Chín là xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh với các chủthểliên quan. Phương
châm đối với nhóm khách hàng này là “chia sẻcơhội, hợp tác thành công” nhằm tập trung
giải quyết hai vấn đềlớn là đảm bảo khảnăng thực hiện tốt nhất mối quan hệgiữa công ty
với khách hàng thuê cho đến khi hợp đồng cho thuê tài chính được thanh lý và tạo nguồn vốn
cho công ty trong quá trình hoạt động. Do đó, các công ty cần xây dựng quan hệ đối tác chiến
lược với các công ty bảo hiểm, nhà sản xuất, tổchức cung ứng tài sản cho thuê, và các định
chếtài chính.
9 Mười là đẩy mạnh chiến lược marketing. Công tác quảng cáo, tiếp thịphải làm
thật bài bản, chuyên nghiệp đểtạo ấn tượng cho khách hàng đến giao dịch lần đầu. Xóa dần
phong cách phục vụmang nặng dấu ấn quốc doanh, thực hiện phương châm “đi tìm khách
hàng cho mình chứkhông chờkhách hàng tìm đến mình”. Việc phổbiến kiến thức vềCTTC
cần kết hợp nhiều phương thức quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
như: đài phát thanh, truyền hình, báo chí và internet. đểtừ đó nắm bắt các cơhội tiếp xúc
trực tiếp với doanh nghiệp. Các hình thức quảng cáo phải được giao cho một bộphận riêng
trong công ty chuẩn bịchu đáo tránh những lỗi sai sót gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh
công ty.
40 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6382 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công ty cho thuê tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................................12
8.Tài sản cho thuê.............................................................................................................13
9. Số tiền cho thuê (P) ......................................................................................................13
10. Thời hạn cho thuê ......................................................................................................13
11. Kỳhạn thanh toán tiền thuê ......................................................................................14
12. Lãi suất cho thuê ........................................................................................................14
13. Tỷ lệ đặt cọc ................................................................................................................14
14. Giá chọn mua..............................................................................................................14
15. Thanh lý và bảo đảm trong giao dịch cho thuê.......................................................14
II. CÁC HÌNH THỨC CHO THUÊ TÀI CHÍNH..............................................................15
1. Cho thuê tài chính thông thường................................................................................15
2. Mua và cho thuê lại ......................................................................................................17
3. Cho thuê trả góp...........................................................................................................18
4. Cho thuê tài chính giáp lưng.......................................................................................18
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 5
5. Cho thuê hợp tác ..........................................................................................................20
III. QUY TRÌNH CHO THUÊ TÀI CHÍNH ......................................................................21
1. Lập hồ sơ đề nghị tài trợ .............................................................................................21
2. Phân tích tín dụng ........................................................................................................21
3. Quyết định tài trợ.........................................................................................................22
4. Giải ngân (cho thuê).....................................................................................................22
5. Xử lý tài sản khi chấm dứt hợp đồng thuê ................................................................23
IV. Lợi ích của cho thuê tài chính. .......................................................................................24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VN HIỆN NAY............................................................................................................27
1.Sơ lược về thị trường cho thuê tài chính trên thế giới...............................................27
2. Thực trạng cho thuê tài chính tại VN ........................................................................28
3. Đề xuất giải pháp phát triển .......................................................................................34
KẾT LUẬN ............................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................38
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1. Khái niệm
CTTC là hình thức cấp tín dụng trung dài hạn, trong đó bên cho thuê chuyển
giao cho bên thuê quyền sử dụng tài sản cho thuê trong một khoảng thờigian xác định. Trong
thời gian sử dụng tài sản, bên thuê phải trả tiền cho bên cho thuê. Khi kết thúc thời hạn cho
thuê, bên thuê được quyền mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê tài sản hoặc hoàn trả lại tài
sản cho bên cho thuê.
Tại Việt Nam, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, Nghị định số 65/2005/NĐ-CP
và Nghị định số 95/2008/NĐ-CP của Chính phủ, Luật Các TCTD năm 2010 đưa ra khái
niệm CTTC: CTTC phải có một trong 04 điều kiện sau:
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê được
nhận quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên.
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua
tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm
mua lại.
- Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu
hao tài sản cho thuê đó.
- Tổng số tiền cho thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít
nhất bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng
9 CTTC có những đặc trưng như: thời gian thuê chiếm phần lớn thời gian hữu
dụng của tài sản; bên thuê chịu mọi chi phí vận hành, bảo trì, bảo hiểm,… CTTC có sự khác
biệt với cho thuê vận hành và cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) về thời
hạn, tài sản cho thuê,...
9 Hợp đồng cho thuê tài chính
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 7
Hợp đồng CTTC là phương thức thực hiện giao dịch CTTC, là hình
thức pháp lý của quan hệ CTTC hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên tham gia
giao dịch CTTC.
Hợp đồng CTTC được phân loại dựa vào các tiêu chí khác nhau. Chủ thể
chính tham gia hoạt động CTTC theo quy định pháp luật hiện hành là Bên cho thuê và Bên
thuê (trong một số một số giao dịch CTTC, còn có thể có nhà cung cấp và bên cho vay). Các
bên giao kết hợp đồng CTTC phải đảm bảo các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực.Hợp đồng
CTTC có thể được chấm dứt theo thỏa thuận hoặc chấm dứt trước thời hạn.
9 Hoạt động huy động vốn
Công ty CTTC huy động vốn từ các nguồn khác nhau: nguồn vốn chủ sở hữu,
tiền gửi của tổ chức; vốn huy động từ tổ chức thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, tín phiếu, trái phiếu; vốn vay của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài,
vay NHNN dưới hình thức tái cấp vốn.
9 Hoạt động khác
Các công ty CTTC được thực hiện hoạt động khác như: Tư vấn khách hàng về
những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ CTTC; dịch vụ ủy thác; thực hiện dịch vụ bảo
lãnh liên quan đến CTTC theo hướng dẫn NHNN; cho thuê vận hành và các hoạt động
khác theo quy định pháp luật. Các hoạt động khác này góp phần tạo nguồn lực hỗ trợ, thúc
đẩy sự phát triển của hoạt động CTTC, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận giao dịch
CTTC, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty CTTC
Bên cho thuê (công ty cho thuê tài chính) cam kết mua máy móc thiết bị,
phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của Bên thuê và nắm quyền sở
hữu đối với các tài sản thuê trong suốt quá trình thuê.
Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn
thuê đã được hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn. Khi kết
thúc thời hạn thuê, Bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản
đó theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định
tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản đó tại thời điểm ký
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 8
hợp đồng (trích nghị định 95/2008/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung nghị định 16/2001/NĐ-CP
của chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
2. Vai trò công ty cho thuê tài chính
Công ty CTTC là tổ chức tài chính trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn,
tạo sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế, phá vỡ thế độc quyền cho vay trung và dài hạn của
các ngân hàng thương mại, tạo ra sự cạnh tranh có lợi cho khách hàng và nền kinh tế, giúp
các DN tái cấu trúc nguồn vốn
3. Các loại hình công ty cho thuê tài chính:
Công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt
Nam. Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình
thức sau:
1. Công ty cho thuê tài chính Nhà nước.
2. Công ty cho thuê tài chính cổ phần.
3. Công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng.
4. Công ty cho thuê tài chính liên doanh.
5. Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài
4. Thời hạn hoạt động:
Thời hạn hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam tối đa là 50
năm.Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động phải được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận.Mỗi lần gia hạn không quá 50 năm.
Đối với những công ty cho thuê tài chính đã được thành lập và cấp Giấy phép hoạt
động trước khi Nghị định này có hiệu lực, thời hạn hoạt động được áp dụng như quy định
trong Giấy phép hoạt động đã cấp.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 9
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động cho thuê
tài chính, có nhiệm vụ cấp và thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; giám sát và thanh tra
hoạt động của các công ty cho thuê tài chính; trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về hoạt động cho thuê tài chính.
5.Đặc điểm.
-Tín dụng trung dài hạn;
- Bên đi thuê được tài trợ lên đến 100% nhu cầu đầu tư. Nếu so sánh với trường hợp
vay trung dài hạn trong đó chủ đầu tư phải một số vốn đối ứng nhất định thì tín dụng thuê
mua rõ ràng là có lợi hơn tín dụng đầu tư.
- Người thuê là người chủ động hoàn toàn trong việc tìm và lựa chọn phương tiện hay
tài sản để thuê, do vậy bên cho thuê không phải bỏ ra những chi phí liên quan đến công việc
đó.
- Phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn hạn chế không có khả năng
tự tài trợ hình thành tài sản để hoạt động.
- Giá cả thuê được xác định theo nguyên tắc đủ bù đắp khấu hao, chi phí và có lãi
tương ứng với thời gian và số vốn đã bỏ ra của bên cho thuê
- Khi hết hạn hợp đồng, bên thuê được quyền lựa chọn 1 trong 3 cách giải quyết: mua
lại tài sản thuê theo giá đã thoa thuận hoặc tiếp tục thuê tài sản hoặc trả lại tài sản cho bên
cho thuê.
- Về mặt pháp lý, bên thuê chỉ là người quản lý sử dụng tài sản thuê còn quyền sở hữu
tài sản thuê vẫn thuộc về bên cho thuê.
- Tất cả các chi phí về bảo hiểm, bảo quản… tài sản thuê do bên thuê chịu. Các chi phí
về bảo trì, sửa chữa nếu trong hợp đồng ghi do bên cung cấp chịu thì bên cung cấp phải thực
hiện nghĩa vụ này.
- Thời hạn cho thuê là bất biến, không thể thay đổi và thời hạn này phụ thuộc vào tuổi
thọ của tài sản. Thông thường thời hạn này ít nhất phải lớn hơn ½ tuổi thọ tài sản.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 10
- Quyền bên cho thuê được ưu tiên trong trường hợp bên thuê bị phá sản nghĩ là bên
thê được quyền lấy lại tài sản của mình ngay lập tức nếu bên thuê bị tuyên bố phá sản.
6. Các chủ thể tham gia.
Quyền và nghĩa vụ của các bên:
Bên cho thuê:
9 Quyền:
- Yêu cầu bên thuê cung cấp các báo cáo quý, quyết toán tài chính năm và tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các vấn đề có liên quan đến tài sản cho thuê.
- Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cho thuê.
- Mua, nhập khẩu tài sản cho thuê theo yêu cầu của bên thuê.
- Gắn ký hiệu sở hữu trên tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê.
- Chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cho thuê tài
chính cho một công ty cho thuê tài chính khác. Trong trường hợp này, bên cho thuê chỉ cần
thông báo trước bằng văn bản cho bên thuê.
- Yêu cầu bên thuê đặt tiền ký cược hoặc có người bảo lãnh thực hiện hợp đồng
cho thuê tài chính nếu thấy cần thiết.
BÊN CHO
THUÊ
BÊN
CUNG
CẤP
BÊN
THUÊ
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 11
- Giảm tiền thuê, gia hạn thời hạn trả tiền thuê, bán tài sản cho thuê theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước.
- Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho thuê
tài chính.
• Bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn khi
có một trong các trường hợp sau:
- Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính;
- Bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính;
- Bên thuê bị phá sản, giải thể;
- Người bảo lãnh bị phá sản, giải thể và bên cho thuê không chấp thuận đề nghị
chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của Bên thuê.
9 Nghĩa vụ
- Ký hợp đồng mua tài sản với bên cung ứng theo các điều kiện đã được thoả
thuận giữa bên thuê và bên cung ứng. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về việc tài sản
cho thuê không được giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên thuê thoả thuận
với bên cung ứng.
- Đăng ký quyền sở hữu, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê.
- Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.
Bên thuê
9 Quyền:
- Lựa chọn, thoả thuận với bên cung ứng về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả,
cách thức và thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản cho thuê.
- Trực tiếp nhận tài sản cho thuê từ bên cung ứng theo thoả thuận trong hợp đồng
mua tài sản.
- Quyết định việc mua tài sản hoặc tiếp tục thuê sau khi kết thúc hợp đồng cho
thuê tài chính.
- Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại khi bên cho thuê vi phạm hợp đồng
cho thuê tài chính.
• Bên thuê có thể chấm dứt hợp đồng trước hạn khi bên cho thuê vi phạm một
trong các trường hợp sau:
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 12
- Bên cho thuê không giao đúng hạn tài sản cho thuê;
- Bên cho thuê vi phạm hợp đồng.
- Hợp đồng cho thuê tài chính được chấm dứt trước hạn cho thuê trong trường
hợp tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa.
- Hợp đồng cho thuê tài chính được chấm dứt trước khi kết thúc thời hạn cho
thuê trong trường hợp bên cho thuê chấp thuận để bên thuê thanh toán toàn bộ tiền thuê trước
thời hạn ghi tại hợp đồng cho thuê tài chính.
9 Nghĩa vụ
- Cung cấp các báo cáo quý, quyết toán tài chính năm và tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh, các vấn đề liên quan đến tài sản thuê khi bên cho thuê yêu cầu; tạo điều kiện để
bên cho thuê kiểm tra tài sản cho thuê.
- Chịu trách nhiệm về sự lựa chọn, thoả thuận nêu tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định
này.
- Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài
chính; không được chuyển quyền sử dụng tài sản thuê cho cá nhân, tổ chức khác nếu không
được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản.
- Trả tiền thuê theo thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính và thanh toán các
chi phí có liên quan đến việc nhập khẩu, thuế, lệ phí đăng ký quyền sở hữu, bảo hiểm đối với
tài sản thuê.
- Chịu mọi rủi ro về việc mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê và chịu trách nhiệm
về mọi hậu quả do việc sử dụng tài sản thuê gây ra đối với tổ chức và cá nhân khác trong quá
trình sử dụng tài sản thuê.
- Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê. Không được tẩy xoá, làm
hỏng ký hiệu sở hữu gắn trên tài sản thuê.
- Không được dùng tài sản thuê để thế chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ khác.
- Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.
7.Điều kiện cho thuê tài chính.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 13
-Có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải chịu trách nhiệm dân sự
trước pháp luật.
-Có khả năng tài chính đảm bảo trả được tiền thuê tài chính cho bên cho thuê trong
thời hạn đã thỏa thuận.
-Phương án sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng tài sản thuê phải hợp pháp có
tính khả thi và có hiệu quả.
-Thực hiện đầy đủ các quy định khác phù hợp với quy chế cho thuê tài chính hiện
hành.
8. Tài sản cho thuê:
-Tài sản cho thuê là động sản (Thiếtbị, máy móc, phương tiện vận chuyển phục vụ cho
sản xuất kinh doanh).
-Do bên thuê lựa chọn.
-Tài sản mua mới hoặc đã có sẵn
-Tài sản mua trong nước hoặc nhậpkhẩu.
-Phải đăng ký giao dịch bảo đảm.
-Phải tham gia bảo hiểm tài sản.
9. Số tiền cho thuê (P):
Là tổng số tiền mà bên cho thuê phải trả cho việc hình thành nên tài sản cho thuê.
-Tiền mua,nhậptàisản
-Thuế, chi phí nhậpkhẩu.
- Chi phí chuyển giao công nghệ,CPgiámđịnh, tư vấnkỹ thuật, đăng kiểm
- Chi phí vậnchuyển, vậnhànhchạythửvà các khoảnchiphíkhác…v.v.
10. Thời hạn cho thuê.
Thời hạn cho thuê là khoản thời gian tính từkhibên cho thuê nhậntàisảnthuêchođến khi
bênthuê thựchiện xong nghĩavụtrảnợcho bên chothuê theo thỏathuận trong hợpđồng cho thuê
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 14
Với tổ chức nước ngoài thời hạn CTTC không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại
theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại VN, đối với cá nhân nước ngoài
ngoài thời hạn CTTC không vượt quá thời hạn được phép sinh sống và làm việc tại VN
11. Kỳhạn thanh toán tiền thuê.
Kỳhạn thanh toán tiềnthuêlàcáckhoảnthờigian trong thờihạn cho thuê mà tại
đầu/cuốimỗikhoảnthời gianđó bên thuê phải thanh toán tiềncho bên cho thuê.
12. Lãi suất cho thuê:
- Lãi suất cho thuê do bên cho thuê và bên thuêthỏathuận;
- Lãi suất cho thuêđượcghicụthểvào hợpđồngcho thuê;
- Lãi suấtchothuêđượcđiềuchỉnh theo nhữngđiềukiệnthỏathuận trong hợpđồng cho
thuê.
13. Tỷ lệ đặt cọc thường từ 0-5% tổng giá trị tài sản
14. Giá chọn mua: 0.3% trị giá cho thuê nhưng không dưới 2 triệu đồng và không
vượt quá 30 triệu đồng cho 1 hợp đồng thuê TC.
15. Thanh lý và bảo đảm trong giao dịch cho thuê:
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 15
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 16
II. CÁC HÌNH THỨC CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1. Cho thuê tài chính thông thường.
- Cho thuê tài chính 2 bên:
Trước khi thực hiện nghiệp vụ cho thuê, tài sản thuê đã thuộc quyền sở hữu của bên
cho thuê bằng cách mua tài sản hoặc tự xây dựng.
(1) Bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng cho thuê
(2a) Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên đi thuê
(2b) Bên cho thuê giao tài sản cho bên đi thuê
(3) Bên đi thuê thannh toán tiền theo định kỳ cho bên cho thuê
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 17
- Cho thuê tài chính 3 bên:
Trước khi thực hiện nghiệp vụ cho thuê, tài sản thuê chưa hình thành do đó trong hình
thức thuê này có sự tham gia của 3 bên đó là bên cho thuê, bên thuê và nhà cung cấp. Theo
đó bên thuê và bên cho thuê sẽ ký hợp đồng thuê trước rồi bên cho thuê sẽ mua tài sản thuê
từ nhà cung cấp theo yêu cầu của bên thuê và chuyển giao cho bên thuê sử dụng.
(1) Bên thuê chủ động lựa chọn tài sản tại nhà cung tấp
(2) Bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng cho thuê tài sản
(3) Bên cho thuê ký hợp đồng mua tài sản với nhà cung cấp
(4) Bên cung cấp giao tài sản cho bên đi thu, lắp đặt chạy thử nghiệm
(5) Nhà cung cấpyêu cầu bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản
(6) Bên cho thuê thanh toán tiền cho nhà cung cấp
(7) Bên cho thuê yêu cầu bên thuê thanh toán tiền theo hợp đồng CTTH
(8) Bên thuê thanh toán tiền cho bên cho thuê
(9) Thanh lý hợp đồng
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 18
Ưu điểm:
- Bên thuê được quyền lụa chọn nhà cung cấp trực tiếp thỏa thuận, đàm phán về
những đạc tính của sản phẩm nhằm lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
- Bên cho thuê không phải mua sản phẩm trước, như vậy sẽ giảm bớt những chi
phí về kho bãi, hao mòn trong quá trình dự trữ, hơn nữa còn giúp vòng quay vốn nhanh hơn
nhờ không dự trữ hàng tồn kho
- Bên thuê nhận hàng trực tiếp từ nha cung cấp nhờ vậy nên giảm được rui ro khi
bên thuê từ chối nhận hàng do sai sót về mặt kỹ thuật
- Việc lắp đặt bảo dưỡng đề thuộc trách nhiệm của nhà cung cấp và bên thuê nên
bên cho thuê không cần quan tâm đến tình trạng hoạt động của tài sản.
2. Mua và cho thuê lại:
- Tái cho thuê (còn gọi là mua và cho thuê lại): là hình thức cho thuê mà tài sản thuê
ban đầu do bên thuê đầu tư hình thành nên nhưng do không còn đủ nguồn lực để vận hành tài
sản này mà phải bán tài sản cho bên cho thuê rồi thuê lại tài sản này để sử dụng.
.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 19
(1) Bên cho thuê mua tài sản doanh nghiệp của bên thuê
(2) Bên thuê (bên bán) lập thủ tục chuyển giao tài sản cho bên cho thuê (bên mua)
(3) Bên cho thuê trả tiền mua tài sản cho bên thuê
(4) Bên cho thuê và bên thuê ký hợp đồng CTTC
(5) Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên đi thuê được phép
sử dụng tài sản
(6) Theo định kỳ bên đi thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê.
(7) Thanh lý hợp đồng.
Nếu thực hiện tốt được nghiệp vụ này, doanh nghiệp sẽ có vốn lưu động phục vụ
kinh doanh, các công ty CTTC an tâm để cho vay vì hiệu quả của thiết bị cho thuê gần
như đảm bảo chắc chắn.
Tuy nhiên, việc bán tài sản cho các công ty CTTC làm phát sinh các khoản thuế
VAT, thuế thu nhập từ việc bán tài sản nên chi phí cho việc bán và tái thuê trở nên khá
cao làm cho hình thức cho thuê này trở nên kém hiệu quả
3. Cho thuê trả góp:
Theo thỏa thuận, bên cho thuê sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản thuê cho bên
thuê sau khi bên cho thuê đã thu được một tỷ lệ nhất định tiền thuê tài sản, đồng thời bên
thuê vẫn có trách nhiệm tiếp tục thanh toán khỏan tiền còn lại cho bên cho thuê dưới danh
nghĩa tiền trả góp mua máy móc, thiết bị.Trong thực tế, phương pháp này cũng không mấy
phổ biến do phát sinh nhiều công đoạn với những thủ tục rườm rà. Hơn nữa, bên cho thuê
không muốn gánh chịu rủi ro khi chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên thuê mà chưa thu hồi
đủ giá trị tài sản, hoặc bên cho thuê sẽ tăng chi phí trả góp để bù lại rủi ro phải chịu nên
phương thức này không còn hấp dẫn.
4. Cho thuê tài chính giáp lưng:
Thông qua sự đồng ý của bên cho thuê, bên thuê thứ nhất cho bên thuê thứ hai thuê lại
tài sản mà họ đã thuê của bên cho thuê.Lúc này người thuê thứ nhất không chịu những rủi ro
liên quan trực tiếp đến tài sản thuê nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm như là một người thuê
thật sự.Bên cho thuê chú trọng đến người thuê thứ nhất hơn là người thuê thứ hai và hình
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 20
thức này thường đuợc sử dụng trong trường hợp bên thuê thứ nhất không còn sử dụng đối với
tài sản thuê, họ tìm bên thứ hai để trút bỏ gánh nặng tiền thuê.
Phương thức này giúp tận dụng hết giá trị sử dụng của tài sản thuê, giúp các DN
không đủ điều kiện thuê tài chính vẫn được sử dụng tài sản phù hợp với nhu cầu của mình,
đồng thời bên cho thuê vẫn đảm bảo thu hồi được nợ của mình. Tuy nhiên, khi qua một
người thuê khác, bên cho thuê sẽ khó kiểm sóat tình trạng của tài sản thuê hơn nên trong thực
tế hình thức này thường được thực hiện theo cách bên thứ nhất sang nhượng hợp đồng thuê
tài chính cho bên thứ hai. Bên cho thuê thẩm định tình hình hoạt động của bên thuê thứ hai
rồi đưa ra quyết định về việc sang nhượng hợp đồng. Nếu hợp đồng đã được sang nhượng thì
bên thuê thứ nhất không còn trách nhiệm gì đối với bên cho thuê nữa, bên cho thuê coi bên
thuê thứ hai là bên thuê thứ nhất.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 21
5. Cho thuê hợp tác
Hình thức này có sự tham gia của bên thứ tư – bên cho vay gồm một hay nhiều ngân
hàng hay nhà tài chính cho bên cho thuê vay vốn để mua thiết bị cho thuê.Mối quan hệ giao
dịch giữa bên cho thuê, bên thuê và bên cung cấp giống như các quan hệ trong cho thuê
thuần.Riêng bên cho thuê phải ký thêm hợp đồng tín dụng với bên cho vay và thanh toán
tiền vay.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 22
III. QUY TRÌNH CHO THUÊ TÀI CHÍNH
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 23
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 24
5.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 25
IV. Lợi ích của cho thuê tài chính.
¾ Đối với nền kinh tế:
Trong bất cứ xã hội nào, nền kinh tế nào mà tìm được phương thức để người có vốn
và người cần vốn gặp nhau hiệu quả, tối ưu thì xã hội đó, nền kinh tế đó sẽ phát triển. Bản
chất của hoạt động cho thuê tài chính là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, thị
trường cho thuê tài chính cũng là một bộ phận của thị trường vốn, thị trường này diễn ra các
hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính trung dài hạn theo những
phương thức giao dịch nhất định. Như vậy, cho thuê tài chính hay thị trường cho thuê tài
chính đã góp một phần để giải quyết bài toàn về vốn cho nền kinh tế.
Cho thuê tài chính gắn chặt với việc trang bị và đổi mới máy móc, công nghệ và mở
rộng sản xuất đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất của các ngành công nghiệp vừa và nhỏ thuộc
khu vực dân doanh.Phát triển tốt thị trường cho thuê tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp
đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất của doanh nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế.
Đặc biệt thông qua hình thức cho thuê tài chính có thể thu hút một lượng vốn lớn từ
dân cư thông qua các hình thức huy động vốn trung dài hạn hoặc liên doanh với nước ngoài
để tạo ra kênh dẫn vốn từ bên ngoài vào cho nền kinh tế. Mức độ rủi ro trong hoạt động thấp
nên có thể khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt là các tổ chức tín dụng đầu tư kinh
doanh trong lĩnh vực này.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 26
¾ Đối với bên cho thuê:
Việc ra đời và áp dụng phương thức tài trợ cho thuê tài chính không phải là loại hình
thay thế các phương thức tài trợ cố điển như cho vay trung dài hạn bằng tiền mà nó là hình
thức tài trợ bổ sung nhằm tạo điều kiện cho các định chế tài chính mở rộng khách hàng và
nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh việc đem lại lợi nhuận cũng như góp phần đa dạng
hóa hoạt động, giảm thiểu rủi ro cho các định chế tài chính thì phương thức tài trợ này có một
số lợi ích so với các loại tài trợ khác như sau:
- Bên cho thuê với tư cách là chủ sở hữu về mặt pháp lý, vì vậy họ được quyền kiểm
soát tài sản theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Trong trường hợp bên đi thuê không
thanh toán tiền thuê đúng hạn thì bên cho thuê được thu hồi tài sản, đồng thời buộc bên thuê
phải bồi thường các thiệt hại.
- Trong trường hợp bên đi thuê bị phá sản thì tài sản thuê tài chính không bị phát mãi,
bên cho thuê thu hồi lại được.
- Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục đích kinh
doanh của bên thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được đảm bảo, từ đó tạo tiền đề bên cho
thuê thu hồi được tiền thuê đầy đủ, đúng hạn.
¾ Đối với bên thuê:
Trong khi các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản khi vay vốn
ở các ngân hàng thì việc có mặt của các công ty cho thuê tài chính đã mở ra nhiều thuận lợi
cho các doanh nghiệp. Đặc trưng của phương thức này là bên cho thuê là chủ sở hữu tài sản
sẽ chuyển giao tài sản cho bên thuê, tức là bên thuê được quyền sử dụng và hưởng những lợi
ích kinh tế phát sinh trong một thời gian nhất định với điều kiện là phải trả một số tiền thuê
đều đặn trong suốt thời gian thuê. Điều này cũng nói lên việc cấp tín dụng dưới hình thức cho
thuê tài chính không đòi hỏi sự đảm bảo trước, tạo cho doanh nghiệp tiếp cận hình thức cấp
tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lực về tài sản đảm bảo nếu phải vay ở ngân hàng.
Ngoài ra, ngờ có cho thuê tài chính mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn ngân
quỹ hạn hẹp vẫn có thể tạo được sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn bởi nhờ
có cho thuê tài chính mà họ vẫn có hả năng được tiếp cận và sử dụng những quy trình, công
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 27
nghệ sản xuất không thua kém gì các doanh nghiệp lớn mà lại không phải bỏ ra một nguồn
tiền quá lớn lúc đầu để đầu tư tránh được tình trạng mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp
phải là thiếu hụt vốn lưu động làm hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 28
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VN HIỆN NAY
1. Sơ lược về thị trường CTTC trên thế giới:
Thuê tài chính là một hình thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới như Mỹ, Nhật Bản, Ðức, Thụy Ðiển, Úc... Loại hình cho thuê tài chính đã được một số
công ty tài chính đưa ra thị trường tài chính vào những năm cuối những năm 50 đầu những
năm 60 của thế kỷ 20 với tên gọi là thuê tài chính (finance lease....).
Tại Babylonia và Hy Lạp Cổ đại, những hoạt động thuê đã có từ cách đây rất lâu, có
thể tới 5000 năm trước.Người ta đã tìm được những chứng cớ về sự tồn tại của một công ty
thuê khoảng năm 1800 trước Công nguyên ở Babylonia. Những người Hy Lạp cổ là những
người đầu tiên phát triển hình thức cho thuê lại các khu mỏ và cho thuê nhà băng. Hợp đồng
cho thuê nhà băng đầu tiên được kí vào năm 370 trước CN cho các tài sản bao gồm tên của
nhà băng, các khoản cầm cố, các văn phòng và nhân viên.
Tại Anh, một trong những điều luật đầu tiên nhắc tới thuê ở Liên hợp Anh là Đạo luật
xứ Wales được soạn thảo vào năm 1284. Đạo luật đã sử dụng những điều luật về đất đai sẵn
cỏ làm khung pháp lý cho việc thuê các tài sản như các thiết bị nông nghiệp. Cùng với sự
phát triển của hệ thống đường sắt vào giữa thế kỷ 19, các doanh nghiệp nhỏ cũng đầu tư vốn
vào các toa tàu chở than và sau đó cho các công ty mỏ thuê lại.Các hợp đồng thuê thường
cho người thuê quyền được mua thiết bị sau khi hết thời hạn hợp đồng.
Cho thuê tài chính với những hình thức như hiện thời bắt nguồn từ Mỹ. Công ty cho
thuê đầu tiên của Mỹ được thành lập bởi Henry Shofeld vào năm 1952.Công ty được thành
lập để phục vụ ngành vận tải đường sắt. Châu Âu cũng nhanh chóng xuất hiện những công ty
cho thuê của mình vào cuối những năm 1950 và đầu 1960.Những thành tựu công nghệ khiến
cho các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới tài sản thường xuyên hơn. Đi thuê giúp cho các
doanh nghiệp có được tài sản với những điều khoản có lợi hơn là việc mua thiết bị. Ngày nay
ở Mỹ, trên 30% tổng số các thiết bị đều được trang bị dưới các hợp đồng thuê.Hơn 80% các
công ty – từ những công ty nhỏ mới thành lập cho tới những doanh nghiệp nằm trong danh
sách Fortune 500 – đều đi thuê một phần hoặc toàn bộ máy móc thiết bị của họ.
Ở châu Á, Nam Mỹ và Châu Phi, hình thức cho thuê bắt đầu hình thành và phát triển
từ những năm 1970 đến 1980. Đến nay thuê tài chính đã là một khái niệm phổ biến trên thế
giới. Doanh thu từ hoạt động cho thuê tài chính trung bình hàng năm ở Hàn Quốc là 17 tỉ
USD, ở Thái Lan 3 tỉ USD... Và tổng doanh thu hàng năm của ngành này ước đạt trên 500 tỉ
USD với đà tăng trưởng trung bình 7% hàng năm.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 29
2. Thực trạng cho thuê tài chính tại VN
Mặc dù CTTC là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên thế giới và
có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, tính đến 2008 trên thị trường VN hiện có có 13 CT
CTTC hoạt động chính với vốn điều lệ trung bình khoảng 150 tỷ VNĐ (Đây là con số khá
nhỏ so với vốn điều lệ hàng nghìn tỷ đồng của các ngân hang thương mại.)
Những thành tựu các cty CTTC đã đạt được:
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 30
Những thành tựu các cty CTTC đã đạt được:
Góp phần hoàn thiện thị trường tài chính. Sự ra đời của hoạt động CTTC đã trở thành
kênh dẫn vốn mới bên cạnh các kênh tuyền thống từ các ngân hàng thương mại (NHTM),
góp phần giảm sức ép gánh nặng cho hệ thống NHTM trong việc cung ứng vốn đối với các
doanh nghiệp và nền kinh tế đặc biệt là vốn trung và dài hạn.thúc đẩy việc hoàn thiện các thể
chế và các dịch vụ tài chính theo đúng kỳ vọng của đế án chiến lược tài chính của VN đến
năm 2020 được phê duyệt ngày 18 tháng 4 năm 2012.Sự phát triển của hoạt động CTTC
không chỉ thể hiện qua số lượng công ty CTTC hình thành và phát triển mà còn thể hiện qua
hoạt động của nó, cụ thể là dư nợ CTTC tăng nhanh qua các năm 2008 dư nợ CTTC là 9.082
triệu đồng đến năm 2011 là 11.994 triệu đồng, tăng 32,06%.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 31
Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị. Hoạt động
CTTC được áp dụng chủ yếu là cho thuê máy móc thiết bị và các động sản khác mà không
cần tài sản thế chấp, các DNNVV, các doanh nghiệp mới thành lập vẫn dễ dàng tiếp cận
được nguồn vốn này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới công nghệ. Dư
nợ cho thuê được thể hiện dưới nhiều loại tài sản.Tuy nhiên, tài sản cho thuê chủ yếu vẫn tập
trung ở các phương tiện vận chuyển. Năm 2011, dư nợ cho thuê vẫn tập trung vào tàu thuyền,
ô tô và chiếm tới 51,8%, còn các tài sản dây chuyền sản xuất, thiết bị y tế còn rất thấp.
Các công ty CTTC đã xác lập được thị phần và chiến lược kinh doanh.Sau thời gian đi
vào hoạt động, các công ty CTTC đã bắt đầu khẳng định vị thế của mình trong hệ thống tài
chính, đã góp phần tạo thêm một kênh huy động vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là cho các
DNNVV.
Những mặt hạn chế
- Dư nợ cho thuê còn thấp so với tổng mức dư nợ tín dụng. Nếu như các nước
đang phát triển, tỷ trọng hoạt động CTTC so với thị trường tín dụng vào khoảng 15 đến 20%
thì ở VN tỷ trọng này năm 2008 là 2,2%, năm 2009 1,8%, năm 2009 là 1,7% và năm 2011 là
1,6%. Điều đáng lo ngại là tỷ trọng dư nợ CTTC co xu hướng giảm dần trong những năm gần
đây, trong khi đó, đối tượng khách hàng phù hợp để sử dụng dịch vụ CTTC là các DNNVV
là chủ yếu, chiếm trên 90% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ở VN.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 32
- Nợ xấu có xu hướng tăng cao, điều đáng quan tâm là ngay cả những công ty có
thời gian hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm trong hoạt động này. Theo nguồn tin không
chính thức thì nợ xấu năm 2008 là 4,3% và co số này tăng rất cao trong những năm gần đây.
- Mạng lưới hoạt động còn hạn hẹp, phân bổ không đều giữa các địa phương.
Nếu như mạng lưới hoạt động của các NHTM trải đều ở các tỉnh, thành phố thì mạng lưới
hoạt động của các công ty CTTC chỉ bó hẹp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Sản phẩm cung cấp cho thị trường chưa đa dạng, chủ yếu sử dụng sản phẩm
truyền thống là cho thuê 3 bên. Trong 13 công ty CTTC hiện nay, chỉ có công ty CTTC II
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN là cung cấp cho thị trường sản phẩm
tương đối đa dạng. Ngoài sản phẩm truyền thống, công ty đã triển khai và áp dụng các sản
phâm như bán các khoản phải thu, cho thuê hợp vốn, cho thuê vận hành.
- Trong công tác tác nghiệp, việc xử lý nghiệp vụ vẫn còn mang dáng dấp của
sản phẩm cho vay trung và dài hạn của NHTM, công tác xử lý kế toán trong cho thuê tài
chính còn nhiều lúng túng (đặc biệt khi thu hồi tài sản, thực hiện mua và cho thuê lại tài sản,
cho thuê vận hành…). Do đó ảnh hưởng đến thủ tục xét duyệt cho vay, quy trình tài trợ còn
phức tạp, chậm chạp, gây khó khăn cho khách hàng khi thanh toán nợ điều này đã làm giảm
đi tính ưu việt, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm CTTC vốn là đơn giản về mặt thủ tục.
- Nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ vốn điều lệ của công ty và vay từ NHTM mẹ,
các hình thức huy động vốn khác như phát hành trái phiếu, mua hàng trả chậm từ nhà sản
xuất, hợp tác đồng tài trợ hầu như không có.
- Việc bán tài sản thu hồi còn chậm ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của
Công ty.Tài sản thu hồi không thể cho thuê tiếp, hoặc bán lại với giá thấp hơn dư nợ hoặc
không bán được. Thời gian thực hiện thu hồi, bán đấu giá tài sản kéo dài, mà tài sản thì
xuống cấp rất nhanh nên tiềm ẩn rủi ro cao, dễ mất vốn. Thu hồi, khởi kiện gặp khó khăn hơn
nếu Bên thuê thiếu thiện chí hợp tác. Tài sản là động sản nên việc tháo ráp, vận chuyển đối
với dây chuyển sản xuất là rất khó khăn.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 33
Nguyên nhân của những hạn chế
Phát triển hoạt động cho thuê tài chính (CTTC) đã góp phần làm đa dạng thêm kênh
tài trợ vốn cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Thực tế hoạt động này ở VN
trong thời gian qua đã góp phần hoàn thiện hệ thống tài chính nước nhà, song cũng đang gặp
phải một số hạn chế về khung pháp lý, nhân sự, vốn ... Do đó, để phát triển hoạt động CTTC
trong thời gian tới, cần chú ý giải quyết một cách đồng bộ các giải pháp như hoàn thiện pháp
luật, đào tạo nhân sự, gia tăng vốn và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của công ty CTTC.
9 Còn tồn tại một số bất cập, vướng mắc trong cơ chế chính sách khuôn khổ pháp
luật như vấn đề về thuế trong trường hợp bán và thuê lại, hoặc khi thu hồi tài sản CTTC chưa
được thực hiện như phát mãi tài sản thế chấp khi vay từ NHTM, khấu trừ thuế GTGT khi
khách hàng thanh toán tiền thuê, về việc thu hồi tài sản, về giới hạn cho thuê.
[
9 Phần lớn các công ty CTTC ở VN trực thuộc các NHTM, do đó, hoạt động
CTTC như là một mảng hoạt động của NHTM, chiến lược kinh doanh của công ty CTTC phụ
thuộc vào chiến lược của NHTM mình trực thuộc. Nguồn vốn hoạt động của các công ty
CTTC chủ yếu dựa trên cơ sở vốn điều lệ và vốn điều chuyển từ NHTM trực thuộc. Mặc dù,
các công ty có chức năng huy động vốn nhưng so với sản phẩm huy động vốn của NHTM
thì sản phẩm huy động vốn của các công ty CTTC quá đơn điệu. Cụ thể theo Quyết định số
1160/QĐ-NHNN, công ty CTTC không được huy động vốn ngắn hạn và khách hàng không
được rút vốn trước hạn nếu thời gian chưa gửi vốn chưa đủ 12 tháng và việc dùng khoản tiền
gửi tại công ty CTTC để cầm cố vay vốn tại các NHTM là không hề đơn giản. Mặt khác,
khách hàng cá nhân chưa có thói quen gửi vốn vào các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Khách hàng gửi vốn tại các công ty CTTC chủ yếu là một số bạn hàng có hợp tác trong kinh
doanh như đơn vị bảo hiểm, nhà cung cấp. Tuy nhiên, nguồn vốn này không đáng kể so với
nhu cầu vốn kinh doanh. Do đó, việc huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi của nền kinh tế đối
với khối các công ty CTTC là rất thấp
9 Trình độ nhân viên của công ty CTTC chủ yếu được điều động từ NHTM sang
nên hạn chế về mặt kỹ thuật. Đối với hoạt động CTTC có đặc trưng là gắn với tài sản nên
tính chuyên nghiệp trong kinh doanh của các công ty CTTC được thành lập dưới hình thức
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 34
này không cao. Ở các nước các công ty CTTC được hình thành từ các nhà sản xuất công
nghiệp, các tập đoàn công nghiệp - tài chính, CTTC mang tính chuyên dùng, gắn với một loại
hay một số loại tài sản cho thuê. Chẳng hạn như như công ty CTTC thuộc tập đoàn công
nghiệp tài chính Hyundai chuyên cho thuê ô tô; công ty CTTC thuộc tập đoàn công nghiệp
tài chính Doosan chuyên cho thuê thiết bị thi công xây dựng công trình
9 Chi phí sử dụng vốn của các công ty CTTC cao do vay của các NHTM. Bởi lẽ
để có vốn kinh doanh các công ty CTTC phải huy động từ các NHTM và các chủ thể khác để
có lợi nhuận đòi hỏi công ty CTTC phải xây dựng lãi suất cho thuê cao hơn lãi suất đầu vào
của công ty CTTC. Mặt khác, bên thuê còn phải nộp một khoản tiền ký quỹ cũng như phải
chiụ các khoản chi phí vận hành chạy thử vào mua bảo hiểm cho tài sản thuê. Chính điều đó
làm cho lãi suất đi thuê cao hơn lãi suất vay từ các NHTM. Đây là một trong điểm yếu của
các công ty CTTC so với các TCTD cung cấp vốn.
9 Công tác thẩm định dự án còn hạn chế, chất lượng thẩm định dự án cho thuê
còn bất cập như thông tin số liệu làm căn cứ tính toán thẩm định các dự án cho thuê (nhất là
dự án mới) chưa đầy đủ và chưa cập nhật kịp thời dẫn đến khó đánh giá về hiệu quả kinh tế
xã hội và tính khả thi của dự án cho thuê, chưa đánh giá hiệu quả dự án trong mối liên hệ với
dự án đầu tư tổng thể hoặc các dự án vay vốn khác của khách hàng, chưa xây dựng được hệ
thống chỉ tiêu “chuẩn” cho từng loại dự án cho thuê theo từnglĩnh vực đầu tư giúp cho việc
so sánh, đánh giá khi tiến hành thẩm định. Qua khảo sát cho thấy việc tuân thủ quy trình
CTTC của một số công ty chưa đưọc đảm bảo. Cụ thể nhiều tài sản thuê chưa được mua bảo
hiểm hoặc chỉ mua bảo hiểm một năm một lần chứ không mua toàn bộ thời hạn thuê thêm
vào đó là sự quản lý theo dõi không sát sao, đến khi hết hạn bảo hiểm không mua kịp thời
đến khi rủi ro xảy ra không có nguồn để bù đắp. Ngoài ra, các công ty CTTC thiếu chuyên
môn trong quá trình kiểm tra, theo dõi và hỗ trợ bên thuê tài chính trong quá trình khai thác
tài sản nên rủi ro là điều khó tránh khỏi.
9 Đối tượng khách hàng là DNNVV nên ý thức chấp hành luật pháp vẫn chưa
nghiêm, sổ sách không minh bạch. Khách hàng thường có ba số liệu về hoạt động SXKD
phục vụ cho ba mục đích khác nhau. Để NHTM dễ dàng cấp tín dụng, số liệu “đẹp hơn” thực
tế, nhưng để giảm bớt nghĩa vụ thực hiện NSNN số liệu thường thấp hơn thực tế và phải nộp
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 35
ngân sách nhà Số liệu về hoạt động sổ sách để vay vốn ngân hàng thường “đẹp” hơn để
NHTM dễ dàng cấp tín dụng, sổ sách đúng đã phản ánh trung thực hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
9 Sự hiểu biết của công chúng đối với hoạt động cho thuê tài chính còn hạn chế,
chưa có chiến lược tuyên truyền quảng bá rộng rãi. Công tác tiếp thị, quảng cáo tại các công
ty dường như bỏ ngỏ, tự phát manh mún, chưa đưa ra một định hướng chiến lược phát triển
dài hạn và hướng tiếp cận với các dự án lớn, hiệu quả.
3. Đề xuất giải pháp phát triển
Với thời gian 15 năm được du nhập vào VN, mặc dù còn nhiều bất cập nhưng hoạt
động CTTC này đã chứng tỏ là kênh tín dụng hữu hiệu cho các doanh nghiệp đặc biệt là
DNNVVHoạt động CTTC hình thành và phát triển rất sớm ở các nước phát triển. Đối với
Việt Nam, loại hình công ty CTTC không những ra đời muộn hơn mà số lượng vẫn còn
ít, quy mô chưa lớn.
Pháp luật Việt Nam thừa nhận công ty CTTC là một loại hình tổ chức TCTD phi
ngân hàng, hoạt động chủ yếu là CTTC. Công ty CTTC có vai trò rất quan trọng trong việc
thúc hút nguồn vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, có nhiều tiện
ích đối với nhiều chủ thể.Việc thành lập, hoạt động của các công ty CTTC phải thực hiện
đúng các quy định của NHNN và các quy định khác có liên quan. Công ty CTTC hoạt động
dựa trên những nguyên tắc cơ bản, phải đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa các bên tham gia
hoạt động CTTC, quản trị rủi ro trong kinh doanh và an toàn của hệ thống tín dụng. Pháp
luật về thành lập và hoạt động của công ty CTTC là một bộ phận của pháp luật ngân hàng,
điều chỉnh các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục cấp phép thành lập và hoạt động của
các công ty CTTC.
9 Một là hoàn thiện hệ thống pháp luật về công ty CTTC và hoạt động CTTC.
Chiến lược phát triển hệ thống tài chính của VN đến năm 2020 cũng nhấn mạnh đến nội
dung phải hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với TTTC và dịch vụ tài chính. Đa dạng hóa các
loại hình sản phẩm trên TTTC. Tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia
TTTC và dịch vụ tài chính. Hoàn thiện khung pháp lý điều tiết hệ thống thị trường tài chính
và dịch vụ tài chính để tăng cường điều tiết vĩ mô của Nhà nước và thực hiện giám sát hiệu
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 36
quả các hoạt động trên thị trường; thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính
theo chiều sâu trên cơ sở đa dạng hóa các định chế tài chính, các hàng hóa trên TTTC. Tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để phát triển đồng bộ thị trường dịch vụ kế
toán, kiểm toán, định mức tín nhiệm, tư vấn thẩm định giá, tư vấn thuế, đại lý hải quan. Triển
khai thực hiện có hiệu quả Luật kiểm toán độc lập. Tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả
hoạt động, vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, kế toán,
kiểm toán, giá, thuế và hải quan.
9 Hai là gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính thông qua
việc cổ phần hoá, phát hành cổ phiếu và tiến hành trích lập dự phòng chung để tăng nguồn
vốn tự có.
9 Ba là đa dạng hoá nguồn vốn hoạt động thông qua việc liên doanh liên kết với
các công ty bảo hiểm, các nhà cung ứng trong và ngoài nước, các định chế tài chính để tạo
nguồn cho thuê theo hình thức cho thuê hợp vốn, cho thuê trả góp hoặc gửi vốn có kỳ hạn tại
công ty với mức lãi suất hợp lý.
9 Bốn là triển khai nghiệp vụ bán các khoản phải thu từ các hợp đồng CTTC cho
các định chế tài chính.
9 Năm là tăng nguồn vốn kinh doanh bằng việc sử dụng phương thức mua hàng
trả chậm.
9 Sáu là đẩy mạnh phát hành trái phiếu để thu hút nguồn vốn từ nền kinh tế thông
qua thị trường chứng khoán.
9 Bảy là đa đạng hoá các hình thức cho thuê tài chính như mua và cho thuê lại,
cho thuê hợp vốn đồng thời mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ như cho thuê giáp lưng,
cho thuê vận hành, cho thuê uỷ thác, tư vấn và bảo lãnh liên quan đến hoạt động CTTC.
Ngoài ra, cần đa dạng hoá phương thức tính tiền thuê để cho phú hợp với mọi đối tượng
khách hàng.
9 Tám là nâng cao chất lượng thẩm định bao gồm thẩm định tài sản thuê, dự án
thuê và khách hàng thuê. Đồng thời, tăng cường quản lý tài sản trong và sau khi cho thuê và
tích cực xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu phát sinh để co hướng xử lý như cơ cấu lại khoản
nợ và có hướng giải quyết để giảm thiểu tổn thất có thể xẩy ra. Để làm được điều này các
công ty phải hoàn thiện quy trình và tuân thủ quy trình và quan trọng hơn hết là phải nâng
cao năng lực chuyên môn và đạo đức cho nhân viên.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 37
9 Chín là xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh với các chủ thể liên quan. Phương
châm đối với nhóm khách hàng này là “chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” nhằm tập trung
giải quyết hai vấn đề lớn là đảm bảo khả năng thực hiện tốt nhất mối quan hệ giữa công ty
với khách hàng thuê cho đến khi hợp đồng cho thuê tài chính được thanh lý và tạo nguồn vốn
cho công ty trong quá trình hoạt động. Do đó, các công ty cần xây dựng quan hệ đối tác chiến
lược với các công ty bảo hiểm, nhà sản xuất, tổ chức cung ứng tài sản cho thuê, và các định
chế tài chính.
9 Mười là đẩy mạnh chiến lược marketing. Công tác quảng cáo, tiếp thị phải làm
thật bài bản, chuyên nghiệp để tạo ấn tượng cho khách hàng đến giao dịch lần đầu. Xóa dần
phong cách phục vụ mang nặng dấu ấn quốc doanh, thực hiện phương châm “đi tìm khách
hàng cho mình chứ không chờ khách hàng tìm đến mình”. Việc phổ biến kiến thức về CTTC
cần kết hợp nhiều phương thức quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
như: đài phát thanh, truyền hình, báo chí và internet... để từ đó nắm bắt các cơ hội tiếp xúc
trực tiếp với doanh nghiệp. Các hình thức quảng cáo phải được giao cho một bộ phận riêng
trong công ty chuẩn bị chu đáo tránh những lỗi sai sót gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh
công ty.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 38
KẾT LUẬN
YZUZY
Từ lâu nay, vốn luôn là một vấn đề nhức nhối đối với những doanh nhân, tổ chức để
khởi sự một doanh nghiệp, không kể đó là doanh nghiệp sản xuất, thương mại hay hoạt động
trong ngành dịch vụ. Thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động thì việc thiếu
hụt vốn để đầu tư, mở rộng kinh doanh hơn nữa cũng khiến không ít doanh nghiệp đau đầu.
Lúc này họ có thể tìm đến các khoản vay tại các ngân hay có thể kêu gọi các nhà đầu tư hỗ
trợ vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì điều này khá
khó khăn do năng lực tài chính còn hạn chế và các phương thức huy động vốn này sẽ vấp
phải sự e ngại rất lớn từ những nhà tài trợ. Do đó, cho thuê tài chính đã thực sự nổi lên như
một giải pháp với những ưu điểm vượt trội để giúp các doanh nghiệp giải quyết các nhu cầu
về vốn.
Qua phần trình bày ở trên ta có thể thấy là cho thuê tài chính đã xuất hiện từ khá lâu
và đang được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Đức, Thụy Điển, Úc,...
và cũng đang dần phát triển ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù vậy, đối với nhiều doanh nghiệp
trong nước thì cho thuê tài chính vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ và trong nhiều trường
hợp kênh tài trợ này lại bị các doanh nghiệp bỏ quên. Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này
nhưng nổi bật nhất vẫn là các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu cặn kẽ về các nguyên lý,
cách thức hoạt động của kênh tài trợ này và số lượng các công ty cho thuê tài chính tại Việt
Nam cũng khá ít ỏi với số lượng trụ sở và chi nhánh còn hạn chế.
Vì vậy, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như bản thân các
công ty cho thuê tài chính trong việc tuyên truyền, quảng bá những lợi ích, tính đa dạng của
cho thuê tài chính so sánh với các loại hình tài trợ khác để cho thuê tài chính ngày càng phát
triển hơn nữa và trở thành một kênh trung chuyển vốn hiệu quả trong nền kinh tế.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến
Nhóm 2 – Cao học‐ NH Đêm 1 Trang 39
Nguồn tài liệu:
Giáo trình ngân hàng thương mại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cty_cttc_final_8446.pdf