự thẳng tay đàn áp và giết
chóc người nông dân của thế lực phong kiến thống trị.
Lại chính châu Âu là cái nôi của Chủ nghĩa thực dân, đế quốc và Chủ nghĩa tư bản, mà trung
tâm là khu vực Tây Âu, trải qua “ thời đại dã man” khi người nông dân và công nhân bị bóc lột nặng nề
và không có quyền lợi gì trong tay.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai và chiến tranh lạnh đều do người Châu Âu phát động,
dẫn tới con số thương vong cho khu vực và toàn thế giới đã tới mức báo động và còn ảnh hưởng trầm
trọng đến cuộc sống của con người sau này. Đã có khoảng 20 triệu người chết trong Đệ nhất thế chiến
và khoảng 62 triệu người trong Đệ nhị thế chiến.
Bên cạnh đó, những cuộc chiến tranh làm Châu Âu trở thành kho chứa các loại vũ khí hủy diệt
và giết người hàng loạt cũng là một nguy cơ đe dọa tới sự sống còn của loài người.
2. Sau Chiến tranh lạnh, Châu Âu nổi lên vấn đề phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa bài ngoại.
Tiêu biểu có thể kể ra là các vụ thảm sát : vụ thảm sát người albani ở Kosovo đòi quyền ly khai khỏi
Serbia.
Bên cạnh đó, cuộc ly khai của người Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng dẫn tới các cuộc thanh lọc sắc tộc đẫm
máu.
Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng nhân đạo khi người Chesnia ly khai khỏi Nga cũng khiến cho vấn đề
Quyền con người trở nên nhức nhối thêm.
Qua đó cho thấy rằng, Châu Âu là một khu vực nhiều bất ổn về an ninh đe dọa trực tiếp tới cuộc
sống của con người. Do đó, sự ra đời của một cơ chế bảo đảm nhân quyền của khu vực này là
một tất yếu, cũng được xem như một bước tiến lớn để bảo vệ cuộc sống của công dân Châu Âu.
3. Châu Âu cũng luôn gắn vấn đề Nhân quyền với vấn đề dân chủ, tự do. Tiền đề về Tư tưởng
trên thực tế đã ra đời từ rất sớm.
Năm 1776, Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Mỹ đã chính thức tuyên bố về quyền tự do, dân
chủ của con người, làm tiền đề cho các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau này.
Tiếp đó, năm 1789, Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp với khẩu hiệu chính : Tự do, bình
đẳng, bác ái đã lại thêm một lần nữa khẳng định tính chính đáng và bắt buộc thực hiện quyền tự do, bình
đẳng cho con người.
Đây chính là tiền đề tư tưởng và là cơ sở chính cho sự ra đời các Quyền con người của Châu Âu sau này.
Tuy nhiên, cũng khẳng định rằng nòng cốt trong tư tưởng về Nhân quyền của người Châu Âu chính là tư
tưởng Dân chủ, tự do.
Mặc dù tại thời điểm đó, chính phủ châu Âu nhìn chung đã không thực hiện được đúng so với tư tưởng
họ đề ra, song ngày nay, cùng với xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế, Nhân quyền lại là chiêu bài
đắc dụng.
II. Các văn kiện
Các văn kiện châu Âu về quyền con người
• Công ước về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản (1950) và 14 Nghị định thư bổ sung
• Hiến chương Xã hội châu Âu (1961) sửa đổi năm 1991 và 1996 và các Nghị định thư bổ sung năm
1988 và 1995
• Công ước châu Âu về ngăn ngừa tra tấn và các hình thức đối xử hạ nhục và phi nhân tính khác (1987)
• Đạo luật cuối cùng của Helsinki (1975) và chu trình tiếp theo của CSCE/OSCE với Hiến chương Paris
về châu Âu mới (1990)
• Hiến chương châu Âu về các ngôn ngữ khu vực và thiểu số (1992)
• Công ước Khung về bảo vệ các quốc gia thiểu số (1994)
• Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu (2000)
Công ước về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản (1950)
Trong điều khoản đầu tiên, CƯ CÂ khẳng định: “các bên tham gia kí kết công ước sẽ bảo đảm
cho tất cả những người nào thuộc quyền tài phán của họ các quyền được ghi nhận trong phần 1
của Công ước này”. Nghĩa là các quốc gia này không chỉ đảm bảo quyền công dân cho họ mà
còn cho cả công dân của các quốc gia thành viên khác. Các quốc gia có nghĩa vụ với tất cả
những ai thuộc quyền tài phán của họ, bất kể quốc tịch cũng như địa vị pháp lí của người đó,
cũng như thời gian người đó lưu trú ở nước đó. Tuy nhiên, lại phải lưu ý rằng nghĩa vụ của họ
vẫn có giới hạn vì họ chỉ đảm bảo những quyền được ghi nhận trong phần đầu tiên của công ước
này.
Như chúng ta thấy, công ước này chỉ bao gồm các quyền về dân sự chính trị. Tuy nhiên, điều đó
không có nghĩa là CƯ CÂ sẽ chưa đựng tất cả các quyền mà người ta vẫn trông đợi cho một
cộng đồng lí tưởng. Liệu có nên mở rộng các quyền trong công ước CÂ ngay từ khi dự thảo
công ước này hay không?
Về sau, các quyền khác cũng được bổ sung trong các nghị định thư nhưng CƯ CÂ về cơ bản chỉ
nói đến các quyền dấn sự chính trị. Vì thế, ủy ban sẽ khước từ những khiếu nại của các cá nhân
nếu họ kiện về những vi phạm đối với các quyền không có trong công ước hay trong các nghị
định thư của CƯ CÂ, dù các quyền đó là cần thiết và được mong muốn. Điều này thường xảy ra
với các khiếu kiện lien quan đến các quyền như: quyền được có lương hưu, được có quốc tịch,
quyền được cư trú ở đất nước họ, quyền được làm việc trong các dịch vụ công cộng, quyền được
tị nạn chính trị và những quyền khác.
Phần I của CƯ CÂ, trừ điều 2-13, ghi nhận 12 quyền. Sau đó nghị định thư đã bổ sung them 13
quyền khác, tổng cộng lại là 25 quyền. Tất nhiên, 25 quyền này đôi chỗ cũng được xác định rất
chi tiết, khái quát về các quyền dựa trên tuyên ngôn nhân quyền của LHQ, phần tiếp theo có thể
xác định giới hạn của quyền đó. Ví dụ, quyền tự do có thể bị giới hạn sau khi người đó chịu sự
xét xử của một tòa án có thẩm quyền, hoặc bị bắt hay bị giam giữ theo luật pháp, hoặc nhiều
quyền khác như quyền tự do biểu đạt ý kiến, tự do hội họp… có thể bị giới hạn vì an ninh quốc
gia, an toàn công cộng, để bảo vệ các quyền của người khác. Tuy nhiên, người ta cũng cân nhắc
rất nhiều trước khi đưa ra những giới hạn này, và nhìn chung, các giới hạn này chỉ được chấp
nhận khi pháp luật yêu cầu hoặc do nhu cầu phát triển của xã hội, nhằm bảo vệ 1 số mặt của lợi
ích công cộng.
Từ điều 14-18, CƯ CÂ đề cập đến việc thực thi các quyền này như thế nào.
III. Các cơ quan khu vực châu âu
Hệ thống quyền con người châu Âu có ba bậc lần lượt là: Hệ thống của Uỷ ban châu Âu (hiện tại có 46
thành viên), của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (55 thành viên) và của Liên minh châu Âu (hiện
tại có 25 thành viên).
Hệ thống vì quyền con người của châu Âu là hệ thống mang tính khu vực phức tạp nhất. Nó được phát
triển do phản ứng lại với việc vi phạm quyền con người sâu sắc diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ
hai. Quyền con người, quy tắc luật pháp và nền dân chủ đa nguyên là đặc điểm nhận dạng của hệ thống
pháp luật châu Âu.
Hội đồng châu Âu:
• Tòa án châu Âu về quyền con người (Tòa án riêng biệt năm 1998)
• Uỷ ban châu Âu về các quyền xã hội (sửa đổi năm 1999)
• Uỷ ban châu Âu về việc ngăn ngừa tra tấn hay các hành vi đối xử vô nhân đạo hay hạ nhục khác (CPT,
1989)
• Uỷ ban cố vấn của Công ước khung về các dân tộc thiểu số (1998)
• Uỷ ban châu Âu về chủ nghĩa chủng tộc và thiếu khoan dung (ECRI, 1993)
• Uỷ viên châu Âu về quyền con người (1999)
• Uỷ ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu
OSCE:
Văn phòng Thể chế dân chủ và quyền con người
(ODIHR, 1990)
Cao uỷ về các dân tộc thiểu số (OSCE, 1992)
Đại diện về Quyền tự do thông tin (OSCE, 1997)
Liên minh châu Âu:
• Toà án Công lý châu Âu
• Trung tâm giám sát châu Âu về phân biệt chủng
tộc và nạn bài ngoại (EUMC, 1998)
• Cơ quan châu Âu về các quyền cơ bản (2007)
1. Hệ thống quyền con người của Hội đồng châu Âu Thư
a. Tổng quan
Văn kiện khu vực về quyền con người ở châu Âu có nòng cốt là Công ước châu Âu về Bảo vệ Quyền
con người và Tự do cơ bản (The European Convention for the Protection of Human Rights and
Fundamental Freedoms) được Hội đồng châu Âu thông qua từ ngày 4/11/1950, có hiệu lực từ tháng
9/1953
Công cụ chính là Công ước châu Âu về quyền con người năm 1950 và 13 nghị định thư bổ sung trong
đó quan trọng nhất là Nghị định thư số 6 và 13 (chưa có hiệu lực) về việc bãi bỏ án tử hình.
Đây chính là điểm khác biệt giữa cách tiếp cận quyền con người của châu Âu và cách tiếp cận của Mỹ
và Nghị định thư số 11 có hiệu lực từ năm 1998, với Nghị định thư này, Uỷ ban châu Âu về quyền con
người và Tòa án châu Âu về quyền con người đã được thay thế bằng Tòa án thường trực châu Âu về
quyền con người. Toà án Nhân quyền Châu Âu (European Court of Human Rights - ECHR) chủ yếu
bao gồm các quyền dân sự và chính trị.
Hiến chương xã hội châu Âu năm 1961 ra đời nhằm bổ sung thêm các quyền về kinh tế và xã hội
nhưng vẫn không đạt được tầm quan trọng như Toà án Nhân quyền Châu Âu (European Court of
Human Rights) . Ngay từ đầu nó đã phải gánh chịu hệ thống thực thi yếu kém và không hiệu quả. Tuy
nhiên, cùng với sự quan tâm ngày càng tăng đến các vấn đề kinh tế và xã hội ở mức toàn cầu, từ những
năm 1980, Hiến chương xã hội châu Âu đã được chú ý hơn và Hiến chương đã được sửa đổi hai lần vào
năm 1988 và 1995, đến nay cũng đã có khả năng cho phép khiếu kiện tập thể theo một nghị định thư bổ
sung. Bước đột phá lớn là sự ra đời của Công ước châu Âu về ngăn ngừa tra tấn, trừng phạt và đối xử vô
nhân đạo, hạ nhục năm 1987. Công ước này đã thiết lập Uỷ ban châu Âu về ngăn ngừa tra tấn, trừng
phạt và đối xử phi nhân đạo hay hạ nhục. Uỷ ban đã gửi các phái đoàn đến tất cả các nước thành viên
của Công ước nhằm thực hiện các chuyến viếng thăm thường xuyên hoặc đặc biệt đến tất cả các nơi
giam giữ. Theo đó, tính logic của hệ thống là ở hiệu quả phòng ngừa đối nghịch lại với việc bảo vệ sau
khi sự việc đã xảy ra, một nhiệm vụ vẫn đang được đảm nhiệm bởi Uỷ ban châu Âu về quyền con người
và tòa án của nó. Vào tháng 12/2002, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua nghị định thư bổ sung
của công ước chống tra tấn nhằm đưa ra một cơ chế hoạt động tương tự ở cấp độ toàn cầu.
Cấm tra tấn.
Công ước khung châu Âu về bảo vệ các dân tộc thiểu số (1995) đã được soạn thảo sau Hội nghị
thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu tại Vienna năm 1993 như là hành động ứng phó những vấn đề nảy
sinh liên quan đến quyền của dân tộc thiểu số ở châu Âu. Hiện tượng này là kết quả của sự tan rã của
Liên bang Xô viết và nước Cộng hòa xã hội Nam Tư, và rộng hơn là kết quả của quá trình tự quyết ở
châu Âu vào những năm 90 của thế kỷ XX. Theo Công ước, các quốc gia phải bảo vệ các quyền cá nhân
của thành viên của các dân tộc thiểu số, nhưng cũng phải tạo điều kiện cho phép các dân tộc thiểu số có
thể duy trì và phát triển nền văn hóa và bản sắc của họ. Tuy nhiên, cơ chế thi hành lại giới hạn ở hệ
thống báo cáo và một Uỷ ban chuyên gia để xem xét các báo cáo.
Hội đồng châu Âu năm 1999 cũng thiết lập một “Uỷ viên Hội đồng quyền con người”. Người này
cung cấp thông tin về các hoạt động của mình trong một báo cáo hàng năm. Thêm vào đó, có một hệ
thống giám sát kín về hoạt động của các thành viên ở các khu vực khác nhau về việc thực hiện quyền
con người trên các lĩnh vực khác nhau. Đó là trách nhiệm của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở các báo
cáo do ban thư ký chuẩn bị.
b. ỦY BAN NHÂN QUYỀN CHÂU ÂU
Nhìn chung, vai trò của ủy ban nhân quyền CÂ về cơ bản cũng giống các ủy ban khác, xem xét
các khiếu nại về các phạm vi đối với CƯ CÂ, thu thập các dữ kiện, cố gắng đạt được 1 giải pháp
than thiên cho các vụ việc, nếu không, UBNQ sẽ phải cho ý kiến xem thực ra đó có phải là 1 sự
vi phạm CƯ CÂ hay không. So với cơ chế của CMỹ và CPhi, các thủ tục có thể tương tự nhưng
các quy định cụ thể sẽ có phần khác.
Từ khi được thành lập vào năm 1954, giống như các UBNQ của CM, CP, ủy ban NQ CÂ có
quyền tiếp nhận các vụ kiện giữa các QG nhưng với các nước CÂ, đây là 1 thủ tục bắt buộc.
Theo CƯ CÂ: “bất kì thành viên nào cũng có thể kiến nghị lên UB mọi vi phạm của 1 QG thành
viên khác đối với các điều khoản của CƯ thông qua Tổng thư kí của hội đồng CÂ (Điều 24).
Song trên thực tế, UBNQ không mấy khi thụ lí những vụ kiện này. Có thể vì quốc gia là 1 chủ
thể đặc biệt của LQT, và giữa các QG luôn tồn tại những vấn đề nhạy cảm như chủ quyền QG,
quyền tự quyết dân tộc….
UBNQCA có thẩm quyền xem xét các khiếu kiện giữa các QG, đồng thời có thể tiếp nhận các
khiếu kiện cá nhân. Nhưng khác với CM và CP, thủ tục khiếu kiện của cá nhân theo cơ chế nhân
quyền CÂ là tùy chọn, nghĩa là QG có quyền chấp nhận (= 1 tuyên bố chấp nhận trước) hoặc
không chấp nhận để các cá nhân khiếu kiện mình trước 1 thiết chế quốc tế (điều 25). Đến nay,
tất cả các thành viên của CƯ đã chấp nhận thủ tục này. Vào 6/1955, khi 6 QG bắt đầu tuyên bố
chấp nhận, thẩm quyền này của ủy ban được hiện thực hóa và ủy ban đã nhận được rất nhiều các
đơn kiện loại này.
Tuy nhiên, để đảm bảo hơn, nghị định thưu 11 đã sửa thủ tực này trở thành bắt buộc. Thậm chí,
việc chấp nhận thủ tục khiếu kiện cá nhân được coi như 1 số đkiện để 1 QG có thể trở thành
thành viên của CƯ CÂ. Nghĩa là về mặt thực tế, từ 1998 trở đi, thủ tục này cũng mang tính bắt
buộc giống với yêu cầu của cơ chế CM và CP.
Về mặt thủ tục, giống các ủy ban NQ của CM và CP, khi tiếp nhận 1 đơn kiện, nhiệm vụ đầu
tiên của UBNQ CÂ là phải liệu đơn kiện này có được chấp nhận thông qua những đkiện rất khắt
khe. Trước tiên, ủy ban chỉ có thể xử lí các vụ việc sau khi tất cả các biện pháp nội bộ QG đã sử
dụng hết, theo những nguyên tắc chung của LQT, trừ khi không có biện pháp nào phù hợp hoặc
các biện pháp đó bị trì hoãn 1 cách vô lí, và phải trong vòng 6 tháng kể từ ngày QG đưa ra kết
luận cuối cùng (điều 26). 2 đkiện này được áp dụng với cả các vụ việc giữa các QG và các khiếu
kiện cá nhân.
Bên cạnh đó, riêng với các đơn kiện cá nhân, còn có thêm những đkiện không chấp nhận là: đơn
nặc danh, kiện về những vấn đề đã được xem xét bởi uy ban hoặc bất kì thủ tục quốc tê nào
khác…Có thể nói những đkiện khắt khe này đã khiến khá nhiều đơn khiếu nại không được chấp
nhận.
Trong những đkiện trên, đkiện khó thực hiện nhất là “rõ rang thiếu căn cứ” vì ủy ban không thể
có quyền quyết định liệu 1 đơn kiện có phải là thiếu căn cứ không. Thực ra đây phải là thẩm
quyền của ủy ban các bộ trưởng hoặc tòa án.
Sau khi đơn kiện được chấp nhận, ủy ban phải tiến hành xác minh lại các dữ kiện (điều 28).
Việc này được thực hiện cùng với các đại diện của các QG thành viên trong 1 phiên điều trần
công bằng có tính tư pháp giữa cá nhân khởi kiện và QG bị đơn. Đồng thời, uy ban phải tiến
hành điều tra để QG liên quan buộc phải cung cấp những thông tin cần thiết.
Tiếp đó, khi việc điều tra được hoàn thành, họ sẽ tìm đến 1 giải pháp thân thiện để giải quyết
vấn đề trên cơ sở tôn trọng các quyền con người như công ước quy định (điều 28b). Nếu vụ việc
được giải quyết theo cách này, UB phải tiến hành báo cáo, gồm 1 bản tường trình ngắn gọn về
các sự kiện diễn ra và giải pháp đạt được (điều 30). Thường thì khoảng 10% các vụ kiện được
giải quyết như vậy. Trong TH giải pháp thân thiện không có kết quả, UB phải tiến hành báo cáo
chi tiết, tổng hợp các dữ kiện và đưa ra ý kiến xem liệu các dữ kiện này có tạo thành 1 sự vi
phạm công ước hay không.
Khi nghị định thư 11 ra đời, UB bộ trưởng của hội đồng CÂ (điều 31) đã ngừng hoạt động. toàn
bộ chức năng cũng như khối hành chính của UBNQ CÂ được sát nhập với tòa án NQ CÂ thành
1 thể chế duy nhất.
c. Toà án châu Âu về quyền con người
Công cụ chính bảo vệ quyền con người ở châu Âu là Toà án quyền con người châu Âu đặt tại
Strasbourg. Ngày nay, thẩm quyền bắt buộc của Toà án này được tất cả các nước thành viên của Hội
đồng châu Âu ghi nhận. Toà có số lượng thẩm phán bằng số lượng quốc gia thành viên của Hội đồng
châu Âu. Trong từng vụ việc, sẽ có một
người nắm giữ vị trí “thẩm phán quốc gia” để tham gia hỗ trợ tìm hiểu pháp luật quốc gia. Tuy nhiên,
khi được bổ nhiệm các thẩm phán chỉ làm việc với tư cách cá nhân. Để đơn kiện được chấp nhận cần
phải có đầy đủ bốn điều kiện tiên quyết chính:
a. Có sự vi phạm một quyền được ECHR và các nghị định thư bổ sung bảo vệ;
b. Người thưa kiện là nạn nhân của sự vi phạm này;
c. Không còn một biện pháp hữu hiệu trong nước nào nữa;
d. Đơn kiện được thực hiện dưới sáu tháng sau khi các biện pháp trong nước đã hết.
Nếu được chấp nhận thì một Hội đồng gồm 7 thẩm phán sẽ xem xét nội dung của vụ việc. Phán quyết
của Hội đồng sẽ là phán quyết cuối cùng nếu như vụ việc không được coi là có vai trò đặc biệt quan
trọng hoặc biểu hiện một vấn đề mới liên quan đến quyền tài phán. Trong trường hợp Hội đồng Thẩm
phán không đưa ra được quyết
định thì vụ việc sẽ được kháng cáo tại hội đồng mở rộng gồm có 17 thẩm phán. Các phán quyết là mang
tính ràng buộc và cũng phải bồi thường thiệt hại nếu có. Việc giám sát thực hiện phán quyết là nhiệm vụ
của Uỷ ban Bộ trưởng. Hiện tại, vấn đề chính của hệ thống này là số lượng kháng thư nhận được rất lớn.
Số đơn đã tăng từ 1.000 năm 1999 lên hơn 44.000 năm 2004 gây ra sự quá tải cho cả hệ thống. Nghị
định thư số 14 đã được thông qua nhằm giải quyết vấn đề này.
2. Hệ thống quyền con người của Tổ chức vì An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE)
Tổ chức vì An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) là một tổ chức rất đặc biệt thay thế cho Hội nghị An
ninh và Hợp tác châu Âu năm 1994. Cơ quan này không có điều lệ pháp lý và cũng không có tư cách
pháp lý quốc tế, các tuyên bố hay đề xuất của nó chỉ mang tính chất chính trị chứ không mang tính chất
ràng buộc về pháp lý đối với các thành viên. Tuy nhiên, hàng loạt các quy định được thông qua bởi các
hội nghị hay các cuộc gặp gỡ chuyên gia tiếp theo và được giám sát bởi Hội đồng đại biểu của các nước
thành viên và thường xuyên tổ chức các hội nghị tiếp theo là một cơ chế giám sát khá thành công. “Tiến
trình Helsinki” đóng vai trò rất quan trọng trong quá
trình hợp tác xây dựng giữa phương Tây và phương Đông trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh và tạo điều
kiện cho sự hợp tác của một châu Âu mở rộng gồm 55 nước.
Với chủ đề về “yếu tố con người”, OSCE đảm nhiệm nhiều hoạt động trong lĩnh vực quyền con người
nói chung và quyền của nhóm thiểu số nói riêng.
Các hoạt động này cũng đóng vai trò quan trọng trong nhiều nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực khác nhau như
trong trường hợp của Bosnia và Herzegovina hoặc Serbia và Montenegro cũng như là vấn đề của
Kosovo. Vì mục đích này, OSCE có một bộ phận phụ trách vấn đề quyền con người và đã tuyển dụng
các viên chức về quyền con người trên cả nước nhằm giám sát và báo cáo về tình hình quyền con người
cũng như thúc đẩy việc thực hiện quyền con người và trợ giúp bảo vệ trong một số vụ việc nhất định.
OSCE cũng trợ giúp Cơ quan nhân quyền quốc gia của các nước - nơi tổ chức này thực hiện nhiệm vụ
thanh tra như ở Bosnia và Herzegovina hoặc ở Kosovo. Nhiều cơ chế đặc biệt đã được xây dựng dưới
hình thức như Cao ủy về các dân tộc thiểu số và
Đại diện về quyền tự do thông tin ( Quyền tự do biểu đạt và quyền tự do ngôn luận). Các cơ quan này có
văn phòng lần lượt ở Lahaye và Vienna. Cao ủy về các dân tộc thiểu số được coi là phương tiện ngăn
ngừa xung đột với nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn sắc tộc ở giai đoạn sớm nhất
có thể. OSCE đóng vai trò trong việc giám sát các cuộc bầu cử dân chủ ở một số nước châu Âu khi
chuyển đổi sang các nền dân chủ đa nguyên. Quá trình dân chủ hóa và thúc đẩy quyền con người được
hỗ trợ bởi Văn phòng Thể chế cộng hòa và quyền con người, trụ sở đặt tại Warsaw. OSCE cũng đóng
vai trò quan trọng trong dàn xếp tranh chấp và
hàn gắn hậu quả sau tranh chấp ở châu Âu.
3. Chính sách về quyền con người của Liên minh châu Âu
Cộng đồng Kinh tế châu Âu lúc mới thành lập năm 1957 không quan tâm đến các vấn đề chính trị như
quyền con người. Việc hòa nhập chính trị theo hướng một Liên minh châu Âu thống nhất kể từ những
năm 80 của thế kỷ XX đã tạo điều kiện để dân chủ và quyền con người trở thành quan niệm cơ bản trong
các vấn đề pháp lý chung của châu Âu. Toà án công lý châu Âu đóng vai trò quan trọng là xây dựng
thẩm quyền pháp lý về quyền con người xuất phát từ “truyền thống hiến pháp chung của các quốc gia
thành viên” và các công ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên, trong đó, đáng chú ý là Công ước
châu Âu về quyền con người. Một số quyền con người đã được xây dựng như là các nguyên tắc chung
của luật cộng đồng, ví dụ, quyền sở hữu, quyền tự do hội họp và tự do tín ngưỡng hay nguyên tắc bình
đẳng - một nguyên tắc rất quan trọng trong luật pháp của cộng đồng châu Âu. Kể từ thập kỷ 80 của thế
kỷ XX, Cộng đồng châu Âu đã xây dựng chính sách về quyền con người liên quan đến các nước thứ ba.
Chính sách này được thể hiện ở chuẩn mực Copenhagen về việc thừa nhận các quốc gia mới ở Đông
Nam châu Âu. Điều 6 và 7 của Công ước Liên minh châu Âu 1995 đề cập rõ ràng đến Công ước châu
Âu năm 1950 với dự đoán cho rằng Liên minh châu Âu sẽ gia nhập công ước này với vai trò là một
thành viên. Năm 2000, Hội nghị về soạn thảo Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu
đã được tiến hành và Hiến chương được hội nghị thượng đỉnh Nice thông qua trong năm 2000.
Hiện tại, Hiến chương này là văn bản về quyền con người hiện đại nhất ở châu Âu. Nó đưa ra các quy
định về các quyền về kinh tế, xã hội cũng như văn hóa tương tự như UDHR. Đến nay, Hiến chương này
không phải là văn bản có tính ràng buộc về pháp lý. Tuy nhiên, do Hiến chương đưa ra một số nghĩa vụ
về quyền con người vốn là một bộ phận của nhiều công ước quốc tế khác nhau, mà các thành viên của
Liên minh châu Âu là các bên tham gia nên Hiến chương có thể được hiểu như là một lời giải thích hay
làm rõ nghĩa cho các quy định ràng buộc đó. Kể từ năm 1995, Liên minh châu Âu còn có cả các điều
khoản về quyền con người trong các hiệp định song phương của mình như “Hiệp định hợp tác và bền
vững”, Hiệp định Cotonou hay Hiệp định Euromed. Mặc dù, Hiến pháp châu Âu mới, là văn bản mang
lại giá trị ràng buộc cho Hiến chương châu Âu về các quyền con người cơ bản, vẫn chưa có hiệu lực,
nhưng sự tập trung nhiềuhơn hơn vào quyền con người có thể có được bằng các phương thức khác.
Liên minh châu Âu đã đưa ra chính sách về quyền con người cả trong các mối quan hệ đối nội cũng như
quan hệ quốc tế của tổ chức này và coi đó là một phần của chính sách chung về an ninh và ngoại giao.
Báo cáo hàng năm về quyền con người do Hội đồng của Liên minh châu Âu công bố phản ánh tầm quan
trọng của chính sách này đối với Liên minh châu Âu nói chung. Hội đồng đưa ra các tuyên bố công khai
nhưng cũng rất năng động, ở phía hậu trường trong một số vụ việc theo định hướng “ngoại giao về
quyền con người” và cùng với Uỷ ban châu Âu tiến hành “đối thoại nhân quyền” với một số nước như
Trung Quốc và Iran. Nghị viện châu Âu đóng vai trò đi đầu trong việc tiếp tục đề cao vấn đề quyền con
người trong chương trình nghị sự của EU và cũng công bố báo cáo thường niên về quyền con người. Về
sáng kiến, viện trợ tài chính cho dự án của các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực dân chủ và quyền
con người xuất phát từ sáng kiến châu Âu về dân chủ và quyền con người do Tổ
chức hỗ trợ châu Âu phát động thay mặt cho Uỷ ban châu Âu - là nơi đưa ra các chiến lược chính trị.
Cuộc đấu tranh chống lại nạn tra tấn và án tử hình hay chiến dịch vì Tòa án Hình sự Quốc tế được nhấn
mạnh đặc biệt. Trung tâm Giám sát nạn phân biệt chủng tộc và nạn bài ngoại của Liên minh châu Âu
(EUMC) do EU sáng lập tại Vienna năm 1998 nhằm giải quyết tình trạng gia tăng của vấn đề phân biệt
chủng tộc và nạn bài ngoại đang gia tăng ở châu Âu, giám sát tình hình và thúc đẩy các hoạt động chống
lại nạn phân biệt chủng tộc và nạn bài ngoại. Cơ quan châu Âu về các quyền cơ bản sẽ được thành lập ở
Vienna năm 2007 để giám sát việc thực hiện quyền con người theo Hiến chương châu Âu. Căn cứ vào
công việc của EUMC, cơ quan này sẽ thu thập dữ liệu và cung cấp các báo cáo về hiện trạng quyền con
người theo yêu cầu, do đó, sẽ hỗ trợ cho các chính sách về quyền con người của Liên minh châu Âu.
Năm 1998, Điều 13 của Hiến chương đã được phát triển thành điều ước của Cộng đồng châu Âu để trao
quyền cho cộng đồng nhằm chống lại nạn phân biệt đối xử về chủng tộc, nguồn gốc sắc tộc, tôn giáo, tín
ngưỡng, tuổi tác, người tàn tật và
định hướng giới tính. Năm 2000, Hội đồng đã thông qua Chỉ thị 2000/43/EC về việc thi hành nguyên tắc
đối xử công bằng liên quan đến nguồn gốc chủng tộc nói chung và sắc tộc nói riêng, trong lĩnh vực
tuyển dụng, tiếp cận với giáo dục, đào tạo và tiếp cận với các lợi ích của xã hội - lĩnh vực được áp dụng
cho cả khu vực công và tư
nhân trên toàn EU.
Tương tự, Liên minh châu Âu cũng chú trọng đặc biệt đến vấn đề bình đẳng. Theo Điều 141 của Điều
ước về cộng đồng châu Âu, các quốc gia thành viên phải áp dụng nguyên tắc “trả lương công bằng cho
cả nam giới và nữ giới” và phải thông qua các biện pháp mang bình đẳng về cơ hội. Thêm vào đó,
nguyên tắc này cũng được tiếp
tục phát triển trong các quy định và chỉ thị giống như chỉ thị về cập nhật vấn đề đối xử bình đẳng số
2002/73/EC..
Không phân biệt đối xử.
Mặc dù việc kí kết Công ước châu Âu về quyền con người (tiếng Anh, "European Convention on
Human Rights" hay "ECHR") là một trong những điều kiện để trở thành thành viên Liên minh châu
Âu,[nb 5] nhưng bản thân Liên minh châu Âu không thể tham gia Công ước vì Liên minh châu Âu vốn
không phải là một quốc gia[nb 6] và cũng không có quyền hạn để tham gia.[nb 7] Hiệp ước Lisbon và Nghị
định thư 14 đối với Công ước đã thay đổi bản chất vấn đề này trong đó Nghị định thư 14 ràng buộc Liên
minh châu Âu với Công ước trong khi Hiệp ước Lisbon cho phép việc thực thi việc ràng buộc đã nêu.
Trên bình diện thế giới, Liên minh châu Âu cũng thúc đẩy các vấn đề về nhân quyền. Liên minh châu Âu
phản đối việc kết án tử hình và đề nghị loại bỏ khung hình phạt này trên khắp thế giới.[56] Ngoài ra, việc
loại bỏ khung hình phạt tử hình cũng là một điều kiện đối với quy chế thành viên Liên minh châu Âu.[57]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chau_au_3036.pdf