Mặc dù các chính s ách và quản lý giáo dục Việt N am trong t hời gian vừ a qua đã
đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, như ng chính s ách và quản lý giáo dục Việt
N am chư a đủ mạnh để làm tròn vai trò chất xúc tác quan trọ ng trong việc đảm bảo và
nâng cao chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, điểm hình là các hạn chế sau:
Thứ n hất, H ệ thống đảm bảo chất lượng ở cấp quốc gia chư a hoàn chỉnh, chưa
tách được cơ quan đảm bảo chất lượng bên ngoài ra khỏi sự chỉ đạo và kiểm soát trực
tiếp của Bộ Giáo dục. Vì vậy, sẽ không đảm bảo được tính khách quan của việc đánh
giá chất lượng giáo dục của các quốc gia trên thế giơi.
Thứ hai, Việc thự c hiện đảm bảo chất lượng bên tr ong còn mang tính đối phó với
yêu cầu của bên ngoài chứ chưa phải là một nhu cầu từ bên trong với mục đích tự cải
thiện. N hiều trường đại học đặc biệt là c ác trường đại học tư thay vì tập trung vào chất
lượng giáo dục t hì lại t ập trung vào lợi nhuận của nhà trường. Vì vậy, nhìn chung chất
lượng giáo dục chư a đảm bảo so với các nước trên thế giới t hậm chí ngay cả các nước
trong khu vực Đ ông N am Á.
42 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4200 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá chất lượng Giáo dục Đại học Công lập và ngoài công lập: Thực trạng và đề xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường. M ột số trường có số
lượng giảng viên thỉnh giảng gấp 2 lần số giảng viên cơ hữu; cá biệt có trường chỉ có
53 giảng viên cơ hữu, trong khi số giảng viên thỉnh giảng là 375. Không ít trường hợp
danh sách G V thỉnh giảng của một số trường trùng nhau, tập trung vào một số Giáo sư,
Phó Giáo sư, T iến sĩ. Việc sử dụng quá đông giảng viên thỉnh giảng một mặt làm cho
cơ sở đào tạo khó chủ động thực hiện kế hoạch đề ra và chất lượng đào tạo không cao
do GV thỉnh giảng ít có điều kiện tham gia sinh hoạt chuyên môn tại cơ sở thỉnh giảng và
không có thời gian tập trung nghiên cứu, nâng cao chất lượng giảng dạy.
Năm học 2006-2007 2007-2008 2008-2009
Tổng số GV (người) 22.792 26.798 30.121
GV
cơ hữu
Tổng số 16.536 18.827 21.075
Công lập 14.750 16.360 18.270
Ngoài công lập 1.786 2.467 2.805
GV
thỉnh
giảng
Tổng số 6.256 7.971 9.046
Công lập 3.233 4.213 4.624
Ngoài công lập 3.023 3.758 4.422
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 16
2. Chất lượng đội ngũ giảng viên
Bên cạnh một số trường ngoài công lập có hướng đi tốt và phát triển như Đại học
Hoa Sen, FPT… còn rất nhiều trường khác đội ngũ giảng viên chắp vá, tuyển giảng viên
dựa trên quen biết thiếu kiểm tra đánh giá năng lực của giảng viên nên công t ác giảng
dạy còn nhiều khuyết điểm.
Và cũng chính vì các trường ngoài công lập, giảng viên thình giảng chiếm đa số
nên công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, thúc đẩy nghiên cứu khoa học
trong các trường này còn hạn chế. Đó là chưa nói đến một số trường vì lợi nhuận nên chỉ
tuyển giảng viên trình độ thấp, dạy cho đủ tiết, có khi không có hiệu trưởng, thiếu giảng
viên cơ hữu những vẫn cố tuyển sinh viên để trường khỏi bị đóng cửa (Vũ Thơ, 2013).
3.2.3. Đánh giá ưu/ khuyết điểm
Ưu điểm:
Nhìn chung, lực lượng giảng viên trong những năm gần đây đã có những thay đổi
tích cực cả chất và lượng. Số lượng giảng viên các trường ngày càng tăng, đặc b iệt là
những giảng viên trẻ vừa tu nghiệp ở các nước có trình độ tiến tiến, đem lại nguồn sinh
khí mới cho môi trường giáo dục. Trình độ, năng lực của các giảng viên ngày càng được
nâng cao. Được sự đầu tư của nhà nước và tác động xã hội hóa giáo dục đã và đang mang
lại cho đất nước lực lượng giảng viên trẻ, đầy nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn cao.
Ngày nay trong các trường Cao đẳng và Đại học, đội ngũ giảng viên trẻ, có trình độ học
vị cao và tu nghiệp ở nước ngoài đang dần dần chiếm ưu thế. Chính điều ấy đã đem đến
cho các trường nhiều phương pháp giảng dạy tiên tiến sinh động, bên cạnh đó là công tác
nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên ngày càng được chú trọng và nâng cao.
Nhược điểm:
Dù đã có nhiều thay đổi đáng kể, nhưng tổng quan sự phát triển vế số lượng của
giảng viên không theo kịp tốc độ phát triển của các trường. Những năm qua, các trừơng
Đại học – Cao đẳng mọc lên như nấm tạo áp lực khan hiếm giảng viên cho xã hội. Về
chất lượng giảng viên, đặc biệt ở các trường ngoài công lập nhìn chung còn nhiều hạn
chế. Bên cạnh một số trường có mời giảng viên có trình độ cao ở các trường công lập về
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 17
giảng dạy, còn laị đa số các trường ngoài công lập tuyển gaỉng viên cho đủ số, thiếu kiểm
soát về chất lượng năng lực trình độ giảng viên, từ đó làm giảm chất lựơng đào tạo.
3.3. Đổi mới chương trình, giáo trình:
3.3.1. Trường công lập
Chương trình: Chương trình thay đổi t heo nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp. Ngoài
ra, có các chương trình chất lượng cao dành riêng cho các SV giỏi (Đại học Bách khoa
TpHCM, Đại học KHTN) và các chương trình đồng hợp t ác với các ĐH nước ngoài
(Đại học Quốc tế).
Giáo trình: Sử dụng giáo trình trong và ngoài nước, giáo tr ình kỹ thuật và k inh tế
luôn cập nhật. Các giáo trình được b iên soạn dành riêng cho các khối ngành cụ thể và
được cập nhật liên tục (Đại học Bách khoa TpHCM).
3.3.2. Trường ngoài công lập
Chương trình: Chương trình cập nhật theo nhu cầu xã hội, doanh nghiệp. Đề
cao t inh thần hợp tác với doanh nghiệp; tăng cường thêm phần thực hành trong chương
trình và hỗ trợ SV thực hành tại các doanh nghiệp.
Giáo trình: Tham khảo các giáo trình có sẵn hoặc tự biên soạn giáo trình dựa
vào nguồn tài liệu nước ngoài.
3.3.3. Đánh giá ưu/khuyết điểm
Ưu điểm:
- Đã cập nhật chương trình và giáo trình theo xu thế toàn cầu hóa, mở rộng hợp
tác với các nước phát triển, vì vậy t ạo điều kiện để phát triển khoa học kỹ thuật,
kinh tế trong nước.
Khuyết điểm:
- Chương trình đào tạo vẫn còn nặng về lý thuy ết, chậm đổi mới so với chương
trình các nước phát triển.
- Đối với giáo trình điện tử: vấn đề bản quyền là nguyên nhân chính cản trở các
thư viện cung cấp tài liệu, ebook.
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 18
- Hiện tại, hệ thống giáo trình đại học của Việt Nam còn hạn chế về số lượng và
chất lượng, một số giáo trình được đưa vào giảng dạy là dịch từ sách nước
ngoài.
- M ột số giáo trình cũ vẫn được đưa vào giảng dạy1.
3.4. Phương pháp dạy và học:
3.4.1. Trường công lập
Đoàn khảo sát thực địa thuộc Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa K ỳ năm 2006 có
phần nhận xét về phương pháp dạy và học đại học của Việt Nam như sau:
+ Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết
trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là có ít sự tương tác giữa sinh
viên và giảng viên trong và ngoài lớp học
+ Quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn
mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (như phân tích và tổng hợp), dẫn
đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu
+ Sinh viên học một cách thụ động (nghe diễn thuyết, ghi chép, nhớ lại những
thông tin đã học thuộc lòng khi làm bài thi)
Với tồn tại như thế, đổi mới phương pháp dạy và học đã đang là một quyết sách
quan trọng trong cải cách giáo dục Việt Nam. Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn
diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 số 14/2005/NQ-CP của Chinh phủ ban
hành ngày 2/11/05 (gọi t ắt là Nghị quyết 14) đã nêu 3 tiêu chí quan trọng cần dựa vào
để chọn một hệ phương pháp dạy và học cho từng trường hợp cụ thể:
+ Tiêu chí cần thể hiện bao quát nhất là dạy CÁCH HỌC;
+ Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính CHỦ ĐỘNG của người học;
+ Công cụ cần khai thác triệt để là CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN
THÔNG MỚI
1 ai-hoc-Cao-dang -Hon-30 -nam-van-day -tot/59/5157347.epi
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 19
Có thể gọi đây là hệ tiêu chí 3C để lựa chọn phương pháp dạy và học ở đại học
cho từng trường hợp cụ thể trong thời đại hiện nay. Các quan niệm trên cũng trùng
hợp với quan niệm về phương pháp dạy và học trong học chế tín chỉ.
3.4.2. Trường ngoài công lập
Tương tự như các trường công lập, tại các trường ngoài công lập vẫn diễn ra
các tình trạng như trên trong toàn hệ thống đại học Việt Nam. Riêng đối với các
trường đại học ngoài công lập thì còn có sự phân hoá khá rõ rệt. Cụ thể:
- Một số trường quan tâm đến chất lượng tương đương học phí cao nên chú
trọng đầu tư vào yếu tố con người là đội ngũ GV (có trường mời G V nước ngoài cộng
tác), nâng tầm hiện đại của cơ sở vật chất, điều kiện học tập và sinh hoạt, môi trường
sư phạm để áp dụng ngày càng phổ biến phương pháp dạy học hiện đại
- Ở một vế khác là có nhiều trường mở ra nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu
thốn, số lượng giảng viên thỉnh giảng cao hơn nhiều lần so với đội ngũ cán bộ cơ hữu
làm ảnh hưởng không nhỏ t ới chất lượng đào tạo của nhà trường (một số trường có số
lượng giảng viên thỉnh giảng gấp 2 lần số giảng viên cơ hữu; cá biệt có trường chỉ có
53 giảng viên cơ hữu, trong khi số giảng viên thỉnh giảng là 375. Không ít trường hợp
danh sách G V thỉnh giảng của một số trường trùng nhau, tập trung vào một số Giáo sư,
Phó Giáo sư, T iến sĩ. Thậm chí, G S Trần Phương - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội không ngại ngùng chỉ thẳng: có những trường ở tỉnh Nam
Định đặt vấn đề “mượn” tên giảng viên của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội để mở ngành học nhằm qua mặt Bộ GD-ĐT. Còn theo ông Bùi Anh Tuấn - Vụ
trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, điều đáng buồn là bên cạnh những trường tốt,
vẫn còn một số trường không bảo đảm được môi trường sư phạm, mâu t huẫn nội bộ
kéo dài, không quan t âm đến đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đội ngũ giảng viên).
Việc sử dụng quá đông G V thỉnh giảng như thế ngoài việc gây bị động cho các trường
này còn có thể gây tác động không tốt tới việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng
dạỵ do GV thỉnh giảng ít có điều kiện tham gia s inh hoạt chuyên môn tại cơ sở thỉnh
giảng và không có thời gian tập trung nghiên cứu, nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cũng công nhận thực tế là bên cạnh
những trường tuyển sinh - đào t ạo tốt thì cũng có một số trường ngoài công lập chỉ
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 20
tuyển được dưới 100 thí sinh. Đ iều quan trọng được nhiều chuyên gia giáo dục nhận
định, đó là từ bên trong các trường ĐH ngoài công lập vì nhiều khi các trường này mất
ổn định, là căn cơ làm giảm sút uy tín trường ĐH ngoài công lập, người học không tìm
đến.
- SV ở các trường ngoài công lập đa dạng hơn, với nhiều tầng lớp và trình độ
khác nhau làm cho việc dạy học trở nên phức tạp hơn.
- Trình độ những SV được tuyển chọn thấp hơn các trường công lập (phổ biến
là tuy ển chọn từ số SV thi rớt kỳ thi tuyển sinh vào các trường công lập) cũng có ảnh
hưởng không tốt đến việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực
3.4.3. Đánh giá ưu/khuyết điểm
Có thể tóm t ắt một số ưu, nhược điểm sau về phương pháp dạy và học ở đại học
Việt Nam:
Ưu điểm
- Theo "Đề án đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam", các trường ĐH đều đã áp dụng
đào tạo theo tín chỉ - loại hình đào tạo lấy người học làm trung tâm tạo ra những điều
kiện thuận lợi và động lực không nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy - học
- Phương pháp dạy học được quan t ẩm cải tiến, đổi mới từ cấp chủ quản đào tạo
là Bộ GD - ĐT và ngay trong nội bộ các trường để nâng cao vị thế cạnh tranh từ chất
lượng
- Chất lượng đội ngũ GV được quan tâm nâng lên về kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm lẫn trình độ ngoại ngữ, tin học
- Sự mở rộng liên kết, hợp tác trong và ngoài nước t ạo điều kiện thuận lợi cho
việc cải tiến, đổi mới, phát triển phương pháp dạy học, và giúp người học có cơ hội
tiếp cận, hưởng thụ phương pháp dạy học hiện nay.
Khuyết điểm:
- Đào tạo theo tín chỉ chưa được thực hiện đúng như bản chất đào tạo tích cực
của nó. Bên cạnh đó, nó còn góp phần làm ngày càng tăng tình trạng lớp học đông
người.
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 21
- Chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc xây dựng các đơn vị chuyên trách
đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Chưa có một chủ trương, chính sách tạo điều kiện gắn kết nhà trường và
doanh nghiệp qua đó tạo thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
3.5. Đánh giá chất lượng giáo dục đại học Việt Nam:
3.5.1. Thực trạng kiểm tra- đánh giá trong giáo dục đại học Việt Nam
Theo luận v ăn tiến sĩ của Cấn Thị Thanh Hương (2011) thuộc trường Đại học
Giáo dục:
+ Phương pháp và hình thức kiểm tra – đánh giá: Phương t hức k iểm tra đánh
giá còn nhiều hạn chế như: đơn điệu, lạc hậu về phương pháp và hình thức, ít phù hợp
với môn học. Có một bộ phận giáo viên lựa chọn phương thức kiểm tra đánh giá theo
tiêu chí chấm điểm nhanh và dễ ra đề, cơ sơ vật chất của trường cũng như năng lực áp
dụng những kỹ thuật mới của giáo viên không đáp ứng yêu cầu nên những phương
pháp đòi hỏi áp dụng khoa học kỹ thuật chỉ có 1 số ít giáo viên áp dụng.
+ Quy chế của Bộ giáo dục và Đào t ạo: Quy định chưa phù hợp với thực tế, với
nhận thức của người làm công t ác đánh giá và người bị đánh giá, còn quá trọng điểm
số bài kiểm tra, thi, điểm chuyên cần, thang điểm chữ. Nội dung quy chế quá cụ thể
nhưng lại không đầy đủ. Quy chế không quy định các nội dung như coi t hi, thông tin
phản hồi, kỷ luật đối với GV vi phạm quy chế, khen thưởng đối với cán bộ và SV có
thành tích,... M ột điều đáng chú ý nữa là quy chế không đặt ra yêu cầu đối với từng
công việc mà thiên về quy định cách thức thực hiện, do đó, dễ làm giảm sức sáng tạo
của các trường ĐH và không có cơ sở để đánh giá hiệu quả công việc. Thêm nữa, phúc
khảo bài thi để đảm bảo t ính chính xác, khách quan cũng chưa được đề cập trong quy
chế. Về vấn đề này, nhiều nhà quản lý cho rằng p húc khảo khó quản lý và dễ nảy s inh
nhiều tiêu cực. Như vậy, không quản lý đ ợc mà không quy định vô hình chung đã
gây thiệt thòi cho một số SV và làm cho KTĐG thiếu khách quan, chính xác.
M ột số nét về hiện trạng kiểm tra – đánh giá trong sách Kiểm tra- đánh giá
trong dạy học của tác giả Đặng Bá Lãm (2003):
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 22
+ Động lực học chưa được tăng cường: Khi xem xét, đánh giá năng lực sinh
viên, nhiều người đã đem so sánh năng lực của sinh viên hiện nay với tình hình vào
những năm 60 (cách đây 35 năm). Trong những nam ấy điều kiện kinh tế, phương tiện
vật chất kỹ thuật rõ ràng là không bằng hiện nay nhưng đa số sinh viên có thể và đã
phát triển tốt về mọi phương diện như ta đã biết. Đó là chính là động lực học luôn t ăng
cường và phát triển. Thực tế cho thấy rằng yêu cầu thực tiễn đã định hướng sinh viên
nhiều hơn so với hoạt động kiểm tra- đánh giá trong trường đại học.
+Kiểm tra- đánh giá chưa đáp ứng mục tiêu giáo dục: Mục tiêu giáo dục của
môn học được nêu ra một cách quá chung và quá rộng. Việc xây dựng bảng đặc t ính
của bài thi hay kiểm tra đã làm bộc lộ sự không thống nhất trong khi ra đề vì người ra
đề chỉ dựa theo những kinh nghiệm riêng.
+Phương pháp kiểm tra đánh giá quá đơn giản: Các phương pháp kiểm tra đánh
giá của các trường đại học chủ yếu ở nước ta hiện nay là: Kết thúc một số đơn vị học
trình hay kết thúc một môn học, sinh viên phải trải qua một kỳ thi viết (có nơi phòng
đào t ạo rọc phách) với thời gian khoảng 2,3 giờ, với số lượng từ 3 – 5 câu hỏi tùy môn
học. Kỳ thi ấy có thể tiến hành bằng kỳ thi vấn đáp. Dạng thi phổ biến là tự luận.
3.5.2. Đánh giá ưu/khuyết điểm
Năm tác dụng tích cực:
+ Kiểm tra- đánh giá hiện nay đã t húc ép sinh viên phải học và họ tìm cách để đạt
kết quả trong t hi và kiểm tra. Điều đó đã phần nào khuyến khích sự tranh đua trong
học tập của sinh viên.
+ Kết quả kiểm tra- đánh giá đã giúp cho nhà trường phân loại và quản lý s inh
viên, giúp phát hiện những sinh viên giỏi trong quá trình đào tạo.
+ Kiểm tra- đánh giá giúp cho giảng viên và sinh viên t ích lũy kinh nghiệm trong
giảng dạy, học tập, kiểm tra và thi cử.
+ Kết quả thi, kiểm tra đánh giá phần nào chỉ cho s inh viên những t hiếu hụt giữa
nhu cầu đào tạo và khả năng bản thân.
Năm thiếu sót:
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 23
+ M ục đích của kiểm tra – đánh giá trong giảng dạy đh chưa được hiểu thống nhất
và chưa thể hiện vào kết quả của k iểm tra – đánh giá. Quan niệm kiểm tra – đánh giá
còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và con đường riêng của mỗi giảng viên, không thống
nhất ở bộ môn và do đó khó đạt được sự đánh giá công bằng.
+ Phương pháp kiểm tra đơn giản, chủ y ếu là thi viết nên độ tin cậy thấp, chưa
đem lại sự tin tưởng cho người học và xã hội.
+ Kết quả của kiểm tra – đánh giá ít tác dụng đối với cải t iến giảng dạy của giảng
viên, đối với thay đổi học tập của sinh v iên và cải tiến chất lượng đào tạo đại học của
nhà trường.
+ Kiểm tra – đánh giá chưa k ích thích được động lực học tập và thúc đẩu quá
trình phát triển của sinh viên.
+ Điểm số và cách phân loại hiện nay chưa phản ánh thực chất kết quả học tập
của sinh viên.
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 24
3.6. Quản lý tài chính
3.6.1. Trường công lập
.
Hình 1- Quy trình lập và phân bổ dự toán ngân sách Nhà nước cho Giáo dục
Đại học Công lập
Hình vẽ miêu t ả Bộ Giáo dục và các Bộ chuyên ngành là hai cơ quan chính chịu
trách nhiệm lập dự toán và phân bổ tài chính cho các trường ĐH Công lập(CL). Quá
trình rót chi NSNN cho giáo dục ĐH CL vì thế cần trải qua nhều dự toán và chỉ đạo
xây dựng mới xác định được mức chi sau cùng. Phương thức điều hành như trên một
phần là do hiện nay, nhà nước ta đã dành 20% ngân s ách cho giáo dục, trong số đó
70% nguồn ngân sách này dành cho việc bao cấp học phí cho các trường công. Thực
trạng này được GS Trần Phương nhắc đến trong một bài phỏng vấn: “Có lẽ cần xét lại
trường công có đáng phải bao cấp 70% học phí không? Hiện nay Nhà nước dành 20%
ngân sách cho giáo dục là hết mức rồi; chỉ t ới đó thôi. Vấn đề là chúng ta phải tiêu vào
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 25
những việc gì? Nếu cứ dùng như hiện nay, giáo dục nước ta không tiến lên được”
(Phan Thảo, 2013).
Ngoài ra, t heo Trần Huỳnh (2013), mức thu học phí đối với GDĐH công lập
được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học.
Theo đó, mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học t ại trường công lập theo các
nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà từ năm học 2013-2014, cụ thể như sau:
Khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản (nhóm 1): 4,85 triệu
đồng/năm;
Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách
sạn, du lịch (nhóm 2) 5,65 triệu đồng/năm;
Y dược (nhóm 3) 6,85 triệu đồng/năm.
Theo quy định này, mức trần học phí sẽ tăng từng năm ở từng nhóm ngành
tương ứng đến năm học 2014-2015. Các ngành thuộc nhóm 1 t ăng thêm 650.000
đồng/năm, nhóm 2: 850.000 đồng/năm và nhóm 3: 1,15 triệu đồng/năm. Một điểm
khác cũng cần chú ý là việc đóng học phí tại ĐH Công lập là hình thức học chế t ín chỉ
theo đăng ký thực học của s inh viên. Mức thu học phí của một tín chỉ được xác đ ịnh
căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ
đó, theo nguyên tắc đảm bảo không vượt quá mức trần học phí quy định. Riêng các
trường có đào t ạo các ngành khối sư phạm sẽ miễn 100% học phí cho sinh viên theo
học khối sư phạm.
3.6.2. Trường ngoài công lập
Theo GS Trần Phương, hệ thống các trường ĐH ngoài công lập (NCL) đang
vấp phải một thực trạng thiếu công bằng trong hỗ trợ của Nhà nước về sự hỗ trợ kinh
phí đào tạo tạn nê sự thiếu cân bằng học phí giữa loại hình đào tạo Đại học công và tư
dù Nhà nước ta đang chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục (VO V, 2013). Với t ổng
số 10 – 12 triệu đồng học phí/năm, sinh viên trường Đại học công chỉ phải nộp 3 – 4
triệu vì được Nhà nước gánh đỡ đến 70% học phí. Trong khi đó, s inh viên trường tư
không có sự bao cấp này và phải đóng mức phí 10 – 12 triệu/năm. Nhìn chung, học phí
của các trường ĐH ngoài công lập ở cả phía Bắc và phía Nam đều được chia làm ba
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 26
nhóm chính như sau: nhóm những trường ngoài công lập có học phí dưới 10 triệu
đồng, nhóm những trường ĐH ngoài công lập có học phí từ 10 – 20 triệu đồng và
nhóm những trư ờng ĐH ngoài công lập có học phí từ 20 triệu đồng trở lên. (Huỳnh,
2013).
M ột trong những điều kiện mà nhiều chuyên gia xem là quan trọng trong xã hội
hóa giáo dục là không được đánh thuế các trường ngoài công lập (Hòa, 2013). N guyên
Thứ trưởng GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng Nhà nước cần khuyến khích để hệ thống
trường tư thục phát triển. Theo quan điểm phát triển mô hình ĐH theo kiểu mới,
Nguy ên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã có định hướng phát triển 40 – 60% là
trường ngoài công lập, còn 40% là trường công lập. Cả hai loại hình này đều thực hiện
phương thức huy động xã hội cho nên không nên phân biệt công lập hay ngoài công
lập.
3.6.3. Đánh giá ưu/khuyết điểm
Cơ chế phân cấp quản lý ngân sách GDĐH như vậy là thích hợp với mô hình
đào tạo đại học hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, quản lý phân cấp có thể dẫn đến việc
chi N SNN không mang tính hiệu quả và thồng nhất cũng như vướng phải những thủ
tục hành chính rườm rà. Chính vì thế về lâu dài để thống nhất quản lý GDĐH về một
mối, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, nhằm nâng cao chất lượng GDĐH của
đất nước thì nên chuyển toàn bộ các trường đại học thuộc các Bộ chuyên ngành về Bộ
Giáo dục và Đào tạo quản lý.
Theo thực tế trên, việc xã hội hóa giáo dục tại các trường ĐH Công lập đang
theo hai luồng tư tưởng: bao cấp và tự than vận động. Tr ích theo lời G S Trần Phương:
“...Phải chăng do tư tưởng bao cấp còn quá nặng nề nên chúng ta không dám chuyển
hướng. Vì thế, nếu cứ với 20% ngân sách cho giáo dục, mà không t hực hiện xã hội
hóa, thì giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng sẽ không phát triển được. Nếu
không chuyển hướng tư duy về xã hội hóa giáo dục thì đại học không phát triển được
(Thảo, 2013),” ta có t hể thấy để khuyết điểm lớn nhất của hình thức bao cấp là làm
chậm tiến trình phát triển nền giáo dục ĐH theo hình thái tự thân vận động và tự chủ
tài chính. Tuy vậy, GDĐH Công lập đã có những bước t iến nhất định theo xu hướng tự
than vận động ở hai đặc điểm: (1) phân chia thu học phí theo sự phân chia ngành nghề
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 27
và (2) thu học phí theo tín chỉ. Một điểm nổi bật khác là việc cơ chế quản lí tài chính
đồng nhất giữa các trường ĐH Công lập theo nguyên tắc mức học phí thu vào không
được vượt quá mức trần học phí quy định. Đây là một ưu thế về quản lí tả chính tại các
trường ĐH theo hệ thống công lập để đảm bảo cơ hội học tập đồng đều cho tất cả SV
theo hệ thống này.
Nhìn chung, hệ thống trường ĐH NCL đang nhận đượ sự quan tâm của xã hội
trong việc tạo điều kiện cho các trường NCL phát triển. Tu y nhiên, một số trường
NCL do học phí theo cơ chế tự chủ nên cao gấp nhiều lần so với hệ thống trường công
trong khi chất lượng không đảm bảo, t ạ tâm lý e dè cho người học trước khi quyết
định nhập vào hệ t hống này. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Bộ GD – ĐT đã lắng nghe
Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ NCL và có điều chỉnh để số lượng thí s inh trên điểm sàn
dồi dào hơn nhằm tạo nguồn tuyển cho các trường nhưng nhiều trường vẫn khó khăn.
“Điều đó cho thấy không phải vì vấn đề học phí mà vì chất lượng. Các trường cần
phân tích cụ thể xem nguyên nhân từ đâu” - ông Ga gợi ý. Theo Nghị quyết 50 của
Quốc hội, các trường ĐH, CĐ NCL không có cơ sở vật chất sẽ bị xem xét lại hoạt
động. Chia sẻ vấn đề này, ông Ga nói có những trường thành lập tới 10 năm mà trụ sở
vẫn phải đi thuê mướn, chắp vá, đó thực sự là bài toán cần phân tích, mổ xẻ (Uyên Na,
2013).
3.7. Chính sách và quản lý giáo dục Việt Nam:
3.7.1. Trường công lập
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc t ế đang đòi hỏi giáo dục đại học
Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới cách quản lý để đảm bảo và ngày càng nâng cao
chất lượng đào tạo. T rước xu thế của nền giáo dục thế giới, Việt Nam đang t ập trung
vào lĩnh vực giáo dục, xem giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết
định t ăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Và chính vì vậy, chính sách và quản lý
giáo dục tại các trường công lập đã được chú trọng hơn trước đây. Nhà nước dành
20% ngân sách quốc gia cho giáo dục cho thấy Nhà nước đang dành sự đầu tư rất lớn
cho giáo dục.
Hiện tại, Việt Nam dành ngân sách cho giáo dục lớn hơn nhiều so với với các
nước trên thế giới. Phần lớn ngân sách này được dành cho các trường công lập. Sinh
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 28
viên khi học tập tại trường công lập được nhà nước hỗ trọ rất lớn với học phí, nhờ đó
học phí tại các trường công lập thấp hơn rất nhiều so với các trường ngoài công lập.
Hiện nay, tại một số các trường công lập, đã được đánh giá và kiểm định chất
lượng giáo dục, nhờ đó, chất lượng ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, việc quản lý
chất lượng cũng được quản lý bởi các cơ quan nhà nước như Bộ Giáo dục, Bộ Tư pháp
nên các trường đại học tập trung vào sự nghiệp giáo dục đào tạo chứ không phải vì
mục đích lợi nhuận như các trường ngoài công lập.
Không chỉ vậy, các giảng viên giỏi, học hàm học vị cao được tập trung chủ yếu
tại các trường công lập. Nhờ đó chất lượng giáo dục tại các trường công lập cũng tốt
hơn rất nhiều tại các trường ngoài công lập.
3.7.2. Trường ngoài công lập
Hiện nay, H ệ thống các trường ngoài công lập được hình t hành và phát triển,
chiếm 19,7% trong t ổng số 421 trường đại học, cao đẳng (54 trường đại học và 29
trường cao đẳng). Quy mô sinh viên tăng nhanh đáp ứng ngày một t ốt hơn nhu cầu học
tập của người dân và nhu cầu nhân lực của phát triển kinh t ế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh của đất nước. Trong đó, t ổng số sinh viên học các trường Đại học
ngoài công lập là 331.595 (chiếm 15,04%).
Tuy nhiên, Nhà nước chưa dành có sự đầu tư dành cho các trường đại học ngoài
công lập. Các trường tự thu chi nên còn rất nhiều trường đại học được thanh lập chỉ
với mục tiêu lợi nhuận. Do đó, chưa tập trung vào chất lượng giáo dục mà chỉ làm sao
đạt được càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
Hiện nay, chất lượng nhiều trường đại học ngoài công lập còn rất thấp. Tuy
nhiên chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ chất lượng của hệ thống trường đại học ngoài
công lập. Vì vậy, các trường cứ đào tạo mà không quan tâm đến chất lượng sẽ “ đi đâu
về đâu”.
Nhiều trường đại học ngoài công lập mọc lên ngày càng nhiều nhưng cũng chưa
có cơ quan giám sát, kiểm định chất lượng của những trường này. Vì vậy, các trường
cứ tuyển, cứ đào tạo, còn chất sinh viên ra trường cũng không biết đạt tới chuẩn nào.
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 29
3.7.3. Đánh giá ưu/khuyết điểm
M ặc dù còn có sự khác biệt giữa chất lượng các trường đại học công lập và
ngoài công lập nhưng nhìn chung việc quản lý chất lượng giáo dục tại Việt Nam đã đạt
được một số ưu điểm sau:
Thứ nhất, đảm bảo chất lượng bên trong và đảm bảo chất lượng bên ngoài.
Hiện nay, một hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học tương đối hoàn chỉnh
đang được h ình thành tại Việt Nam, với cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt
động đảm bảo chất lượng giáo dục cấp quốc gia là Cục Khảo thí và Kiểm định chất
lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ phận đảm bảo chất lượng bên
trong đã và đang được thiết lập tại các trường.
Từ đầu thế kỷ 21, toàn ngành giáo dục Việt Nam còn hoàn toàn xa lạ với khái
niệm đảm bảo chất lượng và kiểm định. Nhưng chỉ vài năm sau, yêu cầu kiểm định
chất lượng bắt buộc đối với tất cả các trường đại học và cao đẳng đã được thể chế hóa.
Hiện nay, một hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học tương đối hoàn chỉnh
đang được h ình thành tại Việt Nam, với cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt
động đảm bảo chất lượng giáo dục cấp quốc gia là Cục Khảo thí và Kiểm định chất
lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ phận đảm bảo chất lượng bên
trong đã và đang được thiết lập tại các trường. Ðến nay, 138 trường Đại học, cao đẳng
thực hiện tự đánh giá về chất lượng (chiếm 37%), trong đó 20 trường ÐH (chiếm 5%)
đã được đánh giá từ bên ngoài (trích từ website Duthaoonline.quochoi.vn)
Việc thành lập cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục cấp quốc gia có thể nói là
một sự thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức và quản lý của ngành giáo dục Việt Nam. Sự
ra đời của cơ quan này là kết quả của một quá trình tách dần công tác đánh giá chất
lượng ra khỏi công tác quản lý đào tạo. Hiện nay, Cục Khảo thí và Kiểm định chất
lượng giáo dục là cơ quan tham mưu ở cấp cao nhất được quyền tham gia quá trình ra
quyết định trong những vấn đề ở tầm chính sách như xây dựng các tiêu chuẩn chất
lượng và quy định cơ chế vận hành đối với quá trình đảm bảo chất lượng của hệ thống
giáo dục quốc gia
Thứ hai, mối quan hệ giữa hệ thống đảm bảo chất lượng v ới cơ quan quản lý
nhà nước. Khi nói đến cơ chế đảm bảo chất lượng giáo dục, một trong những điều
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 30
quan trọng nhất là xác định mối quan hệ giữa đảm bảo chất lượng bên trong (công việc
nội bộ của các trường), đảm bảo chất lượng bên ngoài (công việc của một tổ chức bên
ngoài nhà trường), và cơ quan quản lý nhà nước đối với các tổ chức giáo dục. Tùy theo
hoàn cảnh và mục tiêu riêng của mình, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn một cơ chế đảm bảo
chất lượng phù hợp. M ột cách lý tưởng, hai thành tố của hệ thống Đảm bảo chất lượng
phải hoàn toàn độc lập với nhau, đồng thời cũng độc lập với cơ quan quản lý nhà nước
nhằm tách rời 3 khâu tự đánh giá – đánh giá ngoài – và công nhận kết quả đánh giá.
Tuy nhiên, trong khá nhiều trường hợp ở các nước đang phát triển, cơ quan quản lý
nhà nước đối với giáo dục đại học cũng đồng thời là cơ quan t hực hiện đảm bảo chất
lượng bên ngoài, như trường hợp của Việt Nam và một số nước khác trong khu vực
(trích từ website
Thứ ba, đảm bảo chất lượng trong đào tạo giáo viên. Các trường đại học chủ
động đào t ạo giảng viên theo hướng tuyển chọn các sinh viện tốt nghiệp loại khá giỏi,
có phẩm chất tốt để tiếp tục đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sự phạm. Dành các
học bổng của Chính phủ hoặc học bổng hợp tác song phương với các nước khác cho
việc đào tạo giảng viên. Chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên đã được chú trọng như
phần tích ở phần trên.
Thứ tư, đã tăng cường công tác nghiên cứu khoa học. Việc tăng cường công t ác
nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học đã góp phần tạo ra các công trình
nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn. Đồng thời, tăng cơ hội cho s inh viên được tiếp
cận với việc nghiên cứu, nhờ đó sinh viên có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về chuyên
ngành được đào tạo.
Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác kiểm định chất lượng giáo
dục. Việt Nam phối hợp với cơ quan giáo dục đại học chuy ên ngành (HBO raad) của
Hà Lan triển khai Dự án thành lập 5 trung tâm đảm bảo chất lượng cho 5 trường Đại
học và tăng cường năng lực ở cấp hệ thống giáo dục.
Bộ giáo dục đào tạo đã tổ chức các đợt tập huấn về đánh giá ngoài với sự tham
gia của các chuyên gia quốc tế.
Cục K iểm tra kiểm định chất lượng giáo dục đã đăng ký làm thành viên của
mạng lưới chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương (APQN). Trong 4 năm gần đây
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 31
APQN đã hỗ trợ cho 16 lượt cán bộ trong nước đi dự các đợt tập huấn, hội thảo tại các
nước trong khu vực nhằm chuẩn bị lực lượng cho các hoạt động đánh giá và kiểm định
ở Việt N am (Theo TS Nguyễn An Ninh; TS Phạm Xuân Thanh, Cục KT & KĐCLGD
- Bộ GD&ĐT). Đồng thời, Việt Nam đang hợp tác với Australia và một số nước có
nền giáo dục phát triển trên thế giới trong việc t ìm các ứng viên đăng ký nhận học
bổng để tăng cường đội ngũ chuyên gia về kiểm định.
Mặc dù các chính sách và quản lý giáo dục Việt Nam trong t hời gian vừa qua đã
đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, nhưng chính sách và quản lý giáo dục Việt
Nam chưa đủ mạnh để làm tròn vai trò chất xúc tác quan trọng trong việc đảm bảo và
nâng cao chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, điểm hình là các hạn chế sau:
Thứ nhất, Hệ thống đảm bảo chất lượng ở cấp quốc gia chưa hoàn chỉnh, chưa
tách được cơ quan đảm bảo chất lượng bên ngoài ra khỏi sự chỉ đạo và kiểm soát trực
tiếp của Bộ Giáo dục. Vì vậy, sẽ không đảm bảo được tính khách quan của việc đánh
giá chất lượng giáo dục của các quốc gia trên thế giơi.
Thứ hai, Việc thực hiện đảm bảo chất lượng bên trong còn mang tính đối phó với
yêu cầu của bên ngoài chứ chưa phải là một nhu cầu từ bên trong với mục đích tự cải
thiện. Nhiều trường đại học đặc biệt là các trường đại học tư thay vì t ập trung vào chất
lượng giáo dục t hì lại t ập trung vào lợi nhuận của nhà trường. Vì vậy, nhìn chung chất
lượng giáo dục chưa đảm bảo so với các nước trên thế giới t hậm chí ngay cả các nước
trong khu vực Đông Nam Á.
Thứ ba, việc quản lý chất lượng giáo dục thông qua cơ chế đảm bảo chất lượng
hiện nay chưa tạo được sự độc lập giữa ba hoạt động: tự đánh giá (do các trường thực
hiện), đánh giá ngoài (do một cơ quan độc lập bên ngoài nhà trường thực hiện), và
công nhận kết quả (do cơ quan quản lý nhà nước trong giáo dục đại học hoặc hiệp hội
các trường đại học thực hiện). Do đó, không đánh giá được khách quan về chất lượng
giáo dục, dẫn đến việc quản lý chất lượng giáo dục không sát sao, mới chỉ là bề nổi mà
chưa đi sâu vào thực chất vấn đề quản lý chất lượng giáo dục.
Thứ tư , công tác nghiên cứu khoa học còn chưa thực sự đạt hiệu quả. Hiện nay,
việc nghiên cứu khoa học ở các trường đại học chủ yếu mang tính hình thức mà chưa
tập trung vào hiệu quả. Hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học sau khi nghiên
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 32
cứu sẽ “được cất vào tủ” mà không thể ứng dụng vào thực tế. Do đó, chưa mang lại
hiệu quả thực tiễn, lại phí một nguồn lớn chất xám cũng như t ài chính. Việc quản lý
nghiên cứu khoa học chưa được chú trọng, chủ yếu làm theo phong trào, nhiều khi
phân công đề tài để làm nhưng nhiều khi làm cũng không biết để làm gì.
Trên đây là ưu điểm và hạn chế của chính sách và quản lý giáo dục tại Việt Nam. Để
công tác quản lý chất lượng giáo dục ngày càng hiệu quả hơn nhằm đưa giáo dục đại
học Việt Nam gần hơn với nền giáo dục của các nước trên thế giới thì chính sách và
quản lý giáo dục Việt Nam cần được nâng cao hơn nữa.
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 33
Phần 4
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4.1. Đổi mới chương trình, giáo trình:
Nghị quy ết về đổi mới chương trình ĐH cũng được đề ra vào cuối năm 2005
theo nghị quyết 14/2005/NQ-CP. Bộ GD-ĐT đã tổ chức soạn thảo 90 chương trình
khung cho các ngành đại học. Trên cơ sở đó, các trường đại học cũng biên soạn lại
giáo trình theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đa dạng và có liên hệ với thực tế.
Đổi mới nội dung chương trình đào tạo: Triển khai đổi mới phương pháp đào
tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của ngư ời học; sử dụng
công nghệ thông tin và truyền t hông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn
tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet ; lựa chọn, sử dụng các chương
trình, giáo trình tiên tiến của các nước. (Theo nghị quyết 14/2005/NQ-CP).
Thực hiện 35 chương trình tiên tiến ở 23 trường đại học, trong đó có mục tiêu là xây
dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chương trình của các trường đại học tiên tiến của
nước ngoài. Kinh nghiệm trong xây dựng nội dung của chương trình tiến t iến, phương
pháp đào tạo đi cùng chương trình đã và đang được chuy ển giao cho các khoa, trường
khác.
Vấn đề chất lượng chương trình, giáo trình ĐH: Bộ GD&DT triển khai rà
soát hệ thống giáo trình của từng cơ sở đại học; đầu tư xây dựng hệ thống cơ s ở học
liệu, t rong đó quan tâm tới xây dựng hệ t hống học liệu điện tử; đầu tư biên soạn và
nâng cao chất lượng của các giáo trình dùng chung; yêu cầu các trường đại học trọng
điểm quốc gia tập trung biên soạn các giáo trình sử dụng chung trong các khối
ngành; tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thư viện điện tử, thực hiện kết
nối thư viện giữa các nhà trường .
Giáo trình điện tử: Từ năm 2008 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào t ạo đã chỉ đạo
xây dựng được trên 1300 giáo trình điện tử và đưa lên mạng làm t ài liệu sử dụng
chung cho giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 34
Để bắt kịp xu hướng toàn cầu hóa, cần thiết phải “hi ện đại hóa chương trình”,
điều này không có nghĩa chỉ là đổi mới kiến t hức mà thay đổi giáo trình – chương trình
một cách mềm dẻo để tránh lạc hậu về kiến thức KHKT. Chương t rình – giáo trình
chuyển từ tiếp cận kiến thức sang t iếp cận năng lực. Cần đảm bảo những kiến thức nền
tảng và khả năng thích ứng cho người học.
Để chuẩn bị cho SV, GV hội nhập quốc t ế, các giáo trình phải được phát triển
tiên tiến, nâng cấp cơ sở vật chất giảng dạy, tạo cơ hội cho giáo viên tham quan các cơ
sở GD nước ngoài. Một số trường có thể bước đầu xây dựng những chương trình đào
tạo nhân lực xuất khẩu, cụ thể hiện nay có thể thực hiện một số ngành như công nghệ
thông tin, cử nhân điều dưỡng, cử nhân du lịch.
Tóm lại, chương tr ình đào tạo và giáo trình phải được đổi mới theo xu hướng
toàn cầu hóa; đồng thời nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của cơ sở GD để có thể đào tạo nhân lực xuất khẩu. Ngoài ra, tận
dụng thế mạnh của Internet để cung cấp giáo trình điện tử cho SV như MIT đã từng
làm.
4.2. Phương pháp dạy và học:
- Đổi mới phương pháp dạy và học không phải là một phong trào. Nó phải là
một chính sách lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sự đồng thuận rộng rãi của
toàn xã hội. Chính sách ấy dựa trên những kế hoạch được soạn thảo thực chu đáo, có
các nội dung mềm và nội dung cứng (nội dung mềm là triết lý giáo dục, còn nội dung
cứng là xây dựng thêm phòng học, mua thêm trang thiết bị, tập huấn nguồn nhân lực
tham gia chương trình đổi mới phương pháp dạy và học)
- Nhà nước, Bộ GD - ĐT có các chủ trương, chính sách t ạo điều kiện để xây
dựng, phát triển đội ngũ GV vừa có trình độ chuyên môn vững vàng vừa nắm vững
phương pháp giảng dạy tích cực, giúp cho sinh viên hào hứng chủ động và sáng tạo
trong học tập. Đội ngũ này phải đảm bảo sống được với nghề, không phải phân tâm
vào chuyện mưu sinh
- Các cơ quan quản lý giáo dục các cấp quan tâm đổi mới chương trình đào t ạo
ngoại ngữ sao cho cả GV và SV đều có trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh phù
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 35
hợp để khai thác triệt để khối lượng thông tin và tri thức tăng theo hàm số mũ ngày
nay
- Có các chủ trương, chính sách thiết thực, hiệu quả hơn trong việc thực hiện
hoạt động nghiên cứu khoa học của GV vì một mặt, nghiên cứu khoa học khẳng định
“tính đại học”, mặt khác, nó là thành tố không thể thiếu trong việc hình thành phương
pháp dạy - học mới trong các trường đại học, giúp thầy tìm kiếm, phát hiện, giúp trò
gắn học với hành, phát triển tư duy logic và rèn luyện phương pháp luận sáng tạo. Dựa
trên những định hướng nghiên cứu lớn của từng trường, mỗi GV phải xây dựng cho
mình một hướng đề t ài nghiên cứu lâu dài, trên cơ sở đó xác định kế hoạch nghiên cứu
khoa học cho từng thời kỳ. Có thể huy động những khả năng to lớn của s inh viên vào
việc cùng thực hiện từng phần của đề tài. Nghiên cứu khoa cũng chính là phương thức
hiệu quả nhất để thầy có thể nâng cao chất lượng chuyên môn của mình.
- Nhà nư ớc có các chủ trương, chính sách tạo điều kiện gắn kết nhà trường và
doanh nghiệp qua đó tạo thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học
- Thay đổi tư duy đánh giá thành quả học tập, nhất là đánh giá t ổng kết phải
đánh giá được kết quả học tập liên quan đến cả phần nổi và phần chìm. Việc đánh giá
kết quả học tập của s inh viên cần thiết phải đổi mới theo hướng nhà trường và giảng
viên có thể sử dụng các loại kiểm tra khác nhau trong đánh giá quá trình đã được sử
dụng ở các đại học nước ngoài như kiểm tra ngắn, kiểm tra đột xuất, bài t ập làm ở nhà,
dự án hay đồ án thiết kế, báo cáo nghiên cứu khoa học, tiểu luận, thi giữa học kỳ... Về
nội dung thì các bài kiểm tra đánh giá này nên được tăng cường các phần thuộc loại
nhận thức bậc cao trong bảng xếp loại Bloom như: áp dụng, phân tích, tổng hợp, và
thẩm định. Cách kiểm tra đánh giá này sẽ làm cho sinh viên chú ý việc suy luận,
nghiên cứu, phân tích giải quyết vấn đề một cách thường xuyên trong quá trình học
tập, và sẽ chấm dứt tình trạng học vẹt, học tủ, hay dùng phao để gian lận thi cử. Khi đó
giảng viên sẽ khuy ến khích sinh viên tham khảo nhiều tài liệu khi làm bài ở nhà, có thể
cho sinh viên hợp tác theo nhóm, và có thể cho s inh viên sử dụng tài liệu trong các kỳ
thi giữa học kỳ và cuối khóa.
- Về phần GV, phải biết giá trị của từng phương pháp dạy học, nội dung sử
dụng nó, nó hoạt động như thế nào, khi nào dùng thì cho kết quả cao? Người G V biết
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 36
sáng tạo vận dụng phương pháp dạy học truyền thống có cải tiến và phương pháp dạy
học theo lối mới nhằm tích cực hoá người học vào các hoàn cảnh, tình huống học tập
khác nhau. Người GV phải trang bị được cho người học cách học để họ sử dụng trong
thời gian thuộc phần chìm, tức là cách tự học. G V cần phải đưa ra những vấn đề đòi
hỏi s inh viên phải đầu tư công sức và thời gian để đọc. H ơn nữa, G V cần dạy cách
học, hướng dẫn, tư vấn SV học cách học để tạo thói quen, niềm say mê và khả năng
học suốt đời. Do đó, GV phải nắm bắt được nhu cầu của người học và tổ chức để họ
quản lý được thời gian của mình, có tính đến sự khác biệt cá thể, đồng thời động viên
họ tích cực tham gia vào quá trình nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, chỉ dẫn và
giúp đỡ họ phát triển các kỹ năng học tập độc lập như tự quyết định mục tiêu của bản
thân, tự tìm kiếm và xử lý thông tin, tự đánh giá năng lực và chất lượng học t ập của
mình ... để sản phẩm đào tạo của đại học có thể là những thực thể t iếp tục phát triển
sau khi tốt nghiệp và suốt đời.
- Trước yêu cầu cầu việc đổi mới phương pháp dạy học thì sinh viên cũng phải
thay đổi cách học theo hướng:
Học cách thức đi t ới sự h iểu biết. Coi trọng sự khám phá và khai phá trong học
thuật
Học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp
Học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động. Biết
mềm hoá tư duy và tuỳ cơ ứng biến
Học phương pháp nghiên cứu đi từ phân tích đối tượng và mô trường để tìm
giải pháp đồng bộ giải quyết những tình huống đa chiều
Phải sử dụng các thiết bị nghe nhìn hiện đại như USB, kim từ điển, mày nghe
nhạc, PC Pocket…để hỗ trợ học tập
4.3. Quản lý tài chính
Theo xu hướng xã hội hóa giáo dục, việc quản lý tài chính ở GDĐH Việt Nam
nói chung cũng cần học t ập từ ĐH từ các quốc gia. lấy nền giáo dục Singapore làm ví
dụ tiêu biểu. Hệ thống ĐH nhìn chung có 7 trường công lập, còn lại là hàng trăm
trường ngoài công lập nhưng Nhà nước có chính sách hỗ trợ về đất xây dựng, cơ sở vật
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 37
chất, cho vay vốn ưu đãi, không đánh thuế. Theo PGS Trần Xuân Nhĩ , “vì tất cả
những người đi học đều bị đánh thuế rồi, nếu ta đánh thuế trường nghĩa là lại một lần
nữa đánh thuế lên học s inh, đó là đánh thuế lặp. Học s inh ngoài công lập cũng còn
nhiều khó khăn, cần có chính sách hỗ trợ học phí cho họ. Tất cả những điều đó sẽ làm
cho trường ngoài công lập phát triển và theo xu hướng của t hế giới thì phải làm cho nó
phát triển. Công lập và ngoài công lập như một đôi cánh của con chim, chúng ta phải
phát triển cân đối thì nó mới cất cánh được, còn nếu lệch về bên nào nó cũng không
bay được”. (VO V, 2013). Chính vì thế, chính sách hỗ trợ cần giảm bớt áp lực về tài
chính và tạo cho SV trong và ngoài hệ thống CL có thể phát triển toàn diện.
Để huy động nguồn thu ngoài NSNN, Vương & nt g. (2008) khuyến nghị 3 hình
thức đóng góp cá nhân từ phía tư nhân và người dân. Cụ thể như sau:
Đóng góp của tư nhân vào tài chính của trường Đại học: Vận động tài chính
từ phía tư nhân để phát triển GD ĐH và đa dạng hoá nguồn t hu cho GD ÐH
thông qua các hoạt động kinh doanh (kể cả cho thuê tài sản, đất, cơ sở vật
chất) hay nghiên cứu khoa học của nhà trường. Một khuynh hướng đáng chú ý
trong đa dạng nguồn thu cho các cơ sở đào t ạo ÐH là thông qua tài chính dựa
trên hợp đồng: nói cách khác, đó việc bán các dịch vụ giảng dạy và nghiên cứu
cho các công ty tư nhân
Sự đóng góp m ang tính tự nguyện: Kinh nghiệm cho thấy việc thu học phí ở
bậc ÐH được xã hội chấp nhận nếu chất lượng giảng dạy và đào tạo xứng đáng
với cái giá học phí mà người học phải bỏ ra. Nhà nước khuyến khích các
trường đại học mở rộng vốn chung từ nguồn đóng góp các cựu s inh viên,
những sinh viên hiện đang học và các công ty tư nhân.
Đóng góp công bằng: Tất cả các chương trình tín dụng sinh viên đều đòi hỏi
một số hỗ trợ công – và đ iều này được xem như là việc cân đối các yếu tố
khác nhau đối với các cách chi phí khác để mở rộng tiếp cận và tính công bằng
trong GD ĐH
Tóm lại, việc quản lý tài chính t hu chi cho GDĐH chịu sự chi phối bởi nhiều
nhân tố, nhưng trước hết phải xem xét để định hình nội dung của cơ chế quản lý chi.
Tùy theo mức độ, cơ cấu các khoản chi mà cơ chế quản lý chi cho GDĐH được h ình
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 38
thành phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhà trường và điều kiện vốn sẵn có.
Ngoài ra, cơ chế quản lý các khoản chi cho GDĐH phát huy cao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về quản lý tài chính của các trường đại học CL và NCL
4.4. Tạo dựng lòng tin
Ngay sau khi xét tuyển kết thúc, ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục
ĐH - Bộ GD-ĐT, cho rằng những trường ĐH không tuyển được thí s inh cần nhìn
nhận, đánh giá khách quan nguyên nhân của vấn đề này. Theo ông Tuấn, kết quả tuyển
sinh ĐH, CĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như uy t ín, danh tiếng, truyền thống của nhà
trường; số lượng, chất lượng, kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý;
cơ sở vật chất, điều kiện học tập và sinh hoạt, môi trường sư phạm; vị trí địa lý của nhà
trường. Điều đáng buồn là bên cạnh những trường tốt, vẫn còn một số trường không
bảo đảm được môi trường sư phạm, mâu thuẫn nội bộ kéo dài, không quan tâm đến
đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đội ngũ giảng viên. Điều này đã ảnh hưởng đến uy
tín, chất lượng của các trường ngoài công lập.
Điều quan trọng được nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, đó là từ bên trong
các trường ĐH ngoài công lập vì nhiều khi các trường này mất ổn định, là căn cơ làm
giảm sút uy tín trường ĐH ngoài công lập, người học không tìm đến. Để
những mùa tuy ển sinh sau khởi sắc hơn, chắc chắn ngoài Luật Giáo dục ĐH hiện
hành; các trường ĐH ngoài công lập phải có những định hướng, thay đổi tích cực cả về
chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng… để thu hút thí s inh. TS. Phạm Như N ghệ - Phó vụ
trưởng Vụ Giáo dục Chuy ên nghiệp từng nhận xét: “Chỉ có trường nào gây dựng được
uy tín, lòng tin với người học thì mới có chỗ đứng trong xã hội”! Các trường ĐH ngoài
công lập cũng cần lắng nghe và tiếp thu ý kiến trên để phát triển vững mạnh hơn trong
tương lai
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo. (2013). Thống kê giáo dục. Trích dẫn t từ
2. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra đánh giá trong dạy - học đại học, N xb Giáo dục,
Hà Nội.
3. Không t ác giả. (2013). Cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học công lập. Trích
dẫn từ
lap/59/11611521.epi
4. Lê Thị Phương Nam & Hoàng Văn Lợi. (2010). Thực trạng và giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010- 2015. Trích dẫn từ
5. Minh Hòa. (2013). Giáo dục Đại học: Không nên phân biệt trường ngoài công
lập! Tr ích dẫn từ
phan-biet-truong-ngoai-cong-lap/276261.vov
6. Ngô Tứ Thành (2010) Cần đổi mới cách giảng dạy ở đại học. Dẫn từ
383799.htm
7. Nguyễn Xuân Thu Nên đổi mới phương pháp dạy và học. Dẫn từ
?option=com_content&task=view&id=245&Itemid=302
8. Nguyễn Quang Giáo (2010). Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học. Tạp chí
Khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng
9. Nguyễn Đức Chính (2002). Vài nét về kiểm định trong giáo dục đại học Hoa Kỳ.
Tạp chí Giáo dục, số 8
10. Phạm Thành Nghị (2000) Quản lý chiến lược, kế hoạch trong các trường đại học
và cao đẳng. NXBĐHQGHN
11. Phan Thảo. (2013). Xã hội hóa giáo dục đại học phải là con đường cơ bản. Dẫn
từ
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 40
12. Quân đội nhân dân.(2005). Chất lượng giáo dục theo cách nhìn của các nhà khoa
học. Trích dẫn từ
13. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Khoa Sư phạm Kỹ thuật - Bộ môn Phương
pháp giảng dạy (tháng 8/2004) - Giáo trình môn Phương pháp giảng dạy
14. Trần Đình Thám. (không ngày tháng). Đảm Bảo Và Kiểm Định Chất Lượng Giáo
Dục ở Việt Nam. Trích dẫn từwww.pdu.edu.vn/
15. Thu Hằng. (2013). Ðổi mới quản lý nhà nước là khâu đột phá nâng cao chất
lượng giáo dục đại học. Trích dẫn từ
16. Trần Huỳnh. (2013). Học phí đại học, cao đẳng bao nhiêu? Trích dẫn từ
17. Vương, H. T. & ntg (2008). Nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục đại học của
một số nước trên thế giới. Trích dẫn từ
18. Vũ Thị Phương Anh.(không ngày tháng).Đảm bảo chất lượng giáo dục t ại Đại học
tại Việt Nam với nhu cầu hội nhập TS. Dẫn từ nguồn
19. VOV. (2013). Giáo dục Đại học: Công - tư phải song hành: Trích dẫn từ
u-phai-song-
hanh/312830.gd
20. Uyên Na. (2013). Đại học ngoài công lập vẫn miệt mài… ‘kêu cứu’. Trích dẫn từ
Link báo mạng sưu tầm:
1. d.vn/channel/4741/201308/giai-phap-nang-cao-chat-luong-
chuong-trinh-giao-trinh-dh-1971668/
2.
tot/59/5157347.epi
3.
mai%E2%80%A6-%E2%80%98keu-cuu-tpol.html
4.
Môn: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới Đề tài 5: Đánh giá chất lượng GDĐH
Nhóm 8 Trang 41
5.
20131107080242489.htm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_08_1456.pdf