Công tác xã hội với người có HIV/AIDS là lĩn vực khoa học mới, đồng thời
cũng là hoạt động thực tiễn mới. Song, trong tương lai cùng với sự phát triển mạnh mẽ
các dịch vụ xã hội; đặc biệt là dịch vụ xã hội dành cho những người có H IV/AIDS.
Công tác xã hội với người có HIV/AIDS sẽ chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong
công tác phòng, chống HIV/AID S.
N hận thức của một bộ phận người dân về HIV/AIDS vẫn còn rất hạn chế.
N hiều người chưa hiểu rõ về người có H. Ngoài xã hội, vẫn còn chứa đựng sự kì thị
của mọi người về H IV, ngay cả chính những người trong cuộc cũng tự kỳ thị mình.
90 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 14122 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác xã hội với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét
nghiệm HIV.
- Xét nghiệm âm tính (-):
Xét nghiệm âm tính: có hai khả năng
Không nhiễm HIV
M ới nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ. Nếu đã có hành vi nguy cơ hoặc bị phơi nhiễm thì
cần xét nghiệm lại sau 3 hoặc 6 tháng.
- Xét nghiệm dương tính (+) do cơ quan y tế trả lời
Người lớn và trẻ từ 15 tháng tuổi trở lên: chắc chắn bị nhiễm HIV
Trẻ em dưới 18 tháng: có thể không bị nhiễm HIV nhưng trong máu còn kháng thể
chống lại HIV do mẹ truyền sang. Trong trường hợp đã ngừng cho bú sữa mẹ thì có
thể xét nghiệm sau khi ngừng cho bú 3 tháng, và xét nghiệm lại sau 1 tháng. Nếu cả
hai lần xét nghiệm đều âm tính thì có thể kết luận là trẻ không bị nhiễm HIV. Nếu kết
quả vẫn dương tính thì cần xét nghiệm lại sau khi trẻ được 18 tháng.
- Lợi ích của xét nghiệm
- Nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính sẽ giúp cho đối tượng yên tâm hơn. Tuy nhiên
vẫn phải lưu ý người xét nghiệm về giai đoạn cửa sổ và hẹn lịch xét nghiệm lại sau 3
đến 6 tháng.
- Nếu kết quả xét nghiệm HIV là dương tính sẽ giúp cho đối tượng biết cách phòng
tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Đồng thời khuyến khích người thân
(vợ, chồng hoặc bạn tình, con cái…) và những người có hành vi nguy cơ với đối tượng
(VD: tiêm chích chung bơm kim tiêm…) đi xét nghiệm.
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
61
- Giúp thống kê số liệu về các con đường lây truyền để có những biện pháp truyền
thông, giáo dục và cảnh báo phù hợp.
- Mục đích của tham vấn trước xét nghiệm
- Tạo dựng sự tin tưởng giữa đối tượng và nhà tham vấn. NTV có thể giúp trấn an đối
tượng giúp họ an tâm đi xét nghiệm.
- Giúp đối tượng đánh giá hành vi nguy cơ của bản thân để giúp đối tượng quyết định
lựa chọn xét nghiệm hay không.
- Cung cấp thông tin và những ảnh hưởng của kết quả xét nghiệm, giải thích về sự đảm
bảo bí mật của xét nghiệm.
- Các bước tư vấn trước xét nghiệm
- Giới thiệu, làm quen: nhằm mục đích tạo dựng sự tin tưởng cho đối tượng.
- Đánh giá về hành vi nguy cơ của đối tượng và kiểm tra những kiến thức của đối
tượng về HIV/AIDS.
- Thảo luận với đối tượng về lợi ích của xét nghiệm HIV và những lưu ý của thời kỳ
của sổ.
- Thảo luận với đối tượng về những vấn đề có thể xảy đến với đối tượng sau khi biết
kết quả xét nghiệm để họ được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng và cách ứng phó trong
trường hợp xấu nhất.
- Cung cấp thông tin cho đối tượng biết về cách xét nghiệm, cách trả kết quả xét
nghiệm và tính bảo mật của kết quả xét nghiệm.
- Thảo luận về những biện pháp đảm bảo an toàn, tránh những hành vi nguy cơ làm lây
nhiễm HIV/AIDS.
- Thảo luận về sự hỗ trợ xã hội, tư vấn việc cần làm trong khi chờ kết quả xét nghiệm.
- Hẹn đối tượng ngày đến lấy kết quả xét nghiệm.
- Tham vấn khi trả kết quả xét nghiệm
- Tham vấn cho đối tượng có kết quả xét nghiệm HIV âm tính
Kết quả xét nghiệm HIV âm tính sẽ giúp cho đối tượng yên tâm. Tuy nhiên cũng cần
lưu ý với đối tượng nên đi xét nghiệm lại sau 3 tháng và đồng thời thảo luận về những
biện pháp an toàn để phòng, tránh lây nhiễm HIV.
- Tham vấn cho đối tượng nhận kết quả xét nghiệm HIV dương tính
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
62
- Những trạng thái tâm lý và cách thức tham vấn cho đối tượng có kết quả HIV dương
tính
* Sốc:
+ Biểu hiện: Rối loạn tinh thần, bối rối, hoảng loạn, khả năng tiếp thu thông tin thấp,
không biết phải làm gì
+ Biện pháp hỗ trợ: Nhân viên CTXH luôn ở bên họ, coi họ như người bạn để chia sẻ
và giúp đỡ họ tận tình để họ có được cảm giác an toàn. Lúc này không nên cố khai
thác thông tin hay cố tìm hiểu họ hay cũng không nên cố cung cấp kiến thức, hướng
dẫn kỹ năng cho họ.
* Chối bỏ:
+ Biểu hiện: Không muốn nhắc đến tình hình bị nhiễm và không thừa nhận mình bị
nhiễm, không tin đó là sự thật.
+ Biện pháp hỗ trợ: Nhân viên CTXH tạm thời coi ý kiến của đối tượng là đúng, xem
họ quan tâm nhất đến vấn đề gì và cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho họ.
Nhân viên CTXH không nên bực tức, nổi giận với đối tượng; cũng không nên cố giải
thích sự thật cho họ và cũng không nên giải thích với họ rằng sự chối bỏ của họ là sai
mà nên chấp nhận cảm xúc của họ lúc này. Nhân viên CTXH có thể nói cho đối tượng
HIV/AIDS là gì, HIV lây truyền như thế nào…
* Bực tức, cáu giận:
+ Biểu hiện: cáu gắt, quát mắng, im lặng bất thường, ngại tiếp xúc, thiếu hợp tác, giận
người truyền bệnh cho mình, muốn trả thù, hận đời…
+ Biện pháp hỗ trợ: Tỏ ra thật sẵn lòng lắng nghe đối tượng, thông cảm và giúp đối
tượng thảo luận về sự bực tức, vì nói ra sẽ giúp đối tượng cảm thấy dễ chịu hơn; giúp
khách hàng nhận ra hậu quả của bực tức, xác định nguyên nhân bực tức và bàn giải
pháp
+ Các bước tham vấn cho người có kết quả HIV dương tính
- Kiểm tra xem đối tượng hiểu gì về kết quả xét nghiệm và giúp họ hiểu đúng đắn về
kết quả xét nghiệm này.
- Động viên, trấn an khi đối tượng thân chủ bị sốc, choáng…
- Thảo luận xem họ sẽ làm những gì trong những ngày tới, những khó khăn cần giải
quyết và cách thức giải quyết những khó khăn đó.
- Thảo luận xem họ muốn thông báo kết quả xét nghiệm với ai và như thế nào.
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
63
- Hẹn ngày tham vấn tiếp theo
- Tham vấn cho thân chủ sau xét nghiệm (khi bắt đầu sống chung với HIV)
- Những trạng thái tâm lý sau xét nghiệm
* Mặc cảm
+ Biểu hiện: tự xỉ vả mình, cảm thấy mặc cảm tội lỗi, thấy ai cũng như đang dòm ngó
mình, muốn lánh mình, thấy không xứng đáng với gia đình và xã hội..
+ Biện pháp hỗ trợ: giải thích cho đối tượng hiểu họ không có lỗi gì trong sự việc này,
trấn an cho họ, nói về những điểm tốt, điểm mạnh của đối tượng, chia sẻ rằng xung
quanh cũng có nhiều đối tượng như họ
* Sợ hãi, lo lắng
+ Biểu hiện: bồn chồn, thiếu tập trung, sợ bị người khác biết, sợ chết, sợ gia đình tan
vỡ…
+ Biện pháp hỗ trợ: Nhân viên CTXH cần thông cảm, lắng nghe, tỏ thái độ quan tâm,
chia sẻ với đối tượng, trấn an họ. Sau đó cùng với đối tượng xác định nguyên nhân và
tìm giải pháp cho tất cả những tình huống mà đối tượng lo lắng, sợ hãi, cung cấp cho
họ những thông tin cơ bản về quyền con người, về luật bảo vệ sức khỏe của nước ta.
Nhân viên CTXH không nên bỏ qua, lờ đi cảm giác của đối tượng, không xem thường
những nỗi lo lắng và sợ hãi của đối tượng. Đồng thời bản thân cũng không được lo
lắng hay căng thẳng nếu thấy không thể giúp được gì cho đối tượng.
* Cô đơn, tự kỳ thị
+ Biểu hiện: đối tượng tránh tiếp xúc, rút khỏi các hoạt động xã hội, nói ít, nói rằng
“tôi muốn ở một mình”, tự thu mình lại, không muốn giao tiếp với ai khác
+ Biện pháp hỗ trợ: Lắng nghe, chia sẻ với đối tượng, nói chuyện và tiêp xúc với đối
tượng, động viên đối tượng tham gia các hoạt động tập thể. Đồng thời nhân viên công
tác xã hội cũng nói chuyện với gia đình của đối tượng để gia đình hiểu không xa lánh,
không bỏ rơi họ; nói cho đối tượng biết rằng có rất nhiều người khác cũng trong cảnh
ngộ như họ đang sống và tham gia rất nhiều các họat động, các câu lạc bộ đồng cảm…
* Trầm cảm, chán nản:
+ Biểu hiện: buồn bã, im lặng, cử động chậm chạp, mất ngủ, mất tập trung, suy giảm
trí nhớ, thờ ơ, lãnh cảm, tuyệt vọng, buồn bã, suy kiệt về thể chất và tinh thần, muốn tự
tử, nhắc đi nhắc lại đến ý định muốn chết và lập kế hoạch cho cái chết của mình.
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
64
+ Biện pháp hỗ trợ: Nhân viên công tác xã hội thể hiện sự qyuan tâm, thân thiện, thảo
luận về những suy nghĩ, tình cảm của đối tượng, giúp họ nghĩ đến trách nhiệm với gia
đình và con cái. Huy động những người thân trong gia đình động viên, quan tâm và
giám sát chặt chẽ những suy nghĩ, tình cảm của họ và cùng với họ tìm ra những giải
pháp. Không nên bỏ quan hoặc cố làm cho mọi chuyện yên ổn ngay, ko nên cố gắng tư
vấn, hỗ trợ vượt ngoài khả năng của mình, không nên cười nhạo hay coi thường ý định
tự tử của họ.
* Chấp nhận
+ Biểu hiện: thường sau một thời gian dài, đối tượng bắt đầu chấp nhận thực trạng
nhiễm HIV của mình và muốn ổn định, tìm cách tốt nhất để sống. Họ bắt đầu muốn
hợp tác, muốn làm điều có ích.
+ Biện pháp hỗ trợ: Cùng với đối tượng bàn bạc và lập kế hoạch về cuộc sống gia
đình, về công việc, về cách chăm sóc sức khỏe để có một hướng đi đúng. Nói cho họ
biết thời gian sống của họ tùy thuộc vào thái độ và hành vi của chính bản thân họ.
Cũng nói cho họ biết rằng sự lạc quan và khỏe mạnh kéo dài nhưng cũng có lúc sẽ xen
kẽ những cảm xúc buồn chán, thất vọng, nhưng nếu có xảy ra như vậy thì cũng không
nản chí và mọi chuyện sẽ tốt. Phối hợp cùng với gia đình và các cơ quan đoàn thể tạo
điều kiện tốt nhất cho họ hòa nhập cộng đồng.
* Hy vọng
+ Biểu hiện: sau khi được tư vấn và tìm hiểu thông tin họ sẽ hy vọng có thể sống được
lâu dài, con cái vẫn khỏe mạnh, vẫn còn tương lai, có bệnh thì chữa sớm và chữa đúng
sẽ khỏe mạnh, hy vọng khoa học tiến bộ sẽ có thuốc chữa được bệnh.
+ Giải pháp hỗ trợ: động viên để họ duy trì sự lạc quan và hy vọng của mình
3.3. Tiến trình công tác xã hội cá nhân với người có HIV/AIDS
3.3.1. Tiếp cận thân chủ
* Mục đích:
+ Thiết lập mối quan hệ với thân chủ
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình trợ giúp
* Thực hiện:
+ Hẹn với thân chủ về thời gian và địa điểm cụ thể để gặp mặt
+ Nói với TC: “Các thông tin cá nhân của thân chủ sẽ được giữ bí mật tuyệt đối”
+ Sử dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật trong tiếp cận thân chủ:
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
65
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng tạo điều kiện thuận lợi
- Quan tâm tích cực
- Kỹ năng diễn giải, tóm tắt, làm sáng tỏ vấn đề và kỹ năng phỏng vấn
Bảng 3.3. Các kỹ năng, kỹ thuật sư dụng trong tiếp cận thân chủ
Kỹ năng Kỹ thuật Mục đích Thực hiện
1. Lắng
nghe
Lắng nghe có đồng
cảm
Nghe TC thấy
gì, nghĩ gì và
những điệu
kiện liên quan
khác
Nghe, tìm hiểu những suy nghĩ của TC
Quan sát hành vi ngôn
từ và phi ngôn từ
Nhận diện vấn
đề TC qua lời
nói, ánh mắt, cử
chỉ, điệu bộ...
Quan sát tất cả những ngôn từ, cử chỉ,
điệu bộ, ánh mắt nét m ặt của TC
Lắng nghe tích cực
Tạo sự tin
tưởng cho TC
Lắng nghe và quan sát các biểu hiện
TC
Im lặng
Dành thời gian
cho TC suy
nghĩ về vấn đề
của TC
Không vội vàng yêu cầu TC trả lời câu
hỏi
2. Kỹ năng
tạo điều
kiện thuận
lợi
Sự thấu cảm
Giúp TC chia
sẻ những vấn
đề khó khăn
Bắt đầu bằng câu “Chị cảm thấy...?”
“Bởi vì...”
Biểu hiện bằng hành vi phi ngôn từ như
ngồi hơi vươn về phía trước. Nhìn với
ánh mắt thân thiện
Quan tâm t ích cực
Tạo dựng niềm
tin nơi TC
Tôn trọng giá trị TC. Không phê phán.
Tán thành và quan tâm đến trải nghiệm
của TC
3. Kỹ năng
diễn giải
Truyền thông bằng lời
Kiểm nghiệm
lại thông tin từ
TC
Dùng những từ quan trọng để diễn giải
những lời của TC
4. Kỹ năng
tóm tắt
Tóm lược vấn đề
Tổ chức hợp lý
thông tin
Nhắc lại chủ điểm, vấn đề, nội dung
TC đề cập đến
5. Kỹ năng
làm sáng tỏ
vấn đề
Nhận diện vấn đề
TC cung cấp
đầy đủ thông
tin
Giải thích chính xác vấn đề TC
6. Kỹ năng
phỏng vấn
Đặt câu hỏi
- Câu hỏi m ở
- Câu hỏi đóng
- Câu hỏi nửa đóng
nửa mở
Quá trinh
phỏng vấn hiệu
quả và tiết kiệm
hơn
- Câu hỏi mở: Khi nào thì TC xuất hiện
các triệu trứng bệnh?
- Câu hỏi đóng: TC có cảm thấy khó
chịu khi xuất hiện các triệu trứng đó
không?
- Câu hỏi nửa đóng, nửa mở: TC có lo
lắng hay không? Vì sao?
7 loại câu hỏi theo
triết học Socrat
- Câu hỏi về trí nhớ
- Câu hỏi diễn giải
Trợ giúp TC
phát triển các
kỹ năng giải
quyết vấn đề.
- Triêu trứng bệnh của TC kéo dài
trong bao lâu?
- TC đã giải thích với gia đình như thế
nào?
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
66
- Câu hỏi giải thích
- Câu hỏi ứng dụng
- Câu hỏi phân tích
- Câu hỏi tổng hợp
- Câu hỏi đánh giá
Khả năng đưa
ra các chiến
lược khác nhau
để giải quyết.
- Mối quan hệ của TC và mọi người
như thế nào?
- TC đã đi xét nghiệm chưa?
- Điều gì khiến cho TC lo lắng?
- TC đã biết các thông tin gì về HIV
chưa?
- Vậy, gia đình TC muốn gì từ TC?
3.3.2. Nhận diện vấn đề
* Nhận diện các vấn đề TC gặp phải
+ Vấn đề chính là TC là người có HIV
+ Các vấn đề về tâm sinh lý của TC
* Nhận diện và đánh giá mô hình nội lực, ngoại lực và sơ đồ sinh thái của TC. Từ đó,
tìm các nguồn tài nguyên hỗ trợ cho TC
* Nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu của TC.
* Nhân viên CTXH sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật để nhận diện vấn đề của TC
+ Giúp TC mô tả vấn đề
+ Làm sáng tỏ các vấn đề của TC
+ Xác định các rào cản trong cuộc sống...
Bảng 3.4. Các lý thuyết, kỹ thuật sử dụng trong nhận diện vấn đề
Lý
thuyết
Kỹ thuật Mục đích Thực hiện
Thân
chủ
trọng
tâm
Môt tả vấn đề
Tìm ra vấn đề cần trợ giúp của
TC
Chuyển trọng tâm vào mô tả vấn
đề bằng cách hỏi: “Tôi có thể
giúp đỡ gì được không?”
Phát triển các
mục tiêu hoàn
chỉnh
Hướng đến các mục tiêu quan
trọng với TC, cụ thể, đo lường
được.
Gợi ý TC miêu tả cuộc sống của
họ
Giúp TC phân bậc mục tiêu từ 1
đến 10
Phản hồi
Giúp TC xác định rõ mục tiêu
cần phải làm
Tổ chức theo 3 phần: Khen
ngợi, bắc cầu và gợi ý nhiệm vụ
phải làm
Hệ
thống
Xác đinh rào
cản trong cuộc
sống
Tìm ra những khó khăn với
thân chủ
Tìm hiểu các rào cản như: Tâm
sinh lý, văn hoá, thông tin, chính
sách, thủ tục
Liệu pháp cơ
cấu gia đình
Xem xét các yếu tố tác động từ
gia đình TC
Quan sát, t rao đổi với gia đình
về những vấn đề liên quan đến
TC
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
67
Tạo ranh giới
Tăng cường hoặc loại bỏ những
khoảng cách từ cá nhân, nhóm
và cộng đồng
- Tăng cường quan hệ với gia
đình, làng xóm
- Tạo khoảng cách với những
người nghiện xung quanh
Làm việc có
tương tác
Nhận diện vấn đề khách quan
Tạo tương tác giữa các thành
viên trong gia đình để xác định
vấn đề của TC.
3.3.3. Thu thập thông tin về thân chủ
* Thu thập các thông tin về thân chủ như:
+ Thông tin cá nhân:
- Họ và tên, giới tính, tuổi
- Nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân
- Nhận thức, tâm lý
- Kinh tế, các mối quan hệ
- Các nhu cầu của TC.
+ Thông tin về bệnh:
- Thời gian mắc bệnh
- Tình trạng bệnh hiện tại
- Nguyên nhân dẫn đến nhiễm H
- Quá trình xét nghiệm, những thay đổi tâm sinh lý....
=> Sau khi thu thập đầy đủ thông tin TC, NVCTXH cần phải lựa chọn, xử lý các thông
tin.
Bảng 3.5. Các kỹ năng sử dụng trong thu thập thông tin
Kỹ năng Mục đích
Vãng gia Thu thập thông tin về TC qua gia đình
Quan sát
Tìm hiểu các phản ứng của TC, gia đình và cộng đồng với vấn đề
nghiện ma tuý
Diễn giải Kiểm nghiệm thông tin về TC
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
68
Tóm lược Tổ chức hợp lý thông tin
Làm sáng tỏ vấn
đề
TC cung cấp thêm thông tin để làm sáng tỏ vấn đề
Phỏng vấn (vấn
đàm)
Xác định vấn đề, thiết lập mục tiêu cho TC
3.3.4. Chẩn đoán
* Từ các thông tin có được, NVCTXH chẩn đoán vấn đề của TC
- Vấn đề y tế: Có HIV, điều trị HIV
- Vấn đề CTXH: Những khó khăn, trở ngại về tâm lý, cuộc sống của TC
* Các nhân tố làm nảy sinh vấn đề
* Các mối quan hệ trợ giúp và các nguồn lực trợ giúp
3.3.5. Lên kế hoạch trợ giúp
* NVCTXH cùng với TC lên kế hoạch trợ giúp
+ Đề ra các việc NVCTXH, TC cần phải làm
+ Thống nhất kế hoạch và cam kết thực hiện kế hoạch; có người chứng kiến.
+ Kế hoạch tuân thủ theo công thức SM ART. Nghĩa là phải:
- Cụ thể, rõ ràng
- Khả thi
- Có thể đo lường được
- Có thể thực hiện được
- Đảm bảo thời gian
* Các lý thuyết sử dụng trong lập kế hoạch
- Thuyết tâm lý học bản ngã
- Thuyết hệ thống, sinh thái
- Thuyết nhận thức, hành vi
- Thuyết lấy nhiệm vụ làm trung tâm
3.3.6. Thực hiện kế hoạch
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
69
* Sau khi đã lên kế hoạch. Nhân viên CTXH, TC và các thành phần tham gia cũng
nhau thực hiện hế hoạch.
* Nhân viên CTXH cần phải chú ý đến những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế
hoạch. Những tình huống bất ngờ xảy ra.
* Lưu ý đối với NVCTXH:
+ Thời gian: Có thể thay đổi do nhiều yếu tố
+ Kiến thức: Khi thực hiện, có thể lý thuyết hệ thống hay học hỏi xã hội không có tác
dụng. Khi đó cần phải thay đổi bằng một lý thuyết khác.
+ Kỹ năng: Không nên vận dụng máy móc các kỹ năng.
+ Thái độ: Luôn luôn tôn trọng TC, tỏ ra quan tâm đến tình trạng của TC.
+ Chuẩn bị các tình huống phát sinh có thể xảy ra.
* Đối với TC:
+ Cần tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch đề ra
+ Tuân thủ phác đồ điều trị (nếu có)
+ Tránh các hoạt động làm ảnh hưởng đến chiều hướng của bệnh
* Đối với gia đình TC:
+ Nếu như điều trị tại nhà, cần phải cẩn thận trong quá trình chăm sóc
+ Thực hiện đúng những quy định, hướng dẫn trong chăm sóc người có H
+ Thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh của TC
3.3.7. Lượng giá
* Lượng giá diễn ra trong suốt tiến trình CTXH với TC
* Mục đích:
+ Thấy được kết quả của tiến trình trợ giúp
+ Góp phần điều chỉnh các nội dung, lý thuyết cho phù hợp
* Lượng giá ai?
- Lượng giá về Nhân viên CTXH: lượng giá các kỹ năng, lý thuyết và sự vận dụng vào
trường hợp của TC
- Lượng giá về TC: Lượng giá kết quả đạt được sau khi thực hiện kế hoạch.
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
70
3.4. Tiến trình công tác xã hội nhóm với người có HIV/AIDS
Hình 3.1. Nhóm đồng đẳng
3.4.1. Thành lập nhóm
+ Đánh giá tình hình, vấn đề và nhu cầu của nhóm người có HIV
+ Mục đích thành lập nhóm phải rõ ràng và được mọi người chia sẻ
+ Chú ý đến mục tiêu riêng của cá nhân và mục tiêu chung của nhóm (giúp đỡ nhau
vượt qua căn bệnh thế kỷ, hòa nhập cùng cộng đồng)
+ Mục tiêu chính là cơ sở để chọn người đưa vào nhóm
+ Một số vấn đề khi lập nhóm: Tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, sở thích...
* Khảo sát nhóm:
+ Sử dụng các kỹ thuật: Trắc lượng xã hội (Vẽ sơ đồ nhóm)
+ Vẽ sơ đồ Sharon
+ Mô hình đánh giá: Đối chiếu với kế hoạch trị liệu
3.4.2. Khảo sát nhóm:
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
71
+ Tìm hiểu mối quan hệ cá nhân
+ Tìm hiểu tiến trình
+ Tìm hiểu chức năng, vai trò của các thành viên trong nhóm
+ Tìm hiểu môi trường sinh hoạt nhóm
3.4.3. Duy trì nhóm
+ Coi trọng cả 2 việc: Công việc nhóm và các thành viên trong nhóm
+ Kế hoạch hoạt động phải phù hợp với nhu cầu và hướng tới mục tiêu thay đổi hành
vi, thái độ và trị liệu
+ Các phương pháp can thiệp nhằm trị liệu
- Phương pháp căn bản
- Phương pháp riêng biệt
+ Đánh giá thường xuyên
- Hành vi và vai trò của các cá nhân trong nhóm
- Quá trình phát triển của nhóm
- Mối quan hệ của nhóm
* Chú ý các kỹ năng sử dụng trong CTXH nhóm:
+ Kỹ năng điều hành nhóm
+ Kỹ năng truyền thông
+ Kỹ năng quan sát
+ Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
+ Kỹ năng đánh giá và nhận diện vấn đề
3.4.4. Kết thúc nhóm:
+ Khi các mục tiêu của nhóm đã đạt được
+ Đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm
+ Nhóm viên được tăng năng lực giải quyết vấn đề
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
72
3.5. Các chương trình, mục tiêu can thiệp hiệu quả phòng chống HIV/AIDS
Hình 3.2. Các hoạt động truyền thông về HIV
3.5.1. Khái niệm về chương trình, mục tiêu phòng chống HIV/AIDS
Chương trình mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS là các chương trình, mục tiêu
ngăn ngừa sự lây lan của HIV và giảm thiểu số lượng người tử vong vì HIV/AIDS.
Rộng lớn hơn đây là cách tiết kiệm chi phí cho tương lai đối với hệ thống y tế và cộng
đồng. Chi phí để ngăn ngừa một trường hợp nhiễm HIV thông qua chương trình can
thiệp có thể nhỏ hơn rất nhiều chi phí để điều trị và chăm sóc cho một người có HIV.
* Các chương trình, mục tiêu gồm:
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
73
+ Khuyến khích thay đổi hành vi trong giao tiếp thông qua các chương trình truyền
thông, giáo dục giới tính, và kiểm tra, nâng cao tính tự giác. huyến khích sử dụng bao
cao su trong hoạt động tình dục thông qua việc phân phát và hướng dẫn sử dụng sản
phẩm này. hẩn đoán và điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. ảm bảo nguồn
cung cấp máu an toàn
+ Cố gắng giảm các trường hợp nhiễm HIV trong số những người sử dụng thuốc tiêm,
bao gồm việc cung cấp các dụng cụ tiêm an toàn, tư vấn và điều trị bằng thuốc uống.
Ngăn ngừa sự lây lan từ mẹ sang con( M TCT) thông qua các khóa ngắn về ARV và
cung cấp các sự lựa chọn về nuôi con
Bảng 3.6. Sơ đồ quản lý lâm sàng người nhiễm HIV
3.5.2. Lựa chọn chương trình can thiệp
Lựa chọn những chương trình can thiệp cần thiết để thực hiện là một việc rất
quan trọng trong quá trình phải đối phó với sự thiếu thốn các nguồn lực, cũng như khả
năng thực hiện. Một sự cân bằng trong việc ngăn chặn, chữa trị, chăm sóc và giảm đau
phải dựa trên những cơ sở sau:
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
74
+ Xác định các nghiên cứu về HIV/AIDS, trong đó nghiên cứu cả những người có
nguy cơ cao và đang trong giai đoạn nhiễm bệnh.
+ Hiệu quả chi phí của chương trình can thiệp
+ Mức độ sẵn có nguồn lực của cộng đồng
+ Khả năng thực hiện
+ Mở rộng phạm vi chương trình can thiệp
=> Trong mọi trường hợp, các biện pháp can thiệp quan trọng nhất là: Thúc đẩy thay
đổi hành vi trong giao tiếp, sử dụng bao cao su, kiểm soát các bệnh lây lan qua đường
tình dục, an toàn máu, tư vấn và xét nghiệm tự nguyện (VCT); giảm thiểu các tác hại
giữa IDUs.
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
75
3.5.3. Các chương trình, mục tiêu can thiệp cụ thể
Biện pháp cơ bản
Nhóm đối
tượng/nhóm hưởng
lợi
Chỉ tiêu
Các hoạt động phòng ngừa
* Xúc tiến thay đổi hành vi trong giao tiếp
+ Tăng cường việc thay đổi hành vi trong giao t iếp ở mức độ cá
nhân (Ví dụ thông qua giáo dục tập trung cho những cá nhân có
nguy cơ cao) và mức độ toàn xã hội/cộng đồng (ví dụ thông qua
các chiến dịch truyền thông để thay đổi cách nhìn nhận và quan
điểm của xã hội, từ đó có thể củng cố các hành vi an toàn trong
giao tiếp ở mức độ cá nhân)
+ Thiết kế những thông điệp khuyến khích hay thay đổi hành vi
trong giao tiếp cho những nhóm đối tượng riêng biệt như nhóm có
nguy cơ cao, đàn ông, phụ nữ, những người trẻ tuổi (thanh niên)
+ Thông tin về dấu hiệu bệnh
+ Thu hút những bệnh nhân HIV/AIDS, những thành viên của
nhóm nguy cơ cao tích cực tham gia vào nỗ lực tuyên t ruyền cho
cộng đồng
+ Đẩy mạnh các chương trình, dịch vụ và sản phẩm phòng chống
HIV/AIDS và các bệnh lây lan qua đường tình dục
+ Nhóm người có
nguy cơ cao (ưu tiên)
+ Dân cư nói chung
+ Các chỉ tiêu về sự thay đổi hành vi t rong giao tiếp đối
với những nhóm nguy cơ cao và những người trẻ tuổi, vi
dụ như: Tỷ lệ số người được hỏi cho biết. Có nhận thấy
nguy cơ HIV/AIDS cao trong hoạt động tình dục (1) hay
sử dụng bao cao su trong hoạt động tình dục có nguy cơ
cao (2)
+ Tỷ lệ số người được hỏi (1) có kiến thức về các biện
pháp ngăn ngừa HIV, (2) không có nhận thức sai về
HIV/AIDS.
+ Tỷ lệ số người được hỏi chấp nhận quan điểm hòa
nhập với các bệnh nhân HIV/AIDS
+ Tỷ lệ số người sử dụng lao động không phân biệt đối
xử khi tuyển dụng, giúp đỡ và đề bạt với người có
HIV/AIDS
* Tăng cường chất lượng, sự chấp nhận và khả năng đáp ứng
bao cao su
+ Đảm bảo hệ thống thông tin và nguồn cung cấp BCS có chất
lượng
+ Phân phối BCS thông qua nhiều con đường khác nhau (các
chương trình cộng đồng, các cơ sở bán lẻ, các cơ sở y tế...)
+ Phổ cập và tăng khả năng chấp nhận BCS thông qua các chiến
dịch tuyên truyền và maket ting rộng rãi
+ Kiểm soát chất lượng của BCS thông qua kiểm tra và xét nghiệm
thường xuyên
+ Nhóm người có
nguy cơ cao (ưu tiên)
+ Dân cư nói chung
+ Tổng số BCS có thể cung ứng trên toàn quốc
+ Tỷ lệ số BCS tại các cơ sở bán lẻ và các điểm phân
phối khác so với số lượng dự trữ
+ Tỷ lệ số BCS đáp ứng các yêu cầu về chất lượng
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
76
* Cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm tự nguyện (VCT)
+ Thiết lập/ củng cố m ột hệ thống tư vấn và xét nghiệm tự nguyện
(VCT) có khả năng đáp ứng cao, cung cấp dịch vụ VCT (tư vấn
trước, trong và sau khi xét nghiệm) cho bất kì ai đến mà không cần
xưng danh
+ Công khai sự tồn tại của dịch vụ VCT
+ Đảm bảo khả năng sẵn sàng của VCT, đặc biệt cho những người
có nguy cơ cao hoặc nhiễm bệnh
+ Liên kết các VCT với các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS khác.
+ Nhóm có nguy cơ
cao (ưu tiên)
+ Dân cư nói chung
+ Tỷ lệ số người ở độ tuổi 15-49 tự nguyện yêu cầu xét
nghiệm và tiếp nhận kết quả của họ
+ Tỷ lệ khu vực có dịch vụ VCT
* Thiết lập chương trình quản lý toàn diện các bệnh lây lan
đường tình dục (STI)
+ Phát triển hệ thống quốc gia về quản lý trường hợp bệnh lây
đường tình dục
+ Đưa các loại thuốc điều trị STI vào danh mục thuốc cần thiết
+ Đặt đơn vị quản lý STI sẵn sàng tại điểm liên hệ đầu tiên trong
hệ thống chăm sóc sức khoẻ
+ Kết nối các dịch vụ phòng chống STI với dịch vụ tư vấn và các
dịch vụ phòng chống H khác
Các bệnh nhân nhiễm
bệnh lây lan qua
đường tình dục và
các đối tượng có
quan hệ tình dục với
họ
+ Tỷ lệ bệnh nhân STI được chẩn đoán hợp lý và điều trị
theo các chương trình quốc gia
+ Tỷ lệ bệnh nhân STI đã nhận được lời khuyên về sử
dụng BCS, thông báo đối tượng đã quan hệ t ình dục và
đã được chỉ dẫn về xét nghiệm HIV
* Đảm bảo an toàn máu
+ Loại trừ nguồn cung máu từ những người bán máu và những
người hiến máu trong nhóm nguy cơ cao, thay vào đó tìm nguồn
máu từ bộ phận dân cư có nguy cơ thấp
+ Tránh truyền máu không cần thiết
+ Đảm bảo tất cả các nguồn máu không nhiễm HIV và các bệnh
khác có thể lây qua đường máu
Dân cư nói chung
+ Tỷ lệ đơn vị máu đã truyền trong 12 tháng qua không
nhiễm HIV
+ Tỷ lệ khu vực, địa giới có thể truy nhập ngân hàng
máu không phải từ những người hiến máu.
* Ngăn chặn lây lan từ mẹ sang con (MTCT)
+ Cung cấp dịch vụ VCT cho phụ nữ vào viện khám thai
+ Cung cấp cho phụ nữ mang thai có HIV các kiến thức để ngăn
ngừa MTCT (zidovudine hay nevirapine). Tư vấn cho họ về cách
nuôi con
+ Cải thiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và kết hợp các hoạt động
+ Phụ nữ mang thai
nhiễm HIV và con
của họ
+ Phụ nữ ở độ tuổi
sinh đẻ
Tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV nhận được liệu pháp kháng
virut trong quá trình mang thai
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
77
phòng, chống HIV
* Giảm thiểu nguy cơ trong nhóm những người
tiêm chích (IDUs)
+ Tăng cường sử dụng BCS và các dụng cụ tiêm
chích vô trùng
+ Đẩy mạng các hoạt động tiêm chích an toàn cũng
như các hoạt động tình dục an toàn
+ Cung cấp các dịch vụ tư vấn và điều trị bằng thuốc
Nhóm người tiêm chích và những
người có quan hệ t ình dục với họ
Tỷ lệ IUDS dùng chung dụng cụ tiêm trong mũi tiêm lớn
nhất
Các hoạt động giảm đau, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
* Cung cấp dịch vụ tư vấn và ngăn ngừa nhiễm
bệnh cho những người sống chung với HIV/AIDS
và gia đình họ
Những người sống chung với
HIV/AIDS và gia đình họ
Tỷ lệ các cơ sở y tế đang cung cấp dịch vụ tư vấn và các
chương trình phòng chống cho bệnh nhân HIV/AIDS và
gia đình họ
* Tăng cường mạng lưới an toàn cho các hộ nghèo
có bệnh nhân AIDS, bao gồm cả trẻ em mồ côi bị
AIDS
Người nghèo đang sống chung với
AIDS và gia đình họ, trẻ em mồ côi
Tỷ lệ các hộ nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài để chăm
sóc cho bệnh nhân AIDS hoặc trẻ mồ côi
* Cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà và tại cộng
đồng thay cho chăm sóc tại bệnh viện như truyền
thống
Những người sống chung với
HIV/AIDS và gia đình họ
Tỷ lệ hộ gia đình có 1 người trưởng thành được giúp đỡ
hoặc để thay thế một phần thu nhập
* Cung cấp dịch vụ điều trị và chăm sóc tạm thời
cho những đối tượng nguy cơ nhiễm bệnh
+ Phát triển chiến lược chăm sóc và điều trị
HIC/AIDS (including HAART)
+ Phát triển và thực thi các hướng dẫn cơ bản về
việc quản lý IOs nói chung bao gồm cả bệnh lao
+ Đảm bảo cung cấp đủ thuốc cho chăm sóc và tích
cực điều trị cho IOs
+ Tăng cường khả năng của hệ thống y tế trong việc
cung cấp dịch vụ điều trị và chăm sóc bệnh nhân
HIV tiềm ẩn
+ Phát triển mối liên kết giữa các chương trình
HIV/AIDS với chương trình phòng chống bệnh lây
Những người có HIV/AIDS
+ Tỷ lệ các cơ sở y tế có khả năng cung cấp dịch vụ chăm
sóc thích hợp đối với người có HIV
+ Tỷ lệ số bệnh nhân được nhận sự giúp đỡ và phòng
ngừa điều trị nhiễm lao
+ Các chỉ tiêu của chương trình lao
+ Tỷ lệ số chuyên gia y tế được đào tạo về điều trị và
chăm sóc đối tượng có liên quan đến HIV
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
78
lan qua đường tình dục và chương trình chống lao
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
79
3.5.4. Các lưu ý khi can thiệp
+Hành động sớm
+Tăng cường sự cam kết, quan tâm và nguồn tài chính của chính phủ
+ Tạo môi trường chính sách thuận lợi
+ Ngăn chặn sự lây nhiễm trong nhóm người nhiều khả năng liên hệ và lây truyền HIV
nhất.
+ Ưu tiên các chương trình can thiệp đã chứng minh được hiệu quả
+ Giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng giới
+ Áp dụng hướng tiếp cận đa ngành, có nghĩa là cần phải có sự tham gia chủ động và
tích cực từ các ngành có liên quan, của xã hội, của cá nhân cũng như các tổ chức phi
chính phủ.
+ Cần phối hợp các chương trình phòng chống HIV/AIDS với chiến lược xóa đói giảm
nghèo
+ Phải xây dựng hệ thống giám sát đánh giá có hiệu quả
3.5.5. Luật phòng chống HIV/AIDS
Luật phòng chống HIV/AIDS nói đúng hơn là “Luật phòng, chống nhiễm virut gây ra
hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)” được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XI, kì họp thứ 9 (Từ ngày 16 tháng 5 đến
ngày 29 tháng 6 năm 2006) thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006; do Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Phú Trọng kí. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
Luật này gồm 6 Chương và 50 Điều. Quy định các biện pháp phòng, chống
HIV/AIDS; việc chăm sóc, điều trị, hỗ trợ người nhiễm HIV và các điều kiện đảm bảo
thực hiện biện pháp phòng, chống HIV/AIDS. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam. (Điều 1. Phạm vi điều chỉnh,
đối tượng áp dụng)
Luật phòng, chống HIV/AIDS cung cấp cơ sở lý luận và pháp lý vững chắc cho
CTXH với người có H.
* Cơ sở lý luận:
+ Luật giải thích các thuật ngữ, khái niệm liên quan đến HIV/AIDS như: HIV, AIDS,
nhiễm trùng, kì thị người nhiễm HIV, hành vi nguy cơ cao, phơi nhiễm HIV, giám sát
dịch tễ học HIV/AIDS, giám sát trọng điểm HIV/AIDS, tư vấn về HIV/AIDS, xét
nghiệm HIV, HIV dương tính, nhóm giáo dục đồng đẳng, nhóm người di biến động,
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
80
các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. (Điều 2. Giải
thích từ ngữ).
+ Xây dựng: Mục đích và yêu cầu của thông tin, giáo dục truyền thông về phòng,
chống HIV/AIDS (Điều 9)
* Cơ sở pháp lý: Luật quy định rõ về:
+ Những quy định chung:
- Nguyên tắc phòng chống HIV/AIDS (Điều 3)
- Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV (Điều 4)
- Trách nhiệm trong phòng chống HIV/AIDS (Điều 5)
- Chính sách của nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS (Điều 6)
- Cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống HIV/AIDS (Điều 7)
- Những hành vi bị nghiêm cấm (Điều 8)
+ Các biện pháp xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS
- Quy định về đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống
HIV/AIDS. (Điều 11)
- Trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS (Điều 12)
- Phòng chống HIV/AIDS tại gia đình, nơi làm việc, các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân, nhóm người di biến động, cộng đồng dân cư; trong cơ sở giáo dục,
trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam.
(Điều 13, 14, 15, 16, 17 ,18)
- Tổ chức xã hội, người nhiễm HIV tham gia phòng chống HIV/AIDS (Điều 19, 20)
- Các biện pháp khác trong phòng chống HIV/AIDS như: Tư vấn về phòng, chống
HIV/AIDS (Điều 22); giám sát dịch tễ học HIV/AIDS (Điều 24); tư vấn và xét nghiệm
HIV (Điều 26, 27, 28, 29, 30)
- Các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật khác trong phòng chống HIV/AIDS như: An
toàn truyền máu (Điều 31); phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cơ sở y tế, cơ sở
dịch vụ xã hội (Điều 32, 33).
- Điều trị, chăm sóc. hỗ trợ người nhiễm HIV (Điều 38, 39, 40, 41, 42)
- Các điều kiện đảm bảo các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS (Điều 43, 44, 45, 46,
47, 48)
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
81
3.6. Kiến thức, thái độ và kỹ năng cần có của nhân viên công tác xã hội
3.6.1. Kiến thức:
+ NVCTXH cần có kiến thức về HIV/AIDS, người có HIV/AIDS
+ Kiến thức về CTXH với người có HIV/AIDS
+ Các kiến thức tổng hợp về Chính sách xã hội, An sinh xã hội và Công tác xã hội...
+ Đồng thời cần có kiến thức về các khoa học xã hội.
3.6.2. Thái độ
* Tôn trọng đối tượng có HIV/AIDS:
Tôn trọng đối tượng sẽ giúp đối tượng tin tưởng vào nhân viên CTXH, NV
CTXH cần biết những mâu thuẫn giữa những quan niệm của bản thân và của thân chủ,
NV cần biểu lộ thái độ đồng cảm về sức khỏe của đối tượng và nhạy cảm với những
nhu cầu và trạng thái biểu lộ cảm xúc của họ, không được phép có thái độ phán xét đối
với thân chủ, bởi lẽ người nhiễm HIV có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và khi
họ đến với nhân viên CTXH, chúng ta phải tôn trọng họ với tư cách là một con người
đang cần sự trợ giúp.
* Thái độ thấu cảm với đối tượng:
Nhân viên CTXH tự đặt mình vào vị trí của thân chủ để hiểu về những suy
nghĩ, tình cảm và vấn đề của thân chủ và chia sẻ cảm xúc với họ, giúp xây dựng một
mối quan hệ tốt, tích cực với đối tượng để họ có thể tin tưởng và thoải mái chia sẻ
những vấn đề của họ với nhân viên CTXH
* Thái độ tự chủ:
Nhân viên ctxh phải phân định rõ những vấn đề riêng tư của cá nhân mình,
không để ảnh hưởng tới quá trình tham vấn cho đối tượng có H. Nếu nhân viên công
tác xã hội cũng có hoàn cảnh tương tự như của đối tượng thì cần ý thức rõ vấn đề và
biết cách xử lý khi có vấn đề xảy ra.
Nếu có xung đột về quan điểm riêng, về phong cách sống, giá trị hay hành vi
tình dục thì nhân viên công tác xã hội nên trao đổi với một đồng nghiệp khác, đề nghị
chuyển ca tham vấn cho đồng nghiệp của mình,
* Thái độ khách quan:
Nhân viên công tác xã hội cần phải có kỹ năng để chứng tỏ cho đối tượng biết
họ không có bất cứ thái độ chỉ trích hay lên án gì những hành vi của đối tượng
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
82
3.6.3. Kỹ năng
* Kỹ năng tiếp cận, tạo dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ với trẻ có H và các đối
tượng liên quan..
Tiếp cận ban đầu với người có H là một công việc không dễ dàng nếu như người
trợ giúp không có phương pháp tiếp cận đúng. Đa số người có H và gia đình họ thường
có thái độ cảnh giác, né tránh, chưa hợp tác ban đầu với người trợ giúp.
Vì vậy, trong những lần tiếp cận ban đầu có thể gặp phải các phản ứng tiêu cực
của thân chủ như thái độ không hợp tác, lẩn trốn, chai lỳ, hoặc gây gổ, người trợ giúp
cần phải lựa chọn các phương pháp tiếp cận linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng,
từng hoàn cảnh. Những yếu tố quyết định đến tiếp cận thành công là phải biết hòa
nhập, cùng tham gia, kiên trì, nhẫn nại, lựa chọn thời điểm thích hợp. Người trợ giúp
phải luôn có thái độ chân thành, quan tâm thực sự đến thân chủ để họ cảm thấy tin cậy,
thực sự muốn bộc lộ vấn đề của mình.
* Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin qua quan sát, điều tra, phỏng vấn
Đối với lĩnh vực tác nghiệp trợ giúp, giải quyết vấn đề tâm lý người có H đòi hỏi
NV CTXH phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân nhằm thu thập, xử lý
thông tin liên quan đến vấn đề. Việc đặt ra và trả lời chính xác các câu hỏi như vấn đề
gặp phải hiện tại là gì?; Hoàn cảnh nào dẫn đến vấn đề đó?; Đã có những can thiệp
nào, từ ai hỗ trợ giải quyết vấn đề đó chưa?
Để có thông tin chính xác, làm cơ sở cho việc phân tích, xử lý thông tin, đề xuất
biện pháp can thiệp, hỗ trợ, giải quyết vấn đề đòi hỏi sử dụng các kỹ năng quan sát,
lắng nghe trong quá trình tham vấn, phỏng vấn, vãng gia… Quan sát tích cực, Lắng
nghe tích cực:
- Ngoài hai kỹ năng công cụ trên người trợ giúp phải có các kỹ năng công cụ
khác như thấu cảm, đặt câu hỏi, tóm lược, phản hồi…
* Kỹ năng huy động, liên kết nguồn lực hỗ trợ và giải quyết vấn đề của người có H
Người trợ giúp trực tiếp hỗ trợ người có H giải quyết vấn đề gặp phải nhưng
không thể trực tiếp đáp ứng được tất cả các nhu cầu của họ. Do đó, phải thực hiện việc
tìm kiếm, khai thác, huy động, liên kết, sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hỗ trợ, giải quyết vấn đề của người có H.
Để thực hiện được yêu cầu trên người trợ giúp phải có khả năng giao tiếp tốt, ứng
xử linh hoạt, thương lượng, đàm phán với các lực lượng, tổ chức hỗ trợ hoạt động:
Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận:
Công tác xã hội với người có HIV/AIDS là lĩn vực khoa học mới, đồng thời
cũng là hoạt động thực tiễn mới. Song, trong tương lai cùng với sự phát triển mạnh mẽ
các dịch vụ xã hội; đặc biệt là dịch vụ xã hội dành cho những người có HIV/AIDS.
Công tác xã hội với người có HIV/AIDS sẽ chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong
công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Nhận thức của một bộ phận người dân về HIV/AIDS vẫn còn rất hạn chế.
Nhiều người chưa hiểu rõ về người có H. Ngoài xã hội, vẫn còn chứa đựng sự kì thị
của mọi người về HIV, ngay cả chính những người trong cuộc cũng tự kỳ thị mình.
Đã có rất nhiều tổ chức, chương trình, mục tiêu, dự án về giáo dục truyền thông
HIV, chăm sóc điều trị cho người có HIV/AIDS. Song tất cả các hoạt động chưa có
tính chuyên nghiệp cao. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể. Vì
thế, hiệu quả của công tác trợ giúp chưa cao. Đòi hỏi ra đời CTXH với người có
HIV/AIDS sẽ kết nối được các nguồn lực trợ giúp đến hiệu quả cao nhất.
M ới đây tại Hội nghị “Vai trò của các nhà Lãnh đạo đối với công tác phòng
chống HIV/AIDS”, nhiều ý kiến cho rằng, cần có sự đổi mới công tác thông tin giáo
dục truyền thông, chống phân biệt kỳ thị đối với người có HIV; Các cơ quan, ban
ngành phải tìm mọi cách xóa bỏ khoảng cách, xóa bỏ sự kỳ thị với những người có
HIV.
Khẩu hiệu "Tăng cường lãnh đạo, trao quyền và thực hiện phòng chống
HIV/AIDS".
"Tăng cường lãnh đạo" là dẫn dắt, giúp đỡ, hướng dẫn cho cộng đồng cùng nhau
chung tay phòng chống HIV, qua đó, mỗi người dân có trách nhiệm tự mình và hướng
dẫn gia đình, tập thể đi tiên phong trong công tác phòng chống HIV/AIDS.
"Trao quyền" là xác định cho mỗi người dân, mỗi gia đình,mỗi cộng đồng có trách
nhiệm tham gia một hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
"Thực hiện" là thực hiện mọi hoạt động bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi đại dịch
HIV.
* Khuyến nghị:
+ Với các cơ quan chức năng:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong phòng, chống HIV/AIDS
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ trong quá trình làm việc với người có H
+ Với các nhân viên CTXH
- Cần phát huy năng lực sáng tạo, kết nối các nguồn lực trợ giúp cho người có H
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
84
Kết hợp với những người liên quan để chăm sóc và điều trị cho người có H
* Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tiếng nước ngoài:
Andrea Bernstein & Jacquie Withers, Social Work, a beginner’s text, Juta
&Company Ltd, 1997.
Dolan K, Rutter S, Wodak A. Prison-based syringe exchange programmes: a review
of international research and development. Addiction 2003; 98: 153-158.
Dolan K, Wodak A. Hall W. Methadone maintenance treatment reduces heroin
injection in NSW prisons. Drug and Alcohol review 1998; 17(2): 15-158.
General Accounting Office. Needle exchange programs: research suggests promise
as an IDS prevention trategy, Washington DC: US Government Printing Office; 1993.
Harding T, Schaller G. HIV/AIDS and prisons: update and policy review Hune 1992.
Geneva: University Institute of Legal M edicine; 1992.
Heath Outcomes International. Return on investment in needle and syringe
programs in Australia. Canberra: Commonweath Department of Heath and Ageing;
2002. Available from: URL: ireport.pdf.
Hurley SF, Jolley DJ, Kaldor JM. Effectiveness of needle-exchange programmes for
prevention of HIV infection. Lancet 1997, 349(9068): 797-800.
Jgens R. HIV/AIDS in prisons: final report. Montreal: Canadian HIV/AIDS Legal
Network and Canadian AIDS Society; 1996.
Lurie P, Reingold AL, editors. The public heath impact of needle exchange programs
in the United States and abroad, vol. 1. Atlanta: Centers for Disease Control and
Prevention: 1993.
Mary Ann Forgey & Carol S. Cohen, Công tác xã hội chuyên nghiệp, Khoa Phụ nữ
học, ĐHMBC TP.HCM, 1997
National Commission on AIDS . The twin epidemics of substance use and HIV.
Washington DC: National Commission on AIDS; 1991.
Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành công tác xã hội, tập 1-2, tài liệu tập
huấn, 1998.
Ronald W. Toseland, Robert F.Rivas, An introduction to Group work Practice, 3d
Edition, Allyn &Bacon, USA, 1997
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
85
2. Tài liệu tiếng Việt:
Anthony Yeo, “Bàn tay giúp đỡ - Cách đối phó với nan đề”, NXB Trẻ, 2005, Lan
Khuê dịch.
Báo cáo các năm của Văn phòng thường trực phòng chống HIV/AIDS (trước đây) Cục
phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam - Bộ Y tế (hiện nay).
Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2003 của huyện Châu Phú, tỉnh An
Giang, 01/2004.
Bộ Y tế, Các văn bản quy phạm pháp luật về giám sát HIV/AIDS. Theo dõi,
đánh giá chương trình, Hà Nội, 2007
Bộ Y tế, HIV/AIDS ở Việt Nam, Hà Nội, 2006.
Bộ Y tế. Báo cáo quốc gia UNGASS 2003 - 2005, Hà Nội, 12/2005.
Bộ Y tế. Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đến năm 2010 và
tấm nhìn 2020, Hà Nội, 2005.
Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam. Báo cáo công tác phòng, chống HIV năm
2005, Hà Nội, 2005.
GS.TS Phạm Huy Dũng (chủ biên), “Bài giảng CTXH – Lý thuyết và thực hành
CTXH trực tiếp”, NXB Đại học Sư phạm, HN, 2006.
Hội Chữ Thập Đỏ Việt nam, Tài liệu tập huấn Công tác xã hội, Hà nội, 1997.
Lê Văn Phú, “Bài giảng nhập môn Công tác xã hội”, NXb ĐHQGHN, HN, 2006.
Lê Văn Phú, “Công tác xã hội”, NXB ĐHQGHN, HN, 2004.
Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1998
Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, Văn phòng thường trực phòng, chống HIV?AIDS,
Bộ Y tế, SC-UK. Những tác động của đại dịch HIV/AIDS đối với trẻ em Việt Nam, Hà
Nội, 2003.
Quốc hội khóa XI, Luật số 64/2006/GH11. Luật phòng, chống nhiễm virut gây
ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), 29/06/2006.
Tạp chí AIDS và cộng đồng, số 11, 12, số đặc biệt năm 2005, số 1 năm 2006.
Thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống HIV/AIDS.
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
86
Tổ chức quốc tế phục vụ Cộng đồng và Gia đình, Trường Cán bộ Lao động và Xã
hội, “Hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người dễ bị tổn thương, Tài liệu tập huấn”, Việt
Nam, 1996.
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Báo cáo mô hình đồng cảm phòng,
chống HIV/AIDS, Hà Nội, 01/2006.
UNAIDS, Sống trong một thế giới có HIV/AIDS. 2005
UNICEF, Báo cáo quốc gia về tình hình các gia đình và trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS ở Việt Nam, Hà Nội, 2005
Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Chương trình hành động quốc gia vì
trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội, 2000.
Chương trình hành động số 6. Chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
HIV Medicine 2007
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS
Hướng dẫn về quản lý, điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
Nhật ký Nancy-Em đã ra đi khi mới 2 năm có HIV trong người.
Những điều cần biết về chăm sóc, tư vấn HIV/AIDS tại nhà
Quản lý, chăm sóc, tư vấn HIV tại nhà
Quy trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng virút HIV (ARV)
Sách giám sát HIV/AIDS
Sách hỏi đáp thắc mắc phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên
Sổ lịch chăm sóc cho người có HIV
Sổ tay hướng dẫn tư vấn phòng chống HIV/AIDS
Sổ tay rủi ro nghề nghiệp
Tài liệu hướng dẫn dinh dưỡng dành cho người bệnh
Truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Xét nghiệm HIV/AIDS
Xét nghiệm, chẩn đoán HIV
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
87
3. Tài liệu trên internet:
/hiv/az.htm
ietnamese.pdf
www.ykhoa.net
598
unaid.org.vn
moh.gov.vn
aids-cdhiv.com.vn
* Phụ lục 1: Top 10 web hay nhất về HIV/AIDS trên thế giới
(
www.aidsmap.com
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
88
* Phụ lục 2: Địa chỉ xét nghiệm miễn phí (VCT) của Chân Trời Mới
Hà Nội
Cơ sở 1
Trạm y tế phường Trúc Bạch, số 2 Trúc Bạch, quận Ba Đình,
DT: (04) 716.3952
Cơ sở 2
Trạm Y tế phường Nhân Chính, 132 phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận
Thanh Xuân,
DT: (04) 557.6733
Cơ sở 3
Ngôi Nhà Tuổi T rẻ, số 5 Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân,
DT: (04) 554.0155
Cơ sở 4
Phòng 408, Tầng 4, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai.
DT: (04) 576.2904
Cơ sở 5
Số 48 phố Yên Phụ, quận Tây Hồ.
DT: (04) 715.1376
Cơ sở 6 Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Đông Anh, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh.
DT: (04) 883.9345
Cơ sở 7
Bệnh viện Da Liễu Hà Nội, số 79B Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa
DT: (04) 747.8603
Cơ sở 8
Trạm y tế xã Cổ Nhuế, thôn Trù 2, xóm 11, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm.
DT: (04) 752.1301
Hải Phòng
Cơ sở 1
Số 7 Phạm Minh Đức, quận Ngô Quyền
DT: (0313) 686.365
Cơ sở 2
Trung tâm Da liễu Hải Phòng, 140 Trần Phú, quận Ngô Quyền.
DT: (0313) 592.699
Cơ sở 3
Số 190 Cát Bi, quận Hải An
DT: (0313) 954.234
Cơ sở 4 Số 208 Tôn Đức Thắng, quận Lê Chân.
DT: (0313) 714 063
Cơ sở 5
Trung tâm Y tế Dự phòng Quận Đồ Sơn, 229 Lý Thánh Tông, Quận Đồ Sơn.
DT: (0313) 865.781
Cơ sở 6
Câu lạc bộ Sức khoẻ phụ nữ Hoa Phượng, số 783 đường Thiên Lôi, phường
Kênh Dương, quận Lê Chân.
DT: (0313) 623.360
Cơ sở 7
Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Thuỷ Nguyên, huyện Thuỷ Nguyên.
DT: (0313) 509.102
Hồ Chí Minh
Cơ sở 1
48-52 Mã Lộ, phường Tân Định, quận 1.
DT: (08) 8.209.321
Cơ sở 2 10/3 Lương Đình Của, phường An Khánh, quận 2.
DT: (08) 7.403.146
Cơ sở 3
71 Võ Thị Sáu (lầu 2), quận 3.
DT: (08) 8.208.470
Cơ sở 4
2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3
DT: (08) 9.305.995 – 9.304.4
Cơ sở 5 396/27 Nguyễn Tất Thành, phường 18, quận 4.
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
89
DT: (08) 9.412.213
Cơ sở 6
136G Nguyễn Tri Phương, phường 9, quận 5.
DT: (08) 8.354.458
Cơ sở 7
958/24K Lò Gốm, phường 8, quận 6.
DT: (08) 9.673.161
Cơ sở 8 101 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Phú, quận 7.
DT: (08) 4.335.383
Cơ sở 9
314 Âu Dương Lân, phường 3, quận 8
DT: (08) 8.518.038
Cơ sở 10
475A Cách Mạng Tháng Tám, phường 13, quận 10.
DT: (08) 8.641.405
Cơ sở 11
2/3 Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp
DT: (08) 5.897.420
Cơ sở 12
E9/5 Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh.
DT: (08) 7.602.993
Cơ sở 13
254/86 Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình.
DT: (08) 8.851134
Cơ sở 14
2 Nguyễn Văn Lịch, phường Linh Tây, quận Thủ Đức.
DT: (08) 2.822.470
Cơ sở 15 8/104 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, quận Bình Tân.
DT: (08) 5.107.155 – 5.107.156
Cơ sở 16
72/6 Huỳnh Văn Bánh, phường 15, quận Phú Nhuận.
DT: (08) 8.443.779
Cơ sở 17 635 KP2, đường Tỉnh Lộ 10, Bình Trị Đông B, quận Bình Tân.
DT: (08) 7.624.322
Quảng Ninh
Cơ sở 1
Số 809 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long.
DT: (033) 837.734
Cơ sở 2
Thôn 12, xã Hạ Long, Vân Đồn
DT: (033) 874.255 (máy lẻ: 235)
Cơ sở 3
Trung tâm YTDP thị xã Cẩm Phả.
DT: (033) 727.053
Cơ sở 4
Trung tâm phòng chống bệnh xã hội Quảng Ninh, 643 Nguyễn Văn Cừ, phường
Hồng Hà, TP. Hạ Long
DT: (033) 501.803
Cơ sở 5
88 Lý Tự Trọng, phường Hoà Lạc, Thị xã Móng Cái.
DT: (033) 772.145
Nghệ An
Cơ sở 1
Trung tâm YTDP tỉnh Nghệ An, số 140 Lê Hồng Phong, TP. Vinh.
DT: (038) 359.0650
Cơ sở 2
149B Hà Huy Tập, TP. Vinh.
DT: (038) 358.5003
Cơ sở 3
Trung tâm chống Phong – Da liễu Nghệ An, 142 Lê Hồng Phong, TP. Vinh.
DT: (038) 359.1015
Cơ sở 4
Bệnh viện Đa Khoa huyện Diễn Châu, Xóm 7, xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu,
Nghệ An.
DT: (038) 350.3492
Nha Trang
Cơ sở 1 31 Lê Thành Phương, TP Nha T rang.
DT: 058-562741
Cơ sở 2 Trạm Y tế xã Ninh Đa, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
CTXH với người có HIV - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Ngọc Biên
90
DT: 058-845167
Đà Nẵng
Cơ sở 1
315 Phan Chu Trinh, Quận Haỉ Châu, TP. Đà Nẵng.
DT: 0511.3826213
Cơ sở 2
Trung tâm Y tế Quận Thanh Khê, 62/32 Hà Huy Tập, Quận Thanh Khê, TP. Đà
Nẵng.
DT: 0511.3245608
An Giang
Cơ sở 1 39 Chu Văn An, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên.
DT: (076) 849.256
Cơ sở 2
Bệnh viện Đa khoa huyện Tịnh Biên.
DT: (076) 741.426
Cơ sở 3 31 Đường Thủ Khoa Huân, Phường B, Thị Xã Châu Đốc
Cơ sở 4
Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Châu.
DT: (076) 286.289
Cần Thơ
Cơ sở 1 21 Phạm Ngũ Lão, quận Ninh Kiều
DT: (0710) 830.676
Cơ sở 2
17 Hồ Xuân Hương, quận Ninh Kiều
DT: (0710) 833.589
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ctxhvoinguoicoh_9908.pdf