Công ty Thuỷ tinh Hà Nội là một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc vận dụng
hình thức kế toán Nhật ký -chứng từ là chưa phù hợp, mặc dù đội ngũ kế toán có
trình độ chuyên môn cao. Bởi vì hình thức kế toán này thích hợp với các doanh
nghiệp có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, yêu cầu và chế độ quản lý tương
đối ổn định, trình độ nhân viên kế toán cao, đồng đều và nhất là trong điều kiện kế
toán thủ công. Nhưng ở Công ty Thuỷ tinh Hà Nội thì số lượng nhân viên kế toán ít
(3 người) do đó một người phải kiêm nhiệm nhiều TK, nhiều công việc.Việc hạch
toán theo hình thức Nhật ký chứng từ thì công việc dải ra nhiều, phải theo dõi sổ
chi tiết, sổ cái, lập bảng phan bổ, lập các chứng từ, các bảng kê (mặc dù nghiệp vụ
phát sinh không nhiều).
22 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đặc điểm, nhiệm vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty thuỷ tinh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Đặc điểm, nhiệm vụ và hoạt động
sản xuất kinh doanh tổ chức hạch
toán kế toán tại Công ty thuỷ tinh
Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty.
Nằm trên phố Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, Công ty
Thuỷ tinh Hà Nội (thuộc Sở công nghiệp Hà Nội) là một doanh nghiệp Nhà Nước
có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập với nhiệm vụ sản xuất sản
phẩm thuỷ tinh phục vụ ngành nghề y tế, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và thuỷ tinh
dân dụng, trang thiết bị trường học (các loạibình phục vụ phòng thí nghiệm) đáp
ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Năm 1974, trước nhu cầu thuốc men phục vụ cuộc kháng chiến chống pháp,
Bộ Y Tế đã thành lập Doanh nghiệp Hoá dược Thuỷ tinh, là một bộ phận chuyên
sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh phục vụ ngành y tế. Đến tháng 9 năm 1966 theo
quyết định số 827/BYT, Doanh nghiệp Hoá dược Thuỷ tinh được tách ra thành
Doanh nghiệp Hoá dược và doanh nghiệp Thuỷ tinh độc lập. Cùng với sự phát triển
của đất nước, đồng thời giúp cho việc quản lý theo ngành công nghiệp doanh
nghiệp thuỷ tinh được chuyển về Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý theo quyết định
156/TTG tháng 7/1973. Là một doanh nghiệp nhỏ hoạt dộng không lớn để phù hợp
với quy mô và trình độ quản lý địa phương, Doanh nghiệp Thuỷ tinh Hà Nội được
chuyển về UBND thành phố Hà Nội trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội từ 3/1978
theo quyết định số 2756/QĐ-UB năm 1989. Do sự tác động của cơ chế mới và do
biến động của thị trường, việc sản xuất và tiêu thụ của Doanh nghiệp thuỷ tinh Hà
Nội đã gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó đã dẫn đến tình trạng thiếu việc làm cho
công nhân, thu nhập của người lao động thất thường, doanh nghiệp đứng trên bờ
vực của sự phá sản do sản phẩm sản xuất ra chưa tìm được thị trường tiêu thụ, hàng
hóa sản phẩm sản xuất ra tồn kho và ứ đọng thậm chí đã phải dùng sản phẩm để trả
lương cho công nhân.
Trước tình hình đó ban lãnh đạo doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp để khắc
phục, cụ thể là một mặt giải quyết nhanh hàng tồn kho ứ đọng, mặt khác xây dựng
chiến lược phương án sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, tìm kiếm
công nghệ mới trên cơ sở khai thác trí tuệ tập thể đông thời tranh thủ sự giúp đỡ của
các cá nhân và của các tổ chức trong và ngoài nước. Với sự quyết tâm cao và hướng
đi đúng của tập thể lãnh đạo doanh nghiệp mà Doanh nghiệp đã trụ vững được
trước những thách thức khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Nhờ chiến lược sản
phẩm mới đã thành công, công nghệ thuỷ tinh màu đã được hoàn thiện và công
nghệ thuỷ tinh pha lê đang dần được hoàn thiện và từng bước chiếm lĩnh thị trường
trong nước và cả trên thị trường quốc tế đặc biệt là Nhật Bản. Vì vậy, sản xuất được
đẩy mạnh, người lao động được gọi trở lại làm việc và doanh nghiệp phải tuyển
mới lao động, thu nhập của người lao động không ngừng được cải thiện trên cơ sở
giá trị sản xuất công nghiệp và lợi nhuận do sản xuất mang lại từng bước được nâng
cao năm sau lớn hơn năm trước. Để tạo ra hành lang pháp lý và tạo điều kiện cho
doanh nghiệp mở rộng quan hệ với khách hàng và các đối tác nhằm lưu thông tốt
sản phẩm, tháng 9/1994 UBND thành phố Hà Nội cho phép chuyển Doanh nghiệp
Thuỷ tinh Hà Nội thành Công ty Thuỷ Tinh Hà Nội theo quyết định số 1095/QĐ-
UB giấy phép kinh doanh số 109533 cấp ngày 14/6/1994 đồng thời là đơn vị xuất
nhập khẩu trực tiếp với chức năng nhiệm vụ là:
Sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thuỷ tinh ra nước ngoài.
Sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh trung tính, thuỷ tinh kiềm phục vụ khoa học kỹ
thuật y tế và thuỷ tinh dân dụng.
Nhập khẩu nguyên liệu, hoá chất, máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất
thuỷ tinh của Công ty và thị trường.
Để thấy rõ hơn sự phát triển của Công ty chúng ta tham khảo một số chỉ tiêu
của 3 năm gần đây (Theo báo cáo tài chính năm 2000) qua bảng sau:
Bảng tổng hợp chỉ tiêu tài chính.
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
1. Vốn cố định 48.734.200 159.122.700 867.997.700
- Trong đó đã khấu hao 02.780.572 550.480.574 571.102.572
2. Vốn lưu động 32.479.826 732.479.866 858.191.954
3. Vốn đầu tư XDCB 98.933.029 1.261.426.928 1.279.868.928
4. Giá trị SXCN 708.312.000 4.180.174.404 5.337.000.000
5. Tổng doanh thu
- Trong đó XK
862.690.946
794.572.000
4.460.848.579
3.791.721.300
5.626.410.820
5.079.620.240
6. Lợi nhuận sản xuất 4.699.567 142.796.670 202.295.445
8. Lợi nhuận sau thuế 6.749.586 99.491.542 155.311.977
9. Các khoản nộp ngân sách 62.177.612 244.663.331 326.433.565
10. Lao động BQ (người) 673 193 202
11. Thu nhập bình quân/người 63.000 526.140 720.400
Từ năm 2000 Công ty đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất và công nghệ mới
để sản xuất hàng pha lê trị giá: 8.200.000.000đ và tăng thêm một lượng vốn lưu
động để đầu tư sản xuất hàng pha lê là:1.200.000.000đ
Từ chỗ đứng trên bờ vực thẳm của sự phá sản có được thành tích như ngày
nay Công ty đã phải vật lộn với nhiều khó khăn, thử thách mà thị trường đã đặt ra là
tồn tại hay phá sản. Có được thành quả đó trước hết là nhờ vào ban lãnh đạo Công
ty đồng thời nhờ lòng hăng say nhiệt tình của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Không chỉ bằng lòng với những gì đã đạt được Công ty đã cố gắng vươn lên mở
rộng thị trường tiêu thụ để sản phẩm của Công ty không chỉ được người tiêu dùng
trong nước ưa chuộng mà còn đứng vững tại thị trường quốc tế đặc biệt là thị
trường Nhật Bản, một trong những khách hàng khó tính, khắt khe về chất lượng sản
phẩm. Công ty đang mở rộng liên doanh liên kết với cộng hoà Séc để sản xuất sản
phẩm thuỷ tinh pha lê đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra các nước trong
khu vực Đông Nam á.
Với sự cố gắng đó những năm gần đây Công ty luôn được UBND Thành phố
khen tặng là đơn vị quản lý giỏi.
2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức SX của Công ty thuỷ tinh Hà
Nội.
Công ty đã sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giảm bộ máy quản lý cồng
kềnh, xoá bỏ những khâu trung gian không cần thiết, sáp nhập các phòng ban theo
hướng tinh gọn phục vụ và đáp ứng kịp thời cho sản xuất.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến kết hợp với
bộ môn chức năng một các hài hoà. Đứng đầu là giám đốc chịu trách nhiệm và quản
lý sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm thông qua hai phó giám đốc và các phòng
ban chức năng.
Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 202 người với sự bố trí sắp
xếp là 5 phòng chức năng và hai phân xưởng sản xuất.
* Giám đốc Công ty :
Là người đúng đầu bộ máy của Công ty chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ
máy quản lý của Công ty, ngoài việc uỷ quyền cho các phó giám đốc. Giám đốc
Công ty còn trực tiếp chỉ huy thông qua các trưởng phòng như tài vụ, phòng tổ
chức.
* Phó giám đốc:
Có trách nhiệm giúp giám đốc, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận, được phân
công và được uỷ quyền.
* Phòng công nghệ và kiểm tra chất lượng sản phẩm:
Phòng này chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện quy trình công nghệ,
kiểm tra chất lượng sản phẩm đồng thời chịu trách nhiệm về chất lượng nguyên
liệu, vật liệu trước khi nhập kho của Công ty và kểm tra chất lượng sản phẩm trước
khi nhập kho chế tạo khuôn mẫu, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị và công cụ
lao động, theo dõi và giám sát an toàn lao động.
Phòng này được chia thành 3 nhóm: Nhóm kỹ thuật, nhóm cơ điện và nhóm
KCS.
*Phòng kỹ thuật-đề tài:
Phòng này có nhiệm vụ nghiên cứu và thực nghiệm chế thử sản phẩm mới,
các loại mẫu mã, men mới, màu mới, máy móc thiết bị mới đưa vào áp dụng trong
sản xuất.
*Phòng tài vụ:
Có 3 nhân viên, trong đó có một kế toán trưởng - Trưởng phòng lãnh đạo
chức năng của phòng này là theo dõi và tham mưu các vấn đề về tài chính của Công
ty.
*Phòng cung ứng vật tư:
Phòng này chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm, quản lý các kho của Công ty.
*Phòng kế hoạch và thị trường:
Phòng này gồm có hai bộ phận : Kế hoạch và thị trường; bộ phận kế hoạch
có chức năng lập kế hoạch sản xuất cho hai phân xưởng, đồng thời tìm phương án
sản xuất sản phẩm cho Công ty; bộ phận thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu thị
trường, đi chào hàng, tìm nguồn bán hàng.
*Phòng tổ chức, lao động tiền lương, hành chính đời sống, bảo vệ:
Phòng này chịu trách nhiệm về tuyển dụng lao động, đào tạo và đảm nhiệm
các vấn đề liên quan đến nhân lực, duyệt và nâng lương của cán bộ, nhân viên trong
Công ty, đồng thời làm công tác bảo vệ, phục vụ cơm ca và ăn độc hại cho công
nhân sản xuất.
Công ty có hai phân xưởng tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm chính
không có sản xuất phụ cụ thể như sau:
*Phân xưởng I:
Là phân xưởng sản xuất chủ yếu có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu từ khâu
đầu đến khâu tạo ra bán thành phẩm thô, bao gồm các tổ: phối liệu, tổ nấu, tổ thổi
gia công, tổ cắt, tổ mài (cụ thể nhiệm vụ của từng tổ sẽ được trình bày ở phần sau
qua quy trình công nghệ) với số lao động là 155 người cả công nhân trực tiếp và
phục vụ sản xuất.
* Phân xưởng II:
Tiếp tục gia công sản phẩm đến hoàn thành bao gồm các tổ: tổ mài hoa, tổ
đánh bóng sản phẩm (sản phẩm sau khi đã mài hoa), tổ rửa đóng gói sản phẩm để
nhập kho thành phẩm. Tổng số lao động của phân xưởng II là 14 người.
Sơ đồ quản lý của Công ty thuỷ tinh Hà Nội
3. Đặc điểm về quy trình công nghệ.
Giám đốc Công ty
PGĐ. kỹ thuật sản xuất PGĐ. cung ứng tiêu thụ
Phòng kỹ
thuật- đề
tài
Phòng tiền
lương, HC, đời
sống, BV
Phòng tài
vụ
Phòng
cung ứng
vật tư
Phòng CN và
kiểm tra chất
lượng
Phòng
kinh tế thị
trường
Phân xưởng
sản xuất I
Phân xưởng
sản xuất II
Công ty thuỷ tinh Hà Nội có quy trình sản xuất sản phẩm thuỷ tinh khép kín
và liên tục theo dây chuyền “nước chảy” cùng một quy trình công nghệ có thể sản
xuất ra nhiều loại sản phẩm.
Công thuỷ tinh Hà Nội thực hiện nấu thuỷ tinh theo công nghệ lò nồi trên cơ
sở thiết kế cụm lò từ 7-9 nồi, mỗi nồi có dung tích 500 pao. Trọng lượng nấu được
250 kg thuỷ tinh/nồi, thời gian nấu từ khi nhập nguyên liệu cho đến khi chín thuỷ
tinh thông thường từ 14-16 tiếng. Ngoài ra còn theo công nghệ lò ga cho ra những
sản phẩm thuỷ tinh pha lê (lọ hoa, bát đĩa, thuỷ tinh pha lê màu…).
Tuỳ theo kế hoạch tác nghiệp sản xuất và phương án sản xuất sản phẩm mà
việc nhập nguyên liệu để nấu có sự khác nhau. Mỗi đơn phối liệu khi trộn đưa vào
nấu có sự khác nhau về màu hoặc chủng loại thuỷ tinh (trung tính, kiềm, thuỷ tinh
màu, pha lê).
Chu kỳ sản xuất ra một loại sản phẩm thuỷ tinh là từ 2 – 3 ngày, tuy nhiên
phải có sự phối hợp, kết hợp tốt giữa các bộ phận để có được chất lượng thuỷ tinh
tốt nhất, năng suất cao nhất và tỷ lệ loại trên các công đoạn là thấp nhất thì sản xuất
mới đạt hiệu quả tối đa.
Quy trình công nghệ sản xuất thuỷ tinh có thể được khái quát theo sơ đồ 1.
Nhiệm vụ sản xuất của toàn Công ty được thực hiện thông qua các tổ cụ thể
như sau :
- Tổ Phối liệu : căn cứ vào phương án sản xuât sản phẩm (loại thuỷ
tinh trắng, kiềm, bạc chao…) và đơn trộn phối liệu của phòng kỹ
thuật cung cấp, tổ phối liệu sẽ trộn phối liệu theo mẻ và giao cho Tổ
Nờu.
- Tổ nấu : Nhập phối liệu vào nồi thực hiện quy trình nấu, đIũu chỉnh
nhiệt độ theo quy trình sao cho sau 14-176 tiếng, thuỷ tinh phải
chính, không bị hột, bọt và đảm bảo đầy nồi, rồi giao cho Tổ Thổi
gia công, đồng thời duy trì nhiệt độ vừa phaitrong khi gia công.
- Tổ Thổi : tuỳ theo từng loại sản phẩm mà bố trí dây chuyền của tổ,
mỗi tổ có từ 8 đến 10 người, thông thường gồm 4 thợ thổi và 6 thợ
phụ. Khi thổi, phải dùng ống thổi lấy thuỷ tinh, thổi tạo phôi và
xuống khuôn thổi tạo thành sản phẩm thô đạt tiêu chuẩn, sau đó giao
cho Tổ Cắt.
- Tổ Cắt : Thực hiện cắt pháo sản phẩm (phần trên của sản phẩm) bỏ
đI và giao sản phẩm cho Tổ Mài.
- Tổ Mài mịn : Dùng cát mài trên bàn mài để mài miệng sản phẩm
theo tiêu chuẩn đã quy định cho từng loại sản phẩm rồi giao cho Tổ
Đốt.
- Tổ Đốt : Dùng ga, xăng đôt miệng sản phẩm và giao cho Tổ ủ.
- Tổ ủ sản phẩm : Đưa sản phẩm vào lò ủ băng chuyền với nhiệt độ từ
450-500AC, sau 3 tiếng băng chuyền đưa sản phẩm ra, rỡ sản phẩm
và đưa cho Tổ Rửa đóng gói.
- Tổ mài hoa: sau khi nhận bán thành phẩm của phân xưởng I, sẽ có
thợ kẻ, vẽ tạo hình trên nền mặt thuỷ tinh, tiếp theo công nhân sẽ
mài.
- Tổ đánh bóng: sản phẩm sau khi đã mài hoa sẽ được tổ này đánh
bóng trên dây chuyền công nghệ của ý.
- Tổ Rửa đóng gói : Rửa sản phẩm bằng nước xà phòng, lau khô,
đóng vào hộp các tông và nhập kho thảnh phẩm.
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất thuỷ tinh.
Phối
liệu
Nấu
thủy
Thổi
sản
Cắt
sản
Mài
miệng
Đốt
miệng
sản phẩm
ủ
sản phẩm
Mài hoa
trên sản
phẩm
Số sản
phẩm
Đánh
bóng sản
phẩm
Rửa,
đóng gói
sản phẩm
II đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Cùng với sắp xếp lại tổ chức của Công ty trên cơ sở tinh giảm bộ máygián
tiếp phòng tài vụ từ 8 người nay xuống còn 3 người. Với sự sắp xếp gọn nhẹ, một
người kiêm nhiều việc, nhưng vẫn đảm bảo chế độ hạch toán và quy định của Bộ
Tài chính và Nhà nước.
Chức năng nhiệm vụ được phân công cho từng người được khái quát qua sơ
đồ sau.
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Thuỷ tinh Hà Nội.
Kế toán trưởng kiêm kế
toán tổng hợp và tscđ
Kế toán thanh toán, kế
toán ngân hàng và tiêu
thụ sản phẩm, tính giá
bán và lương bộ phận
quản lý Công ty, kế
toán kho NVL, công cụ
lao động, thành phẩm
Thủ quỹ, thống kê sản
xuất, tập hợp chi phí
và tình giá thành sản
phẩm và tính lương sản
phẩm cho công nhân sản
xuất của Công ty
*Kế toán trưởng : Kiêm kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm trước giám đốc
về tình hình hạch toán kế toán và tài chinhs của Công ty.
- Làm công tác đối nội, đối ngoại thuộc phạm vi tài chính, đôn đốc và
giám sát việc thực hiện các chính sách và chế độ tài chính.
- Làm công tác TSCĐ, theo dõi sự biến động của TSCĐ, tính toán
trích và phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng bộ phận.
- Làm công tác kế toán tổng hợp, xác định kết quả và lập báo cáo kế
toán tháng, quý, năm.
*Kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng, kế toán các kho và tiêu thụ sản
phẩm có nhiệm vụ :
- Lập phiếu thu, phiếu chi
- Theo dõi công nợ với các đơn vị, các cá nhân trong và ngoài Công
ty
- Theo dõi các thành phẩm nhập, xuất kho và cuối tháng tôngẻ hợp
lập nhật ký chứng từ và các bảng kê.
- Theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ cho
sản xuất và quản lý
- Tính lương bộ phận quản lý Công ty, tính lương bộ phận bán hàng
và tính giá bán.
*Thủ quỹ, tập hợp chi phí sản xuất, thống kê sản xuất và tính lương sản
phẩm sản xuất cho công nhân sản xuất của Công ty.
- Tập hợp chi phí sản xuất phân bổ và tính gia thành cuối tháng tập
hợp lên bảng kê, phân bổ NVL, công cụ dụng cụ
- Bảo quản cất giữ và thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ hợp lệ
- Căn cứ vào chứng từ để chi lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
tổng hợp và phân bổ cho từng bộ phận
- Lập phiếu xuất nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cho các đơn vị sản
xuất, quản lý và theo dõi quyết toán vật tư theo định mức, thống kê
năng suất lao động và ngày công lao động.
Hàng tháng, quý, năm, phòng kế toán tài vụ phải nộp báo cáo chính thức về
hoạt động sản xuất kinh doanh cho lãnh đoạ Công ty và các cơ quan quản lý như
cục quản lý vốn và tài sản, thuế, ngân hàng, thống kê.
2. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán.
Phòng tài vụ thực hiệnt ập trung tại Công ty với các hình thức ghi spổ kế
toán tại nhật ký chứng từ. Với hình thức kế toán này thì toàn bộ công tác kế toán tài
chính được thực hiện trọn vẹn tại phòng kế toán tài vụ và thực hiện kế toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Các tài khoản 621, 627, 154 được phản ánh ở Bảng kê số 4 “Tập hợp chi phí
sản xuất theo phân xưởng”. Cơ sở số liệu để lập bảng kê số 4 căn cứ vào các bảng
phân bổ như : Bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ vật liệu
công cụ lao động, bảng tính khấu hao TSCĐ.
Kết quả số liệu ở Bảng kê só 4 được làm căn cứ để tình giá thành cho từng
sản phẩm của từng phân xưởng. Tổng chi phí ở bảng kê số 4 ở các phân xưởng
được ghi vào Nhật ký chứng từ số 7.
Cơ sở số liệu để nhập vào bảng kê số 7 còn căn cứ vào bảng kê số 5 và bảng
kê số 6, bảng kê nhập kho thành phẩm, bảng kê hàng gửi đi và các chứng từ có liên
quan. Phần phát sinh có của các tài khoản 142, 152, 153, 154, 214, 334, 335, 338,
611, 621, 622, 627, 631 và nợ các tài khoản liên quan.
- Để xác định chi phí sản xuất theo yếu tố kế toán cần chú ý :
+Ghi nhận yếu tố vật liệu : phải từ vật liệu thu hồi, vật liệu còn lại
kkhông dùng trả lại kho hoặc để lại phân xưởng.
+Yếu tố nhân công : Nhặt phần có của TK 334, 338 ở Nhật ký chứng
từ số 1 đối ứng nợ ở các TK liên quan.
+Yếu tố khấu hao TSCĐ căn cứ vào phát sinh có của 214 và nợ đối
với các TK 641, 642, 627.
+Yếu tố dịch vụ mua ngoài căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 1, số 2, số
5 liên quan đối ứng với nợ TK 111, 112, 331.
+Chi phí khác bằng tiền : Căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 1, số 2 liên
quan đối ứng với các TK 627, 641, 642.
Trong quá trình làm phải đối chiếu chi phí sản xuất theo khoản mục và phải
khớp đúng với chi phí sản xuất theo yếu tố (xác định trên tổng chi phí).
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thuỷ tinh
Hà Nội theo hình thức Nhật ký-Chứng từ được thể hiện qua sơ đồ 3.
Sơ đồ 3 : Sơ đồ quy trình hạch toán chi phí sản xuất
tính giá thành sản phẩm.
Ghi chú :
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra đối chiếu
Chứng từ chi phí
(bảng phân bổ, nhật ký liên
quan)
Bảng kê số 4 Bảng kê số 5
Bảng kê số
6
Nhật ký chứng từ số 7
Bảng tính giá thành sổ cái tk Báo cáo
III. Khái quát các phần hành kế toán của Công ty Thuỷ tinh Hà Nội.
1. Kế toán vốn bằng tiền.
Tiền của Công ty tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị bao gồm: tiền mặt tại
quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng, và các khoản tiền đang chuyển.
Việc hạch toán vốn bằng tiền, Công ty sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất
là “đồng” Ngân hàng nhà nước Việt Nam để phản ánh. Mọi nghiệp vụ liên quan
đến ngoại tệ phải được quy đổi về “đồng Việt Nam” để ghi sổ. Tỷ giá quy đổi là tỷ
giá theo Ngân hàng Công thương Việt Nam..
Mọi khoản thu chi tiền mặt của Công ty đều có đủ chữ ký của người thu,
người nhận, giám đốc hoặc kế toán trưởng. Sau khi đã thu, chi tiền, thủ quỹ đóng
dấu đã thu tiền hoặc đã chi tiền vào chứng từ. Cuối ngày, thủ quỹ căn cứ vào chứng
từ thu, chi để chuyển cho kế toán tiền mặt ghi sổ.
2. Kế toán Tài sản cố định.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc quản lý và sử dụng TSCĐ cũng
như VCĐ có hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Trên
nguyên tắc hoạt động bảo toàn vốn do ngân sách nhà nước cấp, Công ty Thuỷ tinh
Hà Nội vừa phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà Nước vừa phải đảm bảo kinh
doanh có lãi.Trong năm 2000 Công ty được ngân sách Nhà Nước cấp
1.499.154.101 đồng VCĐ còn về TSCĐ của Công ty được phân thành bốn loại với
kết cấu: Nhà cửa vật kiến trúc: 18%; Máy móc thiết bị: 80%; Phương tiện vận tải
truyền dẫn: 0,2%; Thiết bị công cụ quản lý:1,8%.
Trong năm 1999, Công ty di chuyển cơ sở sản xuất từ phố Tây Sơn đến phố
Nguyễn Huy tưởng-Thanh Xuân nên TSCĐ có nhiều biến động lớn. Công ty được
nhà nước hỗ trợ hơn 6 tỷ để di chuyển địa điểm, xây dựng cơ sở ở địa chỉ mới,
thanh lý các tài sản không di chuyển được hoặc không sử dụng được.
Sang năm 2000, tài sản của Công ty không có biến động nhiều giữa số đầu
năm và số cuối kỳ. Tổng giá trị tài sản cố định tính đến cuối kỳ hạch toán là
7.792.507.812 đồng tăng 17% so với đầu năm. Trong đó nhà cửa, kiến trúc đã khấu
hao đến 90% còn lại máy móc thiết bị công nghệ cũng như cơ sở vật chất của Công
ty đã lạc hậu cần đổi mới trong những năm tới.
Để bù đắp giá trị đã bị hao mòn trong quá trình sản xuất, Công ty đã tiến
hành trích khấu hao, chuyển dần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất trong
kỳ. Tại phòng kế toán hàng tháng, hàng quý trên cơ sở kế hoạch trích khấu hao đã
được duyệt, kế toán trích khấu hao theo quyết định số 1062/QĐ-BTC ngày
14/11/1996 và quyết định 116/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 trích khấu hao 3%
đối với hạ tầng cơ sở, thiết bị công tác và thiết bị quản lý, riêng đối với TSCĐ mua
bằng vốn vay đầu tư thì trích khấu hao theo kế hoạch đã ghi trong hợp đồng.
Kế toán sử dụng tài khoản 211( phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ hữu
hình), tài khoản 213 (phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ vô hình), bảng trích khấu
hao, bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 9.
3. Kế toán tiền lương.
Việc hạch toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên luôn được nhân viên
phòng kế toán chú trọng nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động. Hiện nay, ở
Công ty Thuỷ tinh Hà Nội áp dụng hai hình thức trả lương: lương thời gian (gián
tiếp) và lương sản phẩm (trực tiếp)
*Trả lương theo thời gian: cho bộ máy quản lý
*Trả lương theo sản phẩm: cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Hai hình thức trả lương này được áp dụng theo quy chế về lương của Công
ty (phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty). Còn đối với hình thức trả lương
theo thang lương cơ bản của Nhà nước (lương cơ bản theo hệ số lương) chỉ để áp
dụng cho những ngày lễ, nghỉ phép, ốm đau...
Công ty Thuỷ tinh Hà Nội đã đi vào sản xuất ổn định nhiều năm và đã xây
dựng được định mức kỹ thuật về lao động tương đối đầy đủ. Từ hệ thống định mức
lao động Công ty đã xây dựng các quy chế về lương luỹ tiến theo năng suất lao
động cho từng loại sản phẩm và từ đó xác định giá lương cho từng sản phẩm.
Như đã trình bày ở trên, phân xưởng I là phân xưởng sản xuất chủ yếu. Việc
gia công sản phẩm phần lớn là làm thủ công, do đó kéo theo một số lao động phụ:
sửa chữa dụng cụ, cơ điện, vệ sinh...đều được Công ty tập hợp và phân bổ trực tiếp
cho Phân xưởng I.
Đối với phân xưởng II, số lượng công nhân ít, bộ máy phụ trợ chỉ có một
người và một công nhân phục vụ chạy máy ga xăng.
Kế toán sử dụng TK 6271 để tập hợp chi phí tiền lương của các bộ phận quản lý
phân xưởng và bộ phận phụ trợ.
Cuối tháng phòng tài vụ căn cứ vào Bảng chấm công và hệ số lương của
từng người tính tiền lương cho từng người. Mặt khác, tuỳ theo năng suất lao động,
xác định số lương phải trả cho cán bộ quản lý phân xưởng và phục vụ, đồng thời
trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (theo lương cơ bản của từng người
lao động).
Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng được xác định tiền lương phải trả
tương tự như các bộ phân xưởng và được tập hợp vào TK 6421.
4. Kế toán nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm: Cát Vân Hải, các loại hoá
chất, dầu hoả, dầu Fo, than đá, xăng...dùng trực tiếp cho việc sản xuất thuỷ tinh. Kế
toán nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên, nhiên, vật liệu xuất dùng
cho từng đối tượng sử dụng, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ. Từ đó tính giá thành
xuất vật liệu bình quân theo công thức:
Giá thực tế
NVL
bình quân
=
Giá trị NVL tồn đầu kỳ+Giá NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập
trong kỳ xuất dùng
Giá trị NVL =
Số lượng xuất cho từng
đối tượng
x
Giá thực tế NVL bình
quân
Sau đó kế toán nguyên vật liệu cập nhật trên từng phiếu xuất kho và lập
Bảng kê vật liệu cho từng phân xưởng. Căn cứ vào bảng kê lập định khoản kế toán
cho từng đối tượng sử dụng.
Để minh họa cho việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu ta lấy ví dụ nguyên vật
liệu trực tiếp đưa vào sản xuất tháng 7/2000 tại phân xưởng như sau:
Bảng tổng hợp nguyên vật liệu đưa vào sản xuất Phân xưởng I.
Tháng 7/2000
Đơn vị: Đồng
Số
TT
Tên vật liệu
ĐV
tính
Số
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Ghi
có TK
Ghi
nợ TK
1 Cát Hải Vân Kg 20.000 247,5 4.950.000 1521 6211
2 Borát 2.500 6.004 15.010.600
3 Sôda 7.500 1.830 13.728.000
4 Bột tường thạch 3.000 266 800.250
5 Bột nhẹ(CaCO3) 2.000 350 699.930
6 Thuốc
mâu(NaNiF6)
100 1.430 143.000
7 ADen(AS2O3) 90 6840 616.000
8 Đôlômi 500 336 168.300
9 Huỳnh
thạch(CaF2)
30 3.432 102.960
10 Bari cácbônat
KCO3
600 1.246 748.000
11 Kali cácbônat
KCO3
200 704 140800
12 Kali nitơrat KNO3 200 4.427 885.500
13 Natri Nitơrat
NaNO3
600 4.730 2.838.000
14 Axit mang gan 5 1980 9.900
15 ZnO 60 6.673 400.400
16 Sb2O5 20 27.22
5
544.500
17 Al(OH)3 80 6.965 557.260
18 Mảng thuỷ tinh 20.000
Cộng 44.710.600
Căn cứ vào bảng phân bổ kế toán ghi:
Nợ TK 6211(PXI): 44.710.600
Có TK 1521( NVL chính): 44.710.600
- Đối với loại vật liệu phụ, kế toán vật liệu căn cứ vào phiếu xuất vật liệu cho
từng đối tượng sử dụng, kế toán lập Bảng phân bổ vật liệu cho từng đối tượng
sử dụng.
- Đối với nhiên liệu: Chi phí nhiên liệu dùng chủ yếu là Fo, xăng, dầu và ga để
nấu thuỷ tinh và đốt miệng sản phẩm.
III. Một số đánh giá và nhận xét
1. Nhận xét về hệ thống chứng từ.
Hệ thống chứng từ của Công ty thuỷ tinh Hà Nội nhìn chung là đúng mẫu,
đúng quy định.
Trường hợp khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt thì kế toán lập chứng
từ là phiếu thu tiền. Phiếu thu tiề được lập thành 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng;
1 liên để hạch toán; 1 liên lưu giữ ở phòng tài vụ.
Nếu khách hàng thanh toán bằng séc (thường là séc bảo chi hoặc chuyển
khoản) thì số séc đó được phòng tài vụ nộp vào tài khoản ở Ngân hàng Công
thương.
Trường hợp khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ thì Công ty sẽ tính chuyển
theo tỷ giá chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm quy đổi.
2. Hệ thống sổ kế toán.
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký-Chứng từ với hệ thống sổ
sách tương đối đầy đủ nên đã cố gắng kết hợp giữa việc ghi sổ theo thứ tụ thời gian
và ghi sổ theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi sổ
hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo kế toán.
Công ty thuỷ tinh Hà nội là một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc vận dụng
hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ là chưa phù hợp, mặc dù đội ngũ kế toán có
trình độ chuyên môn cao. Bởi vì hình thức kế toán này thích hợp với các doanh
nghiệp có quy mô lớn, số nghiệp vụ phát sinh nhiều.
3. Phương pháp ghi chép, phân bổ.
Các phần hành kế toán được phân bổ theo dõi hợp lý và việc luân chuyển ghi
chép các phần hành hế toán được tiến hành tuần tự, lôgic, ăn khớp nhịp nhàng.
Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu của Công ty chỉ đến các tài khoản cấp
2 như 1521, 1522,1523, 1524. Để tính giá thành sản phẩm chính xác thì chi phí sản
xuất phải tập hợp đầy đủ. Chi phí sản xuất tập hợp được đầy đủ chỉ cần tập hợp trên
các tài khoản cấp. Việc chi tiết các tài khoản có cấp 2 làm tăng khối lượng ghi chép,
không cần với công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thêm
vào đó Bảng phân bổ nguyên vật liệu không tách bạch được TK 152, TK 153 gây
khó khăn trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
4. Hệ thống báo cáo kế toán.
Lập đủ, kịp thời. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc lấy số liệu ghi trực
tiếp vào các NKCT hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Các tài khoản 621,622,627,154 được phản ánh ở Bảng kê số 4 “Tập hợp chi
phí sản xuất theo phân xưởng”. Cơ sở số liệu để lập Bảng kê sô 4 căn cứ vào các
bảng phân bổ như sau: Bảng phân bổ tiền lương, BHXH.., bảng phân bổ vật liệu
công cụ dụng cụ lao động, bảng tính khấu hao TSCĐ.
Kết quả số liệu ở bảng kê số 4 được làm căn cứ để tính giá thành cho từng
sản phẩm của từng phân xưởng. Tổng chi phí sản xuất ở Bảng kê số 4 ở các phan
xưởng được ghi vào Nhật ký chứng từ số 7.
Cơ sở số liệu để nhập vào Bảng kê số 7 cần căn cứ vào Bảng kê số 5 và
Bảng kê số 6, Bảng kê nhập kho thành phẩm, Bảng kê hàng gửi đi và các chứng từ
từ có liên quan. Phần phát sinh có của các tài khoản 142, 152, 153,154, 214,
334,335, 338, 611, 621, 627, 631 và nợ các tài khoản liên quan.
Để xác định chi phí sản xuất theo yếu tố kế toán cần chú ý:
+ Ghi nhận yếu tố vật liệu: Phải từ vật liệu thu hồi, vật liệu còn lại không
dùng trả lại kho hoặc để lại phân xưởng.
+Yếu tố nhân công: Nhặt phần có TK 334, 338 ở Nhật ký chứng từ số 1 đối
ứng nợ các TK liên quan.
Yếu tố khấu hao TSCĐ căn cứ vào phát sinh có của TK 214 và nợ các TK
641,642,627.
Yếu tố dịch vụ mua ngoài căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 1, số 2, số 5 liên
quan đối ứng TK 111,112,331.
Chi phí khác bằng tìen: Căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 1, số 2 liên quan đối
ứng TK 627,641,642.
IV. Một số đề xuất.
1. Công ty cần lựa chọn hình thức kế toán phù hợp.
Công ty Thuỷ tinh Hà Nội là một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc vận dụng
hình thức kế toán Nhật ký -chứng từ là chưa phù hợp, mặc dù đội ngũ kế toán có
trình độ chuyên môn cao. Bởi vì hình thức kế toán này thích hợp với các doanh
nghiệp có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, yêu cầu và chế độ quản lý tương
đối ổn định, trình độ nhân viên kế toán cao, đồng đều và nhất là trong điều kiện kế
toán thủ công. Nhưng ở Công ty Thuỷ tinh Hà Nội thì số lượng nhân viên kế toán ít
(3 người) do đó một người phải kiêm nhiệm nhiều TK, nhiều công việc.Việc hạch
toán theo hình thức Nhật ký chứng từ thì công việc dải ra nhiều, phải theo dõi sổ
chi tiết, sổ cái, lập bảng phan bổ, lập các chứng từ, các bảng kê (mặc dù nghiệp vụ
phát sinh không nhiều).
Hiện nay Công ty đã sư dụng máy tính vào công việc hạch toán. Vậy nên
Công ty đã chuyển sang hình thức Nhật ký chung cho phù hợp với quy mô sản xuất,
và giúp cho kế toán dễ đối chiếu, dễ kiểm tra và tránh được nhiều tiêu cực.
2. Về khâu nguyên vật liệu.
Do thiếu vốn đầu tư nên Công ty chưa chủ động được công tác dự trữ
nguyên vật liệu, năng lượng.
Từ thực tế cho thấy Công ty cần chủ động tạo ra nguồn vốn trong sản xuất,
có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu phục vụ kịp thời cho công tác sản xuất.
Theo dõi chặt chẽ mảnh thuỷ tinh thu hồi liên quan đến chi phí nguyên vật
liệu: Xem bảng tổng hợp nguyên vật liệu đưa vào sản xuất (tháng 7/2000) ta thấy
giá trị của mảnh thuỷ tinh thu hồi bằng 0. Vậy cách hạch toán này chưa chính xác
và không khoa học.
Khi thu hồi mảnh thuỷ tinh về cuối tháng tổng hợp thì kế toán ghi theo quy
định kế hoạch:
Nợ TK 152: Giá trị mảnh thuỷ
Có TK 154: tinh thu hồi trong kỳ
Khi xuất mảnh ra nấu kèm với phối liệu cũng coi như xuất nguyên vật liệu
cho sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 621 Giá trị mảnh thuỷ tinh
Có TK 152 xuất cho sản xuất
Trên cơ sở đó mới phản ánh chính xác đầy đủ chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm.
3. Về tiền lương.
Cần phân bổ theo định mức chi phí tiền lương cho từng đối tượng.
Phân bổ theo giờ lao động của công nhân sản xuất.
Tiền lương phụ phân bổ theo tiền lương chính của công hân trong đối tượng
hạch toán.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 652_5413.pdf