Tiểu luận Đàm phán Nga – Mỹ về kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu
Về phía Mỹ: vẫn đảm bảo có thể phòng thủ từ Iran và Triều Tiên (như sự lo lắng
của Mỹ) nếu sử dụng các radar của Nga. Vẫn giữ được lập trường là không nhằm
vào Nga. Đây là biện pháp minh bạch hữu hiệu nhất đối với Nga nhưng không đáp
ứng được tham vọng sâu sa của Mỹ là kiểm soát được an ninh ở Nga về sau này.
Nhưng xét về lập trường mà Mỹ đưa ra, phương án này hoàn toàn phù hợp.
Về phía Nga: đồng ý cho Mỹ sử dụng radar ở Azerbaijan, thậm chí còn cho xây
mới một cái tại miền Nam nước Nga cho thấy sự nhượng bộ của Nga trước Mỹ.
Theo đó Nga có thể đảm bảo được vấn đề Mỹ không nhằm vào mình.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đàm phán Nga – Mỹ về kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
ĐÀM PHÁN NGA – MỸ VỀ KẾ HOẠCH TRIỂN
KHAI HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TÊN LỬA TẠI
ĐÔNG ÂU
2
I. TÌNH HÌNH QUAN HỆ CHÍNH TRỊ NGA – MỸ
1. Quan hệ chính trị Nga Mỹ trong những năm 80
Trước tình hình thế giới trong thập niên 1980 biến đổi hết sức phức tạp, nhất là sự
khủng hoảng ngày càng trầm trọng của Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ nghĩa tại
Đông Âu, buộc Liên Xô phải thay đổi một số chính sách nhằm giảm sự đối đầu với Mỹ.
Đến khi Mikhail Sergeyevich Gorbachyov lên làm Tổng bí thư Ủy ban Trung ương Đảng
Cộng sản Liên Xô, ông đã có những hành động tích cực nhằm cải thiện mối quan hệ với
Mỹ, góp phần làm giảm bớt nguy cơ chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang trên thế
giới. Kết quả là Liên Xô và Mỹ đã ký hiệp ước đầu tiên về việc thủ tiêu vũ khí hạt nhân
vào tháng 12 năm 1987. Đến tháng 2 năm 1989, Liên Xô đã rút quân ra khỏi lãnh thổ
Afghanistan, theo thỏa thuận đươc ký kết vào tháng 4 năm 1988 giữa Mỹ và Liên Xô, và
bắt đầu rút quân khỏi các nước đồng minh của mình ở Đông Âu. Vào tháng 5 năm 1989
Khối Warszawa kêu gọi NATO cùng giải tán. Tháng 11 năm 1989, bức tường Berlin
được khai thông và sau đó được dỡ bỏ vào ngày 13 tháng 6 năm 1990. Vào ngày 2 tháng
12 năm 1989, trong hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng bí thư Gorbachyov và Tổng thống
George H. W. Bush tại Malta, hai bên đã chính thức tuyên bố chấm dứt cuộc Chiến tranh
Lạnh.
3
2. Quan điểm Nga – Mỹ về vũ khí hạt nhân
Hai bên đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để hai cường quốc hạt nhân này đóng vai trò
lãnh đạo trong việc đứng ra tổ chức cho quốc tế hành động tập thể hướng tới việc phát
triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Sự phát triển này sẽ giúp các nước khác
quan tâm sử dụng được năng lượng hạt nhân nhưng vẫn tuân thủ nội dung của Hiệp ước
không phổ biến vũ khí hạt nhân.”
- Tổng thống V. Putin đưa đề nghị xây dựng một trung tâm làm giàu hạt nhân quốc
tế đầu tiên trên thế giới.
- Tổng thống George Bush sẽ đưa ra sáng kiến sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục
đích hòa bình trong khuôn khổ của chương trình Đối tác Năng lượng Hạt nhân toàn
cầu.
Hai đề nghị nói trên của hai tổng thống đều hay và là những sự bổ sung tốt cho nhau
nhằm tạo ra một khả năng thay thế hấp dẫn đối với các nước đang đi tìm kiếm phát triển
năng lượng hạt nhân dân sự mà vẫn không hề tạo nên những rủi ro về phổ biến vũ khí hạt
nhân.
Tuy nhiên giữa Mỹ và Nga vẫn âm thầm diễn ra cuộc chạy đua trên khắp các lĩnh
vực: từ hệ thống phòng không, không quân cho đến hải quân, mà trong đó lực lượng tàu
ngầm chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Một câu hỏi đặt ra là: Chiến tranh lạnh đã kết
thúc thì cả Nga và Mỹ sản xuất TNNT để làm gì? Cả hai phía đều nêu ra lý do: “Để chống
lại chủ nghĩa khủng bố”.
Cũng dựa vào lý luận trên, việc đề xuất triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại
Đông Âu của Mỹ đang đối mặt với sự phản đối kịch liệt từ phía Nga. Với Moscow, kế
hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Đông Âu là nhằm khống chế tiềm năng quân sự của
Nga. Tham vọng của Washington sẽ không chỉ đơn thuần dừng lại ở kế hoạch đó, mà
trong tương lai, Mỹ sẽ tiếp tục triển khai thêm nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa ở các khu
vực trọng yếu khác trên thế giới, phục vụ cho các toan tính chính trị nguy hiểm của họ.
4
Việc Nga kiên quyết phản đối kế hoạch này, cũng như mạnh mẽ và thẳng thắn bảo vệ
Iran, chính là những hành động để cảnh báo Mỹ về những hệ lụy nguy hiểm, nếu họ cứ
tiếp tục triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu.
Chính quyền của Tổng thống G.Bush hiểu rất rõ mối nguy hiểm đó. Họ hoàn toàn
không muốn phải trả một giá quá đắt, khi cứ liều lĩnh xây dựng kế hoạch đó, để rồi bỏ lỡ
cơ hội giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran, trong khi Nga lại có cơ sở để tăng cường hơn
nữa tiềm lực quân sự của mình. Nhưng, chắc chắn, Mỹ không thể chỉ bằng những tuyên
bố trấn an, hay nhượng bộ Nga là có thể giải quyết bất đồng giữa hai nước hay chương
trình hạt nhân của Iran. Để có được sự hợp tác tích cực của Nga trong các vấn đề này, Mỹ
cần có những nhượng bộ tích cực và thực chất hơn nữa.
II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐÀM PHÁN NGA - MỸ VỀ VIỆC
TRIỂN KHAI HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TÊN LỬA Ở ĐÔNG ÂU
1. Lợi ích và lập trường
Phía Mỹ: là quốc gia đề xuất việc triển khai xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa
của mình tại Đông Âu. Một trong những yếu tố đưa đến quyết định này là mối
quan hệ giữa Mỹ và một số quốc gia Trung Đông càng trở nên tồi tệ hơn khi Mỹ
liên tiếp tiến hành chiến tranh tại khu vực. Thêm vào đó là ảnh hưởng của Nga tại
Đông Âu cũng là điều mà Mỹ rất quan tâm. Do đó có thể nói rằng kế hoạch này
đối với Mỹ là một lời giải cho bài toán đầy phức tạp này.
Lợi ích
- Nâng ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Âu.
- Giữ vững an ninh cho các nước thuộc khối NATO và Mỹ trước sự tấn
công của những nước khác (đề cập đến Iran và Bắc Triều Tiên).
5
Lập trường: theo đuổi kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông
Âu (cụ thể muốn xây dựng một trạm radar ở CH Czech và một trạm phóng tên
lửa đánh chặn ở Ba Lan) nhằm phòng thủ và giám sát hoạt động quân sự khu
vực.
Phía Nga: là một quốc gia có sức ảnh hưởng rất lớn tại Đông Âu. Là quốc gia cảm
thấy mình bị xâm phạm trước kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa do
Mỹ đưa ra và liên tục phản đối. Phía Nga cho rằng vấn đề Mỹ quan tâm “an ninh”
có thể giải quyết bằng nhiều con đường khác. Việc triển khai kế hoạch tên lửa
không phải là phương án duy nhất và tối ưu mà nó có thể dấy lên một cuộc bất ổn
mới về an ninh chính trị khu vực và thế giới.
Lợi ích:
- Giữ được ảnh hưởng của mình tại Đông Âu.
- Giữ vững an ninh về cân bằng sức mạnh quân sự.
Lập trường: cứng rắn về việc Mỹ sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại
Đông Âu, "Chúng tôi coi quyết định đó là một bước nhằm phá hủy hệ thống an
ninh hiện nay, tạo nên một ranh giới phân chia mới ở châu Âu", trích lời ông
Serdyukov nói.
Với Moscow, kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Đông Âu là nhằm
khống chế tiềm năng quân sự của Nga. Tham vọng của Washington sẽ không
chỉ đơn thuần dừng lại ở kế hoạch đó, mà trong tương lai, Mỹ sẽ tiếp tục triển
khai thêm nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa ở các khu vực trọng yếu khác trên
thế giới, phục vụ cho các toan tính chính trị nguy hiểm của họ.
Nếu xem xét quan điểm hai bên, rõ ràng Nga luôn bày tỏ sự hoài nghi của mình về
hành động của Mỹ. Riêng Mỹ thể hiện quyết tâm thực hiện kế hoạch này. Đằng sau các
vấn đề tiềm ẩn một lợi ích chung, đó là hòa bình ổn định an ninh.
6
2. Quan điểm giải quyết vấn đề
Mỹ Nga
Xây dựng hệ thống phòng thủ và ”tấn
công” tại khu vực chiến lược.
Vấn đề cốt lõi để giải quyết là có cơ chế
giám sát và hòa bình đối với những
quốc gia mà Mỹ “không mấy thân
thiện”.
Lý lẽ đưa ra:
Mỹ Nga
- Washington muốn tạo ra một hệ
thống phòng thủ tên lửa chung của
khu vực, bảo vệ Mỹ, các đồng
minh NATO tại châu Âu và Nga.
- Washington khẳng định hệ thống
lá chắn tên lửa của họ là để bảo vệ
trước "các nước hiếu chiến" như
Iran và muốn xây dựng một trạm
radar ở CH Czech và một trạm
phóng tên lửa đánh chặn ở Ba Lan.
- Hệ thống phòng thủ hiện nay của
Mỹ, với các tên lửa đánh chặn đặt
tại Alaska và California, chỉ hiệu
quả khi chống các tên lửa từ
CHDCND Triều Tiên.
- Mỹ đã nói rằng hệ thống tên lửa
phòng thủ tại Đông Âu sẽ hướng
tới Trung Đông, chứ không phải
Nga và sẽ minh bạch kế hoạch này
- Moscow phản đối việc thiết lập hệ
thống phòng thủ có yếu tố chống
Nga đặt tại châu Âu.
- Moscow xem hệ thống này là một
mối đe dọa đối với an ninh nước
Nga, đồng thời khuyến cáo rằng nó
sẽ tạo ra một "bức tường Berlin
mới".
- “Trong tương lai gần Iran không
thể chế tạo các bệ phóng tên lửa
với bán kính hơn 3.000km. Làm
sao mà Iran có thể là mối đe dọa
nghiêm trọng đối với Mỹ? Có thể
họ không nói với chúng tôi về các
kế hoạch chiến lược thực sự của
họ, một thứ gì đó có thể bắn hạ tên
lửa của chúng tôi khi mới rời bệ
phóng”.
- Các cơ sở tên lửa đánh chặn có thể
được chuyển đổi mục đích sử
dụng, chẳng hạn như chứa các tên
lửa đạn đạo xuyên lục địa.
7
với Nga.
- "Và vì tất cả các mối đe dọa mà
chúng tôi thấy đang xuất hiện, điều
đó có nghĩa là cần các vị trí mà
chúng tôi đang bàn bạc với Ba Lan
và CH Czech. Tuy nhiên, chúng
tôi cũng rất quan tâm đến các địa
điểm tiềm năng khác. Và các bạn
biết đấy, chúng tôi có thể tìm ra
các cách thức sắp xếp điều đó".
- "Chúng tôi không cho Nga quyền
phủ quyết, chúng tôi sẽ không xin
phép người Nga để kích hoạt hệ
thống - chuyện đó không có trong
suy nghĩ của chúng tôi", trợ lý
ngoại trưởng Mỹ Daniel Fried
- "Một ngày nào đó chúng tôi có thể
sẽ quyết định lắp đặt hệ thống
phòng thủ tên lửa trên mặt trăng.
Nhưng trước khi điều đó xảy ra thì
chúng tôi đã đánh mất cơ hội giải
quyết bất đồng với các ông". Theo
bà Rice và ông Gates.
- Tổng thống Vladimir Putin đã đề
nghị sử dụng hệ thống này tại
Azerbaijan thay vào đó.
- “Một ngày nào đó chúng ta có thể
quyết định đặt hệ thống phòng thủ
tên lửa trên Mặt trăng, nhưng khi
đến được mục tiêu đó chúng ta có
thể sẽ mất cơ hội đạt được một
thỏa thuận vì Mỹ hành động theo
kế hoạch của riêng mình” - ông
Putin
- V.Putin tiếp tục tuyên bố Nga sẽ
ngừng thực thi CFE và dọa rằng
Nga không loại trừ khả năng rút
khỏi Hiệp ước về hạn chế các tên
lửa tầm ngắn và tầm trung (INF).
8
3. Phong cách, thủ thuật và đề xuất của các bên trong đàm phán
Phía Mỹ: rõ ràng trong kế hoạch của mình, Mỹ không thể đơn phương hành động
mà không có sự đồng ý của Nga. Nếu mong muốn của Mỹ trở thành hiện thực thì
Nga sẽ bị thiệt hại và sẽ phản ứng lại. Do đó trong đàm phán Mỹ tỏ ra rất linh hoạt
và ôn hòa nhằm để lôi kéo được Nga. Nhiều đề xuất thể hiện sự nhượng bộ của
mình nhưng chẳng mấy “tốt đẹp’ đối với Nga:
- Thứ nhất là hệ thống lá chắn tên lửa đặt tại CH Czech và Ba Lan sẽ được
triển khai khi Mỹ và các nước đồng minh gặp nguy cơ bị tấn công.
Washington và Moscow sẽ cùng quyết định về bản chất các nguy cơ này.
- Thứ hai, Nga có thể giám sát những hoạt động của Mỹ tại Ba Lan và CH
Czech, nếu hai quốc gia Đông Âu trên đồng ý. Theo đó, Moscow sẽ cử sĩ
quan liên lạc sang Ba Lan và CH Czech để thực hiện nhiệm vụ giám sát.
Tuy nhiên Mỹ khá cứng rắn trong vấn đề xây dựng hệ thống phòng thủ tại
Đông Âu. “Chúng tôi thực sự phải theo đuổi đến cùng hệ thống phòng thủ tên lửa
và chúng tôi phải thực hiện theo cách mà các chuyên gia kỹ thuật của chúng tôi nói
rằng nó sẽ hoạt động”. Thêm vào đó Mỹ cũng liên tục tạo áp lực với Nga “đề cập
đến vấn đề dân chủ ở Nga, lấy sự ủng hộ của NATO và các nước thân Mỹ ở Đông
Âu để gây sức ép.
Phía Nga: là đối trọng của Mỹ, và nhất định sẽ có những giải quyết nếu Mỹ hành
động theo kế hoạch riêng (*). Trên cơ sở đề xuất của Mỹ, Nga có thể sẽ thua thiệt
nhiều hơn, do đó Nga luôn bày tỏ thái độ kiên quyết phủ nhận quan điểm lập
trường của Mỹ và có những hành động đe dọa. Có thể thấy trong cuộc đàm phán
này, phía Nga chẳng mấy thân tiện với đối tác, liên tục gây ra những cuộc chiến
tranh tâm lý “cuộc gặp khởi đầu đầy sóng gió khi ông Putin để bà Rice và ông
Gates chờ 40 phút, khi xuất hiện, ông Putin lập tức phủ đầu các quan chức Mỹ
bằng những lời chỉ trích kịch liệt – theo Reuter”. Tuy nhiên, Nga vẫn hợp tác trong
9
giải quyết vấn đề khi đưa ra đề xuất: “Nga sẽ xây dựng một hệ thống phòng thủ tên
lửa riêng tại Gabala, Azerbaijan và cho Mỹ sử dụng cùng với mình”.
(*)Lợi thế khác của Nga (BATNA ): Nga hoàn toàn có cơ sở để nâng cao hơn
nữa sức mạnh quân sự của mình, có khả năng đe dọa các quốc gia hành động trái
với lợi ích của Nga (Nga sẽ rút ra khỏi Hiệp ước hạn chế các tên lửa hạt nhân tầm
trung (INF), nhắc tới vấn đề “chiến tranh lạnh” và lên tiếng đe dọa cả Ba Lan và
CH Czech). Hơn thế nữa trước diễn biến tình hình chính trị Ba Lan cho thấy sự
phản đối kế hoạch triển khai trên lãnh thổ Ba Lan của Chính phủ mới thắng cử.
III. KẾT QUẢ (theo lập luận và giả thuyết của nhóm)
Dựa trên lợi ích của hai bên Nga – Mỹ, các phương án được đề xuất là :
Phương án 1: Mỹ sẽ vẫn xây dựng hệ thống phòng chống tên lửa tại Ba Lan và CH
Czech và cho phép sự giám sát của các chuyên gia Nga về vấn đề hạt nhân, tên lửa.
Phương án 2: Mỹ sẽ chấp nhận sử dụng trạm radar ở Azerbaijan theo lời để nghị của ông
Vladamir Putin thay thế cho hệ thống ở CH Czech và BaLan kèm theo lời đề xuất hiện đại
hóa trạm Radar ở Azerbaijan và xây dựng một trạm mới từ miền Nam nước Nga
Phân tích lợi ích chung, tương thích và lợi ích xung đột của hai bên Nga-Mỹ theo hai
phương án trên tìm ra phương án tối ưu nhất rút ra những điều như sau :
1. Phương án 1
Về phía Mỹ: Đạt được mục đích của mình là thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa
và đánh chặn ở CH Czech và Ba Lan
Về phía Nga: tuy là Mỹ cho phép có sự giám sát của chuyên gia Nga, một hình
thức để “minh bạch” với Nga nhưng thực chất không an toàn cho Nga. Nếu hệ
thống này được xây dựng thành công, trước hết Nga sẽ bị mất cân bằng sức mạnh
về quân sự và đáng lo nhất là về lâu dài vấn đề an ninh quốc gia sẽ bị Mỹ “quan
10
tâm”. Dù có sự giám sát của các chuyên gia của Nga hay không thì mối đe dọa là
không thể tránh khỏi và không có gì đảm bảo Mỹ không trở mặt nhắm vào Nga khi
đã có được một vị thế quá phù hợp .
Dựa trên lập trường khách quan và thực tế cho thấy phương án này chỉ thõa mãn
được hoàn toàn lợi ích của Mỹ chứ không giải tỏa được nỗi nghi ngờ và lo âu của Nga
về vấn đề an ninh.
Theo lời các nhà chức trách của Mỹ, “Hệ thống tên lửa phòng thủ tại Đông Âu
này sẽ hướng tới Trung Đông. Chúng tôi không nhằm vào Nga và sẽ minh bạch vấn
đề này với Nga”. Nhưng cho đến nay Mỹ vẫn không đưa ra được một sự minh bạch
hợp lý nào cho Nga. Hơn nữa ,các chuyên gia thẩm định đã rút ra một số nhận định
sau :
Iran không thể là mối đe dọa của Mỹ trong tương lai gần vì họ không thể chế
tạo bệ phóng tên lửa với bán kính hơn 3000 km.
Nếu Mỹ lo ngại về Cộng Hòa Dân chủ Nhân Dân Triều Tiên thì vấn đề này đã
được giải quyết. CHDCND Triều Tiên đã tuyên bố vô hiệu hóa lò phản ứng hạt
nhân tại Bình Nhưỡng và sẵn sàng đóng cửa vĩnh viễn ngày 16/7 nếu Mỹ dỡ bò
các cấm vận kinh tế và đưa triều tiên ra khỏi danh sách các quốc gia bảo trợ cho
khủng bố.
Điều đó cho thấy hai mối đe dọa của Mỹ đã giảm đáng kể,việc xây dựng hệ
thống tên lửa phòng chống tại Ba Lan để nhắm vào hai nước trên là không cần thiết.
Mặt khác, qua phân tích của mình chính các nhà vật lý Mỹ cho rằng mối lo ngại của
Nga về lá chắn này là thỏa đáng ( Theo nguồn tin VP Bangkok). Thậm chí các kiến
trúc sư của Mỹ cho biết vị trí CHDCND Triều Tiên và Iran không đe dọa quân sự
Mỹ
Tóm lại, một khi không thỏa đáng được lợi ích của cả hai bên Nga Mỹ thì đây
không phải là một giải pháp tối ưu vì nó không giải quyết vấn đề mà còn có thể làm
11
dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang và gây bất ổn về chính trị của khu vực và thế
giới “Chúng tôi chắc chắn khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ, trong đó có dự án
đang lên kế hoạch ở châu Âu sẽ phát triển và khả năng chống Nga cũng gia tăng
trong tương lai. Trong một hoàn cảnh như vậy chúng tôi buộc phải có biện pháp trả
đũa thích hợp”-Vladamir Putin
2. Phương án 2
Được đề ra theo đề xuất của Vladamir Putin, theo đó Mỹ sẽ không xây mới
các trạm Radar ở Ba Lan và CH Czech mà sẽ dùng radar của Nga ở Azerbaijan.
Về phía Mỹ: vẫn đảm bảo có thể phòng thủ từ Iran và Triều Tiên (như sự lo lắng
của Mỹ) nếu sử dụng các radar của Nga. Vẫn giữ được lập trường là không nhằm
vào Nga. Đây là biện pháp minh bạch hữu hiệu nhất đối với Nga nhưng không đáp
ứng được tham vọng sâu sa của Mỹ là kiểm soát được an ninh ở Nga về sau này.
Nhưng xét về lập trường mà Mỹ đưa ra, phương án này hoàn toàn phù hợp.
Về phía Nga: đồng ý cho Mỹ sử dụng radar ở Azerbaijan, thậm chí còn cho xây
mới một cái tại miền Nam nước Nga cho thấy sự nhượng bộ của Nga trước Mỹ.
Theo đó Nga có thể đảm bảo được vấn đề Mỹ không nhằm vào mình.
Thực tế cho thấy không có lợi ích cho Nga hoàn toàn ngay cả khi áp dụng
phương án này, tức là cho Mỹ sử dụng radar của mình nhưng nó là phương án tốt
nhấtt trong hoàn cảnh này có thể giảm thiểu được mối đe dọa từ Mỹ đối với Nga.
Tóm lại, lựa chọn phương án 2 là phù hợp nhất (nếu đứng về phía Nga).
12
MỤC LỤC
I. TÌNH HÌNH QUAN HỆ CHÍNH TRỊ NGA – MỸ ............................................................... 2
1. Quan hệ chính trị Nga Mỹ trong những năm 80 ................................................................ 2
2. Quan điểm Nga – Mỹ về vũ khí hạt nhân ......................................................................... 3
II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐÀM PHÁN NGA - MỸ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG
PHÒNG THỦ TÊN LỬA Ở ĐÔNG ÂU ...................................................................................... 4
1. Lợi ích và lập trường ........................................................................................................ 4
2. Quan điểm giải quyết vấn đề ............................................................................................ 6
3. Phong cách, thủ thuật và đề xuất của các bên trong đàm phán .......................................... 8
III. KẾT QUẢ (theo lập luận và giả thuyết của nhóm) .............................................................. 9
1. Phương án 1 ..................................................................................................................... 9
2. Phương án 2 ................................................................................................................... 11
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nbjh_4912.pdf