Tiểu luận Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Khó khăn về k iểm soát: Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty. Tất cả các h oạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. Do đó, sự hiểu b iết và mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, bởi sự ủy quyền giữa các thành viên mang tính mặc nhiên và có phạm vi rất rộng lớn.  Thiếu bền vững và ổn định: Chỉ cần một thành viên gặp rủi ro hay có s uy nghĩ không phù hợp là công ty có thể không còn tồn tại nữa; tất cả các hoạt động kinh doanh dễ bị đình chỉ. Sau đó nếu muố n thì bắt đầu công việc kinh doanh mới, có th ể c ó hay không cần một công ty TN HH khác. Công ty TNHH còn có bất lợi hơn so với Doanh nghiệp Tư nhân về nhữ ng điểm như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên kém năng lực và phẩm chất.

pdf38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12149 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công ty TNHH hai thành viên trở lên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..................................................... 16 4.2.2. Thẩm quyền ................................................................................................................... 16 4.2.3. Họp Hội đồng thành viên ............................................................................................. 17 4.3. Chủ tịch Hội đồng thành viên ............................................................................................ 19 4.4. Giám đốc (Tổng giám đốc) ................................................................................................ 19 V. TỔ CHỨC LẠI - GIẢI THỂ - PHÁ SẢN ................................................................ 22 5.1. Tổ chức lại công ty .............................................................................................................. 22 5.1.1. Hợp nhất công ty ........................................................................................................... 22 5.1.2. Sáp nhập công ty ........................................................................................................... 23 5.1.3. Chia công ty ................................................................................................................... 23 5.1.4. Tách công ty................................................................................................................... 23 5.1.5. Chuyển đổi công ty ....................................................................................................... 23 5.2. Giải thể công ty .................................................................................................................... 24 5.3. Phá sản công ty .................................................................................................................... 25 VI. SO SÁNH VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KHÁC.............. 26 6.1. Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty TNHH một thành viên .................. 26 6.1.1. Tương đồng .................................................................................................................... 26 6.1.2. Khác biệt......................................................................................................................... 26 6.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Cổ phần ........................................... 27 6.2.1. Tương đồng .................................................................................................................... 27 6.2.2. Khác biệt......................................................................................................................... 27 6.2.3. So sánh............................................................................................................................ 28 6.3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Doanh nghiệp Tư nhân ................................ 28 6.3.1. Ưu điểm .......................................................................................................................... 28 6.3.2. Nhược điểm.................................................................................................................... 29 6.3.3. So sánh............................................................................................................................ 29 Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 5 - 6.3.3.1. Tương đồng ............................................................................................................. 27 6.3.3.2. Khác biệt .................................................................................................................. 27 VII. NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 31 7.1. Nhận xét về loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên ........................................ 31 7.1.1. Ưu điểm .......................................................................................................................... 31 7.1.2. Nhược điểm.................................................................................................................... 31 7.2. Những bất cập trong quy định pháp luật về Công ty TNHH ......................................... 31 7.3. Kết luận ................................................................................................................................. 32 Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 6 - Chương 1 KHÁI NIỆM - ĐẶC ĐIỂM 1.1. Khái niệm: Theo Điều 38 của Luật Doanh nghiệp 2005, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:  Thành viên có thể là cá nhân hay tổ chức; số lượng không vượt quá 50;  Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ t ài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;  Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định riêng;  Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;  Công ty TNHH không được quy ền phát hành cổ phần. 1.2. Đặc điểm: 1.2.1. Thành viên công ty: Thành viên góp vốn trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể là cá nhân hoặc tổ chức, số lượng tối thiểu là 2 và tối đa là 50. Trong trường hợp số lượng thành viên vượt quá 50, công ty phải chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư 2005. 1.2.2. Chuyển nhượng vốn góp: 1.2.2.1. Chuyển nhượng trong nội bộ công ty: hoàn toàn tự do. Trong quá trình t ham gia góp vốn vào công ty, thành viên được quyền chuy ển nhượng phần vốn góp của mình cho các thành viên khác trong công ty mà không bị giới hạn bởi bất cứ điều kiện gì. 1.2.2.2. Chuyển nhượng ngoài công ty: phải tuân thủ điều kiện ràng buộc theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2005. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 7 - Khi một thành viên nào đó muốn chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho cá nhân, tổ chức khác không phải là thành viên trong công ty thì phải ưu tiên chào mời các thành viên hiện có trong công ty mua phần vốn dự định chuyển nhượng theo tỉ lệ phần vốn góp của các thành viên này. Khi và chỉ khi các thành viên (hiện có) trong công ty không mua hoặc mua không hết phần vốn góp đó trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán, thì mới được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty. 1.2.3. Tư cách pháp nhân: Công ty TNHH hai thành viên trở lên chính thức được xem là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phạm vi vốn của công ty, là tổng số vốn góp của tất cả các thành viên, hay còn gọi là vốn điều lệ. 1.2.4. Không phát hành cổ phần: Cũng như Doanh nghiệp Tư nhân, Công ty Hợp danh, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên trong quá trình hoạt động kinh doanh không được quy ền phát hành cổ phần nhằm mục đích huy động vốn, trừ một số loại chứng khoán được pháp luật cho phép. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 8 - Chương 2 THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP 2.1. Đối tượng: M ọi cá nhân, tổ chức có quyền thành lập và quản lý công ty được quyền đăng ký thành lập Công ty TNHH hai t hành viên trở lên, trừ những đối tượng bị hạn chế theo Điều 13 của Luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó, những tổ chức, cá nhân không được quyền t hành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm:  Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;  Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;  Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;  Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước t ại doanh nghiệp khác;  Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;  Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;  Các trường hợp khác t heo quy định của pháp luật về phá sản. 2.2. Thủ tục: Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2005, hồ sơ đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm có:  Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu).  Dự thảo Điều lệ công ty.  Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo: Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 9 - o Đối với t hành viên là cá nhân: bản sao CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. o Đối với thành viên là tổ chức: bản sao Quy ết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền, CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền. Nếu thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.  Xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.  Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác trong trường hợp kinh doanh những ngành, nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề. Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được bắt đầu hoạt động và phải bố cáo trên báo. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 10 - Biểu mẫu Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh Biểu mẫu Dự thảo Điều lệ công ty Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 11 - Biểu mẫu Danh sách thành viên công ty ( Nguồn: ) 2.3. Thay đổi nội dung đăng ký: Khi muốn thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có), mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư của doanh nghiệp và các vấn đề khác, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quy ết định thay đổi. Tùy theo yêu cầu thay đổi, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (mới) và cũng phải bố cáo những thay đổi đó trên báo như khi bố cáo thành lập. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, rách, cháy hoặc tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp có quyền đăng ký để được cấp lại và phải trả phí t heo quy định. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 12 - Chương 3 THÀNH VIÊN CÔNG TY 3.1. Điều kiện: 3.1.1. Đối tượng đăng ký: Căn cứ vào Điều 13 của Luật Doanh nghiệp 2005, mọi cá nhân, tổ chức đều có thể góp vốn vào công ty (nhưng không tham gia thành lập và quản lý) hoặc trở thành thành viên thành lập và quản lý công ty, trừ các đối tượng bị hạn chế như sau:  Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;  Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 3.1.2. Thực hiện góp vốn: Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005, góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. Việc góp vốn của các thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải được t hực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2005:  Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự t hay đổi. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 13 - các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.  Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.  Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây: o Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp; o Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty; o Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định t ại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này.  Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ y ếu sau đây: o Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; o Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; o Vốn điều lệ của công ty; o Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; o Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên; o Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; o Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 14 -  Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp. Ví dụ về thành viên góp vốn của Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Theo đó, công ty này có 3 t hành viên, người đại diện pháp luật là Phạm Anh Tuấn với vốn điều lệ là 500.000.000đ. o Thành viên thứ 1: Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển; có đại diện là Phạm Anh Tuấn, góp 350.000.000đ tương ứng 70% vốn góp. o Thành viên thứ 2: Lê Bích Liên, góp 75.000.000đ tương ứng 15% vốn góp. o Thành viên thứ 3: Nguyễn Thị Bích Hằng, góp 75.000.000đ tương ứng 15% vốn góp. 3.2. Quyền và nghĩa vụ: 3.2.1. Quyền: Theo Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2005, thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên có các quyền sau đây:  Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quy ết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 15 -  Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp;  Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục sổ đăng ký thành viên, sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, sổ biên bản họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu khác của công ty;  Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;  Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải t hể hoặc phá sản;  Được ưu t iên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ; được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật này;  Khiếu nại hoặc khởi kiện Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên hoặc công ty theo quy định của pháp luật ;  Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuy ển nhượng, để thừa kế, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;  Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2005, có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền. Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 75% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2005 thì các thành viên thiểu số hợp nhau lại đương nhiên có quyền như quy định trên. 3.2.2. Nghĩa vụ: Nghĩa vụ của thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định chặt chẽ t ại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2005, bao gồm: Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 16 -  Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty; không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 43, 44, 45 và 60 của Luật này;  Tuân thủ Điều lệ công ty;  Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên;  Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này;  Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực h iện các hành vi sau đây: o Vi phạm pháp luật; o Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác; o Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty. 3.3. Xử lý vốn góp: 3.3.1. Mua lại: Việc mua lại phần vốn góp của mình được thực hiện khi thành viên bỏ phiếu không t án thành với các quyết định của Hội đồng thành viên theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2005:  Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không t án thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây: o Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên; o Tổ chức lại công ty; o Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong t hời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề quy định tại các điểm nêu trên. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 17 -  Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực h iện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.  Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền chuy ển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên. ” 3.3.2. Chuyển nhượng: Trừ các trường hợp quy định t ại Khoản 6 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2005, thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác căn cứ vào Điều 44 của Luật này. Theo đó, thành viên có nhu cầu chuyển nhượng vốn:  Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;  Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán. 3.3.3. Xử l ý các trường hợp khác: Trong các trường hợp khác, thành viên khi chết hay tòa tuyên bố là đã chết thì được chuyển phần vốn góp của mình cho người khác hay là thành viên khác theo quy định của Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2005:  Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty;  Trong trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ; Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 18 -  Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43 và Điều 44 của Luật này trong các trường hợp sau đây: o Người thừa kế không muốn trở thành thành viên; o Người được t ặng cho theo quy định tại Khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên; o Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.  Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.  Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huy ết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.  Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây: o Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; o Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật này. 3.3.4. Thực trạng và kiến nghị: 3.3.4.1. Thực trạng: Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2005 đã có quy định khá đầy đủ, nhưng trên thực tế, một số Công ty TNHH hai thành viên trở lên đăng ký số vốn góp cam kết rất lớn nhưng số vốn góp thực t ế lại thấp hơn rất nhiều. Nguy ên nhân là do việc góp vốn từ trước đến nay được xem là thỏa thuận nội bộ của công ty và chỉ phát hiện ra sai Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 19 - phạm khi có sự kiểm tra của Nhà nước. Đây chính là kẽ hở cho một số công ty lợi dụng nhằm nâng cao uy tín khi giao dịch, ký kết hợp đồng. 3.3.4.2. Kiến nghị:  Nên quy định rõ số vốn cam kết và số vốn đã góp thực t ế của công ty;  Cần công khai hơn các thông tin về vốn góp của công ty;  Nên tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ góp vốn và xử phạt chế tài nặng các trường hợp không góp vốn đúng hạn;  Quy định thời gian góp vốn thực tế ngắn hơn (so với 36 tháng sau lần cam kết cuối)  Cần có chế tài cụ thể hơn đối các trường hợp vi phạm quy định về góp vốn. (Nguồn: n/Home/doanhnghiep/phapluat/59983/Quy-dinh-ve-von- gop-nhieu-ke-ho.html ) Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 20 - Chương 4 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ 4.1. Sơ đồ tổ chức: Công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp công ty có ít hơn 11 thành viên vẫn có thể lập Ban kiểm soát nhưng phải phù hợp với yêu cầu quản trị của công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Chủ tịch Hội đồng thành viên hay Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Chủ Tịch HĐTV HĐTV HĐTV Ban Kiểm Soát Giám Đốc/ Tổng Giám Đốc Phòng HC-NS Phòng Kế Toán Phòng Kinh Doanh … ………… Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 21 - Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định t ại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty. 4.2. Hội đồng thành viên: 4.2.1. Vai trò: Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần. 4.2.2. Thẩm quyền:  Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;  Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quy ết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;  Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;  Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuy ển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán t ài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo t ài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;  Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;  Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty; Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 22 -  Thông qua báo cáo t ài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;  Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;  Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;  Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;  Quyết định tổ chức lại công ty;  Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;  Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 4.2.3. Họp Hội đồng thành vi ên: Hội đồng t hành viên được triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ của công ty. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được tổ chức t ại trụ sở chính của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.  Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì Hội đồng thành viên được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần t hứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.  Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì Hội đồng thành viên được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp Hội đồng thành viên được t iến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 23 - Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng t hành viên. Thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Hội đồng thành viên thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:  Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;  Quyết định phương hướng phát triển công ty;  Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;  Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;  Tổ chức lại hoặc giải thể công ty. Quyết định của Hội đồng thành viên được t hông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:  Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;  Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị t ài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 24 - 4.3. Chủ tịch Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 5 năm và có thể bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quy ền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:  Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;  Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;  Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng t hành viên hoặc tổ chức v iệc lấy ý kiến các thành viên;  Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;  Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên;  Các quy ền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 4.4. Giám đốc (Tổng giám đốc): Giám đốc (hoặc T ổng giám đốc) công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện trước pháp luật của công ty thì Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 25 - Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) có thể là thành viên công ty hoặc là người được thuê bên ngoài, làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động. Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:  Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;  Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định t ại Điều lệ công ty. Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định trên, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ. Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ sau đây:  Tổ chức thực hiện các quy ết định của Hội đồng thành viên;  Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;  Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;  Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh t huộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;  Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quy ền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;  Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;  Trình báo cáo quy ết toán t ài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;  Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;  Tuyển dụng lao động; Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 26 -  Các quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà G iám đốc (hoặc Tổng giám đốc) ký với công ty theo quy ết định của Hội đồng thành viên. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 27 - Chương 5 TỔ CHỨC LẠI - GIẢI THỂ - PHÁ SẢN 5.1. Tổ chức l ại công ty: Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các hình thức tổ chức lại công ty gồm có: hợp nhất, sáp nhập, chia, t ách, chuy ển đổi hình thức từ Công ty TNHH hai thành viên trở lên sang Công ty Cổ phần. 5.1.1. Hợp nhất công ty: Thực hiện theo trình tự như sau:  Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở các công ty bị hợp nhất; t ên, trụ sở công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất ; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi t ài sản, chuyển đổi phần vốn góp của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;  Các thành viên của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ t ịch Hội đồng thành viên;  Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty hợp nhất tiến hành đăng ký kinh doanh cho công ty hợp nhất. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;  Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp hợp nhất mà công ty hợp nhất có thị phần hơn 50% trên thị trường có liên quan trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác; Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 28 -  Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ t ài sản khác của các công ty bị hợp nhất. 5.1.2. Sáp nhập công ty: Thủ tục sáp nhập được quy định tương tự như trường hợp hợp nhất. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. 5.1.3. Chia công ty: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể được chia thành một số công ty cùng loại. Thủ tục chia được quy định tương tự như trường hợp hợp nhất, sáp nhập. Sau khi đăng ký kinh doanh các công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia. 5.1.4. Tách công ty: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (gọi là công ty bị t ách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách. Việc tách công ty do Hội đồng thành viên quyết định. Thủ tục t ách được quy định tương tự như trường hợp hợp nhất, sáp nhập. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ t ài sản khác của công ty bị tách. 5.1.5. Chuyển đổi công ty: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. Thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH, Công ty Cổ phần (sau đây gọi là công Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 29 - ty được chuy ển đổi) thành Công ty Cổ phần, Công ty TNHH (sau đây gọi là công ty chuyển đổi) được quy định như sau:  Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định chuyển đổi và Điều lệ công ty chuy ển đổi. Quyết định chuyển đổi phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty được chuyển đổi; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty chuyển đổi; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty được chuyển đổi thành tài sản, cổ phần, trái phiếu, phần vốn góp của công ty chuyển đổi; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện chuyển đổi;  Quyết định chuyển đổi phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;  Việc đăng ký kinh doanh của công ty chuyển đổi được tiến hành theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quy ết định chuyển đổi. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuy ển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi. 5.2. Giải thể công ty: Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:  Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy ết định gia hạn;  Theo quyết định của Hội đồng thành viên;  Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 trong t hời hạn 6 tháng liên tục;  Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ t ài sản khác. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 30 - 5.3. Phá sản công ty: Được áp dụng theo các quy định của Luật Phá sản. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 31 - Chương 6 SO SÁNH VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KHÁC 6.1. Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty TNHH một thành viên: 6.1.1. Tương đồng: Hai loại hình doanh nghiệp này có khá nhiều điểm tương đồng về địa vị pháp lý. Cả hai loại đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình. Cả hai loại công ty TNHH đều không có quy ền phát hành cổ phần. 6.1.2. Khác biệt: Tuy nhiên, điểm khác nhau lớn nhất của hai loại hình này chính là số lượng thành viên. Công ty TNHH Một thành vi ên Công ty TNHH Hai thành viên trở lên Chỉ có duy nhất 1 chủ sở hữu Có từ 2 đến 50 thành viên Đặc điểm này làm cho giữa hai loại hình này có sự khác nhau tương đối về vấn đề vốn, cơ cấu quản lý tổ chức, cũng như địa vị pháp lý của các chủ sở hữu. M ột điểm khác nhau cơ bản liên quan đến vấn đề vốn, đó là: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể t ăng hoặc giảm vốn điều lệ (Điều 60); trong khi đó Công ty TNHH một thành viên chỉ được t ăng chứ không được giảm vốn điều lệ (Điều 76). Hai loại hình này có thể chuyển đổi lẫn nhau, căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 32 - 6.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Cổ phần: 6.2.1. Tương đồng: Nghiên cứu các quy định về Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Điều 38- 62) và các quy định về Công ty Cổ phần (Điều 77-129), có thể thấy Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Cổ phần có một số điểm giống nhau như sau:  Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy phép Đăng ký kinh doanh.  Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình. 6.2.2. Khác biệt: Tuy nhiên, giữa hai loại hình này cũng tồn tại rất nhiều điểm khác nhau: Đặc điểm Công ty TNHH Hai thành viên trở lên Công ty Cổ phần Số lượng thành viên Có từ 2-50 t hành viên Tối thiểu 3 thành viên Không hạn chế tối đa Vốn Không được phát hành cổ phần Có quy ền phát hành chứng khoán các loại Chỉ được chuy ển nhượng vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp Được tự do chuy ển nhượng vốn Vốn điều lệ phải được đóng góp đủ bởi t ất cả thành viên Cổ đông sáng lập chỉ cần đăng ký mua ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán. Phần còn lại phải được Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 33 - phát hành hết trong 3 năm kể tử ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trước Cổ đông có quyền chuyển nhượng cho bất kỳ ai Cơ cấu quản lý Cơ quan cao nhất là Hội đồng thành viên Cơ quan cao nhất là Đại hội đồng cổ đông Giám đốc (Tổng giám đốc) có thể làm Giám đốc (Tổng giám đốc) của doanh nghiệp khác Giám đốc (Tổng giám đốc) không được làm Giám đốc (Tổng giám đốc) của doanh nghiệp khác 6.2.3. So sánh: Nhìn chung, Công ty TNHH hai t hành viên trở lên có nhiều ưu điểm hơn so với Công ty Cổ phần:  Về mặt tổ chức: Đơn giản hơn.  Về mặt pháp lý: Ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật hơn Công ty Cổ phần. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành Công ty Cổ phần và ngược lại. 6.3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Doanh nghiệp Tư nhân: 6.3.1. Ưu điểm:  Công ty TNHH hai thành viên trở lên có nhiều chủ sở hữu hơn Doanh nghiệp Tư nhân nên có thể có nhiều vốn hơn, do vậy có vị thế tài chính t ạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 34 -  Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia đ iều hành công việc kinh doanh. Các thành viên có trình độ kiến thức khác nhau, họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị.  Trách nhiệm pháp lý hữu hạn. 6.3.2. Nhược đi ểm:  Khó khăn về kiểm soát: Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty. Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. Do đó, sự hiểu biết và mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, bởi sự ủy quyền giữa các thành viên mang tính mặc nhiên và có phạm vi rất rộng lớn.  Thiếu bền vững và ổn định: Chỉ cần một thành viên gặp rủi ro hay có suy nghĩ không phù hợp là công ty có thể không còn tồn tại nữa; tất cả các hoạt động kinh doanh dễ bị đình chỉ. Sau đó nếu muốn thì bắt đầu công việc kinh doanh mới, có thể có hay không cần một công ty TNHH khác. Công ty TNHH còn có bất lợi hơn so với Doanh nghiệp Tư nhân về những điểm như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên kém năng lực và phẩm chất. 6.3.3. So sánh: 6.3.3.1. Tương đồng: Cả công ty TNHH hai thành viên trở lên và Doanh nghiệp Tư nhân đều có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ. 6.3.3.2. Khác biệt: Công ty TNHH Hai thành viên trở lên Doanh nghiệp Tư nhân Có tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân Có từ 2-50 thành viên Chỉ do 1 cá nhân làm chủ Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 35 - Thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn ở phần vốn góp của mình Chủ Doanh nghiệp Tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Có thể chuyển đổi, chia t ách doanh nghiệp Không thể chuyển đổi, chia tách doanh nghiệp Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 36 - Chương 7 NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ 7.1. Nhận xét về loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên: 7.1.1. Ưu điểm:  Công ty có thể thay đổi địa chỉ trụ sở giao dịch, đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các địa phương khác chứ không bó hẹp tại địa phương đặt trụ sở - địa phương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;  Có tư cách pháp nhân;  Chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn và tối đa không vượt quá phần vốn góp, phân chia rủi ro trong kinh doanh;  Có nhiều t hành viên góp vốn nên khả năng huy động vốn tốt hơn và quy mô kinh doanh cũng mở rộng hơn;  Có nhiều thành viên nên trình độ quản lý tốt hơn. 7.1.2. Nhược đi ểm:  Số lượng thành viên không được vượt quá 50. Không được phát hành cổ phiếu nên khả năng tăng vốn bị hạn chế. Quy mô kinh doanh nhỏ hơn Công ty Cổ phần.  Vốn góp của các t hành viên còn lại bị ảnh hưởng khi có một thành viên rút vốn. Việc chuyển nhượng vốn góp bị hạn chế gắt gao do quy trình chuy ển nhượng khắt khe, phức t ạp. 7.2. Những bất cập trong quy định pháp luật về Công ty TNHH:  Khoản 2 Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định: “Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các t hành viên”, mà theo Điều 52 của Luật này quy định việc thông qua quyết định của Hội đồng thành viên không có trường hợp nào cần phải có sự nhất trí của các thành viên. Điều này Quốc hội cần xem xét chỉnh sửa cho phù hợp. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 37 -  Trong Công ty TNHH, Hội đồng thành viên được quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Như vậy, xét về bản chất, quan hệ giữa Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Hội đồng thành viên là quan hệ lao động. Tuy nhiên, theo pháp luật về lao động, “Không có loại hợp đồng lao động có hạn đến 5 năm và việc chấm dứt hợp đồng lao động phải tuân thủ các điều kiện về chấm dứt hợp đồng lao động”. Bởi vậy, việc xác định nhiệm kỳ, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ này sẽ gặp vướng mắc nếu xem xét ở khía cạnh Luật Lao động.  Nghị định 139/2007/CP cũng như Điều 57 của Luật Doanh nghiệp 2005 đều có quy định đối với người không đủ điều kiện vốn tối thiểu để làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì phải có trình độ chuy ên môn hoặc kinh nghiệm thực t ế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Quy định này là không rõ ràng, vì hiểu như thế nào về kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh? Người làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có thâm niên quản lý bao lâu là được? Mặt khác, quy định cho phép Điều lệ công ty có quyền quy định tiêu chuẩn và đ iều kiện làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty TNHH khác so với quy định t ại Nghị định 139/2007/CP đã vô hiệu hóa toàn bộ các tiêu chuẩn và điều kiện để làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty TNHH. Do đó, đưa ra quy định như Điều 13 của Nghị định 139/2007/CP là không cần thiết. 7.3. Kết luận:  Tuy còn nhiều bất cập nhưng nhìn chung pháp luật về Công ty TNHH hai thành viên trở lên như hiện nay là khá đầy đủ và đảm bảo việc thực thi pháp luật trong việc thành lập, quản lý doanh nghiệp.  Nhiều phần trong Luật Doanh nghiệp 2005 và các nghị định hướng dẫn đều có giao quyền cho công ty bằng câu: “Ngoại trừ điều lệ có quy định khác” hoặc “và các quy định khác trong điều lệ công ty”. Điều này giao quy ền khá rộng cho các công ty nhưng trong một số trường hợp lại tự vô hiệu hóa toàn bộ các quy định trong Luật như đã phân tích ở trên. Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên GVHD: TS.LS. Trần Anh Tuấn - 38 - TÀI LIỆU THAM KHẢO  Giáo trình Luật Kinh doanh – LS.TS Trần Anh Tuấn & LS.ThS Lê Minh Nhựt  Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29.11.2005  Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15.4.2010 về đăng ký doanh nghiệp  Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 4.6.2010 hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục quy định trong N ghị định 43/2010/NĐ-CP  Một số kiến nghị về sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2005 liên quan đến bảo vệ cổ đông, thành viên công ty. Trích nguồn:  Những bất cập của N ghị định 139/2007/NĐ-CP Trích nguồn: doanh-nghiep-nhieu-bat-cap.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf8_lopmba11b_nhom_8_cong_ty_tnhh_2_thanh_vien_tro_len_8949.pdf