Tiểu luận Công ước ngăn chặn và trừng phạt tội ác diệt chủng
Với QG ở loại (a): Hiệu lực pháp lý của việc ký là khác nhau tùy công ước,
song với Công ước Diệt chủng thì Tòa coi việc ký là bước đầu tiên để trở
thành thành viên Công ước. Nếu chỉ ký mà chưa phê chuẩn thì QG chưa thể
trở thành 1 bên của Công ước, song so với các QG chưa ký hay gia nhập thì
QG ký có lợi thế hơn bởi chữ ký sẽ tạo ra một trạng thái tạm thời trong khi
chờ phê chuẩn mà trong đó QG ký được quyền đưa ra những phản đối bảo
lưu tạm thời. Tuy nhiên, thứ nhất, giá trị và tầm quan trọng của trạng thái
chờ này sẽ giảm khi Công ước có hiệu lực; thứ hai, cho tới khi hoàn thành
phê chuẩn Công ước, phản đối bảo lưu của QG ký sẽ chưa thể có hiệu lực
pháp lý đối với QG bảo lưu, nó chỉ có giá trị như 1 lưu ý đối với QG bảo
lưu về quan điểm sau cùng của QG ký khi QG này trở thành thành viên
Công ước; thứ ba, nếu QG ký không hoàn thành việc phê chuẩn thì quyền
mà trạng thái chờ tạo ra cho QG này sẽ mất đi, và lưu ý trên cũng sẽ là vô
nghĩa. QG bảo lưu cần lưu ý rằng ngay sau khi QG ký hoàn thành việc phê
chuẩn và trở thành 1 bên của Công ước, phản đối bảo lưu của QG ký sẽ có
hiệu lực pháp lý đầy đủ và QG bảo lưu sẽ phải xem xét quyết định liệu họ
muốn duy trì hay rút lại bảo lưu.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công ước ngăn chặn và trừng phạt tội ác diệt chủng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
CÔNG ƯỚC NGĂN CHẶN VÀ TRỪNG PHẠT
TỘI ÁC DIỆT CHỦNG
I – Giới thiệu chung về Công ước:
- Là thỏa thuận quốc tế được thông qua tại Đại hội đồng LHQ vào ngày
9/12/1948, có hiệu lực vào ngày 12/1/1951.
- Là một trụ cột chính trong khuôn khổ phát triển các quy tắc nhân đạo quốc
tế.
Mục tiêu:
Công ước tuyên bố diệt chủng là một tội ác theo luật pháp quốc tế. Nó lên án tội ác
diệt chủng, dù là trong thời bình hay trong thời gian chiến tranh, và cung cấp một
định nghĩa rõ ràng về loại tội phạm này. Hơn nữa, các hình phạt quy định áp dụng
đối với tội diệt chủng không phải chịu những hạn chế về mặt thời gian và địa
điểm.
Nội dung chính:
- Xác nhận rằng diệt chủng là tội ác được thực hiện bằng các hành vi như:
giết, xâm phạm đến sự toàn vẹn thể chất hoặc tinh thần của các thành viên
trong tập thể, cố ý bắt các tập thể phải sống trong những điều kiện dẫn đến
việc biến mất cả cộng đồng, thực hiện các các biện pháp cản trở việc sinh
đẻ của cộng đồng, cưỡng bức chuyển trẻ em từ cộng đồng này sang cộng
đồng khác
- Người thực hiện, người đề ra chủ trương, cổ vũ, mưu toan thực hành dù là
người lãnh đạo nhà nước, là quan chức hay thường dân mà phạm tội ác diệt
chủng đều bị đưa ra xét xử và trừng trị
- Công ước quy định rằng người bị buộc tội diệt chủng sẽ được xét xử bởi tòa
án có thẩm quyền Nhà nước trong lãnh thổ diễn ra hành vi bị buộc tọi là
diệt chủng hoặc bởi tòa án như hình sự quốc tế có thẩm quyền đối với các
Bên ký kết.
Hiện nay, Hầu hết các thành viên LHQ đã tham gia Công ước. Chỉ riêng có Hoa
kỳ cho đến nay vẫn đứng ngoài Công ước này.
II – Hoàn cảnh đưa ra ý kiến tư vấn:
Ngày 16/11/1950, Đại hội đồng LHQ đã có cuộc họp toàn thể thứ 305 liên quan
đến vấn đề Bảo lưu đối với các công ước đa phương.
Trước đó, Tổng thư ký LHQ đã đệ trình báo cáo lên Đại hội đồng về vấn đề trên
và trong cuộc họp, Đại hội đồng đã xem xét báo cáo trên. Bên cạnh đó, Đại hội
đồng thấy rằng: thứ nhất, một số bảo lưu đối với Công ước ngăn chặn và trừng
phạt tội ác diệt chủng đã bị một số QG phản đối; thứ hai, Ủy ban Luật quốc tế
đang nghiên cứu toàn bộ vấn đề của luật điều ước, bao gồm vấn đề bảo lưu; thứ
ba, trong phiên họp thứ 5 của Đại hội đồng và đặc biệt trong Ủy ban thứ Sáu đã có
những quan điểm khác nhau liên quan tới bảo lưu. Do đó Đại hội đồng đã thông
qua một nghị quyết trong đó yêu cầu Tòa án công lý quốc tế đưa ra ý kiến tư vấn
cho một số câu hỏi thuộc vấn đề bảo lưu.
III – Nội dung tư vấn và nhận xét:
Câu I
1. Nội dung câu hỏi:
Nước bảo lưu có thể được coi là một bên của Công ước trong khi vẫn duy trì bảo
lưu hay không, nếu bảo lưu đó bị phản đối bởi một hoặc nhiều bên tham gia Công
ước nhưng không phải bởi tất cả?
2. Ý kiến tư vấn:
Một QG đã đưa ra và duy trì một bảo lưu mà bị phản đối bởi một hoặc nhiều bên
của Công ước nhưng không phải bởi tất cả các bên thì vẫn có thể được coi là 1 bên
của Công ước nếu bảo lưu phù hợp với đối tượng và mục đích của Công ước; nếu
không thì QG đó không thể được coi là 1 bên của Công ước.
3. Lập luận:
Lưu ý: Câu hỏi không đề cập đến khả năng bảo lưu Công ước Diệt chủng mà đến
vấn đề liệu nước giao kết tuyên bố bảo lưu trong khi duy trì bảo lưu đó vẫn có thể
được coi là 1 bên của công ước hay không, khi mà có bất đồng quan điểm giữa các
bên giao kết, một số thì chấp thuận bảo lưu, số khác thì từ chối.
- Nguyên tắc chung đc công nhận là: 1 công ước đa phương là KQ của 1
thỏa thuận được tự do ký kết dựa trên các điều khoản; và do đó không 1 bên
giao kết nào được quyền làm vô hiệu hay giảm giá trị mục đích và nguyên
nhân tồn tại của công ước bằng các quyết định đơn phương hay các thỏa
thuận riêng. Nguyên tắc này có liên hệ với quan điểm về tính toàn vẹn của
công ước như đã được thông qua, theo đó không bảo lưu nào là hợp lệ trừ
khi được chấp nhận bởi tất cả các bên ký kết, không có ngoại lệ. Đây là
nguyên tắc không thể chối cãi. Tuy nhiên với Công ước Diệt chủng, tính
phổ quát của LHQ – tổ chức bảo trợ cho sự ký kết Công ước, và bản thân
điều XI của Công ước cũng cho phép các QG tham gia một cách rộng rãi –
điều này dẫn đến việc áp dụng nguyên tắc trên 1 cách linh hoạt. Bên cạnh
đó, phản ứng chung đối với bảo lưu là đồng ý ngầm, do vậy, nước bảo lưu
tuy bị từ chối bởi một số bên ký kết song vẫn được coi là 1 bên của công
ước và nước này sẽ có quan hệ với những bên chấp thuận bảo lưu của họ -
biểu hiện của nhu cầu mới về sự linh hoạt trong áp dụng các công ước đa
phương.
- Mặc dù Công ước Diệt chủng cuối cùng được nhất trí phê chuẩn, song nó là
kết quả của một loạt biểu quyết đa số. Nguyên tắc đa số tạo điều kiện cho
việc ký kết công ước đa phương song cũng khiến 1 số QG thấy rằng việc
đưa ra bảo lưu là cần thiết.
- Sự thiếu vắng một điều khoản về vấn đề bảo lưu trong một công ước đa
phương không có nghĩa là các QG giao kết không được phép đưa ra những
bảo lưu nhất định. Trong trường hợp thiếu vắng một điều khoản như vậy,
tính chất, mục đích, các quy định, quy trình soạn thảo và thông qua một
công ước đa phương là những yếu tố cần được xem xét khi xác định khả
năng đưa ra các bảo lưu cũng như xác định giá trị và hệ quả pháp lý của
chúng. Đối với trường hợp Công ước Diệt chủng, mặc dù khi chuẩn bị, một
điều khoản riêng về vấn đề bảo lưu đã không được đưa vào công ước, song
quyền đưa ra bảo lưu của các QG lại được dự tính ở các giai đoạn kế tiếp
của việc soạn thảo Công ước. Trích dẫn ý kiến trong bản dự thảo công ước
của Tổng thư ký: nhìn chung bảo lưu là không được cho phép đối với loại
công ước không điều chỉnh vấn đề lợi ích riêng của các QG mà điều chỉnh
việc bảo vệ trật tự quốc tế…; có lẽ trong quá trình thảo luận tại Đại hội
đồng, một vài bảo lưu hạn chế có thể được cho phép. Một số QG tuyên bố
rằng sẽ chỉ ký hoặc phê chuẩn công ước với một số bảo lưu. Và bản thân
câu hỏi 1 đã ngầm thừa nhận quyền đưa ra bảo lưu đối với công ước.
Tòa thừa nhận rằng QG có quyền đưa ra bảo lưu đối với Công ước. Vấn đề tiếp
theo là xác định xem loại bảo lưu và phản đối bảo lưu nào có thể được đưa ra.
- Giải pháp cho vấn đề nằm ở các đặc điểm của Công ước. Đối tượng và mục
đích của Công ước hàm ý khuyến khích các nước tham gia càng nhiều càng
tốt. Việc loại trừ hoàn toàn 1 hay nhiều QG khỏi Công ước không chỉ hạn
chế phạm vi áp dụng của nó, mà còn làm giảm thẩm quyền của các nguyên
tắc đạo đức và nhân đạo vốn là cơ sở của Công ước, đó là điều khó chấp
nhận. Song càng khó chấp nhận hơn là việc hy sinh mục tiêu của Công ước
vì mong muốn vô nghĩa là bảo vệ nhiều nhất có thể số lượng QG tham gia
Công ước. Đối tượng và mục đích của Công ước do đó hạn chế sự tự do của
cả việc bảo lưu và phản đối bảo lưu. Và cũng do đó, sự tương thích giữa
một bảo lưu với đối tượng và mục đích của Công ước là tiêu chí cho quan
điểm của 1 QG khi đưa ra bảo lưu, cũng như cho sự đánh giá của 1 QG
khác khi phản đối bảo lưu đó. Nếu dựa trên tiêu chí đó thì sẽ dẫn tới hoặc là
sự chấp thuận những bảo lưu mà sẽ làm mất đi những mục đích mà Đại hội
đồng và các bên ký kết ghi nhận, hoặc là sự thừa nhận rằng các bên có
quyền loại trừ khỏi công ước những nước đưa ra một bảo lưu mà có thể bảo
lưu đó khá tương thích với những mục đích trên.
4. Nhận xét: ở đây chỉ xem xét kết luận của Tòa đối với Công ước Diệt chủng
và các công ước khác không có các điều khoản rõ ràng về vấn đề bảo lưu.
- Xét những cơ sở mà Tòa đưa ra trong lập luận thì có thể thấy Tòa coi việc
Công ước được ký kết dưới sự bảo trợ của LHQ và điều XI Công ước cho
phép rộng rãi các QG tham gia là tạo điều kiện để áp dụng một cách linh
hoạt nguyên tắc liên quan đến tính toàn vẹn của công ước. Vậy thì, trong
trường hợp đối với 1 công ước đa phương khác mà không được ký kết dưới
sự bảo trợ của LHQ và không có điều khoản nào thể hiện sự cho phép các
QG tham gia một cách rộng rãi thì nguyên tắc trên sẽ phải được áp dụng
đúng như đã được nêu, và theo đó các QG nếu đưa ra bảo lưu mà bị phản
đối bởi 1 hay nhiều bên thì sẽ không được coi là thành viên của công ước
đa phương đó.
- Tòa xét rằng Câu hỏi 1 không đề cập đến khả năng bảo lưu Công ước Diệt
chủng mà đến vấn đề liệu nước giao kết tuyên bố bảo lưu trong khi duy trì
bảo lưu đó vẫn có thể được coi là 1 bên của công ước hay không. Tức là
không chỉ đối với Công ước Diệt chủng mà đối với các công ước khác, vấn
đề như trong Câu hỏi 1 vẫn có thể được đặt ra, do đó tuy không thể áp dụng
hoàn toàn kết luận của Tòa lên các công ước khác, song kết luận trên về cơ
bản vẫn có thể đúng với các công ước khác, trong trường hợp các công ước
này không có điều khoản cụ thể về vấn đề bảo lưu.
Câu II
1. Nội dung câu hỏi:
Nếu câu trả lời cho câu hỏi 1 là khẳng định thì hệ quả của việc bảo lưu sẽ như thế
nào giữa nước bảo lưu với:
Các bên phản đối bảo lưu?
Các bên chấp nhận bảo lưu?
2. Ý kiến tư vấn:
a. Nếu một bên của CƯ phản đối một bảo lưu mà họ cho rằng không phù hợp với
đối tượng và mục đích của CƯ thì trên thực tế họ có thể coi như nước bảo lưu
không phải là 1 bên của CƯ.
b. Mặt khác, nếu một bên chấp nhận rằng sự bảo lưu phù hợp với đối tượng, mục
đích của CƯ thì trên thực tế họ có thể coi nước bảo lưu là 1 bên của CƯ.
3. Lập luận:
- Mỗi QG thành viên của Công ước đều có quyền thẩm định giá trị pháp lý của bảo
lưu. Họ thực hiện quyền này một cách riêng lẻ và theo quan điểm cá nhân của
mình.
- Vì không một QG nào có thể bị ràng buộc bởi một bảo lưu mà họ không chấp
thuận, nên cần thiết xác định rằng QG phản đối ấy có coi nước bảo lưu là một
thành viên của Công ước hay không. Thông thường, một quyết định như vậy sẽ
chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ hiệp ước giữa nước bảo lưu và nước phản đối bảo
lưu; tuy nhiên mặt khác, nếu 1 QG chấp nhận vị thế ở mức tài phán thì quyết định
đó sẽ nhắm đến việc loại trừ nước bảo lưu khỏi Công ước.
- Sự bất đồng quan điểm trong xem xét bảo lưu gây ra nhiều bất lợi; những bất lợi
này sẽ giảm bớt nhờ việc các QG giao kết có trách nhiệm chung phải xem xét bảo
lưu dựa trên việc bảo lưu phù hợp hay không phù hợp với đối tượng mục đích CƯ.
Rõ ràng phải giả định là các nước ký kết đều muốn bảo toàn nguyên vẹn mục tiêu
của Công ước. Nếu như không có mong muốn này thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến
cả nguyên tắc và sự thi hành của Công ước.
- Có thể sự bất đồng quan điểm giữa các thành viên về việc chấp nhận bảo lưu
thực tế sẽ không để lại hệ quả nào. Mặt khác, những thành viên mà cho rằng sự
chấp thuận được đưa ra bởi các thành viên khác về bảo lưu nào đó là không phù
hợp với mục đích của Công ước, thì sẽ quyết định chấp nhận vị thế ở mức tài phán
liên quan đến bất đồng này và giải quyết tranh chấp nảy sinh sau đó hoặc bởi thỏa
thuận đặc biệt hoặc bởi thủ tục được qui định tại Điều IX của Công ước.
- Cuối cùng, có thể một QG trong khi không tuyên bố rằng bảo lưu là không phù
hợp với đối tượng và mục đích của Công ước sẽ phản đối bảo lưu đó, nhưng sự
thỏa thuận giữa QG đó và QG bảo lưu sẽ dẫn đến hệ quả là Công ước sẽ có hiệu
lực giữa họ, trừ những điều khoản bị ảnh hưởng bởi bảo lưu. Trong những tình
huống như thế này, vai trò của Tổng thư ký sẽ đơn giản hóa, chỉ dừng lại ở việc
tiếp nhận các bảo lưu và các phản đối bảo lưu và thông báo cho các bên liên quan.
4. Nhận xét:
Câu trả lời của Tòa cho câu hỏi 2 là hợp lý. Tuy nhiên sự hợp lý đó đi kèm với
điều kiện là nội dung của câu hỏi 2 phải đặt trong mối quan hệ với câu hỏi 1, và
nội dung câu trả lời cho câu hỏi 2 là sự tiếp nối quan điểm của câu trả lời cho câu
hỏi 1, quan điểm về sự tương thích, phù hợp giữa bảo lưu với đối tượng, mục đích
của Công ước. Nếu muốn áp dụng kết luận trên đối với trường hợp của các công
ước khác thì cần mở rộng phạm vi, tức là không chỉ xét trường hợp QG khác cho
rằng bảo lưu phù hợp hay không phù hợp với mục đích, đối tượng của công ước,
mà cần xét cả trường hợp như trong phần lập luận của Tòa có nhắc tới đó là QG
khác không có tuyên bố rõ ràng về việc bảo lưu có phù hợp hay không phù hợp
đối tượng, mục đích công ước, họ chỉ tuyên bố phản đối bảo lưu. Trong trường
hợp đó, cũng theo lập luận của Tòa thì phản đối bảo lưu sẽ dẫn đến hệ quả là công
ước sẽ có hiệu lực giữa nước bảo lưu và nước phản đối, trừ những điều khoản bị
ảnh hưởng bới bảo lưu.
Như vậy, nếu muốn áp dụng kết luận của Tòa đối với các công ước khác, ngoài
Công ước Diệt chủng, về vấn đề hệ quả của bảo lưu giữa các QG thì kết luận nên
gồm 3 trường hợp:
- Bảo lưu bị QG khác phản đối do QG đó cho rằng bảo lưu không phù hợp
với đối tượng, mục đích của Công ước. Kết quả là QG đó có thể coi QG
bảo lưu không phải là 1 bên của công ước.
- Bảo lưu bị QG khác phản đối nhưng không có tuyên bố rõ ràng rằng bảo
lưu không phù hợp với đối tượng mục đích của công ước. Kết quả là QG đó
có thể coi QG bảo lưu là 1 bên của công ước, nhưng công ước sẽ có hiệu
lực giữa 2 QG này, trừ những điều khoản có bảo lưu.
- Bảo lưu được QG khác chấp thuận do QG đó cho rằng bảo lưu phù hợp với
đối tượng, mục đích của công ước. Kết quả là QG đó coi QG bảo lưu là 1
bên của công ước.
Câu III
1. Nội dung câu hỏi:
Nếu có sự phản đối bảo lưu được đưa ra bởi:
Bên tham gia ký kết hiệp ước nhưng vẫn chưa phê chuẩn?
Quốc gia được quyền ký kết hoặc gia nhập hiệp ước nhưng vẫn chưa tiến
hành?
Thì những hệ quả pháp lý có liên quan tới câu trả lời của câu hỏi 1 là gì?
2. Ý kiến tư vấn:
a. Một phản đối bảo lưu đưa ra bởi một nước ký nhưng chưa phê chuẩn công ước
sẽ chỉ có hiệu lực pháp lý như được chỉ ra trong câu trả lời cho câu hỏi 1 khi nước
này đã phê chuẩn công ước. Cho tới thời điểm đó phản đối bảo lưu sẽ chỉ đóng vai
trò như 1 lưu ý đối với nước bảo lưu về thái độ sau cùng của nước ký.
b. Một phản đối bảo lưu được đưa ra bởi quốc gia được quyền ký hoặc gia nhập
công ước mà vẫn chưa tiến hành việc đó thì sẽ không có hiệu lực pháp lý.
3. Lập luận:
Lưu ý: Câu hỏi 1 nêu lên vấn đề liệu QG đưa ra bảo lưu mà bị phản đối bởi 1 hoặc
1 số QG khác thì có thể trở thành 1 bên của Công ước hay không. Ở đây, dù QG
bảo lưu vẫn có thể trở thành thành viên của Công ước thì Công ước cũng sẽ không
điều chỉnh quan hệ giữa QG đó với QG phản đối bảo lưu. Vấn đề được đặt ra tiếp
theo ở câu hỏi 3 là tuy thực tế Công ước sẽ không điều chỉnh quan hệ giữa nước
bảo lưu và nước phản đối, song nếu trong trường hợp nước phản đối thuộc 1 trong
2 loại trên thì sự phản đối của họ có tạo ra hệ quả như vậy hay không.
Quan điểm cực đoan cho rằng 2 loại QG trên đều có quyền trở thành thành viên
của Công ước và do có quyền này mà họ có thể phản đối bảo lưu theo cách giống
như những QG mà đã là thành viên có đầy đủ tư cách pháp lý của Công ước, và
cách đó có thể là phản đối tư cách thành viên của Công ước. Nếu các QG trên từ
chối quyền này thì hoặc họ sẽ buộc phải chối bỏ hoàn toàn quyền tham gia công
ước của mình, hoặc họ sẽ phải trở thành thành viên của công ước khác. Tòa cho
rằng tình huống lưỡng nan đó không phù hợp thực tiễn vì các QG có liên quan
luôn có quyền trở thành thành viên của Công ước trong mối quan hệ với các QG
ký kết khác.
- Với QG ở loại (b): Có 2 quy trình để trở thành thành viên của Công ước: ký
kèm phê chuẩn; hoặc gia nhập. Tất cả các QG nếu được mời ký kết đều có
quyền trở thành thành viên của Công ước khi đã thực hiện 1 trong 2 quy
trình trên. Tuy nhiên 1 QG khi chưa thực hiện 1 trong 2 quy trình đó thì dù
QG đó đã tham gia quá trình dự thảo, soạn thảo Công ước cũng không có
quyền tuyên bố loại trừ 1 QG khác khỏi Công ước.
- Với QG ở loại (a): Hiệu lực pháp lý của việc ký là khác nhau tùy công ước,
song với Công ước Diệt chủng thì Tòa coi việc ký là bước đầu tiên để trở
thành thành viên Công ước. Nếu chỉ ký mà chưa phê chuẩn thì QG chưa thể
trở thành 1 bên của Công ước, song so với các QG chưa ký hay gia nhập thì
QG ký có lợi thế hơn bởi chữ ký sẽ tạo ra một trạng thái tạm thời trong khi
chờ phê chuẩn mà trong đó QG ký được quyền đưa ra những phản đối bảo
lưu tạm thời. Tuy nhiên, thứ nhất, giá trị và tầm quan trọng của trạng thái
chờ này sẽ giảm khi Công ước có hiệu lực; thứ hai, cho tới khi hoàn thành
phê chuẩn Công ước, phản đối bảo lưu của QG ký sẽ chưa thể có hiệu lực
pháp lý đối với QG bảo lưu, nó chỉ có giá trị như 1 lưu ý đối với QG bảo
lưu về quan điểm sau cùng của QG ký khi QG này trở thành thành viên
Công ước; thứ ba, nếu QG ký không hoàn thành việc phê chuẩn thì quyền
mà trạng thái chờ tạo ra cho QG này sẽ mất đi, và lưu ý trên cũng sẽ là vô
nghĩa. QG bảo lưu cần lưu ý rằng ngay sau khi QG ký hoàn thành việc phê
chuẩn và trở thành 1 bên của Công ước, phản đối bảo lưu của QG ký sẽ có
hiệu lực pháp lý đầy đủ và QG bảo lưu sẽ phải xem xét quyết định liệu họ
muốn duy trì hay rút lại bảo lưu.
4. Nhận xét:
Câu trả lời cũng như lập luận của Tòa đối với câu hỏi 3 là hoàn toàn xác đáng. Tuy
nhiên đối với các công ước khác thì câu trả lời liên quan tới điểm (a) của câu hỏi
sẽ tùy thuộc vào việc công ước đó hay nội luật của QG ký có quy định rằng công
ước sẽ có hiệu lực pháp lý đối với các QG ngay sau khi họ ký công ước hay
không.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_hop2_2766.pdf