Tiểu luận Đánh giá công tác tổ chức và quản lý thông tin trên nhật báo Tiền Phong
Như những tờ nhật báo hàng đầu khác như Tuổi trẻ, Thanh niên Tiền phong có cách trình bày trang nhất hết sức hấp dẫn với bài trọng tâm phóng hình khổ lớn, chạy tít đậm khẳng định tầm quan trọng trongg số báo ngày hôm đó. Bên cạnh là các tin khác được trình bày theo hàng dọc bên trái tờ báo, giống như một định hứơngcủa tòa soạn cho độc gỉa , nên theo dõi tin nào trứơc tiên.
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá công tác tổ chức và quản lý thông tin trên nhật báo Tiền Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Tiểu Luận
Đề Tài:
Đánh giá công tác tổ chức
và quản lý thông tin trên nhật báo
Tiền Phong
I-Lịch sử ra đời báo Tiền phong
-Ngày 16-11-1953, tại Bản Dốn, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương , tỉnh Tuyên Quang, giữa thời điểm cuộc kháng chiến 9 năm đang bứơc vào cao trào, báo Tiền Phong ra đời trở thành ngọn cờ tập hợp lý tưởng, ý chí, sức trẻ của tuổi trẻ chiến khu Việt bắc và tuổi trẻ cả nứơc chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
-Những năm chống Mỹ, báo là cơ quan thông tin tuyên truyền ở tuyến đầu trong việc truyền tải tinh thần nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng,Nhà nước.
-Trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước, Tiền phong làm nhiệm vụ là cơ quan Trung Ương của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và là diễn đàn của tuổi trẻ cả nước.
- Từ một tờ Tuần báo, đến nay, Tiền phong đã trở thành một tổ hợp báo chí với 6 ấn phẩm: Tiền phong hàng ngày, Tiền phong điện tử, Tiền phong cuối tuần, Tiền phong Cuối tháng, Người đẹp Việt Nam và Tri thức trẻ.
-Tòa soạn đặt tại: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội
-Tôn chỉ của báo: Vì Tổ quốc XHCN. Vì lý tưởng CSCN
Thanh niên anh dũng tiến lên!
-Đối tượng độc giả hướng đến: Đoàn viên, Thanh niên, Tuổi trẻ cả nước
-Tổng biên tập hiện tại là ông: Đoàn Công Huynh
-. Nhật báo tiền phong hiện nay gồm 16 trang,với nhiều chuyên mục, một số chuyên mục cố định như: thời sự, văn hóa-văn nghệ, kinh tế xã hội… thay đổi như: hành trang ngừơi lính (số ra ngày thứ 4), thế giới trẻ, doanh nghiệp phát triển….
II-Nhận xét đánh giá
Theo dõi nhật báo Tiền phong trong tuần từ số 75 (ra vào thứ 2 ngày 16-3-2009) đến số 79(ra ngày 21-3-2009) nhận thấy cần tập trung quan tâm vào các chuyên mục quan trọng và các bài viết nổi bật trong tuần để bài không quá dàn trải, do đó chia ra các chủ đề nhỏ và làm rõ những đặc điểm về nội dung thông tin chủ yếu theo 3 tiêu chuẩn đánh giá:
-Đúng: +Đúng sự thật và lẽ phải- là bản chất và sức mạnh của báo chí
+Đúng định hướng -là nguyên tắc hàng đầu của báo chí
+Đúng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nứơc-là điều
kiện để báo chí phát huy sức mạnh.
+Đúng tôn chi mục đích của cơ quan chủ quản-là yêu cầu sống còn
-Trúng:+Trúng vấn đề cấp bách của xã hội.
+Trúng tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
+Dự đoán trúng những vấn đề trong tươnglai và xu hứơng phát triển.
-Hấp dẫn:
+Đảm bảo hiệu quả của sản phẩm báo chí.
+Sự nhanh nhạy, chân thật, chiến đấu, nhân dân, nhân văn…
*Hòa theokhông khí tuổi trẻ cả nứơc và thực hiên đúng trách nhiệm là cơ quan TW của Đoàn thanh niên, báo có nhiều bài với nhiều chủ đề đa dạng:
1..Bắt đầu từ số báo ra ngày 19-3 loạt bài “8X đi làm xa xứ” với những tấm gương tiêu biểu của tuổi trẻ thế hệ mới dám ứơc mơ và dám theo đuổi để đạt được thành công. Đó là Nguyễn Thuận Đạt, Văn Đinh Hồng Vũ, Nhâm Bá Phương…. Đều đang có những vị trí quan trọng trong các công ty ở nứơc ngoài.
-Bài báo đánh đúng vào tâm ký của tuổi trẻ: đó là hoài bão, loạt bài này sẽ củng cố thêm niềm tin cho tuổi trẻ, và đồng thời cung cấp cho họ một hứơng đi trên con đừơng xa lạ của những miền đất xứ ngừơi. Ca ngợi tuổi trẻ giàu nhiệt huyết và đam mê
Nhâm Bá Phương
-Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của em hiệu ứng tiêu cực của loạt bài này là sẽ củng cố tư tưởng múôn ra nứơc ngoài làm việc để có tương lai tươi sáng hơn, như vậy thì càng làm tăng tình trạng chảy máu chất xám của nứơc ta, không phù hợp với chủ trương thu hút nhân tài làm việc trong nứơc.
-Với đề tài hướng đến giới trẻ thành đạt, loạt bài nhận được sự quan tâm của độc giả, qua những nhân vật hết sức tiêu biểu, bài báo được giới thanh niên đặc biệt chú ý.
2.Trong mục”Thế giới trẻ”của tờ ra ngày 17-3-2009 đã nêu ra một nét đẹp trong đòi sống hiện nay. Bài “Mạng ảo tình thật”, viết về diễn đàn hatinhonline.com do Sinh viên Dương Đức Anh cùng những Sinh viên Hà Tĩnh sáng lập với slogan” mạng ảo nhưng yêu thương là có thật, đã tạo nên niềm vui cho rất nhiều trẻ em, ngừơi già nghèo khổ, vùng lũ…không chi trên quê hương Hà Tĩnh mà cả ở làng trẻ SOS Hà Nội.
-Đúng với chất sinh viên luôn luôn năng động đến với những miền khó khăn, bài báo cúôn hút ở tính nhân bản: yêu thương con ngừơi, mặt khác, đúng theo những chủ trương về công tác của tuổi trẻ vì cộng đồng, diễn đàn đã thực hiện nhiệm vụ của sinh viên Việt Nam.
-Bài báo có cái nhìn tích cực về mạng Internet trong xu hứơng tiêu cực của cuộc sống, do đó khẳng định cách sống hết sực lành mạnh của thanh niên hiện nay, bên cạnh những phần tử sống buông thả với xã hội.
3. Các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió luôn luôn được nhân dân hết sức quan tâm và yêu thương vì ngày đêm canh giữ quê hương, nhân thángtuổi trẻ, báo cũng có bài đáng chú ý trong mục “Hành trang người lính” phản ánh cuộc sốn thiếu thốn nơi đây: “Điện nứơc ở Trừơng Sa”
Theo bài phản ánh, các chiến sĩ phải sinh hoạt chủ yếu bằng nứơc mặn kể co tắm rửa ăn uống, và nứơc ngọt là cực kỳ khan hiếm, nguồn chủ yếu từ nứơc mưa, còn điện chỉ được phát trong 2tiếng/ngày. Từ những thiếu thốn ấy, nét đẹp ngừơi chiến sỹ được ca ngợi: luôn vượt qua gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ, và còn là “Tư tưởng Hồ Chí Minh khôngở đâu xa mà ở ngay trên đảo, làm thê nào để tiết kiệm điện nứơc”(Thượng úy-chínhtrị viên Hà NgọcThịnh đảo Thuyền Chài)….
Bài viết còn có những hình ảnh minh họa trong sinh hoạt của các chiến sỹ, dù khó khăn vẫn cười tươi và yêu đời, góp phần tăng hiệu quả tiếp nhận của độc giả.
4.Trong chuyên mục thời sự có một bài phỏng vấn được đăng dài 2 số ra ngày thứ 2(16-3)và thứ 3(17-3) về vấn đề đang được nhân dân quan tâm: thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến 2020 được TBT Nông Đức Mạnh ký ban hành kết luận của Hội nghị lần 9 BCH TW khóa X do tác giả Đặng vương Hạnh trao đổi với nguyên chủ tịch quốc hội Nguễyn Văn An.
Ông Nguyễn Văn An khẳng định tính tích cực của việc nhất thể hóa và việc nhân dân ttrực tiếp bầu ngừơi lãnh đạo. Theo ông, những điều đó hoàn toàn dựa trên những cơ sở khoa học và lý luận, và ở Việt Nam hiện nay là sự áp dụng có sáng tạo lý thuyết của Montesquieux, biểu hiện là sự hợp tác gắn bó chặt chẽ của Đảng-Nhà nứơc-Nhân dân. Đảng lãnh đạo-Nhà nứơc quản lý-Nhân dân làm chủ. Nguyên Chủ tịch quốc hội bày tỏ thái độ tin tưởng trứơc thay đổi này.
Nguyên chủ tịch quốc hội
Nguyễn Văn An
Bài phỏng vấn thể hiện niềm tin vào đường lối của đảng trong việc đưa nhân dân càng ngày càng thực sự làm chủ thông qua bầu ngừơi lãnh đạo trực tiếp. Đồng thời, cũng thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng với Nhân dân và ngược lại, Chính sách của Đảng và Nhà nứơc chỉ thành
công khi nhận sự đồng tình của nhân dân, và nhân dân là ngừơi chịu ảnh hửơng trực tiếp những thay đổi đó, nhờ vậy, bài báo giúp ngừơi đọc có cái nhìn thêm rõ ràng trước chính sách này.
5.Ở chuyên mục quốc tế, đề tài đang được khai thác là đời sống của các chính trị gia thế giới, và nhân vật được đề cập là Tỷ phú-Thủ Tướng Italia Silvio Berlusconi—với tiêu đề : Khi thủ tứơng là siêu nhân.
Thủ tứơng Italia
Silvio Berlusconi
Vấn đề đưa ra không phải là sư nghiệp chính trị của ông mà là cuộc sống đời thừơng-đặc biệt là mối quan hệ với phái đẹp. Nhiều chi tiết thú vị gây hứng thú với độc giả, “biến thế giới giải trí thành chính trừơng và biến chính trừơng thành các buổi biểu diễn”: đưa bác sỹ riêng thành thành viên quốc hội, đưa luật sư riêng thành bộ trửơng bộ tư pháp, nội các có nhiều bóng hồng nổi tiếng, và đặc biệt rất chăm lo đến vẻ đẹp hình thể .
Tuy nhiên cũng khẳng định ông tạo ra cho truyền hình Italia một cuộc cách mạng, dần thoát khỏi sự kiểm soát của giáo hội để trở thành miền đất hứa cho công nghệ tiêu dùng. Bài báo khẳng định tầm quan trọng của ngài thủ tứơng: ông là một phần đất nứơc ngay cả khi ông không còn cầm quyền.
Bài báo cho ta một cái nhìn mới lạ và đầy thú vị khi xoay ống kính vào đời tư của Berlusconi, nhưng với một cái nhìn nhẹ nhàng và phóng khoáng.
6.Trong dịp này, đất nứơc đang hứơng về cuộc vận động: sưu tầm kỷ vật kháng chiến. những mẩu chuyện com động gắn liền với mỗi kỷ vật trong chiến tranh được ghi lại, khi là một góc nhỏ trong phần “Tiêu điểm” với “Linh hôn búp bê” là cuộc đời những ngừơi thiếu nữ ngày xưa, dân tuổi tahnh xuân cho cuộc chiến đâu, và bây giờ trầm lặng sống một góc khuất nào đó vớ nỗi niềm của quá khứ.
Là bài phóng sự “Nhân chứng sống và kỷ vật về quan hệ Việt-Mỹ trứơc 1945”, cho thấy một khía cạnh mới trong mối quan hệ Việt nam và Mỹ--không chỉ là đối đầu trong quá khứ. Bài báo này không chỉ đề cập đến cái nhìn của những ngừơi cựu binh Mỹ, mà còn thể hiện cả quan điểm của nhà nứơc ta từ trứơc đến nay luôn mong múôn hợp tác hòa bình.
III.Nhận xét chung:
Ưu điểm
-Các bài báo đều đi đúng theo nhịp sống hiện tại với ácc sự kiện quan trọng của đất nứớc: Tháng thanh niên, quyết định của chính phủ, cuộc vận động sưu tầm kỷ vật chiến tranh, phản ánh đúng những vấn đề liên quan, với những góc nhìn rất khách quan và tích cực. Đặc biệt là trongchủ đề thanh niên, phản ánh toàn những thành công, những nét mới và đẹp nhằm đúng với tôn chỉ của báo: Thanh niên anh dũng tiến lên. Điều đó có tác động rất lón đến việc xây dựng cho thanh niên lý tửơng sống vì cộng đồng, hứơng đến quá khứ và luôn luôn sống hết mình cho hiện tại.
-Như những tờ nhật báo hàng đầu khác như Tuổi trẻ, Thanh niên… Tiền phong có cách trình bày trang nhất hết sức hấp dẫn với bài trọng tâm phóng hình khổ lớn, chạy tít đậm khẳng định tầm quan trọng trongg số báo ngày hôm đó. Bên cạnh là các tin khác được trình bày theo hàng dọc bên trái tờ báo, giống như một định hứơngcủa tòa soạn cho độc gỉa , nên theo dõi tin nào trứơc tiên.
Khuyết điểm
-Tuy nhiên, có nhiều mặt khiếm khuyết dẫn đến việc dù là cơ quan TW của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhưng Tiền phong vẫn còn dứơi một bậc so với Tuổi trẻ, Thanh niên.
-Số lượng trang báo ít, chi có 16 trang.
-Sự phân bố các trang, các chuyên mục không đồng đều và nội dung thiếu phong phú.ví dụ, mục thể thao, hầu hết mỗi ngày 1 trang, có ngày lại tăng 2 trang và chỉ đưa các tin vắn.
-Mỗi ngày, có một mục di động, đặc biệt trên trang 7, trong thời gian em theo dõi, thì thứ 2 là mục Thanh niên và việc làm, thứ 3 thay bằng Thế giới trẻ, Thứ 4 thay bằng Hành trang ngừoi lính…. Tuy taọ ra nét mới nhưng đôi khi đền sự khó khăn trong theo dõi của độc giả.
-Trong thời đại này, quảng cáo cũng trở thành một phần nội dung của báo chí và có sức ảnh hưởng rất lớn, thậm chí là một tiêu chí để đánh giá tầm ảnh hưởng của báo chí, thì Tiền phong chỉ dành 2 trang nhỏ bé cho chuyên mục này, thậm chí có những ngày còn giảm một trang để thay bằng chuyên mục khác
Khi Tuổi trẻ, Thanh niên luôn tăng trang quảng cáo một cách hết sức linh động lên đến hàng chục trang vào ngày thứ 6, thì Tiền phong cho thêm phụ đề A-B-C-D ngắn ngủi, dù là một sự cố gắng nhưng còn kém hiệu quả.
-Tiền phong không tạo ra được những làn sóng dư luận mạnh mẽ, không có một diễn đàn sôi nổi từ phía độc giả. Dù có chuyên mục Bạn đọc và Tiền phong nhưng so với các nhật báo nổi tiếng khác thì không được sự đón nhận nhiệtt thành từ độc giả.
-Không có những bài phân tích hay phóng sự dài hơi, sâu sắc nên nội dungtờ báo mang tinh thần là thông tin, phản ánh hơn là thể hiện quan điểm khen chê, rõ ràng trứơc công chúng. Điều đó dẫn đến việc khi độc giả múôn có cái nhìn toàn diện sâu sắc trứơc một vấn đề thời sự thì họ tìm đến với Thanh niên, và múôn tham gia góp tiếng nói vào diễn đàn thì tìm đến Tuổi trẻ, còn Tiền phong chưa tạo nên một thế mạnh cho riêng mình.
Nguồn hình ảnh: báo Tiền phong điện tử
Thủ Đức, tháng 3 năm 2009
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 40005ou_8052.doc