Nghiên cứu khả năng phát triển của chủng trong một số môi trường
Người ta tiến hành nghiên cứu trên mơi trường có nồng độ muối khác
nhau thay đổi từ 0-1% sau đó ủ trong vòng 48h ở nhiệt độ 28 oC.
Người ta cũng tiến hành nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của
chủng trong điều kiện nhiệt độ thay đổi từ 10 oC-50 oC để dánh giá khả năng
chịu nhiệt của chủng từ đó lựa chọn ra chủng tối ưu phục vụ cho việc sử dụng
trong sản xuất phân sau này
40 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4337 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứa một chất điều hòa sinh trưởng có khả năng dẫn truyền và kích thích sự tượng
rễ. IAA cũng đã được biết là chất có khả năng kích thích sự tượng rễ của cành giâm và
cũng đã cho thấy khả năng ứng dụng trong thực tiễn. Những auxin tổng hợp thường
được dùng thay vì IAA tự nhiên vì chúng không bị phân hủy bởi enzyme IAA oxidase hay
những enzyme khác và sẽ tồn tại trong mô trong một thời gian dài. Áp dụng auxin ngoại
sinh có thể kích thích sự tượng rễ và sự phát triển sớm của rễ, trái lại sự vươn dài của rễ nói
chung bị ức chế trừ khi áp dụng với nồng độ đủ nhỏ. Sự ức chế sinh trưởng của auxin
thường có liên quan đến sự kích thích sinh tổng hợp ethylene.
Sự sản sinh ethylene: Sự kích thích sản sinh ethylene gây ra do auxin được ghi
nhận đầu tiên trên cà chua bởi Zimmerman và Wilcoxon (1935). Ngày nay, auxin đã
được biết là chất điều hòa sinh trưởng kích thích sự sinh tổng hợp ethylene trên nhiều
loài thực vật như đậu xanh, lúa, cỏ lồng vực…
Sự phát triển trái: Sự gia tăng kích thước trái chủ yếu do sự nở rộng của tế bào gây
ra. Auxin có liên quan đến sự nở rộng của tế bào và đóng vai trò cơ bản trong việc quyết
định sự phát triển của trái. Vai trò mạnh mẽ của auxin trong sự phát triển của trái gồm hai
yếu tố. Thứ nhất là mối quan hệ giữa sự phát triển hột với kích thước cuối cùng và hình dạng
trái. Thứ hai là việc áp dụng auxin lên trái nào đó ở những giai đoạn đặc thù của sự phát
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 7
triển sẽ gây ra sự đáp ứng. Ví dụ ở dâu tây, nội phôi nhủ và phôi trong bế quả sản xuất
auxin, nó di chuyển ra ngoài và kích thích sự sinh trưởng. Vị trí của bế quả trên trái có một
ảnh hưởng lớn đến hình dạng trái. Bế quả dâu tây nằm bên ngoài đế hoa thịt quả và dễ dàng
tác động. Khi tách tất cả bế quả thì trái không phát triển. Tuy nhiên, nếu tách tất cả bế
quả và áp dụng auxin lên đế hoa thì trái phát triển bình thường.
Sự rụng: Nếu cắt bỏ phiến lá non thì lá sẽ dễ rụng. Tuy nhiên cuống lá sẽ không
rụng nếu được xử lý auxin như IAA. Sự rụng lá là do sự thành lập tầng rời và hiện
tượng này bị chi phối bởi auxin. Sự rụng sẽ gia tăng khi lượng auxin nội biên bằng hoặc
lớn hơn auxin ngoại biên. Xử lý auxin về phía lá của tầng rụng làm giảm sự lão hóa,
về phía thân của tầng rụng kích thích sự lão hóa và gây ra sự rụng. Sự giảm auxin nội sinh
trong lá hoặc các cơ quan khác của cây sẽ gây ra sự rụng. Việc xử lý NAA hay 2,4 D cũng
làm giảm sự rụng trái.
Sự thể hiện giới tính: Việc xử lý auxin có thể làm thay đổi giới tính của hoa trên
một số loài cây và sự thay đổi giới tính này được ghi nhận có liên quan đến sự kích thích
sinh tổng hợp ethylene. Khi xử lý auxin ngoại sinh đã làm tăng số lượng hoa cái trên họ
bầu bí.
II. Gibberellin (GA)
2.1. Sinh tổng hợp gibberellin
Nói chung người ta chấp nhận rằng gibberellin được tổng hợp từ mevalonic acid
trong những chồi non đang sinh trưởng tích cực và hột đang phát triển. Chu trình mevalonic
acid không chỉ có liên quan đến sinh tổng hợp gibberellin mà còn liên quan đến sinh tổng
hợp cytokinin, abscisic acid và brassinosteroid (hình 3.6). Sau khi mevalonic acid biến đổi
thành mevalonicacid pyrophosphate rồi thành isopentenyl pyrophosphate sẽ tách ra theo
hướng tổng hợp cytokinin, abscisic acid và con đường khác theo các bước tiếp theo để tạo
thành ent-kaurene sẽ dẫn đến sự thành lập các phân tử gibberellin. Quá trình tổng hợp
gibberellin có thể bị ức chế bởi các chất làm chậm sinh trưởng trong bước chuyển hóa từ
geranylgeranyl pyrophosphate thành copyl pyrophosphate. Các chất làm chậmsinh trưởng
gốc pyrimidine, triazole, tetcyclacis và inabenfide cũng ức chế sự biến đổi từ ent-
kaurene thành ent-kaurenol, từ ent-kaurenol thành ent-kaurenal, từ ent-kaurenal thành ent-
kaurenoic acid.
Quá trình sinh tổng hợp gibberellin của nấm G.fujikuroi và thực vật bậc cao có thể chia
thành 3 giai đoạn chính:
- Chuyển hóa mevalonic acid thành ent-kaurene.
- Chuyển hóa ent-kaurene thành gibberellin prototype, GA12-aldehyde.
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 8
- Chuyển hóa GA12 - aldehyde thành C20-, rồi thành C19 - GA với con đường
không 13-hydroxyl hóa và con đường 13-hydroxyl hóa sớm ở các vị trí khác nhau và sau
cùng thành các dạng GA khác nhau.
2.2. Những ảnh hưởng sinh lý của gibberellin
Gibberellin có liên quan đến nhiều quá trình sinh lý trong cây. Tuy nhiên ở những chi,
loài với những yếu tố khác nhau sẽ quyết định gibberellin đặc hiệu hiệu quả nhất.
Gibberellin ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật như
sự phát triển thân, sự nảy mầm của hột, miên trạng, trổ hoa, phân hóa giới tính, trinh quả
sinh, đậu trái và lão hóa.
- Ảnh hưởng trên sự phát triển của thực vật sống: Các gibberellin đã biết
đều có khả năng kích thích sự vươn dài của thân hay sự phân chia tế bào. Sự kích thích
vươn dài của GA thể hiện rất rõ trên những cây non hoặc bộ phận non, ở cây đã trưởng
thành hay cơ quan đã già thì ảnh hưởng sẽ kém đi. Nhìn chung, GA kích thích sự
sinh trưởng của nhiều loài cây đặc biệt là những cây lùn. Khác với auxin, ảnh hưởng vươn
dài của GA lên thực vật sống thì rõ hơn trên các đoạn mẫu được cắt. Thực vật đáp ứng với
các loại gibberellin khác nhau cũng khác nhau. Đối với trục hạ diệp rau diếp, ảnh hưởng
kích thích sự vươn dài của GA8 không rõ nét, ảnh hưởng kích thích sự vươn dài của GA4,
GA1 và GA3 mạnh dần và GA9 lại có ảnh hưởng mạnh hơn cả. Trong một vài trường hợp
thì ảnh hưởng kích thích sự vươn dài trục hạ diệp dưa leo của gibberellin cũng kém hiệu quả.
- Ảnh hưởng lên tính trạng lùn: Có nhiều biến dị thiếu sinh tổng hợp GA đã được
phát hiện. Đây là tính trạng đơn gene, kích thước của cây biến dị có thể chỉ bằng một phần
năm cây bình thường và sự lùn chủ yếu là do lóng bị ngắn lại. Các dạng đột biến lùn như đột
biến bắp lùn (Zea mays L.) d1 và d5 và lúa lùn (Oryza sativa L.) Tan-ginbozu và Waito-
C. GA nội sinh kiểm soát hoạt động của bắp và lúa là GA1. Việc xử lý GA ngoại sinh làm
cho các cây này cao trở lại bình thường. Cũng có những dạng đột biến lùn không đáp
ứng với việc áp dụng gibberellin ngoại sinh và cây vẫn lùn sau khi xử lý.
- Ảnh hưởng lên sự nảy mầm của hột và miên trạng: Hiện nay GA được biết là
những chất có khả năng kích thích nảy mầm và phá vỡ miên trạng trên nhiều loại cây trồng.
GA có thể kích thích hoạt động của các enzyme thủy phân hydrolase trong hột ngũ cốc.
GA ngoại sinh tác động lên lớp aleurone của hột ngũ cốc và kích thích sự sản
sinh enzyme α-amylase để tác động lên sự phân hủy tinh bột thành đường đơn.
Tác động này có tác dụng kích thích nảy mầm và phá vỡ miên trạng. Khoai tây có thể nảy
mầm sớm khi xử lý với GA3. GA cũng có thể kích thích sự nảy mầm của hột rau diếp mà
không cần xử lý ánh sáng đỏ. GA cũng có thể thay thế điều kiện nhiệt độ thấp hoặc ngày
dài để phá vỡ miên trạng.
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 9
- Ảnh hưởng lên sự trổ hoa: Gibberellin có khả năng thúc đẩy quá trình trổ hoa trong
nhiều loài thực vật. Đối với những cây cần yêu cầu ngày dài hay trải qua điều kiện lạnh
trước trổ hoa thì khi xử lý GA trong những điều kiện không cảm ứng chúng sẽ tượng hoa
và trổ hoa. Ảnh hưởng này có liên quan đến sự kích thích quá trình phân chia tế bào
và vươn dài tế bào.
- Ảnh hưởng lên sự phân hóa giới tính, đậu trái và lão hóa: GA có thể làm thay đổi
giới tính của hoa tương tự như auxin, cytokinin và ethylene. Tuy nhiên, GA có hiệu
quả ngược với auxin và ethylene. GA làm tăng số hoa đực trên dưa leo. GA cũng gây nên
hiện tượng trình quả sinh và tạo nên trái không hột. GA cũng giúp cho trái to và trì hoãn sự
lão hóa. Các loại trái nho không hột ở Nhật, Úc, Mỹ và châu Âu thường có xử lý GA3. Bằng
cách giảm lão hóa, GA giữ cho vỏ trái cam quít tươi lâu hơn, chậm mềm khi chín và
kéo dài thời gian bảo quản hơn. GA cũng làm cho vỏ táo đẹp hơn, cây kiểng trổ hoa sớm và
tập trung. GA3 cũng có thể giúp quá trình sản xuất malt trong công nghiệp sản xuất bia hiệu
quả hơn và ngắn hơn 2-3 ngày.
2.3. Ứng dụng của GA
- Kích thích tăng chiều cao, tăng sinh khối.
- Tăng năng suất và tạo quả không hạt.
- Phá bỏ sự ngủ nghỉ của hạt, củ.
- Điều chỉnh giới tính
III. Cytokinin.
3.1. Nguồn gốc
Cytokinin là những hợp chất adenin được thay thế, nó kích thích sự phân chia tế bào và
những chức năng điều hòa sinh trưởng khác giống như kinetin(6-furfurylaminopurine).
Cytokinin đầu tiên được phân lập từ DNA tinh trùng cá trích được thanh trùng và
được gọi là kinetin bởi vì nó có khả năng kích thích sự phân chia tế bào hay sự phân bào
(cytokinensis) trong mô lõi thuốc lá.
Cytokinin có nguồn gốc tự nhiên được phân lập đầu tiên từ hột bắp non và được gọi
làzeatin(6-(4-hydroxy-3-methyl-trans-2-butenyl-amino)purine). Ngày nay, hầu hết
cytokinin được tìm thấy trong cây là zeatin (hình 3).
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 10
Hình 3. Cấu trúc của Zeatin
Hiện nay, có nhiều cytokinin tổng hợp được biết. Có 3 chất thông dụng là kinetin (6-
furfurylaminopurine), BA (6-benzylaminopurine), và BPA (6-benzylamino)-9-(2-
tetrahydropyranyl)-9H-purine) (hình 4).
Cytokinin đã được tìm thấy ở hầu hết thực vật bậc cao, rêu, nấm ký sinh và không ký
sinh, vi khuẩn, và cũng có trong phần lớn tRNA của vi sinh vật và tế bào động vật. Hiện tại
có hơn 200 cytokinin tự nhiên và tổng hợp đã được phát hiện.
Hình 4. Cấu trúc của 6-(furfurylamino)purine (Kinetin), benzylaminopurine và BPA (6-
benzylamino)-9-(2-tetrahydropyranyl)-9H-purine)
3.2. Sinh tổng hợp cytokinin
Cytokinin có nhiều nhất trong miền phân sinh và vùng phát triển có hiệu quả
liên tục bao gồm rễ, lá non,trái đang phát triển và hột. Chúng được xem là được tổng hợp ở
rễ và vận chuyển đến chồi bởi vì có nhiều báo cáo cho thấy rằng cytokinin được tìm thấy
ở nhựa gỗ. Tuy nhiên, cytokinin đã được tìm thấy nhiều trong mô của trái và hột cho
thấy rằng chúng có thể được tổng hợp ở đó. Sự sinh tổng hợp cytokinin liên quan đến các
bước khởi đầu của chu trình mevalonic acid đến isopentenyl phosphate (hình 3.6).
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 11
Bước tiếp theo, isopentenyl sẽ kết hợp với AMP để tạo thành isopentenyl AMP.
Chất này sau đó được biến đổi thành isopentenyl adenosine theo sau bởi một loạt phản ứng
khác để tạo thành cytokinin.
3.3. Những ảnh hưởng sinh lý của cytokinin
- Phân chia tế bào và tạo thành cơ quan: Vai trò chính của cytokinin trong
cây là kích thích sự phân chia tế bào. Callus có thể được tạo thành ban đầu chỉ cần auxin
hoặc cytokinin riêng lẽ. Tuy nhiên để duy trì sự phát triển của callus, sự kết hợp của auxin
và cytokinin tỏ ra cần thiết. Tỉ lệ auxin/cytokinin sẽ ảnh hưởng lên sự tạo callus, rễ
hay chồi . Khả năng tái sinhcây từ callus là một công cụ kỹ thuật sinh học thông thường
dùng để chọn lọc những cây kháng với điều kiện khô hạn, stress do mặn, bệnh, thuốc cỏ hay
những yếu tố khác.
- Sự nảy mầm, sự mở rộng của tế bào và cơ quan: Kinetin có thể giúp hột rau diếp
nảy mầm vượt qua ảnh hưởng ức chế của ánh sáng đỏ xa. Cytokinin được biết là chất kích
thích sự phân chia tế bào, tuy nhiên vẫn có những trường hợp thấy được ảnh hưởng của
cytokinin lên sự mở rộng của tế bào. Cytokinin kích thích sự mở rộng tế bào trục hạ diệp
được cắt từ cây củ cải, bí rợ, cây lanh và nhiều cây song tử diệp khác. Sự mở rộng của tế bào
là do sự hấp thu nước gây ra do sự giảm thế năng thẩm thấu của tế bào được kích thích bởi
sự biến đổi trở lại của lipid dự trữ trong trục hạ diệp thành đường khử (glucose và fructose).
- Sự tượng rễ và sự phát triển rễ: Cytokinin có thể kích thích hoặc ức chế sự
khởi đầu và phát triển của rễ tùy theo nồng độ và thời gian xử lý. Kinetin có thể kích thích
sự gia tăng trọng lượng khô và sự vươn dài của rễ cây đậu lupin con, trái lại hai yếu tố
trên bị ức chế ở nồng độ kinetin cao. Khi kinetin được xử lý lên rễ ở nồng độ thấp, nó kích
thích quang hợp và sinh trưởng. Tuy nhiên nếu rễ tiếp xúc với 0,47 µM kinetin hơn
hai ngày thì sinh trưởng của rễ và toàn cây sẽ bị giảm rõ rệt.
- Sự phát triển nụ và chồi: Cytokinin có khả năng kích thích chồi bên và đặc biệt là
vượt qua ảnh hưởng ưu thế chồi ngọn. Bằng công nghệ di truyền người ta đã làm gia
tăng được sự sinh tổng hợp cytokinin trong cây thuốc lá và Arabidopsis. Một gene của vi
khuẩn giải mã enzyme isopentenyl AMP synthase, một enzyme đáp ứng với quá trình
sản sinh cytokinin, cùng với kích thích gây sốc nóng đã đưa được gene này vào cây thuốc lá
và Arabidopsis. Gene mới này được hoạt hóa bằng cách cho cây chuyển gene vào
điều kiện nhiệt độ 40-450C trong một thời gian ngắn và kết quả là làm gia tăng hàm
lượng zeatin riboside monophosphate, zeatin riboside và zeatin lần lượt là 23, 46 và 80 lần.
Một ví dụ khác là việc đưa một gene giải mã enzyme biến đổi IAA tự do thành một amino
acid liên hợp bất hoạt. Dưới ảnh hưởng của gene này, IAA tự do bị giảm, do đó kích thích
chồi bên phát triển. Ưu thế chồi ngọn được điều khiển bởi sự cân bằng giữa mức độ
cytokinin và auxin nội sinh. Có hai giả thiết về mối quan hệ của cytokinin lên
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 12
ưu thế chồi ngọn. Giả thiết thứ nhất cho rằng cytokinin có thể ức chế enzyme IAA oxidase
trong chồi bên và do đó cho phép tích lũy auxin và gây ra sự vươn dài của chồi bên. Giả
thiết thứ hai là cytokinin có thể khởi đầu cơ chế liên quan đến sức chứa ở chồi bên bằng
cách kích thích sự vận chuyển dinh dưỡng, vitamin, khoáng và những chất sinh trưởng
khác để tác động lên sự sinh trưởng.
- Trì hoãn sự lão hóa và kích thích sự vận chuyển chất dinh dưỡng và
những hợp chất hữu cơ: Cytokinin có thể giúp làm giảm quá trình lão hóa khi tách lá ra
khỏi thân cây và hoạt động như là chất thay thế cho sự cần thiết của rễ để giảm lão hóa.
Cytokinin cũng có khả năng thay thế ảnh hưởng của ánh sáng và làm giảm sự lão hóa bằng
cách duy trì nguyên vẹn màng tonoplast (màng bán thấm bao quanh không bào). Khi
cytokinin được xử lý lên lá cây úa vàng hoặc tử diệp vài giờ trước khi đưa ra ánh sáng, tiền
lạp thể sẽ được chuyển hóa thành lục lạp và kết quả là có sự gia tăng sự sản sinh diệp lục tố.
Cytokinin cũng làm giảm sự lão hóa của hoa cắt cành và rau tươi. Kinetin có khả năng
kích thích sự vận chuyển của những hợp chất hữu cơ trong lá đã cắt và giữ trong tối. Khả
năng của cytokinin kích thích sự vận chuyển dinh dưỡng và tạo ra sức chứa đã được biết
trên nhiều loài.
II. GIỚI THIỆU VI KHUẨN AZOTOBACTER VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG
NGHIỆP SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH.
2.1. Đặc tính của vi khuẩn Azotobacter
Azotobacter thuộc nhóm vi khuẩn di động (motile), có dạng hình cầu hoặc ovan,
thường hình thành các nang có vỏ rất dầy và tiết ra một lượng lớn chất nhờn bao quanh.
Chúng là vi khuẩn hiếu khí, sống tự do trong đất, có đóng góp quan trọng vào chu trình N2
trong tự nhiên bằng cách cố định N2 không khí_ dạng mà cây không hấp thụ được, rồi
chuyển hóa thành muối amoni trong đất. Con người đã lợi dụng các đặc điểm có lợi của
Azotobacter để sản xuất phân bón vi sinh, các chất phụ gia thực phẩm và một vài loại
polymer sinh học. Đại diện đầu tiên của loài VK này là chủng Azotobacter
chroococum, được phát hiện và miêu tả lần đầu vào năm 1901 bời nhà vi sinh vật học
người Hà Lan Martinus Beijerinck. Azotobacter là vi khuẩn Gram âm, ta có thể dễ dàng
phân lập chúng từ các nguồn đất trung tính hoặc kiềm, nước và một số loài thực vật.
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 13
Tên chủng:
Azotobacter agilis
Azotobacter armeniacus
Azotobacter sp. AR
Azotobacter beijerinckii
Azotobacter chroococcum *
Azotobacter sp. DCU26
Azotobacter sp. FA8
Azotobacter nigricans
Azotobacter paspali
Azotobacter salinestris
Azotobacter tropicalis
Azotobacter vinelandii *
* : Chủng có khả năng sinh tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (auxin,
cytokinin, giberellin ) được công bố trong các tài liệu kèm theo.
Domain:
Bacteria
Kingdom: Bacteria
Phylum: Proteobacteria
Class: Gammaproteobacteria
Order: Pseudomonadales
Family: Pseudomonadaceae/Azotobacterace-ae
Genus: Azotobacter
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 14
2.1.1. Hình thái học
Tế bào Azotobacter tương đối lớn hơn so với vi khuẩn nói chung (đường kính
khoảng 1-2 micromet). Thường thì chúng có dạng hình oval, nhưng cũng có thể có nhiều
hình dạng khác, từ hình que đến hình cầu. Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, ta có thể thấy
chúng phân tán hay co cụm thành đám, đôi khi lại hình thành các chuỗi dài ngắn khác nhau.
Trong canh trường non, các tế bào trở nên di động nhờ vào đuôi flagella.
Khi tế bào già đi, chúng mất dần khả năng di động, trở nên dạng hình cầu và sản sinh ra
lớp dịch nhầy, sau tạo thành vỏ tế bào. Hình dạng của tế bào được quyết định bởi a.a
Glycine có mặt trong canh trường peptone. Ngoài ra, khi quan sát canh trường còn nhìn thấy
nhiều thể vùi, một số có màu sắc. Vào khoảng những năm 1900, những thể vùi có màu được
cho là các hạt tái sinh “ reproductive grains”. Tuy nhiên, sau này người ta nhận
ra rằng những hạt đó không tham gia vào quá trình phân chia tế bào , mà đó là volutin,
còn những thể vùi không màu là giọt chất béo, giúp vi khuẩn dự trữ năng lượng.
2.1.2. Nang vi khuẩn
Các nang của vi khuẩn Azotobacter giúp chống chịu một số yếu tố môi trường có
hại, độ khô, sóng siêu âm và đặc biệt là tia UV, nhưng lại không chịu được nhiệt độ cao.
Sự tạo nang xảy ra khi có sự thay đổi nồng độ một số chất dinh dưỡng trong môi trường
và việc thêm vào các chất hữu cơ như etanol, n-butanol hay beta-hydroxybutyrate. Dạng
nang hiếm khi hình thành trong môi trường lỏng, khi tạo nang thì kèm theo nhiều thay đổi
trong đường hướng trao đổi chất, hô hấp…
Bản chất của nang chính là dạng tế bảo sinh dưỡng ở trạng thái ngủ;
tuy nhiên, trong khi những tế bào sinh dưỡng bình thường nhân lên thì nang Azotobacter
không có khả năng này, tựa như việc hình thành bào tử của nhiều loài VSV khác
nhằm chống chọi khi điều kiện môi trường không thuận lợi (pH, nhiệt độ, nguồn
dinh dưỡng…). Khi nang nẩy chồi, những tế bào sinh dưỡng mới này tăng sinh bằng
hình thức phân chia giản đơn. Quá trình này diễn ra khá chậm, mất khoảng 4-6 giờ, sau đó
tốc độ tăng dần, các tế bào bắt đầu hấp thu O2 và thải CO2.
2.1.3. Đặc tính vật lý:
Azotobacter là vi khuẩn hiếu khí, pH tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của
chúng khoảng 7.0 – 7.5, tuy nhiên chúng vẫn tồn tại ở dải pH từ 4.8 tới 8.5. Nhiệt độ phù
hợp khoảng 20 – 30oC.
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 15
Trạng thái khuẩn lạc: dẹt, nhầy, đường kính khoảng 5-10 mm, có thể tạo thành màng
trong canh trường lỏng. Màu sắc khuẩn lạc có thể là nâu đen, xanh lá cây hoặc đôi khi
không có màu, tùy thuộc vào từng chủng cụ thể.
2.2. Khả năng sản xuất các chất kích thích sinh trưởng và những tác động của
chúng tới cây trồng
Chất kích thích sinh trưởng, hay hormone thực vật là những hợp chất tự nhiên được tạo
ra bởi các vi sinh vật và cây cối, có tác dụng kích thích hoặc ức chế nhiều quá trình sinh hóa
trong cây và bản thân VSV.
Brakel và Higer (1965) đã chỉ ra rằng loài vi khuẩn Azotobacter có thể sản sinh ra
indo -3-acetic acid (IAA) khi thêm trytophan vào canh trường nuôi cấy. Vancura và
Macura (1960), Burlingham (1964) và Hennequin (1966) mặt khác chỉ tìm thấy một
lượng nhỏ IAA trong canh trường khi không có mặt tryptophan. Ba hợp chất giống với
Gibberelin cũng đã được kiểm tra bởi 2 nhà khoa học Brown và Burlingham (1968)
trên chủng Azotobacter Chroococum. Sau 14 ngày, lượng chất tăng tương ứng từ 0.01 đến
0.1 g GA3/ml.
Các chủng vi khuẩn Azotobacter tự tổng hợp auxin, cytokinin và những chất
tương tự GA, có vai trò điều khiển sự phát triển của cây cà chua (Jackson et al.,1964;
Barea và Brown, 1974; Azcorn và Barea , 1975). Những hormone này có khả năng kích
thích sự sinh trưởng của rễ cây, chúng được hình thành không chỉ trong cây mà còn từ
vùng đẩt rễ _ nơi có vi khuẩn Azotobacter sinh sống. Rất nhiều đề tài đã chứng minh sự
hiện diện của các phytohormone này trong canh trường nuôi cấy và các nhà khoa học đã
đo đạc được sự ảnh hưởng của nó lên cây trồng: Reliv et al. (1987), Martinez
Toledo et al. (1989), Salmeron et al. (1990) và Gonzales Lopez et al. (1991). Một nghiên
cứu được thực hiện bởi Govedarica và cộng sự (1993) trên 9 chủng Azotobacter
Chrocoocum phân lập từ đất bùn đen đã cho thấy khả năng sinh tổng hợp auxin, gibberelin
và phenol, làm tăng chiều cao cây cà chua, khối lượng và hàm lượng N trong cây. Các
chủng được phân lập từ vùng rễ củ cải đường lại cho một lượng Gibberelin vào khoảng
0.003- 0.1 g/cm3 canh trường (Miliv và Markova-ki, 1995). Nhưng tiến bộ trong sinh
học phân tử gần đây giúp cải tiến nhiều kỹ thuật phân tích, gia tăng độ nhạy, cho phép đo
đạc chính xác hơn sự có mặt và lượng phytohormone mà VSV tạo ra. Thêm vào đó, rất
nhiều quá trình sinh trưởng của thực vật không chỉ bị điều hòa bởi 1 hormone mà do tác
động của nhiều chất điều hòa khác. (Barendse và Peter, 1995; Voasenek và Blom, 1996).
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 16
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG
Chất mang
Xử lý
Nghiền mịn
Đóng bao
Thanh trùng
Phân lập, tuyển chọn VSV
Lên men sinh khối
Thu sinh khối hỗn hợp, kiểm tra
sinh khối và mật độ tế bào
Tiêm dịch
Hỗn hợp
Ủ sinh trưởng
Bảo quản, sử dụng
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 17
III. PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN CHỦNG AZOTOBACTER CÓ KHẢ
NĂNG TỔNG HỢP CÁC PHYTOHORMONE.
3.1. Phân lập
Từ nhiều mẫu đất khác nhau (trồng lúa, trồng màu, đất bỏ hoang). Hong khô,nghiền
mịn ta tiến hành pha loãng với các hệ số pha loãng khác nhau.Trang trên hộp peptri chứa
môi trường Burk đặc pH=7.2-8.2, 28-30
o
C để 2-3 ngày đem quan sát khuẩn lạc.
Các môi trường phân lập:
(1) Môi trường Burk (2) Fe - Mo mixture
K2HPO4 0.08 g
(3) Môi trường Thompson
– Sherman
K2HPO4 1 g
MgSO4 0,2 g
CaCl 0,1 g
Na2MoO4 0,001 g
Glucose 10 g
Nước máy 1000 ml
FeCl3.6H2O 1,45 g
Na2MoO4.2H2O 0,253 g
Nước cất 100 ml
KH2PO4 0.02 g
MgSO4.7H2O 0.02 g
NaCl 0.02 g
CaSO4 0.01 g
Fe – Mo mixture 0.1 ml
Sucrose 2.0 g
H3BO3 10.0 µg
ZnSO4.7H2O 10.0 µg
MnSO4.4H2O 1.0 µg
CuSO4.5H2O 0.30 µg
KI 0.10 µg
Nước cất 100 ml
Agar 2.0 g
Kết quả phân lập được một số chủng VK, cấy chuyển các chủng VK vào ống thạch
nghiêng môi trường Burk
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 18
Kiểm tra các chủng VK phân lập thuộc chi Azotobacter bằng cách quan sát hình thái
hoặc dùng sinh học phân tử. Qua một nghiên cứu cụ thể của ĐH Đà Nẵng người ta nhận
thấy có 4 loài: A.chroococcum; A.beijerinckii; A.vinelandii; A. agilis .
Khi nuôi trong môi trường thạch,vi khuẩn Azotobacter có khuẩn lạc nhầy, lồi hoặc
tan,lúc đầu không màu, sau biền thành màu nâu tối, thậm chí đến màu đen nhưng không
làm nhuộm màu môi trường khuẩn lạc.Ngoài ra một số loài Azotobacter có dạng nhãn
nheo,khuẩn lạc có màu vàng lục,màu hồng.
3.2. Tuyển chọn các chủng VK Azotobacter sinh tổng hợp IAA
Từ các chủng VK phân lập được, chúng tôi tiếp tục tuyển chọn các chủng có
khả năng sinh tổng hợp IAA, dựa vào phản ứng màu với thuốc thử Salkowski (2 ml of 0.5
M FeCl3+ 98 ml 35% HClO4). Cường độ máu tỉ lệ thuận với nồng độ IAA.
Tiến hành: Phản ứng màu giữa thuốc thử Salkowski và IAA
.3. Tuyển chọn chủng sinh Gibberelin
Qua quá trình thử trên ta lựa chọn được chủng A.chroococcum sinh tổng hợp IAA
mạnh nhất. Ngoài kiểm tra khả năng sinh tổng hợp IAA của các chủng ta con kiểm tra khả
năng tổng hợp Gibberellins vi một số chủng Azotobacter có khả năng tổng hợp
Gibberellins. Phương pháp tiến hành như sau:
Lấy 2ml dịch vi sinh vật đã li tâm loại bỏ
tế bào
8ml thuốc thử Salkowski cải tiến, lắc đều
Hàm lượng IAA thô được xác
định theo phương pháp so màu
ở 530nm với đồ thị chuẩn IAA
Quan sát màu của các ống
nghiệm phản ứng
Nuôi cấy Azotobacter trên môi trường
lỏng, bổ sung 0,1% tryptophan nuôi lắc
220v/p, 5 ngày, t
o
= 28- 30
o
C
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 19
.
Qua kiểm tra thấy chủng A.chroococcum tổng hợp IAA mạnh nhất lại có khả năng
tổng hợp cả Gibberellins. Như vậy ta sẽ chọn A.chroococcum làm đối tượng để sản xuất.
3.4 Kiểm tra hoạt lực tổng hợp IAA của chủng vừa tuyển trọn trong
thực tế
Sau 24h, hạt đậu đen được xử lý bằng dịch nuôi cấy của chủng A.chroococcum ở nồng
độ pha loãng 10
-2
và 10
-3
. Sau 72h, tỷ lệ nảy mầm ở nồng độ pha loãng 10
-2
vượt 23%
so với đối chứng. Như vậy dịch nuôi cấy của chủng A.chroococcum đã kích thích và rút
ngắn thời gian nảy mầm của hạt giống. Vì vậy, có thể ứng dụng chủng này để xử lý hạt
giống trước khi gieo.
Dịch nuôi cấy ở 280C trong 3
ngày
Lấy 1 ml dịch nuôi cấy vào
flask 250 ml
Cho 15 ml axit
phosphomolybdic
Đun sôi 1 h và làm nguội về
nhiệt độ phòng
Tính nồng độ Gibberelins (tỷ
lệ với cường độ màu)
Đo cường độ màu ở 780 nm
Bổ sung nước cất đến 25 ml
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 20
3.5 Lên men thu sinh khối.
- Từ chủng VSV tuyển chọn ta tiến hành nhân sinh khối VSV theo phương pháp lên
men chìm trong môi trường Burk lỏng có sục khí và bổ sung N (cao nấm men, pepton hay
axit amin).
- Chuẩn bị môi trường.
Pha môi trường, điều chỉnh pH thích hợp với chủng rồi thanh trung môi trường.
Sinh khối VSV được nhân qua cấp 1,2 trong các điều kiện phù hợp với từng chủng
VSV và mục đích sản xuất.
Nhiệt độ 20 – 30oC
pH 7.0 – 8.0
Sục khí, khuấy Khuấy
Áp suất Áp suất thường
Đối chứng
Xử lý bằng dịch ở nồng độ 10
-2
Giống trong
ống thạch
Hoạt hóa giống
Lên men thu
nhận giống
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 21
Dinh dưỡng Bổ sung N trong môi trường
- Trong quá trình sản xuất việc kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường (pH, liều
lượng ,tốc độ khí ,áp suất, nhiệt độ…) là hết sức cần thiết. Các hệ thống lên men hiện nay
đã được trang bị hiện đại có công suất từ hàng chục đến hàng trăm ngàn lít.
- Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế ở một số quốc gia gần đây, ở
Hoa Kỳ, Úc đã nghiên cứu và chế tạo thành công nồi lên men đơn giản để tạo ra sinh khối
vi khuẩn có thể sử dụng trong điều kiện bán công nghiệp ở các nước phát triển. Nồi lên
men đơn giản kiểu này đang được sử dụng tại Thái Lan, Ấn Độ và một số quốc gia khác
trong đó có Việt Nam. Thời gian nuôi 5-7 ngày
3.6 Kiểm tra sinh khối
Sau khi lên men thu sinh khối phải tiến hành kiểm tra xem mật độ tế bào trong dịch
lên men là bao nhiêu để chúng ta kiểm soát qua trình tiêm dịch vào chat mang cho đúng tỉ
lệ. Ta lam tương tự như phần phân lập với quy trình như sau:
1ml dịch lên
men
Pha loãng với
nhiều tỉ lệ
Lấy 0.05ml từ các
mẫu pha loãng trang
đều lên các hộp peptri
MT Burk
Tính mật độ tế
bào trong dịch
lên men
Quan sát và
đếm khuẩn lạc
Để 2-3 ngày
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 22
IV. CHUẨN BỊ CHẤT MANG
4.1 Giới thiệu chung về chất mang.
Chất mang là chất để vi sinh vật mong muốn tồn tại và phát triển, tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình vận chuyển, bảo quản và sử dụng phân vi sinh. Chất mang không được
chứa chất có hại cho người , động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
- Khi lựa chọn một chất mang để sử dụng cho phân bón vi sinh cần căn cứ vào các yếu
tố sau:
+ Bảo đảm cho vi sinh vật mong muốn sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Dễ tìm, giá thành rẻ.
+ Không ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng.
+ Khả năng đệm pH tốt.
+ Không chứa chất độc hại cho người, động vật, môi trường sinh thái
+ Dễ sử dụng trong nông nghiệp
- Nguồn gốc chất mang
+ Nguyên liệu hóa thạch: than bùn, than đá, than non... Chất thải từ thực vật: phân, bột
đậu, cám mì...
+ Chất trơ: đất sét, đá trân châu, CaSO4...
4.2 Lựa chọn chất mang cho Azotobacter
Loại chất mang thường được sử dụng để nuôi Azotobacter trong sản xuất phân vi sinh
là Than bùn
- Than bùn hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu lựa chọn chất mang. Than bùn và than non
không độc, giá thành rẻ, than chứa các thành phần dinh dưỡng giúp Azotobacter có thể sống
được, và không ảnh hưởng đến cây trồng…
- Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật được tích tụ
lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm. Với điều
kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn.
Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất hữu
cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ
lượng than bùn có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất. Than bùn
được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn được sử
dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất. Than bùn cho phản ứng chua. Hàm
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 23
lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn thay đổi tuỳ thuộc vào thành phần các loài thực
vật và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ.
Hàm lượng hữu cơ 40%
Hàm lượng N 2.0% - 2.2%
Acid humic 16% - 18%
Mùn hữu cơ 30% - 40%
Đạm tổng số 1.4% - 1.7%
Lân tổng số 0.1% - 1.0%
Độ giữ nước 1.77
Chất khoáng K, P...
Tuy nhiên, than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu bón trực tiếp cho cây
không những không có tác dụng tốt mà còn làm giảm năng suất cây trồng. Vì vậy, than bùn
muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic.
Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây. Hàm lượng
đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần, nhưng chủ yếu ở dưới
dạng hữu cơ. Để có thể dùng than bùn làm chất mang, cần phải khử hết bitumic và đưa pH
về pH tối thích cho cả vi sinh vật mong muốn và đất cần bón.
4.3. Xử lí chất mang
- Dùng tác động của nhiệt để khử bitumic trong than bùn. Có thể phơi nắng một thời
gian để ôxy hoá bitumic. Có thể hun nóng than bùn ở nhiệt độ 70
o
C.
- Sấy đến độ ẩm 25 %-30%, rây để loại bỏ đất đá, rễ cây.
- Xay bằng kỹ thuật nghiền búa. Và được qua rây: 1mm, 355μm, 150 μm và 75 μm.
hoặc là nhỏ hơn.
- Điều chỉnh pH = 7.0 – 8.0 bằng CaO.
- Trộn nước thịt : than bùn với tỉ lệ 1 : 2.
- Có thể thay nước thịt bằng nước đậu (cung cấp dinh dưỡng).
- Trộn đều, rồi cho vào bao plastic (250g - 500g).
- Tiến hành thanh trùng trong nồi hấp với áp suất là 1.2 – 1.5 at, trong 30 phút.
- Bao plastic phải được giữ kín. Bao đủ dầy để không bị rách,đủ mỏng để VSV có thể
hô hấp.
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 24
- Trên bao phải ghi đầy đủ những thông tin: tên loại phân VS, hạn sử dụng…
4.4 Cấy chủng
- Chuẩn bị các túi đựng than bùn đã khử trùng (hoặc là nguồn chất mang khác).
- Từ đường cong tiềm năng ẩm độ của chất mang, xác định số lượng sinh khối sẽ trộn
vào than bùn để đạt được ẩm độ thích hợp cho sự tồn tại của azobacter trong chất mang đó.
- Làm sạch bề mặt của túi ở ngay vùng sẽ tiêm bằng cồn.
- Sử dụng xy lanh và kim tiêm khử trùng, cẩn thận lấy lượng dịch sinh khối đã xác định
cho vào trong túi chất mang, tránh dịch này tràn ra ngoài theo đường tiêm. Khử trùng vùng
tiêm này bằng cồn và sau đó thì dán với nhãn dính với tên chủng và ngày tiêm.
- Xoa bóp nhẹ nhàng túi chế phẩm cho đến khi dịch sinh khối phân phối đều trong chất
mang, kiểm tra xem dịch sinh khối có phân bố đều ở 4 góc túi không.
- Ủ các túi chế phẩm ở nhiệt độ phòng từ 1– 4 tuần.
4.5 Bảo quản
- Trong 1g phân bón vi sinh là 109 tế bào.
- Sau khi sản xuất mà không sử dụng ngay thì ta phải bảo quản 15 – 200C thì hiệu
quả kéo dài trong 6 tháng; 40C thì bảo quản trong 2 năm.
- Thời gian bảo hành được quyết định sau khi đã kiểm tra chặt chẽ các thông số: thành
phần, độ ẩm, nhiệt độ.
4.6 Sử dụng
Muốn nâng cao sản lượng cây trồng, một trong những biện pháp cần thiết là đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng của cây. Bón phân hợp lý nghĩa là phải xác định lượng phân bón hợp lý
cho cây trồng, tỷ lệ các loại phân bón thích hợp, xác định thời kỳ và phương pháp bón phân,
biết độ phì của đất (khả năng cung cấp của đất) và mức độ sử dụng phân bón của cây.
Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh kích thích sinh trưởng thực vật có thể sử dụng 1
chủng Azotobacter hoặc kết hợp với nhiều chủng vi khuẩn khác, nhằm tạo chế phẩm có khả
năng cung cấp nhiều loại phytohormone khác nhau cho cây trồng.
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 25
PHẦN II. PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG TỔNG HỢP RA CHẤT KÍCH
THÍCH SINH TRƯỞNG
I. Phân lập, tuyển chọn chủng Pseudomonas tổng hợp ra chất kích thích sinh trưởng
Auxin
1.1. Đặc điểm của chủng Pseudomonas sp
Pseudomonas là Gram âm, tế bào hình que, di động nhờ roi ở đầu và không có bào
tử.Các đặc điểm sinh lí là dị dưỡng, không lên men, linh họat về dinh dưỡng, không quang
hợp hoặc cố định nitrogen. Vi khuẩn này có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và
pháttriển thực vật: Tổng hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật; kích thích bộ rễcủa cây chủ;
gia tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong đất
1.2. Phân lập và tuyển chọn chủng Pseudomonas từ các mẫu khác nhau.
a. Pseudomonas từ đồng bằng Sông Cửu Long. (Do viện sinh học công nghệ-Đại Học
Cần Thơ nghiên cứu)
pseudomonas
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 26
Mẫu đất của các cây họ đậu ở đồng bằng sông cửu long. Đất được thu và phơi trong bong
mát, đập nhỏ và rây qua rây 2mm; cân 1g đất cho vào bình tam giác chứa 99ml nước cất tiệt
trùng, lắc trên máy lắc xoay vòng ở tốc độ 200 vòng/phút trong 2h. Sau đó, chuyển 1ml dung
dịch đất sang bình tam giác chứ 99ml nước cất tiệt trùng trong ống nghiệm, khuấy mạnh trên
máy lắc rung trong 30 giây và tiếp tục pha loãng như trên đến tần suất 10-7. Hút 0,1ml dung
dịch từ ống nghiệm lên môi trường pseudomonas bị cách ly bởi thạch trắng (difco) bổ xung
10ml glyxerin và 50mg/lit cycloheximit, dung que thủy tinh trải đều và đợi khô trong buồng
cấy vô trùng và đặt đĩa petri trong tủ ủ ở 30oc. sau 2 hay 3 ngày, cách khuẩn lạc xuất hiện trên
bề mặt môi trường, chuyển 1 khuẩn lạc rời sang môi trường mới bằng cách ria cấy để nhận
những khuẩn lạc rời ở cuối đường cấy và chuyển một khuẩn lac rời sang ống nghiệp nắp đen
chứa môi trường trên để trữ và được xem là một chủng. Các chủng này được xác địh khả năng
tổng hợp IAA trong môi trường king B có và không bổ xung 2,5mM tryptophan và các chủng
vi khuẩn này được nuôi trong môi trường xác định ở nhiệt độ 30o trong vòng 7 ngày, sau đó
đem ly tâm ở môi trường 14000 vòng/phút trong 8 phút, dịch ly tâm được trộn với thuốc thử
salkowski R2(4,5 g/l FeCl3 trong 10,8 M H2SO4 trong vòng 30 phút và đo trên máy quang phổ
ở bước song 530 nm, sau đó xác định lượng IAA dựa trên đường chuẩn tinh khiết IAA.
Chủng nào tạo ra nhiều IAA sẽ được chọn làm chủng giống.
([1]
cac-chng-vi-khun-pseudomonas-co-kh-nng-hoa-tan-lan-va-sinh-tng-hp-auxin-cao)
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 27
Thành phần môi trường king B
Thành phần 1L 500mL
Nước 1L 500mL
proteose peptone 20g 10g
K2HPO4 1,5g 0,75g
MgSO4•7H2O 1,5g 0,75g
glycerol 10mL 5mL
Agar 15g 7,5 mL
Trộn môi trường: đầu tiên nước và peptone được trộn với nhau sau đó đun sôi cho tới khi
hòa tan, thêm các chất khác vào và đung nóng cho tới khi tất cả chúng hòa tan
(
b. Phân lập và tuyển chọn chủng Pseudomonas (Murnberg, Đức) [2]
[2]
&ved=0CCoQFjABOAo&url=http%3A%2F%2Fjournals.tubitak.gov.tr%2Fbiology%2Fissue
s%2Fbiy-08-32-1%2Fbiy-32-1-2-0703-
5.pdf&ei=IHuoULHRPIijiAfdjYGoCg&usg=AFQjCNGBU8AVhSniRQ1Ei3AoehXxm6mT
WA&sig2=lYxclDRKbnAJY_c_Brq8Yg
c. Phân lập và tuyển chọn chủng Pseudomonas ( Hokkaido, Nhật Bản) [3]
1 ml dầu thô+ 50ml môi trường MSM có bổ xung cao nấm men 0,1%
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 28
Nuôi cấy ở 30
o
c trong máy lắc đến khi xuất hiện vẩn đục
Pha loãng canh trường cấy lên môi trường thạch agar + kerosene ( nguồn C)
đĩa thạch được bịt kín bằng hợp chất vinel tape
Tách khuẩn lạc đem đi nuôi cấy trên môi trường MSM
Định lượng IAA bằng phương pháp salkowski
d. Phân lập và tuyển chọn chủng Pseudomonas (Aligrarh, Ấn Độ) [4]
Mẫu đất của cây súp lơ, lúa mỳ ở vùng phụ cận thành phố Aligrarh, Ấn Dộ
Môi trường dinh dưỡng thạch agar hay king B để tách chủng pseudomonas
Sau đó chúng được nuôi cấy trên môi trường jensen có bổ xung và không bổ
xung trytophan, nuôi trong1 tuần đối với pseudomonas,
2ml dịch ly tâm+ 2 giọt orthophosphoric acid+ 4ml solawaski đo OD ở 530 nm
[4]
ad=rja&ved=0CFoQFjAG&url=http%3A%2F%2Fjournals.tubitak.gov.tr%2Fbiology
%2Fissues%2Fbiy-05-29-1%2Fbiy-29-1-5-0410-
1.pdf&ei=xlWoUOSpAoqhiAe8_IDoCw&usg=AFQjCNGdepVDJ-
zpSRulhrOxdh5AMWDGiA&sig2=q9VLw4FUjswdvndc3qjO9g
Bảng so sánh IAA đối với chủng pseudonoma
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 29
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 30
Mẫu đất ở đồng bằng Sông Cửu Long Mẫu đất ở Ấn Độ
II. Phân lập và tuyển chọn chủng Azospirillum tổng hợp Auxin và Giberelin
2.1. Đặc điểm của Azospirillum
Vi khuẩn Azospirillum sp. thuộc chi Rhodosprillales, được biết là những vi khuẩn gram
âm, có hình dạng thể xoắn, hơi cong như hình dấu phẩy hoặc dạng xoắn khuẩn, chiều dài
khoảng 2,0–3,8 µm và chiều rộng khoảng 1,0–1,5 µm, sinh trưởng tốt ở 300C.
Azospirillum có khả năng tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng thực vật như Auxin và
Gibberelin giúp bộ rế cây trồng phát triển tốt hơn, gia tăng diện tích tiếpxúc của rễ với
đất.
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 31
2.2. Phân lập và tuyển chọn Azospirillum từ cây mía ở tỉnh Cần Thơ(ĐH Cần Thơ
nghiên cứu )
Dòng vi khuẩn Azospirillum sp được phân lập từ cây mía, được nuôi cấy trong môi
trường NFb lỏng, Pha 15 ml môi trường NFb cho vào các ống nghiệm nắp đen khử trùng
nhiệt ướt 121o C trong 20 phút.
Định lượng IAA bằng phương pháp Salkowski (Glickmann và Dessaux, 1995) Hút cẩn
thận 1ml phần dịch trong vi khuẩn sau khi ly tâm cho vào các ống duharm. Cho 2 ml thuốc
thử Salkowski R2 đã pha ở trên vào các ống duharm trên. Ủ hỗn hợp trên trong tối 10 phút để
phản ứng xảy ra hoàn toàn sau đó đo quang phổ OD ở bước sóng 530 nm. Kết quả đo OD của
các dòng phân lập được thay vào phương trình đồ thị đường chuẩn , từ đó suy ra được nồng
độ IAA của các dòng. Chủng nào tạo ra nhiều IAA sẽ được chọn làm chủng giống sản xuất
phân bón vi sinh.
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 32
[5](
&ved=0CB4QFjAA&url=http%3A%2F%2Fpublication.ctu.edu.vn%2Findex.php%2Ftapchi
%2Fdoc_download%2F1467-kho-sat-kh-nng-sinh-tng-hp-iaa-va-c-nh-m-ca-vi-khun-
gluconacetobacter-sp-va-azospirillum-sp-c-phan-lp-t-cay-mia&ei=zqiSUMPCC-
iViAfM9oGQBQ&usg=AFQjCNFbCgUrd0Y4p-CjO3T116TEuJBxtA&sig2=E-
xjIv6xqGLSM08YIiVt-g)
2.3. Phân lập và tuyển chọn Azospirillum từ mẫu đất rừng của quận Thanjavur,
Tamil Nadu, Ấn Độ[6]
Phân lập từ mẫu đất rừng của quận Thanjavur, , Tamil Nadu, Ấn Độ.
1 g mẫu đất hòa tàn vào nước vô trùng và pha loãng đến 10
8
0,1 ml dịch pha loãng cho vào ống nghiệp chứa môi trường NfB (nitrogen free
bromothymol) bán rắn, nuôi cấy ở 32
o
C trong vòng 48 h và hình thành một lớp
màng mỏng, lớp màng mỏng này được cấy lên môi trường Nfb rắn bằng đường ziczac
ở 32
o
C trong 24h
Hình thành những khuẩn lạc riêng rẽ có màu trắng, vàng và hồng được cấy lên
môi trường thạch muối nhỏ cơ bản nuôi ở 32
o
C trong vòng 24h.
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 33
[6]
d=rja&sqi=2&ved=0CCMQFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.pelagiaresearchlibrary.c
om%2Fder-chemica-sinica%2Fvol1-iss3%2FDCS-2010-1-3-138-145.pdf&ei=kd-oUP-
BJYyjigf1pYHQDg&usg=AFQjCNG_LO9nIBar_G3_dc_7GFd-
6VnEDw&sig2=jrMZ0GUl35lqs0GLlqQuMg
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 34
BẢNG THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN LẬP
CHỦNG
1.Thành phần môi trường king B
Thành phần 1L 500mL
Nước 1L 500mL
proteose peptone 20g 10g
K2HPO4 1,5g 0,75g
MgSO4•7H2O 1,5g 0,75g
glycerol 10mL 5mL
agar 15g 7,5 mL
2. Môi trường NFb: axit malic- 0,5g; MgSO4.7H2O- 0,2g; NaCl-0,1g; CaCl2-0,02;
Na2MoO4-0,002g; MnSO4.H2O-0,01g; EDTA 1,64%-4 mL; Bromothymol xanh 0,5% (W/W
trong cồn) -2mL; KOH-4,5g; Biotin-0,1g; nước cất 1L, pH-6,8.
3. Môi trường MSM: 0.4% NH4NO3,0.47% KH2PO4, 0.0119% Na2HPO4, 0.001%
CaCl2. 2H2O, 0.1%MgSO4 .7H2O, 0.001% MnSO4 . 4H2O, and 0.0015% FeSO4 .
4H2O,pH 7.0.
4. Môi trường Jensen: sucrose 20g, dipotassium hydrogen phosphate 1g, magnesium
sulfate 0,5g, sodium chloride0,5g ferrous sulfate 0,1g, sodium molybdate 0,005g, agar 20g, trong
1 lít nước ph=6,9
5. Môi trường dinh dưỡng thạch agar: 0.5 % peptone , 0.3 % beef extract/yeast extract,
1.5 % agar, 0.5% NaCl, distilled water, pH adjusted to neutral (6.8) at 25 °C.
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 35
PHẦN III. GIỚI THIỆU VỀ AZOTOBACTER
Azotobacter thường được tìm thấy trong đất và rất hiệu quả cho việc cải thiện độ phì
nhiêu của đất và tăng năng suất cây trồng. Nó có thể chuyển hóa nitơ trực tiếp từ không khí
giúp cho việc sản xuất ngũ cốc tốt hơn.
Azotobacter có xu hướng nhạy cảm với môi trường axit, nồng độ phosphate cao và nhiệt
độ trên 35 º C. Azotobacter được tìm thấy trong các rhiosphares của một số nhà máy và có thể
sản xuất hormone như chất kích thích tăng trưởng.
Azotobacter tự nhiên cố định nitơ trong rhizosphare. Có nhiều chủng khác nhau của
Azotobacter, mỗi chủng có tính chất hóa học, sinh học khác nhau đối chút Tuy nhiên, một số
chủng có khả năng cố định nitơ cao hơn hơn những chủng khác
Bên cạnhviệc cố định nitơ, Azotobacter cũng sản xuất Thiamine, Riboflavin, Indole,
Nicotine axit acetic và gibberellins. Khi Azotobacter được áp dụng cho hạt giống, hạt giống
nảy mầm được cải thiện đến một mức độ đáng kể
1. Phân lập chủng Azotobacter spp từ đất
a. Lấy mẫu
Mẫu đất được thu thập từ bảy địa điểm khác nhau, như sau:
1. đất trồng cây họ đậu
2. đất trồng cây thực vật
3. đất trồng lúa
4. đất trồng cỏ
5. đất lâm nghiệp
6. Đất chưa sử dụng
7. Nước sông trầm tích.
Lấy mẫu đất được thu thập từ bảy địa điểm khác nhau,mẫu đất thu thập một số
nhựa túi xách, bút đánh dấu, thìa, rượu và dao đã được thực hiện. Lúc đầu người ta
chọn một khu vực để lấy mẫu, sau đó họ lựa chọn bốn hoặc năm điểm trong khu vực
đó và thu thập đất và trộn bốn hay năm điểm mẫu đất với nhau. Đủ lượng đất được thu
thập từ mỗi trang web, giữ trong một túi nilon và được gắn thẻ. Mẫu đất được thu thập
từ trên 4 cm đất, vì đây là nơi mà hầu hết các hoạt động của vi sinh vật diễn ra, và do
đó nơi mà hầu hết vi khuẩn tập trung.
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 36
b. Xác định độ ẩm
50 mẫu gm được cân bằn một cốc thủy tinh 150ml sạch, trọng lượng của cốc thủy
tinh đã được cân trước khi đổmẫu đất. Sau đó nó được lưu giữ trong hơn 105 º C ± 3 º C trong
24 giờ, và sau đó một lần nữa trọng lượng của mẫu đất và cốc thủy tinh đã được đưa
combinedly. Sự khác biệt về độ ẩm của đất đã được ghi lại và được tính trên độ ẩm của mẫu.
c. Xác định PH của mẫu
25 gm (lĩnh vực ẩm) đã được cân trong một cốc thủy tinh sạch và khô ml 150 và 50 ml
nước cất đã được bổ sung. Khuấy bằng máy votex. pH của mẫu được đo bằng máy đo PH
d. Chuẩn bị môi trường phân lập
Người ta chuẩn bị mơ trường cho một lít như sau:
Theo phương tiện truyền thông thành phần, các thuốc thử được cân bằng
cân bằng điện tử
- 1000 ml nước cất đã được đo bằng bình định mức và thực hiện trong một
bình nón.
- Các thuốc thử (trừ agar) được trộn với nước cất.
- Sau khi trộn thuốc thử, pH được điều chỉnh bằng cách thêm HCl hoặc
dung dịch NaOH nếu có cần thiết.
- Sau khi điều chỉnh pH, agar được trộn vào dung dịch.
- Sau khi trộn thạch, môi trường được đem di hấp khử trùng
- Cuối cùng môi trường được đổ trong hộp Petri vô trùng.
Môi trường dùng cho phân lập
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 37
e. Phân lập
10 gm mẫu thu thập được thêm vào 90 ml nước cất vô trùng trong một bình nón vô
trùng (250 ml), lắc kĩ bằng máy votex sau đó để yên trong 30 phút. 1 ml dung dịch mẫu sau
đó được chuyển sang ống nghiệm chứa 9
ml nước cất và lắc bằng tay và một lần nữa để yên trong 30 phút. Tiếp tục pha loãng đến
10
5
. Một ml mẫu (từ 101 đến 105 phần nhỏ) được rót trong một tấm Petri vô trùng có chứa
khoảng 15 ml môi trưpwngf sau khi hấp khử trùng (45 º C),môi trường Ashby, và sau đó ủ ở
nhiệt độ 28 ± 2 º C trong khoảng 2 - 3 ngày. Sau khi ủ,các khuẩn lac lạc xuất hiện trên môi
trường . Sau đó người ta tính toán số lượng Azotobacter mỗi gram đất
f. Nghiên cứu khả năng phát triển của chủng trong một số môi trường
Người ta tiến hành nghiên cứu trên mơi trường có nồng độ muối khác
nhau thay đổi từ 0-1% sau đó ủ trong vòng 48h ở nhiệt độ 28oC.
Người ta cũng tiến hành nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của
chủng trong điều kiện nhiệt độ thay đổi từ 10oC-50oC để dánh giá khả năng
chịu nhiệt của chủng từ đó lựa chọn ra chủng tối ưu phục vụ cho việc sử dụng
trong sản xuất phân sau này
g. Kết quả
Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy rằng những chủng được lấy từ vùng đất trồng đậu
tương có mật độ tế bào nhiều nhất
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng không có chủng ở mẫu nào sống sót được ở nồng độ
NaCl 1,0%. Các chủng ở các mẫu 1,2,3,4,5 và 6 cho thấy sự tăng trưởng tối đa ở 0% NaCl
trong khi các mẫu 1,3,4 đã cho thấy sự tăng trưởng cả ở mức 0% và 0,2% nhưng không như
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 38
nhau,các mẫu 1 và 4 tăng trưởng 0,4% và 0,6% nồng độ NaCl.. 1 và 4 cũng tăng nồng độ
NaCl 0,8%. Từ đây có thể thấy rằng các mẫu 1 và 4 có thể được dùng để sản xuất phân bón
ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của chủng
Ta thấy rằng Tất cả các mẫu phân lập đều tăng trưởng tối đa ở 30 º C. các mẫu 1, 3 và 4
cho thấy tốc độ tăng trưởng tối đa ở 30 º C và 40 º C. Không có mẫu phân lập nào sống sót ở
50 º C. mẫu 4 cho thấy tốc độ tăng trưởng ở mức 10 º C. từ đó ta thấy rằng nhiệt độ ủ của mẫu
nên là 30
o
C
Kết luận
nghiên cứu cho thấy rằng mẫu đất được lấy từ những vùng trồng đậu tương là phù hợp
nhất với điều kiên canh tac cua cây trồng và nó có thể được dùng để sản xuất phân bón vi sinh
giảm giá thành sản phẩm
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN 1 (SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà)
1.
2. PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN
AZOTOBACTER CÓ HOẠT TÍNH NITROGENAZA VÀ SINH TỔNG HỢP IAA, Đỗ
Thu Hà, ĐH Đà Nẵng, 2008
3. Evidence for a Non- trytophan dependent pathway, E. Prinsen et al,1993.
5. Antifungal and Phytohormone Production Potential of Azotobacter chroococum
Isolates from Groundnut Rhizophere, 2009.
6. Biosynthesis of cytokinins, Tatsuo Kakimoto, 2003.
PHẦN 2 (SVTH: Đặng Thị Thuý)
[1]
chn-cac-chng-vi-khun-pseudomonas-co-kh-nng-hoa-tan-lan-va-sinh-tng-hp-auxin-cao
[2]
&ved=0CCoQFjABOAo&url=http%3A%2F%2Fjournals.tubitak.gov.tr%2Fbiology%2Fissue
s%2Fbiy-08-32-1%2Fbiy-32-1-2-0703-
5.pdf&ei=IHuoULHRPIijiAfdjYGoCg&usg=AFQjCNGBU8AVhSniRQ1Ei3AoehXxm6mT
WA&sig2=lYxclDRKbnAJY_c_Brq8Yg
[4]
&ved=0CFoQFjAG&url=http%3A%2F%2Fjournals.tubitak.gov.tr%2Fbiology%2Fissues%2
Fbiy-05-29-1%2Fbiy-29-1-5-0410-
1.pdf&ei=xlWoUOSpAoqhiAe8_IDoCw&usg=AFQjCNGdepVDJ-
zpSRulhrOxdh5AMWDGiA&sig2=q9VLw4FUjswdvndc3qjO9g
[5]
&ved=0CB4QFjAA&url=http%3A%2F%2Fpublication.ctu.edu.vn%2Findex.php%2Ftapchi
%2Fdoc_download%2F1467-kho-sat-kh-nng-sinh-tng-hp-iaa-va-c-nh-m-ca-vi-khun-
gluconacetobacter-sp-va-azospirillum-sp-c-phan-lp-t-cay-mia&ei=zqiSUMPCC-
iViAfM9oGQBQ&usg=AFQjCNFbCgUrd0Y4p-CjO3T116TEuJBxtA&sig2=E-
xjIv6xqGLSM08YIiVt-g
[6]
&sqi=2&ved=0CCMQFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.pelagiaresearchlibrary.com%2Fder
-chemica-sinica%2Fvol1-iss3%2FDCS-2010-1-3-138-145.pdf&ei=kd-oUP-
BJYyjigf1pYHQDg&usg=AFQjCNG_LO9nIBar_G3_dc_7GFd-
6VnEDw&sig2=jrMZ0GUl35lqs0GLlqQuMg
PHẦN 3 (SVTH: Nguyễn Văn Hùng)
Tiểu luận Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà, Đặng Thị Thuý, Nguyễn Văn Hùng 40
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_kich_vi_sinh_thich_tang_truong_0253.pdf