Tiểu luận Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty cổ phần Simco Sông Đà

Trong điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế như hiện nay thì các doanh nghiệp nắm bắt đúng xu hướng của thị trường là điều kiện quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tôi đã có điều kiện tìm hiểu thực tế về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Simco Sông Đà. Trong quá trình tìm hiểu đó, tôi nhận thấy rằng mặc dù công ty gặp nhiều khó khăn tuy nhiên cùng với sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên chức, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn tìm ra những phương hướng phát triển đúng đắn, từng bước khẳng định vị thế của mình trong các công ty hoạt động trong cùng nghành hoạt động tại thị trường Việt Nam.

pdf36 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty cổ phần Simco Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty cổ phần Simco Sông Đà Lời mở đầu Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm ra chiến lược phát triển cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp bằng sự học hỏi, phân tích và sự nhạy bén trong kinh doanh đã tìm được cho mình một chiên lược phù hợp để phát triển và hòa nhập nhanh chóng vào môi trường kinh tế đang có những biến đổi nhanh chóng hiện nay. Trong quá trình thực tập ở công ty cổ phần Simco Sông Đà, em đã tìm hiểu được rất nhiều điều bổ ích về thực tiễn kinh doanh cũng như cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp. Bài báo cáo tổng hợp này là cách nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty Simco Sông Đà trong trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Phần 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 1. Thông tin chung Tên công ty : Công ty cổ phần simco sông đà Tên giao dịch quốc tế : SIMCO SONG DA JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt : SIMCO SDA Trụ sở chính : Nhà G10, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội Giấy chứng nhận ĐK KINH DOANH số 0103002544 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp lần đầu vào ngày 21 tháng 7 năm 2003. Mã chứng khoán : sda-trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Điện thoại : (84-43) 5220402 fax : (84-430 5520401 Website : www.simco.vn Email : simco@hn.vnn.vn Công ty mẹ : Tổng công ty sông đà Tổng công ty Sông Đà là công ty mẹ, nắm giữ 51% vốn điều lệ của công ty cổ phần SIMCO Sông Đà: - Trụ sở chính : Nhà G10, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại : (84-43) 5220402 - Fax : (84-430 5520401 - Website : www.simco.vn - Email : simco@hn.vnn.vn Tổng công ty Sông Đà là công ty nhà nước trực thuộc Bộ Xây Dựng, được thành lập từ năm 1961, tên giao dịch là Song Da corporation. Hoạt động kinh doanh chính của Tổng công ty thuộc các lĩnh vực: xây dựng công trình thủy điện, công trình cơ sở hạ tầng, công trình giao thong, xây dựng công nghiệp, dân dụng, đường dây và trạm; sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất thép, xi măng; đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, tư vấn xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ xây dựng và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. 2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 2.1. Lịch sử hình thành  Việc thành lập - Ngày 31/ 10/ 1997 thành lập theo Quyết định số 19/TCT/TCLĐ của Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà với tên gọi là Trung tâm Hợp tác lao động nước ngoài Sông Đà. - Ngày 05/ 06/ 2000, thành lập trên cơ sở Trung tâm Hợp tác lao động nước ngoài Sông Đà theo Quyết định số 129 TCT/HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà với tên gọi Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế Thương mại Sông Đà. - Ngày 18/ 06/ 2007, Công ty chính thức đổi tên Công ty thành "Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà".  Chuyển đổi sở hữu thành Công ty cổ phần - Ngày 09/ 5/ 2003, theo quyết định số 627/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng chuyển Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại Sông Đà - doanh nghiệp Nhà nước thành viên Tổng công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần. - Ngày 21/ 07/ 2003 Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103002544  Niêm yết và trở thành công ty đại chúng - Ngày 29/ 11/ 2006, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội có quyết định số 49/QĐ-TTGD chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty cổ phần Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại Sông Đà; - Ngày 21 tháng 12 năm 2006 Cổ phiếu của Công ty với mã chứng khoán SDA chính thức được giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. - Ngày 29 tháng 06 năm 2007, Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà chính thức gửi hồ sơ đăng ký Công ty đại chúng với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. 2.2. Quá trình phát triển Trong điều kiện hội nhập kinh tế, để đảm bảo sự phát triển cân đối, ổn định và bền vững của Công ty trong những năm tới, Công ty đã thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm. Từ truyền thống là xuất khẩu lao động, Công ty đã mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác. Hiện nay công ty hoạt động trên những lĩnh vực chính sau:  Xuất khẩu lao động.  Giáo dục đào tạo.  Kinh doanh bất động sản.  Đầu tư tài chính.  Xây dựng . Ngoài ra công ty còn hoạt động kinh doanh thương mại, đầu tư công nghệ và phát triển kĩ thuật cao, thi công xây lắp. Từng bước công ty đang thực hiện tái cấu trúc ngành nghề để đảm bảo quản lý công ty đạt được hiệu quả cao. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã đưa được trên 15.000 lao động đi làm việc ở các nước và vùng lãnh thổ như: Lybia, Đài Loan, Nhật Bản, Malayxia, Hàn Quốc, các nước Trung Đông, ... Hiện nay Công ty được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đánh giá là một trong mười đơn vị đứng đầu cả nước về xuất khẩu lao động. Về Giáo dục đào tạo, Công ty tập trung chủ yếu đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Công ty còn đào tạo công nhân kỹ thuật dài hạn và ngắn hạn, các lớp nâng cao tay nghề cho học viên nhằm đáp ứng yêu cầu tuyển chọn của đối tác nước ngoài, quy mô đào tạo 700 - 800 học viên/ khóa. Về kinh doanh bất động sản, Công ty đang xây dựng dự án Tiểu thủ đô thị mới Vạn Phúc với diện tích 3,6 ha và Dự án đường bao Phía Tây, kết cấu hạ tầng kỹ thuật hai bên đường bao phía Tây thị xã Hà Tĩnh với quy mô 83,12 ha. Về hoạt động đầu tư tài chính: Công ty đầu tư vào các lĩnh vực: sản xuất điện, sản xuất các sản phẩm từ giấy để xuất khẩu, các dịch vụ trong lĩnh vực tin học, viễn thông, truyền thông và một số dự án đầu tư có triển vọng mang lại lợi nhuận cao, góp phần ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Về hoạt động xây dựng: hiện công ty cổ phần SIMCO Sông Đà có 1 đơn vị trực thuộc xí nghiệp xây dựng SIMCO Sông Đà với hơn 100 công nhân có kinh nghiệm, năng lực và tay nghề để thi công các công trình công nghệ, giao thông, dân dụng. 3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3.1. Chức năng Công ty cổ phần Simco Sông Đà là một công ty có thể hoạt động đa ngành nhưng hiện tại công ty chỉ tập trung vào 5 lĩnh vực chính (Xuất khẩu lao động, giáo dục đào tạo, kinh doanh bất động sản, hoạt động đầu tư tài chính, xây dựng). Sau đây là một trong những chức năng chính của công ty: đưa người lao động và chuyên viên Việt Nam đi lao động và du học có thời hạn ở nước ngoài; Xuất nhập khẩu và kinh doanh các loại: Vật tư , máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng; Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông; Kinh doanh phát triển nhà, khu công nghiệp, giao thông; Kinh doanh vật liệu xây dựng; Dạy và đào tạo nghề ngắn hạn. 3.2. Nhiệm vụ Công ty cổ phần Simco Sông Đà được Tổng Công ty Sông Đà giao ủy quyền là đơn vị duy nhất của Tổng Công ty thực hiện chức năng chính là hoạt động xuất khẩu lao động và thực hiện kinh doanh đa ngành khác với những nhiệm vụ chính như sau:  Hoạt động xuất khẩu lao động (theo quy định của pháp luật và theo ủy quyền của Tổng Công ty Sông Đà);  Dịch vụ tư vấn du học;  Xuất nhập khẩu và kinh doanh: Vật tư, thiết bị công nghệ xây dựng, máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng;  Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông;  Kinh doanh phát triển nhà, khu công nghiệp, đô thị;  Kinh doanh vật liệu xây dựng;  Kinh doanh dịch vụ ăn uống;  Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ từ tre, nứa;  Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy;  Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế;  Kinh doanh dịch vụ thể thao vui chơi giải trí;  Kinh doanh máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, tin học, máy tính, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị viễn thông, truyền thông, thiết bị điện tử điều khiển, thiết bị phát sóng;  Tư vấn thiết kế trang Web, lắp đặt mạng máy tính, thi công mạng điện tử viễn thông (Không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình);  Dịch vụ quản lý các khu đô thị;  Thành lập các trung tâm thương mại, trung tâm nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho ngành kinh tế quốc dân trong và ngoài nước;  Nghiên cứu ứng dụng và tuyển giao công nghệ phần mềm và phát triển công nghệ tin học;  Tư vấn nghiên cứu ứng dụng phát triển và chuyển giao công nghệ kỹ thuật cao;  Thiết kế, thi công, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng và thiết bị máy tính, điện tử, tin học, viễn thông, truyền thông (Không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình);  Sản xuất và kinh doanh thiết bị vật liệu điện tử;  Sản xuất và kinh doanh nước giải khát, nước khoáng, nước tinh lọc;  Sản xuất và kinh doanh các loại hóa chất (Trừ hóa chất Nhà nước cấm);  Nghiên cứu sản xuất một số loại vật liệu xây dựng;  Buôn bán các mặt hàng về hóa mỹ phẩm (cho cả nam và nữ);  Mở các trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc người già Việt Nam và người giá nước ngoài (không bao gồm dịch vụ khám chữa bệnh);  Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;  Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ khai thuê hải quan;  Xây dựng và kinh doanh các công trình cơ sở hạ tầng;  Đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, chứng chỉ nghề cho các nghề thuộc lĩnh vực xây dựng (Doanh nghiệp chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép);  Đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng phục vụ xuất khẩu lao động (Doanh nghiệp chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép);  Kinh doanh thu gom, tái chế và xuất khẩu vật tư thiết bị, điện tử, nhựa, kim loại;  Mua bán rác phế liệu, thủy tinh, cao su phế thải, nhựa đã qua sử dụng, thạch cao phế phẩm, sắt thép phế liệu, đồng nát;  Mua bán và vận chuyển than;  Nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân;  Sản xuất và mua bán mũ bảo hiểm;  Thiết kế sản xuất thời trang đồ nội ngoại thất (không bao gồm thiết kế nội ngoại thất công trình);  Sáng tác, sản xuất và mua bán các loại tượng phù điêu, tranh nghệ thuật;  thiết kế mẫu quảng cáo và thi công các hạng mục quảng cáo;  In ấn tranh nghệ thuật, tranh truyền thống cổ động và các văn hóa phẩm được phép lưu hành (trừ hoạt động Nhà nước cấm);  Sáng tác, lập dự án đầu tư, thi công xây dựng các công trình tượng đài, tranh hoành tráng, tranh nghệ thuật, tranh lịch sử (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình);  Trang trí nội ngoại thất các công trình văn hóa, nhà bảo tàng, nhà văn hóa và các công trình xây dựng khác thuộc nhóm C và một số hạng mục thuộc nhóm B;  Kinh doanh các sản phẩm vật tư, thiết bị chuyên ngành mỹ thuật, các sản phẩm mỹ thuật, hàng thủ công mỹ nghệ; Phần 2.Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty cổ phần Simco Sông Đà 1. Sản Phẩm: là công ty dịch vụ nên công ty luôn cung cấp cho khách hàng những sự lựa chọn tốt nhất. Sản phẩm- dịch vụ của công ty cổ phần Simco Sông Đà gồm 1.1. Xuất khẩu lao động. Công ty là một trong những đơn vị đầu ngành, hoạt động xuất khẩu lao động hiện vẫn là lao động đem lại doanh thu và lơi nhuận cao nhất của Công ty, đồng thời nó còn tạo điều kiện cho công ty trong việc mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài. Để tăng cường tính chủ động trong hoạt động XKLĐ, công ty đã thành lập 5 trung tâm tư vấn tuyển dụng lao động để khoán hạch toán thu chi, chủ động khai thác thị trường và nguồn lao động. Ngành nghề xuất khẩu lao động của Công ty đa dạng, phù hợp với trình độ lao động của người Việt Nam. Năm 2008, Công ty đã đưa 1.045 lao động đi xuất khẩu, gồm nhiều ngành nghề ở thị trường truyền thống như: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, ... đạt 80% kế hoạch (1.045 ngườii/ 1.300 người), giảm 36% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2007, Công ty đã mở rộng thị trường tại một số nước Trung Đông, đưa số lao động Công ty đang quản lý tại các nước lên hơn 6.000 người. Hầu hết số lao động Công ty đưa đi đều đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật tay nghề, ý thức chấp hành pháp luật nên độ an toàn cao. Các hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài đều được thẩm định trước khi kết. Nội dung hợp đồng nêu rõ các cam kết về điều kiện làm việc, thu nhập, sinh hoạt tốt, chi phí môi giới phù hợp với quy định, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác nhằm xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động. Định hướng trong những năm tới, công ty sẽ thực hiện kế hoạch và phương án mở rộng, khai thác các thị trường lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với công tác đào tạo nguồn lao động. Bảng 1: Quy trình hoạt động Xuất khẩu lao động của Công ty ( Nguồn: Phòng Quản lý xuất khẩu lao động công ty cổ phần SIMCO Sông Đà) Bảng 2: Số lượng lao động xuất khẩu sang các thị trường giai đoạn 2004 - 2008 Đơn vị: Người ST T tiếp nhận Nước Nă m 200 4 %/tổ ng số Nă m 200 5 %/tổ ng số Nă m 200 6 %/tổ ng số Nă m 200 7 %/tổ ng số Nă m 200 8 %/tổn g số 1 Đài Loan 673 43,3 217 21,5 196 9,27 142 8,75 463 44,31 2 Malays ia 308 19,8 440 43,6 1.15 7 54,70 678 41,77 52 4,98 3 Hàn Quốc 516 33,2 326 32,3 640 30,26 26 1,60 0 0 4 Libi 10 0,6 0 0 0 0 0 0 0 0 5 Nhật Bản 48 3,1 26 2,6 25 1,18 34 2,09 42 4,02 6 Arập 0 0 0 0 24 1,13 199 12,26 211 20,19 Xêut 7 UAE 0 0 0 0 48 2,27 329 20,27 77 7,37 8 Quatar 0 0 0 0 25 1,18 88 5,42 25 2,39 9 Barain 0 0 0 0 0 0 12 0,74 53 5,07 10 Séc 0 0 0 0 0 0 0 0 16 1,53 11 Nga 0 0 0 0 0 0 8 0,49 31 2,97 12 Macau 0 0 0 0 0 0 107 6,59 75 7,17 Tổng số 1.55 5 100% 1.00 9 100% 2.11 5 100% 1.62 3 100% 1.04 5 100% ( Nguồn: Phòng Quản lý xuất khẩu lao động công ty cổ phần SIMCO Sông Đà) Các ngành nghề chủ yếu của Lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:  Lao động phổ thông;  Lao động ngnàh xây dựng (xây, trát, ốp lát, sắt, mộc cốp pha, bê tông, ....);  Lái xe tải các loại;  Lái máy (xúc, ủi, san, gạt, lu, ...);  Cơ khí sửa chữa; Thợ hàn, thợ điện..  Công nhân công xưởng. 1.2. Hoạt động đào tạo Hoạt động đào tạo của Công ty tập trung chủ yếu vào các dự án đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Hoạt động đào tạo của Công ty không chỉ vì mục tiêu kinh doanh đem lại lợi nhuận trước mắt mà còn vì mục tiêu lâu dài là đảm bảo chất lượng lao động trước khi xuất khẩu, giữ vững uy tín của công ty trong hoạt động xuất khẩu lao động, duy trì và mở rộng thị phần xuất khẩu lao động. Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài đã được Công ty triển khai thực hiện từ năm 2003 với tổng mức đầu tư 19,3 tỷ đồng với tổng diện tích 18.975 m2, tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Tháng 5 năm 2005, Trung tâm đã được đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục xây dựng cơ bản và đưa vào hoạt động. Tháng 11 năm 2006, Trung tâm được nâng cấp thành Trường Trung cấp nghề SIMCO Sông Đà theo quyết định số 1530/QĐ-BXD ngày 07/11/2006 của Bộ Xây dựng. Trường Trung cấp nghề SIMCO Sông Đà là đơn vị trực thuộc của công ty. Ngoài việc dạy ngoại ngữ và Giáo dục định hướng, Công ty đồng thời tổ chức các lớp học nâng cao tay nghề cho học viên nhằm đáp ứng yêu cầu tuyển chọn của các đối tác nước ngoài, quy mô đào tạo 700 - 800 học viên/ khóa. Từ tháng 1/2007 Trường bắt đầu tuyển sinh các lớp công nhân kỹ thuật dài hạn và ngắn hạn để đưa vào đào tạo, phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu lao động kỹ thuật. Việc đầu tư xây dựng Trường Trung cấp nghề SIMCO Sông Đà đảm bảo cho Công ty có thể chủ động nguồn lao động có kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng khó tính của đối tác, cạnh tranh với các doanh nghiệp XKLĐ nước ngoài. Bên cạnh đó, Trường sẽ cung cấp nguồn lao động có nghề cho các thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt là lao động kỹ thuật cho các công ty con của Tập đoàn Sông Đà và lao động trong các khu công nghiệp. Hiện tại, công ty đang tiếp tục đầu tư mở rộng trường thêm 3,6 ha và trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường. 1.3. Kinh doanh bất động sản Đầu tư kinh doanh bất động sản trong giai đoạn tới được xác định là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty sau lĩnh vực xuất khẩu lao động. Công ty đã tiến hành nghiên cứu cơ hội đầu tư một số dự án tại các khu ngoại thành, lân cận Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay, công ty đang thực hiện 3 dự án lớn: - Dự án đầu tư xây dựng và quản lý khu công nghiệp Phụng Hiệp: tại Huyện Thường Tín, Hà Nội, vị trí nằm cạnh đường Quốc lộ 1A cũ, Quốc lộ 1A Pháp Vân - cầu Rẽ, cách trung tâm TP Hà Nội 22 Km. Quy mô của dự án: Giai đoạn I: 174,88 ha; Giai đoạn II: 266,18 ha. Tổng diện tích 401,06 ha. Tổng mức đầu tư: Giai đoạn I là 580 tỷ VNĐ. - Dự án Đường bao phía Tây và Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị hai bên đường bao phía Tây thành phố Hà Tĩnh. Mục tiêu của dự án: Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹthuật khu đô thị đồng bộ, tạo ra quỹ đất có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đáp ứng cho nhu cầu phát triển của các thành phố. Dự án được thực hiện theo hợp đồng BT ký với UBND tỉnh Hà Tĩnh. Quy mô: Tổng diện tích 83 ha, diện tích đất có hạ tầng chuyển quyền sử dụng gần 50 ha. Tổng mức đầu tư: 420 tỷ đồng. - Dự án tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc. Mục tiêu: Đầu tư xây dựng một tiểu khu đô thị mới trong đó có khu nhà cao tầng làm văn phòng và khu nhà ở khang trang, hiện đại. Với tổng diện tích 3,3 ha, bao gồm 97 nhà thiết kế, 45 nhà biệt thự, 01 nhà văn phòng 07 tầng, 01 nhà trẻ, hệ thống đường bộ rộng rãi, xen kẽ là các vườn cây. Tổng mức đầu tư của dự án 170 tỷ đồng. 1.4. Đầu tư tài chính: Hiện tại công ty đang lập những công ty con và góp vốn liên doanh với một số công ty khác. Công ty sẽ chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực: sản xuất điện, sản xuất sản phẩm để xuất khẩu... Công ty đã góp 9 tỉ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Hoàn cầu chuyên về thiết kế và lắp đặt nội thất công trình. Công ty đã góp 20 tỉ đồng, chiếm 28.75% vốn điều lệ của Công ty cổ phần rượu Việt Nam - Thụy Điển ... 1.5. Xây dựng Hiện nay Công ty cổ phần Simco Sông Đà có 1 đơn vị trực thuộc xí nghiệp xây dựng Simco Sông Đà với hơn 100 công nhân có kinh nghiệm, năng lực, tay nghề để thi công các công trình công nghệ, giao thông, dân dụng. Đơn vị đang thi công toàn bộ dự án Tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc - Hà Đôg, diện tích 3.3 ha, bao gồm 97 nhà liên kề, 45 nhà biệt thự, 1 nhà văn phòng bảy tầng, 1 nhà trẻ, hệ thống đường bộ rộng rãi, xen kẽ là vườn cây, với mức đầu tư lên tới 170 tỉ đồng. 2. Thị trường Công ty cổ phần Simco Sông Đà là một đơn vị mà hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và đầu tư, xây dựng và quản lý các công trình về giao thông, dân dụng, … Đây là các lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng vì nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền công nghiệp, các kế hoạch về xây dựng cơ sở hạ tầng đang được triển khai; nước ta lại có nguồn lao động dồi dào chưa được khai thác hết, rất nhiều nước trên thế giới lại thiếu lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động là rất lớn. Chính vì vậy mà có thể khẳng định thị trường của công ty là rất rộng lớn và nhiều tiềm năng. để đạt được hiệu quả cũng như khai thác có hiệu các tiềm năng này đòi hỏi công ty phải đưa ra được các biện pháp cũng như phương pháp kinh doanh hợp lý. Nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Xuất khẩu lao động hiện tại là lĩnh vực chính của công ty. Bên cạnh việc công ty chủ trương duy trì những thị trường truyền thống như: Malaysia ,Đài Loan, Hàn Quốc,Indonesia… công tykhông ngừng tìm kiếm các đối tác mới để mở rộng thị trường. Năm 2009, công ty đã tiến hành đưa lao động sang làm việc tại một số nước Trung Đông như: Arập Xêut, UAE, Quatar. Trong năm 2009 công ty đã đưa hàng nghìn lao động sang thị trường nước ngoài Trong đó, Đài Loan 300 người, Malaysia 200, Hàn Quốc 150, Nhật Bản 320, Ma Cao 80, Ả rập Xê út 70 và các thị trường khác là 140 người. 3. Cạnh tranh Trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay thì việc cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài rất chuyên nghiệp và mạnh về tài chính. Simco Sông Đà là một công ty hoạt động đa ngành nên cũng không thể thoát được vòng xoáy đó. Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như: Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Vinaconex, công ty xuất khẩu lao động – Thương mại và Du lịch SOVILACO… Ngoài ra còn rất nhiều công ty nhỏ lẻ khác cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ. Về đầu tư xây dựng, bất động sản có: Tổng công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, công ty CP phát triển đô thị Kinh Bắc, công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng,… và còn rất nhiều các doanh nghiệp mạnh khác nữa 4. Công nghệ, máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ hoạt động xây lắp, phương tiện dạy học tại trường cao đẳng nghề, thiết bị văn phòng, phương tiện vận chuyển. Công ty cổ phần Simco Sông Đà hàng năm công ty đều đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị. Trong năm 2009 công ty đầu tư thêm trang thiết bị cho trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ - Kinh tế SIMCO Sông Đà nhiều, nhằm tạo nguồn cung cấp lao động chất lượng cho hoạt động chính của công ty là xuất khẩu lao động. Ví dụ như: công ty đã xây mới nhà xưởng số 3 và số 4, trang bị thêm phòng Lap học ngoại ngữ, đầu tư thêm trang thiết bị hàn tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ - Kinh tế SIMCO Sông Đà. Ngoài ra, cơ sở vật chất có thể kể đến phục vụ cho các hoạt động khác như: Nhà cửa vật chất kiến chúc: nhà làm việc, nhà điều hành sản xuất, nhà xưởng sản xuất, nhà kho, ao xử lý nước thải. Phương tiện vận tải gồm các loại xe ôtô; Thiết bị dụng cụ quản lý: hệ thống máy tính và mạng LAN, máy photocopy, máy điều hoà nhiệt độ, máy soi tiền,… 5. Nguyên liệu: Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là vật liệu xây dựng cơ bản để phục vụ cho quá trình thi công công trình. Do đặc điểm của sản phẩm Công ty là các công trình xây dựng ở các địa bàn khác nhau nên về nguyên vật liệu của Công ty phải huy động ở nhiều địa phương khác nhau nơi có công trình. Các loại vật liệu này tùy thuộc vào từng công trình nhưng thường có khối lượng rất lớn. Nguyên vật liệu trực tiếp tạo nên thực thể công trình và thường chiếm khoảng 60-80% giá trị công trình. 6. Lao động Lao động là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay nguồn nhân lực của công ty ngày càng phải nâng cao trình độ để hội nhập nhanh hơn với nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty ngày một lớn mạnh, trưởng thành với số lượng 217 người, trong đó có 64,98% là lao động có trình độ từ đại học trở lên. Bảng 3. Cơ cấu lao động của công ty STT Trình độ học vấn Số người Tỷ trọng (%) 1 Từ đại học trở lên 141 64,98 2 Cao đẳng 16 7,37 3 Trung cấp 17 7,83 4 Công nhân kỹ thuật 43 19,82 Tổng cộng 217 100 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần SIMCO Sông Đà) - Thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên năm 2008: 6,6 triệu đồng/người/tháng. - Chính sách đào tạo: Công ty cử CBCNV đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng lĩnh vực chuyên môn nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên có tính chuyên nghiệp cao. - Chế độ khen thưởng: + Thưởng cho CBCNV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. + Thưởng cho CBCNV trong các dịp lễ, tết. - Chế độ khác: Hàng năm Công ty tổ chức cho CBCNV đi nghỉ mát và khám sức khoẻ định kỳ. Ngoài ra Công ty xét tặng tiền thưởng cho con CBCNV có thành tích cao trong học tập theo các kỳ học đồng thời tổ chức cho các cháu đi thăm quan trong kỳ nghỉ hè. 7. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà là một đơn vị hạch toán độc lập, mô hình tổ chức của công ty có thể thấy ở sơ đồ sau: Bảng 4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần SIMCO Sông Đà ( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính công ty cổ phần SIMCO Sông Đà) Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban: Đại Hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất một năm một lần. Đại Hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được luật pháp và Điều lệ công ty quy định. Đại Hội đồng cổ đông thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, ban Kiểm soát công ty. Hội đồng quản trị: (HĐQT) là cơ quan quản trị công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ không thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của công ty gồm 5 thành viên, trong đó có 2 người thuộc Tổng công ty là đại diện quản lý phần vốn nhà nước của Tổng công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra. Ban kiểm soát: là cơ quan chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, ban kiểm soát do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt Đại Hội đồng cổ đông bầu ra để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của công ty, tập trung vào những nội dung trọng tâm như: Kiểm tra báo cáo tài chính hàng quý, Báo cáo tài chính năm; Đánh giá tình hình hoạt động của HĐQT và Ban giám đốc, đồng thời tham gia một số cuộc họp của HĐQT và Ban giám đốc điều hành, báo cáo trực tiếp với Đại Hội đồng cổ đông. Thành viên Ban kiểm soát gồm 3 người (1 Trưởng Ban kiểm soát và 2 thành viên) Ban Tổng giám đốc: gồm 5 thành viên ( 1 tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau ). Tổng giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo nghị quyết của Đại Hội đồng cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị, điều lệ công ty. Tổng giám đốc là người đại diện của công ty trước pháp luật. Các phòng chức năng: Tiếp đó là 6 phòng chức năng ( phòng Kinh tế kế hoạch, phòng Tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng Quản lý xuất khẩu lao động, phòng Quản lý kỹ thuật, phòng Phát triển kinh doanh) thực hiện các công việc do Ban giám đốc giao, hoàn thành các công việc được giao theo đặc điểm nhiệm vụ riêng của từng phòng ban. Các ban quản lý dự án: Tuỳ từng giai đoạn sản xuất kinh doanh cụ thể mà số lượng các ban quản lý dự án cũng thay đổi theo cho phù hợp. Mỗi ban sẽ quản lý 1 dự án lớn mà công ty thực hiện. Hiện tại có 3 ban quản lý dự án tương ứng với 3 dự án lớn mà công ty đang thực hiện. Đó là ban quản lý dự án Vạn Phúc, Hà Tĩnh và khu công nghiệp Phụng Hiệp. Các trung tâm xuất khẩu lao động: HIện tại công ty có 5 trung tâm xuất khẩu lao động : trung tâm số 1, 2, 3, 6 và 8 được đặt tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Chức năng chính của các trung tâm này là: tuyên truyền, tư vấn cho người lao động trong công tác xuất khẩu lao động; phối hợp chặt chẽ với ban lãnh đạo, cơ quan đoàn thể ở địa phương để tuyển lao động đi làm việc tại nước ngoài; phối hợp chặt chẽ với phòng quản lý xuất khẩu lao động để hướng dẫn người đăng ký tham gia xuất khẩu lao động với công ty để công ty trực tiếp tuyển chọn lao động tại các địa phương. Trường cao đẳng nghề kỹ thuật – công nghệ - kinh tế SIMCO Sông Đà: nhiệm vụ của trường là: đào tạo nghề theo 3 cấp độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo quy định; Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động; Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của nhà nước. Xí nghiệp xây dựng Sông Đà: có nhiệm vụ: Thực hiện xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông; Kinh doanh phát triển nhà, khu công nghiệp, đô thị; Xây dựng và kinh doanh các công trình cơ sở hạ tầng; Xuất nhập khẩu và kinh doanh: vật tư, thiết bị công nghệ xây dựng, máy móc, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. Các công ty con, công ty liên kết: Bảng 5. Công ty liên kết Tên công ty Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu % nắm giữ Công ty cổ phần may xuất khẩu Sông Đà Sản xuất các mặt hàng: quần áo, đan len, thêu, may mặc, len dạ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. May hàng bảo hộ lao động. 41 Công ty CP Tự động hoá và công nghệ thông tin Sông Đà Kinh doanh máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, tin học, máy tính, thiết bị viễn thông, truyền thông. 35 Công ty cổ phần Rượu Việt Nam – Thuỵ Điển Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh; Đóng chai các loại rượu. 30 Công ty cổ phần Thuỷ điện Đăk đoa Sản xuất, truyền tải và phân phối điện. 28,57 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của công ty cổ phần SIMCO Sông Đà) Phần 3. Kết quả sản xuất kinh doanh Trong những năm vừa qua, với sự nỗ lực không ngừng của anh em nhân viên cùng với sự chỉ đạo sáng suốt, tận tình của bộ máy quản lý. Công ty cổ phần Simco Sông Đà đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Năm 2009, trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, công ty đã đưa 1260 người lao động có chất lượng đi làm việc ở nước ngoài trên cơ sở duy trì các thị trường truyền thống cũng như khai thác các thị trường mới, đảm bảo hoạt động xuất khẩu là một ngành nghề truyền thống của đơn vị. Công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng số 3 và số 4, trang bị thêm phòng Lap học ngoại ngữ, đầu tư thêm trang thiết bị hàn tại Trường Cao Đẳng Nghề SIMCO Sông Đà. Hoàn thành phần thô trụ sở làm việc của công ty và đang trong quá trình hoàn thiện toàn bộ, trước mắt hoàn thiện 4 phòng làm việc để chuyển một số phòng ban về trụ sở mới của công ty tại khu đô thị mới Vạn phúc - TP. Hà Đông trong tháng 12-2008. 1. Doanh thu, lợi nhuận Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phán ảnh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu thuần 110.286 156 110 Lợi nhuận trước thuế 32.147 4 0 208 Lợi nhuận sau thuế 26.987 36 195 Tỉ lệ lợi nhuận trả cổ tức. 13,6% 31,27% 20% 20% 17% ( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty cổ phần SIMCO Sông Đà) Bảng 7: Biểu đồ doanh thu thuần và lợi nhuận trước, sau thuế qua các năm. 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 doanh thu thuần lợi nhuận trước thuế lợi nhuận sau thuế d Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã và đang đạt được hiệu quả kinh tế rất tốt. Doanh thu hàng năm có xu hướng tăng (riêng năm 2008 giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên năm 2009 công ty đã có sự phát triển mạnh mẽ và vượt qua khủng hoảng và đạt doang thu và lợi nhuận cao). Năm 2005, khi công ty mới bắt đầu cổ phần hóa doanh thu thuần đat 31,691 tỉ đồng. Đến năm 2006 doanh thu đã lên tới 40,495 tỉ, tăng 1,3 lần so với cùng kì năm ngoái. Năm 2007 là năm mà công ty đã có những bước phát triển lớn mạnh, doanh thu lên tới 110,286 tỉ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kì năm ngoái. Năm 2007 là một trong những năm đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của công ty cổ phần SimCo Sông Đà. Sang năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên hầu hết các doanh nghiệp bước vào giai đoạn suy thoái do lạm phát, nhu cầu tiêu dùng giảm sút…Không thoát khỏi vòng quay của cuộc khủng hoảng kinh tế nên trong năm 2008 doanh thu của công ty cổ phần Simcô Sông Đà có xu hướng giảm mạnh chỉ còn 58,339 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Trong năm 2005 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đạt được 13,634 tỉ đồng. Đến năm 2006 lợi nhuận tăng lên đến 18,548 tỉ đồng. Năm 2007 là một trong những năm phát triển mạnh mẽ của công ty cổ phần Simco Sông Đà, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Lợi nhuận trong năm 2007 lên tới 32,147 tỉ đồng tăng gấp 1,7 lần so với cùng kì năm ngoái. Đặc biệt năm 2008 diễn ra khủng hoảng kinh tế nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng 9.627 tỷ, xấp xỉ 1.36 lần so với cùng kỳ năm ngoái vì công ty có những biện pháp thiết thực cắt giảm chi phí, vươn lên phát triển bền vững trong khủng hoảng kinh tế. Riêng năm 2005 lợi nhuận trước thuế bằng lợi nhuận sau thuế vì năm 2004, 2005 công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Năm 2006, 2007 thì doanh nghiệp được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp do được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho tổ chức đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội (công ty được giảm trong 2 năm,tính từ khi kết thúc những ưu đãi hiện đang được hưởng ứng, nghĩa là hết năm 2007). Năm 2009 đánh dấu một bước trưởng thành của công ty khi công ty vượt qua khủng hoảng và đạt mức doanh thu kỉ lục là 156.110 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế vẫn đạt mức cao là 36.195 triệu đồng. 2 Cơ cấu tài sản/nguồn vốn Bảng 8. Tài sản, nguồn vốn của công ty qua các năm. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Giá trị ( triệu đồng) Tỷ lệ tăng trưởng (%) Giá trị ( triệu đồng) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 1. Tài sản 120.031 - 177.809 148,14 - Tài sản ngắn hạn 94.720 - 138.636 146,36 - Tài sản dài hạn 25.311 - 39.173 154,77 2. Nguồn vốn 120.031 - 177.809 148,14 - Nợ phải trả 94.867 - 138.937 146,45 - Vốn chủ sở hữu 25.021 - 38.715 154,73 Lợi ích của cổ đông thiểu số 143 - 157 109,79 Năm 2007 Năm 2008 năm 2009 Giá trị ( triệu đồng) Tỷ lệ tăng trưởng (%) Giá trị ( triệu đồng) Tỷ lệ tăng trưởng (%) Giá trị ( triệu đồng) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 317.924 178,80 419.649 132,00 429.987 102,46 270.302 194,97 307.931 113,92 294.766 95,72 47.621 121,57 111.718 234,60 135.221 121,04 317.924 178,80 419.649 132,00 429.987 102,46 220.464 158,68 293.272 133,02 293.803 100,18 97.279 251,27 126.145 129,67 135.998 107,81 181 115,29 232 128,18 186 80,17 ( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty cổ phần SIMCO Sông Đà) Bảng 9. Các chỉ tiêu về cơ cầu tài chính Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm2009 Hệ số nợ tổng tài sản ( Nợ phải trả/ tổng NV) 0,79 0,78 0,69 0,70 0,68 Hệ số nợ vốn cổ phần ( Nợ phải trả/Vốn CSH) 3,79 3,59 2,27 2,32 2,16 Hệ số cơ cấu nguồn vốn ( Vốn CSH/ NV) 0,21 0,22 0,31 0,30 0,32 Hệ số cơ cấu tài sản (TSLĐ/ Tổng TS) 0,79 0,78 0,85 0,73 0,69 ( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty cổ phần SIMCO Sông Đà) Theo bảng số liệu trên chứng tỏ doanh nghiệp vẫn có được nguồn vốn chủ sở hữu vững chắc. Trong bảng 9 và bảng 10 ta thấy tài sản và nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng nhanh hàng năm vì công ty hiện tại đang đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh: mua sắm trang thiết bị cho đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho trường Cao đẳng nghề Simco…Năm 2005 tổng tài sản chỉ là 120.031 triệu nhưng đến năm 2009 đã lên tới 429.987 triệu . Trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, các năm bình quân khoảng 77% tổng tài sản. Tài sản lưu động đang có xu hướng chiếm một tỉ lệ nhỏ dần trong tổng tài sản vì hiện tại doanh nghiệp đang đẩy mạnh vào đầu tư trang thiết bị, máy móc để nhanh chóng hoàn thành các dự án trong năm 2010: Dự án đầu tư xây dựng và quản lý khu công nghiệp Phụng Hiệp, Dự án tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc… Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả luôn chiếm khoảng 73% tổng nguồn vốn. Nợ phải trả đang có xu hướng giảm. Trong những năm gần đây, mặc dù phải mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các ngành nghề nhưng việc huy động vốn bên ngoài từ các tổ chức tín dụng lại không có xu hướng tăng. 3. Thu nhập bình quân đầu người, thuế nộp ngân sách. * Thu nhập bình quân. Trong năm 2007, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả, lên thu nhập BQ/CBCNV: 5,5 triệu đồng/người/tháng. Nhưng đến năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế là cho giá cả nguyên vật liệu tăng cao, và một số hoạt động kinh doanh kém hiệu quả đã làm giảm thu nhập BQ/CBCNV xuống còn 4.7 triệu đồng/người/tháng. Trong năm 2009 doanh nghiệp tăng thu nhập BQ/CBCNV lên 6.2 triệu đồng/người/tháng, trong năm 2010 doanh nghiệp sẽ phấn đấu thu nhập BQ/CBCNV 6.6 triệu đồng/người/tháng để tăng mức thu nhập của anh em nhân viên, nâng cao đời sống nhân viên trong công ty. * Thuế nộp ngân sách: Trong năm 2007, hoạt động kinh doanh thu được nhiều thành tựu đáng kể, lợi nhuận trước thuế đạt 32.147 tỷ đồng lên doanh nghiệp đóng góp cho nhà nước một khoản ngân sách lên tới tỷ đồng 5.26 tỷ đồng. Đến năm 2008, mặc dù bị ảnh hưởng cảu khủng hoảng kinh tế, doanh thu sụt giảm (bảng 9) nhưng lợi nhuận doanh nghiệp vẫn đạt được 42.462 tỷ đồng đóng góp 5.703 tỷ đồng cho nhà nước. Trong năm 2009, công ty cổ phần Simco Sông Đà có sự thay đổi nhanh chóng, nhờ có chiến lược phù hợp với thực tiễn thị trường, lợi nhuận của công ty tăng lên 40.208 tỉ đồng, đóng góp 3.13 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước. 4. Kết quả hoạt động khác. 4.1 Một số danh hiệu đạt được năm 2007: Tập thể: - Được Bộ xây dựng tặng cờ thi đua xuất sắc “đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác năm 2007” - Bộ xây dựng và công đoàn ngành xây dựng Việt Nam chứng nhận là đơn vị tổ chức tốt điều kiện sống và tìm việc làm cho CNVC ngành xây dựng. - Được UBND thành phố Hà Nội tặng cúp Thăng Long cho một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của thủ đô Hà Nội - Trung tâm Thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước (CIC) xếp hạng tín dụng là một trong 10 doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội; - Được Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam đánh giá là một trong 19 doanh nghiệp xuất khẩu lao động xuất sắc năm 2007. Cá nhân: - Ông chu Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT được phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tặng Bằng khen “Doanh nhân tiêu biểu khối doanh nghiệp trung ương năm 2007” - Ông Nguyễn Thiện Mỹ – Tổng giám đốc Công ty được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen “Đã có nhiều thành tích trong công tác, góp nhần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” UBND thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu “nhà doanh nghiệp giỏi Hà Nội năm 2007” Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà tặng danh hiệu “Cán bộ quản lý giỏi” của Tổng công ty năm 2007. 4.2 Một số doanh nghiệp năm 2008 Tập thể: - Được Bộ Xây dựng tặng cờ thi đua: “Đơn vị thi đua xuất sắc ngành xây dựng” - Công đoàn xây dựng Việt Nam chứng nhận là đơn vị hoạt động công đoàn xuất sắc. - Được hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam tặng bằng khen là một trong 12 doanh nghiệp xuất khẩu lao động xuất sắc nhất trong 3 năm (2006 – 2008) Cá nhân: - Ông Chu Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT được phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tằng Bằng khen “Doanh nhân tiêu biểu khối doanh nghiệp trung ương năm 2008” - Ông Nguyễn Thiện Mỹ – Tổng giám đốc Công ty được Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà tặng danh hiệu “Giám đốc doanh nghiệp giỏi” của tổng công ty năm 2007. 5. Đánh giá chung hoạt động của công ty. 5.1 Thuận lợi. *Luật xuất khẩu lao động có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 tạo ra hành lang pháp lý an toán và thông thoáng cho các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động nói chung và công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà nói riêng, người lao động có nhiều cơ hội hơn với việc lưạ chọn việc làm phù hợp với năng lực làm việc và khả năng tài chính của họ. * Trong quá trình 12 năm hoạt động xuất khẩu lao động, công ty đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của công ty đã hoạt động ổn định, đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng vững vàng. Năng lực, khả năng và hiệu quả kinh doanh của công ty đã được khẳng định trên thị trường. *Với sự đầu tư chính xác cho việc đào tạo lao động trước khi ra ngoài, chất lượng lao động mà công ty còn đưa sang thị trường ngày càng đảm bảo, có chất lượng, nên uy tín của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ngày càng được đánh giá cao. *Việc công ty mở rộng kinh doanh những ngành nghề mới như: Xuất khẩu nhập khẩu và kinh doanh vật tư, máy móc thiết bị, xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông; kinh doanh phát triển nhà khu công nghiệp và đô thị; đầu tư vào các công nghệ cao,… có thể đảm bảo cho sự phát triển cân đối, bền vững, ổn định cho công ty trong tương lai. 5.2 Khó khăn.  Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như: Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Vinaconex, công ty xuất khẩu lao động – Thương mại và Du lịch SOVILACO… Ngoài ra còn rất nhiều công ty nhỏ lẻ khác cạnh tranh về giá cả và chất lươgnj dịch vụ. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ.  Chất lượng nguồn lao động Việt Nam so với các nước trong khu vực đang ở mức thấp về cả ngôn ngữ, thể lực, ý thức, tác phong làm việc.  Tình hình kinh tế các nước trong khu vực sụt giảm do giá cả các hàng hóa, nguyên vật liệu tăng, một số chủ doanh nghiệp phá sản, một số lao động phải về nước, công ty không những không thu được chi phí dịch vụ mà còn phải chia sẻ với người lao động chi phí về nước, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Phần 4. Chiến lược và phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới. 1. Mục tiêu chủ yếu Đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trên cơ sở duy trì ngành nghề truyền thống là xuất khẩu lao động, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh trong đó ưu tiên đầu tư kinh doanh bất động sản để đạt mục đích tối đa hóa lọi nhuận đảm bảo quyền lợi của Nhà đầu tư. Tiếp tục giữ vững vị trí một trong mưới đơn vị đứng đầu cả nước về xuất khẩu lao động trong thời kỳ đổi mới. 2. Phương hướng chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới. 1. Xây dựng công ty cổ phần SIMCO Sông Đà trở thành một doanh nghiệp mạnh toàn diện, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề đa dạng hóa sản phẩm và chế độ sở hữu trên cơ sở duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống của Công ty. 2. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị đầy đủ về nhân sự, tổ chức, tài chính và các điều kiện khác để đón nhận một số các đơn vị thành viên khác để trở thành công ty mẹ khi tổng công ty Sông Đà trở thành Tập đoàn Xây dựng – Công nghiệp Việt Nam. 3. Xây dựng, thực hiện các biện pháp tiết kiệm, đề ra các cơ chế khoán cho từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. 4. Đẩy mạnh liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, thực hiện các dự án kinh doanh nhà và hạ tầng khu Công nghiệp, thủy điện. 5. Phấn đấu duy trì mức tăng trưởng bình quân hàng năm: 20% 6. Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề SXKD đến năm 2010: Giá trị xuất khẩu lao động chiếm từ 35% đến 40% tổng doanh thu. Giá trị đầu tư kinh doanh bất động sản từ 25% đến 35% tổng doanh thu. Giá trị hoạt động xây lắp từ 10% đến 15% tổng doanh thu. Kinh doanh thương mại và kinh doanh khác từ 4% đến 10% tổng doanh thu Bảng 10. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh đến năm 2010 40% 5% 30% 15% 10% Xuất khẩu lao động Hoạt động đào tạo Kinh doanh bất động sản Xây dựng Kinh doanh khác ( Nguồn: Định hướng phát triển kinh doanh đến năm 2010 của công ty cổ phần SIMCO Sông Đà) Kết luận Trong điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế như hiện nay thì các doanh nghiệp nắm bắt đúng xu hướng của thị trường là điều kiện quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tôi đã có điều kiện tìm hiểu thực tế về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Simco Sông Đà. Trong quá trình tìm hiểu đó, tôi nhận thấy rằng mặc dù công ty gặp nhiều khó khăn tuy nhiên cùng với sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên chức, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn tìm ra những phương hướng phát triển đúng đắn, từng bước khẳng định vị thế của mình trong các công ty hoạt động trong cùng nghành hoạt động tại thị trường Việt Nam. MỤC LỤC Lời mở đầu .............................................. 1 Phần 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển .................. 3 1. Thông tin chung ............................................................................................. 3 2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển .................................................. 4 2.1. Lịch sử hình thành .................................................................................. 4 2.2. Quá trình phát triển ................................................................................ 5 3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ............................................................. 6 3.1. Chức năng ............................................................................................... 6 3.2. Nhiệm vụ ................................................................................................. 6 Phần 2.Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty cổ phần Simco Sông Đà ... 10 1. Sản Phẩm: là công ty dịch vụ nên công ty luôn cung cấp cho khách hàng những sự lựa chọn tốt nhất. Sản phẩm- dịch vụ của công ty cổ phần Simco Sông Đà gồm ............................................................................... 10 1.1. Xuất khẩu lao động. .............................................................................. 10 1.2. Hoạt động đào tạo ................................................................................. 12 1.3. Kinh doanh bất động sản ...................................................................... 13 1.4. Đầu tư tài chính: ................................................................................... 14 1.5. Xây dựng ............................................................................................... 14 2. Thị trường .................................................................................................... 15 3. Cạnh tranh ................................................................................................... 15 4. Công nghệ, máy móc thiết bị: ..................................................................... 16 5. Nguyên liệu: ................................................................................................. 16 6. Lao động ..................................................................................................... 17 7. Cơ cấu bộ máy quản lý ................................................................................ 18 Phần 3. Kết quả sản xuất kinh doanh .......................... 23 1. Doanh thu, lợi nhuận ................................................................................... 23 2 Cơ cấu tài sản/nguồn vốn ............................................................................. 25 3. Thu nhập bình quân đầu người, thuế nộp ngân sách. ............................... 28 4. Kết quả hoạt động khác. ............................................................................. 28 4.1 Một số danh hiệu đạt được năm 2007: ................................................... 28 4.2 Một số doanh nghiệp năm 2008 ............................................................. 29 5. Đánh giá chung hoạt động của công ty. ...................................................... 30 5.1 Thuận lợi. ............................................................................................... 30 5.2 Khó khăn. ............................................................................................... 30 Phần 4. Chiến lược và phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới. ............................................... 32 1. Mục tiêu chủ yếu ......................................................................................... 32 2. Phương hướng chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới. .............. 32 Kết luận .............................................. 34

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf710_4823.pdf
Luận văn liên quan