Tiểu luận Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông

+ Phát minh kim chỉ nam: Từ việc biết được từ tính và chỉ hướng của nam châm, người ta đ ã làm ra kim chỉ nam mà thời đó gọi là “Tư nam”. Đến thời Bắc Tống, người Trung Quốc chế tạo ra la bàn, và cải tiến nó ngaỳ càng hoàn chỉnh hơn. + Phát minh ra nghề làm giấy: Trước khi làm ra giấy, người Trung Qu ốc dùng qua nhiều loại “giấ y” nhưng chất lượng còn kém, mặt không phẳng khó viết và khó bảo quản. Năm 105, Thái Luân đã làm ra giấy từ các nguyên liệu dễ kiếm như lưới cũ, giẻ rách và cỏ cây có chất lượng tốt hơn. Như vậ y, người Trung Quốc đã làm ra giấ y trước châu Âu hàng nghìn năm. Đó chính là một cuộc cách mạng trong việc truy ền bá chữ viết, trao đổi tư tư ởng phổ biến kiến thức của con người. + Phát minh nghề in Vốn có nghề truy ền thống khắc vào đá, đến đời Tùy nghề in khắc bản ra đời và ngày một cải tiến: từ in chữ rời b ằng đất sét nung của Tất Thăng đ ến in chữ rời bằng gỗ, thiếc, đồng, chì kỹ thuật in của Trung Quốc đã đi trước người Đức 400 năm Bốn phát minh trên được hậu thế đánh giá rất cao.

pdf30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá cổ đại phương Đông vẫn có sức lan toả mạnh mẽ ra các khu vực xung quanh: Nhiều yếu tố văn minh Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á, Tây Tạng, Bắc Á, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới; văn minh Trung Quốc, đặc biệt là Nho giáo, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Nhật Bản, Korea, Việt Nam và các nước khác; Văn hoá Ai Cập-Lưỡng Hà mặc dù tồn tại không lâu song những thành tựu của nó không chỉ có ảnh hưởng trong khu vực mà còn toả sáng ra các khu vực khác của thế giới, v.v. Cùng với sự lan toả của các nền văn hoá cổ đại là sự xuất hiện của các nền văn hoá mới như Arập, Nhật Bản, Korea, v.v. Bức tranh văn minh phương Đông, do vậy càng phong phú, đa dạng, nhiều sắc vẻ. Thêm nữa, vừa đấu tranh chống lại sự đô hộ của chủ nghĩa tư bản phương Tây, các dân tộc phương Đông vừa tiếp thu những yếu tố văn minh mới, tiến bộ từ phương Tây để làm giàu cho văn minh của dân tộc mình. Văn minh phương Đông từ đây càng ngày càng phát triển đa dạng và phong phu. Vấn đề thứ 6 Những hạn chế của nề văn minh phương Đông - 14 - Văn minh phương Đông, như đã nói ở trên ở trên, có nhiều thành tựu vĩ đại. Tuy nhiên văn minh phương Đông không phải không có những hạn chế nhất định.Các hạn chế của văn minh phương Đông, suy cho cùng, chủ yếu do đời sống nông nghiệp chi phối. 1 .Văn minh gốc nông nghiệp mang tính làng xã của phương Đông đã tạo ra những hạn chế. Nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp với tính tự trị làng xã buộc mỗi cá nhân, mỗi gia đình phải tự làm ăn, tự lo liệu cuộc sống của mình. Do khoa học kĩ thuật chưa phát triển, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên người dân thường chỉ đủ ăn, đủ mặc. Đó là cơ sở tạo ra tính tư hữu, tính ích kỉ, gắn với nó là tâm lí sợ người khác hơn mình. Họ dễ bì tị, đố kị với những người giàu có, với những người có cuộc sống dư dả hơn mình. Hơn nữa tính cộng đồng làng xã lại có mặt trái là dễ tạo ra thứ chủ nghĩa tập thể bình quân, lối sống ỷ lại, dựa dẫm, cam phận trong cái tôi nhỏ bé của mình, làm cản trở tính sáng tạo của mỗi cá nhân. Chính vì lối sống ấy mà ý thức cá nhân trong mỗi con người không phát huy mạnh mẽ để trở thành ý thức sáng tạo. Người ta không nghĩ hay không dám hướng đến một cung cách làm ăn khác hơn để cải tiến cuộc sống đơn sơ, thiếu thốn của mình, và cam chịu, chấp nhận nó như một điều tất yếu. Họ bằng lòng với cuộc sống theo cách thức sản xuất mà ông cha để lại, không dám đi xa, mạo hiểm vì cả đời chỉ quen với làng xã và mảnh ruộng cỏn con của mình. Thêm nữa lối sống nông nghiệp còn tạo ra cho người nông dân tính cách lề mề, tuỳ tiện và sự yếu kém về tính tổ chức. Nền sản xuất nông nghiệp vốn ít có những đòi hỏi khắt khe về thời gian, người ta không phải lo cạnh tranh gay gắt, không bị ai thúc ép. Vì thế nên khi bước vào xã hội hiện đại với yêu cầu phát triển công nghiệp thì tính cách tuỳ tiện, thiếu kỉ luật, thiếu tính tổ chức mới bộc lộ tất cả những yếu kém của nó. Đó là mặt hạn chế cơ bản của con người nông nghiệp phương Đông trong sự so sánh với con người phương Tây vốn quen tác phong nhanh nhẹn, chính xác và làm việc hết mình. Tư tưởng cục bộ địa phương cũng là một hạn chế của con người nông nghiệp quen sống trong cộng đồng làng xã mình mà ít mở rộng hiểu biết, giao tiếp ở phạm vi rộng hơn, xa hơn. Tâm lí “người cùng làng” trong phạm vi cộng đồng có thể dễ đố kị nhau nhưng khi ra ngoài làng thì họ lại bênh vực cho những người cùng làng xã mình, hay có thể từ một việc va chạm nhỏ nhưng nếu động đến làng thì cả làng sẵn sàng kéo nhau ra bảo vệ làng mình một cách cực đoan bất kể tốt, xấu, phải, trái. 2. Như đã phân tích ở trên, xã hội nông nghiệp với chế độ công xã nông thôn cô lập, tách biệt, cộng với những xiềng xích nô lệ của các quy tắc hà khắc cổ truyền “đã làm hạn chế lí trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp và trở thành công cụ ngoan ngoãn của mê tín. Những công xã này chủ yếu làm cho con người phục tùng những hoàn cảnh bên ngoài chứ không nâng con người lên địa vị làm chủ những hoàn cảnh ấy”. Xã hội phương Đông, vì vậy, mang tính chất thụ động, quân bình, ít thay đổi. Tình trạng tĩnh tại, trì trệ của xã hội phương Đông kéo dài đến tận mươi năm đầu của thế kỉ XIX. Và đó chính là cơ sở để chế độ chuyên chế phương Đông tồn tại quá dai dẳng, làm cản trở sự phát triển của xã hội. Lối tư duy thiên về trực giác của phương Đông, ít óc duy lí, phân tích, mổ xẻ cũng phần - 15 - nào làm cho khoa học kĩ thuật không phát triển mạnh được như phương Tây. Những phát kiến về khoa học – kĩ thuật của phương Đông trước đây chủ yếu gắn với sản xuất, nảy sinh từ sản xuất.Trên một ý nghĩa nào đấy, đó cũng là một hạn chế của văn minh phương Đông. 3 Phương Đông đã có những tấm gương sáng về sự phát triển vượt trội: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... Trong số những bài học có thể rút ra được từ các quốc gia nói trên có bài học về giữ gìn bản sắc ưu việt của văn hoá truyền thống, loại bỏ những yếu tố văn hoá lạc hậu, lỗi thời, hạn chế do nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu gắn liền với công xã nông thôn quy định, và tiếp thu những yếu tố văn hoá mới, tiên tiến của phương Tây. Nói cách khác, đồng thời với việc bảo tồn và phát huy những thành quả, những yếu tố tích cực xây dựng một nền văn minh công nghiệp (và hậu công nghiệp) tiên tiến cho sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và toàn khu vực. Vấn đề thứ 7 Những thành tựu của văn minh phương Đông (1) Những thành tựu về chữ viết-văn học: 1. Ai Cập: + Ở giai đoạn đầu văn học mang đậm tính tôn giáo như ca ngợi các thần, miêu tả nghi lễ thờ cúng và tang lễ. Đến thời Tân và Trung Vương quốc, văn học đã phản ánh những mâu thuẫn xã hội, phê phán bọn quan lại và nói lên nỗi khổ của những người lao động. - Tiêu biểu là các tác phẩm: “Truyện kể của Lpouer”, “Truyện Sinouhé” (Xinuhê), tập truyện “Người nông phu biết nói những điều hay” phê phán tầng lớp quan lại ức hiếp người dân và sự khốn khổ của những người lao động. - Thơ ca trữ tình: Các bài thơ ca ngợi tình yêu, và sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên được tập hợp trong cuốn “Papyrus Haris 500”. - Văn học mang tính chất triết lí: Tiêu biểu là cuốn “Đối thoại một người thất vọng với linh hồn của mình”, nói đến sự suy sụp của người Ai Cập trước sự đổ vỡ của các giá trị truyền thống, tâm trạng chán đời. + Văn học Ai Cập đã có những bước tiến khá rõ rệt, từ những tác phẩm thô sơ mang tính chất tôn giáo, đến chỗ xuất hiện nhiều tác phẩm với nhiều thể loại, phản ánh tình hình xã hội, thể hiện sức sáng tạo kì diệu cỉa người Ai Cập cổ đại. 2. Lưỡng Hà: + Chữ viết Chữ viết ở Lưỡng Hà xuất hiện từ khá sớm. Người Sumer sáng tạo ra chữ tượng hình vào khoảng đầu TNK III.TCN. Đầu tiên người Sumer dùng những hình vẽ về sau là những nét vạch hợp lại thành ý. Họ dùng một thanh gỗ hay sậy nhỏ, vót nhọn một đầu, ấn trên phiên đất mềm tạo thành một đầu nhọn, đáy bằng, trở ngược thanh gỗ vạch một đường thẳng, trông như mũi tên hay chiếc đinh. Một số chiếc đinh này tập hợp lại thành từ. Chữ viết của người Lưỡng Hà được viết trên đất sét, mỗi tấm đất sét là một trang sách. - 16 - Chữ có hình như những góc nhọn, nên thường được gọi là chữ hình góc nhọn, chữ hình nêm hay chữ tiết hình. Rất nhiều dân tộc ở Tây Á thời cổ đại đã dùng loại chữ viết này để ghi lại sinh hoạt kinh tế, xã hội và những diễn biến chính trị thời đó. Vì vậy, có thể coi chữ viết của người Sumer phát minh ra là nguồn gốc của nhiều chữ viết khác của người Akkad, Babylone, Hittiles, Assyria, Ba Tư. + Văn học: Văn học Lưỡng Hà phong phú về nội dung và thể loại, với nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Các thể loại văn học chính là văn học dân gian, thơ và anh hùng ca. Nội dung thường gắn liền với tín ngưỡng và phản ánh đời sống thường ngày của người lao động. Điển hình nhất là hai trường ca: Anuma Elit và Gilgamesh. - Trường ca Anuma Elit ca ngợi sự sáng tạo của vũ trụ, một khối hỗn mang thuở ban đầu, từ đó sinh ra con người và muôn vật trên trên mặt đất. - Trường ca Gilgamesh ca ngợi tinh thần anh dũng của những nhân vật có thật được thần thánh hóa, phản ánh với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Đó là nhữnh cuộc đấu tranh quyết liệt trước sự tàn phá của thác lũ, hạn hán và thú dữ để bảo vệ đời sống yên lành của cư dân. * Văn học Ả rập: + Văn xuôi: - Kinh Koran không chỉ là kinh thánh của các tín đồ Hồi giáo mà còn là một tác phẩm văn học đồ sộ, ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ, và văn hóa Hồi giáo. Kinh Koran đã làm cho ngôn ngữ Arập thống nhất, bảo tồn, và được truyền bá rộng rãi trong các nước theo Hồi giáo. Đạo Hồi truyền bá tới đâu kinh Koran và ngôn ngữ Arập cũng được truyền tới đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa, giữa các quốc gia. Kinh Koran được xem như một bộ sách giáo khoa, là cuốn sách học tiếng Arập. Đạo Hồi quy định tín đồ ở bất kỳ nơi đâu khi đọc kinh cũng đều phải đọc bằng tiếng Arập, vì vậy ngôn ngữ Arập được bảo tồn và duy trì sức sống cho tới tận ngày nay. Ngoài ra kinh Koran còn chứa đựng nhiều truyền thuyết, những câu chuyện lịch sử, phản ánh sinh động bộ mặt xã hội lúc bấy giờ, là những tư liệu lịch sử, và nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao thế hệ nhà thơ, nhà văn sáng tác ra những tác phẩm bất hủ, làm phong phú thêm cho nền văn học Arập. - Nghìn lẻ một đêm, tác phẩm vĩ đại nhất của nền văn học Arập, là một trong những công trình sáng tạo đồ sộ và tuyệt diệu của nền văn họcthế giới. Đay là câu chuyện dân gian bao gồm nhiều chuyện nhỏ nối tiếp nhau có từ lâu đời ở miền đông đế quốc của các hoàng đế Arập thời cổ, được bổ sung qua nhiều thế kỷ và được phổ biến rộng rãi ở trong nước cũng như thế giới. Tập truyện phản ánh phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của giai cấp thống trị và ước nguyện của nhân dân, thể hiện sức tưởng tượng phong phú và óc sáng tạo tuyệt vời của nhân dan Arập. - Arập còn có tập “ngụ ngôn” cũng rất nổi tiếng. Tập truyện này vốn của Ấn Độ, được truyền sang Ba Tư từ khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ VIII, sau đó được dịch sang tiếng Arập và - 17 - phổ biến toàn thế giới. + Về thơ ca cũng có rất nhiều các tác giả và tác phẩm tiêu biểu. - Nhà thơ Abu Tamman, giữa thế kỷ IX đã sưu tập và hiệu đính tác phẩm “Anh dũng ca” 2 tập bao gồm tác phẩm của hơn 500 thi sĩ Arập cổ đại. - Đến thế kỷ X, Abu Lơ Faraj lại soạn một tuyển tập thơ lớn gần 20 cuốn, lấy tên là “Thi ca tập” bao gồm rất nhiều thơ ca của các tác giả trước đó. 3. Ấn Độ: + Ngôn ngữ và chữ viết: Ấn Độ có rất nhiều ngôn ngữ, những ngôn ngữ chính được biểu đạt bằng hệ thống chữ viết riêng. Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ dưới dạng đồ họa có từ thời Harappa. Sau đó xuất hiện chữ cổ Brahma, chữ Phạn (Sanskrit), chữ Pali … Nhiều loại ngôn ngữ đang lưu hành hiện nay ở Ấn Độ như Hindi, Benga, Urdu … là biến thái của ngôn ngữ Phạn. + Chữ viết đã chuyển tải được một nền văn chương Ấn đầy sắc thái, một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú bao gồm các bộ kinh Hindu và kinh Phật, Sử thi, kịch và thơ ca trữ tình. Hai viên ngọc quý nhất trong kho tàng văn học Ấn Độ là hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana. - Mahabharata là bản trường ca gồm 110.000 khổ thơ (220.000 câu). Chủ đề của bộ sử thi nói về cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền bắc Ấn Độ. Mahabharata được coi là một bộ (bách khoa toàn thư) của Ấn Độ. - Ramayana dài 48.000 câu thơ là thiên tình sử đầy trắc trở giữa hoàng tử Rama tuấn tú và nàng công chúa kiều diễm Sita. Thông qua câu chuyện tình đó, bộ sử thi phản ánh những ngành nghề, việc làm ăn sinh sống, phong tục cưới xin, quan niệm của người Ấn Độ về con người, cha con, vợ chồng, anh em, lòng chung thủy và đức tính trung nghĩa ở đời. - Nhà thơ- nhà viết kịch Kalidasa sống vào thế kỉ IV thời vương triều Gúpta, ông là tác giả của tác phẩm văn học trữ tình nỗi tiếng Sacuntala. Tác phẩm phỏng theo một câu chuyện dân gian trong sử thi Mahabharata, mô tả cuộc tình duyên trắc trở của Sacuntala và nhà vua Dusianta. Mối tình tuyệt đẹp đã sinh ra Bharata vị thủy tổ của nhân dân Ấn Độ. Tuy chịu ảnh hưởng của đạo Bàlamôn nhưng Kalidasa đã thể hiện trong tác phẩm của mình tư tưởng tự do, chống lại lễ giáo khắt khe, lên án bản chất giả dối của giai cấp thống trị. - Ngoài ra văn học Ấn Độ còn xuất hiện nhiều tác phẩm viết bằng nhiều loại phương ngữ khác nhau. 4. Trung Quốc: a. Chữ viết: + Văn tự đầu tiên của người Trung Quốc là văn tự kết thừng. Đến thiên niên kỉ II.TCN, người Ân Thương đã viết lên mai rùa, xương thú gọi là giáp cốt văn. Ngoài ra còn có chữ được khắc trên đồ vật (Ân khư khư thế), chữ khắc trên đá (Thạch cổ văn), chữ khắc hay đúc trên đồng (Kim văn), chữ trên chuông đỉnh (Chung đỉnh văn). So với Giáp cốt văn, Kim văn không khác biệt về bản chất, nhưng chữ ngay ngắn, vuông vắn, thành hàng lối rõ rệt và nhiều chữ phức tạp hơn. - 18 - + Đến nhà Tần, chữ viết được chỉnh lí, đơn giản và cải tiến … khuôn trong hinh vuông gọi là chữ Tiểu triện. Đây là lần thống nhất quan trọng cơ bản đầu tiên trong lịch sử phát triển chữ viết của Trung Quốc … ra đời từ thiên niên kỉ thứ II.TCN, chữ viết Trung Quốc là hệ chữ viết duy nhất hiện còn được sử dụng. b. Văn học: + Thơ: - Kinh thi: là tập thơ cổ nhất do nhiều tác giả sáng tác từ đầu Xuân Thu đến giữa Tây Chu (khoảng 500 năm) gồm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng, trong đó Phong chiếm số lượng nhiều nhất và cũng có giá trị cao nhất. Kinh thi đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn học Trung Quốc sau này. - Thơ Đường: Thơ Đường là đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc, nó trở nên vô giá bởi nội dung và giá trị nghệ thuật tuyệt vời của mình. Hiện nay còn lại khoảng 48.000 bài thơ của 2300 tác giả. Các tác giả nỗi tiếng như Lí Bạch (701-762) đã để lại trên 1200 bài, Đỗ Phủ (712-770) khoảng 1400 bài, Bạch Cư Dị (772-846) khoảng 2800 bài … + Tiểu thuyết Minh-Thanh: Thời Minh - Thanh đã để lại cho hậu thế một số lượng lớn tiểu thuyết chương hồi phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Có các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân … Từ đầu nhà Thanh tới cuối thời vua Càn Long là thời kì tiểu thuyết cực thịnh. Các tác phẩm tiêu biểu như Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần… Trong đó Hồng lâu mộng là tiểu thuyết có giá trị nhất, là một kiệt tác của nhân loại. c. Sử học: Người Trung Quốc có ý thức cao về lịch sử và rất giàu kinh nghiệm trong việc biên soạn sử, vì vậy sử học nước này rất phát triển. - Người tiêu biểu cho nền sử học Trung Quốc là Tư Mã Thiên (sinh năm 135 hay 145.TCN), ông là người đầu tiên trên thế giới chép sử bằng thể kí. Tác phẩm tiêu biểu là Sử kí, bộ sử đồ sộ nhất của nhân loại, gồm 5265000 chữ được Lỗ Tấn ca ngợi “Lời hát tuyệt vời của các sử gia, thiên Li tao không vần”. - Ban Cố thời Đông Hán là người mở đầu cho cách viết sử theo triều đại (tác phẩm Hán thư), sau đó có Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp… - Tư Mã Quang và nhiều tác giả khác cùng biên soạn tác phẩm Tư trị thông giám theo thể biên niên, tổng cộng có 354 cuốn (kể cả 30 cuốn mục lục). - Thời Minh -Thanh còn có các bộ “Minh sử”, “Tứ khố toàn thư”… Các bộ sách trên đều là những di sản văn hóa vô giá của nhân dân Trung Quốc. (2) Tôn giáo và tư tưởng phương Đông 1. Ai Cập: + Tôn giáo của người Ai Cập rất phong phú, gồm nhiều hệ thần linh địa phương hỗn dung với nhau. Ban đầu mỗi vùng thờ những vị thần của mình, chủ yếu là những vị thần tự nhiên, linh hồn người chết... + Đến thời kì thống nhất quốc gia, ngoài việc thời cúng các thần riêng của từng địa - 19 - phương, còn xuất hiện những vị thần chung. Người Ai Cập thờ thần Ra (Thần mặt trời), thần Ptah (thần sáng tạo vũ trụ và con người), thần Amon (thần đem lại sức mạnh cho vương quốc và Pharaon), thần Osiris (được coi là thần Nông nghiệp, thần sông Nile), thần Montou (thần chim ưng), Sobek (thần Cá sấu)... + Người Ai Cập tin linh hồn bắt tử, nên việc chôn cất thi hài gắn liền với quan niệm hồn và xác. Khi chết, linh hồn tuy thoát ra ngoài nhưng vẫn còn tìm chỗ dựa ở nơi xác, vì vậy khi con người cần phải giữ lại xác. Việc xây dựng các Kim tự tháp (các lăng mộ của nhà vua) và kĩ thuật ướp xác bắt nguồn từ quan niệm trên. 2. Lưỡng Hà: - Trong thời kỳ đầu, người Lưỡng Hà theo đa thần giáo. Họ tôn sùng những lực lượng tự nhiên, coi đó là những lực lượng thống trị cuộc sống của mình. Người Lưỡng Hà thờ thần Anu, Eaua, thần Enlin... ngoài các thần chủ, người Lưỡng Hà còn tôn thờ nhiều thần khác như thần trồng trọt, thần chăn nuôi và các hiện tượng tự nhiên như thần Samat (thần Mặt trời). Thần Istaro (thần Ái tình)... người ta tin rằng thần Mẹ (Inana) còn là thần bảo hộ nông nghiệp, thần của sinh nở, thần Ea (thần Biển) còn dạy cho người ta biêt nghề thủ công, nghệ thuật, khoa học, thần Tamuz (thần Nước) được coi như vị thần dạy bảo cư dân trông trọt, làm nghề thủ công và là vị thần của lòng nhân ái, bảo vệ mùa màng... - Cùng với sự xác lập quyền lực tối cao, trong toàn Lưỡng Hà của Hammourabi, thần Mardouk đã trở thành vị thần tối cao trong toàn quốc, bản thân nhà vua cũng được thần thánh hóa, thay mặt thần Mardouk cai trị muôn dân. - Người ta xây dựng nhiều đền miếu thờ thần và tiến hành nhiều nghi lễ phức tạp. Việc xây dựng đền miếu đã trở thành gánh nặng đối với quần chúng. Nhân dân đã bị tập đoàn tăng lữ nô dịch về tinh thần và bóc lột về kinh tế. Tập đoàn tăng lữ của Babylone rất cồng kềnh, có đến hơn 30 đẳng cấp. * Đạo Hồi của Arập: - Đạo hồi, tiếng Arập là Islam, có nghĩa là phục tùng, tuân theo thánh Allah tối cao và duy nhất, tuân theo vị sứ giả của thánh Allah là Muhammad. Những tư tưởng chính trị của đạo Hồi nằm trong kinh Koran gồm 30 quyển, 114 chương, 6236 tiết. Các tín đồ Hồi giáo coi kinh Koran như một vật linh thiêng, thần thánh. Trong kinh Koran luân lí và pháp luật, thế tục và tôn giáo là một, mọi giới luật đều do thánh Allah ban ra, đó là quy tắc cho mọi hành vi, từ lễ giáo đến hôn nhân, từ các hoạt động kĩ nghệ, thương mại đến chính trị, di chúc, chiến tranh và hòa bình... Những hiểu biết về y, dược và cách chữa trị một số bệnh cũng thấy nói đến trong kinh Koran. - Kinh Koran gọi tín ngưỡng của đạo Hồi là lman là chỉ tất cả những tín điều của thánh Allah do nhà tiên tri Muhammad truyền đạt lại. Đạo Hồi có 6 tín ngưỡng lớn gọi là Lục tín’ Tin chân thánh: tức là tin rằng ngoài thánh Allah không còn vị thần nào khác, thánh Allah là duy nhất, là độc nhất. Đây là hạt nhân cơ bản nhất của tín ngưỡng của đạo Hồi. Tin thiên sứ: Theo kinh Koran thì có rất nhiều thiên sứ, mỗi thiên sứ cai quản một công việc. Thiên sứ do Allah sáng tạo ra từ ánh sáng, để theo dõi, ghi chép tất cả mọi hành vi thiện, - 20 - ác, tốt, xấu của con người. Tín kinh điển: Tức là tin rằng kinh Koran là bộ kinh Thần thánh do đâng Allah khải thị cho nhà tiên tri Muhammad, từ đó xây dựng uy quyền tuyệt đối của kinh Koran đối với các tín đồ. Tín sứ giả: Muhammad là sứ giả và nhà tiên tri của thánh Allah, được phái xuống để thực hiện những sứ mệnh do Allah ủy thác, vì vậy mọi tín đồ phải tôn sùng. Tín tiên định: Các tín đồ Hồi giáo tin rằng, số phận con người do thánh Allah an bài, con người không có cách gì cưỡng lại được. Đó là định mệnh. Tín kiếp sau: Các tín đồ Hồi giáo tin rằng, sau khi chết, con người có thể sống lại và chịu sự phán xét của thánh Allah vào ngày tận thế. - Về nghĩa vụ của tín đồ, đạo Hồi quy định: Phải có đức tin kiên định và chỉ thừa nhận chỉ có thánh Allah còn Muhammad là sứ giả và là vị tiên tri (Nêbi) cuối cùng. Hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Khi cầu nguyện phải hướng về Mecca. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ. Hàng năm đến tháng Ramadan phải trai giới một tháng. Trong tháng này, từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, các tín đồ tuyệt đối không được ăn uồng, hút thuốc... nhưng những người già, người bệnh, trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ có thai thì được miễn. 3. Ấn Độ: - Bàlamôn giáo ra đời vào những thế kỉ đầu thiên niên kỉ I.TCN do sự phát triển của xã hội có giai cấp và sự bất bình đẳng về đẳng cấp. Là một tôn giáo đa thần, cao nhất là thần Brama, vị thần sáng tạo thế giới. Ngoài thần Brama còn có thần Visnu, Siva … nội dung quan trọng trong giáo lí của Bàlamôn giáo là thuyết luân hồi. Về mặt xã hội, Bàlamôn giáo là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ. Bàlamôn được truyền bá rộng rãi trong nhiều thế kỉ, đến thế kỉ VI.TCN bị suy thoái do sự phát triển mạnh mẽ của đạo Phât. - Khoảng thế kỉ VII, đạo Phật bị suy sụp, nhân đó đạo Bàlamôn phục hồi và phát triển. Đến khoảng thế kit VIII-IX, Bàlamôn giáo được bổ sung thêm nhiều yếu tố về đối tưựong sùng bái, kinh điển và nghi thức… từ đây Bàlamôn giáo được gọi là Hinđu giáo (Ấn Độ giáo). Đối tượng sùng bái chủ yếu của Hinđu giáo vẫn là ba thần Brama, Visnu, Siva. Các loài động vật như rắn, hổ, khỉ, bò, cá sấu… cũng được Hinđu giáo coi là các thần và rất được tôn sùng, Giáo lí của Hinđu giáo được thể hiện trong các bộ kinh Vêđa, Upanisad và các sử thi Mahabharata, Ramayana, Bhagavad…. - Phật giáo: Ra đời vào cuối thiên niên kỉ I.TCN, Siddharata Gautama là người sáng lập. Nội dung chủ yếu của Phật giáo là chỉ ra chân lí về nguyên nhân cảu các nổi khổ ở đời và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ ấy. Chân lí về nỗi đau và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ đó được thể hiện trong “Tứ diệu đế”. Khổ đế là chân lí về các nỗi khổ. Tập đế là chân lí về nguyên nhân của các nỗi khổ. Diệt đế là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ. Đạo đế là chân lí về con đường diệt khổ (Bát chính đạo). Về mặt thế giới quan nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết “duyên khởi”. - 21 - Mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, duyên khởi do tâm mà ra, tâm là nguồn gốc của duyên khởi và cũng là nguồn gốc của vạn vật. Về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp vì nguồn gốc xuất thân không phải là điều kiện để được cứu vớt.Đạo Phật khuyên con người phải từ bỏ ham muốn, tránh điều ác, làm điều thiện để được cứu vớt. Phật giáo được truyền bá nhanh chóng không những ở Ấn Độ mà còn sang các nước khác. Khoảng 100 năm sau công nguyên, đạo Phật chia làm hai phái là Tiểu thừa và Đại thừa. Ảnh hưởng của các tôn giáo trên đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ngay cả Hindu giáo cũng có thể coi nó là tôn giáo mang tính quốc tế, bởi vì sự ảnh hưởng đậm nét của nó đối với vùng Đông Nam Á. - Ấn Độ còn là quê hương thứ hai của Hồi giáo, một tôn giáo lớn trên thế giới, và Jain giáo, Xích giáo… + Triết học: Triết học Ấn Độ rất phong phú và đa dạng với nhiều quan điểm và trường phái khác nhau. - Bàlamôn giáo cho rằng thế giới vật chất cũng như thần thánh đều do Brama sáng tạo ra, về sau trong sách Upanisad, Bàlamôn đem cái “bản ngã ” (at man) của con người kết hợp với Brama làm một và cho rằng chính cái bản ngã này sáng tạo ra thế giới. Triết học Bàlamôn chia ra làm sáu trường phái triết học như Yoga, Purova Mimãna, Vêđanta, Niaga, Xankia, Vaisêrica. Phái Vaisêrica do Canada đề xướng ra thuyết nguyên tử. Ông cho rằng, vũ trụ gồm vô số vật khác nhau nhưng vật nào cũng được cấu tạo từ những nguyên tử, ngoài nguyên tử và chân không ra thì không có gì hết. Nguyên tử vận động là do một lực lượng vô hình chứ không phải do một vị thần linh nào cả. - Triết học Phật giáo: Triết học Phật giáo phủ nhận hai yếu tố Brama và Át man của Bàlamôn giáo, không thừa nhận có đấng thần linh tối cao sáng tạo ra vũ trụ và phủ nhận luôn cả tồn tại khách quan. Những yếu tố của phép biện chứng của triết học Phật giáo tuy còn ở mức độ tự phát, chưa hoàn chỉnh nhưng đã nhìn thấy sự vận động biến đổi của thế giới, thấy được sự đối lập trong thống nhất, vạch ra những mâu thuẫn nội tại của chúng như ý thức và vô thức, niết bàn và vô minh… - Triết học Sácvaca: Đây là trường phái triết học duy vật cổ đại, cho thế giới chung quanh là vật chất được tạo nên bởi bốn nguyên tố: đất, lửa, nước và không khí. Con người nhận thức được thế giới là do cảm giác. Con người có ý thức và ý thức là sản phẩm của thể xác, khi con người ta chết thì ý thức cũng mất theo. Triết học Sácvaca cũng phủ nhận những quan niệm về thần sáng tạo thế giới của tôn giáo. 4. Trung Quốc: a. Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia: Vào thời Ân, Chu, người Trung Quốc đã có các thuyết: Bát quái (cho rằng thế giới do 8 loại vật chất cấu tạo thành, âm dương là hai yếu tố căn bản của Bát quái ...). Người ta dùng ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và âm dương để giải thích nguồn gốc của vũ trụ, mọi vật sinh sinh hóa hóa đều do sự tác động tương hỗ hay sự phối hợp không điều hòa các yếu tố trên mà thành. Những người theo học phái Âm dương gia đã đem kết hợp thuyết Âm dương với thuyết - 22 - Ngũ hành rồi thần bí hóa các thuyết này... để giải thích các biến động của lịch sử xã hội. b. Nho gia -Nho giáo: + Nho gia: Khổng Tử (551-479. TCN) nhà tư tưởng lỗi lạc, người sáng lập phái Nho gia. Khổng Tử chủ trương “nhân”, khôi phục “lễ” của nhà Chu. Từ hại nhân tư tưởng là “nhân” ông đã chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa nhân và lễ. Ông đưa ra thuyết “chính danh định phận”, đề cao tư tưởng “Thiên mệnh”... Cái có giá trị nhất trong học thuyết của ông là tư tưởng giáo dục: ông là người đầu tiên đề xuất có thể dạy học cho tất cả mọi người “Hữu giáo vô loại”... Học trò của ông và những môn đệ của họ hợp thành học phái Nho gia. Tư tưởng triết học Nho gia chính là cội nguồn nhân đạo chủ nghĩa của văn hóa truyền thống Trung Quốc. + Nho giáo: - Từ thời Hán Vũ Đế (140-87.TCN) với lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” Nho học trở thành trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc. - Đổng Trọng Thư (179-104.TCN) đã phát triển Nho học lên một bước mới, đồng thời dùng thần học để giải thích nó làm cho học thuyết này mang màu sắc thần học tôn giáo nên từ đó người ta thường gọi là Nho giáo. Nho giáo trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc suốt 2000 năm lịch sử. c. Đạo gia – Đạo giáo. + Đạo gia: Lão Tử (không rõ năm sinh, năm mất) là đại biểu chủ yếu của học phái Đạo gia. Trang Tử (khoảng năm 369-286.TCN), người phát triển học thuyết của Lão Tử thành một học thuyết tư tưởng, cùng với Lão Tử hợp thành học phái Đạo gia. Hệ thống tư tưởng của Đạo gia được thể hiện trong các tác phẩm “Đạo đức kinh” và “Nam Hoa kinh”: “Đạo” là cơ sở đầu tiên của thế giới, có trước đất trời, từ “Đạo” sinh ra tất cả. “Đạo”còn để chỉ quy luật biến hóa của sự vật, vừa có trước sự vật, vừa nằm trong sự vật. Quy luật biến hóa tự thân của mỗi sự vật gọi là “Đức”. Như vậy “Đạo” và “Đức” của Lão Tử là phạm trù thuộc thế giới quan, ông là người đầu tiên xác lập nên thế giới quan của triết học Trung Quốc. Về quan điểm lịch sử-xã hội: Lão Tử đề xướng quốc gia lí tưởng là “tiểu quốc quả nhân” (nước nhỏ dân ít), “vô vi nhi trị” (không làm gì mà thịnh trị)... Đạo gia không chỉ là cơ sở triết học của văn hóa truyền thống mà còn ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của dân tộc Trung Quốc. + Đạo giáo: - Là tôn giáo ra đời vào giữa thời Đông Hán, đến thời Đường, Tống được sự hỗ trợ của vương triều, Đạo giáo phát triển mạnh. Từ thời Minh, Đạo giáo bị suy vi. - Đạo giáo có nguồn gốc phức tạp, tín ngưỡng cơ bản là Đạo, hạt nhân là tư tưởng thần tiên. - Đạo giáo cho rằng sống ở đời là việc sung sướng nên họ cổ vũ tư tưởng trọng sinh, lạc quan. Quan niệm thế giới thần tiên của Đạo giáo không giống thế giới hiện thực, không hoàn toàn tách biệt thế giới hiện thực và thế giới bên kia. Đạo giáo là tôn giáo đa thần. - Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với văn hóa truyền thống rất rộng rãi và sâu sắc. d. Mặc gia: - 23 - - Mặc Tử (khoảng 479-381TCN), nhà tư tưởng, nhà giáo dục kiệt xuất, người sáng lập học phái Mặc gia. Hạt nhân của tư tưởng triết học Mặc gia là nhân và nghĩa (nhân là kiêm ái, nghĩa là nghĩa lợi) với 10 chủ trương lớn... - Là người đầu tiên đề xuất “thủ thực dư danh” (lấy thực đặt tên) như một phạm trù triết học, cũng là một trong những người đi tiên phong trong ngành logic học của nhân loại. - Tư tưởng của học phái Mặc gia đầy thiện chí, có ảnh hưởng lớn một thời nhưng chứa đựng nhiều ảo tưởng, nên từ Tần, Hán về sau Mặc gia dường như không còn tồn tại nữa. e. Pháp gia: - Pháp gia là học phái triết học đại biểu cho lợi ích của gia cấp địa chủ mới ra đời trong thời kì Xuân Thu. Sở dĩ gọi là Pháp gia vì học phái này chủ trương “pháp trị”, cai trị đất nước theo pháp luật. - Người tiêu biểu cho Pháp gia là Hàn Phi (khoảng 280-233.TCN), công tử nước Hàn, đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và lí luận của các pháp gia thời kì đầu, hình thành hệ thống tư tưởng Pháp gia hoàn chỉnh hơn. Ông phản đối tư tưởng phục cổ, lấy pháp, thuật, thế làm nội dung cơ bản cho hệ thống chính trị của mình, chủ trương vô thần. Lí luận của học phái Pháp gia có đóng góp lớn trong cuộc thống nhất đất nước, đưa lịch sử Trung Quốc phát triển lên một bước mới. (3) Nghệ thuật-Kiến trúc 1. Ai Cập: + Kiến trúc: Người Ai Cập đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc như đền đài, cung điện, kim tự tháp nổi tiếng làm người phải kinh ngạc và cúi đầu trước cái uy nghi hùng vĩ, biểu hiện quyền lực vô biên của thần và của nhà vua. Trong kiến trúc, nỗi bật nhất là các kim tự tháp. Cho đến nay, người ta đã phát hiện được trên 70 kim tự tháp, chủ yếu là ở khu vực phía bắc Ai Cập, gần thủ đô Cairo nằm ở phía tây sông Nile. Việc xây dựng lăng mộ được các Pharaon từ vương triều III chú ý. Kim tự tháp Djoser, do kiến trúc sư Imhotép xây dựng, là kim tự tháp đầu tiên. Tới vương triều IV, kim tự tháp được xậy dựng nhiều nhất, quy mô và kết cấu hoàn chỉnh, kĩ thuật tinh xảo và nghệ thuật trang trí đạt tới trình độ cao. Nỗi bật nhất là kim tự tháp của Kheops có chiều cao 148m, phải mất 30 năm mới xây dựng xong. Việc xây dựng kim tự tháp “đã đem lại cho nhân dân Ai Cập cổ đại không biết bao nhiêu tai họa”. Nhưng nhân dân Ai Cập, bằng bàn tay khối óc của mình, đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá. + Điêu khắc: Ngoài việc xây dựng lăng mộ, người Ai Cập còn đạt tới trình độ cao về điêu khắc. Đặc biệt là tượng Sphinx (nhân sư) ở gần kim tự tháp Khéphren, mình sư tử, đầu vua Khéphren, ý muốn ca ngợi vua không những có trí tuệ của loài người mà còn có sức mạnh của sư tử. + Nghệ thuật tạo hình thời Trung và Tân vương quốc phát triển. Thời Trung vương quốc có rất nhiều tượng nổi khắc trên tường đá và những bức tranh vẽ trên tường mộ. Thời Tân vương quốc đã để lại một tác phẩm điêu khắc xuất sắc nhất của nghệ thuật Ai Cập là những tượng nữ thần Neferti. - 24 - Những công trình kiến trúc, điêu khắc trên là kết quả của quá trình lao động, là đỉnh cao của sự sáng tạo của con người ở lưu vực sông Nile. 2. Lưỡng Hà: Nổi bật nhất trong nghệ thuật kiến trúc của Lưỡng Hà là thành Babylone và khu vườn treo Babylone được xây dựng trong thời kỳ trị vì của Nabuchodonosor – quốc vương tân Babylone, sau này được coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. - Thành Babylone có chu vi 16km, tường thành bằng gạch cao 30m, dày 8,5m có 7 của và các tháp canh. Thành phố được trang trí tỉ mỉ bằng phù điêu, tượng với các cánh cử thành bằng đồng vững chắc. Tổng thể kiến trúc thành Babylone được kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên làm tăng thêm vẻ thơ mộng. - Vườn treo Babylone: được xây dựng kề bên cung điện của vua Nabuchodonosor. Tương truyền khu vườn thượng uyển độc đáo này được Nabuchodonosor xây dựng để chiều ý vương hậu sủng ái của ông vốn là cồn chúa xứ Mèdes, xứ sở của núi rừng, cây, cảnh. - Đền tháp Ementélauki cũng là một loại hình kiến trúc độc đáo của Lưỡng Hà. Tháp cao 90m, từ xa trông ngọn tháp bảy tầng như một cái thang khổng lồ vươn thẳng lên trời. - Cung điện của vua Giudéa dài tới 50m, rộng 30m, tường xây bằng gạch đá có trang trí chạm khắc sặc sỡ và cung điện của vua Nabuchodonosor cũng là những công trình kiến trúc độc đáo của người Lưỡng Hà. * Nghệ thuật, kiến trúc Arập: - Nghệ thuật kiến trúc Hồi giáo có vị trí rất cao trong kho tàng tri thức kiến trúc nhân loại. Nhiều cung điện và thánh thất Hồi giáo với mái vòm và các tháp nhọn được xây cất công phu và trang hoàng rực rỡ, chạm trổ tinh vi, trang trí bằng hoa lá và các hình kỉ hà, vòi phun nước... nghệ thuật kiến trúc Arập thừa hưởng những nét đẹp của các công trình xây dựng Ba Tư với những cây cột mảnh, vòng cung nhọn hình móng ngựa hoặc học theo người Byzantin cách xây vòm tròn, đồng thời học tập nghệ thuật của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, cho nên nghệ thuật của người Arập rất phong phú và đa dạng. 3. Ấn Độ: Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ nhất phương Đông. Chính vì thế đây là nơi cung cấp nguyên mẫu cho nền nghệ thuật của nhiều nước, trong đó có Trung Quốc. Nghệ thuật Ấn Độ mang tính chất bền vững và lấu đời. Đó là nền nghệ thuật chuyển tải nội dung tôn giáo, do đó ứng với mỗi tôn giáo sẽ có một mảng nghệ thuật riêng biệt, trong đó phải kể đến ba mangr nghệ thuật lớn, nhiều về số lượng, phong phú về nội dung là nghệ thuật Hindu giáo, Phật giáo và Hồi giáo. Điểm chung của những mảng nghệ thuật tôn giáo Ấn Độ là khát vọng tâm linh, khát vọng về cái đẹp và sự giải thoát. Tất cả những đặc điểm trên được thể hiện thông qua một số công trình kiến trúc tiêu biểu sau đây: - Stupa Sanchi và chùa Hang Ajanta là những công trình kiến trúc Phật giáo sớm nhất của Ấn Độ, đây là những mẫu lí tưởng của kiến trúc Phật giáo. - Các công trình kiến trúc Hindu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn, và phát triển cực - 25 - thịnh từ thế kỉ VII đến thế kỉ XI. Tiêu biểu có các công trình như cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 900 – 1150, gồm 85 đền đài trải rộng giữa những hồ nước và cánh đồng. - Kiến trúc Hồi giáo tiêu biểu là các giáo đường và lăng mộ với những đường cổng đồ sộ, những tháp xây cao vút và được trang trí bằng những hoa văn đặc trưng phi hình tượng. Tháp Mina được xây dựng từ TK XIII và lăng Mahah được xây dựng từ TK XII là những công trình nỗi tiếng của dạng kiến trúc này. 4. Trung Quốc: + Hội họa - Từ thời đại đồ đá mới, người Trung Quốc đã từng biết dùng màu sắc để trang trí. - Cách đây 2000 năm, đã xuất hiện những bắc tranh lụa như “Phượng quỳ mỹ nữ” và “Nhân vật Ngự Long” cho thấy hội họa Trung quốc đã dạt trình độ cao. - Từ đời Hán trở về sau, hội họa Trung Quốc ngày càng phát triển, chất liệu để vẽ đa dạng (Lụa, đất nung, tượng đá, tường… ). Nổi tiếng là tranh lụa thời hán, tranh Phật thời Ngụy, Tấn, Nam – Bắc triều. Cố Khải Chi với những bức “Nữ sử châm đồ”, “Lạc thần phú đồ”… là mẫu mực về họa pháp. Tranh vẽ người thời Đường đạt đến đỉnh cao như tranh của Thánh họa Ngô Đạo Tử. Thời Minh – Thanh tranh sơn thủy, mai, lan, trúc, thạch, cỏ cây... được thể hiện nhiều. - Về lí luận hội họa: “Lục pháp luận” của Tạ Hách tổng kết kinh nghiệm sáng tác từ đời Hán đến đời Tùy, “Khổ qua hòa thượng họa ngữ lục” của Thạch Thọ (Minh - Thanh) viết về lịch sử hội họa rất nổi tiếng. + Điêu khắc: Trung quốc có một nền nghệ thuật điêu khắc từ rất sớm (ngọc điêu có cách đây 6000 năm, sớm nhất thế giới), và rất phong phú về cách thể hiện (điêu khắc trên ngà voi, trên gỗ, gạch đá...). Thach điêu là một ngành nghệ thuật nổi tiếng đã để lại những công trình vô giá như cặp tượng “Tần Ngẫu” đời Tần, “Lạc sơn Đại Phật” đời Tây Hán là pho tượng lớn nhất hành tinh, tượng phật “Nghìn mắt nghìn tay” và 500 vị La Hán “Vạn Tự Bi” có 39 vạn chữ thời Tống... + Kiến trúc: Trung Quốc là nước có nền kiến trúc phát triển rực rỡ với nhiều công trình độc đáo, có tầm cỡ quốc tế. Thời Cổ-Trung đại, lịch sử phát triển kiến trúc Trung Quốc được chia làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn mang một nét đặc trưng riêng. Có những công trình kiến trúc nỗi tiếng như: Thành Trường An, Vạn Lí Trường Thành, chùa Phật Quang ở Ngũ Đài Sơn, tháp chùa Giang Thiên trên ngọn Kim Sơn, thành phố Lạc Dương, Điện Màu Ni (Hà Bắc), Cổ Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.... (4) Những thành tựu về khoa học tự nhiên của phương Đông 1. Ai Cập: Toán học: Nhu cầu đo đạc ruộng đất, làm thủy lợi, xây dựng đền miếu, kim tự tháp, tính toán thu - 26 - nhập... là những nguyên nhân thúc đẩy toán học, hình học cổ Ai Cập ra đời. - Thiên niên kỉ thứ III.TCN là thời kì xuất hiện từng bước quan niệm trừu tượng về số của người Ai Cập. Sang đầu thiên niên kỉ thứ II.TCN, người Ai Cập đã phát triển thành công hệ đếm của mình. Người Ai Cập đã biết dùng hệ thập phân. Nhờ có hệ đếm, người Ai Cập đã biết làm các phép tính cộng và trừ, còn nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng hoặc trừ nhiều lần. Tri thức đại số của người Ai Cập đã đạt tới việc giải phương trình bậc nhất. - Về hình học, họ biết tính diện tích hình tam giác, tứ giác, biết rằng bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh trong một tam giác vuông. Người Ai Cập đã tìm được Pi = 3,14. + Thiên văn học: - Người Ai Cập sớm phát hiện ra các chòm sao và đã soạn ra bản đồ các thiên thể. Loại bản đồ thiên thể này được vẽ trên trần nhà của đền đài cổ. Bản đồ 12 cung hoàng đạo có từ thời Vương triều XIV. Họ cũng biết sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ và các hành tinh khác. - Từ thời Tảo Vương quốc và Cổ Vương quốc người Ai Cập đã tính toán khá chính xác mực nước sông Nile hành năm. Nắm được quy luật về thời gian, biết tính năm, tháng, ngày, giờ, thời gian gieo hạt, gặt hái, và thời điểm để làm các nghi lễ tôn giáo... - Ở Ai Cập, việc xậy dựng lịch gắn liền với việc quan sát sao Lang (Sirius) trên bầu trời. Một năm – 365 ngày là thời gian giữa hai lần sao Lang xuất hiện đúng ở đường chân trời. Người Ai Cập chia năm thành 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng, mỗi tháng 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm thành năm ngày lễ. - Việc tính toán vị trí các ngôi sao trên trời và việc phát minh ra đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời là những thành tựu của thiên văn thời Tân Vương Quốc. Những tri thức thiên văn của người Ai Cập cổ xưa là những thành tựu khoa học rất đáng khâm phục. + Y học: - Ngay từ thời Cổ Vương quốc, do tục ướp xác người Ai Cập đã biết về cấu tạo cơ thể người. Trong y học đã có các chuyên khoa như khoa nội, ngoại, khoa mắt, răng, dạ dày... Trong các bộ phận của cơ thể thì họ cho tim là quan trọng nhất. Khi mổ để ướp xác, họ vẫn giữ trái tim lại, và tay nghề của các thầy thuốc được đánh giá bằng sự hiểu biết về trái tim. Trong các tài liệu cổ, thấy người Ai Cập đã có khoảng 100 từ là những từ thuộc về giải phẩu học. - Sách thuốc (Papyrus Medicad) của người Ai Cập được biên soạn trong khoảng năm 1500-1450.TCN, nói về nhiều cách chữa bệnh. + Các lĩnh vực khác như vật lí, hóa học... người Ai Cập cũng có những thành tựu rất đáng kể như việc sử dụng kỹ thuật ướp xác, kĩ thuật xây dựng kim tự tháp... 2. Lưỡng Hà: + Toán học: - Người Lưỡng Hà đã sáng tạo ra hệ đếm lấy 60 làm cơ sở (hệ lục thập phân). Đây là hệ đếm tiến bộ nhất của toán học. Trước đó người Lưỡng Hà đã sử dụng nhiều hệ đếm khác nhau, - 27 - như hệ đếm lấy số 5 làm cơ sở của người Sumer thời cổ. Với hệ đếm lấy 60 làm cơ sở, việc biểu đạt chữ số của người Lưỡng Hà đã tiến thêm một bước quan trọng, và đặc biệt ở đây đã có cách ghi số theo vị trí. Hệ mới này tách khỏi các cách đếm cổ truyền. Các con số đã giành được sự độc lập của chúng. Cho đến ngày nay chúng ta vẫn sử dụng cách tính giờ theo kiểu số đếm 60 bậc của người Lưỡng Hà. - Hình học của người Lưỡng Hà cũng phát triển sớm. Họ đã biết tính diện tích các hình chữ nhật, tam giác, hình thang, hình tròn... Họ đã biết trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh hyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông, biết phân số, lũy thừa, căn số bậc 2 và bậc 3, biết giải phương trình có 3 ẩn số, biết dùng số pi (π) bằng 3 để tính diện tích và chu vi hình tròn... + Thiên văn học: Người Lưỡng Hà xây dựng nhiều đài chiêm tinh để quan sát bầu trời, vì vậy thiên văn học có điều kiện để phát triển và có nhiều thành tựu to lớn. Họ đã chia các thiên thể trên bầu trời thành 12 cung, gọi là “12 cung hoàng đạo”, biết chính xác hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, biết được 5 hành tinh của Thái Dương hệ và gọi tên theo các vị thần của mình. Học lập được hệ thống lich theo mặt trăng (âm lịch), một năm có 12 tháng, xen cẽ một tháng có đủ 30 ngày, là một tháng thiếu chỉ có 29 ngày, tổng cộng cả năm là 354 ngày. Như vậy so với năm dương lịch còn thiếu mất 11 ngày 5 giờ 48’ 46”. Để khắc phục nhược điểm ấy, họ đã biết thêm tháng nhuận. Để đo thời gian, người Lưỡng Hà dùng đồng hồ ánh nắng và đồng hồ nước. + Y học: - Người Lưỡng Hà đã biết chữa trị các loại bệnh khác nhauvề tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, dau mắt và hình thành nhiều nghành như nội khoa, ngoại khoa, giải phẫu... - Tuy vậy, những quan niệm mê tín, dị đoan hãy còn phổ biến trong y học như chữa bệnh bằng ma thuật, bùa chú, đặc biệt là không được chữa bệnh vào các ngày xấu. Họ đề cao vị thần bảo hộ y học Ninghitzita với hình tượng con rắn quấn quanh cay gậy mà ngày nay trong nghành y vẫn coi là biểu tượng. Văn minh Lưỡng Hà ra đời sớm và đạt được những thành tựu rực rỡ trên các lãnh vực khác nhau, có ảnh hưởng to lớn đối với văn minh trong khu vực và trên thế giới. * Những thành tựu khoa học tự nhiên của Arập. + Do sự bành trướng của đế quốc Arập, sự giao lưu văn hóa, khoa học với các nền văn minh xung quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập … có điều kiện để phát triển. Người Arập đã tiếp thu các thành tựu văn hóa của các nền văn minh có trước mình, sáng tạo ra một nên văn hóa mang bản sắc dân tộc độc đáo. -Sau khi lập nước một thời gian, năm 830, triều Abassid xây dựng một trung tâm khoa học gồm viện khoa học, đài thiên văn và thư viện. Trung tâm khoa học này đã tiến hành dịch nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Hy Lạp, Sanskrit … người đứng đầu đội ngũ dịch thuật này là Hunai Ibn Ishak (Hunai Ibơn Isac). Tương truyền, riêng ông đã dịch được hơn 100 tác phẩm ra tiếng Arập, trong đó có kinh Cưu Ước và nhiều tác phẩm của Aristote, Platon … tiền thù lao cho công việc dịch thuật cũng được trả rất hậu, tác phẩm cân nặng bao nhiêu thì được trả bấy nhiêu vàng, riêng bản dịch đầu tiên tác phẩm của Aristote được trả công bằng cách đặt lên cân - 28 - một bên là sách bên kia là kim cương. Đến giữa thế kỉ IX, có thể nói rằng hầu hết các tác phẩm lớn về toán học, thiên văn, y học … của Hy Lạp đã được dịch sang tiếng Arập. - Người Arập trên con đường chinh chiến cũng rất chú trọng đến việc tiếp thu các thành tựu văn hóa và chú ý lưu giũ các tác phẩm nghệ thuật, những công trình khoa học, sách vở… chính vì vậy nhiều tác phẩm có giá trị được phát minh ở Hy Lạp, Ấn Độ, nhưng sau đó lại được tìm thấy và phổ biến rộng rãi ở Arập. + Toán học: Người Arập tiếp tục phát triển các môn đại số, lượng giác, hình học và hoàn thiện hệ thống chữ số thập phân của người Ấn Độ ma cho đến ngày nay người ta vẫn quen gọi là chữ số Arập. Các khái niệm trong môn lượng giác: Sin, Cosin, Tang, Cotang mà ngày nay chúng ta sử dụng là do nhà toán học Abu Apdala al-Battani của Arập đặt ra. + Vật lí: Có nhà khoa học tiêu biểu Al Haitham là tác giả cuốn “Sách quang học”, được coi là tác phẩm có tính chất khoa học nhất thời trung đại. + Hóa học: Người Arập cũng có những long góp rất to lớn, có thể nói rằng nhờ họ mà hóa học mới trở thành một ngành khoa học. Họ tìm ra nhiều hóa chất mới, chế tạo ra nồi nước cất trước tiên và đặt tên là Al-ambik biết nấu rượu Roum từ đường mía. + Sinh học: Người Arập đã biết ghép cây, tạo ra các giống cây trồng mới từ rất sớm. + Y học: Họ biết chữa trị rất nhiều loại bệnh nội, ngoại khoa, và đặc biệt giỏi về nhãn khoa. Nhiều tác phẩm y học nổi tiếng được biên soạn như “Mười khái luận về mắt” của Ishak; “Sách chỉ dẫn cho các thầy thuốc khoa mắt” của Isha; “Tiêu chuẩn y khoa” của Sihna … 3. Ấn Độ: + Thiên văn học: Người Ấn Độ biết chia một năm thành 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, cứ năm năm thì có một tháng nhuận. Họ đã biết Trái đất và Mặt Trăng hình cầu, biết được các hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đặc biệt họ đã biết tổng kết những hiểu biết về thiên văn học trong tác phẩm Sidhanta, một tác phẩm thiên văn cổ vào loại sớm nhất thế giới. + Toán học: Người Ấn Độ đã phát minh ra 10 chữ số tự nhiên, đã đưa ra được những khái niệm cơ bản về hình học và lượng giác, hoàn thiện hệ thống số thập phân có số 0. + Y học: - Có nhiều thành tựu cả trên lĩnh vực lí thuyết và thực hành, không chỉ dừng lại kinh nghiệm mà đã tổng kết để viết thành sách. Nỗi tiếng là các tác phẩm “Y học toát yếu”, “Luận khảo về trị liệu”… - Người Ấn Độ đã biết mô tả các dây gân, cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi được qua trình phát triển của thai nhi … - Người Ấn Độ đã biết đề cao y đức của người thầy thuốc. Thầy thuốc Saraca sống vào thế kỉ II, đã đưa ra câu nói nỗi tiếng về đạo đức của người thầy thuốc: “Trị bệnh thì đừng nghĩ tới mình, đừng vì lợi mà chỉ nên nghĩ đến nhiệm vụ cứu nhân độ thế mà thôi”. + Vật lí và hóa học: Người Ấn Độ đã nêu ra thuyết nguyên tử, biết chế những chiếc la bàn đơn giản phục vụ cho các nhà hàng hải, biết được sức hút của Trái Đất … thời Gúpta, nghề nấu sắt đã phát triển khá cao, một số nghề khác cũng phát triển như nghề nhuộm, thuộc da, nấu thủy tinh, xi măng … - 29 - 4. Trung Quốc’ a. Khoa học tự nhiên: + Toán học: Trung Quốc là nước biết sử dụng phép ghi số tính mười bậc sớm nhất thế giới. Đời Chu đã rất coi trọng việc giáo dục toán học trong nhà trường… Thời Tây Hán có sách “Chu bể toán kinh”, thời Đông Hán sách toán đã đạt trình độ nhất định và thành hệ thống. Nhà toán học Tổ Xung Chi (429-500) đã tìm ra số Pi chính xác đến con số thập phân thứ 10, đi trước thế giới 1000 năm. + Thiên văn học: Để phục vụ sản xuất nông nghiệp, thiên văn học ra đời rất sớm. Đời nhà Thương (cách đay 3000 năm) người ta đã ghi chép đúng về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Bộ sách “Cam Thạch kinh tinh” thời Chiến Quốc là sách ghi chép về các hành tinh sớm nhất thế giới. Người Trung Quốc đã biết chế tạo ra nhiều dụng cụ để đo bóng Mặt Trời tính lịch (Thổ Khuê), đo động đất (Hồn thiên nghi)… + Lịch pháp: Từ thời Ngũ đế, người Trung Quốc đã biết làm lịch,đến nhà Hạ, người ta làm lịch dựa trên sự vận hành của Mặt Trăng (gọi là Hạ lịch, hay âm lịch) nay vẫn dùng ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Thời Tây Hán, Tư Mã Thiên và những người khác soạn ra “Lich Thái Sơ” nỗi tiếng (chỉ ra chu kì nhật thực là 135 tháng, chia một năm ra 24 tiết…) có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) soạn ra “Thụ Thời lịch”. Chia một năm ra 365,2425 ngày đi trước nhân loại rất xa về cách tính lịch. + Nông học: Nghề trồng trọt có cách đây khoảng 7000 năm, bên cạnh trồng ngũ cốc, còn trồng dâu, chè… “Trà kinh” của Lục Dã là sách đầu tiên trên thế giới viết về trà. Giả Hiệp với cuốn “Tề dân yếu thuật” viết về trồng trọt và chăn nuôi sớm nhất thế giới… Từ Quang Khải (nhà Minh) viết cuốn “Nông chính toàn thư” trên 50 vạn chữ, lí giải tường tận mọi mặt của nghề nông được xem là đỉnh cao của sự am hiểu về nền nông học cổ đại Trung Quốc. + Y dược học: Nền y học Trung Quốc đã có nhiều thành tựu đáng khâm phục. Về lí thuyết, thời chiến Quốc có sách “Hoàng đế nội kinh”, được coi là bộ sách kinh điển bậc nhất của y học cổ truyền Trung Quốc. Thời Hán có “Thương hàn tạp bệnh” của Trương Trọng Cảnh, thời Đường có “Tiên thụ lí thương, kế tục mật phương” của Lan Đạo Nhân… Về Đông y: Có rất nhiều sách viết về các dược liệu như “Sơn hải kinh” (Tiên Tần), “Thần nông bản thảo kinh”(Hán), “Bào cứu luận”(Nam Triều)… Đặc biệt “Bổn thảo cương mục” do Lí Thời Trân (nhà Minh) soạn đã phê phán và kế thừa được những tinh túy của các sách thuốc trước đó, đồng thời giới thiệu các loại thuốc mới…. được dịch ra tiếng Latinh và nhiều thứ tiếng khác. Darwin coi đây là bộ “bách khoa toàn thư” của Trung Quốc cổ đại. + Địa lí học: - Địa lí tự nhiên đã được nghiên cứu và viết thành sách từ cuối thời Xuân Thu như cuốn “Sơn hải kinh”, vào cuối thời Chiến Quốc như cuốn “Vũ Cống”, giúp người đời sau tìm hiểu lịch sử, địa lí thời Tần. - 30 - - Địa đồ học có từ thời Chu, Bản đồ vẽ trên gỗ phát hiện vào năm 1986 ở ngôi mộ Tần sớm hơn bản đồ sớm nhất thế giới hơn 300 năm. Các ông Bùi Tú, Giả Đam, Thẩm Quát… đã để lại nhiều kinh nghiệm và tác phẩm quý cho ngành địa đồ học. b. Bốn phát minh quan trọng: + Phát minh thuốc súng: Thuôc súng còn gọi là “hỏa dược” (thuốc lửa), do ngẫu nhiên mà các nhà luyện đạn cổ phát hiện ra. Đầu TK.X, thuốc súng được dùng làm vũ khí, từ đó được ứng dụng rộng rãi làm cho hệ thống vũ khí và cả khoa học quân sự biến đổi hẳn. Càng ngày thuốc súng càng được lan truyền rộng sang cả phương Tây. + Phát minh kim chỉ nam: Từ việc biết được từ tính và chỉ hướng của nam châm, người ta đã làm ra kim chỉ nam mà thời đó gọi là “Tư nam”. Đến thời Bắc Tống, người Trung Quốc chế tạo ra la bàn, và cải tiến nó ngaỳ càng hoàn chỉnh hơn. + Phát minh ra nghề làm giấy: Trước khi làm ra giấy, người Trung Quốc dùng qua nhiều loại “giấy” nhưng chất lượng còn kém, mặt không phẳng khó viết và khó bảo quản. Năm 105, Thái Luân đã làm ra giấy từ các nguyên liệu dễ kiếm như lưới cũ, giẻ rách và cỏ cây… có chất lượng tốt hơn. Như vậy, người Trung Quốc đã làm ra giấy trước châu Âu hàng nghìn năm. Đó chính là một cuộc cách mạng trong việc truyền bá chữ viết, trao đổi tư tưởng phổ biến kiến thức của con người. + Phát minh nghề in Vốn có nghề truyền thống khắc vào đá, đến đời Tùy nghề in khắc bản ra đời và ngày một cải tiến: từ in chữ rời bằng đất sét nung của Tất Thăng đến in chữ rời bằng gỗ, thiếc, đồng, chì… kỹ thuật in của Trung Quốc đã đi trước người Đức 400 năm Bốn phát minh trên được hậu thế đánh giá rất cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfls_van_minh_p_dong_2079.pdf
Luận văn liên quan