Tiểu luận Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Thứ nhất: Nên chuyển hệ thống tổ chức các cơ quan Thanh tra Nhà nước hiện nay thành tổ chức Thanh tra độc lập trực thuộc Chủ tịch nước. Vì theo như hiện nay thì tổ chức các cơ quan Thanh tra trực thuộc Chính phủ (cơ quan Hành pháp) hoạt động hiệu quả rất thấp, có nhiều dào cản, đặc biệt là “Quyền” trong quá trình thanh tra và cũng vì một lẽ không ai lại “Vạch áo cho người xem lưng” hay “gậy ông đập lưng ông” .

pdf17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9981 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG …………………… TIỂU LUẬN Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo Phần thứ nhất đặt vấn đề 2 Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo hiện nay đang là một trong những vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Việc đổi mới đường lối phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với thực hiện “Công bằng, dân chủ”. Quan điểm này khẳng định đây là tính ưu việt và là sự khác biệt của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN Việt Nam đối với bất cứ Nhà nước tư bản nào trên thế giới. Bởi vậy mà Đảng, Nhà nước ta coi công tác tiếp công dân chính là thực hiện quan điểm “Dân là gốc”; tiếp công dân là tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền dân chủ, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân. Công tác tiếp công dân đây cũng là bước đầu của giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hiến pháp năm 1992 khẳng định rằng khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân, quyền này được sử dụng không hạn chế ở bất cứ lĩnh vực nào. Luật Khiếu nại, tố cáo đã cụ thể hoá quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thành những chế định được thực hiện trên thực tế và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Trên thực tế hiện nay việc thực thi những quyền này đối với quyền và nghĩa vụ của Nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của công dân đang còn là vấn đề phải bàn bạc, phải hoàn thiện về mặt pháp luật rất nhiều. Nhưng phải khẳng định một điều rằng công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của Nhà nước ta trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ, tích cực, hạn chế được cơ bản những vụ việc bức xúc, phức tạp, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, giữ ổn định sự phát triển của đất nước. Qua thời gian học tập, nghiên cứu lớp nghiệp vụ công tác thanh tra, chương trình cơ bản tại trường Cán bộ Thanh tra. Bản thân tôi nhận thức được rằng: Trong công tác thanh tra nói chung và nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố 3 cáo nói riêng, trong đó có công tác tiếp công dân và sử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo có một vị trí rất quan trọng. Nếu như các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở mà thực hiện tốt công tác tiếp công dân và sử lý đơn thư khiếu nại ngay từ bước đầu sẽ góp phần quan trọng không chỉ hạn chế được phát sinh các vụ việc phức tạp mà còn ngăn ngừa được tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên Trung ương, đồng thời cũng sẽ hạn chế được tình trạng bức xúc khiếu nại đông người, đặc biệt là những vấn đề có tính nhạy cảm về an ninh chính trị, điểm yếu mà hiện nay kẻ địch đang lợi dụng nó để âm mưu “Diễn biến hoà bình” phá hoại công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Việc tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là những công việc thường xuyên, liên tục, là những việc làm đầy khó khăn, phức tạp. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo sẩy ra có từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chung quy lại nó đều xuất phát từ việc lợi ích của nhà nước, của tập thể, của cá nhân bị xâm hại. Nhìn nhận một cách khách quan tôi cho rằng ngay từ một văn bản chính sách của Nhà nước ban hành ra, bản thân nó cũng đã có ẩn chứa hai mặt của một vấn đề, khi thực hiện nó mới bộc lộ ra trên thực tiễn. Một mặt nó thể hiện tính đúng đắn, tích cực, đáp ứng được nguyện vọng của nhiều người và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội , của thời đại. Mặt khác nó hạn chế, thậm chí nó đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của một số bộ phận nhân dân, bên cạnh đó không ít những địa phương, cơ quan Nhà nước, những người có thẩm quyền trong việc thi hành chính sách, pháp luật lợi dụng để trục lợi cho bản thân, tham nhũng, tiêu cực và gây nhũng nhiễu nhân dân. Bởi vậy việc công dân đi khiếu kiện đến các cơ quan Nhà nước là một tất yếu khách quan. Trong bài viết này, tôi tập trung nghiên cứu vào một số vấn đề cơ bản trong công tác tiếp công dân và sử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm củngcố những kiến thức đã học, đã nghiên cứu. Mong muốn đáp ứng tốt hơn về trình độ lý, trình độ nhiệp vụ chuyên môn trong công tác Thanh tra nói 4 chung và kỹ năng nghiệp vụ trong công tác tiếp dân và xứ lý đơn thư khiếu nại, tố cáo ở địa phương nơi mà bản thân tôi đang công tác. Phần thứ hai nội dung i, những nguyên tắc trong công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo. 1. Nguyên tắc tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Điều 74 của Hiến pháp năm 1992, Điều 1 của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 đều khẳng định “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”. Nơi tiếp công dân phải tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Sự tôn trọng đó thể hiện trước hết ở việc tiếp xúc với công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Tại nơi tiếp công dân những cán bộ được thay mặt Nhà nước tiếp công dân phải có thái độ, cử chỉ lịch sự, đúng mực, nghiêm túc và giải quyết kịp thời những yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng chính đáng của công dân. 2. Nguyên tắc khách quan công khai, dân chủ. Khách quan là đảm bảo việc xem xét, xử lý đúng đắn bản chất sự việc, phù hợp với các diễn biến thực tế của sự việc. Trong quá trình xem xét, xử lý phải tôn trọng yếu tố khách quan, tránh áp đặt ý kiến chủ quan của mình làm cho sự việc phức tạp, kết quả sẽ sai lệch so với thực tế đã xảy ra. Công khai là thể hiện việc tiếp công dân phải được tổ chức đàng hoàng tại nơi tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật. Dân chủ là thể hiện công dân đến khiếu nại, tố cáo và cán bộ tiếp công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi ý kiến đều được tôn trọng, được giải quyết thấu tình đạt lý. 3. Nguyên tắc thận trọng. 5 Trong mọi tình huống người cán bộ tiếp công dân phải sáng suốt, bình tĩnh, cân nhắc xem xét sự việc một cách có căn cứ. Người cán bộ tiếp công dân không được hứa hẹn hoặc khẳng định một vấn đề gì khi không đủ căn cứ, chỉ được bày tỏ thái độ khi đã có đủ căn cứ và trong phạm vi thẩm quyền của mình. Hết sức thận trọng khi phát ngôn hay đưa ra chính kính. ii. tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo. 1. Một số yêu cầu cụ thể trong việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo. Ngoài việc thực hiện tốt các nguyên tắc đề ra, việc tiếp công dân cần phải chú ý tới những yêu cầu cụ thể trong khâu chuẩn bị thì việc tiếp công dân mới đạt hiệu quả cao. a. Về địa điểm. Tùy theo điều kiện và khả năng của từng cơ quan, địa phương mà lựa chọn địa điểm của nơi tiếp công dân phải thuận lợi về mọi mặt cho công dân. Nơi tiếp công dân cần khang trang, thoáng mát nhằm gây ấn tượng tốt đẹp cho công dân khi đến cơ quan Nhà nước. Việc lựa chọn địa điểm nơi tiếp công dân cần tránh hai khuynh hướng: quá đơn giản tùy tiện gây ấn tượng không tốt đối với công dân khi đến nơi tiếp công dân hoặc quá cầu kỳ, hình thức, gây lãng phí. Nơi tiếp công dân cần bố trí phòng chờ đợi, phòng tiếp công dân riêng biệt. b. Về phương tiện. Cần có những trang bị cần thiết để phục vụ cho công tác tiếp công dân và cán bộ tiếp công dân thực hiện nhiệm vụ như bàn, ghế, sổ sách, ấm chén, đèn, quạt… Nếu có điều kiện nên trang bị máy ghi âm, máy chụp ảnh để cán bộ tiếp công dân ghi lại những ý kiến quan trọng hoặc những hình ảnh, hiện vật, tài liệu cần thiết. Cần bố trí sắp xếp các thiết bị trong phòng tiếp công dân gọn gàng khoa học, bảo đảm thuận lợi khi tiến hành công việc, song cũng đảm bảo tính mỹ quan. 6 Trong phòng tiếp công dân nhất thiết phải có: Bản nội quy quy định nhiệm vụ, quyền hạn của công dân và trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân; có lịch tiếp công dân, trong lịch ghi rõ thời gian, chức vụ người tiếp công dân, một số văn bản pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo. c. Đối với cán bộ tiếp công dân. Như vậy, Thủ trưởng cơ quan các cấp, ngành có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại về quyết định hành chính , hành vi hành chính của cơ quan quản lý các cấp, ngành công chức tiếp công dân khi có căn cứ cho rằng quyết định , hành vi đó trái pháp luật , xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình, và công dân đến tố cáo với cơ quan quản lý các cấp, ngành về hành vi vi phạm pháp luật của công chức, cơ quan , đơn vị , ngành xâm phạm lợi ích của Nhà nước , quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Vì vậy nhiệm vụ của Thủ trưởng cơ quan các cấp là phải bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật , có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân mới thực sự có hiệu qủa, tạo được sự tin tưởng của công dân khi đến tiếp súc với cán bộ tiếp công dân. Công tác tiếp công dân nhằm tiếp cận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân diễn ra hàng ngày thuộc lĩnh vực hành chính Nhà nước, kinh doanh xuất nhập khẩu. Tiếp công dân để kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, thu thập những thông tin cần thiết giúp cho việc tháo gỡ các vướng mắc trong quản lý, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân, chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời những sai sót trong hoạt động cơ quan đơn vị các cấp, các ngành. Nhiệm vụ đối với cán bộ được cử tiếp công dân phải có thái độ đúng mực, có trách nhiệm tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và lắng nghe, ghi chép đầy đủ ý kiến đề đạt nhiệm vụ của công dân về lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết. Nếu sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ 7 tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn để công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không gây khó khăn sách nhiễu, phiền hà. Kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực. Đối với công dân khi đến cơ quan tiếp công dân phải xuất trình với cán bộ tiếp dân những giấy tờ tuỳ thân cần thiết. Đảm bảo an toàn, giữ gìn trật tự vệ sinh nơi tiếp dân. Không được mang theo vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy. Công dân đến trước được tiếp trước, phải trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp chứng cứ, tôn trọng sự hướng dẫn của cán bộ tiếp dân. Không được lợi dụng quyền khiếu tố để xuyên tạc, vu khống, kích động làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước. Luôn đảm bảo nguyên tắc bí mật, không để ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận và giải quyết khiếu tố. Cán bộ tiếp dân và công dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trên. Ai vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tiếp công dân là một công việc phức tạp nhưng rất nhạy cảm, công dân đến kiến nghị, phản ánh hay thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo khác nhau về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tâm trạng… Công dân đến khiếu nại thường có tâm lý cho rằng mình đang bị xâm phạm về quyền, lợi ích và họ bị ức chế về tinh thần do đó dễ nóng vội, mất bình tĩnh. Công dân đến tố cáo xuất phát từ nhiều động cơ, mục đích khác nhau. Có người vì trách nhiệm lương tâm chân chính, tố cáo với mục đích xây dựng. Có người vì động cơ xấu tố cáo với mục đích vu khống làm hại người khác, nên cán bộ tiếp dân cần có thái độ ứng xử thích hợp. Năng lực của cán bộ tiếp công dân liên quan đến sự thành công hay thất bại của công việc. Do đó, phải chọn những cán bộ tiếp công dân hội đủ những điều kiện cần thiết: có trình độ nghiệp vụ giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức về tâm lý xã hội và am hiểu pháp luật. Người cán bộ tiếp công dân phải có thái độ ứng xử đúng mực, niềm nở, chân thành, chu đáo, có khả năng phán đoán sự việc, biết phát hiện diễn biến sự việc, gợi mở và hướng dẫn công dân 8 trình bày vào bản chất, nội dung trọng tâm của sự việc, tóm tắt và nhận định sự việc một cách chính xác. Không nên bố trí những người khuyết tật làm công tác tiếp công dân tại nơi tiếp công dân. 2. Trình tự các bước và nội dung tiếp công dân. Mỗi công dân đến nơi tiếp công dân với tâm trạng khác nhau, cách trình bày, diễn giải sự việc khác nhau. Tùy theo tuổi tác, giới tính, trình độ hiểu biết, đặc điểm nghề nghiệp của họ mà cán bộ tiếp công dân có cách ứng xử cho phù hợp. Trình tự tiếp công dân được chia làm ba bước chính như sau: Bước 1: Tiếp xúc ban đầu. Khi người công dân đến nơi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân phải lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn, đúng mực. Bất kỳ tình huống nào, người tiếp công dân cũng không được có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu văn hoá. Sau khi giao tiếp ban đầu, cán bộ tiếp công dân cần xác định đối tượng của mình phải tiếp ai, đến trình bày nội dung gì để có cách ứng xử thích hợp. Nếu công dân có thái độ nóng nảy, cán bộ tiếp công dân phải nhã nhặn, mềm dẻo, đôi khi phải lựa ý họ. Nếu công dân tỏ ra xúc động, cần động viên họ, tạo điều kiện cho họ bình tĩnh trình bày nội dung sự việc, yêu cầu cần giải quyết. Người có thái độ thiếu văn hoá, cán bộ tiếp công dân cần xác định cho họ, đây là cơ quan Nhà nước cần phải có thái độ nghiêm túc, đúng mực. Cán bộ tiếp công dân yêu cầu công dân xuất trình chứng minh thư, giấy uỷ nhiệm v.v… Trong mọi tình huống, người cán bộ tiếp công dân phải luôn ở thế chủ động, sáng suốt phán đoán diễn biến sự việc chính xác, có cơ sở khoa học. Bước 2: Quá trình làm việc. Người tiếp công dân cần ghi ngày, giờ, họ tên, địa chỉ, nội dung làm việc với công dân vào sổ tiếp công dân. Sau đó yêu cầu công dân cung cấp 9 đơn thư, tài liệu, chứng cứ để xác định tính thật - giả, độ tin cậy của các tài liệu, chứng cứ đó. * Đối với khiếu nại: Khiếu nại không hội đủ các điều kiện quy định tại Điều 1, Nghị định 67/1999/NĐ-CP thì người tiếp công dân giải thích cho công dân rút đơn. Nếu nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan mình, người tiếp công dân yêu cầu công dân trình bày, người tiếp công dân nghe và ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ thành biên bản các nội dung và những yêu cầu mà công dân trình bày. Nếu thủ trưởng cơ quan Nhà nước tiếp công dân, những khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà nội dung rõ ràng, cụ thể có cơ sở để giải quyết thì trả lời ngay cho công dân biết. Những khiếu nại có nội dung phức tạp cần nghiên cứu xem xét, thẩm tra, xác minh thì phải nói rõ thời hạn giải quyết, người cần liên hệ để biết kết quả. * Đối với tố cáo: Công dân đến tố cáo xuất phát từ nhiều mục đích, động cơ khác nhau. Có người vì lương tâm và trách nhiệm với cộng đồng; có người vì động cơ xấu dùng quyền tố cáo để vu cáo, vu khống làm hại người khác. Song trong mọi trường hợp người tiếp công dân phải có thái độ ứng xử thích hợp và phải nghe công dân trình bày, ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc hành vi bị tố cáo có tính chất nguy hiểm, người tiếp công dân phải báo cáo với người có thẩm quyền để có biện pháp phối hợp với cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời hậu quả xấu có thể xảy ra có biện pháp bảo vệ an toàn cho người tố cáo. * Những điều cần lưu ý: + Công dân đến nơi tiếp công dân khiếu nại, tố cáo nhiều trường hợp nội dung khiếu nại, tố cáo thường đan xen nhau, người tiếp công dân hướng 10 dẫn công dân viết thành đơn riêng với nội dung khiếu nại, tố cáo được trình bày riêng. + Công dân đến khiếu nại, tố cáo thường có tâm trạng cho rằng bản thân mình bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp hoặc Nhà nước, tập thể bị xâm hại tới lợi ích một cách nghiêm trọng, bị ức chế về tinh thần. Do đó, cần động viên họ bình tĩnh, trình bày, cố gắng trình bày cho rõ ràng và có chứng cứ minh hoạ. + Nếu đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết thành đơn riêng để thực hiện quyền khiếu nại của mình. + Đối với những nội dung tố cáo với dụng ý xấu, lời lẽ thiếu văn hoá người tiếp công dân cần xác định cho công dân rõ quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. + Trong trường hợp, đoàn đông người đến khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung và yêu cầu, người tiếp công dân đề nghị đoàn cử đại diện làm việc. Đoàn từ 5 - 10 người thì cử đại diện không quá 02 người; đoàn từ 10 người trở lên thì cử đại không quá 05 người. Nơi tiếp công dân cần bố trí nơi nghỉ ngơi, chờ đợi cho những người còn lại. Và có biện pháp bảo vệ an toàn, ngăn chặn các hành vi gây rối, quá khích. Bước 3: Kết thúc buổi tiếp công dân. Trước khi kết thúc buổi tiếp công dân, người tiếp công dân phải đọc lại biên bản. Người tiếp công dân yêu cầu công dân cung cấp đơn thư, tài liệu, chứng cứ kèm theo để hoàn chỉnh hồ sơ. Các tài liệu trên được lập thành danh mục, đánh số trang và yêu cầu công dân ký vào biên bản xác nhận. Nếu nội dung đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết thì viết phiếu hẹn và thông báo cho công dân biết cơ quan giải quyết để họ yên tâm, tuyệt đối không được hứa hẹn một điều gì khi chưa có căn cứ. Đơn thư khiếu nại sẽ không được thụ lý giải 11 quyết theo quy định của Điều 32 Luật khiếu nại, tố cáo. Nội dung đơn thư không đúng thẩm quyền, người tiếp công dân hướng dẫn công dân đến nơi có thẩm quyền để giải quyết. Việc tiếp công dân có ý nghĩa hết sức quan trọng nó tháo gỡ bước đầu khó khăn, vướng mắc của công dân và định hướng cách giải quyết các bước tiếp theo của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức thanh tra, các đoàn thể và các tổ chức cần quan tâm đúng mức tới công tác tiếp công dân. III. Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đây là bước tiếp theo của công tác tiếp công dân. Đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đến với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có nội dung hết sức đa dạng, phong phú và chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống. Do vậy, việc nghiên cứu xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân là khâu hết sức cần thiết và quan trọng. Xử lý tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo sẽ giúp cho cơ quan Nhà nước có cơ sở để nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân: quyền, lợi ích hợp pháp của công dân được bảo vệ, khôi phục, oan ức được thanh minh, những hành vi sai trái bị xử lý, công tác quản lý Nhà nước được uốn nắn kịp thời với ý nghĩa và tầm quan trọng như đã nêu trên, việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo phải được tiến hành theo các bước sau: 1. Tiếp nhận, phân loại, xác định nội dung đơn thư. Công dân đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung và nguồn góc khác nhau. Có thể công dân đến trình bày trực tiếp, có thể gửi đơn thư qua các phương tiện thông tin đại chúng, bưu điện, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình hoặc qua các đại biểu dân bầu… Vì vậy, việc tiếp nhận đầy đủ đơn thư, phân loại, xác định nội dung đơn thư là rất cần thiết cho quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. 12 Công dân đến khiếu nại, tố cáo thường có tâm trạng rất khác nhau: bị oan ức, quyền lợi bị xâm hại, tâm lý nặng nề và căng thẳng. Mặt khác trong một số trường hợp do dân trí còn thấp nên nội dung trình bày không được rõ ràng rành mạch. Nội dung khiếu nại, tố cáo thường đan xen nhau với những yếu tố chủ quan riêng tư. Do vậy, nội dung trình bày thường trùng lặp, đôi khi thổi phồng hoặc quan trọng hoá sự việc. Thủ tục mang tính chất pháp lý bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận đơn thư của công dân, cơ quan tổ chức và từ lúc này công việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo bắt đầu. Cán bộ tiếp nhận đơn thư phải ghi vào sổ, đóng dấu nơi tiếp nhận đơn thư. Sau đó tiến hành các thao tác xử lý sau đây: - Đọc kỹ đơn thư, xác định tính chất và phân loại đơn thư: + Loại đủ điều kiện được quy định tại Điều 33 và Điều 65 của Luật khiếu nại, tố cáo. + Loại có tính cấp bách phải xử lý ngay. + Loại yêu cầu giải thích chính sách , pháp luật. + Loại đơn thư khiếu nại thuộc thẩm quyền hoặc có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết. + Loại đơn thư khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền. - Xác định nội dung đơn thư: tóm tắt nội dung vụ, việc, loại bỏ những nội dung trùng lặp trong đơn thư. Nói chung công việc xử lý bước đầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với đơn thư khiếu nại, tố cáo rất quan trọng, đòi hỏi phải khẩn trương, kịp thời. Khâu xử lý này phải kết hợp nhiều thao tác nghiệp vụ. Mục đích của bước xử lý ban đầu là phải phân loại chính xác đơn thư khiếu nại, tố cáo để thụ lý. 13 Sau mỗi ngày, mỗi tuần… phải có bảng tổng hợp số liệu theo dõi tình hình đơn thư, việc giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2. Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng thẩm quyền. a. Đối với đơn thư khiếu nại. + Bước đầu kiểm tra các yếu tố pháp lý của đơn thư theo quy định tại Điều 1, Nghị định 67/1999/ NĐ-CP. Tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại gửi đến, có rõ ràng về nội dung, tài liệu có phù hợp với yêu cầu kiến nghị mà đơn thư đề cập đến không. Nếu đơn thư không hội đủ các điều kiện nói trên, không giải quyết được thì thông báo cho người khiếu nại biết rõ lý do. + Nếu khiếu nại đủ điều kiện giải quyết, cán bộ nghiệp vụ tóm tắt nội dung vụ việc, đánh giá sơ bộ tính chất vụ việc, báo cáo cấp có thẩm quyền đề ra quyết định thụ lý giải quyết. Lập hồ sơ vụ việc. Việc tiếp nhận bàn giao hồ sơ phải đảm bảo thủ tục hành chính nghiêm ngặt và bảo đảm thông tin về vụ việc liên tục. + Trong nhiều trường hợp, khi vụ việc đang được thụ lý giải quyết đương sự vẫn tiếp tục gửi đơn, tài liệu đến thì cán bộ nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý bước đầu. Nếu nội dung tài liệu, chứng cứ mới gửi đến phục vụ cho đơn thư đang giải quyết thì cán bộ nghiệp vụ chuyển cho người thụ lý giải quyết. Nếu nội dung tài liệu, chứng cứ cung cấp thêm ngoài quyết định thụ lý giải quyết thì cán bộ nghiệp vụ báo cáo với nhiều có thẩm quyền xem xét, quyết định hướng giải quyết. b. Đối với đơn thư tố cáo. Nói chung đơn thư tố cáo thường có nội dung rộng và đề cập đến hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại với hậu quả lớn, nguy hiểm do đó khâu xử lý theo thẩm quyền tiếp theo khi đã lựa chọn nội 14 dung tố cáo là xem xét giải quyết tố cáo theo trình tự một cuộc thanh tra hay trình tự giải quyết tố cáo thông thường. Cán bộ nghiệp vụ cần chuẩn bị đơn thư, tài liệu chứng cứ có liên quan một cách đầy đủ, khoa học để làm căn cứ cho việc thụ lý giải quyết. Bàn giao hồ sơ cho người thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cần đảm bảo nguyên tắc, quy trình hết sức khoa học với những giải pháp kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng ùn tắc hoặc tránh né. Qua xử lý ban đầu những đơn thư khiếu nại, tố cáo có đủ điều kiện pháp lý phải được thụ lý giải quyết theo đúng trình tự của pháp luật. Những đơn thư khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền cán bộ nghiệp vụ phải có trách nhiệm báo cáo cho đương sự hoặc chuyển kịp thời đến cơ quan thẩm quyền giải quyết. Những đơn thư có tính chất thỉnh thị, yêu cầu giải thích chính sách pháp luật, góp ý kiến với các cấp các ngành cần được tổng hợp nhanh chóng để chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét, trả lời cho công dân. Những đơn thư khiếu nại, tố cáo không được giải quyết hoặc thiếu các yếu tố pháp lý có thể yêu cầu công dân bổ sung hoặc không giải quyết theo quy định của pháp luật. Để xử lý bước đầu đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chính xác và kịp thời, đòi hỏi người cán bộ nghiệp vụ phải có trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm cao, khách quan, trung thực, nhất là phải thường xuyên tự học tập để nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ xử lý văn bản, phân tích tổng hợp, đánh giá tài liệu. Tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là một trong những khâu cơ bản của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kịp thời đúng thủ tục quy định của pháp luật, giúp thủ trưởng các cấp, các ngành đánh giá đúng tình hình lãnh đạo, quản lý và thực thi công vụ của cơ quan Nhà nước và 15 nhân viên Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân là góp phần thực hiện có hiệu quả của đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội ta, của Nhà nước ta, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. 16 Phần thứ ba kiến nghị và kết luận I, Một số kiến nghị. Từ thực tiễn hoạt động của công tác Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và những quy định của Luật khiếu nại, tố cáo hiện nay. Với những nội dung nghiên cứu về công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo được trình bày ở các phần trước. Nay tôi xin đề xuất một số kiến nghị cụ thể như sau: 1. Kiến nghị đối với Nhà nước. - Thứ nhất: Nên chuyển hệ thống tổ chức các cơ quan Thanh tra Nhà nước hiện nay thành tổ chức Thanh tra độc lập trực thuộc Chủ tịch nước. Vì theo như hiện nay thì tổ chức các cơ quan Thanh tra trực thuộc Chính phủ (cơ quan Hành pháp) hoạt động hiệu quả rất thấp, có nhiều dào cản, đặc biệt là “Quyền” trong quá trình thanh tra và cũng vì một lẽ không ai lại “Vạch áo cho người xem lưng” hay “gậy ông đập lưng ông” . - Thứ hai: Trước mắt phải sớm hoàn thiện Luật thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo. Đặc biết là xây dựng Luật phải mang tính khách quan phù hợp với quyluật khách quan và yêu cầu đòi hỏi của đại đa số nhân dân lao động, có tính khả thi trong thực tiễn. Có như vậy mới đủ sức mạnh để chấn áp lại thực trạng vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng trong xã hội hiện nay. - Thứ ba: Cần phải có sự nhất quán, nghiêm túc trong việc tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại. Cấp trên không phê duyệt chuyển đơn thư yêu cầu cấp dưới xem xét, giải quyết, có như vậy mới chấm dứt được tình trạng kéo dài và vượt cấp. Đồng thời qua công tác Thanh tra, kiểm tra phải quy rõ trách nhiệm những vụ việc đó thuộc về ai và cũng bị xử lý nghiêm, công khai. 17 2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh và UBND huyện. Thứ nhất: Phải đảm bảo số lượng biên chế cho cơ quan thanh tra, đặc biệt là cơ quan thanh tra cấp huyện với số biên chế ít nhất là 05 người. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ ổn định lâu dài và bổ nhiệm kịp thời Thanh tra viên. Có như vậy hoạt động mới đảm bảo đúng pháp luật và có hiệu quả. - Thứ hai: Hiện nay hầu hết các địa phương thực hiện giao khoán ngân sách bình quân trên đầu biên chế. Do vậy ngân sách hàng năm chỉ đảm bảo được tiền lương, còn các khoản chi khác cho công tác và phục vụ chuyên môn không đáp ứng được, bên cạnh đó nhà làm việc và phương tiện làm việc… cũng rất khó khăn cần phải được quan tâm đúng mức. II. Kết luận. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước. Hệ thống pháp luật trong nền kinh tế thị trường chúng ta còn thiếu rất nhiều và yếu kém. Do vậy tình trạng vi phạm pháp luật trên mọi lĩnh vực diễn ra không ít nghiêm trọng. Tình hình khiếu nại, tố cáo cũng diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Từ việc nghiên cứu những vấn đề về tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo thấy rằng: Muốn thực hiện tốt công tác Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ có các yếu tố pháp luật, đường lối chính sách… mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác Thanh tra, của các thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Thanh tra cho đội ngũ cán bộ làm công tác Thanh tra là một yêu cầu cần thiết, thường xuyên không ngừng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác Thanh tra trong tình hình hiện nay và lâu dài, đúng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thanh tra là tai, mắt của trên, là người bạn của dưới” góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước manh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcong_tac_tiep_cong_dan_den_khieu_nai_to_cao_4116.pdf
Luận văn liên quan